Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

ứng dụng gis trong quản lý hệ thống cấp nước tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 56 trang )

Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG & TNTN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

ỨNG DỤNG GIS TRONG
QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƢỚC
TỈNH TRÀ VINH

Sinh viên thực hiện
TRẦN THẢO VY
3113871
Cán bộ hƣớng dẫn
PGS. TS. NGUYỄN HIẾU TRUNG
TS. TRƢƠNG NGỌC PHƢƠNG

Cần Thơ, tháng 12 – 2014

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thảo Vy (MSSV: 3113871)
i


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, em đã nhận đƣợc sự
hƣớng dẫn, sự giúp đỡ quý báu của các Thầy, Cô, anh, chị và các bạn. Với lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc nhất, em xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến:
Thầy PGS. TS Nguyễn Hiếu Trung, Cô TS. Trƣơng Ngọc Phƣơng trong Bộ môn
Quản lý Môi trƣờng và Tài nguyên Thiên nhiên cùng Thầy ThS. Đinh Diệp Anh Tuấn
thuộc Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu trƣờng Đại học Cần Thơ đã tận tình hƣớng dẫn,
động viên và giúp đỡ rất nhiều em trong suốt quá trình nghiên cứu để em hoàn thành xong
bài luận văn tốt nghiệp này.
Cô ThS. Bùi Thị Bích Liên và Thầy ThS. Võ Quốc Thành trong Bộ môn quản lý
Môi trƣờng và Tài nguyên Thiên nhiên đã quan tâm, giúp đỡ, thảo luận và đƣa ra những
chỉ dẫn, đề nghị cho luận văn của em.
Quý Thầy, Cô trong Khoa Môi trƣờng và Tài nguyên Thiên nhiên, trƣờng Đại học
Cần Thơ đã tạo tận tâm truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến
thức đƣợc tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu luận
văn mà còn là hành trang quý báu để em bƣớc vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Anh Trịnh Công Đoàn, anh Nguyễn Văn Quốc tại Trạm cấp Quận Ô Môn, Thành
phố Cần Thơ đã dành thời gian chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm giúp em biết thêm kiến
thức để hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ em trong những lúc
khó khăn.
Xin cảm ơn những lời động viên, khích lệ tinh thần từ gia đình, ngƣời thân đã góp
phần rất nhiều giúp em hoàn thành luận văn.
Do trình độ hạn chế nên trong quá trình thực hiện nghiên cứu khó tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong sự chỉ bảo thêm của Thầy, Cô giúp em đạt kết quả tốt hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc gia đình và bạn bè luôn dồi dào sức khỏe, đạt đƣợc nhiều
thành công tốt đẹp.
Em xin chân thành cảm ơn!


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thảo Vy (MSSV: 3113871)
ii


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TÓM LƢỢC
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước
trong bối cảnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng tăng và trên phạm vi toàn cầu.. Thế
mạnh của các công cụ GIS là cho phép chúng ta lưu trữ, thể hiện và thực hiện hàng loạt các
phép phân tích dữ liệu địa lý và các môi quan hệ không gian phức tạp một cách nhanh chóng,
chính xác.Trong công tác quản lý cấp nước, GIS có khả năng hỗ trợ hiệu quả và điều này đã và
đang được minh chứng trong các nghiên cứu gần đây.
Công tác quản lý trong các cơ quan cấp nước đòi hỏi việc lưu trữ, xử lý và in ấn các số
liệu không gian và thuộc tính của các nhà máy nước, hệ thống mạng lưới cấp nước. Đây là
những tài liệu rất quan trọng trong công tác quản lý , đặt biệt là trong công tác quản lý hệ
thống cấp nước. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, hệ thống số liệu này được xây dựng chủ yếu
bằng phương pháp thủ công nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý và quy hoạch.
Do đó việc ứng dụng GIS trong quản lý hệ thống cấp nước là hết sức cần thiết. Việc ứng dụng
GIS trong công tác quản lý cấp nước đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới và một số
ít tỉnh thành ở Việt Nam như tỉnh An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ.
Dựa vào phương pháp phân tích hệ thống kết hợp với điều tra thu thập dữ liệu về hiện
trạng cấp nước tại tỉnh Trà Vinh, đề tài “ Ứng dụng GIS trong quản lý hệ thống cấp nước tại
tỉnh Trà Vinh” đã xây dựng dựng sơ đồ hệ thống thông tin địa lý phục vụ công tác quản lý
hệ thống cấp nước và cơ sở dữ liệu không gian cũng như thuộc tính cơ bản. Đề tài đã đạt được
các kết quả chính sau:
Xây dựng sơ đồ tổng quan hệ thống GIS cho công tác quản lý cấp nước tỉnh Trà

Vinh.
Cập nhật, số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống cấp nước tại tỉnh Trà Vinh.
Tạo được các bản đồ chuyên đề có liên quan đến hệ thống cấp nước bao gồm:
+ Hiện trạng các NMCN, TCN trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
+ Hiện trạng vùng cấp nước của các NMCN, TCN ở tỉnh Trà Vinh.
+ Tỉ lệ cấp nước sạch tại các khu vực nội ô Thành phố Trà Vinh.
+ Hiện trạng mạng lưới đường ống cấp nước tại Thành phố Trà Vinh.
Do thời gian có hạn, đề tài chỉ thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu mạng lưới đường ống
cấp nước và tỉ lệ cấp nước sạch chủ yếu tại khu vực nội ô Thành phố Trà Vinh, các nhà máy cấp
nước và trạm cấp nước trong phạm vi quản lý của Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Trà
Vinh. Trong thời gian tới sẽ tiến hành trên toàn địa bàn tỉnh Trà Vinh.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thảo Vy (MSSV: 3113871)
iii


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................ii
TÓM LƢỢC ..................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..........................................................................................................................iv
DANH SÁCH HÌNH .........................................................................................................vi
DANH SÁCH BẢNG .......................................................................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ viii
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1

1.2 MỤC TIÊU TỔNG QUÁT .......................................................................................... 1
1.3 MỤC TIÊU CỤ THỂ ................................................................................................... 1
1.4 NỘI DUNG THỰC HIỆN ........................................................................................... 2
1.5 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................ 2
Chƣơng 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .............................................................................. 4
2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƢỚC ........................................................... 4
2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC .......................................................... 5
2.3 TỔNG QUAN VỀ GIS ................................................................................................. 7
2.3.1 Khái niệm về GIS ...................................................................................................... 7
2.3.2 Các lĩnh vực ứng dụng của GIS ............................................................................... 8
2.3.3 Một số chức năng của GIS ...................................................................................... 9
2.3.4 Các ứng dụng thực tế của GIS ................................................................................ 9
2.4 TỔNG QUAN VỀ TỈNH TRÀ VINH ...................................................................... 10
2.4.1 Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................... 10
2.4.2 Đặc điểm dân cƣ và tình hình kinh tế ................................................................... 12
2.5 HIỆN TRẠNG CẤP NƢỚC TẠI TỈNH TRÀ VINH ............................................. 13
Chƣơng 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP ..................................................... 15
3.1 PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU .............................................................................. 15
3.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 15
3.2.1 Phƣơng pháp khảo sát thực địa ............................................................................. 16
3.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................................ 16
3.2.3. Phƣơng pháp phân tích và xây dựng dữ liệu ...................................................... 17
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 21
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thảo Vy (MSSV: 3113871)
iv


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


4.1 SƠ ĐỒ TỔNG QUAN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CẤP NƢỚC ............................... 21
4.2 ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƢỚC TỈNH TRÀ
VINH ................................................................................................................................. 22
4.2.1 Dữ liệu không gian .................................................................................................. 22
4.2.2 Dữ liệu thuộc tính .................................................................................................... 22
4.3 BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ ............................................................................................. 29
4.3.1 Bản đồ chuyên đề hiện trạng mạng lƣới đƣờng ống cấp nƣớc ở TP. Trà Vinh 29
4.3.2 Bản đồ chuyên đề hiện trạng các NMCN, TCN trên địa bàn tỉnh Trà Vinh .... 30
4.3.3 Bản đồ chuyên đề tỉ lệ cấp nƣớc sạch của NMCN TP. Trà Vinh tại khu vực nội
ô TP. Trà Vinh .................................................................................................................. 31
4.3.4 Bản đồ chuyên đề vùng cấp nƣớc của các NMCN, TCN trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh ................................................................................................................................... 32
4.4 HƢỚNG DẪN TRUY VẤN CƠ SỞ DỮ LIỆU ....................................................... 33
4.4.1 Truy vấn tổng chiều dài các loại đƣờng ống cấp nƣớc của Công ty TNHH
MTV CTN Trà Vinh ........................................................................................................ 33
4.4.2 Truy vấn dữ liệu số hộ dân sử dụng nƣớc sạch do NMCN TP. Trà Vinh cung
cấp tại TP. Trà Vinh ........................................................................................................ 34
4.4.3 Tổng diện tích cấp nƣớc sạch của Công ty TNHH MTV CTN Trà Vinh .......... 35
Chƣơng 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.......................................................................... 36
5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 36
5.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................................ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 37
PHẦN PHỤ LỤC ............................................................................................................. 38

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thảo Vy (MSSV: 3113871)
v


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLTN&MT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH SÁCH HÌNH
Bảng

Tên hình

Trang

1.1

Phạm vi xây dữ liệu mạng lƣới đƣờng ống cấp nƣớc

3

3.1

Sơ đồ mô tả các bƣớc thực hiện trong phƣơng pháp nghiên cứu
của đề tài

15

3.2

Bƣớc 1: Chuyển dữ liệu từ dạng MapInfo sang AutoCad

18

3.3


Bƣớc 2: Chuyển dữ liệu từ dạng AutoCad sang MapInfo

19

3.4

Mô tả xây dựng dữ liệu vùng cấp nƣớc trên AutoCad

20

4.1

Sơ đồ tổng quan

21

4.2

Hiện trạng đƣờng ống cấp nƣớc trên AutoCad

24

4.3

Bản vẽ đƣờng ống cấp nƣớc

25

4.4


Công nhân đang lắp đặt các ống nƣớc ngầm

26

4.5

Bản đồ mạng lƣới đƣờng ống cấp nƣớc ở TP. Trà Vinh

29

4.6

Bản đồ hiện trạng các NMCN, TCN trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

30

4.7

Bản đồ tỉ lệ cấp nƣớc sạch của NMCN TP. Trà Vinh

31

4.8

Bản đồ vùng cấp nƣớc của các NMCN, TCN trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh

32


4.9

Kết quả truy vấn tổng chiều dài loại ống cấp nƣớc D450 của
NMCN TP. Trà Vinh

33

4.10

Kết quả truy vấn số hộ dân sử dụng nƣớc sạch tại phƣờng 1 do
NMCN TP. Trà Vinh cung cấp

34

4.11

Kết quả truy xuất tổng diện tích cấp nƣớc sạch của Công ty TNHH
MTV CTN Trà Vinh tại TP. Trà Vinh

35

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thảo Vy (MSSV: 3113871)
vi


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH SÁCH BẢNG


Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Mô tả các kí hiệu sử dụng trong hệ thống

17

4.1

Các đối tƣợng không gian

22

4.2

Cấu trúc bảng thuộc tính về quận huyện

23

4.3

Cấu trúc bảng thuộc tính về xã phƣờng

23


4.4

Cấu trúc bảng thuộc tính đƣờng lộ

24

4.5

Cấu trúc lớp đƣờng ống cấp nƣớc

26

4.6

Tọa độ bằng máy GPS và phần mềm Google Earth

27

4.7

Cấu trúc lớp vị trí nhà máy cấp nƣớc, trạm cấp nƣớc

28

4.8

Cấu trúc lớp vùng cấp nƣớc của nhà máy

28


4.9

Cấu trúc lớp tỉ lệ cấp nƣớc sạch

28

4.10

Tổng chiều dài các loại ống cấp nƣớc

33

4.11

Tổng số hộ dân sử dụng nƣớc của NMCN TP. Trà Vinh tai TP.
Trà Vinh

34

4.12

Tổng diện tích cấp nƣớc sạch của Công ty TNHH MTV CTN Trà Vinh

35

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thảo Vy (MSSV: 3113871)
vii



Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CS

Công suất

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CTN

Cấp thoát nƣớc

MTV

Một thành viên

NDĐ

Nƣớc dƣới đất

NMCN

Nhà máy cấp nƣớc

TCN


Trạm cấp nƣớc

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP.

Thành phố

TT

Thị trấn

TTNS

Trung tâm nƣớc sạch

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trƣờng

VSMTNT

Vệ sinh môi trƣờng nông thôn


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thảo Vy (MSSV: 3113871)
viii


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chƣơng 1: GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, môi trƣờng nƣớc phải đối mặt với nhiều tác nhân gây ô
nhiễm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân từ thiên nhiên nhƣ lũ lụt và từ hoạt động của
con ngƣời nhƣ nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải,… Nƣớc sạch và sử dụng
nƣớc sạch luôn là nhu cầu thiết yếu của con ngƣời. Từ xƣa nƣớc sạch có thể đƣợc khai
thác bằng các hình thức khác nhau nhƣ lấy nƣớc từ sông, hồ, giếng đào, giếng khoan,
nƣớc mƣa,… nhƣng giờ đây con ngƣời đã xây dựng đƣợc một mô hình mạng lƣới cấp
nƣớc chung phục vụ cho một phạm vi địa bàn rộng lớn và từ một nguồn khai thác, nƣớc
đƣợc xử lý để đảm bảo vệ sinh đủ tiêu chuẩn để đƣa đến nơi tiêu thụ.
Để đảm bảo các hệ thống cấp nƣớc vẫn có thể đáp ứng đƣợc một cách tối đa khả
năng cung cấp nƣớc sạch và không bị ảnh hƣởng bởi sự thay đổi của kết cấu hạ tầng
trong thời gian dài thì việc xây dựng và thiết kế một hệ thống quản lý cấp nƣớc là vấn đề
quan trọng cần đƣợc quan tâm.
Các công ty cấp thoát nƣớc (CTN) có một lƣợng lớn tài sản luôn cần phải theo dõi
và quản lý, bảo dƣỡng và vận hành liên tục. Trong công tác này thì bản đồ hiện trạng
mạng lƣới đƣờng ống cấp nƣớc là tài liệu chuyên ngành rất quan trọng và cần thiết. Thời
gian vừa qua, hệ thống bản đồ mạng lƣới đƣờng ống cấp nƣớc đƣợc xây dựng chủ yếu
bằng phƣơng pháp thủ công trên giấy và công cụ chính để quản lý hiện nay là các bản vẽ
AutoCad. Tuy nhiên, AutoCad chỉ thể hiện đa phần dƣới dạng hình ảnh, chƣa hỗ trợ đƣợc

việc quản lý các thông tin nhƣ các chỉ số về chất lƣợng nƣớc, vùng cấp nƣớc, tỉ lệ cấp
nƣớc,… do đó gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý cũng nhƣ vận hành bảo
dƣỡng một cách thƣờng xuyên. Mặt khác, các thông tin thƣờng phải đƣợc cập nhật liên
tục với khối lƣợng lớn, việc tổng hợp số liệu để theo dõi, quản lý thƣờng mất thời gian do
phải tổng hợp từ nhiều nguồn. Đặc biệt, yếu tố không gian của số liệu rất quan trọng vì đa
số đây là các công trình ngầm và có lịch sử sử dụng trên chục năm, hơn thế nữa nó còn
chứa nhiều thông tin.
Ngày nay công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ và thâm nhập sâu vào hầu
hết các ngành khoa học, các hoạt động thực tiễn và quản lý, đặc biệt là sự ra đời và phát
triển của GIS. Đây là một ngành công nghệ mới, hiện đại đƣợc ứng dụng trong nhiều
ngành. Đặc biệt trong ngành quản lý nƣớc, GIS đƣợc dùng để quản lý thông tin mạng
lƣới cấp nƣớc với các chức năng chính nhƣ: Quản lý thông tin mạng lƣới cấp nƣớc, cập
nhật dữ liệu mạng lƣới, tra cứu thông tin, kiểm tra dữ liệu, truy xuất dữ liệu và in ấn, bảo
mật. Do đó việc ứng dụng GIS trong việc quản lý hệ thống cấp nƣớc là hết sức cần thiết.
1.2 MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong công tác quản lý hệ thống cấp
nƣớc tỉnh Trà Vinh.
1.3 MỤC TIÊU CỤ THỂ

Xây dựng sơ đồ tổng quan hệ thống thông tin địa lý cho quản lý cấp nƣớc Tỉnh
Trà Vinh.
Cập nhật hiện trạng hệ thống cấp nƣớc.
Số hóa và lƣu trữ các dữ liệu của hệ thống cấp nƣớc.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thảo Vy (MSSV: 3113871)
1


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thiết lập các bản đồ chuyên đề liên quan đến hệ thống cấp nƣớc nhằm hỗ trợ cho
công tác quản lý.
1.4 NỘI DUNG THỰC HIỆN

Thu thập bản đồ hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, phƣờng, bản đồ sông
rạch, hệ thống giao thông của tỉnh Trà Vinh từ Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và
Môi trƣờng nhằm tạo bản đồ nền.
Thu thập các số liệu liên quan đến hệ thống cấp nƣớc (các nhà máy cấp nƣớc, trạm
cấp nƣớc, mạng lƣới đƣờng ống cấp nƣớc, vùng cấp nƣớc, tỉ lệ cấp nƣớc sạch) từ Công ty
TNHH MTV Cấp thoát nƣớc Trà Vinh.
Xây dựng sơ đồ tổng quan hệ thống GIS phục vụ công tác quản lý cấp nƣớc.
Xây dựng cấu trúc dữ liệu cho các lớp bản đồ bao gồm:
Lớp vị trí nhà máy cấp nƣớc (NMCN), trạm cấp nƣớc (TCN).
Lớp mạng lƣới đƣờng ống cấp nƣớc.
Lớp vùng cấp nƣớc của các NMCN, TCN.
Nhập số liệu liên quan về hiện trạng của hệ thống cấp nƣớc (tạo đối tƣợng cho bản
đồ nền và kiểm tra tọa độ vị trí bằng GPS).
Thiết lập các bản đồ chuyên đề về hệ thống cấp nƣớc gồm:
Hiện trạng các NMCN, TCN trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Hiện trạng vùng cấp nƣớc của các NMCN, TCN ở tỉnh Trà Vinh.
Tỉ lệ cấp nƣớc sạch tại các khu vực nội ô Thành phố Trà Vinh.
Hiện trạng mạng lƣới đƣờng ống cấp nƣớc tại Thành phố Trà Vinh.
1.5 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối với các NMCN, TCN: vị trí, tên, công suất của các NMCN, TCN trên địa bàn
toàn tỉnh Trà Vinh (Hình 1.1).
Đối với hệ thống cấp nƣớc: vùng cấp nƣớc của các NMCN, TCN trên các khu vực
thuộc địa bàn tỉnh Trà Vinh bao gồm TP. Trà Vinh, huyện Cầu Kè, huyện Tiểu Cần,

huyện Châu Thành, huyện Cầu Ngang, huyện Trà Cú, huyện Duyên Hải.
Đối với tỉ lệ cấp nƣớc: tập trung thể hiện tỉ lệ cấp nƣớc sạch của NMCN TP. Trà
Vinh tại khu vực nội ô TP. Trà Vinh từ phƣờng 1 đến phƣờng 9 và xã Long Đức.
Về mạng lƣới đƣờng ống cấp nƣớc, chỉ tập trung xây dựng mạng lƣới đƣờng ống
cấp nƣớc của NMCN TP. Trà Vinh, tại địa chỉ số 521B Điện Biên Phủ, phƣờng 6, TP.
Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh (Hình 1.1).

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thảo Vy (MSSV: 3113871)
2


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thảo Vy (MSSV: 3113871)
3

Hình 1.1. Phạm vi xây dữ liệu mạng lƣới đƣờng ống cấp nƣớc

TP. TRÀ VINH

TP.
TRÀ VINH


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Chƣơng 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƢỚC
Hệ thống thông tin địa lý GIS đƣợc hình thành vào những năm 1960 và phát triển
rất rộng rãi trong 10 năm trở lại đây (Nguyễn Bá Quảng, 2006). Vì GIS đƣợc thiết kế nhƣ
một hệ thống chung để quản lý dữ liệu không gian, nó có rất nhiều ứng dụng trong việc
phát triển đô thị và môi trƣờng tự nhiên nhƣ là: quy hoạch đô thị, quản lý nhân lực, nông
nghiệp, điều hành hệ thống công ích, lộ trình, nhân khẩu, bản đồ, giám sát vùng biển, cứu
hoả và bệnh tật. Trong phần lớn các lĩnh vực này, GIS đóng vai trò nhƣ là một công cụ hỗ
trợ quyết định cho việc lập kế hoạch hoạt động của các nhà nghiên cứu ở các trƣờng đại
học và chính phủ Canada, Mỹ và các quốc gia khác nhằm mục đích giới thiệu các yếu tố
địa lý của Trái Đất bằng cách sử dụng một hệ cơ sở dữ liệu (CSDL) máy tính, hiển thị nó
trên thiết bị đầu cuối của máy tính và vẽ bản đồ ra giấy.
Việc tổ chức, phân tích, phân phối và chia sẽ dữ liệu không gian đƣợc ứng dụng
rộng rãi nhằm mục đích cải thiện cuộc sống. Đặc biệt GIS đƣợc ứng dụng nhiều trong
lĩnh vực quản lý nguồn nƣớc và phân tích dữ liệu trên các lƣu vực sông. Việc sử dụng kỹ
thuật GIS để xử lý và phân tích dữ liệu trên các lƣu vực sông ở các thung lũng vùng
Tennessee vào những năm 1970, đƣợc xem là một trong những nghiên cứu thành công
đầu tiên trong việc ứng dụng GIS vào việc quản lý nguồn nƣớc. Từ đó về sau GIS bắt đầu
đƣợc sử dụng trong quản lý thủy văn và tài nguyên nƣớc. Sau những năm 1980 với sự
phát triển nhanh chóng của công nghệ máy tính, GIS, thủy văn và môi trƣờng đƣợc kết
hợp một cách rộng rãi.
Thiết lập bản đồ rủi ro do ngập trên lƣu vực sông Kankai, Nepal bằng ảnh viễn
thám và công cụ GIS kết hợp chồng ghép bản đồ diễn biến ngập với các bản đồ sử dụng
đất, bản đồ nông nghiệp, kết hợp các yếu tố kinh tế xã hội của cũng đã đánh giá đƣợc
mức tổn thƣơng do lũ lụt gây ra cho ngƣời dân trong vùng nghiên cứu (Shantosh Karki et
al, 2011). Tuy nhiên do thiếu kỹ thuật số hóa có độ phân giải cao về dữ liệu địa hình đã
dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá tính chính xác kết quả rủi ro do ngập gây ra.
Nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở một vùng nhỏ – lƣu vực sông Kankai, nên không mang
tính đại diện cho vùng hay khu vực cần mở rộng phạm vi nghiên cứu để có những đánh
giá tổng quát, đại diện hơn.

Trong khu vực châu Âu đã có nhiều dự án cũng nhƣ báo cáo đánh giá trữ lƣợng
NDĐ tại các khu vực Bắc và Trung Mỹ, Úc và Châu Đại Dƣơng, Châu Á, Châu Âu,
Châu Phi và Nam Mỹ để nói lên những thách thức trong công tác quản lý tài nguyên
NDĐ do hoạt động khai thác phục vụ cho sự phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia
(Ấn Độ, Mỹ,…), do gia tăng dân số và biến đổi khí hậu.
Sử dụng công cụ GIS (phần mềm ArcView) để thiết lập bản đồ rủi ro về mặn cho
vùng lƣu vực sông Payab (sông Mond và sông Shur) thuộc miền nam Iran (Masoud
Masoudi và ctv, 2006). Nghiên cứu cũng cho thấy đƣợc sự biến động của mặn theo cao
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thảo Vy (MSSV: 3113871)
4


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

trình của vùng, so sánh đƣợc sự khác biệt giữa mặn tiềm tàng và độ mặn thực tế bằng chỉ
số EC. Tuy nhiên các thông số sử dụng trong nghiên cứu để đánh giá rủi ro do mặn gây ra
cũng chỉ dừng lại ở chỉ số đặc tính nƣớc, đặc tính đất, địa hình, đặc điểm địa chất và các
yếu tố khí hậu, chƣa đánh giá tác động đến các yếu tố con ngƣời, xã hội, kinh tế do sự
nhiễm mặn gây ra cho vùng nghiên cứu.
2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC
Bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ XX, GIS đã trở nên phổ biến trong các lĩnh vực
thƣơng mại, khoa học và quản lý (Nguyễn Hiếu Trung và Trƣơng Ngọc Phƣơng, 2011).
Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã có những nghiên cứu về ứng dụng GIS và đạt đƣợc
kết quả cao khi áp dụng vào thực tế. Tại TP. Cần Thơ, việc ứng dụng công nghệ GIS
phục vụ cho công tác quản lý ở một số đơn vị đã thực hiện và đem lại hiệu quả cao khi sử
dụng. Việc đƣa GIS vào quản lý tài nguyên và môi trƣờng đã khá phổ biến, dƣới đây là
các nghiên cứu điển hình trong việc ứng dụng GIS vào quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong quản lý loại đất ngập triều và xâm nhập

mặn phục vụ cho quy hoạch đất đai trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (Lê Mỹ Hạnh, 2006).
Nghiên cứu xây dựng CSDL về đất, nƣớc và xâm nhập mặn phục vụ công tác quy hoạch
sử dụng đất đai phù hợp với điều kiện tự nhiên. Nghiên cứu chƣa xét đến các công trình
đê, cống vùng ven biển có thể hạn chế đƣợc xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng.
Ứng dụng GIS nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tại địa
phƣơng (Đinh Việt Sơn, 2010): Nghiên cứu xây dựng CSDL nhằm quản lý thông tin liên
quan đến doanh nghiệp, quản lý công tác sau đánh giá tác động môi trƣờng,…từ đó đƣa
ra đƣợc mức độ gây ảnh hƣởng lên môi trƣờng của từng đơn vị sản xuất kinh doanh.
Nghiên cứu xây dựng đƣợc CSDL giúp nhà quản lý có công cụ quản lý hiệu quả nhƣng
nghiên cứu chƣa xét đến các hoạt động nông nghiệp, giao thông có thể gây ảnh hƣởng
đến chất lƣợng môi trƣờng khu vực.
Xây dựng Hệ thống thông tin địa lý quản lý tổng hợp Tài nguyên nƣớc Đồng bằng
sông Cửu Long (Nguyễn Hiếu Trung, 2007). Mục tiêu chính của đề tài là xây dựng Hệ
Thống Thông Tin Địa Lý (GIS) nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho công tác nghiên
cứu, quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nƣớc ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống
khi đƣợc xây dựng hoàn chỉnh sẽ rất hữu dụng trong công tác quy hoạch quản lý tài
nguyên nƣớc của Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần nâng cao sự phát triển bền vững
của vùng. Ngoài ra, hệ thống có thể hỗ trợ rất hiệu quả cho công tác đào tạo các chuyên
ngành về tài nguyên, môi trƣờng của Trƣờng Đại học Cần Thơ. Cấu trúc dữ liệu của hệ
thống hợp lý, đi từ tổng quan (cấp vùng) đến chi tiết (cấp tỉnh, dự án). Tuy nhiên, do giới
hạn về tài chính và thời gian, chỉ một số tỉnh nhƣ An Giang và Bạc Liêu có dữ liệu chi
tiết, các tỉnh còn lại chỉ có bản đồ hành chính. Để nâng cao độ tin cậy của dữ liệu, cần
phải có những bản đồ chính xác và cập nhật hơn.
Huỳnh Vƣơng Thu Minh và các cộng sự (2013) đã triển khai đánh giá hiện trạng
khai thác và sử dụng tài nguyên NDĐ tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Kết quả
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thảo Vy (MSSV: 3113871)
5


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLTN&MT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

nghiên cứu cho thấy cao độ NDĐ Vĩnh Châu đang sụt giảm trong thời gian qua đƣợc thể
hiện qua độ sâu khoan giếng đã tăng trung bình từ 90 m – 100 m đến 115 m (trƣớc năm
2005 và từ sau năm 2005 đến 2012). Kết quả khảo sát hộ gia đình về chất lƣợng nƣớc
trong vùng cho thấy khoảng 8,2% hộ dân cho rằng chất lƣợng NDĐ tốt hơn trƣớc (trong
5 năm trở lại) và đa số các hộ dân (75,5%) cho rằng chất lƣợng NDĐ không thay đổi và
có thể sử dụng trực tiếp không cần qua xử lí. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với Báo
cáo môi trƣờng Biển và sản xuất (2005), chất lƣợng nƣớc trong tầng Pleistocen giữa –
trên (từ 80 m – 200 m) thuộc loại trung bình (pH t= 7 – 8,5), hàm lƣợng sắt từ 0,1 – 0,8
mg/l, độ mặn từ 100 – 200 mg/l. Các tính chất khác nhƣ độ trong, hàm lƣợng ion SO4,
NO3 vào loại bình thƣờng và hầu nhƣ không có vi khuẩn Coliform và Ecoli. Chỉ khoảng
14,5% hộ cho rằng chất lƣợng NDĐ có dấu hiệu suy giảm (có mùi, nhiễm mặn và phèn)
và 7% số hộ mắc bệnh liên quan tới nƣớc trong 5 năm trở lại đây.
Nghiên cứu của Nguyễn Đình Tiến và Phạm Đình Duy (2011) đã dựa trên cơ sở
kết quả nghiên cứu các nhân tố tự nhiên nhƣ khí hậu, địa hình, địa mạo và các nhân tố
nhân tạo trong vùng, tiến hành phân tích các nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến mực nƣớc và
chất lƣợng nƣớc dƣới đất vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, các nhân tố tự nhiên cơ bản ánh hƣởng đến NDĐ là lƣợng mƣa, lƣợng bốc hơi, địa
hình. Lƣợng mƣa là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất trong việc cung cấp cho NDĐ,
làm tăng trữ lƣợng và giảm độ khoáng hoá của nƣớc. Lƣợng bốc hơi lại có vai trò ngƣợc
lại, làm giảm trữ lƣợng NDĐ và tăng độ khoáng hoá của nƣớc (nhất là tăng độ khuếch tán
của nƣớc mặn ở các biên cung cấp). Nhân tố địa hình, địa mạo có tác động làm thay đổi
những đặc điểm địa chất thuỷ văn, dẫn đến thay đổi trữ lƣợng, chất lƣợng và động thái
của NDĐ. Các nhân tố nhân tạo hiện tại trong vùng nhƣ khai thác nƣớc (phục vụ dân
sinh, khai khoáng và nuôi trồng thuỷ sản), các nghĩa trang và nhà vệ sinh có tác động
mạnh mẽ và một phần nào đã làm thay đổi theo chiều có hại về chất lƣợng và trữ lƣợng
NDĐ trong vùng.
Bên cạnh công tác đánh giá và phân tích thì quan trắc, dự báo tài về nguyên NDĐ

là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để bảo vệ và khai thác bền vững tài
nguyên nƣớc dƣới đất. Hiện nay trên thế giới, việc dự báo, cảnh báo động thái nƣớc dƣới
đất đã và đang đƣợc các nhà khoa học quan tâm. Ở Việt Nam, công tác dự báo, cảnh báo
cũng bắt đƣợc chú trọng. Nghiên cứu của Phan Ngọc Tuấn (2009) đã sử dụng phƣơng
pháp khả năng tự tƣơng quan bằng cách phân tích loạt dữ liệu theo thời gian trong quá
khứ (historical data) với sự trợ giúp mô hình ARIMA (Seasonal Autoregressive
Integrated Moving Average – Trung bình chuyển động tổng hợp tự hồi quy từng mùa).
Với mô hình này các giá trị mực nƣớc ở giai đoạn sau đƣợc xác định dựa vào hàm số tự
tƣơng quan theo loạt dữ liệu ban đầu (time series data) của chúng. Tác giả đã nghiên cứu
phƣơng pháp phân tích loạt dữ liệu theo thời gian quan trắc để xác định các yếu tố làm
thay đổi mực nƣớc và dự báo mực nƣớc cho khoảng thời gian tiếp theo dựa trên mô hình
ARIMA.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thảo Vy (MSSV: 3113871)
6


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hiện tại vẫn chƣa có hệ thống GIS đƣợc thiết kế và xây dựng cho công tác quản lý
hệ thống cấp nƣớc của tỉnh Trà Vinh.
2.3 TỔNG QUAN VỀ GIS
2.3.1 Khái niệm về GIS
GIS là từ viết tắt của Geographic Information System có nghĩa là hệ thống thông
tin địa lý là một nhánh của công nghệ thông tin, đƣợc hình thành vào những năm 60 của
thế kỷ trƣớc và phát triển rất rộng rãi trên 10 năm lại đây, GIS ngày nay là công cụ trợ
giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia
trên thế giới. GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh
nghiệp, các cá nhân... đánh giá đƣợc hiện trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên,

kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích, tích hợp
các thông tin đƣợc gắn với một nền hình học nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu
đầu vào.
Có nhiều cách tiệm cận khác nhau khi định nghĩa GIS. Nếu xét dƣới góc độ hệ
thống (Bùi Hữu Mạnh, 2006), thì GIS có thể đƣợc hiểu nhƣ một hệ thống gồm các thành
phần:
Phần cứng.
Phần mềm, cơ sở dữ liệu.
Nguồn nhân lực: Trí thức chuyên gia, các kiến thức chuyên ngành và các
kiến thức về công nghệ thông tin.
Theo cách tiếp cận truyền thống (Đặng Văn Đức, 2001), GIS là một công cụ máy
tính để lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tƣợng thực trên trái đất, là hệ thống quản
lý, phân tích và hiển thị tri thức địa lý, tri thức này đƣợc thể hiện qua các tập thông tin:
Các bản đồ: Giao diện trực tuyến với dữ liệu địa lý để tra cứu, trình bày kết
quả và sử dụng nhƣ là một nền thao tác với thế giới thực.
Các tập thông tin địa lý: Thông tin địa lý dạng tập tin và dạng CSDL gồm các
yếu tố, mạng lƣới, địa hình, thuộc tính.
Các mô hình xử lý: Tập hợp các quy trình xử lý để phân tích tự động.
Các mô hình dữ liệu: GIS cung cấp công cụ mạnh hơn là một CSDL thông
thƣờng bao gồm quy tắc và sự toàn vẹn giống nhƣ các hệ thông tin khác.
Lƣợc đồ, quy tắc và sự toàn vẹn của dữ liệu địa lý đóng vai trò quan trọng.
Metadata: Tài liệu mô tả dữ liệu hay còn gọi là từ điển dữ liệu. Cho phép
ngƣời sử dụng tổ chức tìm hiểu và truy nhập đƣợc tới tri thức địa lý.
Xét dƣới góc độ ứng dụng trong quản lý nhà nƣớc (Phạm Trọng Mạnh, 1999), GIS
có thể đƣợc hiểu nhƣ là một công nghệ xử lý các dữ liệu có toạ độ (bản đồ) để biến chúng
thành các thông tin trợ giúp quyết định cho các nhà quản lý.
Dữ liệu đầu vào của GIS là hết sức đa dạng: các bản đồ đƣợc xây dựng bằng công
nghệ số hoặc đƣợc số hoá. Các dữ liệu thống kê, các đối tƣợng phi tỉ lệ (âm thanh, hình
ảnh, sơ đồ, bản vẽ, văn bản) đƣợc thu thập lại dƣới dạng số, đƣợc gọi là thuộc tính. Các
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thảo Vy (MSSV: 3113871)

7


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

ảnh vệ tinh và ảnh chụp bằng máy bay.
Dữ liệu hình học và phi hình học, GIS đặc trƣng bởi mối liên kết chặt chẽ giữa hai
loại dữ liệu cơ bản của đối tƣợng địa lý: Dữ liệu hình học (còn gọi là dữ liệu bản đồ, gắn
với các đối tƣợng xác định trong không gian thực: Sông, hồ, đƣờng xá, nhà cửa, công
trình,...) và dữ liệu phi hình học (dữ liệu thuộc tính: Tên gọi, nội dung, tính chất, đặc
điểm,...).
2.3.2 Các lĩnh vực ứng dụng của GIS
Đối với việc ứng dụng trong thực tế công nghệ GIS đã trở thành một trong
những ứng dụng quan trọng bậc nhất không thể thay thế đƣợc của công nghệ thông tin
(Nguyễn Bá Quảng, 2006). GIS là công cụ đắc lực cho các hoạt động điều tra cơ bản và
quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên tự nhiên, môi trƣờng và cho các mục tiêu kinh
tế - xã hội khác.
Đây là công nghệ quan trọng đƣợc ứng dụng tại hầu hết các Bộ (kể cả Bộ Quốc
phòng), các sở, ban, ngành quản lý nhà nƣớc cho đến các đơn vị, các công ty thuộc lĩnh
vực quản lý, quy hoạch, xây dựng, kinh doanh, xã hội, văn hóa,... GIS là công cụ đắc
lực trong việc cung cấp thông tin tức thời, tích hợp thông tin cho việc ra quyết định.
Trong lĩnh vực cấp nƣớc, GIS đang đƣợc xây dựng để quản lý cấp nƣớc nhằm
nâng cao năng lực quản lý cấp nƣớc, tăng khả năng chia sẻ dữ liệu giữa các phòng ban và
nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng.
Trong lĩnh vực nông nghiệp và y tế, đã xây dựng bản đồ dịch tể bệnh gia súc để
quản lý dịch bệnh trên gia súc tỉnh, bản đồ quản lý dịch hại cây ăn trái và quản lý dịch tể
trong ngành Y tế trên địa bàn tỉnh. Dựa vào các bản đồ này, nhà quản lý sẽ nắm đƣợc
vùng dịch bệnh và mức độ dịch bệnh hàng năm, mức độ gây bệnh và khả năng lây lan, từ

đó khoanh vùng và dập tắt dịch có trọng điểm, nhanh chóng kịp thời và hiệu quả cao.
Phân loại các cơ quan sử dụng GIS (Nguyễn Văn Tân, 2002):
Phần lớn các cơ quan quản lý nhà nƣớc, chiếm 54 %.
Các trƣờng đại học, viện nghiên cứu, chiếm 42 %.
Các cơ quan kinh doanh và tƣ nhân 4 %.
Có rất nhiều phần mềm GIS hiện đƣợc sử dụng ở Việt Nam. Đƣợc sử dụng nhiều
nhất là MapInfo với 53% số cơ quan dùng. Sau đó phải kể đến là Arc/Info với 42% (chủ
yếu là Pc Arc/Info), Ilwis, Intergraph (Viện Khoa Học Và Công Nghệ Địa Chính, 1998).
Phân loại các cơ quan sử dụng phần mềm GIS:
Các tỉnh tham gia dự án GIS của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng
chủ yếu sử dụng phần mềm MapInfo.
Các cơ quan trong Tổng cục Ðịa chính và các sở Ðịa chính sử dụng công
nghệ Intergraph.
Các cơ quan nghiên cứu dùng các phần mềm GIS chuyên nghiệp, mua thông
qua các dự án. Ðó là các phần mềm: Arc/Info, Spans, . . . Công trình thi công
lắp đặt tuyến ống nƣớc thô Hóa An - Thủ Ðức.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thảo Vy (MSSV: 3113871)
8


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.3.3 Một số chức năng của GIS
Một số chức năng của hệ thống GIS:
Lƣu trữ các thông tin, số liệu.
Truy xuất, cập nhật số liệu.
Xử lý, phân tích số liệu, điển hình nhƣ: chồng lấp lớp bản đồ, phân loại thuộc
tính, tìm kiếm, tạo vùng đệm, lập bản đồ chuyên đề, thực hiện nội suy, tính

diện tích, …
GIS có khả năng giải đáp đƣợc các yêu cầu thực tế của ngƣời sử dụng nhƣ:
Tìm kiếm vị trí của một đối tƣợng nào đó trên bản đồ một cách nhanh chóng
bao gồm cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.
Truy xuất đối tƣợng cần tìm kiếm theo điều kiện về thuộc tính của đối tƣợng.
Có thể phán đoán đƣợc xu hƣớng thay đổi của đối tƣợng.
Tìm ra các giải pháp tốt nhất để đáp ứng mục tiêu cần đạt đƣợc.
Thiết lập đƣợc các mô hình khác nhau.
2.3.4 Các ứng dụng thực tế của GIS
GIS có rất nhiều chức năng đƣợc ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành nghề và
lĩnh vực, cụ thể:
Ứng dụng trong công tác quản lý mạng lƣới đƣờng giao thông: Tìm kiếm địa
chỉ đối tƣợng, tìm vị trí khi biết trƣớc địa chỉ đƣờng phố, điều kiện đƣờng đi,
lập kế hoạch lƣu thông xe, chọn địa điểm xây dựng các công trình công cộng,
lập kế hoạch phát triển giao thông…
Ứng dụng trong lĩnh vực giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng: Tài
nguyên sinh vật, tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc, tài nguyên rừng, dầu mỏ, khí
đốt, phân tích xu hƣớng môi trƣờng, đánh giá tác động môi trƣờng, quản lý
nguồn thải, mô hình hoá đƣờng ô nhiễm…
Quản lý và quy hoạch: Đô thị, nông nghiệp, sử dụng đất, khí tƣợng: mƣa, gió,
các vùng lũ lụt…
Quản lý và lập kế hoạch sử dụng các dịch vụ công cộng bao gồm các chức
năng: Tìm địa điểm cho các công trình ngầm, lập kế hoạch bảo dƣỡng công
trình công cộng…
Các ứng dụng GIS đƣợc liên tục phát triển trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ
môi trƣờng cụ thể nhƣ: Phân tích và theo dõi ô nhiễm, quản lý chất thải, qui
hoạch môi trƣờng, quản lý tài nguyên nƣớc, quản lý tài nguyên rừng, quản lý
tài nguyên sinh vật.
GIS còn ứng dụng trong đánh giá tác động môi trƣờng, trong giám sát và dự
báo các sự cố môi trƣờng (lũ lụt, lỡ đất, động đất, núi lửa…), đánh giá và quản

lý rủi ro vùng ven biển, giám sát ảnh hƣởng của các tác nhân gây ô nhiễm
không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nƣớc…
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thảo Vy (MSSV: 3113871)
9


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------2.4 TỔNG QUAN VỀ TỈNH TRÀ VINH

2.4.1 Đặc điểm tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Trà Vinh là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Vị trí địa lý giới hạn
từ 9°31'46" đến 10°4'5" vĩ độ Bắc và từ 105°57'16" đến 106°36'04" kinh độ Đông. Trà
Vinh cách TP. Hồ Chí Minh 200 km đi bằng quốc lộ 53, khoảng cách chỉ còn 130 km nếu
đi bằng quốc lộ 60, cách TP. Cần Thơ 95 km. Đƣợc bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu với
02 cửa Cung Hầu và Định An nên giao thông đƣờng thủy có điều kiện phát triển.
Trà Vinh là tỉnh duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông giáp Biển
Đông, phía Tây giáp Vĩnh Long, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Bắc giáp tỉnh Bến
Tre, có 65 km bờ biển (Nguồn Cổng thông tin điện tử Trà Vinh).
b) Địa hình
Trà Vinh nằm ở phần cuối cù lao kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu. Địa hình chủ
yếu là những khu đất bằng phẳng với độ cao trên dƣới 1 mét so với mặt biển. Ở vùng
đồng bằng ven biển nên có các giồng cát, chạy liên tục theo hình vòng cung và song song
với bờ biển. Càng về phía biển, các giồng này càng cao và rộng lớn.
Do sự chia cắt bởi các giồng và hệ thống trục lộ, kinh rạch chằng chịt, địa hình toàn
vùng khá phức tạp. Các vùng trũng xen kẹp với các giồng cao, xu thế độ dốc chỉ thể hiện
trên từng cánh đồng. Riêng phần phía nam tỉnh là vùng đất thấp, bị các giồng cát hình
cánh cung chia cắt thành nhiều vùng trũng cục bộ, nhiều nơi chỉ ở độ cao 0,5 – 0,8 m nên
hàng năm thƣờng bị ngập mặn 0,4 – 0,8 m trong thời gian 03 – 05 tháng (Nguồn Cổng

thông tin điện tử Trà Vinh).
c) Sông ngòi
Trên địa bàn Trà Vinh có hệ thống sông chính với tổng chiều dài 578 km, trong đó
có các sông lớn là sông Hậu, sông Cổ Chiên và sông Măng Thít. Các sông ngòi, kênh
rạch trên địa bàn Trà Vinh hợp lƣu đổ ra biển chủ yếu qua hai cửa sông chính là cửa Cổ
Chiên hay còn gọi là cửa Cung Hầu và cửa Định An (Nguồn Cổng thông tin điện tử Trà
Vinh).
d) Khí hậu
Nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh cũng có những thuận
lợi chung nhƣ: có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Tuy nhiên,
do đặc thù của vùng khí hậu ven biển tỉnh Trà Vinh có một số hạn chế về mặt khí tƣợng
nhƣ gió chƣớng mạnh, bốc hơi cao, mƣa ít. Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí
hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình từ 26 – 27°C , độ ẩm trung bình 80 – 85 %/năm, ít bị ảnh
hƣởng bởi bão, lũ. Mùa mƣa từ tháng 05 – tháng 11, mùa khô từ tháng 12 – tháng
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thảo Vy (MSSV: 3113871)
10


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

04 năm sau, lƣợng mƣa trung bình từ 1.400 – 1.600 mm có điều kiện thuận lợi cho việc
đầu tƣ sản xuất, kinh doanh và du lịch.
Hàng năm hạn hán thƣờng xảy ra gây khó khăn cho sản xuất với số ngày không
mƣa liên tục từ 10 đến 18 ngày, trong đó các huyện nhƣ Cầu Kè, Càng Long, Trà Cú là
các huyện ít bị hạn. Huyện Tiểu Cần hạn đầu vụ khoảng tháng 06 và tháng 07 là quan
trọng trong khi các huyện còn lại nhƣ Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải hạn giữa vụ
nhƣng tháng 07 và tháng 08 thƣờng nghiêm trọng hơn (Nguồn Cổng thông tin điện tử Trà
Vinh).

e) Tài nguyên thiên nhiên
Tỉnh Trà Vinh có khoảng 24.000 ha diện tích rừng và đất rừng, chủ yếu nằm dọc
bờ biển tại các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang và Trà Cú với các loại cây
nhƣ bần, đƣớc, mắm, dừa nƣớc, chà là,… đất bãi bồi có diện tích 1.138 ha.
Diện tích đất 229.200 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 186.170 ha, đất lâm
nghiệp chiếm 6.922 ha, đất chuyên dùng chỉ có 9.936 ha, còn lại là đất ở nông thôn chiếm
3.108 ha, đất ở thành thị chiếm 586 ha, đất chƣa sử dụng chiếm 85 ha,...
Trà Vinh có 3 nhóm đất chính trong đó đất cát giồng chiếm 6,65 %, đất phù
sa chiếm 58,29 % và đất phèn chiếm 24,44 %. Diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm
62.000 ha trong đó diện tích nuôi tôm sú 25.000 ha. Hiện nay sản lƣợng nuôi trồng và
đánh bắt thủy hải sản của tỉnh có bƣớc phát triển, nên nhu cầu về đầu tƣ nhà máy chế
biến thủy hải sản xuất khẩu rất cần thiết.
Tổng sản lƣợng thủy, hải sản bình quân đạt 157.000 tấn/năm. Trong đó, sản
lƣợng hải sản khai thác 54.000 tấn, nuôi trồng 90.000 tấn, khai thác nội đồng 12.000 tấn,
Sản lƣợng tôm sú toàn tỉnh đạt trên 19.000 tấn/năm, tôm càng xanh, tôm thẻ chân
trắng 3.000 tấn/năm.
Sản lƣợng cá đạt 52.000 tấn/năm. Trong đó cá da trơn 30.000 tấn/năm. Sản
lƣợng cua đạt tổng 5.200 tấn/năm, sản lƣợng nghêu đạt sản lƣợng 3.800 tấn/năm.
Khoáng sản chủ yếu của tỉnh Trà Vinh là những loại cát dùng trong công
nghiệp và xây dựng. Trong đó, trữ lƣợng cát sông đạt 151.574.000 m3. Đất sét gạch ngói
đƣợc Phân viện nghiên cứu địa chất công nhận là đạt yêu cầu dùng trong xây dựng, phục
vụ cho công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có Mỏ
nƣớc khoáng đạt tiêu chuẩn khoáng cấp quốc gia, nhiệt độ 38,5°C, khả năng khai thác
cấp trữ lƣợng 211 đạt sản lƣợng 240 m3/ngày, cấp tài nguyên 333 đạt 19.119 m3/ngày
phân bổ tại thị trấn Long Toàn, huyện Duyên Hải (Nguồn Cổng thông tin điện tử Trà
Vinh).

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thảo Vy (MSSV: 3113871)
11



Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.4.2 Đặc điểm dân cƣ và tình hình kinh tế
a) Dân cư
Các đơn vị trực thuộc tỉnh Trà Vinh bao gồm 01 thành phố là TP. Trà Vinh và 07
huyện: Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải.
Trên địa bàn Trà Vinh có 3 dân tộc, đó là ngƣời Kinh (69%), ngƣời Khmer (29%)
và ngƣời Hoa chiếm phần còn lại.
Dân số Trà Vinh chiếm 5,99% Đồng bằng sông Cửu Long (theo điều tra dân số
năm 2000), trong đó hơn 87% sống ở khu nông thôn. Mật độ dân số 414 ngƣời/km², tỷ lệ
tăng dân số năm 2000 là 1,65.
Theo tài liệu tổng điều tra dân số ngày 01 tháng 4 năm 1999, trên địa bàn Trà Vinh
có trên 290 nghìn ngƣời Khmer, chiếm 30,1% dân số toàn tỉnh và chiếm 27,6% số ngƣời
Khmer của cả nƣớc.
Đây là địa bàn cƣ trú lâu đời của cộng đồng dân tộc ngƣời Khmer có nền văn hóa
dân tộc đặc trƣng tiếng nói, chữ viết, món ăn và đặc biệt là hệ thống chùa rất đặc thù
(Nguồn Cổng thông tin điện tử Trà Vinh).
b) Kinh tế
Năm 2012, tỉnh đặt mục tiêu tăng trƣởng GDP từ 13,5% trở lên. Trong đó, giá
trị nông nghiệp tăng tăng 2%, lâm nghiệp tăng 5,7%, thủy sản tăng 9%, công nghiệp tăng
15%, xây dựng tăng 27,3% và dịch vụ tăng 20%.
Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 19,325 triệu đồng, tƣơng đƣơng 920 USD. Giá
trị kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD, tăng 15,4% so với năm 2011. Thu ngân sách
827 tỷ đồng, tăng 27,2% so năm 2011. Tổng chi ngân sách 4.169 tỷ đồng. Huy động vốn
đầu tƣ toàn xã hội 8.700 tỷ đồng.
Ngoài ra, tỉnh đặt mục tiêu một số chỉ tiêu xã hội nhƣ tạo việc làm mới cho 22.000
lao động, trong đó có 200 lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài. Tỷ lệ lao động qua đào tạo,

bồi dƣỡng chiếm 35%. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 3%, trong đồng bào dân tộc
Khmer 4% ...
Biển Trà Vinh là một trong những ngƣ trƣờng lớn của Việt Nam với trữ lƣợng 1,2
triệu tấn hải sản các loại, cho phép đánh bắt 63 vạn tấn/năm (Nguồn Cổng thông tin điện
tử Trà Vinh).

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thảo Vy (MSSV: 3113871)
12


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.5 HIỆN TRẠNG CẤP NƢỚC TẠI TỈNH TRÀ VINH
Hiện nay, nhu cầu cấp nƣớc của TP. Trà Vinh đƣợc phân cấp quản lý theo 2 đơn vị
quản lý chính: Công ty TNHH MTV Cấp thoát nƣớc Trà Vinh, Trung tâm Nƣớc sạch và
Vệ sinh môi trƣờng Nông thôn tỉnh Trà Vinh.
Công ty TNHH MTV Cấp thoát nƣớc Trà Vinh
Công ty Cấp thoát nƣớc Trà Vinh đƣợc thành lập sau khi tách tỉnh Trà Vinh từ
tỉnh Cửu Long cũ tháng 5/1992 với tên gọi: Công ty Công trình Đô thị Trà Vinh.
Năm 1995 thực hiện Quyết định số 318/QĐ – UBT ngày 03/05/1995 của UBND
tỉnh Trà Vinh, đổi tên là Công ty Cấp thoát nƣớc Trà Vinh, là doanh nghiệp nhà nƣớc
hạng II, trực thuộc sở xây dựng tỉnh Trà Vinh.
Tháng 12/2010 thực hiện Quyết định số 2248/QĐ – UBND ngày 22/12/2010 của
UBND tỉnh Trà Vinh, về việc phê duyệt đề án chuyển đổi Công ty Cấp thoát nƣớc Trà
Vinh thành Công ty TNHH MTV Cấp thoát nƣớc Trà Vinh chính thức đi vào hoạt động
từ ngày 01/01/2011.
Trụ sở cơ quan: Số 521B đƣờng Điện Biên Phủ, phƣờng 6, TP. Trà Vinh,
tỉnh Trà Vinh.

Số điện thoại: 074.3840215

Fax: 074.3850656

Chức năng của Công ty: Công ty TNHH MTV Cấp thoát nƣớc Trà Vinh là đơn vị
sản xuất kinh doanh 100% vốn nhà nƣớc, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ động
trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất kinh doanh nƣớc sạch phục vụ sinh hoạt, sản xuất dịch vụ ở các đô
thị trong toàn tỉnh.
Quản lý, vận hành, bảo dƣỡng hệ thống thoát nƣớc trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh.
Quản lý và xây lắp các hệ thống CTN; thiết kế các hạng mục cấp và thoát
nƣớc.
Dịch vụ kiểm định đồng hồ đo nƣớc lạnh.
Dịch vụ cấp nƣớc sau đồng hồ.
Dịch vụ thoát nƣớc cộng đồng.
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa đƣờng bộ.
Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp.
Sản xuất và gia công các sản phẩm cơ khí chuyên ngành và các sản phẩm dân
dụng.
Sản xuất kinh doanh nƣớc uống đóng chai.
Kinh doanh vật tƣ chuyên ngành CTN.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thảo Vy (MSSV: 3113871)
13


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là quản lý sản xuất, phân phối nƣớc sạch.
NMCN TP. Trà Vinh có công suất 18.000 m3/ngày đƣợc đầu tƣ xây dựng bằng
nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc năm 1995 vào đƣa vào hoạt động
năm 1998, phát nƣớc cung cấp cho ngƣời dân.
Do quá trình khai thác lâu dài với số lƣợng lớn, chất lƣợng nƣớc thô ngày càng
biến đổi xấu. Năm 2011, với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA của Chính phủ
Hàn Quốc và vốn đối ứng thuộc nguồn vốn ngân sách của Chính phủ Việt Nam, UBND
tỉnh Trà Vinh đã quyết định nâng cấp NMCN TP. Trà Vinh lên công suất 50.000 m3/ngày
nhằm giải quyết vấn đề nƣớc sạch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, dịch vụ và sản xuất,
góp phần nâng cao mức sống cũng nhƣ điều kiện sống của nhân dân.
Công ty TNHH MTV CTN Trà Vinh đƣợc UBND tỉnh Trà Vinh giao thực hiện,
quản lý và vận hành các công trình cấp nƣớc khu vực nội thị của TP. Trà Vinh và các
huyện trên địa bàn tỉnh, cụ thể nhƣ sau:
Nhà máy cấp nƣớc TP. Trà Vinh.
Nhà máy cấp nƣớc TT Cầu Ngang, huyện Cầu Ngang.
Nhà máy cấp nƣớc TT Mỹ Long, huyện Cầu Ngang.
Trạm cấp nƣớc TT Cầu Kè, huyện Cầu Kè.
Trạm cấp nƣớc TT Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần.
Trạm cấp nƣớc TT Cầu Quan, huyện Tiểu Cần.
Trạm cấp nƣớc TT Châu Thành, huyện Châu Thành.
Trạm cấp nƣớc TT Trà Cú, huyện Trà Cú.
Trạm cấp nƣớc TT Duyên Hải, huyện Duyên Hải.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thảo Vy (MSSV: 3113871)
14


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLTN&MT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chƣơng 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
3.1 PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU

Máy ảnh ghi lại hình ảnh dùng minh họa.
Máy vi tính.
Thiết bị định vị GPS.
Nguồn số liệu thứ cấp về bản đồ hành chánh, sông rạch, hệ thống giao thông
tỉnh Trà Vinh.
Nguồn số liệu thứ cấp về hiện trạng mạng lƣới đƣờng ống cấp nƣớc, NMCN,
TCN, vùng cấp nƣớc và tỉ lệ cấp nƣớc.
Phần mềm MapInfo, Google Earth.
3.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Hình 3.1 trình bày sơ đồ các bƣớc trong phƣơng pháp thực hiện đề tài.
Các NMCN, TCN,
đƣờng ống cấp nƣớc, …
1. Khảo sát thực địa
Tƣ liệu hình ảnh

2. Thu thập số liệu

Dữ liệu hệ thống cấp
nƣớc (vị trí NMCN,
mạng lƣới đƣờng ống,..)

Cập nhật hiện
trạng mạng lƣới

cấp nƣớc

Số hóa và lƣu trữ
dữ liệu

Bản đồ hành chính tỉnh
Trà Vinh
Phân tích dữ liệu hệ
thống quản lý
3. Phân tích
và xây dựng dữ liệu

Xây dựng dữ liệu hệ
thống quản lý

Tạo các bản đồ
chuyên đề

Nhập số liệu hiện trạng
hệ thống cấp nƣớc
Hình 3.1 Sơ đồ mô tả các bƣớc thực hiện trong phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thảo Vy (MSSV: 3113871)
15


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.2.1 Phƣơng pháp khảo sát thực địa

Sử dụng phƣơng tiện cá nhân để thu thập thông tin trực tiếp ngoài hiện trƣờng nhƣ
chụp ảnh tƣ liệu các NMCN, đƣờng ống, … tại các nhà máy và công trình đang thi công.
Sử dụng thiết bị định vị GPS đến xác định tọa độ tại các NMCN, TCN:
Nhà máy cấp nƣớc TP. Trà Vinh.
Nhà máy cấp nƣớc TT Cầu Ngang, huyện Cầu Ngang.
Nhà máy cấp nƣớc TT Mỹ Long, huyện Cầu Ngang.
Trạm cấp nƣớc TT Cầu Kè, huyện Cầu Kè.
Trạm cấp nƣớc TT Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần.
Trạm cấp nƣớc TT Cầu Quan, huyện Tiểu Cần.
Trạm cấp nƣớc TT Châu Thành, huyện Châu Thành.
Trạm cấp nƣớc TT Trà Cú, huyện Trà Cú.
Trạm cấp nƣớc TT Duyên Hải, huyện Duyên Hải.
3.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Lƣợc khảo các tài liệu từ các bài báo trong và ngoài nƣớc, các báo cáo khoa học
trong các kỷ yếu có liên quan đến vùng nghiên cứu và nội dung nghiên cứu cần triển
khai.
Thu thập số liệu thứ cấp từ:
Phòng Kế hoạch – Kinh doanh thuộc Công ty TNHH MTV CTN Trà Vinh:
thông tin về số hộ dân đƣợc cấp nƣớc, tỉ lệ cấp nƣớc sạch của NMCN TP.
Trà Vinh.
Phòng Kỹ thuật thuộc Công ty TNHH MTV CTN Trà Vinh: mạng lƣới
đƣờng ống cấp nƣớc ở định dạng dữ liệu AutoCad chuyển sang định dạng dữ
liệu MapInfo để tạo bản đồ chuyên đề, công suất cấp nƣớc trung bình.
Phòng Quy hoạch Kế hoạch thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Trà
Vinh: các bản đồ ranh giới hành chính (quận huyện, xã phƣờng) định dạng
dữ liệu MapInfo để tạo bản đồ nền.
Sở Giao thông vận tải tỉnh Trà Vinh xin các bản đồ đƣờng lộ tỉnh Trà Vinh
định dạng dữ liệu MapInfo để tạo bản đồ nền.
Điều tra, phỏng vấn, tổ chức thảo luận nhóm các cán bộ quản lý hệ thống cấp nƣớc
của Công ty TNHH MTV CTN Trà Vinh từ đó xây dựng CSDL cần thiết cho hệ thống

quản lý.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thảo Vy (MSSV: 3113871)
16


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.2.3. Phƣơng pháp phân tích và xây dựng dữ liệu
a) Phương pháp phân tích
Sử dụng phƣơng pháp phân tích hệ thống (Nguyễn Hiếu Trung và Trƣơng Ngọc
Phƣơng, 2014) nhằm lập sơ đồ hệ thống thể hiện các tiến trình, CSDL và dòng dữ liệu
cho hệ thống:
Thiết kế sơ đồ tiến trình, thể hiện nguồn số liệu, nơi lƣu trữ dữ liệu, bộ phận
xử lý và dòng dữ liệu trong hệ thống, xác định đầu vào và đầu ra quan trọng
của hệ thống.
Khi tiến hành lập sơ đồ hệ thống, ta đi từ tổng quát đến cụ thể, xác định các
thành phần chính của hệ thống trƣớc, sau đó mới phân tích từng thành phần
chính đó, rồi tiếp tục phân tích các thành phần nhỏ hơn của hệ thống. Sơ đồ
dữ liệu của hệ thống bao gồm các thành phần sau:
Bảng 3.1 Mô tả các kí hiệu sử dụng trong hệ thống
Kí hiệu

Tên

Ý nghĩa

Thành phần bên ngoài hệ thống


Nơi cung cấp dữ liệu cho hệ thống hay
nơi nhận dữ liệu của hệ thống.

Kho dữ liệu

Nơi dùng để lƣu trữ dữ liệu và có ghi
tên nơi lƣu trữ.

Bộ phận xử lý

Nơi xử lý dòng dữ liệu vào và xuất dữ
liệu ra. Bao gồm số thứ tự và ghi tên
của bộ phận xử lý.

Dòng dữ liệu

Mô tả sự lƣu chuyển của dữ liệu trong
hệ thống.

b) Xây dựng dữ liệu
Cập nhật và biên tập lại bản đồ hành chánh tỉnh Trà Vinh,chuẩn hóa dữ liệu không
gian trên phần mềm MapInfo, số hóa, nắn chỉnh và chuyển các lớp bản đồ không cùng
hệ quy chiếu về một hệ quy chiếu với lƣới chiếu Universal Transverse Mercator
(WGS84) và vùng lƣới chiếu là UTM Zone 48 – Northern Hemisphere (WGS84).
Chuyển mạng lƣới đƣờng ống cấp nƣớc của NMCN TP. Trà Vinh từ dữ liệu
AutoCad sang dữ liệu MapInfo.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thảo Vy (MSSV: 3113871)
17



×