Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

ảnh hưởng của sự bổ sung lysine trong khẩu phần lên sản lượng trứng của gà sao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 78 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ MỸ XUYÊN

ẢNH HƢỞNG CỦA SỰ BỔ SUNG LYSINE
TRONG KHẨU PHẦN LÊN SẢN LƢỢNG TRỨNG
CỦA GÀ SAO

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y

2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ MỸ XUYÊN

ẢNH HƢỞNG CỦA SỰ BỔ SUNG LYSINE
TRONG KHẨU PHẦN LÊN SẢN LƢỢNG TRỨNG
CỦA GÀ SAO

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
PGs.Ts. NGUYỄN THỊ KIM ĐÔNG

2014




TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y

ẢNH HƢỞNG CỦA SỰ BỔ SUNG LYSINE
TRONG KHẨU PHẦN LÊN SẢN LƢỢNG TRỨNG
CỦA GÀ SAO

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
DUYỆT BỘ MÔN

PGs.Ts. Nguyễn Thị Kim Đông

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt 4 năm học tập, rèn luyện ở Trường Đại học Cần Thơ và 5
tháng thực tập tốt nghiệp trại thực nghiệm ở phường Long Hòa, quận Bình
Thủy, Thành phố Cần Thơ và phòng thí nghiệm chuyên môn E205 của Bộ
môn Chăn nuôi, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp đại học là cả một quá trình dài học tập và nghiên

cứu của bản thân. Bên cạnh những nổ lực của cá nhân tôi còn nhận đưọc sự
ủng hộ, chia sẻ, giúp đỡ của gia đình, bạn bè và của quý thầy cô.
Để đáp đền những tấm chân tình trên tôi không biết nói gì hơn chỉ xin tỏ
lòng cảm ơn chân thành:
Những người thân trong gia đình đặc biệt là cha mẹ đã luôn chăm sóc,
ủng hộ và tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian tôi học đại học.
Xin ghi nhớ công ơn của cô Nguyễn Thị Kim Đông đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn, động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp.
Thầy cố vấn học tập Hồ Quảng Đồ đã quan tâm, dìu dắt và tư vấn cho
tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Bộ môn Chăn nuôi và Thú
y đã hết lòng truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức quý báu hữu ích cho
tôi trong suốt thời gian học tập.
Xin chân thành cảm ơn ThS. Trương Thanh Trung, ThS. Huỳnh Hoàng
Thi, KS. Đoàn Hiếu Nguyên Khôi, KS. Phan Văn Thái, KS. Trần Thị Đẹp, KS.
Nguyễn Thuỳ Trinh và các bạn ở tại trại thực nghiệm và trên phòng thí nghiệm
E205 đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp Chăn Nuôi - Thú Y khóa
37 đã giúp đỡ tôi vượt qua những lúc khó khăn trong học tập.
Xin trân trọng cảm ơn hội đồng đánh giá luận văn đã đóng góp ý kiến để
luận văn thật sự có giá trị khoa học.
Xin chân thành cảm ơn!

i


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm “Ảnh hưởng của sự bổ sung Lysine trong khẩu phần lên
sản lượng trứng của gà Sao” được thực hiện tại phường Long Hòa, quận
Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ. Nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mức độ

Lysine trong khẩu phần lên khả năng suất trứng, sinh sản của gà Sao và các
chỉ tiêu về kết quả ấp nở của trứng gà Sao.
Thí nghiệm được thực hiện trên tổng số 120 gà Sao giai đoạn 40 - 60
tuần tuổi. Bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức tương ứng với 4 khẩu
phần là 4 mức độ bổ sung Lysine (0; 0,1; 0,2 và 0,3%DM), 3 lần lặp lại nhằm
xác định mức độ Lysine tối ưu trong khẩu phần lên sản lượng trứng, tỷ lệ đẻ,
tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ nở.
Kết quả thí nghiệm cho thấy khi tăng các mức độ Lysine trong khẩu phần
thì lượng thức ăn, DM, OM, CP, EE, CF, NDF, methionine, Ca, P, ME ăn vào
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuy nhiên, lượng Lysine ăn vào
tăng dần khi tăng các mức độ Lysine trong khẩu phần, thấp nhất là nghiệm
thức LYS0 là 0,7 g/con/ngày, cao nhất là LYS0,3 là 0,94 g/con/ngày, khác biệt
có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Sản lượng trứng, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng có phôi, tỷ
lệ trứng nở/ trứng có phôi, số lượng gà nở cao có ý nghĩa thống kê (P<0,05) ở
nghiệm thức LYS0,2; tỷ lệ trứng không phôi, tỷ lệ chết phôi và tỷ lệ trứng sát
thấp nhất ở nghiệm thức LYS0,2 (P<0,05).
Từ kết quả thí nghiệm có thể kết luận rằng gà Sao sinh sản khi được nuôi
bằng khẩu phần có bổ sung 0,2% Lysine đã nâng cao được năng suất và các
chỉ tiêu ấp nở.

ii


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Ban lãnh đạo Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng và
quý thầy cô trong bộ môn Chăn Nuôi.
Tôi tên: Nguyễn Thị Mỹ Xuyên (MSSV: 3118188) là sinh viên lớp
Chăn Nuôi – Thú Y Khóa 37 (2011 – 2015). Tôi xin cam đoan đây là công
trình nghiên cứu của chính bản thân tôi. Đồng thời tất cả các số liệu, kết quả
thu được trong thí nghiệm hoàn toàn có thật và chưa công bố trong bất kỳ

luận văn, tạp chí khoa học khác. Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước Khoa và Bộ Môn.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mỹ Xuyên

iii


MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: Đặt vấn đề ......................................................................................1
Chƣơng 2: Lƣợc khảo tài liệu .........................................................................2
2.1 Tình hình chăn nuôi gà Sao trên thế giới và Việt Nam ............................... 2
2.1.1 Trên thế giới .............................................................................................. 2
2.1.2 Ở Việt Nam ............................................................................................... 2
2.2 Giới thiệu về giống gà Sao ..........................................................................3
2.2.1 Đặc điểm sinh học của gà Sao ..................................................................4
2.2.2 Đặc điểm ngoại hình .................................................................................4
2.2.3 Phân biệt trống mái ...................................................................................5
2.2.4 Tập tính của gà Sao ...................................................................................5
2.2.5 Hiện tượng mổ cắn....................................................................................6
2.2.6 Tập tính tắm, bay và kêu ...........................................................................6
2.2.7 Tập tính sinh dục....................................................................................... 6
2.2.8 Một số tính năng đặc biệt của gà Sao ....................................................... 7
2.2.9 Tính năng sản xuất của gà Sao ................................................................ 7
2.3 Nhu cầu dinh dưỡng.....................................................................................8
2.3.1 Nhu cầu năng lượng ..................................................................................8
2.3.2 Vai trò, nhu cầu về protein và acid amin của gà Sao sinh sản ................11

2.3.3 Nhu cầu các vitamin ...............................................................................15
2.3.4 Nhu cầu khoáng ...................................................................................... 16
2.3.5 Nhu cầu nước uống .................................................................................16
2.4 Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của gà Sao trên đàn sinh sản ...................17
2.4.1 Đặc điểm gia cầm sinh sản .....................................................................17
2.4.2 Giai đoạn sinh sản (> 27 tuần tuổi) ......................................................... 18
2.4.3 Năng suất trứng và sản lượng trứng ....................................................... 18
2.4.4 Chất lượng trứng ..................................................................................... 19
2.4.5 Kết quả ấp nở .......................................................................................... 20

iv


2.5 Sức đẻ trứng của gia cầm ...........................................................................20
2.5.1 Một số chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng của gia cầm ................................ 20
2.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của gia cầm ....................21
2.6 Sức sinh sản của gia cầm ...........................................................................24
2.6.1 Tỷ lệ thụ tinh ........................................................................................... 24
2.6.2 Tỷ lệ nở ..................................................................................................26
2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của phôi và tỷ lệ ấp nở ....26
2.7.1 Ảnh hưởng của việc thu nhặt trứng ........................................................ 26
2.7.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ ..........................................................................26
2.7.3 Ảnh hưởng của ẩm độ .............................................................................28
2.7.4 Ảnh hưởng của độ thông thoáng ............................................................. 29
2.7.5 Ảnh hưởng của việc đảo trứng................................................................ 29
2.7.6 Quá trình bảo quản trứng ấp ...................................................................30
2.7.7 Ảnh hưởng của thiếu vitamin và khoáng ................................................30
2.7.8 Thời gian trữ trứng ..................................................................................31
2.7.9 Những ảnh hưởng khác ...........................................................................31
2.8 Một số loại thức ăn sử dụng cho gia cầm ..................................................32

2.8.1 Bắp ..........................................................................................................33
2.8.2 Lúa ..........................................................................................................34
2.8.3 Cám .........................................................................................................34
2.8.4 Bột cá ......................................................................................................34
2.8.5 Lá rau muống .......................................................................................... 35
2.8.6 Đậu nành (Glycine max) .........................................................................35
2.8.7 Thức ăn cung cấp khoáng và vitamin ..................................................... 35
Chƣơng 3: Phƣơng pháp thí nghiệm............................................................ 36
3.1 Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm...............................................36
3.1.1 Thời gian thí nghiệm ...............................................................................36
3.1.2 Địa điểm thí nghiệm ...............................................................................36
3.2 Phương tiện thí nghiệm ..............................................................................36

v


3.2.1 Đối tượng thí ngiệm ...............................................................................36
3.2.2 Chuồng trại thí nghiệm ...........................................................................36
3.2.3 Dụng cụ thí nghiệm.................................................................................37
3.2.4 Thức ăn thí nghiệm .................................................................................37
3.2.5 Nước uống .............................................................................................. 38
3.2.6 Thú y .......................................................................................................38
3.3 Phương pháp thí nghiệm ............................................................................39
3.3.1 Bố trí thí nghiệm ..................................................................................... 39
3.3.2 Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và thu thập số liệu ...................................40
3.3.3 Phân tích hóa học ....................................................................................40
3.3.4 Các chỉ tiêu theo d i của thí nghiệm ...................................................... 40
Chƣơng 4: Kết quả và thảo luận ..................................................................43
4.1 Lượng thức ăn dưỡng chất tiêu thụ của gà Sao giai đoạn sản xuất trứng ..43
4.1.1 Thành phần dưỡng chất và năng lượng trao đổi của thực liệu dùng trong

thí nghiệm nuôi gà Sao sinh sản ......................................................................43
4.1.2 Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ (g/con/ngày) của gà Sao đẻ .......45
4.2 Các chỉ tiêu sản lượng trứng, tỷ lệ đẻ và kết quả ấp nở của gà Sao trong thí
nghiệm .............................................................................................................47
Chƣơng 5: Kết luận và đề nghị .....................................................................55
5.1 Kết luận ......................................................................................................55
5.2 Đề nghị .......................................................................................................55
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 56
Phụ chƣơng .....................................................................................................59

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Một số tính năng sản xuất của gà Sao ........................................................ 8
Bảng 2.2: Nhu cầu dinh dưỡng của gà thương phẩm (tiêu chuẩn Việt Nam 2265,
1994) ......................................................................................................................... 10
Bảng 2.3: Một số nhu cầu acid amin lý tưởng đối với gà sinh sản ........................... 15
Bảng 2.4: Chỉ tiêu dinh dưỡng nuôi gà Sao sinh sản ................................................ 15
Bảng 2.5: Nhu cầu vitamin tính cho 1 kg thức ăn hỗn hợp của gia cầm .................. 16
Bảng 2.6: Chỉ tiêu chất lượng trứng gà Sao .............................................................. 22
Bảng 2.7: Ảnh hưởng của tuổi gia cầm đến sản lượng trứng (%)............................. 22
Bảng 2.8: Tiêu tốn thức ăn/con/ngày và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của gà Sao
sinh sản ...................................................................................................................... 23
Bảng 2.9: Nhiệt độ của quy trình ấp trứng gà Sao .................................................... 27
Bảng 2.10: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ ấp nở trứng gà ................................... 27
Bảng 2.11: Ẩm độ của quy trình ấp trứng gà Sao ..................................................... 28
Bảng 2.12: Thành phần hóa học của các loại thức ăn dùng trong thí nghiệm ......... 33
Bảng 3.1: Công thức khẩu phần thí nghiệm của gà Sao sinh sản ............................. 39
Bảng 3.2: Thành phần dưỡng chất và năng lượng trao đổi của các khẩu phần thí

nghiệm ....................................................................................................................... 39
Bảng 4.1: Công thức thành phần hoá học và năng lượng trao đổi dùng trong thí
nghiệm, %DM ........................................................................................................... 43
Bảng 4.2: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ (g/con/ngày) của gà Sao giai đoạn
sinh sản ..................................................................................................................... 45
Bảng 4.3: Sản lượng trứng, tổng lượng trứng qua 5 tháng của gà Sao sinh sản ....... 47
Bảng 4.4: Sản lượng trứng trung bình của 1 mái/tháng ............................................ 48
Bảng 4.5: Tỷ lệ đẻ (%) của gà Sao sinh sản .............................................................. 50
Bảng 4.6: Kết quả các chỉ tiêu ấp nở trứng gà Sao ................................................... 51

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Gà Sao sinh sản ........................................................................................... 4
Hình 2.2: Gà Sao 1 ngày tuổi ...................................................................................... 5
Hình 2.3: Gà Sao trưởng thành ................................................................................... 5
Hình 3.1: Gà Sao trong thí nghiệm ........................................................................... 36
Hình 3.2: Máy ấp bán tự động công suất 2000 trứng................................................ 37
Hình 3.3: Bắp ............................................................................................................ 38
Hình 3.4: Đậu nành ................................................................................................... 38
Hình 3.5: Bột cá ........................................................................................................ 38
Hình 3.6: Lá rau muống ............................................................................................ 38
Hình 3.7: Lúa ............................................................................................................ 38
Hình 3.8: Cám ........................................................................................................... 41
Hình 3.9: Máy ấp trứng ............................................................................................. 41
Hình 3.10: Bảo quản trứng ........................................................................................ 41
Hình 3.11: Gà con nở trong máy ấp .......................................................................... 41
Hình 3.12: Gà con 2 ngày tuổi .................................................................................. 41
Hình 4.1: Lượng DM, CP và Lysine ăn vào (g/con/ngày) giữa các nghiệm thức ... 46

Hình 4.2: Lượng trứng gà Sao trong thời gian thí nghiệm ........................................ 48
Hình 4.3: Tỷ lệ đẻ trên từng tháng và trung bình tỷ lệ đẻ 5 tháng của gà Sao ở các
nghiệm thức ............................................................................................................... 49
Hình 4.4: Sản lượng trứng/tháng và trung bình/tháng của 1 mái .............................. 51
Hình 4.5: Mối quan hệ giữa lượng Lysine ăn vào (g/con/ngày) và tỷ lệ trứng có phôi
(%) ............................................................................................................................. 52
Hình 4.6: Tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ nở/ trứng có phôi và tỷ lệ trứng sát ở từng
nghiệm thức ............................................................................................................... 53

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

TA

Thức ăn

TTTA

Tiêu tốn thức ăn

DM

Dry matter (Vật chất khô)

OM


Vật chất hữu cơ

CP

Crude protein (Protein thô)

EE

Ether extract (Béo thô)

CF

Crude fiber (Xơ thô)

NDF

Neutral detergent fiber (Xơ trung tính)

ADF

Acid detergent fiber (Xơ acid)

Ash

Khoáng tổng số

Ca

Canxi


P

Photpho

ME

Metabolisable ennergy (Năng lượng trao đổi)

LYS0

Khẩu phần không bổ sung Lysine

LYS0,1

Khẩu phần bổ sung 0,1% Lysine

LYS0,2

Khẩu phần bổ sung 0,2% Lysine

LYS0,3

Khẩu phần bổ sung 0,3% Lysine

ix


Chƣơng 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi gia cầm của nước ta nói chung và Đồng bằng sông Cửu

Long nói riêng trong những năm qua không ngừng phát triển, góp phần tăng
nguồn thức ăn có chất lượng cao cho con người. Ở Việt Nam, gần đây gà Sao
đã được chuyển giao nuôi rộng rãi ở nhiều địa phương đã và đang mang lại
hiệu quả kinh tế rất cao cho người chăn nuôi (Nguyễn Văn Bắc, 2008). Gà Sao
còn được biết như là nguồn cung cấp protein chất lượng cao cho con người do
thịt giàu protein, vitamin, chứa nhiều acid béo thiết yếu, ít cholesterol, hương
vị thơm ngon giống như thịt của loài chim (Moreki, 2005). Đặc biệt gà Sao có
sức đề kháng cao, dễ nuôi, thích hợp với nhiều vùng sinh thái, có thể nuôi nhốt
hoặc thả vườn (Phùng Đức Tiến et al., 2006). Vì vậy, trên thế giới gà Sao được
nuôi ngày càng nhiều để làm món ăn đặc sản cao cấp ở các nhà hàng, khách sạn
(Saina, 2005). Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi về số lượng mà còn cần
sự đa dạng và chất lượng sản phẩm, hơn thế nữa, giá cả trên thị trường của
giống gà Sao khá cao so với các giống gà thông thường khác như gà Tàu, Tam
Hoàng, Lương Phượng… nên người chăn nuôi thu được lợi nhuận cao. Đồng
thời, gà Sao đã được Viện Chăn nuôi chuyển giao nuôi rộng rãi ở nhiều địa
phương, nhất là ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang mang lại hiệu
quả kinh tế rất cao cho người chăn nuôi (Nguyễn Văn Bắc, 2008), nhưng do tập
quán canh tác thường chăn nuôi nhỏ lẻ nên gà Sao có thể được chăn thả vườn,
chúng có thể tự kiếm ăn hoặc người chăn nuôi có thể sử dụng nguồn thức ăn
sẵn có ở địa phương để nuôi gà Sao, do đó việc cung cấp sản phẩm hay nguồn
con giống còn hạn chế. Gà Sao mới được đưa vào nuôi với quy mô nhỏ ở Việt
Nam, tại Đồng bằng sông Cửu Long, đàn gà Sao bắt đầu được chú ý phát triển
nhưng nó vẫn còn là một đối tượng vật nuôi còn khá lạ với người nông dân.
Gà Sao được nuôi trong hệ thống nuôi nhốt hoàn toàn, gà được cho ăn thức ăn
tự trộn như bắp, cám, lúa, bột cá,… để đảm bảo hàm lượng Lysine và nhu cầu
dinh dưỡng cho gà nhằm cung cấp sản phẩm kịp thời và nhân rộng nguồn con
giống đến cho người chăn nuôi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực hiện đề
tài: “Ảnh hưởng của sự bổ sung Lysine trong khẩu phần lên sản lượng
trứng của gà Sao”.
Mục tiêu đề tài: xác định mức độ Lysine tối ưu trong khẩu phần của gà

Sao sinh sản để cho năng suất trứng, tỷ lệ ấp nở cao.
Khuyến cáo kết quả đạt được cho người chăn nuôi để cung cấp con giống từ
đó nâng cao thu nhập cải thiện kinh tế gia đình, góp phần thúc đẩy phát triển nghề
nuôi gà Sao ở Đồng bằng sông Cửu Long.

1


Chƣơng 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tình hình chăn nuôi gà Sao trên thế giới và Việt Nam
2.1.1 Trên thế giới
Gà Sao có từ lâu đời và được con người sử dụng trong suốt hàng nghìn
năm. Người Hy Lạp đã nuôi các giống đã thuần hóa từ 400 năm trước Công
nguyên. Thịt và trứng gà Sao được người La Mã xếp vào loại đặc sản.
Gà Sao được đưa vào Bắc và Nam Mỹ khoảng 16 năm sau khi
Christophe Colombo lần đầu tiên đổ bộ lên Châu Mỹ do những người định cư
đầu tiên mang đến. Gà Sao được nuôi trên những tàu của Tây Ban Nha chờ nô
lệ Châu Phi sang các đảo vùng biển Caribe.
Cuối năm 1600 chúng được nhập vào Trung Quốc. Ở đây gà Sao được
nuôi và sinh sản tốt, hiện nay một số người Ấn Độ cho rằng gà Sao có nguồn
gốc từ Trung Quốc. Trong những năm 1920 và 1930 người Italia đã tiến hành
những biện pháp nhằm cải thiện khả năng sinh sản cho gà Sao, từ đó đã tạo cơ
sở cho ngành thương mại Châu Âu (Phùng Đức Tiến et al., 2006).
Năm 1939, tại Mỹ giống gà Sao được phát triển rất nhiều, có khoảng 1
triệu con được nuôi trong các trang trại.
Gà Sao đã phân bố khắp nơi ở châu Phi và đã phổ biến trong chăn nuôi
nông hộ (Bonds, 1997). Loài này xuất hiện ở vài khu vực của châu Á và Mỹ
Latinh như là một loài bán thuần dưỡng, trong khi ở châu Âu, Bắc Mỹ và Úc,
gà Sao sản xuất với quy mô lớn chiếm ưu thế (Bonds, 1997; Embury, 2001).
Gà Sao được chú ý nhiều về các mặt như cung cấp thực phẩm, quần thể

sinh thái, sự tiến hóa (Crowe, 1978), giải phẫu học (Crowe, 1979), ảnh hưởng
của thuốc trừ sâu (Little et al.,1997) và sử dụng khu vực sống và cùng vùng cư
trú ban đầu (Rarcliffe and Crowe, 2001).
2.1.2 Ở Việt Nam
Ở nước ta gà Sao xuất hiện từ thế kỉ thứ 19 do thực dân Pháp nhập vào
nuôi làm cảnh ở nhiều vùng như Đà Lạt và một số tỉnh Nam Bộ. Do có ngoại
hình rất đẹp nên mục đích nuôi gà Sao như một loại chim cảnh, chỉ rất ít người
nuôi với mục đích kinh tế.
Vào thế kỷ 19 người Pháp đã nhập gà Sao vào nước ta để làm cảnh ở Đà
Lạt và một số tỉnh Nam Bộ. Mục đích nuôi chủ yếu như một loại chim cảnh,
rất ít người nuôi với mục đích kinh tế. Mặc dù gà Sao đã được nuôi ở Việt
Nam nhưng số lượng còn quá ít ỏi nên chúng chưa được nghiên cứu một cách

2


có hệ thống, vì vậy mà không thấy được giá trị kinh tế mang lại từ việc chăn
nuôi gà Sao (Phùng Đức Tiến et al., 2006).
Tháng 4 năm 2002, Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương đã
nhập 3 dòng gà Sao từ Viện nghiên cứu Tiểu Gia súc Godollo Hungari. Kết
quả nghiên cứu bước đầu đã khẳng định gà Sao hoàn toàn có khả năng thích
ứng tốt với điều kiện sinh thái Việt Nam và đây là đối tượng đang được quan
tâm khá nhiều.
2.2 Giới thiệu về giống gà Sao
Gà Sao (Guinea Fowl) có tên khoa học là Numida meleagis là động vật
hoang dã có nguồn gốc ở châu Phi (Anonymous, 2001 và Embury, 2001) và
được thuần hóa đầu tiên bởi người Ai Cập cổ đại (Bonds, 1997). Hiện nay gà
Sao đã được thuần hóa và nuôi ở nhiều nơi trên thế giới. Ở các nước như
Pháp, Bỉ, Canada, Úc và Mỹ gà Sao được sản xuất thương mại trên quy mô
lớn (Embury, 2001 và Andrews, 2009), trong khi ở hầu hết các nước châu Phi

trong đó bao gồm Nigeria, Malawi và Zimbabwe chúng chỉ được nuôi với quy
mô nông hộ nhỏ (Saina, 2001). Gà Sao có tiềm năng phát triển trong điều kiện
thức ăn có nhiều xơ, có phẩm chất thịt, trứng đặc biệt thơm ngon, thịt săn
chắc, ít tích lũy mỡ và có hương vị giống như thịt các loài chim (Phùng Đức
Tiến et al., 2006).
Gà Sao có nhiều tên gọi như: gà Nhật, gà Phi, chim trĩ Châu Phi. Gà Sao
có đặc điểm ngoại hình có bộ lông xám đen, trên phiến lông điểm nhiều những
chấm trắng tròn nhỏ.
Ở Việt Nam, năm 2002 Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
nhập 3 dòng gà Sao từ Viện nghiên cứu tiểu gia súc Godollo - Hungari gồm
dòng lớn, dòng trung và dòng nhỏ. Qua 3 thế hệ, nghiên cứu, chọn lọc nâng
cao năng suất 3 dòng gà Sao cho thấy cả 3 dòng gà Sao ổn định về ngoại hình,
màu sắc lông. Tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn đạt từ 96,6 - 100%. Năng suất
trứng/mái ở 23 tuần đẻ từ 85,7 - 114 quả. Nuôi thịt đến 12 tuần tuổi dòng nhỏ
có khối lượng cơ thể 1.415 g, dòng trung 1.420 g và dòng lớn 1.891 g. Tiêu
tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể dòng nhỏ 2,53 kg, dòng trung 2,52 kg và
dòng lớn 2,34 kg. Tỷ lệ protein ở thịt đùi 21,2%, thịt ngực 24,3%. Mỡ thô 0,43
- 1,02%. Tỷ lệ thịt đùi và thịt ngực 50,5 - 52,8%. Các acid amin không thay
thế cao (Phùng Đức Tiến et al., 2006). Hiện nay, gà Sao đã được Viện Chăn
nuôi chuyển giao nuôi rộng rãi ở nhiều địa phương, nhất là ở các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người
chăn nuôi (Nguyễn Văn Bắc, 2008).

3


Hình 2.1 Gà Sao sinh sản

2.2.1 Đặc điểm sinh học của gà Sao
Gà Sao (Helmeted Guineafowl) bắt nguồn từ gà rừng, theo cách phân

loại gà Sao thuộc lớp Aves, bộ Gallformes, họ Phasianidae, giống Numididae,
loài Helmeted (Moreki, 2005 và Phùng Đức Tiến et al., 2006).
2.2.2 Đặc điểm ngoại hình
Gà Sao có bộ lông màu xám đen điểm những đốm tròn nhỏ màu trắng.
Đầu không có lông và mào nhưng có mũ sừng nên trông chúng giống loài kền
kền. Dưới cổ có yếm thịt màu đỏ. Lông đuôi ngắn và thường dốc xuống. Gà
Sao con có ngoại hình giống chim cút con, bộ lông chúng có những sọc màu
nâu đỏ chạy dài từ đầu đến cuối thân (Pinoyfarmer, 2010). Gà Sao Hungary có
3 dòng (dòng lớn, trung bình và dòng nhỏ) đều có ngoại hình đồng nhất. Ở 1
ngày tuổi gà Sao có bộ lông màu cánh sẻ, có những đường kẻ sọc chạy dài từ
đầu đến cuối thân. Mỏ và chân màu hồng, chân có 4 ngón và có 2 hàng vảy.
Giai đoạn trưởng thành gà Sao có bộ lông màu xám đen, trên phiến lông điểm
nhiều những nốt chấm trắng tròn nhỏ. Thân hình thoi, lưng hơi gù, đuôi cúp.
Đầu không có mào mà thay vào đó là mấu sừng, mấu sừng này tăng sinh qua
các tuần tuổi, ở giai đoạn trưởng thành, mấu sừng cao khoảng 1,5 – 2 cm. Mào
tích của gà Sao màu trắng hồng và có 2 loại là hình lá dẹt áp sát vào cổ và hình
lá hoa đá rủ xuống. Da mặt và cổ gà Sao không có lông, lớp da trần này có
màu xanh da trời, dưới cổ có yếm thịt mỏng. Chân khô, đặc biệt con trống
không có cựa (Phùng Đức Tiến et al., 2006). Gà Sao có rất nhiều màu như
xám ngọc trai, tím hoàng gia, tím, đá, đồng, xanh, san hô, chocolate, trắng, da
bò và xám ngọc trai (Andrews, 2009).

4


Hình 2.2: Gà Sao 1 ngày tuổi

Hình 2.3: Gà Sao trưởng thành

2.2.3 Phân biệt trống mái

Rất khó phân biệt giới tính của gà Sao vì con trống và con mái có ngoại
hình khá giống nhau. Ở 1 ngày tuổi phân biệt trống mái qua lỗ huyệt không
chính xác như các giống gà khác. Đến giai đoạn trưởng thành con trống và con
mái cũng hoàn toàn giống nhau. Thông thường, có thể phân biệt giới tính của
gà Sao khi được khoảng 2 tháng tuổi qua tiếng kêu, mấu sừng, yếm thịt và
đầu. Con trống 12 - 15 tuần tuổi có yếm thịt lớn, trong khi con mái phải đến
15 - 16 tuần tuổi mới có yếm thịt như con trống. Ngoài có mấu sừng, yếm thịt
lớn hơn con trống trưởng thành còn có đầu thô hơn con mái. Tiếng kêu của
con trống và con mái đều có âm tiết giống như “buckwheat, buck–wheat”,
“put–rock, putrock” hoặc "quatrack, qua–track", nhưng con trống chỉ kêu được
một tiếng trong khi đó con mái thì kêu được hai tiếng. Khi vui mừng hay
hoảng loạn hay vì một lý do nào đó thì cả con trống và con mái đều kêu một
tiếng nhưng không bao giờ con trống kêu được hai tiếng như con mái (Darre,
2002 và Moreki, 2005). Ta có thể nghe thấy tiếng kêu của gà khi được 6 tuần
tuổi (Phùng Đức Tiến, 2006).
2.2.4 Tập tính của gà Sao
Gà Sao có khả năng bay, nhưng chúng tìm kiếm thức ăn và làm tổ đẻ trên
mặt đất. Thông thường chúng di chuyển theo đàn khoảng 20 con. Về mùa
đông, chúng sống từng đôi trống mái trong tổ trước khi nhập đàn vào những
tháng ấm năm sau. Gà Sao mái có thể đẻ 20 - 30 trứng và làm ổ đẻ trên mặt
đất, sau đó tự ấp trứng (Phùng Đức Tiến et al., 2006), con mái ấp trứng, trứng
nở sau 26 - 28 ngày ấp (Moreki, 2005). Gà Sao mái nuôi con không giỏi và
thường bỏ lạc đàn con khi dẫn con đi vào những đám cỏ cao. Vì vậy trong tự
nhiên, gà Sao mẹ thường đánh mất 75% đàn con của nó.
Gà Sao có tính bầy đàn cao và rất nhạy cảm với những tiếng động như:
mưa, gió, sấm, chớp, tiếng cành cây gãy, tiếng rơi vỡ của đồ vật. Đặc biệt, gà
5


Sao khi còn nhỏ rất sợ bóng tối, những lúc mất điện chúng thường chồng đống

lên nhau đến khi có điện gà mới trở lại hoạt động bình thường. Vì vậy, cần hết
sức chú ý khi nuôi gà Sao để tránh stress có thể xảy ra (Phùng Đức Tiến et al.,
2006). Gà Sao thuộc loài ưa hoạt động, ban ngày hầu như chúng không ngủ,
trừ giai đoạn gà con. Ban đêm, chúng ngủ thành từng bầy và thích ngủ trên
cây (Andrews, 2009).
2.2.5 Hiện tƣợng mổ cắn
Gà Sao rất ít mổ cắn nhau do tính quá linh hoạt. Tuy nhiên chúng lại rất
thích mổ những vật lạ. Những sợi dây tải, hay những chiếc que nhỏ trong
chuồng, thậm chí cả nền chuồng, tường chuồng. Do vậy thường làm tổn
thương đến niêm mạc miệng của chúng, vì vậy trong chuồng không nên để bất
cứ vật gì ngoài máng ăn, máng uống, nền, tường chuồng phải làm chắc chắn
(Phùng Đức Tiến et al., 2006).
2.2.6 Tập tính tắm, bay và kêu
Gà Sao bay giỏi như chim. Chúng biết bay từ rất sớm, 2 tuần tuổi gà Sao
đã có thể bay. Chúng có thể bay lên cao cách mặt đất từ 6 - 12 m. Chúng bay
rất khỏe nhất là khi hoảng loạn. Gà Sao cũng có nhu cầu tắm nắng, gà thường
tập trung tắm nắng vào lúc 9 - 11 giờ sáng và 3 - 4 giờ chiều. Khi tắm nắng gà
thường bới một hố cát thật sâu rồi rúc mình xuống hố, cọ lông vào cát và nằm
phơi dưới nắng (Phùng Đức Tiến et al., 2006). Trong chăn nuôi tập trung, gà
Sao vẫn còn giữ lại một số bản năng hoang dã. Chúng nhút nhát, dễ sợ hãi,
hay cảnh giác và bay giỏi như chim, khi bay luôn phát ra tiếng kêu khác biệt.
Chúng sống cực kỳ ồn ào và hiếm khi ngừng tiếng kêu do đó không thể nuôi
trong khu dân cư (Moreki, 2005).
2.2.7 Tập tính sinh dục
Các giống gà khác khi giao phối thường bắt đầu bằng hành vi ghẹ gà mái
của con trống, đó chính là sự khoe mã. Ngoài ra, chúng còn thể hiện sức mạnh
thông qua tiếng gáy dài nhưng ở gà Sao lại không như vậy, chúng không bộc
lộ tập tính sinh dục r ràng ngay cả người chăn nuôi hàng ngày cũng khó phát
hiện thấy. Gà Sao mái thì đẻ trứng tập trung, khi đẻ trứng xong không cục tác
mà lặng lẽ đi ra khỏi ổ (Phùng Đức Tiến et al., 2006).

Gà Sao mái bắt đầu đẻ vào mùa xuân (ánh sáng ban ngày tăng) và kéo
dài khoảng 6 - 9 tháng. Thời gian đẻ cũng có thể được kéo dài bằng cách sử
dụng ánh sáng nhân tạo. Tỷ lệ trống mái có thể sử dụng 1 trống cho 4 - 5 mái
(Moreki, 2005). Theo Sở Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) nếu quản lý tốt có thể
sử dụng 1 trống cho 6 - 8 mái. Tuy nhiên, sử dụng 1 trống/5 mái là tốt nhất.

6


2.2.8 Một số tính năng đặc biệt của gà Sao
Gà sao có nhiều tính năng đặc biệt như: chịu đựng kham khổ giỏi, thích
nghi với nhiều vùng sinh thái, không đòi hỏi cao về chuồng trại, khả năng
kiếm mồi tuyệt vời, tiêu thụ tất cả các nguồn thức ăn kể cả những loại thường
không sử dụng trong nuôi gà, thịt giàu vitamin và ít cholesterol (Moreki,
2005). Gà Sao có sức đề kháng cao, ít mẫn cảm đối với hầu hết các bệnh thông
thường trên gà (Bonds, 1997; Dieng et al., 1999 và Mandal et al., 1999). Gà
Sao không mắc các bệnh như Marek, Gumboro, Leucosis, những bệnh trong
giai đoạn sinh sản các giống gà khác thường hay mắc như Mycoplasma,
Sallmonella thì ở gà Sao chưa thấy, kể cả bệnh cúm A H5N1 cũng chưa ghi
nhận trường hợp nào xảy ra trên gà Sao (Phùng Đức Tiến et al., 2006).
Một số trang trại ở châu Phi gà Sao được dùng như “watch animals” cho
trại vì chúng có tầm nhìn tuyệt vời, tiếng kêu inh tai khi có tiếng động hoặc kẻ
lạ xâm nhập (Microlivestock, 1991; Mallia, 1999 và Smith, 2000). Ngoài ra,
chúng cũng được sử dụng để kiểm soát rắn, chuột, bắt ve cho hươu nhằm phòng
bệnh Lyme, diệt sâu bọ và cỏ dại (Cactus Ranch, 2001 và Frit’s Farm, 2001).
2.2.9 Tính năng sản xuất của gà Sao
Gà Sao tiêu thụ trung bình 43 kg thức ăn, trong đó 12 kg trong thời kỳ
phát triển và 31 kg trong thời gian đẻ. Trong điều kiện nuôi thâm canh, hệ số
chuyển hóa thức ăn (FCR) từ 3,1 - 3,5 tương ứng gà giai đoạn 12 - 13 tuần
tuổi và khối lượng sống 1,2 - 1,3 kg (Say, 1987). Thời gian ấp khoảng 26 - 28

ngày. Trọng lượng trung bình của gà con một ngày tuổi là 24,62 g, ở khí hậu
ôn đới giai đoạn đẻ phù hợp cho gà Sao là 40 tuần. Một gà mái có thể đẻ 170 180 trứng/năm, một phương thức nuôi trên đất gà có thể đẻ 70 - 100
trứng/năm.
Theo Fani et al. (2004) thì tính năng sản xuất chủ yếu của gà Sao được
thể hiện ở Bảng 2.1.

7


Bảng 2.1: Một số tính năng sản xuất của gà Sao
Chỉ tiêu

Giá trị

Số trứng đẻ mỗi năm (trứng)

100

Khối lượng trứng (g)

40 - 45

Tỷ lệ ấp nở (%)

75 - 80

Khối lượng trứng/khối lượng cơ thể (%)

2,80


Khối lượng trưởng thành (kg)

1,60 - 1,70

Tuổi thành thục (ngày)

186

Thời gian ấp (ngày)

26 - 28

Khối lượng một ngày tuổi (g)

24,6

(Moreki, 2005 trích dẫn từ Fani et al., 2004)

2.3 Nhu cầu dinh dƣỡng
Cũng như các gia súc khác, gia cầm yêu cầu bốn thành phần dưỡng chất
như năng lượng, protein, khoáng và vitamin. Nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như di truyền, môi trường, chất lượng của
thức ăn và sự cân đối của các thành phần dinh dưỡng ở trong đó. Sự thiếu hụt
và không cân bằng của một dưỡng chất nào cũng sẽ ảnh hưởng đến năng suất
(Nguyễn Đức Hưng, 2006).
2.3.1 Nhu cầu năng lƣợng
Gia cầm luôn trao đổi năng lượng với môi trường xung quanh và luôn
nhận năng lượng với môi trường xung quanh và luôn nhận năng lượng từ bên
ngoài vào, vì mọi hoạt động sống đều cần năng lượng. Năng lượng cần thiết
cho mọi hoạt động sống của gia cầm đều được lấy từ các chất dinh dưỡng của

thức ăn mà nó thu nhận hằng ngày như hydratcacbon, lipit, protein (Nguyễn
Thị Mai et al., 2009).
Năng lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trị
dinh dưỡng của thức ăn. Đối với gia cầm phân và nước tiểu thải ra đồng thời,
vì thế trong thực tiễn sản xuất giá trị năng lượng của thức ăn thường được biểu
thị dưới dạng năng lượng trao đổi (Nguyễn Đức Hưng, 2006). Mục đích chính
trong việc sử dụng thức ăn là để sản xuất năng lượng cung cấp cho các hoạt
động cơ thể. Trước hết năng lượng thức ăn được đáp ứng cho nhu cầu duy trì
cơ thể. Khi thức ăn cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu duy trì thì được cơ
thể sử dụng cho các nhiệm vụ sản xuất (Dương Thanh Liêm, 2003). Phần
năng lượng cung cấp dư thừa so với nhu cầu sẽ được chuyển đổi thành mỡ và
được dự trữ trong cơ thể gia cầm (Robert, 2008). Gia cầm nhận thức ăn với số
lượng phù hợp với nhu cầu của chúng. Sự tiếp nhận thức ăn ở gia cầm có liên
8


quan nghịch với hàm lượng năng lượng trong khẩu phần thức ăn. Gia cầm ăn
nhiều thức ăn khi trong thức ăn chứa thấp năng lượng và ngược lại (Bùi Đức
Lũng và Lê Hồng Mận, 2001). Theo Nguyễn Đức Hưng (2006) mức năng
lượng trao đổi đối với gà Sao nuôi giai đoạn sinh sản là 2700 - 2800 Kcal/kg
thức ăn. Theo đề nghị của Nguyễn Thị Mai et al. (2009) mức năng lượng trao
đổi đối với gà Sao nuôi giai đoạn sinh sản lớn hơn 40 tuần tuổi là 2800
Kcal/kg thức ăn. Theo Adeyemo et al. (2006) mức năng lượng trao đổi đối với
giai đoạn sinh sản của gà Sao là 12,13 MJ/kg thức ăn (2900 Kcal/kg thức ăn).
Phương pháp tính nhu cầu năng lượng cho gà mái đẻ
Nhu cầu năng lượng cho duy trì của gà mái đẻ phụ thuộc vào khối lượng
cơ thể và nhiệt độ môi trường. Mối quan hệ này được biểu diễn bằng phương
trình (1) đối với gà đẻ trứng của các giống chuyên trứng và phương trình (2)
đối với gà đẻ trứng của các giống chuyên thịt.
ME = (170 – 2,2.T)*W (1)

ME = (173 – 1,95T) *W0,75 (2)

ME: nhu cầu năng lượng trao đổi hằng ngày của một gà mái tính bằng
Kcal
T: là nhiệt độ môi trường tính bằng (oC)
W: khối lượng gà tính bằng kg.
Nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng cơ thể: trong giai đoạn từ 20 50 tuần tuổi, khối lượng gà hằng ngày vẫn tăng lên. Cứ 1 kg tăng khối lượng
cần cung cấp 4 Kcal năng lượng trao đổi, hiệu quả sử dụng năng lượng trong
thức ăn của gia cầm trung bình là 80%. Do đó nhu cầu năng lượng cho 1 gam
tăng khối lượng là 5 Kcal.
Nhu cầu năng lượng cho đẻ trứng: một gam trứng có giá trị năng lượng là
1,6 Kcal, hiệu quả sử dụng năng lượng là 80%. Vì vậy để sản xuất 1 gam trứng
cần cung cấp 2 Kcal. Như vậy nhu cầu năng lượng cho đẻ trứng không chỉ phụ
thuộc vào số lượng trứng mà còn phụ thuộc vào khối lượng (Nguyễn Thị Mai,
et al., 2009).
Trong khẩu phần gia cầm nguồn năng lượng trước hết từ carbohydrate,
kế đến là từ mỡ và cuối cùng là protein (Ewing, 1963).
Carbohydrate như cellulose không thể tận dụng được, vì vậy năng lượng có
giá trị trong thức ăn gia cầm rất cần thiết. Yêu cầu về số lượng năng lượng khác
nhau cho tất cả sự biến dưỡng, vì thế sự thiếu hụt năng lượng ảnh hưởng nhiều
đến năng suất sản xuất của gia cầm. Năng suất của gia cầm công nghiệp đạt cao
9


nhất nếu năng lượng trong thức ăn hỗn hợp cao (Rose, 1997).
Như vậy, năng lượng thô không được cơ thể gia cầm sử dụng vì qua
quá trình tiêu hóa, hấp thu và trao đổi thì một phần năng lượng bị tiêu hao
hoặc bị thải ra ngoài theo chất không tiêu hóa được trong nước tiểu và phân.
Năng lượng của thức ăn được cơ thể hấp thu và sử dụng được gọi là năng
lượng trao đổi. Nhu cầu năng lượng của gia cầm thay đổi tùy theo nhiệt độ

môi trường, giống, loài, giới tính và khả năng sản xuất của gia cầm (Nguyễn
Đức Hưng, 2006).
Gia cầm nhận thức ăn với số lượng phù hợp với nhu cầu của chúng. Sự
tiếp nhận thức ăn ở gia cầm có liên quan nghịch với hàm lượng năng lượng
trong khẩu phần thức ăn. Gia cầm ăn lượng nhiều thức ăn khi trong thức ăn
chứa thấp năng lượng và ngược lại (Bùi Đức Lũng et al., 2001).
Mức năng lượng trao đổi ở gà trứng công nghiệp giai đoạn từ 11 tuần
tuổi đến đẻ là 11,7 MJ/kg thức ăn (Dương Thanh Liêm, 2003).
Bảng 2.2: Nhu cầu dinh dưỡng của gà thương phẩm (tiêu chuẩn Việt Nam 2265, 1994)
Chỉ tiêu (%)

Gà trứng thương phẩm
0-4 tuần tuổi

5-9 tuần tuổi

3000

3000

3100

3100

CP

21

18


17

16

CF

4

5

6

7

Ca

0,9 - 1,0

0,9 - 1,0

1,1 - 1,3

3,5 - 4,0

0,45

0,45

0,35


0,4

0,5

0,5

0,5

0,5

0,9 - 1,0

0,9 - 1,0

0,8

0,7

0,6

0,6

0,4

0,35 - 0,4

ME, Kcal/kg

P
Muối ăn

Lysine
Methionine

10-20 tuần tuổi

>21 tuần tuổi

ME: năng lượng trao đổi, CP: protein thô, CF: xơ thô, Ca: Canxi, P: photpho. (Viện Chăn Nuôi
Quốc Gia, 2001)

Năng lượng thừa được sử dụng không có hiệu quả và sẽ được tích lũy
thành mỡ. Năng lượng trong khẩu phần không được thấp dưới 6,28 MJ/kg
thức ăn (Nguyễn Chí Bảo, 1978).
Theo Robert (2008) thì năng lượng được tạo ra khi thức ăn được tiêu hóa
ở ruột. Năng lượng được phóng thích như nhiệt và được hấp thu vào cơ thể cho
mục đích chuyển hóa. Nó có thể được tạo ra từ protein, lipid và carbohydrate
trong khẩu phần. Thông thường, các hạt ngũ cốc và lipid cung cấp hầu hết năng
lượng trong khẩu phần. Phần năng lượng cung cấp dư thừa so với nhu cầu sẽ
được chuyển đổi thành mỡ và được dự trữ trong cơ thể gia cầm.
10


Theo Nguyễn Đức Hưng (2006) mức năng lượng trao đổi đối với gà Sao
giai đoạn sinh sản là 11,3-12,1 MJ/kg thức ăn. Theo đề nghị của Nguyễn Thị
Thanh Mai et al. (2009) mức năng lượng trao đổi đối với gà Sao giai đoạn
sinh sản trên 40 tuần tuổi là 2800 Kcal/kg thức ăn. Theo Adeyemo et al.
(2006) mức năng lượng trao đổi đối với gà Sao giai đoạn sinh sản là 12,13
MJ/kg thức ăn.
2.3.2 Vai trò, nhu cầu về protein và acid amin của gà Sao sinh sản
2.3.2.1 Vai trò của protein và acid amin

Protein là thành phần cấu trúc quan trọng nhất của cơ thể gia súc, gia
cầm. Protein có những đặc tính mà các chất hữu cơ khác không có được.
Những đặc tính này bảo đảm chức năng của protein như chất biểu hiện của sự
sống. Trong cơ thể động vật nói chung và cơ thể gia cầm nói riêng, protein
không thể tổng hợp từ lipid hay glucid mà phải lấy protein từ thức ăn đưa vào
hàng ngày với số lượng đẩy đủ và theo một tỷ lệ thích hợp theo nhu cầu của
cơ thể (Nguyễn Đức Hưng, 2006 trích dẫn từ Mc Donald, 1988; Singh, 1988
và Vũ Duy Giảng et al., 1995).
Đối với gia cầm, protein có rất nhiều chức năng và là thành phần chính
của xương, dây chằng, lông, da, các cơ quan và cơ. Do protein được sử dụng
cho duy trì, sinh trưởng và sản xuất nên nó được thường xuyên đưa vào cơ
thể. Nếu lượng protein tiêu thụ thấp hơn nhu cầu thì độ sinh trưởng và điều
kiện sống của các mô bào sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến sự phát triển chậm các cơ
quan cần thiết trong cơ thể (Nguyễn Đức Hưng, 2006). Một protein trung bình
có chứa 16% nitơ nên lượng protein trong thức ăn có thể được ước lượng
bằng cách nhân lượng nitơ với 6,25 và ra kết quả được gọi là protein thô (Bùi
Xuân Mến, 2008).
Một khẩu phần nếu thiếu protein gia cầm sẽ mọc lông chậm, cơ thể
chống đỡ bệnh tật kém, đáp ứng miễn dịch sau chủng ngừa yếu. Khi protein
chuyển hóa, phân giải nó cung cấp năng lượng tương đương với năng lượng
của tinh bột cung cấp cho cơ thể hoạt động sống. Protein cũng chuyển hóa
thành các chất khác cung cấp cho cơ thể. Và đặc biệt protein là nguyên liệu
chính cấu tạo nên sản phẩm thịt, trứng gia cầm để cung cấp thực phẩm giàu
protein cho con người (Dương Thanh Liêm, 2003).
Ngoài ra, khẩu phần dư thừa protein sẽ dẫn đến nồng độ đạm cặn, acid
amin trong máu tăng cao làm giảm tính thèm ăn của gia cầm, từ đó không cải
thiện được tăng trọng, thậm chí còn giảm sự tăng trọng so với khẩu phần bình
thường. Cơ thể tiêu hóa không hết protein gây sự lên men thối ở ruột già,
manh tràng có thể dẫn đến tình tạng viêm ruột tiêu chảy. Dư thừa protein dẫn
11



đến phản ứng deamin quá mạnh, thải ra nhiều acid uric có hại cho gan, thận.
Nếu khẩu phần khiếm khuyết vitamin thì gây ra bệnh lý cho gan thận nặng nề
hơn. Acid uric thải ra thận nhiều có thể gây tình trạng kết tủa urat trong thận,
nặng hơn có thể tích mật trong dịch bao tim làm cho gia súc đau đớn chết
nhanh nếu nó vừa thiếu cả vitamin (Dương Thanh Liêm, 2003).
Giá trị sinh học của protein trong thức ăn được đánh giá bằng sự hiện diện
của acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được hay có tổng hợp được cũng
không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Trong các acid amin thiết yếu có loại
thường hay thiếu, có loại ít thiếu trong thức ăn, acid amin thường hay thiếu hụt
trong thức ăn gọi là các acid amin giới hạn, nó có trong thức ăn với tỉ lệ thấp so
với nhu cầu của gia cầm. Bên cạnh các acid amin thiết yếu khác và nó quyết
định mức độ tổng hợp protein trong cơ thể (NRC, 1994). Theo Robert (2008)
thì trong 22 loại acid amin trong cơ thể gia cầm có 10 loại acid amin thiết yếu
(arginine, methionine, histidine, phenylalanine, isoleucine, leucine, lysine,
threonine, tryptophan và valine) mà gia cầm không thể tự tổng hợp được mà
phải được bổ sung trong khẩu phần. Với gia cầm non còn cần thêm glycine và
proline, gia cầm sinh sản cần thêm glutamic. Nếu protein có chứa tất cả các
acid amin thiết yếu đáp ứng nhu cầu của cơ thể thì chúng là protein có giá trị
sinh học cao và ngược lại (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 2001).
2.3.2.2 Nhu cầu protein của gà sinh sản
Protein được yêu cầu trong khẩu phần như là nguồn acid amin và chúng
liên quan tới việc hình thành da, mô cơ, lông, trứng,… Protein của cơ thể
trong tình trạng chức năng với sự tổng hợp và sự thoái hóa xảy ra liên tục; hơn
nữa, sự cung cấp đầy đủ acid amin trong khẩu phần thì được quan tâm. Khi
cung cấp thiếu protein trong khẩu phần (đặc biệt là acid amin) sẽ làm giảm
hoặc dừng tăng trưởng hoặc sản xuất và gây trở ngại cho chức năng cần thiết
của cơ thể (Robert, 2008). Nhu cầu protein cho gà sinh sản bao gồm nhu cầu
protein cho duy trì và protein cho nhu cầu sản xuất. Theo Nguyễn Đức Hưng

(2006) trích dẫn từ Singh (1988) thì nhu cầu protein tổng thể cho gà đẻ được
trình bày qua công thức:
Pr(g) = 0,0016 x KLCT (g) + (0,18 x TT (g) + 0.04(0,07) x KLCT (g) x
0,82)/0,55
Pr(g): nhu cầu protein cần thiết (g/con/ngày); KLCT: khối lượng cơ thể (g); TT: tăng trọng
(g/ngày); 0,0016: nhu cầu protein (g) cho duy trì 1 gam KLCT; 0,18: tỷ lệ protein trong thịt là 18%;
0,07: tỷ lệ lông gà so với KLCT là 7%; 0,82: tỷ lệ protein trong lông là 82%; 0,55: Hiệu quả sử dụng
protein của gà sinh sản.

Nhu cầu protein cần thiết cho việc tạo lông ở gia cầm. Giá trị này khác
nhau phụ thuộc vào tuổi và mục đích của việc sản xuất. Phùng Đức Tiến
12


(2006) cho rằng mức protein thô (CP) trong khẩu phần đối với gà Sao nuôi thịt
giai đoạn 16 - 23 tuần tuổi là 16,5%, giai đoạn 24 - 44 tuần tuổi là 17,5%.
Theo Moreki (2005) mức CP trong khẩu phần đối với gà Sao hậu bị giai đoạn
16 - 23 tuần tuổi là 16%, giai đoạn 24 - 44 tuần tuổi là 18%. Theo Leeson và
Summers (1997) thì nhu cầu CP trong khẩu phần gà hậu bị là 15%, tuy nhiên
còn phải tùy thuộc vào mức năng lượng (ME) của khẩu phần.
Mối tương quan giữa năng lượng và protein
Thông thường, protein không được cho là nguồn cung cấp năng lượng
trong khẩu phần nhưng nó đóng góp đáng kể vào nhu cầu năng lượng của gia
cầm. Khi lượng lipid và carbohydrate cung cấp không đủ, protein sẽ được sử
dụng như nguồn cung cấp năng lượng chính cho gia cầm (John, 2000).
Sự liên quan chặt chẽ giữa năng lượng trao đổi với protein theo một hằng
số nhất định trong khẩu phần thức ăn cho từng giai đoạn phát triển và sản xuất
của gia cầm. Hằng số đó được tính bằng hằng số Kcal ME/CP trong thức ăn.
2.3.2.3 Nhu cầu về acid amin của gà sinh sản
Dinh dưỡng protein thực chất là dinh dưỡng acid amin, bởi vì acid amin

là thành phần cấu tạo của protein. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của động vật,
người ta chia acid amin thành hai loại là acid amin thay thế được và không
thay thế được. Ngoài ra, acid amin còn được khái niệm là acid amin mà số
lượng của nó thường thiếu so với nhu cầu, từ đó làm giảm giá trị sinh học
trong khẩu phần (Shimada, 1984 theo trích dẫn của Nguyễn Thị Mai và ctv.,
2003). Acid amin nào thiếu nhiều nhất và làm giảm hiệu suất lợi dụng protein
lớn nhất thì gọi là acid amin giới hạn nhất (yếu tố số 1), acid amin tiếp theo
đó ít thiếu hơn so với nhu cầu và với mức acid amin khác được gọi là acid
amin giới hạn thứ hai.
Trong dinh dưỡng gia cầm, nhu cầu về acid amin chủ yếu là nhu cầu về
các acid amin không thay thế. Khả năng sinh trưởng của gia cầm liên quan
mật thiết với hàm lượng các acid amin không thể thay thế trong khẩu phần.
Nếu các acid amin không thay thế trong khẩu phần thấp, gà sẽ giảm tốc độ
sinh trưởng và hiệu quả chuyển đổi thức ăn. Khi thiếu bất kỳ một acid amin
không thay thế nào trong khẩu phần thì quá trình tổng hợp protein sẽ bị rối
loạn, thậm chí còn làm phá huỷ trao đổi chất của cơ thể. Điều đó làm giảm
khả năng sinh trưởng và sản xuất của gia cầm. Vì vậy, cần cung cấp đầy đủ
các acid amin không thay thế theo đúng nhu cầu của mỗi loại gia cầm.
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006) trích dẫn từ Skinner et al. (1991) cho
rằng các khẩu phần cùng lượng acid amin không thay thế, gà sẽ có cùng

13


×