Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

nghiên cứu ứng dụng xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học fitobiomixrr và emina làm phân bón cho giống lúa lt2 vụ mùa 2013 tại yên khánh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.69 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------

-------

NGUYỄN MINH TUÂN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG XỬ LÝ RƠM RẠ BẰNG
CHẾ PHẨM SINH HỌC FITO-BIOMIXRR VÀ EMINA
LÀM PHÂN BÓN CHO GIỐNG LÚA LT2 VỤ MÙA 2013
TẠI YÊN KHÁNH - NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------

-------

NGUYỄN MINH TUÂN



NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG XỬ LÝ RƠM RẠ BẰNG
CHẾ PHẨM SINH HỌC FITO-BIOMIXRR VÀ EMINA
LÀM PHÂN BÓN CHO GIỐNG LÚA LT2 VỤ MÙA 2013
TẠI YÊN KHÁNH - NINH BÌNH

CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. VŨ QUANG SÁNG

HÀ NỘI, 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi
trực tiếp thực hiện trong vụ Mùa năm 2013 tại huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh
Bình, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Vũ Quang Sáng. Số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa từng được sử dụng trong
luận văn nào ở trong và ngoài nước.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Tuân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Vũ Quang Sáng, người
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, cũng
như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo; Khoa Nông học, đặc biệt là các
thầy cô trong Bộ môn Sinh lý thực vật (Học viện Nông nghiệp Việt Nam).
Chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình,
Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ Ninh Bình, bạn bè, đồng
nghiệp, gia đình và người thân đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Tuân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

i

LỜI CẢM ƠN


ii

MỤC LỤC

iii

DANH MỤC BẢNG

vi

DANH MỤC HÌNH

vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

viii

MỞ ĐẦU

1

1.

Đặt vấn đề

1

2.


Mục tiêu của đề tài

3

3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

1.1.

Nguồn gốc, phân loại cây lúa

5

1.2.

Giá trị của lúa gạo

6

1.3.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo


7

1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới

7

1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trong nước

9

1.3.

Vai trò của phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp

10

1.4.

Sự cần thiết phải xử lý rơm rạ thạnh phân hữu cơ

12

1.5.

Cơ sở sinh học của việc xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ bằng

1.6.

phương pháp sinh học


16

Vai trò của vi sinh vật hữu hiệu trong chế tạo phân hữu cơ

17

1.6.1. Các vi sinh vật phân giải hydratcacbon

17

1.6.2. Sự phân giải hợp chất các bon nhờ vi sinh vật

17

1.7.

Một số nghiên cứu về xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ bằng bằng
phương pháp sinh học ở trong và ngoài nước

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

18

Page iii


1.7.1. Một số nghiên cứu ở trên thế giới

18


1.7.2. Một số nghiên cứu ở trong nước

20

1.7.3. Tình hình hình xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ tại Ninh Bình

22

1.8.

Giới thệu, khả năng ứng dụng của Fito-Biomir RR và EMINA

23

1.8.1. Chế phẩm EMINA

23

1.8.2. Chế phẩm Fito-Biomir RR

24

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

29

2.1.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu


29

2.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm của giống lúa LT2

29

2.1.2. Vật liệu nghiên cứu

29

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu.

29

2.2.

Nội dung nghiên cứu

29

2.3.

Phương pháp nghiên cứu

30

2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

30


2.3.2. Các biện pháp kỹ thuật

32

2.3.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

33

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu.

36

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

37

3.1.

Xác định lượng chế phẩm Fito Biomix RR đơn lẻ và phối hợp với
EMINA xử lý rơm rạ làm phân bón

37

3.1.1. Xác định lượng chế phẩm Fito Biomix RR thích hợp trong sử lý rơm rạ
thành phân hữu cơ

37

3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của Fito - Biomix RR kết hợp với EMINA đến
khả năng xử lý rơm rạ làm phân bón hữu cơ tại huyện Yên Khánh, tỉnh

Ninh Bình.
3.2.

39

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ xử lý từ rơm rạ đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất lúa giống LT2 vụ mùa năm 2013 tại
huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

42
Page iv


3.2.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ xử lý từ rơm rạ đến thời gian sinh trưởng
của giống lúa LT2 vụ mùa 2013

43

3.2.2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ xử lý từ rơm rạ đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây.

45

3.2.3. Ảnh hưởng phân hữu cơ xử lý từ rơm rạ đến động thái đẻ nhánh của
giống lúa LT2

47


3.2.4. Ảnh hưởng phân hữu cơ xử lý từ rơm rạ đến chỉ số diện tích lá của
giống lúa LT2

50

3.2.5. Ảnh hưởng của phân hữu cơ xử lý từ rơm rạ đến khả năng tích lũy chất
khô của giống lúa LT2.

53

3.2.6. Ảnh hưởng của phân hữu cơ xử lý từ rơm rạ đến khả năng chống chịu
sâu bệnh của giống lúa LT2.

55

3.2.7. Ảnh hưởng của phân hữu cơ xử lý từ rơm rạ đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống lúa LT2 trồng vụ mùa 2013 tại Ninh Bình. 57
3.2.8. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân hữu cơ xử lý từ rơm rạ cho lúa giống
LT2 vụ mùa 2013 tại Yên Khánh - Ninh Bình.

61

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

64

1. Kết luận

64


2. Kiến nghị

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

66

PHỤ LỤC

70

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC BẢNG
STT
3.1:

Tên bảng

Trang

Sự biến đổi nhiệt độ đống ủ rơm rạ khi bổ sung chế phẩm FitoBiomix RR ở các liều lượng khác nhau

3.2:

37


Tình trạng hoai mục của rơm rạ khi bổ xung các lượng chế
phẩm Fito-Biomix RR khác nhau.

3.3:

38

Sự biến đổi nhiệt độ đống ủ rơm rạ khi sử dụng đống ủ có bổ
sung chế phẩm Fito - Biomix RR kết hợp với EMINA ở các
nồng độ khác nhau

40

3.4:

Tình trạng hoai mục của rơm rạ khi bổ xung chế phẩm

3.5:

Ảnh hưởng của phân hữu cơ xử lý từ rơm rạ đến thời gian sinh
trưởng, phát triển giống lúa LT2 vụ mùa 2013 tại Yên Khánh - Ninh
Bình.

3.6:

45

Ảnh hưởng của phân hữu cơ xử lý từ rơm rạ đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây


46

3.7:

Ảnh hưởng của phân hữu cơ xử lý từ rơm rạ đến động thái đẻ nhánh.

48

3.8:

Ảnh hưởng của phân hữu cơ xử lý từ rơm rạ đến chỉ số diện tích
lá LAI.

3.9:

51

Ảnh hưởng của phân hữu cơ xử lý từ rơm rạ đến khả năng tích
lũy chất khô DM

54

3.10: Ảnh hưởng của phân hữu cơ xử lý từ rơm rạ đến khả năng
chống chịu sâu bệnh của giống lúa LT2

56

3.11: Ảnh hưởng của phân hữu cơ xử lý từ rơm rạ đến các yếu tố cấu
thành năng suất của giống lúa LT2 vụ mùa 2013


58

3.12: Ảnh hưởng của phân hữu cơ xử lý từ rơm rạ đến năng suất của
giống lúa LT2 vụ mùa 2013

60

3.13. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân hữu cơ xử lý từ rơm rạ cho lúa
giống LT2 vụ mùa 2013 tại Ninh Bình.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

62
Page vi


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

3.1

Động thái tăng trưởng chiều cao cây lúa

47

3.2


Động thái đẻ nhánh cây lúa

49

3.3

Ảnh hưởng của phân hữu cơ xử lý từ rơm rạ đến LAI

51

3.4

Khả năng tích lũy chất khô DM

54

3.5

Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của phân hữu cơ sử lý từ rơm rạ đến
năng suất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

60

Page vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Từ viết tắt

CT

Công thức

Đ/C

Đối chứng

TGST

Thời gian sinh trưởng

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

CCCC

Chiều cao cuối cùng

TSC


Tuần sau cấy

LAI

Chỉ số diện tích lá

DM

Khối lượng chất khô tích lũy

NXB

Nhà xuất bản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực chính ở các nước châu Á,
chiếm khoảng 92% sản lượng lúa gạo trên toàn thế giới (IRRI, 2002). Nhu
cầu lương thực ngày càng tăng nên sản xuất lúa gạo phải tăng để đáp ứng
được nhu cầu lương thực. Vì vậy, để tăng sản lượng lương thực phải đi theo
hướng tăng năng suất trên đơn vị sản xuất. Bên cạnh đó, tăng năng suất lúa là
chìa khóa để cải thiện đời sống cho người nông dân và đóng góp cho sự phát
triển kinh tế, giảm đói nghèo (Dawe, 2000). Có nhiều biện pháp làm tăng
năng suất lúa song quan trọng là giống tốt và các biện pháp kỹ thuật phù hợp,
tiên tiến. Trong đó phân bón là biện pháp kỹ thuật quan trọng làm tăng năng

suất cây trồng. Hiện nay, sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta đang đi
vào mức độ thâm canh cao với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa
học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học và hàng loạt các biện pháp như trồng lúa 3
vụ, phá rừng canh tác cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, rau… với mục đích
khai thác, chạy theo năng suất và sản lượng (Nguyễn Quang Thạch và CS,
2001). Do vậy, với sự canh tác trên đã làm cho đất đai ngày càng thóai hóa,
dinh dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, hệ vi sinh vật
trong đất bị phá hủy, tồn dư các chất độc hại trong đất ngày càng cao, nguồn
bệnh tích lũy trong đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không dự
báo trước. Với địa bàn tỉnh Ninh Bình là một trong những tỉnh sản xuất nông
nghiệp là chính, đặc biệt cây lúa thâm canh cao về sử dụng phân bón đạm ure
cao làm cho đất canh tác ngày càng bị thoái hóa nghiêm trọng. Xu hướng
quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với việc tăng cường sử dụng chế phẩm
sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng đang là xu hướng chung
của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung (Hoàng Ngọc Thuận, 2005).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


Ninh Bình là một tỉnh nông nghiệp nằm ở phía nam đồng bằng Sông
Hồng, có diện tích trồng lúa khoảng 80.000 ha/năm, lượng rơm rạ sau thu
hoạch khoảng 480 nghìn tấn/năm (khối lượng thu được từ 1ha trồng lúa khoảng
6 tấn rơm rạ). Trước đây, rơm rạ sau thu hoạch được nông dân trên địa bàn
tỉnh sử dụng làm thức ăn cho gia súc và là nguồn chất đốt chủ yếu phục vụ
trong đời sống con người. Rơm rạ sau thu hoạch được cày lật vùi dưới ruộng,
sau một thời gian phân huỷ thành chất hữu cơ làm tăng thành phần dinh
dưỡng cho đất hoặc được nông dân thu gom để phục vụ nuôi trồng nấm.
Những năm gần đây do đẩy mạnh cơ giới hoá khâu làm đất, số lượng trâu, bò

nuôi làm sức kéo giảm, do đó rơm sử dụng làm thức ăn cho trâu, bò cũng
giảm theo. Nghề trồng nấm trên địa bàn tỉnh tuy đã phát triển nhưng cũng chỉ
sử dụng một lượng rơm rạ nhất định để trồng nấm sò, nấm mỡ ... Mặt khác,
việc dùng rơm rạ làm chất đốt đã dần được thay thế bằng khí ga, điện. Do vậy
nguồn rơm rạ sau khi thu hoạch dư thừa được nhiều nông dân xử lý bằng biện
pháp đốt cháy ngay tại đồng ruộng hoặc thả xuống dòng chảy gây ô nhiễm
cảnh quan môi trường, phá huỷ các công trình công cộng, đặc biệt gây mất
cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, đây cũng là một trong những nguyên nhân
gây biến đổi khí hậu, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con
người. Theo các nhà khoa học, việc đốt rơm rạ đã phá vỡ sự cân bằng tự
nhiên, một lượng chất hữu cơ rất lớn đã bị đốt thành tro bụi, không được tái
tạo độ phì nhiêu cho đất, khói bụi khi đốt rơm rạ làm ô nhiễm không khí, gây
tác hại lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt trẻ em, người già và người
mắc bệnh hô hấp mạn tính dễ bị ảnh hưởng nhất; khói đốt rơm, rạ còn là
nguyên nhân tiềm ẩn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Ngoài ra,
nhiều nơi còn vứt rơm, rạ xuống ao ngòi gây ô nhiễm nguồn nước và làm chết
các vật nuôi thuỷ sản. Đây là một nguyên nhân đã và đang gây khó khăn cho
sản xuất nông nghiệp trong cả nước cũng như ở Ninh Bình trong thời gian qua.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với giống lúa khi đạt năng suất 5,0 tấn/ha thì
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


lượng dinh dưỡng lấy đi từ đất: 51,5 kg N, 25,4 kg P2O5, 137,4 kg K2O, 23 kg
MgO, 20 kg CaO, 5 kg Lưu huỳnh, 2 kg Sắt, 2 kg Mangan, 200 g Kẽm, 150 g
Đồng, 150 g Bo, 250 kg Silic và 25 kg Clo trên 1 ha. Nếu không hoàn trả lại
đất các chất hữu cơ thì ngày càng làm mất đi nhiều nguyên tố quan trọng mà
cây trồng đã lấy đi từ đất, đặc biệt là nguyên tố cacbon. Đốt rơm rạ gây ra sự
mất mát gần như hoàn toàn N, lượng P mất đi khoảng 25%, K khoảng 20% và

S mất đi từ 50 - 60%. Các nguyên tố K, Si, Ca, Mg dễ bị rửa trôi từ đống tro...
Hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của Công nghệ sinh học, việc
ứng dụng chế phẩm vi sinh lên men phân huỷ toàn bộ phần rơm rạ thành chất
hữu cơ và bón trả lại cho đất là một hướng phát triển của một nền nông
nghiệp bền vững. Đây sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây, cải tạo độ
màu mỡ và bổ sung cho đất một lượng lớn vi sinh vật, góp phần nâng cao
năng suất, tạo ra sản phẩm sạch không ảnh hưởng tới sức khoẻ người sử dụng,
không ảnh hưởng tới môi trường sinh thái xung quanh, được coi là một
phương thức hiệu quả và rẻ tiền. Xuất phát từ quan điểm trên chúng tôi thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học
Fito -BiomixRR và EMINA làm phân bón cho giống lúa LT2 vụ mùa 2013
tại Yên Khánh - Ninh Bình”.
2. Mục tiêu của đề tài
Hoàn thiện quy trình xử lý rơm, rạ làm phân bón hữu cơ bằng chế phẩm
sinh học Fito-Biomix RR, EMINA và kỹ thuật bón phù hợp cho cây lúa sinh
trưởng, phát triến tốt, năng suất và chất lượng cao để góp phần vào việc xây
dựng quy trình thâm canh tăng năng suất, hiệu quả kinh tế cao, bền vững cho
người trồng lúa tại tỉnh Ninh Bình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học về
hiệu lực của chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR và EMINA trong xử lý rơm
rạ làm phân bón hữu cơ đối với cây lúa trồng trên đất Ninh Bình.
- Kết quả đề tài là tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và

nghiên cứu về sử dụng phân bón hữu cơ sinh học cho cây lúa chất lượng cao.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được biện pháp xử lý rơm rạ làm phân bón hữu cơ cho cây
lúa và các cây trồng khác, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng hiệu
quả sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với cây lúa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, phân loại cây lúa
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc xuất xứ của cây lúa: Theo
Nguyễn Hữu Tề và công sự (2001), căn cứ vào các tài liệu cổ của Trung
Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…cây lúa đã có mặt từ 3000 năm trước công nguyên,
ở Trung Quốc vùng Triết Giang đã xuất hiện cây lúa khoảng 5000 năm, ở hạ
lưu sông Dương Tử 4000 năm trước công nguyên.
Nguyễn Văn Luật (2008), cho rằng về nguồn gốc xuất xứ của cây lúa
cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau. Erygin P. S cho rằng lúa bắt đầu được
trồng trọt không phải một vùng mà nhiều vùng địa lý khác nhau, có thể ở phía
đông bán đảo Đông Dương, vùng đông nam Trung Quốc, hạ lưu Sông Ganga
và song Bramapoatre. Cũng có ý kiến cho rằng đồng bằng sông Cửu Long có
thể là vùng xuất sứ của lúa trồng ( Đào Thế Tuấn, 1980). Sasato trong cuốn “
Nghiên cứu tổng hợp về lúa” cho rằng lúa từ Ấn Độ, Việt Nam, Myanmar đã
được truyền tới Trung Quốc hoặc theo đường Hoa Nam, hoặc theo đường Tây
Nam. Một số nhà khoa học như Vavilop N.T, Ghose R.L.M, Watt G,
Komarov V.L… đều cho là Việt Nam nằm trong cái nôi của lúa trồng
Đối với lúa trồng cũng có nhiều cách phân loại khác nhau:
- Theo điều kiện khí hậu và vĩ độ địa lý, lúa được phân thành 2 loại: lúa

tiên và lúa cánh..
- Theo mùa vụ gieo cấy trong năm và thời gian sinh trưởng người ta
chia ra làm lúa chiêm và lúa mùa.
- Theo điều kiện tưới và gieo trồng phân chia thành: Lúa cạn và lúa nước.
- Theo chất lượng và hình dạng hạt phân thành lúa tẻ và lúa nếp; lúa hạt
tròn và lúa hạt dài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


1.2. Giá trị của lúa gạo
Về giá trị dinh dưỡng, theo Nguyễn Hữu Tề và công sự (2001), trong
lúa gạo có mặt đầy đủ các chất dinh dưỡng như các cây lương thực khác,
ngoài ra còn có các vitamin, đặc biệt là các vitamin nhóm B.
Bảng 1.1: Thành phần hóa sinh của lúa gạo (% trọng lượng khô)
Tinh bột

Protein

Lipit

Xenluloza

Tro

Nước

62,4


7,9

2,2

9,9

5,7

11,9

Ngoài các thành phần quan trọng như tinh bột, protein, lipit trong lúa
gạo còn có một số vitamin nhất là vitamin nhóm B như: B1, B6, B2,
PP...lượng vitamin B1 là 0,45mg/ 100 hạt (trong đó phân bố ở phôi 47%, vỏ
cám 34,5% còn trong hạt gạo chỉ có 3,8%) so với lúa mì là 0,52 mg/ 100 hạt
và ngô là 0,4 mg
Lúa gạo ngoài việc sử dụng làm lương thực là chủ yếu thì các sản phẩm
phụ của cây lúa còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
- Gạo: là nguyên liệu sản xuất rượu, bia.
- Tấm sử dụng để xản xuất tinh bột, rượu cồn, axeton, phấn mịn ...
- Cám: làm thức ăn cho gia súc. Trong công nghệ dược dùng để sản
xuất vitamin B1 chữa bệnh tê phù, dầu cám có chất lượng cao, dùng chữa
bệnh, chế tạo sơn cao cấp, làm mỹ phẩm, chế xà phòng ...
Trấu: dùng để sản xuất nấm mem, làm thức ăn cho gia xúc, sản xuất vật
liệu đóng lót hàng, dùng để độn chuồng làm phân bón, chất đốt...
- Rơm, rạ: với thành phần chủ yếu là xenluloza có thể sản xuất thành
giấy, các tông, đồ gia dụng như thừng, chão, giầy, dép,... cũng có thể sử dụng
rơm, rạ làm thức ăn gia súc, chộn với cây họ đầu làm thức ăn ủ chua, sản xuất
nấm rơm, độn chuồng, chất đốt...
Nếu tận dụng khái thác hết các sản phẩm phụ của cây lúa thì giá trị kinh tế

còn rất đa rạng và phong phú.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới
Theo Nguyễn Hữu Tề và cộng sự (2001), cây lúa có nguồn gốc nhiệt
đới, dễ trồng, cho năng suất cao. Hiện nay trên thế giới có trên 100 quốc gia
trồng lúa. Vùng trồng lúa tương đối rộng: có thể trồng ở các vùng có vĩ độ cao
như Hắc Long Giang (Trung Quốc) 530 B; Tiệp 490B, Nhật, Italia, Nga 450B
đến Nam bán cầu: úc 350N. Vùng phân bố chủ yếu ở Châu Á từ 300B đến
100N. Năng suất trên phạm vi quốc gia đã đạt tới 60-80 tạ/ha/vụ. Châu Á vốn là
vùng đông dân cư, cũng là vùng gieo trồng và sản xuất lúa gạo lớn nhất trên thế
giới. Châu Á có những tiến bộ đáng kể trong việc nâng cao năng suất và sản
lượng lúa gạo. 85% sản lượng lúa trên thế giới phụ thuộc 8 nước Châu Á:
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Banglades, Việt Nam, Thái Lan, Myanma và
Nhật Bản... Năm 1990 tổng diện tích trồng lúa của Châu Á là 131.903 nghìn
ha, cho năng suất 36,5 tạ/ha và sản lượng đạt 480,772 triệu tấn. Năm 1992 tổng
diện tích gieo trồng là 130.974 nghìn ha, năng suất đạt 36,6 tạ/ha và sản lượng
479,588 triệu tấn.
Với sự thành lập của Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI nhiều giống lúa
mới đã ra đời: giống lúa IR8 và hàng loạt các giống mới như IR5, IR22,
IR36... Các nước cũng đã lai tạo ra 178 giống có thành phần di truyền từ IR
và thích hợp với mỗi địa phương (Bùi Huy Đáp, 1980). Năm 1970 Viện đã
đưa ra giống lúa chín sớm và chống sâu đục thân IR747, B2-6, giống chống
bệnh bạc lá IR 497- 84- 3, IR 498- 1- 88...
Hiện nay viện IRRI đang tập trung vào nghiên cứu chọn tạo ra các

giống lúa có năng suất siêu cao (siêu lúa) có thể đạt 13 tấn/vụ, đồng thời tập
trung vào nghiên cứu chọn tạo các giống lúa có chất lượng cao (giàu vitamin
A, giàu protein, giàu lisine, có mùi thơm…) để vừa hỗ trợ các nước giải quyết
vấn đề an ninh lương thực, vừa đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao của người
tiêu dùng (Cada, E.C. and P.B. Escuro, 1997). Trung Quốc là nước đã nghiên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


cứu và đưa vào sản xuất thành công thành tựu khoa học kỹ thuật về lúa lai
được đánh giá là một phát minh lớn về khoa học kỹ thuật trong nghề trồng lúa
của thế kỉ 20 (Nguyễn Văn Luật, 2008). Nhưng phải đến năm 1973 các nhà
khoa học Trung Quốc mới tìm đủ 3 dòng: dòng bất dục đực di truyền tế bào
chất, dòng duy trì bất dục và dòng phục hồi bất dục. Từ đây đã tạo ra các
giống lúa ưu thế lai đầu tiên như: Nam ưu số 2, Sán ưu số 2, Uỷ ưu số 6 (Đinh
Văn Lữ, 1978). Lúa lai ra đời đã giúp cho nền sản xuất lúa Trung Quốc phá
được hiện tượng đội trần về năng suất lúa. Năng suất lúa tăng đã xoá được
nạn thiếu lương thực ở đất nước rộng lớn và đông dân này. Nhiệm vụ trọng
tâm của viện nghiên cứu phát triển lúa lai của Trung Quốc trong thế kỷ 21 là
phát triển lúa lai 2 dòng và đẩy mạnh nghiên cứu lúa lai 1 dòng và lúa lai siêu
cao sản nhằm tăng năng suất và sản lượng lúa gạo của đất nước (Lin, S.C.,
2001). Theo Jenning P.R., Coffmen W.R., Kauffman H.E. (1979). Hiện nay
các nhà chọn tạo giống đang tập trung và định hướng chọn tạo kiểu hình cây
lúa có chiều cao lý tưởng là 100 cm (FAOSTAT.FAO.ORG, 13).
Gần đây Thái Lan đã lai tạo được giống lúa giàu chất sắt lớn gấp 30 lần
so với các giống thường. Ngoài ra còn chứa protein, kẽm và các tác nhân
chống oxy hoá (Nguyễn Văn Luật, 2008).
Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 quốc gia trồng và sản xuất
lúa gạo, trong đó tập trung nhiều ở các nước Châu Á, 85% sản lượng lúa trên

thế giới phụ thuộc vào 8 nước ở Châu Á: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc,
Ấn Độ, Indonexia, Banglades, Myamar và Nhật Bản. Ở khu vực Đông Á còn
có các nước trồng lúa khác như: Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Đài Loan
(Hoang, C.H., 1999). Tùy thuộc vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, xã hội và trình
độ thâm canh của mỗi nước mà năng suất và sản lượng có sự chênh lệch nhau
nhưng theo xu hướng tăng dần trong những năm gần đây. Ví dụ: năm 2005
sản xuất lúa gạo trên thế giới về diện tích là 154,987 triệu ha, năng suất
40,935 tạ/ha với sản lượng là 634,444 tr.tấn đến năm 2011 tương ứng là: diện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


tích 164,125 triệu ha, năng suất 44,037 tạ/ha và sản lượng là 422,760 triệu tấn,
năm 2012 là 489,8 triệu tấn và năm 2013 là 494 triệu tấn (Nguồn:FAOSTAT,
2013). Những nước sản xuất lúa gạo nhiều nhất tính đến năm 2011 là: Trung
Quốc (202,667 tr.tấn); Ấn Độ (155,700 tr.tấn);

Indonexia (65,740 tr.tấn);

Bangladet (50,627 tr.tấn); Thái Lan (34,588 tr.tấn); Việt Nam (42,331 tr.tấn);
Myamar (32,800 tr.tấn); Philippin (16,684 tr.tấn); Braxin (13,477 tr.tấn) và
Braxin (13,477 tr.tấn); Nhật Bản (8,402 tr.tấn) (Nguồn: FAOSTAT, 2013)
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trong nước
Nghề trồng lúa ở Việt Nam có từ rất lâu đời so với sự phát triển của nghề
trồng lúa ở các nước Châu Á. Các nhà khoa học trong và ngoài nước đã nhận
định rằng Việt Nam là cái “nôi” của nền văn hóa lúa nước (Bùi Huy Đáp, 1999).
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa gạo Việt Nam ( 2000 - 2013)
Năm
2000

2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
(dự kiến)

Diện tích
(Triệu ha)
7,67
7,49
7,52
7,45
7,45
7,30
7,33
7,21
7,44
7,40
7,49
7,67

7,75
7,73

Năng suất
(Tạ/ha)
42,4
42,9
45,9
46,4
48,6
48,9
48,9
49,9
52,3
52,3
53,4
55,3
56,0
55,8

Sản lượng
(triệu tấn)
32,5
32,1
34,5
34,6
36,2
35,7
35,8
36,0

38,7
38,9
40,0
42,4
43,4
43,1

7,06

57,1

43,3

(Nguồn: FAOSTAT, 2013)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là đồng bằng sông Hồng ở phía
bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở phía Nam. Ở miền Bắc một năm có hai
vụ chính là vụ chiêm xuân và vụ mùa; Ở miền Nam nông dân trồng 3 vụ 1
năm tuy nhiên do năng suất vụ thứ 3 không được cao do ảnh hưởng của lũ ở
đồng bằng sông Cửu Long nên chính quyền sở tại đang khuyến cáo nông dân
giảm và chuyển đổi một phần đất vụ ba sang nuôi trồng thủy sản hay trồng
cây ăn quả (Đinh Thế Lộc, 2004). Từ khi thực hiện đổi mới (năm 1986), Việt
Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất lúa, đưa nước ta từ chỗ là nước
thiếu ăn triền miên đã không những đảm bảo đủ lương thực cho nhu cầu trong
nước mà còn là nước đứng thứ 2 trên thế giới về các nước xuất khẩu gạo và dành
vị trí xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới vào năm 2012.

Do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mà diện tích đất lúa của
nước ta ngày càng giảm, giảm mạnh nhất là năm 2007. Do được đầu tư nhiều
về tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống… nên năng suất lúa của nước ta từ năm
2000-2013 liên tục tăng qua các năm. Năm 2013 do diện tích lúa tăng hơn
nữa năng suất lúa cũng đạt rất cao 55,8 tạ/ ha do đó đã làm cho sản lượng lúa
đạt rất cao 43,4 triệu tấn, có thể coi là mức kỷ lục từ trước năm 2013 chính
nhờ sản lượng tăng cao mà đã đưa Việt Nam đến một mức xuất khẩu gạo
nhiều nhất thế giới (trên 7 triệu tấn).
1.3. Vai trò của phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp
Theo Gotaas, HB(1956). Trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới,
phân hữu cơ không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho đất mà còn đóng vai trò rất
quan trọng trong việc cải thiện các đặc tính lý, hoá học của đất thông qua vai
trò của vật chất hữu cơ. Ngày nay phân bón hoá học được coi là yếu tố quan
trọng trong để tăng năng suất cây trồng, nên su hướng sử dụng phân hoá học
ngày càng tăng. Chính vì vậy, để giảm bở sức ép của sự khủng hoảng chất răn
đô thị cũng như ô nhiểm môi trường và tồn dư các chất độc hại trong lương
thực thực phẩm từ nguồn phân hoá học cung cấp cho cây trồng. Do đó, nhiệm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


vụ của ngành nông nghiệp hiện nay là phải xây dựng nền nông nghiệp bền
vững. Trong những năn gần đây, nông nghiệp hữu cơ đã và đang được chú
trọng do nhu cầu của sản phẩm sạch và bảo vệ môi trường.
Theo Vũ Hữu Yêm (1995), phân hữu cơ là những loại hợp chất hữu cơ
khi vùi vào đất sau khi phân giải có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho
cây trồng. Quan trọng hơn nữa là phân hữu cơ có khả năng cải tạo đất rất lớn.
Phân hữu cơ bao gồm các loại như: phân chuồng, than bùn, phân rác, phế
phẩm nông nghiệp,... khi bón phân hữu cơ vào đất, chất hữu cơ được phân

giải từ từ làm tăng lượng mùn đồng thời để lại trong đất một hàm lượng đáng
kể chất dinh dưỡng. Phân hữu cơ là nguồn bổ sung mùn không thể thay thế
của đất. Bên cạnh đó khi bón phân hữu cơ vào đất làm cho tập đoàn vi sinh
vât hoạt động mạnh vì cung cấp cho chúng một hàm lượng thức ăn cả về
khoáng và thể hữu cơ. Bản thân trong phân hữu cơ có chứa rất nhiều vi sinh
vật, vì thế đã bổ sung cho đất cả số lượng và chủng loại vi sinh vật vào đất.
Phân bón đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó cung
cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và làm tăng độ mầu mỡ cho đất. Sử dụng
hợp lý các loại phân bón cho cây trồng là phương cách tốt nhất để tăng năng
suất cây trồng và cải thiện chất lượng nông sản (Hoàng Minh Tấn và Cs,
2006). Theo Yang el al (2012) nếu phân đạm cùng phân hưu cơ thì khả năng
hấp thu và hiệu suất sử dụng đạm tăng lên đáng kể. Tuy nhiên hiện nay tại
nhiều địa phương nông dân chủ yếu sử dụng phân vô cỏ vì sự tiện dụng của
nó và vị cái lợi trước mắt mà không biết tận dụng những phế phụ phẩm nông
nghiệp (rơm, rạ, rau, rác,...) họ đã đem đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường. Do
vậy, đã làm cho đất bị chai cứng. Sử dụng hợp lý các loại phân hoá học kết
hợp với bón các loại phân hữu cơ cho đất là một trong những phương cách
canh tác bền vững và khoa học, là cách tốt nhất để bảo vệ đất, chống thoái
hoá, sa mạc hoá đất canh tác, trả lại sự sống cho đất, từ đó tăng tính bền vững
cho đất (Bùi Đình Dinh, 1999).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Hiện nay, chất lượng đất nông nghiệp đang biến động theo chiều hướng
xấu đi do con người thâm canh, tăng vụ, sử dụng giống mới với mức phân
bón hoá học ngày càng cao, chất lượng nông sản, hiệu lực phân bón giảm, ô
nhiễm môi trường gia tăng. Vì vậy chúng ta cần sớm ứng dụng một số giải
pháp bền vững cho sản nông nghiệp đó là sử dụng phân hữu cơ cho quá trình

trồng trọt.
Vũ Hữu Yêm (1995), cho rằng phân hữu cơ có tác động chuyển hoá các
các hợp chất khó tan thành rễ tan, giải phóng được nhiều dinh dưỡng trong đất
cho cây trồng, cơ chế của hiện tượng này do tác động của các axit hữu cơ được
giải phóng một cách tích cực do sắt trong các phosphate có hoá trị thấp hơn.
Có thể coi hữu cơ là kho chứa tông hợp các yếu tố dinh dưỡng và luôn
là nền tảng cho mọi hoạt động sống trong đất. Trong hữu cơ có chứa chất
mùn, chất mùn cung cấp dưỡng chất N, P, S và nguyên tố vi lượng từ từ cho
cây trồng. Chất mùn có khả năng chao đổi cation (CEC) và có khả năng kết
hợp với nhiều ion kim loại nên giúp đất giữ cation tốt hơn. Nhờ chất mùn mà
các cation dinh dưỡng trong đất ít bị rửa trôi. Chất mùn cải thiện cấu trúc của
đất. Chất mùn trong đất là một chỉ thị tốt tình trạng dinh dưỡng đạm của đất
đối với cây trồng. Trên 95% đạm trong lớp mặt của hầu hết các loại đất là ở
dạng hữu cơ, vì vậy chất hữu cơ của đất có tương quan rất chặt với đạm tổng
số của đất (Bùi Đình Dinh, 1993).
Nhờ vậy, sử dụng sử dụng phân hữu cơ sẽ khắc phục được sự mất cân
đối dinh dưỡng trong đất, gia tăng hiệu quả phân bón hoá học, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường và đặc biệt là nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo tính
bền vững của sản xuất nông nghiệp.
1.4. Sự cần thiết phải xử lý rơm rạ thạnh phân hữu cơ
Sau mỗi vụ thu hoạch, cây trồng để lại cho đất một lượng lớn các phụ
phẩm hữu cơ, đây là một nguồn hữu cơ và chất dinh dưỡng rất lớn nếu được
đem sử dụng làm phân bón cho cây trồng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


Việt Nam là một nước nông nghiệp với phần lớn dân số sống bằng
nghề nông vơi truyền thống lâu đời là thâm canh lúa nước. Hiện tại diện tích

đất trồng lúa của nước ta khoảng 4,12 triệu ha do đó lượng rơm rạ để lại sau
mỗi vụ thu hoạch là nguồn hữu cơ rất lớn.
Theo Harper S.H.T and Lynch J.M (1984) và John E. Smith (2004),
rơm rạ nếu để tự nhiên sẽ cần rất nhiều thời gian để phân huỷ, và do tỷ lệ C/N
rất cao nếu cầy vùi rơm rạ trực tiếp vào đất, sẽ gây hiện tượng bất động dinh
dưỡng đất, hoặc trong quá trình phân huỷ sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc hữu
cơ cho cây lúa.
Do đó, phế thải nông nghiệp sau khi thu hoạch khá lớn và thích hợp
cho việc làm phân ủ (compost). Nhưng cho đến nay nguồn cacbon vô tận đó
chủ yếu bị bỏ phí. Trước đây, bà con nông dân thường mang phế phẩm nông
nghiệp sau thu hoạch (rơm, rạ, loic ngô,...) để đun nấu, làm thức ăn cho Trâu,
Bò,... Tuy nhiên, những năm trở lai đây, quá trình đô thi hoá ngay càng tăng
nhanh, đời sống người dân được cải thiện, người cân không cần đến rơm rạ để
đun nấu, trong khi đó họ cần giải phóng ruộng để sản xuất cho vụ sau, giải
pháp đốt rơm rạ trên ruộng là lựa chon phổ biến của bà con nông dân.
Theo ước tính nếu đốt 1 tấn rơm rạ sẽ thải ra 36,32 kg khí CO, 4,5 kg
Hydrocarbon và 3,8 kg bụi tro và 56,00 kg CO2. Việc đốt bỏ rơm rạ đã gây ô
nhiễm bầu không khí, góp phần gây hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng đến sức
khoẻ và làm mất an toàn giao thông trên nhiều tuyến đường. Theo các nhà y
học, khói bụi khi đốt rơm rạ làm ô nhiễm không khí, gây tác hại lớn đối với
sức khoẻ con người đặc biệt là trẻ em, người giá và là người mắc bệnh hô hấp
mãn tính rễ bị ảnh hưởng nhất. Thành phần các chất gây ô nhiễm không khí
do đốt rơm rạ tác động đến sức khoẻ con người là hydrocacbon thơm đa vòng
(viết tắt là PAH); dibenzo-p-dioxin clo hoá (PCDDs) và dibenzofuran clo hoá
(PCDFs) là các dẫn xuất của dioxin rất độc hại, có thể tiềm ẩn gây ung thư.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13



Việc đốt rơm ran ngay trên đồng ruộng cũng gây ra nhiều bất lợi, làm
hỏng chất đất. Các chất hữu cơ trong rơm rạ vào trong đất biến thành các chất
vô cơ do nhiệt độ cao. Đồng ruộng bị chai cứng do lượng lớn nước bị bốc hơi
do nhiệt độ hun đốt trong quá trình cháy rơm rạ. Quá trình đốt rơm rạ ngoài
trời không kiểm soát được lượng dioxin cacbon (C02) phát thải vào khí quyển
cùng với cacbon monoxit (CO); khí metan (CH4); các oxit nitơ NOx; và một ít
dioxit sunfua SO2.
Theo Achim Doberman & Thomas Fairhurs (2000), trong thân lá lúa
vào thời kỳ chín chứa 40% tổng lượng đạm, 80-85% tổng lượng kali, 30-35%
tổng lượng lân và 40-45% tổng lượng lưu huỳnh mà cây huta được. Rơm rạ là
nguồn hữu cơ quan trọng cung cấp KO2, Si và Zn cho cây trồng.
Chất hữu cơ trong rơm rạ chiếm 85%. Trong 50 tạ rơm rạ có từ 2035,5kg N, 5-7kg P2O5, 60-90kg K2O, 10-15kg CaO, 4-6kg MgO, 5-6kg S và
các nguên tố vi lượng: 28g B, 15g Cu, 150g Mn, 2g Mo, 200g Zn; 0,5g Co...
Lượng các nguyên tố hoá học tối quan trọng trong rơm rạ (trừ N) có khả năng
đảm bảo gàn như đầy đủ đinh dưỡng của cây để đảm bảo thu được trên 20
tạ/ha (Mai Văn Quyền, 2002).
Phân tích thành phần hoá học của rơm rạ cho thấy: Cacbon cố định
chiếm 15,68%; các hợp chất bay hơi chiếm 65,47%, tro chiếm 18,67%. Trong
thành phần của tro có chứa hợp chất SiO2 chiếm 74,67%; CaO chiếm 3,01%;
MgO chiếm 1,75%; Na2O chiếm 0,96%; K2O chiếm 12,30%. Các
hydratcacbon có cấu trúc phức tạp và khó phân huỷ là xenluloza,
hemĩenluloza, ligin (hợp chất ligno-xenluloza). Xenluloza tinh khiết trong
rơm rạ chiếm 27,89%, hemixenluloza chiếm 26,87% và ligin chiếm 30,87%.
Xenluloza là hợp chất polysacarit cao phân tử rất bền vững, còn
hemixenluloza có cấu trúc không chặt trẽ, rễ bi phân giải bởi axit hoặc kiềm
yếu. Ligin rất bền đối với tác động của các enzym.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 14


Trong những năm qua, phân hoá học đã đóng vai trò quan trọng trong
việc tăng sản lượng lúa. Do quá trình sử dụng phân hoá học đơn giản, dễ dàng
và hiệu quả tác động cao nên trong trồng trọt nói chung và trồng lúa nói riêng
nông dân không muốn bón phân hữu cơ. Tuy nhiên song song với những lợi
ích mà phân hoá học đem lại là diện tích và tốc độ đất canh tác bị thoái hoá
ngày cáng tăng. Mặt khác, các loại phụ phẩm như rơm rạ bi đốt tại ruộng sau
khi thu hoạch, gây lãng phí lượng chất hữu cơ. Bởi vậy, trả lại phế phụ phẩm
nông nghiệp cho đất chính là bước đi đúng đắn trong chiến lược vận dụng hệ
thống dinh dưõng cây trồng tổng hợp.
Phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp tương đối nhiều nếu ủ thành
phân hữu cơ để bón cho đồng ruộng là đưa lại lợi ích kép, là phát triển sản
xuất bền vững, bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người.
Hiện nay, ở nhiều quốc gia và nhiều địa phương khác trong nước, rơm
rạ đựơc tận dụng như một nguyên liệu an toàn, thân thiện với môi trường. Sản
xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm rạ bằng phương pháp dùng chế phẩm vi sinh
vật tạo ra nguồn phân hữu cơ đã giải quyết cơ bản lượng phân chuồng thiếu
hụt, đồng thời tiết kiệm được chi phí đầu tư phân bón ủ cải tạo đất, giảm thiểu
ô nhiễm mối trường.
Tác dụng của chế phẩm vi sinh vật giúp phân giải nhanh các chất hữu
cơ có trong rơm rạ như: xenluloza, tinh bột, ligin, protein,... thành các chất tạo
chất kháng sinh để tiêu diệt hoặc ức chế một số vi sinh vật gây bệnh cho cây
trồng; tạo các chất ức chế sinh trưởng hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây thối,
làm mất mùi hôi thối; hình thành các chất kích thích sinh trưởng thực vật giúp
cây trồng phát triển (Nguyễn Lân Dũng và người khác, 1998).
Mặt khác, trong đống ủ compost tốc độ phân giải xenluloza được đẩy
mạnh, nhiệt độ được nâng cao do đó tiêu diệt được các vi sinh vật gây bệnh
cho cây trồng. Chế phẩm còn có khả năng tồn tại lâu dài trong đất để tiếp tục

phân giải những phần chưa được phân huỷ, có tác dung lâu dài; phát triển tốt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


×