Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

so sánh hiệu quả bổ sung chế phẩm men vi sinh bactozyme trên gà thịt giống nòi lai (512 tuần tuổi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 78 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGÔ THỊ KIM NGÂN

SO SÁNH HIỆU QUẢ BỔ SUNG CHẾ PHẨM
MEN VI SINH BACTOZYME TRÊN
GÀ THỊT GIỐNG NÒI LAI
(5-12 TUẦN TUỔI)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CHĂN NUÔI THÖ Y

2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGÔ THỊ KIM NGÂN

SO SÁNH HIỆU QUẢ BỔ SUNG CHẾ PHẨM
MEN VI SINH BACTOZYME TRÊN
GÀ THỊT GIỐNG NÕI LAI
(5-12 TUẦN TUỔI)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CHĂN NUÔI THÖ Y

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Ts. NGUYỄN MINH THÔNG



2014

iii


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y

SO SÁNH HIỆU QUẢ BỔ SUNG CHẾ PHẨM
MEN VI SINH BACTOZYME TRÊN
GÀ THỊT GIỐNG NÕI LAI
(5-12 TUẦN TUỔI)

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
DUYỆT BỘ MÔN

Ts. Nguyễn Minh Thông
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


LỜI CẢM TẠ
Con vô cùng biết ơn công sinh thành dưỡng dục của ba mẹ cùng tình yêu

thương của các em. Cha mẹ và các em đã tạo điều kiện cho con hoàn thành
ước mơ của mình.
Trải qua những năm tháng học tập tại trường Đại học Cần Thơ và thời
gian thực tập tại công ty TNHH MTV Chăn nuôi Vemedim-Cần Thơ, tôi chân
thành cảm ơn
- Ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ, quý thầy cô thuộc bộ môn
Chăn nuôi, bộ môn Thú y khoa Nông nghiêp và Sinh học Ứng dụng cùng quý
thầy cô trường Đại học Cần Thơ đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn con trong suốt
thời gian học tập tại trường.
- Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Minh Thông đã hết
lòng hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báo cho con trong suốt
quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
- Chân thành cảm ơn thầy Huỳnh Hữu Chí, chú Trần Ngọc Mong, chị
Châu Nguyễn Lê Huỳnh và các anh, chị làm việc tại công ty TNHH MTV
chăn nuôi Vemedim-Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện để em có thể
thực tập tại trại.
- Cảm ơn anh Huỳnh Minh Trí đã hướng dẫn em trong thời gian thực tập
tại công ty Vemedim-Cần Thơ.
- Cảm ơn cô Nguyễn Thị Thủy và các bạn lớp Chăn nuôi K37 đã chia sẽ
những buồn vui và giúp đỡ em trong thời gian học tập tại trường.
Chân thành cám ơn!

i


TÓM LƢỢC
Thí nghiệm “So sánh hiệu quả bổ sung chế phẩm men vi sinh Bactozyme
trên gà thịt giống Nòi lai (5-12 tuần tuổi)”, được bố trí theo mô hình hoàn
toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức khác nhau như sau:
- Nghiệm thức 1 (NT CĂLT): ăn khẩu phần bổ sung thêm 2 g/kg chế

phẩm men vi sinh Bactozyme, ăn suốt thời gian thí nghiệm.
- Nghiệm thức 2 (NT CĂCT): ăn khẩu phần bổ sung thêm 2 g/kg chế
phẩm men vi sinh Bactozyme trong 7 ngày, sau đó cho ăn khẩu phần không bổ
sung men trong 7 ngày. Lặp lại liệu trình đến hết thời gian thí nghiệm.
- Nghiệm thức 3 (NT ĐC): ăn khẩu phần thức ăn trại tự phối trộn.
Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, tổng cộng có 9 đơn vị thí nghiệm, mỗi đơn
vị thí nghiệm có 100 gà thịt. Kết quả thu được như sau:
Khối lượng bình quân của gà ở tuần tuổi 8 và 12, tăng trọng tuyệt đối,
tiêu tốn thức ăn, tiêu tốn thức ăn bình quân toàn thí nghiệm, sai khác có ý
nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P≤0,05), cao nhất là NT CĂLT và thấp
nhất là ở NT ĐC. Riêng hệ số chuyển hóa thức ăn toàn thí nghiệm thấp nhất ở
NT CĂCT (2,83), cao nhất là NT ĐC (3,19), sai khác có ý nghĩa thống kê
(P=0,009).
Hàm lượng E. coli trong 1 g phân gà ở các tuần tuổi khảo sát sai khác
có ý nghĩa thống kê (P≤0,05), thấp nhất là NT CĂLT là (1,60±0,77)*106
CFU/g (tuần 12), cao nhất là NT ĐC. Tỷ lệ hao hụt cao nhất là NT ĐC, thấp
nhất là NT CĂLT . Hiệu quả kinh tế cao nhất ở NT CĂLT (17.857.711 đồng),
thấp nhất ở NT ĐC (15.525.374 đồng).
Như vậy, bổ sung chế phẩm men vi sinh Bactozyme vào khẩu phần gà
thịt không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo ra những sản phẩm
an toàn cho người tiêu dùng.

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan kết quả trình bày trong luận văn là công trình nghiên cứu
của bản thân.
Tất cả kết quả, số liệu là hoàn toàn trung thực và chưa từng đực ai công
bố trong các công trình nghiên cứu trước đó.

Cần Thơ, ngày 6 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Ngô Thị Kim Ngân

iii


MỤC LỤC
Tóm lược ........................................................................................................ ii
Chƣơng 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................ 1
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................... 2
2.1 Đặc điểm sinh học gà................................................................................ 2
2.2 Sơ lược một số giống gà ở địa phương...................................................... 2
2.2.1 Gà Tàu vàng .......................................................................................... 2
2.2.2 Gà Nòi ................................................................................................... 3
2.2.3 Gà Ta vàng ............................................................................................ 3
2.2.4 Gà Tam Hoàng ...................................................................................... 3
2.2.5 Gà Tre ................................................................................................... 4
2.3 Sinh lý tiêu hóa của gia cầm ..................................................................... 4
2.3.1 Sự giống và khác nhau giữa sinh lý tiêu hóa của heo và gia cầm ............ 4
2.3.2 Hệ tiêu hóa của gia cầm ......................................................................... 5
2.4 Sự tiêu hóa, hấp thu các dưỡng chất cần thiết ........................................... 8
2.4.1 Sự tiêu hóa, hấp thu carbohydrate .......................................................... 8
2.4.2 Sự tiêu hóa, hấp thu lipid ....................................................................... 9
2.4.3 Tiêu hóa, hấp thu protein ....................................................................... 9
2.4.4 Hấp thu muối khoáng và vitamin ..........................................................10
2.5 Mối liên hệ giữa hệ vi sinh vật đường tiêu hóa và sức khỏe vật
nuôi ...............................................................................................................10
2.5.1 Hệ vi sinh vật đường tiêu hóa ...............................................................10

2.5.2 Mối liên hệ giữa hệ vi sinh vật đường ruột và sức khỏe động vật ..........11
2.6 Probiotic ..................................................................................................12
2.6.1 Khái niệm .............................................................................................12
2.6.2 Vai trò của probiotic trong chăn nuôi gia cầm .......................................13
2.6.3 Cơ chế tác động của probiotic ...............................................................14
2.7 Nấm Saccharomyces cerevisiae ...............................................................15
2.7.1 Phân loại, hình dạng của nấm ...............................................................15
2.7.2 Đặc tính sinh sản của nấm ....................................................................16
2.7.3 Nấm Saccharomyces cerevisiae trong đường tiêu hóa...........................16
2.7.4 Giá trị dinh dưỡng của nấm Saccharomyces cerevisiae .........................17
2.7.5 Vai trò của Nấm Saccharomyces cerevisiae ..........................................17
2.8 Vi khuẩn Pediococcus acidilactici ...........................................................18
2.8.1 Phân loại, hình dáng vi khuẩn ...............................................................18
2.8.3 Đặc tính của vi khuẩn Pediococcus acidilactici ....................................19
2.8.2 Khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh ............................................19
2.9 Vài nét về vi khuẩn Escherichia coli........................................................20
iv


2.9.1 Hình thái...............................................................................................20
2.9.2 Đặc tính nuôi cấy ..................................................................................21
2.9.3 Đặc tính sinh hóa ..................................................................................21
2.9.4 Đặc tính gây bệnh của vi khuẩn E. coli .................................................21
2.9.5 Bệnh do vi khuẩn E. coli .......................................................................22
2.10 Sự điều tiết nhiệt cơ thể gia cầm và mối liên quan đến nhiệt độ, độ ẩm, độ
thoáng khí của tiểu khí hậu chuồng nuôi ........................................................22
2.10.1 Sự điều tiết nhiệt cơ thể gia cầm và mối liên quan đến nhiệt độ của tiểu
khí hậu chuồng nuôi ......................................................................................22
2.10.2 Sự điều tiết nhiệt của cơ thể gia cầm và mối liên quan đến độ ẩm,
thoáng khí của tiểu khí hậu chuồng nuôi ........................................................23

Chƣơng 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ..........24
3.1 Phương tiện thí nghiệm............................................................................24
3.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện ............................................................24
3.1.2 Động vật thí nghiệm .............................................................................24
3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm .........................................................................24
3.1.4 Thức ăn thí nghiệm ...............................................................................26
3.1.5 Nước uống ............................................................................................28
3.1.6 Vật liệu thí nghiệm ...............................................................................29
3.2 Phương pháp thí nghiệm ..........................................................................29
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................29
3.2.2 Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng ...........................................................30
3.2.3 Quy trình phòng bệnh ở trại ..................................................................31
3.2.4 Phương pháp lấy mẫu ...........................................................................32
3.3 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................32
3.3.1 Chỉ tiêu về khối lượng và tăng trọng .....................................................32
3.3.2 Chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn ...........................32
3.3.3 Tỷ lệ hao hụt.........................................................................................33
3.3.4 Định lượng vi khuẩn E. coli trong 1g phân gà bằng phương pháp đếm
khuẩn lạc .......................................................................................................33
3.3.5 Hiệu quả kinh tế ...................................................................................35
3.3.6 Xử lý số liệu .........................................................................................35
Chƣơng 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN .........................................................36
4.1 Nhận xét chung về đàn gà trong thời thí nghiệm ......................................36
4.2 Ảnh hưởng của các nghiệm thức lên khối lượng và tăng trọng của gà trong
thời gian khảo sát ..........................................................................................36
4.2.1 Khối lượng của gà qua các tuần tuổi khảo sát .......................................36

v



4.2.2 Tăng trọng của gà trong quá trình thí nghiệm........................................38
4.3 Ảnh hưởng của các nghiệm thức lên tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa
thức ăn trong thời gian khảo sát .....................................................................40
4.4 Ảnh hưởng của các nghiệm thức lên hàm lượng vi khuẩn E coli. trong
phân gà trong các giai đoạn khảo sát .............................................................43
4.5 Tỷ lệ hao hụt ...........................................................................................46
4.6 Hiệu quả kinh tế ......................................................................................48
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................50
5.1 Kết luận ...................................................................................................50
5.2 Đề nghị ....................................................................................................51
Tài liệu tham khảo.......................................................................................52
Phụ lục .........................................................................................................58

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Ảnh hưởng của vi khuẩn đường ruột đối với sức khỏe động vật ..... 12
Bảng 2.2 Thành phần hóa học của nấm Saccharomyces cerevisiae ................ 17
Bảng 2.3 Mật độ gà theo từng mức nhiệt độ .................................................. 22
Bảng 3.1 Công thức khẩu phần thức ăn của gà trong giai đoạn thí nghiệm .... 27
Bảng 3.2 Thành phần nguyên liệu sản xuất Bactozyme ................................. 28
Bảng 3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 29
Bảng 3.4 Quy trình phòng bệnh của trại ........................................................ 31
Bảng 4.1 Khối lượng bình quân của đàn gà qua các giai đoạn
khảo sát (g/con) ............................................................................................. 36
Bảng 4.2 Tăng trọng của gà trong thời gian thí nghiệm ................................. 38
Bảng 4.3 Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà trong
thời gian khảo sát .......................................................................................... 41
Bảng 4.4 Lượng vi khuẩn E. coli có trong 1 g phân gà tại các thời

điểm khảo sát (106 CFU/g) ............................................................................ 44
Bảng 4.5 Tỷ lệ hao hụt của gà trong thời gian thí nghiệm .............................. 46
Bảng 4.6 Hiệu quả kinh tế giữa các nghiệm thức ........................................... 48

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hệ tiêu hóa của gà............................................................................. 6
Hình 2.2 Nấm Saccharomyces cerevisiae ...................................................... 15
Hình 2.3 Vi khuẩn Pedioccocus acidilactici (phóng đại 9000x) ..................... 18
Hình 2.4 Cấu tạo vi khuẩn E. coli .................................................................. 20
Hình 3.1 Trại gà thí nghiệm tại Huyện Thới Lai-Cần Thơ ............................. 24
Hình 3.2 Sơ đồ trại gà giống .......................................................................... 25
Hình 3.3 Các ô gà thí nghiệm tại trại ............................................................. 26
Hình 3.4 Chế phẩm men vi sinh Bactozyme .................................................. 27
Hình 3.5 Bồn nước sử dụng trong trại và bồn nước chính .............................. 28
Hình 3.6 Chiều cao máng ăn, bầu nước ......................................................... 30
Hình 3.7 Khuẩn lạc E. coli trên môi trường MC ............................................ 34
Hình 3.8 Khuẩn lạc E. coli trên môi trường EMB .......................................... 34
Hình 3.9 Kết quả thử nghiệm IMViC định danh vi khuẩn E. coli................... 34
Hình 4.1 Biểu đồ khối lượng bình quân gà ở các tuần tuổi khảo sát ............... 37
Hình 4.2 Biểu đồ tăng trọng toàn thí nghiệm giữa các nghiệm thức ............... 39
Hình 4.3 Biểu đồ hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các nghiệm thức ................. 42
Hình 4.4 Biểu đồ tỷ lệ gà chết giữa các nghiệm thức ..................................... 47

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NT

Nghiệm thức

NT CĂLT

Nghiệm thức cho ăn liên tục

NT CĂCT

Nghiệm thức cho ăn cách tuần

NT ĐC

Nghiệm thức đối chứng

E. coli

Escherichia coli

KPCS

Khẩu phần cơ sở

KPBS

Khẩu phần bổ sung

MC


MacConkey Agar

NA

Nutrient Agar

SCA

Simmons Citrate Agar

NC

Newcastle

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

HSCHTĂ

Hệ số chuyển hóa thức ăn



Thức ăn

ix


Chƣơng 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay chăn nuôi gia cầm đã trở thành ngành sản xuất thực phẩm quan
trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Thực phẩm từ gia cầm là thức ăn ngon,
bổ dưỡng và có rất ít cấm kị vì lý do xã hội hay tôn giáo như những loài vật
nuôi khác. Ở Việt Nam, chăn nuôi gà đã có từ lâu đời và hiện vẫn còn được
duy trì phổ biến trên cả nước. Song song đó hiện tượng tồn dư kháng sinh
trong sản phẩm chăn nuôi đang ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu
dùng cũng như tổn thất về kinh tế cho nhà chăn nuôi. Con người nếu ăn phải
thực phẩm tồn dư kháng sinh có thể gây ung thư, hiện tượng kháng thuốc ở
một số loài vi khuẩn. Nguyên nhân tồn dư kháng sinh có thể là do quá trình
phòng và chữa bệnh cho vật nuôi, bảo quản thức ăn, kích thích tăng trọng bằng
phương pháp sử dụng kháng sinh hoặc hormone tăng trọng…(VnMedia, 2010)
Để cải thiện những tồn tại trên và phát triển chăn nuôi bền vững.
Probiotic, prebiotic đã và đang là những sản phẩm được nhà chăn nuôi lựa
chọn để thay thế kháng sinh trong phòng và trị bệnh gia súc, gia cầm. Là một
dạng probiotic, chế phẩm men vi sinh Bactozyme có tác dụng bổ sung các vi
sinh vật hữu ích giúp cho vật nuôi tăng trọng nhanh, phòng ngừa một số bệnh
về đường ruột đang là một trong những lựa chọn của nhà chăn nuôi. Thành
phần chủ yếu của chế phẩm men vi sinh Bactozyme gồm nấm Saccharomyces
cerevisiae và vi khuẩn Pediococcus acidilactici, chúng là những vi sinh vật
hữu ích có chức năng sản sinh các enzyme tiêu hóa giúp tăng chuyển hóa thức
ăn, tăng trọng nhanh, giảm thời gian nuôi. Vi khuẩn Pediococcus acidilactici
sản sinh acid lactic giúp toan hóa đường ruột, ức chế sự phát triển của vi
khuẩn gây hại, cân bằng hệ vinh đường ruột, phòng chống táo bón và tiêu
chảy…
Tuy nhiên muốn sử dụng chế phẩm men vi sinh Bactozyme mang lại hiệu
quả nhất người chăn nuôi cần chú ý đến phương pháp sử dụng, thời điểm sử
dụng và một số vấn đề khác… Để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của chế
phẩm men vi sinh Bactozyme đối với gia cầm nói chung đặc biệt trên gà nói
riêng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “So sánh hiệu quả bổ sung chế

phẩm men vi sinh Bactozyme trên gà thịt giống Nòi lai (5-12 tuần tuổi)”.
Với mục tiêu nhằm kiểm tra hiệu quả của chế phẩm có thành phần chủ yếu là
nấm Saccharomyces cerevisiae và vi khuẩn Pediococcus acidilactici lên tăng
trọng, khả năng sử dụng thức ăn, hàm lượng vi khuẩn E. coli có trong phân gà.
Từ đó có những khuyến cáo khi sử dụng chế phẩm nhằm mang lại hiệu quả
kinh tế nhất cho người chăn nuôi.

1


Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Đặc điểm sinh học gà
Gà là một loại gia cầm, thuộc lớp chim có lông vũ, không có răng, hệ
thống tiêu hóa không có đường tiểu tiện riêng, không có tuyến mồ hôi dưới
da… Gà chịu nóng kém, có thân nhiệt cao hơn các động vật có vú 0,5-1oC. Gà
có một dạ dày cơ rất khỏe, có thể nghiền bóp mọi loại thức ăn thông thường.
Ngoài ra, hệ thống men tiêu hóa rất phức tạp nên vận tốc tiêu hóa ở gà rất lớn
(Lê Hồng Mận, 2005).
Vì những đặc điểm trên nên gà có một tiềm năng sinh vật rất lớn (đẻ
nhiều, lớn nhanh…), qua cách nhìn của nhà chăn nuôi con gà có những điểm
mạnh và điểm yếu như sau:
- Điểm mạnh: hiệu suất chuyển hóa thức ăn thành sản phẩm ở gà rất lớn,
một gà mái có thể sinh ra một sản lượng sản phẩm (trứng) nặng gấp 8 lần cơ
thể của nó trong vòng 12 tháng trong khi heo nái cần 40 năm và bò cái cần 80
năm. Một gà thịt có thể đạt khối lượng cơ thể gấp 50 lần trọng lượng sơ sinh
chỉ sau 8 tuần lễ, trong khi heo đạt khối lượng cơ thể gấp 20 lần khối lượng sơ
sinh trong 26 tuần, ở bò là 6-7 lần trong 52 tuần (Trần Trung Vĩnh và Nguyễn
Mộng Giao, 2002).
- Điểm yếu: vì không có tuyến mồ hôi, lớp mỡ dày (nhất là giống gà thịt)

và thân nhiệt cao nên gà chỉ thích hợp với những nơi, những lúc có nhiệt độ
thấp, gà chịu rét tốt nhưng chịu nóng rất kém. Do có cường độ trao đổi chất
cao nên gà rất mẫn cảm với các bệnh về dinh dưỡng và thời tiết đặc biệt là các
giống gà cao sản (Trần Trung Vĩnh và Nguyễn Mộng Giao, 2002).
2.2 Sơ lƣợc một số giống gà ở địa phƣơng
2.2.1 Gà Tàu vàng
Gà Tàu vàng là giống gà kiêm dụng xuất xứ từ Trung Quốc, được đưa
vào miền nam từ lâu và nuôi rộng rãi ở nhiều tỉnh như Tiền Giang, Long An,
Bình Dương, Tây Ninh…Màu lông phổ biến là màu vàng rơm, vàng đậm, có
đốm đen quanh cổ cánh và đuôi, có những con có lông chân mọc dài, tầm vóc
lớn hơn gà Ta và gà Ri. Đa phần có mào đơn đỏ tươi, một số mào kép. Gà mọc
lông chậm, 3 tháng tuổi gà trống còn lông lơ thơ (Lê Minh Hoàng, 2002)
Thịt gà thơm ngon, mổ thịt lúc 16 tuần tuổi con trống 2,0 kg; mái 2,1 kg;
thân thịt 67%. Gà nuôi thịt bán công nghiệp 12 tuần tuổi đạt 1,7-1,8 kg/con
trống, 1,3-1,5 kg/con mái. Gà mái 6 tháng bắt đầu đẻ, trứng nặng 45-50 g, sản
lượng trứng 70-90 trứng/mái/năm (Lê Minh Hoàng, 2002). Gà mái có tính ấp

2


và nuôi con giỏi, thành thục sớm hơn gà trống. Gà có ưu thế về khả năng thích
ứng trong điều kiện chăn thả, có khả năng chống chịu bệnh tật tốt, song năng
suất lại thấp.
2.2.2 Gà Nòi
Giống gà này có ở khắp các miền Việt Nam, thường gọi là gà chọi hay
gà đá. Con trống có lông màu xám, màu đỏ lửa xen lẫn các vệt xanh biếc, con
mái có màu xám đá, vóc dáng to, chân cao, cổ cao, thịt đỏ rắn chắc. Tính hung
hăng, hiếu chiến. Trọng lượng trưởng thành của gà mái 2,0-2,5 kg, gà
trống 3,0-4,0 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt 5 tháng, sản lượng trứng bình
quân 50-70 trứng/mái/năm, gà mái 7 tháng bắt đầu đẻ. Con trống được dùng

để lai với gà Ri và các giống gà khác để sản xuất con lai nuôi thịt (Lê
Hồng Mận, 2002).
2.2.3 Gà Ta vàng
Gà Ta vàng là giống gà phân bố rộng rãi ở các vùng nông thôn Việt Nam.
Nhìn chung giống gà này bị pha tạp nhiều, nuôi phổ biến ở phía nam là dòng
có lông màu vàng rơm và vàng nâu, có điểm đốm đen ở cổ, cánh và đuôi. Gà
Ta vàng nhẹ hơn gà Tàu vàng. Tuổi trưởng thành, con trống nặng 1,8-2,0 kg,
con mái nặng khoảng 1,2-1,5 kg. Khả năng sinh sản của gà Ta vàng thấp, mỗi
năm đẻ khoảng 9-10 lứa, mỗi lứa 10-12 trứng. Gà mái nuôi con khéo, khả
năng tìm thức ăn tốt, chống chịu tốt khi gặp thời tiết bất lợi, có khả năng
kháng bệnh tật cao và thịt rất thơm ngon (Lê Hồng Mận, 2002).
2.2.4 Gà Tam Hoàng
Theo Đặng Thị Hạnh (2007), giống gà này có nguồn gốc từ Trung Quốc,
vào Việt Nam lần đầu năm 1993 và được nuôi ở Quảng Ninh. Hiện nay ở Việt
Nam gà Tam Hoàng có những dòng sau
Dòng Tam Hoàng 882 có lông màu vàng rơm, chân vàng, da vàng. Con
trống to, mào đơn to và chân thấp hơn gà tàu vàng của Việt Nam. Nuôi 3,5
tháng theo dạng bán công nghiệp đạt trọng lượng bình quân 1,75 kg/con, năng
suất trứng đạt 145-150 trứng/mái/năm. Theo Đào Đức Long (2004) dòng gà
này có ưu điểm về khả năng sản xuất thịt so với các dòng gà Tam Hoàng khác,
tỷ lệ thịt đùi và ức khá cao, thịt thơm ngon và chất lượng thịt ngang với gà Ri.
Dòng gà này được chọn lọc và nhân giống chủ yếu ở Quảng Đông, Trung
Quốc.
Dòng Tam Hoàng 882-2, to con và đẻ sai hơn. Nuôi 3 tháng tuổi
đạt trọng lượng bằng gà Tam Hoàng 882 lúc 3,5 tháng, năng suất trứng đạt
160-170 trứng/mái/năm.

3



Dòng Tam Hoàng 882-3 nuôi 3 tháng đạt bình quân 1,9-2,0 kg/con, năng
suất trứng đạt 160-170 trứng/mái/năm.
Dòng Ma Hoàng (882-2) qua khảo sát cho thấy năng suất thịt, trứng cũng
tương đương với gà Tam Hoàng 882. Dòng này có lông màu vàng sẫm, điểm
rằn rất giống gà ta nên cũng được người tiêu dùng ưa chuộng (Đặng Thị Hạnh,
2007).
Dòng Jiangcun vàng nhỏ con hơn các dòng Tam Hoàng khác nhưng dòng
này có phẩm chất thịt tốt, thịt thơm ngon và tỷ lệ các phần thịt như thịt ức, thịt
đùi đạt yêu cầu. Dòng này đẻ tốt hơn dòng gà Tam Hoàng 882 (Đào Đức
Long, 2004).
Dòng Lương Phượng (gà Hoa Lương Phượng) có màu lông giống gà Ma
Hoàng, song dòng này cho năng suất thịt và trứng cao hơn. Năng suất trứng
đạt 170 trứng/mái/năm. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm là tỷ lệ phần thân thịt
có giá trị lại thấp hơn các dòng gà khác nên thị trường Hong Kong không
chuộng bằng gà Jiangcun (Đặng Thị Hạnh, 2007).
2.2.5 Gà Tre
Giống gà này thường gặp ở những vùng nông thôn phía Nam. Gà có sắc
lông sặc sỡ, nhanh nhẹn, thịt thơm ngon. Giống này nuôi chủ yếu để làm cảnh
và nuôi chọi (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2004).
Trọng lượng trưởng thành của gà mái là 0,6-0,7 kg, gà trống là
0,75-1,0 kg, năng suất trứng trung bình 40-50 trứng/mái/năm. Hiện tại giống
gà này bị pha tạp với nhiều giống địa phương khác như Ta vàng, Tàu vàng nên
có tầm vóc lớn hơn nhưng bộ lông không còn đẹp như nguyên chủng (Hội
chăn nuôi Việt Nam, 2004).
2.3 Sinh lý tiêu hóa của gia cầm
2.3.1 Sự giống và khác nhau giữa sinh lý tiêu hóa của heo và gia cầm
Theo Lưu Hữu Mãnh và ctv. (2010) và Lý Thị Thu Lan (2013) sinh lý
tiêu hóa của heo và gia cầm có những điểm giống và khác nhau sau
a. Sự giống nhau
Heo và gia cầm là thú không nhai lại, như thế có nghĩa là có quan hệ

cộng sinh với vi sinh vật kém hơn thú nhai lại và có cấu tạo bộ máy tiêu hóa
khác với các loài này.
Heo và gia cầm cần được cung cấp acid amin thiết yếu, khả năng sử dụng
chất xơ trong khẩu phần còn hạn chế. Khẩu phần thức ăn của chúng chủ yếu là
ngũ cốc, nên rất mẫn cảm với việc thiếu khoáng và vitamin.

4


Heo và gia cầm thường được nuôi nhốt trong hệ thống chăn nuôi hiện
đại, tăng trưởng nhanh và việc chuyển hóa thức ăn vào mô cơ hiệu quả.
b. Sự khác nhau
Heo được đẻ trực tiếp từ mẹ trong khi gia cầm được nở ra từ trứng. Heo
có lông mao, gia cầm có lông vũ chiếm tỉ lệ lớn đối với cơ thể và bị ảnh hưởng
bởi nhu cầu acid amin.
Heo có hệ thống tiêu hóa lúc còn non khác với lúc trưởng thành, trái lại
gia cầm có bộ máy tiêu hóa có đầy đủ các enzyme tiêu hóa sau khi nở, gà con
có thể sử dụng bắp và bánh dầu nành chỉ 1 ngày sau khi nở trong khi heo con
phải được bú sữa hoặc dựa trên khẩu phần cơ bản là sữa.
Gà con có tốc độ trao đổi căn bản cao, hô hấp và nhịp tim nhanh hơn heo.
Gà mái đẻ trứng cần huy động một lượng lớn Canxi nên rất mẫn cảm với các
vấn đề về chân.
Ngoài ra gà có bộ máy tiêu hóa và quy trình tiêu hóa khác với heo ở các
điểm như: không có răng, có diều và mề, không có dạ dày thật để dự trữ hoặc
bài tiết enzyme, có hai manh tràng góp một phần ít cho quá trình tiêu hóa. Gà
có tốc độ vận chuyển thức ăn rất nhanh, hấp thu acid béo theo hệ thống tỉnh
mạch cửa, hệ bạch huyết kém phát triển, bài tiết Nitơ dạng acid uric nên ảnh
hưởng tới nhu cầu vài acid amin và giá trị nặng lượng khẩu phần.
2.3.2 Hệ tiêu hóa của gia cầm
a. Mỏ, hầu

Mỏ gà được bao bọc bởi một lớp sừng có cấu tạo đặc biệt, mỏ nhọn thích
nghi với việc mổ rỉa, lấy thức ăn trên cạn. Ngoài việc lấy thức ăn, mỏ gà còn
có tác dụng kìm giữ khi tiến hành giao phối và làm vũ khí chiến đấu tự vệ
(Nguyễn Duy Hoan, 2010).
Nước bọt của gà ít và thức ăn qua miệng quá nhanh nên tiêu hóa tinh bột
do α-amylase không đáng kể. Tuy vậy nước bọt thấm trong thức ăn vẫn tiếp
tục tiêu hóa tinh bột trong tiền mề, góp phần vào tiêu hóa chung (Lưu Hữu
Mãnh và ctv., 2010).
Hầu nằm cuối vòm họng, là cấu trúc kiểm soát sự đi qua của không khí
và thức ăn. Khi cổ nở rộng ra trong quá trình ăn, có một sự thay đổi trong vị trí
của khí quản để ngăn không cho thức ăn lọt vào (Bùi Xuân Mến, 2007). Hình
2.1 mô tả cấu trúc hệ tiêu hóa gà.

5


b. Diều
Diều là chỗ tiếp giáp giữa ngực và cổ, diều gà phát triển hơn diều vịt,
ngỗng. Khi dạ dày đầy thức ăn sẽ ức chế sự co bóp của diều. Sự co bóp của
diều sẽ ảnh hưởng làm giảm tính thèm ăn, giảm sự tiêu hóa và một số thức ăn
bị đẩy ra ngoài. (Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu, 2009).
Thức ăn di chuyển trong thực quản xuống tới diều thì chứa lại. Thời gian
thức ăn lưu trong diều tùy thuộc vào khối lượng thức ăn ăn vào, cỡ hạt thức ăn
và số lượng thức ăn đang có trong mề. Trong mề, các hạt thức ăn mềm ra và
α-amylase trong thức ăn tiếp tục tiêu hóa tinh bột. Diều không tạo được
emzyme tiêu hóa (Lưu Hữu Mãnh và ctv., 2010).

Manh tràng




Hình 2.1 Hệ tiêu hóa của gà

c. Dạ dày tuyến (tiền mề)
Dạ dày tuyến giống dạ dày đơn nhưng dung tích dạ dày tuyến rất nhỏ nên
tiêu hóa không quan trọng. Vì nhỏ và thức ăn qua nhanh nên hoạt động tiêu
hóa không cụ thể, thức ăn đã được thấm dịch vị sẽ được chuyển xuống dạ dày
cơ. Sự tiết dịch của dạ dày tuyến cũng theo thần kinh và thể dịch (Nguyễn Thị
Kim Đông và Nguyễn Văn Thu, 2009).
Theo Nguyễn Duy Hoan (2010) dạ dày tuyến có các tuyến tiết ra enzyme
pepsin và HCl để tiêu hóa thức ăn, ngoài ra còn có nhiều mô nhỏ đó là cửa sổ
đổ ra của các ống tuyến dịch vị. Trong nang tuyến có hai loại tế bào, loại to
tiết ra acid HCl và loại nhỏ tiết ra men pepsinogen.

6


d. Dạ dày cơ (mề)
Dạ dày cơ hình tròn, dẹp, cấu tạo bởi lớp cơ dày, rắn. Sự co bóp ở dạ dày
cơ có chu kỳ (khoảng 20s/lần), khi đói co bóp giảm, khi no co bóp tăng. Thần
kinh phế vị có nhiệm vụ chi phối sự co bóp của dạ dày cơ (Nguyễn Thị Kim
Đông và Nguyễn Văn Thu, 2009).
Ở dạ dày cơ thức ăn được nghiền và tiếp tục tiêu hóa. Mề là bắp thịt rất
khỏe, bên trong là lớp biểu mô gấp nhiều lớp có phủ lớp “cutica gastrica” bằng
chất koilin (tương tự keratin) dai và nhám, lớp này có tác dụng bảo vệ cho
vách dạ dày không bị tổn thương khi nghiền nát thức ăn vận động. Trong quá
trình hoạt động, lớp “cutica gastrica” bị bong tróc và được thay thế. Dạ dày cơ
vận động theo kiểu “thớt-cối” bóp vào nhau với sức ép đến vài mươi bar, cộng
với sự ma sát của hạt sạn, sỏi, đá mà gà lượm ở đất tạo nên sức nghiền mạnh
mẽ và làm tăng khả năng tiêu hóa thức ăn khoảng 10% so với mề không sạn

sỏi. Thức ăn được nghiền và trộn với độ ẩm dịch tiết tiêu hóa thành khối nhão
có độ ẩm thay đổi khoảng 50%. Dạ dày cơ không tiết dịch tiêu hóa mà chỉ tiếp
tục tiêu hóa bằng dịch tiêu hóa của dạ dày tuyến. Sự co thắt có chu kỳ của hai
túi dạ dày làm cho thức ăn đi tới đi lui giữa hai túi, cùng với sự ựa ngược có
chu kỳ thức ăn trở về dạ dày tuyến làm cho thức ăn được nhào trộn liên tục,
được nghiền nhiều lần và tiếp xúc với enzyme tiêu hóa, kết quả là tăng mức
tiêu hóa của thức ăn (Lưu Hữu Mãnh và ctv., 2010).
e. Ruột non
Trước ruột non là dạ dày cơ và sau là manh tràng. Ruột non không phân
biệt tá tràng, không tràng và hồi tràng, đường kính của các đoạn ruột non gần
bằng nhau. Không có tuyến Brunner, màng nhầy của gia cầm có nhung mao,
nhưng nhung mao không có nhủ quản do hệ thống bạch huyết của gia cầm
không phát triển, sự hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu qua hệ thống huyết
quản. Trên vách ruột non có các tuyến ruột. Thời gian thức ăn ở lại tại ruột ít
hơn 24 giờ nên quá trình tiêu hóa xảy ra mạnh ở đây, đặc biệt tuyến tụy tạng ở
gia cầm rất lớn (Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu, 2009), mật độ
lông nhung trên 1 cm2 ở ruột non gia cầm rất lớn, hơn tất cả các loại gia súc
khác (Nguyễn Duy Hoan, 2010).
Dưới tác dụng của các enzyme từ dịch vị, dịch ruột, dịch tụy và dịch mật,
các chất bột đường, protein, lipit đa phần được tiêu hóa và hấp thu tại đây.
Những mảnh thức ăn còn cứng chưa được nghiền kỹ sẽ được đưa trở lại dạ
dày cơ để nghiền tiếp nhờ vào nhu động ngược của ruột non, đây cũng có thể
là nguyên nhân làm cho dạ dày cơ có màu vàng của mật (Nguyễn Duy Hoan,
2010).

7


f. Ruột già
Ruột già của gia cầm được chia làm 3 đoan: manh tràng, kết tràng và trực

tràng.
Manh tràng có cấu tạo thành 2 nhánh đối xứng rất phát triển, nơi tiếp
giáp giữa ruột non và ruột già có van hồi manh tràng không cho thức ăn đi
ngược từ ruột già lên ruột non. Manh tràng là nơi xảy ra quá trình lên men vi
sinh vật nên một phần chất xơ được tiêu hóa tại đây. Ngoài ra đây cũng là nơi
tổng hợp các vitamin nhóm B nhất là vitamin B12. Bơgre (1964 trích dẫn của
Nguyễn Duy Hoan, 2010) cho rằng nếu protein gia cầm ăn vào không được
tiêu hóa hết ở ruột non thì khi xuống đây, các vi sinh vật sẽ lên men sinh nhiều
độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe gia cầm (Nguyễn Duy Hoan, 2010).
Ruột già của gia cầm không phân biệt được kết tràng và trực tràng. Kết
tràng tạo nhu động ngược để đưa chất chứa lên manh tràng và từ manh tràng
xuống trực tràng để vào lỗ huyệt. Mật độ lông nhung ở đây rất thưa thớt nên
hấp thu chất dinh dưỡng không đáng kể. Tại đây quá trình tái hấp thu nước và
muối khoáng diễn ra mạnh, ở gà khỏe việc tái hấp thu mạnh hơn là thải nước
nên chất chứa ruột già ngày càng đặc. Phần hoàn toàn không tiêu hóa được của
thức ăn được thải ra ngoài tạo thành phân gà (Nguyễn Thị Thu Đông và
Nguyễn Văn Thu, 2009; Nguyễn Duy Hoan, 2010).
g. Lỗ huyệt
Lỗ huyệt là nơi tập trung các chất không tiêu hóa được ở ruột và nước
tiểu. Viên phân gồm hai phần: phần dưới là phân thật có màu nâu đen và chóp
trên là phân trắng đó là nước tiểu đặc của gà. Thành lỗ huyệt có túi fabricius là
cơ quan bạch huyết quan trọng của gia cầm (Nguyễn Thị Kim Đông và
Nguyễn Văn Thu, 2009).
2.4 Sự tiêu hóa, hấp thu các dƣỡng chất cần thiết
2.4.1 Sự tiêu hóa, hấp thu carbohydrate
Sự tiêu hóa và hấp thu hầu hết carbohydrate xảy ra ở ruột non. Các
enzyme maltase, sucrase phân cắt carbohydrate thành đường đơn và sau đó là
quá trình hấp thu. Vùng hấp thu đường lớn nhất là vùng không tràng, các loại
đường glucose và galactose được hấp thu theo một cơ chế chuyên chở chủ
động. Nồng độ Na+ của các chất chứa trong ruột cho thấy đóng vai trò quyết

định trong cơ chế hấp thu đường. Nồng độ cao của Na+ có ảnh hưởng thuận lợi
cho quá trình hấp thu nhanh chóng các loại đường này, trong khi nồng độ thấp
Na+ lại giảm tốc độ hấp thu. Các đường pentose và hexose được hấp thu nhờ
sự khuếch tán, một quá trình vận chuyển thụ động chậm hơn rất nhiều so với
vận chuyển chủ động (Bùi Xuân Mến, 2007).

8


2.4.2 Sự tiêu hóa, hấp thu lipid
Chất béo được tiêu hóa và hấp thu chủ yếu ở phần trên ruột non, quá
trình hấp thu lại xảy ra mạnh mẽ nhất ở phần dưới ruột non (đoạn hồi tràng).
Chất béo được nhũ hóa bởi muối mật và tiếp xúc với các enzyme lipase khác
nhau trong tá tràng, tiếp theo bị phân hủy thành các monoglyceride và acid
béo. Các acid béo chuỗi ngắn sau đó được hấp thu trực tiếp vào màng nhầy
của ruột non và chuyển đến hệ tuần hoàn cửa. Các monoglyceride và acid béo
không hòa tan được nhũ hóa bởi muối mật để hình thành nên các chuỗi phân
tử. Chúng gắn vào bề mặt của các tế bào biểu mô, thành phần của các chuỗi
phân tử có thể được hấp thu vào các tế bào. Ngay khi ở bên trong các tế bào
này, các acid béo chuỗi dài tiếp tục được tái ester hóa trở lại để hình thành các
triglyceride. Các triglyceride sau đó kết hợp với cholesterol, lipoprotein và
phospholipid để tạo thành các chylomicron, là những giọt mỡ rất nhỏ. Các
chylomicron sau đó được chuyển vào trong hệ tuần hoàn bạch huyết (Bùi
Xuân Mến, 2007).
2.4.3 Tiêu hóa, hấp thu protein
Các protein chỉ được tổng hợp khi trong thức ăn có mặt của chúng với số
lượng cần thiết và chất lượng nhất định. Gia cầm không thể đồng hóa các
protein của thức ăn ở trạng thái chưa được biến đổi, nên thật chất quá trình
tiêu hóa chính là sự phân giải protein thành các acid amin cho cơ thể sử dụng
để tạo ra các protein cho bản thân và các sản phẩm để tổng hợp các chất nitơ

cần thiết (Nguyễn Duy Hoan, 2010).
Mặc dù sự tiêu hóa protein khởi đầu ở dạ dày tuyến và mề nhưng hầu hết
sự tiêu hóa và hấp thu lại xảy ra ở ruột non. Nhiều enzyme của ruột và tụy
tạng phân cắt protein thành các acid amin và chúng hấp thu sau đó. Tốc độ hấp
thu các acid amin tùy thuộc vào cấu trúc và sự phân cực của chúng, nhưng tất
cả đều dựa vào quá trình chuyên chở chủ động nhờ vào ion Na+. Quá trình hấp
thu chủ động này tương tự như quá trình hấp thu glucose trong tiêu hóa, hấp
thu tinh bột. Các acid amin được hấp thu nhanh chóng ở các đoạn không tràng
và tá tràng, ngoài ra các acid amin cũng được hấp thu ở đoạn hồi tràng nhưng
rất ít (Bùi Xuân Mến, 2007).

9


2.4.4 Hấp thu muối khoáng và vitamin
Sự hấp thu muối khoáng xảy ra trên toàn bộ ruột non và ruột già, với một
tốc độ hấp thu tùy thuộc chủ yếu vào một số yếu tố như độ pH, các chất
chuyên chở. Các chất khoáng như Na, Fe yêu cầu có chế độ chuyên chở chủ
động. Những chất khoáng khác như Ca lại sử dụng cả hai là các protein
chuyên chở và cơ chế khuếch tán (Bùi Xuân Mến, 2007).
Hầu hết các vitamin được hấp thu ở phần trên của ruột non, ngoại trừ
vitamin B12 được hấp ở phần dưới của của ruột non. Các vitamin hòa tan trong
nước được hấp thu một cách nhanh chóng nhưng sự hấp thu của các vitamin
hòa tan trong chất béo lại có liên quan đến cơ chế hấp thu mỡ nên thông
thường là chậm (Bùi Xuân Mến, 2007).
2.5 Mối liên hệ giữa hệ vi sinh vật đƣờng tiêu hóa và sức khỏe
vật nuôi
2.5.1 Hệ vi sinh vật đƣờng tiêu hóa
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977) hệ vi sinh vật đường tiêu hóa của động
vật rất phong phú. Trên niêm mạc miệng và trong nước bọt có cầu khuẩn

Micrococcus, Staphylococcus, Streptococcus, trực khuẩn gram dương như trực
khuẩn Lactic, Trực khuẩn gram âm như E. coli, Pasteurella, nấm men
Candida albicans... Nước bọt, niêm mạc động vật bài tiết một số chất sát trùng
có khả năng diệt một số loài vi khuẩn.
Ở động vật mới sinh ra, ruột và dạ dày không có vi khuẩn, vài giờ sau khi
sinh mới thấy vài loại vi khuẩn và từ đó chúng bắt đầu sinh sôi. Hằng ngày
một số loại vi khuẩn khác đã theo thức ăn vào ruột, sống và sinh sôi nảy nở ở
đấy, chúng có thể bị biến đổi ít nhiều nhưng căn bản vẫn sống cho đến khi con
vật chết. Thành phần, chất lượng và số lượng hệ vi sinh vật đường ruột và dạ
dày phụ thuộc vào tuổi, cách nuôi dưỡng, những điều kiện vật lý, hóa học và
môi trường đường ruột, dạ dày. Vi sinh vật theo thức ăn vào ruột sẽ chịu một
sự biến đổi, phần lớn các loại vi khuẩn chết đi, một phần thích nghi với điều
kiện mới và sinh sản.
Có thể chia hệ vi vật đường ruột ra làm hai loại: loại “vi sinh vật yếm khí
tùy tiện”, thay đổi tùy theo điều kiện thức ăn và loại “vi sinh vật yếm khí bắt
buộc”, loại này thích nghi được với môi trường đường ruột, dạ dày và trở
thành loại định cư vĩnh viễn. Hệ vi sinh vật bắt buộc gồm có: Streptococcus
lactic, Lactobacterium acidophilum, trực khuẩn Lactic, E. coli… (trích dẫn
của Nguyễn Văn Đạo, 2011).

10


Mặc dù dạ dày có tính sát trùng nhưng tính chất này cũng bị hạn chế do
một số nhân tố. Ví dụ trực khuẩn tỵ thư (Streptococcus equy) có thể gây bệnh
thiếu máu truyền nhiễm khi vào dạ dày, nhưng trực khuẩn lao, cầu khuẩn, trực
khuẩn có nha bào (như Bacillus anthracis) khi vào dạ dày sẽ bị dịch toan của
dạ dày tiêu diệt. Còn các trực khuẩn ở ruột và dạ dày (như trực khuẩn phó
thương hàn) có thể qua dạ dày mà không bị tiêu diệt. Mặc khác những vi
khuẩn này nằm bên trong một khối thức ăn lớn có thể thoát khỏi tác dụng tiệt

trùng của dạ dày, ngoài ra khi động vật uống nước nhiều độ acid trong dịch dạ
dày trở nên loãng làm cho dịch dạ dày mất chức năng tiệt trùng. Do đó một số
vi sinh vật có thể tồn tại ở dạ dày động vật như Streptococcus, Bacterium, trực
khuẩn Lactic, xạ khuẩn, nấm men...
Ruột non chiếm 2/5-2/3 chiều dài ruột, số lượng vi khuẩn rất ít, nhất là
ở tá tràng do nhiều nguyên nhân. Dịch dạ dày vào ruột non vẫn có tác dụng sát
trùng. Ngoài ra, mật và dịch tụy tạng bài tiết qua tá tràng cũng có tác dụng diệt
khuẩn. Trong ruột non một số loại vi khuẩn có thể sinh nha bào, một
số E. coli, ở gia súc non có thêm Streptococcus, Lacto bacterium... Từ tá tràng
về sau lượng vi khuẩn bắt đầu tăng lên, số lượng vi khuẩn trong ruột già tăng
lên rất nhiều. Hệ vi sinh vật ruột già chủ yếu là E. coli (ở gia súc trưởng thành
E. coli chiếm 75% tổng số vi sinh vật). Ngoài ra trong ruột có thể thấy một số
loài vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, Clostridium,... những vi khuẩn này
theo phân ra ngoài làm lây lan bệnh.
2.5.2 Mối liên hệ giữa hệ vi sinh vật đƣờng ruột và sức khỏe động vật
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977) các vi sinh vật dạ dày-ruột tham gia
phân giải các chất dinh dưỡng. Vi khuẩn Lactic phân giải tinh bột và đường
tạo thành acid lactic, acid acetic, acid propionic... Vi khuẩn sản sinh men
amylase để phân giải tinh bột, men protease để phân giải protein. Ngoài ra,
một số vi khuẩn còn tổng hợp vitamin nhóm B (Bacillus subtilic). Ngược lại
các vi sinh vật gây thối rữa lại là nguồn gây bệnh đường ruột (E. coli) khi sức
khỏe gia súc giảm sút do dinh dưỡng kém hoặc do tác động của môi trường.
Hầu hết các vi sinh vật có mặt trong kết tràng dao động trong khoảng từ
10 -1012 CFU/ml (Ohhira, 2008).
11

Theo tài liệu của công ty Victory (2001, trích dẫn của Trần Thị Thu
Thủy, 2003), trong đường ruột gia súc có khoảng 100 loài vi khuẩn hợp thành
2 nhóm chủ yếu. Nhóm vi khuẩn có lợi chủ yếu gồm Bifidobacterium,
Eubacterium, Lactobacillus. Nhóm vi sinh vật có hại chủ yếu có Clostridium,

E. coli , Bảng 2.1 trình bày ảnh hưởng của vi khuẩn đường ruột đối với sức
khỏe động vật.

11


Bảng 2.1 Ảnh hưởng của vi khuẩn đường ruột đối với sức khỏe động vật
Có lợi
Tên vi khuẩn

Có hại

Gây
bệnh

Tổng
hợp
vitamin,
protein

Trợ
giúp
tiêu
hóa

Ngăn
chặn
sự
xâm
nhập

từ bên
ngoài

Tăng
cường
miễn
dịch

Bacteroidaceae

+

+

+

+

+

+

+

+

Eubacterium

-


-

+

-

-

-

-

-

Peptococcaceae

-

-

+

-

-

+

-


+

Bifidobacterium

+

+

+

+

-

-

-

-

Lactobacillus

-

-

+

-


-

-

-

-

E. coli

-

-

-

+

+

+

+

+

Streptococcus

-


-

+

-

-

-

-

+

Veillonella

-

-

-

-

-

-

Clostridium


-

-

-

-

-

-

Staphylococcus

-

-

-

-

-

Proteus

-

-


-

-

-

Pseudomonas

-

-

-

-

-

Gây
thối
rữa
trong
ruột

Kích Sản
Nhiễm
thích sinh trùng tự
chất độc tố phát
sinh
ung

thư

-

+
+

+

+

+

+

+

+

+

+ : có khả năng - : Không có khả năng Nguồn: Victory Company (2001, trích dẫn của Trần Thị Thu
Thủy, 2003)

Nhóm vi khuẩn có hại sẽ chiếm ưu thế khi gia súc bị bệnh hoặc bị nhiễm
từ môi trường. Trong điều kiện nuôi nhốt, hệ thống đường ruột gia súc yếu và
lợi thế của vi khuẩn có lợi không cao. Vì vậy cách làm tăng vi khuẩn có lợi rất
quan trọng đối với động vật vì nó có khả năng ức chế vi khuẩn có hại, làm
tăng năng suất và sức khỏe động vật (Trần Thị Thu Thủy, 2003).
2.6 Probiotic

2.6.1 Khái niệm
Theo các trích dẫn của Soccol et al. (2010) probiotic bắt nguồn từ chữ
“pro bios” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “cho cuộc sống”. Lịch sử của
probiotic bắt đầu cùng với lịch sử của con người, phô mát và lên men sữa ở
Hy Lạp và Roma. Thuật ngữ "probiotic" được sử dụng đầu tiên bởi Lilly and
Stillwell (1965) để mô tả các chất tiết ra bởi một vi sinh vật có khả năng kích
thích sự tăng trưởng của vi sinh vật khác. Parker (1974) đề xuất rằng probiotic
là những sinh vật và các chất góp phần cân bằng vi khuẩn đường ruột.
Salminen et al. (1998) định nghĩa probiotic là thực phẩm có chứa các vi khuẩn
12


sống có lợi cho sức khỏe. Marteau et al. (2001) xác định probiotic là các tế
bào vi khuẩn chế phẩm hay các thành phần của tế bào vi khuẩn có lợi đối với
sức khỏe. Tổ chức nông lương thế giới FAO/WHO (2001) và Hội khoa học
quốc tế ISCASS (2003) định nghĩa probiotic là những vi sinh vật sống khi
được sử dụng liều lượng hợp lý sẽ cho những ảnh hưởng có lợi cho sức khỏe
vật chủ.
Các vi sinh vật probiotic bao gồm các chủng thuộc chi Lactobacillus,
Bifidobacterium, một số chủng Bacillus, Pediococcus và nấm men. Các vi sinh
vật này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các vi sinh
vật gây hại, cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch
của vật chủ (Soccol et al., 2010).
Trong quy chuẩn thức ăn, probiotic thuộc nhóm phụ gia thức ăn chăn
nuôi có vai trò làm ổn định hệ vi sinh vật trong đường tiêu hoá của động vật
dạ dày đơn và động vật nhai lại (Vũ Duy Giảng, 2012).
2.6.2 Vai trò của probiotic trong chăn nuôi gia cầm
Theo các nghiên cứu, probiotic có khả năng
- Làm thay đổi pH trong đường tiêu hóa gia súc bằng cách sản sinh ra
các acid hữu cơ như acid lactic, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có ích phát

triển làm cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tình trạng sức khỏe của vật
nuôi (Ohhira, 2008).
- Tăng đồng hóa các chất dinh dưỡng, trung hòa các độc tố, bình thường
hóa nhu động ruột, ngăn chặn sự truyền nhiễm của các tác nhân gây hại như
nấm mốc, nấm men, vi khuẩn (Elixa, 2004).
- Bảo vệ cơ thể chống lại các độc tố môi trường như thuốc trừ sâu, chất
gây ô nhiễm, giảm bớt chất thải độc tại tế bào, kích thích cơ chế sữa chữa của
các tế bào (Loren and Schiele, 2004).
- Tăng số lượng tế bào của hệ thống miễn dịch, từ đó giúp tăng các phản
ứng miễn dịch. Tăng chiều cao, chiều sâu của nhung mao ruột từ đó giúp tăng
khả năng hấp thu chất dinh dưỡng (Loren and Schiele, 2004).
- Cải thiện chất lượng thức ăn bằng cách sản sinh ra một số enzyme quan
trọng, các acid béo, vitamin… Ổn định lượng cholesterol, triglyceride, phá vỡ
và tái tạo các loại hormone (Loren and Schiele, 2004).
- Nâng cao năng suất vật nuôi, giúp tăng trọng nhanh, giảm tiêu tốn thức
ăn, cải thiện năng suất trứng, chất lượng thịt xẻ và giảm tỷ lệ nhiễm bẩn ở thịt
(Fuller, 1989).

13


×