Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

khảo sát các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự suy giảm loài dơi ở chùa dơi và các khu vực phụ cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 118 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG ẢNH
HƢỞNG ĐẾN SỰ SUY GIẢM LOÀI DƠI Ở CHÙA
DƠI VÀ CÁC KHU VỰC PHỤ CẬN

Sinh Viên Thực Hiện
Sơn Thị Thùy Vân

MSSV: 3113867

Cán Bộ Hƣớng Dẫn
Bùi Thị Bích Liên

Cần Thơ, tháng 12 - 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG ẢNH
HƢỞNG ĐẾN SỰ SUY GIẢM LOÀI DƠI Ở CHÙA DƠI


VÀ CÁC KHU VỰC PHỤ CẬN

Sinh Viên Thực Hiện
Sơn Thị Thùy Vân

MSSV: 3113867

Cán Bộ Hƣớng Dẫn
Bùi Thị Bích Liên

Cần Thơ, tháng 12 - 2014


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý tài nguyên & MôiTtrường

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắng liền với sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của ngƣời khác. Trong suốt thời gian
học tập ở giảng đƣờng đại học đên nay, em đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm giúp
đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gởi đến quý Thầy Cô khoa Môi trƣờng và
Tài nguyên thiên nhiên nói chung, và quý Thầy Cô bộ môn Quản lý môi trƣờng và Tài
nguyên thiên nhiên nói riêng đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và tận tình chỉ bảo
để em có thể hoàn thiện luận văn này.
Cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Cô Bùi Thị Bích Liên là cán bộ hƣớng dẫn và
cũng là Cố vấn học tập cùng với sự giúp đỡ của Thầy Vũ Nam trong suốt thời gian học
tập tại trƣờng Đại học Cần Thơ. Nhờ sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của Cô và Thầy
giúp em có thể thực hiện tốt đề tài luận văn tốt nghiệp.

Em xin cảm ơn Thầy Lê Văn Dũ đã tận tình hƣớng dẫn và chia sẻ các kinh
nghiệm và kiến thức hỗ trợ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn quý anh, chị và ban lãnh đạo Phƣờng 3, thành phố Sóc Trăng, ban
trị sự chùa Dơi,… đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuật lợi cho em trong quá
trình làm luận văn tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Khoa Môi trƣờng & Tài
nguyên thiên nhiên cùng tất cả thầy cô trong khoa.
Cuối cùng em xin gởi lời cảm ơn đến bậc cha mẹ, ngƣời đã cung cấp cho em cả
vật chất và tinh thần và xin cảm ơn các anh chị khóa trên, các bạn trong lớp Quản lý
môi trƣờng K37 đã khích lệ, động viên và hỗ trợ em trong quá trình thực hiện luận
văn.
Chân thành cảm ơn.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2013

Sinh viên thực hiện

Sơn Thị Thùy Vân

Sơn Thị Thùy Vân (3113867)

i


Luận Văn Tốt Nghiệp


Ngành Quản lý tài nguyên & MôiTtrường
MỤC LỤC
Lời Cảm ơn ................................................................................ i
Mục lục ...................................................................................... ii
Tóm tắt ....................................................................................... v
Danh sách bảng .......................................................................... vi
Danh sách hình ........................................................................ vii
Danh mục từ viết tắt .................................................................. ix

CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1
1.1 ĐẶC VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát..................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................... 2
1.2.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................. 2
CHƢƠNG 2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................... 3
2.1 THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG ................................................................ 3
2.1.1 Lịch sử hình thành và vị trí địa lý ............................................. 3
2.1.2 Điều kiện tự nhiên ..................................................................... 4
2.2 SƠ LƢỢC VỀ CHÙA DƠI – MAHATUP ........................................... 6
2.3 SƠ LƢỢC VỀ ĐÀN DƠI TRONG CHÙA .......................................... 8
2.4 TÀI LIỆU VỀ DƠI ............................................................................... 10
2.4.1 Hóa thạch Dơi ........................................................................... 11
2.4.2 Đặc điểm ................................................................................... 11
2.4.3 Phân loại .................................................................................... 11
2.4.4 Sinh sản ..................................................................................... 13
2.5 HỌ DƠI QUẠ ....................................................................................... 13
2.6 CHI DƠI QUẠ ...................................................................................... 14
2.7
VĂN

BẢN
QUY
PHẠM
PHÁP
LUẬT,
VĂN BẢNHÀNH CHÍNH .......................................................................................... 18
2.7.1 Khái niệm .................................................................................. 18
2.7.2 Hệ thống của văn bản quy phạm pháp luật ............................... 18
Sơn Thị Thùy Vân (3113867)

ii


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý tài nguyên & MôiTtrường

2.8 VĂN BẢN PHÁP LUẬT BẢO TỒN DƠI ........................................... 19
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 20
3.1 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ...................................... 20
3.2 PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU.......................................................... 20
3.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 20
3.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp ....................................... 20
3.3.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp ......................................... 20
3.3.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu ......................................................... 21
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 22
4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ KẾT QUẢ PHỎNG VẤN
NGƢỜI DÂN .............................................................................................................. 23
4.1.1 Về độ tuổi giữa các nhóm phỏng vấn ........................................ 23
4.1.2 Hiện trạng đàn Dơi trong chùa .................................................. 24

4.2 NHẬN XÉT CỦA NGƢỜI DÂN VỀ CÁC YẾU TỐ SUY GIẢM CỦA
LOÀI DƠI..................................................................................................................... 27
4.3 QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG NGHỊ ĐỊNH 32 CỦA CHÍNH PHỦ VÀO
CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC CẤM SĂN BẮT DƠI Ở TỈNH SÓC TRĂNG .......... 36
4.3.1 Thông tin về vấn đề pháp luật của ngƣời dân vùng thành phố Sóc
Trăng ............................................................................................................................. 39
4.3.2 Thông tin về vấn đề pháp luật của ngƣời dân ở vùng phụ
cận ................................................................................................................................ 40
4.3.3 Thông tin về vấn đề pháp luật đối với khách du lịch ................ 41
4.4 Ý THỨC CỦA NGƢỜI DÂN VÀ KHÁCH DU LỊCH TRONG VIỆC
THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ CẤM SĂN BẮT DƠI ........................................ 41
4.5 ĐỀ SUẤT CỦA NGƢỜI DÂN VÀ KHÁCH DU LỊCH ĐỂ BẢO VỆ
ĐÀN DƠI ..................................................................................................................... 43
4.5.1 Đề suất của ngƣời dân ............................................................... 43
4.5.2 Đề suất của khách du lịch .......................................................... 43
4.6 ĐỀ SUẤT CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN CÁC
VĂN BẢN CẤM SĂN BẮT DƠI ................................................................................ 43
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 46
5.1 KẾT LUẬN .......................................................................................... 46
Sơn Thị Thùy Vân (3113867)

iii


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý tài nguyên & MôiTtrường

5.2 KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 48

PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 50

Sơn Thị Thùy Vân (3113867)

iv


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý tài nguyên & MôiTtrường

TÓM TẮT
Chùa Dơi (Mahatup) – Sóc Trăng được xem là niềm tự hào của đồng bào dân tộc
khmer nói riêng và cũng là niềm tự hào của người dân vùng Sóc Trăng nói chung. Chùa Dơi
không chỉ nổi tiếng với những kiến trúc đẹp mắt hay là ngôi chùa cổ với lịch sử hơn 400 năm
mà còn nổi tiếng với những bầy Dơi treo mình trên khắp khuôn viên chùa. Chùa Dơi cũng là
điểm du lịch nổi tiếng của Thành phố Sóc Trăng mỗi khi có du khách đến tham quan, tuy
nhiên trong những năm gần đây, số lượng cá thể Dơi tại chùa suy giảm nhanh chóng, chỉ còn
nhìn thấy một phần nhỏ tại chùa. Vì vậy đề tài “Khảo sát các yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến sự suy giảm loài Dơi tại Chùa Dơi và các khu vực phụ cận” đã được thực hiện, với nội
dung đề tài có thể giúp xác định được các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến Dơi, từ đó có thể
đưa ra các biện pháp cụ thể để bảo vệ Dơi.

Sơn Thị Thùy Vân (3113867)

v


Luận Văn Tốt Nghiệp


Ngành Quản lý tài nguyên & MôiTtrường

DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Bảng kế hoạch thực hiện phỏng vấn

20

4.1

Tổng số phiếu ngƣời dân tham gia phỏng vấn

22

4.2

Tổng số phiếu cán bộ tham gia phỏng vấn

23

4.3

Xếp loại các yếu tố quan trọng đến sự suy giảm của Dơi


28

4.4

Kết quả phỏng vấn ngƣời dân có biết ai săn bắt Dơi hay không

37

4.5

Kết quả phỏng vấn ngƣời dân có biết quán nhậu thịt Dơi không

38

Sơn Thị Thùy Vân (3113867)

vi


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý tài nguyên & MôiTtrường

DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang


2.1

Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng

3

2.2

Cổng vào chùa

6

2.3

Đàn Dơi trong chùa

8

2.4

Bộ Dơi theo Ernst haeckel, 1904

10

3.1

Tọa độ đƣờng bay đi kiếm ăn của Dơi

21


4.1

Đặc điểm về độ tuổi giữa các nhóm đối tƣợng tham gia phỏng vấn

24

4.2

Tỷ lệ % ý kiến các nhóm đối tƣợng về số lƣợng Dơi giảm

25

4.3

Tỷ lệ % ý kiến các nhóm đối tƣợng về số lƣợng Dơi thay đổi

26

4.4

Tỷ lệ % ý kiến giữa các nhóm đối tƣợng về số lƣợng Dơi tập trung
theo mùa

27

4.5

Ý kiến ngƣời dân vùng lân cận về nguyên nhân suy giảm số lƣợng
Dơi


29

4.6

Ý kiến ngƣời dân vùng phụ cận về nguyên nhân suy giảm số lƣợng
Dơi

29

4.7

Ý kiến cán bộ vùng phụ cận về nguyên nhân suy giảm số lƣợng Dơi

30

4.8

Ý kiến cán bộ tỉnh Sóc Trăng về nguyên nhân suy giảm số lƣợng Dơi

30

4.9

Ý kiến khách du lịch về nguyên nhân suy giảm số lƣợng Dơi

30

4.10


Tỷ lệ % ngƣời tham gia phỏng vấn về mức độ quan trọng nhất của
nguyên nhân săn bắt

31

4.11

Dơi trở thành đặc sản trên bàn nhậu ở tỉnh Sóc Trăng

32

4.12

Tình trạng rác thải và xe du lịch đƣợc chạy vào chùa vẫn tiếp diễn

33

4.13

So sánh điểm ồn giữa các lần đo tại chùa Mahatup

34

Sơn Thị Thùy Vân (3113867)

vii


Luận Văn Tốt Nghiệp


Hình

Ngành Quản lý tài nguyên & MôiTtrường

Tên hình

Trang

4.14

Ý kiến ngƣời dân vùng phụ cận về số lƣợng cây Dơi thƣờng ăn

35

4.15

Tỉ lệ % ý kiến ngƣời dân lân cận biết thông tin về việc cấm săn bắt
Dơi

39

4.16

Kênh thông tin giúp ngƣời dân vùng lân cận biết việc cấm săn bắt
Dơi

39

4.17


Tỉ lệ % ý kiến cán bộ ở vùng lân cận biết thông tin về việc cấm săn
bắt Dơi

39

4.18

Kênh thông tin giúp cán bộ ở vùng lân cận biết việc cấm săn bắt Dơi

39

4.19

Tỉ lệ % ý kiến ngƣời dân vùng phụ cận biết thông tin về việc cấm săn
bắt Dơi

40

4.20

Kênh thông tin giúp ngƣời dân vùng phụ cận biết việc cấm săn bắt
Dơi

40

4.21

Tỉ lệ % ý kiến cán bộ ở vùng phụ cận biết về việc cấm săn bắt Dơi

41


4.22

Kênh thông tin giúp cán bộ ở vùng phụ cận biết việc cấm săn bắt Dơi

41

4.23

Tỷ lệ % ý kiến khách du lịch biết thông tin về việc cấm săn bắt Dơi

42

4.24

Kênh thông tin giúp khách du lịch biết thông tin về việc cấm săn bắt
Dơi

42

Sơn Thị Thùy Vân (3113867)

viii


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý tài nguyên & MôiTtrường

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BVHTT

Bộ văn hóa thể thaovà du lịch

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

NĐCP

Nghị định Chính phủ



Quyết định

Sơn Thị Thùy Vân (3113867)

ix


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý tài nguyên & MôiTtrường
CHƢƠNG 1:GIỚI THIỆU

1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ


Sóc Trăng là vùng đất có trên 200 ngôi chùa lớn nhỏ của 3 dân tộc Kinh–
Khmer-Hoa. Vì thế, không có gì lạ khi đặt chân đến Sóc Trăng hầu nhƣ huyện, xã nào
cũng có sự hiện diện những ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau, tạo nên quần thể kiến trúc
đẹp mắt, linh thiêng và tôn vinh các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống của vùng đất
Sóc Trăng nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung.
Đến với Sóc Trăng, Chùa Dơi đƣợc xem là lựa chọn đầu tiên để khách du lịch
đến tham quan, theo Sở Giáo dục Đào tạo Sóc Trăng thì Chùa Dơi hay Chùa Mã Tộc
(Chùa Mahatup) đƣợc xem là chùa cổ nhất đƣợc công nhận là di tích lịch sử cấp quốc
gia năm 1999và là ngôi chùa duy nhất thờ Phật Thích Ca của cộng đồng dân tộc
Khmer Nam Bộ tại tỉnh Sóc Trăng.
Khi đến đâydu khách không chỉ đƣợc chiêm ngƣỡng vẻ đẹp độc đáo, diễm lệ
của ngôi chùa cổ hơn 400 tuổi, mà còn đƣợc hòa mình vào thiên nhiên huyền bí với
những bầy Dơi treo mình trên khắp những tán cây trong khuôn viên chùa. Mặt dù ở
Sóc Trăng có nhiều ngôi chùa thanh tịnh,vƣờn cây bóng mát, nhƣng việc Dơi chỉ chọn
chùa Mã Tộc làm nơi cƣ trú dƣờng nhƣ vẫn là điều bí ẩn. Đàn Dơi chỉ đậu trên những
tán cây trong khuôn viên chùa, tuyệt nhiên không đậu bên ngoài.
Với những nét nổi bật của ngôi chùa đã đem đến một lƣợng lớn khách tham
quan, kéo theo đó là một số vấn đề về ô nhiễm môi trƣờng, săn bắt dơi để chế biến các
món ăn phục vụ khách du lịch, Dơi thiếu nguồn thức ăn vì sinh cảnh thay đổi hay do
việc thay đổi hình thức canh tác của ngƣời dân khu vực phụ cận, hoặc dịch bệnh,…Có
khả năng là một trong nguyên nhân làm cho lƣợng Dơi tại Chùa Mahatup ngày càng
giảm sút đáng kể. Theo Vũ Đình Thống, chuyên gia nghiên cứu về loài Dơi của Viện
Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh Vật Việt Nam, hiện nay chỉ còn duy nhất ở tỉnh Sóc
Trăng có loài Dơi Ngựa đang sinh sống với số lƣợng khoảng 3.000 cá thể. Ông Thống
cho rằng với đà suy giảm nhƣ hiện nay, nguy cơ tuyệt chủng của loài Dơi ở Việt Nam
là rất cao, vì vậy yêu cầu cấp thiết hiện nay là cần xác định đƣợc yếu tố quan trọng nào
ảnh hƣởng đến sự suy giảm Dơi để tìm ra phƣơng pháp hữu hiệu bảo vệ đàn Dơi, nâng
cao nhận thức của ngƣời dân khu vực về tầm quan trọng của dơi đối với môi trƣờng để
góp phần giảm các tác động tiêu cực từ những hoạt động của ngƣời dân, hay khách

tham quan đến loài dơi tạo không gian yên tĩnh và môi trƣờng tự nhiên cho Dơi phát
triển.
Từ những vấn đề trên, việc thực hiện đề tài “Khảo sát các yếu tố quan trọng
ảnh hƣởng đến sự suy giảm loài Dơi ở chùa Dơi và các khu vực phụ cận” nhằm
đánh giá yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣỡng đến Dơi và hiểu biết các văn bản pháp luật
Sơn Thị Thùy Vân (3113867)

1


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý tài nguyên & MôiTtrường

về Dơi để đề xuất các biện pháp khả thi để bảo vệ đàn Dơi là cần thiết trong điều kiện
hiện nay.
1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Khảo sát, xác định các yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến suy giảm loài Dơi ở
Chùa Dơi và các khu vực phụ cận.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá các nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến suy giảm loài Dơi giữa các đối
tƣợng phỏng vấn nhƣ săn bắt, nguồn thức ăn suy giảm, ô nhiễm môi trƣờng hay di cƣ
đi chỗ khác.
Hiểu biết các văn bản pháp luật về Dơi.
Đề xuất các biện pháp khả thi để bảo vệ đàn Dơi.
1.2.3 Nội dung nghiên cứu

Thu thập, tổng hợp các tài liệu, về đặc tính các loài Dơi hiện sống tại chùa.
Phỏng vấn các đối tƣợng liên quan để xác định các yếu tố quan trọng ảnh hƣởng
đến suy giảm Dơi.
Tìm hiểu một số văn bản pháp luật về Dơi.
Nghiên cứu một số biện pháp để bảo vệ đàn Dơi.

Sơn Thị Thùy Vân (3113867)

2


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý tài nguyên & MôiTtrường
CHƢƠNG 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1

THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG1

2.1.1 Lịch sử hình thành và vị trí địa lý
Sóc Trăng là một tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long thuộc Việt Nam, nằm
ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km, cách Cần Thơ 62
km. Tỉnh Sóc Trăng nằm ở hạ nguồn của sông Hậu, là nơi sông Hậu đổ vào biển
Đông tại hai cửa Định An và Trần Đề, với dân số và diện tích điều đứng thứ 6 trong
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Hình 2.1:Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng có vị trí tọa độ 9012’ – 9056; vĩ Bắc và 105033’ – 106023’

kinh Đông. Đƣờng bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề, Mỹ
Thanh đổ ra Biển Đông. Địa giới hành chính của Sóc Trăng ở phía bắc và tây
bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông bắc giáp tỉnh Trà
Vinh, Phía Đông và đông nam giáp Biển Đông.
Sóc Trăng là vùng đất đƣợc ngƣời Việt đến khai khẩn trong khảng hơn 200 năm
nay. Vào thế kỷ XVII, Sóc trăng thuộc vùng Ba thắc của Chân Lạp. Năm 1757, vua
1

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Tình Sóc Trăng

Sơn Thị Thùy Vân (3113867)

3


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý tài nguyên & MôiTtrường

Chân Lạp là Nặc Thuận cắt đất Ba Thắc dâng cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn đặt Ba
Thắc thuộc dinh Long Hồ và vận động ngƣời Việt vào khai hoang.Năm 1900, Pháp lập
tỉnh Sóc Trăng. Năm 1956, tỉnh Sóc Trăng hợp nhất với tỉnh Bạc Liêu thành tỉnh Ba
Xuyên. Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, tỉnh Ba Xuyên giải thể, địa bàn Sóc Trăng
thuộc Hậu Giang. Ngày 26 tháng 11 năm 1991, tỉnh Sóc Trăng đƣợc tái lập.
Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là
"xứ", "cõi", Kh'leang là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang là xứ có kho
chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc – Kha – Lang" rồi sau đó thành
Sóc Trăng. Dƣới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc
biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị
đổi thành Nguyệt Giang).

2.1.2 Điều kiện tự nhiên
Ðịa hình: Tƣơng đối bằng phẳng, vùng đồng bằng chiếm 100% diện tích tự
nhiên toàn tỉnh.
Khí hậu: Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hƣởng gió mùa,
chia thành hai mùa là mùa khô và mùa mƣa, trong đó mùa mƣa bắt đầu từ tháng
5đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình
hàng năm của Sóc Trăng khoảng 26,80C, ít khi bị bão lũ, lƣợng mƣa trung bình trong
năm là 1.864 mm, tập trung chủ yến vào các tháng 8,9,10, độ ẩm trung bình là 83%,
thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màuphát triển.
Tài nguyên đất: Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên là 3311,6 km2. Đất đai
của Sóc Trăng có độ màu mở cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nƣớc, cây công
nghiệp ngắn ngày nhƣ mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu nhƣ hành, tỏi và các loại
cây ăn trái nhƣ bƣởi, xoài, sầu riêng. Hiện đất nông nghiệp là 276.677 ha, chiếm
82,89%; trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 205.748 ha (chiếm 62,13%), đất lâm
nghiệp có rừng 11.356 ha (chiếm 3,43%), đất nuôi trồng thủy sản 54.373 ha (chiếm
16,42%), đất làm muối và đất nông nghiệp khác chiếm 0,97%. Trong tổng số 278.154
ha đất nông nghiệp có 144.156 ha sử dụng cho canh tác lúa, 21.401 ha cây hàng năm
khác và 40.191 ha dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái. Riêng đất phi nông nghiệp là
53.963 ha và 2.536 ha đất chƣa sử dụng (số liệu cập nhật theo Niên giám thống kê Sóc
Trăng 2008).
Tài nguyên rừng: Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với diện 11356 ha
với các loại cây chính: tràm, bần, giá, vẹt, đƣớc, dừa nƣớc phân bố ở 4 huyện Vĩnh
Châu, Long Phú, Mỹ Tú và Cù Lao Dung. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập
mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.
Tài nguyên biển:Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 3 cửa sông lớn Định An, Trần
Đề và Mỹ Thanh hình thành lƣu vực rộng lớn thuận lợi cho giao thông, nuôi trồng
Sơn Thị Thùy Vân (3113867)

4



Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý tài nguyên & MôiTtrường

thủy hải sản, làm muối,...Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách
và Long Phú chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành
nhƣ cồn Mỹ Phƣớc, cù lao Dung,...Là địa điểm lý tƣởng để phát triển loại hình du lịch.
Thủy văn: Hệ thống kênh rạch của tỉnh chịu ảnh hƣởng của chế độ thủy triều
ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Về mùa mƣa
một phần các Huyện Mỹ Tú, Thạnh Trị bị ngập úng. Về mùa khô các Huyện Thạnh
Trị, Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, một phần Huyện Long Phú, Mỹ Tú nguồn nƣớc mặt bị
nhiễm mặn gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.
Dân số: Tính đến năm 2013, dân số toàn tỉnh Sóc Trăng đạt gần 1308,3 ngƣời,
mật độ dân số đạt 395 ngƣời/km2, trong đó dân số tại thành thị đạt gần 339.300 ngƣời,
dân số tại nông thôn đạt 964.400 ngƣời/km2. Dân số nam đạt 647.900 ngƣời, trong khi
đó dân số nữ đạt 655.800 ngƣời. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phƣơng tăng
9,4%.
Trình độ dân trí: Nhìn chung hệ thống giáo dục tại Sóc Trăng, có cơ sở hạ tầng
khá đầy đủ, đáp ứng giảng dạy cho nhiều đối tƣợng khác nhau. Tính đến ngày 30
tháng 9 năm 2008, toàn tỉnh Sóc Trăng có 422 trƣờng học ở các cấp phổ thông, đứng
thứ 4 ở khu vực khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đến thời điểm 31 tháng 12 năm
2008, tổng số học sinh phổ thông đạt 206.550 học sinh, trong đó cấp tiểu học là
114.639 học sinh, cấp trung học cơ sở là 64.216 học sinh, cấp trung học phổ thông đạt
27.695 học sinh. Tổng số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy đạt 12.286 ngƣời,
trong đó, giáo viên tiểu học là 6.373 ngƣời, giáo viên trung học cơ sở là 4.091 ngƣời,
giáo viên trung học phổ thông là 1.822 ngƣời (theo bách khoa toàn thƣ Việt Nam ngày
6 tháng 9 năm 2014).

Sơn Thị Thùy Vân (3113867)


5


Luận Văn Tốt Nghiệp
2.2

Ngành Quản lý tài nguyên & MôiTtrường

SƠ LƢỢC VỀ CHÙA DƠI –MAHATUP2

Hình 2.2: Cổng vào chùa Dơi
(nguồn: ảnh chụp, 2014)

Chùa Dơi tọa lạc ở Đƣờng Mai Thanh Thế, khóm 9, phƣờng 3, thành phố Sóc
Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Chùa Dơi có tên thật đƣợc phiên âm từ tiếng Khmer là Wathserâytêchô –
Mahatup, thƣờng đƣợc gọi là “chùa Mã Tộc” hay chùa Dơi, vì trong chùa có nhiều
Dơi sinh sống. Hiện nay, tính từ ngã ba đƣờng Lê Hồng Phong r vào đƣờng Văn
Ngọc Chính, có thể xem là một phum sóc (xóm, ấp) có đông đồng bào Khmer sinh
sống bằng nghề trồng rẫy và làm ruộng. Chùa Dơi là một tổng thể kiến trúc gồm có:
Ngôi chánh điện, Sala, nhà hội của sƣ sãi và tín đồ, phòng khách, phòng ở của sƣ trụ
trì và các vị sƣ khác, các tháp để tro ngƣời chết.Các công trình toạ lạc trong một khuôn
viên rộng có nhiều cây cổ thụ, diện tích khoảng 04 hecta. Nhìn chung toàn bộ quần thể
kiến trúc cân đối, làm chúng ta liên tƣởng đó là cả một rừng hoa văn với những bố cục
hài hoà, gọn gàng, những đƣờng nét uyển chuyển đầy ấn tƣợng, toát lên tinh thần lao
động cần cù và sáng tạo qua đôi bàn tay khéo léo của ngƣời Khmer.

2


Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng

Sơn Thị Thùy Vân (3113867)

6


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý tài nguyên & MôiTtrường

Theo biên dịch tiếng Khmer, Maha là lớn, túp là kháng cự, Mahatup đƣợc dịch
là trận kháng cự lớn. Ngày xƣa, vùng đất này đã diễn ra một trận đánh ác liệt của
phong trào nông dân nổi dậy chống thực dân phong kiến, ở nơi khác cũng diễn ra các
trận chiến ác liệt nhƣng đều thất bại, chỉ có vùng đất ở chùa Dơi đƣợc giành chiến
thắng và sau đó ngƣời dân tập trung về đây sinh sống. Từ đó họ tin rằng vùng đất này
là vùng đất lành, nên dựng cột xây chùa thờ Phật để sinh hoạt tôn giáo cho phum sóc
của mình. Thƣợng tọa Kim Rêne, trụ trì đời thứ 19 của chùa Dơi cho biết, ngôi chùa
nổi tiếng này đƣợc xây dựng vào khoảng thế kỷ 16 năm 1569 dƣơng lịch, cách nay
440 năm. Do ông Thạch Öt đứng ra xây dựng. Từ trƣớc đến nay chùa đƣợc trùng tu
nhiều lần, năm 1960 Chùa sửa chữa lớn ở chánh điện, đến năm 2008 chùa bị cháy
chánh điện. Vào tháng 4 năm 2009, chánh điện chùa đã đƣợc phục chế lại nhƣ cũ.
Kiến trúc Chùa Dơi cũng giống nhƣ bao kiến trúc Chùa Khmer khác ở Đồng bằng
sông Cửu Long. Về họa tiết trang trí, điêu khắc, hội họa mang sắc thái văn hoá Khmer
cổ.
Nhìn từ xa xa, chùa Dơi nổi bật trên nền cây xanh bởi lối kiến trúc và màu sắc
trang trí khá cầu kỳ.Mái chùa gồm 2 tầng lớp ngói màu, trên mái còn bố trí nhiều tháp
nhỏ.Những đầu mái phía đầu hồi đƣợc chạm trổ tinh xảo hình rắn Naga uốn lƣợn
hƣớng về tâm tháp cao vút trên đỉnh chùa. Hành lang bao quanh chùa đƣợc thiết kế
một hàng cột với các tƣợng tiên nữ Kemnar chắp tay trƣớc ngực và nụ cƣời huyền bí

nhƣ một thứ ngôn ngữ không lời đón chào du khách thăm viếng. Gian chính điện chùa
có đặt một pho tƣợng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối cao 1,5 m, ngự trên một tòa
sen cao khoảng 2 mét, xung quanh là những bức tƣờng trang trí các tác phẩm tranh v
sinh động, mang phong cách dân gian. Theo trụ trì Kim Rêne, thì thời xa xƣa do điều
kiện vật chất thiếu thốn, không có giấy mực để ghi chép kinh Phật nên họ sáng tạo
bằng cách sử dụng những thứ có sẵn từ thiên nhiên. Và lá cây buông có bề mặt rộng
lớn, dài, có thể bảo quản hàng trăm năm mà không bị hƣ hại nên đƣợc các nhà sƣ dùng
ghi chép kinh Phật lƣu giữ tại các chùa.Chùa Dơi cũng là nơi hiện lƣu giữ nguyên vẹn
các bộ kinh ghi trên lá cây buông (cùng họ với cây Thốt Nốt).Đây là loại kinh cổ mà
ngƣời Khmer Nam bộ tôn thờ nhƣ báu vật. Nét đẹp và sức thu hút của Chùa Dơi là
cảnh quan gần gũi với thiên nhiên, với một quần thể kiến trúc mở, hoà quyện với môi
trƣờng sống của con ngƣời. Thực vật, động vật nơi đây đã gắn bó với con ngƣời từ lâu
đời.
Ngoài ra, Chùa Dơi còn là trung tâm sinh hoạt giáo dục và tổ chức các lễ hội tôn
giáo truyền thống của đồng bào Khmer, vừa là tụ điểm sinh hoạt văn hoá của cộng
đồng cƣ dân địa phƣơng. Ngày 12/02/1999, Bộ Văn hóa, Thông tin (Nay là Bộ
VHTTDL) đã ra Quyết định số 05/1999/QĐ-BVHTT công nhận Chùa Dơi là di tích
nghệ thuật cấp quốc gia. Ngày nay “Chùa Dơi” rất nổi tiếng, vì phong cảnh hữu tình,
gần gũi với thiên nhiên, có quần thể kiến trúc tôn giáo chính thống của dân tộc Khmer
Sơn Thị Thùy Vân (3113867)

7


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý tài nguyên & MôiTtrường

và bầy Dơi huyền bí (theo quan điểm tín ngƣỡng của từng dân tộc) đã thôi thúc khách
tham quan đến viếng Chùa ngày càng đông đúc.

2.3

SƠ LƢỢC VỀ ĐÀN DƠI TRONG CHÙA

Hình 2.3:Đàn Dơi trong chùa Dơi
(Nguồn: vtc.vn)

Theo kết quả đều tra năm 2004 của Vũ Đình Thống cho thấy có khoảng 2.500 –
3.000 cá thể Dơi Ngựa (hay Dơi quạ, Dơi chó), Dơi ngựa thái lan, Dơi ngựa bé và Dơi
ngựa lớn sinh sống ở chùa Dơi.Tuy nhiên, năm 2004 thì không có ghi nhận Dơi ngựa
bé và Dơi ngựa lớn ở chùa. Nhƣng theo Vũ Đình Thống thì điều kiện tự nhiên ở tây
Nam Bộ hay khuôn viên chùa rộng lớn có thể là nơi sinh sống những cá thể còn sót lại
vì vậy cũng không hoàn toàn khẳng định là loài này không còn ở thời điểm hiện tại.
Còn theo lời kể của già làng thì Dơi ở chùa chủ yếu là loài Dơi Quạ quý hiếm, có trọng
lƣợng 1-1,5 kg và sải cánh rộng đến 1,5 m. Là giống Dơi ăn quả và sống trong khu
vƣờn xum xuê cây trái nhƣng chúng không bao giờ ăn hoa quả ở trong chùa, mà
thƣờng bay đi rất xa để kiếm ăn. Những con lớn nặng từ 700 – 1000 g, cánh của chúng
căng về hai phía dài từ 1,1 m – 1,5 m, tốc độ bay nhanh nhất từ 50 - 60 km/h. Dơi có
một số đặc điểm với loài Chim, Dơi là động vật có vú, vú nằm 2 bên nách cánh, có mỏ
Sơn Thị Thùy Vân (3113867)

8


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý tài nguyên & MôiTtrường

giống nhƣ loài chó Phóc, miệng có răng rất bén để gặm nhắm. Thức ăn của Dơi là trái
cây, không ăn lúa hay thịt cá. Dơi đi ăn vào ban đêm, ban ngày thì ngủ.

Theo thƣờng lệ hằng năm, bƣớc vào mùa khô, thời tiết nóng nực, thiếu nƣớc,
trái cây ít, điều kiện sinh sống khó khăn, Dơi thƣờng tổ chức đi ăn ở xa, những nơi có
nhiều trái cây và nƣớc ngọt. Đôi khi chúng đi tìm thức ăn ở quá xa, không thể bay về
Chùa trƣớc lúc bình minh, Dơi phải ngủ lại nơi đó, và đƣờng về đƣợc tiếp nối từng
chặng đƣờng của tối hôm sau. Những lúc thời tiết nhƣ thế thì đàn Dơi chỉ còn lại ở
Chùa 1/3 đàn để giữ chỗ.
Khoảng cuối tháng tƣ, khi thời tiết thay đổi, tiếng sấm đầu mùa mƣa báo hiệu,
lác đác đây đó mƣa rơi, cây trái phát triển, Dơi thay màu lông.Lúc đó Dơi quay về
Chùa chuẩn bị cho mùa sinh sản.
Dơi không ấp trứng nhƣ loài chim khác, nên chúng không xây tổ. Dơi có hai
chân, mỗi bàn chân có 5 ngón và có móc nhọn cong nhƣ móc câu, trên bả vai mỗi cánh
có một lƣỡi móc, chúng không đứng đậu nhƣ những loài chim khác, mà dùng hai chân
móc lấy cành cây quay lộn đầu xuống treo mình lủng lẳng, kết lại với nhau nhƣ những
chùm trái cây, lúc nào muốn thải phân hay nƣớc thải chúng dùng sức bật mạnh hai
phía cánh tung thân lên, mở móc cánh cấu chặt cành cây giữ thăng bằng và bắt đầu
tuôn nƣớc thải hoặc phân xuống, khi xong chúng lại trở lại trạng thái bình thƣờng.
Dơi sinh sản vào đầu tháng năm dƣơng lịch, khi sắp đẻ thì một cánh móc lấy
nhánh cây, một cánh đỡ lấy con ôm vào lồng ngực. Đẻ xong vài giờ Dơi con bắt đầu
mở mắt, lúc đó chúng đã biết đói, bú mẹ nhƣ chó con mới lọt lòng và trong đêm đó
Dơi mẹ vẫn đi kiếm ăn bình thƣờng, con chúng mang theo, ôm ghì sát vào lồng ngực.
Dơi con lớn rất nhanh, hơn một tháng tuổi chúng đã biết nắm níu nhánh cây, đồng thời
cánh của chúng cũng bắt đầu mọc và mở rộng ra, sức nặng Dơi con tăng dần lên. Lúc
này, Dơi mẹ không còn đủ sức để mang con nữa và tập cho Dơi con nắm níu nhánh
cây rồi để chúng ở lại, không mang theo khi Dơi mẹ đi ăn. Với bản năng sẵn có, Dơi
con tập chuyền từ nhánh cây gần đến nhánh cây xa, qua tập luyện nhiều lần, chúng từ
từ biết vỗ cánh để bay. Chuyến bay đầu tiên của chúng nhằm từ cây thấp, khoảng cách
vài ba mét, đến lúc vững vàng thì bay sang ngang và bay cao hơn. Chúng tập bay ban
đêm chứ không tập bay ban ngày, nhất là những đêm trăng sáng. Thỉnh thoảng trong
lúc tập bay có một vài con bị rơi xuống đất không bay lên đƣợc, chúng lê tìm nơi nào
có cây cao, dùng móc cánh ở bả vai câu chặt nhánh cây và dùng sức mạnh của hai

cánh đƣa hai chân câu chặt nhánh cây, sau đó chúng buông thòng trúc đầu xuống, dồn
sức bật mạnh, mở rộng hai cánh bay đi. Còn khi Dơi mẹ xuống cứu con bị rơi xuống
đất, một cánh chúng ôm ghì chặt lấy con áp vào lồng ngực, một cánh chống xuống đất
bò nghiêng, cố tìm đến nơi có cây cao để cất cánh.
Dơi cũng biết yêu thƣơng nhau, nhất là Dơi mẹ. Trƣớc khi đi ăn Dơi mẹ cho
con bú và lúc trở về chúng đều nhớ đem mồi về cho con. Sau thời gian chào đời và tập
Sơn Thị Thùy Vân (3113867)

9


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý tài nguyên & MôiTtrường

luyện, bƣớc vào tháng thứ 3 Dơi con bắt đầu biết bay, nhƣng không đủ sức đi ăn xa,
Dơi mẹ dẫn con đi ăn những nơi gần. Nhờ sự ôm ấp chăm sóc của Dơi mẹ, dần dần
Dơi con bắt đầu trƣởng thành gia nhập vào bầy đàn một cách nhanh chóng, cứ thế đàn
Dơi ngày càng đƣợc bổ sung. Thỉnh thoảng các nhà sƣ phát hiện thấy lác đác có vài
con bỏ xác, có thể do con ngƣời săn bắt và làm chúng bị thƣơng, kiệt sức mà chết;
hoặc cành cây bị gãy bất thình lình, những con không may đập đầu vào vật cứng mà
chết.
2.4

TÀI LIỆU VỀ DƠI3

Bộ Dơi (Chiroptera) là bộ có số lƣợng loài nhiều thứ hai trong lớp Thú với
khoảng 1.100 loài, chiếm 20% động vật có vú (đứng đầu là bộ Gặm nhấm chiếm 70%
số loài).


Hình 2.4Bộ Dơi theo Ernst Haeckel, 1904
(nguồn: )

Từ Chiroptera trong tiếng Hy Lạp là ghép bởi 2 từ: cheir "bàn tay" vàpteron
“cánh”. Nhƣ tên gọi, cấu tạo hai chi trƣớc của chúng giống nhƣ bàn tay con ngƣời với
3

Nguồn: Vietnam Open Educational Resources

Sơn Thị Thùy Vân (3113867)

10


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý tài nguyên & MôiTtrường

các ngón tay đƣợc nối liền bởi màng da và tạo thành đôi cánh. (chính xác thì ở Dơi
cánh đƣợc tạo bởi màng da nối liền xƣơng cánh tay và các ngón tay)
Dơi là loài thú duy nhất có thể bay đƣợc. Một số loài thú khác nhƣ chồn
bay, sóc bay,... trông có vẻ nhƣ có thể bay nhƣng thực ra chúng chỉ có thể lƣợn trong
một khoảng cách có giới hạn.
Khoảng 70% số loài Dơi ăn sâu bọ, số còn lại chủ yếu ăn hoa quả và chỉ có vài
loài ăn thịt. Dơi cần thiết cho sinh thái bởi chúng đóng vai trò thụ phấn hoa hay phát
tán hạt cây, sự phân tán của nhiều loài cây lệ thuộc hoàn toàn vào Dơi.
Loài Dơi nhỏ nhất là dơi mũi lợn Kitti chỉ dài 29–33 mm, nặng khoảng 2 gam.
Loài lớn nhất là Dơi quả đầu vàng lớn với sải cánh dài 1,5 m và cân nặng khoảng
1,2 kg.
2.4.1 Hóa thạch Dơi

Hóa thạch loài Onychonycteris finneyi vào khoảng 52 triệu năm tuổi, thuộc thế
Eocen của kỷ Paleogen trong đại Tân Sinh, đƣợc tìm thấy ở Wyoming (Mỹ) năm
2003.
Loài Dơi cổ này có cách bay và ngoại hình khác với loài những loài Dơi ngày
nay. Onychonycteris có móng trên cả 5 đầu ngón mỗi chi trƣớc, trong khi các loài Dơi
hiện đại có nhiều nhất hai móng. Chúng cũng có chi sau dài hơn và cẳng tay ngán hơn
Dơi ngày nay, thuận tiện cho việc bám lên cành cây. Đôi cánh ngắn, rộng không làm
chúng bay nhanh và xa nhƣ Dơi hiện đại. Mặc dù đập cánh nhƣng Onychonycteris
cũng chỉ lƣợn từ cây này sang cây khác, phần lớn thời gian chúng chỉ leo và bám trên
cây.
2.4.2 Đặc điểm
Các loài trong bộ này có nhiều nét chung với thú ăn sâu bọ và có thể coi nhƣ
một nhánh Thú ăn sâu bọ thích nghi với vận chuyển bay. Chi trƣớc biến đổi thành
cánh da. Ngón tay, trừ ngón một rất dài và căng màng da mỏng không lông. Màng da
nối không chỉ chi trƣớc với chi sau và cả chi sau với đuôi.Cơ ngực lớn.
Dơi phát siêu âm với tần số 30.000 – 70.000 Hz. Nhờ tiếp nhận siêu âm vào tai,
Dơi có thể ƣớc lƣợng khoảng xa của chƣớng ngại vật.
2.4.3 Phân loại4
Theo phân loại truyền thống có 2 phân bộ dơi là:
Phân bộ Megachiroptera dơi lớn.

-

4

Nguồn: />
Sơn Thị Thùy Vân (3113867)

11



Luận Văn Tốt Nghiệp
-

Ngành Quản lý tài nguyên & MôiTtrường

Phân bộ Microchiroptera dơi nhỏ.

Cho dù đƣợc đặt tên nhƣ vậy nhƣng không phải bất cứ loài Dơi lớn nào cũng có
kích thƣớc lớn hơn các loài Dơi nhỏ. Một số sự khác biệt chính giữa 2 phân bộ là:
1.

Những loài Dơi nhỏ định vị bằng sóng âm, còn loài Dơi lớn thì không.

Loài Dơi nhỏ không có móng ở ngón thứ 2 của chi trƣớc (cánh).
2.

Tai của Dơi nhỏ không phải là một vòng khép kín.

3.

Dơi nhỏ không có lông dƣới bụng.

Bộ dơi (Chiroptera ):


Dơi lớn (Megachiroptera)




Dơi quạ (Pteropodidae)



Phân bộ dơi nhỏ (Microchiroptera)



Siêu họ Emballonuroidea



Dơi bao (Emballonuridae)



Siêu họ Molossoidea



Antrozoidae



Dơi thò đôi (Molossidae)



Siêu họ Nataloidea




Furipteridae



Myzopodidae



Natalidae



Thyropteridae



Siêu họ Noctilionoidea



Mormoopidae



Mystacinidae




Noctilionidae



Phyllostomidae



Siêu họ Rhinolophoidea



Dơi ma (Megadermatidae)



Nycteridae

Sơn Thị Thùy Vân (3113867)

12


Luận Văn Tốt Nghiệp


Dơi lá muỗi (Rhinolophidae)




Siêu họ Rhinopomatoidea



Craseonycteridae



Rhinopomatidae



Siêu họ Vespertilionoidea



Vespertilionidae

Ngành Quản lý tài nguyên & MôiTtrường

2.4.4 Sinh sản
Dơi con thƣờng bị rơi xuống đất khi không đƣợc chăm sóc. Tuy nhiên Dơi con
có thể bám vào mẹ và cùng di chuyển, Dơi con phát triển nhanh nên s rất khó khăn
nếu Dơi mẹ phải mang một lúc nhiều con. Đó là lí do tại sao 1 năm Dơi mẹ chỉ sinh 1
lần. Khả năng bay là bẩm sinh, tuy nhiên khi mới sinh đôi cánh của Dơi quá nhỏ để
bay, các loài Dơi nhỏ (thuộc phân bộ Microchiroptera) bay đƣợc khi chúng đƣợc 6
đến 8 tuần tuổi trong khi các loài Dơi lớn (thuộc phân bộ Megachiroptera) phải mất 4
tháng mới biết bay. Dơi trƣởng thành khi đƣợc 2 năm tuổi. Tuổi thọ trung bình của
Dơi là 20 năm, tuy vậy số lƣợng Dơi không đƣợc nhiều do tỉ lệ sinh thấp.
2.5


HỌ DƠI QUẠ5

Họ Dơi quạ ( Pteropodidae) là một họ thuộc Bộ Dơi ( chiroptera). Tổng cộng
có trên 250 loài. Việt Nam có 11 loài, nhƣ Dơi chó ( Cynopterus spinx), dơi ngựa Thái
Lan ( Pteropus lylei). Đây là các loại Dơi ăn trái cây có thân hình lớn. Loài nhỏ nhất
có chiều dài 6 cm, loài lớn nhất có chiều dài lên đến 40cm và sải cánh 150 cm. Chúng
thƣờng đƣợc gọi là cáo bay.
Họ Dơi quạ Pteropodidae
Họ Dơi quạ gồm 2 phân họ tuyệt chủng và 7 phân họ tồn tại


Phân họArchaeopteropodinae



Chi Archaeopteropus



Phân họ Cynopterinae



Phân họ Epomophorinae



Phân họ Harpiyonycterinae




Phân họ Macroglossinae



Tông Macroglossini
5

Nguồn: />
Sơn Thị Thùy Vân (3113867)

13


Luận Văn Tốt Nghiệp


Chi Eonycteris



Chi Macroglossus



Chi Megaloglossus




Chi Syconycteris



Tông Notopterini



Chi Melonycteris



Chi Notopteris



Phân họ Nyctimeninae



Phân họPropottinae



Chi Propotto



Phân họ Pteropodinae




Tông Cynopterini



Phân tông Cynopterina



Chi Aethalops



Chi Alionycteris



Chi Balionycteris



Chi Chironax



Chi Cynopterus




Chi Dyacopterus



Chi Haplonycteris



Chi Latidens



Chi Megaerops



Chi Otopteropus



Chi Penthetor



Chi Ptenochirus



Chi Sphaerias




Chi Thoopterus



Phân tông Nyctimenina



Chi Nyctimene



Chi Paranyctimene

Sơn Thị Thùy Vân (3113867)

Ngành Quản lý tài nguyên & MôiTtrường

14


×