Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

“đông chu liệt quốc” từ góc nhìn kì ảo hoang đường phương đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.89 KB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

NGUYỄN VŨ ANH
(6075474)

“ĐÔNG CHU LIỆT QUỐC” - TỪ GÓC NHÌN KÌ ẢO
HOANG ĐƯỜNG PHƯƠNG ĐÔNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành Ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn : PHẠM HOÀNG NGHĨA

Cần Thơ, tháng 5, năm 2011
1


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1 Mục đích yêu cầu
1 Phạm vi nghiên cứu
1 Phương pháp nghiên cứu

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
Chương I: GIỚI THUYẾT VĂN HOÁ TRUNG QUỐC Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm chung


2. Văn hoá tổ chức vật chất
3. Văn hoá tinh thần, tâm linh
Chương II: GIỚI THUYẾT PHẠM TRÙ KÌ ẢO TRONG VĂN HỌC
1. Khái niệm chung
2. Kì ảo - một phạm trù thẩm mỹ trong văn học thế giới
3. Quan niệm kì ảo hoang đường trong văn học phương đông nói chung, TQ nói
riêng
CHƯƠNG III: TIẾP CẬN ĐÔNG CHU LIỆT QUỐC TỪ KÌ GÓC NHÌN ẢO
HOANG ƯỜNG PHƯƠNG ĐÔNG NÓI CHUNG, TRUNG QUỐC NÓI RIÊNG
1. Giới hiệu tác phẩm
1.1 . Sơ lược cốt truyện
1.2 . Nhận xét chung về Đông Chu Liệt Quốc
1.3 . Vị trí Đông Chu Liệt Quốc trong dòng tiểu thuyết cổ điển TQ
2. Biểu hiện các yếu tố kì ảo trong tác phẩm
2.1 . Kì ảo từ cốt truyện
2.2 . Kì ảo từ tuyến nhân vật
2.3 . Kì ảo trong một số thủ pháp thể hiện
2.4 . Kì ảo từ nghệ thuật kể chuyện
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu những biểu hiện kì ảo hoang đường trong Đông
Chu Liệt Quốc
3.1 . Về mặt nhận thức xã hội
2


3.2 . Về giá trị văn học
3.3 . Các phương diện khác

PHẦN III: KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


3


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, sự giao lưu văn hoá giữa các nước ngày một mạnh mẽ. Hơn ai hết,
Việt Nam và Trung Quốc có sự gần gũi nhau về địa lí, mà văn hoá Trung Quốc và văn
hoá Việt Nam ngàn lâu có một số điểm tương đồng nhất định như việc cúng tế, lễ nghi
hay các tập tục diễn ra hằng ngày trong cuộc sống, như là cội nguồn văn hoá bắt nguồn
từ một nguồn gốc. Dù vậy, có một số điểm chung nhất định nhưng mỗi nước có một
nền văn hoá riêng, đó là bản sắc văn hoá từng dân tộc. Chúng tôi tự hỏi, Điểm tương
đồng đó là gì? Sự khác biệt giữa hai nền văn hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc là như
thế nào? Đó là mục đích chung nhất cũng là động lực mà chúng tôi xin chọn lĩnh vực
văn học Trung Quốc để nghiên cứu, đồng thời tìm hiểu về bản sắc văn hoá Trung
Quốc. Chính vì thế, mà đề tài chúng tôi nghiên cứu ở một phạm vi nhỏ trong tổng thể
của một nền văn hoá Trung Quốc.
Những bộ tiểu thuyết lớn của Trung Quốc, bắt đầu từ các tác phẩm cổ điển cho
đến hiện đại, đã gây nên tiếng vang lớn cho nền văn học thế giới nói chung và văn học
Việt Nam nói riêng, vì thế có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà tư tưởng, nhà
văn, nhà thơ….của nước ta. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng tôi tìm đến văn học
Trung Quốc, mà là văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam có sự gần gũi nhau, còn
gần nhau về mặt văn hoá và cuộc sống phong tục tập quán con người thật mật thiết.
Chính vì thế, chúng tôi xin chọn đề tài: “Đông Chu Liệt Quốc” - từ góc nhìn kì ảo
hoang đường phương đông để nghiên cứu. Đây là tác phẩm lấy bối cảnh xa xưa, câu
chuyện có nội dung phản ánh rất xa so với thời đại chúng ta đang sống nên việc nghiên
cứu tìm hiểu là không dễ dàng gì, một phần nữa là rất ít đề tài tìm hiểu về Đông Chu
Liệt Quốc. Dẫu biết là rất khó nhưng muốn học hỏi, biết thêm nền văn chương nói
chung, văn hoá Trung Quốc nói riêng thêm tốt hơn, để bổ sung cho kiến thức còn hạn
hẹp, mong rằng được sự giúp đỡ đóng góp ý kiến chân thành, để người viết có thể điều
chỉnh, hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài “Đông Chu Liệt Quốc” - từ góc nhìn kì ảo hoang đường phương đông
mang tính chất lý luận, do vậy đây là đề tài khá mới mẻ mà ít có tác giả nào đề cập
tới.Vì vậy chúng tôi chỉ có những tài liệu nói về Đông Chu Liệt Quốc mà không có tài
liệu nào đề cập tới đề tài của chúng tôi. Tuy nhiên những tài liệu viết trực tiếp hay gián
4


tiếp về Đông Chu Liệt Quốc là vô cùng cần thiết và đây là tài liệu rất quý báo cho việc
nghiên cứu của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi rất trân trọng những công trình ấy và xin
giới hiệu những tài liệu hiện giờ mà chúng tôi đang có trong tay:
- Quyển “Để hiểu tám bộ tiểu thuyết cổ Trung Quốc” của tác giả Lương Duy
Thứ - một học giả rất nổi tiếng, là một trong những người rất sớm nghiên cứu về Đông
Chu Liệt Quốc.
Tác giả Lương Duy Thứ tỏ ra khá công phu và rất tâm huyết với “Đông Chu
Liệt Quốc”. Tác giả đã dày công nghiên cứu và giới hiệu những nội dung cần thiết
nhất, quan trọng nhất liên quan tới Đông Chu Liệt Quốc. Quyển sách được tác giả chia
thành nhiều mục nhỏ và mỗi mục là một phần của sự nhận xét về “tám bộ tiểu thuyết
cổ điển Trung Quốc”. Riêng nhận xét về tác phẩm “Đông Chu Liệt Quốc” được tác giả
viết rất tỉ mĩ và là công trình có sự đóng góp rất lớn cho việc nghiên cứu của chúng tôi.
Công trình đó viết rất chi tiết, chúng tôi chỉ xin tóm tắt cái cốt lõi mà tác giả đề cập
đến trong quyển sách. Do vậy khó mà có thể đảm bảo theo thứ tự mà tác giả đã chia ra
theo từng ý nhỏ để trình bày, chúng tôi có thể nói đến những nội dung cơ bản sau:
- Tác giả đã nêu lên lịch sử ra đời của Đông Chu Liệt Quốc, vì đây là sự cải
biên lại của nhiều cuốn sách trước đó về lịch sử thời Đông Chu.
- Trình bài những sự kiện có tính chất lịch sử như nàng đẹp Bao Tự và một số
điển cố văn chương, từ đó thể hiện tác phẩm mang tính đa chức năng.
- Từ các sự kiện biến cố, tác giả Lương Duy Thứ đã trình bày và đã phân tích
chế độ xã hội thời đó một cách rất sâu sắc, logic và đầy thuyết phục như phân tích xã
hội hỗn loạn thời đó đã làm cho các nước chư hầu tranh giành quyền lực chém giết lẫn

nhau rất quyết liệt.
- Tác giả Lương Duy Thứ cũng đề cập đến các tư tưởng lớn đương thời - vì đây
là thời kỳ của các triết gia đua nhau phát biểu đường lối chính trị của mình với những
thành tựu rực rỡ của nó như: sử học, luân lý học, triết học… đã tạo nên nền tảng cho
học thuật Trung Hoa.
- Tác giả đã phân tích các vấn đề một cách rạch ròi và nhận định tư tưởng thời
Đông Chu là tư tưởng dân bản của nhà nho lấy dân làm gốc, để từ đó khái quát lên
thành một nhận định có tính chất lý luận. Vì vậy đã trở thành một nguồn tư liệu quý
giá cho việc nghiên cứu về Đông Chu Liệt Quốc của các công trình sau này.

5


Nhìn lại, thì công lao của Lương Duy Thứ trong việc giới hiệu về “để hiểu tám
bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc” là một tài liệu có ý nghĩa rất to lớn. Đó là một tài
liệu không thể thiếu khi muốn nghiên cứu về Đông Chu Liệt Quốc.
- Quyển Để hiểu Đông Chu Liệt Quốc của Lê Ngọc Tú biên soạn - nhà xuất
bản Văn học, Hà Nội, 1999. Đã trình bày khá đầy đủ, chi tiết, được chia thành bốn
phần cụ thể. Mỗi phần là sự phân tích, tập hợp rất công phu của nhà biên soạn Lê
Ngọc Tú. Chúng tôi xin đi lần lược mỗi phần như sau nhưng chủ yếu là phần cốt lõi
của vấn đề:
Phần I: Khái quát lên một xã hội Trung Hoa thời Chiến Quốc với bao sự biến
động, tác giả đã cố làm rõ vấn đề để cho người đọc nắm được mấu chốt mà hình dung
nên diện mạo của một xã hội, đồng thời tác giả cũng đối chiếu giữa “địa danh xưa và
nay” [20; 63], ông làm công việc ghi lại một số nhân vật tiêu biểu điển hình trong tiểu
thuyết, chỉ vì đây là một bộ tiểu thuyết khá dài, nhiều chương hồi (108 hồi). Vì vậy tác
giả gần như đã tổng kết toàn bộ các nhân vật một cách rõ ràng. Không những thế tài
liệu còn ghi lại “Lịch sử niên đại của các triều vua” [20; 37] đối chiếu rõ ràng và cụ
thể. Tác giả còn lập bản để liệt kê đối chiếu “Niên biểu thời chiến quốc” [20; 66] rất
công phu.

Phần II: Đưa ra 10 mẫu truyện nói về các nhân vật tiêu biểu trong Đông Chu
Liệt Quốc, Lê Ngọc Tú đã dành 157/392 trang để nói về các mẫu truyện kể, có như
vậy mới thấy được cái nhìn toàn diện về các nhân vật lịch sử Trung Hoa.
Phần III: Trình bày một cách khá đầy đủ và trọn vẹn về “Bảy mưu lược gia thời
chiến quốc” [20; 243], mưu lược đã làm nên danh tiếng rạng ngời của các nhân vật
lịch sử mà cho đến tận ngày nay được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Lê
Ngọc Tú đã rất công phu, tâm quyết về việc tập hợp, siêu tầm các mẫu chuyện thời
Xuân Thu - Chiến Quốc, chép lại những câu chuyện để đời cho các thế hệ mai sau học
tập. Công việc đó qủa là việc làm mà công lao chỉ có thể ghi vào nền văn học, để lại
nhiều cái tên gắn liền với lịch sử cho người đời nhớ mãi. Thiết nghĩ, đó là tài liệu bổ ít
cho chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này.
Phần IV: Không chỉ hiểu về tác phẩm Đông Chu Liệt Quốc mà Tác giả còn
giới hiệu thêm phim Đông Chu Liệt Quốc dài 62 tập do Trung Quốc sản xuất, để cho
độc giả có thể hiểu thêm nhiều điều thú vị trong tác phẩm Đông Chu Liệt Quốc, thông
qua phim ảnh để có thể giúp độc giả hiểu rõ hơn.
6


Được giới hiệu khá tỉ mĩ chi tiết về bộ phim, nhưng quan trọng hơn là lời phân
tích rõ ràng của Giáo sư Nguyễn Khắc Phi về “Để hiểu phim Đông Chu Liệt
Quốc”[20; 326], đồng thời trong phần này cũng tóm tắt nội dung 62 tập phim chia
thành hai giai đoạn là “Xuân Thu và Chiến Quốc” [20; 373]. Để từ đó khái quát lên
thành bộ phim hoàn chỉnh lấy nội dung từ tiểu thuyết Đông Chu Liệt Quốc. Và đây là
một trong những tài liệu vô cùng quý giá, cũng như là sự quảng bá văn học Trung
Quốc được nhiều người biết đến. Kết quả thu được là thành tựu rực rỡ của bộ phim về
bộ tiểu thuyết. Vì vậy, việc làm của tác giả Lê Ngọc Tú là rất đáng ghi nhận.
- Quyển “Cảm nhận mới về văn hoá và văn học Trung Quốc” của Lê Huy Tiêu,
ông biên soạn và trình bày phần lớn các tiểu thuyết thời Minh Thanh, ghi nhận tác
động, ảnh hưởng của các tác phẩm đến các nước trong khu vực. Trong đó có tiểu
thuyết Đông Chu Liệt Quốc, tác phẩm này được mệnh danh là Viên ngọc quý trong

kho tàng văn học cổ Trung Hoa. Lê Huy Tiêu ghi chép khá đầy đủ về lịch sử ra đời
của tiểu thuyết, đồng thời tác giả còn chỉ ra “Ảnh hưởng của Đông Chu Liệt Quốc là
rất lớn” [19; 63], đồng thời chỉ ra mặt hạn chế về tư tưởng, nghệ thuật của tiểu thuyết.
Tuy tác giả chỉ viết về Đông Chu Liệt Quốc chỉ có 5 trang [19; 59] nhưng là nguồn tư
liệu quan trọng cho việc nghiên cứu của chúng tôi.
Ngoài ra tác giả còn viết về các phần quan trọng khác như nền văn học hiện đại
Trung Quốc đến nền văn học đương đại, Lê Huy Tiêu đã điểm qua một số đóng góp
tiêu biểu của tác phẩm mà đã làm nên bộ mặt của nền văn học Trung Quốc. Phần cuối,
tác giả đã khái quát nền văn hoá Trung Quốc và mối quan hệ với các nước trong khu
vực, từng phần lại nêu khá cụ thể và chi tiết về diện mạo văn hoá của Trung Quốc nói
chung, văn học nghệ thuật nói riêng, ông đã góp công sức nhỏ bé của mình xây văn
hoá bằng sức mạnh tinh thần để đưa con người, đất nước Trung Quốc đến với bao
người, mà trong đó chắc chắn là có các độc giả Việt Nam.

3. Mục đích yêu cầu
Chúng tôi sẽ cố gắng trình bài một cách khái quát, dễ hiểu nhất về “Đông Chu
Liệt Quốc” - từ góc nhìn kì ảo hoang đường phương đông. Ai đã từng đọc Đông Chu
Liệt Quốc thì cũng không khỏi băn khoăn mà tự đặt ra câu hỏi, tại sao Đông Chu Liệt
Quốc lại hấp dẫn trong giới nghiên cứu cũng như là độc giả trên khắp thế giới?
Tất nhiên, khi đi vào nghiên cứu chúng tôi sẽ khái quát thành những vấn đề một
cách cụ thể, rõ ràng trong những luận điểm trong Đông Chu Liệt Quốc để có thể nắm
bắt một cách dễ dàng và dễ hiểu nhất, từ đó đi sâu tìm hiểu vấn đề kỳ ảo hoang trong
7


Đông Chu Liệt Quốc, sau đó sẽ rút ra những điều quan trọng cho việc nghiên cứu của
chúng tôi. Vì vậy, có được nền tảng đó chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu về văn hoá Trung
Quốc nói chung, văn học Trung Quốc nói riêng. Do đây là một tác phẩm có dung
lượng khá dài và kinh điển, cho nên việc nghiên cứu không dễ dàng gì, cũng như tìm
hiểu mọi vấn đề một cách chính xác và cặn kẽ, cho nên cũng có một số lỗi không thể

tránh được. Tuy nhiên, một vấn đề nữa là do giới hạn của một luận văn, chúng tôi
không thể khảo sát hết nền văn hoá, tiểu thuyết Trung Quốc, mà chỉ đưa ra góc nhìn từ
một khía cạnh là kì ảo hoang đường (nhìn từ góc nhìn văn hoá) ở trong một tiểu thuyết
cổ điển như Đông Chu Liệt Quốc mà thôi. Để từ đó người đọc có thể khái quát lên
thành những lý luận chung nhất cho tiểu thuyết Trung Quốc.

4. Phạm vi nghiên cứu
Một tác phẩm lớn như Đông Chu Liệt Quốc gần như đã thách thức mọi thời đại
khi tìm hiểu và nghiên cứu tác phẩm, vì vậy chúng tôi không thể nào nghiên cứu mọi
vấn đề trong tác phẩm được. Vì thế đề tài mà chúng tôi giới hạn là: “Đông Chu Liệt
Quốc” - từ góc nhìn kỳ ảo hoang đường phương đông. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm
để tránh sự chưa hiểu không cần thiết, vì khi khảo sát, nghiên cứu thì chủ yếu chúng
tôi mổ xẻ ở một khía cạnh hẹp mà thôi. Không những thế, chúng tôi còn khảo sát trên
bình diện văn hoá Trung Quốc nói chung, để từ đó làm nổi bậc lên từ góc nhìn kỳ ảo
hoang đường phương đông. Có như vậy, chúng ta mới thấy những cống hiến lớn lao
của tác giả, đã làm nên bộ tiểu thuyết để đời. Thiết nghĩ, chúng tôi sẽ cố gắng làm
những gì để có để đềnh ơn cho những người đã cống hiến lớn lao cho nền văn học nói
chung và văn hoá dân tộc nói riêng.
Chúng tôi sẽ kế thừa và chọn lọc những công trình nghiên cứu trước mà chúng
tôi sẽ viết ra để làm văn liệu cho việc nghiên cứu sau này….Sự thật mà nói, khi nghiên
cứu khảo sát một cách tỉ mĩ về Đông Chu Liệt Quốc, quả là một công việc không hề
đơn giản, cần phải có một khoảng thời gian dài nhất định. Mà có lẽ, đây là một công
việc rất khó khăn và rất có ý nghĩa.
Về văn bản Đông Chu Liệt Quốc, chúng tôi biết rất hạn chế về bản nguyên tác
của Đông Chu Liệt Quốc - tiếng Trung Quốc cho dù vẫn biết ít Hán Nôm. Cho nên
chúng tôi dựa hẳn vào bản dịch của các tác giả Việt Nam. Căn cứ vào bản dịch thì có
rất nhiều nhưng chúng tôi xin chọn bản dịch của của Mộng Bình Sơn - Nhà xuất bản
Văn hoá - Thông tin, số 43 Lò Đúc - Hà Nội - 2009, vì đây được xem là bản dịch được
8



xem là tốt nhất (bám sát về mặt nội dung và ý nghĩa của tác phẩm), thông dụng nhất và
được mọi người biết đến.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành, thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng một số phương pháp, cách giải
quyết vấn đề mà theo chúng tôi là rất quan trọng và vô cùng cần thiết. Nếu thiếu một
trong các phương pháp này thì khó có thể giải quyết vấn đề một cách khoa học, trọn
vẹn. Chúng tôi xin lần lược trình bày sau đây:
Phương pháp logic lịch sử: Theo quan điểm triết học Mácxít khi muốn xem xét
một vấn đề nào đó thì đòi hỏi phải đặt nó trong hoàn cảnh lịch sử mà nó phát sinh, tồn
tại. Nghiên cứu văn chương cũng không nằm ngoài quy luật lịch sử này. Có như vậy
mới hợp với quy luật khách quan nội tại. Phải đặt Đông Chu Liệt Quốc trong hoàn
cảnh lịch sử Trung Quốc mà nó ra đời thì mới thấy hết được cái hay, cái đẹp của nó,
mới thấy sự xuất hiện của nó là tất yếu. Vì sao Đông Chu Liệt Quốc vẫn còn sống mãi
trong lòng người đọc cho đến bây giờ, và sẽ còn lâu hơn nữa. Phương pháp này sẽ góp
phần giải đáp cho thắc mắc đó.
Phương pháp phân tích đối chiếu: Đề tài này mang tính chất lý luận. Vì vậy,
muốn làm sáng tỏ được vấn đề thì không thể không sử dụng phương pháp này. Chỉ có
phân tích kĩ càng rồi so sánh đối chiếu thì việc nghiên cứu mới tiến hành dễ dàng. Và
chỉ có việc phân tích, đối chiếu các sự vật, hiện tượng với nhau thì mới có thể biết
được bản chất thực của từng vấn đề. Sử dụng phương pháp phân tích là thao tác không
thể thiếu được, đây là phương pháp xuyên suốt quyết định khi người viết giải quyết đề
tài.

9


PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: GIỚI THUYẾT VĂN HOÁ TRUNG QUỐC Ở

VIỆT NAM
1. Khái niệm chung
Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày một quan niệm về văn hoá: "Vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng
tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh
hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những
nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" [21]. Vì vậy, Văn hoá tồn tại khắp mọi
nơi mà ai cũng có thể thấy những nét văn hoá hiển hiện trước mặt mình, nói một cách
ngắn gọn hơn, Lương Khấu Minh (Trung Quốc) định nghĩa về văn hoá như sao: “Văn
hoá chẳng qua là sự sinh hoạt của một dân tộc về tất cả các phương diện” [24]. Như
vậy mỗi nước có một nền văn hoá riêng theo từng dân tộc. Vì thế, đất nước - con
người Trung Quốc kết tinh lại thành một nền văn hoá lớn, trải qua lịch sử hình thành
đã tạo nên bản sắc văn hoá riêng biệt không thể nào lẫn lộn với một nền văn hoá khác.
Nói đến văn hoá Trung Quốc là gắn liền với con người Trung Quốc từ tất cả các mặt
(vật chất đến tinh thần) của đất nước.
Văn hoá nói chung là điều kiện tồn tại của xã hội, là nền tảng tinh thần của xã
hội. Đối với người dân Trung Quốc nói chung, văn hoá là sức mạnh tinh thần, là ở sự
thuyết phục, ở tác động âm thầm, thường trực và kiên định của nó đối với mọi ứng xử
của cá nhân và cộng đồng. Vì sức mạnh của văn hoá là sức mạnh truyền thống, của lẽ
phải và niềm tin, của phong tục tập quán, lắm khi không giải thích được nhưng con
người vẫn chấp nhận và tuân theo một cách hồn nhiên, hoặc tự nguyện có ý thức.
Văn hoá Trung Quốc thể hiện ở bản sắc bản lĩnh trình độ và phát triển của một
chủ thể cá nhân hoặc cộng đồng mà làm nên bản sắc văn hoá của dân tộc. Khái niệm
văn hoá nói chung, văn hoá Trung Quốc nói riêng không chỉ để xác định một lĩnh vực
hoạt động cụ thể của con người, mà còn để biểu thị một cách nhìn, một tầm nhìn về giá
trị và hạnh phúc của con người, vì ý nghĩa của cuộc sống.

10



Văn hoá là từ bản chất, từ lẽ tồn tại sâu xa của nó đã mang tính chất nhân bản,
nhân văn. Văn hoá Trung Quốc là kết tinh phẩm giá, năng lực, sức sáng tạo của con
người.

2. Văn hoá tổ chức vật chất
Ngày nay, hình ảnh đất nước Trung Quốc được mọi người biết đến trên khắp
năm châu bốn biển, và đây cũng được xem là cái noi văn hoá lâu đời của nhân loại.
Trung Quốc có nhiều di sản văn hoá thế giới được công nhận và được bảo tồn, trong
đó có di sản văn hoá vật chất và di sản văn hoá tinh thần. Ai đã từng đến đất nước
Trung Quốc thân yêu thì chắc rằng cũng có cảm giác muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của
đất nước với vẻ đẹp kì diệu: vẻ đẹp tự nhiên và vẻ đẹp do con người tạo ra. Vẻ đẹp là
nét hài hoà của văn hoá bản sắc văn hoá Trung Quốc. Nét văn hoá đặc thù đã làm cho
nền văn hoá Trung Quốc và ngày càng phổ biến rộng rãi là biểu tượng không thể tách
rời của hình ảnh Trung Quốc không xa lạ gì trong mắt mọi người Việt Nam.
Trước tiên, khi nghiên cứu về văn hoá vật chất (Trung Quốc), vì đây được xem
là một nền văn hoá lớn, cho nên chúng tôi không thể nào khảo sát tất cả các khía cạnh,
của văn hoá mà chủ yếu chúng tôi đi vào cái cốt lõi, những đặc trưng nổi bậc của văn
hoá của một dân tộc.
Đất nước Trung Quốc gắn liền với lịch sử hình thành, mà bao diễn biến đã thay
đổi ít nhiều trong cuộc sống của người dân. Nhưng ở đây, lúc nào người dân Trung
Quốc cũng khẳng định một điều: Bản sắc văn hoá của người Trung Quốc luôn là niềm
tự hào của người dân. Tất nhiên, đó là một phần thưởng cho một dân tộc. Đến với
Trung Quốc, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử gắn liền với nền văn hoá
đặc thù có một không hai trên thế giới. Cuộc sống của người dân Trung Quốc là nét
văn hoá, là biểu tượng của một nên văn hoá của một dân tộc nói chung. Xét về mặt
lịch sử, từ lâu Trung Quốc là một nước đã trãi qua nhiều cuộc binh biến của các triều
đại thống trị khác nhau. Nếu tính từ nhà Tần là Tần Thuỷ Hoàng thống nhất thiên hạ,
đã trãi qua các triều đại theo móc lịch sử: Tần - Hán - Tuỳ - Đường - Tống - Nguyên Minh - Thanh, tính cho đến hiện nay là cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Từng giai đoạn

mà Văn hoá vật Trung Quốc có sự du nhập đến Việt Nam mà tạo thành văn hoá bản
sắc của người Việt Nam, nhưng lúc nào của vậy văn hoá Trung Quốc luôn ngự trị
trong trái tim của người Việt Nam, vì đó là cái noi văn hoá lớn của phương đông. Văn
hoá cũng gắn liền với tiến trình lịch sử. Vì thế, văn hoá vật chất là không thể thiếu của
người Trung Quốc với các thành luỹ cổ xưa, như thành Lạc Dương - một cố đô rất nổi
11


tiếng thời cổ và hiện nay. Địa điểm này gắn liền với một di tích lịch sử, Lạc Dương là
điểm khởi đầu của con đường tơ lụa, nó chứa đựng biết bao nhiêu văn hoá nước ngoài
du nhập vào Trung Quốc như: Đạo phật, tôn giáo, tín ngưỡng, vũ đạo, âm nhạc, hàng
hoá các loại…, của các nước phương tây. Ngoài ra, con đường tơ lụa cũng làm nhiệm
vụ quảng bá văn hoá tinh tuý của người dân bản địa như: gốm sứ, tơ lụa…., đến với
các nước phương tây và các nền văn minh khác. Vì thế Lạc Dương là một trong những
văn hoá không thể thiếu trong tổng thể nền văn hoá Trung Quốc. Đó là nền văn hoá cổ
xưa, còn ngày nay Lạc Dương thu hút khách du lịch với những lễ hội cổ truyền như:
Hội hoa mẫu đơn, hội chùa Cốc thuỷ…. Không chỉ thế, Lạc Dương còn đi vào trong
văn thơ và trở thành bất tử trong tâm trí người dân và các nước khác trong khu vực
(trong đó có Việt Nam), khi Nguỵ Văn Tế Tào Tháo ca tụng rượu Lạc Dương:
“...Hà dĩ giải ưu
Duy hữu Đổ khang!” [12; 348]
(...Lấy gì để giải buồn,
Chỉ có rượu Đổ Khang!)
Thiên nhiên luôn là đề tài bất tử cho các thi sĩ khi miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên,
miêu tả không chút cầu kì mà đã lột tả được cái thần thái vẻ đẹp, vì nói ít gợi nhiều.
Nhà thơ Vương Kiện đời Đường đã viết:
“Tảo xuất ngũ môn tây vọng.” [12; 349]
(Liễu bên sông in lồng bóng nước.)
Câu thơ nói về vẻ đẹp của cây liễu ở bên hai bờ sông Vị, nhưng khái quát toàn
cảnh lên là một vùng đất Trường An sừng sửng đang ngự trị trong văn hoá người dân

Trung Quốc, trãi qua các triều đại từ nhà Hán - Tuỳ - Đường. Trường An là thủ phủ
của trung tâm quân sự, kinh tế của các triều đại cầm quyền. Tương truyền, vào năm
743 Đường Minh Hoàng cùng Dương Quý Phi ngồi trên đình Trầm Hương ngắm hoa,
cho triệu Lý Bạch tới làm ba bài ca theo điệu Thanh bình để ghi lại thú vui, cảnh đẹp.
Như thế, Trường An không chỉ là nét đẹp tự nhiên mà còn là nét đẹp văn hoá đã đi vào
đời sống văn học, tâm linh của tất cả mọi người. Cho dù trong xã hội phong kiến có sự
phân biệt giai cấp nhưng ai nấy cũng có một thứ chung nhất là tận hưởng vẻ đẹp kiêu
hãnh của thành cổ Trường An, từ vẻ đẹp cổ kín cho đến hiện đại.
Trung Quốc còn có nhiều thành phố khác như Khai Phong (Đông Kinh), Thẩm
Dương, Nam Kinh, Bắc Kinh,…làm nên nhiều chiến tích của thời đại, đã lập nên một
cuộc sống cho cộng đồng mà ở đó mọi người điều gắn bó, hợp thành một thể thống
12


nhất của một đế chế, quy tụ tạo thành một nét đặc trưng riêng biệt của một thời đại mà
bao cái tên của kinh đô đã đi vào văn hoá vật chất lẫn tinh thần của người dân.
Không chỉ có những kinh đô gắn liền với lịch sử, cuộc sống người dân đã xây
dựng nên cơ sở mà giá trị tinh thần làm nên động lực nền tảng truyền thống cho nhiều
thế hệ Trung Quốc, luôn luôn giữ gìn và bảo tồn, phát huy truyền thống từ đời này
sang đời khác. Vì thế nhiều công trình xây dựng đã trở thành kiêu hãnh cho một nền
văn hoá. Người ta thường nói bảy kì quan thế giới, thì trong đó phải kể đến Vạn Lí
Trường Thành ở Trung Quốc. Văn chương Việt Nam đã có lần nhắc đến công trình vĩ
đại này:
“Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt,
Khói cam Tuyền mờ mịt thước mây”.
(Chinh Phụ Ngâm)
Bằng lối miêu tả văn chương, người dân Việt Nam ở cách xa đất nước Trung
Quốc nhưng cũng biết đến địa điểm, hình ảnh của vạn Lí Trường Thành qua hình
tượng trong thơ, có phải chăng văn hoá Trung Quốc gắn liền trong tâm thức của người
dân Việt Nam mà đây là sự kết tinh của những thành quả xây đắp một công trình vĩ đại

mang tầm nhân loại với biết bao xương máu đã ngã xuống, để cho đến ngày nay để lại
một giá trị vật chất vô giá mà không có một công trình thế giới có thể sánh bằng, vì đó
là sự hi sinh to lớn của người dân Trung Quốc. Qua đây ta cũng thấy rất nhiều truyền
thuyết trong văn chương khi nói về Vạn Lí Trường Thành. Như truyền thuyết về nàng
Mạnh Khương và Phạm Kỉ Lương… Điều đó cho thấy, Vạn Lí Trường Thành không
chỉ là sự kết tinh sức lực của vạn người mà là sự vửng trãi của thời gian mà truyền
thuyết văn chương ghi chép lại sẽ trường tồn cùng lịch sử, hoà vào cùng văn hoá của
người dân Trung Quốc.
Tô đậm thêm nét văn hoá của những công trình vĩ đại là những kiểu kiến trúc,
kết hợp hài hoà giữa lầu gác của Trung Quốc và kiểu thức tháp thờ (Stupa) của Ấn Độ,
đã sản sinh ra những toà tháp uy nga trán lệ độc đáo cho những người khách đến đây
tham quan và cho cả cư dân bản địa. Văn hoá Việt Nam cũng đã ghi nhận văn hoá
Trung Quốc khi Nguyển Du cũng đã viết những câu thơ bất hữu trong Truyện Kiều mà
đó là địa danh nằm bên cạnh toà tháp, đó là quê hương đất nước Trung Quốc:
“Triều đâu nổi song đùng đùng
Hỏi ra mới biết là sông Tiền Đường.”
13


Bên cạnh con sông lịch sử, tháp Lục Hoà đứng sừng sửng bên cạnh bờ sông,
Tháp lục Hoà như là minh chứng tiêu biểu cho lịch sử Trung Quốc của các vị anh hùng
trong lịch sử mà một số nhân vật trong tiểu thuyết đã từng đề cập tới. Chẳng hạn như
câu truyện Thuỷ hử, miêu tả vị anh hùng Lương Sơn Bạc là Lỗ Trí Thâm đã qua đời ở
đây, Cảnh Dương Cương cũng đã từng tu ở chùa Lạc Hoà và viên tịch ở đây lúc 80
tuổi.... Ngoài ra còn có một số tháp khá nổi tiếng như tháp chùa Báo Ân, tháp Sắt chùa
Quang Hiếu, Tháp Gang chùa Ngọc Tuyền, Tháp Đồng chùa Báo Quốc, tháp
Vàng….mỗi tháp gắn liền với di tích lịch sử của một trình độ - kĩ thuật của một thời kì
hay một triều đại nhất định như công cụ bằng Sắt, Gang, Đồng, Vàng…Vì đây là
những ngôi chùa, đềnh, tháp là nơi diễn ra sự sùng bái, tín ngưỡng của mình. Vì thế đã
ghi đậm dấu ấn của văn hoá nhân gian, mà hiện lên là những toà tháp uy nga, trán lệ,

luôn là sản phẩm văn hoá vật chất để đời cho con cháu, và là những lễ nghi là cái
thước đo tâm linh của người dân Trung Quốc.
Ngoài ra, còn có một số tháp được mọi người tạc tượng, xây dựng để tưởng nhớ
đến các nhân vật lịch sử nằm trong truyền thuyết hay thần thoại, như tháp Thích - ca.
Không chỉ đề cao tinh thần hướng đạo, mà tháp còn được xây dựng để tưởng nhớ đến
công ơn của một người như tháp chùa Từ Ân, tháp có ghi hai tấm bia lớn “Đại Đường
Tam Tạng thánh giáo tự” [12; 376] văn bia do Đường Thái Tông Lí Thái Dân soạn.
Không chỉ có tháp, Trung Quốc còn có những ngôi chùa nổi tiếng, hình ảnh của
ngôi chùa đã đi vào văn thơ, những bài thơ sáng tác trong chùa tô đậm triết lí nhân
sinh cao, chẳng hạn như bài thơ của Trương Kế thời Đường:
“Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hoả đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.” [12; 384]
Dịch thơ:
(Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi,
Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co.
Con thuyền đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.)
(Bản dịch của Lệ Thần)
Văn hoá vật chất gắn liền với nguồn gốc ra đời của nó, từ việc hình thành rồi đi
vào lịch sử, nét độc đáo là đi vào tâm linh đời sống con người mà một số công trình
14


xây dựng luôn luôn là văn hoá của người dân Trung Quốc. Chẳng hạn như việc xây
dựng Cô Tô đài mà Đông Chu Liệt Quốc đã từng đề cập tới. Trong Đông Chu Liệt
Quốc còn có các công trình xây dựng khác cũng đề cập tới văn hoá vật chất con người
như Tấn Bình Công xây dựng Tư Kỳ Cung [6; 178] là tiêu biểu. Cho nên các công
trình xây dựng cũng là biểu tượng của nền văn hoá Trung Quốc, trong đó có một số

công trình xây dựng trong thời Xuân Thu - Chiến Quốc mà tác phẩm Đông Chu Liệt
Quốc đã phản ánh.

3. Văn hoá tinh thần
3.1. Tư tưởng - Tôn giáo
3.1.1. Nho giáo
Nho giáo là một trong những tôn giáo có mặt lâu đời nhất ở Trung Quốc. Nho
giáo manh nha từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Đời sống tư tưởng của người dân
Trung Quốc hiện nay và Việt Nam thì đa phần lại chịu ảnh hưởng của Nho giáo, cũng
chính lẽ đó mà Nho giáo có ảnh hưởng rộng rãi đến mọi người (phục vụ cho giai cấp
thống trị thực hiện sự cai trị bằng tư tưởng). Nhưng đồng thời Nho giáo cũng đem đến
tổ chức cuộc sống con người ngày một ổn định có nề nếp. Nho giáo dạy người ta cách
học làm người, mà cốt lõi của Nho giáo là học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội,
Khổng Tử được xem là người thành lập ra Nho giáo, đã đặt ra hàng loạt vấn đề con
người như: Tam cương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức…, để làm chuẩn mực cho sinh
hoạt con người và tổ chức xã hội. Đó là luồn tư tưởng chính thống được nhiều triều đại
phong kiến áp dụng và cai trị đất nước. Trung Quốc với một nền văn hoá độc đáo và
duy trì nền thống trị về mặt tinh thần, Nho giáo là tôn giáo của sản phẩm tinh thần,
nhưng mặt khác Nho giáo là tư tưởng của con người biết cách sống sau cho phải “đạo”
cho hợp với hoàn cảnh chính trị, đất nước. Nhưng càng về sau như là triều đại Minh Thanh tư tưởng Nho giáo không còn hợp nữa, thay vào đó là sự giao lưu văn hoá giữa
phương tây và văn hoá phương đông có sự kết hợp một cách hài hoà. Cho dù thế nào
đi chăng nữa, từ ngàn xưa cho đến tận ngày nay thì tư tưởng Nho giáo đã ăn sâu vào
tâm trí của người dân Trung Quốc. Bên cạnh đó Nho giáo ảnh hưởng đến tư tưởng
người Việt Nam là rất lớn đã trở thành văn hoá của Việt Nam, nhưng đó cũng là điểm
chung văn hoá tư tưởng Nho giáo của hai dân tộc. Mặc khác, Nho giáo cũng có mặt
hạn chế, cho nên không phải một sớm một chiều có thể loại bỏ được (mặt tiêu cực),
chẳng hạn như việc hôn lể của con cái (Cha mẹ đặt đâu thì con ngồi đó, môn đăng hộ
15



đối..). Cho nên ở thời đại ngày nay chúng ta phải biết chắc lọc sao cho để làm cho Nho
giáo vẫn được duy trì với nhịp độ với cuộc sống hiện đại và sự phát triển của nền văn
hoá Trung Quốc nói chung, sự tín ngưỡng tôn giáo nói riêng, sẽ đi vào vĩ đạo trong
cuộc sống xã hội đương thời.

3.1.2. Đạo giáo
Đạo giáo là tôn giáo bản địa của Trung Quốc, xuất hiện thời Đông Hán, với tư
cách là một trường phái tôn giáo lớn, Đạo giáo có những đặc trưng nhất định của một
tôn giáo do dân tộc Trung Quốc sáng lập, vì thế đó là văn hoá cội nguồn có những đặc
tính dân tộc rất rõ nét, như hấp thu tư tưởng của các trường phái triết học như Đạo gia,
Nho gia…, Đạo gia thì chú trọng thuật dưỡng sinh, chữa trị bệnh tật để khéo dài tuổi
thọ nhằm mục đích trường sinh, nghiên cứu tìm hiểu thuật luyện kim đan, Đạo giáo
quan tâm nhất là làm thế nào để con người không chết. Đây chính là thể hiện đặc tính
dân tộc Trung Hoa là coi trọng thế giới hiện thực.
Nguyên tắc cơ bản của Đạo giáo là đúng như Đạo Đức Kinh nói: trước tiên, là
người nhân từ; thứ hai, là người trong sạnh; thứ ba, không hành động trước người
người khác. Là người nhân từ có nghĩa là có lòng nhân ái đối với mỗi vật trong vũ trụ
và giữ được hài hoà vũ trụ. Trở thành người trong sạch có nghĩa là vứt bỏ những ước
mong thái quá và giữ ngay thẳng trong tâm hồn và thể xác.
Nghệ thuật và âm nhạc của Đạo giáo có vị trí quan trọng trong lịch sử văn hoá
Trung Quốc. Ví dụ, tranh vẻ tường của Đạo giáo đời Tống ở Lâm phong và Hồng
Động tỉnh Sơn Tây, những bức tranh tường khổng lồ trong đền Đãi Miếu ở núi Thái
Sơn…đã làm phong phú thêm nền văn hoá của Trung Quốc.

3.1.3. Phật giáo
Tư liệu sớm nhất trong các sách lịch sử Trung Quốc về sự du nhập của Phật
giáo là từ năm thứ hai trước Công nguyên khi Y Bồn một sứ thần của vua nước Đại
Nguyệt Chi tới Kinh đô Trường An của Trung Quốc để giảng kinh Phật cho đồ đệ là
Cảnh Lư. Cũng có ý kiến cho rằng Phật giáo có thể đã được du nhập vào Trung Quốc
từ triều vua Vũ đế nhà Hán, 120 năm trước nhà truyền giáo của Đại Nguyệt Chi. Cho

dù du nhập bằng cách nào thì Phật giáo là một tôn giáo lớn của Trung Quốc và là nét
văn hoá không thể thiếu gấn liền với đời sống tâm linh của người dân.

16


Phật giáo cũng có thể được chia ra làm hai loại chính: Đại thừa và Tiểu thừa
(Đại thừa coi trọng lòng vị tha, Tiểu thừa nhấn mạnh sự giải thoát bản thân khỏi mọi
đau khổ).
Ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc cũng thể hiện trong hàng ngàn tác phẩm
kinh điển về Phật giáo, nhiều tác phẩm trong đó có giá trị văn học cao, như Kinh Diệu
Pháp Liên Hoa (Kinh Hoa Sen), và Kinh Thủ Lăng Nghiêm luôn được các học giả đặc
biệt yêu thích. Phật giáo đã mang lại cho văn học Trung Quốc những khái niệm, văn
phong và thủ thuật ngôn từ mới. Một số sách kinh điển Phật giáo thậm chí đã là nguồn
cảm hứng sáng tạo cho các tiểu thuyết phát triển trong các triều đại Tấn và Đường.
Ngoài ra, Kinh sách Phật giáo có ảnh hưởng nhất định tới thơ Đường và văn học đại
chúng và văn học dân gian Trung Quốc.
Nghệ thuật Phật giáo như hội hoạ và điêu khắc cũng để lại nguồn tài liệu phong
phú cho việc nghiên cứu nghệ thuật và lịch sử Trung Quốc. Dù là bức hoạ ở Đôn
Hoàng hay khắc đá trong các hang động ở Long Môn, Vân Cương…, những tác phẩm
đó là tinh hoa của nghệ thuật Phật giáo và làm nổi bậc một chương sáng chói lọi trong
lịch sử văn hoá Trung Quốc.
Ngoài ra ở Trung Quốc còn có các tôn giáo lớn khác như Hồi giáo, Tin
lành..v.v., đó là niềm tín ngưỡng của một số người dân Trung Quốc, cuộc sống của
con người trong yếu tố tâm linh. Vì vậy các tôn giáo đã góp phần vào xây dựng nên
nền văn hoá bản sắc Trung Quốc. Tóm lại, khi xét về văn hoá Trung Quốc ta không
thể nào khảo sát hết mà chỉ đi vào cái bộ phận, mà các tôn giáo ở Trung Quốc đem đến
giá trị văn hoá tinh thần được người dân luôn luôn gìn giữ và phát huy.
Bất cứ tôn giáo nào cũng có nguồn gốc, như chúng ta đã biết, Đức Khổng Tử là
người sản sinh ra Nho giáo, và đây là tôn giáo chính thống của người dân Trung Quốc

gắn liền với lịch sử ra đời của nó, Nho giáo ra đời trong thời Xuân Thu - Chiến Quốc
mà nhân vật Khổng Tử là tiêu biểu cho Nho giáo, tác phẩm Đông Chu Liệt Quốc đã
nhắc tới [6; 355]. Khổng Tử đi du thuyết khắp nơi để truyền bá tư tưởng của mình về
cuộc sống con người và cách sống để làm người, Nho giáo cũng phản ánh vấn đề
Trung - Hiếu - Tiết - Nghĩa mà Đông Chu Liệt Quốc đã phản ánh trong tác phẩm,
ngoài ra còn có các vấn đề khác cũng đề cập tới Nho giáo. Vì vậy Nho giáo và các tôn
giáo lớn khác của Trung Quốc có mối liên quan chặt chẽ đến cuộc sống con người mà
tác phẩm Đông Chu Liệt Quốc đã phản ánh vấn đề về tôn giáo.
17


3.2. Lễ nghi - Tập tục
Lễ nghi - Tập tục là một trong những văn hoá quan trọng trong đời sống của
người dân Trung Quốc. Vì vậy chúng tôi xin khảo sát một số lễ nghi - Tập tục mà
người dân Trung Quốc đã duy trì bấy lâu nay, đó cũng là món ăn tinh thần của dân tộc.

3.2.1. Lễ nghi
Những lễ nghi của Trung Quốc cổ đại hay ở hiện nay là rất phong phú, lễ nghi
có nguồn gốc từ thời xa xưa, nhằm mục đích phản ánh các hoạt động tôn giáo, tín
ngưỡng và những mối quan hệ kinh tế chính trị xã hội nhất định và là văn hoá không
thể thiếu của người dân Trung Quốc.
Các lễ nghi thời xưa ở Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong đời sống
tâm linh. Người xưa thường nói về các lễ lớn thường tóm lại có bốn chữ: Quan, Hôn,
Tang, Tế. Tuy có bốn chữ nhưng các lễ gần như đã bao quát cuộc sống của một đời
người. Vì lễ Quan là Gia quan (lễ đội mũ) ở tuổi trưởng thành; Hôn là lễ nghi về ma
chay; Tế là việc tế tự, cúng tế thần linh và tổ tiên. Còn ngày nay lễ nghi của người
Trung Quốc rất phong phú và đa đạng vì có sự giáo lưu văn hoá giữa các nước lẫn
nhau, như lễ tình nhân (14 -2 - Valentine), ngày quốc tế phụ nữ (8-3)….Xong, cũng
không vì thế mà người dân Trung Quốc lại phủ nhận đi những lễ nghi truyền thống xa
xưa, một số lễ nghi vẫn được gìn giữ. Vì thế lễ nghi là văn hoá tinh thần rất quan trọng

trong đời sống người Trung Quốc.

3.2.2. Tục tục truyền thống
3.2.2.1. Ăn uống, trang phục, ma chay truyền thống
- Ăn uống: Ăn uống để duy trì sự sống, đó là bản năng tự nhiên của con người,
mỗi nơi khác nhau thì tập tục ăn uống cũng khác. Như vậy cách ăn uống của người
Trung Quốc ra sau? Theo sách Lễ kí, có thể tìm hiểu bốn mục sau: Thực, Thiện, Tu,
Ẩm. Thực là các thức ăn do các loại ngũ cốc cung ứng, nấu thành cơm, cháu; thiện là
thức ăn động vật (thịt bò, gà, lợn, cá, tôm…); tu là loại bánh; ẩm là các thứ đồ uống
(rượu, các loại nước uống nấu bằng các loại lá, hạt...)
Trung Quốc cổ đại vốn là một nước “dĩ nông vi bản” [12; 237] cho nên nguồn
lương thực chủ lực là các loại lúa (lúa mì, lúa mạch, lúa nếp, cao lương). Tập tục ăn
uống mỗi triều đại cũng khác nhau, thời Ân Thương - Tây Chu, mỗi ngày thường có
hai bữa (sáng và chiều). Vì điều kiện chiếu sáng còn gặp hạn chế, người dân quen với
một thời gian biểu cổ truyền: “Mặt trời mọc thì bắt đầu làm lụng, mặt trời lặn thì nghỉ
18


ngơi (Trang Tử)” [12; 238]. Nhưng khoảng vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc, tập tục
này đã ăn ba bữa (sáng sớm, giữa trưa, buổi chiều). Theo thời gian, các món ăn và
cách thức nấu nướng, ăn uống đã có nhiều thay đổi. Từ thời Đường Tống đến Minh
Thanh, tập tục ăn uống của người Trung Quốc có khác đi, tầng lớp thị dân và các nhà
giàu sang ăn uống vươn tới ba chuẩn mực: mĩ thực, mĩ khí, mĩ vị. Đến đời Minh
Thanh đã từng bước hình thành những món ăn đặc sản chia theo vùng miền mang đậm
màu sắc địa phương, làm nên ẩm thực mỗi nơi một vẻ, chung quy lại là văn hoá chung
của người dân Trung Quốc.
- Trang phục: Việc trang phục của Trung Quốc chủ yếu gắn bó với hai mục
đích: Che thân và làm đẹp, nhưng bên cạnh đó, trang phục cũng bao gồm hai nội dung
của câu hỏi là mặc gì? Và mặc như thế nào? Theo tập tục thời xưa thì trang phục cũng
có những quy định như: Địa vị, chức tước (như quy định về y phục của vua quan, kẻ

sĩ, thứ dân…) là rất phức tạp. Ở Việt Nam, các triều đại phong kiến nước ta cũng bị
ảnh hưởng trang phục Trung Quốc rất đậm nét, lịch sử ghi lại đó là giai đoạn ngàn
năm bắc thuộc và sự giao lưu văn hoá lẫn nhau. Đa phần người dân Trung Quốc ở Việt
Nam vẫn duy trì tập tục này một cách phổ biến.
Có thể nhận xét khi các nhà nghiên cứu về các trang phục của người dân Trung
Quốc như sau: Có nhiều lần thay đổi cách trang phục của từng thời kì do ảnh hưởng
giao lưu văn hoá bên ngoài. Trang phục của người Trung Quốc chủ yếu bao gồm hai
bộ phận che thân thể ở phía trên, được gọi là “y”; bộ phận che thân thể phía dưới được
gọi là “thường”. Cả nam và nữ điều mặc “y” và “thường”. Như vậy, ở một thời kì của
một triều đại thì trang phục có khác nhau. Như triều đại Tần - Hán là trang phục sắc
tộc ở tây bắc rất được người dân ưa chuộng. Triều đại Đường - Tống thì có khác hơn
một chút, chẳng hạn như nam mặc áo dài và quần, còn nữ thì mặc áo dài và váy. Thời
Minh thì có sự cãi tiến của các loại triều phục, phẩm phục ở giai đoạn trước đó. Đến
đời Thanh, trang phục người đàn ông có kiểu cách hơn, có thêm áo “mã qua” ngắn ở
bên ngoài. Còn các loại triều phục, lễ phục thì có nhiều nét mới lạ hơn như có sự thiêu
thùa, đính ngọc như trang phục thời Minh. Đến hiện nay thì trang phục sường sám
(theo tiếng Quảng Đông) là trang phục cổ truyền của phụ nữ Trung Quốc, nó giống
như trang phục áo dài của người phụ nữ Việt Nam, Sường sám cũng được cãi biến qua
từng giai đoạn. Vì cũng do ảnh hưởng của trang phục phương tây mà làm cho sường
sám có sự cách tân, mạng lại vẻ đẹp triều mến cho người phụ nữ Trung Quốc.
19


- Ma chay: Khi có người hấp hối, thân nhân đặt vài sợi bông lên mũi người đó
để xem đã tắt thở hẳn chưa, đó cũng là một nghi thức gọi là Chúc khoáng (chúc: đặt,
để; khoáng: sợi bông, chúc khoáng về sau có nghĩa là “hấp hối”). Sau khi biết đã tắt
thở rồi, thân nhân người chết bèn trèo lên mái nhà, ngoảnh mặt về phương bắc, gọi hồn
người chết quay về nhập vào thể xác, mong người chết được hồi sinh. Đó là lễ Phục.
Qua lễ Phục, người chết không sống lại, bắt đầu phải lo đến việc khâu liệm. Trước tiên
phải làm lễ Mộc dục, lau rửa thân thể người chết bằng nước thơm, rồi đến lễ Liệm.

Liệm gồm Tiểu liệm, là lễ mặc quần áo cho người chết. Sau đó là Đại liệm, quấn vải
bọc chặt thi thể, rồi Nhập quan. Trong lễ Liệm còn có một nghi thức nữa là Phạm hàm
(bỏ gạo, có khi là bỏ ngọc, vàng vào miệng người chết). Nhập quan rồi, theo lễ cổ,
chưa đi chôn ngay mà còn để tạm (Quàn) tại một chổ (gọi là thấn) để tổ chức tế lễ
được linh đình, để chờ con cháu họ hàng về đông đủ, hoặc để tìm nơi đất tốt mới đưa
đi chôn..v.v. Lệ này có lẽ đã có từ lâu đời. Sách Luận ngữ có đoạn ghi: “Bạn bè chết,
chưa có nơi an táng. Khổng Tử nói: Cứ đưa về quàn tạm tại nhà thôi” [12; 225], như
vậy, quàn tạm chưa chôn ở thời Xuân Thu là một lệ phổ biến. Sau đó là lễ đưa quan
tài đi chôn (gọi là Xuấn thấn) thường được tổ chức rất trọng thể. Cùng với tục tuẫn
táng là tục chôn theo người chết, như Tần Thuỷ Hoàng sau khi chết, theo Sử kí các phi
tần cung nữ không có con đều bị chôn sống theo. Đồng thời còn chôn cả những đồ tuỳ
táng như xe ngựa, dụng cụ binh khí, vàng bạc, ngọc châu báo..v.v., nhiều thứ được chế
tạo rất tinh xảo mà chỉ nhằm mục đích là chôn theo người chết, gọi là minh khí hao phí
rất nhiều của cải sức lực và tài trí của nhân dân.
Văn hoá cũng được các tác phẩm ghi lại một cách cụ thể và sống động. Trong
Đông Chu Liệt Quốc cũng đã khắc hoạ, là cảnh tượng, mà văn hoá Trung Quốc đã đôi
lần nói tới, như việc mai táng người chết, của cải được chôn theo..v.v., trong tác phẩm
Đông Chu Liệt Quốc như việc “Tần Khang Công an táng Tần Mục Công theo tục lệ
nước quân Tần, cùng một trăm bảy mươi bảy người đem chôn sống. Trong số người
chôn theo có cả ba con Tử xa Thị. Người nước Tần ai cũng mến tiếc” [6; 621]. Đó
cũng là theo tập tục truyền thống của người dân Trung Quốc, hiện nay vẫn còn được
duy trì như việc chôn người sống trong mộ người chết là không còn nữa, mà việc chôn
của cải theo người chết là vẫn có, như việc bỏ vàng, bạc, ngọc..., vào miệng người
chết. Tục này cũng được duy trì tại Việt Nam và các nước khác trong khu vực Đông
Nam Á.
20


Tập tục ăn uống cũng được người dân Trung Quốc rất xem trọng và là thứ văn
hoá không thể thiếu của người dân, văn hoá ăn uống cũng bắt nguồn từ xa xưa mà tác

phẩm Đông Chu Liệt Quốc cũng đã phản ánh. Việc tướng quốc nước Tề là Án Anh
dùng quả Đào để giết Tam kiệt (Công Tôn Nghiệp, Cổ Giải Tử, Điền Khai Cương hữu dũng vô mưu) nước tề [6; 219]. Chỉ vì không ăn được quả đào mà vua tôi ban
tặng. Án Anh đã am tường văn hoá ăn uống của ba người nên đã đánh trúng vào nhược
điểm của họ mà ba người phải tự sát. Tóm lại, Văn hoá luôn tồn tại xung quanh ta và
có từ rất lâu mà nhiều sách vỡ ghi chép lại, trong đó có tác phẩm Đông Chu Liệt Quốc.

3.2.2.2. Một số tập tục kiêng kị trong cuộc sống ngày thường
Kiêng kị là tập tục khá phổ biến của người dân Trung Quốc, kiêng kị né tránh
ngày tháng xấu là một tập tục khá phổ biến từ xa xưa. Trước hết, người Trung Quốc
rất kị ngày cuối tháng (âm lịch), vì ngày này là ngày tâm tối nên những việc lớn lao
hay nhỏ nhặt người ta thường tránh làm. Ngoài ra tháng của đầu năm mới, ngày đầu
của tháng cũng nhiều điều kiêng kị, tiêu biểu như ngày mùng một tháng giêng: không
nên đánh vỡ các loại bát đĩa cốc chén (sợ mất ăn, không được yên ổn), kiên quét nhà
quét sân (sợ của bay đi), kiêng động đến dao kéo, kim chỉ (sợ tai nạn), kiêng mở kho
xuất tiền…v.v. Nhưng bên cạnh đó, kiêng kị cũng gây ảnh hưởng tốt như: tránh cãi
nhau, đánh chửi con cái, cáu gắt, tránh thô tục (sợ xui rủi đầu năm).
Trong một năm, tháng 5 được xem là xấu nhất vì người xưa có quan niệm rằng
tháng 5 là tháng bệnh tật dễ phát sinh vì con trùng có hại xuất hiện, khí độc tràng lang,
đáng nói hơn nữa là không nên sinh con đẻ cái trong tháng 5, nhưng đó chỉ là quan
niệm của người xưa mà thôi. Đâu phải sinh vào tháng 5 là xấu cả. “Theo sử kí của Tư
Mã Thiên chép lại thì Điền Văn thường gọi là Mạnh Thường Quân (một nhân vật nổi
tiếng trong Đông Chu Liệt Quốc), sinh đúng vào ngày mùng 5 tháng 5, bố là Điền Anh
định bỏ không nuôi. Mẹ Điền Văn tìm cách gởi Điền Văn nhờ họ hàng nuôi giúp,
không bao lâu trở thành một nhân vật nổi tiếng đi vào sách sử” [12; 246].
Tập tục né tránh tên tục của ông bà tổ tiên, các bậc tiền nhân (người Trung
Quốc thường tránh đi mà chủ yếu gọi tên hiệu hoặc kêu tên tự mà thôi. Ngoài ra, cũng
còn có một số kiêng kị khác mà nhân dân Trung Quốc kiêng kị, vì đó là truyền thống
bao lâu nay truyền từ đời này sang đời khác. Cho dù thế nào thì người dân Trung Quốc
vẫn di trì tập tục đó, vì đó là tâm linh, văn hoá của người dân.


21


3.2.2.3. Tập tục những ngày lễ tết
Vǎn hoá Trung Quốc có lịch sử lâu đời, phong phú và sâu sắc. Qua bao thế hệ
phong tục tập quán, lễ tết luôn được giữ gìn. Nhiều tập tục đã trở thành thuần phong
mỹ tục thành tiêu chuẩn giá trị trong đời sống vǎn hoá của người dân Trung Quốc. Là
một quốc gia đa dân tộc lại phân bố trên một diện tích rộng lớn nên phong tục tấp
quán, lễ tết người dân Trung Quốc không chỉ nhiều về số lượng mà còn nhiều về thể
loại hình thức. Về thời gian, trong một nǎm không có tháng nào là không có lễ tết, tập
tục, đặc biệt vào tháng giêng gần như ngày nào cũng có. Về không gian, không có
vùng nào là không có lễ hội, mỗi vùng lại có đặc trưng riêng.
Mỗi dịp lễ tết, người Trung Quốc dùng màu đỏ cho ngày lễ này, như đồ trang
sức màu đỏ, đồ mỹ nghệ cũng dùng giấy bọc màu đỏ, thể hiện tình cảm sâu sắc và sắc
thái văn hoá lấy hoà làm quý đặc biệt của người Trung Quốc. Người dân có tập tục
sùng bái màu đỏ cũng có nguyên nhân của nó. Người động Sơn Đỉnh cách đây 1800
năm đã phát hiện ra quan hệ giữa máu có màu đỏ chảy trong cơ thể người với sự sống
của con người, do vậy họ muốn dùng loại vật chất có màu hồng mang theo trên mình
lúc chết. Trong cuộc sống đời thường người ta dùng phong bì màu hồng đỏ để biểu đạt
niềm vui sướng, ý nguyện hữu hảo của mình, vì vậy người ta thường gọi kẻ đắc ý là
người có vận đỏ.
Trung Quốc cổ xưa vốn là lấy nghề nông làm gốc, do đó có rất nhiều ngày lễ,
hội hè trong năm họp với chu kì canh tác nông nghiệp lấy “nông lịch” (âm dương hợp
lịch) làm chuẩn. Vì vậy, trong năm có rất nhiều ngày lễ, có rất nhiều phong tục tập
quán đáng chú ý, nó phản ánh một cách rất sinh động trong đời sống văn hoá - xã hội
cộng đồng cư trú dựa vào đời sống canh nông của người dân Trung Quốc. Và đây là
một số ngày lễ quan trọng của người dân Trung Quốc.

3.2.2.3.1. Tết Nguyên Đán
Tết nguyên đáng còn gọi là ngày tết đầu năm, ngoài ra nó còn gọi với một tên

khác hấp dẫn hơn là tết Tam Nguyên (ba mở đầu): đầu năm, đầu mùa (mùa xuân), đầu
tháng (tháng giêng). Các ngày tết đầu xuân lần lược diễn ra theo đúng ý nghĩa của nó.
Như ngày mùng một tết, theo quan niệm cổ xưa thì văn võ vào triều chúc mừng Hoàng
đế, Hoàng gia; thứ dân cũng đi chúc tết nhau. Nhưng đặc biệt khác với quan niệm Việt
Nam là người ta đi chúc nhau ngay trong đêm giao thừa. Ngày mùng 2 tết là ngày
nghênh tiếp thần tài, mọi người điều có thói quen hàng năm là đến ngày này mọi người
22


đến miếu thần tài về nhà mình để gặp mai mắn, tiền tài đến nhà. Còn những người
buôn bán thì đến ngày mùng 5 thì các cửa hiệu điều treo đèn, kết hoa, căng băng vải
đỏ, dán mấy chữ vàng Khai thị đại cát và nó có ý nghĩa rất lớn lao: Mở hàng thì rất
may mắn và phát tài. Không chỉ thế, rất nhiều gia đình ăn một bữa bằng giao tử vào
chiều tối, sau đó thu dọn các lễ vật trên bàn thờ và mọi người quan niệm xem như là lễ
mừng xuân của năm đó đã hết.
Ngày “nhân thắng” [12; 251] được diễn ra vào ngày mùng 7 tháng giêng, đây là
ngày lễ có từ thời xa xưa, theo sánh Chiêm thư của Đông Phương Sóc đời Hán thì:
Mùng 1 tháng giêng xem gà, mùng hai xem chó, mùng ba xem lợn, mùng bốn xem dê,
mùng 5 xem bò, mùng 6 xem ngựa, mùng 7 xem người - có nghĩa là nếu quan sát thấy
khí trời êm ả, người người tươi tỉnh hoạt bát thì có thể dự đoán là năm ấy mùa màng
tốt tươi, người khoẻ mạnh yên vui.
Ngày mùng 8 tháng giêng là ngày tế sao, có tục cúng sao giải hạn, cầu phúc lộc.
Ngày mùng 9 tháng giêng là ngày cúng tế Ngọc Hoàng thượng đế, Vì đây là
ngày lễ của Đạo giáo. Tính từ ngày này đến ngày mười bốn tháng giêng, mọi người lại
bận rộn chuẩn bị tết Nguyên tiêu.

3.2.2.3.2. Tết Nguyên tiêu
Tết Thượng nguyên cũng là tết Nguyên tiêu (ngày rằm đầu tiên của năm), cũng
được gọi cái tên khác là lễ Hoa Đăng, vì ngoài việc cúng tế ra còn có các trò giải trí
vui chơi, trong đó nổi bậc nhất là đi ngắm cảnh đèn hoa rực rỡ khắp mọi nơi. Ngày tết

Nguyên tiêu có thể bắt nguồn từ tục lệ sùng bái thiên thể vốn có từ rất lâu. Truyền
thuyết nói rằng, đêm rằm tháng giêng là đêm đầu tiên có trăng tròn trong năm, mà theo
lịch pháp sơ khởi được là tính theo tuần trăng dể cho việc canh tác nông nghiệp, dó đó
người dân Trung Quốc thường lấy ngày ngày để cúng lễ, tổ chức vui chơi đón mừng
ngày rằm đầu tiên trong năm.

3.2.2.3.3. Thanh minh và Hàn thực
Trong Truyện Kiều lúc chị em Thuý Kiều đi chơi xuân, Nguyễn Du có viết:
“Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến oanh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.”

23


Thanh minh gắn liền với hai hiện tượng mà một số tài liệu cổ còn lưu lại được.
Tuyên truyền trong ngày có hai cảnh tượng trái ngược nhau: lúc sáng sớm, mộ địa
ngoài thành thấy toàn một màu khăn trắng áo tang, khói hương nghi ngút, đôi khi còn
có tiếng văng vẳng tiếng khóc bi ai. Nhưng đến gần trưa, cảnh tượng lại khác đi, nhiều
người ngồi tụ họp trên nệm cỏ, vừa ăn uống vừa truyện trò vui vẻ. Như thế Thanh
minh vừa có lễ lại vừa có hội và gần với ngày Tết Hàn thực (diễn ra vào khoảng trước
hoặc sau ngày mùng 5 tháng 4 dương lịch, còn tết Hàn thực diễn ra trước một hoặc hai
ngày), vì vậy người dân Trung Quốc thường nhập chung hai ngày lễ thành một.
Tết Hàn thực cũng bắt nguồn trong giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc mà tác
phẩm Đông Chu Liệt Quốc đã phản ánh, nó gắn liền với một giai thoại là Giới Tử Thôi
dưới thời Tấn Văn Công. (xem truyện kể về Giới Tử Thôi trong Đông Chu Liệt Quốc).
Vì thế, tết Hàn thực không được nấu nướng, chỉ ăn thức ăn nguội đã làm sẵn từ trước
mà thôi. Cho dù thế nào thì người dân Trung Quốc vẫn tín ngưỡng và xem đó là một
trong những ngày lễ quan trọng của đất nước.


3.2.2.3.4. Tết Đoan ngọ
Tết đoan ngọ còn gọi là Tết giữa năm (theo quan niệm của người Trung Quốc
và Việt Nam), là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm, quan niệm của
người xưa ngày tết này bắt đầu từ triều đại nhà Hán, phong tục này vẫn duy trì cho đến
tận ngày nay. Nguồn gốc của nó người ta vẫn quan niệm rằng lấy ngày kỉ niệm nhà thơ
yêu nước Khuất Nguyên gieo mình xuống sông Mịch La, người dân Trung Quốc lấy
ngày đó làm để kỉ niệm. Ngày này diễn ra hội đua thuyền trên sông Mịch La, nhưng
theo quan niệm khác của một số nhà nghiên cứu hội đua thuyền có nguồn gốc từ tập
quán làm ăn sinh sống trên sông nước và tục xăm mình để tránh loài thuỷ quái đe hoạ
đến đời sống người dân. Tuy nhiên, lễ hội đua thuyền, việc tế thuỷ thần gắn bó chặt
chẽ với việc cầu mưa thờ nước cho cộng đồng người dân canh tác nông nghiệp.

3.2.2.3.5. Tết Trung thu (còn gọi là rằm tháng giêng)
Tết Trung thu của người Trung Quốc cũng không khác gì lắm so với ngày rằm
tháng tám của Việt Nam ta. Tết này, người ta treo đèn kết hoa, bày tiệc bánh trái hoa
quả…, để cả nhà sum họp, ăn uống quây quầng bên nhau, cùng tận hưởng một đêm
răng tròn. Nguồn gốc ra đời của ngày tết Trung Thu là theo một số nhà nghiên cứu là
theo tập tục thờ lục tông (thờ sáu đối tượng: Mặt trời, Mặt trăng, Sao, Sông, Biển,
Núi), vốn đã có từ xa xưa. Theo Chu lễ thời Chu, việc tế Mặt trăng vào ngày thu phân,
24


có thể xuất hiện vào thượng tuần tháng tám, mà ngày đó là ngày trăng tròn, về sau lễ tế
mặt trăng được quy định là ngày rằm tháng tám.
Văn hoá có ở khắp mọi nơi, đôi khi là một câu chuyện kể hay một nét sinh hoạt
đời thường của con người, hay làm lễ thờ cúng tổ tiên…hay là trong một tác phẩm văn
chương đã đề cập. Trong Đông Chu Liệt Quốc ta cũng bắt gặp các ngày lễ tết được
nêu lên nằm để tô đậm thêm các ngày lễ tết quan trọng trong năm, nguồn gốc của nó
đã có hàng ngàn năm trước, như trong Đông Chu Liệt Quốc đã có đoạn viết “Hôm nay

là ngày trung thu, trăng vừa tròn bóng, có thể dùng làm ngày đoàn viên được. Tần
Mục Công dạy Tiêu Sử tắm gội; thay đổi y quang rồi đưa đến Phượng lầu, để cùng
công chúa giao phẫu” [6; 619]. Xa xưa phong tục này đã được duy trì, vì đó là truyền
thống và là bản sắc văn hoá dân tộc luôn được gìn giữ. Hay một đoạn khác trong Đông
Chu Liệt Quốc đã đề cập đến ngày Tết nguyên đáng “Tề Ý Công lại nghe nói quan Đại
phu Diêm Chức có vợ đẹp, bèn nhân dịp Tết nguyên đáng, ra lệnh cho các quan Đại
phu phải đưa vợ vào cung ra mắt Chánh hậu” [6; 655]. Vì vậy, các ngày lễ Tết là một
trong những văn hoá truyền thống bao đời nay mà người dân Trung Quốc không thể
thiếu được, vì tập tục này đã có từ xưa, được mọi người truyền từ đời này sang đời
khác mà tác phẩm cổ điển Đông Chu Liệt Quốc đã đề cập. Tóm lại, đây chỉ là một số
tập tục của các ngày lễ quan trọng của người dân Trung Quốc, bao nhiêu thôi cũng đã
nói lên phần nào những sinh hoạt, văn hoá của người dân Trung Quốc. Nhưng không
dừng lại ở đó, các ngày lễ này dường như đã tô dậm thêm đời sống tâm linh của con
người, làm giàu thêm cho cuộc sống tinh thần của dân tộc. Dĩ nhiên đó là một nét văn
hoá trong tổng thể của nền văn hoá Trung Quốc mà bao người dân luôn gìn giữ, bảo
tồn và phát huy. Xét cho cùng thì đa phần các ngày lễ lớn của Trung Quốc và các ngày
lễ của Việt Nam là giống nhau, như: Tết Nguyên Đán, Thanh minh, Trung thu…Vì
vậy, người dân Trung Quốc trên đất nước Việt Nam luôn luôn gìn giữ cũng như là bảo
tồn văn hoá người Việt Nam.
Ngoài ra, văn thơ cũng là một phần trong tổng thể của một nền văn hoá. Có lẽ
đó mà Lí Bạch, Thôi Hiệu đã sáng tác hai bài thơ để đời, đã gắn liền với một địa điểm.
Hoàng Hạc Lâu - Thôi Hiệu và Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng
Lăng - Lí Bạch. Hai bài thơ đã tô đậm thêm nền văn hoá dân tộc lên những trang văn
trang thơ. Các nhà thơ của Việt Nam như Ngô Tất Tố, Tản Đà đã dịch hai bài thơ này
để làm tư liệu quý giá cho học sinh Việt Nam tìm hiểu cũng như làm tư liệu cho các
nhà nghiên cứu tìm hiểu về văn chương cũng như là nền văn hoá Trung Quốc.
25



×