Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật tăng năng suất đậu tương trong vụ hè tại huyện gia bình tỉnh bắc ninh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.22 MB, 127 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN – VIỆN KHOA HỌC NN VIỆT NAM
-----------------***-------------------

NGUYỄN VĂN HIỀN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
TĂNG NĂNG SUẤT ĐẬU TƯƠNG TRONG VỤ HÈ
TẠI HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH.

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI 2014


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN – VIỆN KHOA HỌC NN VIỆT NAM
-----------------***-------------------

NGUYỄN VĂN HIỀN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
TĂNG NĂNG SUẤT ĐẬU TƯƠNG TRONG VỤ HÈ
TẠI HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ TRƯỜNG



HÀ NỘI, 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được sự hợp tác giúp đỡ quí báu của giáo viên hướng dẫn, cơ sở đào
tạo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Trường,
Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và PT đậu đỗ - Viện Cây Lương Thực và
Cây Thực Phẩm đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và tập thể cán bộ Ban Đào tạo
sau đại học, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình đã động viên và cổ vũ tôi hoàn thành tốt khoá học này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hiền

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn

này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều chính xác và
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hiền

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... ii
Nguyễn Văn Hiền .......................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
2. Mục đích và yêu cầu ................................................................................. 3
2.1. Mục đích ................................................................................................. 3
2.2. Yêu cầu ................................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................ 3
3.1. Ý nghĩa khoa học..................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 4
4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4
Chương I. ...................................................................................................... 5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ........... 5

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài...................................................................... 5
1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố của cây đậu tương ........................................ 5
1.1.2. Yêu cầu sinh thái của cây đậu tương..................................................... 5
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài .................................................................... 11
1.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam ..................... 12
1.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về giống cây đậu tương ............................ 18
1.2.3. Những nghiên cứu về thời vụ trồng .................................................... 24
1.2.4. Những nghiên cứu về mật độ trồng ..................................................... 26
Chương II. .................................................................................................. 31
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 31
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


2.1. Vật liệu nghiên cứu.............................................................................. 31
2.2. Nội dung, địa điểm và thời gian nghiên cứu....................................... 32
2.2.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 32
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu........................................................................... 32
2.2.3. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 33
2.3.1. Đánh giá tình hình sản xuất đậu tương ................................................ 33
2.3.2. Phương pháp triển khai thí nghiệm đồng ruông .................................. 33
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá xử lý số liệu .............. 36
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................ 36
2.4.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển ................................................. 36
2.4.2. Các chỉ tiêu về năng suất .................................................................... 37
2.4.3. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu ................................................... 37
2.5. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm ................................... 38
2.6. Các phương pháp phân tích ................................................................... 39

2.6.1. Phương pháp tính hiệu quả kinh tế thí nghiệm mật độ ........................ 39
2.6.2. Phân tích số liệu ................................................................................. 39
Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................... 40
3.1. Đánh giá tình hình sản xuất đậu tương tại huyện Gia Bình ............. 40
3.1.1. Điều kiện canh tác đậu tương ............................................................. 40
3.1.2. Kỹ thuật canh tác và khó khăn trong sản xuất đậu tương .................... 40
3.1.3. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh ................................................. 41
3.2. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của các dòng,
giống đậu tương thí nghiệm .......................................................... 43
3.2.1. Đặc điểm hình thái của các dòng, giống đậu tương tham gia thí nghiệm
....................................................................................................... 43
3.2.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống đậu tương thí
nghiệm............................................................................................ 44
3.2.3. Thời gian ra hoa, tổng số hoa và tỷ lệ đậu quả của các dòng, giống đậu
tương thí nghiệm ............................................................................ 47

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


3.2.4. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI) của các dòng, giống đậu tương
thí nghiệm ...................................................................................... 48
3.2.5. Khả năng hình thành nốt sần của các dòng, giống đậu tương thí nghiệm
....................................................................................................... 50
3.2.6. Khả năng tích lũy chất khô của các dòng, giống đậu tương thí nghiệm
....................................................................................................... 52
3.2.7. Một số đặc điểm nông học của các dòng, giống đậu tương thí nghiệm 54
3.2.8. Mức độ chống chịu sâu, bệnh hại và khả năng chống đổ của các dòng,
giống đậu tương thí nghiệm ............................................................ 56

3.2.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống đậu tương thí
nghiệm............................................................................................ 58
3.2.10. Năng suất của các dòng, giống đậu tương thí nghiệm ....................... 60
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển
giống đậu tương ĐT51 ................................................................... 62
3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian gieo đến
mọc của giống đậu tương ĐT51...................................................... 63
3.3.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian sinh trưởng các giai đoạn
giống đậu tương ĐT51.................................................................... 64
3.3.3. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian ra hoa, tổng số hoa và tỷ lệ
đậu quả giống đậu tương ĐT51 ...................................................... 64
3.3.4. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống
đậu tương ĐT51 ............................................................................. 65
3.3.5. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến mức độ nhiễm sâu, bệnh hại và khả
năng chống đổ của giống đậu tương ĐT51 ..................................... 67
3.3.6. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng tích lũy chất khô của giống
đậu tương ĐT51 ............................................................................. 68
3.3.7. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của
giống đậu tương ĐT51.................................................................... 69
3.3.8. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất của giống đậu tương ĐT51
thí nghiệm ...................................................................................... 70
3.3.9. Hiệu quả kinh tế của thời vụ trồng đối với giống đậu tương ĐT51 thí
nghiệm............................................................................................ 71
3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển
giống đậu tương ĐT51 ................................................................... 72

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v



3.4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian gieo đến mọc và tỷ lệ mọc
mầm của giống đậu tương ĐT51 .................................................... 72
3.4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng các giai đoạn
giống đậu tương ĐT51.................................................................... 73
3.4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống
đậu tương ĐT51 ............................................................................. 74
3.4.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu, bệnh hại và khả
năng chống đổ của giống đậu tương ĐT51 ..................................... 75
3.4.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá của giống đậu
tương ĐT51 .................................................................................... 77
3.4.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng tích lũy chất khô của giống
đậu tương ĐT51 ............................................................................. 78
3.4.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất giống
đậu tương ĐT51 ............................................................................. 79
3.4.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của giống đậu tương ĐT51
thí nghiệm ...................................................................................... 80
3.4.9. Hiệu quả kinh tế của mật độ trồng giống đậu tương ĐT51.................. 82
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 83
1. Kết luận .................................................................................................... 83
2. Đề nghị ..................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 85
PHỤ LỤC 1................................................................................................. 90
PHỤ LỤC 2................................................................................................. 95

Bên cạnh việc chon nhiều kiểu và định dạng đã có sẵn trong Word, bạn có thể tự thiết kế chi tiết bảng mục lục cho riêng mình,
chẳng hạn như quyết định số cấp cho mục lục, có cho số trang xuất hiện hay không, tạo đường nối bằng dấu chấm giữa tiêu đề và
số trang, v.v...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page vi


2. Thay đổi hình thức bảng mục lục. Thay đổi hình thức

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới............ 13
Bảng 1. 2: Diện tích, năng suất và sản lượng của những nước sản xuất đậu
tương lớn trên thế giới.................................................................. 14
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Việt Nam 20082013 dự kiến 2014, 2015 .............................................................. 17
Bảng 3.1: Một số đặc trưng thời tiết ở huyện Gia Bình- Bắc Ninh trong thời
gian nghiên cứu tháng 6-9 (2013-2014)........................................ 42
Bảng 3.2: Một số đặc điểm hình thái của các dòng, giống ............................ 44
đậu tương thí nghiệm ................................................................... 44
Bảng 3.3: Thời gian, tỷ lệ mọc mầm của các dòng, giống ............................. 45
đậu tương thí nghiệm ................................................................... 45
Bảng 3.4: Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống ................................... 46
đậu tương thí nghiệm ................................................................... 46
Bảng 3.5: Thời gian ra hoa và tổng số hoa của các dòng, giống đậu tương thí
nghiệm ......................................................................................... 47
Bảng 3.6: Diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI)của các dòng, giống đậu
tương thí nghiệm .......................................................................... 49
Bảng 3.7: Khả năng hình thành nốt sần của các dòng, giống đậu tương thí
nghiệm ......................................................................................... 51
Bảng 3.8: Khả năng tích lũy chất khô của các dòng, giống ........................... 52
đậu tương thí nghiệm ................................................................... 52
Bảng 3.9: Một số đặc điểm nông học của các dòng, giống ............................ 55
đậu tương thí nghiệm ................................................................... 55
Bảng 3.10: Mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các dòng,

giống đậu tương thí nghiệm ......................................................... 57
Bảng 3.11: Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống đậu tương thí
nghiệm ......................................................................................... 58
Bảng 3.12: Năng suất của các dòng, giống đậu tương thí nghiệm .................. 60
Bảng 3.13: Một số đặc trưng thời tiết ở huyện Gia Bình trong thời gian nghiên
cứu ............................................................................................... 62
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian mọc và tỷ lệ mọc mầm
của giống đậu tương ĐT51 ........................................................... 63
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian sinh trưởng các giai
đoạn giống đậu tương ĐT51......................................................... 64
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian ra hoa, tổng số hoa và
tỷ lệ đậu quả giống đậu tương ĐT51 ............................................ 64
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của
giống đậu tương ĐT51 ................................................................. 66
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


Bảng 3.18: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng tích lũy chất khô của
giống đậu tương ĐT51 ................................................................. 68
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất giống đậu tương ĐT51 ................................................. 69
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất của giống đậu tương
ĐT51 thí nghiệm .......................................................................... 70
Bảng 3.21: Hiệu quả kinh tế của các mật độ trồng giống đậu tương ĐT51 .... 71
Bảng 3.22: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian gieo đến mọc và tỷ lệ
mọc mầm của giống đậu tương ĐT51 .......................................... 73
Bảng 3.23: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng các giai
đoạn giống đậu tương ĐT51......................................................... 73

Bảng 3.24: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của
giống đậu tương ĐT51 ................................................................. 74
Bảng 3.25: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá của giống đậu
tương ĐT51.................................................................................. 77
Bảng 3.26: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng tích lũy chất khô của
giống đậu tương ĐT51 ................................................................. 78
Bảng 3.27: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất
giống đậu tương ĐT51 ................................................................. 79
Bảng 3.28: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của giống đậu tương
ĐT51 thí nghiệm .......................................................................... 80
Bảng 3.29: Hiệu quả kinh tế của các mật độ trồng giống đậu tương ĐT51 .... 82

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Diện tích và sản lượng cây đậu tương tại Việt Nam (2011-2015) ........ 18
Hình 3.1: Nhiệt độ TB, ẩm độ và lượng mưa ở huyện Gia Bình trong thời gian
nghiên cứu .......................................................................................... 43
Hình 3.2: Chỉ số diện tích lá của các dòng, giống đậu tương thí nghiệm ............. 49
Hình 3.3: Khả năng tích lũy chất khô của các dòng, giống đậu tương ................. 53
Hình 3.4: Năng suất của các dòng, giống đậu tương thí nghiệm .......................... 61
Hình 3.5: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất giống đậu tương ĐT51 .... 71
Hình 3.6: Ảnh hưởng của mật độ trồng năng suất giống đậu tương ĐT51 ........... 81

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt đầy đủ

BNN & PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CT

Công thức

CV%

Độ biến động của thí nghiệm

Đ/c

Đối chứng

KHKT

Khoa học kỹ thuật




Mật độ

TV

Thời vụ

NXB

Nhà xuất bản

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

N

Đạm nguyên chất

P

Lân nguyên chất

K

Ka li nguyên chất


TCN

Tiêu chuẩn ngành

XH

Xuân hè

HT

Hè thu



Tổng số

LAI

Chỉ số diện tích lá

USDA

Bộ nông nghiệp Mỹ

VCR

Tỷ suất lãi so với vốn đầu tư

GR


Tổng giá trị thu nhập

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


TVC

Tổng chi phí lưu động

NB

Lợi nhuận

TGST

Thời gian sinh trưởng

GSO

Tổng cục thống kê Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Đậu tương (Glycine max .L Merill) là một cây trồng ngắn ngày có giá
trị nhiều mặt. Sản phẩm đậu tương làm thực phẩm cho con người, thức ăn cho
gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp và có tác dụng cải tạo đất rất tốt.
Trong những năm gần đây, diện tích trồng đậu tương ở nước ta đã tăng
nhanh từ 121 nghìn ha năm 1995 lên 200 nghìn ha năm 2012, nhưng năng
suất bình quân mới chỉ đạt 1,45 tấn/ha, bằng 2/3 năng suất bình quân của thế
giới (2,2 tấn/ha) và bằng 1/2 so với năng suất bình quân của nước Mỹ (2,9
tấn/ha)[66], mới đáp ứng được khoảng 1/10 nhu cầu đậu tương thực phẩm và
chế biến thức ăn gia súc. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Năm 2013,
Việt Nam nhập khẩu khoảng 556 nghìn tấn đậu tương từ Hoa Kỳ, giảm 13,7%
so với năm 2012 do nhu cầu xay xát giảm 3,7% so với năm 2012 nhưng tăng
145% so với năm 2011, nguyên nhân là do áp lực tiêu thụ mạnh về thực phẩm
và thức ăn chăn nuôi trong nước. Còn theo Bộ NN& PTNT, Năm 2013, Việt
Nam đã nhập khẩu khoảng 2,97 triệu tấn khô đậu tương, tăng 19% so với năm
2012 do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm protein tăng cao. Tổ chức USDA dự
báo kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của nước ta năm 2014 và năm 2015
sẽ tăng lần lượt là 3,1 và 3,2 triệu tấn, để đáp ứng nhu cầu của ngành thức ăn
chăn nuôi đang hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế. Đây cũng là mặt hàng
có tốc độ Nhập khẩu tăng cao nhất trong năm 2012, cụ thể là tăng 51,2% về
khối lượng và 57,8% về giá trị so với năm 2011. Như vậy, kim ngạch nhập
khẩu đậu tương những năm gần đây tăng mạnh, cả về số lượng lẫn giá trị,
điều đó cho thấy việc tăng sản lượng đậu tương là rất cần thiết.
Cây đậu tương được trồng ở Bắc Ninh từ lâu, nhưng sản lượng đậu
tương vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Định hướng của Ủy Ban
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


nhân tỉnh Bắc Ninh về phát triển đậu tương từ nay đến năm 2020[46], “Đậu

tương xác định là loại cây trồng hàng năm chính, có hiệu quả kinh tế của Bắc
Ninh. Cần tăng diện tích đậu tương hè, hè thu, đậu tương đông, trong đó tập
trung vào vụ đậu tương đông, trên đất lúa, màu chủ động tưới tiêu và đất màu
vùng bãi. Đưa các giống đậu tương năng suất cao vào sản xuất…, để tăng sản
lượng lên gấp 3-4 lần hiện nay. Nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ của nhân dân
và phục vụ cho công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm (ép
dầu, nước chấm) trong giai đoạn tới ” .
Mặt khác, sản phẩm đậu tương sản xuất ra tại Bắc Ninh là rất dễ tiêu
thụ. Sản lượng đậu tương ở tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trực tiếp
về thực phẩm như đậu phụ, tương, thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra Bắc Ninh còn
có nhà máy sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy với nhu cầu tiêu thụ 14 nghìn tấn
đậu nành hạt/năm.
Diện tích, sản lượng cây đậu tương ở tỉnh Bắc Ninh trong những năm
gần đây có sự biến đổi lớn, từ 3.190 tấn năm 2007 lên 5.483 tấn năm 2010,
năm 2011 giảm xuống còn 3,939 tấn. Diện tích trồng cây đậu tương toàn tỉnh
1.966 ha năm 2007 lên 3.285 ha năm 2010 và 2011 giảm còn 2.389 ha. Huyện
Gia Bình có diện tích đất trồng đậu tương lên tới gần 1.200 ha(2010) chiếm
36% so với diện tích toàn tỉnh tuy nhiên sản lượng đạt cao nhất mới chỉ 1.740
tấn năm 2010[45]. Cơ cấu cây trồng chính với cây đậu tương ở tỉnh chỉ là, lúa
xuân – đậu tương – rau, lúa xuân – lúa mùa - đậu tương.
Năng suất đậu tương ở tỉnh Bắc Ninh còn thấp chỉ từ 15-16,8 tạ/ha[46].
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới sản xuất đậu tương ở địa phương. Trong
đó, giống đậu tương hiện đang sử dụng hầu hết là giống DT84, AK-03, ĐT12.
Trong khi, hiện nay có nhiều giống mới, có tiềm năng suất cao hơn chưa được
áp dụng tại địa phương. Đồng thời chất lượng hạt giống chưa đảm bảo. Biện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2



pháp kỹ thuật chưa hoàn thiện và đồng bộ. Trên cơ sở nhu cầu thực tiễn về sản
phẩm đậu tương, định hướng phát triển của tỉnh và điều kiện canh tác của tỉnh
Bắc Ninh chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp kỹ
thuật tăng năng suất đậu tương trong điều kiện vụ hè tại huyện Gia Bình tỉnh
Bắc Ninh”.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
Xác định được một 1- 2 dòng, giống đậu tương thích nghi với điều kiện
vụ hè của huyện Gia Bình nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung.
Xác định thời vụ, mật độ trồng thích hợp cho giống đậu tương triển
vọng trong vụ hè ở tỉnh Bắc Ninh.
2.2. Yêu cầu
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và khả năng
chống chịu của một sô dòng,i giống đậu tương triển vọng trong điều kiện vụ
hè tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát
triển, năng suất và khả năng chống chịu của giống đậu tương triển vọng trong
vụ hè tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học để xác định giống
đậu tương năng suất cao phù hợp với điều kiện vụ hè tại huyện Gia Bình tỉnh
Bắc Ninh. Mặt khác, cung cấp dẫn liệu khoa học để hoàn thiện quy trình kỹ
thuật cho giống đậu tương triển vọng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú tài liệu cho học
tập, nghiên cứu khoa học, tập huấn và chỉ đạo sản xuất về cây đậu tương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 3


3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn đã xác định giống đậu tương sinh
trưởng phát triển tốt và nắng suất cao hơn giống đang sản xuất tại địa phương
. Điều đó, góp phần đa dạng bộ giống đậu tương cho tỉnh Bắc Ninh.
Kết quả nghiên cứu đã xác định được mật độ, thời vụ trồng thích hợp
cho giống đậu tương ĐT51. Các dữ liệu này góp phần hoàn thiện quy trình
sản xuất cho giống đậu tương ĐT51 nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu sinh truởng, phát triển và năng suất của các
giống đậu tương trong vụ hè năm 2013. Nghiên cứu ảnh huởng của thời vụ và
mật độ trồng trong vụ hè 2014. Tất cả các thí nghiệm được thực tại: Xã Giang
Sơn– Gia Bình - Bắc Ninh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Chương I.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố của cây đậu tương
Đậu tương thuộc bộ Fabales, họ Fabaceae, họ phụ Leguminosae, chi
Glycine L. Đậu tương trồng có tên khoa học là Glycine max (L) Merrill do
Ricker và Morse đề nghị năm 1948 và là tên chính thức. Glycine được chia
làm 2 họ phụ là Glycine và Soyja. Glycine và Soyja là tên gọi chính thức cho
các loài đậu tương hoang dại từ năm 1979[60].

Đậu tương là cây trồng cổ nhất của nhân loại, có nguồn gốc từ Mãn
Châu (Trung Quốc) vào thế kỷ XI trước công nguyên. Cây đậu tương được
thuần hóa ở Trung Quốc qua nhiều triều đại tiền phong kiến rồi được đưa vào
trồng trọt và khảo sát trong triều đại Shang (năm 1700-1100 B.C) trước công
nguyên. Từ thế kỷ thứ I sau công nguyên, đậu tương mới được phát triển khắp
Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.
Đậu tương ban đầu được trồng chủ yếu làm thực phẩm ở các nước như:
Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và một số nước khác ở Châu Á: Ấn Độ,
Việt Nam, Lào, Thái Lan, Philipine và Indonexia… Cây đậu tương được đưa
sang trồng ở Bắc Mỹ và đã trở thành cây trồng đóng vai trò quan trọng ở Mỹ
(Nguyễn Hữu Quán, 1984) [28], đây là thành công nhất về công tác nhập nội
giống đậu tương của Mỹ. Từ Mỹ đậu tương lan rộng sang các nước châu Mỹ
khác, đáng chú ý là Brazin và Argentina. (Ngô Thế Dân và CS, 1999)[8].
1.1.2. Yêu cầu sinh thái của cây đậu tương
Đậu tương là một loại cây trồng có phạm vi thích ứng rộng, nó được
trồng từ vĩ độ 550 Bắc đến 550 Nam, từ những vùng thấp hơn mặt nước biển
cho đến những vùng cao trên 2000m so với mặt nước biển (Whigham D.K,
1983)[61].
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


1.2.1.1. Yêu cầu về nhiệt độ
Đậu tương có nguồn gốc ở Trung Quốc nên nói chung đậu tương là một
cây ưa nhiệt độ ấm (Trần Văn Điền, 2007) [12]. Một số tài liệu nghiên cứu cho
rằng muốn trồng cây đậu tương phải có nhiệt độ đầy đủ trong các thời kỳ sinh
trưởng phát triển hay tổng tích ôn không nhỏ quá 24000C. Những giống đậu
tương ngắn ngày có tổng tích ôn 1700-22000C, trong khi đối với những giống
dài ngày là 3200-38800C tương đương 140-160 ngày (Lowell D.H, 1975)[61].

Các tác giả trong nước nghiên cứu nhiệt độ ảnh hưởng sinh trưởng phát
triển của cây thấy rằng: Ở pha đầu (thời kỳ cây con) nhiệt độ có ảnh hưởng
đáng kể đến nhóm đậu tương chín sớm, ít mẫm cảm với quang chu kỳ; nhưng
ít ảnh hưởng đến nhóm chín muộn. Chiều cao của cây đậu tương tăng trưởng
thuận lợi ở nhiệt độ 17-230C, nhưng sự phát triển của rễ thuận lợi ở nhiệt độ
27.2-32.20C (Bùi Huy Đáp, 1961)[11]
Đối với nhiều giống đậu tương, ở nhiệt độ thấp hơn 150C không hình
thành quả mặc dù có một số giống có thể cho quả ở nhiệt độ 100C. Dựa vào
kết quả nghiên cứu 10 năm, Lawn và Hume(1985) công bố nhiệt độ thích hợp
cho ra hoa đậu quả của đậu tương là 170C [12].
Nhiệt độ tối ưu cho đậu chín là 250C ban ngày và 150C vào ban đêm.
Nhiệt độ quá cao trong thời gian quả chín làm giảm chất lượng nảy mầm của
hạt, và điều này giải thích cho sự biến động về tính nảy mầm và sự sống của
cây con từ năm này qua năm khác( Trần Văn Điền, 2007)[12].
1.2.1.2. Yêu cầu về nước
Một số tác giả cho rằng đậu tương là cây ưa ẩm. Đối với đậu tương,
nếu nhiệt độ không khí, quang chu kỳ có ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng
của cây thì độ ẩm là một trong những yếu tố khí hậu quan trọng, có liên quan
chặt chẽ đến năng suất hạt. Tổng lượng nước cần cho một vụ đậu tương
khoảng 370-450 mm trong điều kiện không tưới. Trong cả một chu kỳ của cây
đậu tương, nhu cầu nước dao động trong khoảng 350 đến 800mm (Doss, B.D,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Pearson, R.W & Rogers H.T, (1974)[62]. Nhưng nhu cầu nước phụ thuộc vào
độ dài thời gian sinh trưởng, tốc độ phát triển của cây trước khi phủ kín đất và
lượng nước sẵn có trong đất(Trần Văn Điền, 2007)[12].
Lượng mưa và độ ẩm là yếu tố hạn chế chủ yếu đối với sản xuất đậu

tương. Theo Tô Cẩm Tú và Nguyễn Tất Cảnh, (1998)[35] giữa lượng chất
khô tích lũy của đậu tương Đông và bốc thoát hơi nước từ lá có liên quan
tuyến tính rất chặt (r= 0,89 – 0,98).
Chế độ mưa đóng vai trò quan trọng tạo nên độ ẩm đất, nhất là vùng
chịu ảnh hưởng chủ yếu của nước trời. Nhiều tác giả cho rằng: năng suất đậu
tương khác nhau giữa các năm ở một vùng sản xuất là do chế độ mưa quyết
định (Trần Đăng Hồng, 1977)[17]
Ở giai đoạn nảy mầm, đất đủ ẩm thì cây mới có thể nảy mầm được. Độ
ẩm đất 50% là thích hợp, nếu khô quá hạt không mọc được. Ngược lại ướt
quá làm cho đất bí, thiếu không khí hạt cũng sẽ bị thối. Giai đoạn ra hoa và
bắt đầu làm quả, nếu bị thiếu nước hoa có thể rụng nhiều làm giảm số quả.
Người ta tính được rằng nếu như độ ẩm trong đất chỉ còn từ 35-40% sẽ làm
giảm năng suất đến 2/3, nguy hại nhất là khi từ chỗ đang đủ độ ẩm chuyển
sang hạn nặng, còn trong trường hợp đất đủ ẩm mà gặp phải không khí hanh
khô thì cây có thể chịu đựng được. Giai đoạn quả vào mẩy là lúc đậu tương
cần nhiều nước nhất, lúc này nếu thiếu nước sẽ làm giảm năng suất nhiều hơn
ở các giai đoạn trước. Người ta tính rằng, để tạo ra 1kg chất khô cần phải có
từ 600-700 lít nước nhất là giai đoạn ra hoa và kết quả, điều đó nói lên cây
đậu tương cần khá nhiều nước (Phạm Văn Thiều, 2006)[30]
1.2.1.3. Yêu cầu về ánh sáng
Đậu tương là cây ngắn ngày điển hình, có ít giống không phản ứng với
quang chu kỳ. Biến động của quang chu kỳ có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng
sinh thực cả trước và sau khi hoa nở. (Trần Đình Long và cs)[23].

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, quang hợp có thể bị hạn chế

do thời gian chiếu sáng giảm và bất lợi về nhiệt độ và nước. Hiệu suất quang
hợp giảm khi lá già(Trần Văn Điền, 2007)[12].
Trong tất cả những giai đoạn sinh trưởng sinh thực, sự hình thành mầm
hoa được cho là ít nhạy cảm với quang chu kỳ nhất. Những mầm hoa đầu tiên
hình thành cả ở thời gian chiếu sáng 16 và 10 giờ. Tuy nhiên, sự phát triển
của hoa sau này rất chậm ở điều kiện ngày dài và thời gian tới lúc ra hoa có
thể dài gấp đôi. Ngược lại, ở điều kiện ngày ngắn (10-12h) liên tục, hoa ra rất
nhanh và chỉ trong 7 đến 10 ngày, ngọn của giống có tập tính sinh trưởng hữu
hạn cũng ra hoa.(Trần Văn Điền, 2007)[12]
Để cây đậu tương có thể ra hoa kết quả được, yêu cầu phải có ngày
ngắn, nhưng các giống khác nhau phản ứng với độ dài ngày cũng khác nhau
ánh sáng là yếu tố quyết định quang hợp. Sự cố định nitơ và lượng chất khô
cũng như nhiều đặc tính khác lại phụ thuộc vào quang hợp (Đoàn Thị Thanh
Nhàn và CS, 1996)[27].
Phản ứng quang chu kỳ biểu hiện ở chỗ: Trong thời gian sinh trưởng
sinh dưỡng, nếu đậu tương gặp điều kiện ngày ngắn thì sẽ rút ngắn thời gian
từ mọc đến ra hoa, do đó rút ngắn thời kỳ phân hóa mầm hoa, dẫn tới làm
giảm tích lũy chất khô và giảm số lượng hoa. Sau khi ra hoa, nếu đậu tương
gặp điều kiện ngày ngắn, thời gian sinh trưởng không bị ảnh hưởng, nhưng
khối lượng chất khô toàn cây giảm. Nguyễn Văn Luật, (1979)[25], cho rằng
phản ứng quang chu kỳ của đậu tương còn tác động đến nhiều chỉ tiêu sinh
trưởng và năng suất của đậu tương như: Chiều cao thân chính, tích lũy chất
khô, số hoa, số quả/cây, do đó ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến năng suất.
Nói chung, phản ứng quang chu kỳ của đậu tương đã được nhiều tác
giả đề cập đến từ rất sớm trên nhiều mặt: Ảnh hưởng của quang chu kỳ đến
sinh trưởng, các chỉ tiêu phát dục và các yếu tố năng suất của đậu tương.
Nhưng với tập đoàn giống phong phú hàng vạn giống và do phản ứng giống
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8



với quang chu kỳ rất khác nhau của các giống nên những nghiên cứu gần đây
ít nhấn mạnh đến vấn đề này hơn. Nhìn chung, những kết luận đều thống nhất
nhận định phản ứng đa dạng của đậu tương với quang chu kỳ: Những giống
chín muộn mẫn cảm hơn với quang chu kỳ, vì vậy những giống này thường
được trồng ở vùng vĩ độ cao trong mùa hè. Ở những vùng vĩ độ thấp thường
gieo trồng những giống chín sớm, cực sớm ít hoặc phản ứng trung tính với
quang chu kỳ nên có thể gieo trồng được nhiều vụ/năm.
1.2.1.4. Yêu cầu về đất trồng
Cây đậu tương không yêu cầu nghiêm khắc về đất trồng, nói chung loại
đất nào trồng được các loại cây hoa màu nhất là ngô đều trồng được cây đậu
tương. Loại đất thích hợp nhất với cây đậu tương là loại đất có tầng canh tác
sâu, giàu chất hữu cơ Ca, K và pH trung tính, mực nước ngầm sâu, giữ ẩm tốt,
dễ thoát nước, trong đó khả năng giữ nước và thoát nước có ảnh hưởng nhiều
nhất đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất đậu tương.
Đậu tương chịu mặn và chịu chua kém hơn nhiều cây trồng khác. Độ
pH có thể phất triển bình thường được là 5 – 8 , độ pH thích hợp nhất là 6-7.
Ở nước ta, đậu tương có thể trồng trên nhiều loại đất đất phù sa sông suối, đất
đỏ bazan , đất xám, đất phốt zôn, đất vàng đỏ ( Tây Nguyên và miền núi Đông
Nam Bộ) đất lúa ( thịt nhẹ và trung bình) đất nương đồi bãi(Trần Văn Điền,
2007)[12]
Trên đất cát đậu tương thường cho năng suất không ổn định.
Trên đất thịt nặng đậu tương khó mọc, nhưng sau khi mọc lại thích
ứng tốt hơn so với các loại cây màu khác.
Đất khó tiêu, thoát nước có cấu trúc mịn muốn có năng suất cao chỉ nên
cày sâu 15-20 cm, do đất ẩm ướt nhiều vi khuẩn gây thối rễ hoạt động nếu
không làm đất kéo dài dẫn đến năng suất giảm có thể làm giảm tới 17,5%
(Ngô Thế Dân và CS, 1999)[8]


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


1.2.1.5. Yêu cầu về dinh dưỡng
Các yếu tố N, P, K đều cần trong suốt quá trình sinh trưởng của cây.
Các nghiên cứu về sự hấp thụ NPK ở các giống đậu tương với tập tính sinh
trưởng vô hạn cho thấy kiểu hấp thu N, P và K ở trong cây giống nhau và sự
tích lũy tối đa của nó xảy ra ở giai đoạn chín sinh lý. (Ngô Thế Dân và
cs,1999)[8] với các giống đậu tương sinh trưởng hữu hạn, cho thấy tỷ lệ các
chất khoáng N, P, K , Ca và Mg tăng dần qua các giai đoạn hình thành hạt. Tỷ
lệ hấp thu tối đa tương ứng của chúng là 7,7, 0,41, 0,46; 2,4 và 0,77kg/ha
(Ngô Thế Dân và cs, 1999)[8]
Đậu tương là cây có nhu cầu phân đạm thấp bởi đậu tương có khả năng
cố định lượng đạm rất lớn từ khí quyển. Tuy nhiên, đậu tương vẫn cần sử
dụng đạm từ đất và phân bón. Cây đậu tương phản ứng ít đối với phân đạm,
tuy nhiên phân đạm vẫn làm tăng năng suất, khối lượng hạt, tỷ lệ đạm trong
hạt và hàm lượng protein. Việc tăng năng suất và tỷ lệ đạm trong hạt khi bón
thêm đạm chứng tỏ cố định N2 không đủ để cho cây(Trần Văn Điền,
2007)[12]. Finley, ets, (1963)[64] đã thấy rằng việc cố định nitơ (N2) và sử
dụng nitrat (NO3) có tầm quan trọng để thu được năng suất tối đa. Tuy nhiên
nếu dư thừa NO3 có hại tới năng suất vì lúc đó sự cố định N2 bị ức chế hoàn
toàn. Nhiều tác giả cho thấy, bón phân không đúng thời kỳ sẽ ức chế sự hình
thành, phát triển và hoạt động của vi khuẩn nốt sần. Trên đất giàu dinh dưỡng,
đáp ứng đủ nhu cầu NO3 cho cây đậu tương thì bón đạm không có tác dụng
tăng năng suất.
Đậu tương có nhu cầu lân cao hơn đạm. Giai đoạn từ khi cây mọc đến
khi cây ra hoa nếu thiếu lân sẽ sinh trưởng kém, nhất là ở giai đoạn đầu, việc
vận chuyển các chất ở trong cây cũng sẽ xảy ra chậm hơn do đó mà lân

thường bón lót trước khi gieo hạt ( Phạm Văn Thiều, 1996)[31]. Kali có vai
trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng hóa các
chất dinh dưỡng của cây. Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh.
Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu
rét. Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây.
Tầm quan trọng của các nguyên tố vi lượng thường có liên quan đến
đặc tính của đất (Lê Văn Tri, 2002), pH có ảnh hưởng tới nhu cầu của một số
nguyên tố vi lượng. Trên đất giàu Ca có hiện tượng thiếu Fe. Bón phân trên lá
có thể bổ sung sự thiếu hụt này (Trần Văn Điền, 2007)[12]. Mn cũng rất cần
cho cây đậu tương. Bón theo hàng Mn2O4 cho hiệu quả cao hơn bón vãi. Bón
trên lá cho hiệu quả cao nhất nếu bón ở giai đoạn bắt đầu ra hoa, hoặc hình
thành quả. Hoặc bón ở cả hai giai đoạn này. Bón Monoamonium photphat
hoặc Diamonium photphat sẽ hạn chế thiếu Mn. Giảm pH đất do hai loại phân
này là yếu tố cơ bản dẫn tới tăng lượng Mn sẵn có trong đất.
Như vậy, trên cơ sở yêu cầu sinh thái, dinh dưỡng của cây đậu cho thấy
điều kiện canh tác, đất đai của Bắc Ninh là thích hợp cho sự sinh trưởng và
phát triển của cây đậu tương cả vụ xuân, hè, và vụ đông.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, điều kiện khí hậu thuận lợi
cho cây đậu tương sinh trưởng và phát triển. Mặt khác, đậu tương cũng là loại
cây trồng ngắn ngày, đậu tương có thể trồng luân canh gối vụ rất thích hợp, vì
vậy đậu tương sẽ là cây trồng có nhiều triển vọng ở nước ta nhất là đối với
những vùng có tiềm năng mở rộng diện tích sản xuất.
Khu vực Đồng bằng Sông Hồng nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng là

khu vực trọng điểm trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là với cây lúa, cây
rau mầu, trong đó khả năng phát triển đậu tương luân canh với đất 2 vụ lúa
hoặc thay cây rau mầu ở đây đã được người dân áp dụng canh tác từ nhiều
năm trở lại đây.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đậu tương ở nước ta, việc mở
rộng diện tích và năng suất là việc làm cần thiết. Do năng suất đậu tương bình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


quân còn thấp, hơn nữa sản xuất lương thực vẫn là chủ đạo. Thời gian qua,
cây đậu tương chỉ được xem là cây trồng phụ nên diện tích trồng đậu tương
còn ít và việc tăng diện tích còn bị nhiều hạn chế. Để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trong nhân dân, cải thiện khẩu phần ăn của con người, làm thức ăn gia
súc, gia cầm và tiến tới xuất khẩu cần phải chú trọng đến việc tăng năng suất
và diện tích trồng đậu tương, từ đó tăng sản lượng.
Chính vì những giá trị to lớn của cây đậu tương mà nó chiếm giữ một vị
trí chiến lược quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp ở nước ta. Tuy vậy,
do năng suất đậu tương còn thấp, giá rẻ, thiếu giống năng suất cao, chống
chịu với điều kiện bất thuận, sâu bệnh cũng như thiếu biện pháp kỹ thuật canh
tác dẫn đến việc phát triển cây đậu tương ở nước ta còn chậm. Theo số liệu
những năm gần đây, sản lượng đậu tương nước ta phát triển chủ yếu là do
tăng về diện tích chứ không phải do có được giống đậu tương có năng suất
cao. Việc tăng năng suất về giống là khó và lâu hơn.
Như vậy điều kiện sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh là hoàn toàn phù hợp cho
việc phát triển cây đậu tương ở đây.
1.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam
1.2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Đậu tương (Glycien max L.) là cây trồng ngắn ngày được nhiều quốc

gia trên thế giới tập trung phát triển để khai thác protein, dầu thực vật, nguyên
liệu chế biến thức ăn trong chăn nuôi và bổ sung dinh dưỡng cho con người
nhằm khắc phục một số bệnh tật nguy hiểm.
Tính đến năm 2008, trên thế giới có trên 101 nước trồng đậu tương, đặc
biệt, diện tích và sản lượng đã không ngừng gia tăng qua các năm. Theo FAO
(2009), năm 2000, diện tích đậu tương trên thế giới đạt là 76,4 triệu ha, sản
lượng 161,3 triệu tấn/năm và năng suất 21,7 tạ/ha, tuy nhiên, đến năm 2008,
diện tích đậu tương trên thế giới đạt là 96,8 triệu ha, sản lượng 230,9 triệu
tấn/năm và năng suất 23,8 tạ/ha. Như vậy, so với năm 2000, tính đến thời
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


×