Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Supertox 25EC đến năng suất của một số loài rau xanh và giun đất (Oligochaeta) ở vùng rau chuyên canh xã Hồng Thái, Phú Xuyên, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.57 MB, 88 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Rau xanh là nguồn thức ăn không thể thiếu trong bữa ăn của con người.
Rau xanh cung cấp vitamin, chất xơ, muối khoáng... cần thiết cho cơ thể.
Trong tháp dinh dưỡng rau, củ, quả chiếm 30% trọng lượng thức ăn cần cho
mỗi ngày, chỉ sau thức ăn cung cấp tinh bột (gạo, khoai tây, ngô…).
Sản xuất rau là một ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
Năm 1997 tổng kim ngạch xuất khẩu rau, quả, hoa, cây cảnh đạt 59,88 triệu
USD (trong đó rau tươi 43,77 triệu), năm 2007 giá trị ước tính đạt xấp xỉ 400
triệu USD [19].
Dân số tăng nhu cầu sử dụng rau xanh cũng tăng, diện tích trồng rau
tăng lên không đáng kể. Hơn nữa Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm thuận lợi cho sự phát triển của rau trồng nhưng cũng rất thuận lợi
cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do đó
việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để tăng năng suất cây trồng,
phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực
quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng chủ yếu. Cùng với phân bón hữu
cơ, phân bón hóa học thì thuốc BVTV là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo
lương thực, thực phẩm cho con người [27].
Hầu hết các loại thuốc BVTV thường là các chất hoá học có độc tính
cao nên mặt trái của thuốc BVTV là rất độc hại với sức khoẻ con người và
là một đối tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường sinh thái nếu
không được quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng cách. Dư lượng thuốc BVTV
quá giới hạn cho phép trong nông sản, thực phẩm là mối đe dọa đối với sức
khoẻ con người. Nhưng những người nông dân trồng rau vẫn thường xuyên
sử dụng thuốc BVTV quá tiêu chuẩn cho phép của nhà nước, sử dụng với
nồng độ cao, mật độ dùng thuốc dày, thu hoạch sớm. Đó cũng là nguyên

1



nhân gây ra nhiều ca ngộ độc thực phẩm, số người mắc bệnh ung thư trong
xã hội nhiều lên [25].
Sử dụng thuốc BVTV không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con
người mà còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường tự nhiên. Thuốc bảo vệ thực
vật tích lũy trong đất ảnh hưởng đến các loài động vật đất đặc biệt là nhóm
giun đất vốn được coi là “bạn của nhà nông”.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của thuốc trừ sâu Supertox 25EC đến năng suất của một số loài rau
xanh và giun đất (Oligochaeta) ở vùng rau chuyên canh xã Hồng Thái,
Phú Xuyên, Hà Nội”.

2


II. Tổng quan tài liệu
2.1. Tình hình nghiên cứu về việc sử dụng hóa chất BVTV
2.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới, nền sản xuất thuốc BVTV phát triển nhanh chóng
nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường. Cuối những năm 80 của thế kỷ
trước, doanh thu từ việc bán thuốc BVTV mới vượt 20 tỷ đô la hàng năm
nhưng đến 15 năm sau con số này vượt 35 tỷ, trong đó một nửa là ở Châu
Âu và Bắc Mỹ, khoảng 25% ở Viễn Đông và khoảng 25% ở các nước còn
lại (Stephenson, 2003) [32].
Những yêu cầu về mức độ an toàn và sự đánh giá chặt chẽ về ảnh
hưởng của thuốc BVTV đến môi trường, người tiêu dùng khiến cho chi
phí để sản xuất ra một loại thuốc mới là rất cao. Theo IUPAC – KSBS
(2003) chi phí trung bình hiện nay là 184 triệu đô la để cho ra một sản
phẩm mới, gấp 8 lần so với 20 năm trước đây bao gồm: phát minh, đăng
ký và sản xuất. Để tạo ra một sản phẩm trung bình mất 9,1 năm, đây là
khoảng thời gian tương đối dài [30].

Tại Mỹ, Pimentel và Greiner (ở Đại học Cornell) đã tính được rằng:
người nông dân cứ chi 6,5 tỷ đô la thì đã làm giảm giá trị thiệt hại do dịch
hại gây ra cho cây trồng là 26 tỷ đô la tức là người nông dân thu được 4
đô la khi cứ chi ra 1 đô la cho thuốc BVTV. Nhưng nếu tính đến những
chi phí đền bù mà thuốc BVTV phải trả khi làm ảnh hưởng đến sức khỏe
và môi trường thì thu nhập trên chỉ còn 1 đô la. Ngoài những ảnh hưởng
trực tiếp của thuốc BVTV lên con người như ngộ độc thực phẩm… thì với
bản chất là các thuốc nhân tạo có độ độc cao và cần có hiệu lực lâu dài
với dịch hại, nên hầu hết thuốc BVTV đều có độc với con người và môi
trường cũng như để lại tồn dư trong nông sản (Stephenson, 2003)
(Wayland, 1991) [32], [33].

3


Ngày nay việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là một nhu cầu tất yếu
của con người. Vai trò của thuốc BVTV đã được Stephenson khẳng định:
Thuốc BVTV đã có vai trò chính trong việc tăng gấp 3 lần sản lượng
lương thực trong 50 năm qua; Thuốc BVTV đã đem lại lợi ích cho con
người và môi trường bằng việc giảm đói nghèo, tiết kiệm lao động, năng
lượng hóa thạch, đất đai, góp phần hạn chế sự xâm lấn của nông nghiệp
vào đất không phù hợp. Hiện nay, ở các nước đang phát triển, việc sử
dụng thuốc BVTV tăng lên thực sự đã trở thành một sức ép lớn cho môi
trường sinh thái. Do vậy, chúng ta cần có những chương trình giáo dục về
việc sử dụng thuốc BVTV nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó đến
sức khỏe con người và môi trường [32].
Như vậy, có thể thấy rằng việc sử dụng thuốc BVTV trên thế giới đã có
từ rất lâu và tốc độ sử dụng ngày càng gia tăng. Đặc biệt các nước đang phát
triển có mức độ sử dụng hóa chất BVTV cao hơn các nước phát triển.
2.1.2. Tại Việt Nam

Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam các loại thuốc BVTV đã
được sử dụng từ rất nhiều năm trước đây. Từ thời kỳ đó, tình hình phát
sinh, phát triển của sâu hại, dịch bệnh diễn biến chưa phức tạp nên số
lượng và chủng loại thuốc BVTV chưa nhiều. Do thiếu thông tin và do
chủng loại thuốc BVTV còn nghèo nàn nên người nông dân đã sử dụng
nhiều loại thuốc BVTV có độc tính cao, tồn lưu lâu trong môi trường.
Những thuốc BVTV thuộc nhóm clo hữu cơ: DDT, 666,… có độ độc cấp
tính tương đối thấp nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và
môi trường, gây độc mãn tính nên nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế
sử dụng [25].
Những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích, do thay đổi
cơ cấu giống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn. Số

4


lượng và chủng loại thuốc BVTV sử dụng cũng tăng lên. Đến trước năm
1985, khối lượng thuốc BVTV dùng hàng năm khoảng 6,5 – 9 ngàn tấn thành
phẩm quy đổi và lượng thuốc sử dụng bình quân khoảng 0,3 kg hoạt chất/ha
thì thời gian từ năm 1991 đến nay lượng thuốc sử dụng dao động từ 25- 38
ngàn tấn [27].
Ở Việt Nam, lượng hóa chất BVTV dùng cho lúa chiếm 80,3%. Các
cây trồng khác chỉ chiếm từ 5-11%. Do đó, người nông dân trồng lúa ở các
tỉnh đồng bằng sử dụng nhiều hóa chất BVTV hơn (1,15-2,66 kg thành
phẩm/ha/năm) so với các tỉnh miền núi (0,23kg thành phẩm/ha/năm). Cơ
cấu hóa chất BVTV sử dụng cũng có biến động: thuốc trừ sâu giảm từ
83,3% năm 1981 xuống 50,5% năm 1997 và chỉ còn 45,5% năm 1998 trong
khi thuốc trừ cỏ, trừ bệnh gia tăng cả về số lượng lẫn chủng loại. Nguyên
nhân của sự biến động này là do từ năm 1992 nền nông nghiệp Việt Nam
đã áp dụng rất có hiệu quả chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).

Nhiều hộ nông dân đã biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ tổng
hợp trong sản xuất và chỉ phun thuốc khi cần thiết theo sự chỉ đạo của cơ
quan BVTV. Tại các địa phương có áp dụng chương trình Quản lý dịch hại
tổng hợp (IPM) số lần phun thuốc đã giảm đi. Kết quả này chứng minh
rằng chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là một trong các biện
pháp hữu hiệu nhằm tránh nguy cơ ô nhiễm môi trường do sử dụng thuốc
BVTV. Tại nhiều địa phương, số lần phun thuốc đã giảm 73%, trong đó số
lần phun thuốc trừ sâu đã giảm 80-90% [25].
Tình hình nhập khẩu thuốc BVTV vào nước ta qua các năm từ 1991
đến 2006 được thể hiện ở bảng sau:

5


Bảng 1: Lượng hóa chất BVTV nhập khẩu vào Việt Nam
Năm

1991
1992
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004

2005
2006

Tổng khối
lượng

Thuốc trừ sâu Thuốc trừ bệnh
Thuốc trừ cỏ
Tấn
Tỷ lệ % Tấn TP Tỷ lệ % Tấn TP Tỷ lệ %
TP
20300 16900
83,30
2600
9,50
834
4,10
23100 18000
75,40
2500
7,10
3724
15,60
20389 15266
68,30
3262
15,40
2786
12,50
25666 16451

64,10
3413
13,30
4979
19,40
32751 17352
53,00
9000
23,00
7681
22,00
30406 15351
50,50
7109
23,90
7620
25,00
42738 19427
45,40
9600
22,54
13711
32,03
33715 16284
48,30
7788
23,10
9069
26,90
33637 16856

50,11
9227
27,43
6630
19,71
36589 17321
47,34
10779
29,46
7965
21,77
37081 14943
40,30
12088
32,60
9381
25,30
36018 13507
37,50
10192
28,30
10896
30,25
48288 17915
37,10
17915
37,10
14390
29,80
51764 20787

40,0
14361
27,70
14433
27,70
71345 29932
42,10
17834
25,00
20342
28,40
Nguồn: Nguyễn Hồng Sơn, Vũ Đình Tuấn – Cục BVTV, 2008 [24]

Hầu hết các loại thuốc BVTV sử dụng trong nông nghiệp Việt Nam đều
nhập khẩu từ nước ngoài. Khối lượng thuốc BVTV nhập khẩu tăng từ 1300015000 tấn/năm những năm đầu thập kỷ 90 lên 33000-38000 tấn những năm
2000. Đặc biệt các năm 2005 và 2006 do bùng phát dịch rầy nâu và vàng lùn
xoắn lá tại các tỉnh Nam bộ nên lượng thuốc BVTV nhập khẩu đã tăng lên
51000 tấn (2005) và 71000 tấn (2006). Hiện tượng nhập lậu các loại thuốc
BVTV (bao gồm cả thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc hạn chế sử
dụng) đang là vấn đề chưa thể kiểm soát nổi. Hàng năm vẫn có một khối
lượng lớn thuốc BVTV nhập lậu vào nước ta. Tình trạng các thuốc BVTV tồn
đọng không sử dụng, nhập lậu bị thu giữ đang ngày càng tăng lên về số lượng
và chủng loại. Hầu hết các loại thuốc BVTV tồn đọng này được lưu giữ trong
các kho chứa tồi tàn hoặc bị chôn vùi dưới đất không đúng kỹ thuật nên nguy

6


cơ thẩm lậu và dò rỉ vào môi trường là rất đáng báo động. Cùng với thuốc
BVTV tồn đọng, các loại thuốc và bao bì, đồ đựng thuốc BVTV đang là nguy

cơ đe dọa sức khoẻ cộng đồng và gây ô nhiễm môi trường nếu không áp dụng
ngay các biện pháp giải quyết khẩn cấp [25].
Trước tình hình này Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Cục
BVTV đã có nhiều văn bản quy định và hướng dẫn cách sử dụng thuốc
BVTV an toàn có hiệu quả đặc biệt là trên rau và chè nhưng việc sử dụng
thuốc BVTV còn bộc lộ nhiều bất cập chưa tương xứng với yêu cầu của nền
sản xuất nông nghiệp sạch. Kết quả là làm ảnh hưởng đến chất lượng nông
sản tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Việc tăng liều lượng thuốc, tăng số lần
phun thuốc, dùng thuốc BVTV không theo hướng dẫn, lạm dụng thuốc BVTV
đã dẫn đến hậu quả là gây ra hiện tượng kháng thuốc, làm thuốc mất hiệu lực,
để lại tồn dư thuốc BVTV quá mức cho phép trong nông sản, thực phẩm. Đó
cũng là nguyên nhân của tình trạng ngộ độc thực phẩm, làm giảm sức cạnh
tranh của nông sản, hàng hoá trên thị trường thế giới.
Ngoài ra, việc không tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc, tình
trạng vứt bao bì thuốc BVTV bừa bãi sau sử dụng khá phổ biến. Thói quen
rửa bình bơm và dụng cụ pha chế thuốc BVTV không đúng nơi quy định gây
ô nhiễm nguồn nước, gây ngộ độc cho động vật thuỷ sinh cũng cần được cảnh
báo và khắc phục ngay.
Do nhu cầu sử dụng thuốc BVTV tăng, các cơ sở kinh doanh, buôn bán
mặt hàng thuốc BVTV cũng ngày càng gia tăng. Mặc dù thuốc BVTV là một
mặt hàng kinh doanh có điều kiện trang thiết bị đảm bảo nhưng không phải cơ
sở nào cũng có đầy đủ các điều kiện cần thiết như quy định. Trừ các đại lý cấp 1
còn lại phần lớn các cửa hàng kinh doanh hóa chất BVTV đều không có kho
chứa riêng biệt hoặc có kho chứa nhưng nằm quá gần khu dân cư. Kết quả thanh
tra 14570 lượt cửa hàng, đại lý kinh doanh thuốc BVTV năm 2006 cho thấy có

7


14,8% vi phạm các quy định về kinh doanh thuốc BVTV. Tính đến 31/12/2006,

cả nước có 60 nhà máy, cơ sở sản xuất gia công, sang chai, đóng gói hóa chất
BVTV và 22509 đại lý, cửa hàng kinh doanh bán hóa chất BVTV. Hàng năm,
thanh tra chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật đã tiến hành khoảng 500 600 đợt thanh tra việc thực hiện pháp luật BVTV và đã xử lý 3000 - 4000 trường
hợp vi phạm. Năm 2000, tỷ lệ vi phạm trong sản xuất hóa chất BVTV là 25%,
năm 2006, tỷ lệ này giảm xuống còn 15,9%. Riêng 10 tháng đầu năm 2007,
thanh tra chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật đã tiến hành 492 đợt thanh
tra, kiểm tra với 10127 lượt cơ sở sản xuất, cửa hàng, đại lý kinh doanh hóa chất
BVTV, đã phát hiện 4 cơ sở sản xuất và 1457 cửa hàng đại lý có vi phạm (chiếm
14,3%). Tính đến nay, số lượng hóa chất BVTV tồn đọng bị thu giữ cần phải
tiêu hủy trong cả nước gần 171 tấn. Tổng số tiền phạt thu nộp ngân sách trên 1,7
tỷ đồng. Trong số các cơ sở gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV vẫn
còn nhiều cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến việc cải tiến công nghệ còn sử
dụng các dây chuyền công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm. Đặc biệt là hệ thống xử lý
chất thải chưa đạt các tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường [25].
Trình độ của người kinh doanh hóa chất còn thấp so với yêu cầu. Theo
khảo sát, chỉ có 7,4% có trình độ đại học; 5,9% có trình độ trung cấp; số còn
lại mới chỉ qua các lớp huấn luyện ngắn ngày, trong khi có tới 91% nông dân
tìm hiểu cách sử dụng hóa chất BVTV trực tiếp từ người bán thuốc [25].
Khi kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trên 373 mẫu rau năm 2006, cho
thấy có 33 mẫu (chiếm 13,46%) vượt mức dư lượng cho phép. Đây là nguyên
nhân của tình trạng ngộ độc thực phẩm, làm giảm sức cạnh tranh của nông
sản, hàng hoá trên thị trường thế giới và cũng là nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến
sức khoẻ cộng đồng và gây ô nhiễm môi trường [25].
Bảng 2: Tình hình ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam năm 2003, 2004
và các nguyên nhân

8


Năm


2003
2004
238
145
6428 3584
37
41
42
29

Số vụ ngộ độc
Số người mắc
Số tử vong
Số vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt (trên 30 người mắc)
Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm
Vi sinh vật
49,2% 55,8%
Hóa chất
19,3% 13,2%
Thực phẩm độc
21,4% 22,8%
Không rõ nguyên nhân
10,1% 8,2%
Nguồn: Phan Trần Khánh, Cục ATVSTP, 2005 [26]
Những năm gần đây, trong nông nghiệp và nông thôn đã phát động
phong trào 4 đúng đối với hóa chất BVTV là: đúng chủng loại, đúng liều
lượng, đúng lúc và đúng phương pháp. Nhưng phong trào chưa đi vào diện
rộng và còn nhiều hạn chế.
Theo kết quả kiểm tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên rau của 4600

hộ nông dân năm 2006 cho thấy có tới 59,8% số hộ vi phạm về quy trình sử
dụng thuốc. Số hộ không giữ đúng thời gian cách ly: 20,7%; sử dụng thuốc
cấm, thuốc ngoài danh mục: 10,31%; sử dụng thuốc hạn chế trên rau: 0,18%;
sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ: 0,73%. Chi cục BVTV Hà Nội
năm 2006 thông báo, 100% nông dân vùng ngoại thành vẫn phun thuốc định kỳ
để tránh rủi ro, có tới 50% nông dân tự tiện tăng nồng độ lên gấp đôi. Ở thành
phố Hồ Chí Minh, nông dân ngoại thành phải phun 20-30 lần/vụ thuốc BVTV
đối với rau cải bắp, còn trên cây nho, nông dân ở Ninh Thuận phải phun thuốc
tới 80 lần/vụ. Hầu hết những người trồng rau chỉ dùng thuốc trừ sâu mà không
quan tâm đến thời gian cách ly để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh thực
phẩm. Hiện tượng phun thuốc trừ sâu ngày hôm trước và vài ngày sau đã thu
hoạch rau để bán diễn ra phổ biến. Bên cạnh việc tăng lượng dùng và số lần
phun, nông dân thường trộn các loại thuốc khác nhau thành hỗn hợp. Họ kỳ
vọng rằng, có thể tạo ra loại thuốc mới có phổ tác động rộng trừ đồng thời

9


nhiều loại sâu bệnh và nâng cao hiệu quả của thuốc. Tuy nhiên, do thiếu kiến
thức về hỗn hợp thuốc nên các hỗn hợp tự pha chế thường không hợp lý, không
những không có tác dụng hỗ trợ cho nhau mà đôi khi còn làm giảm tác dụng,
gây lãng phí thuốc và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng [25].
2.2. Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến rau trồng
Sản xuất rau ở nước ta được tập trung ở 2 vùng chính:
Vùng rau tập trung, chuyên canh ven thành phố, thị xã và khu công
nghiệp chiếm 46% diện tích và xấp xỉ 45% sản lượng. Sản xuất rau cung cấp
cho thị trường nội địa là chính. Chủng loại rau ở đây rất phong phú: 60-80
loại trong vụ đông xuân, 20-30 loại trong vụ hè thu.
Vùng rau hàng hoá, luân canh với cây lương thực tại các vùng đồng
bằng lớn, chiếm 54% diện tích và 55% sản lượng. Rau ở đây tập trung cho

chế biến, xuất khẩu và lưu thông trong nước… [19].
Theo thống kê, tại các vùng sản xuất rau trong cả nước, năm 2006
lượng hóa chất BVTV nhập khẩu vào Việt Nam là 71345 tấn tăng 34756 tấn
so với năm 2001 (36589 tấn). Năng suất rau năm 2006 đạt mức cao nhất
14,99 tấn, tăng 10,2% so với năm 2001 (13,14 tấn/ha), bằng 95% so với trung
bình toàn thế giới (15,7 tấn/ha) [19]. Như vậy, việc sử dụng thuốc BVTV đã
góp phần làm tăng năng suất rau trồng.
Thuốc BVTV được coi như “Thần dược” nên người nông dân có
thói quen thường xuyên sử dụng. Hiện tượng lạm dụng hóa chất BVTV
như tăng số lần và nồng độ phun thuốc, không đảm bảo thời gian cách ly,
phun không theo diễn biến của dịch hại. Hiện tượng này đã trở thành hiện
tượng phổ biến ở hầu hết các vùng sản xuất, đặc biệt trên các loại cây
trồng dễ nhiễm nhiều sâu bệnh như rau, chè… Tình hình ngộ độc thực
phẩm do các hóa chất độc, trong đó có hóa chất BVTV vẫn diễn ra phức
tạp và có chiều hướng gia tăng.

10


Bảng 3: Dư lượng hóa chất BVTV trong một số loại rau
Loại rau

Năm

Tổng số
Không có

mẫu

Tỷ lệ mẫu

Có dư
Có dư lượng

2000

dư lượng
279
41,2

2001

264

54,1

41,7

4,2

2003

102

49,0

38,2

12,8

2004

2000

36
279

36,1
67,0

55,6
29,4

8,3
3,6

Rau

2001

264

62,5

31,4

6,1

muống

2003


153

54,2

37,3

8,5

2004
2001

36
132

63,9
29,6

33,3
51,5

2,8
18,9

Đậu đỏ

2003

102

28,4


44,1

27,5

Cải bắp

2004
2002
2002

36
60
60

55,5
46,7
55,0

30,6
46,7
35,0

13,9
6,6
10,0

Rau cải

Dưa chuột

Cà chua

2004
2004

lượng
54,5

>TCCP
4,3

75
69,3
26,7
4,0
105
58,1
39,0
2,9
Nguồn: Trung tâm KDTV phía Bắc, 2005 [26]

Theo TS. Marcus Theurig (2002), nếu không sử dụng hóa chất BVTV
thì loài người cần đến 3 lần diện tích trồng cây như hiện nay. Vì vậy, hóa chất
BVTV cùng với phân bón hóa học là những phát minh quan trọng nhằm đảm
bảo an ninh lương thực cho loài người [24]. Tuy nhiên, mặt trái của hóa chất
BVTV là rất độc hại cho sức khỏe con người và có nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường cao. Ngoài ra, khi phun hóa chất BVTV thì có tới 50% lượng thuốc rơi
vào đất và khi đó chúng sẽ bị biến đổi, phân tán theo nhiều con đường khác
nhau gây ô nhiễm môi trường [27].


11


2.3. Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến giun đất (Oligochaeta)
ở đất trồng rau chuyên canh
Sinh vật sống trong đất rất phong phú và đa dạng. Trong môi trường
này có đại diện của rất nhiều ngành động vật sinh sống như: động vật đơn
bào, giun tròn, giun đất, chân khớp…
Động vật đất góp phần quyết định độ phì nhiêu của đất. Thông qua hoạt
động sống của động vật đất mà các thành phần hữu cơ, vô cơ được phân hủy
và phối trộn làm tăng độ xốp, độ thoáng khí, tính thấm nước theo hướng có
lợi cho cây trồng đồng thời giải phóng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây
trồng sử dụng.
Sự tham gia của động vật đất trong quá trình phân hủy xác hữu cơ
động, thực vật gồm rất nhiều nhóm, nhưng vai trò quan trọng đặc biệt
phải kể đến giun đất (Oligochaeta). Cách đây hơn 100 năm, nhà tự nhiên
học vĩ đại Darwin đã viết: “lưỡi cày là một trong những công cụ cổ xưa
nhất và có ý nghĩa nhất do con người chế tạo ra. Nhưng đã lâu lắm trước
khi phát hiện ấy ra đời; giun đất đã và sẽ còn mãi mãi cày đất thường
xuyên”. Khi những lưỡi cày này xới đất làm cho lớp đất bạc màu phía trên
được lộn xuống phía dưới, lớp đất màu mỡ phía dưới được đưa lên trên.
Giun đất đã giúp cho con người đùn hàng tấn đất từ những lớp dưới
chuyển lên bề mặt một cách âm thầm lặng lẽ. Theo tính toán của Darwin,
sau 15 năm giun đất đã đùn lên một lớp đất dày chừng 6,25 cm, sau 21
năm lớp đất đó dày chừng 10 – 12 cm [14].
Một số tác giả khác cho rằng khi có giun đất, chúng đào hang giúp cho
khả năng ngấm nước vào sâu trong lòng đất tránh xói mòn, giữ được độ ẩm
cho đất, làm đất tơi xốp, giúp vi khuẩn, nấm hoạt động tốt hơn (Lê Văn Triển,
2000) [21]. Các nghiên cứu cho thấy nếu 1m 2 mặt đất có 150 con giun thì
hàng năm mỗi ha đất sẽ cung cấp 150 tấn phân giun, trong đó có 20 tấn được


12


đùn lên mặt đất. Trong ống tiêu hóa của giun các vụn hữu cơ được nghiền cơ
học, được phân hủy hóa học nhờ nhiều loại dịch và men tiêu hóa. Trong phân
giun có chứa lượng enzim khá lớn, trung bình lượng enzim trong 1 tạ phân
giun bằng lượng enzim trong 5 tạ phân chuồng (Vũ Quang Mạnh, 2000) [15].
Trong phân giun chứa lượng lớn photpho trao đổi, đạm amon, axit canxi
(Thái Trần Bái, 2000) [3]. Đây là nhóm động vật đất hoại sinh, thức ăn chính
của chúng là xác hữu cơ, qua quá trình tiêu hóa thải ra phân tơi xốp giàu N, P,
K dễ tiêu trở lại môi trường đất.
Trên thế giới, giun đất được con người sử dụng vào nhiều mục đích:
nuôi lấy đạm, xử lý rác thải có nguồn gốc từ hữu cơ, cải tạo đất cằn, làm
thuốc, yếu tố chỉ thị môi trường… Tại Việt Nam, giun đất được sử dụng
làm nguồn đạm vỗ béo, gà, vịt… Sử dụng giun đất như yếu tố góp phần
cải tạo đất.
Cùng với tốc độ đô thị hóa và sự gia tăng dân số nhanh chóng, đất
đai canh tác bị thu hẹp dần và cằn cỗi theo thời gian. Phân hữu cơ truyền
thống đã dần bị loại bỏ do bẩn, mùi hôi thối và mang nhiều vi khuẩn gây
bệnh. Phân bón hóa học trong quá trình sử dụng liên tục đã ảnh hưởng đến
độ phì nhiêu của đất và làm chai cứng đất. Việc lạm dụng hóa chất bảo vệ
thực vật đã hủy diệt các loài thiên địch của ngành nông nghiệp mà bản
thân nó là tác nhân rất tốt góp phần tiêu diệt sâu bọ có hại, cải tạo đất
trồng nâng cao sản lượng.
Có rất nhiều nghiên cứu về tác động của thuốc trừ sâu lên động vật đất.
Trong số các sinh vật đất được nghiên cứu thì tùy từng nhóm mà có các phản
ứng khác nhau với các loại thuốc trừ sâu khác nhau. Chẳng hạn, thuốc diệt
nấm không cho thấy có ảnh hưởng đến lớp hình nhện (Arachnida), kiến
(Formicidae), giun tròn (Nematoda), mà có ảnh hưởng đến giun ít tơ

(Lumbricidae) và giun trắng (Enchytraeidae). Thuốc diệt côn trùng lại có ảnh

13


hưởng đến giun ít tơ, bọ nhảy (Collembola) và lớp hình nhện (Paul Henning
Krogh, 1995) [31].
Trong môi trường bị tác động, cấu trúc loài ưu thế nhìn chung được
đặc trưng bởi việc tăng đại diện các loài ưu thế (thường chỉ một hoặc hai
loài) và sự giảm đồng thời của các đại diện loài còn lại. Khi môi trường bị
tác động mạnh hơn, một tỉ lệ đáng kể của các loài với số lượng cá thể nhỏ
bé bị biến mất. Trong những quần xã như vậy, chỉ còn các loài chiếm ưu
thế là các loài đóng vai trò chính còn các loài còn lại chỉ xuất hiện vài lần
hay một lần. Loại cấu trúc này phản ánh sự suy thoái của môi trường đất
(Elzbieta Chudzicka, 1994) [29].
Tính đa dạng và thành phần loài của các quần xã động vật đất giảm đi
hoặc tăng đột ngột không bình thường so với các quần xã ở môi trường đối
chứng, nơi không sử dụng thuốc (Nguyễn Trí Tiến, 2000) [20].
Cấu trúc quần xã động vật đất có các thay đổi khác nhau, tùy theo khối
lượng và nồng độ sử dụng của thuốc hóa học. Khi sử dụng hóa chất với một
nồng độ và tỷ lệ phù hợp thì tạo được động lực tích cực lên môi trường và hệ
động vật đất. Ngược lại, nếu dùng hóa chất không hợp lý sẽ có tác động xấu,
tiêu diệt nhiều nhóm loài nhạy cảm, thường chiếm số lượng cá thể ít nhưng lại
có vai trò quyết định đến đặc điểm đa dạng loài của quần xã. Kết quả là việc
sử dụng hóa chất làm suy giảm độ đa dạng sinh học, gây xáo trộn cấu trúc
quần xã của hệ động vật, dẫn đến sự mất cân bằng và ổn định của hệ sinh thái
đất (Vũ Quang Mạnh, 2003) [16].
Tuy nhiên, khi đã sử dụng thuốc hóa học cho dù với nồng độ và chu
kì nào đi nữa thì thuốc trừ sâu luôn làm thay đổi cấu trúc quần xã của hệ
động vật đất nói chung và cấu trúc ưu thế của nhóm động vật chân khớp ở

đất nói riêng. Việc phá vỡ và thay đổi cấu trúc này dẫn đến sự tăng vượt
trội số lượng cá thể của một hay vài loài và nhóm động vật hạt nhân, mà

14


mật độ quần xã động vật đất được quy định bởi chính các loài này. Như
vậy, việc sử dụng đã tạo ra kiểu cấu trúc đột biến. Đây là kiểu cấu trúc mà
trong đó xuất hiện một vài nhóm, loài phát triển với số lượng ưu thế đột
ngột, không tự nhiên. Trong nghiên cứu sinh thái học chỉ thị, việc xuất
hiện sự ưu thế bất thường trong cấu trúc quần xã động vật được xem xét
như là một chỉ số xác định mức độ thoái hóa của môi trường đất (Nguyễn
Thị Thu Anh, 2009) [1].
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc BVTV đến cây trồng và
động vật đất đã được tiến hành từ rất lâu và đều khẳng định rằng: thuốc
BVTV làm tăng năng suất cây trồng để đảm bảo nhu cầu lương thực phẩm
của con người nhưng chúng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đất
và các nhóm động vật trong đất. Đặc biệt là nhóm giun đất được coi như
yếu tố chỉ thị môi trường (thành phần cơ giới, pH, thay đổi cảnh quan theo
hướng thuận hay nghịch do can thiệp của con người, chỉ thị nguồn gốc của
một vùng đất) [10].

15


III. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Supertox 25EC đến năng suất
của một số loài rau và thành phần, mật độ, sinh khối của giun đất ở vùng rau
chuyên canh xã Hồng Thái, Phú Xuyên, Hà Nội.

3.2. Đối tượng nghiên cứu
3.2.1. Loài nghiên cứu
* Rau muống (Ipomoea aquatica F.).
Họ Khoai lang (Convolvulaceae)
Bộ Khoai lang (Convolvulales)
- Thành phần hoá học: Rau
muống có 92% nước;
0,2 % protein; 2,5 % gluxit;
1% xenluloza; 1,3% tro.
Hàm lượng muối khoáng cao: can

Hình 1: Rau muống
(Ipomoea aquatica F.)

xi, phospho, sắt. Vitamin có carotene, vitamin C, vitamin B1, vitamin PP…
- Phân bố: Rau muống có nguồn gốc từ nhiệt đới châu Á, được trồng
nhiều ở khu vực Nam và Đông Nam Á, nhiệt đới châu Phi…
- Đặc điểm: Đây là loài rau muống cạn được trồng trên luống đất,
không cần nhiều nước thường có màu trắng xanh, nhỏ. Cây thân cỏ, lá đơn
nguyên. Rau muống là cây ngắn ngày, sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao
sống ở nhiệt độ cao và đủ ánh sáng. Trên thị trường loài rau muống này dễ
tiêu thụ nên được người nông dân trồng rộng rãi hơn so với rau muống nước.
- Công dụng: Theo y học hiện đại rau muống cung cấp nhiều chất xơ,
có vitamin C, vitamin A, là thức ăn cho mọi người. Rau muống có tác dụng
chữa khát nước, ù tai chóng mặt, đau dạ dày, nóng ruột, phân giải các chất
độc trong thức ăn [28].

16



* Rau Cải thìa
(Brassica rapa chinensis L.)
Họ Cải (Brassicaceae)
Bộ Màn màn (Capparales)
- Thành phần hóa học: Cải thìa
có nhiều vitamin A, B, C. Lượng
vitamin C của nó đứng vào bậc nhất
trong các loại rau.
- Phân bố: Trồng ở nhiều nơi

Hình 2: Rau Cải thìa

vào mùa lạnh.

(Brassica rapa chinensis L.)

- Đặc điểm: Cải thìa có thể .)
cao 50-100 cm, thân tròn. Rễ không phình thành củ. Lá to màu xanh nhạt, có
gân giữa trắng, lá trưởng thành có thể dài 40-50 cm, phiến lá hình bầu dục,
nhẵn mọc theo tới gốc nhưng không tạo ra cánh. Cụm hoa ngù ở ngọn,
cuống hoa dài 3-5 cm, hoa vàng tươi, nhị (4 dài, 2 ngắn).
- Công dụng: Lá dùng làm rau ăn. Hạt làm thuốc trị bệnh co thắt, chứng
đau dây thần kinh và đau khớp. Ở Trung Quốc hạt được dùng trị sốt cao, co
giật, mất tiếng [28].
* Rau húng
(Mentha aquatica L. var crispa)
(húng lũi, húng dũi, húng bạc hà)
Họ Hoa môi: Lamiaceae
Bộ Hoa môi: Lamiales
- Thành phần hóa học: Cây

chứa 0,8% tinh dầu gồm các este
(như methyl aceat) 22,41% alcol
tự do (như menthol) 28,53% và

Hình 3: Rau húng (Mentha aquatica L.
var crispa)

17


ceton (như methone) 0,77%. Menthofuran là thành phần chính (40%), còn có
piperitone, menthone và pulegone.
- Đặc điểm: Cây thân thảo có gốc bò dưới đất và những chồi bò trên
mặt đất. Lá hình trái xoan mọc đối, đính vào các cạnh của cành. Trong thân
và lá có tế bào tiết dầu thơm.
- Công dụng: Rau húng có vị cay thơm, tính ấm, dùng làm gia vị, giúp
tiêu hóa, ăn không tiêu, chữa ho cảm, viêm họng, trắng lưỡi, đầy bụng đi
ngoài và co giật ở trẻ em [28].
Chúng tôi chọn 3 loài rau: Rau muống (Ipomoea aquatica F.), rau Cải
thìa (Brassica rapa chinensis L.), rau húng (Mentha aquatica L. var crispa )
làm đối tượng nghiên cứu vì những loài rau này được người nông dân trồng
quanh năm (do có hiệu quả kinh tế cao) nên thuận lợi cho việc nghiên cứu rau
trồng chính vụ và trái vụ.
* Giun đất: Các loài giun đất (Oligochaeta), phân ngành Có đai
(Clitellata), ngành giun đốt (Annelida) sống trong đất vùng rau chuyên canh
xã Hồng Thái, Phú Xuyên, Hà Nội.
Vai trò: Giun đất có vai trò quan trọng trong việc hình thành lớp đất
trồng, nhờ hoạt động đào xới, tạo phân giun. Phân giun đất có tính chịu nước
cao và là môi trường hoạt động tốt cho vi sinh vật, lại giàu ion Ca ++. Do đó
giun đất là đối tượng có thể dùng để cải tạo đất [4].

3.2.2. Hóa chất sử dụng
Thuốc trừ sâu: Supertox 25 EC
- Thành phần:
Alpha - Cypermethrin (C22H19Cl2No3): 25g/l
Phụ gia: 975 g/l
- Công dụng: Trừ sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang và nhiều
loại sâu khác trên cây trồng.

18


- Thuốc trừ sâu Supertox 25 EC
thuộc nhóm thuốc trừ sâu Pyrethroit (Cúc
tổng hợp), nhóm này dễ bay hơi, tương đối
mau phân hủy trong môi trường và cơ thể
người. Khi thuốc tiếp xúc với dạ dày của
sâu, nó sẽ tác động lên thần kinh trung
ương, thần kinh ngoại biên [23]. Trong cơ

thể

thực vật thuốc BVTV này dễ bị phân giải
dưới tác dụng của ánh sáng và enzim thành
các sản phẩm cuối cùng ở dạng ion là Cl-, H+,

Hình 4: Thuốc trừ sâu
Supertox 25 EC

NO3, CO2, CO3… (Đào Văn Bảy, 2007) [5].
Đây là những chất không có hại cho cây. Khí CO2 được bài tiết qua khí khổng

ở lá. Các ion như CO23, Cl-, NO3- được cây sử dụng hoặc cũng có thể bị bài tiết
ở dạng hòa tan (Lê Văn Khoa, 1999) [13]. Ngoài việc diệt sâu hại, thuốc còn có
tác dụng kích thích cây trồng phát triển (Đào Văn Bảy, 2007) [5].
- Thuốc trừ sâu Supertox 25EC được người nông dân sử dụng phổ biến
trên rau muống, rau Cải thìa và rau húng. Đây cũng là loại thuốc BVTV có
trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam [24].
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm
Vùng rau chuyên canh xã Hồng Thái, Phú Xuyên, Hà Nội.
- Thời gian
* Vụ đông:

Từ ngày: 15/10/2010 đến 30/12/2010

* Vụ hè:

Từ ngày 01/05/2011 đến 15/07/2011

- Phạm vi nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc BVTV ở vùng rau chuyên canh xã
Hồng Thái, Phú Xuyên, Hà Nội.

19


Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Supertox 25EC đến khả
năng sinh trưởng, năng suất, thời gian thu hoạch của rau muống, rau Cải
thìa, rau húng.
Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Supertox 25EC đến thành
phần, mật độ và sinh khối của các loài giun đất (Oligochaeta) ở đất trồng rau

chuyên canh.
3.4. Luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
- Luận điểm cơ bản: Thuốc BVTV góp phần quan trọng vào việc tăng
năng suất cây trồng.
- Đóng góp của luận văn: đưa ra con số thống kê về sinh trưởng, năng
suất của một số loài rau trồng và thành phần, sinh khối, mật độ của các loài
giun đất (Oligochaeta). Trên cơ sở đó, thấy được ảnh hưởng của thuốc BVTV
đến năng suất rau trồng và các loài giun đất (Oligochaeta).
IV. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu ngoài thực địa
* Thu thập các tài liệu nghiên cứu về hệ động vật đất, các loại thuốc
bảo vệ thực vật thường sử dụng trên rau.
* Điều tra về tình hình sử dụng thuốc BVTV ở vùng rau chuyên canh
xã Hồng Thái, Phú Xuyên, Hà Nội: sử dụng phiếu điều tra.
* Nghiên cứu ngoài ruộng rau:
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Có 18 ô trồng rau:
Diện tích một ô là: 5m x 1m = 5m2
9 ô trồng rau muống, rau Cải thìa, rau húng phun thuốc BVTV (thuốc
trừ sâu Supertox 25EC).
9 ô trồng rau muống, rau Cải thìa, rau húng không phun thuốc BVTV.
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại
(Ngô Thị Đào, 2007) [7].

20


Sơ đồ
Thí nghiệm

Đối chứng


Rau muống

Rau Cải thìa

Rau húng

Quy trình thí nghiệm: Áp dụng quy trình sản xuất được sử dụng phổ
biến ở các hộ trồng rau xã Hồng Thái, Phú Xuyên, Hà Nội.
+ Trước khi gieo hạt (giâm cành) tiến hành làm cỏ, làm đất tơi xốp, bón
tro bếp.
+ Gieo hạt: Theo phương pháp gieo vãi đều trên luống, phủ rơm. Mật
độ gieo
Rau Cải thìa: 4 g/ 5m2
Rau húng và rau muống giâm bằng cành, mật độ 100 cành/1m2.
+ Từ khi gieo hạt (hoặc giâm cành) đến khi thu hoạch trung bình ngày
tưới 2 lần.
+ Phun thuốc BVTV:

21


Ô thí nghiệm: Sau khi hạt nảy mầm (hoặc nảy chồi) 5 ngày tiến hành
phun thuốc BVTV. Sử dụng thuốc trừ sâu Supertox 25 EC (2,5%), phun đều
lên cây trồng 5 ngày/ lần đối với vụ hè và 7 ngày/lần với vụ đông. Pha 3,5 - 4
ml thuốc cho bình 3 lít nước phun cho 1 ô (5m2).
Ô đối chứng: Phun nước theo lịch phun thuốc BVTV của công thức thí
nghiệm. Lượng nước bằng lượng dung dịch phun thuốc BVTV ở công thức
thí nghiệm (Ngô Thị Đào, 2007) [7].
4.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:

- Phương pháp tính tỉ lệ và thời gian mọc mầm.
+ Thời gian mọc mầm (ngày): từ khi gieo đến khi 50% số cây mọc,
đếm số cây mọc trên ô thí nghiệm vào các buổi sáng.
+ Tỷ lệ mọc mầm (%): phần trăm số cây mọc trên tổng số hạt gieo.
- Phương pháp tính chỉ tiêu sinh trưởng: sau khi hạt nảy mầm được 15
ngày, 25 ngày, 35 ngày lấy mỗi ô 30 cây rau để đo mẫu vật:
+ Chiều cao cây: đo bằng thước cm từ gốc đến đầu mút lá cao nhất
hoặc ngọn cao nhất.
+ Đo chiều rộng lá: đo bằng thước cm, đo ở chỗ rộng nhất.
+ Đo chiều dài lá: đo bằng thước cm từ gốc lá đến chóp lá.
+ Số lá: đếm số lá trên cây rau.
- Tính năng suất thực thu: Cân khối lượng rau của các ô thí nghiệm, đối
chứng. Sau đó tính năng suất trung bình của ô thí nghiệm, đối chứng. Đơn vị
tính là kg/ô.
- Tính lợi nhuận sau sản xuất:
Lợi nhuận = tổng thu nhập – tổng chi phí
Tổng thu nhập của từng ô = năng suất của ô x giá thành 1 kg.
Tổng chi phí = Chi phí vật tư (giống, phân bón, thuốc BVTV) + chi phí
nhân công + chi phí khác.

22


4.3.Các phương pháp nghiên cứu với động vật đất
Giun đất (Oligochaeta)
- Thời gian nghiên cứu:
Thu mẫu trong 4 đợt:
+ Đợt 1: Ngày 15/10/2010 Trước khi làm đất trồng rau vụ đông
+ Đợt 2: Ngày 15/12/2010 Ngay sau khi thu hoạch rau vụ đông
+ Đợt 3: Ngày 1/05/2011 Trước khi làm đất trồng rau vụ hè

+ Đợt 4: Ngày 15/06/2011 Ngay sau khi thu hoạch rau vụ hè
- Sơ đồ thu mẫu: trong 1 ô thí nghiệm 5m2 có 3 hố đào giun
0,5m

0,5m

0,5m
1m

0,9 m

0,9 m

0,9 m

50 cm

0,9m
50 cm

5m

10 cm
10 cm

- Phương pháp thu mẫu
+ Phương pháp thu mẫu định lượng:
Ngay trước khi làm đất và sau khi thu hoạch rau ở mỗi ô thí nghiệm:
Đào 3 hố nhỏ, mỗi hố nhỏ 50cm x 50 cm, thu theo từng tầng đất dày 10
cm.

Bắt giun trong các tầng đất, cho vào túi vải có nhãn ghi rõ tầng đất,
sinh cảnh, thời gian thu mẫu.

23


Bảng 4: Số mẫu định lượng ở khu vực nghiên cứu
Tiêu chí
Số ô
Số hố
Số mẫu
Tổng

Rau muống
TN
ĐC
3
3
9
9
27
27
162 mẫu /1 đợt

Rau Cải thìa
TN
ĐC
3
3
9

9
27
27

Rau húng
TN
ĐC
3
3
9
9
27
27

+ Phương pháp định hình và bảo quản mẫu vật:
Mẫu giun đất sau khi thu được rửa bằng nước sạch cho sạch đất và vụn
hữu cơ bám ngoài.
Làm giun chết trong dung dịch formalin 2%.
Sau đó đưa mẫu vào dung dịch formalin 4% định hình trong trạng thái
duỗi và giữ lâu dài.
Việc thu mẫu định lượng được tiến hành theo các phương pháp thu mẫu
động vật đất của Ghiliarow M.S (1975) [17].
- Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
+ Phương pháp định loại giun đất:
Mẫu sau khi định hình sẽ tiến hành định loại theo tài liệu chuyên
ngành: “Khóa định loại giun đất ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông
Cửu Long Việt Nam” (Thái Trần Bái, 1986) [2]. Chúng tôi căn cứ vào các
đặc điểm hình thái và giải phẫu: Đai sinh dục, vị trí, số lượng nhú phụ, nhú
đực, lỗ nhận tinh, số lượng tơ, manh tràng, màu sắc bên ngoài… Việc xác
định tên cho một loài cụ thể được tiến hành ở trong phòng thí nghiệm tổ động

vật, khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

+ Phương pháp tính số lượng và sinh khối:

24


Tính số lượng cá thể (n): Đối với con nguyên vẹn tính cả con non và
con trưởng thành. Đối với con bị đứt chỉ tính phần đầu mới là một con, phần
đuôi không tính.
Tính sinh khối (p): sinh khối được tính bằng trọng lượng giun đất sau
khi định hình mẫu bằng foocmalin 4%, kể cả phần thức ăn trong ruột của
giun. Cân bằng cân phân tích với độ chính xác đến 0,1 g.
Tính phần trăm số cá thể thu được (kí hiệu: n%). Và phần trăm tổng số
sinh khối thu được (kí hiệu: p%).
Các số liệu được tính trên đơn vị tương ứng là 1m2.
n = [(Ai + Ci)/N] x 4
p = [(PAi + PCi)/N x 4
Trong đó:
Ai: Số con non i có trong N hố
Ci: Số con trưởng thành i có trong N hố
i : Loài
N: Số hố
n % (loài): (Tổng số cá thể của loài/ tổng số các cá thể thu được) x 100%
p % (loài): (Tổng số sinh khối của loài/ tổng số sinh khối thu được)
x 100%.
4.4. Phương pháp thống kê xử lý số liệu:
- Sau khi thu thập các số liệu, đo đạc, tiến hành phân tích các số liệu để
tìm các giá trị đặc trưng cho các mẫu và nhóm mẫu.
- Các số liệu thu được được xử lý theo phương pháp thống kê toán học

của Phạm Văn Kiều, 2006 [12]. Đồng thời kết quả được phân tích bằng phần
mềm Microsoft office Excel, 2007.

+ Giá trị trung bình:

25


×