Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

tìm hiểu một số biện pháp kỹ thuật trồng giá đậu xanh an toàn quy mô hộ gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 79 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN NGỌC SƠN

TÌM HIỂU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
TRỒNG GIÁ ĐẬU XANH AN TOÀN
QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: NÔNG HỌC

2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: NÔNG HỌC

TÌM HIỂU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
TRỒNG GIÁ ĐẬU XANH AN TOÀN
QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

PGS. TS. TRẦN THỊ BA
ThS. VÕ THỊ BÍCH THỦY



NGUYỄN NGỌC SƠN
MSSV: 3113268
Lớp: TT1119A1

2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
--------------------------------------------------------------------------------------------------

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành Nông Học, với đề tài:

TÌM HIỂU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
TRỒNG GIÁ ĐẬU XANH AN TOÀN
QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH

Do sinh viên Nguyễn Ngọc Sơn thực hiện.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Cán bộ hƣớng dẫn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa công bố trong bất kỳ luận
văn nào trƣớc đây.


Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Sơn

ii


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
--------------------------------------------------------------------------------------------------

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Đại học
ngành Nông Học với đề tài:

TÌM HIỂU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
TRỒNG GIÁ ĐẬU XANH AN TOÀN
QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Do sinh viên Nguyễn Ngọc Sơn thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: .....................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp đƣợc hội đồng đánh giá ở mƣ́c: .............................................

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Thành viên Hội đồng

……………………..


..………………….

……………………...

DUYỆT KHOA
Trƣởng Khoa Nông Nghiệp & SHƢD

iii


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. Lý lịch sơ lƣợc
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Sơn

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 25/06/1993

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: An Giang
Họ và tên cha: Nguyễn Thanh Minh
Họ và tên mẹ: Đỗ Thị Uyên
Chỗ ở hiện nay: Ấp Qui Thạnh II, phƣờng Trung Kiên, quận Thốt Nốt, TPCT.
II. Quá trình học tập
1. Tiểu học
Thời gian: 1999 – 2003
Trƣờng: Tiểu học Thốt Nốt
Địa chỉ: Quận Thốt Nốt, TPCT.
2. Trung học Cơ sở

Thời gian: 2004 – 2007
Trƣờng: Trung học Cơ sở Thốt Nốt
Địa chỉ: Quận Thốt Nốt, TPCT.
3. Trung học Phổ thông
Thời gian: 2008 – 2010
Trƣờng: Trung học Phổ thông Thốt Nốt
Địa chỉ: Quận Thốt Nốt, TPCT.
4. Đại học
Thời gian: 2011 - 2014
Trƣờng: Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Đƣờng 3/2, phƣờng Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT.
Chuyên ngành: Nông Học (Khóa 37)
Ngày… tháng… năm 2014
Nguyễn Ngọc Sơn
iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ đã hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ con khôn lớn nên ngƣời, đã luôn
quan tâm, lo lắng, động viên, đặc biệt hỗ trợ về tinh thần trong suốt quá trình tôi
học tập.
Xin tỏ lòng biế t ơn sâu sắc đến
- Trƣớc hết, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Trần Thị Ba đã tận tình
hƣớng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, góp ý chân thành và cho những lời khuyên
hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu luận văn này.
- Xin trân trọng cảm ơn Cô Võ Thị Bích Thủy là ngƣời đã tận tình hƣớng
dẫn, truyền đạt kinh nghiệm và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
- Cảm ơn Thầy cố vấn học tập Nguyễn Lộc Hiền đã dìu dắt và nhiệt tình
giúp đỡ trong thời gian tôi học tập tại trƣờng Đại học Cần Thơ.

- Quý Thầy Cô Khoa Nông nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trƣờng Đại
học Cần Thơ đã giúp tôi hiểu biết rất nhiều kiến thức chuyên ngành, là nền tảng
để vận dụng tổng hợp góp phần quan trọng hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Chị Lâm Kiều Nƣơng, chị Lý Hƣơng Thanh cùng các bạn Hƣơng, Hậu,
Ly Ni, Nhung, Xƣơng, Lợi, Trúc, đã hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Thân gửi về!
Các bạn lớp Nông Học khóa 37 những lời chúc sức khỏe và thành công
trong tƣơng lai.

Nguyễn Ngọc Sơn

v


NGUYỄN NGỌC SƠN, 2014. “Tìm hiểu một số biện pháp kỹ thuật trồng giá
đậu xanh an toàn quy mô hộ gia đình”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ Nông Học,
khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ, 48 trang.
Cán bộ hƣớng dẫn: PGS. TS. Trần Thị Ba và ThS. Võ Thị Bích Thủy.

TÓM LƢỢC
Đề tài đƣợc thực hiện tại Nhà lƣới Nghiên cứu rau sạch, khoa Nông Nghiệp
và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ, từ 11/2013 – 10/2014, nhằm tìm ra thời
gian mỗi lần tƣới nƣớc, loại giá thể, thể tích thùng thích hợp và giống đậu xanh
cho năng suất giá cao khi không sử dụng hóa chất Trung Quốc thích hợp cho sinh
trƣởng, năng suất và phẩm chất của giá đậu xanh. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo
thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 3 thí nghiệm:
1. Ảnh hƣởng của thời gian mỗi lần tƣới nƣớc đến sự sinh trƣởng và năng
suất giá đậu xanh. Kết quả cho thấy thời gian tƣới 10 phút cho chiều dài thân cao

(7,14 cm), đƣờng kính thân tốt (2,45 mm), năng suất cao hơn thời gian tƣới 1
phút và tƣơng đƣơng các thời gian tƣới còn lại.
2. Ảnh hƣởng của loại giá thể và thể tích thùng ủ đến sinh trƣởng và năng
suất của giá đậu xanh. Kết quả cho thấy làm giá đậu xanh sử dụng giá thể khăn
giấy cho chiều dài thân cao (7,65 cm), đƣờng kính thân tốt (2,52 mm) và hiệu
quả năng suất tƣơng đƣơng giá thể vải bố, ba thể tích thùng ủ cho sinh trƣởng và
năng suất tƣơng đƣơng nhau.
3. Ảnh hƣởng của hóa chất Trung Quốc đến sinh trƣởng, năng suất và phẩm
chất ở hai giống đậu làm giá đậu xanh. Kết quả cho thấy giống đậu xanh số 22 có
các chỉ tiêu sinh trƣởng và năng suất cao hơn giống đậu xanh Trung Quốc, không
xử lý hóa chất Trung Quốc cho chiều dài thân cao (5,91 cm) phẩm chất tốt nhƣ:
hàm lƣợng vitamin C cao (8,68 mg/100 g), ít bị nhiễm vi khuẩn E. coli và thời
gian bảo quản lâu hơn xử lý hóa chất Trung Quốc.

vi


MỤC LỤC
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP ............................................................................................. iv
LỜI CẢM TẠ .............................................................................................................. v
TÓM LƢỢC................................................................................................................ vi
MỤC LỤC ................................................................................................................. vii
DANH SÁCH BẢNG.................................................................................................. ix
DANH SÁCH HÌNH .................................................................................................... x
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. xii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ..................................................................... 2
1.1 Tổng quan về giá đậu xanh ..................................................................................... 2
1.1.1 Khái niệm ............................................................................................................ 2
1.1.2 Lịch sử phát triển ................................................................................................. 2

1.1.3 Cấu tạo sinh học và sự phát triển của giá đậu xanh ............................................... 2
1.1.4 Giá trị dinh dƣỡng ............................................................................................... 3
1.1.5 Điều kiện ngoại cảnh thích hợp với giá đậu xanh ................................................. 4
1.1.6 Một số giá thể làm giá đậu xanh ........................................................................... 6
1.1.7 Vôi, thạch cao và hóa chất tăng trƣởng sử dụng trong sản xuất giá đậu xanh ........ 7
1.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất giá đậu xanh .............................. 8
1.2.1 Trên thế giới ........................................................................................................ 8
1.2.2 Ở Việt Nam ......................................................................................................... 9
1.3 Một số trở ngại trong sản xuất giá đậu xanh ở Việt Nam ......................................... 9
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP ............................................ ..10
2.1 Phƣơng tiện .......................................................................................................... 10
2.1.1 Địa điểm và thời gian ......................................................................................... 10
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm ............................................................................................ 10
2.2 Phƣơng pháp ........................................................................................................ 12
2.2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hƣởng của thời gian mỗi lần tƣới nƣớc đến sự sinh trƣởng và
năng suất của giá đậu xanh ......................................................... 12
2.2.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hƣởng của loại giá thể và thể tích thùng đến sự sinh trƣởng và
năng suất của giá đậu xanh ......................................................... 12
2.2.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hƣởng của hóa chất Trung Quốc đến sự sinh trƣởng, năng suất
và phẩm chất ở hai giống đậu làm giá đậu xanh .......................... 13
2.3 Kỹ thuật canh tác .................................................................................................. 13
2.3.1 Thí nghiệm 1 ..................................................................................................... 13

vii


2.3.2 Thí nghiệm 2 ..................................................................................................... 14
2.3.3 Thí nghiệm 3 ..................................................................................................... 15
2.4 Chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................... 15
2.5 Phân tích số liệu ................................................................................................... 17

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... ..18
3.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hƣởng của thời gian mỗi lần tƣới nƣớc đến sự sinh trƣởng và
năng suất của giá đậu xanh ........................................................... 18
3.1.1 Ghi nhận tổng quát ............................................................................................ 19
3.1.2 Điều kiện ngoại cảnh ......................................................................................... 19
3.1.3 Chỉ tiêu sinh trƣởng ........................................................................................... 19
3.1.4 Chỉ tiêu năng suất .............................................................................................. 21
3.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hƣởng của loại giá thể và thể tích thùng đến sự sinh trƣởng và
năng suất của giá đậu xanh .......................................................... ..22
3.2.1 Ghi nhận tổng quát ............................................................................................ 22
3.2.2 Điều kiện ngoại cảnh ......................................................................................... 23
3.2.3 Chỉ tiêu sinh trƣởng ........................................................................................... 25
3.2.4 Chỉ tiêu năng suất .............................................................................................. 27
3.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hƣởng của hóa chất Trung quốc đến sự sinh trƣởng, năng suất và
phẩm chất ở hai giống đậu làm giá đậu xanh .................................. 29
3.3.1 Ghi nhận tổng quát ............................................................................................ 29
3.3.2 Điều kiện ngoại cảnh ......................................................................................... 29
3.3.3 Chỉ tiêu sinh trƣởng ........................................................................................... 30
3.3.4 Chỉ tiêu năng suất .............................................................................................. 34
3.3.5 Chỉ tiêu về phẩm chất ........................................................................................ 36
3.4 Quy trình sản xuất giá đậu xanh ............................................................................ 42
CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. ..45
4.1 Kết luận ................................................................................................................ 46
4.2 Đề nghị................................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 46
PHỤ CHƢƠNG

viii



DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

1.1

Thành phần dinh dƣỡng của giá đậu xanh

4

3.1

Chiều dài thân, chiều dài rễ và đƣờng kính thân giá đậu xanh ở 4 thời
gian mỗi lần tƣới nƣớc

19

3.2

Chiều dài lá mầm, chiều rộng lá mầm và chiều dài lá thật giá đậu xanh
ở 4 thời gian mỗi lần tƣới nƣớc

21

3.3

Năng suất tổng, năng suất thƣơng phẩm và tỷ lệ năng suất thƣơng

phẩm/năng suất tổng giá đậu xanh ở 4 thời gian mỗi lần tƣới nƣớc

21

3.4

Chiều dài thân, chiều dài rễ và đƣờng kính thân của giá đậu xanh ở 2
loại giá thể và 3 thể tích thùng

24

3.5

Chiều dài lá mầm, chiều rộng lá mầm và chiều dài lá thật của giá đậu
xanh ở 2 loại giá thể và 3 thể tích thùng

26

3.6

Năng suất tổng, năng suất thƣơng phẩm và tỷ lệ năng suất thƣơng
phẩm/năng suất tổng giá đậu xanh ở 2 loại giá thể và 3 thể tích thùng

28

3.7

Chiều dài thân, chiều dài rễ và đƣờng kính thân ở 2 giống đậu làm giá
đậu xanh khi xử lý và không xử lý hóa chất Trung Quốc


31

3.8

Chiều dài lá mầm, chiều rộng lá mầm và chiều dài lá thật ở 2 giống đậu
làm giá đậu xanh khi xử lý và không xử lý hóa chất Trung Quốc

33

3.9

Năng suất tổng, năng suất thƣơng phẩm và tỷ lệ năng suất thƣơng
phẩm/năng suất tổng ở 2 giống đậu làm giá đậu xanh khi xử lý và
không xử lý hóa chất Trung Quốc

34

3.10

Độ giòn, độ Brix và hàm lƣợng vitamin C ở 2 giống đậu làm giá đậu
xanh khi xử lý và không xử lý hóa chất Trung Quốc

37

3.11

Mật số E. coli và Salmonella ở 2 giống đậu làm giá đậu xanh khi xử lý
và không xử lý hóa chất Trung Quốc

39


3.12

Tỷ lệ bệnh (%) sau 2 ngày bảo quản ở 2 giống đậu làm giá đậu xanh
khi xử lý và không xử lý hóa chất Trung Quốc

40

3.13

Tỷ lệ bệnh (%) sau 4 ngày bảo quản ở 2 giống đậu làm giá đậu xanh
khi xử lý và không xử lý hóa chất Trung Quốc

41

3.14

Tỷ lệ bệnh (%) sau 6 ngày bảo quản ở 2 giống đậu làm giá đậu xanh
khi xử lý và không xử lý hóa chất Trung Quốc

42

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình


Trang

2.1

Vật liệu thí nghiệm

11

2.2

Ba thể tích thùng

11

2.3

Các bƣớc gieo đậu

14

2.4

Các bƣớc đo độ giòn

16

3.1

Điều kiện nhiệt độ trung bình 3 ngày khảo sát trong thùng làm giá
đậu xanh ở thí nghiệm ảnh hƣởng của thời gian mỗi lần tƣới nƣớc

đến sự sinh trƣởng, năng suất của giá đậu xanh (24 – 27/11/2013)

18

3.2

Chiều dài thân và chiều dài rễ của giá đậu xanh ở 4 thời gian mỗi
lần tƣới nƣớc

20

3.3

Năng suất tổng của giá đậu xanh ở 4 thời gian mỗi lần tƣới nƣớc

22

3.4

Điều kiện nhiệt độ trung bình 3 ngày khảo sát trong thùng làm giá
đậu xanh ở thí nghiệm ảnh hƣởng của loại giá thể và thể tích thùng
ủ đến sinh trƣởng, năng suất của giá đậu xanh (23 – 26/09/2014)

23

3.5

Chiều dài thân và chiều dài rễ của giá đậu xanh ở 2 loại giá thể

25


3.6

Năng suất tổng của giá đậu xanh ở 2 loại giá thể và 3 thể tích thùng

27

3.7

Điều kiện nhiệt độ trung bình 3 ngày khảo sát trong thùng làm giá
đậu xanh ảnh hƣởng của hóa chất Trung Quốc đến sự sinh trƣởng,
năng suất và phẩm chất ở hai giống đậu làm giá đậu xanh (02 –
05/11/2014)

30

3.8

Chiều cao thân và chiều dài rễ của giá đậu xanh ở 2 giống đậu làm
giá đậu xanh khi xử lý và không xử lý hóa chất Trung Quốc

32

3.9

Năng suất tổng của giá đậu xanh ở 2 giống đậu làm giá đậu xanh
khi xử lý và không xử lý hóa chất Trung Quốc

35


3.10

Giá đậu xanh bị bệnh thối nhũn sau 2 ngày bảo quản ở 2 giống đậu
làm giá đậu xanh khi xử lý và không xử lý hóa chất Trung Quốc

40

3.11

Quy trình sản xuất giá đậu xanh

44

x


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ATVSTP VN: An toàn vệ sinh thực phẩm Việt Nam
AVRDC: Asian Vegetable Research and Development Center
Bộ NN –PTNN: Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn
Ca(OCl)2: Calcium hypochlorite
CP: Cổ phần
ĐHCT: Đại học Cần Thơ
E. coli: Escherichia coli O157: H7
FDA: Food and Drug Administration
FSAI: Food Safety Authority of Ireland
NN & SHƢD: Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
NSKG: Ngày sau khi gieo
NXB: Nhà xuất bản
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh


xi


MỞ ĐẦU
Từ lâu ngƣời Việt Nam đã biết sử dụng rau mầm làm thức ăn, mà phổ biến
nhất là giá đậu xanh (Trần Thị Ba, 2010). Giá đậu xanh thuộc nhóm rau mầm làm
từ hạt đậu xanh, phổ biến trong bữa ăn hằng ngày, đƣợc nhiều ngƣời ƣa thích, có
mặt trong nhiều món ăn. Giá đậu xanh cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất
cần thiết cho cơ thể. Vừa cung cấp dinh dƣỡng lại có công dụng dƣợc lý cao, bảo
vệ cơ thể, chống lại các bệnh nhƣ: Bệnh xơ vữa động mạch, bệnh cao huyết áp,
bệnh ung thƣ và các chứng mất ngủ.
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết giá đậu xanh bán trên thị trƣờng đều không
đảm bảo về an toàn thực phẩm. Thứ nhất, là để tăng tính cảm quan, hấp dẫn hơn
cho giá, ngƣời làm giá thƣờng sử dụng thêm các loại hóa chất kích thích tăng
trƣởng (thuốc nhập lậu, không rõ nguồn gốc) để giúp giá tăng trƣởng nhanh, rễ
ngắn, mập, trắng. Thứ hai, là do điều kiện môi trƣờng, bảo quản, vận chuyển
thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm nên giá rất dễ bị nhiễm các vi khuẩn, thƣờng là
nhiễm E. coli và Salmonella. Nếu dùng các loại giá đậu này, về lâu dài có thể gây
nên các bệnh mãn tính, nó còn là yếu tố gây ung thƣ. Để đảm bảo sức khỏe cho
ngƣời tiêu dùng, có những bữa ăn ngon và an toàn. Đề tài “Tìm hiểu một số
biện pháp kỹ thuật trồng giá đậu xanh an toàn quy mô hộ gia đình” đƣợc
thực hiện nhằm xác định:
- Thời gian mỗi lần tƣới nƣớc thích hợp.
- Loại giá thể và thể tích thùng ủ thích hợp.
- Giống đậu xanh nào và có hay không xử lý hóa chất Trung Quốc thích
hợp đảm bảo năng suất cao và an toàn.
Đạt năng suất và chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng.

1



CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về giá đậu xanh
1.1.1 Khái niệm
Giá đậu xanh là mầm đƣợc làm từ hạt đậu xanh nảy mầm, dài chừng 3 đến
7 cm, với 2 lá mầm màu vàng, nhỏ, đƣợc che tối và chịu một áp lực từ bên trên
trong suốt thời gian trồng. Đây là một loại rau mầm có nhiều chất có giá trị dinh
dƣỡng (, 12/10/2014).
1.1.2 Lịch sử phát triển
Giá đậu xanh đƣợc sản xuất từ đậu xanh, tên khoa học là Vigna radiata L, có
nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Á, đƣợc phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới (Đƣờng Hồng Dật, 2006). Ngƣời Trung Quốc là ngƣời đầu tiên ăn và
phát hiện giá trị dinh dƣỡng mầm giá đậu xanh, tiêu thụ mầm đã nấu chín và giảm
nguy cơ ngộ độc thực phẩm (FSAI, 2001), mầm có tác dụng trong điều trị rối loạn
cách đây 5.000 năm (Mansour, 1993). Năm 1772 – 1775, mầm giá đậu xanh đã
giải quyết tai họa thiếu vitamin C cho những thủy thủ hành trình dài trên biển.
Trong Thế chiến II, bài viết của Tiến sĩ Clive M thuộc Đại học Cornell đã dấy lên
quan tâm ở Mỹ về những lợi ích của mầm đậu (Salette A.A, 2013). Hiện nay, giá
đậu xanh đƣợc tiêu thụ phổ biến trên toàn thế giới và đặc biệt ở các nƣớc Châu Á
nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… Ở Việt Nam, hạt đậu xanh làm giá là loại
rau mầm truyền thống, đƣợc sử dụng chủ yếu trong các món ăn (Trần Thị Ba,
2010).
1.1.3 Cấu tạo sinh học và sự phát triển của giá đậu xanh
Đậu đƣợc cấu tạo từ vỏ hột, phôi và hai lá to rộng tạo thành. Trong đó,
phôi là bộ phận quan trọng nhất của hột đậu, xét về hình thái của nó có thể phân
thành ba bộ phận là: Chồi mầm, chồi rễ, thân mầm, trên thân mầm có các chồi
mầm (Đƣờng Hồng Dật, 2006). Lớp vỏ là tầng bảo vệ của hột đậu, do nhiều tế
bào cấu tạo thành, các tế bào này có chất sừng, hình thành nên tổ chức bao
quanh, lớp vỏ này cứng mà không dễ bị hấp khí, có tác dụng bảo vệ mầm và lá

(Salette A.A., 2013).
Đậu trồng dƣới điều kiện bình thƣờng, phôi tách ra mà nảy mầm. Loại giá
đậu hoàn chỉnh phải có 1 rễ và 3 bộ phận là: Lá, mầm rễ, thân mầm. Tùy theo sự
phát triển của mỗi loại đậu, thân mầm đƣợc kéo dài ra và trở thành bộ phận chủ
yếu giá đậu còn sự phát triển của mầm rễ thì chậm lại. Khi thân mầm kéo dài tối
đa, lá thật đƣợc lộ ra thì có thể ăn đƣợc. Vì vậy, bộ phận dùng để ăn của giá đậu
là lá và thân mầm (Thái Hà và Đặng Mai, 2011).

2


Quá trình nảy mầm trên cơ sở của sự trao đổi, sự phân hóa kéo duỗi, sự
phân liệt của các tế bào làm cho rễ và thân sinh trƣởng. Hạt nảy mầm cho đến khi
thân lộ ra (khoảng 0,3 mm) đƣợc gọi là giai đoạn bắt đầu nảy mầm, đến thời kỳ
cuối cùng của sự sinh trƣởng thân mầm dài ra 1,5 mm, thân rễ chính bắt đầu dài
ra đƣợc gọi là thời kỳ phát mầm (Guo et al., 2012).
Sau khi đậu xanh nảy mầm thì lƣợng vitamin C bắt đầu tăng, thời điểm
tăng cao nhất là ngày thứ hai sau khi đậu nảy mầm, lúc này nó giải phóng khí
cacbonic nhiều nhất, sau đó giảm dần. Nếu sử dụng đậu sau khi nảy mầm 50 giờ,
thì lƣợng dinh dƣỡng phong phú, trong đó vitamin là nhân tố quan trọng có hàm
lƣợng cao nhất (Lee et al., 2007). Lúc này, thân mầm vẫn chƣa sinh trƣởng đầy
đủ, sản lƣợng thấp, không phải là thời kỳ thích hợp để thu hoạch, mà phải đến
khi thân mầm phát triển đầy đủ, lá chƣa nhô dài lên mới là lúc thích hợp nhất để
thu hoạch giá (Nguyễn Hữu Hoàng và Lƣu Xuân Lan, 2010).
1.1.4 Giá trị dinh dƣỡng
Giá đậu xanh là một loại rau mầm có nhiều chất dinh dƣỡng nhất. Chỉ
tính riêng hàm lƣợng protein thì nó đƣợc xếp hàng đầu trong các loại rau, cao
hơn cả nấm, giá đậu xanh có 5,5% protein trong khi nấm mỡ chỉ có 4% và nấm
rơm chỉ có 3,6%. Qua quá trình ngâm ủ, giá sẽ có hàm lƣợng protein, acid
amin, khoáng chất và đặc biệt hàm lƣợng vitamin C cao gấp 2 – 4 lần, B12 gấp

10 lần, caroten (tiền sinh tố A) cao gấp 1,5 – 2 lần (Nguyễn Công Khẩn, 2002).
Không giống nhƣ hầu hết các loại rau, có giá trị dinh dƣỡng giảm dần sau khi
đã đƣợc thu hoạch, giá đậu xanh giữ lại tính chất dinh dƣỡng của chúng cho
đến khi tiêu thụ (Võ Văn Chi, 2005). Giá đậu xanh là loại giá đậu đƣợc dùng
nhiều nhất trong ẩm thực và làm thuốc. Giá đậu là một nguồn tuyệt vời của
lecithin, bên cạnh việc giảm mức cholesterol trong máu, giúp ngăn ngừa bệnh
gan nhiễm mỡ. Giá đậu là một nguồn năng lƣợng sẵn có và chất dinh dƣỡng khác
đó là hữu ích trong việc làm giảm căng thẳng và mệt mỏi (Salette A.A, 2013).
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ thì giá đậu đã biến tinh bột trong
hạt đậu thành loại đƣờng đơn giản, dễ tiêu hóa. Thêm vào đó lƣợng protein trong
giá rất cao nhƣng lại chứa ít calo vì vậy giá đậu là món ăn chay và ăn kiêng rất
tốt. Một cuộc nghiên cứu khác tại Pháp chỉ ra rằng những phụ nữ thực hiện chế
độ ăn kiêng với giá đậu có thể ngăn ngừa các chứng bệnh nhƣ béo phì, cao
huyết áp, tiểu đƣờng. Bên cạnh đó, giá đậu có chứa kích thích tố nữ tên là
isoflavone – vị thuốc rất tốt với phụ nữ (Rita G, 2013). Giá đậu hạn chế bốc hỏa,
loãng xƣơng, chứng giảm trí nhớ và các rối loạn liên quan đến phụ nữ tuổi mãn
kinh, tiền mãn kinh. Nhờ khả năng đặc biệt này mà giá đậu rất tốt với phụ nữ tuổi
mãn kinh. Cùng với đó, các chất isoflavon trong giá đậu còn đóng vai trò quan

3


trọng trong việc chống ung thƣ, hạn chế nguy cơ di căn; giảm tỷ lệ ung thƣ vú ở
phụ nữ (Nguyễn Công Khẩn, 2002). Theo kết luận của các chuyên gia dinh dƣỡng
Pháp, nhờ ăn nhiều giá đậu mà phụ nữ Nhật Bản ít có nguy cơ mắc ung thƣ 5 – 8
lần so với phụ nữ phƣơng Tây (Thái Hà và Đặng Mai, 2011).
Bảng 1.1 Thành phần dinh dƣỡng của giá đậu xanh
Thành phần dinh dƣỡng

Đơn vị tính


Giá trị ăn đƣợc 100 g (%)

Năng lƣợng

kcal

44

Nƣớc

g

86,5

Protein

g

5,5

Gluxit

g

5,3

Cellulose

g


2

Tro

g

0,7

Calcium (Ca)

mg

38

Phosphor (P)

mg

91

Sắt (Fe)

mg

1,4

Natrium (Na)

mg


23

Kalium (K)

mg

164

β – carotene

mg

12

Vitamin B1

mg

0,2

Vitamin B2

mg

0,13

Vitamin PP

mg


0,8

Vitamin C

mg

10

Vitamin E

mg

15 – 25

(Nguồn: Võ Văn Chi, 2005)

1.1.5 Điều kiện ngoại cảnh thích hợp với giá đậu xanh
 Nƣớc
Nƣớc là điều kiện quan trọng để khống chế và điều tiết sự nảy mầm của hạt
(Mansour N.S, 1993). Tác dụng chủ yếu của sự hút nƣớc: Thứ nhất là khi hút nƣớc,
vỏ đậu giãn nở để hút CO2, tăng tác dụng hô hấp; thứ hai là làm cho những vật chất
ở trạng thái ngƣng tụ chuyển sang trạng thái dung hòa, tăng hoạt tính của men, tiến
4


hành hoạt động nảy mầm bình thƣờng; thứ ba là làm cho những vật chất hữu cơ
phức tạp phân giải thành những hợp chất đơn giản, vận chuyển thành nƣớc, đƣa chất
dinh dƣỡng đến nơi sinh trƣởng, cung cấp yêu cầu cho quá trình phân hóa sinh
trƣởng của các tế bào (Vũ Văn Liết và Nguyễn Công Hoan, 2007).

Thành phần nƣớc đầy đủ cần cung cấp cho đậu nảy mầm, phải đủ để đậu sinh
trƣởng, đồng thời dùng để bài tiết chất thải, có tác dụng mang đi hàm lƣợng CO2 và
điều tiết nhiệt độ (Nguyễn Hữu Hoàng và Lƣu Xuân Lan, 2010). Điều đáng chú ý là
sau khi đậu nảy mầm, lƣợng nƣớc quá nhiều hay thời gian ngâm trong nƣớc quá lâu
thì sẽ thiếu oxy, ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng của giá đậu, có thể làm giá đậu bị
chết (Thái Hà và Đặng Mai, 2011).
 Nhiệt độ
Sự sinh trƣởng của giá đậu xanh cần nhiệt độ ấm, nóng. Trong đó, nhiệt độ
thấp nhất để giá đậu nảy mầm là 10oC, cao nhất là 28 – 30oC, không vƣợt quá 32oC.
Nếu nhƣ nhiệt độ quá thấp, giá đậu sẽ sinh trƣởng chậm, thời gian lâu, sản lƣợng ít.
Còn nếu nhiệt độ quá cao, giá đậu sinh trƣởng nhanh, sợi nhiều, chất lƣợng kém
(Trần Thị Ba, 2010; Thái Hà và Đặng Mai, 2011). Sản xuất giá đậu xanh có kết
quả tốt nhất trong khoảng nhiệt độ 21 – 27oC. Khi nhiệt độ cao, các mầm phát triển
nhanh hơn nhƣng ốm hơn và phạm vi tối ƣu cho sự tăng trƣởng là 27 – 30oC
(Vanessa V, 2014).
 Không khí
Khí oxy có tác dụng thúc đẩy quá trình hô hấp của mầm, giúp giải phóng
nhiệt lƣợng, cung cấp cho hoạt động sinh trƣởng của các loại mầm. Đồng thời, oxy
lại có thể thúc đẩy hoạt tính của men tinh bột và các dƣỡng chất khác (Fah J, 2000).
Khi giá đậu nảy mầm có khí oxy đầy đủ, thì tác dụng hô hấp nhanh, quá trình trao
đổi chất mạnh còn giá đậu sinh trƣởng yếu, ảnh hƣởng đến chất lƣợng của giá đậu.
Thành phần khí thể so với bình thƣờng là khí hydro nhiều hơn và khí oxy ít hơn, để
khống chế tác dụng hô hấp và sự trao đổi chất của giá đậu, có lợi chi việc sinh
trƣởng và tạo nên loại giá đậu trắng, mềm và non (Thái Hà và Đặng Mai, 2011).
 Ánh sáng
Sản phẩm giá đậu yêu cầu thân mầm thẳng đứng, có màu trắng tinh khiết, lá
có màu vàng hoặc xanh nhạt. Ánh sáng và sự thay đổi của màu sắc có liên hệ mật
thiết với nhau. Vì vậy trong quá trình giá đậu sinh trƣởng, cần phải tránh ánh sáng
mặt trời và những nơi có điều kiện ẩm thấp (Guo et al., 2012). Đặc biệt là khi giá
đậu nảy mầm dài khoảng 1,5 cm, là giai đoạn quan trọng cần phải tránh ánh sáng

mặt trời. Hơn nữa, khi đem ra thị trƣờng tiêu thụ cũng cần lƣu ý tránh ánh sáng mặt
trời, tránh cho giá đậu bị thay đổi màu sắc để giá đậu có chất lƣợng tốt nhất

5


(Nguyễn Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan, 2005).
1.1.6 Một số giá thể làm giá đậu xanh
Yêu cầu giá thể phải có khả năng giữ ẩm tốt, thoáng khí tƣơng đối, đã tiệt
trùng (Dickson, 2004). Sau đây là một số giá thể có thể trồng giá đậu xanh:
- Cát: Loại dùng trong xây dựng đã đƣợc rửa sạch, có tính năng thoát nƣớc
tốt, tiện lợi cho sản xuất với số lƣợng nhiều, thích hợp cho việc sản xuất vào mùa hè
(Lê Quỳnh Trang, 2011). Theo Võ Thị Bạch Mai (2003) cát có nguồn gốc từ biển
cần loại bỏ muối, vì làm pH tăng gây hiện tƣợng thiếu sắt.
- Mùn cƣa: Mùn cƣa có thể thu đƣợc từ rất nhiều loại gỗ khác nhau, mỗi
loại gỗ cho một loại mùn cƣa có tính chất khác nhau. Có nhiều loại gỗ có nhựa độc
nhƣ gỗ lim, soan, đại… làm cây khó phát triển hoặc hấp thu độc tố gây nguy hại
cho ngƣời sử dụng. Phải xử lí chất chát và diệt trùng. Vì vậy cần lựa chọn loại
mùn cƣa an toàn và có khả năng kiểm soát hàm lƣợng độc tố trong mùn cƣa (Hà
Hoàng Long, 2009).
- Lá tre hay trúc: Thƣờng đƣợc dùng trong nông thôn, hộ gia đình, dễ tìm,
thoát nƣớc tốt, nhƣng nhiệt độ khó điều tiết (Nguyễn Khắc Oánh, 2005).
- Khăn bông, vải bông: Hiện nay trên thị trƣờng tràn ngập các loại khăn
bông, vải bông có đủ thứ nguồn gốc xuất xứ, với đủ loại màu sắc và chất lƣợng.
Do đó, cần phải đảm bảo khăn bông, vải bông đƣợc sử dụng làm giá thể phải
không có hóa chất độc hại, gây ảnh hƣởng xấu tới chất lƣợng rau giá thành phẩm
(Hà Hoàng Long, 2009).
- Tro trấu: Đây là một loại giá thể thƣờng đƣợc sử dụng để sản xuất các
loại rau mầm. Ƣu điểm là dễ tìm, giữ ẩm tốt, có chứa nhiều hợp chất vi lƣợng tốt
cho sự phát triển của cây. Nhƣợc điểm là khó làm sạch, không kiểm soát đƣợc

hàm lƣợng vi sinh vật trên giá thể (Nguyễn Khắc Oánh, 2005).
- Vải bố: Đƣợc dệt bằng vải bông thiên nhiên tạo thành, là chỗ dựa cho hệ
thống rễ, tạo điều kiện cho rễ mọc dài ra và dễ tìm nƣớc. Có khả năng giữ nƣớc,
duy trì độ ẩm quanh rễ đồng thời cung cấp đủ khí để tránh hiện tƣợng úng nƣớc (Lê
Quỳnh Trang, 2011).
- Xơ dừa: Phải xử lí và tiệt trùng trƣớc khi đem ủ. Trong xơ dừa có chất
gây vị chát, do đó khi ủ giá bằng giá thể là xơ dừa phải xử lý loại bỏ vị chát nếu
không sẽ ảnh hƣởng tới chất lƣợng của rau giá thành phẩm (Hà Hoàng Long, 2009).

6


1.1.7 Vôi, thạch cao và hóa chất tăng trƣởng sử dụng trong sản xuất giá đậu
xanh
Canxi là thành phần chủ yếu có trong vôi và thạch cao. Vôi có tác dụng ức
chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất, đất trở nên chua khi bị suy thoái là điều
kiện bất lợi cho nấm bệnh trong đất phát triển, và làm tăng năng suất, chất lƣợng
cây trồng, giúp môi trƣờng canh tác bền vững (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy
Tài, 2004).
Canxi là một thành phần của màng tế bào cây nên rất cần thiết cho sự hình
thành tế bào mới, hình thành các mô cơ quan và làm màng tế bào ổn định, vững
chắc. Canxi cần cho sự hình thành và phát triển hệ rễ (Nguyễn Bảo Vệ và
Nguyễn Huy Tài, 2004; Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv., 2005). Một số kết quả
nghiên cứu cho thấy Canxi Oxit (CaO) có hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn, đƣợc xem
là chất khử trùng và vệ sinh thực phẩm (Sawai et al., 2001; Bea et al., 2006).
Theo Viện nghiên cứu rau quả thế giới (AVRDC), những loại mầm đƣợc sản
xuất bởi Canxi đƣợc đánh giá là những mầm chất lƣợng tốt cho giòn cao, vị ngọt.
 Vôi nung (vôi sống)
Đây là một oxit của Canxi (CaO), dạng vôi đƣợc nung từ CaCO3 tạo
thành, có phân tử gam bằng 56,1 g/mol. Vôi nung đƣợc sử dụng rộng rãi trong xử

lý đất, phòng trừ sâu bệnh hại (Đƣờng Hồng Dật, 2002; Ngô Ngọc Hƣng, 2004).
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Anh (2012), Nguyễn Thị Thu Hà (2012)
sử dụng vôi để xử lý nƣớc tƣới (250 g/m3) trên rau ăn lá cho hiệu quả trong giảm
thiểu mật số Coliforms và E. coli dƣới giới hạn cho phép.
 Thạch cao
Đây là dạng Sunfat Canxi ngậm nƣớc (CaSO4.H2O) chứa 56% CaO, là
một dạng đặc biệt của vôi có chứa lƣu huỳnh, có tác dụng nhanh hơn vôi nghiền
(Đƣờng Hồng Dật, 2002; Ngô Ngọc Hƣng, 2004). Theo Hà Hoàng Long (2009)
bổ sung thạch cao nồng độ 2% cho năng suất thành phẩm giá đậu xanh cao, đồng
thời giá có cấu trúc giòn, không có mùi lạ, vị ngọt tự nhiên, thân mọng nƣớc.
 Hóa chất tăng trƣởng dùng trong sản xuất giá đậu xanh
Kết quả kiểm tra của Cục Quản lý chất lƣợng nông lâm sản và thủy sản và
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN – PTNT) cho biết kết quả phân tích bƣớc đầu phát
hiện 2 hoạt chất điều hòa sinh trƣởng trong dung dịch mà ngƣời dân sử dụng để ủ
giá ăn, gồm hoạt chất 6 – benzylaminopurine thuộc nhóm Cytokinin và
Gibberelin A28. Các hoạt chất này đƣợc xem là không rõ nguồn gốc, việc sử dụng
chúng là vi phạm các quy định hiện hành và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn
vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, trên bao bì của dung dịch mà ngƣời dân sử dụng để
7


làm giá có ghi một số thành phần của các kim loại nặng nhƣ Fe, Cu, Zn, Mn…
Theo bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật ATVSTP VN, các kim loại
nặng tích tụ lâu ngày sẽ tàn phá tế bào cơ thể, gây bệnh mãn tính, bệnh thần kinh,
suy thận, tác hại lên tim mạch, gan và ung thƣ là hậu quả sau cùng đáng lo ngại
(, 13/08/2012).
1.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất giá đậu xanh
1.2.1 Trên thế giới
Theo Lee et al, (2007) ngâm mầm đậu xanh trong nƣớc ở 50 – 60oC trong
10 phút, 65oC trong 5 phút có thể loại bỏ vi khuẩn và cho chất lƣợng mầm cao.

Ngâm hạt mầm đậu xanh ở 85 oC trong 10 giây hiệu quả hơn là xử lý ở 20.000
ppm Ca(OCl2) trong 20 phút, hoặc kết hợp ngâm nƣớc nóng ở 85oC trong 40 giây
sau đó ngâm nƣớc lạnh 30 giây và ngâm trong nƣớc Clo (2.000 ppm) trong 2 giờ
làm giảm mật số E. coli và Salmonella dƣới mức phát hiện và không thấy mầm
bệnh trong quá trình nảy mầm (Holmes et al., 2009; Bari et al., 2010)
Rất nhiều loại máy trồng rau mầm “sprouter” khác nhau có thể đƣợc tìm
thấy trong các cửa hàng chuyên dụng hoặc có sẵn cho mua trên internet, với thiết
kế giúp máy luôn ổn định về độ ẩm, nhiệt độ giúp cây trồng phát triển ổn định,
hiệu quả và nhanh chóng. Máy hoàn toàn tự động trong quá trình sử dụng (tự
động bơm nƣớc tƣới, tự động cân bằng nhiệt độ, tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự
phát triển của cây trồng) (Rita G, 2013).
Ở các nƣớc tiên tiến nhƣ Mỹ, Pháp, Úc… nhu cầu sử dụng mầm rất lớn,
đòi hỏi phải an toàn vệ sinh thực phẩm. Có phòng trồng rau chuyên biệt, sạch sẽ,
gần nhƣ vô trùng (thanh trùng bằng đèn cực tím). Dây truyền sản xuất tự động
hóa từ khâu gieo hạt, tƣới nƣớc, thu hoạch, đóng gói và tồn trữ lạnh (Salette A.A,
2013). Tại Nhật Bản, phần lớn giá đậu xanh đƣợc sản xuất với quy mô công
nghiệp, các nhà máy sản xuất giá đậu đều lắp đặt máy tính kiểm soát trong suốt
quá trình canh tác về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí và chế độ nƣớc tƣới,
tất cả đều đƣợc vô trùng để đảm bảo mức an toàn cho sản phẩm. Các khâu thu
hoạch, rửa và sơ chế đƣợc thực hiện trên máy móc và trong quy trình khép kín,
đảm bảo vệ sinh (Kim et al., 2009). Tại Thái Lan, việc sản xuất giá đậu xanh rất
phổ biến trong các hộ gia đình và có thể dễ dàng loại bỏ rễ mầm của giá đậu xanh
bằng cách gieo đậu lên trên lƣới có kích thƣớc lỗ nhỏ hơn hạt đậu, sử dụng khăn
lông hoặc vải bố làm giá thể để giữ ẩm và đƣợc trồng trong các chậu nhựa hoặc
thùng chứa xi măng có lỗ thoát nƣớc bên dƣới và đƣợc che tối trong suốt thời
gian trồng (Bari et al., 2010)

8



1.2.2 Ở Việt Nam
Hạt đậu xanh làm giá là loại rau mầm truyền thống ở nƣớc ta. Tuy nhiên,
sản xuất lẻ tẻ hoặc quy mô gia đình (Trần Thị Ba, 2010). Theo Trần Văn Lài và
Lê Thị Hà (2002) ngâm hạt là kỹ thuật áp dụng cho cây hạt lớn, vỏ hạt cứng và
hạt nhỏ gieo trực tiếp. Ngâm ủ hạt giúp rút ngắn thời gian sinh trƣởng và loại bỏ
tạp chất, hạt lép còn lẫn, cho tỷ lệ nảy mầm cao và đồng đều (Nguyễn Mạnh
Chinh, 2007). Kết quả nghiên cứu của Hà Hoàng Long (2009) trong quá trình ủ
giá, bổ sung CaSO4 nồng độ 2% cho năng suất thành phẩm giá đậu xanh cao,
đồng thời giá có cấu trúc giòn, không có mùi lạ, vị ngọt tự nhiên, thân mọng
nƣớc.
Tại Cần Thơ với quy trình làm giá tự động, trại rau mầm An Bình cho ra
thị trƣờng 100 kg giá an toàn/ngày. Quy trình làm giá an toàn dựa trên quy trình
sản xuất giá truyền thống nhƣng điều chỉnh giờ tƣới nƣớc tự động, tiết kiệm diện
tích, thời gian, nƣớc, công chăm sóc và vệ sinh hơn so với làm giá bằng lu, khạp.
Hơn nữa, quy trình sản xuất không sử dụng hóa chất nên đảm bảo đƣợc những
chất dinh dƣỡng thiết yếu vốn có của hạt đậu, và đảm bảo an toàn cho ngƣời sử
dụng (, 11/03/2013).
1.3 Một số trở ngại trong sản xuất giá đậu xanh ở Việt Nam
Làm giá đỗ không khó tuy nhiên để giá đỗ đạt sản lƣợng cao, chất lƣợng
tốt thì các kỹ thuật cũng nhƣ kinh nghiệm là điều rất cần thiết khi sản xuất quy
mô lớn (Lê Minh Đức, 2014). Khi sản xuất giá đỗ, ngƣời ta thƣờng gặp phải một
số vấn đề nhƣ: Giá nảy mầm không đều, thân giá nhỏ, ngắn hay bị thối hoặc
thâm, thời gian bảo quản ngắn dẫn đến chất lƣợng kém và năng suất ra giá
thấp… (Thái Hà và Đặng Mai, 2011).
Hiện nay, ở Việt Nam chƣa có giống đậu xanh chuyên làm giá, do đậu
xanh ở Việt Nam sản xuất chƣa chuyên nghiệp, manh mún nên độ nảy mầm
không đảm bảo, cho thân giá rất ốm, nhiều rễ, năng suất không cao, khó bán. Bên
cạnh đó, giá đậu xanh bán trên thị trƣờng hiện nay hầu hết không an toàn. Một là
do điều kiện ẩm ƣớt và môi trƣờng thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm nhƣ ở chợ
nên giá rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, thƣờng là nhiễm E. coli và Salmonella. Hai là

để giá trông có vẻ hấp dẫn hơn, ngƣời làm giá thƣờng cho vào các loại hóa chất
kích thích tăng trƣởng (thuốc nhập lậu từ Trung Quốc, không rõ nguồn gốc) giúp
giá không ra rễ, tăng trƣởng nhanh, trắng, mập, nếu dùng lâu dài có thể gây nên
các bệnh mãn tính, ảnh hƣởng lên gan, thận, thần kinh, và nó còn là yếu tố gây
ung thƣ (, 13/08/2012).

9


CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1 Phƣơng tiện
2.1.1 Địa điểm và thời gian
- Địa điểm: Thực hiện tại nhà lƣới Nghiên cứu Rau sạch, khoa Nông
nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ.
- Thời gian: Từ tháng 11/2013 đến tháng 10/2014.
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
- Giống: Đậu Trung Quốc (xuất xứ Trung Quốc, chuyên làm giá, vỏ màu
xanh, trọng lƣợng 1000 hạt 60,23 g) và đậu xanh số 22 (do Công ty cổ phần
Giống cây trồng Miền Nam tuyển chọn để sản xuất giá đậu xanh, vỏ màu vàng,
trọng lƣợng 1000 hạt 55,85 g).
- Thùng nhựa: Thùng nhỏ (đƣờng kính đáy 18 cm, đƣờng kính miệng 24
cm, cao 22 cm, thể tích 5 lít); thùng vừa (đƣờng kính đáy 27 cm, đƣờng kính
miệng 30 cm, cao 35 cm, thể tích 20 lít); thùng lớn (đƣờng kính đáy 30 cm,
đƣờng kính miệng 40 cm, cao 40 cm, thể tích 35 lít), có lỗ thoát nƣớc.
- Giá đỡ: Cách ly rễ cây với đáy thùng, giúp rễ không bị úng nƣớc.
- Lƣới trồng: Lƣới cứng (0,5 cm/ô) giúp tạo mặt bằng và lƣới dẻo (0,2
cm/ô) giúp cắt rễ dễ dàng khi thu hoạch.
- Giá thể: Vải bố (dày 0,16 cm), khăn giấy (30 x 30 cm), giúp rễ mọc
xuyên qua và đứng vững, giữ ẩm cho cây.
- Vật liệu ủ: Khăn lông, kích thƣớc lớn (60 x 105 cm, 130 g/cái), vừa (35

x 75 cm, 50 g/cái), nhỏ (25 x 28 cm, 25 g/cái), khăn mùng (10 x 15 cm, 10 g/cái)
giữ ẩm và che tối cho giá đậu xanh.
- Hóa chất: Chlorine (2%), hóa chất Trung Quốc (dạng lỏng chuyên dùng
làm giá).
- Vật liệu khác: Gạch ngói (470 g/viên), vôi, thạch cao phi, máy bơm
nƣớc, thau ngâm hạt, máy đo nhiệt độ, thƣớc kẹp…

10


(a)

(b)

(c)

(d)

(e)

(f)

(g)

(h)

(i)

Hình 2.1 Vật liệu thí nghiệm: (a) đậu xanh, (b) lƣới cứng, (c) lƣới dẻo, (d) khăn
giấy, (e) vải bố, (f) khăn lớn, (g) khăn mùng, (h) gạch ngói, (i) hóa chất

Trung Quốc

(a)

(b)

(c)

Hình 2.2 Ba thể tích thùng: (a) thùng lớn (35 lít), (b) thùng vừa (20 lít), (c) thùng
nhỏ (5 lít)

11


2.2 Phƣơng pháp
2.2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hƣởng của thời gian mỗi lần tƣới nƣớc đến sự sinh
trƣởng và năng suất giá đậu xanh
- Mục đích: Xác định thời gian mỗi lần tƣới nƣớc thích hợp cho giá đậu xanh
sinh trƣởng tốt, năng suất cao.
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên
1 nhân tố gồm 4 nghiệm thức là 4 thời gian mỗi lần tƣới với 3 lần lặp lại (mỗi lặp
lại tƣơng ứng 1 thùng).
Nghiệm thức:
(1) Tƣới 1 phút
(2) Tƣới 10 phút
(3) Tƣới 20 phút
(4) Tƣới 30 phút
2.2.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hƣởng của loại giá thể và thể tích thùng ủ đến sự
sinh trƣởng và năng suất của giá đậu xanh
- Mục đích: Xác định loại giá thể và thể tích thùng ủ thích hợp cho giá đậu xanh

sinh trƣởng tốt, năng suất cao.
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên
2 nhân tố gồm 6 nghiệm thức là 2 loại giá thể và 3 thể tích thùng với 3 lần lặp lại
(mỗi lặp lại tƣơng ứng 1 thùng).
+ Nhân tố 1: Giá thể
(1) Khăn giấy
(2) Vải bố
+ Nhân tố 2: Thể tích thùng ủ
(1) Thùng lớn (35 lít)
(2) Thùng vừa (20 lít)
(3) Thùng nhỏ (5 lít)

12


×