Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

ảnh hưởng bổ sung premix vitamin và khoáng lên khả năng sinh trưởng heo 28 – 56 ngày tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN NHẬT TÌNH

ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG
PREMIX VITAMIN VÀ KHOÁNG
LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
HEO 28 – 56 NGÀY TUỔI

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Cần Thơ, 2014


KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG
PREMIX VITAMIN VÀ KHOÁNG
LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
HEO 28 – 56 NGÀY TUỔI

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Nhật Tình
MSSV: 3118180
Lớp: CN – TY K37B



Giáo viên hướng dẫn
Nguyễn Thị Hồng Nhân

Cần Thơ, 2014

ii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG PREMIX VITAMIN
VÀ KHOÁNG LÊN KHẢ NĂNG SINH
TRƯỞNG HEO 28 – 56 NGÀY TUỔI

Cần Thơ, Ngày.....Tháng......Năm
2014
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, Ngày.....Tháng......Năm
2014
DUYỆT BỘ MÔN

NGUYỄN THỊ HỒNG NHÂN
Cần Thơ, Ngày.....Tháng......Năm 2014
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Cần Thơ, 2014


iii


LỜI CẢM ƠN
Kính chào quý Thầy cô, Cha mẹ, cùng tất cả các bạn!
Tôi rất may mắn vì là một trong những sinh viên của Đại Học Cần Thơ,
trải những năm tháng được học tập và rèn luyện dưới mái trường, tôi đã tích
lũy được nhiều kiến thức cho mình. Ngoài sự nổ lực của bản thân còn nhờ vào
sự tận tình dìu dắt, giúp đỡ và ủng hộ của rất nhiều người. Nhân đây tôi muốn
gửi những lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến:
• Ông bà, cha mẹ người đã sinh thành, yêu thương và luôn luôn động
viên tôi cả về mặt tinh thần lẫn vật chất.
• Quý thầy cô thuộc bộ môn Chăn nuôi và thú y, cùng tất cả quý thầy cô
khác đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong
suốt những năm học qua.
• Cô Nguyễn Thị Hồng Nhân đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện
thuận lợi và động viên tôi hoàn thành luận văn này.
• Chú La Quốc Bình và các anh chị của trại chăn nuôi heo Bình An đã
giúp đỡ và tạo điều kiên thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập ở trại.
• Tất cả anh, chị và bạn bè tôi đã đồng hành và chia sẻ những khó khăn với
tôi.
Tuy rời trường xa thầy cô và bạn bè, nhưng sẽ còn mãi trong tôi những
tình cảm và kỷ niệm tốt đẹp nhất mà quý thầy cô, bạn bè đã dành cho tôi.
Xin kính chúc quý thầy cô, người thân và bạn bè của tôi dồi dào sức
khỏe và đạt được nhiều thành công trong công tác cũng như trong cuộc sống.

i



LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Ban lãnh đạo khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng cùng
các thầy cô trong Bộ môn Chăn nuôi.
Tôi tên: Nguyễn Nhật Tình (MSSV: 3118180) là sinh viên lớp Chăn
nuôi-Thú Y, khóa 37 (2012 - 2015). Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn
thành dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa
được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Nếu có gì sai trái tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Khoa và Bộ môn.
Cần Thơ, Ngày

Tháng

Năm 2014

Nguyễn Nhật Tình

ii


TÓM LƯỢC
Đề tài "Ảnh hưởng bổ sung premix Vitamin – khoáng lên khả năng sinh
trưởng heo con từ 28 - 56 ngày tuổi" thực hiện tại trại heo giống cao sản Bình
An, số 27, ấp Lợi Trinh, xã Mỹ Lợi A, Huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 08/2014 đến tháng 10/2014, trên 42
heo sau cai sữa. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 21 lần lặp lại
cho hai nghiệm thức, Trong đó nghiệm thức 1 sử dụng thức ăn của trại và
nghiệm thức 2 sử dụng thức ăn của trại có bổ sung premix vitamin – khoáng với
tỷ lệ 1kg/150kg thức ăn
Kết quả ghi nhận:
- Tăng trọng bình quân: Nghiệm thức 1 là 362 (g/con/ngày); nghiệm

thức 2 là 443 (g/con/ngày ).
- Hệ số chuyển hoá thức ăn: Nghiệm thức 1 là 4,254; nghiệm thức 2 là
3,030.
- Tỷ lệ tiêu chảy: Nghiệm thức 1 là 2,04%; nghiệm thức 2 là 1,26%.
- Hiệu quả kinh tế (%): Nghiệm thức 2 sử dụng thức ăn hiệu quả hơn
nghiệm thức. Chi phí thức ăn nghiệm thức 2 thấp hơn nghiệm thức 1 là 26,5%
Qua kết quả ghi nhận cho thấy:
Nghiệm thức 2 cho hiệu quả tốt hơn nghiệm thức 1, tăng trọng bình quân
trên ngày cao hơn nghiệm thức 1 và hệ số chuyển hoá thức ăn thấp hơn
nghiệm thức 1. Thu nhập theo hiệu quả kinh tế thì nghiệm thức 2 cũng cao hơn
nghiệm thức 1.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii
TÓM LƯỢC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.......................................................................... 2
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA HEO CON SAU CAI SỮA....................................................... 2
2.1.1 Đặc điểm sinh lý ở heo con .................................................................................... 2
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến heo con sau tách mẹ ..................................................... 2
2.1.3 Phát triển miễn dịch ở heo con ............................................................................... 3
2.2 PHƯƠNG PHÁP CAI SỮA HEO CON ................................................................ 3
2.3 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA HEO CON SAU CAI SỮA .............................. 4

2.3.1. Nhu cầu về dinh dưỡng ......................................................................................... 4
2.3.2. Nhu cầu về năng lượng.......................................................................................... 5
2.3.3. Nhu cầu protein..................................................................................................... 5
2.3.4. Nhu cầu về khoáng................................................................................................ 6
2.3.5. Nhu cầu về vitamin ............................................................................................... 9
2.3.6. Nhu cầu về nước ................................................................................................ 10
2.4. THỨC ĂN NUÔI HEO...................................................................................... 10
2.4.1. Thức ăn hỗn hợp ................................................................................................. 10
2.4.2. Thức ăn hỗn hợp dạng bột ................................................................................... 11
2.4.3. Thức ăn hỗn hợp dạng viên ................................................................................. 11
2.5. THỨC ĂN BỔ SUNG........................................................................................ 11
2.5.1 Premix vitamin..................................................................................................... 11
2.5.2. Premix khoáng .................................................................................................... 11
2.7. CÔNG TÁC THÚ Y........................................................................................... 11
2.7.1. Miễn dịch ở heo con............................................................................................ 11
2.7.3. Trị bệnh .............................................................................................................. 12
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM............................ 13
3.1. PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM......................................................................... 13
3.1.1. Thời gian và địa điểm.......................................................................................... 13
3.1.2 Chuồng trại nuôi heo thí nghiệm .......................................................................... 13
3.1.3. Đối tượng thí nghiệm .......................................................................................... 14
3.1.4. Dụng cụ thí nghiệm............................................................................................. 14
3.1.5. Thuốc thú y dùng trong thí nghiệm...................................................................... 14
3.1.6. Thức ăn dùng trong thí nghiệm............................................................................ 14
3.1.7. Thức ăn bổ sung dùng trong thí nghiệm............................................................... 15
3.1.8. Nước ................................................................................................................... 15
3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM........................................................................ 16
3.2.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................................. 16
3.2.2. Phương pháp tiến hành thí nghiệm ...................................................................... 16
3.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi............................................................................................ 16

3.2.4. Hiệu quả kinh tế .................................................................................................. 17
3.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THỐNG KÊ .............................................................. 17
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN........................................................................ 18
4.1. GHI NHẬN TỔNG QUÁT ................................................................................ 18
4.2. KẾT QUẢ TĂNG TRỌNG CỦA HEO THÍ NGHIỆM ...................................... 18

iv


4.3. LƯỢNG THỨC ĂN TIÊU THỤ ........................................................................ 21
4.4. HỆ SỐ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN ................................................................... 22
4.5. TỶ LỆ TIÊU CHẢY (%).................................................................................... 24
4.6. TỶ LỆ TIÊU HÓA (%) ...................................................................................... 24
4.7. HIỆU QUẢ KINH TẾ ........................................................................................ 25
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 26
5.1. KẾT LUẬN........................................................................................................ 26
5.2. ĐỀ NGHỊ........................................................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 27
PHỤ CHƯƠNG............................................................................................................ 28

v


DC
ĐTN
HSCHTĂ
KPCS
NT
SLTC
TAT1

TAT2
TAT3
TAT4
TLTC
TLTH
TTBQ
TTTATK
TTTK

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Dưỡng chất
Đầu thí nghiệm
Hệ số chuyển hóa thức ăn
Khẩu phần cơ sở
Nghiệm thức
Số lượt tiêu chảy
Thức ăn tuần thứ nhất
Thức ăn tuần thứ hai
Thức ăn tuần thứ ba
Thức ăn tuần thứ tư
Tỉ lệ tiêu chảy
Tỉ lệ tiêu hóa
Tăng trọng bình quân
Tiêu tốn thức ăn toàn kỳ
Tăng trọng toàn kỳ

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.3. Nhu cầu về dinh dưỡng heo con ...................................................................... 4
Bảng 2.4. Nhu cầu về năng lượng của heo con ................................................................ 5
Bảng 2.5. Nhu cầu về dinh dưỡng của heo con................................................................ 5
Bảng 2.5. Nhu cầu nước cho heo con ........................................................................... 10
Bảng 2.6. Định mức dinh dưỡng cho heo con sau cai sữa .............................................. 10
Bảng 3.1. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cơ sở .................................................. 15
Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng của premix vitamin – khoáng trong 1kg................... 15
Bảng 4.1 Khối lượng của heo thí nghiệm ...................................................................... 18
Bảng 4.2 Tăng trọng heo trong thí nghiệm .................................................................... 19
Bảng 4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ và tiêu tốn thức ăn toàn kì trong thời gian thí
nghiệm (tuần)................................................................................................................ 21
Bảng 4.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn của heo thí nghiệm ................................................ 22
Bảng 4.5. Tỷ lệ tiêu chảy ở heo sau cai sữa ................................................................... 24
Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế và thú y toàn kì................................................................... 25

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Trại heo giồng thí nghiệm............................................................................... 13
Hình 3.2 Kiểu chuồng hai mái....................................................................................... 13
Hình 3.3 Cân heo sau cai sữa ........................................................................................ 14
Hình 3.4 Nước uống cho heo......................................................................................... 16
Hình 4.1 Tăng trọng bình quân heo con thí nghiệm lúc 28 đến 56 ngày tuổi.................. 20
Hình 4.2 Tăng trọng bình quân của hai nghiệm thức ..................................................... 21
Hình 4.3 Hệ sô chuyển hóa thức ăn của heo thí nghiệm từ 28 đến 56 ngày tuổi ............. 22
Hình 4.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình của heo thí nghiệm từ 28 đến 56 ngày
tuổi ............................................................................................................................... 23
Hình 4.5 Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô ở heo con thí nghiệm giai đoan 28 đến 56 ngày
tuổi ............................................................................................................................... 24


viii


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu của chăn nuôi heo con sau cai sữa là đảm bảo được chất lượng
thịt xuất ra cũng như thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên mục tiêu này bị tác
động bởi nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố cơ bản là nâng cao khả năng
sinh trưởng của lợn con, giảm tỷ lệ còi cọc. Vì thế điều cần làm là tăng thu
nhận, tiêu hóa thức ăn đồng thời giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn sau cai sữa.
Trong nhiều năm qua, việc sử dụng kháng sinh như là chất bổ sung trong thức
ăn chăn nuôi, hạn chế tính nhạy cảm của heo con đối với một số vi sinh vật có
hại như: Salmonella, Eacherichia coli, Clostridium, cũng như kích thích sinh
trưởng nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn tăng khả năng hấp thu thức ăn của
lợn con đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên việc sử dụng kháng
sinh trong thực phẩm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm làm ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe người tiêu dùng. Hiện nay người ta thường sử dụng các vi chất
để thay thế cho việc bổ sung kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, giảm sự
kháng kháng sinh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong thực tế chăn nuôi heo con sau cai sữa hiện nay vấn đề đặt ra là tỷ
lệ heo còi cọc vẫn còn khá cao, cũng như dễ mắc một số bệnh do giảm miễn
dịch. Do đó vitamin và khoáng là sự lựa chọn phù hợp. Xuất phát từ vấn đề
thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu để tài: “Ảnh hưởng bổ sung premix
vitamin và khoáng lên khả năng sinh trưởng heo con giai đoạn từ 28-56 ngày
tuổi”.
Mục tiêu đề tài:
Khảo sát tác dụng của sản phẩm bổ sung lên khả năng thu nhận thức ăn
heo con sau cai sữa.

1



CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA HEO CON SAU CAI SỮA
2.1.1 Đặc điểm sinh lý ở heo con
Heo con cũng giống như các động vật khác, nếu trong bào thai phát triển
tốt, sau này sẽ phát triển tốt. Nếu trọng lượng sơ sinh càng nặng thì tốc độ tăng
trưởng nó càng nhanh (Trần Cừ, 1972).
Heo là một động vật sinh trưởng nhanh sau khi sinh. So với khối lượng
sau khi sinh thì tốc độ phát triển của heo con rất nhanh. Heo con 10 ngày tuổi
tăng gấp 3 lần sơ sinh, một tháng tuổi tăng gấp 4 lần, hai tháng tuổi tăng gấp 10
lần (Lê Thị Mến, 2006).
Bảng 2.1 Khối lượng của heo con theo tuổi
Tuổi (ngày)

21

35

49

70

Trọng lượng (kg/con)

7

10.5

17


30

(Nguồn: công ty quốc tế Altech của Mỹ (2005))

Bảng 2.2 Tăng trọng của heo con theo từng giai đoạn tuổi
Tuổi (ngày)
Tăng trọng
(g/con/ngày)

bình

21-35

35-49

49-70

250

450

600

quân

(Nguồn: công ty quốc tế Altech của Mỹ (2005))

Lúc 3 tuần tuổi nhu cầu sữa của heo con tăng, trái lại lượng sữa heo mẹ
giảm, một số chất dự trữ trong heo con bắt đầu giảm dần như sắt, sắt là thành

phần cấu tạo hemoglobin. Sắt dự trữ ở trong cơ thể heo con đến ngày thứ 18 là
đã tiêu hết (Trần Cừ, 1976).
Nhu cầu sắt của heo con là từ 7-11 mg/ngày, mà lượng sắt cung cấp từ
sữa mẹ ít nhất (<2mg/ngày), vậy mỗi ngày heo con thiếu từ 5-9 mg sắt để cấu
tạo hemoglobin và một số chất chuyển hóa và hô hấp như cytocrom,
cytocromeoxydaz, peroxydaz. Nếu trong 4 tuần tuổi đầu mà không cung cấp
đầy đủ sắt thì dễ dẫn đến hội chứng thiếu máu do thiếu sắt và rối loạn chuyển
hóa sinh học của chu trình Kreb, làm bệnh phân trắng dễ phát sinh (Đào Trọng
Đạt, Phan Thanh Phương và ctv, 1985).
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến heo con sau tách mẹ
2.1.2.1 Sự biến đổi về thức ăn

Sự thay đổi thức ăn từ dạng lỏng, ấm sang thức ăn thô, khô, nguội sẽ ảnh
hưởng đến sự tiêu thụ thức ăn cũng như khả năng tiêu hóa của heo con dẫn
đến nguồn cung cấp năng lượng bị giảm và dễ mắc các bệnh như tiêu chảy.
2.1.2.2 Sự biến đổi về tiêu hóa

Hệ tiêu hóa như một loại máy giúp nghiền, trộn cám với các chất dịch tiêu
hóa và các phản ứng hóa học. Dịch tiêu hóa có tác dụng phân giải cacbon hydrat,
chất béo, chất đạm giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng.
Đối với heo con đang theo mẹ nếu tách mẹ và nuôi dưỡng với khẩu phần
thích hợp trong tuần đầu vẫn xảy ra hiện tượng xáo trộn trao đổi chất, vì thế
2


cần có thời gian thích hợp để heo làm quen với khẩu phần cai sữa, lúc này cơ
thể heo còn hoàn toàn sử dụng nguồn thức ăn do con người cung cấp. Tùy theo
tình trạng sinh lí cơ thể heo con mà khả năng tận dụng thức ăn không giống
nhau, cùng một số thức ăn giống nhau được gia súc tận dụng khác nhau do quá
trình tiêu hóa khác nhau, chức năng tiêu hóa tăng dẫn đến tiêu hóa tăng, chất

dinh dưỡng hấp thu nhiều hơn (Trần Cừ, 1975).
Nên cung cấp cho heo con các khẩu phần tập ăn có năng lượng cao, đạm
sữa cao và các phụ phẩm từ sữa lúc 10 ngày tuổi dưới dạng khô, ngay từ đó
giúp khả năng tiêu hóa tốt (Trương Chí Sơn, 2006).
2.1.2.3 Tuổi cai sữa

Tuổi cai sữa càng sớm thì heo con càng nhạy cảm với sự thay đổi, cai
sữa ở 60 ngày tuổi mỗi ngày ăn được 344g, cai sữa 45 ngày tuổi mỗi ngày ăn
571g, cai sữa 35 ngày tuổi mỗi ngày ăn được 604g thức ăn tinh.
2.1.2.4 Trọng lượng cai sữa

Heo con cai sữa 4 tuần tuổi trọng lượng đạt ít nhất là 6,8kg. Theo Võ Ái
Quấc (1996), heo càng đạt trọng lượng cao lúc cai sữa thì càng có được hệ
thống tiêu hóa và miễn dịch phát triển hơn, càng có khả năng đề kháng với
stress và khả năng tăng trọng tốt hơn trong thời kì sau cai sữa.
2.1.2.5. Miễn dịch

Miễn dịch thụ động ở cuối giai đoạn miễn dịch từ heo mẹ truyền sang
sữa đầu. Còn miễn dịch chủ động thì chưa phát triển đầy đủ.
2.1.3 Phát triển miễn dịch ở heo con
Heo con mới sinh ra chưa có khả năng sản xuất ra kháng thể để chống lại
mầm bệnh. Hàm lượng G.globulin trong huyết thanh heo con thấp nhưng sẽ
tăng nhanh trong vài ngày đầu nếu nhận được kháng thể thong qua sữa đầu
của mẹ và hàm lượng G.globulin giảm đi khi heo 4-6 tuần tuổi. Lúc này heo
con bắt đầu sản xuất ra kháng thể và sự sản xuất này tăng theo thời gian (Trần
Cừ, 1972).
2.2 PHƯƠNG PHÁP CAI SỮA HEO CON
Theo Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2005), tuổi cai sữa heo
con giống ngoại có thể vào lúc 14, 21, 28, 35 ngày tuổi là phụ thuộc vào điều
kiện chăn nuôi của từng cơ sở, từng gia đình (Bao gồm điều kiện chuồng trại,

chất lượng thức ăn, trình độ quản lý). Biện pháp cụ thể như sau: Không cai sữa
heo con khi trong đàn đang có heo con ốm. Giảm lượng thức ăn vào ngày cai
sữa và một số ngày kế tiếp: ngày cai sữa giảm 1/2 lượng thức ăn so với ngày
trước ngày cai sữa, ngày tiếp theo giảm 1/3 lượng thức ăn so với ngày trước
ngày cai sữa, ngày tiếp theo giảm 1/4 lượng thức ăn so với ngày trước ngày cai
sữa. Sau đó quan sát nếu thấy heo con không có vấn đề về tiêu hoá thì cho ăn
mức bình thường như trước ngày cai sữa, rồi tăng dần theo nhu cầu của heo
con, thức ăn nên chuyển đổi dần dần không đột ngột.

3


2.3 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA HEO CON SAU CAI SỮA
2.3.1 Nhu cầu về dinh dưỡng
Bảng 2.3 Nhu cầu về dinh dưỡng heo con
Chỉ tiêu
Calcium
Phosphorus
Phosphorus (available)

Lượng ăn
9 g/kg
7 g/kg
4.5
6
3
400
150
100
50

10
1.5
1
0.3
400
15000
2000
100
2
4
6
30
5
0.04
20
0.15
1.5
200

Salt
Potassium
Magnesium
Iron
Zinc
Manganese
Copper
Iodine
Cobalt
Selenium
Chromium (not in EU)

Vitamin A
Vitamin D
Vitamin E
Vitamin K
Thiamin (B1)
Riboflavin (B2)
Niacin
Pyridoxine (B6)
Cyanocobalamin (B12)
Pantothenic acid
Biotin
Folic acid
Choline
(Nguồn: công ty quốc tế Altech của Mỹ (2005))

4

g/kg
g/kg
g/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
µg/kg
IU/kg

IU/kg
IU/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg


2.3.2 Nhu cầu về năng lượng
Bảng 2.4 Nhu cầu về năng lượng của heo con
Tốc độ tăng trưởng hàng ngày (g)

Năng lượng cần thiết cho
100g tăng trọng hằng ngày (Kcal)

80
100
120
140
160
180
200
220


30
90
140
170
190
200
205
210

( Nguồn: Trần Cừ (1972))

Năng lượng được xem là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho cơ thể
hoạt động như thở, hoạt động của tim, hệ tiêu hoá và vận động của cơ cũng như
trong hoạt động điều hoà nhiệt của cơ thể. Nguồn năng lượng chính trong khẩu
phần của heo chủ yếu là carbohydrate.
Nhu cầu năng lượng thay đổi do nhiều yếu tố: Tăng trọng hàng ngày,
điều kiện sống và đặc điểm cá thể.
Nguồn thức ăn cung cấp năng lượng: Đó phải là những loại giàu năng lượng,
dễ tiêu như: ngô, gọa, cám mỳ, cám gạo loại 1. Ngoài ra còn được bổ sung rau
xanh để tăng tính ngon miệng cho lợn con (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt 2009).
2.3.3 Nhu cầu protein
Bảng 2.5 Nhu cầu về dinh dưỡng của heo con
Các loại acid amin
Lysin
Methionine
Methionine + Cystine
Threonine
Tryptophan
Isoleucine
Leucine

Histidine
Phenylalanine
Phenylalanine + Tyrosine
Valine

% tương quan với Lysine
100
30
58
65
19
57
100
34
57
100
70

(Nguồn: công ty quốc tế Altech của Mỹ (2005))

Ở vật non, protein đóng vai trò quan trọng vì là nó là nguyên liệu tạo
hình chủ yếu. Cơ thể heo con không ngừng sử dụng ucleic để xây dựng các mô
bào mới trong quá trình phát triển, đồng thời tu bổ và khôi phục tế bào cũ.
Đồng thời trong vòng 10 – 14 ngày thể trọng tăng gấp 2 – 3 lần so với trọng
lượng sơ sinh.
Sau hai tháng tuổi lợn con có thể tăng đến 11 – 15 lần so với trọng lượng
sơ sinh, vì vậy sự trao đổi chất và nhu cầu protein rất cao (Đào Trọng Đạt và ctv,
1996). Protein được tạo thành do các acid amin kết hợp với nhau, mà những
5



acid amin này là chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy, đảm bảo nhu cầu cho heo,
cũng như để đạt hiệu quả tối ưu trong việc cung cấp protein đòi hỏi phải cung
cấp đầy đủ các acid amin với một tỷ lệ hợp lí.
Cung cấp đủ protein cho heo ở giai đoạn này rất quan trọng bởi vì đây là thời
kỳ sinh trưởng rất mạnh của hệ cơ và lượng protein được tích lũy rất lớn. Thông
thường trong khẩu phần thức ăn cho heo con phải đảm bảo từ 120 – 130 g protein
tiêu hóa/đơn vị thức ăn. Hoặc lượng protein thô trong khẩu phần 17-19% (Nguyễn
thiện và Võ Trọng Hốt, 2009).
2.3.4. Nhu cầu về khoáng
Chất khoáng tồn tại trong cơ thể sống một lượng tương đối nhỏ nhung
khi thiếu chúng thì quá trình trao đổi chất vẫn không thể thực hiện được. Các
quá trình tích lũy và sản sinh năng lượng cũng như tổng hợp protid, lipid, lucid
đều không thể thực hiện được nếu thiếu các hợp chất khoáng (Hennig, 1984).
Chất khoáng tham gia duy trì tính ổn định của nội mô cơ thể, duy trì áp suất
thẩm thấu nhất định của máu và nội mô bào, duy trì sự cân bằng toan kiềm của
máu. Chất khoáng là một chất xúc tác của rất nhiều phản ứng hóa học trong cơ
thể, nó có tác dụng hoạt hóa men và các enzym. Trong quá trình xây dựng và
tu bổ cơ thể, điều hòa các hoạt động cơ thể thì chất khoáng giữ một chức năng
quan trọng và là cáu tử vô cơ của các hợp chất hữu cơ.
Ngoài ra chất khoáng cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong
việc chuyển hóa chất bột đường, kích thích hoạt động thần kinh bắp thịt, hay
nói cách khác chất khoáng có ảnh hưởng đến năng suất sản phẩm.
Tóm lại chất khoáng rất cần thiết để duy trì, điều hợp, xây dựng và tu bổ
cấu trúc cơ thể. Vì nó cần phải bảo đảm nhu cầu về khoáng cho cơ thể gia súc
đặc biệt là gia súc non. Dựa vào nhu cầu cơ thể, người ta chia ra 2 nhóm
khoáng. Nhóm khoáng đa lượng: Calcium, lưu huỳnh, kalium,… Nhóm khoáng
vi lượng: Đồng, sắt, kẽm, coban, mangane, iodum
a. Khoáng đa lượng
Calcium (Ca)

Vai trò – Nhu cầu – Liều gây độc: Trong cơ thể có gần 99% Ca nằm trong
xương và răng. Ca còn ở khắp mô bào, trong huyết tương Ca chiếm 9-11%. Khi
nồng độ Ca trong máu giảm (Do các nguyên nhân: Cung cấp không đủ, thải quá
nhiều vào sữa, hormone tuyến giáp kém) sẽ gây ra hiện tượng co giật, gây bại liệt
sau khi đẻ ở heo nái, mềm xương ở heo con, xốp xương giòn xương ở heo đực.
Thiếu hoặc thừa Ca còn gây ra sự mất cân bằng khoáng với các loại khác đặc
biệt là trong mối tương quan với P (Trần Cừ và Nguyễn Khắc Khôi, 1985). Nhu
cầu Ca để duy trì đời sống là 10g, những tháng sau của thời kỳ có chữa càn bổ
sung hằng ngày 5g, mỗi một heo con bú bổ sung 2,2g Ca. Nhu cầu Ca của heo
con tăng dần theo tuổi, ở heo có trọng lượng 20kg là 7 g/ngày đêm, heo 60kg
cần 14 g/ngày đêm (Hennig, 1984). Tiêm lượng lớn Ca vào cơ thể thì gây độc,
nhung nếu uống thì không độc. Sự dư thừa Ca kéo dài trong cơ thể là điều không
thích hợp. Ở loài độc vị sự dư thừa Ca gây ức chế tiêu hóa một cách rõ rệt (Muối
Ca của acid béo trong phân) và giảm đồng hóa thức ăn. Điều này dẫn đến rối
loạn cả trao đổi Mg, P, Fe, Mn, I. Sự dư thừa Ca vài ngày trong khẩu phần dẫn
6


đến ưu năng tuyến giáp trạng. Ở heo gây chứng á sừng tăng 50% Ca trong khẩu
phần so với nhu cầu gây bất lợi cho động vật. Khi thừa Ca trong khẩu phần thức
ăn thì trao đổi của nó trong cơ thể trở nên không ổn định sự huy động Ca dự bị
đình trệ và chức năng tuyến cận giáp bị rối loạn (Hennig, 1984).
Dự trữ - Hấp thu – Bài tiết: Ca dự trữ trong xương gần 99% tập trung
trong xương, trong huyết thanh khoảng 45% ở dạng ion tự do và ngần ấy ở
dạng kết hợp protid. Ngoài ra Ca còn tập trung ở mô bào. Những thực phẩm
chứa nhiều Ca là bã khô, bột động vật, bột cá, sữa Sự hấp thu Ca chủ yếu ở ruột
non, dạ dày và trực tràng Ca hấp thu rất ít. Khẩu phần thức ăn, nhu cầu gia súc
và sự có mặt của vitamin D xác định mức độ hấp thu Ca khi lượng Ca hấp thu
vào thức ăn tăng lên thì tỷ lệ hấp thu Ca giảm (Hennig, 1984). Ca dược bài tiết
từ tuyến nước bọt, Ca dược bài tiết chủ yếu theo địc ruột non, một phần theo

mật. Dịch tụy bài tiết ít Ca, một số theo phân và nước tiểu.
Phosphorus (P)
Vai trò – Nhu cầu – Liều gây độc: P tham gia hầu hết các quá trình trao
đổi chất, nuôi gia súc bằng khẩu phần thiếu P dẫn đến khẩu phần thiếu tính ucl
ăn, giảm cường độ sinh trưởng, giảm trao đổi chất, gây chứng vô sinh. Thiếu P
lâu dài dẫn đến giảm nồng độ P vô cơ trong huyết thanh, xốp xương, gây bệnh
viêm xương hóa cơ, ảnh hưởng đến thụ thai. Nhu cầu heo, thường tronh thức
ăn tỷ lệ Ca trên P không vượt quá 2, từ 1,2 đến 1,3 đối với heo nuôi thịt, từ 1,4
đến 1,6 đối với heo sinh sản, heo con và heo đang sinh trưởng từ 1,6 đến 2. Nhu
cầu heo có trọng lượng 10-20kg là 6,5 g/kg chất khô (Thức ăn hỗn hợp), heo từ
20-30kg là 5-6 g/kg chất khô. Thừa P trong thức ăn là không cần thiết, khi
lượng P chứa trong khẩu phần thức ăn chiếm 1,7% sẽ làm chuột ngừng sinh
trưởng, rối loạn cử động khớp, tích lũy nhiều P-Ca trong các mô mềm, nếu quá
nhiều sẽ làm vật chết. Khi liều cao P, sẽ làm giảm hấp thu magie (Hennig,
1984).
Dự trữ - Hấp thu – Bài tiết: P tập trung trong xương 80%, ở ngoài xương
20%. Thực phẩm chứa nhiều P là loại thức ăn hạt, các sản phẩm phụ sản xuất
ở dạng bột, nhất là bột cá. Sự hấp thu P diễn ra trong đoạn giữa và cuối ruột
non. Tuổi gia súc càng tăng tốc độ đồng hóa P càng giảm. Ở con vật non toàn
bộ P của sữa hoặc thức ăn khoáng đều được hấp thu, trong khi vật già chỉ 7085% thức ăn khoáng chất lượng cao được hấp thu mà thôi, còn đối với thức ăn
bình thường chỉ có 50% P dược bài tiết theo nước tiểu, phânvà mồ hôi, ở loài
nhai lại nó bài tiết theo phân, loài ăn tạp vừa theo phân vừa theo nước tiểu.
Sự tương quan giữa Canxi và Photpho
Ca và P có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu nồng độ Ca thấp, P cao sẽ
gây ra hiện tượng mềm xương và co giật thần kinh; Nếu nồng độ Ca cao, P thấp
thì gây ra hiện tượng đầu sụn phình to các khớp có thể bị viêm yếu ớt. Nếu
thiếu Ca, P thì gây ra hiện tượng xốp xương. Thừa, thiếu hoặc mất cân bằng Ca,
P đều gây ra tác hại lớn cho heo, heo con thường còi cọc, heo sinh sản thì mất
khả năng sinh sản (Trần Cừ và ctv, 1985).
Canxi (Ca) và phosphor (P): Ca và P giữ vai trò chính trong sự phát triển

và hoàn thiện của bộ xương, thực hiện nhiều chức năng sinh lí khác. Lượng Ca
và P phù hợp trong dinh dưỡng heo phụ thuộc vào: Đủ các khoáng chất ở dạng
7


tiêu hóa được trong khẩu phần; một tỷ lệ thích hợp Ca và P tiêu hóa trong khẩu
phần; lượng vitamin D phù hợp. Đối với heo con trong vòng 4 tuần đầu (Thời
gian này heo con phụ thuộc rất nhiều vào các chất dinh dưỡng của sữa mẹ), tỷ
lệ Ca / P nói chung đều thống nhất là 1 / 0,7 – 1 / 0,8.
Natri và Clo
Na cùng với Cl điều hòa sự thẩm thấu của tế bào, cân bằng acid- base
trong máu và thể dịch. Hàm lượng muối Nacl trong thức ăn biến đổi từ 0,3 – 1%
tùy theo lứa tuổi và tùy giống heo nuôi. Heo con cần ít muối hơn heo lớn, heo
nái tiết sữa cần nhiều muối hơn heo nái chửa, heo giốngnội thích ăn mặn hơn
heo giống ngoại nhập. Thiếu Na và Cl trong khẩu phần làm giảm tính thèm ăn,
con vật sút cân, gầy yếu và giảm sức sản xuất (cho sữa), nhưng hiếm khi xảy
ra. Tuy nhiên khẩu phần thừa Na, Cl thì lại gây độc, heo bị tiêu chảy nặng, lông
xơ xác, chậm lớn (Võ Văn Ninh, 2001).
Magie (Mg)
Mg là cũng là một yếu tố trong nhiều hệ enzym và là một yếu tố cấu
thành của xương, nó cũng giữ vai trò quan trọng trong sự dẫn truyền thần kinh.
Khi thiếu Mg, con vật bị kích động mạnh, co cơ, miễn cưỡng khi đứng, yếu cổ
chân, mất cân bằng và co giật cho đến chết. Thừa Mg, heo bị tiêu chảy. Đối với
heo thức ăn thường cung cấp đủ cho nhu cầu.
Kali (K)
Kali là chất khoáng có nhiều, đứng thứ 3 trong cơ thể của heo, chỉ sau Ca
và P và là khoáng chất có nhiều nhất trong trong tế bào cơ. K tham gia cân
bằng chất điện phân và hoạt động cơ thần kinh. Nó cũng là cation đơn hóa trị
để cân bằng anion bên trong tế bào và là một phần của cơ chế sinh lý bơm NaK. Các triệu chứng thiếu K bao gồm chán ăn, xù lông, gầy yếu, không hoạt
động, nhịp tim giảm.

b. Khoáng vi lượng
Sắt và đồng
Là hai nguyên tố bị hạn chế trong quá trình tạo sữa. Cho nên cần phải
cung cấp trong khẩu phần heo con. Hai yếu tố này chủ yếu tham gia vào quá
trình tạo máu cho heo con. Lượng sắt bổ sung vào khẩu phần ở mức 80 ppm
(phần triệu). Sắt được bổ sung ở dạng FeSO2 (FeSO4, 7H20). Tuy nhiên, hiện
tượng thiếu máu do thiếu sắt thường xãy ra rất sớm, bởi vậy để khắc phục hiện
tượng cần phải thực hiện bổ sung sắt bằng cách sử dụng dextran sắt tiêm cho
heo con. Thông thường 1 ml dextran Fe chứa từ 100 đến 150 mg Fe. Tiến hành
tiêm lần thứ nhất vào ngày thứ 3 sau khi đẻ và có thể tiêm lần thứ 2 vào ngày
thứ 13. Phương pháp này rất đơn giản và mang lại hiệu quả cao. Phương pháp
bổ sung sắt khác: Tạo ra dung dịch bao gồm: 500g FeSO4 + 75g CuSO4 + 3 lít
nước. Hàng ngày bôi dung dịch này vào vú mẹ. Hoặc đất sét sạch vào máng tập
ăn cho heo con và thay hàng ngày, cũng có thể bổ sung được sắt cho heo con.
Đồng (Cu): chỉ cần một lượng rất nhỏ bổ sung vào khẩu phần cho heo
con với mức từ 6-8 ppm. Song đối với heo con bú sữa lượng đồng có thể bổ
sung vào khẩu phần với lượng từ 125 đến 250 ppm đem lại tốc độ sinh trưởng

8


cao hơn. Dạng bổ sung: CuSO4.5H2O, CuO, CuCO3 (Nguyễn Thiện và Võ
Trọng Hốt, 2007).
Sắt (Fe): Heo con mới sinh mỗi ngày cần 7 – 11mg sắt để tạo máu và
chống đỡ bệnh tật. Hàng ngày sữa mẹ cung cấp không quá 2mg, nên thiếu từ 5
– 9mg để tạo hemoglobin, một số enzyme hô hấp, vận chuyển hóa sinh của
chu trình Krebs. Do đó cần bổ sung sắt cho heo con (Trương Lăng, 2000).
Mangan (Mn)
Chức năng của Mn như thành phần của một số enzym tham dự trong quá
trình trao đổi chất của tinh bột, chất béo và protein. Mn cần cho việc tổng

hợp Chondroitin sulfate, một thành phần của Mucopolysaccharide trong chất
hữu cơ của xương. Cho ăn kéo dài khẩu phần chỉ có 0,5ppm Mn dẫn đến phát
triển xương không bình thường, tích mỡ tăng, chu kỳ động dục không bình
thường hoặc mất hẳn, thai bị hấp thụ, heo sinh ra yếu, nhỏ, sữa giảm (Trần cừ,
1972).
Kẽm (Zn)
Là một thành phần của nhiều enzym chứa kim loại như: Synthetase và
Transferase AND và ARN, các enzym tiêu hóa và được liên kết với hormon
Insulin. Vì vậy chất này đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất củq
protein, lipid và carbohydrate. Heo đực giống thường cần nhiều Zn hơn heo
nái và heo thịt, nái mang thai, nái nuôi con cần nhiều Zn hơn nái khô. Các triệu
chứng thiếu Zn bao gồm: sừng hóa da, giảm tốc độ và hiệu quả tăng trưởng, mất
tính thèm ăn, rối loạn về xương Ngược lại, khẩu phần có từ 2000 – 4000ppm có thể
gây ngộ độc, triệu trứng ngộ độc Zn là viêm khớp, viêm dạ dày(NRC, 1998).
2.3.5 Nhu cầu về vitamin
Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), ở giai đoạn này heo con
nhận vitamin chủ yếu từ heo mẹ, sữa mẹ hầu như đã đáp ứng đủ nhu cầu của heo
con. Theo Trương Lăng (2000), cơ thể heo con cần vitamin cho sự phát triển và
phòng ngừa bệnh tật, như: vitamin A, vitamin B1, B12, vitamin Ctác dụng và
hậu quả khi heo con thiếu các vitamin như sau:
Vitamin A: Trong bào thai, thiếu vitamin A heo con có thể bị mù. Hàng
ngày heo con cần 2 – 300 đơn vị vitamin A cho 1 kg thể trọng. Nếu dùng
caroten thì cần 55 – 60 mg (tính trên 1 kg vật chất khô của khẩu phần). Heo con
dưới 10 ngày tuổi, không có khả năng chuyển hóa caroten thành vitamin A. Heo
con 20 ngày tuổi mới chuyển hóa được 25 – 30 %. Trong sữa đầu, vitamin A
gấp 6 lần so với sữa thường, nên nhất thiết phải cho heo con bú sữa đầu để
nâng hàm lượng vitamin A trong cơ thể.
Vitamin nhóm B: B1, B2, B5,B6, B12, colin, biotin.
Vitamin B1 tham gia quá trình trao đổi chất, chống viêm dây thần kinh,
khử cacboxit của axit piruvic. Thiếu B1 lợn con bị phù, viêm dây thần kinh,

suy tim.
Vitamin B2 tham gia oxy hóa hoàn nguyên, oxy hóa đường, axit amin,
axit lactic; tham gia sự hô hấp của mô bào, vận chuyển hydro, tham gia quá
trình tạo hemoglobin, vào sự hình thành axit clohydric của dịch vị và muối mật.
9


Thiếu B2 viêm da, rụng lông, ỉa chảy, nôn mửa, kém sinh trưởng. Heo con cần
0,8 – 1,2 mg cho 1 kg vật chất khô.
Vitamin D: Tham gia trao đổi Ca – P.Thiếu vitamin D gây thiếu khoáng,
còi xương. Hàng ngày cần 12 – 15 IU cho 1 kg thể trọng. Cho heo con vận động
dưới ánh nắng mặt trời để cơ thể tổng hợp được vitamin D.
Vitamin E: Tham gia quá trình trao đổi protein và chuyển axit amin, axit
lactic.Heo nái thiếu vitamin E thì cơ bắp, cơ tim của thai phát triển kém, thoái
hóa tim gan. Heo nái cần 150 – 160 mg/ 100kg thể trọng.
2.3.6 Nhu cầu về nước
Bảng 2.5 Nhu cầu nước cho heo con
Nhu cầu nước uống
(lít/ngày)

Heo con
Giai đoạn trước cai sữa
Giai đoạn sau cai sữa

0,5
1,0

Heo 6 – 16 kg

1,0 – 2,0


(nguồn: công ty quốc tế Altech của Mỹ (2005))

Bảng 2.6 Định mức dinh dưỡng cho heo con sau cai sữa
Trọng lượng (kg)
4,5 - 11
11 - 25
250
1,8
450
3310
20
1,25
0,85
0,70

Chỉ tiêu
Tăng trọng
HSCHTĂ
Tiêu thụ thức ăn (g/ngày)
ME (Kcal/ngày)
Protein thô (%)
Lysin (%)
Ca (%)
P (%)

50
2,1
950
3310

18
18
1,0
0,65

(nguồn: NRC (1998))

Nước rất cần thiết đối với cơ thể của heo con để thực hiện quá trình trao
đổi chất, điều hòa thân nhiệt nhất là ở điều kiện khí hậu nóng và nó là thành
phần của cơ thể. Trong cơ thể gia súc nước chiếm từ 50 - 80%, những tế bào
mỡ chứa nhiều nước, nhu cầu về nước thường gấp 2 - 3lần so với tổng số trọng
lượng thức ăn. Nếu thiếu nước con vật sẽ chậm lớn xù lông và có thể dẫn đến
chết. Nước cung cấp cho heo phải chú ý đến số lượng và chất lượng. Ở vùng
nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn có ảnh hưởng xấu đến tăng trọng và sức đề
kháng của heo (Võ Văn Ninh, 2001).
2.4 THỨC ĂN NUÔI HEO
2.4.1 Thức ăn hỗn hợp
Thức ăn hỗn hợp có nhiều tác dụng trong việc nâng cao năng suất chăn
nuôi, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và rất tiện lợi khi cho ăn. Có nhiều
loại thức ăn qua chế biến rồi phối hợp lại với nhau là tăng giá trị dinh dưỡng
10


của khẩu phần, hỗn hợp thức ăn cân đối sẽ tạo nên sự cân bằng về acid amin,
cân bằng về chất khoáng, vitamin... phù hợp với nhu cầu của gia súc. Trong đó
cân bằng acid amin có ý nghĩa rất lớn, nó cung cấp đủ cho nhu cầu tổng hợp
protid tổng, cân bằng chất khoáng Ca và P có ảnh hưởng đến sự tích luỹ
khoáng và quá trình tạo xương, răng và các quá trình trao đổi chất khác.
2.4.2 Thức ăn hỗn hợp dạng bột
Thức ăn hỗn hợp dạng bột có kích thước rất nhỏ, được bao gói có ghi rõ

thành phần, công thức và thời gian sử dụng, cách dùng và bảo quản (Nguyễn
Hữu Mạnh, 2007).
2.4.3 Thức ăn hỗn hợp dạng viên
Theo Nguyễn Hữu Mạnh (2007), thức ăn hỗn hợp dạng viên là loại thức
ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và được đóng viên, là loại thức ăn rất phổ biến trong
chăn nuôi, đối với heo thức ăn dạng viên có tác dụng rất tốt cho tăng trọng và
tiết kiệm được thức ăn do hao hụt khi cho ăn. Thức ăn hỗn hợp dạng viên có
những ưu điểm như: Gia tăng tính ngon miệng giúp lượng ăn vào nhiều hơn,
tăng trọng cao hơn, hệ số chuyển hóa thức ăn tốt hơn, khả năng tiêu hóa thức ăn
tốt hơn, tiết kiệm, dễ sử dụng và bảo quản.
2.5 THỨC ĂN BỔ SUNG
2.5.1 Premix vitamin
Vitamin có nhiều trong các loại rau, cỏ xanh tươi. Gia súc nuôi nhốt
không được cung cấp, hoặc ít được cung cấp rau cỏ xanh sẽ bị thiếu vitamin.
Trong hạt ngũ cốc, các loại thức ăn bổ sung protein đều có sinh tố, nhưng hầu
như bị hao hụt hết trongquá trình chế biến và bảo quan. Do đó người ta bổ
sung premix vitamin vào thức ăn. Premix vitamin là hỗn hợp các loại vitamin
công nghiệp với chất đệm. Căn cứ định mức vitamin cho từng loại vật nuôi,
từng lứa tuổi, các hang sản xuất thức ăn sản xuất các loại premix vitamin tương
ứng. Người mua căn cứ nhãn hiệu ghi trên bao bì để phối trộn vào thức ăn theo
yêu cầu của vật nuôi (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2002).
2.5.2 Premix khoáng
Premix khoáng là hỗn hợp các nguyên tố vi lượng với chất đệm (thường
dung là bột đá). Để tiện cho việc sử dụng các hang sản xuất thức ăn, căn cứ vào
định mức bổ sung khoáng chất, sản xuất premix khoáng cho các loại gia súc
thuộc các lứa tuổi và tính năng sản xuất khác nhau. Trên bao bì premix có ghi
thành phần, liều lượng và cách sử dụng (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2002).
2.7 CÔNG TÁC THÚ Y
2.7.1 Miễn dịch ở heo con
Lợn con khi mới sinh ra trong máu hầu nhu không có kháng thể. Song

lượng kháng thể trong máu lợn con được tăng rất nhanh sau khi lợn bú sữa
đầu. Cho nên nói rằng ở lợn con khả năng miễn dịch là hoàn toàn thụ động.
Nó phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít từ sữa mẹ
(Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2009).
Trong sữa đầu lợn mẹ có tỷ lệ protein rất cao, những giờ đầu sau khi đẻ
trong sữa có tới 18 – 19% protein. Trong đó lượng γ globulin chiếm số lượng
11


rất lớn (34 – 45%) cho nên nó có vai trò miễn dịch ở lợn con. Tuy nhiên khả
năng hấp thu kháng thể của lợn con thay đổi rất lớn theo thời gian (Nguyễn
Thiện và Võ Trọng Hốt, 2009).
Bên cạnh sự hấp thu kháng thể từ sữa mẹ thì bản than heo con trong thời
kỳ này cũng có quá trình tổng hợp kháng thể. Nhưng khả năng này còn rất hạn
chế và nó chỉ được hoàn chỉnh tốt hơn khi heo con được một tháng tuổi. Quá
trình hấp thu nguyên vẹn phân tử γ globulin bị giảm rất nhanh theo thời gian
nguyên nhân vì trong sữa đầu có kháng men antitripsin nó làm mất hoạt lực
của tripsin của tuyến tụy. Đồng thời khoảng cách giữa các tế bào vách ruột heo
con mới sinh rất lớn, cho nên phân tử globulin có thể được chuyển qua bằng
con đường ẩm bào (kiểu hấp thu này giảm mạnh theo thời gian tức càng về sau
càng giảm). Cho nên sau 24 giờ hàm lượng globulin trong máu heo con đã đạt
tới 20,3 mg%. Tại thời điểm này các tiểu phần protein sữa tuần hoàn toàn
trong máu không nguy hiểm đối với lợn vì trong thời gian này lợn không hình
thành kháng thể bản thân và protein đối với chúng không phải là kháng
nguyên. Từ đó cho thấy sự quan trọng của việc cho heo con bú sữa đầu càng
sớm càng tốt (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2009).
2.7.3 Trị bệnh
2.7.3.1 Bệnh tiêu chảy ở heo con

Sau cai sữa, 70% nguyên nhân heo con mắc bệnh tiêu chảy là do vi

khuẩn E.coli. Để phòng chống các bệnh tiêu chảy do E.coli cần cải thiện khả
năng tự bảo vệ của heo con, cải tiến môi trường nuôi dưỡng, giảm stress, ngăn
chặn con đường lây lan của vi khuẩn (Sách tham khảo của TT huấn luyện chăn
nuôi heo Hàn Việt).
Bệnh tiêu chảy phổ biến ở heo con sau cai sữa chuyển sang thịt, gây
viêm ruột cấp tính và mãn tính. Nguyên nhân chính do chăm sóc nuôi dưỡng,
thức ăn thay đổi, không đảm bảo dinh dưỡng, phương thức và thời gian cho
ăn thay đổibệnh không chỉ xảy ra ở 1 - 2 con mà xảy ra với số lượng lớn. (Trương
Lăng, 2000).
2.7.3.2 Một số bệnh khác thường gặp trên heo con

Bệnh phân trắng heo con: thường xảy ra ở lợn con còn bú, ở thể viêm ruột,
viêm dạ dày cấp tính, đặc trưng là ỉa chảy màu hơi vàng, trắng kèm theo thể độc
huyết (Toxemie) hoặc bại huyết (Cepticemie) (Trương Lăng, 2003).
Bệnh phó thương hàn: heo con đang bú sữa ít thấy bệnh xuất hiện, cai
sữa thường mắc bệnh ở thể nặng (Trương Lăng, 2000).

12


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
3.1.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian thí nghiệm: từ 08/2014 đến 10/2014.
Địa điểm: Tại trại heo giống cao sản Bình An, số 27, ấp Lợi Trinh, xã Mỹ
Lợi A, Huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Hình 3.1 Trại heo giống thí nghiệm

3.1.2 Chuồng trại nuôi heo thí nghiệm

Chuồng trại xây dựng theo hướng Đông Bắc – Tây Nam
Kiểu chuồng hở, xây dựng theo kiểu chuồng hai mái, dãi đôi, mái lợp
tôn, nền làm bằng xi măng chắn, có chuồng sàn cho heo nái đẻ, sử dụng
chuồng sàn làm ô úm cho heo con.
Diện tích ô úm: 0,5 x 0,9 m.

Hình 3.2 Kiểu chuồng hai mái

13


3.1.3 Đối tượng thí nghiệm
Thí nghiệm trên 42 heo con sau cai sữa (28 – 56 ngày tuổi) từ 4 bầy heo
con của 4 nái đẻ lứa 2 có số con bình quân sau cai sữa là 10 – 11 con/bầy. Chủ
yếu là heo lai 2 máu. Heo được tách ra nuôi riêng theo từng cá thể, có trọng
lượng trung bình đầu thí nghiệm là 7,6±1,6 kg.

Hình 3.3 Cân heo sau cai sữa

3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm
Dụng cụ thí nghiệm: Cân đồng hồ lớn (50kg), chuồng lồng để cân heo;
Cân đồng hồ nhỏ (1±0,05g) để cân thức ăn; sổ ghi chép, dụng cụ thú y như
kim tiêm, ống tiêm, mực đánh dấu, máng ăn tự động.
3.1.5 Thuốc thú y dùng trong thí nghiệm
Phòng bệnh: Sử dụng 1 số vắc-xin như dịch tả, tai xanh,...
Trị bệnh: Một số thuốc trị bệnh tiêu chảy như glycogen, amoxisol,
atropin,...
Sát trùng chuồng trại: Chuồng trại được sát trùng định kì 2 tuần 1 lần
bằng thuốc sát trùng
3.1.6 Thức ăn dùng trong thí nghiệm

Thức ăn dùng trong thí nghiệm là loại thức ăn hỗn hợp tại cơ sở dành cho heo
con sau cai sữa.

14


×