Tải bản đầy đủ (.doc) (220 trang)

Tập đề và đáp án sinh học lớp 9 thi học sinh giỏi cấp huyện tham khảo bồi dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.2 KB, 220 trang )

Tập hợp các đề thi học sinh giỏi môn sinh học lớp 9 có đáp án, giúp các thầy cô và các em
học sinh yêu thích môn hóa học ôn tập đạt được thành tích cao trong kỳ thi học sinh giỏi
cấp huyện, cấp tỉnh.
UBDN HUYỆN .............
PHÒNG GD-ĐT .............

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁP HUYỆN ĐỢT 1
Năm học 2015 - 2016
Môn thi: SINH HỌC - Lớp 9
Thời gian làm bài:120 phút (không kể thời gian giaođề)

Câu 1 (2,0 điểm).
a) Một NST có trình tự các gen phân bố: ABCDE • FGH
Cho biết: A, B, C, D, E, F, G, H: ký hiệu các gen trên NST; (•): tâm động.
Do đột biến cấu trúc nên các gen phân bố trên NST có trình tự: ABCDE • FG
- Xác định dạng đột biến.
- Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp NST thứ 21 ở người thì gây hậu quả gì?
b. Kể tên các loại biến dị không làm thay đổi cấu trúc phân tử và số lượng NST. Nêu sự khác nhau giữa các loại
biến dị đó.
Câu 2:( 2 điểm )
Chứng minh rằng: prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?
Câu 3 (2 điểm). Ở lúa,thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, chín sớm trội hoàn toàn so với chín muộn. Đem 2
thứ lúa đều thân cao, chín sớm thụ phấn với nhau ở F 1 thu được: 897 cây lúa thân cao, chín sớm; 299 cây lúa thân
cao, chín muộn; 302 cây lúa thân thấp, chín sớm; 97 cây lúa thân thấp, chín muộn.
a) Xác định kiểu gen bố, mẹ.
b) Lấy cây thân thấp, chín sớm thụ phấn với cây thân cao, chín sớm ở P. Xác định kết quả thu được.
Câu 4( 2 điểm) Một tế bào sinh dục đực và một tế bào sinh dục cái của một loài nguyên phân một số lần bằng
nhau. Các tế bào mới được hình thành đều giảm phân tạo ra 160 giao tử. Số NST trong các tinh trùng nhiều hơn ở
các trứng được tạo thành là 576 NST. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 6,25%
a/ Xác định số tế bào sinh tinh, số tế bào sinh trứng, số hợp tử tạo thành.
b/ Xác định bộ NST lưỡng bội của loài, số crômatit và số tâm động có trong các hợp tử được tạo thành khi chúng


đang ở kì giữa.
Câu 5 (2,0 điểm). Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp (Aa), mỗi gen đều dài 4080
Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết hiđrô; gen lặn a có 3240 liên kết hiđrô.
a) Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng bao nhiêu?
b) Khi có hiện tượng giảm phân I phân li không bình thường thì số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại
giao tử được hình thành bằng bao nhiêu?
c) Nếu cho các loại giao tử không bình thường đó tái tổ hợp với giao tử bình thường chứa gen lặn nói trên
thì số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi loại hợp tử bằng bao nhiêu?
…………………HẾT.…………………..
(Đề thi gồm có 02 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………..;Số báo danh:…………………


UBND HUYỆN .............
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Câu
1.

a.

b.

HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn thi: Sinh học – Lớp 9
Hướng dẫn chấm

Điểm
2.0đ


a - Dạng đột biến: Do đột biến mất đoạn mang gen H → kiểu đột biến cấu
0,25
trúc NST dạng mất đoạn.
- Hậu quả: ở người, mất đoạn nhỏ ở đầu nhiễm sắc thể thứ 21 gây bệnh
0,25
ung thư máu.
b – Biến dị không làm thay đổi vật chất di truyền là thường biến và biến dị
tổ hợp.
* Sự khác nhau giữa thường biến và biến dị tổ hợp
Thường biến
Biến dị tổ hợp
- Là những biến đổi kiểu hình - Là những biến đổi kiểu hình
của cùng một kiểu gen, xuất do sự sắp xếp lại vật chất di
hiện trong suốt quá trình phát truyền, chỉ xuất hiện trong sinh
triển của cá thể, chịu ảnh hưởng sản hữu tính. chịu ảnh hưởng
trực tiếp của môi trường.
gián tiếp của điều kiện sống.
- Xảy ra đồng loạt theo hướng - Xảy ra ngẫu nhiên, riêng lẻ ở
xác định ở từng nhóm cá thể. từng cá thể. Di truyền cho thế hệ
Không di truyền được.
sau.
- Không làm nguyên liệu cho Là nguồn nguyên liệu cho chọn
tiến hóa, giúp sinh vật thích ứng giống và tiến hóa.
với môi trường.

0,25

0,5

0,5


0,25

2

2.0đ

Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động 0.25
sống của tế bào, biểu hiện thành tính trạng:
a. Chức năng cấu trúc:
- Prôtêin là thành phần cấu tạo của chất nguyên sinh, là hợp phần quan 0.5
trọng xây dựng nên các bào quan và màng sinh chất. Từ đó hình thành các
đặc điểm giải phẫu, hình thái của mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.
- VD: Histôn là loại tham gia vào cấu trúc của NST.
b. Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất
0.5
- Quá trình trao đổi chất trong tế bào diễn ra qua nhiều phản ứng hóa
sinh được xúc tác hay tham gia của các enzim. Bản chất của enzim là
prôtêin


- VD: Trong quá trình tổng hợp phân tử ARN có sự tham gia xúc tác của
0.5
enzim ARN-pôlimeaza.
c. Chức năng điều hòa các quá trình trao đổi chất
- Sự điều hòa các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể được tiến
hành do sự điều khiển của các hoocmôn. Các hoocmôn phần lớn là prôtêin.
- VD: isulin có vai trò điều hòa hàm lượng đường trong máu.
d. Chức năng bảo vệ : prôtêin tạo nên các kháng thể để bảo vệ cơ 0.25
thể

- VD: bạch cầu
e. Chức năng vận động: prôtêin tạo nên các loại cơ có vai trò vận động
cơ thể và giúp các bộ phận cơ thể thực hiện các chức năng.
- VD: như co bóp tim, vận động cơ chân, cơ tay…
g. Cung cấp năng lượng : Khi thiếu hụt gluxit, lipit, tế bào có thể phân
giải prôtêin cung cấp năng lượng cho tế bào để cơ thể hoạt động.
2.0 đ

3.
a, Xác định kiểu gen bố, mẹ.
Xét riêng từng cặp tính trạng trạng:
Chin som 897 + 302 3
Cao 897 + 299 3
=
=
=
=
Chin muon 299 + 97 1
Thap 302 + 97 1

- Biện luận: F1 xuất hiện tỉ lệ 3 cao : 1 thấp => cao trội hoàn toàn hơn so với
thấp.
Cao => gen A.
Thấp => gen a.
3:1 = 4 kiểu tổ hợp giao tử = 2x2 = Aa x Aa.
F1 xuất hiện tỉ lệ 3 chín sớm : 1 chín muộn => chin sớm trội hoàn toàn so
với chín muộn.
Chín sớm => gen B
Chín muộn => gen b.
3:1 = 4 kiểu tổ hợp giao tử = 2x2 = Bb x Bb

Vậy: Cây bố và mẹ thân cao, chín sớm (AaBb)
- Sơ đồ lai:
P: Thân cao, chín sớm (AaBb)
X
Thân cao, chín sớm (AaBb)
Gp: AB=Ab=aB=ab=25%
AB=Ab=aB=ab=25%
F1:
Tỉ lệ kiểu gen
Tỉ lệ kiểu hình
1 AABB
2 AABb
9 thân cao, chín sớm (A-B-)
2 AaBB
4 AaBb
1 AAbb
3 thân cao, chín muộn (A-bb)

0.25

0.5

0.5


2 Aabb
1 aaBB
2 aaBb
1 aabb


3 thân thấp, chín sớm (aaB-)
1 thân thấp, chín muộn (aabb)

b) Xác định kết quả
- Xác định kiểu gen:
Cây bố thân thấp, chín sơm: (aaBB, aaBb).
Cây mẹ thân cao chín sơm ở P: (AaBb).
- Sơ lai 1:
P: Thân cao, chín sớm ( AaBb) X Thân thấp, chín sớm (aaBB).
GP: AB, Ab, aB, ab
aB
F1: Tỉ lệ kiểu gen: 1AaBB : 1AaBb : 1aaBB : 1aaBb
Tỉ lệ kiểu hình: 1 thân cao, chín sớm : 1 thân thấp, chín sớm.
- Sơ đồ lai 2:
P: Thân cao, chín sớm ( AaBb) X Thân thấp, chín sớm (aaBb).
GP: AB, Ab, aB, ab
aB,ab
F1: Tỉ lệ kiểu gen: 1AaBB : 2AaBb : 1Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb
Tỉ lệ kiểu hình: 3 thân cao, chín sớm : 1 thân cao, chín muộn :
3 thân thấp, chín sớm : 1 thân thấp, chín muộn.

b.

Ta có: 4a + a = 160
à a = 32
- Số hợp tử tạo thành = số trứng thụ tinh = 32 x 6,25% = 2 ( hợp tử)

0.5

Goi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài

Ta có: 4.32.n – 32.n = 576
à n = 6 à 2n = 12 ( NST)
có 2 hợp tử nguyên phân lên Ở kì giữa:
- Số tâm động = 2.2n = 2. 12 = 24 ( Tâm động )
- Số crômatit = 2.24 = 48.

0.25
0.25
0.25
0.25
2.0đ

Gen =

b.

0.25

- Gọi a là số tế bào trứng à số tế bào sinh tinh là 4a

5.

a.

0.25

2.0đ
0.5

4.


a.

0.25

4080
x 2 = 2400 nuclêôtit
3, 4

2A + 3G = 3120
2A + 2G = 2400. Giải ra ta có: A=T = 480; G=X= 720.
Giao tử chứa gen a:
2A + 3G = 3240
2A + 2G = 2400. Giải ra ta có: A=T = 360; G=X= 840
Có 2 loại giao tử: Aa và 0.
Giao tử Aa có: A = T = 480 + 360 = 840 nuclêôtit
G = X = 720 + 840 = 1560 nuclêôtit

0.25

Giao tử chứa gen A:

0.25
0.25
0.25
0.25


c.


Giao tử 0 có: A = T = G = X = 0 nuclêôtit
Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi loại hợp tử:
- Aaa có: A = T = 1200 nuclêôtit
G = X = 2400 nuclêôtit
- a0 có: A = T = 360 nuclêôtit
G = X = 840 nuclêôtit

UBND HUYỆN .............
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

0.25
0.25
0.25

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 1
Năm học: 2015-2016
Môn thi: Sinh học lớp 9
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian phát đề)

Bài 1 (2 điểm).
a) Nêu 3 sự kiện cơ bản về hoạt động của NST chỉ có trong giảm phân mà không có trong nguyên phân?
b. Vì sao thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt còn các tính trạng lặn là các tính trạng xấu?
Bài 2 (2 điểm)
Chứng minh rằng: prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?
Bài 3 (2 điểm)
Khi lai giữa hai giống lúa, người ta thu được kết quả như sau: 120 cây thân cao, hạt dài, 119 cây thân cao,
hạt tròn, 121 cây thân thấp, hạt dài; 120 cây thân thấp, hạt tròn
Biết rằng tính trạng chiều cao của thân và hình dạng của hạt di truyền độc lập với nhau; thân cao, hạt dài
là tính trạng trội hoàn toàn.
Giải thích kết quả để xác định kiểu gen, kiểu hình của P, lập sơ đồ cho phép lai?

Bài 4 ( 2 điểm)
Một đoạn ADN có 120 chu kỳ xoắn. Trên mạch đơn thứ nhất có 300 nuclêôtit loại ađênin, trên mạch đơn
thứ 2 có 240 nuclêôtit loại ađênin và 260 nuclêôtit loại xitôzin.
1. Tính chiều dài của đoạn ADN nói trên.
2. Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 và của cả đoạn ADN trên.
Bài 5: ( 2 điểm)
Một tế bào sinh dục đực và một tế bào sinh dục cái của một loài nguyên phân một số lần bằng nhau. Các
tế bào mới được hình thành đều giảm phân tạo ra 160 giao tử. Số NST trong các tinh trùng nhiều hơn ở các trứng
được tạo thành là 576 NST. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 6,25%
a/ Xác định số tế bào sinh tinh, số tế bào sinh trứng, số hợp tử tạo thành.
b/ Xác định bộ NST lưỡng bội của loài, số crômatit và số tâm động có trong các hợp tử được tạo thành khi
chúng đang ở kì giữa.
----Hết----(Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ………………………………; Số báo danh: …………

UBND HUYỆN .............
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn thi: Sinh học – Lớp 9


Bài 1( 2 điểm):
Ý /phần

Đáp án

a


Ba sự kiện cơ bản về hoạt động của NST trong giảm phân mà không có
trong nguyên phân:
- Kì trước của giảm phân I xảy ra sự tiếp hợp của các NST kép trong
cặp tương đồng theo chiều dọc và có thể bắt chéo nhau,sau đó chúng tách
nhau ra.
- Kì giữa của giảm phân I các cặp NST kép tương đồng tập trung và
xếp song song thành 2 hàng ở trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- Kì sau của giảm phân I các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập
và tổ hợp tự do về 2 cực của tế bào.

b

Các tính trạng trội bao giờ cũng được biểu hiện , vì vậy nếu là các tính
trạng xấu sẽ bị đào thải ngay.Các tính trạng lặn chỉ thể hiện thành kiểu
hình ở trạng thái đồng hợp, ở trạng thái dị hợp nó không được thể hiện vì
gen lặn bị gen trội lấn át, vì vậy tính trạng lặn khó bị đào thải. Đó là lí do
khiến các tính trạng trội thường là các tính trạng tốt

Điểm

0,5đ
0,5đ

0,25đ

0,75

Bài
2( 2điểm):



Ý /phần

Đáp án
Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào,
biểu hiện thành tính trạng:
Chức năng cấu trúc:
- Prôtêin là thành phần cấu tạo của chất nguyên sinh, là hợp phần quan trọng xây
dựng nên các bào quan và màng sinh chất. Từ đó hình thành các đặc điểm giải phẫu, hình
thái của mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.
- VD: Histôn là loại tham gia vào cấu trúc của NST.
Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất
- Quá trình trao đổi chất trong tế bào diễn ra qua nhiều phản ứng hóa sinh được xúc
tác hay tham gia của các enzim. Bản chất của enzim là prôtêin
- VD: Trong quá trình tổng hợp phân tử ARN có sự tham gia xúc tác của enzim
ARN-pôlimeaza.

Chức năng điều hòa các quá trình trao đổi chất
- Sự điều hòa các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể được tiến hành do sự
điều khiển của các hoocmôn. Các hoocmôn phần lớn là prôtêin.
- VD: isulin có vai trò điều hòa hàm lượng đường trong máu.
Chức năng bảo vệ : prôtêin tạo nên các kháng thể để bảo vệ cơ thể
- VD: bạch cầu

Điểm

0,5

0.5


0.25

0.25

Chức năng vận động: prôtêin tạo nên các loại cơ có vai trò vận động cơ thể và giúp
các bộ phận cơ thể thực hiện các chức năng.
- VD: như co bóp tim, vận động cơ chân, cơ tay…

0.25

Cung cấp năng lượng : Khi thiếu hụt gluxit, lipit, tế bào có thể phân giải prôtêin cung
cấp năng lượng cho tế bào để cơ thể hoạt động.

0.25

Bài 3( 2 điểm):


Ý /phần

Đáp án
Giải thích và viết sơ đồ lai
* Gọi gen A quy định tính trạng thân cao, a quy định tính trạng thân thấp
Gen B quy định tính trạng hạt dài, b quy định tính trạng hạt tròn.
* Xét riêng từng cặp tính trạng
Thân cao
120 +119
1
=
=

Thân thấp
121 + 120
1
Tỷ lệ này là tỷ lệ phép lai phân tích => P: Aa x aa
Hạt tròn
119 + 120
1
=
=
Hạt dài
120 + 121
1
Tỷ lệ này là tỷ lệ phép lai phân tích => P: Bb x bb
* Kết hợp 2 cặp tính trạng ta được 2 trường hợp
PB : AaBb ( thân cao, hạt dài) x aabb (Thân thấp, hạt tròn)
PB : Aabb ( thân cao, hạt tròn) x aaBb (Thân thấp, hạt dài)
* Sơ đồ lai:
+ Trường hợp 1:
PB : AaBb ( thân cao, hạt dài) x aabb (Thân thấp, hạt tròn)
G:
AB, Ab, aB, ab
ab
FB : Kiểu gen: 1 AaBb : 1 Aabb : 1aaBb : 1 aabb
Kiểu hình :1 thân cao, hạt dài : 1 thân cao, hạt tròn
1 thân thấp, hạt dài: 1 thân thấp, hạt tròn
* Sơ đồ lai:
+ Trường hợp 2:
PB : Aabb ( thân cao, hạt tròn) x aaBb (Thân thấp, hạt dài)
G:
Ab ; ab

aB, ab
FB : Kiểu gen: 1 AaBb : 1 Aabb : 1aaBb : 1 aabb
Kiểu hình :1 thân cao, hạt dài : 1 thân cao, hạt tròn
1 thân thấp, hạt dài: 1 thân thấp, hạt tròn

Bài 4( 2 điểm):

Điểm
0,25

0,75

0,5

0,5


Ý /phần
1
2

Đáp án

Điểm

L=4080 A0
A1=T2=300
T1=A2=240
A=T=540
G=X=660


0,5
G1=X2=260

X1=G2=400
1,5

Bài 5: ( 2 điểm)
Đáp án

Điểm

Ý/ phần
a

b

Gọi a là số tế bào trứng à số tế bào sinh tinh là 4a
Ta có: 4a + a = 160
à a = 32
- Số hợp tử tạo thành = số trứng thụ tinh = 32 x 6,25% = 2 ( hợp tử)

0,5

Goi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài
Ta có: 4.32.n – 32.n = 576
à n = 6 à 2n = 12 ( NST)
có 2 hợp tử nguyên phân lên Ở kì giữa:
- Số tâm động = 2.2n = 2. 12 = 24 ( Tâm động )
- Số crômatit = 2.24 = 48.


0,5

0,5

0,25
0,25


UBND HUYỆN .............
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học: 2015-2016
Môn: Sinh học 9
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2 điểm)
So sánh điểm giống và khác nhau giữa NST thường và NST giới tính.
C©u 2: ( 2 ®iÓm):
Thêng biÕn lµ g× ? Ph©n biÖt thêng biÕn víi ®ét biÕn
Câu 3: (2,5 điểm)
Cho lai hai thứ đậu hạt vàng vỏ trơn và hạt xanh vỏ nhăn được F1 100% hạt vàng vỏ trơn, cho
cây F1 lai với nhau được F2, trong số những cây thu được có cây hạt xanh vỏ nhăn với tỉ lệ 6,25%.
1. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho phép lai trên biết mỗi gen quy định 1 tính trạng
2. Nếu cho cây F1 lai phân tích thì thu được tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình như thế nào.
Câu 4 (1,5 điểm)
Ở loài lợn có 2n = 38. Một nhóm tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng ở lợn khi giảm phân
đã lấy nguyên liệu của môi trường tế bào tạo ra 760 nhiễm sắc thể đơn. Số nhiễm sắc thể trong
các tinh trùng nhiều hơn ở các trứng là 1140. Xác định số tinh trùng và số trứng được tạo thành từ

nhóm tế bào sinh dục chín nói trên?
Câu 5: (2 điểm)
Một gen có cấu trúc 60 chu kì xoắn, số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Gen đó
nhân đôi 5 đợt liên tiếp.
1. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen?
2. Môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại cho gen tái bản?
---- Hết ---Họ và tên thí sinh..................................................Số báo danh...........................................
Chữ ký của giám thị 1..................................Chữ ký của giám thị 2....................................


CÂU

1

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG ĐẪN CHẤP
KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học: 2015-2016
Môn: Sinh học 9
ĐÁP ÁN
Giống nhau:
- Trong tế bào sinh dưỡng, sinh dục sơ khai, hợp tử đều tồn tại
thành từng cặp
- Mang gen quy định tính trạng
- Đều có khả năng tự nhân đôi, phân ly,tổ hợp xếp thành hàng,
đóng xoắn, duỗi xoắn qua các kỳ phân bào
- Cấu tạo gồm hai sợi crômatít gắn với nhau ở tâm động. Mỗi sợi
crômatít gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn
- Đều có thể bị biến đổi dưới tác động của các tác nhân gây đột
biến
Khác nhau:

NST thường
NST giới tính
- Tồn tại nhiều cặp, các NST - Chỉ gồm một cặp có thể đồng
trong mỗi cặp luôn luôn đồng dạng hoặc không đồng dạng ở cả
dạng, giống nhau ở cả giới đực và hai giới. Khi đồng dạng ở giới
giới cái
đực, khi thì đồng dạng ở giới cái
-Gen có thể tồn tại thành từng
-Gen tồn tại trên NST thành từng cặp, có thể tồn tại từng alen riêng
cặp tương ứng
rẽ ở các vùng khác nhau trên cặp
XY
- Mang gen quy định tính trạng - Mang gen quy định giới tính và
thường biểu hiện giống nhau ở
gen quy định tính trạng thường
hai giới
liên kết với giới tính
* Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể
dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

ĐIỂM
0,25

0,25
0,25
0,25

0.5

0,25


0,25

0,5


2

* Thường biến phân biệt với đột biến ở những điểm sau:
Thường biến
Đột biến
-Là biến dị kiểu hình nên không -Là những biến đổi trong cơ sở
di truyền được cho thế hệ sau.
vật chất của tính di truyền
- Phát sinh đồng loạt theo cùng
( AND, NST) nên di truyền
một hướng , tương ứng với các
được.
điều kiện môi trường.
-Xuất hiện với tần số thấp một
- Có ý nghĩa thích nghi nên có lợi cách ngẫu nhiên.

1,5 đ

cho bản thân sinh vật

3

-Thường có hại cho bản thân
sinh vật.

1. Vì P vàng trơn x xanh nhăn được F1 100% vàng trơn suy ra tính
trạng vàng , trơn là trội hoàn toàn so với xanh, nhăn, P thuần
chủng và F1 dị hợp 2 cặp gen.
Quy ước gen A quy định tính trạng hạt vàng,
a quy định tính trạng hạt xanh
B quy định tính trạng vỏ trơn
b quy định tính trạng vỏ nhăn
theo bài ra F1 tự thụ phấn thu được F2 có cây hạt xanh vỏ nhăn
chiếm 6,25% = 1/16 = 4x4
suy ra F1 giảm phân cho 4 loại giao tử
mà F1 dị hợp 2 cặp gen
suy ra các gen quy định tính trạng màu hạt và hình dạng vỏ nằm trên
các cặp NST tương đồng khác nhau và di truyền phân li độc lập.
sơ đồ lai
Ptc hạt vàng, vỏ trơn x
Hạt xanh vỏ nhăn
AABB
aabb
G
AB
ab
F1
AaBb
F1 xF1
AaBb
x
AaBb
G
AB, Ab, aB, ab
F2 ( kẻ bảng pennet)

TLKG 1AABB: 2AaBb: 2AABb: 4AaBb: 1Aabb:2Aabb: 1aaBB:
2aaBb: 1aabb.
TLKH 9 vàng trơn: 3 vàng nhăn: 3 xanh trơn: 1 xanh nhăn.
2. Chp F1 lai phân tích:

F1
AaBb
x
aabb
G
AB, Ab, aB, ab
ab
F2 AaBb, Aabb, aaBb, aabb.
TLKG: 1AaBb:1 Aabb; 1aaBb:1 aabb
TLKH 1 vàng trơn: 1 vàng nhăn: 1 xanh trơn : 1 xanh nhăn

0,25

0,25

0,25

0,5
0,25
0.5

0,5


4


- Gọi x là số tế bào sinh tinh trùng, y là số tế bào sinh trứng.
=> số tinh trùng tạo ra 4x, số trứng tạo ra là y
- Ta có
38x + 38y = 760
(1)
19. 4x – 19y = 1140 (2)
- Từ (1) và (2) => x = 16, y = 4
- Số tinh trùng tạo ra là: 16 x 4 = 64
- Số trứng tạo ra là: 4…………

0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5

1. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen
- 1 chu kì xoắn có 10 cặp nuclêôtit ( nu) , mỗi cặp có 2 nu.
à Số nu của gen là: 60 x 20 = 1200 ( nu)
Có G = 20% tổng số nu của gen
à X = G = 20%
5

à X = G = 1200.
àA=T=

0,5


20
= 240 ( nu)
100

1200 − 2.240
= 360 ( nu)
2

2. Môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là:
Vì gen đó nhân đôi 5 đợt
Số nu A tự do = số nu T tự do = A .( 2 5 – 1) = 360.31 = 11160 (nu)
Số nu G tự do = số nu X tự do = G. ( 25 – 1) = 240. 31 = 7440 ( nu)

PHÒNG GDĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS TAM HƯNG

0,5
0,5

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 9
NĂM HỌC 2015- 2016
Thời gian làm bài:150 phút

Câu I(4đ)
1.Cho phép lai sau: AaBbCc x AabbCc thu được F1
Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen AaBbcc của F1 , biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và trội
hoàn toàn.
2.Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng thu được F1 đồng loạt có KH giống nhau. Tiếp tục
cho F1 giao phấn với nhau, F2 thu được kết quả như sau: 360 cây quả đỏ, chín sớm : 120 cây có
quả đỏ, chín muộn : 123 cây có quả vàng, chín sớm : 41 cây có quả vàng, chín muộn.



a. Hãy xác định tính trạng trội, lặn và qui ước gen cho mỗi cặp tính trạng nói trên?
b. Lập sơ đồ lai từ P -> F2?
Câu II(4đ)
1. Hãy giải thích vì sao nhiễm sắc thể là cơ sở vật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền và biến dị
cấp độ tế bào?
2. Di truyền liên kết là gì? Điều kiện để xảy ra di truyền liên kết? Hiện tượng di truyền kiên kết đã bổ
sung cho quy luật phân li độc lập của Men đen ở những điểm nào?
Câu III (2đ)
Có 10 tế bào của một cơ thể ruồi giấm đực tiến hành nguyên phân liên tiếp 5 lần. Tất cả các tế bào
con tiếp tục giảm phân để tạo giao tử. Hãy xác định:
a. Số nhiễm sắc thể mà môi trường nội bào cung cấp cho nguyên phân và giảm phân?
b. Số giao tử được tạo ra?
Câu IV(4đ)
So sánh quá trình tự nhân đôi của AND và quá trình tổng hợp ARN?
Câu V(3đ)
3
2

Một gen có số nuclêôtit loại A = 600 và có G = A. Gen đó nhân đôi một số lần đã cần môi trường
cung cấp 6300 nuclêôtit loại G. Hãy xác định:
a) Số gen con được tạo ra.
b) Số liên kết hiđrô của gen.
c) Số nuclêôtit mỗi loại môi trường đã cung cấp cho gen nhân đôi.
d) Số liên kết hiđrô bị phá hủy và dược hình thành trong quá trình nhân đôi ADN.
Câu VI(3đ)
Trong một phép lai bố có kiểu gen AA mẹ có kiểu gen aa, đời con thu được một cá thể đột biến
mang kiểu gen Aaa.
a) Cơ thể đột biến này thuộc dạng đột biến nào? Giải thích?

b) Trình bày cơ chế sinh ra cơ thể đột biến này?

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH 9
Câu

Đáp án+ Thang điểm

Điểm


Câu I
(4đ)

1.(1đ)
Phép lai: AaBbCc x AabbCc = (Aa xAa)(Bb xbb)(Cc xCc)
- ở cặp lai (Aa xAa), sẽ sinh ra đời con có tỉ lệ kiểu gen:

0,25đ

1 AA : 1 Aa : 1 aa
4
2
4

- ở cặp lai: (Bb x bb), sẽ sinh ra đời con có tỉ lệ kiểu gen: 1 2 Bb : 1 2 bb
- ở cặp lai: (Cc x Cc) ), sẽ sinh ra đời con có tỉ lệ kiểu gen:

0,25đ
0,25đ


1 CC : 1 Cc : 1 cc
4
2
4

0,25đ

Vậy phép lai: AaBbCc x AabbCc sẽ sinh ra đời con có tỉ lệ kiểu
gen AaBbcc với tỉ lệ = 1 2 Aa. 1 2 Bb. 1 4 cc = 116 AaBbcc
2.( 3đ)
a. (1đ)
Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:
+ Về tính trạng màu sắc quả:
quả đỏ: quả vàng = (120+360) : (123+41) ≈ 3:1 nên F1 có tỉ lệ
của qui luật phân li => Quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả
vàng.
Qui ước: A: quả đỏ; a: quả vàng => cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị
hợp: Aa x Aa
+ Về tính trạng thời gian chín của quả:
chín sớm: chín muộn = (360+123) : (120+41) ≈ 3:1 nên F1 có tỉ
lệ của qui luật phân li => chín sớm là tính trạng trội hoàn toàn so với
chín muộn.
Qui ước: B: chín sớm; b: chín muộn => cả 2 cây P đều mang kiểu gen
dị hợp: Bb x Bb
b. (2đ)
- Xét tỉ lệ KH của F1:
F2: 360 quả đỏ, chín sớm: 120 quả đỏ, chín muộn: 123 quả vàng, chín
sớm: 41 quả vàng, chín muộn ≈ 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín
muộn: 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn.
- Xét chung 2 cặp tính trạng:

(3 quả đỏ: 1 quả vàng) x (3 chín sớm: 1 chín muộn) = 9 quả đỏ, chín
sớm: 3 quả đỏ, chín muộn : 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín
muộn =F2
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:
+ F1: AaBb (quả đỏ, chín sớm) x AaBb (quả đỏ, chín muộn)
+ P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản:
* Khả năng 1:
P: AABB (quả đỏ, chín sớm) x aabb (quả vàng, chín muộn)
* Khả năng 2:

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,25đ
0,25đ

0,5đ


P: AAbb (quả đỏ, chín muộn) x aaBB (quả vàng, chín sớm)
- Sơ đồ lai minh họa:
* Sơ đồ lai 1:
P: (quả đỏ, chín sớm) AABB x aabb (quả vàng, chín muộn)
GP:
AB
ab
F1:

AaBb -> 100% quả đỏ, chín sớm.
* Sơ đồ lai 2:
P: (quả đỏ, chín muộn) AAbb x aaBB (quả vàng, chín sớm)
GP:
Ab
aB
F1:
AaBb -> 100% quả đỏ, chín sớm.
F1xF1: (quả đỏ, chín sớm) AaBb x AaBb (quả đỏ, chín sớm)
GF :
AB, Ab,aB, ab
AB, Ab, aB, ab
F2:
AB
Ab
aB
ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb
Kết quả:
+ KG: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
+ KH: 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn: 3 quả vàng, chín
sớm: 1 quả vàng, chín muộn.

0,5đ

0,5đ


1

Câu II
(4đ)

1.(2,5đ)
Nhiễm sắc thể (NST) được coi là cơ sở vật chất chủ yếu của hiện
tượng di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào là vì:
- NST có khả năng lưu giữ và bảo quản thông tin di truyền:

+ NST được cấu tạo từ ADN và prôtêin, trong đó ADN là vật
chất di truyền cấp phân tử.
+ NST mang gen, mỗi gen có chức năng riêng.
+ Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng và
cấu trúc.
- NST có khả năng truyền đạt thông tin di truyền:

+ Quá trình tự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể
trong nguyên phân là cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng qua các thế hệ
tế bào và qua các thế hệ cơ thể đối với sinh vật sinh sản vô tính.
+ Ở loài giao phối, bộ NST đặc trưng được duy trì qua các thế
hệ nhờ 3 cơ chế: tự nhân đôi, phân li và tái tổ hợp trong 3 quá trình
nguyên phân, giảm phân và thụ tính.
- NST có thể bị biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng từ đó gây ra những 0,5đ
biến đổi ở các tính trạng di truyền.
2.(1,5đ)


- Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng di truyền cùng
nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá

trình phân bào.
- Điều kiện để xảy ra liên kết gen: Các gen phải cùng nằm trên một
NST.
- Hiện tượng di truyền liên kết bổ sung cho quy luật phân li độc lập
của Men đen:
Trong tế bào, số lượng gen lớn hơn số lượng NST rất nhiều nên mỗi
NST phải mang nhiều gen.
*Các gen phân bố trên NST theo hàng dọc tại những vị trí xác định
*Quy luật phân li độc lập chỉ đúng khi các gen qui định các cặp tính
trạng nằm trên những cặp NST khác nhau. Còn khi các gen cùng nằm
trên 1 NST thì liên kết với nhau.
Câu III a) (1,5đ)
(2đ)
Số nhiễm sắc thể mà môi trường nội bào cung cấp cho nguyên phân là:
10.8.( 25 – 1) = 2480 (NST)
Số tế bào giảm phân là:10.25 = 320 (tế bào)
Số nhiễm sắc thể mà môi trường nội bào cung cấp cho giảm phân là:
320. 8 = 2560(NST)
b) (0,5đ)
Số giao tử được tạo ra là:
10.25.4 = 1280(tinh trùng)
Câu IV
( 4đ)

Giống nhau: (mỗi ý 0,4đ)
- Đều được tổng hợp trên khuôn mẫu của phân tử AND dưới tác dụng
của các enzim
- Đều xảy ra ở kì trung gian, lúc nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh.
- Đều có hiện tượng 2 mạch đơn ADN tách nhau ra.
- Đều diễn ra sự liên kết giữa các nuclêôtit của môi trường nội bào với

các nuclêôtit trên mạch ADN theo nguyên tắc bổ sung.
Khác nhau: (mỗi ý 0,4đ)
Quá trình tự nhân đôi ADN
Quá trình tổng hợp ARN
-Xảy ra trên toàn bộ phân tử
-Xảy ra trên một đoạn của ADN
AND.
tương ứng với một gen nào đó.
-Cả 2 mạch của ADNđều làm
-Chỉ có một mạch của gen trên
mạch khuôn để tổng hợp nên
ADN làm mạch khuôn.
mạch mới.
- Nguyên liệu để tổng hợp là 4
- Nguyên liệu để tổng hợp là 4
loại nuclêôtit: A, T, G, X.
loại nuclêôtit: A, U, G, X.
-Mạch mới được tổng hợp sẽ liên -Mạch ARN sau khi được tổng
kết với mạch khuôn của ADN mẹ hợp sẽ rời nhân ra tế bào chất để
để tạo thành phân tử ADN con.
tham gia vào quá trình tổng hợp
protein.

0,5đ
0,25đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ


0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ

0,4đ
0,4đ
0,4đ
0,4đ

0,4đ
0,4đ
0,4đ
0,4đ


Câu V
(3đ)

-Mỗi lần nhân đôi tạo ra 2 phân tử
ADN con giống nhau và giống
với ADN mẹ.
-Tổng hợp dựa trên 3 nguyên tắc:
nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc
khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo
toàn.
a) Số gen con được tạo ra:
-Số nuclêôtit mỗi loại của gen là:
A=T= 600Nu
3

2

G= X = A=

- Mỗi lần tổng hợp chỉ tạo ra 1
phân tử ARN.

0,4đ

- Tổng hợp dựa trên 2 nguyên tắc
là: nguyên tắc bổ sung và nguyên
tắc khuôn mẫu.

0,4đ

3
. 600 = 900Nu
2

Gọi x là số lần nhân đôi của gen, ta có số nuclêôtit loại G môi trường
cung cấp cho gen nhân đôi là:
Gmt = (2x -1). Ggen ⇔ 6300 = (2x -1).900
⇔ (2x -1) = 7 n 2x = 8
Vậy số gen con được tạo ra là 8.
b) Số liên kết hiđrô của gen:
H= 2A+3G= 2.600+ 3.900= 3900( liên kết)
c) Số Nu mỗi loại môi trường cung cấp:
Ta có
Amt= Tmt = Agen . (2x -1) = 600.7= 4200(nu)
Gmt = X mt= Ggen . (2x -1) = 900.7= 6300(nu)

d) Số liên kết hiđrô bị phá hủy trong quá trình nhân đôi AND là:
(2A+3G). (2x -1)= 3900.700= 27300( liên kết)
Số liên kết hiđrô được hình thành trong quá trình gen nhân đôi bằng 2
lần số liên kết hiđrô bị phá hủy: 27300. 2 = 54600 (liên kết)
Câu VI
(3đ)

0,75đ

a) (1đ)
Cơ thể đột biến này thuộc dạng đột biến thể tam bội hoặc đột biến thể dị
bội(2n+1).
Giải thích:
-Vì cơ thể Aaa có 3 gen nên có thể đây là thể tam bội 3n
-Vì cơ thể Aaa có 3 gen nên có thể đây là thể dị bội (2n+1). Thể dị bội
cũng có thể có 3 gen nếu đây là đột biến dị bội ở NST mang gen a.
b) (2đ)
Cơ chế sinh ra cơ thể đột biến này:
- Đột biến xảy ra ở cơ thể cái(aa)
- Nếu là tam bội thể thì cơ thể cái giảm phân, tất cả các cặp NST không
phân li tạo ra giao tử 2n mang gen aa. Cơ thể đực giảm phân bình
thường cho giao tử A. Qua thụ tinh giữa giao tử A với giao tử aa sinh ra
đời con có kiểu gen Aaa.

0,75đ

0,5đ
0,5đ

0,5đ


0,5đ
0,5đ

0,5đ
0,75đ


-Nếu là dị bội thì cơ thể cái qua giảm phân chỉ có caqwpj NST mang
gen aa không phân li tạo ra giao tử (n+1) mang gen aa. Cơ thể đực giảm
phân bình thường cho giao tử A. Qua thụ tinh giữa giao tử A với giao tử
aa sinh ra đời con có kiểu gen Aaa.

0,75đ

Tam Hưng ngày 20/10/2015
Người ra đề

Lê Thị Thanh Thủy
Người kiểm tra đề
PHÒNG GD&ĐT LÂM THAO
---------------

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2015- 2016
MÔN : Sinh học 9
Thời gian làm bài :150 phút (không tính thời gian giao
đề)
(Đề này gồm 01 trang)


ĐỀ BÀI
Câu 1
a. Trong nguyên phân, hãy nêu tóm tắt các sự kiện nào diễn ra có tính chu kì?
b. Giải thích tại sao ở kì giữa của quá trình nguyên phân, các NST phải đóng xoắn tối đa, sau đó lại dãn xoắn ở kì
cuối?
Câu 2:
a. Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:
Gen (một đoạn của ADN) à mARN à Protein à Tính trạng
b. Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?
Câu 3: Giải thích vì sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ? Điều gì đã xảy
ra khi phân tử ADN con tạo ra qua nhân đôi khác với phân tử ADN mẹ?
Câu 4: Trong thực tế hoa của những cây trồng bằng hạt thường cho nhiều biến dị về màu hoa hơn hoa những cây
trồng theo phương pháp giâm, chiết, ghép. Hãy giải thích vì sao như vậy?
Câu 5: Cấu trúc nào là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào? Cơ chế ổn định vật chất đó qua các thế hệ khác nhau
của tế bào và cơ thể?
Câu 6: Cho biết các cặp gen đều phân li độc lập nhau. Các tính trạng trội là trội hoàn toàn.
a. Cá thể có kiểu gen AaBbDDEe khi giảm phân tạo ra những loại giao tử nào? Tỉ lệ mỗi loại?
b. Cho cặp bố mẹ có kiểu gen: AaBbDDEe x aabbddee. Hãy xác định, số kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen, số kiểu hình, tỉ
lệ các loại kiểu hình xuất hiện ở đời F1.
Câu 7: Xét một nhóm tế bào sinh giao tử, mỗi tế bào xét một cặp gen dị hợp dài 5100 A 0 nằm trên một cặp
nhiễm sắc thể tương đồng. Gen trội A nằm trên nhiễm sắc thể thứ nhất có1200 Ađênin,gen lặn a nằm trên nhiễm
sắc thể thứ hai có1350 Ađênin.
a. Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen.


b. Khi tế bào ở vào kì giữa của giảm phân I, số lượng từng loại nuclêôtit của các gen trong tế bào là bao
nhiêu?
c. Nếu có một số tế bào trong nhóm tế bào sinh giao tử xảy ra đột biến dị bội ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói
trên thì khi nhóm tế bào kết thúc giảm phân số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử là bao
nhiêu?

Câu 8:
Ở đậu Hà Lan alen A qui định hạt vàng, alen a qui định hạt xanh. Cho cây mọc từ hạt vàng thuần chủng thụ
phấn với cây mọc từ hạt xanh. Xác định tỉ lệ hạt trên các cây F1 và F2? Biết ở đậu Hà Lan tự thụ phấn nghiêm ngặt.

........... Hết...............
Lưu ý: Giám thị không giải thích gì thêm

PHÒNG GD&ĐT LÂM THAO

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI


--------------Câu

1


2
1,25đ

3


NĂM HỌC: 2015- 2016
MÔN: Sinh học 9

Nội dung
a. Trong nguyên phân, các sự kiện diễn ra có tính chu kì như:
- NST duỗi xoắn à đóng xoắn à duỗi xoắn
- NST ở thể đơn à thể kép à thể đơn

- Màng nhân tiêu biến à màng nhân tái hiện
- Thoi phân bào hình thành à thoi phân bào tiêu biến
b. Giải thích:
- Các NST cần đóng xoắn tối đa để dễ di chuyển phân li về hai cực tế bào mà
không bị rối.
- Sau khi phân chia xong, các NST phải duỗi xoắn thì các gen mới phiên mả
được.
a. Bản chất của mối quan hệ trong sơ đồ là:
+ Trình tự các Nu trong ADN (gen) qui định trình tự các Nu trong mARN
+ Trình tự các Nu trong mARN qui định trình tự các axít amin cấu tạo thành
prôtêin
+ Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào, từ đó biểu hiện
thành tính trạng kiểu hình của cơ thể.
b. Prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể vì prôtêin có nhiều
chức năng quan trọng đối với tế bào và cơ thể như: cấu trúc, xúc tác, điều
hòa quá trình trao đổi chất, ... liên quan đến toàn bộ các hoạt động sống của tế
bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể.
* Hai ADN con sau nhân đôi giống ADN mẹ do quá trình nhân đôi diễn ra
theo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc khuôn mẫu : Mạch mới phân tử ADN con được tổng hợp dựa trên
mạch khuôn của ADN mẹ.
- Nguyên tắc bổ sung: Sự liên kết các nucleotit ở mạch khuôn với các nucleotit
tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc : A liên kết với T hay ngược
lại; G liên kết với X hay ngược lại.
- Nguyên tắc giữ lại một nữa (bán bảo toàn): Trong mỗi phân tử ADN con có 1
mạch của ADN mẹ, (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.
* Xảy ra đột biến gen: rối loạn trong quá trình tự sao chép của phân tử ADN.

Điểm
0,5


0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25

4


-Hạt (chứa phôi) phát triển từ hợp tử.
- Hợp tử là kết quả sự kết hợp giữa 2 quá trình giảm phân và thụ tinh trong sinh
sản hữu tính.
-Trong giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.
- Sự kết hợp ngẫu nhiên các giao tử trong thụ tinh tạo ra các hợp tử mang
những tổ hợp NST khác nhau là nguyên nhân làm xuất hiện các biến dị tổ hợp
phong phú.
- Giâm, chiết, ghép là hình thức sinh sản vô tính dựa vào cơ chế nguyên phân
của tế bào, trong đó có sự tự nhân đôi của ADN và NST nên đặc điểm di
truyền được sao chép nguyên vẹn nên ít có khả năng tạo ra biến dị.
* Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là nhiễm sắc thể.
* Cơ chế ổn định vật chất đó qua các thế hệ khác nhau của tế bào và cơ thể
- Đối với loài sinh sản hữu tính:
+ Qua các thế hệ khác nhau của tế bào trong cùng một cơ thể, bộ nhiễm sắc

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,5


1,25đ

1,5đ



thể được duy trì ổn định nhờ cơ chế nguyên phân.
Sự kiện chính là là sự nhân đôi nhiễm sắc thể ở kì trung gian và sự phân li
đồng đều nhiễm sắc thể ở kì sau đảm bảo hai tế bào con sinh ra có bộ nhiễm
sắc thể giống hệt mẹ.
+ Qua các thế hệ khác nhau của cơ thể bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định
nhờ sự kết hợp của ba cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Các sự kiện quan trọng nhất là sự nhân đôi, phân li và tổ hợp nhiễm sắc thể
trong nguyên phân và giảm phân, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể tương đồng có
nguồn gốc từ bố và mẹ trong thụ tinh ( giảm phân tạo giao tử có bộ nhiễm sắc
thể đơn bội (n), thụ tinh khôi phục lại bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n).
- Đối với loài sinh sản sinh dưỡng: bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua
các thế hệ khác nhau của tế bào và qua các thế hệ khác nhau của cơ thể đều
nhờ cơ chế nguyên phân.
Sự kiện chính là là sự nhân đôi nhiễm sắc thể ở kì trung gian và sự phân li
đồng đều nhiễm sắc thể ở kì sau đảm bảo hai tế bào con sinh ra có bộ nhiễm
sắc thể giống hệt mẹ.
a. Cá thể có kiểu gen AaBbDDEe khi giảm phân tạo ra 2 3 =8 kiểu giao tử. Tỉ lệ
các kiểu giao tử:

1
ABDE = ABDe = AbDE = AbDe = aBDE = aBDe = abDE = abDe =
8
b. Số kiểu gen: 2.2.1.2 = 8 kiểu
- Tỉ lệ kiểu gen: (1: 1)(1:1) .1.(1:1) = 1 : 1: 1: 1: 1: 1: 1: 1
- Số kiểu hình: 2.2.1.2 = 8 kiểu
- Tỉ lệ kiểu hình: (1: 1)(1:1).1.(1:1) = 1: 1: 1: 1: 1: 1: 1: 1
a. Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen.
- Tổng số nu của mỗi gen là: (5100 : 3,4). 2 = 3000 (nu)
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen trội A là:
A = T = 1200 (nu)
G = X = 3000 : 2 – 1200 = 300 (nu)
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen lặn a là:
A = T = 1350 (nu)
G = X = 3000 : 2 – 1350 = 150 (nu)
b. Khi tế bào ở vào kì giữa của giảm phân I, số lượng từng loại
nuclêôtit của các gen trong tế bào là bao nhiêu?
- ở kì giữa của giảm phân I nhiễm sắc thể đã nhân đôi thành nhiễm sắc thể
kép, do đó gen trên nhiễm sắc thể cũng được nhân đôi.
- Số lượng từng loại nuclêôtit trong tế bào tại thời điểm đó là:
A = T = (1200 + 1350) . 2 = 5100 (nu)
G = X = (300 + 150) . 2 = 900 (nu)
c. Nếu xảy ra đột biến dị bội ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên thì
số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử là bao nhiêu?
- Nếu một số tế bào xảy ra đột biến dị bội ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói
trên thì khi kết thúc quá trình giảm phân sẽ tạo ra bốn loại giao tử, trong đó có
hai loại giao tử bình thường là A, a, hai loại giao tử không bình thường là Aa
và O.
- Số nu mỗi loại trong các giao tử là:
+ Giao tử A:

A = T = 1200 (nu)

0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

0,25
0,25

0,25
0,5


+ Giao tử a:
+ Giao tử Aa:
+ Giao tử O:

G = X = 300 (nu)
A = T = 1350 (nu)
G = X = 150 (nu)
A = T = 1200 + 1350 = 2550 (nu)
G = X = 300 + 150 = 450 (nu)

A = T = 0 (nu)
G = X = 0 (nu)
1

1

Xác định tỷ lệ hạt của cây F1 và cây F2:
- Nhận xét: Tính trạng hạt di truyền không đồng thời với thế hệ cây. Tỉ lệ hạt
trên cây F1 là tỉ lệ kiểu hình F2, Hạt trên cây F2 là tỉ lệ kiểu hình F3
- Khi cho P lai với nhau sau đó tiến hành tự thụ phấn tỉ lệ các thế hệ như sau:
F1 : 100% hạt vàng
F2: 3/4 hạt vàng : 1/4 hạt xanh
F3: 5/8 hạt vàng : 3/8 hạt xanh
- Tỉ lệ hạt trên cây F1: 3/4 hạt vàng : 1/4 hạt xanh
- Tỉ lệ hạt trên cây F2 : 5/8 hạt vàng : 3/8 hạt xanh

PHÒNG GD VÀ ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS CAO VIÊN

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9
NĂM HỌC 2015– 2016
MÔN: SINH HỌC
(Thời gian làm nài 150 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4 điểm)
Khi cho lai 2 giống đậu Hà Lan có hạt vàng, nhăn và hạt xanh, trơn với nhau thu được F1
toàn hạt vàng, trơn. Cho F1 giao phấn với nhau được F2 có 315 hạt vàng, trơn: 101 hạt vàng,
nhăn: 108 hạt xanh, trơn: 32 hạt xanh, nhăn.
a) Giải thích kết quả phép lai trên tuân theo quy luật di truyền nào?
b) Đem các hạt vàng, trơn ở F2 lai với hạt xanh, nhăn thì thu được F3 có 50% hạt vàng. Trơn:
50% hạt vàng, nhăn.

Tìm kiểu gen của các cây F2 đó và viết sơ đồ lai.
Câu 2: (4 điểm)
a) Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật?
b) Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội, NST thường và NST giới tính?
Câu 3: (2 điểm)
Ở lúa nước có bộ NST 2n = 24
Quá trình nguyên phân từ 1 tế bào lưỡng bội của lúa nước diễn ra liên tiếp 4 đợt. Nếu các
tế bào được tạo ra nguyên phân lần tiếp theo, hãy tính:
a) Số crômatit và tâm động ở kì giữa?


b) Số NST đơn ở kì sau?
Câu 4: (3 điểm)
So sánh quá trình tự sao ADN với quá trình tổng hợp ARN.
Câu 5: (3 điểm)
Hai gen dài bằng nhau và bằng 0,51 µm. Gen 1 có hiệu số nuclêotit loại A và 1 loại
nuclêotit khác bằng 10% số nuclêotit của gen. Gen thứ 2 có số nuclêotit loại A ít hơn loại A của
gen 1 là 240 nuclêotit. Hãy xác định từng loại nuclêotit của mỗi gen?
Câu 6: (4 điểm)
a) Cơ chế nào dẫn đến hình thành thể dị bội có số NST của bộ NST là (2n +1) và (2n – 1)?
b) Phân biệt thường biến với đột biến?
_Hết_
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9 NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: SINH HỌC
CÂU
Câu
1

ĐÁP ÁN


B.ĐIỂM

a) * Xét từng cặp tình trạng ở F2:
0,25
- Về màu hạt:
=
=

=> + Tuân theo quy luật phân li của Men đen.
+ Tính trạng hạt vàng là trội, hạt xanh là lặn.
+ KG của F1 dị hợp.

0,25

0,25
- Về hình dạng vỏ:
=> + Tuân theo quy luật phân li của Men đen.
+ Tính trạng vỏ trơn là trội, vỏ nhăn là lặn.
+ KG của F1 dị hợp.
* Kết hợp 2 cặp tính trạng ở F2.
- Tỉ lệ phân li của F2 là: 315 vàng, trơn: 101 vàng, nhăn: 108
xanh, trơn: 32 xanh, nhăn.
Tương đương với tỉ lệ 9VT: 3VN: 3XT: 1XN = (3:1) (3:1)
Như vậy các gen chi phối các tính trạng này di truyền độc lập
với nhau hay kết quả lai trên tuân theo quy luật phân li độc lập
của Men đen.

0,25


0,5
0,5


b) Quy ước gen: A – hạt vàng
B – hạt trơn
a – hạt xanh
b – hạt nhăn
- Phép lai giữa cây F2 vàng, trơn với cây có hạt xanh, nhăn là
phép lai phân tích.
- Kết quả F3:
+ 100% hạt màu vàng => KG của hạt vàng F2 đồng hợp (AA)
+ 50% hạt trơn: 50% hạt nhăn => KG của hạt trơn F2 dị hợp (Bb)
=> KG của các cây vàng, trơn F2 là AABb.
KG của cây có hạt xanh, nhăn là aabb.
- Sơ đồ lai: F2 vàng, Trơn
x
xanh, nhăn.
AABb
aabb
G.
AB,Ab
ab
F3.
AaBb
Aabb
(vàng, trơn)
(vàng, nhăn)
Kết quả: - Số tổ hợp 2
- Tỉ lệ KG: 1 AaBb: 1 Aabb

- Tỉ lệ KH: 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn.
Câu
2

a)Ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật
-Bộ NST trong tế bào của mỗi loài sinh vật có tính đặc trưng về
số lượng và hình dạng.
* Về số lượng:
-Ví dụ:Ở người 2n=46 NST
Ở ruồi giấm 2n=8 NST
Ở gà: 2n=78 NST
Ở đậu Hà Lan 2n=14 NST
*Về hình dạng:
-Hình dạng bộ NST trong tế bào của mỗi loài là đặc trưng riêng
-Ví dụ: Ở tế bào 2n của ruồi giấm có 8 NST xếp thành 4 gặp gồm:
+3 cặp NST thường giống nhau ở ruồi đực và ruồi cái,trong đó có
1 cặp hình hạt và 2 cặp hình chữ V
+1 cặp NST giới tính gồm 2 chiếc hình que ở ruồi cái hoặc 1
chiếc hình que,1 chiếc hình móc ở ruồi đực
b)*Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội
Bộ NST lưỡng bội

Bộ NST đơn bội

0,25
ơ

0,25

0,25

0,25
0,25
0,25
0,25

0,25

0,5
0,5

0,5
0,5


×