Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

nghiên cứu về thực vật thủy sinh cao có khả năng làm sạch nước tự nhiên tại trung tâm nông nghiệp mùa xuân, huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 55 trang )

SVTH: TRẦN THANH TIẾN

CBHD: Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TNTN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU VỀ THỰC VẬT THỦY SINH CAO
CÓ KHẢ NĂNG LÀM SẠCH NƯỚC TỰ NHIÊN
TẠI TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN,
HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

Sinh viên thực hiện
TRẦN THANH TIẾN
MSSV: 3113854
Cán bộ hướng dẫn
TS. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

Cần Thơ, tháng 11 - 2014

Luận văn tốt nghiệp

i


SVTH: TRẦN THANH TIẾN


CBHD: Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt bốn năm học ở trường Đại học Cần Thơ và khoảng thời gian 4 tháng
thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp là quá trình kết hợp giữa lý thuyết và thực hành
giúp tôi tổng kết, củng cố lại kiến thức chuyên ngành của mình, đồng thời hiểu biết
thêm những kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện đề tài. Đến nay, tôi đã
hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp. Có được kết quả này tôi xin gửi lời cảm ơn đến
tất cả mọi người đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp:
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Trương Hoàng Đan đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn giúp tôi hiểu rõ vấn đề, truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Phùng Thị Hằng người luôn tạo điều
kiện để tôi có thể tiếp cận đề tài và khuyến khích tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Xin chân thành gửi lời cám ơn đến Quý Thầy Cô Khoa Môi trường & Tài
nguyên Thiên nhiên, cũng như Quý Thầy Cô Bộ môn Quản lý Môi trường – Khoa Môi
trường & Tài nguyên Thiên nhiên – Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị công tác tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa
xuân, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu.
Bênh cạnh đó tôi xin gửi lời cám ơn tới các bạn: Nguyễn Văn Cảnh, Nguyễn
Thị Trúc Linh, Phan Ngọc Mai Trinh cũng như tập thể lớp Quản lý Tài nguyên & Môi
trường khóa 37 đã động viên, hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Cha Mẹ và những người thân đã dành
tất cả tình cảm yêu thương, niềm tin, khuyến khích và động viên tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày


tháng 12 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Trần Thanh Tiến

Luận văn tốt nghiệp

ii


SVTH: TRẦN THANH TIẾN

CBHD: Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC ...................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v
DANH SÁCH HÌNH ....................................................................................... vi
DANH SÁCH BẢNG .....................................................................................vii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU TỔNG QUÁT ...................................................................... 1
1.3 MỤC TIÊU CỤ THỂ .............................................................................. 2
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 2
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................ 3
2.1 SƠ LƯỢC VỀ TỈNH HẬU GIANG ........................................................ 3

2.1.1 Vị trí địa lý ....................................................................................... 3
2.1.2 Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 3
2.1.3 Kinh tế.............................................................................................. 4
2.1.4 Dân cư .............................................................................................. 5
2.2 SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN ................ 5
2.3 CHỈ THỊ ĐA DẠNG SINH HỌC ............................................................ 6
2.4 SỬ DỤNG THỰC VẬT TRONG CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG ................... 8
2.5 SƠ LƯỢC VỀ THỰC VẬT THỦY SINH ............................................... 9
2.6 VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT THỦY SINH ........................................... 10
2.7 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÂN BỐ CỦA THỰC
VẬT THỦY SINH BÂC CAO ............................................................................... 11
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 14
3.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ........................................................... 14
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 14
Luận văn tốt nghiệp

iii


SVTH: TRẦN THANH TIẾN

CBHD: Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

3.3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................... 14
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 17
3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MẪU ................................................... 18
3.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ..................................................... 20
Chương 4: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN............................................................ 21
4.1 HIỆN TRẠNG VÙNG NGHIÊN CỨU ................................................ 21
4.2 CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI CÁC KÊNH NGHIÊN CỨU ................... 21

4.2.1 Diễn biến DO tại các kênh nghiên cứu ........................................... 21
4.2.2 Diễn biến pH tại các kênh nghiên cứu ............................................. 22
4.2.3 Diễn biến C tại các kênh nghiên cứu ............................................ 23
4.2.4 Diễn biến COD tại các kênh nghiên cứu ......................................... 24
4.2.5 Diễn biến BOD5 (mg/L) tại các kênh nghiên cứu ............................ 26
4.2.6 Diễn biến tổng đạm (TN) tại các kênh nghiên cứu ......................... 27
4.2.7 Diễn biến tổng lân TP tại các kênh nghiên cứu ............................ 28
4.2.8 Diễn biến TSS tại các kênh nghiên cứu ......................................... 29
4.3 KẾT QUẢ VỀ THỰC VẬT THỦY SINH BẬC CAO........................... 30
4.3.1 Thành phần loài thủy sinh thực vật bậc cao ..................................... 30
4.3.2 Tần suất xuất hiện của thủy sinh thực vật........................................ 30
4.3.3 Biến động sinh khối ........................................................................ 32
4.3.4 Chỉ số đa dạng sinh học và chỉ số uan trọng loài ở kênh chính ...... 32
4.4 ĐỀ XUẤT HƯỚNG QUẢN LÝ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC . 33
Chương 5: KẾT L ẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................... 35
5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................... 35
5.2 KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 36
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 39

Luận văn tốt nghiệp

iv


SVTH: TRẦN THANH TIẾN

CBHD: Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BOD: nhu cầu oxy sinh hóa
COD: nhu cầu oxy hóa học
DO: nồng độ oxy hòa tan
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
C: độ dẫn điện
NĐ-CP: Nghị định Chính phủ
QCVN: quy chuẩn Việt Nam
TN: tổng đạm
TP: tổng lân
TSS: tổng chất rắn lơ lửng
UBND: Ủy ban nhân dân

Luận văn tốt nghiệp

v


SVTH: TRẦN THANH TIẾN

CBHD: Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

DANH SÁCH HÌNH
Hình
2.1
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
4.1

4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
4.9

Tên hình
Mối quan hệ giữa 2 loại chỉ số đa dạng của Shannon và
Simpson
Sơ đồ vị trí thu mẫu nước tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa
xuân
Kênh chính (vị trí thu mẫu 1)
Kênh phụ 1 (vị trí thu mẫu 2)
Kênh phụ 2 (vị trí thu mẫu 3)
Kênh dẫn (vị trí thu mẫu 4)
Diễn biến DO (mg/l) tại các kênh nghiên cứu
Diễn biến COD (mg/l) tại các kênh nghiên cứu
Diễn biến BOD5 (mg/l) tại các kênh nghiên cứu
Diễn biến tổng đạm (TN) (mg/L) tại các kênh nghiên cứu
Diễn biến tổng lân (TP) (mg/L) tại các kênh nghiên cứu
Diễn biến tổng lân (TSS) (mg/L) tại các kênh nghiên cứu
Tần suất xuất hiện của thủy sinh thực vật
Biến động sinh khối của thủy sinh thực vật
Chỉ số uan trọng các loài thực vật thủy sinh tại thủy vực
nghiên cứu

Luận văn tốt nghiệp


Trang
8
15
16
16
16
16
22
25
26
27
28
29
31
32
33

vi


SVTH: TRẦN THANH TIẾN

CBHD: Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

DANH SÁCH BẢNG
Bảng
2.1
2.2
3.1

4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
4.9

Tên bảng
Vai trò của thủy sinh thực vật trong các hệ thống xử lý
Chất lượng nước tại 3 điểm nghiên cứu ở bang Durango,
Mexico
Tọa độ các vị trí thu mẫu nước
Diễn biến DO tại các kênh nghiên cứu ua hai đợt thu mẫu
Diễn biến pH tại các kênh nghiên cứu ua hai đợt thu mẫu
Diễn biến EC tại các kênh nghiên cứu ua hai đợt thu mẫu
Diễn biến COD tại các kênh nghiên cứu ua hai đợt thu
mẫu
Diễn biến BOD5 tại các kênh nghiên cứu ua hai đợt thu
mẫu
Diễn biến tổng đạm (TN) tại các kênh nghiên cứu qua hai
đợt thu mẫu
Diễn biến tổng lân (TP) tại các kênh nghiên cứu qua hai
đợt thu mẫu
Diễn biến TSS tại các kênh nghiên cứu ua hai đợt thu
mẫu
Hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm bằng thủy sinh thực vật


Luận văn tốt nghiệp

Trang
11
13
16
21
23
24
24
26
27
28
29
34

vii


SVTH: TRẦN THANH TIẾN

CBHD: Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng là di sản cuối cùng
của hệ sinh thái tự nhiên nổi tiếng thuộc huyện Phụng Hiệp. Nơi đây vốn là vùng đồng
trũng ngập nước rộng lớn trải dài từ phía Tây sông Hậu tới tận vùng Minh, được
đánh giá là một trong những quần thể quan trọng trên bản đồ đất ngập nước của Việt
Nam.

Với tổng diện tích của khu bảo tồn là 280.535 ha, Lung Ngọc Hoàng là khu bảo
tồn thiên nhiên theo quy chế quản lý của 3 loại rừng của Việt Nam theo tiêu chuẩn của
Công ước Ramsar, là nơi uy tụ các loài sinh vật quý hiếm, phong phú, nhiều chủng
loại, gồm: 330 loài thực vật và 206 loài động vật quý.
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng không chỉ được
mệnh danh là “lá phổi xanh” của ĐBSCL mà còn là nơi bảo tồn đa dạng sinh học
thuộc dạng độc đáo nhất cả nước hiện nay, là nơi bảo tồn các loài sinh vật bản địa, đặc
biệt là các loài động vật quý hiếm, tái tạo các mẫu sinh cảnh cuối cùng còn sót lại của
vùng đồng bằng ngập nước Tây sông Hậu.
Năm 2011, Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân, một đơn vị trực thuộc của khu
bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng được thành lập với chức năng bảo tồn và phát
triển nguồn lợi tự nhiên dưới tán rừng tràm như các loài chim động vật hoang dã và
nguồn lợi thủy sản.
Với đặc trưng là uần xã tràm và nơi đây cũng là nơi trú ngụ lý tưởng cho nhiều
loài chim nên lâu ngày thì lượng lá tràm rụng cùng với phân chim sẽ gây cho môi
trường nước tại đây bị ô nhiễm. Vì vậy, vai trò của những loài thực vật thủy sinh trong
việc làm sạch nước bị ô nhiễm là rất quan trọng. Chúng góp một phần quan trọng
trong hệ sinh thái nơi đây.
Chính vì lý do trên, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu về thực vật thủy sinh
bậc cao có khả năng làm sạch nước tự nhiên tại Trung tâm Nông nghiệp mùa xuân,
huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” sẽ giúp cho công tác quản lý và quy hoạch bảo
tồn đa dạng sinh học tại khu đất ngập nước này sẽ tốt hơn.
1.2 MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin hữu ích về hiện trạng thành phần, số
lượng của thực vật thủy sinh bậc cao có khả năng làm sạch nước tự nhiên phục vụ cho
công tác quản lý chất lượng nước và quy hoạch bảo tồn ĐDSH tại Trung tâm Nông
nghiệp mùa xuân, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Luận văn tốt nghiệp

1



SVTH: TRẦN THANH TIẾN

CBHD: Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

1.3 MỤC TIÊU CỤ THỂ
- Khảo sát thành phần loài thực vật thủy sinh bậc cao trong các thủy vực ô
nhiễm hữu cơ.
- Nghiên cứu các chỉ tiêu DO, pH, TSS, EC, COD, tổng đạm (TN) và tổng lân
(TP) của các thủy vực ô nhiễm hữu cơ.
- Mối tương uan yếu tố môi trường và sự phân bố của thủy sinh thực vật bậc
cao trong các thủy vực ô nhiễm hữu cơ.
- Đề xuất các loài thủy sinh thực vật bậc cao dùng làm thực vật chỉ thị môi
trường nước ô nhiễm hữu cơ.
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
-

-

Khảo sát chọn tuyến điều tra và chọn điểm thu mẫu.
Tiến hành thu mẫu và bảo quản mẫu.
Đo các chỉ tiêu DO, pH, EC, TSS, COD, TKN và TP của thủy vực ô nhiễm
hữu cơ.
Tiến hành phân tích, định danh và phân loại chúng trong phòng thí nghiệm
để biết được thành phần, số lượng và sinh khối của thực vật thủy sinh bậc
cao.
Tính tần số xuất hiện, mật độ loài, sinh khối và chỉ số quan trọng của các
thực vật thủy sinh bậc cao trong các thủy vực ô nhiễm hữu cơ.
Tổng hợp số liệu phân tích, đánh giá các kết quả đạt được để đưa ra các kết

luận và kiến nghị.
Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố môi trường lên sự phân bố của chúng.

Luận văn tốt nghiệp

2


SVTH: TRẦN THANH TIẾN

CBHD: Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 SƠ LƯỢC VỀ TỈNH HẬU GIANG
2.1.1 Vị trí địa lý
Thực hiện Nghị quyết 22/2003/QH.11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội khoá 11
nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2-12004 của Chính phủ, tỉnh Cần Thơ được chia tách làm hai đơn vị hành chính: thành phố
Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang.
Hậu Giang là đơn vị hành chính cấp tỉnh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
thuộc tiểu vùng Tây sông Hậu, diện tích 1.601 km2, dân số 802.799 người. chia ra 07 đơn
vị hành chính cấp huyện, thị bao gồm 5 huyện và hai thị xã (thị xã tỉnh lỵ Vị Thanh và thị xã
Ngã Bảy, nơi hợp thủy của bảy dòng kinh lớn).
Tỉnh nằm trong giới hạn 105019’39” - 105053’49” kinh độ Đông và 9034’59” 9059’39” vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp với thành phố Cần Thơ, phía Nam giáp với tỉnh Sóc
Trăng, phía Đông giáp với sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp với tỉnh Kiên Giang
và tỉnh Bạc Liêu
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
a. Địa hình
Địa hình khá bằng phẳng là đặc trưng chung của ĐBSCL. Trên địa bàn tỉnh có
2 trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A, quốc lộ 61; 2 trục giao thông
thủy quốc gia kênh Xà No, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp.

Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Có thể
chia làm 3 vùng như sau:
- Vùng triều: là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc. Diện tích 19.200
ha, phát triển mạnh về kinh tế vườn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
- Vùng úng triều: tiếp giáp với vùng triều. Diện tích khoảng 16.800 ha, phát
triển mạnh cây lúa, có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ.
- Vùng úng: nằm sâu trong nội đồng. Phát triển nông nghiệp đa dạng (lúa, mía,
khóm… . Có khả năng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ…
b. Khí hậu
Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo;
có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây Nam từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm.

Luận văn tốt nghiệp

3


SVTH: TRẦN THANH TIẾN

CBHD: Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

Nhiệt độ trung bình là 27oC không có sự chênh lệch quá lớn ua các năm.
Tháng có nhiệt độ cao nhất (35oC) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,3oC).
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng mưa cả
năm.
Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt,
chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%.
c. Tài nguyên sinh vật
Hệ thực vật của vùng đất ngập nước Hậu Giang rất đa dạng, nhưng do đất đã

được khai thác lâu đời để trồng lúa, cây ăn trái hoặc định cư nên các loài thuộc hệ sinh
thái nông nghiệp phát triển nhất. Hệ động vật ở Hậu Giang cũng rất phong phú và đa
dạng, hiện đã điều tra được 71 loài động vật cạn, 135 loài chim.
Nằm ở giữa ĐBSCL, phần lớn diện tích tỉnh Hậu Giang trong quá khứ thuộc về
vùng sinh thái đất ngập nước. Đây là vùng sinh thái có năng suất sinh học, đa dạng
sinh học cao. Tuy nhiên, do gia tăng nhanh dân số và uá trình đô thị hoá đã làm cho
diện tích vùng đất ngập nước ngày càng bị thu hẹp nhanh chóng.
d. Tài nguyên rừng
Tỉnh Hậu Giang có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 5.003,58 ha, trong đó diện
tích có rừng 2510,44 ha (rừng đặc dụng 1.355,05 ha, rừng sản xuất 1.155,39 ha)
Ngoài ra còn diện tích 2.223 ha tràm do các cơ uan nhà nước và người dân tự
bỏ vốn trồng trên đất nông nghiệp đưa tổng diện tích có rừng tràm trên địa bàn tỉnh là
4.733,44 ha. Rừng tràm được phân bố trên 4 huyện: Phụng Hiệp, Vị Thuỷ, Long Mỹ
và thị xã Vị Thanh, diện tích rừng và đất lâm nghiệp được phân theo chủ quản lý như
sau:
Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng 4.240,26 ha (có rừng là 1.785,86
ha . Vườn tràm Vị Thuỷ 134,04 ha (có rừng là 95,20 ha). Trại giam Kênh Năm - Bộ
Công an 418,83 ha (có rừng là 242,80 ha . Khu Lâm ngư - Công ty Cổ phần Mía
đường 115,20 ha (có rừng là 73,24 ha). Trồng tràm trên đất nông nghiệp 2.536,34 ha
do người dân tự trồng).
2.1.3 Kinh tế
Tháng 6/2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,08%, trong đó thu nhập bình
uân đầu người đạt 12,39 triệu đồng/người, tăng 17,5% so cùng kỳ năm 2011. Tổng
vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn 6.251 tỷ đồng, đạt 54,8%, tổng thu ngân sách nhà
nước đạt trên 3457 tỷ đồng, đạt 97% chỉ tiêu Hội đồng nhân dân tỉnh giao, tăng 29,5%
so cùng kỳ.
Luận văn tốt nghiệp

4



SVTH: TRẦN THANH TIẾN

CBHD: Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

Năng suất vụ lúa Đông xuân đạt 7,1 tấn/ha, tăng 0,4 tấn/ha so với cùng kỳ, sản
lượng đạt 554.182 tấn, giảm 2.156 tấn so cùng kỳ, xuống giống vụ lúa Hè Thu 77.381
ha, năng suất ước đạt 5,3 tấn/ha. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về mua tạm trữ
gạo năm 2012, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đă thu mua tạm trữ 15.000 tấn gạo,
đạt 100% KH.
2.1.4 Dân cư
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Hậu Giang đạt gần 769.200 người, mật độ
dân số đạt 480 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 176.000 người,
dân số sống tại nông thôn đạt 593.200 người. Dân số nam đạt 387.600 người, trong khi
đó nữ đạt 381.600 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,8 ‰
Hậu Giang có nhiều dân tộc khác nhau cư trú trên địa bàn tỉnh. Tính đến tháng
10 năm 2009, tỉnh Hậu Giang có 7.533 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với 35.268 khẩu,
chiếm 3,16% dân số, trong đó nhiều nhất là đồng bào dân tộc Khmer với 5.537 hộ,
25.536 khẩu, đồng bào Hoa 1.977 hộ với 9.530 khẩu, các dân tộc Chăm, Ê Đê, Mường
có 58 hộ với 202 khẩu.
2.2 SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN
Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân thuộc xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng
Hiệp, tỉnh Hậu Giang với tổng diện tích tự nhiên 1.434,89 ha. Vị trí địa lý và ranh giới
hành chính của trung tâm được xác định như sau:
-

Phía Bắc và phí Đông giáp phường Hiệp Thành – thị xã Ngã Bảy, cách uốc
lộ 1A khoảng 1km.
Phía Nam giáp Phân trường Phú Lợi tỉnh Sóc Trăng.
Phía Tây giáp xã Tân Phước Hưng


Theo uyết định số 977/QĐ- BND ngày 20 tháng 06 năm 2011 của Ủy ban
Nhân dân tỉnh Hậu Giang và uyết định 290/QĐ-KBT ngày 25 tháng 07 năm 2011 của
khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm được
xác định như sau:
-

-

-

Trồng rừng rừng trồng theo uyết định của pháp luật; giao khoán bảo vệ
rừng, liên doanh, liên kết phát triển du lịch sinh thái và khai thác hợp lý mặt
nước hiện có; được liên doanh, liên kết, hợp đồng, hợp tác kinh
doanh…hoạt động theo cơ chế là đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập.
Được giao khoán đất sản xuất nông nghiệp cho nông dân theo uy định của
pháp luật; được bảo đảm tính chất cho nông dân vay vốn tại ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển sản xuất.
Liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh nuôi trồng thủy sản, bảo vệ
và phát triển nguồn lợi thủy sản, ổn định môi trường sinh thái rừng.
Phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động ở nông thông, góp phần
xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Luận văn tốt nghiệp

5


SVTH: TRẦN THANH TIẾN
-


-

CBHD: Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

Được tự chủ về tài chính và tổ chức, biên chế; được phép tự chủ trong sản
xuất kinh doanh.
Hoạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản riêng độc lập tại ngân
hàng, chịu trách nhiệm về uản lý tài chính, hoạch toán kế toán theo uy
định của pháp luật.
Được vay vốn tại các ngân hàng tổ chức tính dụng , để phát triển sản xuất
kinh doanh.

Tài nguyên rừng
-

-

-

-

Hiện trạng đất rừng toàn trung tâm theo thống kê đến năm 2010 là 431,2 ha
là đất rừng sản xuất được trồng từ những năm 2001, trong đó: diện tích của
đội nuôi trồng thủy sản 130,79 ha, tiểu khu 1 là 300,41 ha. Rừng ở chu kỳ
khai thác có trữ lượng rừng trung bình từ 40 – 50m3/ha.
Ngoài đối tượng chủ yếu là tràm, do ảnh hưởng về địa mạo của vùng Tây
Sông Hậu bên các loại thực bì phân bố trong rừng tràm gồm: dưới tán rừng
có các loại dây leo như: Tơ Hồng, Choại, Cỏ Sậy, Bòng bong, dưới chân
rừng là các loại Cỏ sậy, lau lách phát triển mạnh ở những vùng đất hoang,

lung địa. Nhìn chung, trữ lương rừng của Trung tâm chỉ ở mức độ trung
bình.
Theo kết quả khảo sát của Chi cục Kiểm lâm và chuyên gia Viện sinh học
nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh tại khu vực Vườn Chim trong Trung tâm
nông nghiệp Mùa Xuân (Phụng Hiệp, Hậu Giang), tính từ tháng 8/2011 đến
nay, hơn 30 loài đã về sinh sống trú ngụ với tổng đàn khoảng 3.500 đến
4.000 cá thể; trong đó, có ba loài uý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam là
chim cổ rắn (Anhingar melanogaster), cò nhạn (Ardea oscitans) và giang sen
(Tantalus leucocephalus).
Năm 2012, tỉnh phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất Trung tâm nông nghiệp
Mùa Xuân Hậu Giang với tổng diện tích hơn 1.400ha, trong đó đất rừng để
làm khu bảo tồn động vật quý hiếm vườn chim là 61,87ha trên tổng diện tích
tự nhiên của vườn chim là khoảng 92,62ha.

2.3 CHỈ THỊ ĐA DẠNG SINH HỌC
Sinh vật chỉ thị là những đối tượng sinh vật có yêu cầu nhất định về điều kiện
sinh thái liên uan đến nhu cầu dinh dưỡng, hàm lượng oxy, cũng như khả năng chống
chịu một hàm lượng nhất định các yếu tố độc hại trong môi trường sống và do đó, sự
hiện diện của chúng biển hiện một tình trạng về điều kiện sinh thái của môi trường
sống nằm trong giới hạn nhu cầu và khả năng chống chịu của đối tượng sinh vật đó
Lê Văn Khoa và ctv, 2007).
Để nghiên cứu sinh vật chỉ thị ta xem xét dấu hiệu sinh học. Dấu hiệu sinh học
là những thể hiện của sự phản ứng sinh học của sinh vật đối với tác động lý hóa học
Luận văn tốt nghiệp

6


SVTH: TRẦN THANH TIẾN


CBHD: Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

của chất ô nhiễm trong môi trường ô nhiễm. Dấu hiệu sinh học chia thành hai loại
chính là dấu hiệu sinh lý – sinh hóa và dấu hiệu sinh thái Đặng Ngọc Thanh và ctv,
2002):
-

-

Dấu hiệu sinh lý – sinh hóa là dấu hiệu dễ nhận thấy và có giá trị nhất là các
chỉ số liên quan tới khả năng sống sót, sự sinh trưởng của các cá thể và sự
sinh sản của quần thể.
Dấu hiệu sinh thái: thể hiện sự biến đổi của cấu trúc quần thể hoặc quần xã
dưới tác động của chất ô nhiễm. Có nhiều chỉ số để đánh giá cho sự biến đổi
này:
 Chỉ số thiếu hụt số loài: được sử dụng trong trường hợp có số liệu
khảo sát định kỳ về thành phần loài có trong một khu sinh cư.
Thường chú ý đến các loài có số lượng nhiều, dễ thu mẫu, dễ
quan sát, tránh các loài hiếm có thể thiếu hụt do sai sót trong quá
trình thu mẫu.
 Chỉ số đa dạng sinh học: là chỉ số mang tính chất tổng hợp số
lượng loài và số lượng cá thể vào một giá trị chung, để đơn giản
hóa cấu trúc của quần xã sinh vật. Có rất nhiều loại chỉ số đa dạng
sinh học do các tác giả khác nhau đưa ra như chỉ số đa dạng của
Shannon và Weaver năm 1949, chỉ số đa dạng của Simpson,
nhưng có sự tương uan giữa các loại chỉ số đa dạng khác nhau
khi tính toán cùng một cơ sở dữ liệu. Chẳng hạng, khi cùng tính
toán trên một bộ số liệu về thực vật thủy sinh ở Ấn Độ đã đưa ra
mối tương uan giữa 2 loại chỉ số đa dạng của Shannon và
Simpson như sau:


Luận văn tốt nghiệp

7


SVTH: TRẦN THANH TIẾN

CBHD: Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

Hình 2.1 Mối quan hệ giữa 2 loại chỉ số đa dạng của Shannon và Simpson
(Nguồn: Ghavzan et al, 2006)

2.4 SỬ DỤNG THỰC VẬT TRONG CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG
Thực vật chỉ thị là thực vật mà những dấu hiệu tổn thương của chúng xuất hiện
khi bị tác động bởi nồng độ nhất định của một hay hỗn hợp các chất gây ô nhiễm (Lê
Văn Khoa và ctv, 2007 . Thực vật được sử dụng trong chỉ thị cho cả môi trường đất,
nước và không khí. Một số ví dụ về sử dụng thực vật chỉ thị:
-

-

Chỉ thị môi trường không khí: loài địa y có thể được sử dụng để kiểm soát
SO2 trong môi trường không khí xung uanh Lê Văn Khoa và ctv, 2007 .
Chỉ thị môi trường nước: Sử dụng rau muống (Ipomoea aquatica) như một
công cụ hấp thu các kim loại nặng như Thủy ngân (Hg), Camium (Cd) và
Chì (Pb) (Gothberg et al, 2004). Sử dụng loài Potamogeton pectinatus chỉ
thị cho hiện tượng phú dưỡng của nước (Grasmuck et al, 1995)
Chỉ thị môi trường đất: chỉ thị đất phèn nước ngọt, loài thực vật thân gỗ ưu
thế là cây tràm (Melaleuca leucadendra), thảm cỏ ngập nước theo mùa phân

bố rộng rãi trong vùng đất phèn nước ngọt với các quần xã ưu thế như: sậy
(Phragmites vallatoria), quần xã cỏ năng (Eleocharis), quần xã cỏ ống
(Panicum repens), quần xã cỏ mồm mốc (Isachaemum rugosum) và quần xã

Luận văn tốt nghiệp

8


SVTH: TRẦN THANH TIẾN

CBHD: Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

lúa ma (Oryza rufipogon). Chỉ thị đất phèn nước ngọt ngập thường xuyên
gồm: quần xã sen (Nelumbo nucifera), quần xã súng (Nymphaea pibescens),
quần xã bồn bồn (Typha) và quần xã bèo cái (Pistasia strtiotes Lê Văn
Khoa và ctv, 2007).
2.5 SƠ LƯỢC VỀ THỰC VẬT THỦY SINH
Thực vật thủy sinh là một phần quan trọng của hệ sinh thái thủy vực. Chúng
cung cấp oxy cho thủy vực, ổn định nền đáy và giảm độ đục của nước. Chúng còn là
môi trường sống, sinh sản của cá, động vật không xương sống và hệ chim nước (White
et al, 2005). Dựa vào đặc điểm nơi sinh sống Lam Mỹ Lan, 2000 đã chia thực vật
thủy sinh ra làm 3 nhóm:
-

-

-

Nhóm sống nổi (Floating macrophytes): cây sống tự do trên mặt nước, có

hoặc không có rễ, rễ cây không bám vào đất. Nhóm này thường gồm các
loài: Rêu bèo (Ricciocarpus), Bèo phấn (Wolfia), Bèo tấm (Lemna), Bèo
tấm bia (Spirodela), Bèo hoa dâu (Azolla), Lục bình (Eichhornia), Bèo cái
(Pista) và Bèo ong hay Bèo tai chuột (Salvinia)
Nhóm sống chìm (Submersed macrophytes): rễ cây bám vào giá thể chìm
dưới nước, vùng sinh trưởng ở bên dưới mặt nước, cơ uan sinh sản vươn
vào không khí, nổi lên mặt nước hoặc sống chìm. Nhóm này thường gồm
các loài: Rong trứng (Utricularia), Rong mái chèo (Vallisneria), Lá xe
(Blyxa , Mã đề nước (Ottelia , Rong xương cá Nyriophyllum , Rong đuôi
chó (Ceratophyllum , Rong đuôi chồn (Hydrilla) và Rong từ (Najas)
Nhóm sống bùn (Emergent macrophytes): thân lá trên mặt nước. Một số loài
vươn ra khỏi mặt nước nhưng rể trong bùn hay trong đất dọc ở các bờ ao.
Một số là nổi trên mặt nước nhưng rể bám trong bùn. Một số loài thường
thấy như: Ấu (Trapa), Sen (Nelumbo), Súng (Nymphaea), Nymphoides, Rau
muống (Ipomoea), Alternenthera, Rau nhút (Neptunia), Rau bợ (Marsilea),
Cù nèo (Limnocharis), Rau cần trôi (Ceratopteris), Cỏ đuôi mèo Typha),
Cỏ sậy (Phragmites) và Cỏ lát rận (Cyperus)

Có rất nhiều các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật
thủy sinh như: nơi sinh sống của nó; chế độ thủy văn; trầm tích yếm khí; lượng dưỡng
chất, các độc tố, chất nền trong khu vực đất ngập nước.v.v.. Trong quá trình phát triển
thực vật thủy sinh phụ thuộc vào các điều kiện môi trường nước như sau: Nguyễn
Đức Lượng và Nguyễn Thị Thùy Dương, 2003
-

Nhiệt độ
Ánh sáng
Chất dinh dưỡng và cơ chất trong nước

Luận văn tốt nghiệp


9


SVTH: TRẦN THANH TIẾN
-

CBHD: Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

pH của nước
Các chất khí hòa tan trong nước
Độ mặn hàm lượng muối) có trong nước
Các chất độc hại có trong nước
Dòng chảy của nước
Sinh thái của nước

Muốn tồn tại và phát triển thực vật phải thích nghi với môi trường sống, khả
năng thích nghi của thực vật đối với môi trường là rất khác nhau, do đó chúng có nhiều
dạng sống khác nhau và có những biến đổi về hình thái bên ngoài và bên trong phù
hợp với môi trường sống đó Phan Nguyên Hồng và Vũ Văn Dũng, 1978 .
Ở các thủy vực nước ngọt, thành phần thực vật lớn phong phú, tập trung ở vùng
ven bờ hay sông nổi trên mặt nước. Khối lượng thực vật lớn ở các thủy vực thường rất
lớn. Có tới 314 loài thực vật lớn được 565 loài động vật sử dụng Đặng Ngọc Thanh,
1974)
2.6 VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT THỦY SINH
Vai trò chủ yếu của thủy sinh thực vật trong các hệ thống xử lý nước thải như
sau Trần Đức Hạ, 2002 và Brix, 1997 :
- Vận chuyển oxy vào vùng rễ cây
- Cung cấp diện tích bề mặt để các vi sinh vật bám vào tạo nên các màng
biofilm để tăng cường cho các uá trình chuyển hóa nitơ hoặc hấp thụ các chất độc hại

khác
- Lọc và hấp phụ các thành phần của nước thải
- Giảm vận tốc dòng chảy, tăng khả năng lắng nước thải dòng ra
- Khống chế sự phát triển của tảo bởi việc che ánh sáng
Trong đó, vai trò của từng bộ phận cơ thể của thủy sinh thực vật được trình bày
ở Bảng 2.1

Luận văn tốt nghiệp

10


CBHD: Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

SVTH: TRẦN THANH TIẾN

Bảng 2.1 Vai trò của thủy sinh thực vật trong các hệ thống xử lý

Phần cơ thể

Nhiệm vụ
Là giá bám cho vi khuẩn phát triển

Rễ và/hoặc thân

Lọc và hấp thu cũng như hấp phụ các chất rắn
Hấp thu ánh sáng mặt trời do đó ngăn cản sự phát triển
của tảo

Thân và/hoặc lá ở

mặt nước hoặc
phía trên mặt nước

Làm giảm ảnh hưởng của gió lên bề mặt của bể xử lý
Chuyển oxy từ lá xuống rễ
Làm giảm sự trao đổi khí giữa nước và khí quyển

N ồn

H n

ệt

t

n từ

t n

t

, 1997)

2.7 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÂN BỐ CỦA THỰC
VẬT THỦY SINH BÂC CAO
Trong lĩnh vực môi trường, thủy sinh thực vật là đối tượng nghiên cứu với
nhiều mục tiêu của các tác giả khác nhau như chỉ thị môi trường, thay đổi môi trường,
xử lý ô nhiễm đặc biệt là kim loại nặng.
Thủy sinh thực vật cũng cho thấy thủy vực có vấn đề khi chúng chiếm bao quát
phần lớn diện tích thủy vực (Pimentel et al, 2000).

Khedr và Demerdash, (1997 đã nghiên cứu mối liên hệ giữa sự phân bố của
thực vật thủy sinh bậc cao và các yếu tố môi trường trong các kênh rạch ở Phía Đông
Bắc đồng bằng Nile, Ai Cập đã chỉ ra rằng sự phân bố của nhóm thực vật thủy sinh
sống trồi và sống trôi nổi có mối uan hệ mật thiết với hàm lượng ion hòa tan trong
nước, K+ và hàm lượng lân tổng trong nước. Trong khi đó sự phân bố của nhóm thực
vật sống chìm có uan hệ tỉ lệ thuận với chiều rộng kênh và tỉ lệ nghịch với độ che phủ
của các cây xanh ven bờ.
Sự phân bố của các loài thực vật ở hệ thống sông miền Nam Iberian, Bồ Đào
Nha có mối quan hệ với các thông số môi trường như: độ cao so với mặt biển, độ dẫn
điện, chiều rộng của sông, pH, hàm lượng hữu cơ, lượng mưa và nhiệt độ (Ferreira and
Moreira, 1999).
Qua nghiên cứu sự phân bố của các thực vật thủy sinh trong các hồ,
Vestergaard and Jensen, (2000) chỉ ra yếu tố pH là yếu tố quan trong nhất quyết định
sự phân bố của các loài thực vật thủy sinh. Với những nơi có pH cao sự chiếm ưu thế
Luận văn tốt nghiệp

11


SVTH: TRẦN THANH TIẾN

CBHD: Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

là các loài thực vật có mạch, ngược lại với pH thấp thì sự ưu thế thuộc về isoetid rất ít
elodeid. Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật trong các hồ là hàm
lượng dinh dưỡng trong thủy vực. Trong điều kiện phú dưỡng thì chỉ thấy một vài loài
elodeid phát triển trong điều kiện nước đục, các loài elodeid nhỏ và những loài isoetid
thì không xuất hiện.
Hamid and Khedr (1999) nghiên cứu cho thấy sự phân bố của thủy sinh thực
vật có liên uan đến các yếu tố môi trường như: độ sâu mực nước, độ mặn, DO, pH,

Cl–, NO3– and PO43–. Độ sâu ngập thấp cộng với nồng độ muối cao có sự đa dạng loài
thấp chủ yếu là những loài sống trồi như: Phragmites australis, Typha domingensis,
Scirpus maritimus, Echinochloa stagnina and Ludwigia stolonifera. Sự đa dạng loài
tăng khi giảm độ mặn và tăng mức độ phú dưỡng. Sự thay đổi thành phần loài cho
thấy ảnh hưởng của độ mặn, chiều sâu mực nước và nước cống rảnh
Hấp thụ dinh dưỡng của thực vật thủy sinh cũng được Fang et al (2007) nghiên
cứu đối với loài Landoltia punctata, một loài thực vật thủy sinh có xu hướng hấp thu
đạm NH4+ nhiều hơn các dạng đạm khác khi trong môi trường có nhiều dạng đạm tồn
tại. Khi môi trường chỉ tồn tại một dạng đạm thì Landoltia punctata sẽ hấp thu đạng
đạm NO3-.
Ghav an et al 2006 đã nghiên cứu về thành phần loài thủy sinh thực vật bậc
cao ở đoạn kênh chảy ua thành phố Pune, Ấn Độ đã xác định được 81 loài thực vật
thủy sinh bậc cao. Trong đó có một số loài như:
n
t t t t
n
v A
nn t với tần số xuất hiện, mật độ và sinh khối thấp ở
thượng nguồn, đã chỉ ra rằng môi trường nước ở đó vẫn còn sạch hay ít ô nhiễm hơn
so với các thủy vực khác.
Demars and Edwards (2008) đã tiến hành khảo sát điều kiện lý hóa của thủy
vực và thành phần phân bố của các loài thực vật thủy sinh đã xác định được 110 loài ở
161 điểm khảo sát. Qua kết quả cho thấy thành phần loài của thực vật thủy sinh bậc
cao là chỉ thị sinh học cho hàm lượng đạm và lân trong thủy vực.
Benson et al (2008) Nghiên cứu trên đối tượng Vallisneria americana cho thấy
mật độ của cây Vallisneria americana tăng khi hàm lượng đạm trong thủy vực nước
ngọt tăng.
Onaindia et al (2005) nghiên cứu 25 lưu vực sông ở miền Đông bắc Tây Ban
Nha, đã xác định được 26 loài thực vật thủy sinh trong đó có 5 loài được sử dụng để
chỉ thị cho điều kiện môi trường của các dòng sông:

-

Lemna minor chỉ thị tốt cho sự khoáng hóa cao độ dẫn điện, Cl-) và hiện
trạng phú dưỡng đặc biệt là N-NO2)

Luận văn tốt nghiệp

12


CBHD: Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

SVTH: TRẦN THANH TIẾN
-

C. stagnalis chỉ thị cho nồng độ P-PO43- cao.
Potamogeton crispus, Potamogeton polygonifolius, and R. penicillatus chỉ
thị tốt cho nồng độ N-NO3- cao.

Pére -Lópe et al, 2009 đã nghiên cứu sự thích nghi của thủy sinh thực vật
bậc cao trong 3 loài hình môi trường nước: nước sạch, nước phú dưỡng trên sông L
Tunal và nước thải đoạn kênh dẫn nước thải từ khu dân cư với 453 nghìn người ở
bang Durango, Mexico. Kêt uả về chất lượng nước giữa 3 điểm như sau:
Bảng 2.2 Ch t lư ng nư c tại

điể

nghi n c

ang D rango, Mexico

Địa điể

Chỉ ti

DO

Đơn vị

mg/L

pH

Nư c sạch

Nư c phú
dưỡng

6,76

7,62

0,06

7,19

7,89

7,31

Nư c ô nhiễ


EC

µS/cm

70

521

703

TSS

mg/L

62

96

193

N-NO3

mg/L

1,83

21

0


N-NH4

mg/L

0,03

0,33

8,13

N ồn: Pérez-López et al, 2009)

Kết uả về thực vật thủy sinh bậc cao cho thấy trong tổng số 28 loài tìm được ở
3 điểm nghiên cứu thì có 11 loài có mặt tại đoạn kênh dẫn nước thải sinh hoạt gồm 3
loài sống trôi nổi và 8 loài sống trồi. Trong đó có một số loài chỉ thị cho hàm lượng
dinh dưỡng cao như: Schoenoplectus tabernaemontani, Typha domingensis, Lemna aff.
minuta, và Eichhornia crassipes

Luận văn tốt nghiệp

13


SVTH: TRẦN THANH TIẾN

CBHD: Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU

-

Máy chụp ảnh
Chai nhựa 1 lít, thùng trữ mẫu, bọc nylon
Khung nhựa 1 m2, kéo, thước, lưỡi hái
Hóa chất phân tích mẫu
Bút long, sổ ghi chép
Máy đo DO, pH, C

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 Thời gian và địa điểm nghiên c u
a. Thời gian nghiên cứu
Thời gian: Đề tài được thực hiện trong 4 tháng: từ tháng 08/2014 đến tháng
11/2014.
-

Tháng 8 – 2014 đến 9 – 2014 điều tra thành phần loài thực vật thủy sinh
trong các thủy vực ô nhiễm.
Tháng 10 – 2014 thu thập mẫu nước, thực vật. Phân tích các mẫu thu.
Tháng 11– 2014: Tổng hợp, xử lý số liệu và viết báo cáo.

b. Đị đ ểm thu m u
Trung tâm Nông Nghiệp Mùa Xuân, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Luận văn tốt nghiệp

14


CBHD: Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN


SVTH: TRẦN THANH TIẾN

Kênh
phụ 1
Kênh dẫn
Kênh
phụ 2

Kênh chính

Hình .1: Sơ đồ vị trí thu mẫ nư c tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân

Luận văn tốt nghiệp

15


CBHD: Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

SVTH: TRẦN THANH TIẾN
Bảng 3.1 Tọa độ các vị trí thu mẫu nư c
Điểm thu mẫu
Kênh chính
Kênh phụ
Kênh phụ
Kênh dẫn

Kinh độ đông
0


105 50’09.01”
105050’09.06”
105050’19.9”
105050’28.7”

Vĩ độ bắc
9045’07.03”
9045’56.6”
9045’51.5”
9046’06.0”

Hình 3.2: Kênh chính (vị trí thu mẫu 1)

Hình 3.3: Kênh phụ 1(vị trí thu mẫu 2)

Hình 3.4: Kênh phụ 2 (vị trí thu mẫu 3)

Hình 3.5: Kênh dẫn (vị trí thu mẫu 4)

Luận văn tốt nghiệp

16


SVTH: TRẦN THANH TIẾN

CBHD: Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

3.3.2 Phương pháp nghi n c u

Đối với mẫu nước: Mẫu nước sẽ được thu 2 đợt:
-

Đợt 1: 27/09/2014 nước lớn

-

Đợt 2: 21/10/2014 nước ròng

Trên các tuyến kênh hoặc các lung bàu gần kênh, thu 4 điểm tại vùng lõi gồm 1
điểm trên kênh chính kênh rộng từ 5 – 10 m , 2 điểm trên kênh phụ kênh rộng từ 3 –
5 m và 1 điểm trên kênh dẫn nước vào vùng lõi.
Tại mỗi điểm thu mẫu dùng máy đo các chỉ tiêu tại hiện trường: C, DO, pH.
Dùng chai nhựa 1 lít thu nước đầy chai và bảo uản trong thùng trữ mẫu ở 4 oC. Đem
về phòng thí nghiệm, phân tích các chỉ tiêu như: COD, BOD5, tổng đạm TN và tổng
lân (TP), TSS.
Đối với mẫu thực vật:
 Phân tích định tính:
Đi dọc theo các kênh đã chọn, ghi nhận các loài xuất hiện trong thủy vực, đối
với những loài chưa biết tên thu mẫu cho vào bọc nylon mang về để xác định tên.
Dùng khóa phân loại thực vật của Phạm Hoàng Hộ và các tư liệu liên uan để định
danh.
 Phân tích định lượng: Áp dụng phương pháp Quadrat cho nghiên cứu thực
vật thân thảo (Rastogi,1999)
 Đặt ô tiêu chuẩn 1 m2 theo mặt cắt ngang, thu 3 ô dọc theo chiều dài
kênh theo đường chữ chi để xác định tần số xuất hiện (%)
 Đếm số cá thể của mỗi loài trong mỗi ô tiêu chuẩn để xác định mật độ
của thực vật
 Thu tất cả các cá thể trong mỗi ô:
 Đối với những loài sống trôi nổi trên mặt nước thu toàn bộ trong mỗi

ô tiêu chuẩn cho vào bọc nylon, ghi lại thời gian và địa điểm thu
mẫu.
 Đối với những loài có rể bám vào trong đất dùng xẻng đào cả rể, rửa
sạch bùn đất cho vào bọc nylon, ghi lại thời gian và địa điểm thu
mẫu.

Luận văn tốt nghiệp

17


SVTH: TRẦN THANH TIẾN

CBHD: Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MẪU
Phân tích theo hướng dẫn của cán bộ phòng thí nghiệm bộ môn Kỹ Thuật Môi
Trường Trường ĐHCT
 Mẫu nước
- pH, EC,và DO dùng máy đo tại hiện trường, xác định bằng phương pháp
điện cực
- BOD5: đo theo phương pháp Winkler cải tiến
- COD: đo theo phương pháp Dicromate đun hoàn lưu (K2Cr2O7)
- TN: theo phương pháp Kjeldhal
- TP: sau khi vô cơ hóa được xác định bằng phương pháp Thiếc Clorua
(SnCl2)
 Mẫu thực vật:
- Định tính: Để định danh các loài thực vật thu được sẽ thực hiện theo các
bước sau:
 Phỏng vấn người dân địa phương tên thực vật thu được để biết được tên

địa phương.
 Tra tên khoa học theo tên địa phương bằng các tài liệu như:
 Cây cỏ Việt Nam, Phạm Hoàng Hộ (Tập I, II, III)
 Các cây cỏ thường thấy ở Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ, (2001)
 Cỏ dại phổ biến tại Việt Nam của Dương Văn Chính và Hoàng Anh
Cung, (2000)
 Danh sách cây cỏ ở Cần Thơ
 Kiểm tra lại đặc điểm của thực vật thu được thông qua miêu tả trong
các tài liệu trên.
-

Định lượng: Tính các chỉ số
 Tần suất xuất hiện (%):
Fi 

a
*100
b

Fi: tần suất xuất hiện loài i (%)
a: số ô tiêu chuẩn loài i xuất hiện
b: tổng số ô tiêu chuẩn nghiên cứu
 Tần suất xuất hiện tương đối (%):

Luận văn tốt nghiệp

18



×