Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

đánh giá ảnh hưởng của thay đổi thủy văn lên canh tác nông nghiệp vùng an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TNTN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THAY ĐỔI THỦY VĂN
LÊN CANH TÁC NÔNG NGHIỆP VÙNG AN GIANG

Sinh viên thực hiện
ĐẶNG NGUYỄN ĐÔNG PHƯƠNG MSSV 3113830

Cán bộ hướng dẫn
ThS. VÕ QUỐC THÀNH

Cần Thơ, tháng 12 - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TNTN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THAY ĐỔI THỦY VĂN
LÊN CANH TÁC NÔNG NGHIỆP VÙNG AN GIANG

Sinh viên thực hiện
ĐẶNG NGUYỄN ĐÔNG PHƯƠNG MSSV 3113830



Cán bộ hướng dẫn
ThS. VÕ QUỐC THÀNH

Cần Thơ, tháng 12 - 2014


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Võ Quốc Thành đã luôn tận
tâm hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô khoa Môi trường và Tài
nguyên Thiên nhiên đã đem lại nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em trong
quá trình học tập.
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến bạn Hồ Nhựt Thiên và tập thể Chi
đoàn Quản lý Tài nguyên Môi trường K37 đã có nhiều hỗ trợ trong thời gian học tập
tại trường.
Đặc biệt, em xin thể hiện lòng biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình đã luôn là điểm
tựa để em tự tin học tập và làm việc.
Xin chân thành cảm ơn.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …

Tác giả
(Ký, họ và tên)

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii

TÓM TẮT .................................................................................................................iv
ABSTRACT ............................................................................................................... v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................vi
DANH SÁCH BẢNG .............................................................................................. vii
DANH SÁCH HÌNH .............................................................................................. viii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2
1.3 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................... 2
1.4.1 Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 2
1.4.2 Thời gian và kế hoạch nghiên cứu ................................................................ 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4
2.1 Tổng quan về Biến đổi khí hậu............................................................................... 4
2.2 Tổng quan lũ lụt tại Đồng bằng sông Cửu Long ..................................................... 6
2.3 Tổng quan vùng nghiên cứu ................................................................................ 9
2.3.1 Vị trí địa lý ..................................................................................................9
2.3.2 Đặc điểm địa hình ...................................................................................... 11
2.3.3 Đặc điểm khí hậu ....................................................................................... 11
2.3.4 Đặc điểm thuỷ văn ..................................................................................... 13
2.3.5 Đặc điểm Kinh tế – Xã hội ......................................................................... 14
2.4 Ứng dụng thống kê toán học trong nghiên cứu Khí tượng – Thuỷ văn.................. 16
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 19
3.1 Các phương pháp thống kê toán học để phân tích số liệu ..................................... 19
3.1.1 Phương pháp chuẩn sai tích luỹ.................................................................. 19
ii



3.1.2 Phương pháp phân tích tương quan và phương trình hồi quy tuyến tính ..... 21
3.2 Một số khái niệm và quy chuẩn để nhận dạng lũ .................................................. 24
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................... 27
4.1 Diễn biến lũ từ năm 1998 đến năm 2011 .............................................................. 27
4.2 Cơ cấu mùa vụ ở An Giang .................................................................................. 32
4.3 Ảnh hưởng của thay đổi mực nước lũ lên canh tác lúa ......................................... 35
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 39
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 39
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 41

iii


TÓM TẮT
An Giang là một trong những tỉnh có tiềm lực kinh tế lớn ở Đồng bằng sông Cửu
Long. Trong đó, nông nghiệp được xem là thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là về cây lúa. Sản
lượng lúa hàng năm không ngừng tăng trưởng, đạt khoảng 3,84 triệu tấn vào năm 2011. Tuy
nhiên, lũ lụt hàng năm luôn gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động sản xuất nông
nghiệp của tỉnh. Do đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định diễn biến lũ trong giai
đoạn 1998 – 2011, đồng thời, đánh giá ảnh hưởng sự của thay đổi mực nước lũ đến các mùa
vụ canh tác lúa. Trên cơ sở đó, lịch thời vụ trồng lúa ở An Giang được sử dụng để so sánh với
đường quá trình lũ của một số năm đặc trưng. Ngoài ra, một số phương pháp thống kê toán
học cũng đã được áp dụng để phân tích diễn biến lũ (dựa trên số liệu mực nước thực đo của
trạm Tân Châu và Châu Đốc). Kết quả nghiên cứu cho thấy, động thái lũ trong những năm
gần đây đã có nhiều biến động. Trong những năm lũ lớn, lũ thường về sớm và kéo dài hơn so
với trung bình. Hơn nữa, mực nước đỉnh lũ còn vượt mức báo động III (được quy định theo
Quyết định số 17/2011/QĐ-TTg) và có thời gian duy trì mực nước lũ trên các cấp báo động
kéo dài. Song bên cạnh những năm lũ lớn, vẫn có một số năm lũ nhỏ, với mực nước đỉnh lũ
thấp và thời gian mùa lũ ngắn. Bên cạnh đó, ở An Giang, canh tác lúa chủ yếu có 3 vụ là

Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông (vụ 3), phần lớn các mùa vụ đều bị ảnh hưởng trong thời
gian mùa lũ. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được một số rủi ro trong canh tác lúa,
chủ yếu là đối với vụ Hè Thu và Thu Đông.
Từ khoá: động thái lũ, lịch thời vụ, tỉnh An Giang.

iv


ABSTRACT
An Giang province has potential economic development in the Vietnamese Mekong
Delta. Especially, agriculture is certainly acknowledged as a strength, focusing mainly on
rice cultivar. Rice production is annually increasing to 3,84 million tons in 2011. However,
the annual flood has been creating a very dangerous situation for agricultural activities.
Therefore, the study was conducted with the objectives of identifying the flood dynamics
during the period of 1998 – 2011 and assessing the impact of water level changes on rice
crops. An Giang’s rice crop calendar was used to compare to hydrographs of the flood period
in several years. Besides, some basic statistic approaches were also applied to analyze flood
characteristics (based on measured data at Tan Chau and Chau Doc gauge stations). The
outcomes showed that flood dynamics in recent years had significant changes. In heavilyflooded years, flood season usually occurs earlier and lasts longer than in regular ones.
Moreover, flood peaks also exceed the 3rd stage warning water level (based on Decision
17/2011/QD-TTg) and the period of high water level of flood lasts too long. Apart from
seriously-flooded years, there are some tightly-flooded years, with low flood peaks and short
flood season. Additionally, in An Giang, agricultural production takes place in three crops,
which are winter-spring (Dong Xuan), summer-autumn (He Thu) and autumn-winter (Thu
Dong) season. Most crops are affected in flood season. Especially, the study result also
presented several risks in agriculture production, majoring in summer-autumn and autumnwinter season.
Keywords: flood dynamics, seasonal calendar, An Giang province.

v



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu



Châu Đốc

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change

KTTV

Khí tượng – Thuỷ văn

KTXH

Kinh tế – Xã hội

NBD

Nước biển dâng


NĐTB

Nhiệt độ trung bình

TC

Tân Châu

UN

United Nations

VKHKTTVMT

Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1 Tổng hợp thiệt hại do lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2001 ............ 9
Bảng 2.2 Tổng lượng mưa tháng từ năm 2001 đến năm 2009 tại trạm Châu Đốc ...... 13
Bảng 2.3 Dân số Tỉnh An Giang ................................................................................ 15
Bảng 3.1 Bảng tham chiếu ý nghĩa hệ số tương quan ................................................. 23

Bảng 3.2 Các cấp dự báo lũ cho sông Tiền và sông Hậu............................................ 26

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1 Bản đồ địa giới hành chính các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ................... 1
Hình 2.1 Sự thay đổi về (a) nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu, (b) mực nước biển
trung bình toàn cầu và (c) lượng băng bao phủ Bắc bán cầu .......................................4
Hình 2.2 (A) Mức tăng nhiệt độ trung bình năm và (B) Mức thay đổi lượng mưa năm
của Việt Nam trong 50 năm qua................................................................................... 5
Hình 2.3 Phân bố độ sâu lũ tại thời điểm lũ mở rộng nhất với hai kịch bản hiện tại
(2000s) và tương lai (2090s) ........................................................................................ 7
Hình 2.4 Diễn biến mực nước đỉnh lũ tại trạm Tân Châu và trạm Châu đốc từ năm
1961 đến năm 2004......................................................................................................8
Hình 2.5 Bản đồ địa giới hành chính tỉnh An Giang................................................... 10
Hình 2.6 Nhiệt độ trung bình hàng tháng tại trạm Châu Đốc từ năm 2001 đến năm
2013........................................................................................................................... 12
Hình 2.7 Số giờ nắng trung bình tháng tại trạm Châu Đốc từ năm 2001 đến năm 2013
.................................................................................................................................. 12
Hình 2.8 Mạng lưới kênh rạch tỉnh An Giang ............................................................ 14
Hình 2.9 Cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) theo khu vực kinh tế ..................................... 16
Hình 3.1 Xu thế tăng thuần tuý và Xu thế giảm thuần tuý ........................................... 19
Hình 3.2 Xu thế tăng rồi giảm và Xu thể giảm rồi tăng .............................................. 20

Hình 3.3 Xu thế tăng rồi giảm sau đó tăng và Xu thế giảm rồi tăng sau đó giảm ....... 20
Hình 3.4 Đồ thị diễn tả một quá trình lũ .................................................................... 26
Hình 4.1 Đồ thị diễn biến mực nước đỉnh lũ tại trạm Tân Châu (A) và trạm Châu Đốc
(B) giai đoạn 1998 – 2011 ......................................................................................... 27
Hình 4.2 Đồ thị phân tích xu thế diễn biến mực nước tại trạm Tân Châu (A) và trạm
Châu Đốc (B) giai đoạn 1998 – 2011 bằng phương trình hồi quy .............................. 28
Hình 4.3 Đồ thị phân tích xu thế diễn biến mực nước tại trạm Tân Châu và trạm Châu
Đốc giai đoạn 1998 – 2011 bằng phương pháp chuẩn sai tích luỹ ............................. 29
Hình 4.4 Thời gian mùa lũ theo hai trạm Tân Châu và Châu Đốc từ năm 1998 đến
năm 2011 ................................................................................................................... 30
Hình 4.5 Thời gian mực nước tại trạm Tân Châu vượt các cấp báo động trong mùa lũ
từ năm 1998 đến năm 2011 ........................................................................................ 31

viii


Hình 4.6 Thời gian mực nước tại trạm Châu Đốc vượt các cấp báo động trong mùa lũ
từ năm 1998 đến năm 2011 ........................................................................................ 31
Hình 4.7 Lịch thời vụ trồng lúa ở An Giang ............................................................... 34
Hình 4.8 So sánh lịch thời vụ trồng lúa ở An Giang với mực nước lũ trung bình nhiều
năm tại trạm Tân Châu và Châu Đốc......................................................................... 35
Hình 4.9 So sánh lịch thời vụ trồng lúa ở An Giang với mực nước lũ năm 2000 tại
trạm Tân Châu và Châu Đốc ..................................................................................... 36
Hình 4.10 So sánh lịch thời vụ trồng lúa ở An Giang với mực nước lũ năm 2011 tại
trạm Tân Châu và Châu Đốc ..................................................................................... 36
Hình 4.11 So sánh lịch thời vụ trồng lúa ở An Giang với mực nước lũ năm 1998 tại
trạm Tân Châu và Châu Đốc ..................................................................................... 37
Hình 4.12 So sánh lịch thời vụ trồng lúa ở An Giang với mực nước lũ năm 2010 tại
trạm Tân Châu và Châu Đốc ..................................................................................... 37


ix


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý MT & TNTN

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là phần hạ lưu của Đồng bằng châu thổ
sông Mekong thuộc phần lãnh thổ Việt Nam (hình 1.1), có diện tích tự nhiên hơn
40.000 km2 với 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương. ĐBSCL được xem như
là vựa lúa lớn nhất cả nước với đóng góp trên 50% sản lượng lúa và 90% – 95% lượng
gạo xuất khẩu hàng năm. Sản lượng lúa năm 2010 đạt 21,6 triệu tấn, chiếm hơn ½ sản
lượng cả nước; xuất khẩu gạo năm 2010 đạt 6,9 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu 3,2
tỉ USD (Võ Hùng Dũng, 2012), giúp Việt Nam trở thành một quốc gia xuất khẩu gạo
hàng đầu trên thế giới (Nguyễn Thị Lang, 2012). Do đó, ĐBSCL đóng vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và an ninh lương thực thế giới
(Nguyễn Kim Hồng et al., 2011; Lê Quang Trí, 2012). Tuy nhiên, trong bối cảnh Biến
đổi Khí hậu (BĐKH) và sự phát triển ở thượng nguồn như hiện nay đã và đang có
nhiều tác động tiêu cực đến canh tác nông nghiệp ở ĐBSCL. Theo IPCC (2007),
ĐBSCL là một trong ba vùng châu thổ trên thế giới có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm
trọng do BĐKH trong 30 – 50 năm tới. Ngoài ra, việc xây dựng các đập thuỷ điện để
phát triển kinh tế của các quốc gia trên thượng nguồn sông Mekong sẽ làm thay đổi
đặc tính dòng chảy và lưu lượng (Đào Trọng Tứ, 2010). Hệ quả là làm thay đổi mùa
thuỷ văn – sinh thái, mực nước mặt của sông, thời gian lưu trữ nước. Do đó, đời sống
người dân trong lưu vực bị tác động do sự thay đổi mực nước không còn theo quy luật
tự nhiên mà phụ thuộc vào chế độ vận hành của các đập. Bên cạnh đó, hệ thống canh
tác nông nghiệp cũng phải thích nghi với bối cảnh mới (Nguyễn Ngọc Trân, 2012).


Hình 1.1 Bản đồ địa giới hành chính các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Đặng Nguyễn Đông Phương (MSSV: 3113830)

1


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý MT & TNTN

Diễn biến lũ những năm gần đây ở ĐBSCL trở nên phức tạp hơn, gây nhiều
thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế của người dân
địa phương. Vấn đề này ngày càng trở nên phức tạp hơn khi hiện tượng BĐKH xảy ra
cùng với việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và
đô thị ở ĐBSCL (Văn Phạm Đăng Trí et al., 2013). Lũ lụt năm 2000 được xem như là
lũ lịch sử với mực nước đỉnh lũ tại Tân Châu (TC) là 506 cm và tại Châu Đốc (CĐ) là
490 cm, tiếp theo năm 2001 và năm 2002 đều là những năm lũ lớn tại ĐBSCL. Lũ lớn
và kéo dài gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp (Trần Như Hối, 2005). Những năm
lũ lớn, về sớm, nước lũ lên quá nhanh, cây lúa không vươn kịp theo nước sẽ chết hàng
loạt. Ngoài ra, tại ĐBSCL, mùa vụ, tập quán canh tác và sự hình thành các vùng trồng
lúa khác nhau còn tuỳ thuộc vào điều kiện thuỷ văn (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Do đó,
sự thay đổi của chế độ thuỷ văn có ảnh hưởng lớn trong sản xuất nông nghiệp ở
ĐBSCL. Xuất phát từ thực tiễn, đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của thay đổi thuỷ văn
lên canh tác nông nghiệp vùng An Giang” được thực hiện nhằm xác định mối quan
hệ giữa sự thay đổi chế độ thuỷ văn với sản xuất nông nghiệp. Từ đó, góp phần làm cơ
sở để xây dựng lịch thời vụ phù hợp nhằm giảm tổn thất do lũ gây ra và nâng cao năng
suất trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn góp phần hỗ trợ để
quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá mối tương quan giữa sự thay đổi thuỷ văn đến canh tác nông nghiệp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định động thái lũ trong những năm gần đây (1998 – 2011);
Xác định ảnh hưởng của sự thay đổi thuỷ văn đến canh tác nông nghiệp.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Xác định khu vực nghiên cứu.
Thu thập số liệu, thông tin phục vụ đề tài: số liệu thuỷ văn, vị trí địa lí, điều
kiện Kinh tế – Xã hội (KTXH), lịch thời vụ và đặc tính cây trồng của vùng nghiên
cứu.
Sử dụng một số phương pháp thống kê mô tả và thống kê xu hướng để phân
tích số liệu.
Đánh giá và đưa ra kết luận sau khi phân tích số liệu.
1.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
1.4.1 Địa điểm nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh An Giang.
Đặng Nguyễn Đông Phương (MSSV: 3113830)

2


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý MT & TNTN

Đề tài chỉ nghiên cứu động thái lũ giai đoạn 1998 – 2011 và so sánh sự thay đổi
mực nước lên lịch thời vụ của địa phương.
1.4.2 Thời gian và kế hoạch nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong thời gian 04 tháng từ tháng 8 năm 2014 đến tháng

11 năm 2014.
Một số công việc và tiến độ thực hiện đề tài như sau:
CV1: Viết đề cương nghiên cứu. Thời gian thực hiện: 01/08/2014 – 20/08/2014
CV2: Thu thập số liệu về thuỷ văn và canh tác nông nghiệp. Thời gian thực
hiện: 15/08/2014 – 31/08/2014
CV3: Xác định động thái lũ. Thời gian thực hiện: 01/09/2014 – 30/09/2014
CV4: Xác định tương quan giữa thay đổi thuỷ văn và canh tác nông nghiệp.
Thời gian thực hiện: 01/10/2014 – 31/10/2014
CV5: Phân tích và viết báo cáo tổng hợp. Thời gian thực hiện: 01/09/2014 –
30/11/2014

Đặng Nguyễn Đông Phương (MSSV: 3113830)

3


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý MT & TNTN

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về Biến đổi khí hậu
Theo IPCC (1995), Biến đổi khí hậu là hiện tượng thay đổi các yếu tố khí hậu
(trong chuỗi thời gian quan trắc nhiều năm), nguyên nhân của hiện tượng này là do sự
tương tác giữa các yếu tố khí hậu (biến đổi tự nhiên), hoặc do các hoạt động của con
người gây ra như thải khí nhà kính ra khí quyển.
Khái niệm về BĐKH là sự thay đổi của khí hậu (định nghĩa của Công ước khí
hậu) được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi
thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự
nhiên trong các thời gian có thể so sánh được. Biến đổi khí hậu xác định sự khác biệt

giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu. Trong đó,
trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ
(VKHKTTVMT, 2010; BTNMT, 2011).
Ngoài ra, theo Lê Anh Tuấn (2011) thì Biến đổi khí hậu là thể hiện xu hướng
thay đổi các thông số trạng thái của khí hậu so với trung bình nhiều năm.

Hình 2.1 Sự thay đổi về (a) nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu, (b) mực nước biển
trung bình toàn cầu và (c) lượng băng bao phủ Bắc bán cầu (Nguồn: IPCC, 2007)
Đặng Nguyễn Đông Phương (MSSV: 3113830)

4


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý MT & TNTN

Kết quả phân tích số liệu khí hậu toàn cầu của IPCC (2007), nhiệt độ trung bình
(NĐTB) toàn cầu đã tăng lên có ý nghĩa. Trong thời kì 1906 – 2005, NĐTB toàn cầu
đã gia tăng 0,74 ± 0,2oC, và trong 50 năm gần đây, tốc độ tăng gấp đôi so với 50 năm
trước. Trong thế kỷ 20, trên khắp các châu lục và đại dương, nhiệt độ có xu thế tăng rõ
rệt. Độ lệch tiêu chuẩn của NĐTB toàn cầu là 0,24oC, sai khác lớn nhất giữa hai năm
liên tiếp là 0,29oC (giữa năm 1976 và năm 1977), tốc độ của xu thế biến đổi nhiệt độ
cả thế kỉ là 0,75oC, nhanh hơn bất kỳ thế kỉ nào trong lịch sử, từ thế kỷ 11 đến nay
(VKHKTTVMT, 2010). Ngoài ra, lượng mưa cũng có sự thay đổi bất thường hơn.
Trong thời kỳ 1901 – 2005, xu thế biến đổi của lượng mưa rất khác nhau giữa các khu
vực. Nhìn chung, tần suất mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi có xu
thế lượng mưa giảm. Trên phạm vi toàn cầu, lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ
độ 30oN thời kỳ 1901 – 2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, kể từ thập kỷ 1990
(VKHKTTVMT, 2010). Bên cạnh đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, lũ lụt,

hạn hán, …) cũng xuất hiện thường xuyên hơn. Đặc biệt, mực nước biển dâng cao hơn
do sự tan băng ở hai cực, nguyên nhân của sự dãn nở vì nhiệt của khối nước biển, đại
dương (Lê Anh Tuấn, 2011).

Hình 2.2 (A) Mức tăng nhiệt độ trung bình năm và (B) Mức thay đổi lượng mưa năm
của Việt Nam trong 50 năm qua (Nguồn: VKHKTTVMT, 2010)

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề do ảnh hưởng của
BĐKH và nước biển dâng (NBD), sau Bangladesh và các quốc đảo khác (Thayer,
2007; UN, 2009). Ở Việt Nam, xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa là rất khác
nhau trên các vùng trong 50 năm qua. NĐTB năm tăng khoảng 0,5oC trên phạm vi cả
nước và lượng mưa có xu hướng giảm ở nửa phần phía Bắc, tăng ở phía Nam lãnh thổ
(BTNMT, 2011; VKHKTTVMT, 2012). Theo tóm tắt kịch bản BĐKH, NBD cho Việt
Đặng Nguyễn Đông Phương (MSSV: 3113830)

5


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý MT & TNTN

Nam (2012), đến cuối thế kỷ 21, NĐTB năm tăng từ 1,6oC – 3,7oC trên phần lớn diện
tích Việt Nam tuỳ theo kịch bản phát thải. Lượng mưa năm tăng hầu hết trên lãnh thổ
với mức tăng phổ biến từ 2% - 10% theo kịch bản phát thải cao. Đặc biệt, nếu mực
nước biển dâng lên 1 m, sẽ có khoảng 39% diện tích ĐBSCL, trên 10% diện tích Đồng
bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền
Trung và trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập (BTNMT,
2012).
Những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển do BĐKH sẽ dẫn đến

các tác động về KTXH và môi trường. Các tác động có thể là tác động trực tiếp hay
gián tiếp, tích cực hay tiêu cực (VKHKTTVMT, 2011). Đối với sản xuất nông nghiệp,
cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ có thể bị thay đổi ở một số vùng do tác động của
ấm lên toàn cầu. Năng suất một số cây lương thực dự kiến tăng nhẹ trên các vĩ độ cao
và vĩ độ trung bình với nhiệt độ tăng từ 1oC – 3oC; trên các vĩ độ thấp, đặc biệt các khu
vực nhiệt đới gió mùa, năng suất lương thực dự kiến sẽ giảm đi nếu nhiệt độ tăng từ
1oC – 2oC (VKHKTTVMT, 2012). Đối với cây ngô, năng suất giảm từ 5% – 20% nếu
nhiệt độ tăng lên 1oC và tới 60% khi nhiệt độ tăng lên 4oC; cây lúa cũng sẽ giảm 10%
khi nhiệt độ tăng lên 1oC (Lê Thị Xuân Lan, 2012). Ngoài ra, BĐKH còn tác động đến
thời vụ canh tác lúa, làm thay đổi cấu trúc mùa, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu,
suy thoái tài nguyên đất và giảm đa dạng sinh học (Lê Quang Trí, 2012). Đặc biệt,
BĐKH và NBD sẽ làm tăng thêm diện tích ngập lụt, giảm khả năng tiêu thoát nước
của các con sông và xâm nhập mặn sâu hơn vào nội đồng (Lê Thị Xuân Lan, 2012;
VKHKTTVMT, 2012).
2.2 Tổng quan lũ lụt tại Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSCL là phần hạ lưu của đồng bằng châu thổ sông Mekong, được giới hạn
bởi vịnh Thái Lan ở phía Tây Nam, biển Đông ở phía Đông Nam, sông Vàm Cỏ Tây ở
phía Đông Bắc và lãnh thổ Campuchia ở phía Bắc. Hàng năm, nước đến đồng bằng
chủ yếu qua 2 cửa Tân Châu và Châu Đốc. Vào mùa lũ, một lượng lớn nước được
chảy tràn qua biên giới, lượng nước qua cửa Tân Châu thường chiếm 82% tổng lượng
nước đến. Sau Vàm Nao, nước được phân phối lại 51% cho sông Tiền và 49% cho
sông Hậu. Do tác động điều tiết của Biển Hồ (Campuchia), sự biến động dòng chảy
trong nhiều năm không lớn, hệ số biến động Cv = 0,11 tại Tân Châu (Nguyễn Sinh
Huy, 2003). Số liệu thực đo cho thấy lưu lượng lớn nhất chảy vào sông Tiền, sông Hậu
không thay đổi nhiều qua các trận lũ, năm 1961 là 36.950m3/s, lũ năm 1996 là 32.400
m3/s và lũ năm 2000 là 37.110 m3/s (Trần Đăng Hồng, 2009).
Lũ lụt được xem như là một hiện tượng tự nhiên và diễn ra hàng năm ở ĐBSCL
(Lê Anh Tuấn, 2004; Nguyễn Hiếu Trung et al., 2009). Mùa lũ tại ĐBSCL thường kéo
dài khoảng 6 tháng, từ tháng 7 đến tháng 12, đạt đỉnh cao nhất vào khoảng tháng 9 đến
tháng 10, chậm pha khoảng 1 tháng so với lũ ở thượng nguồn (Trần Như Hối, 2005;

Tô Văn Trường, 2005). Theo đó, mùa lũ ở ĐBSCL thường được chia ra ba giai đoạn.
Đặng Nguyễn Đông Phương (MSSV: 3113830)

6


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý MT & TNTN

Trong giai đoạn I, từ tháng 7 đến tháng 8, nước lụt chảy vào các kinh và mương rạch
thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Cao điểm lũ lụt xảy ra
trong giai đoạn II khi mực nước sông Tiền ở Tân Châu cao hơn 4,2 m và mực nước
sông Hậu ở Châu Đốc cao hơn 3,5 m. Nước lụt ở Đồng Tháp Mười và khu Tứ giác
Long Xuyên có 2 nguồn chính: nước tràn qua bờ sông Tiền và sông Hậu trong địa
phận Việt Nam có chứa phù sa và nước lụt tràn qua biên giới Việt – Miên rất ít phù sa.
Giai đoạn III bắt đầu từ tháng 10 khi mực nước hạ thấp dần cho đến cuối tháng 12.
Vào những năm bình thường, khoảng 1/3 diện tích đồng bằng bị ngập lụt, có nơi sâu 3
– 4 m (Trần Đăng Hồng, 2009).
Hàng năm, diện tích ngập lụt toàn vùng khoảng 3 – 4 triệu ha, với độ sâu ngập
lụt từ 0,5 – 4,0 m (Tô Quang Toản et al., 2011). Lũ tràn là nguyên nhân chính gây
ngập lụt trên vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên với diện tích ngập hàng
năm khoảng 1,9 triệu ha (Nguyễn Sinh Huy, 2003). Dựa vào nghiên cứu sử dụng mô
hình thuỷ văn và thuỷ lực để xác định diễn biến lũ trong tương lai (hình 2.3), kết quả
cho thấy lũ trong kịch bản tương lai (2090s) sẽ lớn hơn rất nhiều so với kịch bản hiện
tại (2000s) về cả hai phương diện độ sâu và diện tích ngập lụt. Vùng ngập lũ sẽ mở
rộng về phía biển và diện tích ngập lũ sẽ tăng thêm khoảng 23% tổng diện tích
ĐBSCL (Nguyễn Duy Khang et al., 2010).

Hình 2.3 Phân bố độ sâu lũ tại thời điểm lũ mở rộng nhất với hai kịch bản hiện tại

(2000s) và tương lai (2090s) (Nguồn: Nguyễn Duy Khang et al., 2010)

Trong khoảng hơn một thập kỉ gần đây, tình hình lũ lụt ở ĐBSCL đã diễn ra
phức tạp và bất lợi, các trận lũ lớn và bé xảy ra với mật độ dày hơn (Đào Xuân Học et
al., 2003). Cường suất lũ thường không lớn, thời gian ngập lụt kéo dài và độ sâu ngập
lụt lớn. Lũ sớm, lũ muộn, và lũ lớn chính vụ đều gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với
KTXH và sản xuất lương thực; trong đó, thời gian duy trì mực nước đỉnh lũ là một
trong những yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sản xuất lương thực ở ĐBSCL (Nguyễn
Văn Liêm, 2005).
Đặng Nguyễn Đông Phương (MSSV: 3113830)

7


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý MT & TNTN

Nguyên nhân hình thành lũ lớn ở ĐBSCL là do sự tổ hợp của các yếu tố: (i)
nước lũ từ thượng nguồn; (ii) triều cường ở biển Đông và (iii) mưa liên tục tại chỗ.
Ngoài ra, hiện nay diễn biến lũ ở ĐBSCL ngày càng trở nên phức tạp do làm các đê
bao, đập chắn nhiều nơi, đồng thời sự phân lũ chưa hợp lý (Lê Anh Tuấn, 2004). Bên
cạnh đó, sự phát triển cơ sở hạ tầng ở ĐBSCL trong những năm qua cũng đã ảnh
hưởng đáng kể đến tình hình lũ lụt, đặc biệt là từ năm 1996 trở lại đây. Việc phát triển
hệ thống kênh đào, đường giao thông, các cụm, tuyến và đê bao khu dân cư, bờ bao
kiểm soát lũ tháng 8 vùng ngập nông và triệt để vùng ngập sâu cho phát triển nông
nghiệp đã khiến diễn biến dòng chảy và ngập lũ ở ĐBSCL trở nên phức tạp hơn (Tô
Văn Trường, 2005).
Theo tài liệu thống kê từ năm 1931 đến năm 2004, có 31 năm mực nước đỉnh lũ
tại Tân Châu thuộc loại lớn (trên 450 cm, chiếm 41%), còn lại có thể xem là lũ vừa

(23 năm, chiếm 35%) và lũ nhỏ (16 năm, chiếm 24%). Trong đó, năm 1961 có đỉnh lũ
cao nhất tại Tân Châu là 512 cm, song những năm 1998 (281 cm) và 1988 (313 cm)
thì lại rất thấp. Ngoài ra, có 02 trường hợp mà 04 năm liền lũ lớn với mực nước đỉnh
lũ trên 430 cm (1937 – 1940; 1946 – 1949); 04 trường hợp 03 năm liền nhau xảy ra lũ
lớn (1960 – 1962; 1970 – 1972; 1994 – 1996; 2000 – 2002). Đặc biệt, trong những
năm lũ lớn, thời gian duy trì mực nước đỉnh lũ trên cấp báo động tại Tân Châu thường
là từ 60 – 80 ngày trên 350 cm; từ 40 – 50 ngày trên 450 cm (Trần Như Hối, 2005). Lũ
lớn thường gây thiệt hại về nhân mạng và tài sản, song lũ nhỏ cũng mang lại những
khó khăn trong sản xuất, thiệt hại về mặt môi trường như: thiếu nước cho sản xuất, vệ
sinh đồng ruộng, xâm nhập mặn, dịch bệnh và chuột bọ trên ruộng (Đào Xuân Học et
al., 2003).
600

Hmax (cm)

Tân Châu

Châu Đốc

500

400

300
Năm
1961
1963
1965
1967
1969

1971
1973
1975
1977
1979
1981
1983
1985
1987
1989
1991
1993
1995
1997
1999
2001
2003

200

Hình 2.4 Diễn biến mực nước đỉnh lũ tại trạm Tân Châu và trạm Châu đốc từ năm 1961
đến năm 2004 (Nguồn: Trần Như Hối, 2005)
Đặng Nguyễn Đông Phương (MSSV: 3113830)

8


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý MT & TNTN


Trong lịch sử lũ lụt tại ĐBSCL, những năm 1961, 1978, 1984, 1991, 1994,
1996, 2000, 2001 và 2002 là năm có lũ đặc biệt lớn (Đào Xuân Học et al., 2003; Trần
Như Hối, 2005). Năm 1961, có đỉnh lũ cao nhất tại Tân Châu là 512 cm và Châu Đốc
là 489 cm (Tô Văn Trường, 2005). Riêng trận lũ năm 2000 được xem là lũ lịch sử tại
ĐBSCL với dạng lũ 2 đỉnh và thời gian lũ về sớm, mực nước tại Tân Châu vào ngày
02/08 là 422 cm và đạt cao nhất là 506 cm vào ngày 23/09. Ngoài ra, thời gian duy trì
mực nước trên 350 cm tại Tân Châu là 124 ngày và trên 450 cm là 56 ngày (Trần Như
Hối, 2005). Lũ lụt năm 2000 tại ĐBSCL đã gây ra nhiều thiệt hại to lớn về vật chất và
nhân mạng. Do lũ đến sớm và thuộc loại cao nên đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cho
vụ Hè Thu và vụ ba, bên cạnh đó thì lũ cũng rút chậm, ngập lụt kéo dài gây nhiều khó
khăn cho sản xuất sau mùa lũ (Đào Xuân Học et al., 2003). Tại tỉnh An Giang, lũ năm
2000 đã giết chết 134 người, trong đó 94 là trẻ em, tổng thiệt hại là 842 tỷ đồng. Đến
trận lũ năm 2011, số người chết do lũ đã giảm đáng kể chỉ còn 23 người, trong đó 19
là trẻ em, tổng thiệt hại ước tính là 869,2 tỷ đồng (Chi cục Thuỷ lợi An Giang, 2011).
Đặc biệt, những thiệt hại về mặt môi trường sinh thái cũng rất lớn và khó đánh giá
được.
Bảng 2.1 Tổng hợp thiệt hại do lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2001

Long An
Đồng Tháp
An Giang
Cần Thơ
Kiên Giang
Tiền Giang
Vĩnh Long
Sóc Trăng
Bến Tre
Tổng thiệt hại


Số người
chết
(người)

Số trẻ
em chết
(người)

39
95
134
31
78
15
1
0
0
393

25
73
103
31
61
14
0
0
0
307


Số hộ
Tổng diện tích
bị ngập lúa bị ngập úng
(hộ)
(ha)
60.841
114.840
32.951
24.670
29.641
44.439
29.240
4.992
0
341.614

451
5.638,25
4.435
7.667
1.098,4
1.400,1
0
0
0
20.690

Tổng thiệt
hại
(Triệu đồng)

256.076
384.292
200.000
182.029
106.039
118.632
69.861
137.789
81.192
1.535.910

(Nguồn: Ban chỉ huy phòng chống lụt bão trung ương, 2001)

2.3 Tổng quan vùng nghiên cứu
2.3.1 Vị trí địa lý
An Giang là một tỉnh thuộc ĐBSCL nằm về hướng Tây Nam của Việt Nam, là
của ngõ giao thương giữa vùng ĐBSCL với các nước láng giềng. Tỉnh An Giang có
tọa độ địa lý từ 10o10’30” đến 10o37’50” vĩ độ Bắc và từ 104o47’20” đến 105o35’10”
kinh độ Đông.

Đặng Nguyễn Đông Phương (MSSV: 3113830)

9


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý MT & TNTN

An Giang có đường ranh giới hành chính giáp với một số tỉnh khác như:

 Phía Đông Nam giáp với thành phố Cần Thơ;
 Phía Nam và Tây Nam giáp với tỉnh Kiên Giang;
 Phía Đông và Đông Bắc giáp với tỉnh Đồng Tháp;
 Phía Tây Bắc giáp với Vương quốc Campuchia.

Hình 2.5 Bản đồ địa giới hành chính tỉnh An Giang

An Giang cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km, cách trung tâm thành
phố Cần Thơ khoảng 60 km, có đường biên giới với Vương quốc Campuchia dài
khoảng 90 km được thông thương bằng các cửa khẩu quốc tế và quốc gia như Vĩnh
Xương (thị xã Tân Châu), Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên), cửa khẩu quốc gia Khánh
Bình và Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú).
Với mục tiêu thúc đẩy giao thương, trong những năm gần đây mạng lưới giao
thông đi qua An Giang đang ngày càng phát triển nhanh chóng. Về đường bộ, quốc lộ
91 dài 150 km từ thành phố Cần Thơ – An Giang – Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên và
nối vào Quốc lộ 2 của Campuchia. Năm 2012, khởi công xây dự án cầu Vàm Cống,
cầu Cao Lãnh, ước tính sẽ rút ngắn khoảng 50% thời gian đi lại từ An Giang đến thành
phố Hồ Chí Minh so với hiện nay. Về đường thuỷ, sông Tiền và sông Hậu chảy qua
địa phận An Giang khoảng 100 km, đây là hai con sông quan trọng thuộc hạ lưu vực
sông Mekong thông thương ra biển Đông. Ngoài ra, mạng lưới kênh rạch chằng chịt
của tỉnh cũng góp phần vận chuyển hàng hoá được thuận lợi hơn.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 353,7 nghìn ha, bằng 1,07% diện tích cả nước và
đứng thứ 4 ở ĐBSCL, trong đó diện tích đất nông nghiệp (tính đến 01/01/2009) là
280,0 nghìn ha chiếm tỷ lệ 79,16%, còn lại chủ yếu là đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng
và đất ở. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Long Xuyên, thị xã
Châu Đốc, thị xã Tân Châu và các huyện An Phú, Châu Phú, Phú Tân, Tri Tôn, Tịnh
Đặng Nguyễn Đông Phương (MSSV: 3113830)

10



Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý MT & TNTN

Biên, Thoại Sơn, Châu Thành và Chợ Mới. Ngoài ra, đơn vị hành chính cấp xã có 156
đơn vị gồm 20 phường, 16 thị trấn và 120 xã (Tổng cục thống kê – Số đơn vị hành
chính tính đến 31/12/2012 theo địa phương).
2.3.2 Đặc điểm địa hình
An Giang có địa hình bình quân toàn tỉnh là +1,50 m, vị trí cao nhất dao động
từ +4,0 m đến +4,5 m và vị trí thấp khoảng từ +0,6 m đến +0,8 m. Với sông Tiền và
sông Hậu ở phía Đông và chuỗi đồi núi thấp ở phía Tây đã hình thành 2 dạng địa hình
chính.
 Địa hình đồng bằng có cao độ thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với
chênh cao từ 0,5 cm/km đến 1,0 cm/km. Cao trình của toàn đồng bằng biến thiên từ
0,8 m đến 3,9 m và được chia thành hai vùng gồm vùng 4 huyện cù lao và vùng Tứ
giác Long Xuyên.
 Địa hình vùng cao tập trung phần lớn diện tích tự nhiên ở hai huyện Tri
Tôn và Tịnh Biên với nhiều núi có độ cao từ 300 m đến 700 m, nơi cao nhất là Núi
Cấm 710 m. Bao bọc chung quanh núi là đồng bằng chân núi, dạng địa hình chuyển
tiếp giữa núi và đồng bằng, có cao trình từ 4,0 m đến 40 m và độ dốc từ 3o đến 8o.
2.3.3 Đặc điểm khí hậu
An Giang có đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt cao và ổn định.
Lượng mưa tương đối lớn và phân bổ theo mùa. An Giang không chịu ảnh hưởng trực
tiếp của bão, các hiện tượng lốc xoáy có xảy ra trong mùa mưa nhưng với tần suất thấp
nên mức độ ảnh hưởng không đáng kể. Điều kiện khí hậu của tỉnh khá thuận lợi cho
phát triển sản xuất nông nghiệp.
Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là 27,8oC, nhiệt độ bình quân cao nhất là
29,6oC (tháng 4/2005) và thấp nhất là 24,6oC (tháng 1/2009), tổng tích ôn trên
10.000oC, khu vực đồi núi thường có nhiệt độ thấp hơn so với đồng bằng khoảng 2oC.

Chế độ mưa bị phân hóa thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 11 (lượng mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 10) và mùa khô bắt đầu từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau. Tổng lượng mưa hàng năm bình quân khoảng 1.355 mm/năm,
giá trị cao nhất đạt 2.020 mm/năm (2008) và thấp nhất 704,1 mm/năm (2002).
Số giờ nắng bình quân mỗi ngày ở các tháng mùa khô thường cao hơn khoảng 2
giờ so với các tháng mùa mưa, tổng số giờ nắng cao nhất trong năm là 2.480 giờ
(2002), vào tháng 7/2007 có tổng số giờ nắng thấp nhất (106 giờ/tháng) và tháng
5/2006 có tổng số giờ nắng cao nhất (291 giờ/tháng).

Đặng Nguyễn Đông Phương (MSSV: 3113830)

11


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý MT & TNTN

Nhiệt độ trung bình (ĐVT: oC)

30.0
29.0
28.0
27.0
26.0
25.0
24.0
23.0
Thời gian


Hình 2.6 Nhiệt độ trung bình hàng tháng tại trạm Châu Đốc từ năm 2001 đến năm 2013
(Nguồn: www.mard.gov.vn)

Số giờ nắng trung bình (ĐVT: giờ)

300
250

200
150

100
50

0
Thời gian

Hình 2.7 Số giờ nắng trung bình tháng tại trạm Châu Đốc từ năm 2001 đến năm 2013
(Nguồn: www.mard.gov.vn)

Đặng Nguyễn Đông Phương (MSSV: 3113830)

12


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý MT & TNTN

Bảng 2.2 Tổng lượng mưa tháng từ năm 2001 đến năm 2009 tại trạm Châu Đốc

ĐVT: mm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

2001
30
32
153
75
93
99
210
132
437
24
9

2002


40
15
93
68
130
89
89
132
49

2003
20
3
17
148
121
240
182
94
252
107
41

2004
0,4

9
201
190
56

86
241
375
120

Năm
2005

75
117
240
122
209
341
389
122

2006
14
4
6
97
117
113
96
235
145
240
17
23


2007
5
19
21
142
170
309
218
157
363
62
3

2008
11
8
3
169
206
91
163
240
362
230
256

2009
19
11

34
94
159
160
163
127
110
23
5

(Nguồn: www.mard.gov.vn)

2.3.4 Đặc điểm thuỷ văn
Chế độ thuỷ văn ở An Giang phụ thuộc chủ yếu vào chế độ bán nhật triều biển
Đông và chịu ảnh hưởng của các yếu tố dòng chảy sông Cửu Long (sông Tiền, sông
Hậu), chế độ mưa, đặc điểm địa hình và hình thái kênh rạch.
Sông Cửu Long chảy qua An Giang theo 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu. Lưu
lượng trung bình năm là 13.500 m3/s, vào mùa lũ 24.000 m3/s và mùa kiệt là 5.020
m3/s. Hệ thống sông nhánh, kênh rạch tự nhiên và kênh thủy lợi trong tỉnh có tổng
chiều dài hơn 5.500 km (mật độ 1,6 km/km2), đủ khả năng chuyển tải nguồn nước mặt
phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và vận tải thủy.
Hàng năm, vào mùa mưa tỉnh An Giang đón nhận nguồn nước lũ từ sông
Mekong đổ về và hình thành mùa nước nổi với khoảng 70% diện tích đất tự nhiên bị
ngập từ 1,0 m đến 2,5 m, thời gian ngập từ 2,5 tháng đến 5 tháng, thông thường vào
khoảng thời gian từ 15/8 đến 20/12 hàng năm. Lưu lượng đỉnh lũ trước khi tràn vào
ĐBSCL thường từ 50.000 ÷ 60.000 m3/ngày, có năm đến 70.000 m3/ngày.
Ngoài ra, An Giang còn có hệ thống sông và kênh rạch rất phát triển. Mạng lưới
giao thông thuỷ của tỉnh gồm hệ thống sông, rạch tự nhiên và các kênh cấp 1, cấp 2
phục vụ cho công tác tưới tiêu trong nông nghiệp và vận tải. Trên địa bàn tỉnh có hai
tuyến sông Tiền, sông Hậu có điều kiện khá thuận lợi cho giao thông thuỷ, chiều rộng

phổ biến từ 300 m – 400 m, có độ sâu từ 5 m – 15 m, hai tuyến sông này được liên kết
với nhau bởi các sông, rạch cắt ngang, tạo nên một mạng liên thông về vận tải thuỷ
khá thuận lợi. Hệ thống sông, rạch tự nhiên có 10 tuyến với chiều dài 232,2 km (sông
Tiền, sông Hậu, sông Cái Vừng, sông Vàm Nao, sông Châu Đốc, sông Bình Di, rạch
Đặng Nguyễn Đông Phương (MSSV: 3113830)

13


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý MT & TNTN

Ông Chưởng, Xép Năng Gù và Xép Vĩnh Trường, rạch Long Xuyên). Kênh cấp I có
19 tuyến với chiều dài 469,8 km. Kênh cấp II có 290 tuyến với chiều dài 1.721,3 km.
Kênh cấp III và kênh mương nội đồng có 1.654 tuyến với chiều dài 3.333,1 km.

Hình 2.8 Mạng lưới kênh rạch tỉnh An Giang

2.3.5 Đặc điểm Kinh tế – Xã hội
Phát huy tiềm năng, lợi thế vốn có, nhất là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và
dịch vụ, kinh tế – xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2000 – 2007 tiếp tục phát triển khá
vững chắc và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận:


Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2000 – 2007 (giá cố định) đạt
9,59%/năm, trong đó khu vực I (nông, lâm, thủy sản) tăng 4,6%/năm,
khu vực II (công nghiệp – xây dựng) tăng 12,96%/năm và khu vực III
(dịch vụ) tăng 12,35%/năm.




Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000 – 2007 chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng ngành dịch vụ, công nghiệp – xây dựng; giảm tỷ trọng nông, lâm,
thuỷ sản (giảm từ 41,07% năm 2000 xuống 34,52% năm 2007).



GDP bình quân đầu người năm 2007 (giá thực tế) đạt 12,09 triệu đồng,
tương đương khoảng 530 USD (bằng 90% mức thu nhập bình quân của
cả nước) và theo giá cố định năm 1994 đạt 5,7 triệu đồng, tăng bình quân
9,6%/năm, cao hơn 1,75 lần mức thu nhập của năm 2000.



Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2007 là 4.652,4 tỷ đồng, tăng bình
quân 16,73%/năm (giai đoạn 2000 – 2007) và đạt tỷ lệ thu 9,2% so với
GDP nền kinh tế; chi ngân sách năm 2007 là 4.475,8 tỷ đồng, tăng bình
quân 19,2%/năm và đạt tỷ lệ 11,7% so với GDP nền kinh tế.

Đặng Nguyễn Đông Phương (MSSV: 3113830)

14


×