Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

ảnh hưởng của các dạng đạm trên sự hấp thụ đạm trong cây lúa ở cầu kè trà vinh và tam bình vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
&
T

UYỄ T Ị Ồ
L T





ƯỞ

Á

Ạ TRÊ

T U Ạ TR
ÂY LÚ Ở ẦU È –
TRÀ VINH VÀ TAM BÌNH – VĨ
L
Luận văn tốt nghiệp
hu n ng nh

iảng vi n hướng dẫn
gs.Ts.
UYỄ


n Th


T


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
&
T

Luận văn tốt nghiệp
hu n ng nh

T

ềt i



ƯỞ

Á

Ạ TRÊ

T U Ạ TR
ÂY LÚ Ở ẦU È – TRÀ
VINH VÀ TAM BÌNH – VĨ
L

Giáo viên hướng dẫn:
gs.Ts gu ễn ỹ oa


Sinh viên thực hiện:
han Lệ Thi
MSSV: 3113673
gu ễn Thị ồng ạnh
MSSV: 3118337

n Th

14



CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất lúa gạo nhất nhì Đông Nam Á
và diện tích chủ yếu tập trung ở Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với tổng diện
tích gieo trồng gần 4 triệu ha (Tổng cục thống kê, 2012). Các kết quả nghiên cứu
trên thế giới và ĐBSCL cho thấy hiệu quả sử dụng phân đạm trên đất lúa chỉ chiếm
30-40% lượng đạm bón (Cao et al., 1984; Choudhury và Khanif, 2001 – 2004;
Choudhury et al., 2002). Việc nghiên cứu kỹ thuật bón phân đạm hiệu quả để tăng
năng suất và tiết kiệm chi phí phân bón trong trồng lúa nhằm mang lại hiệu quả
kinh tế, vừa giảm thiểu những vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề rất cấp thiết và
có ý nghĩa lớn. Ở ĐBSCL, kết quả khảo nghiệm bón phân Urea nBTPT của Phạm
Sỹ Tân (2000) cho thấy có hiệu quả trên năng suất lúa và tiết kiệm được lượng Urea
bón. Biện pháp bón phân viên nén NPK theo kỹ thuật bón vùi sâu được báo cáo là
có hiệu quả làm tăng năng suất lúa ở Thái Bình và Hưng Yên là 56,2 – 62,1 (tạ/ha)
(Nguyễn Thị Lan và Đỗ Thị Hường, 2009). Tuy nhiên, khảo sát về hiệu quả sử
dụng phân bón Urea nBTPT, NPK viên nén và NPK IDBU dựa trên sự hấp thu đạm
của cây lúa vẫn chưa được nghiên cứu trong điều kiện ở ĐBSCL để tìm ra biện
pháp tối ưu. Vì vậy, đề tài: “Ảnh hưởng của các dạng đạm trên sự hấp thu đạm của

cây lúa ở Cầu Kè – Trà Vinh và Tam Bình – Vĩnh Long” được thực với mục tiêu là
tìm hiểu hiệu quả của bón phân Urea-nBTPT và NPK viên nén trên sự hấp thu đạm
của cây lúa so với Ure thường trong điều kiện canh tác lúa ở ĐBSCL.

1


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan về các dạng phân bón
2.1.1 Phân Urê thường
Phân Urea có công thức CO(NH2)2, là
loại phân có tỷ lệ đạm cao nhất (chứa 46%
N nguyên chất). Phân Urea có khả năng
thích nghi rộng và có khả năng phát huy
tác dụng trên nhiều loại đất với các loại cây
trồng khác nhau. Tuy phân Urea là dạng
phân đạm chứa hợp chất hữu cơ (amin)

Hình 2.1 Phân ure thường

nhưng amin trong Urea dễ tan, dễ phân hủy
Hình 2.1 Phân Urea thường
thành ammonium, cây rất dễ sử dụng. Do
dễ hòa tan không gây hại cho lá cây nên Urea thích hợp phun lên lá và dùng để tưới
hơn các loại phân đạm khác. Nó cũng có thể được dùng để trộn với các thuốc bảo
vệ thực vật để phun lên cây và tưới vào đất.
Phân Urea được bán phổ biến trên thị trường dưới 2 dạng: một dạng là loại tinh
thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước nhưng hút ẩm mạnh. Dạng còn lại là loại

có dạng viên nhỏ như trứng cá. Loại này có thêm chất chống ẩm nên dễ bảo quản,
dễ vận chuyển nên được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Phân Urea phải
được bảo quản kỹ trong túi polietilen và không phơi ra nắng.
2.1.2 Phân Urea viên nén, NPK viên nén

Hình 2.2 Phân Urea viên nén

Hình 2.3 Phân NPK viên nén

2


Phân viên nén bao gồm nhiều chủng loại như: phân đạm viên nén, NK viên
nén, NPK viên nén. Các loại phân viên nén được ép lại từ các loại phân đạm, phân
lân và phân kali có dạng hình quả banh, tùy loại phân và chất phụ gia trộn vào mà
trọng lượng viên phân biến động từ 1.8 – 4.1 kg (Nguyễn Tất Cảnh, 2006). Viên
phân cứng, dễ dàng vận chuyển và đóng gói. Phân cần bảo quản nơi khô ráo và
đựng trong túi nilon kín, nếu để ẩm các viên phân dễ gắn kết với nhau, dễ vỡ nát khi
bón.
Phân viên nén chỉ bón một lần cho cả vụ. Bón vùi sâu phân viên nén không bị
phụ thuộc vào thời tiết như bón vãi. Loại phân này có ưu điểm là ít bị mất do rửa
trôi, bay hơi hay bị khử thành Nitơ tự do (N2) và không bị cỏ dại hút, tiết kiệm 34 –
40% lượng đạm và kali bón, tăng năng suất 15 – 19% (Nguyễn Tất Cảnh, 2006).
Theo khuyễn cáo của Nguyễn Tất Cảnh về kỹ thuật vùi phân viên nén sau khi
sạ lúc lúa khoảng 1 – 5 ngày trong vụ Đông Xuân và 1 – 3 ngày trong vụ hè thu,
khoảng cách viên phân 40 cm x 40 cm.
2.1.3 Phân Urea-nBTPT
Chất nBTPT (n-Butyl Thiphosphoric Triamide) là chất ức chế men urease làm
hạn chế quá trình chuyển hóa từ phân Urea thành ammoniac sau khi bón xuống
ruộng. Chất này làm giảm sự bay hơi NH3, tăng năng suất cây trồng và gia tăng sự

hấp thu đạm đối với nhiều loại cây trồng. Chất này cũng làm giảm hiện tượng ngộ
độc ammonia đối với hạt giống nảy mầm và sự phát triển của cây non do sự phân
hủy nhanh phân Urea. Ngoài ra, chúng còn có tiềm năng làm giảm sự thất thoát
ammonia từ chất thải động vật.
Chất nBTPT có tên thương mại là Agrotain. Chúng được phát hiện từ năm
1980 nhưng chưa thương mại hóa được, khó sản xuất và không ổn định. Cho tới
năm 1997, nBTPT mới được điều chế dưới
dạng lỏng đậm đặc, không độc hại cho con
người và gia súc, là sản phẩm thân thiện với
môi trường. Từ đó chúng trở thành chất phụ gia
phân bón có hiệu quả trong kinh doanh được sử
dụng với Urea. Khi Urea được áo Agrotain thì
việc vận chuyển, bảo quản trở nên dễ dàng, hạn
chế tối đa hiện tượng chảy nước.
Kết quả các khảo nghiệm tiến hành trên
Hình 2.4 Phân Ure - nBTPT
đất phù sa ngọt, phèn mặn ở cả hai vụ Đông
Xuân và Hè Thu từ 2006 - 2007 tại Cần Thơ, Sóc Trăng, Tiền Giang đều đặt kết quả
tốt. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, phân đạm có hoạt chất n-butyl

3


Thiophosphoric Triamide sẽ tiết kiệm được 20kg N/ha (43 kg Urea), có nghĩa là tiết
kiệm được hơn 25% lượng Urea.
2.1.4 Phân NPK IBDU
IBDU có tên hóa học là Isobutidene Diurea là nguồn cung cấp chất đạm trong
trường hợp phân chậm tan. IBDU được sản xuất qua quá trình trùng ngưng của
Urea và isobutyraldehyde - một sản phẩm phụ của 2 – ethylhexanol dùng làm
nguyên liệu cho sản xuất polyvinylchloride (PVC).

IBDU rắn hòa tan rất chậm, mức hòa tan nó chỉ bằng 1/1000 so với Urea. Sau
khi IBDU vào trong nước sẽ chuyển thành Urea.
Sự phóng thích ra chất đạm chậm của IBDU do
cấu trúc hóa học của nó ở dạng chuỗi polymer
chứa các amin chứ không phải do các sửa đổi về
mặt chế tạo hay cơ học. Phân bón IBDU có ưu
điểm nổi trội là hiệu lực kéo dài do lượng dưỡng
chất được cung cấp đều đặn và kéo dài cho cây
trồng. Hiệu quả sử dụng đạm cao do tính phân
giải đạm vào đất chậm và đều. An toàn hơn đối
với môi trường do chống thoát dưỡng chất vào
Hình 2.5 Phân NPK IBDU
môi trường.
IBDU rắn

Phần lớn bốc hơi
Isobutyraldehyde

CO2 + H2O

Isobutyric acid

IBDU
hoà tan

Vi khuẩn
Urea

(NH4)2CO3


N-NH4+

N-NO3-

Cơ chế khoáng hóa cung cấp chất đạm của IBDU
2.2 Sự mất đạm trong đất lúa ngập nước
Thâm canh trong nông nghiệp đã làm giảm đáng kể lượng đạm hữu cơ và vô
cơ trong đất. Do vậy, biện pháp phổ biến nhất để giữ và bổ sung chất đạm cho đất
cũng như tăng sản lượng là bón phân đạm vô cơ. Khi bón phân đạm, cây lúa chỉ sử
dụng được 35% – 70%. Lượng đạm mà cây lúa không sử dụng, một phần nhỏ sẽ lưu
tồn trong đất và phần lớn lượng này sẽ bị thất thoát qua bốc hơi, rửa trôi.
Thất thoát đạm do bốc hơi ammonia
Urea là dạng phân đạm thuộc nhóm ammoni rất dễ tan. Khi bón vào đất dưới
tác động của men urease, Urea sẽ được thủy phân thành ammonium (NH4+) trong

4


nước ruộng. Lượng đạm thất thoát qua con đường bốc hơi NH3 là chủ yếu, có thể
lên đến 60% lượng N bón (Vlek & Craswell, 1979; Fillery & De Datta, 1986;
Chondhury &Kennedy, 2005).
Thất thoát đạm do sự khử nitrate và nitrate hóa.
Sự ngập nước không liên tục ở đất lúa cũng làm gia tăng lượng đạm mất đi do
sự nitrate hóa xảy ra trong giai đoạn thoáng khí và tiếp theo đó là sự khử nitrate
diễn ra mạnh trong giai đoạn ngập nước. Theo Zhu (1985) đạm mất do sự khử
nitrate chiếm 25% - 45% lượng đạm mất.
Thất thoát đạm do rửa trôi
Đạm bị rửa trôi dưới dạng nitrate và ammonium (Cho, 2003; Choudhury &
Kennedy, 2005). Dạng NO3- rất dễ bị rửa trôi do ít bị keo đất hấp thụ. Theo Pandle
& Adak (1971) cho biết đạm mất do rửa trôi 11% - 33% khi bón nhiều lần và 45% 60% tổng lượng đạm bón một lần.

Thất thoát đạm do chảy tràn
Phân đạm rất dễ hòa tan và khuếch tán nhanh vào trong đất nên một lượng lớn
đạm bị mất đi do chảy thoát trên mặt ruộng. Tùy thuộc vào điều kiện chế độ nước
và phân bón mà lượng đạm mất này thay đổi từ 2,6 – 5,6 kg N/ha.
2.3 Các biện pháp hạn chế mất đạm
2.3.1 Bón kết hợp phân Urea với các muối của Ca2+, Mg2+, K+ dạng Cloride
hay Nitrat.
Urea được bón vào đất sẽ chuyển sang dạng (NH4)2CO3 dẫn đến dễ mất do bốc
hơi NH3. Nếu có muối Ca2+, Mg2+ chloride hay nitrate bón cùng với Urea chúng sẽ
tạo thành NH4Cl hay NH4NO3 (Fenn et al., 1982). Khi được bón vào đất, K+ sẽ có
tác động gián tiếp đến sự bốc hơi NH3 do K+ trao đổi với Ca2+ làm tăng sự kết tủa
CaCO3 (Fenn et al., 1982). Fenn et al. (1990) bón phân CaP (monocalcium
phosphate) với Urea trong đất chua có lượng NH3 bốc hơi ít hơn không bón Ca; bón
CaCl2 + CaP + Urea lượng bốc hơi NH3 ít hơn so với bón CaCl2 + Urea.
2.3.2 Dùng chất ức chế hoạt động của tảo, hoạt động men Ureate, sự nitrat
hóa và sự khử nitrat.
Urea được bón vào đất sẽ chuyển sang dạng (NH4)2CO3 do sự thuỷ phân của
men urease. Sự biến đổi này làm tăng hàm lượng NH4+ trong nước. Các hoạt động
của tảo tăng làm cho pH tăng. Chất ức chế hoạt động của tảo làm giảm hoạt động
của tảo tránh tăng pH nước từ đó giảm lượng bốc hơi NH3. Freney et al. (1994) bón
(đồng sulfate + terbutryn) cùng với bón phân đạm trên đất trồng lúa nước ở Thái
Lan làm giảm lượng bốc hơi NH3 và tăng năng suất lúa 0,3 - 0,6 tấn/ha.

5


Chất ức chế hoạt động men urease làm hạn chế hoạt động của men này ở lớp
đất mặt để cho Urea xuống các lớp đất sâu hơn (Byrnes và Freney, 1995). NH4+
phóng thích chậm sẽ được giữ trong các phức trao đổi cation trong đất (Peoples et
al., 1995). Chất ức chế hoạt động men urease là N-(n-butyl) thiophosphoric triamide

(NBTPT) được dùng phổ biến nhất (Edmeades, 2004) và hiệu quả nhất (Qi et al.,
2012).
Theo Di et al. (2007) dùng chất ức chế sự nitrate hoá là dicyandiamide (DCD)
bón kết hợp với phân N trên bốn loại đất kết quả là lượng bốc hơi N2O (trong thời
gian hơn 69 - 137 ngày) giảm 61% - 73% so với không có DCD (0,31 - 5,7
kgN2O/ha so với 1 - 20,9 kgN2O/ha). Yaseen et al. (2005) dùng chất ức chế
encapsulated calcium carbide (ECC) làm tăng năng suất lúa so với bón NPK thông
thường. Thí nghiệm trên ruộng lúa được đưa ra bởi CSIRO (Commonwealth
Scientific and Industrial Research Organization) chỉ ra rằng việc sử dụng
encapsulated calcium carbide (ECC) có thể giảm sự khử nitrate đáng kể
(Keerthisinghe et al. 1996).
2.3.3 Bón vùi sâu phân đạm viên nén.
Đây là biện pháp hiệu quả để giảm sự bốc hơi phân bón (Mikkelsen et al.,
1978). Theo De Datta et al. (1984) dùng 15N thí nghiệm ngoài đồng tại Viện nghiên
cứu lúa Quốc tế cho thấy hiệu quả sử dụng đạm cao hơn khi vùi phân viên nén.
Choudhury và Kennedy (2005) trích dẫn số liệu từ Choudhury và Bhuiyan (1994)
thí nghiệm ngoài đồng tại Viện nghiên cứu lúa tại Bangladesh (BRRI) cho thấy
năng suất khi bón vùi ở mức 87 kgN (4,6 tấn/ha) cao hơn không vùi (4,0 tấn/ha) và
hiệu quả nông học là 21,8 so với 14,9. Sự khử nitrate giảm khi bón vùi phân Urea
(Ding et al., 2002; Fillery và Vlek, 1982). Viện nghiên cứu lúa Quốc tế đưa ra hiệu
quả sử dụng đạm trên cây lúa (65 – 96%) ở nghiệm thức bón phân đạm viên nén cao
hơn so với Urea bón vãi (32 – 35%) (Cao et al., 1984).
2.4 Sự hấp thu đạm của cây lúa
Vai trò của đạm đối với cây lúa
Đạm được xem là yếu tố quan trọng nhất trong việc gia tăng năng suất cây
trồng. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (1998), đạm là chất tạo hình cây lúa, là thành phần
chủ yếu của protein và chất diệp lục làm cho lá xanh tốt, gia tăng chiều cao cây, số
chồi và kích thước lá thân. Khác với cây trồng cạn, cây lúa có thể hấp thu và sử
dụng cả hai dạng đạm Nitrat (NO3-) và ammonium (NH+4), nhưng chủ yếu là NH+4
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2007). Khi NO3- và NH4+ được cây trồng hấp thu, các ion này

biến dưỡng trong cây. Ion NO3- có thể được trữ trong cây hoặc khử thành NH4+. Ion
NH4+ sẽ kết hợp với carbohydrate tạo thành amino acids, amides, amines. Sau cùng
các amino acid được tổng hợp bằng cách kết hợp lại với nhau tạo thành protein.
6


Hàm lượng đạm trong cây lúa
Đạm là một thành phần thiết yếu của acid amin, acid nucleic, nucleotide và
chất diệp lục. Đạm thúc đẩy sự tăng kích thước lá, bông và hàm lượng protein
trong lúa. Nồng độ đạm có ảnh hưởng chặt chẽ tới quá trình quang hợp ở lá và sản
xuất sinh khối cây trồng (Dobermann và Fairhurst, 2000). Khi cung cấp đủ N thì
nhu cầu P và K cũng được tăng lên. Lúa hấp thu N ở cả hai dạng là NO3- và NH4+
nhưng chủ yếu là NH4+ . Đạm là cần thiết trong thời gian tăng trưởng của lúa, nhưng
nhu cầu cao nhất là giai đoạn từ đầu đến giữa thời kỳ đẻ nhánh và góp phần duy trì
màu xanh của lá trong giai đoạn chính để duy trì quang hợp trong quá trình làm đầy
hạt và tăng hàm lượng protein trong hạt. Đạm là một nguyên tố di động trong cây và
thường di chuyển từ lá già sang lá non nên các triệu chứng thiếu hụt đạm thể hiện rõ
ở lá già ( Beyrouty và Grigg, 1994).
Theo Dobermann và Fairhurst (2000) hàm lượng đạm tối ưu trong lá giai đoạn
đẻ nhánh đến giai đoạn bắt đầu trổ bông là 2.9 - 4.2%, khi bước vào giai đoạn trổ
bông hàm lượng đạm đạt tối ưu từ 2.2 – 3.0% trong lá cờ.
Hàm lượng đạm trong rơm rạ vào khoảng 0,6% (Ponnamperuma, 1984). Trong
đất ngập nước, lượng phân đạm thường bị mất đi do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Do đó, tỷ lệ đạm hút được trên lượng đạm bón vào khoảng 30-50% ở vùng nhiệt đới
(De Datta,1979). Theo tính toán của Choudhury & Kennedy (2005) thì có khoảng
30% đến 65% lượng đạm bón cho cây lúa bị mất. Dobermann và Fairhurst (2000)
cho rằng hàm lượng đạm trong cây lúa ở giai đoạn trưởng thành là 0.6 - 0.8%.
Hiệu quả sử dụng phân đạm
Theo IFA (2012), lượng tiêu thụ phân đạm trên toàn thế giới năm 1961 là 11,6
triệu tấn và đến năm 2011 lượng này là 107 triệu tấn. Mặc dù lượng phân đạm tăng

hơn 9,2 lần nhưng sản lượng lương thực chỉ tăng 2,4 lần (Hirel et al, 2011). Điều
này cho thấy hiệu quả sử dụng phân đạm (NUE – Nitrogen use efficiency) đã giảm
nhanh chóng. Kant et al. (2011) ước tính rằng nếu tăng hiệu quả sử dụng phân đạm
lên 1% thì sẽ tiết kiệm được 1,1 tỷ USD.
Dobermann et al. (2002) cho rằng hiệu quả sử dụng phân đạm có thể được cải
thiện khi 1) tăng lượng phân đạm bón vào vùng rễ lúa, 2) tăng nguồn cung cấp đạm
từ khoáng hóa và 3) làm cho rễ lúa khỏe để tăng sự hấp thu đạm. Krupnik et al.
(2004) tổng hợp các kết quả nghiên cứu về hiệu quả hấp thu đạm trung bình trên lúa
tại Nam Á ở điều kiện đồng ruộng là 39% và cao nhất đạt 93%, trong khi dùng 15N
đánh dấu là 32% và cao nhất đạt 96%. Hiệu quả sử dụng đạm tăng khi các điều kiện
cho cây lúa tiếp xúc với phân đạm và lượng đạm không sử dụng được đất giữ lại
sau đó phóng thích chậm cho cây.

7


BoWen (2008) thì hiệu quả sử dụng đạm ở lúa cao hơn trong bố trí urea viên
theođộ sâu so với bón phân vãi. Theo kết quả nghiên cứu tại thí nghiệm ở
Bangladesh thì số lượng N hữu dụng trong nghiệm thức bón theo nông dân tùy
thuộc vào thói quen của họ. Đối với nghiệm thức bón theo nông dân vào mùa khô,
lượng N cung cấp trung bình 149 kgN/ha (biến động từ 71 đến 239 kgN/ha và mùa
mưa trung bình là 95 kgN/ha (biến động 35 – 253 kgN/ha). Trong khi ở nghiệm
thức bón urea dạng viên theo độ sâu vào mùa khô, lượng N cung cấp trung bình 79
kgN/ha (biến động 69 – 91 kgN/ha) và vào mùa mưa lượng N cung cấp cho cây
trung bình 59 kgN/ha (biến động 53-64 kgN/ha) (walter T. BoWen, 2008). Hiệu quả
sử dụng N trong phương pháp bón vùi vào mùa khô chiếm 53% cao hơn so với bón
urea vãi. Mặc khác, phương pháp bón vùi vào mùa mưa đạt 62%N hữu dụng cho
cây, cao hơn nhiều so với phương pháp bón vãi. Khía cạnh thứ 2 là sự thân thiện
của phương pháp này đối với môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường (Walter
T. Bomen, 2008). Ngoài phương pháp bón phân vùi viên theo độ sâu, phương pháp

sử dụng Urea-nBTPT được áp dụng tại Hoa Kì, Canada, Autralia, Newzealand và
một số nước Âu Châu đã cho kết quả rất tốt. Dùng Urea-nBTPT bón cho cây trồng
đã đạt được cả hai mục tiêu là vừa nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm urê vừa
đem lại hiệu quả kinh tế cao (Phạm Sỹ Tân, 2000). Theo Đỗ Thị Hường (2009) về
đạm viên nén ở Thái Bình và Hưng Yên đã đưa ra hiệu quả sử dụng N của phân
viên nén khi tăng mức bón đã kéo dài thời gian sinh trưởng, tăng chiều cao cây,
tăng số nhánh hữu hiệu/khóm. Như vậy, có thể nhận định rằng sử dụng UreanBTPT có tác dụng làm giảm thất thoát đạm, làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón
và tạo điều kiện cung cấp phân đạm cho cây trồng nhiều hơn và cho năng suất cao
hơn urea không được phối trộn Agrotain.

8


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương tiện nghiên cứu
3.1.1 Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện khảo sát sự hấp thu đạm trên 3 thí nghiệm đã được
thực hiện trong chương trình nghiên cứu về hiệu quả của các dạng phân đạm
trên năng suất lúa tiến hành ở các địa điểm:
Thí nghiệm 1 ở Châu Điều - Cầu Kè - Trà Vinh tại thời điểm vụ Đông Xuân
(12/2012 – 03/2013).

Thí nghiệm 2 ở Châu Điền - Cầu Kè - Trà Vinh tại thời điểm vụ Hè Thu năm
2013.
Thí nghiệm 3 ở Mỹ Lộc - Tam Bình - Vĩnh Long tại thời điểm vụ Đông Xuân
(11/2013 – 02/2014).
Sau đó quá trình phân tích đạm trong cây được thực hiện trong phòng thí

nghiệm Bộ Môn Khoa Học Đất – Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng –
Trường Đại Học Cần Thơ.
3.1.2 Thời gian thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện từ 11/2012 đến 04/2014.
3.1.3 Vật liệu và phương tiện nghiên cứu
Các vật liệu sử dụng trong thí nghiệm ngoài đồng:
Giống lúa OM 6976
Các dạng phân bón: Urea, Urea nBTPT, NPK viên nén, NPK IBDU, DAP.
Super lân, Kali clorua.
Các vật liệu và phương tiện nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:
Mẫu lúa (thân lá và hạt) lấy từ 3 thí nghiệm trên.
Hóa chất sử dụng bao gồm: H2SO4 đậm đặc, H2O2 30%, acid Salicylic, hỗn
hợp Sulfate xúc tác, NaOH 40%, thuốc thử, acid Boric 2%, H2SO4 0.01N.
Tủ sấy mẫu thực vật, máy nghiền mẫu thực vật, bếp điện, máy chưng cất đạm
Kjeldahl.

9


3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Các nghiệm thức khảo sát
Để khảo sát sự hấp thu đạm của cây lúa, đề tài đã tiến hành lấy mẫu thân lá và
hạt của cây lúa trên các nghiệm thức của 3 thí nghiệm đồng ruộng ở Cầu Kè – Trà
Vinh và Tam Bình – Vĩnh Long.
Các nghiệm thức thực hiện trong thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 giống nhau bao
gồm như sau:
NT 1: 0 N – 30 P2O5 – 30 K2O
NT 2: 60 N – 30 P2O5 – 30 K2O (Urea thường)
NT 3: 80 N – 30 P2O5 – 30 K2O (Urea thường)
NT 4: 100 N – 30 P2O5 – 30 K2O (Urea thường)

NT 5: 60 N – 30P2O5 – 30 K2O (NPK viên nén)
NT 6: 80 N – 30 P2O5 – 30 K2O (NPK viên nén)
NT 7: 100 N – 30 P2O5 – 30 K2O (NPK viên nén)
NT 8: 60 N – 30 P2O5 – 30 K2O (Urea-nBTPT)
NT 9: 80 N – 30 P2O5 – 30 K2O (Urea-nBTPT)
NT 10: 100 N – 30 P2O5 – 30 K2O (Urea-nBTPT)
Các nghiệm thức thực hiện trong thí nghiệm 3 bao gồm:
NT 1: Nghiệm thức không bón đạm.
NT 2: 60N (Bón vãi Urea)
NT 3: 80N (Bón vãi Urea)
NT 4: 100N (Bón vãi Urea)
NT 5: 60N (Bón vùi NPK viên nén)
NT 6: 80N (Bón vùi NPK viên nén)
NT 7: 100N (Bón vùi NPK viên nén)
NT 8: 60N (Bón vãi Urea nBTPT)
NT 9: 80N (Bón vãi Urea nBTPT)
NT 10: 100N (Bón vãi Urea nBTPT)
NT 11: 60N (Bón vùi NPK IBDU)
NT 12: 80N (Bón vùi NPK IBDU)

10


3.2.2

Các chỉ tiêu khảo sát

- Hàm lượng đạm trong cây (%) được xác định trong thân lá và hạt ở giai đoạn
thu hoạch.
- Tổng hấp thu đạm trong cây (kg/ha)

UN = N% x Sinh khối
- Hiệu quả sử dung nông học (AE)
Hiệu quả nông học của phân N (AEN) được tính dựa vào năng suất của lô
cung cấp NPK và lô không cung cấp N (0N)
AEN = (GY+N – GY0N)/FN (kg hạt)/(kgN bón)
Trong đó: GY+N là năng suất của lô NPK; GY0N là năng suất của lô 0 N; FN là
lượng phân N bón vào.
- Hiệu quả thu hồi đạm (RE)
REN = (UN – U0)/FN (kgN hấp thu/ kgN bón)
Trong đó: UN: Tổng hấp thu đạm của lô bón đạm; U0: Tổng hấp thu đạm của lô
không bón đạm; FN là lượng phân N bón vào.
3.2.3 Phương pháp canh tác
- Sửa soạn ðất:
Ðất ðýợc dọn sạch cỏ, cày xới, sau ðó tiến hành phân lô, ðắp bờ và san bằng
mặt ruộng trong mỗi lô. Mỗi lô ðắp bờ với kích thýớc 30 cm ðể không cho phân lô
ðạm trong dung dịch tràn qua lại giữa các lô và kích thýớc của mỗi lô là 20 m2 (4 m
x 5 m).
- Sạ:
Lýợng giống sử dụng cho toàn thí nghiệm với giống OM6976. Lúa ðýợc gieo
sạ theo phýõng pháp sạ hàng với khoảng cách giữa các cây là 20 cm x 20 cm. Mật
ðộ sạ 120 kg/ha.
- Cách bón phân:
Bón 5 kgN/ha cho tất cả các nghiệm thức ở giai ðoạn 5 NSKS.
Ðối với nghiệm thức bón vãi
Bón vãi ở các dạng phân Urea thýờng, Urea nBTPT, NPK IBDU. Phân lân
ðýợc bón lót toàn bộ vào một ngày trýớc khi gieo sạ. Phân ðýợc chia làm các thời kì
bón nhý sau (tính trên ðõn vị kg/ha):
Giai ðoạn bón thúc 1 (1/5N; 1/2K): 7 – 10 ngày

11



Giai ðoạn bón thúc 2 (2/5N): 18 – 22 ngày
Giai ðoạn nuôi ðòng (2/5N; 1/2K): 40 – 45 ngày
Riêng ở nghiệm thức bón vãi phân NPK IBDU thì ðýợc nghiền nhỏ trýớc khi
bón.
Ðối với nghiệm thức bón vùi
Các dạng phân: NPK viên nén, NPK IBD ðýợc vùi trong ðất 1 – 5 ngày sau
khi sạ với ðộ sâu 7 – 10 cm theo kích thýớc viên cách viên là 40 cm x 40 cm sau ðó
lắp ðất lại, ở các dạng phân này chỉ bón 1 lần cho suốt vụ.
3.2.4 Phương pháp lấy mẫu
Mẫu cây lúa lấy từ 5 – 10 cây trong lô (0,25m2) ở tất các nghiệm thức. Lấy tất
cả các bộ phận trên mặt đất của cây lúc thu hoạch.
Mẫu cây sau khi lấy xong được cho vào túi nilon và đem về phòng thí nghiệm
xử lý.
3.3 Phương pháp phân tích
3.3.1 Nguyên lý phân tích đạm trong cây
Hàm lượng đạm trong cây được công phá bằng phương pháp vô cơ hóa mẫu
trong môi trường acid sulfuric mạnh, toàn bộ chất hữu cơ bị oxy hóa ở nhiệt độ cao.
Sự oxy hóa hoàn toàn nhờ sự hiện diện của H2O2 ở nhiệt độ cao. Trong quá trình vô
cơ lượng nước bị mất đi, các chất khoáng còn lại ở dạng muối vô cơ hòa tan.
Xác định hàm lượng đạm trong mẫu bằng phương pháp chưng cất Kjeldahl.
Cho dung dịch NaOH đậm đặc tác dụng với (NH4)2SO4. Khí NH3 sinh ra được hơi
nóng từ giàn chưng cất đẩy thoát qua ống ngưng lạnh tạo thành NH4OH. Hứng
NH4OH vào dung dịch acid Boric 2%, với sự hiện diện của chất chỉ thị màu methyl
red-bromocresol green dung dịch có màu xanh. Dùng H2SO4 chuẩn 0.01N cho đến
khi mẫu chuyển màu từ xanh lam sang tím đỏ.
3.3.2 Quy trình phân tích
- Xử lý mẫu
Mẫu sau khi thu về được rửa sạch bằng nước thường cho sạch tất cả đất và bụi

bám trên bề mặt lá hoặc rễ cây, sau đó rửa sạch bằng nước cất. Mẫu sau khi rửa
sạch được cho vào túi giấy sạch, sấy ở nhiệt độ 70oC trong 48 giờ. Mẫu sau khi khô
sẽ được nghiền mịn bằng máy nghiền mẫu thực vật. Sau khi nghiền, mẫu được rây
qua rây 1mm. Mẫu được trữ trong túi nilon bảo quản nơi khô mát.

12


- Vô cơ hóa mẫu
Cân 0,3g mẫu thực vật vào bình tam giác 100 ml chịu nhiệt.
Thêm 3,3 ml hỗn hợp dùng oxy hóa mẫu, lắc nhẹ cho đến khi mẫu thấm đều,
dùng phễu thủy tinh đậy nắp.
Đốt nóng mẫu trên bếp điện ở 180oC trong một giờ, để nguội và thêm 5 giọt
H2O2 30% và tiếp tục đun nóng từ 5 – 10 phút nữa cho đến khi xuất hiện khói trắng.
Lặp lại tiến trình này cho đến khi mẫu trắng hoàn toàn.
Lấy bình ra khỏi bếp và để nguôi bằng nhiệt độ phòng. Sau đó, mẫu được
chuyển vào bình định mức 50 ml.
- Chưng cất đạm
Hút 10 ml dung dich H3BO3 2% có chứa chất chỉ thị màu (2 – 3 giọt) vào bình
tam giác 250 ml và gắn vào bộ phận hấp thu đạm. Cho vào bình Kjeldahl có chứa
dung dịch vô cơ và 10 ml NaOH 40% và gắn vào bộ phận chưng cất. Chưng trong
vòng 8 phút. Dung dịch chưng cất được chuẩn độ với acid Boric 2%.
- Tính toán kết quả
N% = ((V – Vo) x N x V1 x 0.01 x 100)/ (V2 x W)
Trong đó:
V: lượng H2SO4 tiêu hao khi chuẩn độ mẫu thật (ml)
Vo: lượng H2SO4 tiêu hao khi chuẩn độ mẫu blank (ml)
V1: thể tích dung dịch vô cơ hóa (ml)
V2: thể tích dung dịch vô cơ hóa đem chưng cất (ml)
N: nồng độ đương lượng H2SO4 dùng chuẩn độ.

W: trọng lượng mẫu phân tích (g).
3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS phân tích phương sai (ANOVA) cho các chỉ tiêu
theo dõi, so sánh khác biệt trung bình giữa các nghiệm thức bằng kiểm định Duncan
ở mức ý nghĩa  = 5% và phần mềm Excel.

13


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tổng quan kết quả về sinh trưởng và năng suất của các thí nghiệm
đồng ruộng đã được báo cáo trong chương trình nghiên cứu.
Thí nghiệm 1 ở Châu Điền - Cầu Kè – Trà Vinh vụ Đông Xuân (12/2012 –
03/2013).
Kết quả thí nghiệm về năng suất cho thấy biện pháp bón urea kết hợp chất ức
chế sự thủy phân Urea nBTPT và biện pháp bón NPK vùi sâu có khuynh hướng cho
năng suất cao hơn nghiệm thức bón vãi Urea thường, nhưng sự khác biệt này không
rõ rệt.
Thí nghiệm 2 ở Châu Điền – Cầu Kè – Trà Vinh vụ Hè Thu (2013).
Kết quả thí nghiệm về chiều cao, số chồi, máu sắc lá cho ta thấy khi bón tăng
liều lượng đạm có khuynh hướng làm gia tăng chiều cao, số chồi và màu sắc lá
nhưng không rõ rệt. Ở dạng phân NPK viên nén có khuynh hướng làm tăng chiều
cao và màu sắc lá so với bón dạng phân Urea nBTPT và Urea thường.
Kết quả thí nghiệm về năng suất cho thấy biện pháp bón phân Urea-nBTPT và
biện pháp bón phân NPK viên nén vùi sâu ở liều lượng bón 100N cho năng suất cao
hơn nghiệm thức bón vãi phân urea thường.
Thí nghiệm 3 ở Mỹ Lộc – Tam Bình – Vĩnh Long vụ Đông Xuân (11/2013 –
02/2014).

Nhìn chung chiều cao cây, số chồi, màu sắc lá luôn đạt cao ở liều lượng bón
100 kgN/ha với biện pháp bón NPK viên nén đạt cao so với các biện pháp bón Urê
thường, Urê-nBTPT và NPK IBDU vùi sâu.
Liều lượng bón đạm cho năng suất đạt cao là 80 – 100 kgN/ha và bón 80
kgN/ha không khác biệt với liều lượng 60 kgN/ha.
Biện pháp bón phân Urê thường, Urê-nBTPT, NPK viên nén vùi sâu và NPK
IBDU vùi sâu cho năng suất tương đương nhau. Nhưng hàm lượng đạm trong cây
và trong hạt đạt cao ở 3 dạng phân NPK viên nén, Urê nBTPT và NPK IBDU so với
bón vãi Urê thường.
Các kết quả về năng suất lúa của 3 thí nghiệm được trình bày trong phần phụ
chương.

14


4.2 Khảo sát hàm lượng đạm trong thân, lá và hạt
4.2.1 Thí nghiệm 1 ở Châu Điền - Cầu Kè – Trà Vinh vụ Đông Xuân
(12/2012 – 03/2013).
- Ảnh hưởng của liều lượng đạm: Kết quả ở Bảng 4.1 cho thấy, khi bón lượng
đạm 80N và 100N có khuynh hướng làm gia tăng hàm lượng đạm trong rơm (lần
lượt là 0,61% và 0,61%) so với việc bón 60N cho hàm lượng đạm trong thân đạt
thấp hơn (0,58%), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Dinh
dưỡng cho cây trồng hấp thu vào trong thân lá không những góp phần giúp cho cây
phát triển tốt ở giai đoạn phát triển mà còn chuẩn bị cho thời kỳ nuôi hạt của cây.
Kết quả Bảng 4.1 cho thấy rõ hơn về hàm lượng đạm trong hạt có khuynh hướng
đạt cao ở liều lượng 80N và 100N (lần lượt là 1,18% và 1,18%) so với liều lượng
60N (1,16%), nên cũng dẫn đến sự gia tăng năng suất khi tăng liều lượng đạm.
Bảng 4.1 Hàm lượng đạm ở các liều lượng và dạng đạm bón thí nghiệm 1

Liều lượng

(A)

60N
80N
100N

Nts (%) trong rơm
0,58
0,61
0,61

Dạng phân
(B)

Urea thường
NPK viên nén
Urea nBTPT

0,56b
0,60ab
0,63a

1,11b
1,17ab
1,23a

ns
**
ns
7,5


ns
**
ns
5,4

F(A)
F(B)
F(A*B)
CV (%)

Nts (%) trong hạt
1,16
1,18
1,18

ns = Khác biệt không ý nghĩa, ** = Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

- Ảnh hưởng của dạng phân đạm: Kết quả Bảng 4.1 cho thấy hàm lượng đạm
trong rơm và hạt đạt cao nhất ở phân Urea-nBTPT (lần lượt là 0,63% và 1,23%) và
thấp nhất ở phân Urea thường (lần lượt là 0,56% và 1,11%), khác biệt có ý nghĩa
thống kê ở mức 1%.
Điều này được giải thích là do phân NPK viên nén vùi sâu có hàm lượng NH4+
phân bố tập trung cao ở độ sâu 5cm – 10cm với khoảng cách 5cm – 10cm từ vị trí
đặt viên phân nơi mà cây lúa sử dụng từ từ và hấp thu N dễ dàng. Khi bón vùi sâu
NPK viên nén, hàm lượng đạm trong nước và tầng mặt thấp hơn so với Urea thường
(Nguyễn Thị Cà, 2013) nên ít bị mất đạm ở dạng NH3. Do đó, đạm được cung cấp
hiệu quả hơn trong suốt thời gian sinh trưởng của lúa, mặc dù NPK viên nén được
bón một lần vào đầu vụ. Urea-nBTPT có chứa chất ức chế urease NBTPT làm hạn
15



chế sự hoạt động của enzyme urease NBTPT nên cây trồng hấp thu từ từ lượng
NH4+ tạo ra. Vì thế, hầu như cây lúa hấp thu hiệu quả ở hai dạng đạm này. Trong
khi nghiệm thức Urea thường do bón vãi trên bề mặt nên hàm lượng N tập trung cao
trong nước và lớp đất mặt ở thời gian đầu và dễ bị mất nhanh qua nhiều con đường
khác nhau như: bay hơi, chảy tràn, rửa trôi. Cây lúa chỉ hấp thu một lượng ít đạm từ
Urea thường bón vãi nên sự hấp thu N trong thân lá thấp. Điều này dễ dàng dẫn đến
hàm lượng đạm vận chuyển vào trong hạt cũng thấp.
4.2.2 Thí nghiệm 2 ở Châu Điền – Cầu Kè – Trà Vinh vụ Hè Thu (2013).
- Ảnh hưởng của liều lượng đạm: Kết quả Bảng 4.2 cho thấy, khi bón lượng
đạm gia tăng 80N và 100N có khuynh hướng làm gia tăng hàm lượng đạm trong
rơm (lần lượt 0,72 và 0,73%) so với việc bón 60N cho hàm lượng đạm tổng số đạt
thấp hơn (0,68%), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
- Ảnh hưởng của dạng phân đạm: Kết quả hàm lượng đạm trong rơm trình bày
ở Bảng 4.2 cho thấy, khi bón dạng phân NPK viên nén và Urea-nBTPT giúp gia
tăng hàm lượng đạm trong rơm hiệu quả (lần lượt 0,76 và 0,72%) so với bón phân
Urea thường có hàm lượng đạm tổng số đạt thấp hơn (0,65%), khác biệt có ý nghĩa
thống kê ở mức 5%.
- Hàm lượng đạm trong hạt giữa các liều lượng và các dạng phân đạm khác
biệt không có ý nghĩa thống kê cho thấy trong điều kiện bón đủ đạm, hàm lượng
đạm trong hạt không ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố khác.
Điều này được giải thích như đã trình bày ở phần trên. Kết quả này cũng tương
tự như kết quả trong thí nghiệm 1 ở vụ Đông Xuân (12/2012 – 03/2013).
Bảng 4.2 Hàm lượng đạm ở các liều lượng và dạng đạm bón thí nghiệm 2

Liều lượng
(A)

60N

80N
100N

Nts(%) trong rơm
0,68
0,72
0,73

Dạng phân
(B)

Urea thường
NPK viên nén
Urea nBTPT

0,65b
0,76a
0,72a

1,00
1,05
1,05

ns
*
ns
9,94

ns
ns

ns
5,3

F(A)
F(B)
F(A*B)
CV (%)

Nts (%) trong hạt
1,02
1,04
1,05

ns = Khác biệt không ý nghĩa, * = Khác biệt có ý nghĩa 5%

16


4.2.3 Thí nghiệm 3 ở Mỹ Lộc – Tam Bình – Vĩnh Long vụ Đông Xuân
(11/2013 – 02/2014).
- Ảnh hưởng của liều lượng đạm: Kết quả bảng 4.3 cho thấy hàm lượng đạm
trong thân lá và hạt đạt cao ở liều lượng 80N và 100N so với liều lượng 60N có ý
nghĩa thống kê 1%. Kết quả này cho thấy việc bón tăng liều lượng đạm đã làm tăng
hàm lượng đạm trong thân lá và hạt rõ rệt.
Theo Dobermann (2007) cho rằng sự tích lũy dinh dưỡng hoặc sự hấp thu đạm
trong cây tăng cùng với sự gia tăng hàm lượng bón và dần dần đạt đến đỉnh điểm
không gia tăng được nữa. Thật vậy, liều lượng bón 80N đáp ứng đủ nhu cầu dinh
dưỡng cho cây. Do đó, khi bón lượng cao hơn thì sự hấp thu của cây trồng tăng
chậm lại. Vì vậy, dù tăng lượng đạm cao hơn nữa thì đạm trong thân cũng không
tăng theo tỷ lệ thuận với lượng phân bón. Tóm lại, bón lượng lớn đạm thừa thì một

phần hữu dụng cho cây, phần lớn lượng đạm mất đi, gây lãng phí lớn và ảnh hưởng
đến môi trường.
- Ảnh hưởng của dạng đạm: Kết quả trình bày ở Bảng 4.3 cho thấy nghiệm
thức bón NPK viên nén và Urea-nBTPT ở mức 100N có hàm lượng hấp thu trong
thân lá đạt hiệu quả cao (lần lượt là 0,63% và 0,62%). Sự hấp thu đạm trong thân lá
ở 2 nghiệm thức này cao hơn và khác biệt có ý nghĩa ở mức thống kê 1% so với
nghiệm thức Urea thường (0,59%). Ở liều lượng 80N và 60N kết quả cũng đạt
tương tự. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả thí nghiệm 1 và 2. Dinh dưỡng cho
cây trồng hấp thu vào trong thân lá không những góp phần giúp cho cây phát triển
tốt ở giai đoạn sinh trưởng mà còn chuẩn bị cho thời kỳ nuôi hạt của cây. Kết quả
Bảng 4.3 cho thấy rõ hơn về hàm lượng đạm trong hạt đạt cao ở nghiệm thức NPK
viên nén và Urea-nBTPT tại liều lượng 100N (lần lượt là 1,24% và 1,25%).
Bảng 4.3 Hàm lượng đạm trong thân lá và hạt thí nghiệm 3

Nghiệm thức
60N

80N

100N

Bón vãi Urea
Bón vãi Urea nBTPT
Bón vùi NPK viên nén
Bón vùi NPK IBDU
Bón vãi Urea
Bón vãi Ure nBTPT
Bón vùi NPK viên nén
Bón vùi NPK IBDU
Bón vãi Urea

Bón vãi Urea nBTPT
Bón vùi NPK viên nén

F
CV(%)

Hàm lượng N trong
thân (%)
0,55f
0,58de
0,57e
0,59d
0,59d
0,61bc
0,62ab
0,61ab
0,59cd
0,62ab
0,63ab
**
1,55

Hàm lượng N trong hạt
(%)
1,06f
1,09ef
1,06f
1,07f
1,11e
1,20b

1,16cd
1,17bc
1,12de
1,25a
1,24a
**
2,8

** = Khác biệt có ý nghĩa 1%.

17


Nhìn chung, hàm lượng đạm trong thân lá và hạt đạt cao ở nghiệm thức bón
vùi NPK viên nén, bón vãi Urea nBTPT, bón vùi NPK IBDU so với bón vãi Urea
và liều lượng đạt cao ở 80N và 100N so với 60N. Kết quả màu sắc lá cũng cho thấy
màu sắc lá đạt cao ở liều lượng 100N và tương đương liều lượng 80N, màu lá đạt
thấp nhất liều lượng 60N, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê mức 5% (Trần
Thanh Khoa, 2014).
4.3 Tổng hấp thu đạm của cây lúa
4.3.1 Thí nghiệm 2 ở Châu Điền – Cầu Kè – Trà Vinh vụ Hè Thu (2013).
- Ảnh hưởng của liều lượng đạm: Kết quả trình bày ở Bảng 4.4 cho thấy,
lượng tổng hấp thu đạm của cây tăng theo liều lượng đạm bón vào, tổng hấp thu đạt
thấp nhất ở liều lượng bón 60N (66,55 kg/ha), gia tăng ở lượng bón 80N (74,61
kg/ha) và đạt cao nhất ở liều lượng đạm 100N (82,25 kg/ha) khác biệt thống kê ở
mức ý nghĩa 1%.
- Ảnh hưởng của dạng phân đạm: Theo Bảng 4.4 cho thấy tổng hấp thu có
khuynh hướng đạt cao theo thứ tự Urea-nBTPT (80,44 kg/ha) > NPK viên nén
(74,29 kg/ha) > Urea thường (68,67 kg/ha), kết quả khác biệt có ý nghĩa thống kê ở
mức 1%.

Bảng 4.4 Tổng hấp thu đạm của lúa ở các liều lượng và dạng đạm bón thí nghiệm 2

Tổng hấp thu đạm (kg/ha)
Liều lượng
(A)

60N
80N
100N

66,55c
74,61b
82,25a

Dạng phân
(B)

Urea thường
NPK viên nén
Urea nBTPT

68,67b
74,29ab
80,44a

F(A)
F(B)
F(A*B)
CV (%)


**
**
ns
8,39

ns = Khác biệt không ý nghĩa, ** = Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy tổng hấp thu đạm đạt cao nhất khi bón
phân Urea-nBTPT và thấp nhất ở Urea thường, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
mức 1%. Kết quả về hàm lượng đạm ở thí nghiệm 2 cho thấy khi bón tăng liều
lượng đạm thì hàm lượng đạm khác biệt không có ý nghĩa thống kê nhưng sinh khối
tăng rõ rệt nên tổng hấp thu có sự khác biệt rõ.
18


4.3.2 Thí nghiệm 3 ở Mỹ Lộc – Tam Bình – Vĩnh Long vụ Đông Xuân
(11/2013 – 02/2014).
- Ảnh hưởng của liều lượng đạm: Kết quả Bảng 4.5 cho thấy tổng hấp thu đạm
ở liều 80N và 100N đạt cao hơn liều lượng 60N ở cùng một dạng đạm có ý nghĩa
thống kê ở mức 1%.
- Ảnh hưởng của dạng đạm: Kết quả thí nghiệm cho thấy tổng hấp thu đạm ở
các dạng đạm Urea nBTPT, NPK viên nén, NPK IBDU có khuynh hướng gia tăng
so với bón vãi Urea ở cùng một liều lượng. Điều này cho thấy, bón các dạng đạm
khác nhau làm tăng hàm lượng đạm nhưng sinh khối tăng không rõ rệt nên tổng hấp
thu giữa các dạng đạm khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Tóm lại, tổng hấp thu đạm tăng khi gia tăng liều lượng bón nhưng giữa các
dạng đạm thì tổng hấp thu đạm không có sự khác biệt rõ rệt.

Bảng 4.5 Tổng hấp thu đạm của lúa thí nghiệm 3


Nghiệm thức
60N Bón vãi Urea
Bón vãi Urea nBTPT
Bón vùi NPK viên nén
Bón vùi NPK IBDU
80N Bón vãi Urea
Bón vãi Urea nBTPT
Bón vùi NPK viên nén
Bón vùi NPK IBDU
100N Bón vãi Urea
Bón vãi Urea nBTPT
Bón vùi NPK viên nén
F
CV(%)

Tổng hấp thu đạm
(kg/ha)
104,67c
108,54bc
108,38bc
108,25bc
123,76ab
127,40a
130,37a
120,56abc
130,73a
134,88a
133,39a
**
7,05


** = Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

4.4 Hiệu quả nông học
4.4.1 Thí nghiệm 1 ở Châu Điền - Cầu Kè – Trà Vinh vụ Đông Xuân
(12/2012 – 03/2013).
Hiệu quả nông học giúp đánh giá sự gia tăng năng suất đạt được trong lô có
bón đạm so với năng suất đạt được trên lô không bón đạm.

19


Bảng 4.6: Hiệu quả nông học của lúa ở các liều lượng và dạng đạm bón thí nghiệm 1

Hiệu quả nông học
(kg hạt/kg N bón)
Liều lượng
(A)

60N
80N
100N

21,92b
32,13a
24,63b

Dạng phân
(B)


Urea thường
NPK viên nén
Urea – nBTPT

23,33
25,88
29,47

F(A)
F(B)
F(A*B)
CV (%)

**
ns
ns
29,70

ns = Khác biệt không ý nghĩa, ** = Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

- Ảnh hưởng của liều lượng đạm: Kết quả Bảng 4.6 cho thấy hiệu quả nông
học đạt cao nhất ở liều lượng 80N (32,13 kg hạt/kg N) và đạt thấp nhất ở liều lượng
60N (21,92 kg hạt/kg N). Tuy nhiên, ở liều lượng 60N và 100N khác biệt không có
ý nghĩa thống kê.
- Ảnh hưởng của dạng phân bón: Hiệu quả nông học có khuynh hướng gia
tăng nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Điều này được giải thích là do có
hiệu quả trên sự gia tăng đạm ở các dạng đạm khác nhau nhưng hiệu quả chưa cao
nên chưa làm gia tăng hiệu quả nông học.
4.4.2 Thí nghiệm 2 ở Châu Điền – Cầu Kè – Trà Vinh vụ Hè Thu (2013).
- Ảnh hưởng của liều lượng đạm: Hiệu quả nông học khác biệt không ý nghĩa

thống kê khi gia tăng liều lượng đạm bón (Bảng 4.7). Nguyên nhân có thể do trong
vụ Hè Thu mưa nhiều làm tăng lượng đạm rửa trôi, đồng thời ánh sáng kém làm
giảm cường độ quang hợp của lúa nên hiệu quả nông học đạt kém, bón tăng đạm
cũng không tăng hiệu quả nông học.
- Ảnh hưởng của dạng phân đạm bón: Kết quả ở Bảng 4.7 cho thấy hiệu quả

nông học đạt cao nhất ở dạng phân Urea - nBTPT (19,03 kg hạt/kg N) so với Urea
thường (15,36 kg hạt/kg N) và NPK viên nén (14,9 kg hạt/kg N), sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê mức 1%.

20


Bảng 4.7 Hiệu quả nông học của lúa ở các liều lượng và dạng đạm bón thí nghiệm 2

Hiệu quả nông học
(kg hạt/kg N bón)
Liều lượng
(A)

60N
80N
100N

16,19
16,23
16,88

Dạng phân
(B)


Urea thường
NPK viên nén
Urea - nBTPT

15,36b
14,90b
19,03a

F(A)
F(B)
F(A*B)
CV (%)

ns
**
ns
16,87

ns = Khác biệt không ý nghĩa, ** = Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả nông học đạt cao ở các nghiệm
thức bón Urea – nBTPT so với NPK viên nén và Urea thường. Hiệu quả nông học
đạt tương đương ở các liều lượng 60, 80 và 100N. Như vây, bón đạm càng cao
không làm tăng hiệu quả nông học.
4.4.3 Thí nghiệm 3 ở Mỹ Lộc – Tam Bình – Vĩnh Long vụ Đông Xuân
(11/2013 – 02/2014).
- Ảnh hưởng của liều lượng đạm: Kết quả Bảng 4.8 cho thấy liều lượng đạm
bón trong cùng một dạng đạm không ảnh hưởng đến hiệu quả nông học.
- Ảnh hưởng của dạng đạm: qua kết quả thí nghiệm cho thấy hiệu quả nông

học của các dạng đạm Urea nBTPT, NPK viên nén, NPK IBDU cũng khác biệt
không có ý nghĩa thống kê so với Urea bón vãi.
Kết quả bảng 4.8 cho thấy hiệu quả nông học giữa các nghiệm thức khác biệt
không có ý nghĩa thống kê.

21


Bảng 4.8 Hiệu quả nông học của lúa thí nghiệm 3

60N

80N

100N

Nghiệm thức
Bón vãi Urea
Bón vãi Urea nBTPT
Bón vùi NPK viên nén
Bón vùi NPK IBDU
Bón vãi Urea
Bón vãi Urea nBTPT
Bón vùi NPK viên nén
Bón vùi NPK IBDU
Bón vãi Urea
Bón vãi Urea nBTPT
Bón vùi NPK viên nén

F

CV(%)

Hiệu quả nông học (kg hạt/kg N bón)
17,33
16,46
19,39
15,30
19,83
18,99
21,05
14,44
18,34
17,54
15,97
ns
22,6

ns = Khác biệt không ý nghĩa.

Qua 3 điểm thí nghiệm, kết quả cho thấy vụ Đông Xuân thí nghiệm 1 cho thấy
liều lượng đạm bón có hiệu quả rõ trên hiệu quả nông học, đạt cao nhất ở liều lượng
80N. Vụ Hè Thu ở thí nghiệm 2 hiệu quả nông học đạt tương đương giữa các liều
lượng do vụ Hè Thu ánh sáng kém, mưa nhiều nên bón tăng liều lượng đạm không
làm gia tăng hiệu quả nông học, tuy nhiên giữa các dạng phân thì Urea nBTPT đạt
cao nhất. Kết quả ở thí nghiệm 3 cho thấy hiệu quả nông học không rõ nét ở các liều
lượng và các dạng đạm.
Do đó, kết quả về ảnh hưởng của liều lượng và dạng đạm trên hiệu quả nông
học của phân đạm còn biến động, chưa rõ nét, cần tiếp tục thí nghiệm để có kết quả
chính xác hơn.
4.5 Hiệu quả thu hồi đạm

4.5.1 Thí nghiệm 2 ở Châu Điền – Cầu Kè – Trà Vinh vụ Hè Thu (2013).
- Ảnh hưởng của liều lượng đạm: Kết quả thí nghiệm ở Bảng 4.9 cho thấy,
hiệu quả thu hồi đạm đạt tương đương ở các liều lượng bón 60, 80 và 100N.
- Ảnh hưởng của dạng đạm: Kết quả bảng 4.9 cho thấy khi bón Urea – nBTPT
cho hiệu quả thu hồi đạm (0,43 kg N hấp thu/kg N bón) đạt cao hơn Urea thường
(0,29 kg N hấp thu/kg N bón), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê mức 1%. Tuy
nhiên hiệu quả thu hồi đạm khi bón NPK viên nén ( 0.36 kg N hấp thu/kg N bón )
lại khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với Urea thường.
Như vậy, lượng đạm bón không ảnh hưởng đến hiệu quả thu hồi đạm. Điều
này cho thấy hiệu quả thu hồi đạm phụ thuộc vào dạng phân bón làm hạn chế mất
đạm nhiều hơn là phụ thuộc vào liều lượng đạm.

22


×