Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

ảnh hưởng bổ sung vitamin ade và tuổi gà lên năng suất sinh sản, tiêu tốn thức ăn trên đàn gà ross 308

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1003.32 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN QUANG HẠ

ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG VITAMIN ADE VÀ
TUỔI GÀ LÊN NĂNG SUẤT SINH SẢN, TIÊU
TỐN THỨC ĂN TRÊN ĐÀN GÀ ROSS 308

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y

2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y

ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG VITAMIN ADE VÀ
TUỔI GÀ LÊNNĂNG SUẤT SINH SẢN, TIÊU
TỐN THỨC ĂN TRÊN ĐÀN GÀ ROSS 308

Giáo viên hướng dẫn:Sinh viên thực hiện:
PGs.Ts.NGUYỄN NHỰT XUÂN DUNGNGUYỄN QUANG HẠ
Cán bộ hướng dẫn:MSSV: 3118079
Ks NGUYỄN THANH PHI LONG
Lớp: Chăn Nuôi K37


2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG VITAMIN ADE VÀ
TUỔI GÀ LÊNNĂNG SUẤT SINH SẢN, TIÊU
TỐN THỨC ĂN TRÊN ĐÀN GÀ ROSS 308

Cần thơ, ngày… tháng… năm 2014
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Cần thơ, ngày… tháng… năm 2014
DUYỆT CỦA BỘ MÔN

PGs.Ts. Nguyễn Nhựt Xuân Dung

………………………

Cần thơ, ngày… tháng… năm 2014
DUYỆT CỦA KHOA NN & SHUD

………………………………..


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Ban lãnh đạo Khoa Nông Nghiệp &Sinh Học Ứng Dụng và các thầy cô
trong Bộ môn chăn nuôi.
Tôi tên Nguyễn Quang Hạ là sinh viên lớp Chăn nuôi-Thú y khóa 37 (20112015). Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu

kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng có ai công bố
trong các công trình luận văn nào trước đây.

Cần thơ, ngày…..tháng…..năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Hạ


LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập và rèn luyện dưới mái trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ, nay tôi
đã thực hiệnđược ước mơ là hoàn thành luận văn tốt nghiệp và sắp trở thành một
kỹ sư ngànhChăn Nuôi Thú Y. Trong quá trình học tập và rèn luyện tôi đã nhận
được sự giúp đỡ của quý thầy cô và rất nhiều người. Tôi chân thành biết ơn đến
những người đã giúp đỡ tôi trong những năm tháng qua.
Cảm ơn ba mẹ là người sinh con ra và cực khổ nuôi dạy con nên người.
Em xin chân thành cảm ơn đến cô PGs.Ts.Nguyễn Nhựt Xuân Dung là một
người cô đáng kính đã hết lòng dạy bảo và hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài.
Em xin chân thành biết ơn cô cố vấn Ts.Nguyễn Thị Thủy đã lo lắng, dạy dỗ lớp
Chăn Nuôi Thú Y khóa 37 trong những năm qua.
Em xin gửi lời cảm ơn anh Ks.Nguyễn Thanh Phi Long, anh Ks.Nguyễn Thanh
Tuấn đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho em thực tập làm luận văn ở trại trong suốt
thời gian qua.
Cảm ơn các anh em trong trại Phước Tân 2 và các bạn học cùng khóa đã giúp đỡ
tôi hoàn thành đề tài.
Em xin chân thành cám ơn tất cả quý thầy cô Bộ môn Chăn Nuôi khoa Nông
Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng trường Đại Học Cần Thơ đã trang bị cho em
những hành trang quý báu để bước vào đời.
Cuối cùng, em xin chúc mọi người thật nhiều sức khỏe!


Cần thơ, ngày….tháng….năm 2014

Nguyễn Quang Hạ


MỤC LỤC
Chương 1. Đặt vấn đề ...........................................................................................1
Chương 2: Cơ sở lý luận.......................................................................................2
2.1 Sơ lược về giống gà ..........................................................................................2
2.1.1 Gà Ross 308 ...................................................................................................4
2.1.2 Gà Cobb 500 ..................................................................................................4
2.1.3 Gà AA (Arbor Acres) ....................................................................................4
2.1.4 Gà Rhode Iland Red.......................................................................................4
2.2 Nhu cầu của gà..................................................................................................5
2.2.1 Nhu cầu protein..............................................................................................5
2.2.2 Nhu cầu lipid..................................................................................................6
2.2.3 Nhu cầu nước .................................................................................................6
2.3 Vai trò của vitamin ...........................................................................................6
2.3.1 Vitamin A (Retinol) .......................................................................................6
2.3.2 Vitamin D (cholecalciferol) ...........................................................................7
2.3.3 Vitamin E (Tocopherol).................................................................................7
2.3.4 Vitamin K (Phylloquinon) .............................................................................8
2.3.5 Vitamin C (Axit ascorbic) .............................................................................8
2.4 Vai trò của chất khoáng ....................................................................................8
2.4.1 Khoáng đa lượng............................................................................................8
2.4.2 Khoáng vi lượng ............................................................................................9
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng gà đẻ........................................................................... 10
2.5.1 Dinh dưỡng ................................................................................................. 10
2.5.2 Tuổi gà ........................................................................................................ 10
2.5.3 Môi trường .................................................................................................. 11

2.6 Tình hình chăn nuôi gia cầm trong và ngoài nước ........................................ 11
2.6.1 Tình hình chăn nuôi gia cầm trên thế giới .................................................. 11
2.6.2 Tình hình chăn nuôi gia cầm trong nước .................................................... 12
Chương 3. Phương tiện và phương pháp thí nghiệm ..................................... 13
3.1. Phương tiện thí nghiệm................................................................................. 13
3.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện ................................................................. 13
3.1.2 Động vật thí nghiệm ................................................................................... 13
3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm ............................................................................... 13
3.1.4 Thuốc, thức ăn và khẩu phần thí nghiệm.................................................... 14
3.1.5. Dụng cụ thí nghiệm.................................................................................... 16
3.2 Phương pháp thí nghiệm................................................................................ 16
3.2.1.Bố trí thí nghiệm ......................................................................................... 16
3.2.2 Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng ................................................................ 16
3.2.3 Tiến hành thí nghiệm .................................................................................. 18
3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................... 18
3.2.7 Xử lý số liệu................................................................................................ 19
Chương 4 Kết quả thảo luận............................................................................. 20


4.1 Nhận xét chung về dàn gà thí nghiệm ........................................................... 20
4.2 Kết quả các chỉ tiêu theo dõi.......................................................................... 20
4.2.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung ADE lên năng suất sinh sản và tiêu tốn thức ăn
của gà ................................................................................................................... 20
4.2.2 Ảnh hưởng của tuổi gà lên năng suất sinh sản và tiêu tốn thức ăn của
gà.......................................................................................................................... 22
4.2.3 Ảnh hưởng sự tương tác của ADE và tuổi gà lên năng suất sinh sản và tiêu
tốn thức ăn của gà ................................................................................................ 25
Chương 5 Kết luận và đề nghị .......................................................................... 28
5.1 Kết luận.......................................................................................................... 28
5.2 Đề nghị........................................................................................................... 28

Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 29


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
CF

Xơ thô

CP

Protein thô

Ca

Calcium

DM

Vật chất khô

EE

Béo thô

TTTA

Tiêu tốn thức ăn

TLT


Tỉ lệ trứng

HSCHTA

Hệ số chuyển hóa thức ăn

KLT

Khối lượng trứng

NDF

Xơ trung tính

NTĐC

Nghiệm thức đối chứng

NTADE

Nghiệm thức bổ sung ADE

TN

Thí nghiệm

P

Phospho


Hb

Hemoglobin


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Tỉ lệ đẻ và trọng lượng trứng chuẩn của gà Ross 308 tuần tuổi 5864.............................................................................................................................3
Bảng 2.2 Tiêu tốn thức ăn, trong lượng chuẩn, thời gian chiếu sáng của gà ross
308 tuần tuổi 58-64.................................................................................................3
Bảng 2.3Nhu cầu acid aminthiết yếu của gà Ross 308.........................................5
Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng thức ăn 7920 của công ty De Heus…………15
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung ADE lên lên năng suất sinh sản và tiêu tốn
thức ăn của gà...…………..……………………………………………………...20
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của tuổi gà lên tỉ lệ đẻ, tỉ lệ trứng ấp và khối lượng
trứng…...………………………………………………………………………...23
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của tuổi gà lên tiêu tốn thức ăn………...…………...……24
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của tuổi gà lên khối lượng trứng và hệ số chuyển hóa thức
ăn….…………………………………………………………………………......25
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của sự tương tác của ADE và tuổi gà lên tỉ lệ đẻ, khối lượng
trứng (g) và tỉ lệ trứng ấp……………………………………….……………….26
Bảng 4.6 Ảnh hưởng sự tương tác của ADE và tuổi gà lên tiêu tốn thức ăn, khối
lượng trứng (g/gà/ngày) và hệ số chuyển hóa thức ăn……………..…………...27


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Gà Ross 308 .............................................................................................2
Hình 2.2 Gà Rhode Iland Red.................................................................................4
Hình 3.1 Cổng trại Phước Tân 2.......................................................................... 13
Hình 3.2 Quạt ở cuối trại ..................................................................................... 13
Hình 3.3 Dàn lạnh ở đầu trại................................................................................ 13

Hình 3.4 Thuốc thí nghiệm .................................................................................. 14
Hình 3.5 Thức ăn 7920 ........................................................................................ 15
Hình 3.6 Máng ăn tự động cho gà ....................................................................... 16
Hình 3.7 Tháp nước cho gà uống......................................................................... 17
Hình 4.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung ADE lên tỉ lệ đẻ và tỉ lệ trứng ấp ........... 20
Hình 4.2Ảnh hưởng của tuổi gà lên tỉ lệ đẻ vàtỉ lệ trứng ấp .............................. 22
Hình 4.3Ảnh hưởng của tuổi gà lênkhối lượng trứng.......................................... 22


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm “Ảnh hưởng bổ sung vitamin ADE và tuổi gà lên năng suất sinh sản và
tiêu tốn thức ăn của đàn gà giống bố mẹ Ross 308 tuần tuổi 58-65 thực hiện tại Bà
Rịa-Vũng Tàu” được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố (nhân tố 1 là không bổ sung
vitamin ADE và có bổ sung vitamin ADE, nhân tố hai là tuổi gà từ 58-65 tuần tuổi) với
hai nghiệm thức (NT) là NT 1: Không bổ sung vitamin ADE (NTĐC) vàNT 2: Có bổ sung
vitamin ADE (NTADE). Thí nghiệm được lặp lại 4 lần, có tổng cộng 8 đơn vị thí nghiệm.
Mỗi đơn vị thí nghiệm là 1 lô gà. Tổng số gà làm thí nghiệm 8923 con gà Ross.
Kết quả thí nghiệm cho thấy việc bổ sung vitamin ADE vào khẩu phần đã làm tăng tỉ lệ
đẻ của gà (46,58%) so với đối chứng (42,73%)(P<0,01). Bổ sung ADE cũng làm tăng
khối lượng trứng ở NTADE (70,39g) so với đối chứng (69,68g) (P<0,01). Gà nuôi khẩu
phần bổ sung ADE có TTTA (g/gà/ngày) (132,4g) thấp hơn NT đối chứng (133,8g)
(P<0,01). Do đó, TTTA (g/gà/trứng) của NTADE (280,5g) cũng thấp hơn NTĐC (308,4g)
(P<0,01).Khối lượng trứng (g/gà/ngày) của NTADE (32,75g) cao hơn NTĐC (29,73g)
(P<0,01). Gà được bổ sung ADE đã cải thiện được hệ số chuyển hóa thức ăn là 4,09
thấp hơn NTĐC (4,57) (P<0,01).Tỉ lệ trứng ấp của NTĐC(74,21%) thấp hơn NTADE
(77,48%) (P<0,01).
Thí nghiệm cũng cho thấy khối lương trứng (g) tăng lên ở các tuần tuổi khác nhau
(P<0,01) còn tỉ lệ trứng ấp giảm dần qua các tuần tuổi (P<0,01).Mặc khác, ở các độ
tuổi gà có tiêu tốn thức ăn (g/gà/ngày) giảm dần (P<0,01).Tuy nhiên, tiêu tốn thức ăn
(g/gà/trứng) lại tăng lên qua các tuần tuổi (P<0,01). Bên cạnh đó, tỉ lệ đẻ và khối lượng

trừng (g/gà/ngày) giảm dần qua các tuần tuổi (P<0,01) còn HSCHTA thì tăng lên ở các
tuần tuổi 58-65 (P<0,01).
Viêc bổ sung vitamin ADE có ảnh hưởng tốt lên gà Ross 308 ở giai đoạn đẻ cuối của
chu kỳ đẻ.


Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, Chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp
nước ta. Trong đó, chăn nuôi gia cầm ngày càng phát triển với nhiều tiến bộ khoa
học kỹ thuật hiện đại.Trứng là một trong những loại thực phẩm được sử dụng phổ
biến hàng ngày và chứa hầu hết các vitamin (vitamin A, vitamin D, vitamin E và
vitamin B). Những giá trị dinh dưỡng của trứng có những tác động tích cực đến
nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe con người (Nys và Sauveur, 2004). Chính vì vậy
hiện nay ngành chăn nuôi gia cầm lấy trứng rất được quan tâm phát triển. Tuy
nhiên để chăn nuôi gia cầm lấy trứng thành công thì ngoài việc tạo ra những
giống gà mới cho năng suất cao thì chưa đủ mà điều quan trọng là phải cung cấp
đầy đủ thức ăn giàu dinh dưỡng, phù hợp với đặc tính sinh học, mục đích sản xuất
và giống gia cầm. Một trong những chất dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến gia
cầm là các loại vitamin. Theo Olson (1991) khi thiếu vitamin A gia cầm sẽ bị ảnh
hưởng đến tốc độ tăng trưởng, sử dụng thức ăn, phát triển xương, sinh sản, sức đề
kháng. Các biểu hiện có thể nhân biết là gia cầm mất cảm giác ngon miệng, giảm
tốc độ tăng trưởng, còi cọc, lông xù,…Vitamin E được xem là chất bảo vệ các tế
bào tham gia vào phản ứng miển dịch chẳng hạn như tế bào lympho, đại thực bào
và các tế bào plasma, giúp chống oxy hóa, tăng cường sự sinh trưởng, phát triển
của cơ thể (Meydani và Blumberg, 1993). Vitamin D có vai trò quan trọng đối với
chuyển hóa, hấp thụ Ca và P. Một vài nghiên cứu về tác động khi thiếu vitamin D
cho thấy chức năng sinh sản của gà đẻ và một số đặc tính sinh dục thứ cấp bị ảnh
hưởng, sản lượng trứng của gà đẻ, chất lượng vỏ trứng sẽ giảm, gà bị còi xương
chậm lớn nếu cho ăn một chế độ thiếu vitamin D (Turk and McGinnis, 1964).
Một nghiên cứu khác cũng đã đề xuất rằng vitamin D có thể đóng một vai trò

trong việc điều tiết thần kinh nội tiết và một số khía cạnh của chức năng thùy
trước tuyến yên (Sonnenberg el al., 1986). Bên cạnh đó, tuổi gà cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến năng suất sinh sản và tiêu tốn thức ăn của gà, gà càng già thì khả
năng đẻ càng giảm và khối lượng trứng càng tăng (Yildirim, 2005). Một nghiên
cứu khác cũng cho rằng khi gà già đi thì nhu cầu dinh dưỡng càng giảm (Wu et
al., 2005) Do đó, đề tài “Ảnh hưởng bổ sung vitamin ADE và tuổi gà lên năng
suất sinh sản và tiêu tốn thức ăn của đàn gà Ross 308” được thực hiện.
Mục tiêu của đề tài là theo dõi ảnh hưởng của khẩu phần có bổ sung vitamin ADE
và tuổi gà mái lên năng suất sinh sản như tỉ lệ đẻ, khối lượng trứng, tỉ lệ trứng ấp
và tiêu tốn thức ăn của đàn gà giống bố mẹ Ross 308.


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 SƠ LƯỢC VỀ GIỐNG GÀ
2.1.1 Gà Ross 308 (Sổ tay chăn nuôi, tập đoàn AVIAGEN, 2007)
Giống gà Ross 308 có nguồn gốc từ Anh, là giống gà cho năng suất và chất lượng
thịt, trứng cao trên thế giới, thời gian nuôi ngắn, tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức
ăn trên đơn vị sản phẩm thấp, hiệu quả kinh tế cao.

/>Hình 2.1 Gà Ross 308
Gà có ngoại hình giống gà chuyên thịt, thân hình cân đối, ngực sâu rộng, chân
ngắn, ức phát triển, có thiết diện vuông. Quan sát gà giai đoạn 1 ngày tuổi thấy gà
ross mới nở có màu lông trắng, chân và mỏ có màu vàng nhạt, trong quá trình
nuôi có thể phân biệt trống mái bằng tỉ lệ mọc lông. Gà trưởng thành có màu lông
trắng tuyền, mào cờ, tích tai phát triển có màu đỏ tươi, da và chân có màu vàng
nhạt.


Tuy là một giồng gà thịt nhưng khả năng sản xuất trứng của gà Ross cũng khá tốt.
Bảng 2.1 Tỉ lệ đẻ và khối lượng trứng chuẩn của gà Ross 308 tuần tuổi 58-64

Tuần tuổi

Tỉ lệ đẻ, %

58

61,0

Khối lượng
trứng, g
69,6

59

60,0

69,8

60

59,0

70,0

61

58,0

70,1


62

55,1

70,2

63

54,0

70,3

64

52,9

70,4

(Nguồn sổ tay chăn nuôi Aviagen, 2007)

Tỉ lệ nuôi sống gà Ross 308 giai đoạn hậu bị đạt tỉ lệ cao, ở 6 tuần tuổi là gà mái
94%, gà trống 95%, ở 24 tuần tuổi gà mái đạt tỉ lệ nuôi sống 92,86%, gà trống là
93,50% tương đương với các giống gà địa phương.
Sinh trưởng tuyệt đối của gà tăng dần theo tuần tuổi và đạt đỉnh cao từ tuần 5-8
con trống đạt 25,7g/con/ngày, con mái 21g/con/ngày. Sinh trưởng tương đối cao
nhất ở giai đoạn sơ sinh đến 1 tuần tuổi con trống là 90,91%, con mái là 100%
Tiêu thụ thức ăn tăng dần qua các tuần tuổi, Gà mái tuần đầu tiên 26,80
g/con/ngày, đến tuần thứ sáu 50g/con/ngày, gà trống tuần đầu tiên 37,50
g/con/ngày, đến tuần thứ sáu 70g/con/ngày.
Bảng 2.2 Tiêu tốn thức ăn, trong lượng chuẩn, thời gian chiếu sáng của gà ross

308 tuần tuổi 58-64
Tuần tuổi

Tiêu tốn thức ăn,
(g/gà/ngày)

Trọng lượng
chuẩn, g

58
59
60
61
62
63
64

152
151
151
150
150
149
148

3885
3900
3915
3930
3945

3960
3975

(Nguồn sổ tay chăn nuôi Aviagen, 2007)

Thời gian
chiếu sáng
(giờ)
15,5
15,5
15,5
15,5
15,5
15,5
15,5


Gà chết do mắc bệnh thấp gà mái 6,07%, gà trống 5% thích nghi tốt với điều kiện
nóng ẩm ở việt nam. Tỉ lệ loại thải giai đoạn hậu bị thấp gà mái 5,2%, gà trống
4,94%.
Gà Ross đẻ trứng đầu tiên lúc 25 tuần tuổi. Tỉ lệ đẻ tăng dần theo độ tuổi và đạt
đỉnh lúc 31-37 tuần tuổi với 84,24%.
2.1.2 Gà Cobb 500
Gà Cobb 500 là giồng gà siêu thịt được nhâp từ Mỹ vào Việt Nam. Theo sổ tay
chăn nuôi gà thịt Cobb 500 (2008) Gà có lông trắng, mào đơn, thân hình bầu, dẹp,
Gà tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) thấp,
sức đề kháng tốt, thích nghi tốt, dễ nuôi, mau lớn. Gà trống nuôi 42 ngày tuổi
nặng 2,8-2,9kg/con, gà mái nuôi 42 ngày tuổi nặng 2,4-2,5 kg/con.
2.1.3 Gà AA (Arbor Acres)
Là một giống gà thịt cao sản có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Gà cho năng suất thịt cao,

lúc 42 ngày tuổi đạt trọng lượng trên 2kg. 50 ngày tuổi trống đạt 3,2kg và mái đạt
2,6kg. Có tiêu tốn thức ăn khoảng 2kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng (Đào Đức
Long, 2004).
2.1.4 Gà Rhode Iland Red
Gà có nguồn gốc từ Mỹ. Giống này được tạo ra trên cơ sở lai giữa gà địa Phương
với gà Thượng Hải lông màu vàng nhạt, gà Malaysia nâu đỏ. Gà lai lúc đầu có
năng suất thấp, vì vậy người ta đã tiếp tục cho lai với gà Leghorn màu nâu đỏ.
Đây là một giống kiêm dụng thịt trứng. Ngoại hình của giống cũng thể hiện khá
rõ đặc điểm này.

Nguồn: />Hình 2.2 Gà Rhode iland red


Gà có mình dài, ngực rộng, bụng nở. Chân chắc chắn có màu vàng. Đầu có mào
thẳng, hình răng cưa nhỏ hơn so với gà Leghorn. Tích to, màu đỏ thẫm. Lông dầy
và có màu nâu đỏ. Đuôi có lông màu đen ánh xanh, phần cuối lông đuôi có màu
đen. Ở nước ta trước đây đã nhập gà Rhode, nuôi ở các hợp tác xã nông nghiệp từ
những năm 1960 – 1970 và có kết quả tốt. Gà Rhode cũng được nhập vào nuôi tại
Viên Chăn nuôi từ trước năm 1970. Chính đàn gà Rhode này được dùng để lai tạo
ra nhóm giống Rhode Ri ngày nay. Khi gà trưởng thành, con mái có khối lượng
cơ thể gần 3kg, con trống 3,5kg. Sản lượng trứng là 180quả/năm, khối lượng 56 –
58g, có vỏ màu nâu nhạt. Gà mái đẻ khi 180 – 200 ngày tuổi.
2.2 NHU CẦU CỦA GÀ
2.2.1 Nhu cầu protein
Protein là cơ sở của sự sống, chúng thực hiện vai trò tạo hình và cấu tạo nên các
tổ chức của cơ thể như: cơ, mô liên kết, colagen, da, móng...ở gia cầm protein có
cả trong lông, mỏ. Chúng là nguồn năng lượng duy trì trạng thái cân bằng acid
bazơ, điều hòa trao đổi chất trong cơ thể (Bùi Thanh Hà, 2005).
Giá trị sinh học của protein trong thức ăn được đánh giá bằng sự hiện diện của
các acid amin thiết yếu và acid amin không thiết yếu. Những acid amin thiết yếu

quyết định mức tổng hợp protein của cơ thể. Đối với gia cầm các acid amin thiết
yếu là: lysine, methionine, tryptophan, threonine...Nếu protein chứa tất cả acid
amin thiết yếu đáp ứng nhu cầu cơ thể thì chúng là protein có giá trị sinh học cao.
Hiện nay có 22 acid amin trong protein của cơ thể gia cầm và tất cả là cần thiết
cho chức năng sinh lý. Về dinh dưỡng acid amin chia thành hai loại: acid amin
thiết yếu và acid amin không thiết yếu (NRC, 1994)
Bảng 2.3 Nhu cầu acid amin thiết yếu của gà Ross 308
Acid amin

Nhu cầu, %

Lysine

0,65

Methionine

0,30

Threonine

0,48

Valine

0,56

Iso-leucine

0,53


Arginine

0,69

Tryptophan

0,15

(Nguồn sổ tay chăn nuôi Aviagen, 2007)


2.2.2 Nhu cầu lipid
Lipid thực sự là một ester glycerol của acid béo chuỗi dài. Lipid có nhiều Hydro
nên mức năng lượng nhiều gấp 2 lần so với cacbohydrate. Lipid được xem là
nguồn năng lượng đậm đặc nhất trong thức ăn dùng để nuôi dưỡng gia cầm (Bùi
Xuân Mến, 2008).
Đối với gia cầm, lipid tạo một phần năng lượng và chủ yếu tạo mỡ. Nhu cầu lipid
trong cơ thể gà con là dưới 4% (nếu cao hơn sẽ dẫn đến tiêu chảy, gà hậu bị và gà
đẻ cần dưới 5% (nếu cao hơn làm gà mập mỡ khó đẻ), đối với gà nuôi thả có thể
cung cấp chất béo nhiều hơn. Trong thức ăn cho gà công nghiệp người ta sử dung
2-6% dầu thực vật hoặc mỡ công nghiệp có tác dụng tốt, tăng năng suất, giảm tiêu
tốn thức ăn. Lipid còn cung cấp các acid béo thiết yếu như: linoleic, linolenic,
arachidonic...Lipid còn tham gia hòa tan các vitamin tan trong dầu giúp hấp thụ
dễ dàng (Nguyễn Hoàng Lâm, 2013).
2.2.3 Nhu cầu nước
Nước có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở gia cầm, việc thiếu
nước uống trong chăn nuôi gà công nghiệp thường gây hiêu quả nghiêm trọng
cho đàn gà, gà có thể bị chết sau 24 giờ nếu bị khát nước, thậm chí thiếu 10%
nước uống gà thịt sẽ chậm lớn, hiệu quả sử dụng thức ăn kém, năng suất gà đẻ

trứng giảm mạnh hoặc ngừng đẻ. Cơ thể gia cầm chỉ có thể tạo ra một lượng nhỏ
nước từ sản phẩm của các phản ứng oxy hóa dinh dưỡng (khi trao đổi chất 1g
chất béo tạo ra 1,2 g nước; 1g protein tạo ra 0,62g nước; 1g glucid tạo ra 0,5g
nước) lượng nước này quá ít so với nhu cầu của gà, do đó cần phải cung cấp nước
đầy đủ (Nguyễn Hoàng Lâm, 2013).
2.3 VAI TRÒ CỦA VITAMIN
Vitamin là chất xúc tác sinh học của cơ thể trong quá trình trao đổi chất, hàm
lượng của chúng trong cơ thể không lớn nhưng rất cần thiết đối với việc tồn tại
của tất cả quá trình sồng. Nhu cầu vitamin thay đổi theo tuổi, thể trạng và chức
năng sinh lý. Thiếu vitamin sẽ nhanh chóng dẫn đến sự rối loạn hoạt động sinh lý
và tiếp theo là bệnh tật phát sinh. Đối với gà công nghiệp, thiếu vitamin gây tác
hại không kém gì các bệnh dịch.
2.3.1 Vitamin A (Retinol)
Vitamin A tham gia vào nhóm ghép của mem phân hủy, giúp hấp thụ dinh dưỡng
thông qua các quá trình oxy hóa khử. Làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bảo vệ


và tăng thị lực mắt. Làm tăng khả năng sinh sản (sức sống và số lượng tinh trùng,
chống sừng hóa tế bào biểu bì ống dẫn trứng). Làm giảm quá trình dư đọng Ca
cho các thành mao mạch hệ tuần hoàn, hạn chế tích mỡ trong cơ thể (Dương
Thanh Liêm, 2003).
Vitamin A tham gia quá trình trao đổi chất có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của
gà con và sức sản xuất của chúng sau này. Vitamin A + protein = Rodopsin và
Idopsin là những hợp chất chịu trách nhiệm điều khiển thị giác (Bùi Dức Lũng và
Lê Hồng Mận, 1999).
Khi thiếu vitamin A gà bị suy nhược cơ thể, mắc bệnh “gà mờ”, “quán gà”, mất
tính thèm ăn, còi cọc, Lông gà xơ, không bóng bẩy, mỏ và da chân khô, mào kém
phát triển, nhợt nhạt, Ở gà sinh sản bị giảm năng suất trứng, giảm tỷ lệ thụ tinh và
ấp nở, trứng có vệt máu, dễ cảm nhiễm ấu trùng cầu trùng ở mọi lứa tuổi, mắc các
bệnh về hô hấp.

2.3.2 Vitamin D (cholecalciferol)
Vitamin D có hai dang: dạng tiền khởi (precursor) và những sản phẩm chuyển
hóa khác. Vitamin D có ảnh hưởng lớn đến hấp thu Ca và P. Nếu thức ăn thiếu
vitamin D thì chỉ khoảng 20% Ca được hấp thụ, nếu đầy đủ vitamin D thì Ca hấp
thụ lên đến 50-80%. Mức hấp thụ P cũng tùy thuộc vào Ca. Sự hấp thụ và sử
dụng vitamin D2 và D3 là như nhau ở heo, bò, cừu...nhưng gà chỉ sử dụng vitamin
D3 mà thôi (Nguyễn Nhựt Xuân Dung và ctv. 2013).
Trong khẩu phần thiếu vitamin D làm giảm tốc độ sinh trưởng và sức sản xuất
trứng của gia cầm, gây bệnh còi xương (rickets), xương bị mỏng, mềm và thoái
hóa, cột sống vẹo, gà đẻ trứng mỏng. Hàm lượng Ca trong huyết thanh gia cầm
còi xương giảm từ 10 xuống 7-8mg%, P từ 5 xuống 2mg%, lượng phosphat canxi
trong xương từ 60-65 xuống 17-20% (Bùi Dức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999).
2.3.3 Vitamin E (Tocopherol)
Sự thiếu vitamin E trong thức ăn làm cho gà bị “điên”, thường ở giai đoạn 2 – 8
tuần tuổi. Cổ và đầu bị ngoẹo, chân cong và mềm, đi đứng khó khăn bị lăn ngã.
Não bị tụ huyết và tích nước. Thành dạ dày tuyến bị xuất huyết giống như triệu
chứng bệnh newscatle. Gà bị xuất huyết thành ruột và cơ ngực, có nhiều hạt trắng
quanh hầu, làm giảm tỷ lệ ấp nở và trứng có phôi, làm chết phôi lúc 3 – 4 ngày
sau khi ấp. Gà mới nở đầu gục ngửa chạm đất. Gây teo cơ thường xảy ra ở gà
dưới 4 tháng tuổi, đôi khi bị thoái hóa cơ chân, từ đó làm tăng tỉ lệ chết, làm gà
chậm lớn (Bùi Thanh Hà, 2005).


Theo Bollengier-lee el al. (1998) thì stress nhiệt làm suy yếu sự tổng hợp và sản
sinh vitellogenie và nếu bổ sung vitamin E trong khẩu phần thì sẽ tạo điều kiện để
sản sinh vitellogenie cần thiết cho sự hình thành lòng đỏ trứng.
2.3.4 Vitamin K (Menadion)
Theo nhiều nghiên cứu Vitamin K được chia làm 3 loại: vitamin K1
(Phylloquinone) được tìm thấy trong lá cây xanh, Vitamin K2 thì do vi khuẩn tổng
hợp và có trong cá thối, vitamin K3 (Menadion) là sản phẩm do vi khuẩn tổng hợp

mạnh hơn vitamin K1 3,3 lần.Thiếu vitamin K ít xảy ra ở gia súc nhai lại do vi
khuẩn ở dạ cỏ có khả năng tổng hợp và cung cấp đầy đủ vitamin K. Đối với gà,
trong khẩu phần thiếu vitamin K sẽ gây ra chứng thiếu máu, làm chậm thời gian
đông máu từ đó vật nuôi bị mất máu và có thể chết khi bị thương tích. Vitamin K
đặc biệt quan trong khi gà bị bệnh cầu trùng, gà cắn mổ nhau (Nguyễn Nhựt Xuân
Dung và ctv. 2013).
2.3.5 Vitamin C (Axit ascorbic)
Vitamin C có vai trò trong hô hấp tế bào, trong trao đổi protein, lipid và
cacbonhydrate, làm vô hiệu hóa các sản phẩm độc tố sinh ra trong quá trình trao
đổi chất. Nó cần thiết cho hấp thu acid folic và sắt, có mối quan hệ hàng loạt với
các hormone và enzyme.Vitamin C chống béo, làm giảm tiết hormone cor
ticosterol của tuyến thượng thận, mà hormone này điều hòa làm tăng trao đổi
đường, tăng đường huyết. Sự thiếu hụt nó trong thức ăn gây xơ cứng động mạch,
chảy máu dưới da và cơ, sức đề kháng yếu (Bùi Xuân Mến, 2008).
Theo nghiên cứu của Puthpongsiriporn et al.(2001) đã chứng minh rằng khẩu
phần bổ sung vitamin C làm giảm bớt tác động tiêu cực của stress nhiệt đến dinh
dưỡng và tỉ lệ tiêu hóa. Mckee và Harison (1995) cũng phát hiện việc bổ sung
vitamin C sẽ cải thiện được tỷ lệ chuyển đổi thức ăn của gà trong thời gian stress
nhiệt. Sự hiện diện của chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ protein oxy hóa biến tính
và sẽ cải thiện tỉ lệ tiêu hóa của chất dinh dưỡng và thức ăn hiệu quả hơn.
2.4 VAI TRÒ CỦA CHẤT KHOÁNG
Khoáng chất là một phần vô cơ của thức ăn hoặc các mô. Chúng thường được
chia thành hai loại dựa trên sự cần thiết của chúng trong khẩu phần. Nhu cầu đa
lượng hay vi lượng về chất khoáng được xem là một tỉ lệ phần trăm trong khẩu
phần (NRC, 1994)


2.4.1 Khoáng đa lượng
Calcium và Phospho
Hai nguyên tố Ca và P có quan hệ mật thiết từ khi tiêu hóa hấp thụ, chuyển hóa,

tích lũy cho đến khi thải ra ngoài. Vitamin D cũng có quan hệ mật thiết với Ca và
P. Hơn nữa trong cơ thể mỗi loài động vật đều có một tỉ lệ Ca:P nhất định.
Vai trò chủ yếu là tham gia xây dựng bộ xương. Ca tập trung chủ yếu trong
xương 98.4%, P cũng có nhiều trong xương 84%. Chúng còn tham gia các chức
năng sinh lý quan trong để duy trì tình trạng bình thường của cơ thể. Tham gia
cấu tạo nên các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa...
Phospho ngoài chức năng trong việc hình thành xương thì còn cần thiết trong sử
dụng năng lượng và các thành phần cấu trúc tế bào như adenosine 5’
triphosphate (ATP), và lớp vỏ bao bọc tế bào phospho lipid kép. P trong thức ăn
chỉ được gia cầm tiêu hóa 30-40% và khoảng 10% phospho phylate được tiêu hóa
(Nelson, 1976)
Natri, Kali và Clo
Vai trò chính là duy trì cân bằng chất điện giải, áp suất thẩm thấu và giữ cân bằng
thần kinh. Na+ phân bố ở ngoại bào, K+ phân bố trong tế bào, Cl+ có cả trong và
ngoài tế bào. Tham gia cấu tao nên các chất của cơ thể như: NaHCO3, Na2CO3,
NaH2PO4, Na2HPO4,... Clo tham gia tạo nên dịch vị, chất điện giải trong máu,
hoạt hóa men amylase của tuyến tụy.
Magnesium và lưu huỳnh
Magnesium tham gia chức năng sinh lý quan trọng trong phần mềm của các tổ
chức, có nhiều trong vỏ trứng và xương, lượng Mg trong xương chiếm 2/3 lượng
Mg trong cơ thể. Trong thức ăn lượng Mg có thừa so với nhu cầu của gia cầm.
Lưu huỳnh tham gia cấu tạo một số axit amin thiết yếu như: Methionin, Lysin,
Cystein. Ngoài ra cò tham gia cấu trúc một số hoạt chất sinh học như: glutation,
các axit mật, vitamin B1, Biotin,...
2.4.2 Khoáng vi lượng
Mangan
Mangan là một nguyên tố vi lượng được quan tâm đầu tiên vì vai trò quan trọng
của nó, sự thếu hụt Mn sẽ gây ra rối loạn phát triển của bộ xương được các nhà
chăn nuôi người Anh tìm ra hay còn gọi là bệnh trật khớp, trẹo chân.



Kẽm
Kẽm là nguyên tố vi lượng dễ thiếu hụt trong thức ăn của gia cầm. Đăc biệt là
nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa, diện tích đất bị chua phèn lớn nên Zn dể bị
rửa trôi gây thiếu ở cây trồng từ đó gây thiếu cho vật nuôi. Zn tham gia trong các
enzyme quan trọng: Cacboxyanhydrase, Cacboxypeptidase, Phosphatase,
Glutamin dehydrogenase,...
Sắt, Đồng và Coban
Ba nguyên tố có vai trò quan trọng trong việc chống bệnh thiếu máu. Tuy nhiên
gia cầm ít biểu hiện thiếu hơn so với động vật bú sữa vì trong ngày đầu tiên gia
cầm đã có thể ăn thức ăn trong tự nhiên.
Sắt có vai trò cấu tạo nhân Hb, tham gia hệ thống men hô hấp, trong khi đó, Cu
tham gia cấu trúc enzyme của hệ thống men hô hấp citocrom oxydase. Co tham
gia cấu tạo vitamin B12 có vai trò tổng hợp gốc protein (globin) trong Hb, thiếu
một trong ba nguyên tố trên đều gây thiếu máu.
Iod
Iod tham gia cấu tạo Thyroxin một loại kích tố tuyến giáp trạng có tác dụng tăng
cường trao đổi chất, hô hấp. Khi gia cầm còn non có tốc độ sinh trưởng cao hoặc
lúc sản xuất trứng cao và lúc thay lông thì hàm lượng Thyroxin trong máu cao.
Khi thiếu iod gà bị rụng hoặc trụi lông khi nở, thay lông chậm, mọc lông kém,
chống lạnh kém, sức đề kháng giảm, tuyến giáp trạng phình to.
2.5 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG GÀ ĐẺ
Có nhiếu yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất trứng như: thức ăn (chất lượng), nước
uống, giống và tuổi gà, thời gian chiếu sáng, bệnh tật, ký sinh trùng, môi trường...
(Jacob et al., 2009).
2.5.1 Dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với gà đẻ , chế độ ăn uống phải duy trì ở
trạng thái cân bằng để sức sản xuất trứng tốt nhất. Dinh dưỡng không tương xứng
có thể là nguyên nhân làm cho gà mái ngừng đẻ (Jacob et al. 2009).
Nước và thức ăn cần phải được cung cấp đầy đủ vì khi thiếu thức ăn gà sẽ không

hấp thụ đủ dinh dưỡng nên làm giảm chất lượng trứng, khi thiếu nước thì không
có dung môi hòa tan nên không thể thực hiện trao đổi chất dẫn đến giảm cả chất


lượng và số lượng trứng. Ca trong thức ăn cũng rất quan trọng đối với gà đẻ vì nó
tham gia cấu tạo vỏ trứng (Bùi Xuân Mến, 2008).
Giống như nhiều chất dinh dưỡng khác, nồng độ vitamin đưa vào thức ăn trực
tiếp sẽ ảnh hưởng đến sự lắng đọng của các vitamin trong trứng (Naber &
Squires, 1993). Nồng độ vitamin cũng ảnh hưởng tới di truyền, tỉ lệ sản xuất
trứng tương tự như axit béo, nhưng nó khác nhau với các thành phần, chế độ ăn
uống của gà mái (Leeson và Caston, 2003).
2.5.2 Tuổi gà
Gà có thể sống nhiều năm và tiếp tục đẻ trứng trong những năm này. Tuy nhiên
sau hai đến ba năm nhiều gà mái giảm đáng kể về năng suất, điều này khác rất
nhiều ở các giống gia cầm, tuổi đẻ tốt nhất của gà nằm trong khoảng 30-40 tuần
tuổi, sau đó có một khoảng thời gian thay lông. Khi gà càng già năng suất càng
giảm dần (Võ Bá Thọ, 1996). Ngoài ra tuổi gà cũng ảnh hưởng đến khả năng đẻ
trứng vì tuổi càng cao thì trứng càng giảm.
Theo Jacob et al. (2009) chu kỳ đẻ của gà khoảng 12 tháng, sức sản xuất của gà
bắt đầu khoảng 18-22 tuần tuổi. Tùy thuộc vào giống và mùa sức sản xuất tăng
nhanh và đạt đỉnh khoảng 85-90% trong 6-8 tuần, sau đó giảm xuống còn 60-65%
sau 12 tháng.
2.5.3 Môi trường
Nhiệt độ của chuồng nuôi là điều kiện tiểu khí hậu quan trọng nhất ảnh hưởng rất
lớn đến sức khỏe và năng suất của đàn gà. Nhiệt độ nóng hay lạnh đều tác động
trực tiếp đến cơ thể gà và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của chúng (Võ Bá Thọ,
1996).
Ẩm độ tương đối của không khí chuồng nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật
nuôi, mật độ nuôi, phương pháp cho uống và thể thức lưu thông không khí của
chuồng nuôi. Khi ẩm độ cao gà có biểu hiện khó thở dễ bị các bệnh đường hô

hấp, ảnh hưởng đến cơ chế điều tiết thân nhiệt của gà. Mật độ nuôi càng cao thì
độ ẩm càng cao (Võ Bá Thọ, 1996).
2.6 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.6.1 Tình hình chăn nuôi gia cầm trên thế giới
Hơn nữa thế kỷ qua tình hình chăn nuôi gia cầm trên thế giới đã phát triển mạnh
mẽ cả về số lượng và chất lượng. Theo FAO tính đến năm 2013 đàn gà trên thế
giới đã lên tới 21,7 triệu con. Trong đó, bốn nước có số lượng gà đứng đầu trên


thế giới là Trung Quốc: 5,4 triệu con; Mỹ: 1,9 triệu con; Indonesia: 1,8 triệu con;
Brazil: 1,3 triệu con đã cung cấp nguồn thực phẩm đáng kể cho con người. Nhiều
giống gia cầm được lai tạo và phân bố rộng rãi cho năng suất cao. Kỹ thuật tiên
tiến cũng được áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế rõ nét. Các nước như Anh,
Hungari, Mỹ...ngành chăn nuôi cũng phát triển mạnh mẽ và cung cấp đầy đủ nhu
cầu trứng, thịt cho thị trường. Có nhiều bộ giống cao sản được sản xuất tại đây.
Bộ giống gà chuyên thịt cao sản Ross 308 nổi tiếng được nước ta nhập nội từ rất
lâu, đã được nhiều quốc gia công nhận là giống có khả năng thích nghi cao và cho
sức sản xuất thịt cao.
2.6.2 Tình hình chăn nuôi gia cầm trong nước
Ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta đã phát triển từ rất lâu đời, phương thức chăn
nuôi cũng rất đa dạng từ chăn nuôi nhỏ lẻ chăn thả, bán chăn thả đến nuôi nhốt
hoàn toàn với quy mô lớn. Đặc biệt trong những năm gần đây ngành chăn nuôi
gia cầm phát triển vượt bậc. Theo FAO (2013) số lượng gà ở Việt Nam là 220290
con đã cung cấp một lượng lớn thực phẩm cho con người và đem lại hiệu quả
kinh tế cao trong chăn nuôi. Từ khi gà Ross được nhập vào việt nam đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu về giống gà này. Nhiều cơ sở chăn nuôi đã nuôi thí
nghiệm giống gà này và cho đến nay gà Ross đã không còn xa lạ với người chăn
nuôi ở Việt Nam.
Một số công trình nghiên cứu về gà như Nguyễn Đăng Vang, và cộng sự (1997),
cho biết năng suất trứng của gà trên 36 tuần đẻ là dưới 50%, tỉ lệ trứng có phôi

89,54%, tỉ lệ gà loại 1 so với trứng ấp là 70,08%. Theo Nguyễn Thị Bình (1998)
các giống gà nội địa như gà Ri, gà Đông Tảo, gà Hồ, gà Mía... có trọng lượng
thấp, tỉ lệ đẻ trung bình trong 12 tháng đẻ là 36,34%, khối lượng trứng trung bình
42,2g.Nguyễn Quý Khiêm (2003) nghiên cứu trên gà ác cho biết khối lượng trung
bình là 35,21g, tỉ lệ các thành phần trong trứng là lòng trắng 57,37%, lòng đỏ
35,10%, vỏ, 11,53%.


Chương 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
3.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện
Thời gian: Đề tài được tiến hành thí nghiệm từ ngày 7/07/2014 đến 7/10/2014
Địa điểm: Đề tài thí nghiệm được thực hiện tại trại Phước Tân 2, xã Phước Tân,
huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Hình 3.1 Cổng trại Phước Tân 2
3.1.2 Động vật thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện trên 8923 con gà Ross 308. Gà con một ngày tuổi
được nhập từ Mỹ bằng đường hàng không. Gà thí nghiệm được 58 tuần tuổi và
được tiêm phòng đầy đủ vaccin đối với các bệnh nguy hiểm.
3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm
Chuồng trại được thiết kế theo kiểu chuồng kín, một đầu có hệ thống quạt hút
đường kính 1,5 m với số lượng 10 quạt lắp theo hình chữ U, đầu còn lại sử dụng
hệ thống làm mát ráp lại với nhau dài 12m, rộng 0,3m, cao 1,8m thường xuyên
được làm ướt với dàn phun ở trên. Trại được xây dựng theo hướng Đông-Tây.

Hình 3.2 Quạt ở cuối trại

Hình 3.3 Dàn lạnh ở đầu trại



Thí nghiệm được thực hiện trên 1 dãy chuồng có kích thước chiều ngang 20m,
chiều dài 120m. Gà được nuôi trên nền sàn cao 2m. nền sàn chia làm 3 phần:
phần ở giữa là nền trấu, phần ở hai bên là nền sàn nhựa.
Mái chuồng xây dựng theo kiểu 2 mái đơn bằng tole, chiều cao mái 4– 4,5 m. Có
hệ thống bạt che tránh mưa tạt, gió lùa. Vách chuồng làm bằng xi măng cao 2,5m.
Cửa chuồng bằng sắt cao 1,5m, rộng 1,2m. Hố sát trùng được đặt ở đầu mỗi dãy
chuồng. Trần và hai bên trại được phủ bạc có thể nâng lên, hạ xuống bằng dây
cáp.
Trại sử dụng máng ăn, máng uống tự động gồm 4 dãy máng ăn, máng uống,
khoảng cách giữa 2 máng ăn là 1m, khoảng cách giữa 2 máng uống là 25cm .
Tổng số lồng đẻ là 80 lồng được xếp làm 2 dãy.
3.1.4 Thuốc, thức ăn và khẩu phần thí nghiệm
3.1.4.1 Thuốc thí nghiệm
Tên thuốc sử dụng: Vitamin ADE A-T 100
Thành phần: Vitamin A: 4000000 IU, D3: 800000 IU, E: 5g, phụ liệu vừa đủ 1kg
Đường cấp: Trộn vào thức ăn
Liều dùng: 100g thuốc + 100kg thức ăn
Nhà sản xuất: Công Ty TNHH BAYER VIỆT NAM
Giá sản phẩm: 65.000 VNĐ/kg

Hình 3.4 Thuốc thí nghiệm


×