Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tìm hiểu các loại vận đơn trong vận tải biển (edited)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.32 KB, 33 trang )

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU CHUYẾN VÀ

I.

TÀU CHỢ
I.1.

Tàu chợ và các phương thức thuê tàu chợ

I.1.1. Khái niệm tàu chợ( Liner)

Tàu chợ là tầu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định,
ghé qua những cảng nhất định theo một lịch trình định trước.
Tàu chợ hoạt động trên tuyến đường nhất định nên người ta còn gọi
là tàu định tuyến. Lịch chạy tàu thường được các hãng tầu công bố trên các
phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ khách hàng.
I.1.2. Đặc điểm tàu chợ và phương thức thuê tàu chợ

Tàu chạy theo một tuyến nhất định, theo lịch trình xác định trước.Tàu chợ
thường chở hàng bách hoá có khối lượng nhỏ.Cấu tạo của tầu chợ phức tạp
hơn các loại tàu khác.
Tàu chợ chở hàng bách hóa, hàng được đóng vào container số lượng tùy ý
và cảng xếp dỡ nằm trong lịch trình của tàu.Chứng từ quan trọng trong tàu
chợ là vận đơn đường biển (Bill of Lading).
Khi thuê tàu chợ, chủ hàng không được tự do thỏa thuận các điều kiện, điều
khoản chuyên chở mà phải tuân thủ các điều kiện in sẵn trên vận đơn đường
biển.
Cước phí tàu chợ thường được công bố trong một biểu cước của hãng tàu
(Tariff) thường có hiệu lực trong thời gian tương đối dài.
I.1.3. Trình tự tiến hành thuê tàu chợ


Bước 1: Chủ hàng thông qua người môi giới, nhờ người môi giới tìm tàu
hỏi tàu đề vận chuyển hàng hoá cho mình.


Tìm hiểu về vận đơn & hợp đồng vận tải đường biển
Bước 2: Người môi giới chào tàu hỏi tàu bằng việc gửi giấy lưu cước tàu
chợ (liner booking note).Giấy lưu cước thường được in sẵn thành mẫu, trên
đó có các thông tin cần thiết để người ta điền vào khi sử dụng, việc lưu
cước tàu chợ có thể cho một lô hàng lẻ và cũng có thể cho một lô hàng lớn
thường xuyên được gửi.
Chủ hàng có thể lưu cước cho cả quý, cả năm bằng một hợp đồng lưu cuớc
với hãng tàu.
Bước 3: Người môi giới với chủ tàu thoả thuận một số điều khoản chủ
yếu trong xếp dỡ và vận chuyển.
Bước 4: Người môi giới thông báo cho chủ hàng kết quả lưu cước với
chủ tàu.
Bước 5: Chủ hàng đón lịch tàu để vận chuyển hàng hoá ra cảng giao cho
tàu.
Bước 6: Sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu, chủ tầu hay đại diện của
chủ tàu sẽ cấp cho chủ hàng một bộ vận đơn theo yêu cầu của chủ hàng.Qua
các bước tiến hành thuê tàu chợ chúng ta thấy người ta không ký hợp đồng
thuê tàu. Khi chủ hàng có nhu cầu gửi hàng bằng tàu chợ chỉ cần thể hiện
trên giấy lưu cước với hãng tàu và khi hãng tàu đồng ý nhận hàng để chở
thì khi nhận hàng, hãng tàu sẽ phát hành vận đơn cho ngươì gửi hàng. Vận
đơn khi đã phát hành nghĩa là chủ tàu có trách nhiệm thực hiện việc vận
chuyển lô hàng.
I.2.

Phương thức thuê tàu chuyến


I.2.1. Khái niệm tàu chuyến (Voyage chanter)
Tàu chuyến là tàu chở hàng hóa giữa các cảng theo yêu cầu của chủ
hàng trên cơ sở một hợp đồng thuê tàu.
Thuê tàu chuyến là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại diện của
chủ tàu để thuê toàn bộ con tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này
đến cảng khác theo yêu cầu của chủ hàng.

I.2.2. Đặc điểm tàu chuyến và phương thức thuê tàu chuyến :
2

Nhóm
10
01.QTTH1

-


Tìm hiểu về vận đơn & hợp đồng vận tải đường biển
- Tàu chuyến không chạy theo một hành trình và lịch trình định sẵn, mà theo yêu
của chủ hàng.Tàu dùng chở dầu và hàng hóa có khối lượng lớn như than đá, sắt
thép,… và người thuê tàu phải có một khối lượng lớn để xếp đầy tàu.

- Văn bản điều chỉnh giữa các bên gồm có hợp đồng thuê tàu (Voyage Charter
Party C/P) và vận đơn đường biển.

- Các bên trong hợp đồng thuê tàu chuyến có thể tự do thoả thuận các điều khoản,
các điều kiện chuyên chở, giá cước ...

- Cước phí của tàu chuyến do người thuê tàu và người chuyên chở thoả thuận và
được ghi rõ trong hợp đồng, nó có thể bao gồm hoặc không phí xếp, dỡ tuỳ thoả

thuận. Cước phí có thể tính theo khối lượng ,thuê bao, tấn dung tích đăng ký tịnh.

I.2.3. Trình tự tiến hành thuê tàu chuyến
Bước 1: Người thuê tàu thông qua người môi giới (Broker) yêu cầu thuê
tàu để vận chuyển hàng hoá cho mình.
Ở bước này người thuê tàu phải cung cấp cho người môi giới tất cả các
thông tin về hàng hoá như: tên hàng, bao bì đóng goi , số lượng hàng, hành
trình của hàng.... để người môi giới có cơ sở tìm tàu.
Bước 2: Người môi giới chào hỏi tàu
Trên cơ sở những thông tin về hàng hoá do người thuê tàu cungcấp, người
môi giới sẽ tìm tàu, chào tàu thuê cho phùhợpvới nhu cầu chuyên chở hàng
hoá.
Bước 3: Người môi giới đàm phán với chủ tàu
Sau khi chào hỏi tàu, chủ tàu và người môi giới sẽ đàm phánvới nhau tất cả
các điều khoản của hợp đồng thuê tàu như điều kiện chuyên chở, cước phí,
chi xếp dỡ....
Bước 4: Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với người thuê tàu

3

Nhóm
10
01.QTTH1

-


Tìm hiểu về vận đơn & hợp đồng vận tải đường biển
Sau khi có kết quả đám phán với chủ tàu, người môi giới sẽ thông báo kết
quả đàm phán cho người thuê tàu để người thuê tàu biết và chuẩn bị cho việc

ký kết hợp đồng thuê tàu.
Bước 5: Người thuê tàu với chủ tàu ký kết hợp đồng
Trước khi ký kếthợp đồng người thuê tàu phải ràsoátl ại toànbộ các đi ều
khoảncủahợp đồng. Hai bên sẽ gạch bỏ hoặcbổ sung những điều đã thoả
thuận cho phù hợp vì thuê tàu chuyến, hợp đồng mẫu mới chỉ nêu những
nét chung.
Bước 6: Thực hiện hợp đồng
Sau khi hợp đồng đã được ký kết, hợp đồng thuê tàu sẽ được thực
hiện.Người thuê tàu vận chuyển hàng hoá ra cảng để xếp lên tàu. Khi hàng
hoá đã được xếp lên tàu, chủ tàu hoặc đại lý của tàu sẽ cấp vận đơn cho
người thuê tàu, vận đơn này được gọi làvận đơn theo hợp đồng thuê tàu(bill
of lading to charter party).
II.

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (Ocean Bill of Lading - B/L)

II.1.

Khái niệm Vận đơn đường biển:

Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do
người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi
hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.
II.2.

Chức năng của Vận đơn đường biển:

Vận đơn đường biển có 3 chức năng chính sau đây:
Thứ nhất, vận đơn đường biển là bằng chứng về việc người vận chuyển đã
nhận lên tàu số hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận

đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng. Thực hiện chức năng này, vận đơn là biên lai
nhận hàng của người chuyên chở cấp cho người xếp hàng. Ðiều này cũng có nghĩa

4

Nhóm
10
01.QTTH1

-


Tìm hiểu về vận đơn & hợp đồng vận tải đường biển
là người bán (người xuất khẩu) đã giao hàng cho người mua (người nhập khẩu)
thông qua người chuyên chở và người chuyên chở nhận hàng hoá như thế nào thì
phải giao cho người cầm vận đơn gốc một cách hợp pháp như đã ghi trên vận đơn ở
cảng dỡ hàng.
Thứ hai, vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng
hay nói đơn giản hơn vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi
trong vận đơn. Vì vậy, vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được. Việc mua
bán, chuyển nhượng có thể được thực hiện nhiều lần trước khi hàng hoá được giao.
Cứ mỗi lần chuyển nhượng như vậy, người cầm vận đơn gốc trong tay là chủ của
hàng hoá ghi trong vận đơn, có quyền đòi người chuyên chở giao hàng cho mình
theo điều kiện đã quy định trong vận đơn tại cảng đến.
Thứ ba, vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở
hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết.

II.3.

Tác dụng của Vận đơn đường biển:


Vận đơn đường biển có những tác dụng chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp
hàng, nhận hàng và người chuyên chở.
Thứ hai, vận đơn là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu
hàng hoá.
Thứ ba, vận đơn là căn cứ để nhận hàng và xác định số lượng hàng hoá
người bán gửi cho người mua và dựa vào đó để ghi sổ, thống kê, theo dõi xem
người bán (người chuyên chở) đã hoặc không hoàn thành trách nhiệm của mình như
quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương (vận đơn).

5

Nhóm
10
01.QTTH1

-


Tìm hiểu về vận đơn & hợp đồng vận tải đường biển
Thứ tư, vận đơn cùng các chứng từ khác của hàng hoá lập thành bộ chứng từ
thanh toán tiền hàng.
Thứ năm, vận đơn là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người
bảo hiểm, hay những người khác có liên quan.
Thứ sáu, vận đơn còn được sử dụng làm chứng từ để cầm cố, mua bán,
chuyển nhượng hàng hoá ghi trên vận đơn.

Nội dung của Vận đơn đường biển:


II.4.

Vận đơn có nhiều loại do nhiều hãng tàu phát hành nên nội dung vận đơn
cũng khác nhau. Vận đơn được in thành mẫu, thường gồm 2 mặt, có nội dung chủ
yếu như sau:
II.4.1. Nội dung mặt trước:

-

Số vận đơn (number of bill of lading);

-

Người gửi hàng (shipper);

-

Người nhận hàng (consignee);

-

Ðịa chỉ thông báo (notify address);

-

Chủ tàu (shipowner);

-

Cờ tàu (flag);


-

Tên tàu (vessel hay name of ship);

-

Cảng xếp hàng (port of loading);

-

Cảng chuyển tải (visa or transhipment port);

-

Nơi giao hàng (place of delivery);

-

Tên hàng (name of goods);

-

Kỹ mã hiệu (marks and numbers);

-

Cách đóng gói và mô tả hàng hoá (kind of packages and discriptions of

goods);

-

6

Số kiện (number of packages);

Nhóm
10
01.QTTH1

-


Tìm hiểu về vận đơn & hợp đồng vận tải đường biển
-

Trọng lượng toàn bộ hay thể tích (total weight or mesurement);

-

Cước phí và chi phí (freight and charges);

-

Số bản vận đơn gốc (number of original bill of lading);

-

Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (place and date of issue);


-

Chữ ký của người vận tải (thường là master’s signature);

Nội dung của mặt trước vận đơn do người xếp hàng điền vào trên cơ sở số
liệu trên biên lai thuyền phó.
II.4.2.

Nội dung mặt sau:

Mặt sau của vận đơn gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do
hãng tàu in sẵn, người thuê tầu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên
phải chấp nhận nó. Mặt sau thường gồm các nội dung như các định nghĩa, điều
khoản chung, điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và
giao nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của
người chuyên chở, điều khoản miễn trách của người chuyên chở...
Mặt sau của vận đơn mặc dù là các điều khoản do các hãng tàu tự ý quy
định, nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các công ước, tập
quán quốc tế vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
II.5.

Phân loại Vận đơn đường biển:
II.5.1. Các loại vận đơn đường biển

a. Căn cứ vào tình trạng xếp dỡ hàng hoá
 Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L), shipped on board, laden on
board. Phát hành khi hàng được xếp lên tàu. Vận đơn ghi rõ ngày xếp hàng và
là ngày giao hàng.

 Vận đơn nhận để xếp ( Received for Shipment B/L) Người chuyên chở nhận

hàng và cam kết vận chuyển bằng chính con tàu có tên trên vận đơn.

b. Căn cứ vào việc chuyển nhượng SH hàng hoá ghi trên vận đơn )
7

Nhóm
10
01.QTTH1

-


Tìm hiểu về vận đơn & hợp đồng vận tải đường biển
 Vận đơn đích danh ( Straight B/L): Ở Mỹ giống SWBL.
 Vận đơn theo lệnh (B/L to order of): lệnh người bán hoặc người mua hoặc ngân
hàng. VD : To order : - ESCAP ( Uỷ ban kinh tế xã hội Châu Á Thái Bình Dương
vận đơn vô danh.

c. Quan niệm phổ biến trong hàng hải quốc tế: Theo lệnh của Shipper
 Vận đơn vô danh (B/L to bearer): Ai cầm vận đơn đều đc phép nhận hàng, ít dùng
do xác suất mất hàng cao. Ưu điểm lưu thông nhanh bằng việc mua bán trao tay.

 Ký hậu: ký vào mặt sau tờ vận đơn
 Ký hậu đích danh: delivery to Company A
- Ký hậu theo lệnh: delivery to order of B com…

 Ký hậu để trống: Chỉ ký tên đóng dấu, không biết cho ai, theo lệnh của ai, được coi
là BL vô danh.

 Ký hậu miễn truy đòi: to the order of A without recover C company, không truy đòi

người ký hậu mà truy đòi người bán, ít xảy ra.

d. Căn cứ vào phê chú của thuyền trưởng trên vận đơn
 Vận đơn hoàn hảo/sạch/tinh khiết (Clean B/C): Là loại không có phê chú xấu.
Thực tế: Thuyền trưởng căn cứ vào biên lai thuyền phó để phê chú.

 Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L): Là loại có phê chú xấu như: một số bao bì
bị rách, kiện hàng bẹp, hàng hoá ẩm, hợp đồng 1000 kiện thực tế 900, bao bì không
phù hợp để chuyên chở bằng đường biển…

e. Căn cứ vào hành trình chuyên chở hàng hóa
 Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): Không có chuyển tải, L/C: Shipment not allow thì
chỉ B/C đi thẳng mới đc thanh toán.Đa phương thức vẫn thanh toán.

 Vận đơn chở suốt: Đc phép chuyển tải
- Vận đơn địa hạt :chỉ cso giá trị pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên
chở.

 Vận đơn vận tải liên hợp ( Combined Transport B/L)
f. Căn cứ vào phương thức thuê tàu
 Vận đơn tàu chợ (Conline Bill/Liner B/L)
8

Nhóm
10
01.QTTH1

-



Tìm hiểu về vận đơn & hợp đồng vận tải đường biển
 Vận đơn tàu chuyến / Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Congen bill/ Voyage B/L/
B/L to charter party). Mặt sau Vận đơn để trắng để in một vài điều khoản dẫn chiếu
tới hợp đồng thuê tàu to be used with charter party.

g. Căn cứ vào giá trị sử dụng và khả năng lưu thông
-Vận đơn gốc: Original B/L là vận đơn có đóng dấu thanh toán. Thông thường 1 bộ
gồm 3 bản gốc
Cách thể hiện: - 3 bản original

 First original, second original, third original
 Original, Duplicate, Triplicate, chú ý một số ngân hàng không đồng ý thanh toán.
 Original, Duplicate original, Triplicate original
 Vận đơn copy: Copy B/L không dùng thanh toán tiền hàng, mặt sau để trắng
Loại khác:

 Vận đơn của người giao nhận: Forwarder B/L, không có phương tiện chỉ đứng ra tổ
chức chuyên chở.

 Vận đơn đến chậm: Là vận đơn đến chậm về mặt thời gian không bình thường so
với ngày giao hàng.

 Vđơn phát hành cho người thứ ba: third party là người không được hưởng lợi trên
L/C mà người mua mở.

 Vận đơn thay đổi: Switch B/L có thể thay đổi một số nội dung nhưng phải có xác
nhận của người phát hành.
h. Căn cứ vào hình thức phát hành

 Vận đơn điện tử

 Vận đơn giấy
1.5.2. Vận đơn tàu chợ (Liner Bill of Lading):
Vận đơn tàu chợ là vận đơn được ký phát cho người gửi hàng khi sử dụng tàu chợ
để vận chuyển hàng.Đây là các loại vận đơn thông thường, được sử dụng trong mua
bán ngoại thương và được ngân hàng chấp nhận thanh toán nếu được lập theo đúng
quy định của L/C.

9

Nhóm
10
01.QTTH1

-


Tìm hiểu về vận đơn & hợp đồng vận tải đường biển


Chức năng của vận đơn tàu chợ (Liner B/L)

- Biên lai giao nhận hàng giữa người chuyên chở và người nhận hàng.
- Bằng chứng xác nhận quyền sở hữu hàng của người có tên trong vận đơn.
- Bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký giữa người chuyên chở và
người thuê tàu. Vận đơn tàu chợ được sử dụng trong cách vận chuyển hàng bằng tàu
chợ phổ thông (Conventional Liner) và cả trong cách vận chuyển bằng Container
(Container Liner).
1.5.3. Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu hay còn gọi là vận đơn tàu chuyến (Charter
Party B/L hoặc Voyage Charter B/L):
Vận đơn tàu chuyến là loại vận đơn được ký phát cho người gửi hàng khi sử dụng

phương thức thuê tàu chuyến, vận đơn này phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu.
Đây là loại B/L do thuyền trưởng của tàu cấp, chỉ in một mặt trước, còn mặt sau để
trắng nên còn có tên gọi là B/L lưng trắng (Blank back B/L). Thông thường ngân
hàng sẽ từ chối thanh toán các loại B/L này, trừ khi có quy định khác trong L/C.


Chức năng của vận đơn tàu chuyến (Charter Party B/L)

- Biên lai giao nhận hàng giữa người chuyên chở và người gởi, người nhận hàng.
- Bằng chứng xác nhận quyền sở hữu hàng của người có tên trong vận đơn. Vận
đơn tàu chuyến không có giá trị pháp lý của một hợp đồng vận tải vì hợp đồng thuê
tàu chuyến chính là hợp đồng vận tải còn vận đơn tàu chuyến chỉ là một văn kiện bổ
sung cho hợp đồng.
1.5.4 So sánh vận đơn tàu chợ và vận đơn tàu chuyến

Vận đơn tàu chợ

Vận đơn tàu chuyến
Vận đơn tàu chuyến được phát hành trên cơ
sở các điều khoản của hợp đồng thuê tàu

10

Nhóm
10
01.QTTH1

-



Tìm hiểu về vận đơn & hợp đồng vận tải đường biển

Vận đơn tàu chợ là một hợp đồng
chuyến nên vận đơn không thể hiện nghĩa vụ
thuê tàu giữa nhà chuyên chở (carrier) của các bên mà chỉ ghi là phụ thuộc hợp đồng
và người gửi hàng (shipper).
thuê tàu (subject to a charter party).

Vận đơn tàu chợ được xem như một
chứng từ sở hữu hàng hoá.
 Ngân hàng chấp nhận thanh

toán nếu được lập theo đúng
quy định của L/C.

Vận đơn tàu chuyến chỉ được xem như là
biên lai nhận hàng (receipt) của người chuyên
chở xác nhận đã nhận lên tàu số hàng hoá
được thuê chở như đã ghi trên đó và là bằng
chứng của hợp đồng đã giao kết với bên có
liên quan.
 Ngân hàng sẽ không chấp nhận vận

đơn theo hợp đồng thuê tàu nếu như
L/C không yêu cầu hoặc quy định có
thể chấp nhận vận đơn theo hợp đồng
thuê tàu (Charter Party B/L
acceptable).

Nội dung của vận đơn đầy đủ quy

định như phạm vi trách nhiệm, miễn
trách, thời hiệu tố tụng, nơi giải quyết
tranh chấp và luật áp dụng, mức giới
hạn bồi thường, các quy định về
chuyền tải,…

Nội dung của loại vận đơn này rất ngắn gọn
và bao giờ cũng ghi rõ: phải sử dụng cùng với
hợp đồng thuê tàu (to be used with charter
parties).

Trong trường hợp mất mát, hư hỏng
thiếu hụt hoặc giao hàng chậm, … ở
cảng dỡ thì chỉ phải sử dụng vận đơn
để giải quyết tranh chấp.

Phải sử dụng cả vận đơn và hợp đồng thuê
tàu.

1.5.5 Cơ sở pháp lý của vận đơn đường biển

11

Nhóm
10
01.QTTH1

-



Tìm hiểu về vận đơn & hợp đồng vận tải đường biển
Các điều khoản vận đơn nói chung được xây dựng trên cơ sở pháp lý của Công ước
quốc tế Brussels (Còn gọi là quy tắc Hagues) 1924 hoặc quy tắc Hagues – Visby
1977, đã được nhiều quốc gia phê duyệt và chấp nhận áp dụng. Ngoài một số chi
tiết được sửa chữa, bổ sung quy tắc Hagues – Visby vẫn dựa trên cơ sở pháp lý của
quy tắc Hagues. Vận đơn của 1 lô hàng chuyên chở được lập thành 1 bộ 3 bản
chính có giá trị giao dịch như nhau và một số bản phụ không giao dịch được. Khi
người nhận hàng sử dụng một trong 3 bản chính để nhận hàng thì hai bản còn lại
sẽ mặc nhiên mất hiệu lực.

 Quy tắc Hague 1924: Áp dụng cho tất cả vận đơn được phát hành ở bất kỳ
quốc gia nào là thành viên của công ước ( Việt Nam chưa là thành viên)
Công ước Brussels
 Quy tắc Visby 1968 ( hay còn gọi là Quy tắc Hague và Visby ): Áp dụng

-

với vận đơn được cấp ở nước tham gia công ước.
Áp dụng cho hàng hoá vận chuyển từ cảng của 1 QG
B/L, C/P có dẫn chiếu đến công ước hoặc luật QG cho phép áp dụng Công

-

ước.
Áp dụng cho tất cả các loại hàng hoá không áp dụng cho súc vật sống và

hàng xếp trên boong
 Quy tắc Hamburg 1978: Áp dụng cho cảng bốc hay cảng dỡ của QG kí
Công ước.
- VĐ được cấp tại 1 QG kí Công ước

- Hoạt động chuyên chở dẫn chiếu tới Công ước hay luật QG
- Áp dụng cho tất cả hàng hoá cả súc vật sống và hàng hoá xếp trên boong
(Xếp trên boong hợp đồng ghi xếp trên boong On desk B/L)
III. HỢP ĐỒNG TÀU CHUYẾN TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG
HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN:

III.1. Khái niệm hợp đồng thuê tàu chuyến:
Hợp đồng thuê tàu chuyến là sự thoả thuận, theo đó người chuyên chở có
nghĩa vụ dành cả hoặc một phần chiếc tàu để chở hàng từ cảng này tới cảng khác và
người thuê chở có nghĩa vụ trả tiền cước chuyên chở. Hợp đồng thuê tàu chuyến
còn là văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp quyền và nghĩa vụ của người chuyên chở
và người thuê chở. Trong thực tế người đi thuê tàu và người cho thuê tàu rất ít khi

12

Nhóm
10
01.QTTH1

-


Tìm hiểu về vận đơn & hợp đồng vận tải đường biển
giao dịch ký hợp đồng trực tiếp với nhau, mà thường thông qua các đại lý hoặc
người môi giới của mình. Người đại lý và người môi giới thường là những người có
chuyên môn, nghiệp vụ, rất thông thạo về thị trường thuê tàu, luật Hàng hải, tập
quán của các cảng. Chính vì vậy khi người đại lý, môi giới thường được người đi
thuê tàu và người cho thuê tàu uỷ thác ký kết hợp đồng chuyên chở điều này sẽ đảm
bảo quyền lợi cho người uỷ thác tốt hơn.
III.2. Các loại hợp đồng mẫu thường gặp trong nghiệp vụ thuê tàu

chuyến:
Hợp đồng thuê tàu chuyến là kết quả của một quá trình đàm phán, thương
lượng giữ hai bên rồi được ghi chép lại thành văn bản. Mỗi lần ký hợp đồng là
một lần đàm phán, nên để tiết kiệm thời gian và cũng để chuẩn hoá các hợp đồng
đã được các bên thực hiện, công nhận là tốt trong thời gian dài, và cũng để giảm
các tranh chấp, các tổ chức hàng hải quốc gia, quốc tế, các tổ chức luật pháp đã
soạn thảo các hợp đồng mẫu dựa trên các hợp đồng đã nói ở trên và khuyên các nhà
kinh doanh nên dùng trong nghiệp vụ thuê tàu chuyến .
Hiện nay, trên thế giới có khoảng trên 60 loại hợp đồng thuê tàu chuyến đã
được tuyển chọn làm mẫu và chia làm hai loại chính là :
Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến mang tính tổng hợp : Như các mẫu GENCON
dùng để thuê tàu chuyến chở các loại hàng bách hoá, hợp đồng này do Hội đồng
hàng hải quốc tế Baltic( BIMCO) soạn thảo năm 1922 và đã được sửa đổi nhiều lần
vào các năm 1922,1974,1976,1994, nhằm mục đích hoàn thiện sửa đổi các lỗi, trong
quá trình sử dụng nảy sinh, để loại bỏ tối đa các điểm mập mờ, nước đôi dễ gây
hiểu lầm dẫn đến tranh chấp cũng như bảo vệ quyền lợi các bên .
Mẫu SCANCON do Hiệp hội Hàng hải quốc tế và Baltic soạn thảo và phát
hành năm 1956.
Mẫu hợp đồng mang tính chuyên dụng dùng để chuyên chở các loại hàng
hoá có khối lượng lớn như : Than , Quặng , Xi măng ,Ngũ cốc ....trên các tuyến,
luồng hàng nhất định như :

- Mẫu NORGRAIN 89 của Hiệp hội môi giới và đại lý Hoa kỳ dùng
để thuê chở ngũ cốc .

13

Nhóm
10
01.QTTH1


-


Tìm hiểu về vận đơn & hợp đồng vận tải đường biển
- Mẫu SOVCOAL của Liên xô cũ phát hành năm 1962 để chở than .
- Mẫu POLCOAL của Ba lan phát hành năm 1971 cũng dùng để chở than .
- Mẫu SOVORECON của Liên xô cũ phát hành năm 1950 dùng để thuê chở quặng
.

- Mẫu CEMECO của Hoa kỳ phát hành năm 1922 dùng để thuê tàu chở xi măng .
- Mẫu CUBASUGAR của Cuba phát hành để thuê chở đường .
- Mẫu EXONVOY, MOBILVOY, SHELLVOY, do Hoa kỳ phát hành dùng để thuê
chở dầu , và còn nhiều hợp đồng mẫu khác nữa .
Hiện nay, xu hướng chung của việc chuẩn hoá nội dung và thống nhất mẫu
hợp đồng, đang tiến hành theo hướng thống nhất và đơn giản hoá nội dung .
Hợp đồng mẫu thuê tàu chuyến rất phong phú và đa dạng nên người thuê tàu
tuỳ theo mặt hàng cụ thể, mà lựa chọn mẫu hợp đồng cho phù hợp và cũng không
quên xem xét tính toán từng điều khoản cụ thể, không bỏ qua một điều khoản nào,
thì mới hạn chế được các tranh chấp cũng như hạn chế được các tổn thất, do sơ
xuất về nghiệp vụ gây nên.

III.3. Nội dung hợp đồng thuê tàu chuyến:
 Điều khoản về chủ thể hợp đồng
- Chủ thể của hợp đồng: người chuyên chở, người thuê tàu.
- Cần ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, số Fax của các bên.
- Nếu ký hợp đồng thông qua đại lý hoặc công ty môi giới cần ghi rõ “as
agent only” ở cuối hợp đồng.
 Điều khoản về con tàu: quy định một cách cụ thể các đặc trưng cơ bản của
con tàu:

-

Tên tàu;

-

Quốc tịch tàu;

-

Chất lượng tàu;

-

Động cơ tàu;

14

Nhóm
10
01.QTTH1

-


Tìm hiểu về vận đơn & hợp đồng vận tải đường biển

-

Cấp hạng tàu;


-

Trọng tải;

-

Dung tích;

-

Mớn nước;

-

Vị trí của tàu;

 Điều khoản thời gian tàu đến cảng xếp hàng: là thời gian tàu phải đến
cảng xếp hàng nhận hàng để chở theo quy định của hợp đồng. Các cách quy
định:
-

Quy định ngày cụ thể “ngày 25/11/2008 tàu phải đến cảng Hải phòng

nhận hàng để xếp”
-

Quy định một khoảng thời gian: “tàu phải đến cảng Tiên Sa để nhận

hàng từ ngày 22 đến 25 tháng 11 năm 2008”.



-

Điều khoản về hàng hóa (Cargo Clause):
Tên hàng: ghi rõ tên hàng hóa chuyên chở.
Bao bì hàng hóa: quy định loại bao bì cụ thể, ghi rõ ký mã hiệu.
Số lượng hàng hóa: tùy theo từng mặt hàng có thể quy định chở theo trọng
lượng hoặc thể tích, nên quy định kèm theo một tỷ lệ dung sai: khoảng
(about), số lượng tối đa, tối thiểu (max, min), ghi chính xác số lượng + dung

sai.
 Điều khoản cảng xếp, cảng dỡ hàng (Loading/Discharging Port): 2 cách
quy định:
- Cụ thể cảng nào, cầu cảng số mấy => Nếu xếp dỡ tại nhiều cảng, cầu thì
phải quy định thứ tự xếp dỡ và chi phí chuyển cầu (shifting expense).
-

Chung chung: “one safe berth, Haiphong Port”.

Cảng xếp dỡ phải an toàn: Về hàng hải, về chính trị.

15

Nhóm
10
01.QTTH1

-



Tìm hiểu về vận đơn & hợp đồng vận tải đường biển
 Điều khoản cước phí thuê tàu: là số tiền mà người thuê tàu phải trả cho
việc vận chuyển hàng hóa hoặc những dịch vụ có liên quan đến việc vận
chuyển
Mức cước: là số tiền cước tính trên một đơn vị hàng hóa.

 -

Đơn vị tính cước:

-

Hàng nặng: MT, long ton, short ton.

-

Hàng nhẹ, cồng kềnh: m3, cubic feet, tấn thể tích (measurement ton) =

-

Số lượng hàng hóa tính cước:

-

Theo số lượng hàng hóa thực xếp lên tàu tại cảng đi (On taken quantity).

-

Theo số lượng hàng thực giao tại cảng đến (Delivery Quantity).


40c.ft

 Điều khoản chi phí xếp dỡ:
- Điều kiện tàu chợ (Liner terms/Gross terms/Berth terms).
- Điều kiện miễn chi phí xếp dỡ cho người chuyên chở (FIO- Free In and
-

Out, FIOS, FIOT, FIOST).
Điều kiện miễn chi phí xếp hàng cho người chuyên chở (FI- Free In, FIS,

-

FIT, FIST).
Điều kiện miễn chi phí dỡ hàng cho người chuyên chở (FO- Free Out, FOS,
FOT, FOST). Các thuật ngữ trên phải đi kèm với giá cước trong hợp đồng.

 Điều khoản về thời gian xếp dỡ (Laytime): là một khoảng thời gian do hai
bên thỏa thuận trong hợp đồng thuê tàu để thực hiện công việc xếp dỡ hàng
hóa lên xuống tàu, còn gọi là thời gian cho phép (allowed time).Các cách
quy định:
-

Quy định một số ngày cụ thể.

-

Quy định mức xếp dỡ hàng hóa cho toàn tàu hoặc cho một máng xếp dỡ

trong ngày.

-

16

Quy định xếp dỡ theo tập quán

Nhóm
10
01.QTTH1

-


Tìm hiểu về vận đơn & hợp đồng vận tải đường biển
Đơn vị tính thời gian xếp dỡ: Ngày (days): ngày theo lịch. Ngày lễ và chủ
nhật có tính vào thời gian xếp dỡ hay không phải quy định cụ thể trong hợp đồng
thuê tàu.

 Điều khoản trách nhiệm và miễn trách của chủ tàu/người chuyên chở
- Cung cấp tàu có đủ khả năng đi biển, điều tàu đến cảng theo đúng thời gian
-

quy định. Hướng dẫn việc xếp dỡ hàng hóa lên xuống tàu.
Chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hóa do lỗi lầm, sơ suất của thuyền

-

trưởng, thủy thủ, hoa tiêu trong thuật đi biển và quản trị tàu.
Điều khiển tàu chạy trên biển với tốc độ hợp lý, không cho tàu đậu đỗ bất kỳ
nơi nào không có trong hành trình trừ trường hợp bất khả kháng.

 Điều khoản trọng tài và luật xét xử
-

Trọng tài là một loại tòa án tư (Private Court) do các bên tự nguyện lập

ra và tự nguyện tuân thủ các quyết định của nó, gồm hai loại: trọng tài quy chế và
trọng tài ADHOC.
-

Điều kiện tiên quyết: muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì các

bên phải thỏa thuận về trọng tài hoặc phải có điều khoản về trọng tài trong hợp
đồng thuê tàu.
-

Thỏa thuận trọng tài hay điều khoản trọng tài phải có đủ hai yếu tố:

+

Tên đầy đủ, chính xác của tổ chức trọng tài.

+

Quy tắc tố tụng áp dụng để giải quyết vụ việc.

IV.

MỐI QUAN HỆ HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU CHUYẾN VỚI VẬN
ĐƠN:


Theo thông lệ Hàng hải quốc tế và bộ luật Hàng hải của Việt nam (điều 611), hợp đồng thuê tàu là cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người
thuê tàu và người chuyên chở. Sau khi hàng hoá được xếp lên tàu, người chuyên
chở hoặc đại diện của họ có nghĩa vụ ký phát vận đơn (B/L) cho người giao hàng.

17

Nhóm
10
01.QTTH1

-


Tìm hiểu về vận đơn & hợp đồng vận tải đường biển
Nói cách khác là vận đơn được ký phát sau khi hợp đồng thuê tàu chuyến được ký
kết.

IV.1. Tạo sự ràng buộc giữa người mua và người bán:
Vận đơn là cơ sở để người bán đòi tiền người mua. Đồng thời là cơ sở pháp
lý để điều chỉnh quan hệ giữa người chuyên chở và người nhận hàng ở cảng đến.
(theo điều 81-3 bộ luật Hàng hải Việt nam ).
Như vậy, khi chuyên chở hàng hoá được bán theo điều kiện CIF hay CFR
người chuyên chở trở thành chủ thể của hai mối quan hệ pháp lý khác nhau và độc
lập với nhau. Người nhận hàng nhận vận đơn từ người bán hàng và vận đơn đó quy
định trách nhiệm của chủ tàu với người cầm giữ vận đơn (ở cảng đích), nó độc lập
với hợp đồng thuê tàu, trừ trường hợp hai bên quy định rõ trong vận đơn có ghi chú
và đưa nội dung hợp đồng thuê tàu vào đó. Chính vì vậy mặc dù người cầm giữ vận
đơn có thể nhận biết qua vận đơn rằng có tồn tại một hợp đồng thuê tàu như thế
nhưng vận đơn khi đã chuyên cho người nhận hàng (người cầm giữ vận đơn) thì nó
sẽ tạo ra một hợp đồng mới ràng buộc chủ tàu với người có vận đơn theo các điều

kiện ghi trên vận đơn.

IV.2.

Giải quyết tranh chấp:

Trong hợp đồng thuê tàu quy định nếu có tranh chấp sẽ giải quyết tại Trọng
tài nước nào. Ngược lại trong vận đơn cũng có điều khoản trọng tài nói rõ khi có
tranh chấp giữa người chuyên chở và người nhận hàng, tranh chấp đó sẽ được giải
quyết ở đâu, theo luật nào.
Vì vậy, không thể lấy điều khoản trọng tài trong hợp đồng thuê tàu để giải
quyết tranh chấp phát sinh từ vận đơn và ngược lại (trừ vận đơn có quy định áp
dụng điều khoản của hợp đồng thuê tàu).
Nếu có tranh chấp phát sinh thì người ta sẽ giải quyết tranh chấp đó dựa vào
vận đơn hoặc dựa vào hợp đồng thuê tàu tuỳ theo các trường hợp sau:

18

Nhóm
10
01.QTTH1

-


Tìm hiểu về vận đơn & hợp đồng vận tải đường biển
Trường hợp 1: Người nhận hàng đồng thời là người ký hợp đồng thuê tàu,
khi có tranh chấp phát sinh đối với người chuyên chở sẽ lấy hợp đồng thuê tàu để
giải quyết tranh chấp.
Trường hợp 2: Người nhận hàng không phải là người ký hợp đồng thuê tàu,

khi có tranh chấp phát sinh đối với người chuyên chở sẽ lấy vận đơn để giải quyết
tranh chấp.
Trường hợp 3: Vận đơn đã chuyển nhượng cho người khác, khi có tranh
chấp phát sinh giữa người chuyên chở với người cầm vận đơn sẽ lấy vận đơn để giải
quyết tranh chấp.
Trường hợp 4: Vận đơn có dẫn chiếu đến các điều khoản của hợp đồng thuê
tàu thì sẽ lấy các điều khoản của hợp đồng thuê tàu để giải quyết tranh chấp. Ðối
với loại vận đơn này thường trên vận đơn người ta ghi rõ “vận đơn dùng với hợp
đồng thuê tàu” - Bill of lading to be used with charter party.

IV.3. So sánh vận đơn với hợp đồng thuê tàu
V.
CÁC NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU
CHUYẾN:
Hợp đồng thuê tàu chuyến, là kết quả đàm phán giữa người thuê tàu và người
chuyên chở. Trong hợp đồng thuê tàu chuyến, người ta quy định rất rõ ràng và cụ
thể quyền, nghĩa vụ của người thuê tàu và người chuyên chở bằng các điều khoản
ghi trong hợp đồng. Chính vì thế, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có tranh
chấp gì giữa người thuê chở và chuyên chở, hợp đồng chuyên chở sẽ là cơ sở để
giải quyết tranh chấp . Tất cả các điều khoản đã quy định trong hợp đồng, đều có
giá trị pháp lý để điều chỉnh hành vi giữa các bên . Các điều khoản buộc các bên ký
kết, phải thực hiện đúng như nội dung của nó . Nếu có bên nào thực không đúng,
những quy định của hợp đồng, có nghĩa là anh ta đã vi phạm hợp đồng . Khi vi
phạm những điều khoản đã được thoả thuận, bên vi phạm sẽ phải chịu hoàn toàn
trách nhiệm đối với những hậu quả xảy ra do hành vi vi phạm của mình gây ra.
Nếu đối với vận đơn, nguồn luật điều chỉnh là các điều ước quốc tế, thì đối
với hợp đồng thuê tàu chuyến lại là luật quốc gia, các tập quán hàng hải và các án

19


Nhóm
10
01.QTTH1

-


Tìm hiểu về vận đơn & hợp đồng vận tải đường biển
lệ.

V.1.

Luật quốc gia
Khái niệm : Là những văn bản pháp luật có hiệu lực cao do các cơ quan đặc
biệt phát hành (Quốc hội) nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trong các lĩnh vực lớn
của xã hội trên cơ sở của hiến pháp ( Cụ thể hoá Hiến pháp).

 Luật quốc gia được áp dụng khi:
+

Ký hợp đồng thuê tàu các bên quy định điều khoản luật áp dụng, ví dụ:

Hợp đồng GENCON 94 quy định áp dụng luật Anh ( khoản a điều 19) luật hàng hải
Mỹ (khoản b điều 19).
+

Khi xảy ra tranh chấp, các bên thoả thuận luật áp dụng và làm thành văn

bản riêng.
+


Khi toà án hoặc trọng tài có thẩm quyền xét xử các tranh chấp phát sinh

từ hợp đồng thuê tàu lựa chọn luật quốc gia để áp dụng.
Khi nói tới luật quốc gia làm nguồn điều chỉnh các hợp đồng thuê tàu
chuyến, không có nghĩa là toàn bộ hệ thống luật pháp của quốc gia đó được đem ra
áp dụng, nó chỉ được áp dụng theo các nguyên tắc sau:
+

Chỉ những nhóm luật chuyên biệt có liên quan đến hợp đồng thuê tàu, ví

dụ: Luật hợp đồng, luật hàng hải, luật thương mại hàng hải , …
+

Nếu hệ thống luật của nước được chọn mà không có luật chuyên biệt

hợp đồng thuê tàu, thì có thể áp dụng những luật có nội dung trực tiếp đến hợp đồng
chuyên chở ( ví dụ : Luật Hàng hải Việt nam 1990 ).
+

Nếu hệ thống luật nước được chọn không có luật liên quan trực tiếp đến

hợp đồng chuyên chở, thì áp dụng những nguyên tắc hợp đồng trong luật dân sự .

V.2. Tập quán hàng hải quốc tế.
Được áp dụng khi vận đơn qui định, luật áp dụng cho vận đơn qui định.Tuy
nhiên, trong thực tế trong vận đơn tàu chợ các hãng tàu thường lấy các công ước
quốc tế áp dụng cho vận đơn nên việc sử dụng tập quán hàng hải làm nguồn của
luật điều chỉnh vận đơn có phần hạn chế .


20

Nhóm
10
01.QTTH1

-


Tìm hiểu về vận đơn & hợp đồng vận tải đường biển
 Các trường hợp áp dụng:
+

Khi hợp đồng thuê tàu quy định, ví dụ : Mức xếp, dỡ: CQD ( customary

quickest despatch) tức mức xếp, dỡ theo tập quán cảng .
Các bên căn cứ vào mức xếp dỡ của cảng công bố mà tính ra được thời gian
xếp, dỡ và tính thưởng phạt, ví dụ: mức xếp Cảng hải phòng 800 tấn/ngày, cảng Sài
gòn 1000 tấn/ngày.
+

Khi hợp đồng không quy định nhưng luật quốc gia áp dụng cho hợp

đồng thuê tàu dẫn chiếu tới .
+

Khi hợp đồng thuê tàu không quy định, các nguồn luật áp dụng cho hợp

đồng thuê tàu không có quy định cụ thể cho vấn đề đang tranh chấp .
Cách áp dụng các tập quán hàng hải: Khi áp dụng các tập quán các bên có

nghĩa vụ chứng minh nội dung của tập quán đó, các bên cần phải có cách hiểu thống
nhất nội dung của tập quán.
+

Khi hợp đồng quy định cụ thể, ví dụ : Có những hợp đồng chỉ bao gồm

các điều khoản chính như thuê tàu đi từ cảng A đến cảng B, xác định thời gian thuê,
quy định tên, giá cước, số lượng hàng hoá và con tàu chuyên chở, còn các vấn đề
khác thì quy định chung chung “ Theo các điều kiện thông thường vẫn áp dụng” tức
là ngoài các điều khoản cụ thể đã quy định trong hợp đồng các vấn đề phát sinh các
bên cứ theo tập quán mà làm không cần phải thoả thuận gì thêm, ví dụ : Người thuê
tàu lo thu xếp cầu bến, phí thuê cầu cảng để hàng người thuê tàu chịu, phí buộc tàu,
lai dắt, hoa tiêu, cảng phí … người chuyên chở chịu .
+

Nếu hợp đồng không quy định :

Khi tranh chấp nảy sinh, các bên có thể thoả thuận thực hiện theo một tập
quán nào đó, ví dụ: Khi hợp đồng không quy định mức xếp dỡ. Nếu tranh chấp nảy
sinh các bên có thể thoả thuận mức xếp, dỡ CQD.
Khi tranh chấp nảy sinh, các bên mang tập quán ra để tham khảo xem thực
hiện như thế nào, ví dụ : Mức xếp theo tập quán của cảng Sài gòn là 1000 tấn/ ngày,
hoặc thuê tàu chở hàng ở vùng các nước hồi giáo, hợp đồng không quy định rõ
ràng về thời gian xếp/ dỡ, nếu trùng vào tháng ăn chay (Ramadan) thì theo tập quán

21

Nhóm
10
01.QTTH1


-


Tìm hiểu về vận đơn & hợp đồng vận tải đường biển
cảng người ta nghỉ làm việc. Tàu đành phải chờ mà không kiện được người thuê
tàu. Trong trường hợp, hợp đồng không quy định điều khoản đóng/mở hầm hàng,
người chuyên chở theo tập quán chỉ mở lần đầu và đóng lần cuối, còn trong suốt
quá trình làm hàng người thuê trở phải chịu trách nhiệm đóng mở hầm với mọi chi
phí và rủi ro.
Khi toà án hoặc trọng tài xét xử các tranh chấp : Toà án hoặc các hội đồng
trọng tài sẽ xem xét dựa trên các tập quán để xét xử, ví dụ : Tranh chấp có liên quan
đến ngày làm việc là mồng 4 tết tại Việt nam chẳng hạn, mặc dù luật quy định
đây là ngày làm việc, nhưng theo tập quán, thông lệ công nhân vẫn nghỉ làm việc
hoặc làm việc uể oải, chắc chắn trọng tài hoặc toà án không thể xử bắt người thuê
tàu nộp tiền phạt làm hàng chậm cho cả ngày này .

V.3. Tiền lệ pháp:
Khái niệm : Án lệ là các bản án, hoặc quyết định của toà án hoặc quyết định của
các cơ quan hành chính (cấp cao) về một hành vi cụ thể nào đó, đã xảy ra nhưng
được sử dụng làm khuôn mẫu để ứng xử cho các hành vi vi phạm sau này .

 Án lệ được áp dụng khi:
+

Hợp đồng thuê tàu chọn luật của các nước theo hệ thống luật Anh, Mỹ

làm luật điều chỉnh hợp đồng .
+


Toà án, trọng tài mà hợp đồng chỉ định được quyền chọn luật áp dùng thì

họ có thể chọn cái gì họ cho là đúng, cần thiết .
Cho đến nay, chưa có một điều ước quốc tế nào được ký kết để điều chỉnh
hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng tàu chuyến. Do vậy luật quốc
gia vẫn là nguồn luật quan trọng nhất, chủ yếu nhất điều chỉnh mối quan hệ giữa
người chuyên chở và người thuê chở .
Trong các mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến, đều có điều khoản quy định rằng
nếu có tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng thì sẽ tham chiếu đến luật hàng hải của
một nước nào đó. Việc tham chiếu đến luật hàng hải nào và xử tại hội đồng trọng tài
nào là do hai bên thoả thuận. Luật pháp các nước đều cho phép các bên ký kết hợp
đồng thuê tàu chuyến có quyền chọn luật để áp dụng cho hợp đồng đó. Trong
trường hợp, các bên không chọn luật lúc ký kết hợp đồng thì luật áp dụng cho hợp

22

Nhóm
10
01.QTTH1

-


Tìm hiểu về vận đơn & hợp đồng vận tải đường biển
đồng : Theo luật Ba lan là nơi đóng trụ sở của người chuyên chở, theo luật Nga là
luật nơi ký kết hợp đồng, theo luật Mỹ là luật nước toà án, theo luật hàng hải Việt
nam là luật nơi đóng trụ sở của người chuyên chở .
Ta thường bắt gặp trong các mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến có điều khoản
luật điều chỉnh thường dẫn chiếu đến luật hàng hải của Anh, Mỹ và đưa ra xét xử tại
Trọng tài London hoặc Trọng tài New york.

Việc luật quốc gia được xem là nguồn luật chủ yếu, điều chỉnh các quan hệ
giữa các bên trong hợp đồng thuê tàu chuyến có hai nguyên nhân:

- Chưa có điều ước quốc tế nào ký kết áp dụng cho hợp đồng thuê tàu chuyến.
- Hợp đồng thuê tàu chuyến trong mỗi chuyến tàu chỉ điều chỉnh quan hệ của một
người chuyên chở và một người thuê chở nên các bên có nhu cầu đưa luật quốc
gia của nước mình vào, để điều chỉnh hợp đồng thuê tàu chuyến sao cho có lợi
cho mình .
Tuy nhiên, việc áp dụng luật quốc gia nào vào hợp đồng thuê tàu chuyến là
một điều hết sức phức tạp (đây là sự thoả thuận) nó phụ thuộc vào tương quan lực
lượng giữa hai bên, ai cần hơn. Một thức tế, khi đàm phán điều luật áp dụng người
ta thường chọn luật những nước phát triển ở trình độ cao hơn để áp dụng cho hợp
đồng, ví dụ: Các hợp đồng áp dụng luật Anh và xử tại Hongkong hay Singapore, vì
nước Anh có ngành hàng hải phát triển với bề dày hàng trăm năm, hệ thống pháp
luật đồ sộ và đầy đủ, đã được áp dụng trong nhiều hợp đồng mà ít xảy ra tranh chấp.
Tập quán hàng hải và các Án lệ cũng là những nguồn rất quan trọng điều chỉnh hợp
đồng thuê tàu chuyến vì các nước có đội tàu mạnh lại là các nước theo hệ thống
luật Anglo-Saxon( Luật án lệ) như Anh , Mỹ , các nước trong khối liên hiệp Anh cũ
nay gọi là khối thịnh vượng chung như Singapore, Úc, Hongkong, Canada…

VI.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
TÀU CHUYẾN:

VI.1.

Một số lưu ý đối với hợp đống tàu chuyến:

Hợp đồng thuê tàu chuyến điều chỉnh mối quan hệ giữa người thuê tàu với

người chuyên chở/chủ tàu: quan tâm cả đến quyền lợi của người gửi hàng nếu người
thuê tàu là người nhận hàng, người nhận hàng nếu người thuê tàu là gửi hàng.

23

Nhóm
10
01.QTTH1

-


Tìm hiểu về vận đơn & hợp đồng vận tải đường biển
Hợp đồng thuê tàu,văn bản pháp lý không thể bao quát được tất cả các vấn
đề phát sinh, dù có vẻ hoàn thiện như các hợp đồng mẫu, cũng không tránh khỏi các
tranh chấp.
Do đó, với tư cách người đi thuê tàu chúng ta cố gắng hạn chế điều đó,
thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường thuê tàu, các điều khoản
của hợp đồng khi ký hợp đồng thuê tàu.

VI.1.1.

Khi tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng thuê tàu:

- Người thuê tàu phải tìm hiểu tình hình cung, cầu trên thị trường thuê tàu.
- Người thuê tàu cần phải quan tâm đến tình hình kinh doanh, uy tín của
các hãng tàu mình định thuê để đảm bảo, hàng hoá đến được cảng đích an
toàn (điện thoại hỏi các đại diện thương mại Việt nam ở nước mà chủ tàu
có trụ sở chính, sử dụng dịch vụ của các nhà môi giới thuê tàu chuyên
nghiệp…)


- Người thuê tàu cũng không cần thiết phải thuê tàu trẻ, cho những lô hàng
trị giá không cao, vì tàu này giá cước rất cao => kiểm tra các chứng từ
liên quan đến con tàu, như giấy chứng nhận cấp hạng tàu do cơ quan đăng
kiểm cấp, giấy chứng nhận khả năng đi biển của tàu, hồ sơ bảo hiểm …
Quan trọng hơn là cơ quan đăng kiểm đó có uy tín hay không.

- Chọn thuê tàu phù hợp với lô hàng để đảm bảo cho hàng hoá của người
thuê được an toàn trên đường vận chuyển và xếp dỡ hai đầu bến.

VI.1.2.

Cân nhắc kỹ lưỡng từng điều khoản khi ký kết hợp đồng

- Giữa người thuê tàu và người chuyên chở phải thống nhất trong cách diễn đạt các
thuật ngữ, những quy định, các điều khoản của hợp đồng về trách nhiệm và miễn
trách của người chuyên chở, không để người chuyên chở được miễn trách trong các
trường hợp tổn thất hư hỏng, mất mát hàng hoá lỗi thuộc về họ.

- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực
hàng hải, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, tránh những tranh chấp không
đáng có xảy ra sau này.

- Tên hàng cần ghi rõ ràng, cụ thể bao gồm tên khoa học, tên thường gọi. Tên hàng
trong vận đơn phải trùng với tên hàng trong L/C.

24

Nhóm
10

01.QTTH1

-


Tìm hiểu về vận đơn & hợp đồng vận tải đường biển
- Trong điều khoản số lượng, nên giành quyền chọn dung sai cho người chuyên chở.
Nếu người thuê tàu chọn dung sai, thì người chuyên chở do sợ xếp ít hàng sẽ cho
giá cước cao, để bù cho số lượng xếp ít.

- Khi thuê tàu phải lưu ý đến dung tích xếp hàng của tàu và hệ số xếp hàng của hàng
hoá, để có thể dự tính xếp hết hàng không bị bỏ lại.

- Về điều khoản thời gian làm hàng (Laytime), nên quy định rõ ràng mốc tính thời
gian làm hàng, đặc biệt là khi tàu trao thông báo sẵn sàng, nhưng chưa làm xong thủ
tục kiểm dịch, hải quan, biên phòng.

- Khi chuyên chở các mặt hàng siêu trường, siêu trọng phải tính đến phương
tiện xếp, dỡ của cảng có đáp ứng được không, mình có chủ động thu xếp
được không, tránh bị phạt lưu tàu để chờ phương tiện xếp dỡ .

- Các bên phải thoả thuận trước, khi có tranh chấp thì đưa ra trọng tài nào và xử theo
luật nào, không được quy định chung chung mà phải chỉ rõ hội đồng trọng tài nào,
phương pháp lựa chọn trọng tài.

- Khi thực hiện hợp đồng phải tuân thủ các điều khoản, thực hiện đúng các nghĩa vụ
đã ký kết trong hợp đồng .

- Người thuê tàu, cần phối hợp chặt chẽ với chủ tàu trong quá trình bốc hàng , san
xếp hàng trong hầm tàu.


- Trong mọi trường hợp, phải lấy được vận đơn khi giao xong hàng xuống tàu và
trước khi tàu rời cảng.

- Khi lấy vận đơn, phải kiểm tra vận đơn có đúng của hãng tàu mình thuê hay không.
- Khi thanh toán tiền cước, phải chú ý chuyển tiền đúng kênh mình đã liên hệ thuê
tàu.

- Theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng, trường hợp có tổn thất xảy ra đối với lô
hàng, người thuê tàu cần lập bộ chứng từ đầy đủ, cần thiết để bảo vệ quyền lợi của
mình và liên hệ với hãng bảo hiểm để xác định lỗi, nguyên nhân của tổn thất, quy
trách nhiệm và đòi bồi thường thiệt hại.

VI.2. Một số tranh chấp thường gặp trong quá trình thực hiện hợp đồng thuê tàu
chuyến:

25

Nhóm
10
01.QTTH1

-


×