Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây huyền diệp (polyalthia longifolia var.pendula hort) trên vi khuẩn e.coli, salmonella spp phân lập từ phân chó tiêu chảy và thử nghiệm điều trị.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------o0o----------

NGUYỄN BÁ PHƯỚC

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG DIỆT KHUẨN IN VITRO CỦA DỊCH CHIẾT LÁ
CÂY HUYỀN DIỆP (POLYALTHIA LONGIFOLIA VAR.PENDULA HORT)
TRÊN VI KHUẨN E.COLI, SALMONELLA SPP PHÂN LẬP TỪ PHÂN CHÓ
TIÊU CHẢY VÀ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ.

CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ
: 60.64.01.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN THANH
2. TS. NGUYỄN THANH HẢI

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan số và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và
chưa được sử dụng công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
- Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Bá Phước

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp



Page i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban quản lý
Đào tạo, Khoa thú y đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá
trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học
PGS.TS.Nguyễn Văn Thanh, TS.Nguyễn Thanh Hải những người đã tận tình giúp
đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và xây dựng luận văn.
Tôi xin được cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Ngoại – Sản, Khoa thú
y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận
văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, đội ngũ cán bộ thú y, nhân viên các
Chi cục Thú y tỉnh Nam Định, Trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ Khoa thú y –
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài tại cơ sở.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân,
bạn bè, những người luôn tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Bá Phước

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii



MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

vii

PHẦN I MỞ ĐẦU

1


1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục đích của đề tài

2

1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2

1.3.1

Ý nghĩa khoa học của đề tài

2

1.3.2

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2


PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1

Hiện tượng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn

4

2.2

Tình hình nghiên cứu và sử dụng sản phẩm thảo dược trên thế giới và
Việt Nam

6

2.2.1

Tình hình nghiên cứu và sử dụng sản phẩm thảo dược trên thế giới

6

2.2.2

Tình hình nghiên cứu và sử dụng sản phẩm thảo dược ở Việt Nam

7

2.3


Cây Huyền diệp (Polyalthia longifolia var.pendula Hort.)

8

2.3.1

Nguồn gốc phân loại

8

2.3.2

Mô tả thực vật

9

2.3.3

Thành phần hóa học

9

2.3.4

Tổng quan các nghiên cứu về tác dụng kháng vi sinh vật của cây
Huyền diệp

11


2.4

Bệnh viêm ruột tiêu chảy trên chó

12

2.4.1

Định nghĩa bệnh viêm ruột tiêu chảy

13

2.4.2

Nguyên nhân gây bệnh viêm ruột tiêu chảy

13

2.4.3

Một số nghiên cứu về vi khuẩn gây hội chứng tiêu chảy trên chó

17

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


20

3.1

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

20

3.2

Đối tượng nghiên cứu

20

3.2.1

Lá cây Huyền diệp

20

3.2.2

Vi khuẩn nghiên cứu

20

3.2.3

Thiết bị, dụng cụ và hóa chất thí nghiệm


21

3.3

Nội dung nghiên cứu

22

3.4

Phương pháp nghiên cứu

22

PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28

4.1

Kết quả kháng sinh đồ xác định tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của vi
khuẩn thử nghiệm.

28

4.2

Hiệu suất chiết xuất lá Huyền diệp bằng các dung môi khác nhau


31

4.3

Kiểm tra định tính xác định các nhóm hoạt chất có trong dịch chiết lá
cây Huyền diệp.

4.4

35

Kiểm tra tác dụng diệt khuẩn in vitro của các dịch chiết lá Huyền diệp
trên vi khuẩn thử nghiệm.

4.4.1

38

Tác dụng diệt khuẩn in vitro của các dịch chiết trên vi khuẩn
Salmonella spp. phân lập từ phân chó bị tiêu chảy

4.4.2

38

Tác dụng diệt khuẩn in vitro của các dịch chiết trên vi khuẩn E. coli
phân lập từ phân chó bị tiêu chảy

4.5


40

Đánh giá khả năng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết trên vi khuẩn
E.coli và Salmonella có chứa plasmid mang gen kháng kháng sinh.

4.6

43

Đánh giá tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây Huyền diệp
trong dung môi chloroform khi pha loãng.

4.7

47

Sử dụng cao dịch chiết lá Huyền diệp điều trị thử nghiệm trên chó bị
bệnh tiêu chảy.

49

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

52

5.1

Kết luận

52


5.2

Đề nghị

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

54

Page iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

1

WHO

Tổ chức y tế thế giới

2


DMSO

Dimethyl sulfoxide

3

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

4

LB

Luria Bertani

5



Phản ứng

6

ET

Ethanol

7


CF

Chloroform

8

ED

Ether dầu

9

EA

Ethyl axetate

10

DC

Dịch chiết

11

D1, D2, D3

Đường kính vòng vô khuẩn của các lần thử 1,2,3

12


Dtb

Đường kính vòng vô khuẩn trung bình

13

Đ/c DMSO

Đối chứng Dimethyl sulfoxide

14

MIC

Nồng độ ức chế tối thiểu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang


3.1

Thành phân môi trường LB (Luria Bertani) lỏng

21

3.2

Thành phần môi trường LB (Luria Bertani) đặc

21

3.3

Bảng tiêu chuẩn đánh giá khả năng mẫn cảm và kháng thuốc của vi
khuẩn [tiêu chuẩn CLSI 2010]

4.1

25

Kết quả kháng sinh đồ kiểm tra tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của vi
khuẩn thử nghiệm với 14 kháng sinh thông dụng

4.2

29

Hiệu suất tách chiết của dịch chiết lá Huyền diệp bằng các dung môi
khác nhau


4.3

34

Kết quả định tính xác định một số nhóm hoạt chất có trong dịch chiết
lá Huyền diệp

4.4

35

Tác dụng diệt khuẩn in vitro của các dịch chiết lá Huyền diệp đối với
vi khuẩn Salmonella spp.

4.5

39

Tác dụng diệt khuẩn in vitro của các dịch chiết lá Huyền diệp đối với
vi khuẩn E .coli.

4.6

41

Kết quả kiểm tra khả năng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây Huyền
diệp đối với vi khuẩn chứa plasmid mang gen kháng kháng sinh.

4.7

4.8

44

Khả năng diệt khuẩn in vitro dịch chiết lá cây Huyền diệp sử dụng
dung moi chloroform khi pha loãng

48

Kết quả thử nghiệm điều trị chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy

50

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

2.1

Cây và các bộ phận của cây Huyền diệp


9

3.1

Hệ nồng độ pha loãng cao đặc để xác định nồng độ tối thiểu tác
dụngtrên vi khuẩn thử nghiệm

26

3.2

Sơ đồ tiến hành thí nghiệm

27

4.1

Mầu sắc dịch chiết lá Huyền diệp trong 5 dung môi nghiên cứu

33

4.2

Hiệu suất chiết xuất lá Huyền diệp trong các dung môi tách chiết

34

4.3

Phản ứng định tính xác định các nhóm hoạt chất có trong dịch chiết


37

4.4

Tác dụng diệt khuẩn in vitro của các dịch chiết lá Huyền diệp đối với
vi khuẩn Salmonella spp.

4.5

40

Tác dụng diệt khuẩn in vitro của các dịch chiết lá Huyền diệp đối với
vi khuẩn E .coli.

4.6

42

Tác dụng diệt khuẩn in vitro của các dịch chiết lá Huyền diệp đối với
vi khuẩn chứa plasmid mang gen kháng kháng sinh.

4.7

45

Khả năng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây Huyền diệp trong
dung môi chloroform với vi khuẩn phân lập từ phân chó bị viêm ruột
tiêu chảy


4.8

45

Khả năng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây Huyền diệp trong
dung môi chloroform với vi khuẩn mang plasmid chứa gen kháng
kháng sinh

4.9
4.10

45

Khả năng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá Huyền diệp trong dung
môi chloroform khi pha loãng

48

Tỷ lệ khỏi bệnh của chó theo thời gian điều trị

51

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn và tác dụng phụ của kháng sinh trong
điều trị đang là những thách thức trong y học (WHO 2014). Sự tồn dư kháng sinh
trong sản phẩm động vật đang không những gây độc tính mà có thể gây dị ứng cho
người tiêu dùng. Tại một số nước phát triển, việc sử dụng kháng sinh như chất tăng
trưởng hay mục đích phòng bệnh đã bị cấm. Tổ chức y tế thế giới đã nhận định rằng
nhiều hợp chất có nguồn gốc thực vật bản địa có khả năng thay thế thuốc kháng
sinh. Những nghiên cứu và trao đổi thông tin về thảo dược ngày càng được chú
trọng (Amadxou, 1998). Thảo dược đang ngày càng chứng minh được vai trò quan
trọng của nó trong nền công nghiệp dược phẩm như là một giải pháp an toàn sinh
học thay thế cho các thuốc hóa học tổng hợp (Mahesh et al., 2008; Nguyễn Thanh
Hải, Bùi Thị Tho, 2013). Kháng sinh thảo dược được coi là lựa chọn thay thế hoàn
hảo cho các loại kháng sinh tổng hợp vì nó ít gây ra phản ứng bất lợi, không tồn dư
kháng sinh, chưa tìm thấy dòng vi khuẩn kháng và giá thành thuốc cũng hạ hơn so
với các thuốc kháng sinh tổng hợp (Gislence et al., 2000).
Cây Huyền diệp (Polyalthia longifolia var.pendula Hort.) thuộc họ Mãng
Cầu (Na) – Annonaceae còn gọi là cây Hoàng Nam hay Tùng Ấn Độ, được phân bố
rộng rãi ở Bangladesh, Srilanka và trải đều tại các vùng nóng của Ấn Độ. Hiện nay
cây Huyền diệp đã được du nhập vào Việt Nam. Tại Ấn Độ và các nước Nam Á cây
Huyền diệp được sử dụng như một loại thảo dược khá thông dụng để giải nhiệt,
điều trị sốt, cảm lạnh, hạ huyết áp, đái đường, bệnh lậu, rong kinh, bệnh viêm tử
cung (Chanda, Nair, 2010). Các tài liệu cho thấy hầu hết những cây thuộc họ
Annonaceae đều có chứa các hoạt chất chống ung thư. Các hoạt chất được chiết
xuất từ những bộ phận của cây Huyền diệp có tính kháng khuẩn, chống viêm, loét,
giải độc, bảo vệ gan, hạ huyết áp và kháng nấm tốt (Saleem et al., 2005; Malairajan
et al., 2008; Misra et al., 2010; Singh et al.,2012; Anzana Parvin et al., 2013).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1



Bệnh viêm ruột tiêu chảy là một bệnh khá phổ biến trên chó, ngoài các
nguyên nhân do các bệnh truyền nhiễm như Carê, viêm ruột tiêu chảy do Parvovius
một trong những nguyên nhân gây bệnh chính là vi khuẩn E. coli và Salmonella
spp.(Nguyễn Tuyết Thu, 2008; Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Tuyết Thu, 2008).
Theo nhiều tác giả thì hiện nay nhiều chủng vi khuẩn E. coli và Salmonella spp. gây
bệnh tiêu chảy đã kháng lại nhiều loại kháng sinh thường dùng trong thú y
(Normand et. al., 2000; Frech et al., 2003; Cù Hữu Phú và cộng sự, 2004; Trương
Quang và cộng sự, 2005; Nguyễn Thanh Hải, Bùi Thị Tho, 2013).
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác dụng
diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây Huyền diệp (Polyalthia longifolia
var.pendula Hort.) trên vi khuẩn E. coli, Salmonella spp. phân lập từ phân chó
tiêu chảy và thử nghiệm điều trị”.

1.2. Mục đích của đề tài
Đánh giá hiệu suất chiết xuất lá Huyền diệp sử dụng các dung môi khác
nhau, xác định định tính các nhóm hoạt chất có trong dịch chiết lá cây Huyền diệp.
Lựa chọn dung môi tốt nhất để thu dịch chiết lá cây Huyền diệp có tác dụng
diệt khuẩn in vitro đối với E. coli và Salmonella spp., ngoài ra còn nghiên cứu khả
năng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết đối với E. coli Top 10 có chứa plasmid
kháng đơn thuốc (ampicillin và kanamycin).
Dựa trên kết quả nghiên cứu khả năng diệt khuẩn in vitro tiến hành sử dụng
dịch chiết cây Huyền diệp trong điều trị chó bị mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy.

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Chứng minh một cách khoa học về khả năng diệt khuẩn của lá cây Huyền
diệp. Sơ bộ định tính được các nhóm chức có khả năng diệt khuẩn (kháng sinh thực
vật) có trong lá cây. Góp phần bổ sung cơ sở lý luận về tác dụng dược lý và ứng
dụng trong dân gian của dược liệu lá cây Huyền diệp.


1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả của nghiên cứu này giúp ta hiểu rõ hơn về khả năng ứng dụng của lá
cây Huyền diệp trong điều trị bệnh do vi khuẩn E. coli, Salmonella spp. gây bệnh
viêm ruột tiêu chảy của chó.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu có thể nghiên cứu điều trị thử nghiệm trên
quy mô lớn. Tiến tới ứng dụng dịch chiết lá cây Huyền diệp trong phòng và điều trị
bệnh tiêu chảy ở chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy nói riêng và vật nuôi nói chung
trong thực tiễn, góp phần giảm thiểu sự tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi
đồng thời hạn chế sự kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn, góp phần bảo vệ môi
trường và sức khỏe cộng đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


PHẦN II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Hiện tượng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn
Thuốc kháng sinh dược dùng để phòng và trị bệnh gia súc, nhưng phần lớn
trên 90% thuốc được sử dụng như những chất kích thích tăng trưởng trong chăn
nuôi và ngư nghiệp. Thuốc kháng sinh được trộn vào thức ăn hỗn hợp với những
nồng độ thật thấp để giúp động vật mau lớn và tăng trọng nhanh. Trong thời gian

qua, việc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị các bệnh truyền nhiễm cho vật
nuôi chưa được quan tâm đúng mức, hiện tượng sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan,
dùng kháng sinh trộn vào thức ăn để phòng bệnh, không theo quy định, không đúng
nguyên tắc... đã gây ra hiện tượng kháng thuốc của vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt
gây ra hiện tượng đa kháng thuốc ở vi sinh vật gây bệnh, làm giảm hiệu lực của
kháng sinh, nguy hiểm hơn là làm mất tác dụng của kháng sinh. Hiện tượng kháng
thuốc của vi khuẩn và tác dụng phụ của kháng sinh trong điều trị đang là những
thách thức trong y học. Theo Trợ lý Tổng Giám đốc WHO, Keiji Fukuda, nếu
không phối hợp hành động tức thời, thế giới sẽ đối mặt với một kỷ nguyên “hậu
thuốc kháng sinh”, khi đó các bệnh truyền nhiễm thông thường hoặc những vết
thương nhỏ trước đó có thể chữa trị được thì nay có thể gây chết động vật và người
do kháng thuốc kháng sinh (WHO, 2014).
Chúng ta không thể hoàn toàn loại bỏ được hiện tượng đề kháng của kháng
sinh một khi chúng xuất hiện. Ngoài sự linh hoạt do đặc tính sinh học, vi khuẩn còn
có khả năng bảo tồn sự đề kháng một khi gen kháng thuốc nằm trên nhiễm sắc thể
của nó. Ngược lại, khi yếu tố di truyền liên quan đến đề kháng nằm trên plasmid
nhất là plasmid tiếp hợp, vi khuẩn sẽ có khả năng truyền sự đề kháng này cho vi
khuẩn khác cùng hay khác loài. Từ đó sự kháng kháng sinh gia tăng dần lên trong
quần thể vi khuẩn.
Tại Vương Quốc Anh, nhiều tài liệu khoa học đã cho thấy hiện tượng kháng
thuốc của vi khuẩn gây bệnh tăng dần theo thơi gian từ năm 1980 đến năm 2000,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


đặc biệt với vi khuẩn E.coli và Salmonella gây bệnh cho chó với kháng sinh
penicillin amoxiclav và streptomycin (Lloyd et. al., 1996; Normand et. al., 2000).
Tại Thụy Sỹ cũng đã thấy xuất hiện vi khuẩn S. Intermedius gây bệnh cho

chó đã có hiện tượng tăng sự kháng thuốc với nhiều loại kháng sinh như penicillin,
neomycin, sulphonamide, co-trimoxazole và erythromycin (Wissing et al., 2001)
Vi khuẩn S. Typhimurium (DT104) gây bệnh ở chó và mèo kháng đa thuốc
đã xuât hiện ở Anh (Wall et al., 1996; Low et al., 1996), ở Đức (Frech et al.,
2003),và tại Mỹ (Centers for Disease Control and Prevention, 2001). Các chủng này
thường kháng với ít nhất năm loại kháng sinh, bao gồm ampicillin,
chloramphenicol, streptomycin, sulphonamide và tetracycline. Theo nghiên cứu của
Zhao và cộng sự, chủng Salmonella enterica serotype Newport đã kháng lại ít nhất
9 loại kháng sinh (bao gồm cả cephalosporins) gây bệnh trên cả động vật và người ở
Mỹ (Zhao S., et al., 2003).
Kết quả nghiên cứu của Sanchez và cộng sự năm 2002 bệnh viện Thú y Đại
học Georgia đã phân lập được chủng vi khuẩn E.coli từ chó đã kháng 12 loại thuốc
kháng sinh. Vi khuẩn E.coli kháng chủ yếu với các nhóm cephalosporins, βlactams, tetracycline, spectinomycin, sulfonamides, chloramphenicol và gentamicin
(Sanchez S. et al. 2002).
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho (1999)
đã tìm thấy chủng vi khuẩn kháng lại 11 loại kháng sinh, đồng thời cũng chứng
minh khả năng di truyền tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn thông qua plasmid.
Theo nghiên cứu của Cù Hữu Phú và cộng sự (1999), 80 - 90% vi khuẩn Salmonella
phân lập được kháng mạnh với penicillin và ampicillin. Nghiên cứu tính kháng
kháng sinh của 106 chủng vi khuẩn phân lập được từ lợn con theo mẹ bị tiêu chảy ở
một số tỉnh phía Bắc, Việt Nam, Đỗ Ngọc Thúy và cộng sự (2002) đã thu được kết
quả các chủng có xu hướng kháng mạnh với các loại kháng sinh thông thường dùng
để điều trị đặc biệt với Streptomycin lên tới 88,68%. Hiện tượng kháng thuốc của vi
khuẩn với trên 3 loại kháng sinh là khá phổ biến (chiếm 90,57%).
Sự kháng thuốc đang gia tăng nhanh chóng là một vấn đề nghiêm trọng, do
đó cần phải tìm những loại kháng sinh mới hiệu quả hơn. Đặc biệt là những kháng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5



sinh có nguồn gốc thực vật, vì nó ít tác dụng phụ và có khả năng điều trị tốt
(Sumitra Chanda et al., 2013).

2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng sản phẩm thảo dược trên thế giới
và Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng sản phẩm thảo dược trên thế giới
Thuốc phòng trị bệnh cho người và thú nuôi hầu hết được bào chế từ hai
nguồn dược liệu và hóa chất. Riêng thảo dược theo thống kê của tổ chức Y tế thế
giới đạt tới 20.000 loài. Việc sử dụng thảo dược hiện không chỉ các nước Á Đông
mà các nước phương Tây cũng tiêu thụ một lượng khá lớn. Ở các nước có nền công
nghiệp phát triển có tới 1/4 số thuốc có kê trong đơn đều chứa hoạt chất từ thảo
dược. Riêng ở Mỹ năm 1980 con số thuốc này đã có giá trị 8 tỷ USA (Viện dược
liệu, 2005). Trong những năm gần đây xu hướng thế giới dùng thuốc thảo dược tự
nhiên (không tách hoạt chất) ngày càng nhiều. Hiện có rất nhiều biệt dược, đông
dược của Trung Quốc được tiêu thụ mạnh ở các nước châu Âu.
Ngày nay dược liệu có vai trò sau:
+ Dược liệu là nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc bán tổng hợp một số
hóa dược: Từ chất diosgenin của củ mài để bán tổng hợp lên thuốc steroid được sử
dụng nhiều trong lâm sàng.
+ Nhiều hoạt chất quan trọng: quinin, emetin, strychnin, morphin, ajmalin,
vincaleucoblastin,… đều phải chiết ra từ dược liệu vì chưa tổng hợp được.
+ Dược liệu mở đường cho ngành công nghiệp hóa dược phát triển:
- Biết được công thức của ephedrin hoá dược đã ngưng tụ L-1-phenuy-1acetyl carbinol với methylamin để có ephedrin tổng hợp.
- Dựa vào công thức của quinin trong vỏ canh-ki-na để tổng hợp rất nhiều
dẫn chất trị ký sinh trùng sốt rét.
- Dựa vào artemisinin của cây thanh hao hoa vàng, các dẫn chất artesunat,
arteether, artemether được bán tổng hợp cũng để trị ký sinh trùng sốt rét (Hoàng Thị
Tuyết Nhung, 2012).
Từ 1950-1980 thế giới đã thử tác dụng chống ung thư như: taxol (paclitaxe)

của cây Taxus brevfolia Nutt, họ Taxaceae có tác dụng chữa ung thư buồng trứng ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


thời kỳ tiến triển. Năm 1992 ở Mỹ, Canada và Pháp đã sử dụng taxol trên lâm sàng.
Hiện nay người ta đang nghiên cứu tổng hợp các dẫn chất mới từ taxol (Kingston et.
al, 1990; Karpagam et. al, 2009).
Các kết quả trên chỉ mới bước đầu thử nghiệm sàng lọc các loại thảo
dược chưa xác định được thành phần nào trong thực vật có tác dụng trên virus
và vi khuẩn.
Ngày nay, với kỹ thuật sàng lọc hoạt tính sinh học mới, hiện đại với tốc độ
nhanh, lượng mẫu nhỏ, việc phát hiện các hoạt chất thiên nhiên có hoạt tính sinh
học mới là rất có triển vọng. Sau khi phát hiện ra các chất có hoạt tính mới thì việc
nghiên cứu chuyển hóa chúng thành dẫn xuất bằng nhiều con đường trong đó có hóa
tổ hợp (combinatorial chemistry) để thử hoạt tính sinh học vẫn là một lĩnh vực hấp
dẫn (Trần Văn Sung và cộng sự, 2011).
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế các phân tử thuốc mới,
cũng như trong nghiên cứu mối tương quan Cấu trúc – Hoạt tính đang ngày càng
phát triển. Mặc dù đa số các công ty dược trên thế giới trong thời gian qua chưa đầu
tư tích cực lắm cho việc nghiên cứu hóa học các hợp chất thiên nhiên. Song, việc
nghiên cứu hóa học các hợp chất thiên nhiên vẫn được đẩy mạnh trong những thập
niên vừa qua và chắc chắn sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.

2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng sản phẩm thảo dược ở Việt Nam
Việt Nam có độ đa dạng sinh học cao, có tới 2/3 diện tích đất tự nhiên trong
nước là rừng, đồi núi và cao nguyên. Theo Nguyễn Thượng Dong, Việt Nam có
10386 loài thực vật trong đó có 3830 loài có khả năng sử dụng làm thuốc. Trong
công nghiệp dược phẩm nhân y đã có 1340/5577 loại thuốc chiếm 24% được sản

xuất từ dược liệu hay hoạt chất từ dược liệu như: Berberin, palmatin, artemisinin
(Nguyễn Thượng Dong, 2001). Nhân y sử dụng dược liệu với nhiều mục đích khác
nhau: thức ăn thay thế, phòng trị các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, nội khoa,
ngoại khoa, sản khoa, ung thư… với rất nhiều dạng thuốc khác nhau: Thuốc sắc,
thuốc cao, viên hoàn, viên nén…
Ngày nay, nhiều cây thuốc đã có hiệu quả điều trị rõ rệt, nhưng cơ chế tác
dụng vẫn chưa được giải thích và chứng minh. Xu hướng chung hiện nay là kết hợp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Đông y và Tây y với phương châm vừa áp dụng những kinh nghiệm chữa bệnh của
cha ông ta bằng thuốc nam, vừa nghiên cứu khảo sát các tính năng tác dụng của cây
thuốc bằng cơ sở khoa học hiện đại (Đỗ Tất Lợi, 1999).
Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực Đông dược, Y dược cổ truyền bên
nhân y đã và đang thu hút được sự chú ý của nhiều nhà khoa học ở Việt Nam và
trên thế giới. Các nhà khoa học nước ta đã chú ý đến việc sử dụng các loại thảo
dược trong phòng và trị bệnh truyền nhiễm; bệnh ký sinh trùng; bệnh nội khoa;
bệnh ngoại khoa; bệnh sản khoa… Riêng lĩnh vực thú y, nghiên cứu về cây thuốc
trong phòng trị bệnh cho vật nuôi còn ít và cũng chỉ giới hạn trong việc khai thác,
áp dụng các bài thuốc cổ truyền.
Về lĩnh vực thú y, các nghiên cứu sử dụng các kháng sinh thực vật trong nuôi
dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn, đặc biệt bệnh lợn con phân trắng đạt hiệu quả cao
(Bùi Thị Tho, 1996). Theo Trần Quang Hùng (1995) trong thuốc lá, thuốc lào có
chứa alkaloid thực vật – nicotin và nornicotin trừ được ngoại ký sinh trùng và côn
trùng hại rau, cây công nghiệp. Theo Lê Thị Ngọc Diệp (1999) cây Astiso (Cynara
Scolymus L) chứa hoạt chất có tác dụng chống viêm, lợi tiểu, thông mật, bổ gan.
Nghiên cứu tác dụng phòng trị bệnh lợn con phân trắng của các cây tỏi, tô
mộc, hành, hẹ và hoàng đằng. Đặc biệt, tác giả còn cho thấy vi khuẩn E.coli kháng

lại kháng sinh thực vật của tỏi, hẹ lại chậm hơn rất nhiều so với các thuốc hoá học
trị liệu khác: tetracyclin, neomycin… Riêng mảng sử dụng các cây dược liệu: lá
thuốc lào, thuốc lá, hạt na, vỏ rễ xoan, hạt cau, củ bách bộ, dây thuốc cá, hạt củ
đậu… dùng để trị nội, ngoại ký sinh trùng thú y cũng đã thu được những kết quả
nhất định (Nguyễn Văn Tý, 2002).
Kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Tho và Nguyễn Thành Trung (2011), khi sử
dụng dịch chiết cây Xuân hoa trong điều trị lợn con bị viêm ruột tiêu chảy tỷ lệ khỏi
theo các công thức khác nhau đạt từ 87,51% đến 100%, thời gian khỏi bình quân là
2,3 – 3,08 (ngày).

2.3. Cây Huyền diệp (Polyalthia longifolia var.pendula Hort.)
2.3.1. Nguồn gốc phân loại
Tên khoa học: Polyathia longifolia var. Pendula Hort.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


Tên thông thường: Huyền diệp, Hoàng nam.
Thuộc họ Na: Annonaceae.
Thuộc chi Nhọc: Polyalthia.
Chi Nhọc (Polyalthia) là một chi lớn trong họ Na (Annonaceae), có khoảng
150 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Phi, châu Á và miền bắc nước Úc, số
lớn các loài tập trung ở Đông Nam Á. Ở việt Nam có 27 loài, phân bố khắp các vùng.

2.3.2. Mô tả thực vật
Cây gỗ nhỡ, cao 5 - 15 m, phân cành sớm từ gốc, dài, cong rũ xuống, tán hẹp
dạng thấp, che kín hết thân, xanh quanh năm. Lá đơn mọc cách, trên cành gãy khúc,
dạng thuôn dài hẹp, đầu nhọn, gốc tù, dài 8 - 20 cm, rộng 2 - 4 cm, màu xanh nhẵn
cả hai mặt, mép lá nhăn nheo. Gân bên không rõ. Cuống lá dài 0,5 – 0,8 cm.


Hình 2.1. Cây và các bộ phận của cây Huyền diệp
Ra hoa từ tháng hai đến tháng tư. Hoa đơn, hoa hình ngôi sao, màu vàng
chanh, cuống ngắn và mảnh. Nhị đực nhiều. Bầu có nhiều lá noãn.
Hình thành quả vào tháng bảy, quả có hình trứng hoặc bầu dục dài 2 cm màu
đen. Quả mọc thành chùm, mỗi chùm từ 10 – 20 quả. Ban đầu xanh, sau chuyển
màu tím hoặc đen khi chín.

2.3.3. Thành phần hóa học
Từ dịch chiết methanol của cây Huyền diệp đã phân lập được một haliman
diterpen mới, 3β,5β,16α - trihydroxyhalima - 13(14) - en - 15,16 - olit, và
oxoprotoberberine alkaloid, (-) - 8 - oxopolyathiain trong đó có một số hợp chất có
hoạt tính kháng một số dòng ung thư.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Dịch chiết n-hexan của vỏ cây Huyền diệp đã phân lập được 9 hợp chất
clerodan và ent - haliman diterpen mới là: 16 - hydroxycleroda - 4(18), 13 - dien 16,15 - olit; axit 16 - oxocleroda - 4(18), 13E - dien - 15 - oic; cleroda - 4(18), - 13 dien - 16,15 - olit; 16 - hydroxyl - ent - Halima - 5(10),13 - dien - 16,15 - olit; axit
16 - oxo - ent - Halima - 5(10), 13E - dien - 15 - oic; ent - Halima - 1(10),13E - dien
- 16,15 - olit; axit 16 - oxo - ent - halima - 5(10),13E - dien - 15 - oic; ent - Halima 5(10),13 - dien - 16,15 - olit và ent - Halima - 5(10),13E - dien - 16,15 - olit cùng
với 5 clerodan diterpen đã biết.
Từ cây Huyền diệp, Chen C. Y và cộng sự (2000) đã phân lập được 1 hợp
chất A haliman diterpen mới 3β, 5β, 16α - trihydroxyhaliman - 13(14) - en - 15,16 olide, và oxoprotoberberin alkaloid, (-) - 8 - oxopolyalthiain, cùng với 20 hợp chất
đã biết, 16α - hydroxycleroda - 3,13 - dien - 15,16 - olit; axit 16 - hydroxycleroda 3,13 - dien - 15 - oic; axit cleroda - 3,13E - dien - 15 - oic; axit 3,12E - lolavadien 15 - oic - 16 - al; (4→2)- abeo - 16 (R và S)- 2,13Z - kolavadien - 15,16 - olit - 3 al; axit labd - 13E - en - 8 - ol - 15 - oic; (-)- stepholidin, 1 - aza - 4 - methyl - 2 oxo - 1,2 - dihydro - 9,10 - anthracenedion; 5 - hydroxyl - 6 - methoxyonychin; 6 hydroxyl - 7 - methoxyonychin; liriodenin; oxoxylopin; (-) - anonain; (-) asimilobin; (-) - norboldin; (+) - norboldin; (-) - norpallidin; axit ρ hydroxybenzoic; β - sitosterol và stigmasterol.
Một clerodan diterpenoit là 16 - hydroxycleroda - 13 - en - 15,16 – olit - 3 on được phân lập từ vỏ cây Huyền diệp cùng với 23 hợp chất đã biết và các hợp
chất phytosteroit.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Phân lập theo định hướng hoạt tính sinh học của dịch chiết methanol lá
cây Huyền diệp cho thấy hoạt tính kháng 13 dòng Gram dương và 9 dòng Gram
âm, hợp chất (3S, 4R) - 3,4,5 - rihydroxylpentanoic acid - 1,4 - lacton tạo ra hoạt
tính trên.
Phân lập theo nghiên cứu định hướng hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây
Huyền diệp cho thấy hoạt tính kháng khuẩn mạnh và người ta đã phân lập 3 hợp
chất mới alkaloid pendulamin A, pendulamin B, và pendulin cùng với stigmasterol
3 - O - β - D - glucosid, allantoin và isoursulin.

2.3.4. Tổng quan các nghiên cứu về tác dụng kháng vi sinh vật của cây
Huyền diệp
Polyalthia longifolia đã được sử dụng trong các hệ thống truyền thống của y
học để điều trị sốt, bệnh ngoài da, bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp, kích thích
hô hấp và đặc trị làm hạ cơn sốt. Các bộ phận của cây Huyền diệp (Polyalthia
longifolia) được sử dụng để điều trị sốt, bệnh lậu, hạ huyết áp, đái đường và rong
kinh, và đã được biết đến để được sử dụng như một loại thảo dược khá thông dụng
ở Ấn Độ (Nair et al., 2004; Jain et al., 2009).
Tại Ấn Độ, hạt của cây này đã được sử dụng để giải nhiệt (Raghunathan và
Mitra, 1982). Chiết xuất vỏ thân cây và các alkaloid tách từ dich chiết cây
Polyalthia longifolia đã được chứng minh có hoạt động kháng khuẩn và kháng nấm
tốt (Hasan et al, 1988). Dịch chiết nước của cây gây kích thích sự hồi tràng và tử
cung cô lập, gây ức chế cơ tim, làm giảm huyết áp và giảm tần số hô hấp ở động vật
thí nghiệm (Achari và Lal, 1992). Các chất chiết xuất dầu thô của những hạt của cây
này cũng cho thấy hoạt động kháng khuẩn đáng kể (Sayeed và cộng sự, 1995). Vỏ
cây cũng được sử dụng như một loại thuốc giải nhiệt khá thông dụng ở huyện

Balasore của bang Orissa. Vỏ thân cây được nghiền thành bột và trộn với bơ để điều
trị bệnh lậu vùng Genitalial Ấn Độ. Vỏ cây còn được sử dụng để điều trị bệnh viêm
tử cung (Rosakutty, 2000). Nước sắc của lá và vỏ cây được sử dụng như trị cảm
lạnh và ho khan. Chất chiết xuất từ vỏ thân cây Huyền diệp còn được sử dụng để
chữa bệnh loét miệng (Raghunathan, Mitra, 2002). Nghiên cứu gần đây còn cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


thấy trên cuống lá, rễ, vỏ rễ đã cho thấy tiềm năng kháng khuẩn cao và hoạt động hạ
huyết áp đáng kể của cây Huyền diệp (Polyalthia longifolia) (Faizi et al, 2005).
Theo nghiên cứu của Thenmozhi và Sivaraj (2010) trên vi khuẩn gây bệnh,
dịch chiết lá cây Huyền diệp trong dung môi chloroform có tác dụng diệt khuẩn in
vitro tốt, đạt độ mẫn cảm cao theo tiêu chuẩn CLSI, đường kính vòng vô khuẩn ≥
20 mm. Đường kính vòng vô khuẩn lần lượt đối với E. coli là 24 mm, đối với vi
khuẩn Salmonella spp. là 21mm.
Kết quả nghiên cứu của Anzana et al. (2013) đối với E. coli, dịch chiết của lá
cây Huyền diệp ở nồng độ 125 mg/ml trong 03 loại dung môi methanol, chloroform
và hexane đều có khả năng diệt khuẩn in vitro tốt, đều đạt độ mẫn cảm cao theo tiêu
chuẩn của CLSI với đường kính vòng vô khuẩn ≥ 20 mm. Đường kính vòng vô
khuẩn của dịch chiết đối với vi khuẩn E. coli biến đổi không nhiều từ 24,16mm
(dung môi chloroform) đến 27,6mm (với dung môi là hexane).
Theo nghiên cứu của Tripta và Kanika (2011) dịch chiết cây Huyền diệp
trong 06 loại dung môi có tác dụng diệt khuẩn in vitro đối với vi khuẩn nhưng
đường kính vòng vô khuẩn biến đổi mạnh. Khi sử dụng dung môi là chloroform
đường kính vòng vô khuẩn đạt 23,0 mm với Salmonella spp. và chỉ đạt 20 mm đối
với E. coli nhưng vẫn đạt độ mẫn cảm cao.
Theo những kết quả nghiên cứu trên, khả năng ứng dụng kháng sinh thảo

dược nói chung và cây Huyền diệp nói riêng để phòng và điều trị bệnh trong Thú y
là có cơ sở khoa học và rất có tiềm năng

2.4. Bệnh viêm ruột tiêu chảy trên chó
Bệnh viêm ruột tiêu chảy là bệnh phổ biến ở chó, bệnh xảy ra quanh năm
nhưng thường thấy nhiều vào mùa Xuân và mùa Hạ khi thời tiết ấm áp và độ ẩm
tăng cao. Qua theo dõi dịch bệnh của chó khu vực Hà Nội, thấy khoảng 80% số chó
bị chết là do mắc bệnh dạ dày và ruột cấp tính (Nguyễn Văn Thành, 2012). Có rất
nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm ruột tiêu chảy trên chó ngoài các nguyên nhân
do các bệnh truyền nhiễm như Carê, viêm ruột tiêu chảy do Parvovius một trong
những nguyên nhân gây bệnh chính là vi khuẩn E. coli và Salmonella spp. (Nguyễn
Tuyết Thu, 2008; Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Tuyết Thu, 2008).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


2.4.1. Định nghĩa bệnh viêm ruột tiêu chảy
Tiêu chảy là một thuật ngữ diễn tả biểu hiện lâm sàng hội chứng bệnh lý
đặc thù của bệnh đường tiêu hoá. Bệnh viêm ruột tiêu chảy phổ biến ở các loài
gia súc đặc biệt là gia súc non. Bệnh có quanh năm, nhưng thường xảy ra vào
mùa Xuân, mùa Hạ khi thời tiết nóng và ẩm ướt. Fairbrother (1992) đã nhận xét,
tiêu chảy là một bệnh gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi trên thế giới.
Bệnh tiêu chảy là hiện tượng ỉa nhanh, nhiều lần, trong phân có nhiều nước do
ruột tăng cường co bóp (Tạ Thị Vịnh, 1991). Theo David McClugage (2005), ỉa
chảy theo nghĩa hẹp là ỉa phân lẫn nước. Song trong thực tế định nghĩa này rộng
hơn, bao gồm phân nhão hơn bình thường, có khi phân lẫn rất nhiều nước, phân
rất lỏng, phân có màu sắc khác thường.
Bệnh viêm ruột tiêu chảy xảy ra ở nhiều loài trong đó có chó con (David
MacClugage, 2005). Chó non dưới 6 tháng tuổi khi mắc bệnh sẽ chết với tỷ lệ rất

cao (60-70%). Đặc trưng của chó mắc bệnh trong tuần đầu tiên là tỷ lệ chết rất cao.
Chó thường bị suy sụp nhanh, yếu, giảm nhiệt độ, mất nước và chất điện giải gây
triệu chứng thần kinh rồi chết. E. coli cũng có thể qua hàng rào biểu mô ruột từ 48 72 giờ sau khi sinh. Ngay sau đó, các tế bào biểu mô ruột cũng ngừng hấp thu
Glubulin miễn dịch (Fairbrother JM, 1992).

2.4.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm ruột tiêu chảy
Nguyên nhân của ỉa chảy rất phức tạp, đã có rất nhiều tác giả dày công
nghiên cứu nguyên nhân của hội chứng tiêu chảy. Tuy nhiên tiêu chảy là một hiện
tượng bệnh lý, có liên quan đến rất nhiều yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân tiên phát,
có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Vì vậy, việc xác định đâu là nguyên nhân gây
tiêu chảy chỉ mang tính chất tương đối. Song dù bất cứ nguyên nhân nào gây tiêu
chảy cũng dẫn đến hậu quả là gây viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hoá
và cuối cùng là một quá trình nhiễm trùng.
Theo Trịnh Văn Thịnh (1964), Vũ Văn Ngữ (1979), do một tác nhân nào đó,
trạng thái cân bằng của khu hệ vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một
loài nào đó sinh sản lên quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng loạn khuẩn. Nguyễn Vĩnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


Phước và cộng sự (1970) cho biết: khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút, vi khuẩn
gây thối là nguồn gây bệnh đường ruột.
Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiêu chảy ở chó bao gồm nguyên nhân do
vi khuẩn, nguyên nhân do virus, do ký sinh trùng hay đơn giản do thời tiết khí hậu,
chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Chiocco D và cộng sự (1990), Đoàn Băng Tâm
(1987), cho biết: mầm bệnh trong tự nhiên xâm nhập vào cơ thể động vật chủ yếu
thông qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn.
Nguyên nhân do điều kiện ngoại cảnh: Điều kiện khí hậu thay đổi đột ngột,

quá nóng, quá lạnh, mưa gió, ẩm ướt… kết hợp với chuồng trại không hợp vệ sinh.
Niconxki V.V (1986), Hồ Văn Nam và cộng sự. (1997) cho biết: khi gia súc bị lạnh
ẩm ướt kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác dụng thực bào do đó gia
súc dễ bị vi khuẩn sẵn có trong đường ruột có cơ hội bội nhiễm, tăng cường độc lực
gây bệnh.
Nguyên nhân do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng: Thức ăn có chất lượng kém,
ôi thiu, khó tiêu hoá... là nguyên nhân gây tiêu chảy ở gia súc. Thức ăn thiếu các
chất khoáng, Vitamin cần thiết cho cơ thể gia súc, đồng thời phương thức cho ăn
không phù hợp sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể gia súc và tạo cơ hội cho các vi
khuẩn gây ra hội chứng tiêu chảy (Laval. A, 1997).
Nguyên nhân stress: Trong đời sống hàng ngày có các tác nhân ngoại cảnh
tác động, gia súc cũng xuất hiện tiêu chảy hàng loạt, mà trước đó không hề có dấu
hiệu này. Có nhiều tác giả cho đó là hậu quả tất yếu của Stress. Hệ thống tiêu hoá
(dạ dày và ruột) mẫn cảm đặc biệt với Stress (Phạm Khắc Hiếu, 1998). Stress gây
nên hiện tượng chán ăn, nôn mửa, tăng nhu động ruột, có khi tiêu chảy, đau bụng.
Nguyên nhân ký sinh trùng: Theo Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) các
loại ký sinh trùng đường ruột gây tổn thương niêm mạc ruột cũng là một nguyên
nhân dẫn đến tiêu chảy. Các loài kí sinh trùng thường gặp ở chó: sán dây gồm có
Teania kydatiggena, Teania fisiformis, Dipilidium canium…; các loài giun đũa
Toxocara canis… Đặc biệt là giun móc Ancylostoma canium có những móc nhọn
bằng kitin cắm vào ruột non phần tá tràng, không tràng để hút máu gây tổn thương,
làm xuất huyết ruột tạo điều kiện cho các vi sinh vật xâm nhập gây viêm ruột tiêu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


chảy. Các đơn bào kí sinh như: Amip Entaoeba hystotitica gây bệnh lị, trùng roi
Giardia intestinalis.
Nguyên nhân nấm mốc: Độc tố nấm mốc rất đa dạng và phong phú, nhưng

chúng đều là sản phẩm của sự chuyển hoá thứ cấp trong quá trình phát triển của một
loài, mỗi chủng nấm mốc nhất định (Butler E., Crisan E.V. 1977). Bản chất của độc tố
nấm mốc là polypeptide, các hợp chất quinol, các hợp chất có nhân piron. Trong các
loại độc tố nấm mốc thì Aflatoxin là loại độc tố được quan tâm nhiều nhất hiện nay.
Nấm mốc và độc tố do chúng sản sinh ra đã gây thiệt hại đáng kể cho chăn
nuôi và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, những độc tố nấm mốc có hại cho
con người và gia súc là Aflatoxin, Ochratoxin, Sterigmato cystin gây độc và gây ung
thư gan, nhóm gây độc đường tiêu hoá là các độc tố Trichothecens, T2toxin
Diacetocyscirpenol, Nivalenol.
Độc tố nấm mốc với hàm lượng cao có thể gây chết hàng loạt gia súc, với
biểu hiện là nhiễm độc đường tiêu hoá, gây tiêu chảy dữ dội, mà thường người ta
không nghĩ đến nguyên nhân này, nên mọi phác đồ điều trị bằng kháng sinh đều
không hiệu quả. Ngoài việc gây tiêu chảy cho gia súc, độc tố nấm mốc còn gây độc
trực tiếp cho người từ thực phẩm bị nhiễm nấm mốc hoặc gián tiếp từ độc tố tồn dư
trong thực phẩm.
Nguyên nhân do virus: Theo Trần Thanh Phong (1996) gây tiêu chảy ở chó
thường gặp ở các bệnh do virus như bệnh Carré do virus Carré thuộc họ
Paramyxoviridae, giống Morbilivirus. Bệnh xảy ra chủ yếu ở chó từ 2 đến 4 tháng
tuổi, đặc biệt nhiều nhất ở chó 3 đến 4 tháng tuổi. Bệnh viêm ruột ở chó do
Coronavirus. Hai loại virus này gây tiêu chảy cấp tính, phân nhiều nước, chó sốt cao
nhanh chết. Bệnh Parvo do virus thuộc họ Parvoviridae, giống Parvovirus; bệnh gây
chết nhiều ở chó non; chó lớn tỷ lệ chết thấp nhưng là nguồn trữ virus gây bệnh với
đặc trưng của bệnh là sốt nhẹ kéo dài, tiêu chảy có máu hồng và cả máu tươi.
Nguyên nhân do vi khuẩn: Một trong số những bệnh phổ biến và gây nhiều
thiệt hại cho chăn nuôi chó là viêm ruột tiêu chảy do vi khuẩn; Bệnh xảy ra ở mọi
lứa tuổi, tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết khá cao (David Mc. Clugage, D.V.A.,C.V.A. 2005).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15



Trong lĩnh vực vi sinh vật, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy, tuy
nhiên bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy, tác nhân phổ biến nhất vẫn là vi
khuẩn, hoặc với vai trò kế phát, hoặc nguyên phát (Nguyễn Bá Hiên, 2001). Ở điều
kiện bình thường có thể phát hiện Salmonella trong đường ruột của nhiều loài gia
súc, gia cầm; khi sức đề kháng của động vật bị giảm sút, vi khuẩn xâm nhập vào nội
tạng và gây bệnh (Nguyễn Như Thanh và cộng sự., 2001).
Trong đường ruột của động vật có rất nhiều vi khuẩn, chúng được gọi là “vi
khuẩn chí đường ruột”. Chúng tồn tại ở một trạng thái cân bằng với nhau và với cơ
thể vật chủ. Do một nguyên nhân nào đó dẫn đến trạng thái cân bằng của khu hệ vi
sinh vật bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ có một loại nào đó sản sinh lên quá nhiều, gây
hiện tượng loạn khuẩn (Vũ Văn Ngữ và cộng sự., 1979). Loạn khuẩn là nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến bệnh ở đường tiêu hoá, đặc biệt là gây tiêu chảy.
Bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó diễn ra theo 2 quá trình, đầu tiên là rối loạn
tiêu hoá, sau đó là quá trình nhiễm trùng. Giai đoạn đầu, thường do các yếu tố bất
lợi như gặp lạnh đột ngột, phẩm chất thức ăn kém, các stress có hại: nóng, lạnh,
ẩm… làm cơ năng tiêu hoá ở đường ruột bị rối loạn, thức ăn không được tiêu hoá sẽ
lên men, phân giải các chất hữu cơ sinh ra chất độc như Indol, Scatol, H2S… Các
sản phẩm độc này làm cho pH trong đường ruột thay đổi gây trở ngại về tiêu hoá và
hấp thu trong đường ruột (Hồ Văn Nam và cộng sự., 1997; Sử An Ninh, 1993; Đào
Trọng Đạt và cộng sự., 1996; Phạm Khắc Hiếu, 1998. Những chất độc này tác động
lên niêm mạc ruột gây xung huyết, tăng nhu động ruột gây tiêu chảy. Giai đoạn tiếp
theo, trong điều kiện rối loạn tiêu hoá, những vi khuẩn trong đường ruột gặp điều
kiện thuận lợi, sinh sôi nảy nở. Chúng phát triển nhanh về số lượng làm phá vỡ
trạng thái cân bằng của khu hệ vi sinh vật đường ruột, các vi khuẩn có lợi giảm đi,
thay vào đó là vi khuẩn có hại. Các vi khuẩn này sẽ tăng cường độc lực, sản sinh
độc tố tác động vào niêm mạc ruột gây tình trạng bệnh lý trầm trọng thêm.
Cho đến nay, các nhà khoa học ở nhiều nước đã xác nhận ngoài các nguyên
nhân do các bệnh truyền nhiễm như Carê, viêm ruột tiêu chảy do Parvovius một
trong những nguyên nhân gây bệnh chính là vi khuẩn E. coli và Salmonella spp.

(Manager, Janos mocsy dẫn theo Đào Trọng Đạt, 1997; Nguyễn Tuyết Thu, 2008;
Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Tuyết Thu, 2008).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


2.4.3. Một số nghiên cứu về vi khuẩn gây hội chứng tiêu chảy trên chó
Cơ chế gây bệnh viêm ruột tiêu chảy do vi khuẩn
Các vi sinh vật gây bệnh không giống hệ vi khuẩn cư trú thường xuyên
trong đường ruột, thường do một nguyên nhân nào đó các vi khuẩn phát triển
nhanh chóng cả về số lượng và độc lực. Một số loại vi khuẩn có khả năng xâm
nhập vào lớp tế bào biểu mô, ở đây chúng phát triển nhanh về số lượng kích
thích các tế bào gây viêm, dịch rỉ viêm tiết ra đi vào khoang ruột làm tăng áp lực
kích thích gây tiêu chảy. Phần lớn là do các vi khuẩn độc lực tăng lên mạnh,
chúng tiết ra các loại độc tố. Khi các độc tố được tiết ra, nó gây kích thích các
AMP vòng nội bào, chất này làm tăng tiết Cl- và giảm hấp thu Na+, áp lực thẩm
thấu thu hút nước vào trong xoang ruột tạo ra áp lực lớn trong ống tiêu hoá kích
thích gây tiêu chảy. Hậu quả là một lượng nước lớn cùng với các chất điện giải
mất đi theo phân (Craige E Green, 1984).
Vi khuẩn E. Coli, đây là nhóm vi khuẩn rất phong phú sống hoại sinh ở khu
vực ruột già trong đường tiêu hoá của chó và tất cả những động vật máu nóng.
Trong đó, nhiều chủng gây dung huyết và gây bệnh đường tiêu hoá. Bệnh ở chó
thường do những E.coli có kháng nguyên O và K chiếm ưu thế. Các chủng E.coli
sản sinh độc tố Shiga-toxin, loại độc tố này thường phân lập được ở lợn mắc bệnh
phù đầu (Beutin, 1999 - trích dẫn theo David Mc. Clugage, D.V.A.,C.V.A. 2005).
Theo Galton và cộng sự. (1952), ở chó đã tìm thấy các chủng Salmonella
enteritidis; S. paratyphy A, B; S. typhimuriusm. Nhóm vi khuẩn này có nhiều
serotype khác nhau. Chúng là tác nhân gây bệnh cho hầu hết các loài động vật có vú
kể cả con người. Chó có thể nhiễm khuẩn do uống phải nước bẩn hoặc thức ăn bị

nhiễm vi khuẩn (thức ăn sống không qua chế biến).
Khi chó ăn uống phải thức ăn và nước uống nhiễm khuẩn, vi khuẩn sẽ phát
triển trong niêm mạc đường tiêu hoá gây ra bệnh viêm dạ dày và ruột cấp. Bệnh lây
nhiễm trực tiếp từ chó bệnh sang chó khoẻ qua đường tiêu hoá. Chó khoẻ ăn, uống
phải vi khuẩn gây bệnh từ thức ăn và phân của chó ốm thải ra sẽ mắc bệnh; chó
bệnh thể hiện các triệu chứng điển hình: vài ngày đầu chó ăn ít hoặc bỏ ăn, sốt
39,50C – 400C, mệt mỏi, thích uống nước. Đặc biệt khi bị nhiễm vi khuẩn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 17


×