Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với rầy nâu (nilaparvata lugens stal) trong điều kiện phòng thí nghiệm và ngoài đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 48 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN TRUNG KHÁNH

KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI
THUỐC TRỪ SÂU ĐỐI VỚI RẦY NÂU
(NILAPARVATA LUGENS STAL) TRONG ĐIỀU KIỆN
PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NGOÀI ĐỒNG

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ƢỚNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên đề tài:

KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI
THUỐC TRỪ SÂU ĐỐI VỚI RẦY NÂU
(NILAPARVATA LUGENS STAL) TRONG ĐIỀU KIỆN
PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NGOÀI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn :
Th.S. Lăng Cảnh Phú



Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Trung Khánh
MSSV: 3113441
Lớp: BVTV K37

Cần Thơ, 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Chứng nhận đã chấp nhận Luận văn tốt nghiệp với tên đề tài “Khảo sát ảnh hƣởng
của một số loại thuốc trừ sâu đối với rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) trong điều
kiện phòng thí nghiệm và ngoài đồng”.
Do sinh viên Nguyễn Trung Khánh thực hiện.
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Cần thơ, ngày....... tháng....... năm 2015
Cán bộ hƣớng dẫn

Ths. Lăng Cảnh Phú

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
-O0O-


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài:
“Khảo sát ảnh hƣởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với rầy nâu (Nilaparvata
lugens Stal) trong điều kiện phòng thí nghiệm và ngoài đồng”
Đƣợc thực hiện từ 02/2014 – 10/2014 do sinh viên Nguyễn Trung Khánh thực hiện
và bảo vệ trƣớc hội đồng.
Luận văn tốt nghiệp đã đƣợc hội đồng đánh giá ở mức: ..............................................
......................................................................................................................................
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn: ...........................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

Duyệt khoa
Trƣởng Khoa Nông Nghiệp và SHƢD

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2015
Chủ tịch hội đồng

ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
1. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: Nguyễn Trung Khánh
Giới tính: Nam
Ngày sinh: 15/11/1993
Dân tộc: Kinh
Nguyên quán: Ấp Phú Quới, xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh
Long.
Họ và tên cha: Nguyễn Văn Tô

Họ và tên mẹ: Thái Thị Ngoan
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Từ năm 1999 - 2004: học tại trƣờng tiểu học Nhơn Phú A, xã Nhơn Phú,
huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Từ năm 2004 - 2008: học tại trƣờng THCS Nhơn Phú, xã Nhơn Phú, huyện
Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Từ năm 2008 - 2011: học tại trƣờng THPT Mang Thít, huyện Mang Thít,
tỉnh Vĩnh Long.
Từ năm 2011 đến nay học tại trƣờng Đại học Cần Thơ, đƣờng 3/2, quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trƣớc đây.
Tác giả luận văn

Nguyễn Trung Khánh

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Ông bà, cha mẹ, những ngƣời đã suốt đời tận tụy, hết lòng vì con đã chăm
sóc và dạy bảo con nên ngƣời.
Thành kính biết ơn!

Thầy Lăng Cảnh Phú đã dành nhiều thời gian quý báu hƣớng dẫn và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Thầy, cô trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã giúp đỡ, truyền đạt những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài và trong những
ngày ở giảng đƣờng đại học.
Chân thành cảm ơn!
Anh Đạt, chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hiện đề
tài.
Các bạn Duy, Linh, Công, Khanh, Khánh, Triệu, Khoa, Trí, Linh, Thảo, và
các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật K37 đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình
để hoàn thành đề tài.

Nguyễn Trung Khánh

v


Nguyễn Trung Khánh, 2015. “Khảo sát ảnh hƣởng của một số loại thuốc trừ
sâu đối với rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) trong điều kiện phòng thí nghiệm
và ngoài đồng”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp
& Sinh Học Ứng Dụng, trƣờng Đại Học Cần Thơ.
Cán bộ hƣớng dẫn: ThS. Lăng Cảnh Phú.

TÓM LƢỢC
Đề tài “Khảo sát ảnh hƣởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với rầy nâu
(Nilaparvata lugens Stal) trong điều kiện phòng thí nghiệm và ngoài đồng”
đƣợc thực hiện từ tháng 2/2014 đến tháng 10/2014 tại phƣờng Long Hòa, quận Bình
Thủy, Cần Thơ và phòng C110, bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ.
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm khảo sát ảnh hƣởng của một số loại thuốc bảo vệ

thực vật đối với rầy nâu (Nilaparvata lugens) từ đó biết đƣợc loại nào có hiệu quả
cao đối với rầy nâu. Với phƣơng pháp nhân nuôi rầy nâu trong nhà lƣới và chọn địa
điểm thí nghiệm ngoài đồng sau đó thực hiện thí nghiệm với các loại thuốc: Caster
630WP, Elsin 600WP, Oshin 20WP, Chess 50WG, TanWin 5.5WDG, B40 Super
5.5 EC, Gold Tress 50WP, Peran 50EC, F16 600EC.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả nhƣ sau:
Thuốc Elsin có tác động gây chết cao nhất đối với rầy nâu, đạt hiệu lực 100%
sau 5 ngày phun thuốc. Đối với Oshin và Caster thì hiệu lực kém hơn, đạt hiệu quả
100% sau 7 ngày phun thuốc. Cả 3 loại thuốc có khác biệt với mức ý nghĩa 5% so
với Chess. Còn đối với Chess thì hiệu quả cũng cao nhƣng chậm hơn so với các loại
còn lại, đạt hiệu lực 97,75% sau 9 ngày phun thuốc, có khác biệt với mức ý nghĩa
5% so với đối chứng.
Trong điều kiện ngoài đồng. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Đối với thí nghiệm trên rầy trƣởng thành thì thuốc của nông dân có hiệu quả
cao hơn, đặc biệt ruộng 1 thì có hiệu quả rất cao trên 99%.Thuốc theo thử nghiệm
thì cũng cho hiệu lực tƣơng đối tuy nhiên không hiệu quả bằng. Cả 2 nghiệm thức
đều có khác biệt với mức ý nghĩa 5% so với đối chứng.
Đối với thí nghiệm trên rầy ấu trùng ở ruộng 1 thuốc theo thử nghiệm đạt
hiệu quả cao hon so với nông dân và có khác biệt với mức ý nghĩa 5% so với đối
chứng. Thuốc theo nông dân cho hiệu quả khá, có khác biệt với mức ý nghĩa 5% so
với đối chứng. Ở ruộng 2 cả hai nghiệm thức có hiệu quả không cao, có hiệu quả
tƣơng đối nhƣ nhau. Cả hai có khác biệt với mức ý nghĩa 5% so với đối chứng.

vi


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG


MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2
1.1. CÂY LÚA (Oryza sativa)
2
1.1.1. Nguồn gốc cây lúa
2
1.1.2. Đặc điểm sinh thái cây lúa
3
1.1.3. Các giai đoạn sinh trƣởng
4
1.2. RẦY NÂU NILAPARVATA LUGENS (STAL)
5
1.2.1. Sự phân bố và ký chủ của rầy nâu
5
1.2.2. Tác hại của rầy nâu
5
1.2.3. Đặc điểm sinh thái và sinh học
7
1.2.4. Tập quán sinh sống và cách gây hại của rầy nâu
9
1.2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến mật số rầy nâu
10
1.2.6. Một số biện pháp phòng trừ rầy nâu
10
1.2.7. Một số loài thiên địch phổ biến của rầy nâu
11
1.3. SƠ LƢỢC VỀ MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU DÙNG TRONG THÍ

NGHIỆM
11
1.3.1. Thuốc Chess 50 WG
11
1.3.2. Thuốc Oshin 20 WP
11
1.3.3. Thuốc Caster 630 WP
12
1.3.4. Thuốc Elsin 600 WP
12
1.3.5. Thuốc TanWin 5.5WDG
12
1.3.6. Thuốc B40 Super 5.5 EC
13
1.3.7. Thuốc Gold Tress 50WP
13
1.3.8. Thuốc Peran 50EC
13
1.3.9. Thuốc F16 600EC
13
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
14
2.1. PHƢƠNG TIỆN
14
2.1.1. Thời gian và địa điểm
14
2.1.2. Vật liệu và dụng cụ
14
2.2. PHƢƠNG PHÁP
15

2.2.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hƣởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với
rầy nâu trong điều kiện phòng thí nghiệm
15
2.2.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với
rầy nâu trong điều kiện ngoài đồng
16
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
18
vii


3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hƣởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với rầy
nâu trong điều kiện phòng thí nghiệm
18
3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với rầy
nâu trong điều kiện ngoài đồng
19
3.2.1. Khảo sát ảnh hƣởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với rầy nâu trên
ruộng 1
19
3.2.2. Khảo sát ảnh hƣởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với rầy nâu trên
ruộng 2
23
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
27
4.1. Kết luận
27
4.1.1. Khảo sát ảnh hƣởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với rầy nâu trong
điều kiện phòng thí nghiệm
27

4.1.2. Khảo sát ảnh hƣởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với rầy nâu trong
điều kiện ngoài đồng
27
4.2. Đề nghị
27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
28

viii


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

2.1

Chậu nhốt rầy nâu dùng trong thí nghiệm

14

2.2

Hình bố trí ngoài đồng

17


3.1

Hiệu lực của một số loại thuốc trừ rầy đối với rầy nâu trong
điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT

19

3.2.1.1

Hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu đối với rầy trƣởng thành
trên ruộng 1

20

3.2.1.2

Hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu đối với rầy ấu trùng trên
ruộng 1

22

3.2.2.1

Hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu đối với rầy trƣởng
thành trên ruộng 2

24

3.2.2.2


Hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu đối với rầy ấu trùng trên
ruộng 2

25

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1.1

Liều lƣợng sử dụng các loại thuốc trong thí nghiệm 1

15

2.2.1

Lịch và liều lƣợng phun thuốc ở nghiệm thức nông dân
ruộng 1.

16

2.2.2


Lịch và liều lƣợng phun thuốc ở nghiệm thức nông dân
ruộng 1.

16

2.2.3

3.1

Lịch và liều lƣợng phun thuốc ở nghiệm thức thử nghiệm

Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ sâu đối với rầy nâu
trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT

16

18

3.2.1.1

Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ sâu đối với rầy
trƣởng thành trên ruộng thứ nhất

20

3.2.1.2

Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ sâu đối với rầy ấu
trùng trên ruộng 2


21

3.2.2.1

Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ sâu đối với rầy
trƣởng thành trên ruộng 2

23

3.2.2.2

Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ sâu đối với rầy
trùng trên ruộng 2

x

25


MỞ ĐẦU
Trên thới giới, cây lúa đƣợc 250 triệu nông dân trồng, là lƣơng thực chính
của khoảng 1,3 tỉ ngƣời nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân.
Là nguồn cung cấp năng lƣợng lớn nhất cho con ngƣời, bình quân 180-200 kg
gạo/ngƣời/năm tại các nƣớc châu Á, khoảng 10 kg/ngƣời/năm tại các nƣớc châu
Mỹ. Ở Việt Nam, 100% ngƣời Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lƣơng thực chính
().
Đồng bằng sông Cửu Long, một địa bàn nông nghiệp lớn nhất cả nƣớc, trong
quá trình canh tác đa số nông dân vẫn còn lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt
trừ dịch hại, tuy nhiên do quá lạm dụng dẫn đến làm cho các loài dịch hại kháng

thuốc, có thể bùng phát cao hơn gây thiệt hại nặng nề đối với năng xuất. Mặt khác
còn làm cho các loài thiên địch bị ảnh hƣởng nghiêm trọng gây mất cân bẳng sinh
thái.
Trong các loài dịch hại thì rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) là loài rất phổ
biến và có thể gây ra tác hại vô cùng lớn đối với ruộng lúa. Rầy nâu phát triển và
gây hại rất nhanh, nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hƣởng lớn tới năng suất. Mặt
khác nếu không xử lý kịp thời không những ảnh hƣởng năng suất của mình mà còn
lây lan sang những ruộng khác.
Hiện nay dịch hại rầy nâu rất khó đề phòng có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Hiện nay có nhiều biện pháp phòng trừ hiệu quả, giúp hạn chế thiệt hại năng suất
nhƣ áp dụng biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp IPM, chọn giống, xuống giống né
rầy, tuy nhiên do nông dân còn chƣa dám áp dụng nhiều, do ngại về kinh phí, chƣa
hiểu rỏ cách áp dụng và do nông dân còn e ngại hiệu quả của nó. Mặt khác do tâm
lý ngƣời dân muốn diệt nhanh, hiệu quả cao nên ƣu tiên sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật nhiều hơn do dễ tìm, dễ sử dụng.
Từ tâm lí đó của ngƣời dân, ta tiến hành thí nghiệm khảo sát ảnh hƣởng của
các loại thuốc bảo vệ thực vật đối với rầy nâu. Từ đó giúp họ tìm ra những loại
thuốc có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, ít ảnh hƣởng đến môi trƣờng và thiên địch.
Từ thực trạng đó, đề tài “Khảo sát ảnh hƣởng của một số loại thuốc bảo vệ
thực vật đối với rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) trong điều kiện phòng thí nghiệm
và ngoài đồng” đã đƣợc thực hiện nhằm tìm hiểu hiệu quả của một số loại thuốc bảo
vệ thực vật đối với rầy nâu, nhằm chọn lọc đƣợc những loại thuốc hiệu quả nhất.

1


CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. CÂY LÚA (Oryza sativa)
1.1.1. Nguồn gốc cây lúa
Về nguồn gốc cây lúa đã có nhiều tác giả đề cập tới nhƣng cho tới nay vẫn

chƣa có những dữ liệu chắc chắn và thống nhất. Có một điều là lịch sử cây lúa đã có
từ lâu và gắn liền với lịch sử phát triển của nhân dân các nƣớc Châu Á.
Makkey cho rằng vết tích cây lúa cổ xƣa nhất đƣợc tìm thấy trên các di chỉ
đào đƣợc ở vùng Penjab Ấn Độ, có lẽ của các bộ lạc sống ở vùng này cách đây
khoảng 2000 năm. Roschevicz (1931) phân các loài Oryza thành 4 nhóm: Sativa,
Granulata, Coarctata và Rhynchoryza, đồng thời khẳng định nguồn gốc của Oryza
sativa là một trƣờng hợp của nhóm Sativa, có lẽ là Oryza sativa f. spontanea, ở Ấn
Độ, Đông Dƣơng hoặc Trung Quốc. Chowdhury và Ghosh thì cho rằng những hạt
thóc hóa thạch cổ nhất của thế giới đã đƣợc tìm thấy ở Hasthinapur (Bang Uttar
Pradesh - Ấn Độ) vào khoảng năm 1000 – 750 trƣớc Công Nguyên, tức cách nay
hơn 2500 năm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Theo Grist D.H cây lúa xuất phát từ Đông Nam Á, từ đó lan dần lên phía
Bắc. Gutchtchin, Ghose, Erughin và nhiều tác giả khác thì cho rằng Đông Dƣơng là
cái nôi của lúa trồng. De Candolle, Rojevich lại quan niệm rằng Ấn Độ mới là nơi
xuất phát chính của lúa trồng. Một số nhà nghiên cứu Việt Nam lại cho rằng nguồn
gốc cây lúa là ở Miền Nam nƣớc ta và Campuchia (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Tuy có nhiều ý kiến nhƣng chƣa thống nhất, nhƣng căn cứ vào các tài liệu
lịch sử, di tích khảo cổ, đặc điểm sinh thái học của cây lúa trồng và sự hiện diện
rộng rãi của các loài lúa hoang dại trong khu vực, nhiều ngƣời đồng ý rằng nguồn
gốc cây lúa là ở vùng đầm lầy Đông Nam Á, rồi từ đó lan dần đi các nơi. Thêm vào
đó, sự kiện thực tế là cây lúa và nghề trồng lúa đã có từ rất lâu ở vùng này, lịch sử
và đời sống của các dân tộc Đông Nam Á lại gắn liền với lúa gạo đã minh chứng
nguồn gốc của lúa trồng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Chang (1976), nhà di truyền học cây lúa của Viện Nghiên Cứu lúa Quốc Tế
(IRRI), đã tổng kết nhiều tài liệu khác nhau và cho rằng việc thuần hóa lúa trồng có
thể đã đƣợc tiến hành một cách độc lập cùng một lúc ở nhiều nơi, dọc theo vành đai
trải dài từ đồng bằng sông Ganges dƣới chân phía đông của dãy núi Hy-Mã-LạpSơn (Himalayas - Ấn Độ), ngang qua Bắc Miến Điện, Bắc Thái Lan, Lào và Việt
Nam, đến Tây Nam và Nam Trung Quốc (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).

2



1.1.2. Đặc điểm sinh thái cây lúa
a) Nhiệt độ:
Nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh trƣởng của cây lúa nhanh
hay chậm, tốt hay xấu. Trong phạm vi giới hạn (20-30 0C), nhiệt độ càng tăng cây
lúa phát triển càng mạnh. Nhiệt độ trên 40 0C hoặc dƣới 17 0 C, cây lúa tăng trƣởng
chậm lại. Dƣới 13 0C cây lúa ngừng sinh trƣởng, nếu kéo dài 1 tuần lễ cây lúa sẽ
chết. Phạm vi nhiệt độ mà cây lúa có thể chịu đựng đƣợc và nhiệt độ tối hảo thay
đổi tùy theo giống lúa, giai đọan sinh trƣởng, thời gian bị ảnh hƣởng là tình trạng
sinh lý của cây lúa. Nói chung, các giống lúa ôn đới chịu đựng nhiệt độ thấp giỏi
hơn các giống lúa nhiệt đới và ngƣợc lại. Cây lúa già chịu đựng giỏi hơn cây lúa
non; thời gian bị ảnh hƣởng càng dài, cây lúa càng suy yếu thì khả năng chịu đựng
càng kém (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Đối với lúa nƣớc, cả nhiệt độ không khí lẫn nhiệt độ nƣớc đều có ảnh hƣởng
trên sinh trƣởng và phát triển của cây lúa. Sự vƣơn dài của lá và sự phát triển chiều
cao chịu ảnh hƣởng cả nhiệt độ nƣớc và không khí. Đến khi đòng lúa vƣơn ra khỏi
nƣớc, vào khoảng giai đọan phân bào giảm nhiễm thì ảnh hƣởng của nhiệt độ không
khí trở nên quan trọng hơn. Do đó, có thể nói rằng, nhiệt độ nƣớc và không khí ảnh
hƣởng trên năng suất và các thành phần năng suất lúa thay đổi tùy giai đoạn sinh
trƣởng của cây. Trong phạm vi nhiệt độ từ 22-300 C tốc độ tăng trƣởng của cây lúa
hầu nhƣ gia tăng theo đƣờng thẳng cùng với sự gia tăng nhiệt độ (Nguyễn Ngọc Đệ,
2009).
b) Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến sinh trƣởng, phát triển và phát dục
của cây lúa trên 2 phƣơng diện: cƣờng độ ánh sáng và độ dài chiếu sáng trong ngày
(quang kỳ).
Cƣờng độ ánh sáng ảnh hƣởng trực tiếp đến sự quang hợp của cây lúa, thể
hiện chủ yếu bằng năng lƣợng ánh sáng mặt trời chiếu trên đơn vị diện tích đất
(lƣợng bức xạ). Bức xạ mặt trời gồm: ánh sáng trực xạ (ánh sáng chiếu trực tiếp),

ánh sáng phản xạ (ánh sáng phản chiếu), ánh sáng tán xạ (ánh sáng khuyếch tán) và
ánh sáng thấu qua…đều có tác dụng nhất định đối với quang hợp của quần thể
ruộng lúa. Thông thƣờng, cây lúa chỉ sử dụng đƣợc khoảng 65% năng lƣợng ánh
sáng mặt trời chiếu tới ruộng lúa. Trong điều kiện bình thƣờng, lƣợng bức xạ trung
bình từ 250-300 cal/cm2/ngày thì cây lúa sinh trƣởng tốt và trong phạm vi nầy thì
lƣợng bức xạ càng cao thì quá trình quang hợp xảy ra càng mạnh. Bức xạ mặt trời
ảnh hƣởng lớn đến các giai đọan sinh trƣởng khác nhau và năng suất lúa, đặc biệt ở
các giai đoạn sau (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Quang kỳ là khoảng thời gian chiếu sáng trong ngày tính từ lúc bình minh
đến lúc hoàng hôn. Lúa là cây ngày ngắn, cho nên quang kỳ ngắn điều khiển sự phát
3


dục của cây lúa. Nó chỉ làm đòng và trổ bông khi gặp quang kỳ ngắn thích hợp (các
giống lúa quang cảm) (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
c) Lƣợng mƣa
Với điều kiện thủy lợi chƣa hoàn chỉnh, lƣợng mƣa là một trong những yếu
tố khí hậu có tính chất quyết định đến việc hình thành các vùng trồng lúa và các vụ
lúa trong năm.
Trong mùa mƣa ẩm, lƣợng mƣa cần thiết cho cây lúa trung bình là 6 – 7
mm/ngày và 8 – 9 mm/ngày trong mùa khô nếu không có nguồn nƣớc khác bổ sung.
Nếu tính luôn lƣợng nƣớc thấm rút và bốc hơi thì trung bình 1 tháng cây lúa cần
một lƣợng mƣa khoảng 200 mm và suốt vụ lúa 5 tháng cần khoảng 1000 mm
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
d) Gió
Gió lớn có thể làm cho cây lúa đổ ngã, thân lá bầm dập – là cửa ngõ của các
mầm bệnh xâm nhập, nhất là bệnh cháy bìa lá (Xanthomonas oryzae). Ở giai đoạn
làm đòng và trổ, gió mạnh ảnh hƣởng xấu đến quá trình hình thành và phát triển của
đòng lúa, sự trổ bông, thụ phấn, thụ tinh và sự tích lũy chất khô trong hạt bị trở ngại
làm tăng tỉ lệ hạt lép, hạt lửng (gạo không đầy vỏ trấu) làm giảm năng suất lúa. Tuy

nhiên, gió nhẹ giúp cho quá trình trao đổi không khí trong quần thể ruộng lúa tốt
hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp và hô hấp của ruộng lúa góp
phần tăng năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
e) Điều kiện đất
Nói chung, đất trồng lúa cần giàu dinh dƣỡng, nhiều hữu cơ, tơi xốp, thoáng
khí, khả năng giữ nƣớc, giữ phân tốt, tầng canh tác dầy để bộ rễ ăn sâu, bám chặt
vào đất và huy động nhiều dinh dƣỡng nuôi cây. Loại đất thịt hay đất thịt pha sét, ít
chua hoặc trung tính (pH = 5,5-7,5) là thích hợp đối với cây lúa. Trong thực tế, có
những giống lúa có thể thích nghi đƣợc trong những điều kiện đất đai khắc nghiệt
(nhƣ: phèn, mặn, khô hạn, ngập úng) rất tốt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
1.1.3. Các giai đoạn sinh trƣởng
Tính từ lúc hạt lúa bắt đầu nảy mầm đến khi lúa chín có thế chia đời sống
của cây lúa thành 3 giai đoạn chính: giai đoạn tăng trƣởng (hay sinh trƣởng dinh
dƣỡng), giai đoạn sinh sản ( hay sinh trƣởng sinh dục) và giai đoạn chín.
a) Giai đoạn tăng trƣởng
Đƣợc tính khi hạt lúa nảy mầm cho đến khi bắt đầu phân hóa đòng. Thời
gian này cây lúa tập trung phát triển thân lá, chiều cao tăng dần và nảy nhiều chồi
mới. Số lƣợng và kích thƣớc lá tăng lên giúp cây nhận nhiều ánh sáng mặt trời để
quang hợp, hấp thụ dinh dƣỡng, gia tăng chiều cao và nở bụi để chuẩn bị cho các
giai đoạn sau. Trong canh tác, cần hạn chế đến mức thấp nhất việc nảy chồi vô hiệu
bằng cách tạo điều kiện cho lúa nở bụi càng sớm càng tốt và khống chế sự mọc
thêm chồi khoảng 7 ngày trƣớc khi phân hóa đòng. Trong điều kiện đầy đủ ánh
4


sáng, dinh dƣỡng, thời tiết thuận lợi thì lúa bắt đầu nở bụi khi có lá thứ 5-6 (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2009).
b) Giai đoạn sinh sản
Là khoảng thời gian từ khi cây lúa phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông. Giai
đoạn này khoảng 27 - 35 ngày, trung bình 30 ngày và không khác nhau nhiều giữa

giống lúa ngắn ngày với dài ngày. Chiều cao tăng lên rõ rệt do sự vƣơn dài của 5
lóng trên cùng, số chồi vô hiệu giảm đi do không cạnh tranh đƣợc dinh dƣỡng.
Đòng lúa hình thành và trải qua nhiều lần phân hóa cuối cùng vƣơn lên khỏi bẹ lá
cờ, lúc này lúa trổ bông. Thời gian này, nếu ánh sáng nhiều dinh dƣỡng đầy đủ,
mực nƣớc thích hợp, thời tiết thuận lợi và không sâu bệnh thì bông lúa hình thành
nhiều hơn, vỏ trấu đạt đƣợc kích thƣớc lớn nhất của giống làm tiền đề để tăng trọng
lƣợng hạt sau này (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
c) Giai đoạn chín
Bắt đầu từ lúc lúa trổ bông đến lúc thu hoạch, trung bình khoảng 30 ngày cho
hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, tùy điều kiện thời tiết, phân bón
mà thời gian sẽ kéo dài hay rút ngắn. Nếu nhƣ ruộng mất nƣớc sớm, thiếu đạm thừa
lân, trời nhiều nắng thì giai đoạn chín sẽ đƣợc rút ngắn.
1.2. RẦY NÂU NILAPARVATA LUGENS (STAL)
Rầy nâu tên khoa học là Nilaparvata lugens (Stal), họ rầy thân
(Delphacidae), bộ cánh đều (Homoptera). Rầy nâu đƣợc Stal đặt tên lần đầu tiên
vào năm 1854 (Nguyễn Xuân Hiển và ctv., 1979).
1.2.1. Sự phân bố và ký chủ của rầy nâu
Rầy nâu xuất hiện ở tất cả các nƣớc trồng lúa nhƣ Ấn Độ, Bangladesh, Đài
Loan, đảo Solomon, Indonesia, Fiji, Malaysia, Nhật, Philippines, Thái Lan, Sri
Lanka, Tân Guinea, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê
Thị Sen, 2004).
Ký chủ chính của rầy nâu là cây lúa, ngoài ra rầy nâu còn có thể sống trên
một vài loài cỏ dại nhƣ: cỏ chân vịt, cỏ môi, cỏ lồng vực nƣớc, lúa hoang... và một
số cây trong họ hòa thảo nhƣ mía, ngô, kê, cao lƣơng v.v... (Nguyễn Văn Luật và
ctv., 2002).
1.2.2. Tác hại của rầy nâu
Rầy nâu trở thành loài sâu hại nguy hiểm tại các nƣớc trồng lúa từ nửa sau
thế kỷ XX. Những trận dịch rầy xuất hiện tại nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Nhật
Bản, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan,...đã gây nhiều thiệt hại
(Phạm Văn Lầm, 2006).

Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004) thì tại Việt Nam, rầy nâu
đƣợc ghi nhận xuất hiện trên lúa từ rất lâu nhƣng không gây thành những trận dịch
lớn do chỉ trồng lúa mùa. Năm 1965, Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế đƣa vào Việt
Nam các giống lúa ngắn ngày đƣợc trồng đầu tiên ở miền Trung và ngày càng đƣợc
5


trồng nhiều vụ trong năm là điều kiện để rầy nâu nhanh chóng nhân mật số. Đến
năm 1969, rầy nâu bắt đầu gây hại mạnh cho cây lúa ở Phan Rang và một số tỉnh
miền Trung.
- Từ năm 1971 đến năm 1974: rầy nâu đã gây hại mạnh cây lúa tại nhiều
vùng thuộc các tỉnh duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, diện tích
lúa bị hại năm 1974 lên đến 94.800 hecta.
- Từ năm 1977 đến năm 1979: rầy nâu đã gây thành dịch tại một số tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long với diện tích bị hại khoảng một triệu hecta, nhiều nơi bị mất
trắng, thiệt hại đến hàng triệu tấn lúa.
- Từ vụ hè Thu năm 1988 đến vụ đông Xuân năm 1990: rầy nâu đã phát sinh
thành dịch và gây hại nặng ở một số tỉnh nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,
Tiền Giang, Minh Hải.
- Riêng năm 1990 ở đồng bằng sông Cửu Long, tính cả ba vụ sản xuất có
khoảng 237.820 hecta lúa bị nhiễm rầy nâu, chiếm 8,3% diện tích lúa cả năm.
Ngoài ra, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây lúa nhƣ bệnh lùn
xoắn lá, lúa cỏ.
- Từ đầu năm 1977, bệnh lùn xoắn lá đã xuất hiện lẻ tẻ ở một vài nơi tại Tiền
Giang, là vùng dịch rầy nâu lúc đó.
- Đến vụ hè Thu năm 1978, bệnh này đã xuất hiện trên diện rộng ở đồng
bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ và ven biển miền Trung. Riêng ở đồng
bằng sông Cửu Long năm 1978 có tới 40.000 hecta lúa bị lùn xoắn lá, trong đó Tiền
Giang bị khoảng 20.000 hecta.
- Diện tích lúa đông Xuân năm 1992-1993 bị nhiễm bệnh lùn xoắn lá đƣợc

ghi nhận tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng, Cần Thơ và Vĩnh Long
lên đến khoảng 40% (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
- Vào các năm 1999-2001 bệnh lùn xoắn lá bùng phát trở lại ở đồng bằng
sông Cửu Long cùng với rầy nâu. Gần đây trong vụ đông Xuân 2005-2006, cùng
với rầy nâu bệnh lùn xoắn lá đã tái xuất hiện trở lại với diện tích khoảng 3.000
hecta. Vụ hè Thu 2006 ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mới xuống giống đƣợc
hơn 300.000 hecta, đã có 13.402 hecta bị nhiễm rầy nâu và rầy nâu đã truyền bệnh
lùn xoắn lá trên lúa hè Thu sớm với diện tích khoảng 329 hecta ở các tỉnh Đồng
Tháp, Long An, Trà Vinh, Tiền Giang (Phạm Văn Lầm, 2006).
- Trong năm 2006, diện tích lúa hè Thu bị rầy nâu gây hại tăng nhanh hơn vụ
đông Xuân 2005-2006 và có tính phân bố rộng ở nhiều tỉnh trong vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Những địa phƣơng có diện tích gieo sạ lúa hè Thu sớm (tháng 3-4)
thì bị nhiễm rầy nâu nhanh và có diện tích bị gây hại lớn ngay từ đầu vụ nhƣ Long
An, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ vì chịu ảnh hƣởng của sự tích lũy
6


mật số rầy tại chỗ có sẵn ở cuối vụ đông Xuân. Diện tích nhiễm rầy đạt cao nhất là
tháng 6 (53.593 ha) khi toàn bộ diện tích lúa hè Thu đã xuống giống xong và đang ở
giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng. Trong khi đó, các tỉnh sản xuất lúa hè Thu muộn
nhƣ Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu, Hậu Giang, Kiên Giang thì diện tích bị gây hại
trong giai đoạn đầu vụ là rất thấp do đồng ruộng có thời gian nghỉ
( />1.2.3. Đặc điểm sinh thái và sinh học
Rầy nâu là loại sâu hại biến thái không hoàn toàn. Sự phát triển của rầy nâu
trải qua 3 giai đoạn: trứng, ấu trùng và trƣởng thành. Ấu trùng rầy nâu có 5 tuổi,
mỗi tuổi kéo dài 2-3 ngày. Vòng đời trung bình của rầy nâu từ 25-30 ngày
(Mochida và Heinrichs, 1982).
a) Trứng
Trứng rầy nâu hình hạt gạo (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993; Nguyễn
Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004), hay hình trụ dài, cong, một đầu thon, dài 0,89

mm (Phạm Văn Lầm, 2006). Trứng mới đẻ có màu trắng trong (Nguyễn Văn Huỳnh
và Lê Thị Sen, 2004) hay nâu vàng (Phạm Văn Lầm, 2006). Khi trứng sắp nở màu
vàng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004), sau chuyển sang màu nâu đen
(Phạm Văn Lầm, 2006). Phía trên đầu trứng có một bộ phận che lại gọi là nắp trứng
(Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Trứng rầy nâu đƣợc đẻ thành hàng vào
bên trong bẹ cây lúa, mỗi hàng có từ 8 đến 30 trứng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị
Sen, 2004), xếp theo kiểu úp thìa bên trong mô bẹ lá lúa và gân chính của lá lúa, hơi
nhô đầu ra ngoài (Phạm Văn Lầm, 2006). Trứng xếp thành từng ổ là những hàng
đơn hay hàng đôi, thƣờng gặp là 2-5 trứng/ổ (Phạm Văn Lầm, 2006). Khoảng 3
ngày sau khi đẻ, các vết đẻ bị thấm nƣớc, nấm bệnh xâm nhập vào làm các vết này
có màu nâu. Do đó trên bẹ lá có những vệt màu nâu dài khoảng 8 đến 10 mm chạy
dọc theo bẹ lá. Khi trứng gần nở xuất hiện hai đốm mắt lúc đầu đỏ sau chuyển sang
đen, đó là hai đốm mắt của rầy con. Thời gian để trứng nở trung bình khoảng 7
ngày (6- 9 ngày) (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993).
b) Ấu trùng
Ấu trùng rầy nâu có 5 tuổi (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004; Phạm
Văn Lầm, 2006), khi mới nở rất nhỏ, màu trắng sữa, càng lớn rầy càng có màu nâu
nhạt (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Theo Phạm Văn Lầm (2006), các đặc điểm hình thái cơ bản của các tuổi rầy
nhƣ sau:
- Rầy nâu tuổi 1: có màu đen xám, có đƣờng thẳng trên lề ngực sau, thân dài
1,1 mm.
- Rầy nâu tuổi 2: có màu nâu vàng nhạt, lề ngực sau lõm ra phía trƣớc, thân
dài 1,5 mm.
7


- Rầy nâu tuổi 3: có màu nâu vàng lẫn lộn, có mầm cánh rõ, thân dài 2,0 mm.
Rầy nâu tuổi 4: có màu nâu vàng lẫn lộn, mầm cánh sau nhọn, thân dài 2,4 mm.
- Rầy nâu tuổi 5: có màu nâu vàng lẫn lộn, mầm cánh trƣớc dài hơn mầm

cánh sau, thân dài 3,2 mm.
Ấu trùng rầy nâu tuổi lớn rất giống rầy nâu cánh ngắn, nhƣng cánh đục,
trong khi cánh của rầy nâu lớn cánh ngắn thì trong suốt với các gân màu đậm. Thời
gian để rầy nâu non phát triển từ khi nở đến khi lớn hoàn toàn là 14 đến 20 ngày
(Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993; Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
c) Thành trùng
Rầy nâu trƣởng thành có hai dạng cánh: (1) dạng cánh dài có cánh che phủ
cả thân và chủ yếu dùng để bay đi tìm thức ăn và (2) dạng cánh ngắn có cánh phủ
đến đốt thứ sáu của thân mình. Dạng cánh này chỉ phát sinh khi thức ăn đầy đủ, thời
tiết thích hợp và có khả năng đẻ trứng rất cao (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen,
2004). Trƣởng thành dạng cánh dài có kích thƣớc cơ thể lớn hơn trƣởng thành dạng
cánh ngắn, chân và máng đẻ cũng dài hơn (Phạm Văn Lầm, 2006).
Rầy nâu trƣởng thành có cơ thể màu nâu vàng, đỉnh đầu nhô ra phía trƣớc.
Phần gốc râu có hai đốt nở to, đốt roi râu dài và nhỏ. Cánh trong suốt, giữa cạnh sau
của mỗi cánh có một đốm đen. Khi hai cánh xếp lại hai đốm này chồng lên nhau tạo
thành một đốm đen to trên lƣng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Phần
bụng nở rộng, cuối bụng có rãnh (Phạm Văn Lầm, 2006), có bộ phận đẻ trứng sắc,
nhọn màu đen (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Trƣởng thành dạng cánh dài có thân dài 3,6-4,0 mm (Nguyễn Văn Huỳnh và
Lê Thị Sen, 2004). Đa số thành trùng đực có cơ thể màu nâu tối, phần cuối bụng có
dạng loa kèn (Phạm Văn Lầm, 2006).
Tuổi thọ trung bình của rầy nâu trƣởng thành khoảng từ 10-20 ngày (Nguyễn
Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Trong điều kiện mùa đông nhiệt độ thấp ở các
tỉnh phía Bắc (15-17°C) chúng cỏ thể sống tới 40-50 ngày (Nguyễn Văn Luật và
ctv., 2002).
Rầy nâu thƣờng vũ hóa vào buổi sáng và giao phối ngay sau khi lột xác vũ
hóa (Phạm Văn Lầm, 2006). Rầy cái dẫn dụ rầy đực bằng cách rung bụng ngay cả
khi xa nhau khoảng 80 cm. Khả năng giao phối của rầy đực tăng đến ngày thứ 5,
sau đó giảm. Một rầy đực cỏ thể giao phối nhiều nhất với 9 rầy cái trong vòng 24
giờ. Trong suốt đời một rầy cái có thể giao phối trên 2 lần (Nguyễn Xuân Hiển và

ctv., 1979). Thành trùng rầy cái đẻ trứng vào ban đêm (Phạm Văn Lầm, 2006) hay
buổi chiều (Nguyễn Xuân Hiển và ctv., 1979). Số trứng do rầy cái đẻ thay đổi theo
cá thể, tuổi thọ, thời kỳ đẻ trứng và tình trạng phát triển của cây lúa. Số trứng do rầy
cái đẻ biến động từ 0-1474 trứng (Nguyễn Xuân Hiển và ctv., 1979). Theo Nguyễn

8


Văn Luật và ctv. (2002), một con cái đẻ từ 50-600 trứng, trung bình khoảng 150300 trứng. Rầy cái thƣờng đẻ trứng sau khi vũ hóa 1-2 ngày.
1.2.4. Tập quán sinh sống và cách gây hại của rầy nâu.
Theo Reissig và ctv. (1993) thì rầy nâu thƣờng sống ở nơi ruộng ẩm và đất
trũng. Ấu trùng và thành trùng thƣờng thấy ở tán cây lúa, nơi có bóng râm và ẩm độ
cao. Ẩm độ không khí khoảng 70-85% là thích hợp cho sự phát triển của rầy nâu
(Nguyễn Xuân Hiển và ctv., 1979). Chúng phát triển thích hợp trên ruộng lúa có
nƣớc hoặc mặt đất ẩm (Nguyễn Văn Luật và ctv., 2002).
Dạng cánh ngắn ăn và sinh sản, dạng cánh dài bay đi khắp nơi (Reissig và
ctv., 1993). Đầu vụ rầy cánh dài di cƣ từ lúa chét, cỏ dại vào ruộng lúa, gặp lúa
nhánh chúng sinh ra rầy non đa số sau này sẽ trở thành dạng cánh ngắn (Lê Lƣơng
Tề, 2005; Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
Rầy trƣởng thành cánh dài thƣờng bị thu hút bởi ánh sáng đèn và vào đèn
nhiều vào lúc trăng tròn, bay vào đèn nhiều từ 8 đến 11 giờ đêm (Nguyễn Văn
Huynh và Lê Thị Sen, 2004). Rầy nâu cái dùng bộ phận đẻ trứng rạch bẹ lá hoặc
gân chính của phiến lá, gần cổ lá. Khi mật số cao, rầy đẻ trứng vào bên trong mô
thành từng hàng. Rầy thƣờng tập trung đẻ trứng ở gốc lúa, cách mặt nƣớc từ 10 đến
15 cm. Rầy non và rầy trƣởng thành thƣờng sống ở gốc lúa. Khi bị khuấy động
mạnh, rầy thƣờng bò ngang thân lúa để lẩn tránh hoặc nhảy xuống nƣớc hoặc bay
lên tán lá (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993).
Cả rầy non và rầy trƣởng thành đều chích hút cây lúa bằng cách dùng vòi
chích chọc vào cây lúa và hút nhựa để sống (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993).
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), trong khi chích hút rầy tiết nƣớc

bọt phân hủy mô cây, tạo thành một bao xung quanh vòi chích hút, cản trở sự di
chuyển nhựa nguyên và nƣớc lên phần trên của cây lúa làm cây lúa bị khô héo, gây
nên hiện tƣợng “cháy rầy”. Rầy nâu thích tấn công cây lúa còn nhỏ, nhƣng nếu mật
số cao có thể gây hại mọi giai đoạn tăng trƣởng của cây lúa:
- Lúa đẻ nhánh: rầy chích nơi bẹ tạo thành những sọc màu nâu đậm dọc theo
thân.
- Lúa từ làm đòng đến trổ: rầy tập trung chích hút ở cuống đòng non.
- Lúa chín: rầy thƣờng tập trung lên thân ở phần non mềm.
Ngoài gây hại trực tiếp, rầy nâu còn gây hại gián tiếp cho cây lúa nhƣ: Mô
cây tại các vết chích hút và đẻ trứng của rầy trên thân cây lúa bị hƣ do sự xâm nhập
của một số loài nấm và vi khuẩn.
Phân rầy tiết ra có chất đƣờng thu hút nấm đen tới đóng quanh gốc lúa, cản
trở quang hợp, ảnh hƣởng đến sự phát triển của cây lúa (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê
Thị Sen, 2004).

9


1.2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến mật số rầy nâu.
Theo Lê Thị Sen (1999) thì mật số rầy nâu trên đồng ruộng phụ thuộc vào
nhiều yếu tố:
a) Thức ăn: là yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định đối với việc tăng
hay giảm mật số rầy nâu trên đồng ruộng. Các giống lúa ngắn ngày đáp ứng với
phân đạm cao, lá xanh, thân mềm, năng suất cao nhƣng không kháng rầy cao đƣợc
trồng nhiều là nguồn thức ăn ƣa thích của rầy. Về mùa vụ, lúa cao sản đƣợc trồng
hai, ba vụ trong một năm nên trên đồng ruộng luôn có thức ăn thích hợp cho rầy
nâu.
b) Thời tiết: nhiệt độ thích hợp cho rầy nâu phát triển là 25-30°C. Về ẩm độ
và lƣợng mƣa, mƣa lớn và liên tục trong nhiều ngày sẽ làm rầy trƣởng thành bị suy
yếu, rầy cám bị rửa trôi, đồng thời rầy cũng dễ bị nấm tấn công. Trong khi mƣa nhỏ

hoặc mƣa nắng xen kẽ, trời âm u rất thích họp để rầy gia tăng mật số. Về gió, rầy
nâu có khả năng di chuyển xa và nếu có gió bốc lên rầy sẽ bị cuốn đến những nơi
rất xa.
c) Thiên địch: có nhiều loài côn trùng kí sinh, ăn thịt và nấm gây hại mọi
giai đoạn tăng trƣởng của rầy nâu:
- Bọ rùa: có nhiều loài bọ rùa tấn công rầy nâu. Mỗi ngày một con bọ rùa có
thể ăn từ 5-10 con rầy nâu.
- Kiến ba khoang: có 2 loài kiến ba khoang thƣờng gặp trên ruộng lúa là
Paederus fuscipes và Ophionea indica. Một kiến ba khoang có thể ăn từ 3-5 con rầy
mỗi ngày.
- Bọ xít nƣớc: có 2 loài bọ xít nƣớc thƣờng thấy trên ruộng lúa là Microvelia
atrolineata và Mesovelia sp.. Một bọ xít nƣớc có thể tiêu diệt từ 4-7 con rầy một
ngày.
- Bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis: mỗi ngày có thể tiêu diệt 1-5 con
rầy.
- Các loài nhện: phổ biến là Lycosa (Pardosa) pseudoannulata, một con nhện
có thể ăn từ 5-15 rầy nâu mỗi ngày.
- Có ba loài nấm gây bệnh cho rầy nâu thƣờng gặp trên đồng ruộng là:
Metarhizium sp., Hirsutella sp. và Beauveria bassiana.
1.2.6. Một số biện pháp phòng trừ rầy nâu
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004) thì các kỹ thuật sau đây là
quan trọng và cần thiết để khống chế đƣợc sự gia tăng mật số và gây hại của rầy
nâu:
- Vệ sinh đồng ruộng bằng cách phát sạch gốc rạ, đốt đồng sau khi thu hoạch
để diệt lúa chét, dọn sạch cỏ quanh bờ ruộng.
10


- Sử dụng giống kháng rầy.
- Sạ lúa, gieo mạ, cấy lúa đúng thời vụ, nên có thời gian để đất trống nhằm

cắt đứt nguồn thức ăn của rầy nâu.
- Không gieo sạ quá dày.
- Bón phân đúng lúc và cân đối, đặc biệt là không bón nhiều phân đạm.
- Có thể thả vịt con 4-5 tuần tuổi vào ruộng lúa (100-150 con/hecta). Ngoài
ra, thả cá rô phi, mè vinh,... vào ruộng cũng giúp diệt rầy nâu rất nhiều.
- Thăm ruộng thƣờng xuyên để ghi nhận mật số rầy nâu cũng nhƣ thành phần
và số lƣợng thiên địch hiện diện trên đồng ruộng để quyết định việc áp dụng thuốc
trừ rầy.
1.2.7. Một số loài thiên địch phổ biến của rầy nâu.
Cho đến nay ở nƣớc ta, thành phần thiên địch của rầy nâu đã phát hiện đƣợc
82 loài gồm 64 loài bắt mồi ăn thịt, 14 loài ký sinh và 4 loài gây bệnh. Các loài
thiên địch của rầy nâu tập trung nhiều nhất ở bộ cánh cứng (Coleoptera) với 28 loài,
kế đến là bộ nhện lớn (Araneae) với 18 loài, bộ cánh nửa cứng (Hemiptera) và bộ
cánh màng (Hymenoptera) tƣơng ứng đã phát hiện đƣợc 13 và 12 loài. Có khoảng
20 loài thƣờng xuyên có mặt trong quần thể rầy nâu. Phổ biến hơn cả là
Cyrtorhinus lividipennis, Microvelia spp., Ophionea spp., Paederus spp., Pardosa
pseudoannulata, Anagrus spp. (Phạm Văn Lầm, 2002).
Các loài bắt mồi ăn thịt đóng vai trò rất quan trọng trong hạn chế số lƣợng
rầy nâu hại lúa. Phần lớn các loài thiên địch của rầy nâu là loài bắt mồi ăn thịt, đặc
biệt quan trọng là bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis và nhện lớn bắt mồi. Đã
xác định đƣợc 18 loài nhện lớn bắt mồi thƣờng có mặt trong quần thể rầy nâu
(Phạm Văn Lầm, 2002).
1.3. SƠ LƢỢC VỀ MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU DÙNG TRONG THÍ
NGHIỆM
1.3.1. Thuốc Chess 50 WG
Tên hoạt chất: Pymetrozine.
Thành phần: Pymetrozine 50%; phụ gia 50%.
Nhóm độc: III.
Đặc điểm: lƣu dẫn, thấm sâu.
Công dụng: thuốc đặc trị rầy nâu hại lúa, lƣu dẫn mạnh, thấm sâu nhanh, rất hiệu

quả diệt rầy đã kháng thuốc khác, hiệu quả kéo dài đến 2 tuần sau khi phun.
Liều lƣợng: 300g/ha, pha 1 gói 7,5g/8 lít.
Thời gian cách ly: 2 tuần sau khi phun.
Nhà sản xuất và phân phối: Syngenta Thuỵ Sĩ.
1.3.2. Thuốc Oshin 20 WP
Tên hoạt chất: Dinotefuran.
11


Thành phần: Dinotefuran 20%; phụ gia 80%.
Nhóm độc: III.
Đặc điểm: thuốc lƣu dẫn nhanh, mạnh, an toàn với môi trƣờng và thiên địch.
Công dụng: đặc trị rầy nâu hại lúa.
Liều lƣợng: Pha 1 đến 2 gói 6,5 gr cho bình 16 lít hoặc gói 15 gr cho bình 25 lít,
phun khi thấy rầy chớm xuất hiện, không cần rẽ lối vạch hàng khi phun. Lƣợng
nƣớc phun 500-600 lít nƣớc/ha.
Thời gian cách ly: 1 tuần sau khi phun.
Nhà sản xuất và phân phối: Mitsui Chemical.
1.3.3. Thuốc Caster 630 WP
Tên hoạt chất: Lambda - cyhalothrin, imidacloprid, Chlorpyrifos Ethyl.
Thành phần: Lambda - cyhalothrin 3%, imidacloprid 10%, Chlorpyrifos Ethyl 50%,
phụ gia 37%.
Nhóm độc: II.
Đặc điểm: thấm sâu nhanh, mạnh, lƣu dẫn cao, có tính xông hơi cực mạnh làm côn
trùng chết ngay qua đƣờng hô hấp.
Công dụng: đặc trị rầy nâu hại lúa.
Liều lƣợng: 0.15- 0.2kg/ ha(8-10g/bình 16lít), phun 2-3 bình trên 1000m2 . Phun khi
rầy tuổi 1-3,mật dộ rầy khoảng 2-3 con/bụi.
Thời gian cách ly: 14 ngày trƣớc khi thu hoạch.
Nhà sản xuất: Jangsu Runtain Agrochem.

Nhà phân phối: Công ty TNHH TMDV Tấn Hƣng.
1.3.4. Thuốc Elsin 600 WP
Tên hoạt chất: Nitenpyram.
Thành phần: Nitenpyram 60%, phụ gia 40%.
Nhóm độc: III.
Đặc điểm: lƣu dẫn, tiếp xúc cực mạnh, rầy chết nhanh, hiệu quả kéo dài.
Công dụng: đặc trị rầy nâu hại lúa.
Liều lƣợng: 15g/binh25lít, phun 2-3 bình trên 1000-1300 m2. Phun khi rầy tuổi nở
rộ hoặc rầy mới xâp nhập.
Thời gian cách ly: 7 ngày.
Nhà sản xuất: Agro industry.
Nhà phân phối: Công ty TNHH TMDV VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP NGỌC LỢI.
1.2.5. Thuốc TanWin 5.5WDG
Tên hoạt chất: Emamectin benzoate.
Thành phần: Emamectin benzoate 5,5%, phụ gia 94,5%.
Nhóm độc: IV.
Đặc điểm: diệt rầy nhanh, hiệu quả.
Công dụng: đặc trị rầy nâu hại lúa.
12


Liều lƣợng: Pha 4g/ bình 16 lít. Phun khi rầy tuổi nở rộ hoặc rầy mới xâp nhập.
Thời gian cách ly: 7 ngày..
Nhà phân phối: Công ty TNHH TMDV Tấn Hƣng.
1.3.6.Thuốc B40 Super 5.5 EC
Tên hoạt chất: Abamectin
Thành phần: Abamectin 5,5 %, phụ gia 94,5%
Đặc điểm: Thuốc sinh học.
Công dụng: Trị rầy nâu hại lúa.
Liều lƣợng: 3-3,5 ml/ bình 16lit, phun 400-600 lít nƣớc/1ha.

Thời gian cách ly: 7 ngày
Nhà phân phối: Công ty TNHH TMDV Tấn Hƣng.
1.3.7.Thuốc Gold Tress 50WP

Tên hoạt chất: Buprofezin, imidacloprid.
Thành phần: Buprofezin 40%, imidacloprid 10%, phụ gia 50%.
Nhóm độc: III.
Đặc điểm: Diệt rầy nhanh, hiệu quả.
Công dụng: Đặc trị rầy nâu hại lúa.
Liều lƣợng: Pha 5-10gr/bình 16 lít. Phun 2 bình/1000m2, Phun thuốc khi rầy cám
mới xuất hiện.
Thời gian cách ly: 7 ngày.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần BMC.
1.3.8.Thuốc Peran 50EC
Tên hoạt chất: Permethrin
Thành phần: Permethrin 50%, phụ gia 50%.
Nhóm độc: II.
Đặc điểm: Là thuốc trừ sâu tác động trực tiếp trừ sâu cuốn lá.
Công dụng: Đặc trị sâu cuốn lá.
Liều lƣợng: 2-3,5 ml/bình 8 lít mới xuất hiện.
Thời gian cách ly: 7 ngày
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần BVTV An Giang.
1.3.9.Thuốc F16 600EC
Tên hoạt chất: Chlorpyrifos ethyl,Cypermethrin.
Thành phần: Chlorpyrifos ethyl 55%,Cypermethrin 5%
Nhóm độc: II.
Đặc điểm: Là thuốc trừ sâu hỗn hợp, vị độc xông hơi.
Công dụng: Đặc trị sâu cuốn lá, sâu dục thân.
Liều lƣợng: Pha 12 - 20ml/ bình 16 lít, phun 2-3 bình/1000m2.
Thời gian cách ly: 7 ngày

Nhà phân phối: Công ty TNHH TMDV Tấn Hƣng
13


×