Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm vitamin, chất khoáng và acid amin lên năng suất và chất lượng trứng gà giống hisex brown giai đoạn 2032 tuần tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 71 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN BÁ NGUYÊN

ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM
VITAMIN, CHẤT KHOÁNG VÀ ACID AMIN
LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG
TRỨNG GÀ GIỐNG HISEX BROWN
GIAI ĐOẠN 20-32 TUẦN TUỔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y

2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN BÁ NGUYÊN

Tên đề tài:

ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM
VITAMIN, CHẤT KHOÁNG VÀ ACID AMIN
LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG
TRỨNG GÀ GIỐNG HISEX BROWN
GIAI ĐOẠN 20 – 32 TUẦN TUỔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Ts. NGUYỄN MINH THÔNG

2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Tên đề tài:

ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM
VITAMIN, CHẤT KHOÁNG VÀ ACID AMIN
LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG
TRỨNG GÀ GIỐNG HISEX BROWN
GIAI ĐOẠN 20-32 TUẦN TUỔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: CHĂN NUÔI – THÚ Y
Cần Thơ, Ngày ….Tháng ….Năm ….
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, Ngày ….Tháng ….Năm ….
DUYỆT BỘ MÔN

TS. Nguyễn Minh Thông

Cần Thơ, Ngày ….Tháng ….Năm ….

DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

………………………………………


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ, người đã
sinh thành, nuôi dạy tôi khôn lớn và đã dành trọn tình cảm, niềm tin cho con,
đã hy sinh một đời vì con.
Tôi xin chân thành biết ơn quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ. Đặc biệt
là các thầy cô trong bộ môn Chăn Nuôi khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý
báu trong suốt quá trình tôi học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Minh Thông đã hết lòng quan
tâm, dạy bảo và hướng dẫn trong quá trình học cũng như hoàn thành đề tài.
Xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thủy cố vấn học tập lớp Chăn
Nuôi – Thú Y khóa 37 đã tận tình động viên và định hướng cho tôi trong suốt
quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Trí và thầy Huỳnh Hữu Chí đã
hết lòng chỉ bảo trong suốt quá trình thực hiện đề tài tại trại.
Xin chân thành cảm ơn giám đốc trại thực nghiệm Vemedim Nguyễn
Ngọc Mong, các anh chị công nhân tại trại đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi tiến hành và hoàn thành tốt đề tài thí
nghiệm tại khu gà đẻ giống của trại thực nghiệm Vemedim.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lớp Chăn Nuôi – Thú Y khóa 37 và
các anh chị sinh viên khóa 36 đã sát cánh bên tôi, chia sẽ khó khăn cũng như
vui buồn cùng tôi.
Cuối cùng, xin chúc tất cả mọi người nhiều sức khỏe và thành công!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, Ngày


Tháng

Năm 2014

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Bá Nguyên

i


TÓM LƢỢC
Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung các vitamin, chất
khoáng và acid amin lên năng suất và chất lượng trứng gà giống Hisex Brown
giai đoạn 20 - 32 tuần tuổi, đó cũng là mục tiêu của đề tài, thí nghiệm được bố
trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn nghiệm thức và ba lần lặp lại.
Nghiệm thức đối chứng: Không bổ sung chế phẩm (ĐC)
Nghiệm thức 1: Bổ sung 100 ml chế phẩm A/30 L nước uống (NT1)
Nghiệm thức 2: Bổ sung 200 ml chế phẩm A/30 L nước uống (NT2)
Nghiệm thức 3: Bổ sung 100 ml chế phẩm B/30 L nước uống (NT3)
Thành phần chính của chế phẩm A là các vitamin, khoáng và acid amin,
chế phẩm B chủ yếu là các vitamin tan trong dầu và vitamin tan trong nước.
Kết quả thí nghiệm thu được như sau:
Tỷ lệ đẻ trung bình cao nhất ở NT1 (88,11%), kế đến là ĐC (87,43%),
NT2 (86,55%) và thấp nhất là NT3 (86,24%) (P < 0,05).
Tiêu tốn thức ăn (g/gà/ngày) có sự khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê (P
< 0,05). Tiêu tốn thức ăn (g/gà/ngày) ở NT2 (102,53 g) đạt cao nhất trong các
nghiệm thức, kế đến là ĐC (101,32 g), NT3 (100,41 g) và NT1 (99,04 g) thấp
nhất.

Hệ số chuyển hóa thức ăn (g/trứng) có sự khác biệt nhau ở các nghiệm
thức (P < 0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn (g/trứng) cao nhất ở NT 2 (129,14
g), kế đến là NT3 (123,51 g), ĐC (121,94 g) và thấp nhất là NT1 (120,55 g).
Hệ số chuyển hóa thức ăn (Kg TĂ/kg trứng) đạt cao nhất ở NT2 (2,51),
kế đến là NT3 (2,40), ĐC (2,38) và thấp nhất là NT1 (2,36) (P < 0,05).
Chất lượng trứng: việc bổ sung khoáng, vitamin và acid amin, đã làm
cho chất lượng trứng tốt hơn so với đối chứng về khối lượng trứng, màu lòng
đỏ, làm tăng tỷ lệ vỏ, tỷ lệ lòng trắng.
Hiệu quả kinh tế: NT1 có hiệu quả kinh tế cao nhất chênh lệch thu chi đạt
41.286.875 đồng và thấp nhất là NT2 36.331.385 đồng.
Kết quả thí nghiệm cho thấy việc bổ sung các vitamin, chất khoáng và
acid amin giúp nâng cao năng suất, chất lượng trứng và hiệu quả kinh tế của
đàn gà thí nghiệm.

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các kết
quả, số liệu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Tác giả luận văn

Nguyễn Bá Nguyên

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i

TÓM LƢỢC ...................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... ix
Chƣơng 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1
Chƣơng 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................... 2
2.1 Vai trò của chất khoáng đối với dinh dưỡng động vật .................................... 2
2.2 Vai trò của vitamin trong dinh dưỡng động vật .............................................. 5
2.2.1 Vitamin tan trong dầu ................................................................................. 6
2.2.1.1 Vitamin A (Retinol) ................................................................................. 6
2.2.1.2 Vitamin D (Cholecalciferol) .................................................................... 7
2.2.1.3 Vitamin E (Tocopherol) ........................................................................... 7
2.2.1.4 Vitamin K (Phylloquinon) ....................................................................... 8
2.2.2 Vitamin tan trong nước ............................................................................... 8
2.2.2.1 Vitamin B1 (Thiamin) .............................................................................. 8
2.2.2.2 Vitamin B2 (Riboflavin) ........................................................................... 9
2.2.2.3 Vitamin B3 (Acid pantothenic) ................................................................. 9
2.2.2.4 Vitamin B5 (Acid nicotinic) ....................................................................10
2.2.2.5 Vitamin B6 (Pyridoxine)..........................................................................10
2.2.2.6 Vitamin B9 (Acid folic) ..........................................................................11
2.2.2.7 Vitamin B12 (Cyanocobalamin) ...............................................................11
2.2.2.8 Vitamin C (Ascorbic acid) ......................................................................11
2.2.2.9 Vitamin B4 (Choline) ..............................................................................12
2.2.2.10 Vitamin B7 (Biotin, vitamin H) .............................................................13
2.3 Vai trò của các acid amin đối với gia cầm.....................................................13
2.3.1 Lysine........................................................................................................13
2.3.2 Methionine ................................................................................................14


iv


2.3.3 Tryptophan ................................................................................................14
2.3.4 Leucine ......................................................................................................14
2.3.5 Isoleucine ..................................................................................................15
2.3.6 Arginine ....................................................................................................15
2.3.7 Histidine ....................................................................................................15
2.3.8 Phenylalanine ............................................................................................15
2.3.9 Threonine ..................................................................................................15
2.3.10 Cystine và cysteine ..................................................................................16
2.3.11 Valine ......................................................................................................16
2.3.12 Tyrosine ..................................................................................................16
2.3.13 Glycine ....................................................................................................16
2.4 Sơ lược về giống gà Hisex Brown ................................................................17
2.4.1 Nguồn gốc và đặc điểm .............................................................................17
2.4.2 Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ Hisex Brown .............................................20
2.4.2.1 Nhu cầu dinh dưỡng theo tuần tuổi .........................................................20
2.4.2.2 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà đẻ theo mức ăn vào hàng ngày ....................21
Chƣơng 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...............23
3.1 Phương tiện thí nghiệm.................................................................................23
3.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện .................................................................23
3.1.2 Động vật thí nghiệm ..................................................................................23
3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm ..............................................................................24
3.1.4 Thức ăn .....................................................................................................25
3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm ...................................................................................26
3.2 Phương pháp thí nghiệm ...............................................................................26
3.2.1 Bố trí thí nghiê ̣m........................................................................................26
3.2.1.1 Chế phẩm A ............................................................................................28
3.2.1.2 Chế phẩm B ............................................................................................29

3.2.2 Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng ................................................................30
3.2.3 Tiến hành thí nghiệm .................................................................................31
3.2.4 Quy trình tiêm phòng .................................................................................31
3.2.5 Phương pháp lấy mẫu ................................................................................32

v


3.2.6 Các chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................32
3.2.7 Chỉ tiêu về chất lượng trứng .....................................................................33
3.2.8 Xử lý số liệu ..............................................................................................33
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................34
4.1 Nhận xét chung về đàn gà thí nghiệm ...........................................................34
4.2 Kết quả thí nghiệm .......................................................................................34
4.2.1 Khả năng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của khẩu phần thức ăn thí nghiệm
so với nhu cầu tiêu chuẩn của Emivest ...............................................................34
4.2.2 Kết quả theo dõi về tiêu tốn thức ăn ...........................................................35
4.2.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm thí nghiệm lên năng suất trứng......38
4.2.4 Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm lên chất lượng trứng .....................39
4.2.5 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ................................................................45
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................47
5.1 Kết luận ........................................................................................................47
5.2 Đề nghị .........................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................48
PHỤ CHƢƠNG ................................................................................................51

vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

CSHD

Chỉ số hình dáng

Ca

Canxi

Cl

Clo

Co

Coban

CP

Protein thô

Cu

Đồng

Fe

Sắt

ĐC


Nghiệm thức đối chứng

K

Kali

L

Lít

ME

Năng lượng trao đổi

Mn

Magan

Mo

Molipden

NL

Năng lượng

Mg

Magie


Na

Natri

NT1

Nghiệm thức 1

NT2

Nghiệm thức 2

NT3

Nghiệm thức 3



Thức ăn

TLLĐ

Tỷ lệ lòng đỏ

TLLT

Tỷ lệ lòng trắng

TTTĂ


Tiêu tốn thức ăn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

P

Phospho

S

Lưu huỳnh

V

Vanadi

Se:

Selen

I

Iod

Zn

Kẽm


vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Quan hệ giữa Ca khẩu phần và chất lượng vỏ trứng .............................. 2
Bảng 2.2 Các nguồn calcium (Ca) và phosphorus (P) .......................................... 3
Bảng 2.3 Lượng thức ăn ăn vào, trọng lượng chuẩn và thời gian chiếu sáng đối
với gà Hisex Brown ............................................................................................18
Bảng 2.4 Tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng chuẩn của gà Hisex Brown .....................19
Bảng 2.5 Nhu cầu dinh dưỡng theo tuần tuổi ......................................................20
Bảng 2.6 Nhu cầu dinh dưỡng theo mức ăn vào hàng ngày.................................21
Bảng 2.6 Nhu cầu dinh dưỡng theo mức ăn vào hàng ngày (tiếp theo) ................22
Bảng 3.1 Thành phần thực liệu của thức ăn thí nghiệm.......................................25
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn thí nghiệm ................................26
Bảng 3.3 Bố trí thí nghiệm .................................................................................27
Bảng 3.4 Thành phần chế phẩm A ......................................................................28
Bảng 3.5 Thành phần chế phẩm B ......................................................................29
Bảng 3.6 Quy trình tiêm phòng ..........................................................................31
Bảng 4.1 Khả năng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của khẩu phần thức ăn thí
nghiệm so với nhu cầu tiêu chuẩn của Emivest ...................................................34
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm A với liều lượng khác nhau
và chế phẩm B lên tiêu tốn thức ăn của các nghiệm thức ....................................35
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm A và B lên năng suất trứng ....38
Bảng 4.4 Tỷ lệ đẻ (%) của các nghiệm thức qua các tuần tuổi………………….39
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm A và B lên chất lượng trứng ...40
Bảng 4.6 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ..........................................................45

viii



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Gà giống Hisex Brown.........................................................................17
Hình 3.1 Trại gà thí nghiệm ................................................................................23
Hình 3.2 Gà thí nghiệm ......................................................................................23
Hình 3.3 Hệ thống làm mát và quạt hút ..............................................................24
Hình 3.4 Máng ăn và chén hứng nước ................................................................25
Hình 3.5 Các dãy tầng lồng thí nghiệm ...............................................................27
Hình 3.6 Hệ thống thùng pha thuốc ....................................................................30
Hình 3.7 Bóng đèn compact sử dụng trong trại ...................................................30

ix


Chƣơng 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta ngành chăn nuôi đã phát triển từ rất lâu, và hiện nay đang là
ngành chủ lực trong việc cung cấp thực phẩm thịt và trứng cho người dân. Đây
cũng là ngành kinh tế giúp cho nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều
công ăn việc làm cho người lao động. Theo số liệu của FAO dẫn theo
Windhorst (2008), tổng sản lượng trứng gia cầm trên thế giới trong năm 2006
là 61 triệu tấn. Nước có sản lượng trứng cao nhất là Trung Quốc (25.326.000
tấn), sau đó là Mỹ (5.360.000 tấn); Ấn Độ (2.604.000 tấn); Nhật Bản
(2.497.000 tấn); Nga (2.100.000 tấn) và Mehico (2.014.000 tấn). Trứng được
ưa chuộng nhiều như vậy vì trứng là loại sản phẩm thỏa mãn nhu cầu nhiều
mặt về giá trị dinh dưỡng cho con người, ngoài các chất như protein, lipid,
trong trứng còn có nhiều loại vitamin như A, D, E, K và các vitamin nhóm B
và các chất khoáng khác (Nguyễn Thị Mai, 2009).
Vitamin tham gia vào quá trình xúc tác sinh học trong trao đổi các chất
dinh dưỡng, các hoạt động của các hormone và enzyme. Chính chúng đã tham
gia vào thành phần cấu tạo nên một số lớn hormone và enzyme trong cơ thể,
thừa hoặc thiếu bất cứ một loại vitamin nào, đều ảnh hưởng đến quá trình phát

triển và sinh sản của gia cầm (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999).
Theo Nguyễn Thị Mai (2009) các chất khoáng giữ một vai trò quan trọng
trong cơ thể gia cầm. Nó có mặt trong mọi cơ quan và tổ chức của cơ thể và
tham gia nhiều chức năng quan trọng như tạo hình, tham gia phản ứng sinh
hóa học (trong thành phần nhóm ghép của nhiều enzyme, trực tiếp tham gia
xúc tác các phản ứng sinh hóa học), một số khoáng tham gia tổng hợp vỏ
trứng của gia cầm (Ca, P).
Nguyễn Đức Hưng (2006) cho rằng acid amin là một trong những chất
dinh dưỡng có tầm quan trọng trong quá trình tăng trưởng, tạo sản phẩm trứng
và hệ số chuyển hóa thức ăn.
Từ những vai trò quan trọng của vitamin, khoáng và các acid amin trong
dinh dưỡng gia cầm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hƣởng của
việc bổ sung chế phẩm vitamin, chất khoáng và acid amin lên năng suất
và chất lƣợng trứng gà giống Hisex Brown giai đoạn 20 - 32 tuần tuổi”.
Mục tiêu của đề tài là đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung các vitamin,
chất khoáng và acid amin trong nước uống trên các chỉ tiêu về năng suất và
chất lượng của trứng gà trên giống gà Hisex Brown.

1


Chƣơng 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Vai trò của chất khoáng đối với dinh dƣỡng động vật
Trên cơ thể gia cầm chất khoáng chiếm trên dưới 3% khối lượng, trong
đó có chứa 40 nguyên tố khoáng, đến nay người ta đã phát hiện được 14
nguyên tố khoáng cần thiết cho gia cầm, kể cả chức năng sinh lý trong cơ thể
của mỗi nguyên tố. Các nguyên tố khoáng tham gia cấu tạo nên toàn bộ
xương, cấu tạo tế bào dưới dạng muối của chúng. Ngoài ra chúng còn là thành
phần của các enzyme và vitamin là những yếu tố xúc tác sinh học trong cơ thể
(Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999).

Tùy thuộc vào nồng độ mà chất khoáng thường được chia thành hai
nhóm chính là khoáng đa lượng và khoáng vi lượng. Thông thường những
chất khoáng được gọi là vi lượng khi chúng có mặt trong cơ thể động vật
không quá lớn hơn 50 mg/kg (Nuyễn Nhựt Xuân Dung và ctv, 1999).
Chất khoáng là những chất vô cơ, chúng cung cấp chỉ một phần rất nhỏ
trong khẩu phần nhưng chúng có vai trò rất quan trọng. Chất khoáng giữ vai
trò quan trọng trong duy trì cấu trúc của động vật (Nguyễn Xuân Trạch, 2008).
Theo Lê Hồng Mận (2003), canxi (Ca) tồn tại trong cơ thể chủ yếu là ở
dạng photphate và canxi carbonate. Ca có vai trò rất quan trọng trong việc
kiến tạo và phát triển bộ xương của gia cầm, góp phần hình thành nên vỏ
trứng, có tới 98% CaCO3 trong vỏ trứng; cần thiết cho các hoạt động như: sự
đông máu, điều hòa tính thấm của màng tế bào, đảm bảo hoạt động bình
thường của hệ thần kinh cũng như sự co bóp của tim. Ngoài ra Ca còn tham
gia vào cân bằng acid và bazơ trong cơ thể. Ca thường được cung cấp từ
nguồn động vật như: vỏ sò, vỏ trứng… (Nguyễn Xuân Trạch, 2008).
Theo Vũ Duy Giảng và ctv (1997) cho rằng giữa Ca khẩu phần và chất
lượng vỏ trứng có mối quan hệ với nhau (Bảng 2.1).
Bảng 2.1 Quan hệ giữ Ca khẩu phần và chất lượng vỏ trứng
Ca khẩu phần (%)
(kg)

Độ dày vỏ (mm)

Lực phá vỡ

2,25

0,351

3,25


3,00

0,362

3,60

3,75

0,366

3,69

(Nguồn: Vũ Duy Giảng và ctv, 1997)

2


Phospho (P) cũng là thành phần cấu tạo nên xương và răng. Phospho là
thành phần của acid nucleic, phospholipids, tham gia vào những phản ứng
phosphoryl hóa và những phản ứng chuyển hóa năng lượng. Ca và P có vai trò
quan trọng trong kích thích thần kinh, hai nguyên tố này có khả năng ức chế
sự hưng phấn cho nên thiếu chúng sẽ xuất hiện quá trình hưng phấn, nếu
nghiêm trọng sẽ xuất hiện co giật, liệt.
Do những vai trò như vậy nên khi thiếu Ca và P sẽ có những biểu hiện
xấu đến khả năng sinh sản, tốc độ sinh trưởng, khả năng sản xuất của vật nuôi
(Vũ Duy Giảng và ctv, 1997).
Bảng 2.2 Các nguồn canxi (Ca) và phospho (P)
Nguồn


Khoáng (%)

Ghi chú

Ca

P

Canxi carbonate

38

0 Ca cao, giá rẽ

Dicanxi phosphate

22

18,5 Hàm lượng Ca, P cao rất khácnhau

Monodicanxi phosphate

16

21,0 Hàm lượng Ca, P cao rất khác nhau

Sodium tripody hosphate

0


Deflourinated phosphate

32

18,0 Hàm lượng Ca, P cao rất khác nhau

Bột xương

24

12,0 Hàm lượng Ca, P cao

25,0 Giá mua đắt

Chất thải lò mổ

6

3,0 Hàm lượng Ca, P trung bình

Bột cá

5

3,0 Hàm lượng Ca, P trung bình

(Nguồn: Nguyễn Minh, 2004)

Trong sản xuất thức ăn để có tỷ lệ Ca và P phù hợp thì phải dựa vào 3 yếu
tố:

 Cung cấp đầy đủ các khoáng chất ở dạng tiêu hóa được trong khẩu
phần
 Phải có một tỷ lệ thích hợp Ca và P trong khẩu phần
 Đặc biệt là phải chú ý đến lượng vitamin D phù hợp, nó rất cần thiết
cho việc đồng hóa Ca và P trong cơ thể (Nguyễn Minh, 2004)
Natri (Na) và kali (K) là những kim loại kiềm có nhiều và quan trọng nhất
trong cơ thể. Chúng tồn tại trong cơ thể dưới dạng hóa hợp với clo (Cl),
bicarbonate, một phần chúng kết hợp với các acid hữu cơ và protein.

3


Muối K có nhiều trong thức ăn thực vật, muối Na nhiều trong thức ăn động
vật. Thức ăn cho gia cầm mà thiếu hay không có Na và K, nên bổ sung thêm
muối. Hàm lượng K có nhiều trong các mô tuyến, mô thần kinh, mô xương
còn hàm lượng Na có nhiều trong huyết tương (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng
Mận, 1999).
Ngoài ra Na cùng với clo (Cl) đóng vai trò rất quan trọng trong khẩu phần
gà đẻ, thiếu muối con vật mổ lông ăn thịt lẫn nhau, con vật tăng trọng kém
năng suất trứng giảm (Nguyễn Nhựt Xuân Dung và ctv, 1999). Muối ăn tham
gia vào việc hình thành dịch vị tiêu hóa, duy trì pH ổn định, duy trì sự cân
bằng dịch thể, áp lực thẩm thấu bên trong cơ thể (Võ Bá Thọ, 1996). Gà con
không quá 0,4%, gà lớn và gà đẻ không quá 0,5% muối trong khẩu phần (Bùi
Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999). Theo Robert Blair (2008) Na, K và Cl ảnh
hưởng đến sự cân bằng điện tử và acid - bazơ, khẩu phần theo nguyên tắc cân
bằng Na, K và Cl thì cần thiết cho sự tăng trưởng, sự phát triển của xương,
chất lượng vỏ trứng và sự sử dụng acid amin.
Magie (Mg) kết hợp chặt chẽ với Ca và P. Mg cần cho sự phát triển của
xương và cần cho quá trình phosphoryl oxy hóa của mitochondria của cơ tim
và các mô cơ khác. Nhiều enzyme tham gia quá trình trao đổi chất béo,

protein, hydrate carbon cần Mg2+ hoạt hóa (Lê Đức Ngoan, 2002).
Theo Lê Đức Ngoan (2002), lưu huỳnh (S) là thành phần của cystine,
cysteine, methionine, S còn là thành phần của biotin, thiamin, insulin, và
coenzyme A cũng chứa S. Methionine là acid amin thiết yếu cho mọi gia súc
nên S cũng là chất khoáng thiết yếu.
Sắt (Fe), đồng (Cu) và coban (Co) tham gia cấu tạo máu, thiếu Fe gà bị
thiếu máu, ngược lại thừa Fe gây tích lũy các hợp chất phospho không hòa tan
trong cơ thể (Võ Bá Thọ, 1996).
Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1999), kẽm (Zn) tham gia trong
quá trình trao đổi mỡ, hydratecarbon, điều hòa chức năng sinh dục và tạo máu.
Cần thiết cho sự phát triển lông, tăng sự đẻ trứng và tỷ lệ có phôi. Cần thiết
cho sự hình thành enzyme cho sự hoạt động của tuyến giáp. Bảo vệ da và mắt.
Zn nằm trong thành phần của men anhydraza carbonic, cần thiết hô hấp mô
bào. Sự tích tụ phosphate, carbonate nhờ tác dụng của men photphattaza kiềm
chứa Zn, nên có ảnh hưởng đến tạo xương và vỏ trứng.
Mangan (Mn) cần cho cấu tạo xương. Mn là nguyên tố vi lượng luôn
thiếu ở gà. Thiếu nó gà bị bệnh perosis. Phôi bị dị dạng do rối loạn sinh sản, tỷ
lệ nở giảm (Võ Bá Thọ, 1996).

4


Iod (I) cần cho tuyến giáp trạng tiết hormone thyroxin, điều hòa trao đổi
năng lượng. Thiếu I gà còi cọc, giảm khả năng sinh sản (Võ Bá Thọ, 1996).
Nhu cầu I ở gà con 0,37 mg/kg thức ăn, gà đẻ 0,15 mg/kg thức ăn (Bùi Đức
Lũng và Lê Hồng Mận, 1999).
Một nguyên tố vi lượng khác cũng đóng vai trò rất quan trọng đó là selen
(Se), nhưng so với các nguyên tố khác thì cơ thể cần rất ít. Se tham gia hoạt
hóa peroxidase để phá hủy các peroxide sinh ra trong cơ thể, do đó nó bảo vệ
được tổ chức tế bào thành mạch tránh sự oxy hóa trực tiếp gây hư hại.

Do đó nó có mối quan hệ tương quan với vitamin E trong việc chống oxy
hóa. Vì vậy khi thiếu Se thì làm cho triệu chứng thiếu vitamin E thêm trầm
trọng, tuy vậy chúng không thể thay thế cho nhau về chức năng sinh học. Trên
gia cầm sự thiếu Se có thể làm giảm thấp tỷ lệ đẻ và tỷ lệ ấp nở. Gà con nở ra
rất yếu ớt (Dương Thanh Liêm, 2003).
Theo Nguyễn Nhựt Xuân Dung (1999) molipden (Mo) có tác dụng kích
thích tăng trưởng cho gà. Mo là yếu tố của ezyme xanthyl, oxydase, tác dụng
trong quá trình tổng hợp purin.
Vanadi (V) trong thời gian gần đây được xem là nguyên tố vi lượng rất
cần thiết cho gia súc, gia cầm. Nếu bổ sung 3 mg V/kg thức ăn trong khẩu
phần thiếu V thì nó sẽ kích thích gà và chuột tăng trưởng tỷ lệ thuận. Hiện
tượng rối loạn sinh sản và quá trình tạo mỡ đó là biểu hiện của triệu chứng
thiếu V. Thường trong thành phần thức ăn thiên nhiên đảm bảo nhu cầu của
gia cầm. Nếu sử dụng vượt quá 30 mg/kg thức ăn gia cầm sẽ bị ngộ độc
(Dương Thanh Liêm, 2003).
2.2 Vai trò của vitamin trong dinh dƣỡng động vật
Bùi Xuân Mến (2008) cho rằng vitamin không giống như các chất dinh
dưỡng khác, vitamin là hợp chất hữu cơ thường không được tổng hợp ở mô
của cơ thể và nó có nhu cầu với một lượng rất nhỏ trong khẩu phần. Vitamin
không phải là thành phần cấu trúc chủ yếu của cơ thể và có chức năng như
những coenzyme hoặc những chất điều tiết của sự trao đổi chất. Tất cả vitamin
đều cần thiết cho sự sống động vật vì vậy phải được bổ sung một lượng thích
hợp cho gia cầm sinh trưởng và sinh sản. Trứng gia cầm bình thường chứa đủ
các vitamin mà nó cần thiết cho sự phát triển của phôi.

5


Các vitamin rất cần thiết cho sức khỏe, duy trì, sinh trưởng và sinh sản
của gia cầm và các loài động vật khác. Một số vitamin có liên quan trực tiếp

đến sức khỏe và bảo vệ tổ chức. Nhiều vitamin khác lại rất cần thiết cho sự
trao đổi chất. Các vitamin luôn có mặt trong các mô bào của cây trồng và vật
nuôi và thông thường nhu cầu rất nhỏ để bổ sung vào trong khẩu phần của gia
cầm. Tuy nhiên nhu cầu về một loại vitamin nào đó phụ thuộc vào điều kiện
môi trường, loại thức ăn và giai đoạn sinh trưởng hay sản xuất của gia cầm
(Nguyễn Đức Hưng, 2006).
Có khoảng 15 vitamin được chấp nhận là những yếu tố thiết yếu của thức
ăn và một số khác đang đề nghị được chấp nhận. Vitamin được phân loại
thành hai nhóm: nhóm vitamin tan trong dầu A, D, K, E và nhóm vitamin tan
trong nước gồm có các vitamin nhóm B và vitamin C (Nguyễn Nhựt Xuân
Dung và ctv, 1999).
2.2.1 Vitamin tan trong dầu
2.2.1.1 Vitamin A (Retinol)
Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1999) thì vitamin A được xếp vào
đầu bảng trong các vitamin. Nó chứa ba nhóm A1 (C20H29OH), A2 (C20H27OH)
và A3. Vitamin A tham gia vào quá trình trao đổi protid, lipid và glucid, ảnh
hưởng tới tuyến nội tiết, hệ thần kinh, tổng hợp protid của cơ thể và hàng loạt
các chất có hoạt tính sinh học khác. Có vai trò trong chức năng của tế bào cơ
thể, trong tổng hợp tế bào tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến thượng thận, niêm mạc
mắt, niêm mạc của các cơ quan tiêu hóa, hô hấp, bài tiết, sinh dục; chống sừng
hóa, chống còi xương. Đặc biệt ảnh hưởng đến sự phát triển của gia súc gia
cầm non và sức sản xuất của chúng.
Sự bổ sung vitamin A có ảnh hưởng lên hoạt động chống stress, điều này
có thể được giải thích là do vitamin A có liên quan tới sự đáp ứng của tuyến
thượng thận, nó cần thiết cho việc sản xuất ra corticosteroid của tuyến thượng
thận, cần thiết cho thúc đẩy tiết ra gluconeogenesis trong những tình trạng
stress (Barroeta, Davin and Baucells, 2012).
Sự thiếu hụt vitamin A trong khẩu phần thức ăn làm cho gia cầm bị suy
nhược cơ thể, mắc bệnh “gà mờ” - “quán gà”, đi lại yếu, mất tính thèm ăn,
chậm phát triển, lông xù, gia cầm con bị còi xương, vẹo cổ, đứng không vững.

Ở gà sinh sản bị giảm năng suất trứng, giảm tỷ lệ thụ tinh và ấp nở, trứng có
vệt máu. Dễ cảm nhiễm ấu trùng cầu trùng ở mọi lứa tuổi, mắc các bệnh về hô
hấp.

6


Vitamin A có nhiều trong bắp vàng, bột cỏ khô hoặc thức ăn xanh hoặc
thỉnh thoảng nên bổ sung dầu gan cá… (Nguyễn Nhựt Xuân Dung và ctv,
1999).
2.2.1.2 Vitamin D (Cholecalciferol)
Vitamin D có hai dạng quan trọng là vitamin D2 (ergocalciferol) và
vitamin D3 (cholecalciferol) (Mc Donald et al, 2010).
Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1999) vitamin D giúp chống còi
xương, làm tăng hấp thu Ca và P ở ruột non dưới dạng liên kết vitamin D Ca++ và tăng tích lũy chúng trong xương và trong vỏ trứng, cần thiết cho tổng
hợp protein.
Trong khẩu phần thiếu vitamin D làm giảm tốc độ sinh trưởng và sức sản
xuất trứng của gia cầm, gây bệnh còi xương, xương bị mỏng, mềm và thoái
hóa, cột sống vẹo, xương sườn nổi hạt, gà đẻ trứng mỏng. Ngoài ra thiếu
vitamin D còn làm rối loạn hệ thần kinh trung ương, phá hủy sự trao đổi
protid, glucid, làm giảm lượng hồng cầu và huyết sắc tố, làm tăng hoạt tính
của men photphattaza dẫn đến làm giảm hàm lượng citrat trong huyết thanh.
Vitamin D có trong các sản phẩm sữa, lòng đỏ trứng, dầu gan cá, men…
(Biscontini, 2007).
2.2.1.3 Vitamin E (Tocopherol)
Vitamin E (Tocopherol) đã được Evans và Emerson tìm thấy ở lúa mì
năm 1936. Vitamin E là một sinh chất kháng oxy hóa sinh học, tham gia trong
phản ứng phosphoryl hóa, trao đổi acid nhân, tổng hợp acid ascorbic. Ngoài
ra, vitamin E còn kết hợp với selen để bảo vệ phospholipids trước sự phá hủy
của peroxide (Nguyễn Nhựt Xuân Dung, 2005).

Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1999) thì hiện nay người ta tìm
thấy 7 loại tocopherol tự nhiên nhưng trong đó chỉ có 4 dạng có ý nghĩa đối
với thức ăn gia cầm là α, β, γ và δ tocopherol.
Vitamin E ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của gia cầm, chống teo cơ,
chống rối loạn đường, ảnh hưởng đến tổng hợp coenzyme, trao đổi acid
nucleic và quá trình phosphoryl hóa. Vai trò quan trọng nhất là chống oxy hóa
sinh học, chống oxy hóa vitamin A, carotene và mỡ, đóng vai trò quan trọng
trong miễn dịch.

7


Sự thiếu vitamin E trong thức ăn làm cho gà bị “điên”, thường ở giai
đoạn 2 - 8 tuần tuổi. Cổ và đầu bị ngoẹo, chân cong và mềm, đi đứng ngất
ngưỡng bị lăn ngã. Não bị tụ huyết và tích nước. Thành dạ dày tuyến bị xuất
huyết giống như triệu chứng bệnh newscatle. Xuất huyết thành ruột và cơ
ngực. Có nhiều hạt trắng quanh hầu. Gây teo cơ thường xảy ra ở gà dưới 4
tháng tuổi, đôi khi bị thoái hóa cơ chân, từ đó làm tăng tỷ lệ chết làm gà chậm
lớn. Làm giảm tỷ lệ ấp nở và trứng có phôi, làm chết phôi lúc 3 - 4 ngày sau
khi ấp. Gà mới nở đầu gục ngữa chạm đất.
Vitamin E có nhiều trong cỏ tươi, cỏ non, các loại hạt ngũ cốc…
(Nguyễn Nhựt Xuân Dung và ctv, 1999).
2.2.1.4 Vitamin K (Phylloquinon)
Có rất nhiều hợp chất được biết có hoạt tính của vitamin K, trong đó
vitamin K1 (phylloquinon) quan trọng nhất, tìm thấy trong lá cây xanh.
Menadion (vitamin K3) là sản phẩm do vi khuẩn tổng hợp, mạnh hơn K1 3,3
lần. Vitamin K2 thì do vi khuẩn tổng hợp và có trong cá thối (Lê Đức Ngoan,
2002).
Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1999) vitamin K có vai trò làm
đông máu (chống chảy máu) tổng hợp nên prothrombin, tham gia trong quá

trình hô hấp mô bào và phosphoryl hóa. Cần thiết cho gà bị bệnh cầu trùng
(phân lẫn máu) và gà đẻ sinh sản (do đẻ hay bị chảy máu tử cung; gà trống làm
rách lưng và sứt mào gà mái).
Ở gà, triệu chứng thiếu vitamin K là chứng thiếu máu và chậm thời gian
đông máu, nếu thiếu vitamin K sẽ chậm thời gian đông huyết và có thể chết
khi bị thương tích.
Vitamin K có nhiều trong rau cỏ xanh, bột cá, lòng đỏ trứng… (Nguyễn
Nhựt Xuân Dung và ctv, 1999).
2.2.2 Vitamin tan trong nƣớc
2.2.2.1 Vitamin B1 (Thiamin)
Năm 1912 nhà bác học Ba Lan Funk đã phân lập từ cám chất có khả
năng chữa viêm thần kinh, chất đó là vitamin B1 (Trần Tố, 2008).
Theo Nguyễn Duy Hoan (1999) vitamin B1 có vai trò trong trao đổi
glucid, tăng tính thèm ăn, tăng men tiêu hóa thức ăn, tăng hấp thu đường ở
ruột, duy trì hoạt động của hệ thần kinh chính là duy trì chất acetylcholine,
chất dẫn truyền thần kinh.

8


Sự thiếu vitamin B1 trong thức ăn gây liệt thần kinh (polyneuritis), đặc
biệt ở gà con, làm gà ngồi bệt, gây bại liệt, đầu ngữa ra sau, hoặc đi lại không
bình thường, rối loạn thần kinh cơ tim, hô hấp. Gà gây bệnh mổ cắn. Gà tăng
trọng kém, lông xù, đẻ giảm, mào (gà đẻ) màu xanh. Thiamin có nhiều trong
men, các loại hạt: hạt đậu, ngũ cốc…
2.2.2.2 Vitamin B2 (Riboflavin)
Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1999) vitamin B2 đóng vai trò
quan trọng bậc nhất trong oxy hóa vật chất ở tế bào thực hiện phản ứng oxy
hóa hoàn nguyên và nhiều phản ứng hóa học khác (oxydaza của acid amin).
Duy trì hoạt động bình thường của các tuyến sinh dục. Ngoài ra vitamin B2

còn tham gia vào cấu trúc của enzyme dehydrogenase hiếu khí (men vàng) ở
dạng FAD và FMN. Riboflavin của thức ăn đưa vào sẽ được phosphoryl hóa
bởi ATP ở vách ruột và gan thành 2 dạng flavinmononucleotid (FMN) và
flavin adenozindinucleotid (FAD). Hai dẫn xuất này chính là nhóm ghép của
lớp enzyme hô hấp - lớp men vàng flavoprotein, loại enzyme này tham gia vào
phản ứng oxy hóa hoàn nguyên tức là vận chuyển hydrogen trong quá trình hô
hấp mô bào (hoahocngaynay.com).
Khi thiếu vitamin B2 thì sự tổng hợp enzyme vàng bị đình trệ gây rối
loạn trao đổi vật chất, làm quá trình hô hấp mô bào không thực hiện đầy đủ.
Thiếu vitamin B2 trong khẩu phần làm giảm tính thèm ăn, tiêu thụ thức ăn
kém, giảm tăng trọng và sức đẻ trứng. Mắc bệnh ở da và mắt. Gà bị vẹo mỏ,
vẹo ngón chân và liệt ngón, viêm thần kinh hông, đi bằng khuỷu chân, ỉa chảy.
Đối với gà mái làm giảm sản lượng trứng và tỷ lệ nở, gà con nở ra chân bị
ngắn, lông xù, gà lớn lông rụng nhiều.
Theo Nguyễn Nhựt Xuân Dung và ctv (1999) vitamin B2 có nhiều trong
hạt giống, men, nội tạng như: gan, thận…
2.2.2.3 Vitamin B3 (Acid pantothenic)
Năm 1933, William tìm thấy một yếu tố hiện diện trong nhiều loại tổ
chức của sinh vật có tác dụng kích thích tăng trưởng của men và nhiều vi sinh
vật khác và đặt tên cho chất đó là acid pantothenic (Nguyễn Nhựt Xuân Dung
và ctv, 1999).
Theo Nguyễn Duy Hoan (1999) thì vitamin B3 có trong thành phần của
coenzyme A là enzyme có chức năng trong trao đổi đồng (Cu). Có vai trò tổng
hợp chất béo, chất acetylcholine có trong xinap dây thần kinh, trong chống bại
liệt.

9


Thiếu vitamin B3 gà con bị ỉa chảy, chậm lớn, lông xù, bệnh ngoài da, mi

mắt nổi hạt và dính lại, góc xoang miệng có vảy, chân bị viêm, gà đẻ giảm,
tăng chết phôi, ấp nở kém. Vitamin B3 có nhiều trong men, gan, trứng…
2.2.2.4 Vitamin B5 (Acid nicotinic)
Theo Nguyễn Duy Hoan (1999) vitamin B5 còn có tên là vitamin PP do
ghép hai chữ đầu của hai từ Pellagra Prevantiv, nó có vai trò trong trao đổi
glucid, protid và năng lượng do xúc tác 150 enzyme làm chuyển hóa vật chất
dinh dưỡng. Vitamin B5 là thành phần cấu tạo của NAD (Nicotinamide
Adenine Dinucleotid) và NADP (Nicotinamide Adenine Dinucleotid
Phosphate), nó hoạt động như một coenzyme vận chuyển hydro và tham gia
vào những phản ứng trao đổi liên quan đến sự sống như: carbohydrate, lipid,
acid amin và những chức năng chủ chốt trong trao đổi năng lượng (Albert et
al, 2002; Chiba, 2009).
Thiếu vitamin B5 trong thức ăn lưỡi gia cầm bị đen, sưng khớp xương
chân, lệch gân, mọc lông chậm, tăng tích lũy mỡ gan, loét da, chậm lớn
(Nguyễn Duy Hoan, 1999).
Vitamin B5 có nhiều trong gan, thận, tim và bắp thịt, cá và men, đậu và
cỏ họ đậu (Nguyễn Nhựt Xuân Dung và ctv, 1999)
2.2.2.5 Vitamin B6 (Pyridoxine, pyridoxal, pyridoxamin)
Pyridoxine, pyridoxal và pyridoxamin đều có hoạt lực vitamin nên ghép
thành nhóm vitamin B6 (Trần Tố, 2008).
Vitamin B6 là thành phần của coenzyme pyridoxal-5’-phosphate (Albers
et al., 2002), có tác dụng quan trọng đối với sự chuyển hóa protein (phản ứng
chuyển quang và phản ứng khử carboxyl) (thuviensinhhoc.com).
Có hơn 50 enzyme tạo ra từ vitamin B6: transaminase, deaminase,
racemase, synthetase, decarboxylase, dehydrase… (Chiba, 2009).
Theo Nguyễn Nhựt Xuân Dung và ctv (1999) vitamin B6 tham gia vào
thành lập hồng cầu, quan trọng cho hệ thống nội tiết. Thiếu vitamin B6 sẽ ảnh
hưởng đến hoạt tính của các hormone sinh trưởng, insulin, gonadotropphic,
adretinal, thyriod và các hormone sinh dục khác, nhưng sự trao đổi của nó
chưa được biết đầy đủ.

Vitamin B6 có trong tất cả thức ăn chứa β-Complex, men, cám gạo, mầm
hạt, lòng đỏ trứng... Gà con cần 3 - 5 mg/kg, gà mái đẻ 1 - 2 mg/kg.

10


2.2.2.6 Vitamin B9 (Acid folic)
Vitamin B9 còn gọi là vitamin BC (c là chữ viết tắt của từ tiếng anh
chicken nghĩa là gà con) nó cũng cần thiết cho sự phát triển của gà con (Trần
Tố, 2008).
Vitamin B9 cùng với vitamin B12 tham gia vào việc tạo thành và chuyển
hóa nhóm methyl vào tổng hợp sinh học methionine, choline vào tế bào máu,
trong tổng hợp ADN và acid nucleic. Nó làm tăng sinh trưởng và tốc độ mọc
lông, sự phát triển cơ tạo sắc tố bình thường của da và lông (Bùi Đức Lũng và
Lê Hồng Mận, 1999).
Sự thiếu hụt trong thức ăn làm rối loạn hình thành máu. Làm chậm phát
triển lông, làm giảm tỷ lệ đẻ trứng gây chết phôi vào cuối thời kỳ ấp (Nguyễn
Duy Hoan, 1999). Vitamin B9 có nhiều trong các cây họ đậu, lá rau tươi,
gan… (Biscontini, 2007).
2.2.2.7 Vitamin B12 (Cyanocobalamin)
Theo Nguyễn Nhựt Xuân Dung và ctv (1999) vitamin B12 là vitamin
được khám phá gần đây nhất, trước kia nó được biết như là yếu tố APF
(Animal Protein Factor), do có khả năng trị được bệnh thiếu máu ác tính, chỉ
tìm thấy ở động vật, vì vậy có tên là “yếu tố protein động vật”.
Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong tạo máu, kích thích sinh
trưởng. Nó cần thiết trong trao đổi protid, lipid và đường cho hoạt động bình
thường của hệ thần kinh, cho tổng hợp acid nucleic, choline, methionine…
Thiếu vitamin B12 trong thức ăn làm giảm tốc độ tăng trưởng, mọc lông, làm
gan nhiễm mỡ, thiếu máu ác tính, tỷ lệ ấp nở kém do chết phôi cao ở giai đoạn
17 - 18 ngày (Nguyễn Duy Hoan, 1999).

. Vitamin B12 có trong thịt, thận, gan, sữa, trứng cá… Điều đặc biệt là
vitamin B12 còn được tổng hợp từ các loại vi khuẩn (Trần Tố, 2008).
2.2.2.8 Vitamin C (Ascorbic acid)
Vitamin C có vai trò trong hô hấp tế bào, trong trao đổi protid, lipid và
hydratecarbon và làm vô hiệu hoá các sản phẩm độc tố sinh ra trong quá trình
trao đổi chất. Nó cần thiết cho hấp thu acid folic và sắt có mối quan hệ hàng
loạt với các hormone và enzyme, vitamin C chống bệnh Scocbut, chống béo,
làm giảm tiết hormone corticosterol của tuyến thượng thận, mà hormone này
điều hòa làm tăng trao đổi đường, tăng đường huyết (Bùi Đức Lũng và Lê
Hồng Mận, 1999).

11


Theo Bùi Xuân Mến (2008) thì vitamin C có thể hữu ích cho gà đang
sinh trưởng còn non trong thời gian bị các stress từ môi trường hoặc những
nguồn lây bệnh. Những mức từ 50 đến 150 ppm trong khẩu phần là có hiệu
quả điển hình nhất.
Huỳnh Kim Diệu (2012) cho rằng vitamin C ảnh hưởng đến sự thẩm thấu
của mao mạch và quá trình đông máu, tham gia vào trao đổi Ca, giúp gà đẻ
trứng dày, chắc hơn, giúp phòng stress.
Vitamin C có tác động bảo vệ các đại thực bào trong quá trình thực bào,
do đó vitamin C góp phần vào việc cải thiện phản ứng miễn dịch tế bào,
vitamin C cũng cần thiết cho việc điều hoà sản xuất hormone corticosterone
trong thời gian bị stress từ môi trường (Sahin et al, 2002 trích dẫn từ Barroeta,
Davin and Baucells, 2012).
Thiếu vitamin C gây chậm tăng trưởng, mắc những bệnh ở xương, dễ
cảm nhiễm với các bệnh nhiễm trùng, làm vết thương chậm lành, giảm độ bền
của vỏ trứng, tăng sự nhạy cảm đối với những yếu tố stress như: nhiệt, vận
chuyển, thay đổi chổ nuôi… (Albert et al., 2002). Vitamin C có nhiều trong

rau tươi, quả tươi, cà chua, ớt, cam, chanh… (www.vi.wikipedia.org)
2.2.2.9 Vitamin B4 (Choline)
Theo Bùi Xuân Mến (2008) thì choline cũng cần thiết để ngăn ngừa
chứng trẹo gân khớp chân (perosis) như manganese, acid folic, acid nicotinic
và biotin trong cả hai gà và gà tây con. Choline được yêu cầu bổ sung với
lượng lớn hơn các vitamin khác nhưng nó lại có nhiều trong các loại thức ăn
sử dụng phổ biến.
Gia cầm mái có vẻ như có khả năng tổng hợp được phần lớn choline mà
nó cần. Cùng với methionine, choline là nguồn quan trọng cho các nhóm
methyl cần thiết cho sự trao đổi chất.
Choline tham gia tổng hợp phospholipid (lecithin) và lipoprotein, vận
chuyển và trao đổi chất béo (Abers et al, 2002; Chiba, 2009).
Gia cầm thiếu choline sinh trưởng bị chậm lại, sử dụng thức ăn kém và
mắc chứng trẹo gân khớp chân (perosis). Những nguồn choline dồi dào là bột
cá, nước cá, bột đậu nành…

12


2.2.2.10 Vitamin B7 (Biotin)
Theo Nguyễn Nhựt Xuân Dung (1999) vai trò của vitamin B7 được phát
hiện ra khi nuôi động vật thí nghiệm bằng thức ăn chứa nhiều lòng trắng trứng
sống. Vitamin B7 tham gia xúc tác tổng hợp protein, lipid, là enzyme xúc tác
các phản ứng carboxyl hóa và khử carboxyl.
Ngoài ra vitamin B7 còn tham gia trao đổi năng lượng, làm enzyme xúc
tác phản ứng carboxyl hóa và khử carboxyl từ pyruvic acid cho ra oxaloacetic
acid, chuyển đổi malic acid thành pyruvic acid, sự chuyển đổi qua lại giữa
succinic acid và propionic acid… (Chiba, 2009; McDowell, 2000).
Nếu thiếu vitamin B7 trong thức ăn gia cầm trưởng thành và đẻ thường bị
lột da dưới bàn chân, bàn chân xùi vảy, mắt dính, khả năng ấp nở kém, tuy vậy

ở gia cầm thường không bị thiếu vitamin B7 vì ở ruột già và manh tràng vi
sinh vật microflora tổng hợp được vitamin B7 (Nguyễn Duy Hoan, 1999).
2.3 Vai trò của các acid amin đối với gia cầm
Theo Bùi Thanh Hà (2005) thì acid amin gồm hai nhóm chính: acid amin
thay thế và acid amin không thay thế. Acid amin thay thế là những acid amin
mà cơ thể gia cầm có thể tự tổng hợp được có khoảng 13 acid amin từ các sản
phẩm trung gian trong quá trình trao đổi acid amin, acid béo và từ hợp chất có
chứa amino. Acid amin không thay thế hay còn gọi là các acid amin thiết yếu, là
nhóm mà cơ thể động vật không thể tự tổng hợp được mà buộc phải cung cấp từ
thức ăn.
Theo Robert Blair (2008) có 22 acid amin khác nhau trong cơ thể gia
cầm, 10 acid amin trong số đó là acid amin thiết yếu (arginine, methionine,
histidine, phenylalanine, isoleucine, leucine, lysine, threonine, tryptophan và
valine) những acid amin này gia cầm không thể tổng hợp mà phải cung cấp từ
thức ăn, những acid amin khác thì gia cầm có thể tự tổng hợp được.
2.3.1 Lysine
Theo Nguyễn Duy Hoan và ctv (1999) cho rằng lysine là một trong 10
acid amin thiết yếu, quan trọng nhất đối với cơ thể gia cầm. Nó có tác dụng
làm tăng sinh trưởng, tăng sức sản xuất trứng, cần thiết cho tổng hợp
nucleproteit hồng cầu cho sự trao đổi bình thường của azot, tạo sắc tố melanin
của lông, da. Nếu thiếu lysine sẽ làm đình trệ sự phát triển, giảm năng suất
trứng, thịt của gia cầm, làm giảm lượng hồng cầu, huyết sắc tố và tốc độ
chuyển hóa Ca, P, gây còi xương, thoái hóa cơ, làm rối loạn hoạt động sinh
dục.

13


×