Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

ảnh hưởng của gibberellic acid, kinetin, naphthelence acetic acid, benzyladenin đến sự phát triển và năng suất giống đậu nành mtđ517 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.78 KB, 39 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

HUỲNH HỮU TOÀN

ẢNH HƢỞNG CỦA GIBBERELLIC ACID,
KINETIN, NAPHTHELENCE ACETIC ACID,
BENZYLADENIN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT GIỐNG ĐẬU NÀNH MTĐ517-8

LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

ẢNH HƢỞNG CỦA GIBBERELLIC ACID,
KINETIN, NAPHTHELENCE ACETIC ACID,
BENZYLADENIN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT GIỐNG ĐẬU NÀNH MTĐ517-8

Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:


TS. LÊ VĨNH THÚC

HUỲNH HỮU TOÀN
MSSV: 3113208
LỚP: TT11X8A1

2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
------ O ------

Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Khoa học Cây trồng với đề tài:
ẢNH HƢỞNG CỦA GIBBERELLIC ACID, KINETIN,
NAPHTHELENCE ACETIC ACID, BENZYLADENIN ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG ĐẬU NÀNH MTĐ517-8
Do sinh viên Huỳnh Hữu Toàn thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Cán bộ hƣớng dẫn

Lê Vĩnh Thúc

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
------ O ------

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ
sƣ ngành Khoa học Cây trồng với đề tài:
ẢNH HƢỞNG CỦA NAPHTHENLENCE ACETIC ACID,
BENZYLADENIN, GIBBERELLIC ACID, KINETIN ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG ĐẬU NÀNH MTĐ517-8
Do sinh viện Huỳnh Hữu Toàn thực hiện và bảo vệ trƣớc Hội đồng.
Luận văn tốt nghiệp đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức: .................... ……………
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp .......................... ………………
........................................................................................................................ ….
......................................................................................................................... …

Cần Thơ, ngày……. tháng ……năm 2014
Thành viên hội đồng

................................

.................................

DUYỆT KHOA
Trƣởng khoa Nông Nghiệp & SHƢD

ii

............................



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và thầy
hƣớng dẫn. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và
chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trƣớc đây.
Tác giả luận văn
(Ký tên)

Huỳnh Hữu Toàn

iii


LƢỢC SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Huỳnh Hữu Toàn
Năm sinh: 29/04/1993
Nơi sinh: xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
Họ tên cha: Huỳnh Hửu Nghĩa
Họ tên mẹ: Trƣơng Thị Phƣợng
Quê quán: xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
Quá trình học tập:
2000-2005: học tiểu học tại trƣờng tiểu học B Kiến Thành
2005-2009: học THCS tại trƣờng THCS Kiến Thành
2009-2011: học THPT tại trƣờng THPT Nguyễn Hữu Cảnh
2011-2014: học đại học tại trƣờng Đại học Cần Thơ, ngành Khoa học
Cây trồng, khóa 37, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng.

iv



LỜI CẢM TẠ
Xin kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã có công ân sinh
thành, nuôi dƣỡng, suốt đời tận tụy, lo lắng cho con ăn học nên ngƣời.
Chân thành biết ơn thầy Lê Vĩnh Thúc và anh Mai Vũ Duy đã tận
tình hƣớng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ chỉ bảo tôi
nhiều điều trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm và hoàn thành tốt
luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành biết ơn cố vấn học tập cô Bùi Thị Cẩm Hƣờng cùng
với quí thầy cô bộ môn Khoa học Cây trồng cũng nhƣ thầy cô Khoa
Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng đã truyền đạt kiến thức, tận tâm
hƣớng dẫn, dìu dắt, rèn luyện tôi trong suốt những năm học tại trƣờng
Đại học Cần Thơ.
Xin cám ơn toàn thể các bạn trong và ngoài lớp Khoa học Cây trồng
K37 đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Huỳnh Hữu Toàn

v


Huỳnh Hữu Toàn. 2014. Ảnh hƣởng của Naphthelence acetic acid, Benzyladenin,
Gibberellic acid, Kinetin đến sự phát triển và năng suất giống đậu nành MTĐ517-8. Luận
văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành Khoa học Cây trồng. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng.
Trƣờng Đại học Cần Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn: TS. Lê Vĩnh Thúc.

TÓM LƢỢC
Đề tài “Ảnh hƣởng của Naphthelence acetic acid, Benzyladenin, Gibberellic acid, Kinetin
đến sự phát triển và năng suất giống đậu nành MTĐ517-8” đƣợc thực hiện với mục tiêu tìm
ra nồng độ chất điều hòa sinh trƣởng (BA, NAA, GA3, Kinetin) thích hợp đến sự phát triển

năng suất của giống đậu nành MTĐ517-8, góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế và lợi nhuận
cho nông dân. Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2014, tại nhà lƣới Bộ môn
Khoa học Cây trồng, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trƣờng Đại học Cần Thơ.
Thí nghiệm bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại, 12 nghiệm thức,
gồm: NT1: Đối chứng; NT2: 20 mg/l NAA; NT3: 20 mg/l BA; NT4: 20 mg/l NAA + 1 mg/l
Kinetin; NT5: 20 mg/l BA + 20 mg/l GA3; NT6: 20 mg/l BA + 20 mg/l NAA; NT7: 10 mg/l
NAA; NT8: 30 mg/l NAA; NT9: 40 mg/l NAA; NT10 : 10 mg/l BA; NT11: 30 mg/l BA;
NT12: 40 mg/l BA. Kết quả thí nghiệm cho thấy sử dụng kết hợp 20 mg/l BA + 20 mg/l
NAA trên giống đậu nành MTĐ517-8 làm tăng khối lƣợng cây khô, khối lƣợng vỏ, khối
lƣợng trái, khối lƣợng hạt và cho năng suất (49,8 g) tốt nhất.

vi


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

LỜI CAM ĐOAN

iii

LƢỢC SỬ CÁ NHÂN

iv

LỜI CẢM TẠ

v


TÓM LƢỢC

vi

MỤC LỤC

vii

DANH SÁCH BẢNG

ix

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

x

MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 Đặc tính thực vật

2

1.1.1 Rễ


2

1.1.2 Thân

2

1.1.3 Lá

2

1.1.4 Hoa

3

1.1.5 Trái

3

1.1.6 Hạt

3

1.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất đậu nành

3

1.2.1 Đất đai

3


1.2.2 Nhiệt độ

4

1.2.3 Ánh sáng

4

1.2.4 Nƣớc

4

1.3 Tình hình sản xuất và phát triển đậu nành

5

1.3.1 Thế giới

5

1.3.2 Việt nam

5

1.4 Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng của cây đậu nành

5

vii



1.4.1 Sử dụng làm thức ăn cho ngƣời

5

1.4.2 Sử dụng làm thức ăn cho gia súc

5

1.5 Các chất điều hòa sinh trƣởng

6

1.5.1 Naphthelence acetic acid (NAA)

6

1.5.2 Gibberellic acid (GA3)

7

1.5.3 Benzyladenin (BA) và Kinetin

8

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP

10


2.1 Phƣơng tiện

10

2.1.1 Thời gian và địa điểm

10

2.1.2 Giống

10

2.1.3 Vật liệu thí nghiệm

10

2.1.4 Chất điều hòa sinh trƣởng

10

2.2 Phƣơng pháp

10

2.2.1 Bố trí thí nghiệm

10

2.2.2 Tiến hành bố trí thí nghiệm


10

2.3 Các chỉ tiêu theo dõi

11

2.3.1 Chỉ tiêu sinh trƣởng

11

2.3.2 Chỉ tiêu nông học

11

2.4 Phân tích số liệu

11

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

12

3.1 Ghi nhận tổng quát

12

3.2 Các chỉ tiêu về sinh trƣởng

12


3.2.1 Chiều cao cây

12

3.2.2 Phần trăm nƣớc

13

3.2.3 Khối lƣợng cây khô

14

3.2.4 Khối lƣợng vỏ

15

3.3 Các chỉ tiêu về năng suất

16
viii


3.3.1 Tổng số trái trên cây

16

3.3.2 Khối lƣợng trái trên cây

16


3.3.3 Phần trăm số trái lép, 1 hạt, 2 hạt và 3 hạt

17

3.3.4 Số hạt trên cây

18

3.3.5 Khối lƣợng hạt trên cây

18

CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

20

4.1 Kết luận

20

4.2 Đề nghị

20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

21

PHỤ CHƢƠNG


ix


DANH SÁCH BẢNG

Tên bảng

Trang

3.1

Chiều cao cây (cm) đậu nành ở các nồng độ chất điều
hòa sinh trƣởng khác nhau

13

3.2

Phần trăm nƣớc trong cây (%) và khối lƣợng cây khô (g)
cây đậu nành ở các nồng độ chất điều hòa sinh trƣởng
khác nhau

14

3.3

Khối lƣợng vỏ (g) của đậu nành ở các nồng độ chất điều
hòa sinh trƣởng khác nhau

15


3.4

Số trái trên cây và khối lƣợng trái trên cây (g) của đậu
nành ở các nồng độ chất điều hòa sinh trƣởng khác nhau

17

3.5

Phần trăm số trái lép, 1 hạt, 2 hạt và 3 hạt trên cây đậu
nành ở các nồng độ chất điều hòa sinh trƣởng khác nhau

18

3.6

Số hạt trên cây (hạt) và khối lƣợng hạt trên cây (g) của
cây đậu nành ở các nồng độ chất điều hòa sinh trƣởng
khác nhau

19

Bảng

x


DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT


NT:

Nghiệm thức

BA:

Benzyladenin

NAA:

Naphthelence acetic acid

GA3:

Gibberellic acid

NSKP1:

Ngày sau khi phun lần 1

NSKP2:

Ngày sau khi phun lần 2

xi


MỞ ĐẦU
Đậu nành (Glycine max (L.) Merrill) là cây công nghiệp ngắn ngày, dễ
trồng, thích hợp trong cơ cấu luân canh tăng vụ, cải tạo đất và có vai trò quan

trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở Đồng bằng sông Cửu
Long. Hàng năm Việt Nam phải nhập nguồn nguyên liệu để chế biến thức ăn
gia súc với tổng trị giá lên đến 3,7 tỷ USD. Trong đó riêng khô, dầu, đậu nành
đã có 2,7 triệu tấn (tƣơng đƣơng 5,4 triệu tấn hạt), gấp gần 20 lần so với sản
lƣợng sản xuất đƣợc tại Việt Nam (Bùi Chí Bửu, 2012).
Hiện nay, ở các nƣớc phát triển trên thế giới đã ứng dụng nhiều biện
pháp: kỹ thuật canh tác, phân bón, xử lý hạt giống,.. với mục đích nâng cao
năng suất đậu nành. Trong đó, việc ứng dụng chất điều hòa sinh trƣởng đang
ngày một phổ biến. Theo nghiên cứu của Ramesh (2013) cho thấy, phun 20
mg/l NAA năng suất đậu nành tăng đáng kể (8,7%) so với không phun; còn
khi phun 25-50 mg/l NAA làm tăng số lƣợng vỏ quả, vỏ hạt và khối lƣợng hạt
cũng tăng đáng kể so với đối chứng (Bangal et al., 1982); khi sử dụng 50 mg/l
GA3 năng suất đậu nành tăng 8,21% so với đối chứng không sử dụng GA3
(Naserpur, 2007);...
Ở Việt Nam, việc ứng dụng chất điều hòa sinh trƣởng lên các cây họ đậu
hiện đang đƣợc đẩy mạnh. Tuy nhiên, ứng dụng trên cây đậu nành còn hạn
chế, đặc biệt là giống đậu nành MTĐ517-8, một trong những giống đậu nành
có triển vọng với năng suất tƣơng đối cao, phẩm chất hạt tốt, khối lƣợng 100
hạt đạt 16,3g và thời gian trƣởng ngắn khoảng 84 ngày (Phạm Văn Hiền và Vũ
Văn Thu, 2007). Ngoài ra giống đậu nành MTĐ517-8 còn tăng trƣởng tốt
trong điều kiện khô, thiếu nƣớc tƣới và cho năng suất trên 2 tấn/ha (Dƣơng
Văn Chín và ctv., 2004). Vì vậy, đề tài đƣợc thực hiện với mục tiêu tìm ra
nồng độ các chất điều hòa sinh trƣởng (NAA, BA, GA3, Kinetin) thích hợp
cho sự phát triển và năng suất giống đậu nành MTĐ517-8.

1


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1. Đặc tính thực vật
1.1.1 Rễ
Rễ đậu nành khác với rễ cây hòa thảo là có rễ chính và rễ phụ. Rễ chính
có thể ăn sâu 30-50cm và có thể trên 1m. rễ chính mọc ra nhiều rễ phụ, rễ phụ
cấp 2, cấp 3 tập trung nhiều ở tầng đất 7-8cm, rộng 30-40cm2. Trên rễ chính
và rễ phụ có nhiều nốt sần, lƣợng đạm mà nốt sần cung cấp cho cây khá lớn
khoảng 30-60kg/ha (Nguyễn Danh Đông, 1982), nhƣng trồng đậu chỉ dựa vào
nguồn đạm từ việc cố định đạm của nốt sần thì cây phát triển yếu và cho năng
suất thấp (Ohyama et al., 2011). Theo Barker and Sawyer (2005), cung cấp
đạm cho đậu nành lúc nốt sần có số lƣợng và kích thƣớc tối đa thì cây hấp thụ
đạm tốt và vẫn duy trì khả năng cố định đạm của nốt sần. Rễ đậu nành tƣơng
đối chịu đƣợc ngập úng so với các cây trồng khác, nhƣng sự tăng trƣởng của
cây đậu nành lại bị ức chế trong điều kiện thiếu oxy (Sallam and Scott 1987)
và hệ thống rễ trở nên nông cạn khi bị ngập nƣớc (Scott et al., 1989).
1.1.2 Thân
Tùy theo đặc điểm của giống và điều kiện môi trƣờng mà cây đậu nành
có số lóng và số cành khác nhau. Đậu nành ra hoa và thành trái ở nách lá, do
vậy nếu cây có nhiều nhánh thì sẽ cho ra nhiều hoa và trái (Nguyễn Bảo Vệ và
ctv., 2011). Phần lớn các giống đậu nành thân có nhiều lông tơ với màu sắc và
mật số khác nhau. Màu sắc của thân cây con và hoa có liên quan với nhau.
1.1.3 Lá
Cây đậu nành có bốn dạng lá rất khác nhau về hình dạng và kích thƣớc:
hai tử diệp, hai lá thật đơn, các lá kép với nhiều lá phụ và lá kèm, lá bắc. so
với các cây trồng khác, đậu nành không phải là cây có nhiều khí khổng trên
một đơn vị diện tích và phần lớn các giống đậu nành đều có lông tơ ở cả hai
mặt của các lá thật, lá bắc, lá kép. Lá đậu nành tăng trƣởng chủ yếu vào ban
đêm khi sức trƣơng nƣớc trong tế bào tƣơng đối cao (Lê Độ Hoàng và ctv.,
1977).

2



1.1.4 Hoa
Hoa đậu nành có hai màu trắng hoặc tím, mỗi cánh hoa có bốn lá bắc
dính vào phía đài hoa, mỗi hoa có mƣời nhụy đực xếp xung quanh nhụy cái,
trong đó chỉ 9 cái dính liền nhau và cái thứ mƣời hơi ngắn mọc rời ra. Trong
điều kiện bình thƣờng hiện tƣợng sinh lý của quá trình sinh sản trong cấu trúc
đậu nành có thể thay đổi từ 20-82% tổng số hoa (Crosby et al., 1981).
1.1.5 Trái
Trái đậu nành có dạng thẳng hơi cong, có thể chứa từ một đến năm hạt,
phần lớn thì trái đậu nành chứa từ 2 đến 3 hạt. Có đặc tính tự khai. Vỏ trái có
màu từ vàng đến nâu, xám và đen, tùy thuộc vào thành phần và hàm lƣợng các
sắc tố nhƣ carotene, xantophyl và antosianin. Theo Yashima et al. (2005) số
lƣợng trái ảnh hƣởng đến năng suất nhiều hơn các thành phần khác.
1.1.6 Hạt
Kích thƣớc hạt đậu nành tùy thuộc các giống khác nhau, có thể chênh
lệch nhau rất lớn. trọng lƣợng 100 hạt của các giống có thể thay đổi từ 4-55g.
Về hình dạng các giống đậu nành có dạng từ tròn gần nhƣ hình cầu đến
tròn dẹp, bầu dục hơi dài, tuy nhiên phần lớn các giống có dạng bầu dục hơi
dẹp. Màu vỏ hạt đậu nành có màu từ vàng nhạt đến xanh, nâu đen và các
chuyển tiếp màu trên (Ngô Thế Dân và ctv., 1999).
1.2.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất đậu nành

Năng suất cây đậu nành cao nhất chỉ đạt đƣợc khi các điều kiện môi
trƣờng đều tƣơng đối thuận lợi ở tất cả các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển.
Những bất lợi của môi trƣờng xảy ra trong giai đoạn đầu kiềm hãm sự tăng
trƣởng của cây và diện tích lá, dẫn đến những hạn chế về quang hợp. những
bất lợi của môi trƣờng xảy ra ở giai đoạn sau, sẽ làm giảm số trái trên cây, số

hạt trên trái, cũng nhƣ kích thƣớc hạt nên dẫn đến việc làm giảm năng suất
(Trần Thƣợng Tuấn và ctv., 1983).
1.2.1 Đất đai
Cây đậu nành thích hợp trồng trên đất tơi xốp, phì nhiêu và có pH trong
khoảng 5,8-6,5. Đất ở Đồng bằng sông Cửu Long đa số là đất ruộng, có pH
thấp, có thể bón thêm vôi trên các vùng đất có pH thấp để tăng năng suất đậu
nành (Lê Ngọc Cƣờng và ctv., 1990). Theo Board and Caldwell (1993) trong
môi trƣờng đất acid, hàm lƣợng đạm trong cây giảm 20% và khả năng hấp thụ

3


N của cây giảm 37%. Với các giống khác nhau sẽ có khả năng thích ứng với
các độ pH khác nhau.
1.2.2 Nhiệt độ
Cây đậu nành là cây ƣa nhiệt, trong thời gian cây đang sinh trƣởng và
phát triển mạnh yêu cầu nhiệt độ ngày và đêm không chênh lệch quá nhiều.
Nhiệt độ tối hảo trong thời kỳ sinh trƣởng dinh dƣỡng là 20-28oC, bị rét trong
thời kỳ này sẽ ảnh hƣởng xấu đến quá trình ra hoa. Nhiệt độ dƣới 24oC liên tục
trong nhiều ngày trƣớc khi ra hoa thì cây ra hoa chậm hơn từ 5-7 ngày (Garner
and Allard, 1930). Nhiệt độ không khí tối ƣu cho sự sinh trƣởng của cây đậu
nành là 24-34oC, đối với đất là 22-27oC (Swon, 1969).
1.2.3 Ánh sáng
Đậu nành thuộc cây ngày ngắn. Tuy nhiên, ngày nay cây đậu nành đƣợc
phân bố rộng trên thế giới với những giống có phản ứng khác nhau với quang
kỳ. Trong điều kiện miền Nam nƣớc ta các giống ít quang cảm và không
quang cảm tỏ ra thích hợp hơn, chúng có khả năng thích nghi rộng và trồng
đƣợc nhiều mùa vụ khác nhau (Trần Thƣợng Tuấn và ctv., 1983). Theo nghiên
cứu của Sakamoto and Shaw (1971) cƣờng độ chiếu sáng bão hòa đối với tán
cây đậu nành vào khoảng 60.000 lux (bằng một nữa cƣờng độ chiếu sáng giữa

trƣa) vào đầu thời ỳ trổ hoa, sau đó giảm xuống 40.000 lux ở giai đoạn tạo hạt
của cây. Theo Lê Độ Hoàng và Nguyễn Uyển Tâm (1977) cây đậu nành sẽ kéo
dài thời gian trổ hoa và thời gian sinh trƣởng khi bị xử lý chiếu sáng trong giai
đoạn 30 ngày đầu của chu kỳ sinh trƣởng, sau giai đoạn này hầu nhƣ cây
không bị ảnh hƣởng của quang kỳ.
1.2.4 Nƣớc
Nƣớc ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của cây, bao gồm cả về mặt sinh lý,
sinh hóa, hình thái và giải phẩu của cây dẫn đến làm giảm năng suất (Ngô Thế
Dân và ctv., 1999). Theo Dragovic (1993) sự thiếu nƣớc ở các giai đoạn R1R4; R5-R8; R3-R8 và R1-R8 đã làm giảm năng suất lần lƣợt là 21; 35; 54 và
92%. Bên cạnh đó, sự ngập nƣớc cũng ảnh hƣởng đến quá trình sinh trƣởng
của cây đậu nành. Rosario and Fajardo (1992) đã tiến hành thí nghiệm và đi
đến kết luận sự ngập nƣớc làm giảm chiều cao, trọng lƣợng khô của cây, diện
tích lá, tốc độ quang hợp và hô hấp. Theo Phạm Văn Biên (1996) cây đậu
nành thích hợp ở những vùng có lƣợng mƣa trong năm khoảng 700mm.

4


1.3. Tình hình sản xuất và phát triển đậu nành
1.3.1 Thế Giới
Thế giới hàng năm sản xuất 28,6 triệu tấn đậu tƣơng trong 1961-1965, và
đạt 217,6 triệu tấn trong năm 2005-2007. Số lƣợng tăng 7,6 lần trong suốt nửa
thế kỷ. Mỹ sản xuất hơn 50% sản lƣợng đậu nành thế giới cho đến những năm
1980, nhƣng tỷ lệ này đã giảm xuống còn 37% trong năm 2005-2007. Brazil
và Argentina thì tăng đều đặn so với cùng kỳ. Brazil là nƣớc lớn thứ hai sản
xuất với 53,9 triệu tấn, tƣơng đƣơng 24,8% sản lƣợng thế giới. Argentina đứng
thứ ba sản xuất 41,4 triệu tấn và 19% sản lƣợng thế giới. Năm nƣớc đứng
đầu; Hoa Kỳ, Brazil, Argentina, Trung Quốc và Ấn Độ, sản xuất hơn 92% đậu
nành trên thế giới (Tadayoshi and Peter, 2009).
Tính đến năm 2010, diện tích đậu nành đạt 102,4 triệu ha, năng suất bình

quân 2,58 tấn/ha, sản lƣợng đạt 264,9 triệu tấn, tăng 9 triệu ha và 46,6 triệu tấn
so với năm 2005 (Faostat, 2012).
1.3.2 Việt Nam
Tại Việt Nam, diện tích trồng đậu nành trong thời gian qua bị giảm sút
nghiêm trọng. Năm 2011, theo thống kê sơ bộ diện tích đậu nành đạt 181,5
ngàn ha, năng suất 1,46 tấn/ha, sản lƣợng 266,3 ngàn tấn; so với năm 2005
diện tích gieo trồng cả nƣớc giảm 22,5 ngàn ha và sản lƣợng giảm 26,4 ngàn
tấn (Niên giám thống kê, 2012).
Hàng năm Việt Nam phải nhập nguồn nguyên liệu để chế biến thức ăn
gia súc với tổng trị giá lên đến 3,7 tỷ USD. Trong đó riêng khô, dầu, đậu nành
đã có 2,7 triệu tấn (tƣơng đƣơng 5,4 triệu tấn hạt), gấp gần 20 lần so với sản
lƣợng sản xuất đƣợc tại Việt Nam (Bùi Chí Bửu, 2012).
1.4. Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng của cây đậu nành
1.4.1 Sử dụng đậu nành làm thức ăn cho ngƣời
Thành phần dinh dƣỡng trong 100g hạt đậu nành gồm: 439kCal, 38g
protein, 17,1g lipid, 40,3g glucid, 4,9g xơ, 4,6g tro (Sinha, 1979). Chính vì giá
trị dinh dƣỡng của đậu nành nên nhiều nhà khoa học xem đậu nành nhƣ là chìa
khóa để giải quyết nạn thiếu protein trong dinh dƣỡng của con ngƣời. Hiện
nay, đậu nành đƣợc chế biến thành nhiều loại thực phẩm khác nhau nhƣ tàu
hủ, tƣơng, chao, sữa đậu nành, bột đậu nành, dầu đậu nành,…
1.4.2 Sử dụng làm thức ăn cho gia súc
Bã đậu nành là một sản phẩm rất phù hợp và là một trong những nguồn
protein phổ biến nhất cho dinh dƣỡng động vật (Smith, 1986). Chúng đƣợc sử
5


dụng hầu hết trong các khẩu phần ăn của gia cầm, gia súc, cá và kể cả động
vật giáp xác. Bã đậu nành đã đƣợc sử dụng để nuôi tôm biển từ những năm
1980 (Akiyama, 1991). Trong những năm qua, ngành công nghiệp chế biến
thức ăn gia súc phát triển rất mạnh, việc chăn nuôi với qui mô lớn cũng tăng

nhanh làm cho nhu cầu về đậu nành cũng tăng lên rất nhiều để đáp ứng cho thị
trƣờng nguyên liệu thức ăn gia súc. Theo thống kê từ TCHQ Việt Nam, tháng
10/2013 Việt Nam đã nhập khẩu 256,2 triệu USD thức ăn gia súc và nguyên
liệu từ 27 thị trƣờng khác nhau trên thế giới.
1.5. Các chất điều hòa sinh trƣởng
1.5.1 Naphthelence acetic acid (NAA)
a. Quá trình sinh tổng hợp Auxin
Auxin đƣợc tổng hợp trong ngọn thân, trong mô phân sinh (ngọn và
lóng), lá non từ tryptophan đƣợc tổng hợp từ các lá trƣởng thành dƣới ánh
sáng. Phần lớn auxin tồn tại trong cây ở dạng liên kết, di chuyển hƣớng gốc và
có ƣu tiên vận chuyển đến những nơi sinh trƣởng tích cực nhƣ đỉnh rễ (Bùi
Trang Việt, 2000).
Cấu trúc của NAA (Bùi Trang Việt, 2000)

b.

Tác động của NAA đến sinh lý thực vật

Naphthelence acetic acid (NAA) là chất điều hòa sinh trƣởng thuộc
nhóm chất auxin tổng hợp. Theo Lopez et al. (1990), NAA đƣợc ứng dụng để
làm giảm phần trăm trái khuyết tật và thụ phấn kém. Kết quả nghiên cứu của
Terence (2011) cũng cho thấy rằng NAA là chất đƣợc dùng để ngăn cản sự
rụng trái do nó có khả năng ngăn cản quá trình hình thành tầng rời và còn làm
tăng trọng lƣợng trái. Theo Aleksander (2010) phun 20 mg/l NAA làm tăng
đáng kể trọng lƣợng trái táo so với không phun và năng suất cà chua cũng tăng
đáng kể so với đối chứng khi phun 30 và 50 mg/l NAA (Subhash et al., 2014).
Qua nghiên cứu của Upadhyay et al. (1993) khi phun 0, 10, 20, 30 mg/l NAA
khi bắt đầu hình thành chồi và giai đoạn hình thành trái trên cây đậu xanh, kết
quả cho thấy 20 mg/l NAA cho năng suất cao nhất. Nhiều nghiên cứu khác
6



cho thấy khi phun 25-50 mg/l NAA ba lần trong khoảng thời gian 5 ngày ở
giai đoạn bắt đầu ra hoa thì trọng lƣợng vỏ và hạt tăng lên đáng kể so với đối
chứng không phun (Bangal et al. 1983).
Kết quả nghiên cứu của Ravikumar and Kulkarni (1988) phun 20 mg/l
NAA trên đậu nành trọng lƣợng 100 hạt tăng lên đáng kể so với không phun.
Nomeda (2010) phun NAA (dạng thƣơng phẩm 5%) làm giảm rụng trái 67%
so với đối chứng. Nghiên cứu ảnh hƣởng của NAA trên đậu nành thì các giá
trị chiều cao cây, số lá trên cây, số lƣợng nhánh, diện tích lá, chất khô và năng
suất hạt giống đạt cao nhất khi phun 100 mg/l NAA (Deotale et al., 1998).
Shukla et al. (1997) kết luận rằng khi phun kép chất điều hòa sinh trƣởng
NAA sẽ làm tăng số lƣợng vỏ, trọng lƣợng vỏ trên cây và sản lƣợng hạt giống
cao hơn 17,7% so với đối chứng.
1.5.2 Gibberelic acid (GA3)
a. Quá trình sinh tổng hợp Gibberellin
Theo Arteca (1996) gibberellin đƣợc tổng hợp từ mevolanic acid trong
những chồi non đang sinh trƣởng tích cực và hột đang phát triển. Sau khi
mevalonic acid biến đổi thành mevalonic acid pyrophosphate rồi thành
isopentenyl pyrophosphate sẽ tách ra theo hƣớng tổng hợp cytokinin, abscisic
acid và con đƣờng khác theo các bƣớc tiếp theo để tạo thành ent-kaurene sẽ
dẫn đến sự thành lập các phân tử gibberellin. Quá trình tổng hợp gibberellin có
thể bị ức chế bởi các chất làm chậm sinh trƣởng trong bƣớc chuyển hóa từ
geranylgeranyl pyrophosphate thành copyl pyrophosphate.
Cấu trúc của GA3 (Bùi Trang Việt, 2000)

b.

Tác động của GA3 đến sinh lý thực vật


Hiện nay, trên thế giới đã xác định đƣợc hơn 126 loại gibberelin, trong
đó Gibberellic acid (GA3) có tác dụng sinh lý mạnh nhất. GA3 là hormone tự
nhiên của cây, đƣợc tổng hợp ở lá non, nhị, bao phấn, phấn hoa và hột. Bởi vì
có tác động đến cây nên nó đƣợc thƣơng mại hóa để làm tăng phẩm chất trái
7


cây (Salisbury and Ross, 1991). Các tác dụng sinh lý của GA3 nhƣ: kéo dài
lóng của cây, phá miên trạng hạt giống, kích thích ra hoa đậu trái, trăng trƣởng
và phân chia tế bào (Lahuti et al., 2003). Theo Nguyễn Đình Thi và Lê Văn
Tiếp (2011), xử lý GA3 ở nồng độ 10-20 mg/l vào thời kỳ ra hoa chiều cao cây
đậu phộng tăng đáng kể so với đối chứng. GA3 cũng đóng vai trò quan trọng
trong sự tăng trƣởng và phát triển của cây, chẳng hạn nhƣ kích thích hạt nảy
mầm (Haba et al., 1985), phát triển và kéo dài phát hoa (Yamaguchi and
Kamiya, 2000). Theo El-Otmani and Coggins (1991) GA3 làm tăng sự cứng
chắc của vỏ trái và sự cứng chắc đó đƣợc Monsalise et al. (1976) giải thích
rằng là do vỏ trái chứa nhiều protein hơn và làm giảm sự đóng góp của các
amino acid vào enzyme quan trọng phân hủy pectin.
Ứng dụng GA3 ở nồng độ thích hợp có ảnh hƣởng quan trọng đến năng
suất và các thành phần năng suất của nhiều loại cây trong đó có đậu nành.
Theo Naserpur (2007) khi sử dụng GA3 ở nồng độ 50 mg/l năng suất đậu nành
tăng 8,21% so với đối chứng (không sử dụng GA3) và tăng 18,21% so với
500mg/l GA3.
1.5.3 Benzyladenin (BA) và Kinetin
a.
Quá trình sinh tổng hợp Cytokinin (BA, Kinetin)
Cytokinin đƣợc Skoog (1950), phát hiện đầu tiên trong một thí nghiệm
chiết suất nucleic acid, đó là những cấu tử nucleic acid bị phân hủy tạo thành.
Cytokinin hiện diện trong tất cả các thực vật khác nhau. Ngoài ra, bằng con
đƣờng hóa học ngƣời ta đã tổng hợp đƣợc một số chất có hoạt tính tƣơng tự

cytokinin nhƣ: Benzyl adenin (BA), Kinetin,..theo Pierik (1986) BA và
Kinetin đƣợc dùng rất phổ biến vì chúng điều hòa sự phân chia tế bào, ở nồng
độ thấp chúng kích thích hình thành rễ nhƣng bị giới hạn, chúng còn điều hòa
sự hình thành chồi nách bằng cách giảm ƣu thế chồi ngọn và làm chậm quá
trình lão hóa.
Cấu trúc BA và Kinetin (Bùi Trang Việt, 2000)
* BA:

* Kinetin:

8


b.

Tác động của Cytokinin (BA, Kinetin) đến sinh lý thực vật

Trong số phytohormones, cytokinin đƣợc coi là đóng vai trò quan trọng
trong phát triển hoa của cây đậu nành. Theo Yashima et al. (2005) năng suất
đậu nành ảnh hƣởng nhiều bởi số lƣợng trái hơn là các thành phần khác. Mặt
khác số lƣợng hoa và trái non cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến số
lƣợng trái trên cây đậu nành, dù hoa đậu nành đƣợc sản xuất dồi dào nhƣng
một số lƣợng lớn hoa và trái non lại bị đào thải tự nhiên (Nonokawa et al.,
2012). Nghiên cứu của Crosby et al. (1981) chỉ ra rằng việc sử dụng chất điều
hòa sinh trƣởng Benzyl adenin (BA) sẽ làm giảm hiện tƣợng rung hoa và trái
non. Tỉ lệ rụng hoa đƣợc quan sát thay đổi theo vị trí trên cây, hoa ở các vị trí
xa cuống (Huff and Dybing, 1980). Theo Mansour et al. (1994) khi phun 25
mg/l BA làm tăng đáng kể chiều cao, trọng lƣợng tƣơi và khô của cây đậu
nành cùng với việc làm gia tăng trọng lƣợng vỏ trái và trọng lƣợng hạt trên
cây đậu nành. Điều này đƣợc Li and Liu (2003) làm rõ hơn về ảnh hƣởng BA

đến sự kéo dài và phân chia tế bào.
Còn theo kết quả nghiên cứu của El-Abagy et al. (2003) cho thấy, khi
phun BA (25-50 mg/l) trên một số giống đậu sẽ làm tăng hầu hết các chỉ tiêu
tăng trƣởng ở các giai đoạn khác nhau của sự phát triển cũng nhƣ năng suất và
các thành phần năng suất.Theo nghiên cứu của Sohair et al. (2006) xử lý
Kinetin ở giai đoạn ra hoa với các nồng độ 10, 20, 40 mg/l đều làm tăng số
lƣợng và trọng lƣợng khô của trái cũng nhƣ số lƣợng và trọng lƣợng khô của
hạt.

9


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1. PHƢƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: thí nghiệm đƣợc thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2014.
Địa điểm: tại khu nhà lƣới bộ môn Khoa học Cây trồng, khoa Nông
nghiệp & Sinh học Ứng dụng, khu II trƣờng Đại học Cần Thơ.
2.1.2

Giống

Giống đậu nành sử dụng trong thí nghiệm là giống MTĐ517-8, đƣợc lấy
từ bộ môn Di truyền & Công nghệ giống của khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng.
2.1.3

Vật liệu thí nghiệm


Thƣớc đo 50cm; Thùng tƣới nƣớc; Bình xịt hóa chất; Cân trọng lƣợng;
Phân bón: phân hữu cơ, DAP, Urê, KCl; Thuốc: Regent, Motox 5EC, Mata,
Dylan.
2.1.4

Chất điều hòa sinh trƣởng

GA3 (Gibberellic acid); NAA (Naphthelence acetic acid); BA (Benzyl
Andenin); Kinetin. Nguồn gốc từ Merck.
2.2. PHƢƠNG PHÁP
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp
lại gồm 12 nghiệm thức (NT): NT1: Đối chứng; NT2: 20 mg/l NAA; NT3: 20
mg/l BA; NT4: 20 mg/l NAA + 1 mg/l Kinetin; NT5: 20 mg/l BA + 20 mg/l
GA3; NT6: 20 mg/l BA + 20 mg/l NAA; NT7: 10 mg/l NAA; NT8: 30 mg/l
NAA; NT9: 40 mg/l NAA; NT10 : 10 mg/l BA; NT11: 30 mg/l BA; NT12: 40
mg/l BA.
2.2.2

Tiến hành bố trí thí nghiệm

Chuẩn bị đất.
Gieo hạt: gieo mỗi ô 6 hạt cách đều nhau, mỗi lổ gieo sâu khoảng 1 cm.
Dặm hạt : sau 7 ngày gieo dặm lại những hốc có hạt không nảy mầm.
Tỉa cây : sau 10 -15 ngày sau khi gieo chọn lại những cây phát triển tốt
và tƣơng đối đồngđều để tạo độ đồng nhất cho thí nghiệm.
Thời gian xử lý : khi ra hoa tiến hành phun GA3, NAA, BA, Kinetin theo
nồng độ tƣơng ứng với các nghiệm thức.
10



Tƣới nƣớc: ngày tƣới 2 lần do sa cấu đất giữ nƣớc kém, đa phần là cát.
Làm cỏ: tiến hành làm cỏ liếp và các ô đất, khoảng 2 tuần làm 1 lần.
2.3. Các chỉ tiêu theo dõi
2.3.1 Chỉ tiêu sinh trƣởng
Ngày trổ hoa: từ khi gieo hạt đến khi có 50% số cây có hoa đầu tiên.
Ngày dứt trổ: từ khi gieo đến khi có 50% số cây trổ hoa cuối cùng.
Thời gian kéo dài trổ hoa: tính từ ngày trổ hoa đầu tiên đến ngày dứt trổ.
Thời gian tạo trái: tính từ ngày có 50% cây ngƣng trổ hoa đến lúc chín.
Chu kỳ sinh trƣởng: tính từ ngày gieo đến lúc 95% số cây mang trái chín.
2.3.2

Chỉ tiêu nông học

Chiều cao lúc trổ (cm): đo chiều cao từ mặt đất đến chóp đỉnh cao nhất
của thân chính lúc trổ hoa.
Chiều cao đóng trái (cm): đo từ cổ rễ đến đóng trái cao nhất ở thân chính.
Số trái trên cây: đếm tổng trái trên cùng 1 cây khi cây mang đầy đủ trái.
Số trái lép trên cây: đếm tổng số trái lép trên 1 cây khi cây mang đủ trái.
Sô trái 1 hạt trên cây: đếm tổng số trái không hạt trên cùng 1 cây khi cây
mang đủ trái.
Số trái 2 hạt trên cây: đếm tổng số trái 2 hạt trên cùng 1 cây khi cây
mang đủ trái.
Số trái 3 hạt trên cây: đếm tổng số trái 3 hạt trên cùng 1 cây khi cây
mang đủ trái.
Khối lƣợng trái trên cây (g): cân tổng số trái trên cùng 1 cây sau khi thu
hoạch.
Khối lƣợng hạt trên cây (g): cân tổng số hạt trên cùng 1 cây sau khi thu
hoạch.
2.4.


Phân tích số liệu

Số liệu ghi nhận đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS V.16, phân tích
phƣơng sai ANOVA để tìm sự khác biệt và sử dụng phép kiểm định
DUNCAN để so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5%.

11


CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ghi nhận tổng quát
Trong quá trình thí nghiệm, điều kiện môi trƣờng, khí hậu, đất đai thuận
lợi cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây đậu nành trong giai đoạn mọc
mầm. Ở giai đoạn cây con, không có sự khác biệt lớn về chiều cao và số lá. Vì
vào giai đoạn này bộ rễ chƣa phát triển mạnh, nên không thể hấp thu tốt chất
dinh dƣỡng trong đất mà sống chủ yếu nhờ vào chất dự trữ bên trong tử diệp.
Từ lúc trổ hoa trở về sau mức độ tăng trƣởng có sự khác biệt về chiều cao giữa
các cây có sự khác biệt, chiều cao tăng nhanh và các tán cây bắt đầu giáp
nhau. Tình hình sâu, bệnh hại đƣợc ghi nhận trong quá trình thí nghiệm: Sâu
ăn tạp (Spodoptera litura) xuất hiện vào giai đoạn 10-15 ngày sau khi gieo,
sâu xanh (Heliothis armigena) xuất hiện vào giai đoạn 30-35 ngày sau khi
gieo, sâu đục trái (Etiella zinckenella) xuất hiện từ lúc cây tạo trái non đến lúc
thu hoạch tỷ lệ trái bị sâu đục và cắn phá ở tất cả các cây không cao do theo
dõi và phòng trị kịp thời. Bệnh hại trong kỹ thuật canh tác cây đậu nành là vấn
đề cần đƣợc quan tâm đúng mức, nếu không sẽ làm giảm năng suất cũng nhƣ
ảnh hƣởng đến phẩm chất hạt. Trong thí nghiệm, bệnh đốm lá do nấm
Sercostora gây hại tất cả bộ phận trên mặt đất của cây. Bệnh xuất hiện khá
muộn, khi cây hình thành nụ cho tới khi thu hoạch. Do quan tâm và phòng trị

kịp thời nên tác hại không đáng kể.
3.2. Các chỉ tiêu về sinh trƣởng
3.2.1 Chiều cao cây
Qua kết quả thống kê ở Bảng 3.1 cho thấy chiều cao cây ở thời điểm 10
NSKP1 chất điều hòa sinh trƣởng lần thứ nhất chiều cao cây dao động từ
66,08-60,78 cm cho thấy sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% giữa các
nồng độ chất điều hòa sinh trƣởng lên chiều cao cây đậu nành. Chiều cao cây
cao nhất ở nghiệm thức 20 mg/l NAA, khác biệt so với các nghiệm: Đối
chứng, 20 mg/l BA + 20 mg/l GA3, 30 mg/l BA, 40 mg/l BA và không khác
biệt thống kê so với những nghiệm thức còn lại. Thời điểm 10 NSKP chất điều
hòa sinh trƣởng lần thứ hai thì chiều cao cây dao động từ 107,67-133,75 cm và
chiều cao cây cao nhất vẫn ở nghiệm thức 20 mg/l NAA, khác biệt so với các
nghiệm thức: 20 mg/l BA, 10 mg/l NAA, 40 mg/l BA và không khác biệt
thống kê so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 5%. Một số nghiên cứu
trƣớc đây cho thấy, NAA đóng vai trò sinh lý nhƣ chất ức chế sinh trƣởng chồi
bên và kích thích ƣu thế đỉnh (Bùi Trang Việt, 2000). Theo Deotale et al.
12


×