Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

ảnh hưởng của gibberellin đến phát triển và năng suất giống đậu nành mtđ517 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.15 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

ẢNH HƯỞNG CỦA GIBBERELLIN ĐẾN
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG
ĐẬU NÀNH MTĐ517-8

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Cần Thơ, 2014
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

ẢNH HƯỞNG CỦA GIBBERELLIN ĐẾN
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG ĐẬU
NÀNH MTĐ517-8

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Giáo viên hướng dẫn:
TS. LÊ VĨNH THÚC

Sinh viên thực hiện:
NUYỄN THỊ HỒNG NHUNG


MSSV: 3113173
LỚP: TT11X8A1

Cần Thơ, 2014
ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
----------------------------------------------------------------------------------------------

Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Khoa học cây trồng với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA GIBBERELLIN ĐẾN
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG
ĐẬU NÀNH MTĐ517-8

Do sinh viên Nguyễn Thị Hồng Nhung thực hiện.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

Lê Vĩnh Thúc

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
---------------------------------------------------------------------------------------Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Đại học
ngành Khoa học cây trồng với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA GIBBERELLIN ĐẾN PHÁT
TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG ĐẬU NÀNH
MTĐ517-8

Do sinh viên Nguyễn Thị Hồng Nhung thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ......................................................
..................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức: ..............................................
Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2014
Thành viên Hội đồng

……………………

………………………….

………………...........

DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nghiên cứu là do tôi và thầy hướng dẫn thực hiện. Kết quả

trong nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức
nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Sinh viên thực hiện
(Ký tên)

Nguyễn Thị Hồng Nhung

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. Lý lịch sơ lược
Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Nhung

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 10/03/1993

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Đồng Tháp.
Con ông: Nguyễn Văn Tèo
Và bà: Phạm Hồng Nho
Chỗ ở hiện nay: Ấp 5, xã Ba Sao, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
II. Quá trình học tập
1. Tiểu học
Thời gian: 1999-2004
Trường: Tiểu học Ba Sao 1

Địa chỉ: Xã Ba Sao, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
2. Trung học Cơ sở
Thời gian: 2004-2008
Trường: Trung học Cơ sở Ba Sao
Địa chỉ: Xã Ba Sao, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
3. Trung học Phổ thông
Thời gian: 2008-2011
Trường: Trung học Phổ thông Thống Linh.
Địa chỉ: Xã Ba Sao, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
4. Đại học
Thời gian: 2011-2014
Trường: Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng (Khóa 37)
Ngày… tháng… năm 2014

Nguyễn Thị Hồng Nhung

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ đã hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ con khôn lớn nên người.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
- TS. Lê Vĩnh Thúc đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, góp ý
và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành tốt
luận văn này.
- ThS. Mai Vũ Duy đã đóng góp những ý kiến xác thực góp phần hoàn
chỉnh luận văn.

- Cố vấn học tập Cô Bùi Thị Cẩm Hường đã quan tâm và dìu dắt lớp tôi
hoàn thành tốt khóa học.
- Quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn!
- Các bạn Toàn, Chi, Vân, Lợi, Huy, Phượng, Minh, Thành, Nhường, Thái, Tân,
Việt, vv…. đã hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Thân gửi về!
Các bạn lớp Khoa học cây trồng khóa 37 những lời chúc sức khỏe và thành
đạt trong tương lai.

Nguyễn Thị Hồng Nhung

v


NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG, 2014. “Ảnh hưởng của Gibberellin đến phát
triển và năng suất giống đậu nành MTĐ517-8”. Luận văn tốt nghiệp Đại học
Khoa học cây trồng, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học
Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: TS. Lê Vĩnh Thúc và ThS. Mai Vũ Duy.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng của Gibberellin đến phát triển và năng suất giống đậu nành
MTĐ517-8” được thực hiện tại nhà lưới Bộ môn Khoa học cây trồng, khoa Nông
nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ, từ tháng 02-06/2014 với
mục đích tìm ra nồng độ gibberellin thích hợp đến phát triển và năng suất giống
đậu nành MTĐ517-8. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên
gồm 5 nghiệm thức, 5 lần lặp lại, mỗi lặp lại hai cây, các nghiệm thức gồm: Đối
chứng, phun gibberellin với nồng độ 100 mg/l, phun gibberellin với nồng độ 200
mg/l, phun gibberellin với nồng độ 300 mg/l, phun gibberellin với nồng độ 400

mg/. Kết quả cho thấy, nồng độ gibberellin 100 mg/l thích hợp cho phát triển và
năng suất giống đậu nành MTĐ517-8, giúp làm tăng các chỉ tiêu sinh trưởng và
năng suất trên đậu nành như: số trái, trọng lượng 1000 hạt, trọng lượng cây, chiều
cao cây và trọng lượng vật chất khô.

vi


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC ............................................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .............................................................. 2
1.1 NGUỒN GỐC.................................................................................................... 2
1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ĐẬU NÀNH ........................................................... 2
1.2.1 Thế giới .................................................................................................................2
1.2.2 Việt Nam ...............................................................................................................2
1.3 GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG ......................................... 3
1.3.1 Giá trị dinh dưỡng .................................................................................................3
1.3.2 Giá trị sử dụng.......................................................................................................3
1.4 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT .................................................................................. 3
1.4.1 Rễ ..........................................................................................................................3
1.4.2 Thân.......................................................................................................................4
1.4.3 Cành và Lá ............................................................................................................4
1.4.4 Hoa ........................................................................................................................4
1.4.5 Trái và hạt .............................................................................................................4
1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT ĐẬU NÀNH ................... 5
1.5.1 Yếu tố môi trường .................................................................................................5
1.5.2 Sâu bệnh hại đậu nành ..........................................................................................7
1.6 GIBBERELLIN ................................................................................................. 7
1.6.1 Lịch sử phát hiện ...................................................................................................7

1.6.2 Quá trình sinh tổng hợp Gibberellin .....................................................................8
1.6.3 Tác động của Gibberellin đến sinh lý thực vật .....................................................8
1.6.4 Ảnh hưởng của gibberellin đến phát triển và năng suất đậu nành

9

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP ......................................... 12
2.1 PHƯƠNG TIỆN .............................................................................................. 12
2.2 PHƯƠNG PHÁP ............................................................................................. 12
2.2.1 Bố trí thí nghiệm .................................................................................................12
2.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi ...........................................................................................12
2.2.3 Kỹ thuật canh tác đậu nành.................................................................................13
vii


2.2.4 Phân tích số liệu ..................................................................................................14
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ- THẢO LUẬN ........................................................... 15
3.1 CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG ............................................................................ 15
3.2 CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT ................................................................................ 18
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................... 21
4.1 KẾT LUẬN...................................................................................................... 21
4.2 ĐỀ NGHỊ ......................................................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 22
PHỤ LỤC

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng


Tên bảng

Trang

3.1

Tổng số nhánh và số lóng đậu nành lúc thu hoạch.

16

3.2

Chiều cao đóng trái (cm) và trọng lượng cây đậu nành (g) lúc thu
hoạch

17

3.3
3.4

lệ gia tăng chiều cao cây đậu nành qua các giai đoạn (cm)
Số trái, trọng lượng trái (g) và trọng lượng hạt (g) đậu nành lúc
thu hoạch

3.5

Tỉ lệ trọng lượng hạt, trọng lượng 1000 hạt và trọng lượng cây
đậu nành sau khi sấy (g)


17
18

19

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình
3.1
3.2

Tên hình
Chiều cao đậu nành lúc thu hoạch (cm)

Trang
15

Tỉ lệ số trái một hạt, hai hạt, ba hạt, và số trái lép trên cây đậu
nành lúc thu hoạch.
19

x


MỞ ĐẦU
Đậu nành (Glycine max (L.) Merill) là cây trồng có tác dụng nhiều mặt: cung
cấp thực phẩm cho người, nguyên liệu cho công nghiệp, làm thức ăn gia súc và
cải tạo đất (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996). Ngoài ra, đậu nành là cây trồng cạn tối

ưu có khả năng đưa vào cơ cấu đa dang hóa cây trồng trên nền đất lúa ở Đồng
bằng sông Cửu Long vì có thời gian sinh trưởng ngắn nhiều đạm (35-45%) và
dầu (18-20%), có khả năng cải thiện độ phì nhiêu đất (Võ Tòng Xuân và ctv.,
1984). Tuy nhiên, năng suất đậu nành nhìn chung tương đối thấp diện tích trồng
đậu nành của cả nước hiện nay chỉ đạt 249, 2 ngàn hecta, với năng suất bình quân
1,47 tấn/ha (Niên giám thống kê, 2013).
Hiện nay, ở các nước phát triển trên thế giới đã ứng dụng nhiều biện pháp:
kỹ thuật canh tác, phân bón, xử lý hạt giống,… với mục đích nâng cao năng suất
đậu nành. Trong đó, việc ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng đang ngày càng
phổ biến, mà gibberellin là một trong những chất điều hòa sinh trưởng thực vật
có nhiều tác động đến sinh trưởng và năng suất cây trồng. Theo Naserpur (2007)
khi sử dụng 50 mg/l gibberellin năng suất đậu nành tăng 8,21% so với đối chứng
không sử dụng gibberellin. Theo Nanda and Dhindsa (1967) khi xử lý 100 mg/l
gibberellin làm tăng chiều cao và các chỉ tiêu năng suất trên cây đậu nành,…
Tuy nhiên, nghiên cứu ứng dụng gibberellin trên cây đậu nành ở nước ta còn
hạn chế, đặc biệt là giống đậu nành MTĐ517-8, một trong những giống đậu nành
có triển vọng với năng suất tương đối cao, phẩm chất hạt tốt, khối lượng 100 hạt
đạt 16,3 g và thời gian trưởng ngắn khoảng 84 ngày (Phạm Văn Hiền và Vũ Văn
Thu, 2007). Ngoài ra, giống MTĐ517-8 còn sinh trưởng trong điều kiện khô,
thiếu nước tưới cho năng suất 2 tấn/ha (Dương Văn Chín và ctv., 2004). Vì thế,
đề tài “Ảnh hưởng của Gibberellin đến phát triễn và năng suất giống đậu
nành MTĐ517-8” được thực hiện nhằm tìm ra nồng độ gibberellin thích hợp đến
phát triển và năng suất giống đậu nành MTĐ517-8.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC

Đậu nành (Glycine max (L) Merill) là một trong những cây trồng cổ nhất
(Phạm Văn Biên và ctv.,1996). Dựa vào đặt điểm hình thái Vavilov (1951),
Fukuda (1933) và nhiều nhà khoa hoc khác công nhận đậu nành có nguồn gốc từ
vùng Mãn Châu (Trung Quốc) vào thế kỷ thứ II trước công nguyên sau đó lan
truyền ra các quốc gia khác ở Châu Á. Các nước phương tây chỉ mới biết đến đậu
nành từ thế kỷ 18. Ở Việt Nam, đậu nành cũng được biết đến rất sớm từ thời vua
Hùng (Ngô Thế Dân và ctv., 1999).
Đậu nành trồng thuộc họ Leguminosae, họ phụ Papilionondeae, chi Glycine
Willd. Chi này có ba loại là Glycine ussuriensis (dạng hoang dại), Glycine max
(dạng trồng), Glycine gracilis (dạng trung gian). Chi Glycine được chia làm hai
chi phụ, Glycine và Soja (Moench) F.J.Hem. Chi phụ Soja gồm đậu nành trồng
Glycine max (L.) Merill và tổ tiên hoang dại của chúng. Đậu nành hoang dại
thường có thân leo, hạt màu đen, cỡ hạt rất nhỏ 1- 2g/100 hạt. Trái lại đậu nành
trồng (2n = 40) thường có dạng đứng hoặc hơi nghiêng, hạt màu vàng, xanh lục,
đen hay nâu đen, trọng lượng 100 hạt biến thiên từ 5-35g (Nguyễn Bảo Vệ và
ctv., 2011).
1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ĐẬU NÀNH
1.2.1 Thế giới
Mặc dù quê hương đậu nành là Đông Nam Á, nhưng 45% diện tích trông đậu
nành và 55% sản lượng đậu nành của thế giới nằm ở Mỹ. Nước Mỹ sản xuất 75
triệu tấn đậu nành năm 2000, trong đó hơn một phần ba được xuất khẩu. Các
nước sản xuất đậu nành lớn khác là Brazil, Argentina, Trung Quốc và Ấn Độ.
Đậu nành được xếp vào nhóm cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế
cao. Ngoài ra, đậu nành còn là một trong tám loại cây lấy dầu quan trọng: cọ, đậu
nành, bông vải, đậu phộng, hướng dương, cải dầu, olive và dừa; chiếm đến 87%
lượng dầu trên thế giới (Ngô Thế Dân và ctv., 1999).
1.2.2 Việt Nam
Cây đậu nành ở nước ta có lịch sử phát triển lâu đời. Vì qui mô sản xuất còn
khá nhỏ, diện tích trong đậu nành của nước ta năm 2009 chỉ đạt 249,2 ngàn hecta
với năng suất trung bình 1,46 tấn/ha. Tuy nhiên, sản lượng đậu trong nước ta

năm 2010 vẫn đạt 297.000 tấn, tăng 39% so với 2009. Nguyên nhân sự phát triển
chậm của cây đậu nành một phần là do tập quán sản xuất thủ công đã làm tăng
giá thành, không có khả năng cạnh tranh với thị trường thế giới (Nguyễn Bảo Vệ
và ctv., 2011). Đậu nành là một trong những cây được quan tâm để chọn luân
canh với lúa, tuy nhiên trong những năm gần đây xu hướng trồng đậu nành có xu
2


hướng giảm, diện tích trồng đậu nành trên cả nước năm 2010 là 197,8 nghìn
hecta năm 2013 giảm còn 117,8 nghìn hecta. (Niên giám thống kê, 2013).
1.3 GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
1.3.1 Giá trị dinh dưỡng
Trong hạt đậu nành có hơn 40% protein, khoảng 20% lipid (không
cholesterol), 33% carbohydrate, 6% chất sơ và 5% trơ tính trên đơn vị khối lượng
hạt khô (Samugasundram, 1996). Protein trong đậu nành không những nhiều về
hàm lượng mà còn đầy đủ và cân đối các loại acid amin cần thiết, đặc biệt là giàu
lysine và tryptophan (Đoàn Thị Nhàn, 1996).
Hạt đậu nành chứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 15- 25% glucose, 15- 20% chất
béo, 35- 45% chất đạm với đủ các loại amino acid cần thiết và nhiều sinh tố,
khoáng chất như: Ca, Fe, Mg, P, K, NA, S (Nguyễn Đức Ý, 2007).
Hạt đậu nành có giá tri thực phẩm rất cao, đầy đủ các chất dinh dưỡng (đạm,
đường, chất béo…), nhiều sinh tố A, B, D,…trong 100 g đậu nành có 762 đơn vị
sinh tố A, 342 đơn vị sinh tố B, một ít sinh tố D. ngoài ra trong hạt nẩy mầm lại
thêm sinh tố C (Ngô Thế Dân và ctv., 1999).
1.3.2 Giá trị sử dụng
Hàm lượng dầu khoảng 16-20%; trong đó 12-14% dầu no, còn lại là dầu
chưa no. Dầu no có thành phần chính là acid palmitric và stearic. Dầu chưa no có
xấp xỉ 30-35% acid oleic, 45-55% acid linoleic và 5-10% acid linolenic. Đây là
nguồn nguyên liệu tốt cho công nghiệp ép dầu. Ngoài ra dầu của đậu có thể làm
nguyên liệu cho động cơ diesel, làm dung môi cho thuốc bảo vệ thực vật (Ngô

Thế Dân và ctv., 1999).
Ngoài ra, các bộ phận của cây đậu nành như thân, cành, lá, vỏ trái có đủ các
thành phần dinh dưỡng với hàm lượng kha cao, nên có thể dùng làm thức ăn gia
súc. Trong công nghiệp, khô dầu đậu nành được đánh giá rất cao về hàm lượng
dinh dưỡng, chiếm 60% giá trị toàn bộ thức ăn chứa đạm cho gia súc (Đoàn Thị
Thanh Nhàn, 1996).
1.4 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
1.4.1 Rễ
Đậu nành có bộ rễ rất tốt bao gồm một rễ chính, phát triển từ rễ nầm và bốn
hàng rễ phụ, phân bố dọc theo rễ chính. Từ các rễ chính này sẽ mọc ra các rễ phụ
nhỏ hơn. Rễ chính có kích thước lớn nhất trên các loại đất xốp thường có xu
hướng mọc thẳng xuống sâu. Sự phát triển của hệ thống rễ phụ thuộc rất nhiều
vào điều kiện môi trường và canh tác. Rễ chính có thể phát triển sâu đến 2 m và
phát triển rộng theo chiều ngang 2,5 m (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011).

3


1.4.2 Thân
Thân đậu thuộc loại thân thảo gần hóa mộc. Tùy theo đặc điểm của giống và
điều kiện môi trường mà cây đậu nành có số lóng và số cành khác nhau. Phần lớn
các giống đậu nành, thân có nhiều lông tơ với màu sắc và mật số khác nhau, tùy
vào đặt tính giống. Thân đậu nành trung bình 10- 15 lóng, các lóng phía dưới
thường ngắn, lóng phía trên thường dài hơn. Chiều dài lóng các giống khác nhau
thì có sự khác biệt (biến động từ 3- 10 cm). Thân đậu nành trong vụ hè có lóng
dài hơn vụ xuân và vụ đông, bình thường cây đậu nành có chiều cao thân 0,3-1
m. Màu sắc của cây con và của hoa có liên quan với nhau. Các giống có hoa màu
tím, thường cũng có màu tím ở thân cây con. Các giống có hoa màu trắng thì
thân cây con co màu xanh (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011).
1.4.3 Cành và Lá

Các cành mọc ra từ lóng ở trên thân cây nhưng điều này không có nghĩa là có
bao nhiêu lóng sẽ có bao nhiêu cành. Chỉ các chồi từ lóng thứ 2-5 mới phát triển
thành cành. Số cành trên cây đậu nành nhiều hay ít còn tùy thuộc vào giống,
cũng có khi tùy thuộc vào mật độ trồng. Có giống không mang cành nào, có
giống mang một vài cành, nhưng cũng có giống mang đến 5-6 cành. Các cành
đậu nành sẽ tạo thành tán. Cũng tùy giống mà cây có tán hẹp, tán chùm hay tán
xòe (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011).
Đậu nành có ba loại lá: lá mầm (tử diệp), lá đơn, lá kép. Số lượng và diện
tích lá đều ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phụ thuộc vào giống, thời vụ gieo
trồng. Lá đậu nành tăng trưởng chủ yếu vào ban đêm khi sức trương nước trong
tế bào tương đối cao
1.4.4 Hoa
Hoa đậu nành có hai màu trắng và tím, tùy theo giống khác nhau mà màu sắc
cũng khác nhau. Hoa phát sinh ở nách lá, đầu cành, đầu thân, hoa mọc thành
chùm, mỗi chùm có từ 1-30 hoa, trung bình co 3-5 hoa/chùm (khác nhau tùy
giống). Hoa đậu nành rất nhiều nhưng tỉ lệ đậu trái thấp (18-20% hoặc 30%).
Hoa đậu nành thuộc loại hoa đồng chu lưỡng tính, mỗi hoa có mười nhị đực
xếp xung quanh nhụy cái. Điều kiện nở hoa sớm hay muộn dài hay ngắn tùy
thuộc vào giống và điều kiện sinh thái. Thời gian ra hoa dài, ngắn phụ thuộc vào
giống và thời vụ (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011).
1.4.5 Trái và hạt
Trái đậu nành được hình thành từ ngoài vào trong (hình thành vỏ sau đó hình
thành hạt). Số trái biến động từ 2- 20 trái/chùm, có thể lên đến vài trăm trái trên
một cây. Trái đậu nành có từ 1-5 hạt/trái tùy theo giống và điều kiện sinh thái.
Trái đậu nành thuộc loại quả giáp hơi cong tùy theo giống, màu sắc của trái phụ
4


thuộc vào sắc tố Caroten và Xan thophyll, màu sắc của lông trên thân và lá phụ
thuộc vào sắc tố Antocyanin. Trên cây, trái thường tập trung nhiều từ đốt thứ 4

trở lên, tập trung nhiều ở đốt thứ 5-6, đốt thứ 9-10 giảm dần. Trái hình thành và
lớn nhanh từ 15-18 ngày sau khi hoa nở (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011).
Hạt đậu nành có nhiều hình dạng khác nhau (tròn dài, tròn dẹp, bầu dục,…).
Màu sắc hạt gồm có màu vàng nâu, vàng xanh, đen, tím,… Trong đó hạt màu
vàng được ưa chuộng nhất. Vỏ trái gồm hai nửa úp vào nhau và dính theo hai
đường dọc song trái. Tại hai song trái này, biểu bì lõm vào thành hai rãnh nhỏ,
ngay dưới rãnh này là một lớp tế bào nhu mô mỏng sẽ tạo thành đường nứt sau
này khi trái đã khô. Sau khi hai mãnh vỏ tách ra thì các mảnh vỏ này có xu
hướng xoắn cong lại. Kích thước hạt khác nhau tùy thuộc vào giống và điều kiện
canh tác, trọng lượng 100 hạt thay đổi từ 4-55 g. Rốn hạt đậu nành cũng có màu
sắc khác nhau tùy giống (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011).
1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT ĐẬU NÀNH
1.5.1 Yếu tố môi trường
1.5.1.1 Đất
Cây đậu nành có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp với
đất tơi xốp, phì nhiêu, có thành phần cơ giới nhẹ, pH thích hợp cho đậu nành
nằm trong khoảng 5,5-6,5. Đất ở ĐBSCL đa số là đất ruộng, nhiều sét, ít nhiễm
phèn và có độ pH thấp. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy nhiều ruộng đậu có pH
khoảng 4-5 vẫn đạt năng suất cao nếu được chăm sóc đúng mức (Trần Thượng
Tuấn, 1983).
Về thành phần cơ giới, đậu nành có thể trồng trên các loại đất có thành phần
cơ giới từ nhẹ tới nặng. Độ phì nhiêu của các loại đất trồng đậu nành cũng khác
biệt rất lớn. Mặc dù vậy cũng không thể phụ nhận ảnh hưởng của đất như cung
cấp dưỡng chất, dự trữ nước để cung cấp cho cây giữa hai lần tưới, cũng như một
môi trường trong đó diễn ra sự trao đổi khí của hệ thống rễ (Nguyễn Bảo Vệ và
ctv., 2011).
1.5.1.2 Nước
Nước là yếu tố hàng đầu của môi trường trong sản xuất đậu nành, có ý nghĩa
rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của đậu nành. Đậu nành không
chịu được hạn lẫn úng. Bộ rễ tập trung ở tầng đế cày nên khả năng sử dụng nước

ở tầng đất sâu khó hơn. Độ ẩm thích hợp nhất đối với đậu nành trong khoảng 7590% độ ẩm giới hạn ngoài đồng. Độ ẩm dưới 75% độ ẩm giới hạn ngoài đồng có
ảnh hưởng kiềm hãm sinh trưởng của đậu nành, nhưng mức đô kiềm hãm thay
đổi tùy theo điều kiện khí hậu nhiệt độ và giai đoạn sinh trưởng của cây. Năng
suất đậu nành giảm nghiêm trọng nhất là khi đậu nành thiếu nước vào tuần cuối
5


cùng của giai đoan tạo trái và trong giai đoạn phình to của hạt (Ngô Thế Dân và
ctv., 1999).
1.5.1.3 Ánh sáng
Đậu nành là cây ngày ngắn, tuy nhiên ngày nay nó phân bồ rộng trên thế giới
với những giống có phản ứng khác nhau với quang kỳ. trong điều kiện miền Nam
nước ta các gioongs ít quang cảm hoặc không quang cảm thích hợp hơn vì chúng
có khả năng thích nghi rộng và trồng được nhiều mùa vụ khác nhau (Trần
Thượng Tuấn, 1983).
Theo Lê Độ Hoàng và Nguyễn Uyển Tâm (1977), cây đậu nành sẽ kéo dài
thời gian trổ hoa và thời gian sinh trưởng khi xử lý chiếu sáng trong giai đoạn 30
ngày đầu của chu kỳ sinh trưởng. Sau giai đọan này hầu như cây không bị ảnh
hưởng bởi quang kỳ. Trong điều kiên ngày ngắn, tỷ lệ chất khô tích lũy trong trái
của cây đậu nành cao hơn trong điều kiện ngày dài; ngược lại ở điều kiện ngày
dài, tỉ lệ chất khô tích lũy trong thân rễ lại gia tăng.
Đậu nành là cây có hiện tượng quang hô hấp, tức là hiện tượng gia tăng hô
hấp ở cường độ ánh sáng cao. Quá trình hô hấp tiêu phí mất một lượng đáng kể
sản phẩm quang hợp theo con dường oxy hóa đến khí cacbonic, nên hạn chế năng
suất của đậu nành. Vì điều kiện ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, tạo
ra các sản phẩm cung cấp cho hoạt động của nốt sần, nên cũng có ảnh hưởng
gián tiếp đến sự hình thành nốt sần và cố định đạm (Nguyễn Bảo Vệ và ctv.,
2011).
1.5.1.4 Nhiệt độ
Đậu nành là cây ưa nhiệt, yêu cầu tổng tích ôn của cây là 24000C. Nhiệt độ

có ảnh hưởng lớn đến cây đậu nành thông qua tác động cân bằng nước của cây.
Nhiệt độ cao làm tăng lượng thoát hơi nước có thể gây ra tình trạng thiếu nước.
Ngoài ra, nhiệt độ tăng cũng kéo theo sự gia tăng cường độ hô hấp do đó làm gia
tăng lượng đường tiêu hao. Giới hạn nhiệt độ cao có thể thay đổi tùy thuộc vào
ẩm độ đất và khả năng thích nghi của giống. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh
tưởng của cây đậu nành đối với không khí là 24-340C, đối với đất là 22-270C.
Nhiệt độ dưới 170C và trên 350C làm giảm trọng lượng khô của cây và giảm năng
suất (Crop water management, 2002).
Theo Khali et al., (2000), hàm lượng đạm trong hạt đậu nành chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ của nhiệt độ trong giai đoạn phát triển trái và tạo hạt. Hạt chín trong
thời vụ có nhiệt độ cao sẽ có hàm lượng đạm cao hơn khi chín ở nhiệt độ thấp,
hàm lượng protein và dầu co mối tương quan thuận với nhiệt độ trong giai đoạn
đầy hạt.
6


Theo Wolf et al., (2007), thành phần của acid béo chịu tác động mạnh mẻ
bởi nhiệt độ: hàm lượng acid linolenic và linoleic trong khi acid oleic gia tăng
khi nhiệt độ tăng cao. Hàm lượng dầu tương quan thuận với nhiệt độ, trong khi
hàm lượng đạm giảm khi nhiệt độ tăng.
1.5.2 Sâu bệnh hại đậu nành
1.5.2.1 Sâu hại
Theo Trần Thượng Tuấn và ctv (1983), trồng đậu nành tại Đồng Bằng Sông
Cửu Long thường gặp một số sâu hại sau:
Dòi đục thân: khi trưởng thành là loại ruồi nhỏ, đen huyền, dài khoảng 2 mm,
thường bay vào ruộng đậu và tìm nơi đẻ vào buổi sáng. Dòi có màu hơi vàng, đục
lòn trong thân, làm thân héo và chết khô.
Sâu ăn tạp (Spodoptera litura): sâu có màu sắc thay đổi từ màu xanh lợt đến
xám đen tùy theo tuổi, nhưng luôn có ba sọc vàng dọc theo lưng và hai chấm đen
to ở đốt thân thứ nhất và thứ tám. Cây bị tấn công nặng sẽ bị ăn chết lá non, làm

ảnh hưởng đến quang hợp cũng như năng suất.
Sâu xanh da láng (Spodoptera exiga): có màu xanh, thường tấn công từ lúc
chiều đến sáng hôm sau.
1.5.2.2 Bệnh hại
Theo Võ Thanh Hoàng (1996), các bệnh thường gặp trên đậu nành là:
Bệnh héo cây con (Rhizoctonia solani): thường gây hại ở giai đoạn 1-2 tuần
tuổi, phát sinh mạnh trong điều kiện nóng ẩm, độ ẩm không khí cao.
Bệnh rỉ (Phankopsora sojae): nấm tấn công và phát triển mạnh trên lá, cành
và trên thân, đây là loại bệnh gây tổn thất năng suất nghiêm trọng. Theo báo cáo
của Caldwel and Laing (2001), tại Châu Phi thất thoát do bệnh rỉ từ 60-80%
(trong điệu kiện thuận lợi lên đến 100%).
Bệnh đốm phấn (Peronospora manshurica): phát triển mạnh trong điều kiện
nhiệt độ không khí cao và ẩm độ tương đối thấp, bệnh xuất hiện trên lá, thân và
trái. Lá bị bệnh chuyển vàng, rụng sớm, làm hạt lép và giảm năng suất.
1.6 GIBBERELLIN
1.6.1 Lịch sử phát hiện
Gibberellin (GA) là nhóm phytohoocmon thứ hai được phát hiện sau auxin.
Từ việc nghiên cứu bệnh lí “bệnh lúa von”, một triệu chứng bệnh lí rất phổ biến
trong trồng lúa của các nước phương Đông thời bấy giờ, dẫn đến nghiên cứu cơ
chế gây bệnh và cuối cùng tách được hàng loạt các chất là sản phẩm tự nhiên của
nấm bệnh cũng như từ thực vật bậc cao gọi là gibberellin. Từ lâu người ta xác
định nấm gây bệnh lúa von là gibberela fujikuroi. Năm 1926, nhà nghiên cứu
bệnh lý thực vật Kurosawa đã thành công thí nghiệm gâp bênh lúa von nhân tạo
cho lúa và ngô.
7


Yabuta (1934-1938) đã tách được hai chất dưới dạng tinh thể từ nấm lúa von
gọi là gibberrellin A và B nhưng chưa xác định được bản chất hóa học của
chúng. Mãi đến năm 1955 hai nhóm nghiên cứu Anh và Mĩ đã phát hiện ra

những bài báo của Nhật về gibberellic ở cây lúa von và xác định công thức hóa
học của nó (C19H22O6). Năm 1956 West và Phiney đã tách được gibberellin từ
các thực vật bậc cao và xác định đây là phytohoocmon tồn tại ở trong bộ phận
của cây. Hiện nay người ta đã phát hiện được trên 50 gibberellin và kí hiệu A1,
A2,…A52 trong đó GA3 (acid gibberellic) có hoạt tính mạnh nhất. Tất cả các
gibberellins đều có cùng một vòng gibban cơ bản, còn điểm khác nhau nhỏ giữa
chúng chủ yếu là vị trí của nhóm –OH trong phân tử.
GA được tổng hợp trong phôi đang sinh trưởng, trong các cơ quan đang sinh
trưởng khác như lá non, rễ non, quả non… GA được vận chuyển không phân
cực, có thể hướng ngọn và hướng gốc tùy nơi sử dụng. gibberellin được vận
chuyển trong hệ thống dẫn với vận tốc 5-25 mm trong 12 giờ. Trong tế bào thì
bào quan tổng hợp GA mạnh nhất là lục lạp.
1.6.2 Quá trình sinh tổng hợp Gibberellin
Nhóm gibberellins có khoang 140 chất khác nhau, nhưng thông dụng nhất là
từ GA1 đến GA5, trong đó GA3 Gibberellic Acid có tác dụng mạnh nhất (Nguyễn
Minh Chơn, 2010). Gibberellin được tổng hợp ở lá non, phôi đang phát triễn,
chóp rễ và giảm dần khi các bộ phận trưởng thành (Trần Văn Hâu, 2008).
Theo Arteca (1996) gibberellin được tổng hợp từ mevolanic acid trong
những chồi non đang sinh trưởng tích cực và hột đang phát triển. Sau khi
mevalonic acid biến đổi thành mevalonic acid pyrophosphate rồi thành
isopentenyl pyrophosphate sẽ tách ra theo hướng tổng hợp cytokinin, abscisic
acid và con đường khác theo các bước tiếp theo để tạo thành ent-kaurene sẽ dẫn
đến sự thành lập các phân tử gibberellin. Quá trình tổng hợp gibberellin có thể bị
ức chế bởi các chất làm chậm sinh trưởng trong bước chuyển hóa từ
geranylgeranyl pyrophosphate thành copyl pyrophosphate.
1.6.3 Tác động của Gibberellin đến sinh lý thực vật
Gibberellin Ảnh hưởng lên sự nảy mầm của hột và miên trạng: Hiện nay
gibberellin được biết là những chất có khả năng kích thích nảy mầm và phá vỡ
miên trạng trên nhiều loại cây trồng. Gibberellin có thể kích thích hoạt động của
các enzyme thủy phân hydrolase trong hột ngũ cốc. Gibberellin ngoại sinh tác

động lên lớp aleurone của hột ngũ cốc và kích thích sự sản sinh enzyme αamylase để tác động lên sự phân hủy tinh bột thành đường đơn. Tác động này có
tác dụng kích thích nảy mầm và phá vỡ miên trạng. Khoai tây có thể nảy mầm
sớm khi xử lý với gibberellin. Gibberellin cũng có thể kích thích sự nảy mầm của
hột rau diếp mà không cần xử lý ánh sáng đỏ. Gibberellin cũng có thể thay thế
8


điều kiện nhiệt độ thấp hoặc ngày dài để phá vỡ miên trạng. (Nguyễn Minh
Chơn, 2004).
Theo Arteca (1996) gibberellin có khả năng kích thích sự vươn dài của thân
hay sự phân chia tế bào. Sự kích thích vươn dài của GA thể hiện rất rõ trên những
cây non hoặc bộ phận non, ở cây đã trưởng thành hay cơ quan đã già thì ảnh
hưởng sẽ kém đi. Ảnh hưởng này có liên quan đến sự kích thích quá trình phân
chia tế bào và vươn dài tế bào.
Trong nhiều trường hợp của gibberellin kích thích sự ra hoa rõ rệt. Ảnh
hưởng đặc trưng của sự ra hoa của gibberellin là kích thích sự sinh trưởng kéo
dài và nhanh chóng của cụm hoa. Gibberellin kích thích cây ngày dài ra hoa
trong điều kiện ngày ngắn (Lang, 1956).Đối với những cây cần yêu cầu ngày dài
hay trãi qua điều kiện lạnh trước trổ hoa thì khi xử lý gibberellin trong những
điều kiện không cảm ứng chúng sẽ tượng hoa và trổ hoa. Gibberellin có thể làm
thay đổi giới tính của hoa tương tự như auxin, cytokinin và ethylene. Tuy nhiên,
gibberellin có hiệu quả ngược với auxin và ethylene. Gibberellin làm tăng số hoa
đực trên dưa leo, gibberellins làm cây kiểng trổ hoa sớm và tập trung (Nguyễn
Minh Chơn, 2004). Theo Birnberg and Brenner (1987) khi áp dụng gibberellin ở
giai đoạn trước nở làm giảm số lượng hoa và đậu trái, có thể bằng cách tăng khối
lượng vật chất, dẫn đến chia sẻ photoassimilates với trái cây giả thuyết này cũng
được duy trì bởi King et al., (2000), tăng trưởng gốc lớn hơn dẫn đến sự ức chế
ra hoa.
Nhiều nghiên cứu cho thấy gibberellin có thể kích thích sự tăng trưởng của
trái. Khi đó hàm lượng gibberellin nội sinh trong giai đoạn tăng trưởng của trái

non và trái trưởng thành tìm thấy lượng gibberellin trong trái tương quan với tốc
độ tăng trưởng của trái (Raju and Das, 1968). Theo kết quả nghiên cứu của
Hayashi et al., (1968) đã cho thấy rằng hạt là nguồn chứa gibberellin, sự phát
triển của hạt thường cung cấp gibberellin. Tuy nhiên, ở trái không hạt gibberellin
sẽ được hình thành từ quá trình phát triễn của trái có tương quan với tốc độ tăng
trưởng của trái. Xử lý gibberellin cũng làm nâng cao chất lượng thương phẩm
của trái và trái thu hoach trễ hơn, gibberellin làm trì hoãn sự thay đổi màu sắc trái
(Stover et al., 2001). Gibberelin đóng một vai trò quan trọng trong nhiều khía
cạnh của sự tăng trưởng và phát triển của cây, chẳng hạn như hạt nảy mầm (Haba
et al., 1985; Khafagi et al., 1986, Kumar and Neelakandan, 1992; Maske et
al.,1997), kéo dài và phát triển hoa (Yamaguchi and Kamiya, 2000). Khi nghiên
cứu trên giống xoài Dashchari của Ấn Độ, Bains et al., (1997) đã nhận thấy rằng
những trái có cuống sắp rụng chứa nồng độ IAA và gibberellin thấp hơn nhưng
trái có cuống còn nguyên và ngược lại nồng độ ABA ở những trái có cuống sắp
9


rụng cao hơn những trái có cuống còn nguyên. Xử lý gibberellin ở nồng độ 20500 mg/l làm gia tăng đậu trái và duy trì trái trên cây (Singh and Ram, 1983).
1.6.3 Ảnh hưởng của gibberellins đến phát triển và năng suất của cây đậu
nành
Lá đậu nành đã được xác nhận gia tăng về số lượng sau khi phun 50 mg/l
gibberellin (Castro et al., 1990). Nhưng Harb (1992) thử nghiệm trên giống đậu
Vicia faba đã không đạt được kết quả tương tự trong công việc, cũng như đậu
nành được thử nghiệm bởi Saimbhi et al., (1975) cũng không cho kết quả như
mong muốn. Điều này cho thấy không nên so sánh giữa các loài đậu khác nhau,
bởi vì phản ứng có thể liên quan đến các kỹ thuật ứng dụng khác nhau hoặc tỷ lệ
(King et al, 2000.) hay các giống đậu tương được sử dụng (Nalawadi et al.,1973).
Kể từ khi phát hiện sự vận chuyển gibberellin chủ yếu thông qua symplast
(Castro and Melotto, 1989), nó có thể là nguyên nhân cho sự khác biệt giữa
những kết quả trên, bởi vì khi gibberellin được sử dụng thông qua ứng dụng trên

lá, tăng chiều dài hypocotyl và chiều dài của lóng ngay lập tức ở trên nó có thể
được xác nhận, và do đó, ảnh hưởng đến chiều cao của cây ở giai đoạn đó
(Mislevy et al., 1989).
Nguyễn Đình Thi và Lê Văn Tiếp (2011) tiến hành bổ sung gibberellin qua lá
với nồng độ 10 - 20 mg/l làm tăng các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và các yếu
tố cấu thành năng suất lạc ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng, năng suất
kinh tế lạc tăng tới 10,25 – 15,77%.
Vagner et al., (2003) khi phun 100 mg/l gibberellin và 30 mg/l cytokinin qua
lá ở giai đoạn sinh lý V3, V4, và 15 ngày sau. Kết quả cho thấy, sự gia tăng chiều
cao cây, chiều cao và đường kính lóng đầu tiên, diện tích lá và vật chất khô cũng
tăng lên.
Nanda and Dhindsa (1967) khi xử lý 100 mg/l gibberellin cho cây đậu nành
giúp kích thích sự phát triển chiều cao của thân bằng cách tăng kéo dài của các
lóng. Bên cạnh đó, hàm lượng tinh bột trong hạt giảm theo vị trí của các lóng (từ
gốc lên) trên cây. Lóng mà thể hiện độ giãn dài tối đa do xử lý gibberellin, cho
thấy hàm lượng tinh bột ít nhất và cũng cho thấy hoạt động thủy phân tối đa
trong thời gian kéo dài.
Jack and Esther (1964) ứng dụng 50 mg/l gibberellin cho cây đậu nành phun
qua lá ở giai đoạn đầu giúp gia tăng số chồi của cây được xử lý. Mặc khác, sự nở
của hoa đã bị trì hoãn và số lượng của quả trên cây giảm ở nghiệm thức xử lý.
Việc chuyển đổi của cây từ giai đoạn sinh trưởng đến giai đoạn sinh sản đã bị trì
hoãn trong các nghiệm thức xử lý.
10


Fouly et al., (1988) khi phun gibberellin với nồng độ 25, 50,và 100 mg/l,
gây ra kéo dài thân và làm loãng do kéo dài tế bào và giảm của cả hai mô mặt di
động và lớp tế bào mạch hình trụ trong thân cây. Gibberellin tăng số lượng
hạt/trái đậu nành, nhưng không làm tăng số trái/cây.


11


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: thí nghiệm được thực hiện từ tháng 2- 6/2014
Địa điểm: tại khu nhà lưới bộ môn Khoa học Cây Trồng, khoa Nông Nghiệp
& Sinh học Ứng dụng, khu II trường Đại học Cần Thơ.
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
 Dụng cụ:
Thước đo 30cm và 50cm: đo chiều cao cây đậu nành
Thùng tưới nước
Bình xịt hóa chất, bình phun thuốc
Cân trọng lượng loại cân điện tử Sartoius CP 3202 g (sai số 0,01 g).
Chậu nhựa kích thước 30x35 cm.
Bọc nilon, bao giấy,…và các thiết bị thí nghiệm cần thiết
 Giống:
Giống đậu được sử dụng trong thí nghiệm là giống MTĐ517-8.
 Hóa chất:
Gibberellin: nguồn gốc Merck.
Phân bón: phân urê, phân DAP, phân kali.
Thuốc trừ sâu bệnh: Regent 800WP, Dipcy 750WP, motox 5EC, Tata 25WG.
2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm một nhân tố, kiểu bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm
thức và 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 2 cây, các nghiệm thức gồm:
 NT1: đối chứng
 NT2: phun gibberellin với nồng độ 100 mg/l

 NT3: phun gibberellin với nồng độ 200 mg/l
 NT4: phun gibberellin với nồng độ 300 mg/l
 NT5: phun gibberellin với nồng độ 400 mg/l.
2.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi
 Chỉ tiêu sinh trưởng:
- Ngày mọc mầm: từ khi gieo hạt đến khi có 50% số cây mọc 2 lá mầm.
- Ngày trổ hoa: từ khi gieo hạt đến khi có 50% số cây có hoa đầu tiên.
- Ngày dứt trổ: từ khi gieo đến khi có 50% số cây trổ hoa cuối cùng.
- Thời gian kéo dài trổ hoa: tính từ ngày trổ hoa đầu tiên đến ngày dứt trổ.
- Thời gian tạo trái: tính từ ngày có 50% số cây ngưng trổ hoa đến lúc chín.
12


- Chu kỳ sinh trưởng: tính từ ngày gieo cho đến ngày thấy 95% số cây mang
trái chín.
 Chỉ tiêu năng suất:
- Chiều cao cây lúc xử lý hóa chất, và giai đoạn sau khi xử lý hóa chất 7 ngày
lấy chỉ tiêu chiều cao cây 1 lần.
- Chiều cao lúc trổ (cm): đo chiều cao từ mặt đất đến chóp đỉnh sinh trưởng
của cây lúc trổ hoa.
- Chiều cao lúc chín (cm): đo từ cổ rễ đến chóp đỉnh sinh trưởng của cây lúc
thu hoạch.
- Chiều cao đóng trái (cm): đo từ cổ rễ đến đuôi trái thấp nhất lúc thu hoạch.
- Số hoa trên cây: theo dõi số hoa trên cây từ ngày cây bắt đầu trổ hoa đến
ngày dứt trổ
- Tỉ lệ rụng hoa: theo dõi từ khi cây bắt đầu trỗ đến đậu trái.
- Số trái trên cây: đếm tổng số trái trên cùng 1 cây khi cây đã mang đầy đủ số
trái.
- Trọng lượng trái trên mỗi cây (g)
- Trọng lượng 1000 hạt (g): cân ngẫu nhiên 100 hạt và xác định ở ẩm độ

12%.
 Chỉ tiêu khác:
- Sâu, bệnh hại: ghi nhận sự xuất hiện của những loại sâu, bệnh chủ yếu trên
cây, thời điểm xuất hiện và mức độ gây hại, biện pháp phòng trừ.
2.2.3 Kỹ thuật canh tác đậu nành
Chuẩn bị giá thể trồng: chuẩn bị đất trồng, tro trấu và mụn xơ dừa. Tro trấu
và mụn xơ dừa phải xả nước khoảng hai ngày. Sau đó, trộn đất với tro trấu và
mụn xơ dừa, cho thêm phân vi sinh, phân chuồng, nấm trichoderma trộn đều.
Cuối cùng cho vào chậu và tưới nưới cho ẩm.
Chuẩn bị hạt giống: hạt giống được ngâm với nước ấm khoảng hai giờ, vớt
ra, dùng vải gói lại khoảng 8 giờ là có thể đem trồng được.
Gieo hạt: nên gieo và lúc sáng sớm hoặc chiều mát, gieo hạt với độ sâu
khoảng 1-2 cm là được.
Khoảng hai ngày sau cây mọc mầm nhô lên mặt đất, 7 ngày sau khi gieo hạt
tiến hành tỉa và giậm cây, lựa chọn những cây có độ đồng đều với nhau.
Làm cỏ bằng tay, khi thấy chậu hoặc khu vực xung quanh chậu xuất hiện cỏ.
Tưới nước bằng thùng vòi sen, mỗi ngày tưới 1 lần vào sáng sớm hay chiều
mát.
Bón phân 2 lần/vụ. Phun thuốc theo định kỳ 1 lần/tuần. Phun hóa chất
gibberellin 2 lần/vụ. Đợt 1: cây ở giai đoạn V4 (cây đậu nành có 4 lá thật), đợt 2

13


×