Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

kiểm chứng các yếu tố tác động đến rủi ro biến động giá cà phê trên địa bàn buôn mê thuột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.34 KB, 103 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH – MARKETING
------------------------------------------

ĐOÀN THỊ THU TRANG

KIỂM CHỨNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI
RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN
BUÔN MÊ THUỘT

Chuyên ngành

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Mã số chuyên ngành : 6 0 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ MỸ LINH

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
T
1
4

Tôi xin cam đoan:
T


1
4

(i)
(ii)

Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi,
T
1
4

Số liệu trong luận văn được điều tra trung thực, và không trùng lặp với các đề
T
1
4

tài khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
T
1
4

Học viên

T
1
4

Đoàn Thị Thu Trang


T
1
4

i


LỜI CẢM ƠN
T
1
4

Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả Quý thầy cô khoa sau đại học của
T
1
4

Trường Đại Học Tài chính – Marketing, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức hữu ích làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin trân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong
T
1
4

thời gian thực hiện luận văn. Hướng dẫn của Cô đã giúp tôi có thêm những kinh nghiệm
trong viết bài nghiên cứu, khắc phục được những hạn chế và khó khăn trong quá trình
nghiên cứu và giúp cho bài luận văn hoàn thiện hơn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị, các cô chú là những người trồng cà phê, những
T
1

4

người kinh doanh cà phê đã giúp tôi hiểu biết hơn về cây cà phê, hiểu rõ hơn về những lo
lắng, khó khăn của việc trồng và kinh doanh cà phê. Các anh chị, cô chú đã tận tình giúp
đỡ thông qua việc tham gia trả lời bảng khảo sát cũng như quá trình hoàn thiện bảng khảo
sát.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, lo
T
1
4

lắng và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế nên luận văn còn
T
1
4

nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý Thầy/Cô và những người
quan tâm đến đề tài.
Tp.HCM, tháng 03 năm 2015

T
1
4

Học viên

T
1
4


Đoàn Thị Thu Trang

T
1
4

ii


MỤC LỤC
T
1
4

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................. I
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... VI
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................................VII
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ....................................................................................... VIII
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................5
1.1.

Rủi ro biến động giá và các yếu tố tác động đến rủi ro biến động giá cà phê ....5

1.1.1. Khái niệm rủi ro biến động giá cà phê ....................................................................5
1.1.2. Các yếu tố tác động đến rủi ro biến động giá cà phê ..............................................6
1.2.

Phòng ngừa rủi ro biến động giá .............................................................................9


1.2.1. Khái niệm phòng ngừa rủi ro biến động giá ...........................................................9
1.2.2. Các công cụ phòng ngừa rủi ro biến động giá ......................................................10
1.2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn ...........................................................................................10
1.2.2.2. Hợp đồng tương lai .......................................................................................11
1.2.2.3. Hợp đồng hoán đổi ........................................................................................11
1.2.2.4. Hợp đồng quyền chọn ....................................................................................11
1.2.3. Các phương pháp phòng ngừa rủi ro về giá ..........................................................12
1.2.3.1. Các biện pháp truyền thống ..........................................................................12
1.2.3.2. Phát triển một nền nông nghiệp hợp đồng (Contract Farming) ...................12
1.3.

Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê trên thế giới và vận dụng

vào Việt Nam ......................................................................................................................13
1.3.1 Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro biến động giá ở các nước ..................................13
1.3.1.1. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro biến động giá ở Brazil ...............................13
1.3.1.2. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro biến động giá ở Colombia .........................14
1.3.1.3. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro biến động giá ở Ấn Độ. .............................15
1.3.1.4. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro biến động giá ở Mexico .............................15
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .....................................................................16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CÀ PHÊ TẠI BUÔN MÊ THUỘT ............18
2.1.

Thực trạng sản xuất cà phê tại Buôn Mê Thuột ..................................................18

2.2.

Thực trạng rủi ro biến động giá cà phê tại Buôn Mê Thuột ..............................19


iii


2.3.

Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro biến động giá cà

phê tại Buôn Mê Thuột .....................................................................................................21
2.4.

Phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro biến động giá cà phê tại Buôn Mê

Thuột 25
2.4.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu .............................................................................25
2.4.1.1. Cơ sở lựa chọn mô hình nghiên cứu .............................................................25
2.4.1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................26
2.4.1.3. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ....................................................................26
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................28
2.4.2.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................29
2.4.2.2. Nghiên cứu sơ bộ ...........................................................................................30
2.4.2.3. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh lần 1 ............................................................33
2.4.2.4. Mã hóa dữ liệu ..............................................................................................34
2.4.2.5. Nghiên cứu chính thức ..................................................................................35
2.4.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu ............................................................................38
2.4.3.1. Phân tích yếu tố khám phá EFA ....................................................................38
2.4.3.2. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh lần 2 ............................................................42
2.4.3.3. Xác định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .....................................................43
2.4.4. Kết quả mô hình nghiên cứu .................................................................................46
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................51

3.1.

Dự báo rủi ro biến động giá cà phê .......................................................................51

3.1.1. Mô hình dự báo rủi ro biến động giá cà phê .........................................................51
3.1.1.1. Ý tưởng của mô hình......................................................................................51
3.1.1.2. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................51
3.1.1.3. Quy trình thực hiện nghiên cứu .....................................................................52
3.1.1.4. Phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................................52
3.1.2. Kết quả mô hình dự báo rủi ro biến động giá cà phê ............................................53
3.1.2.1. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu ...................................................................53
3.1.2.2. Kiểm định tính dừng ......................................................................................53
3.1.2.3. Kiểm định hiện tượng phương sai có điều kiện của chuỗi giá cà phê thay đổi
theo thời gian ...............................................................................................................54
3.1.2.4. Phân tích kết quả mô hình và dự báo rủi ro biến động giá cà phê ...............55

iv


3.2.

Giải pháp hạn chế rủi ro biến động giá cà phê tại Buôn Mê Thuột ..................57

3.2.1. Giải pháp nhằm hạn chế sự tác động của yếu tố cung cầu và yếu tố thị trường cà
phê thế giới ..........................................................................................................................57
3.2.1.1. Giải pháp hoàn thiện cơ chế vận hành thị trường giao sau trong phòng ngừa
rủi ro biến động giá cà phê ..........................................................................................59
3.2.1.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế vận hành thị trường quyền chọn trong phòng
ngừa rủi ro biến động giá cà phê .................................................................................62
3.2.1.3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế vận hành thị trường kỳ hạn trong phòng ngừa

rủi ro biến động giá cà phê ..........................................................................................65
3.2.2. Giải pháp nhằm hạn chế sự tác động yếu tố chất lượng cà phê khi thu hoạch chưa
cao, chưa phù hợp với những tiêu chuẩn của thị trường quốc tế .....................................66
3.2.3. Giải pháp nhằm hạn chế sự tác động yếu tố chính sách .......................................68
3.2.4. Giải pháp nhằm hạn chế sự tác động của yếu tố năng lực phát triển thị trường ..68
3.3.

Một số kiến nghị......................................................................................................69

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành............................................................69
3.3.1.1. Ổn định kinh tế vĩ mô ....................................................................................69
3.3.1.2. Hoàn thiện khung pháp lý về thị trường phòng ngừa rủi ro biến động giá và
công cụ phái sinh .........................................................................................................69
3.3.1.3. Hoàn thiện khung pháp lý về sở giao dịch hàng hóa ....................................70
3.3.1.4. Chính sách thuế ưu đãi. .................................................................................70
3.3.2. Kiến nghị với chính quyền tỉnh Đăk Lăk .............................................................71
3.3.2.1. Kiến nghị với Sở Công thương ......................................................................71
3.3.2.2. Kiến nghị với Sở Tài chính ............................................................................71
3.3.2.3. Kiến nghị với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ...............................72
KẾT LUẬN ........................................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................74
PHẦN PHỤ LỤC ...............................................................................................................76

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
T
1
4


Viết tắt

Cụm từ tiếng Việt

Cụm từ tiếng Anh

ASERCA

Apoyos

y

Servicios

a

la

Comercialization Agropecuaria
ARCH

AutoRegressive

Conditional

Heteroskedasticity
BCEC

Trung tâm giao dịch cà phê BMT


BMT

Buôn Mê Thuột

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

NCF

Quỹ cà phê quốc gia

BMT Coffee exchange center
T
0

National Coffee Fund

GARCH

Generalised
T
0

Autoregressive


Conditional Heteroskedasticity

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
T
1
4

Bảng 2.1: Tăng trưởng diện tích và sản lượng cà phê tại BMT ..........................................18
TU
7
3

T
7
3
U

giai đoạn 2010 - 2013 ..........................................................................................................18
TU
7
3

T
7
3
U


Bảng 2.2: Mã hóa dữ liệu ....................................................................................................34
TU
7
3

T
7
3
U

Bảng 2.3: Kết quả thống kê mô tả .......................................................................................37
TU
7
3

T
7
3
U

Bảng 2.4: Kết quả phân tích yếu tố khám phá EFA các biến độc lập (lần 1) .....................39
TU
7
3

T
7
3
U


Bảng 2.5: Kết quả phân tích yếu tố khám phá EFA các biến độc lập (lần 2) .....................41
TU
7
3

T
7
3
U

Bảng 2.6: Kết quả phân tích yếu tố khám phá EFA biến phụ thuộc ...................................42
TU
7
3

T
7
3
U

Bảng 2.7: Bảng mô tả giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh lần 2............................................43
TU
7
3

T
7
3
U


Bảng 2.8: Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố cán cân cung cầu ...............................44
TU
7
3

T
7
3
U

Bảng 2.9: Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố chất lượng cà phê ..............................44
TU
7
3

T
7
3
U

Bảng 2.10: Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố về chính sách ...................................45
TU
7
3

T
7
3
U


Bảng 2.11: Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố thị trường cà phê thế giới ................45
TU
7
3

T
7
3
U

Bảng 2.12: Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố năng lực phát triển thị trường .........46
TU
7
3

T
7
3
U

Bảng 2.13 Xác định hệ số Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc .............................................46
TU
7
3

T
7
3
U


Bảng 2.14: Các thông số thống kê của từng biến ................................................................47
TU
7
3

T
7
3
U

Bảng 3.1: Thông số thống kê mô tả .....................................................................................53
TU
7
3

T
7
3
U

Bảng 3.2: Kiểm định tính dừng đối với sản phẩm cà phê ...................................................54
TU
7
3

T
7
3
U


Bảng 3.3: Kiểm định hiện tượng phương sai có điều kiện của chuỗi giá cà phê thay đổi
TU
7
3

theo thời gian .......................................................................................................................54
T
7
3
U

Bảng 3.4: Kết quả mô hình GARCH đối với sản phẩm cà phê ...........................................55
TU
7
3

T
7
3
U

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
T
1
4


Hình 2.1: Diện tích và sản lượng cà phê tại BMT giai đoạn 2010 – 2013 ..........................19
TU
7
3

T
7
3
U

Hình 2.2: Diễn biến giá cà phê tại BMT giai đoạn 2010-2013 ...........................................19
TU
7
3

T
7
3
U

Hình 2.3: Mức độ am hiểu các công cụ phái sinh của DN kinh doanh cà phê....................22
TU
7
3

T
7
3
U


trên địa bàn BMT .................................................................................................................22
TU
7
3

T
7
3
U

Hình 2.4: Quy trình nghiên cứu ...........................................................................................29
TU
7
3

T
7
3
U

Hình 3.1: Mô hình giao dịch quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê trên
TU
7
3

sở giao dịch cà phê BMT .....................................................................................................63
T
7
3
U


viii


TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê. Đặc điểm của mặt
hàng cà phê là sản lượng không ổn định, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, giá cả biến
động nhanh, mạnh. Thực tế kinh doanh cà phê Việt Nam trong những năm vừa qua đã
chứng kiến tại nhiều địa phương, các doanh nghiệp (DN) kinh doanh cà phê sản xuất
còn tự phát, nông dân bị cuốn vào vòng luẩn quẩn “trồng – chặt – trồng” và “được
mùa mất giá, mất mùa được giá” khiến việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, định giá
rất bị động, thu nhập người sản xuất và kinh doanh cà phê đều bấp bênh.
Theo số liệu sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Lăk, thành Phố BMT
với diện tích 37.700 ha. Năm 2012 diện tích trồng cà phê của Thành phố BMT lên đến
16.487 ha. So với tổng diện tích đất BMT thì diện tích trồng cà phê chiếm đến 43,7%.
Ngoài ra, BMT với lợi thế đã tạo nên hạt cà phê chất lượng cao, hương vị khác biệt so
với nhiều vùng đất khác. Chính sự khác biệt đó là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh
của cà phê BMT và nơi đây đã sớm trở thành "tâm điểm" của ngành cà phê. Cà phê
đóng góp trên 60% tổng thu ngân sách của thành phố. Cây cà phê trở thành một trong
những cây trồng chủ lực của BMT và tác động đến đời sống vật chất và tinh thần của
người dân BMT.
Thực tế kinh doanh cà phê BMT trong những năm vừa qua đã chứng kiến những biến
động lớn về giá cà phê tác động rất mạnh đến DN kinh doanh cà phê và người nông
dân trồng cà phê ở BMT. Mặc dù là giá cà phê tác động rất lớn đến thu nhập của người
trồng và DN kinh doanh cà phê nói riêng và kinh tế xã hội BMT nói chung, nhưng
BMT vẫn chưa có những giải pháp hiệu quả nhằm phòng ngừa những biến động về giá
cà phê, những nhà kinh doanh cà phê và người nông dân vẫn là những người bị ảnh
hưởng nặng nề từ sự biến động giá cà phê. Chính vì những lý do trên, tác giả đã chọn
đề tài “Kiểm chứng các yếu tố tác động đến rủi ro biến động giá cà phê trên địa bàn

Buôn Mê Thuột” để nghiên cứu.

1


2. Vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung mô tả, phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro biến động giá cà
phê, dự báo khả năng biến động giá cà phê. Từ đó, tác giả sẽ rút ra một số gợi ý nhằm
hạn chế rủi ro biến động giá cà phê tại BMT.
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này nhằm vào các mục tiêu sau đây:
Thứ nhất, phân tích thực trạng biến động giá cà phê tại BMT;
Thứ hai, kiểm chứng các yếu tố tác động đến rủi ro biến động giá cà phê tại BMT
Thứ ba, giải pháp nhằm hạn chế rủi ro biến động giá cà phê tại BMT;
Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm đạt được những mục tiêu nêu trên, luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên
cứu sau:
Thứ nhất, thực trạng biến động giá cà phê tại BMT như thế nào?
Thứ hai, các yếu tố nào tác động đến rủi ro biến động về giá cà phê tại BMT?
Thứ ba, làm thế nào để hạn chế rủi ro biến động giá cà phê tại BMT?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là rủi ro biến động giá cà phê tại BMT.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu biến động giá cà phê trên địa bàn BMT từ năm 2010 - 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp thu thập số liệu: Đối với dữ liệu thứ cấp, tác giả thu thập thông tin qua
các trang mạng điện tử, các báo cáo nghiên cứu của các chuyên gia, tổ chức hiệp hội

cà phê BMT, niên giám thống kê, số liệu tại các sở, ngành liên quan. Ngoài ra, luận
văn còn thu thập dữ liệu về giá cà phê nhân xô tại trung tâm giao dịch cà phê BMT
(BCEC). Đối với dữ liệu sơ cấp, tác giả phỏng vấn tình hình kinh doanh, sử dụng các
công cụ phái sinh tại các DN kinh doanh cà phê và người nông dân trồng cà phê tại
BMT thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn có cỡ mẫu khảo sát là 226, tại địa bàn thành
phố BMT, trong thời gian tháng 10 năm 2014.

2


Phương pháp phân tích: Hệ thống hóa từng nhóm thông tin, thuận tiện cho việc đối
chiếu, so sánh. Phương pháp này dựa trên kết quả điều tra cùng với quá trình tham
khảo thực tế. Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp này nhằm làm rõ vai trò của công
cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê, và đề ra giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả việc sử dụng công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro biến động
giá cà phê tại BMT.
Phương pháp so sánh: So sách các công cụ phòng ngừa rủi ro được áp dụng trên thế
giới từ đó tác giả sẽ rút ra một số gợi ý nhằm ứng dụng hiệu quả các công cụ phái sinh
trong phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại BMT.
Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng một số phương pháp định tính khác như diễn giải, suy
luận nhằm làm rõ vấn đề và đưa ra giải pháp.
b. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA
Phương pháp thu thập số liệu

-

Dữ liệu xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro biến động về giá cà phê tại
thành phố BMT với 226 quan sát, thời gian điều tra vào tháng 10 năm 2014 theo mẫu
đã được thiết kế sẵn. Đối tượng điều tra là những người nông dân trồng và người kinh

doanh cà phê tại thành phố BMT.
Phương pháp xử lý số liệu và kỹ thuật sử dụng

-

Phương pháp phân tích yếu tố khám phá, phân tích mô hình hồi quy bội nhằm đánh giá
mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá của cà phê tại địa bàn
BMT. Số liệu thu thập xong sẽ được kiểm tra, tiến hành hiệu chỉnh, sàng lọc, mã hóa
và xử lý bằng phần mềm chuyên ngành kết hợp với kỹ thuật thống kê. Công cụ được
chọn sử dụng là phần mềm phân tích thống kê SPSS.
Mô hình GARCH
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng dựa trên cơ sở thống kê mô tả, phân tích mô hình GARCH (Generalised
Autoregressive Conditional Heteroskedasticity) để dự báo rủi ro biến động giá cà phê.
Mô hình GARCH được xây dựng để lập mô hình và dự báo về phương sai có điều
kiện. Mô hình GARCH(p,q) có dạng sau đây:
Yt = β1 + β2Xt + ut
R

R

R

R

R

R

R


R

R

ut ≈ N (0, ht )
3


ht = γ 0 + ∑i =1 δ i ht −i + ∑i =1 γ j ut2− j (*)
p

q

Trong đó:
p: là bậc của mô hình GARCH (Generalised Autoregressive Conditional
Heteroskedasticity)
q: là bậc của mô hình ARCH (Autoregressive Conditional Heteroskedasticity)
Y t : Biến phụ thuộc
R

R

X t : Các biến giải thích, có thể bao gồm các biến trễ của Y t và các biến giải thích khác
R

R

R


R

có ảnh hưởng đến Y t .
R

R

U t : hạng nhiễu
R

R

Phương trình (*) nói lên rằng phương sai h t bây giờ phụ thuộc vào cả giá trị quá khứ
R

R

của những cú sốc, đại diện bởi các biến trễ của hạng nhiễu bình phương, và các giá trị
quá khứ của bản thân h t đại diện bởi các biến h t-i . Dạng đơn giản nhất của mô hình
R

R

R

R

GARCH là GARCH(1,1), được biểu diễn như sau:

Yt = β1 + β 2 X t + ut

U t ≈ N (0, ht )
ht = γ 0 + δ 1ht −1 + γ t ut2−1
6. Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu đã đóng góp vào lý luận nghiên cứu các yếu tố tác động đến biến động giá,
dự báo biến động giá và phòng ngừa rủi ro biến động giá.
Ngoài ra, về mặt thực tiễn nghiên cứu giúp cho người nông dân và DN kinh doanh cà
phê tại BMT nhận diện các yếu tố tác động đến biến động giá cà phê và có những biện
pháp phòng ngừa thích hợp.
Luận văn có thể áp dụng cho người nông dân trồng cà phê và DN kinh doanh cà phê
tại BMT trong phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê.
7. Kết cấu của đề tài
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng rủi ro biến động giá và các yếu tố tác động đến rủi ro biến
động giá cà phê tại Buôn Mê Thuột
Chương 3: Kết luận và kiến nghị

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
T
7
3

1.1. Rủi ro biến động giá và các yếu tố tác động đến rủi ro biến động giá cà phê
1.1.1. Khái niệm rủi ro biến động giá cà phê
Quan điểm về rủi ro có hai trường phái lớn, đó là: trường phái truyền thống (hay còn
gọi là trường phái tiêu cực) và trường phái trung hòa. Theo trường phái truyền thống,
rủi ro là những thiệt hại, mất mát hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn,

điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Đại diện cho trường phái này, từ
điển Oxford cho rằng rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc đau đớn, thiệt hại,…
Trong khi đó, theo cách nhìn của trường phái trung hòa thì rủi ro là sự bất trắc có thể
đo lường được. Theo Allan Willett, một đại biểu của trường phái trung hòa, thì rủi ro
là sự bất trắc có liên quan đến sự xuất hiện của những yếu tố không mong đợi.
Theo báo cáo của Chính phủ Scotland (2010) cho rằng: rủi ro về giá nông sản là yếu tố
không chắc chắn, phát sinh ngoài ý muốn, tác động đến hiệu quả kinh tế trong nông
nghiệp. Sự không chắc chắn trong nông nghiệp có thể là do bản chất của ngành sản
xuất nông nghiệp, chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế và tự nhiên của từng vùng
miền.
Nghiên cứu của Huchet - Bourdon, M. (2011) cho rằng: rủi ro biến động giá là sự thay
đổi đột biến của giá cả hàng hóa xung quanh giá trị trung bình của nó.
Vậy, chúng ta có thể khái niệm rủi ro biến động giá cà phê một cách tổng quát nhất
như sau: rủi ro biến động giá cà phê là sự thay đổi đột biến của giá cả cà phê, là yếu tố
không chắc chắn, phát sinh ngoài ý muốn, tác động đến hiệu quả kinh tế.
Khi nhu cầu tăng lên ắt hẳn giá cả cũng tăng lên và ngược lại. Chính vì vậy bất ổn
trong cung cầu sẽ làm thay đổi giá cả. Đối với cà phê không có nhiều bất ổn về nhu
cầu nhưng lại có rất nhiều vấn đề nguồn cung. Thực tế nhìn chung khi nông dân được
mùa thì giá cả có xu hướng giảm còn khi mất mùa thì giá cả lại tăng. Nghịch lý này là
điều dễ hiểu nhưng xét trên góc độ tài chính có thể tiến hành phòng ngừa bằng công cụ
phái sinh. Những biến động mạnh và thất thường về giá trên thị trường cà phê quốc tế
cũng là nhân tố sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu cà phê của Việt
Nam nói chung và BMT nói riêng. Và điều đó làm xuất hiện nhiều rủi ro biến động giá
cho cả nông dân, các DN kinh doanh cà phê BMT. Bởi xu hướng giá thường tuân theo
quy luật thị trường nên rủi ro là không thể tránh khỏi, vấn đề là phòng ngừa và hạn chế
ở mức độ nào.

5



1.1.2. Các yếu tố tác động đến rủi ro biến động giá cà phê
Nhận dạng rủi ro biến động giá là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro
có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh cà phê, tức là xác định một danh sách các rủi
ro mà DN phải gánh chịu gồm cả các rủi ro biến động giá, sự cố cũng như các rủi ro
gắn với quá trình ra quyết định.
Rủi ro biến động giá xuất hiện khi giá sản phẩm xuống thấp hoặc giá đầu vào (nguyên
liệu, giống,…) tăng lên đột biến. Giá cả do cung cầu quyết định và rủi ro biến động giá
hầu như xuất hiện ở mọi lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, khác với những loại hàng
hóa khác, trong hoạt động sản xuất cà phê, giá cả còn phụ thuộc vào các yếu tố khác
như tình hình thời tiết, rủi ro về thiên tai cũng như điều kiện tự nhiên không phù hợp.
Đối với người sản xuất, rủi ro biến động giá là loại rủi ro đáng lo ngại và ảnh hưởng
nhiều nhất đến thu nhập của họ. Người trồng cà phê đứng trước một mâu thuẫn là khi
được mùa thì giá rớt dẫn tới lỗ, mất mùa thì giá cao nhưng không có hàng để bán.
Có rất nhiều nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến rủi ro biến động giá cà
phê ở nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới. Chúng ta sẽ tìm hiểu một số nghiên cứu
thực nghiệm trong khoảng thời gian gần đây, cụ thể như sau:
Nguyên cứu của Ashutosh Tiwari and Pratibha Bisht (2012), khi phân tích các yếu tố
bên trong và bên ngoài tác động đến giá cà phê tại Hoa Kỳ. Nghiên cứu sử dụng một
T
4
3

T
4
3

T
4
3


T
4
3

dữ liệu chuỗi thời gian 1990-2010. Nghiên cứu đã cho rằng, các yếu tố bao gồm: hàng
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

hóa thay thế, thu nhập bình quân đầu người, hiệp định cà phê quốc tế, chi phí nguyên

T
4
3

vật liệu đầu vào. Trong đó hiệp định cà phê quốc tế, chi phí nguyên vật liệu đầu vào là
T
4
3

T
4
3

hai yếu tố quan trọng tác động đến giá cà phê tại Hoa Kỳ.
Hopp và Foote (1955) đã nghiên cứu các yếu tố chịu trách nhiệm những biến đổi trong
giá cà phê bằng cách chạy một hàm hồi quy. Họ nhận thấy rằng trữ lượng cà phê thế
giới, xuất khẩu cà phê của Brazil và các nhu cầu tiêu dùng cà phê là những yếu tố quan
trọng nhất mà tác động đến giá cà phê. Nghiên cứu cũng cho biết rằng những kỳ vọng
của người mua về việc cung cấp cũng ảnh hưởng đến giá cà phê nhưng điều này đang
ngày càng trở nên ít liên quan hơn đến kỹ thuật dự báo nguồn cung.
Ghoshray (2010) thảo luận về giá cả của các loại cà phê, nghiên cứu đã tổng hợp lại và
T
4
3

T
4
3

T

4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3


kết luận rằng thị trường cà phê được liên kết quốc tế. Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3


T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

chuỗi thời gian để tìm ra rằng thị trường cà phê quốc tế là một thị trường lớn, trong đó
T
4
3

T
4
3

T

4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

6

T
4
3

T

4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3


có các đơn vị nhỏ cấp quốc gia. Ông ước tính rằng những lý do chính cho biến động
T
4
3

T
4
3

T

4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3


T
4
3

T
4
3

T
4
3

giá là thiếu hụt nguồn cung cấp và không có các sản phẩm thay thế gần.
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3


T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4

3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

Ponte (2002) cho biết tầm quan trọng của chất lượng cà phê hơn là số lượng đối với
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3


T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T

4
3

T
4
3

T
4
3

sản xuất cà phê. Chất lượng cà phê cung cấp thêm thu nhập cho người sản xuất và nó
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4

3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3


T
4
3

T
4
3

là một chiến lược tốt hơn để kiếm được nhiều hơn doanh thu cho cùng một lượng cà
T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T

4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3


T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

phê so với cà phê chất lượng thấp.
T
4
3

T
4
3

T
4
3


T
4
3

T
4
3

T
4
3

T
4
3

Basu và Hicks (2008) nhận thấy rằng khách hàng Mỹ là nhạy cảm hơn đối với cà phê
so với khách hàng Đức. Họ cũng phát hiện ra rằng một thương hiệu cà phê có thể được
định giá cao hơn ở các nước phương Tây.
Nghiên cứu của Michael Keane & Declan O Connor (2009), khi tìm hiểu rủi ro biến
động giá ở liên minh Châu Âu đã cho rằng, các yếu tố bao gồm: cung cầu trên thị
trường, thời tiết, chính sách của từng quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro biến
động giá nông sản.
Theo báo cáo của Chính phủ Scotland (2010), khi nghiên cứu về rủi ro trong nông
nghiệp tại Scotland và một số nước khác trên thế giới trong giai đoạn 1988-2010 cho
rằng, các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro biến động giá nông sản bao gồm: yếu tố kinh tế
vĩ mô, cạnh tranh của các DN cùng ngành, tỷ giá hối đoái, thời tiết, khả năng hội nhập
kinh tế thế giới của địa phương nghiên cứu.
Trong một nghiên cứu khác, FAO & một số tổ chức (2011) cho rằng: các yếu tố vĩ mô,
chính sách, khả năng tiếp cận tín dụng tác động rất lớn đến rủi ro biến động giá nông

sản.
Sandra Martin (1996) khi tiến hành khảo sát 2.780 người nông dân ở New Zealand cho
rằng các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro biến động giá nông sản bao gồm: thời tiết khí
hậu, tính chất của từng loại sản phẩm nông nghiệp, yếu tố thị trường, năng lực làm
việc của người nông dân, chu kỳ kinh tế và môi trường pháp lý.
Ngoài ra, nghiên cứu của Huchet - Bourdon, M. (2011), khi tìm hiểu sự biến động về
giá cả của các mặt hàng nông sản trên thế giới trong giai đoạn 2006-2009 hoặc các
nghiên cứu của Abbott P. & Borot de Battisti A. (2009), Gilbert C.L. (2010), Gilbert
C.L. & Morgan C.W. (2010) đều cho rằng có một số yếu tố tác động đến rủi ro biến
động giá nông sản như: cung cầu trên thị trường, tăng trưởng kinh tế, thiếu đầu tư
trong lĩnh vực nông sản, giá trị đồng đô la Mỹ biến động nhiều, khí hậu, chính sách
thương mại trong xuất nhập khẩu.

7


 Tổng hợp kết quả các nghiên cứu trước
Qua quá trình lược khảo các bài nghiên cứu có liên quan, chúng ta thấy rằng có rất
nhiều yếu tố tác động đến sự biến động về giá cà phê, có thể chia thành những nhóm
yếu tố chính như sau:
(1) Yếu tố về nguồn cung cầu
Yếu tố nguồn cung cầu là những yếu tố căn bản nhất tác động đến giá cả mặt hàng cà
phê. Khi tổng nguồn cung, tổng nguồn cầu thay đổi thì giá cả mặt hàng cà phê cũng
thay đổi theo.
Nguồn cung cầu cà phê bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: (1) giá nguyên vật liệu đầu vào;
(2) Khả năng thu mua dự trữ, chế biến của người mua; (3) Nhu cầu cà phê trong nước;
(4) Khả năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
(2) Yếu tố chất lượng cà phê
Chất lượng cà phê bao gồm các yếu tố như: (1) loại giống cà phê; (2) khả năng thâm
canh, chăm sóc của người dân; (3) kỹ thuật thu hoạch; (4) bảo quản, sơ chế sau thu

hoạch. Khi các địa phương chưa hình thành được chuỗi ngành hàng đồng bộ, điều này
ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cũng như giá bán của mặt hàng cà phê.
(3) Yếu tố về chính sách
Chính sách thương mại trong xuất nhập khẩu có tác động trực tiếp đến sự biến động về
giá của cà phê xuất khẩu. Chính sách này ảnh hưởng không nhỏ đến sự biến động về
giá của mặt hàng cà phê.
(4) Yếu tố năng lực phát triển thị trường
Trong sản xuất cà phê, nông dân nên thay đổi cách nhìn và dần quen với các khái niệm
mới về năng lực phát triển thị trường như: thương hiệu sản phẩm, khả năng thâm nhập
thị trường của DN cà phê và năng lực hoạt động hiệp hội ngành cà phê,… vì những
vấn đề này góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả của mặt hàng cà phê.
(5) Yếu tố thị trường cà phê thế giới
Yếu tố thị trường cà phê thế giới như: sản lượng sản xuất cà phê của các nước sản xuất
cà phê lớn trên thế giới có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động giá cà phê.
Đối với mặt hàng cà phê khi suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính xảy ra sẽ làm
cho các quỹ đầu cơ rút vốn khỏi các hoạt động đầu tư dẫn đến giảm cầu tức thời trên
các thị trường kỳ hạn, làm cho giá giảm đột ngột. Đây chính là nguyên nhân chính tác
động đến sự giảm sút tức thời của thị trường cà phê.

8


Nguyên nhân giá cà phê giảm một phần là do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu nên giảm lượng tiêu thụ, nhưng không loại trừ khả năng những nhà nhập khẩu
nước ngoài lợi dụng khó khăn để ép giá bán cà phê.
1.2. Phòng ngừa rủi ro biến động giá
1.2.1. Khái niệm phòng ngừa rủi ro biến động giá
Theo Aretzs và các cộng sự (2007), phòng ngừa rủi ro biến động giá có thể làm giảm
bớt việc thiệt hại về đầu tư sụt giảm bằng cách giảm sự biến động của dòng tiền. Họ
nói thêm rằng sự biến động thấp hơn của dòng tiền cũng dẫn đến phá sản. Ví dụ, một

người nông dân đang trồng ngô và đang có kế hoạch để bán nó trong sáu tháng tới,
không thể chắc chắn về những gì giá ngô trong sáu tháng tới. Nó có thể thấp hơn hoặc
cao hơn so với dự kiến. Nếu giá thấp hơn đáng kể, người nông dân có thể buộc phải
bán với giá đó thấp hơn chi phí sản xuất, và kết quả bị lỗ.
Phòng ngừa rủi ro biến động giá là việc cá nhân hoặc công ty sở hữu hoặc đang có kế
hoạch sở hữu một hàng hóa như ngô hay lúa mì hoặc trái phiếu chính phủ, và lo ngại
rằng giá của hàng hóa đó có thể thay đổi trước khi họ bán hoặc mua (CBOT, 1998).
Trong trường hợp các nhà sản xuất ngô, những người phòng ngừa rủi ro biến động giá
là nhà sản xuất, Người sở hữu (ngô) hoặc đang có kế hoạch trồng ngô quan tâm rằng
giá cả có thể thay đổi bất lợi trước khi họ có thể bán nó. Hầu như bất cứ ai tìm cách
bảo vệ hàng hóa trên thị trường từ những thay đổi không mong muốn của giá có thể sử
dụng giá kỳ hạn cho phòng ngừa rủi ro để bảo vệ họ chống lại biến động giá không
thuận lợi trong tương lai.
Phòng ngừa rủi ro về giá hay còn gọi là nghiệp vụ tự bảo hiểm rủi ro là việc thiết lập
một vị thế ở thị trường này để bù đắp và cân bằng cho rủi ro gặp phải ở thị trường
khác bằng cách thiết lập một vị thế trên thị trường đầu tư ngược lại. Phòng ngừa rủi ro
là một trong những giải pháp mà người mua, người bán giảm thiểu hoặc kiểm soát rủi
ro khi họ chấp nhận rủi ro với một sự chuẩn bị trước để phòng ngừa và hạn chế những
tác động bất lợi khi rủi ro xảy ra. Phòng ngừa rủi ro là quá trình chuyển dịch rủi ro
biến động giá trên thị trường tiền tệ với thị trường tương lai bằng cách đồng thời giữ vị
trí đối diện trong thị trường tiền mặt (Knight, et al., 2003). Phòng ngừa rủi ro là một
trong những giải pháp mà người mua người bán giảm thiểu hoặc kiểm soát rủi ro khi
họ chấp nhận rủi ro với một sự chuẩn bị trước để phòng ngừa và hạn chế những tác
động bất lợi khi rủi ro xảy ra.

9


Phòng ngừa rủi ro về giá hữu ích nhất trong trường hợp đầu tư vào những hàng hóa có
biến động giá và trường hợp muốn thiết lập một mức giá mua hoặc bán một hàng hóa

trước khi giao dịch đó xảy ra. Mục đích của phòng ngừa rủi ro là tối thiểu hóa biến
động bất lợi của giá cả trên thị trường mà vẫn cho phép nhà đầu tư có những khoản lợi.
Phòng ngừa rủi ro biến động giá giúp cho việc lên kế hoạch và quản lý tài chính tốt
hơn, và cho phép người mua và người bán hàng hóa bảo vệ chính họ chống lại những
rủi ro biến động giá mà họ không mong đợi. Theo Aretzs và các cộng sự (2007),
phòng ngừa rủi ro biến động giá có thể làm giảm bớt việc thiệt hại về đầu tư sụt giảm
bằng cách giảm sự biến động của dòng tiền. Họ nói thêm rằng sự biến động thấp hơn
của dòng tiền cũng dẫn đến phá sản.
1.2.2. Các công cụ phòng ngừa rủi ro biến động giá
1.2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn
Theo Patwari D.C. & Bhargava A (2006), hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận giữa hai
người cho việc mua bán một loại hàng hóa hay tài sản tài chính với một mức giá xác
định sẽ được chuyển giao vào một ngày xác định trong tương lai. Hợp đồng kỳ hạn
được ký kết giữa người mua và người bán tại thời điểm hiện tại nhưng việc thực hiện
hợp đồng lại diễn ra ở một thời điểm trong tương lai. Giá trị của hợp đồng kỳ hạn chỉ
được giao nhận vào ngày đáo hạn hợp đồng, không có khoản chi trả nào được thực
hiện vào ngày ký kết hoặc trong thời hạn hợp đồng. Trong loại hợp đồng này ngày ký
kết và ngày giao hàng là hoàn toàn tách biệt. Các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận
các điều khoản hợp đồng như giá giao hàng và số lượng.
Theo Chance (2003), thị trường kỳ hạn là một trong những thị trường phái sinh ra đời
sớm nhất, trong đó hai bên đã thỏa thuận một hợp đồng thực hiện và loại hợp đồng này
được xuất hiện vào thế kỷ thứ 17.
Theo Daniel Richard Siegel & Diane F. Siegel (1990), hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa
thuận giữa người mua và người bán. Hợp đồng kỳ hạn xác định số lượng và loại hàng
hóa hoặc chứng khoán được mua bán vào một ngày xác định trong tương lai, địa điểm
giao hàng và giá thực hiện. Hợp đồng bắt buộc người bán phải bán cho người mua
theo những điều kiện đã thỏa thuận và người mua bắt buộc phải mua. Hai bên thỏa
thuận đàm phán các điều khoản của hợp đồng kỳ hạn và hai bên tin tưởng rằng người
kia sẽ không phá vỡ hợp đồng.


10


1.2.2.2. Hợp đồng tương lai
Theo Burns (1979), một hợp đồng tương lai như là một thỏa thuận giữa hai bên, một
bên mua và một bên bán một số lượng ấn định về một loại hàng hóa nhất định vào một
ngày trong tương lai (hoặc trong một khoản thời gian) tại một mức giá quy định và tại
một địa điểm xác định.
Theo Chance (2003), thị trường tương lai là những thị trường được biết đến rộng rãi
nhất đối với thị trường phái sinh, hoạt động thông qua sàn giao dịch có tổ chức. Hợp
đồng tương lai chỉ định số lượng, ngày giao hàng được tiêu chuẩn hóa. Thị trường
tương lai xuất hiện vào thế kỷ 19.
Theo Daniel Richard Siegel & Diane F. Siegel (1990), hợp đồng tương lai tương tự
hợp đồng kỳ hạn, trong đó hợp đồng thiết lập một mức giá vào ngày hôm nay cho giao
dịch trong tương lai. Hợp đồng tương lai được giao dịch trong sàn giao dịch được
thành lập và tập trung. Để tham gia vào thị trường tương lai, người ta chỉ phải nộp một
tỷ lệ phần trăm nhất định theo giá thị trường vào tài khoản, được gọi là tài khoản ký
quỹ.
1.2.2.3. Hợp đồng hoán đổi
Theo Frederic S. Mishkin & Stanley G. Eakins (2012), Giao dịch hoán đổi là hợp đồng
tài chính mà bắt buộc mỗi bên trong hợp đồng trao đổi một tập hợp các khoản thanh
toán mà nó sở hữu cho một tập hợp các khoản thanh toán thuộc sở hữu của một bên
khác. Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên
để trao đổi một số tài sản hoặc nghĩa vụ phải trả trong một khoản thời gian cụ thể với
một mức lãi suất, tỷ giá hối đoái hoặc giá cả nhất định được quy định trong hợp đồng.
Theo John C Hull (2006), hợp đồng hoán đổi được giao dịch đầu tiên năm 1981, Hoán
đổi là hình thức thông dụng nhất mà nó phụ thuộc vào giá trị của một hoặc nhiều biến
số cơ sở. Số loại hoán đổi khác nhau có thể sáng tạo thêm thì không có giới hạn.
1.2.2.4. Hợp đồng quyền chọn
Theo Frederic S. Mishkin and Stanley G. Eakins (2012), hợp đồng quyền chọn là hợp

đồng cung cấp cho người mua lựa chọn, hoặc quyền để mua hoặc bán các công cụ tài
chính cơ sở ở một mức giá quy định, được gọi là giá thực hiện, trong thời gian nhất
định (thời điểm đáo hạn). Người bán hợp đồng quyền chọn có nghĩa vụ mua hoặc bán
các công cụ tài chính cho người mua nếu người mua thực hiện quyền bán hoặc mua.
Người mua hợp đồng quyền chọn không bắt buộc phải thực hiện quyền chọn, họ có

11


thể để cho các hợp đồng quyền chọn hết hạn mà không cần sử dụng nó. Ngược lại, khi
người mua quyền chọn thực hiện quyền mua hoặc bán theo hợp đồng, người bán
quyền chọn bắt buộc phải thực hiện các nghĩa vụ đã ký kết trong hợp đồng theo yêu
cầu của bên mua. Người mua phải trả cho người bán một khoản tiền gọi là phí quyền
chọn.
1.2.3. Các phương pháp phòng ngừa rủi ro về giá
1.2.3.1. Các biện pháp truyền thống
Do sản xuất cà phê có nhiều rủi ro như đã nêu ở trên, nên đã có nhiều biện pháp phòng ngừa
rủi ro về giá như: áp đặt giá sàn, mua tạm trữ. Áp đặt giá sàn là việc Chính phủ ban hành giá
thu mua tối thiểu, người mua (thường là doanh nghiệp nhà nước) phải mua của nông dân với
một mức giá tối thiểu, giúp nông dân giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Mua tạm trữ là
biện pháp mà Chính phủ chỉ định các doanh nghiệp nhà nước mua tạm trữ cà phê cho nông
dân với mức giá và số lượng do Chính phủ quy định.

1.2.3.2. Phát triển một nền nông nghiệp hợp đồng (Contract Farming)
a) Hợp đồng sản xuất (Production Contracts)
Hợp đồng sản xuất là loại hợp đồng mà doanh nghiệp ký kết các hợp đồng bao tiêu cà phê cho
nông dân trước khi vào vụ sản xuất, gồm 3 hình thức:
− Hợp đồng quản lý sản xuất: là loại hợp đồng mà người mua lên kế hoạch trồng, cung
cấp giống, kỹ thuật và các tiêu chuẩn của hàng hóa… để bao tiêu cà phê cho nông dân
ở một mức giá đã được thỏa thuận trước.

− Hợp đồng cung cấp nguồn lực: là loại hợp đồng mà người mua sẽ cung cấp tất cả các
nguồn lực vốn, giống, kỹ thuật… ngoại trừ đất đai và lao động. Nông dân đóng vai
trò người chăm sóc, họ được người mua trả cho 2 khoản tiền gồm khoản cơ bản (cố
định) và khoản tiền thưởng (dựa trên kết quả thực hiện hợp đồng).
− Hợp đồng vùng nguyên liệu (Outgrow Schemes): là loại hợp đồng mà người mua,
thường là các doanh nghiệp chế biến ký kết với các hộ nông dân trồng cà phê xung
quanh nhà máy theo hợp đồng bao tiêu. Người mua cung cấp tất cả các nguyên liệu
đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu các sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng đã thỏa
thuận.
b) Hợp đồng mua bán (Marketing Contracts)
Hợp đồng mua bán là loại hợp đồng thỏa thuận giữa người mua và người sản xuất, trong đó
giá cả được định trước khi thu hoạch, gồm 2 hình thức: Hợp đồng cố định giá (Fixed - Price
Contract), và hợp đồng giá tối thiểu: Người mua cam kết mua cà phê với giá tối thiểu cho

12


nông dân khi giá thị trường xuống thấp và khi giá thị trường lên cao nông dân được bán cho
người mua theo giá thi trường.
c) Tín dụng dự trữ (Warehouse Receipt Financing)
Khi thu hoạch nông sản, nông dân có thể gửi hàng vào kho dự trữ của nhà nước. Căn cứ vào
lượng hàng gửi ở kho, ngân hàng sẽ cung cấp tín dụng cho nông dân để tiếp tục sản xuất. Do
đó, làm giảm áp lực bán ra, tránh được giảm giá cà phê khi vào vụ thu hoạch rộ.
d) Bảo hiểm giá (Price Insurance)
Nông dân trả một khoản phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm nhằm nhận được một đảm bảo
mức giá tối thiểu nếu giá cà phê xuống thấp. Khi giá thị trường tăng, nông dân được bán theo
giá thị trường. Đây là một dạng quyền chọn, với hợp đồng nhỏ, người giao dịch là công ty bảo
hiểm và nông dân trồng cà phê với quy mô nhỏ.
e) Sử dụng các công cụ sản phẩm phái sinh (Derivatives)
Các công cụ sản phẩm phái sinh tuy rất mới ở Việt Nam nhưng đã được các quốc gia trên thế

giới sử dụng từ lâu để phòng ngừa rủi ro giá cả. Các sản phẩm phái sinh là những công cụ tài
chính mà giá trị của chúng bắt nguồn từ giá cả tương lai của các tài sản cơ sở, đây là những
công cụ tài chính có khả năng quản lý rủi ro, rất có hiệu quả và năng động, chúng có thể
phòng ngừa rủi ro cho hầu hết các loại hàng nông sản (cà phê, tiêu, gạo,…), hàng công nghiệp
đến các loại hàng hóa trên thị trường tài chính (chứng khoán, tiền tệ…). Hợp đồng kỳ hạn
(Forward Contract), hợp đồng tương lai (Future Contract) và quyền chọn (Option) là các bộ
phận hình thành nên các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro giá.

1.3. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê trên thế giới và vận
dụng vào Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro biến động giá ở các nước
1.3.1.1. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro biến động giá ở Brazil
Brazil là quốc gia có giá trị cà phê hàng năm lớn nhất thế giới. Để phòng ngừa rủi ro
biến động giá cà phê cho cho nông dân, trước khi vào niên vụ mới, Chính phủ Brazil
đứng ra bán quyền chọn bán cà phê cho nông dân. Hợp đồng này được Chính phủ phát
hành, xác định rõ số lượng, chất lượng, giá mục tiêu và địa điểm cũng như thời gian
giao hàng. Ở đây, Chính phủ bán quyền chọn bán và do đó có nghĩa vụ phải mua sản
lượng với mức giá mục tiêu định trước. Người mua trong hợp đồng này là nông dân;
trong khi Chính phủ có “nghĩa vụ” phải mua thì người nông dân có “quyền” bán hoặc
không bán sản phẩm của họ cho Chính phủ với giá mục tiêu định trước, nếu như giá
thị trường thấp hơn hoặc cao hơn giá mục tiêu trong thời gian giao hàng. Đổi lại, nông
dân trả một khoản phí thông qua hệ thống đấu giá điện tử tại các sở giao dịch hàng hóa
13


trải rộng khắp cả nước nhằm đảm bảo tính minh bạch. Về cơ bản, điều này cũng giống
như việc đảm bảo một mức giá tối thiểu cho người sản xuất vì nếu giá cao hơn giá mục
tiêu, họ vẫn có thể có được lợi nhuận. Hợp đồng này được sử dụng rộng rãi cho bắp,
gạo, bông và cà phê tại Brazil và thu được nhiều kết quả tốt.
Kinh nghiệm của Brazil cho thấy nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước thì việc giới

thiệu loại công cụ tài chính như thế này sẽ là điều không thể, đặc biệt là sự hỗ trợ
thông qua việc thiết lập những quy định pháp luật rõ ràng.
1.3.1.2. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro biến động giá ở Colombia
Những người trồng cà phê tại Colombia được tổ chức trong Liên đoàn nông dân trồng
cà phê Colombia (National Coffee Growers Federation of Colombia – Federacafé).
Federacafé mua cà phê từ người sản xuất, chế biến cà phê, bán chúng cho thị trường
trong nước và hoạt động như một công ty xuất khẩu. Một trong những mục tiêu chính
của Federacafé là bảo vệ thu nhập của người nông dân thông qua việc đảm bảo giá cho
họ.
Federacafé đảm bảo mức giá trong nước thông qua quỹ cà phê quốc gia (National
Coffee Fund - NCF), là quỹ bình ổn, hoạt động theo hợp đồng được tái ký kết hàng
năm. Quỹ hoạt động ở cấp độ xuất khẩu, bao trùm cả Federacafé và công ty xuất khẩu
tư nhân. Nguồn lực tài chính được tích lũy trong suốt thời gian giá thế giới cao được
sử dụng để hỗ trợ giá trong nước khi giá thế giới thấp.
Trong suốt giai đoạn giá cà phê thấp kéo dài bắt đầu từ cuối những năm 90, khi giá
trong nước cứ mỗi vài tuần lại được điều chỉnh giảm để giữ cho NCF không mắc nợ,
Federacafé đã xem xét khả năng sử dụng hợp đồng giao sau và quyền chọn nhằm đảm
bảo duy trì quỹ NCF.
Kinh nghiệm của Colombia cho thấy có thể sử dụng quỹ bình ổn giá để đảm bảo cho
giá cà phê. Và để duy trì quỹ bình ổn này cần đến các công cụ phái sinh như hợp đồng
giao sau và quyền chọn.

14


1.3.1.3. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro biến động giá ở Ấn Độ.
Cà phê (Robusta cũng như Arabica) được sản xuất tại các bang phía Bắc của Ấn Độ,
bởi nông dân quy mô nhỏ cũng như đồn điền quy mô vừa. Một vài đồn điền sử dụng
thị trường giao sau London và New York, số còn lại đều gián tiếp thông qua hợp đồng
chốt giá sau (price-to-be-fixed - PTBF). Nông dân quy mô nhỏ thì chưa tiếp cận được

loại hợp đồng này.
Dựa trên nền tảng này, đã có rất nhiều nỗ lực để thiết lập thị trường giao sau cà phê tại
Ấn Độ, có tổng cộng 145.000 hợp đồng giao sau cà phê từ khi sàn bắt đầu hoạt động
vào cuối tháng 1/2007 cho tới cuối tháng 4/2011. Tuy nhiên những nỗ lực để thiết lập
thị trường giao sau này cho tới nay đã không hoàn toàn thành công và đối mặt với rất
nhiều khó khăn (chuyển những người sử dụng thị trường quốc tế sang thị trường trong
nước; khó khăn trong việc thiết lập tiêu chuẩn phù hợp; và thị trường này không thu
hút nhiều giao dịch bởi trong giai đoạn các sàn lớn trong nước bắt đầu những hợp
đồng giao sau thì giá cà phê tương đối ổn định).
Kinh nghiệm của Ấn Độ cho thấy sự ra đời của Sàn giao dịch hàng giúp cho giá cà phê
trở nên ổn định hơn. Tuy nhiên, để thu hút người nông dân trồng cà phê cũng như các
DN kinh doanh cà phê sử dụng sàn giao dịch hàng hóa cần phải thiết lập các tiêu
chuẩn và quy định rõ ràng, phù hợp.
1.3.1.4. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro biến động giá ở Mexico
ASERCA 1 tham gia vào quản lý rủi ro biến động giá bắt đầu vào năm 1992, hoạt động
0F
P

P

đầu tiên của tổ chức là cung cấp cho nông dân trồng lúa, hạt có dầu và bông khả năng
tự bảo hiểm cho chính mình trước rủi ro biến động giá giảm; công cụ được sử dụng là
hợp đồng quyền chọn và giao sau lúa mì, bắp, đậu nành, bông tại các sàn Chicago và
New York, cũng như hợp đồng hoán đổi gạo. Mục tiêu năm đầu tiên hoạt động là đảm
bảo nguồn quỹ đủ để trợ cấp cho nông dân. Chương trình cung cấp hợp đồng quyền
chọn cho nông dân được giới thiệu vào năm 1994, sau đó dần dần phát triển và mở
rộng. Năm 1999 giới thiệu hợp đồng quyền chọn bán cho nông dân trồng cà phê và
quyền chọn mua cho người chăn nuôi. Theo chương trình này, nông dân mua quyền
chọn bán từ các văn phòng của ASERCA tại địa phương, sau đó ASERCA sẽ mua hợp
đồng quyền chọn trên danh nghĩa người nông dân tại các sàn giao dịch phù hợp (New

1
ASERCA (Apoyos y Servicios a la Comercialization Agropecuaria) là một tổ chức thuộc chính phủ, có trách
nhiệm cung cấp các dịch vụ cho khu vực nông nghiệp trong nước, bao gồm mua (có trợ cấp) hợp đồng quyền
chọn mua và hợp đồng quyền chọn bán cho nông dân trồng lúa, bông và cà phê, cũng như cho công ty chế biến
gạo. ASERCA trực thuộc Bộ Nông nghiệp và được thành lập năm 1991

15


York đối với cà phê và bông, Chicago đối với gạo vào đậu nành) thông qua môi giới
tại Mỹ. Trong thực tế, ASERCA hoạt động như một môi giới bằng cách tập hợp những
rủi ro biến động giá của nhiều nông dân và phòng ngừa tại các sàn thích hợp.
Cho đến năm 1997, ASERCA trả 2/3 chi phí quyền chọn và tập trung quản lý tất cả
các vị thế. Trợ cấp của ASERCA giảm xuống 50% vào năm 1998. Cho đến năm 1999,
nông dân cũng có thể có được mức trợ cấp cao hơn (100% cho đến năm 1998, 75%
vào năm 1998 và 1999) thông qua một chương trình tiết kiệm, nếu họ đồng ý đóng
một khoản phí danh nghĩa vào quỹ (quỹ này dành để đầu tư và chi tiêu cho các sự kiện
bất ngờ). ASERCA cũng có các chương trình huấn luyện nâng cao với sự hỗ trợ của
các công ty môi giới tại Mỹ.
Chương trình được sự đón nhận tích cực từ nông dân. Năm 2000, 17% sản lượng lúa
mì sử dụng quyền chọn bán theo chương trình này, 13% sản lượng lúa, và 32% sản
lượng bông. Tuy nhiên, sự thu hút bởi nhà sản xuất cà phê vẫn còn nhỏ. Một trong
những lý do là có nhiều nông dân kém tổ chức, và mức độ học vấn nhìn chung khá
thấp.
Kinh nghiệm của Mexico cho thấy những điều sau:
-

Cần có sự lựa chọn công cụ phái sinh phù hợp (ví dụ như hợp đồng quyền chọn
và giao sau lúa mì, bắp, đậu nành và bông, hợp đồng hoán đổi đối với gạo) và
sàn giao dịch phù hợp (ví dụ như sàn New York đối với cà phê và bông, sàn

Chicago đối với gạo vào đậu nành) để phòng ngừa rủi ro biến động giá cho từng
loại hàng hóa.

-

Cần có sự hỗ trợ của nhà nước trong việc giới thiệu loại công cụ tài chính để
phòng ngừa rủi ro biến động giá.

-

Chương trình hỗ trợ phí quyền chọn nhận được sự đón nhận tích cực từ nông
dân trồng lúa, bông, nhưng kém thu hút nông dân cà phê. Một trong những lý
do là có nhiều nông dân kém tổ chức và mức độ học vấn nhìn chung khá thấp.
Vì vậy để nâng cao hiệu quả của chương trình cần có tổ chức để quy tụ và
hướng dẫn những người nông dân trồng cà phê.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng các công cụ tài chính để phòng ngừa rủi ro biến
động giá cà phê ở các quốc gia: Brazil, Colombia, Ấn Độ, Mêxicô, chúng ta có thể rút
ra một số kinh nghiệm để áp dụng ở Việt Nam như sau:

16


×