Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Luận Văn Phật Giáo_Tìm Hiểu Kinh Di Giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.11 KB, 121 trang )

Luận văn tốt nghiệp
Đức Phật

Kinh Di Giáo - Bản cương yếu giáo pháp của
DẪN NHẬP

1. Lý do và mục đích chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, tín đồ theo Phật giáo tại các nước Âu Tây có nền
khoa học tiên tiến đang ngày càng gia tăng. Bởi từ lâu, các nước phương Tây
chỉ chú trọng về vấn đề đời sống văn minh khoa học. Giờ đây họ đã nhận ra
rằng, khoa học không thể đáp ứng được đời sống tinh thần, càng không thể
giải quyết những tổn thương để làm dịu đi những vết thương lòng. Đã là con
người thì bất cứ ai cũng khát khao tìm cầu sự an bình hạnh phúc, những giá trị
sống chơn thật này chỉ có thể tìm thấy trong tự mỗi người, thông qua sự hành
trì chuyển hóa nội tâm. Vẫn còn đó những nổi khổ đau do thiên nhiên và con
người tạo ra; nào là thiên tai động đất, bão lụt; nào chiến tranh, trộm cắp…
Đây là kết quả của một đời sống thiếu đạo đức. Đã đến lúc con người cần đặt
vấn đề để tìm ra sự lý giải và phương thức giải quyết. Chính điều này đã làm
cho giáo lý Phật giáo càng khẳng định vị thế quan trọng của mình đối với
nhân loại . Bất cứ ở đâu, có con người thì ở đó cần đến Phật giáo. Phật giáo
đến đâu thì hoa hạnh phúc được nãy mầm, quả an lạc được kết trái. Đây là
những nhân tố khiến Phật giáo đã, đang và sẽ mãi là tôn giáo hòa bình, làm
nơi quy ngưỡng nhân cho nhân loại.
Qua bao thăng trầm của cuộc đời, lịch sử nhân loại ghi dấu về con người
và thế sự với biết bao sự đổi thay! Phật giáo mãi hòa mình vào lòng người
như dòng sông mềm mại, uốn quanh tưới mát cho bao cánh đồng cằn khô, đã
luôn đồng hành cùng dân tộc, luôn hoà nhập vào những nền văn hoá, văn
minh của loài người qua từng thời kỳ dù thịnh hay suy.
Đối với mỗi người Phật tử, đức Phật là bậc vĩ nhân, bậc siêu nhiên, đấng
Từ phụ… sinh ra trong thế giới loài người, thấu hiểu mọi nỗi lo toan, băn
khoăn, và đớn đau của kiếp người. Do đó, với họ, giáo pháp mà đức Phật


thuyết giảng luôn phù hợp mọi căn cơ nên rất thân thiết, gần gũi với nếp sống
-1-


Luận văn tốt nghiệp
Đức Phật

Kinh Di Giáo - Bản cương yếu giáo pháp của

của con người: “Này các người, trong suốt quảng đời thuyết giáo của Ta, như
Lai chỉ nói hai điều là khổ và con đường chấm dứt khổ mà thôi”. Giáo pháp
ấy của Ngài được thâu tóm và kết thành tam tạng Thánh điển, gồm Kinh tạng,
Luật tạng và Luận tạng.
Trong tam tạng này, Kinh Di Giáo như là bản Di chúc được đức Phật để
lại cho chúng đệ tử làm kim chỉ nam trên lộ trình tu tập hướng tới giải thoát,
là một tổng hợp mọi khuôn phép, quán thâu hết những gì là tinh hoa cao đẹp
nhất của một nếp sống theo Phật. Chính vì lý do này, HT. Thích Trí Quang,
dịch giả bản Việt ngữ Kinh Di Giáo, trong lời tựa của mình đã cảm thán rằng:
“Đức Phật đã nhập Niết bàn, nhưng gương sáng của đời Ngài vẫn
còn chiếu sáng rực trước mắt chúng ta. Suốt một đời, trong 80 năm trời,
không một lúc nào Ngài xao lãng mục đích tối thượng là hóa độ chúng
sanh đang trầm luân trong bể khổ. Khi còn tại gia, Ngài là người ở
trong địa vị có diễm phúc nhất, cao nhất của người đời, thế mà Ngài vẫn
không màng tưởng đến; khi vào trong đạo, Ngài là người ở trong địa vị
cao ngất của Đạo, thế mà Ngài vẫn không chịu ở yên trong địa vị ấy, lại
vất vã rong ruỗi trên mọi nẻo đường bụi bặm, gai góc để đưa dắt chúng
sanh lên con đường hạnh phúc an vui và giải thoát hoàn toàn. Lòng
thương của Phật thật là vô lượng, ân đức của Phật thật vô biên. Sự hy
sinh cao cả, lòng từ bi rộng lớn, trí tuệ sáng suốt, ý chí dũng mãnh của
Ngài không những là bao nhiêu gương sáng cho riêng hàng Phật tử, mà

còn cho tất cả mọi người.”
Giáo pháp Phật giúp con người xây dựng một xã hội loài người thực sự
văn minh, nhân bản và hạnh phúc, một lối sống cao đẹp của Ðạo làm Người.
Và, muốn được như vậy, đức Phật khuyên con người hãy sống thương yêu, hỹ
xả ...và đừng bao giờ tạo "nghiệp" gây khổ não cho nhau, vì mọi con người
đều đáng thương, đều cần phải được sống xứng đáng cho trọn kiếp người.
Mọi con người đều đáng tôn trọng và cần được phụng sự tương tác lẫn nhau.
-2-


Luận văn tốt nghiệp
Đức Phật

Kinh Di Giáo - Bản cương yếu giáo pháp của

Đọc tụng Kinh Di Giáo, mỗi người con Phật đều cảm nhận rằng, hình
ảnh của đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni như hiện về trong tâm trí của chúng ta,
một vị thầy khả kính của mình già nua, bệnh tật, chịu đựng cơn đau mà vẫn đi
khắp các nẽo đường để trao truyền chân lý giải thoát khổ đau cuối cùng,
không hề trách cứ hay phân biệt. Xúc động biết bao! đó là sự ân cần dạy dỗ,
sự tận tình chu đáo của Ngài vì lòng từ bi vô hạn thương yêu chúng sanh mà
quên đi bản thân mình.
Trong suốt 45 năm thuyết giáo, đức Phật đã tùy theo trình độ, căn cơ,
thời điểm khác nhau mà giảng bày ra nhiều phương tiện, đôi khi Ngài phải
dạy một cách giản lược để dẫn dắt con người đi vào đạo giải thoát. Giáo lý mà
ngài đã thuyết giảng với nhiều đề mục phong phú và ý nghĩa thì rất thâm sâu,
vi diệu. Đó chính là Giới (sila), Định (samadhi), Huệ (pañña), ba học đưa tới
vô lậu. Khi hành giả tu tập và thành tựu được Định sẽ đem lại nhiều lợi ích
thiết thực, đó là phát triển được Huệ. Tâm phát triển với Huệ sẽ giải thoát
khỏi các lậu hoặc (asava), tức là dục lậu (kamasava), hữu lậu (bhavasava), tri

kiến lậu (ditthasava) và vô minh lậu (avijjasava).
Những lời dạy giản dị mộc mạc, nhưng lại chuyển tải thâm ý thâm thật
sâu xa, khiến cho những người con Phật mỗi khi đọc đến đều thấy một niềm
siêu thoát lâng lâng tràn ngập tâm hồn, với những đức tính từ bi, hỷ xả, bình
tĩnh lạc quan vươn lên toả rộng giữa những ngang trái, hẹp hòi, khổ đau, điên
đảo của cuộc thế vô thường. Xa hơn, ngang qua bản kinh chúng ta cũng được
học hỏi rất nhiều về những sự kiện lịch sử - xã hội chung quanh sự diệt độ của
đức Phật Thích Ca lịch sử, về những lời dạy cuối cùng của ngài, cũng như về
sự chuyển biến nhanh chóng của đạo Phật, từ một con đường tu học tới một
tín ngưỡng dân gian, điều mà đã được hình thành rất sớm ngay sau khi đức
Phật nhập Niết bàn. Bản Kinh mang đậm chất người, giàu tình cảm giúp
chúng sanh khơi dậy niềm tin vào chánh pháp và tạo cho người đọc một sự
tiếc nuối khôn nguôi.
Với tâm tình hứng khởi khi mỗi lần đọc bản kinh, người viết, tuy rất tự ý
-3-


Luận văn tốt nghiệp
Đức Phật

Kinh Di Giáo - Bản cương yếu giáo pháp của

thức rằng đang chập chững bước đi trên lộ trình tu tập theo Phật, với sở học
non kém, nhưng vẫn quyết định chọn Kinh Di Giáo làm đề tài cho khoá luận
Tốt nghiệp Cử nhân Phật học của mình, vì:
- Trước hết, người viết muốn góp một phần nhỏ trong nghiên cứu hệ
thống hóa những giáo lý được hàm chứa trong bản kinh.
- Sau nữa, người viết cũng mong mỏi ngang qua đây để tự sách tấn mình
không thể làm phai mờ những giáo lý căn bản của Đức Từ phụ.
Đề tài luận văn nghiên cứu này có tựa đề: “Kinh Di Giáo – Bản cương

yếu giáo pháp của Đức Phật”. Tuy đề tài không có gì mới lạ, nhưng người
viết muốn khẳng định lại một lần nữa tầm quan trọng của giáo lý Phật giáo và
nổi niềm thao thức của đức Phật qua bản Kinh Di giáo.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là Kinh Di Giáo. Văn bản chính
mà người viết sử dụng để nghiên cứu là bản dịch của Hoà thượng Thích Trí
Quang, do nhà xuất bản Tôn giáo ấn hành năm 2006. Ngoài ra, những tác
phẩm có liên quan đến đề tài cũng được người viết tham khảo để nội dung tập
luận văn thêm phần phong phú.
Trên phương diện nội dung, phạm vi nghiên cứu của luận văn này giới
hạn trong những lời dạy cuối cùng của đức Phật được đề cập trong Kinh Di
Giáo và mối liên hệ giữa bản kinh với một số kinh điển khác qua các giáo lý
căn bản của Đức Phật đã thực tu thực chứng. Trong đó, nội dung kinh tiêu
biểu nhất là Giới- Định- Tuệ và một số giáo lý liên quan đến sự tu tập của mỗi
hành giả.
3. Phương pháp luận
Để thực hiện đề tài này, cùng với việc tham khảo một số tài liệu, giáo
trình, bản dịch về Kinh Di Giáo, người viết đã sử các phương pháp sau trong
quá trình nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích: phương pháp này được sử dụng để phân tích,

-4-


Luận văn tốt nghiệp
Đức Phật

Kinh Di Giáo - Bản cương yếu giáo pháp của

diển tả nội dung chi tiết các đoạn kinh, các từ ngữ, hình ảnh liên quan đến quá

trình tu tập cũng như các ví dụ, ẩn dụ mà lời dạy của đức Phật được chuyển tải.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng nhằm so sánh
nội dung, ý nghĩa của Kinh Di Giáo dưới các kinh điển khác mà Đức Phật đã
thực tu thực chứng. So sánh tâm và hành- xưa và nay, tìm ra những điểm
tương đồng nhất quán và các điểm khác của các kinh và thực trạng tu tập.
- Phương pháp phân loại, thống kê: Xử lý tư liệu, phân loại thống kê các
phạm trù Giới-Định-Tuệ theo những tiêu chí phù hợp với hướng nghiên cứu.
Trên cơ sở đó, người viết xây dựng các luận điểm đồng thời rút ra nhận xét,
cũng như xem xét các yếu tố ngôn ngữ trong bản kinh trong mối quan hệ gắn
bó chặc chẽ.
- Phương pháp giải thích: Phương pháp này được sử dụng để đưa vào
những dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề đã đưa ra, nhằm đem lại sức thuyết phục
cho đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu khảo sát, áp dụng các phương pháp nghiên
cứu, người viết không chỉ dừng lại ở những phương pháp tiếp cận đơn thuần
mà mạnh dạn áp dụng các phương pháp khác như miêu tả, phương pháp điều
tra tư liệu…. Với những phương pháp trên, người viết hy vọng có được một
hướng đi hợp lý nhằm khảo sát có hiệu quả đối với đề tài nghiên cứu của mình.
4. Cấu trúc luận văn
Qua việc phân tích chọn đề tài, mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu như trên, luận văn xác định có ba nội dung chính cần được giải quyết.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, ba nội dung này dựng thành cấu trúc của luận
văn như sau:
Chương I: Khái quát về quá trình thuyết pháp của đức Phật và nguồn gốc
kinh Di Giáo.
Chương II: Kinh Di Giáo trong mối liên hệ với tư tưởng kinh điển
Nguyên thuỷ.
-5-



Luận văn tốt nghiệp
Đức Phật

Kinh Di Giáo - Bản cương yếu giáo pháp của

Chương III: Kinh Di Giáo- bản đúc kết những giáo lý của Đức Phật.
Cấu trúc luận văn được thể hiện theo tinh thần giáo dục theo quá trình
Văn-Tư-Tu của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế. Chương 1,là hệ thống
lại quá trình 45 năm đức Phật hoằng pháp độ sanh, và giới thiệu sơ lược
nguồn gốc Kinh Di Giáo đã được Đức Phật để lại như là bản di chúc tối
thắng. Chương 2 nói về Tư; nghĩa là người viết muốn nói lên suy nghĩ của
mình về mặt tư tưởng của kinh. Chương 3, nói đến con đường chơn chánh của
đạo Phật giúp hành giả sớm đạt đến quả vị giải thoát.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn mong muốn phác họa được phần nào giáo lý của đức Phật và
nếp sống thiền môn mà các hành giả cần duy trì để thực hiện đúng lời đức
Phật dạy; mong muốn tìm được một số tính chất cơ bản chung về con đường
tu tập được chuyển tải qua di huấn của đức Từ phụ. Điều này góp phần làm rõ
hơn về sự thống nhất trong các pháp môn tu và các chuyển biến tâm lý của
mỗi hành giả trên con đường giải thoát. Cho dù tu tập dưới bất kỳ hình thức
nào thì vấn đề thiết yếu là giữ Giới điều này sẽ đưa đến sự thăng hoa cho
Định và Tuệ.
Luận văn cũng hy vọng trình bày rõ ràng và mạch lạc nội dung cơ bản
của Kinh Di Giáo, đồng thời gợi lên những đường hướng tư duy sâu sắc và
đúng đắn có thể phù hợp với nhiều đối tượng. Một điểm khác nữa của luận
văn là mong muốn nêu được tính thực tiển của giáo pháp, áp dụng vào các
ngõ ngách của cuộc sống hành giả. Với sở học non kém, ngang qua đây người
viết cũng chính thật sự mong muốn tự sách tấn mình tinh tấn hơn để sớm
nhận ra chân lý với mục đích “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”.


-6-


Luận văn tốt nghiệp
Đức Phật

Kinh Di Giáo - Bản cương yếu giáo pháp của

-7-


Luận văn tốt nghiệp
Đức Phật

Kinh Di Giáo - Bản cương yếu giáo pháp của
CHƯƠNG I

KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH THUYẾT PHÁP CỦA ĐỨC PHẬT
VÀ NGUỒN GỐC KINH DI GIÁO
1. Khái quát quá trình thuyết pháp của Đức Phật
1.1. Sơ lược tình hình xã hội Ấn Độ thời Đức Phật tại thế
Lịch sử ghi nhận, đức Phật ra đời vào khoảng thế kỷ VI đến V trước Tây
lịch. Thời kỳ này lịch sử Ấn Độ có sự chuyển biến rất lớn về mọi mặt: chính trị,
văn hóa, học thuật…, tất cả dường như đang nằm trong một cuộc vận động
mạnh mẽ. Các thủ phủ như Savathi (Xá-vệ) thuộc Câu-tát-la, Rajagaha (Vươngxá) thuộc Ma-ha-đà, Kosambi (Kiều-thưởng-di) thuộc Vamsa hay Vasali (Phệxá-ly) thuộc Bạt-kỳ … đều trở thành những đô thị lớn nổi tiếng. Các quốc gia
này tuy ảnh hưởng văn hóa Bà-la-môn, tuy có giống người Aryan nhưng huyết
thống của họ đã có pha trộn nhiều chứ không thuần chủng, nên việc hình thành
một nền văn minh mới là điều hiển nhiên. Đặc biệt là ở Ma-ha-đà vào thời đức
Phật, ngoài Câu-tát-la ra thì không có một vương quốc nào cường thịnh bằng.
Tương truyền thời vua Tần-bà-sa-la, ở Ma-ha-đà đã đặt ra niên lịch riêng (cứ 5

năm lại có 1 năm nhuận) và tất cả ngoại đạo Bà-la-môn đều áp dụng theo. Nền
văn minh này dần dần chiếm ảnh hưởng lớn, chỉ còn lại sự tranh hùng giữa Câutát-la và Ma-ha-đà, đến cuối thời đại đức Phật, Ma-ha-đà đã chiếm ưu thế rõ rệt.
Vì vậy nếu căn cứ theo quan điểm lịch sử thì ta có thể xem Phật giáo là sản
phẩm của văn minh Ma-ha-đà.
Về thứ tự giai cấp, từ xưa Ấn Độ vẫn xem Bà-la-môn là trên hết, kế đến
là Sát-đế-lợi, Phệ-xá rồi Thủ-đà-la. Đến thời kỳ này thì do đức Phật xuất hiện
từ dòng Sát-đế-lợi, thứ tự giai cấp này cũng có phần thay đổi. Bằng chứng là
trong tư tưởng thời kỳ trước nặng về hình thức, tĩnh tại và nhuốm nặng chất
thi ca, hình nhi thượng; đến thời kỳ đức Phật thì tư tưởng thực tế, năng động
và thiên về hình nhi hạ, gần gũi với con người hơn. Nói như một học giả
người Nhật - Kimura Taiken, nếu cho văn minh thời trước là văn minh Bà-la-

-8-


Luận văn tốt nghiệp
Đức Phật

Kinh Di Giáo - Bản cương yếu giáo pháp của

môn thì có thể nói văn minh thời đức Phật là văn minh Sát-đế-lợi. Tóm lại,
khi đức Thích Tôn dựng ngọn cờ hoằng dương Phật giáo thì được sự thúc đẩy
quan trọng và có sự liên hệ vô cùng mật thiết với tình hình xã hội.
1.2. Quá trình thành đạo của Đức Phật
Như chúng ta đã biết, đức Phật Thích Ca là một con người lịch sử, một
con người thật như bao con người khác. Khi đức Phật còn là một vị Thái tử,
Ngài đã từng sống trong cảnh xa hoa lộng lẫy, được nuông chiều chăm sóc và
nuôi dưỡng cẩn thận của một hoàng nam, sống trong một cung điện nguy nga
tráng lệ sang trọng hợp theo thời tiết mùa Đông, mùa Hạ, và mùa Mưa; lại ăn
mặc quần áo bằng các loại vải Kàsi thượng hạng được mang về từ thành Bala-nại,... Cho đến lúc trở thành vị Sa-môn, Ngài thực hiện đời sống tu hành ép

xác khổ hạnh hơn ai hết, thực tập thiền nín thở, nghiến răng, chận lưỡi,... mặc
y phấn tảo, nhịn ăn đến độ chỉ còn dùng một nắm gạo hay một hạt mè mỗi
ngày. Nhưng tất cả mọi thứ ấy đều không đưa Ngài đến sự an tịnh, thắng trí,
giác ngộ và Niết-bàn. Như trong kinh Trung Bộ từng dạy rằng:
"…Dầu ta có theo cử chỉ như vậy, theo hành lộ như vậy, theo khổ
hạnh như vậy, ta cũng không chứng được các pháp Thượng nhân, không
có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Vì sao vậy? Vì với những
phương tiện ấy, không chứng được pháp Thượng nhơn với Thánh trí tuệ.
Chính thánh trí tuệ này chứng được thuộc về bậc Thánh, có khả năng
hướng thượng, có thể dẫn người thực hành diệt tận khổ đau."[31, tr.187188]
Sau 6 năm tu hành khổ hạnh, đức Phật chịu đựng đói khát, lạnh lẽo...,
thân thể gầy mòn chỉ còn da bọc xương. Ngài nỗ lực tu tập thiền định, tìm
cách điều ngự thâm tâm, quyết tâm hành xác, điều động hơi thở, thậm chí còn
cố gắng ngưng thở để mong giải thoát tâm linh. Mệt mỏi, đau đớn, cảm giác
bất an vẫn không ngừng hiển hiện. Rồi Ngài nhớ lại những kinh nghiệm trước
kia, dù đang lúc trú sơ Thiền, Ngài đã rất thoải mái, thanh thản, nhẹ nhàng
(cảm nhận lúc Ngài lên bảy, khi vua cha làm lễ hạ điền). Bấy giờ một mình
nơi rừng vắng, cô đơn nhưng thanh thản, và quyết chắc mình sẽ thành đạo,
-9-


Luận văn tốt nghiệp
Đức Phật

Kinh Di Giáo - Bản cương yếu giáo pháp của

Ngài xuống tắm ở sông Niranjaga rồi đi ngược lên phía Bắc để trở lại Gaya,
Uruvelà nơi không xa đường cái, làng mạc, nhưng lại là một khu rừng xanh
mát, yên tĩnh. Ngài đã dùng cháo sữa của thôn nữ Sujàta (Tu Xà Đề) dâng
cúng, nhận tám bó cỏ mịn của người cắt cỏ tên Svastika (Kiết Tường) để trải

làm chỗ ngồi, trên một phiến đá phẳng, dưới một cội cây già (sau này được
gọi là cây Bodhi Bồ đề). Ngài thề sẽ không rời khỏi nơi đây khi chưa thành
đạo. Trừ những lúc xuất thiền tản bộ quanh quất nơi đây, trong suốt bảy tuần
lễ Ngài nhập đại định và cuối cùng chứng đắc đạo quả tối thượng.
Đức Thích Ca đã trở thành bậc Giác ngộ vĩ đại nhất, xứng đáng với
mười danh hiệu: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện
Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư,
Phật, Thế Tôn. Ngài có thể hóa hiện vô số thân hình như thế tùy theo trình độ
căn cơ mỗi chúng sanh mà ứng hiện, đem sự giác ngộ của mình cứu vớt
chúng sanh ra khỏi biển sanh tử luân hồi.
Ðức Thế Tôn đã dành những tuần lễ đầu tiên để chiêm nghiệm đến
giáo pháp thậm thâm vi diệu mà Ngài đã chứng đắc, và thọ hưởng pháp lạc mà
quả phúc giải thoát mang đến.Trong Pháp Cú kinh số 153, 154 đã ghi lại một
trong những Phật ngôn đầu tiên mà Ngài đã thốt lên trong thời gian này:
“Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng không gặp
Người xây dựng nhà này
Khổ thay, phải tái sanh.”
“Ôi! Người làm nhà kia
Nay ta đã thấy ngươi
Ngươi không làm nhà nữa,
Ðòn tay ngươi bị gãy
Kèo cột ngươi bị tan,
Tâm ta được tịch diệt
Tham ái thảy tiêu vong”.
[30, tr.45]
Câu kinh như một lời ca khải hoàn, mô tả sự chiến thắng vẻ vang rực rỡ
sau cuộc chiến đấu nội tâm thầm lặng gian nan. Thế là, đức Phật đã chứng đạt
chân lý tối thượng. Chân lý ấy được thực hiện trong thực tại trần gian, nhưng
- 10 -



Luận văn tốt nghiệp
Đức Phật

Kinh Di Giáo - Bản cương yếu giáo pháp của

vì bị vô minh che lấp con người không vào được chân lý, kiếp kiếp phải lang
thang, quằn quại đau thương trong sinh tử luân hồi. đức Phật đã từ bỏ tất cả
để tìm chân lý, chẳng phải để phá vô minh, vượt sanh tử, diệt khổ đau đang
hiện diện trong cuộc đời. Sau 7 ngày, đức Phật ngồi tỉnh lặng dưới cội Bồ đề
tận hưởng hạnh phúc an lạc của sự giác ngộ.
Và đức Thế Tôn phân vân trước con đường giáo hóa của mình. Giáo lý
mà Ngài chứng đắc thì cao siêu, mà căn cơ chúng sanh thì cao thấp không
đồng nhau. Giáo lý giải thoát thì tế nhị, thâm sâu, ly dục, vô ngã, đi ngược với
tập quán ham muốn và sự chấp ngã của con người, làm sao để con người chấp
nhận giáo lý ấy. Cho nên, với tấm lòng từ bi rộng mở Ngài luôn trăn trở tìm
phương pháp để truyền trao sự chứng ngộ mà mình có được đến với mỗi
chúng sanh vậy. Quả thật:
“Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ.”
Giữa hoàn cảnh ấy, Phạm thiên Sahampati xuất hiện thỉnh cầu Thế Tôn
cứu thế, chuyển bánh xe Pháp vì hạnh phúc cho chư Thiên và loài Người. Rồi
hình ảnh hồ sen trước mặt, có những cọng sen vươn ra khỏi mặt nước, có
những cọng lưng chừng, có những cọng ở sâu trong lòng nước v.v... gợi lên
trong Thế Tôn hình ảnh căn cơ bất đồng của con người được nhắc lại:
“Có những căn cơ thấp như những cánh sen ở đáy hồ, những căn
cơ trung bình như những cánh sen ở lưng chừng nước, cũng có những
căn cơ cao có thể tiếp nhận giáo lý giải thoát của Ngài, như những cánh
sen đã nhô ra khỏi mặt nước có thể tiếp thu ánh sáng mặt trời. Thế Tôn

liền quyết định lên đường chuyển vận bánh xe Pháp”. [31, tr.378]
Chiêm nghiệm bản thân, không có ai truyền dạy cho Ngài, không có ai
ban phép cho Ngài, không phải do thần khởi, cũng không phải là hiện thân
hay hóa thân của một đấng thần linh nào. Ngài cũng là một con người bằng
xương bằng thịt như chúng ta, nhưng chính nhờ tự lực cá nhân, tìm ra được
con đường giải thoát. Như thế Ngài mới được mọi người tôn xưng là bậc
Thiên Nhơn sư.
- 11 -


Luận văn tốt nghiệp
Đức Phật

Kinh Di Giáo - Bản cương yếu giáo pháp của

1.3. Vận chuyển bánh xe Pháp
Xét về phương diện thuyết giáo của Phật, đức Phật luôn lấy con người
làm đối tượng quan sát. Ngài luôn có thái độ im lặng đối với những câu hỏi
siêu hình. Hoài bão ra đời của Phật là nhằm khai thị chúng sanh ngộ nhập
Phật tri kiến, tất cả các pháp đều nói cho con người, bởi con người và vì con
người. Đạo Phật ra đời nhằm xóa tan sự phân biệt, kì thị tôn giáo, đem lại sự
bình đẳng, tự do cho nhân loại. Đức Phật luôn dạy rằng: “chúng sanh đa bệnh
thì pháp Phật có nhiều phương”.Với tinh thần khế cơ, khế lý của đạo Phật,
đức Phật luôn tùy theo bệnh của chúng sanh mà cho thuốc. Bởi vì chúng sanh
có đến tám vạn trần lao phiền não, nên giáo pháp của Ngài có đến tám vạn
bốn ngàn pháp môn, để giúp chúng sanh tìm cho mình một pháp môn thích
hợp, sớm chặt dứt mọi trần lao phiền não và tìm về nẽo giác vậy.
Trong cuộc đời hoằng pháp độ sanh của đức Phật, đối tượng mà Ngài
muốn truyền dạy chánh pháp đủ mọi tầng lớp cao thấp không đồng nhau.Tất
cả họ đều trở thành người Phật tử chân chánh, những ai có cơ duyên gặp được

Ngài, đều được Ngài chuyển hóa từ một con người bất thiện trở thành người
thiện. Từ đó Ngài thành lập Tăng đoàn đã đánh dấu một mốc son quan trọng
trên công cuộc hoằng pháp lợi sanh. Chính vì sự hình thành Tăng đoàn đã
xuất hiện các bậc A-la-hán tuyệt vời. Các Ngài vừa là tấm gương mô tả về sự
hành trì giới hạnh và đức độ mà còn là phước điền cho chúng sanh gieo trồng
cội phúc. Nhờ có Tăng đoàn mà chánh pháp lan truyền rộng khắp và cũng
chính từ đó mà giáo pháp của đạo Phật lan rộng khắp nơi cho đến bây giờ.và
không thể quên được sự ngoại hộ của các vị như A Dục vương, vua Ca-nịsắc-ca, thái tử Mahuynda… Nếu không có Tăng đoàn và sự bảo hộ ấy thì giáo
lý của Phật không thể đến được với nhân loại một cách thuận tiện. Có thể nói
rằng, Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của đức Phật
và Tăng đoàn đã thay Phật để truyền bá đạo mầu làm cho chân lý của Ngài
mãi trường tồn cho đến hôm nay. Ngày nay Tăng đoàn đã phát triển mạnh mẽ
không những chỉ hạn hẹp trong một quốc gia mà đã có mặt trên toàn thế
- 12 -


Luận văn tốt nghiệp
Đức Phật

Kinh Di Giáo - Bản cương yếu giáo pháp của

giới.Đức Phật từng dạy rằng: ‘Tỳ ni tạng trụ Phật pháp trụ, Tỳ ni tạng diệt thì
Phật pháp diệt”. Cho nên Tăng đoàn là người kế thừa và phát huy tính truyền
thống đạo Phật sáng mãi trong lòng dân tộc.
Ngài dùng tuệ nhãn quán sát ai sẽ là người có cơ duyên được độ trước.
Ngài nghĩ đến hai vị thầy cũ của mình đó là Alàra và Uddaka. Hai người đã
thác sanh. Tiếp đến Ngài nghĩ đến năm người bạn cùng tu khổ hạnh, thấy họ
đang trú ở vườn Nai (Lộc Uyển), ở Banares (Bàranàsi). Ngài liền đi bộ đến
đấy. Tại đây, bài pháp đầu tiên về Tứ đế được giảng gọi là "Sơ Chuyển Pháp
Luân". Nghe xong Tôn giả Kiều Trần Như (Kodanna) chứng đắc Tu-đà-hoàn.

Thế Tôn thu nhận năm Tôn giả làm các đệ tử đầu tiên.
Năm tám mươi tuổi, trở nên già yếu, Thế Tôn quyết định nhập Niết bàn Vô
dư y, sau ba lần Ma vương (Màra) thỉnh cầu, và sau ba lần Thế Tôn gợi ý cho
Tôn giả A-nan thỉnh cầu Thế Tôn trụ thế mà Tôn giả không nhận ra ý của Ngài.
Ba tháng cuối cùng, Thế Tôn cùng Tôn giả A-nan đi bộ từ thành Vương
Xá đến Beluva. Trên đường đi, trong thời gian này, Thế Tôn đã ngăn được
một cuộc chiến sắp xảy ra giữa xứ Ma-kiệt-đà của vua A-xà-thế (Ajatasattu)
và xứ Bạt-kỳ (Vajji).
Thế Tôn tiếp tục độ những ai đáng được độ. Du sĩ ngoại đạo Subbaddha
là người sau cùng được Thế Tôn cho xuất gia, thọ đại giới. Không bao lâu sau
đó, Subbaddha đắc A-la-hán. Ðây là vị A-la-hán sau cùng trước khi Thế Tôn
nhập diệt.
Vì thấy được cuộc đời là như vậy, con người là vậy, cho nên đức Phật
trở về với trần gian để khai mở chân lý nhằm giúp con người nhận ra sự thật
cuộc đời và giúp cho chúng sanh “khai thị ngộ nhập Phật tri kiến”.
1.4. Giáo lý Đức Phật thuyết trong 45 năm
Sau khi giác ngộ Vô Thượng Bồ-đề, bài pháp đầu tiên mà đức Phật đề
cập không gì hơn ngoài sự khổ của cuộc đời và con đường đi đến diệt khổ
“Giáo lý Khổ Thánh đế” mà Ngài đã dạy là một chân lý bất di bất dịch của sự
thật cuộc đời, làm hiển lộ chân tướng của vạn hữu. Qua lăng kính “Khổ
Thánh đế”, đau khổ thật sự lộ ra bản chất chân thật của nó. Đức Phật đã gióng
- 13 -


Luận văn tốt nghiệp
Đức Phật

Kinh Di Giáo - Bản cương yếu giáo pháp của

lên tiếng trống chánh pháp làm thức tĩnh tất cả chúng sanh đang mê ngủ giữa

biển đời ô trược và đầy cạm bẫy. Chân lý được hiển bày rất rõ ràng và vi diệu
dưới chân giáo nghĩa “Khổ Thánh Đế”. Đức Phật là nhà cách mạng vĩ đại đã
làm xóa tan những màn đêm tăm tối, si mê, xóa bỏ mọi giai cấp vì Ngài đã
thấy được tất cả chúng sanh đều bình đẳng như nhau “trong dòng máu cùng
đỏ và nước mắt cùng mặn” và đều có khả năng tự hoàn thiện chính bản thân
mình làm thăng hoa cuộc sống thế nhân. Giáo lý của Ngài mở ra bầu trời hạnh
phúc trong xanh, trăm hoa đua nở dâng tỏa sắc hương thơm ngát của Từ bi và
Trí tuệ. Tinh thần tự chủ, tự tri, tự trách nhiệm, tự phát triển bản thân, tự mình
làm hòn đảo, làm nơi nương tựa cho chính mình. Điều đó sẽ là nhân tố quan
trọng để người học Phật tự hoàn thiện mình, kiện toàn đạo đức, nhân sinh
phát triển tính tự cường, tính vô úy, tự tại an nhiên trước những biến động của
hoàn cảnh, trước sự thật của cuộc đời. Con người của lịch sử tồn tại trong
cuộc đời, của giáo lý Vô ngã theo tinh thần tùy duyên bất biến-bất biến tùy
duyên.
Trong kinh đức Phật có ghi lại bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật là
Tứ Đế:
Bài pháp đầu tiên này là bức thông điệp cứu độ loài người, là tinh
yếu cốt lõi, là giáo lý chân thật, tối thượng, thiết thực, cụ thể. Con người
là gốc khổ đau và sự giải thoát của chính mình. “Khổ và con đường diệt
khổ” là con đường chân chánh “Trung đạo”. [43, tr.424]
Nói là bốn Thánh đế, nhưng thật sự ra chỉ có một sự thật muôn thuở: “Ai
thấy rõ khổ đế thì người ấy đồng thời cũng thấy suốt Tứ Thánh đế đúng như Thế
Tôn dạy. “Người nào thấy được khổ, cũng thấy được sự phát khởi, sự chấm dứt
và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ” được nhắc đến trong kinh. [20, tr.437]
Quả thật đó là một chân lý bất diệt, một con đường thiết thực và hiện
tại cho những ai muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc đời qua con
đường tâm linh. Bất cứ ai với lòng quyết tâm và thiện ý đều có thể đi trên
con đường này để đạt được hạnh phúc miên viễn cho chính bản thân

- 14 -



Luận văn tốt nghiệp
Đức Phật

Kinh Di Giáo - Bản cương yếu giáo pháp của

mình.Cuối cùng Ngài đã từ bỏ hai lối sống cực đoan và nhận thức cuộc đời
không phải lúc nào cũng đem đến cho con người mọi lạc thú an vui và hạnh
phúc, ngay chính đằng sau mọi lạc thú và hạnh phúc ấy đều sẵn có nỗi khổ
đau vô thường rình rập họ. Ngài đã dạy trong kinh Chuyển Luân Thánh
Vương cho các đệ tử rằng:
“Này các Tỳ- kheo! Có hai cực đoan mà người xuất gia không nên
thực hành theo. Thế nào là hai ? Một là đắm say trong các dục (kàmesu),
hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục
đích. Hai là tự hành khổ mình, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên
hệ đến mục đích. Tránh xa hai cực đoan này, này các Tỳ-kheo, là con
đường Trung đạo do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa
đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.”[40, tr.1060]
Từ những kinh nghiệm cuộc sống sung túc xa hoa và lối sống tu hành ép
xác khổ hạnh, Ngài đã phá bỏ hai con đường cực đoan ấy và tìm ra được một
con đường mới, đó là con đường Trung đạo với lối sống tri túc, quân bình,
đúng đắn và thích hợp qua hình ảnh Ngài tiếp nhận bát cơm đầy sữa của nàng
Sujata. Chính con đường Trung đạo đã đưa đức Như Lai diệt tận mọi khổ đau,
phiền não, vô minh và thành tựu thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Vậy thế nào là
con đường Trung đạo? Đó chính là "con đường Thánh đạo tám ngành, tức là
chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh
tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Đây là con đường Trung đạo, này các Tỳkheo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh,
thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn." [40, tr.1059]
Sơ lược 45 năm thuyết pháp của đức Phật:

Vào năm đầu tiên vào năm 528 TTL, sau khi thành đạo vào đêm rằm
tháng Vesakha (tức tháng Tư âm lịch), đức Phật đến ngụ tại khu vườn Lộc
uyển, vùng Chư thiên đọa xứ (Isipatana) tức Sa-nặc (Sarnath) ngày nay, gần
thành Ba-na-lại (Benares). Tại đó, Ngài giảng bài kinh đầu tiên, kinh Chuyển
Pháp Luân, hóa độ năm anh em đạo sĩ Kiều Trần Như (Kodañña) và cư sĩ Da-

- 15 -


Luận văn tốt nghiệp
Đức Phật

Kinh Di Giáo - Bản cương yếu giáo pháp của

xá (Yasa). Đến năm thứ 2-4 (527-525 TTL), ngụ tại thành Vương-xá
(Rajagaha), kinh đô của xứ Ma-kiệt-đà (Magadha). Ngài đã cảm hóa vua
Bình-sa (Bimbisara), và khi đó vua cúng dường khu rừng Trúc Lâm
(Veluvana), ngoài cửa Bắc của thành Vương-xá, làm nơi trú ngụ của đức Phật
và chư Tăng. Ngài thường đến núi Linh Thứu (Gijjhakuta) để giảng
đạo.Trong thời gian này, Ngài hóa độ Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, y sĩ Kỳ-bạt
(Jivaka) và trưởng giả Tu Đạt Cấp Cô Độc (Sudatta Anathapindika). Y sĩ Kỳbạt cúng dường khu vườn xoài làm tinh xá, và trưởng giả Cấp Cô Độc cúng
dường tinh xá Kỳ Viên (Jetavana). Ngài trở về thăm phụ vương Tịnh Phạn
(Suddhodana), và nhận hoàng tử La-hầu-la (Rahula) vào hàng Sa di.Đến năm
thứ 5 (524 TTL), ngụ tại Vệ-xá-li (Vesali), thủ đô của xứ Licchavi, và tại
thành Vương-xá. Tại thành Vệ-xá-li, Đức Phật cứu độ dân chúng đang bị nạn
hạn hán và bệnh dịch tả hoành hành. Vua Tịnh Phạn qua đời trong năm này.
Ðức Phật thành lập giáo đoàn Tỳ kheo ni theo lời thỉnh cầu của bà di mẫu
Maha Pajapati Gotami (Kiều-đàm-di). Vào năm thứ 6 (523 TTL): Ngụ tại đồi
Mankula, thành Câu-diệm-bi (Kiều-thượng-di, Kosambi), xứ Vamsa, Ngài
thu phục và giáo hóa các người ngoại đạo. Đến năm thứ 7 (522 TTL), theo

Chú giải bộ Pháp Tụ và Chú giải kinh Pháp Cú (kệ 181), trong mùa hạ năm
này, Đức Phật trú tại cõi trời Ðao-lợi (Tavatimsa). Ngài dạy Thắng Pháp
(Abhidhamma, Vi diệu pháp) cho chư thiên và mẫu hậu Ma-da (Maha Maya).
Mỗi ngày, Ngài trở về cõi người, tại thành Sankassa, tóm tắt lại cho tôn giả
Xá-lợi-phất để tôn giả khai triển và giảng rộng ra cho hàng đệ tử. Đến năm
thứ 8 (521 TTL), ngụ tại rừng Bhesakala, núi Cá Sấu (Sumsumaragiri), xứ
Vamsa, Ngài giảng pháp cho bộ tộc Bhagga. Rồi đến năm thứ 9 (520
TTL), ngụ tại thành Câu-diệm-bi. Nhân khi bị bà thứ hậu Magandhiya của
vua Udena oán ghét và bêu xấu, Ðức Phật dạy tôn giả A-nan (Ananda) về
hạnh kham nhẫn. Đến năm thứ 10 (519 TTL), ngụ tại rừng Parileyya gần
thành Câu-diệm-bi. Không khuyên giải được các xung đột và tranh cãi giữa
hai nhóm tu sĩ, đức Phật bỏ vào rừng sống độc cư trong suốt 3 tháng hạ, và
- 16 -


Luận văn tốt nghiệp
Đức Phật

Kinh Di Giáo - Bản cương yếu giáo pháp của

hóa độ được một voi chúa và một chú khỉ. Hai con thú nầy đã giúp đỡ Ngài
trong các công việc hằng ngày. Đến năm thứ 11 (518 TTL), ngụ tại làng
Ekanala, phía nam thành Vương-xá, Ngài hóa độ vị điền chủ Kasibharadvaja.
Năm thứ 12 (517 TTL), ngụ tại Veranja, phía nam thành Xá-vệ, Ðức Phật dạy
tôn giả Xá-lợi-Phất rằng Ngài sẽ thiết chế giới luật vì có hoen ố phát sinh
trong hàng Tăng chúng. Nếu không như thế, giáo Pháp sẽ không tồn tại lâu
dài.Năm thứ 13 (516 TTL), ngụ tại núi đá Caliya. Năm thứ 14 (515 TTL), ngụ
tại tinh xá Kỳ-viên, thành Xá-vệ (Savatthi). Tôn giả La-hầu-la tròn 20 tuổi và
thọ Cụ túc giới, trở thành một vị Tỳ khưu. Đức Phật hóa độ bà Tỳ-xá-khư
(Visakha), về sau là vị nữ thí chủ bậc nhất trong hàng đệ tử cư sĩ.Năm thứ 15

(514 TTL), ngụ tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) của bộ tộc Thích-ca. Vua
Thiện Giác (Suppabhuddha), cha của công chúa Da-du-đà-la (Yosodhara),
băng hà. Năm thứ 16 (513 TTL), ngụ tại vùng Alavi, phía bắc thành Ba-nalại. Ngài hàng phục quỷ ăn thịt người Alavaka, sau đó, quỷ xin quy y Tam
Bảo và nguyện hộ trì Chánh Pháp.Năm thứ 17 (512 TTL), ngụ tại tinh xá
Trúc Lâm, thành Vương-xá.Năm thứ 18 và 19 (511-510 TTL), ngụ tại núi đá
Caliya. Năm thứ 20 (509 TTL), ngụ tại tinh xá Trúc Lâm, thành Vương-xá.
Vào một buổi sáng, trên đường đi khất thực, Ngài hóa độ tướng cướp Vô Não
(Angulimala). Ðức Phật bị ngoại đạo vu cáo là đã mưu sát bà Sundari. Đến
năm thứ 21 (508 TTL), Ngụ tại tinh xá Trúc Lâm, thành Vương-xá. Tôn giả
A-nan (Ananda) chính thức nhận lời làm thị giả hầu cận đức Phật. Năm thứ
22-44 (507-485 TTL), Trong thời gian 23 năm này, đức Phật thường ngụ tại
tinh xá Kỳ-viên. Ngài cũng đến ngụ tại tinh xá Ðông viên (Pubbarama), phía
đông thành Xá-vệ, do bà Tỳ-xá-khư cúng dường. Hai vị đại trưởng lão Xálợi-phất và Mục-kiền-liên lần lượt tịch diệt vào năm 485 TTL.Và đến năm thứ
45 (484 TTL), ngụ tại làng Beluva, phía nam thành Vệ-xá-li, Ngài trải qua
một cơn bệnh rất trầm trọng. Sau khi bình phục, vào buổi trưa ngày rằm tháng
Magha (tháng Giêng âm lịch), tại điện thờ Capala, Ngài tuyên bố sẽ nhập diệt
sau 3 tháng. Đức Phật tiếp tục du hành qua các làng khác và nhập diệt tại làng
- 17 -


Luận văn tốt nghiệp
Đức Phật

Kinh Di Giáo - Bản cương yếu giáo pháp của

Kusinara của bộ tộc Malla, vào đêm trăng rằm tháng Vesakha (tương đương
với tháng Tư âm lịch).[79]
2. Sự ra đời và nội dung kinh Di Giáo
2.1. Nguồn gốc Kinh Di Giáo
Kinh Di Giáo là một bộ kinh ghi chép những lời dạy cuối cùng của đức

Phật trước khi Ngài nhập Niết bàn, nên có tên gọi khác là Phật Thùy Bát Bát
Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới kinh. Bên cạnh Kinh Di Giáo còn có kinh
Du Hành (kinh số 2 trong bộ Trường A Hàm), kinh Đại Bát Niết Bàn (kinh số
6 trong Trường bộ kinh), Kinh Đại Bát Niết Bàn (40 quyển, thuộc Đại thừa
Niết bàn, do Ngài Đàm Vô Sấm dịch)…cũng ghi lại sự kiện này.Tuy vậy,
Kinh Di Giáo vẫn được xem là bản kinh toát yếu chứa đựng những lời di huấn
súc tích, căn bản và tiêu biểu nhất của đức Thế Tôn trước lúc Ngài nhập Niết
bàn. Do vậy, Kinh Di Giáo có ý nghĩa rất quan trọng và là bản đúc kết những
gì tiêu biểu nhất, tinh tuý nhất của giáo pháp. Vì vậy Kinh này được xem là
căn bản và cần thiết cho người xuất gia.
Kinh Di Giáo xuất hiện ở Trung Hoa vào đời Diêu Tần (384-417), bản
kinh do ngài Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn ngữ sang Hán ngữ. Căn cứ vào
bản dịch đó, nhiều nhà nghiên cứu và chú giải về kinh này làm cho Kinh Di
Giáo càng phong phú và sâu sắc hơn, các luận bản như là: Di Giáo Kinh Luận
(số1529, Chính 26/283-291). Di Giáo Kinh Luận Pháp Trú Ký (Vạn 86/244227), Di Giáo Kinh Luận Ký (Vạn 86/278-313), Phật Di Giáo Kinh Luận Sớ
Thiết Yếu (1820, Chính 40/844-857), Phật Di Giáo Kinh Giải (Vạn 59/1220). Chính là ký hiệu dành cho ấn bản Đại chánh Tân tu, còn Vạn là ký hiệu
dành cho Tục tạng kinh bản chữ Vạn [14; tr.13].
Các nhà nghiên cứu Phật học Trung Hoa xếp Kinh Di Giáo này vào hệ
thống kinh Niết Bàn, gồm những kinh tạng của Nguyên thủy và Ðại thừa.
Theo truyền thống Đại thừa thì có nhiều Kinh hơn, lịch sử truyền dịch kinh
Niết Bàn ghi lại các kinh sau đây. [75, tr.83-84]
1. Bồ tát Nê Hoàn kinh, 2 quyển, do Ngài Chi Lâu ca- sấm đời hậu
Hán dịch.
2. Đại Bát Nê Hoàn kinh, 2 quyển, do Ngài Chi Khiêm đời Ngô dịch.
- 18 -


Luận văn tốt nghiệp
Đức Phật


Kinh Di Giáo - Bản cương yếu giáo pháp của

3. Phương Đẳng Bát Nê Hoàn Kinh, 2 quyển, do Ngài Trúc Pháp Hộ đời
Tây Tấn dịch.
4. Phật Di Giáo Kinh, 1 quyển do Ngài Cưu Ma La Thập đời Diêu
Tần dịch.
6. Đại Bát Niết Bàn Kinh, 40 quyển do Ngài Đàm Vô Sấm đời Bắc
Lương dịch.
7. Bát Nê Hoàn kinh, 20 quyển, do ngài Trí Mãnh đời Lưu Tống dịch.
8. Tứ Đồng Tử Tam Muội kinh, 3 quyển, do Ngài Xà-na-hốt-đa dịch.
9. Đại Bát Nê Hoàn Kinh Hậu Phận, 2 quyển, do Ngài Nhã-na-bátđa dịch.
Về bối cảnh lịch sử, Kinh Di Giáo được Đức Phật thuyết trước lúc Ngài
nhập Niết Bàn tại rừng cây Sa-la (Salavana) ở thành Kusinara.Đó là nơi dừng
chân cuối cùng của đức Phật. Đó là một hành trình dài qua nhiều vùng miền
khác nhau của xứ Ấn Độ,với mục đích nhắc lại những lời dạy căn bản cho đệ
tử xuất gia và tại gia. Từ thành Vương Xá tại núi Linh Thứu, Ngài đi đến
Ambalathika, Nalanda, Pataligama,vượt qua sông Hằng, hướng đến
Kotigama, Nadika,Vesali, Beluva.Tại đây, đức Phật an cư trong ba tháng và
viếng thăm đền Capala, giảng đường Kutagara ổ Mahavana. Rồi ngài đến
Bhandagama, Ambagama, Jambugama, Bhoganagara, Pava, và cuối cùng là
Kusinara. Qua các vùng miền, Ngài đều có những lời dạy bảo và khích lệ ân
cần dối với thính chúng ở mỗi miền địa phương. Điều này càng làm cho
chúng ta thấy rỏ được tâm từ vô lượng của một bậc Đạo sư, Ngài không nghĩ
đến sức khỏe của tự thân, chỉ lo làm sao để đệ tử của mình khỏi phải bơ vơ
lạc lõng khi mình không còn nữa để hướng dẫn.Và chính tại Kusinara, Ngài
đã để lại những lời dạy quý báu cuối cùng, để làm di chúc cho chúng đệ tủ
của mình. Kinh Di Giáo ghi lại hoàn cảnh lúc đó một cách cảm động như sau:
“Hôm nay, trong rừng Sala, giữa cây Song thọ, Ngài sắp Niết bàn. Bấy giờ là
lúc nửa đêm, hoàn toàn yên lặng, không một tiếng động, Ngài đã vì các đệ tử
mà nói tóm tắt những điều cốt yếu của chánh pháp” .

Truyền thống Nikàya và Ahàm có 2 kinh: Trường bộ kinh có kinh Ðại
- 19 -


Luận văn tốt nghiệp
Đức Phật

Kinh Di Giáo - Bản cương yếu giáo pháp của

Bát Niết Bàn, Trường A-hàm có kinh Du Hành. Cả hai kinh này nội dung
giống nhau. Kinh ghi chép lại chuyến du hành cuối đời của đức Phật vào
khoảng thời gian từ 6 đến 10 tháng trước khi ngài nhập Niết bàn.
Truyền thống Ðại thừa cũng có nhiều kinh, nhưng tiêu biểu nhất là kinh
Ðại Bát Niết Bàn, 40 quyển do ngài Ðàm Vô Sấm dịch (kinh này trùng tên
với kinh Trường bộ). Nội dung nói về "pháp thân thường trú" mang tính triết
học bản thể.
2.2. Dịch giả
Bản Kinh Di Giáo được lưu hành rộng rãi ngày nay là do Ngài Cưu-mala-thập (Kumarajiva) dịch từ Phạn sang Hán ngữ. Ngài La thập (344-413)
người nước Khâu Tư (Kucha), lên bảy tuổi đi xuất gia. Ngài theo mẹ qua
nước Kế Tân (Kashmir) và chu du khắp các nước Tây Vức để tham gia học
Phật giáo. Khi mới 11 tuổi, đối luận với ngoại đạo, Ngài không chịu thua kém
một ai nên người đời gọi Ngài là thần đồng. Năm 20 tuổi, Ngài trở về Khâu
Tư thọ Đại giới.Thanh danh của ngài truyền tới Trung Quốc, vua Phù Kiên
nhà Tiền Tần nghe biết, liền sai tướng Lã Quang đem quân tiến đánh Khâu
Tư (năm 383, niên hiệu Kiến Nguyên thứ 19) để rước ngài về. Lã Quang vâng
lệnh tiến đánh Khâu Tư và đốn được ngài La Thập, nhưng về tới nửa đường,
được tin nhà Tiến Tần đã mất, Hậu Tần lên thay thế, Lã Quang liền đưa ngài
về Cô Tàng (tỉnh Cam Túc)và tự lập một nước riêng gọi là Hậu Lương, đóng
đô ở Cô Tàng (386).
Ngài La Thập ở Cô Tàng một thời gian khoảng 15 năm, sau Diêu Hưng

vua nhà hậu Tần sai tướng là Diêu Thạc Đức đem quân đánh Hậu Dương,
rước ngài La Thập về Tràng An (năm 401, niên hiệu Hoằng Thủy thứ 3). Diêu
Hưng sau khi đón được Ngài rồi rất trọng đãi và tôn ngài làm Quốc sư, cho
ban Tây Minh các và vườn Tiêu Dao để ngài làm hội trường phiên dịch kinh
điển. Ngài ở Tràng An khoảng 12 năm chuyên về công việc phiên dịch, tới
niên hiệu Hoàng Thủy thứ 13 (413) thì mất, thọ 70 tuổi.
Sự nghiệp phiên dịch kinh điển của Ngài La Thập cũng như Ngài Huyền
Trang đời Đường, cả hai đều là Thánh Tăng dịch kinh bất hủ trong lịch sử
- 20 -


Luận văn tốt nghiệp
Đức Phật

Kinh Di Giáo - Bản cương yếu giáo pháp của

Phật giáo Trung Hoa. Ngài được tôn xưng là Dịch giới chi vương, kinh điển
ngài dịch hầu hết là kinh Đại thừa. Trong đạo tràng dịch kinh của Ngài, không
những có việc phiên dịch, mà còn là một hội trường để diển giảng, vì vậy
môn đò của ngài rất đông, có khi lên đến hơn 3.000 người.Trong số đó có 80
người gọi là Đạt nhân, và 4 người siêu trác hơn cả gọi là Tứ Thánh, đó là
Tăng Triệu,Tăng Duệ, Đạo Sinh và Đạo Dong. [57; tr.58-61]
Kinh Di Giáo là một trong những dịch phẩm nổi tiếng của Ngài La thập,
văn phong lưu loát, ý tứ cô động súc tích, ngôn từ trong Kinh tuy không
nhiều, nhưng đã diễn tả được những điều cốt yếu nhất của chánh pháp. Từ
Hán bản này của Ngài, mà ở Việt Nam, có rất nhiều bản dịch Việt ngữ được
phổ biến bởi nhiều dịch giả khác nhau. Như bản dịch và chú giải của Hòa
thượng Thích Trí Quang [68; tr.7-44], bản dịch và giải thích của Hòa thượng
Thích Hoàn Quan [23, tr.291-401], bản dịch của Tỳ Kheo Thích Thái Không
[34], bản dịch của Tỳ Kheo Thích Thiện Huệ [20; tr.163-177], bản dịch của

Tỳ Kheo Thích Tâm Châu, bản dịch của Đoàn Trung Còn và Nguyễn Minh
Tiến, bản dịch của Bùi Đức Huề, bản dịch của Tỳ kheo Thích Viên Giác
[71;tr.11-136]… Thậm chí còn có những bản kinh Di Giáo được thi hóa thành
thơ lục bát, như bản thi hóa kinh Di Giáo của Tỳ Kheo Thích Viên Thanh
[73], bản dịch thơ của Thành Tâm-Phan Khắc Nhượng v. v…Có thể nói, Kinh
Di Giáo là một trong những bản kinh được nhiều người dịch sang Việt ngữ
nhiều nhất tại Việt Nam, trong đó bản dịch của Hòa Thượng Thích Trí Quang
là bản dịch có giá trị lớn nhất, được lưu hành và phổ biến rộng rãi nhất.
Nhìn lại lịch sử ta thấy rằng, Kinh Di Giáo ra đời trong hoàn cảnh chưa
kết tập kinh điển. Kinh này thật ra có trước các kinh điển Đại thừa. Nhưng nó
đồng hiện các giáo lý từ Nguyên thủy đến Đại thừa. Bản kinh Nguyên thủy
được xem là bản gốc, bản Đại thừa được xem là bản biến thể .Tất nhiên là
chúng cùng một tư tưởng giáo lý mà đức Phật muốn chỉ bày.
2.3. Ý nghĩa tên Kinh Di Giáo
Kinh Di Giáo theo bản chữ Hán gọi một cách đầy đủ là Phật Di Giáo

- 21 -


Luận văn tốt nghiệp
Đức Phật

Kinh Di Giáo - Bản cương yếu giáo pháp của

kinh hay Phật Thùy Bát Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới kinh (có bản
chép là Phật Thùy Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới kinh). Hòa thượng
Thích Trí Quang dịch là “Kinh Giáo huấn để lại của Phật”, cũng gọi là
“Kinh Giáo huấn vắn tắt lúc sắp Niết Bàn của Phật”, tên gọi gọn hơn nữa
là “Kinh Di Giáo”
Phật Di Giáo Kinh, theo sự giải thích của ngài Trí Húc Đại Sư, ba chữ

Phật Di Giáo là biệt danh (tên riêng), còn chữ Kinh là thông danh (tên
chung).trong biệt danh, Phật là người thuyết pháp (năng thuyết), Di Giáo là
pháp được nói (sở thuyết). Nhân và pháp đều nêu, năng và sở cùng được lập
trong đề kinh. Nghĩa của hai chữ Phật và Kinh đã có nhiều sách và từ điển
Phật học định nghĩa, ở đây chỉ lưu ý đến chữ Di Giáo. Di là để lại,Giáo là là
khuyến dạy, như sách Nho gọi là cố mệnh, người đời gọi là di chúc.Trong
kinh, chữ Di Giáo có nghĩa là những lời giáo huấn, những lời dặn dò, dạy bảo
của Đức Phật để lại cho chúng đệ tử của Ngài. Nên chúng ta có thể hiểu tên
kinh theo cách dịch của Hòa thượng Thích Trí Quang, là Kinh Giáo huấn để
lại của Phật.
Tất cả những gì mà đức Phật đã nói trong suốt cuộc đời thuyết pháp độ
sanh của Ngài đều có thể gọi là Di giáo, vì đó đều là những di ngôn để cho
hậu thế nương theo đó mà tu học.Tuy nhiên, Kinh Di Giáo ghi lại những lời
giáo huấn cuối cùng của đức Phật trước khi Ngài nhập Niết bàn, nên kinh này
đặc biệt được gọi là Kinh Di Giáo. Do vậy, lời dạy trong đó chẳng khác nào
lời di chúc của cha mẹ lúc sắp lâm chung để lại dặn dò chỉ bảo cho con cháu.
Nếu di chúc của người làm cha mẹ thường hay khuyên con cháu sống phải có
phẩm chất đạo đức, cố gắng hoàn thiện mình trong xã hội; thì di chúc của đức
Phật khuyến khích chúng đệ tử của Ngài tinh tấn hành trì Giới-Định-Tuệ, để
ra khỏi sanh tử luân hồi. Ngài đặc biệt nhấn mạnh về giới, nên những lời dạy
trong Kinh Di Giáo quá hơn một nửa thuộc về giới luật.Vì thế nên Kinh Di
Giáo còn gọi là Phật Thùy Bát Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh. Thùy
Bát Niết Bàn, có nghĩa là sắp đến giờ vào Niết bàn. Thuyết Giáo Giới, có
- 22 -


Luận văn tốt nghiệp
Đức Phật

Kinh Di Giáo - Bản cương yếu giáo pháp của


nghĩa là nói tóm tắt về những điều cốt yếu của chánh pháp (chủ yếu là giới
luật).Từ sự giải thích này, ta có thể hiểu ý nghĩa của tên kinh là những lời
giáo huấn vắn tắt về chánh pháp (các giới luật căn bản) lúc sắp vào Niết bàn
của đức Phật để lại cho đệ tử mình.
2.4. Khái quát nội dung Kinh Di giáo
Muốn tìm hiểu nội dung của Kinh Di Giáo trước hết chúng ta cần phải
tìm hiểu qua bố cục của kinh. Kinh Di Giáo gồm có 26 đoạn, thường được
chia thành ba phần: phần Tự (mở đầu), Chính Tông (nội dung) và Lưu Thông
(phần kết).
a. Phần Tự: Từ câu mở đầu đến câu... “tóm tắt những điều cốt yếu của
chánh pháp”(đoạn 1) phần này là lời mở đầu của kinh.
b. Phần Chánh Tông: Từ câu “Các Tỳ Kheo, sau khi Như Lai diệt
độ,các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới...Đó là hạnh không hý luận”.
Phần này có ba phần chính:
-Giới học: Từ đoạn 2 đến đoạn 15 phần này bao gồm: các pháp đối trị tà
nghiệp; các pháp đối trị khổ; các pháp đối trị phiền não; các pháp thành tựu
công đức xuất thế. Phần này thể hiện tuần tự các bước thanh tịnh thân tâm
làm nền tảng cho hành giả đi vào định.
-Định học: Gồm các đoạn 16,17 và 18; phần này bao gồm các pháp
thành tựu công đức để tu tập định được viên mãn. Bao gồm các pháp thành
tựu công đức tin tấn; pháp thành tựu công đức không quên chánh niệm; pháp
thành tựu công đức thiền định.
-Tuệ học: Gồm đoạn 19 và 20 gồm pháp thành tựu công đức trí tuệ và
pháp thành tựu công đức không hý luận.
c. Phần Lưu thông: Từ câu “Các thầy Tỳ kheo, đối với mọi thứ công
đức,các thầy hảy thường xuyên nhất tâm tu tập...” đến hết kinh. Phần lưu
thông được chia làm bốn mục: Đoạn 21 nói về khuyến tu Lưu thông; đoạn 22
nói về chứng quyết Lưu thông; đoạn 23, 24 và 25 nói về đoạn nghi Lưu
Thông; đoạn 26 nói về phó chúc Lưu thông .

Trong tác phẩm Di Giáo kinh luận của Bồ Tát Thế Thân, ngoài phần giải
thích nội dung chính của kinh, còn có thêm bài tựa mở đầu cho việc xây dựng
- 23 -


Luận văn tốt nghiệp
Đức Phật

Kinh Di Giáo - Bản cương yếu giáo pháp của

luận. Mục đích của bài tựa được chép lại rằng: “ Luận này còn xây dựng, giải
thích ý của Phật, là để các Bồ tát, biết được đạo phượng tiện”. Từ bài tựa này,
Hòa thượng Thích Trí Quang dịch thành đoạn văn làm nghi thức pháp nguyện
trước khi vào nội dung Kinh Di Giáo mà chúng ta hay đọc tụng; cũng theo Di
Giáo kinh luận, Kinh Di Giáo trình bày pháp tu của Bồ tát gồm 7 phần: Phần
1 mở đầu; phần 2 tu tập công đức thế gian; phần 3 thành tựu công đức xuất
thế; phần 4 hiển thị công đức sâu xa; phần 5 hiển thị chứng nhập quyết định;
phần 6 phân biệt chưa nhập thượng chứng; phần 7 hiển thị vô ngã thanh tịnh.
3. Kinh Di Giáo với các bản Kinh liên quan
3.1. Kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahaparinibbana- sutra)
Là kinh số 16 trong Trường bộ kinh. Kinh này do tôn giả Ananda tường
thuật những lời dạy cuối cùng trong ba tháng du hành cuối đời của đức Phật,
cùng với những sự kiện như lễ trà tỳ, phân chia xá lợi…Sau 45 năm thuyết
pháp, tự thấy nhân duyên đã mãn, sống không bao lâu nữa, đức Phật đã báo
tin trước ngày nhập diệt ba tháng và dành những giờ phút cuối cùng căn dặn,
nhắc nhỡ những điều căn bản cho đệ tử xuất gia và tại gia của mình để duy trì
mạng mạch Phật pháp.
Trong ba tháng cuối đời, Ngài không hề ngừng nghĩ mà vẫn tiếp tục cuộc
vân du hóa độ. Khởi đầu từ thành Vương Xá tại núi Linh Thứu, Đức Phật đi đến
Ambalathika, Nalanda, Pataligama, vượt sông Hằng hướng đến Kotigama,

Nadika,Vesali, Beluva. Tại đây đức Phật an cư trong ba tháng và viếng thăm đền
Cpala và giảng đường Kutagara ở Mahavana. Rồi Ngài đi đến Bhandagama,
Hatthigama, Ambagama, Bhoganara, Pava và cuối cùng là Kusinara.
Những lời di giáo trong suốt cuộc du hành dài ba tháng được Tôn giả
Ananda tường thuật và ghi lại như sau:
“Một thời Đức Phật ở trong núi Kỳ Xà Quật, thành La Duyệt, cúng với
chúng đại Tỳ kheo 1250 vị. Bấy giờ có vua A Xà Thế con bà Vi Đề Hi vua
nước Magadha muốn chinh phục dân Bạt Kỳ (Vajji), cử vị đại thần Vasakara
đến yết kiến đức Phật để hỏi có nên cử quân tàn sát dân Vajji hay không? Đức
Phật không trả lời thẳng câu hỏi này, mà Ngài hỏi Đại đức Ananda về những
- 24 -


Luận văn tốt nghiệp
Đức Phật

Kinh Di Giáo - Bản cương yếu giáo pháp của

đức tánh cùng sinh hoạt của dân chúng Vajji và qua đó gián tiếp trả lời câu
hỏi của vua A Xà Thế. Nhân dịp này, Đức Phật dạy những điề kiện căn bản
để chúng Tỳ kheo được cường thịnh không bị suy giảm. Đó là:
Tụ tập đông đảo, làm việc Tăng sự, hay giải tán trong niệm đoàn kết.
Kính trọng giữ gìn những luật lệ, những giới học đã được ban hành trong
giáo hội.
Kính trọng và nghe theo lời dạy của vị Tỳ kheo Thượng Tọa
Không bị tham ái chi phối, an trú chánh niệm, không thích thế sự, không
ưa phiếm luận, không bạn bè với các dục vọng…
Tại Ambalathika (Trúc Viên) và những nơi khác như Nalanda, Kotigama
Ambapali, Bhangama, Jabagama, Bhoganagara, Đức Phật nhấn mạnh và nhắc
lại nhiều lần ba pháp vô lậu học Giới, Định, Tuệ và đường hướng, phương

pháp tu hành căn bản của Đạo Phật.
Và chính tại Beluva đức Thế Tôn nhuốm bệnh, Ngài ân cần căn dặn:
- “Này Anan chúng Tỳ kheo còn mong mỏi gì ở nơi ta”! Này
Ananda ta đã giảng pháp, không có phân bệt trong ngoài, này Ananda
đối với các pháp, Như Lai không bao giờ là vị đạo sư còn nắm tay…
-Vậy nên Ananda, hãy tự là ngọn đèn cho chính mình, hãy tư mình
nương tựa mình, chứ đừng nương tựa một gì khác.”
- Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chổ nương
tựa tức là: đối với thân trên thân, tinh tấn và tỉnh giác, chánh niệm
nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời sống với các cảm thọ,…đối với
tâm,…đối với pháp trên pháp tinh tấn và tỉnh giác, chánh niệm nhiếp
phục mọi tham ái, ưu bi ở trên đời.
Và tại Kusinara, Đức Thế Tôn cho những lời di huấn cuối cùng
“các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn chớ có phóng dật”.
Trước khi Nhập diệt, đức Phật nhập Tứ thiền- Bát định theo hai chiều
thuận nghịch rồi mới vào Niết bàn. Sau cùng là lễ trà tỳ và phân chia xá lợi
Phật làm tám phần để tôn thờ tại thế gian.
3.2. Kinh Du Hành ở Trường A Hàm
Kinh được chia làm ba phần chính:
Phần I: Khởi đi từ thành Vương-xá (Rājagaha) cho đến xóm Trúc

- 25 -


×