Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Ảnh hưởng của hàm lượng enzyme trong thức ăn tổng hợp lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, hệ số thức ăn, thành phần sinh hóa của thịt cá chình hoa anguilla marmorata (quoy gaimard, 1824) giai đoạn giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN THỊ THU HIỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG ENZYME TRONG THỨC
ĂN TỔNG HỢP LÊN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG, HỆ SỐ THỨC ĂN,
THÀNH PHẦN SINH HÓA CỦA THỊT CÁ CHÌNH HOA
Anguilla marmorata (QUOY & GAIMARD, 1824)
GIAI ðOẠN GIỐNG”

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hòa - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN THỊ THU HIỀN
ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG ENZYME TRONG THỨC
ĂN TỔNG HỢP LÊN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG, HỆ SỐ THỨC ĂN,
THÀNH PHẦN SINH HÓA CỦA THỊT CÁ CHÌNH HOA
Anguilla marmorata (QUOY & GAIMARD, 1824)
GIAI ðOẠN GIỐNG”

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nghành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số:

60620301



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS LẠI VĂN HÙNG
CHỦ TỊCH HỘI ðỒNG

TS.Nguyễn ðịch Thanh

KHOA SAU ðẠI HỌC

Hoàng Hà Giang
Khánh Hòa - 2014


i

LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan số liệu trong luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi, ñược
sự cho phép sử dụng số liệu của nhóm tác giả thực hiện ñề tài cấp nhà nước “Nghiên
cứu công nghệ sản xuất thức ăn nuôi cá chình từ enzym và một số loại nguyên liệu sẵn
có ở Việt Nam” do Th.S Hoàng Văn Duật (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III)
làm chủ nhiệm. Những số liệu này là trung thực, chưa ñược ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
HỌC VIÊN

TRẦN THỊ THU HIỀN


ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn ñến Lãnh ñạo Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng thủy sản III, Ban Giám ñốc Trung tâm Tư vấn sản xuất và Dịch vụ Khoa học
công nghệ thủy sản, Ban Chủ nhiệm Viện Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Sau ðại học
Trường ðại học Nha Trang ñã giúp ñỡ và tạo ñiều kiện thuận lợi ñể tôi hoàn thành
khóa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến PGS.TS Lại Văn Hùng ñã tận tình
hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình xây dựng ñề cương, triển khai thực hiện
các nội dung và hoàn thiện bản luận văn.
Luận văn này ñã ñược triển khai thực hiện với sự giúp ñỡ nhiệt tình của nhóm
thực hiện ñề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn nuôi cá chình
từ enzym và một số loại nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam” do Th.S Hoàng Văn Duật
(Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III) làm chủ nhiệm, tôi xin chân thành cảm ơn
ñến sự giúp ñỡ quý báu ñó.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ Trung tâm Tư vấn sản xuất và Dịch vụ
Khoa học công nghệ thủy sản - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III ñã giúp ñỡ và
tạo ñiều kiện ñể tôi hoàn thành khóa học.
Cuối cùng tôi muốn nói lời cảm ơn ñến những người thân trong gia ñình, bạn bè
ñã giúp ñỡ và hỗ trợ về tinh thần cũng như vật chất cho tôi trong quá trình thực hiện
khóa học này.
Khánh Hòa, tháng 12 năm 2014

Trần Thị Thu Hiền


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................................vii
MỞ ðẦU .................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1................................................................................................................................ 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................................... 3
1.1.

Vài nét về ñối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3

1.1.1

Vị trí phân loại.................................................................................................... 3

1.1.2

ðặc ñiểm hình thái.............................................................................................. 3

1.1.3

Thành phần loài và phân bố................................................................................ 4

1.1.4

Tập tính sống ...................................................................................................... 5

1.1.5

Vòng ñời ............................................................................................................. 6


1.1.6

ðiều kiện môi trường và tính thích nghi của cá chình ....................................... 8

1.2.

Những kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng ......................................................... 9

1.2.1.

Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng trên thế giới ............................................. 9

1.2.2.

Những nghiên cứu trong nước.......................................................................... 10

1.2.3.

Nghiên cứu nhu cầu dình dưỡng và nguyên liệu thức ăn của cá chình ............ 12

1.2.4.

Các nghiên cứu và ứng dụng enzyme trong sản xuất thức ăn .......................... 16

CHƯƠNG 2.............................................................................................................................. 19
NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 19
2.1.

ðối tượng, thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu ................................................... 19


2.1.1.

ðối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 19

2.1.2.

Thời gian nghiên cứu........................................................................................ 19

2.1.3.

ðịa ñiểm nghiên cứu......................................................................................... 19

2.2.

Sơ ñồ khối nội dung nghiên cứu....................................................................... 19

2.3.

Bố trí thí nghiệm............................................................................................... 21

2.3.1.

Hệ thống thí nghiệm ......................................................................................... 21

2.3.2.

Thức ăn thí nghiệm........................................................................................... 21

2.4.


Chăm sóc và quản lý......................................................................................... 22

2.5.

Phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu .......................................................... 23


iv
2.5.1.

Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng enzyme bổ sung vào thức ăn lên sinh

trưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn của cá chình giống.................................................... 23
2.5.2.

Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng enzyme bổ sung vào thức ăn lên chất

lượng thịt cá chình giống.................................................................................................. 25
2.6.

Phương pháp theo dõi các thông số thí nghiệm................................................ 25

2.7.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 26

CHƯƠNG 3.............................................................................................................................. 28
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................................................ 28
3.1.


Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng enzyme bổ sung vào thức ăn lên sinh

trưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn của cá chình giống........................................................ 28
3.1.1.

Các yếu tố môi trường trong bể ương thử nghiệm ........................................... 28

3.1.2.

Ảnh hưởng của hàm lượng enzyme bổ sung vào thức ăn lên tốc ñộ tăng trưởng

của cá chình giống ............................................................................................................ 29
3.1.3.

Ảnh hưởng của hàm lượng enzyme bổ sung vào thức ăn lên tỷ lệ sống và hệ số

thức ăn của cá chình giống ............................................................................................... 33
3.1.4.

ðánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các loại thức ăn khác nhau .............. 35

3.2.

Ảnh hưởng của hàm lượng enzyme bổ sung vào thức ăn lên chất lượng thịt cá

chình

.......................................................................................................................... 37

CHƯƠNG 4.............................................................................................................................. 38

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 38
4.1.

Kết luận ............................................................................................................ 38

Tỷ lệ sống sai khác không có ý nghĩa (p>0,05) giữa các nghiệm thức. ............................... 38
4.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 39
Tài liệu tiếng Việt ..................................................................................................................... 39
Tài liệu tiếng Anh ..................................................................................................................... 40


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ca

Canxi

CTV

Cộng tác viên

ðC

ðối chứng


FCR

Hệ số chuyển ñổi thức ăn

HUFA (highly unsaturated fatty acids)

Axít béo có mức chưa no cao.

P

Phosphorus

PUFAs (polyunsaturated fatty acids)

Axít không no nhiều nối ñôi

TðTT

Tốc ñộ tăng trưởng

TLS

Tỷ lệ sống

TN

Thí nghiệm


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Các loài cá chình ñược tìm thấy ở vùng ðông Nam Châu Á ............................ 4
Bảng 1.2 Công thức thức ăn cho cá chình giống loài A. japonica[32] ................................ 14
Bảng 1.2 Công thức thức ăn cho cá chình giống loài A. japonica[32] (tiếp theo)......... 15
Bảng 2.1 Kết quả phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong các nguyên liệu sản xuất thức
ăn cho cá chình (n=3) ............................................................................................................ 27
Bảng 2.2 Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng thức ăn thí nghiệm (n=3) ............. 27
Bảng 3.1 Các yếu tố môi trường nước ương cá chình giống tại các bể thí nghiệm ....... 28
Bảng 3.2 Tăng trưởng về khối lượng của cá chình giống theo thời gian ương nuôi ..... 29
Bảng 3.3 Tốc ñộ tăng trưởng tương ñối của cá chình giống trong 90 ngày ương ......... 30
Bảng 3.4. Tốc ñộ tăng trưởng trong 90 ngày ương ............................................................ 31
Bảng 3.5 Tăng trưởng về chiều dài của cá chình ở các loại thức ăn khác nhau............. 32
Bảng 3.6 FCR và TLS của cá chình giống sử dụng thức ăn có bổ sung enzyme .......... 33
Bảng 3.7 Hiệu quả sử dụng của các loại thức ăn thử nghiệm .................................................. 35
Bảng 3.7 Hiệu quả sử dụng của các loại thức ăn thử nghiệm (tiếp theo) ................................. 36

Bảng 3.8 Thành phần sinh hóa của thịt cá chình hoa sau 90 ngày nuôi .......................... 37


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Cá chình hoa (Anguilla marmorata) [4]...........................................................3
Hình 1.2 Sự phân bố của cá chình Anguilla spp ở vùng ðông Nam Châu Á .................4
Hình 1.3 Phân bố của cá chình hoa (A. marmorata) trên thế giới...................................5
Hình 1.4: Vòng ñời của cá chình .....................................................................................7
Hình 1.5 Cấu tạo cơ quan tiêu hóa của cá chình hoa (A. marmorata) [4].....................11
Hình 2.1 Tuyển lựa cá trước khi ñưa vào thí nghiệm....................................................19
Hình 2.2 Sơ ñồ khối nội dung nghiên cứu.....................................................................20

Hình 2.3 Hệ thống bể thí nghiệm ..................................................................................21
Hình 2.4 Các công ñoạn sản xuất thức ăn cá chình giống.............................................22
Hình 2.5 Sản xuất thức ăn và các loại thức ăn thử nghiệm ...........................................23
Hình 2.5 a: Máy nghiền nguyên liệu thức ăn ................................................................23
Hình 2.5 b: Máy trộn thức ăn ........................................................................................23
Hình 2.5 c: ðóng bao thức ăn........................................................................................23
Hình 2.5 d: Thức ăn thí nghiệm.....................................................................................23
Hình 3.1 Tăng trưởng theo khối lượng của cá chình hoa giống trong 90 ngày ương ñối
với các loại thức ăn khác nhau. .....................................................................................30
Hình 3.2 Tốc ñộ tăng trưởng tương ñối của cá chình hoa trong 90 ngày ương ............31
Hình 3.3 Biến ñổi khối lượng và chiều dài thân cá theo ngày ương .............................33


1

MỞ ðẦU
Cá chình là loài có giá trị kinh tế rất cao, thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng và rất
ñược thị trường ưa chuộng. Nghề nuôi cá chình bắt ñầu ở Nhật từ năm 1879, tiếp theo
là ở Ý, Pháp (Matsui, 1979) và sau ñó ở ðài Loan (1952), Trung Quốc (1973) ) [44].
Hai loài ñược nuôi phổ biến ở các nước trên là cá chình Châu Âu (Anguilla anguilla)
và cá chình Nhật (Anguilla japonica). Theo thống kê của FAO (2005), sản lượng nuôi
cá chình trên thế giới là 248.281 tấn, trong ñó 95% ñược sản xuất ở Châu Á, dẫn ñầu
là Trung Quốc với sản lượng 179.245 tấn.
Ở Việt Nam cá chình ñược nuôi lần ñầu tiên vào năm 2000 ở Bình ðịnh và Phú
Yên, sau ñó nhanh chóng ñược phát triển ở các tỉnh phía Nam như TP. Hồ Chí Minh,
ðồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, với 3 hình thức nuôi là nuôi
trong bể xi măng, ao ñất và nuôi lồng.
Những năm gần ñây do nuôi cá chình ñem lại hiệu quả kinh tế cao, việc khai
thác cá chình giống trong tự nhiên phát triển mạnh. Nguồn giống hoàn toàn phụ thuộc
vào tự nhiên khai thác bằng các hình thức: lồng, bẫy, chích ñiện, câu, ñánh bắt bằng

hóa chất làm tổn thương cá, chất lượng con giống kém, hay bị bệnh, hao hụt nhiều dẫn
ñến tỷ lệ sống thấp. Hiện nguồn giống ñể ñáp ứng cho nuôi thương phẩm không ñủ
cung cấp cho nhu cầu.
Nghề nuôi cá chình ở nước ta hiện nay ñang còn lạc hậu và kém hiệu quả, nuôi
cá chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn cá tạp gây ra ô nhiễm môi trường, không quản lý
ñược mầm bệnh có trong thức ăn. Mặt khác sự khai thác quá mức cá tạp sẽ làm suy
giảm nguồn lợi. ðể thúc ñẩy nghề nuôi cá chình phát triển theo hướng công nghiệp,
cần có thức ăn tổng hợp ñạt chất lượng cao.
Emzyme là một chất xúc tác sinh học góp phần quan trọng trong quá trình tiêu
hóa thức ăn. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học về enzyme trong thức ăn với mục
ñích nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, rút ngắn thời gian nuôi và giảm ô nhiễm từ
các chất thải ra trong chăn nuôi.
Tuy nhiên, cho ñến nay chưa có nghiên cứu ứng dụng enzyme thương mại vào
sản xuất thức ăn nuôi cá chình.Việc sản xuất thức ăn tổng hợp có ứng dụng enzyme
cung cấp cho nghề nuôi cá chình là bước ñột phá trong việc ứng dụng, phát triển ngành
sản xuất thức ăn nuôi thủy sản.


2

Ứng dụng enzyme ñể sản xuất thức ăn tổng hợp cho cá chình thành công sẽ chủ
ñộng ñược thức ăn tổng hợp thay thế nguồn thức ăn truyền thống là cá tạp, hạn chế tối
ña sự ô nhiễm môi trường và nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
ðược sự ñồng ý của trường ðại học Nha Trang, Viện Nuôi trồng Thủy sản cùng
sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Lại Văn Hùng và Th.S Hoàng Văn Duật chủ nhiệm
ñề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn nuôi cá chình từ enzyme và một số loại
nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III chủ trì ñã
tạo ñiều kiện cho tôi thực hiện ñề tài “Ảnh hưởng của hàm lượng enzyme trong thức
ăn tổng hợp lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, hệ số thức ăn, thành phần sinh hóa của thịt
cá chình hoa Anguilla marmorata (Quoy & Gaimard, 1824) giai ñoạn giống” với

mục tiêu và nội dung như sau:
* Mục tiêu
- Xác ñịnh hàm lượng enzyme thích hợp bổ sung vào thức ăn cho cá chình
giống ñể nâng cao hiệu quả nuôi cá chình từ ñó có thể sản xuất thức ăn công nghiệp
cho cá chình.
* Nội dung
- Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng enzyme bổ sung vào thức
ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn của cá chình giống.
- Nội dung 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng enzyme lên chất lượng của
thịt cá chình.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài:
Ý nghĩa khoa học: Góp phần hiểu thêm về nhu cầu dinh dưỡng của cá chình khi
sử dụng thức ăn công nghiệp có bổ sung enzym.
Ý nghĩa thực tiễn: Có thể ứng dụng trong sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá
chình, nhằm ñảm bảo sự bền vững tăng tỷ lệ sống của cá chình và hạ giá thành sản
phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vài nét về ñối tượng nghiên cứu
1.1.1 Vị trí phân loại
Phân lớp: Actinopterygii
Bộ: Anguilliformes
Phân bộ: Anguilloidei
Họ: Anguillidae
Giống: Anguilla
Loài: Anguilla marmorata (Quoy & Gaimard, 1824)

Tên tiếng Việt: Cá chình hoa, cá chình bông

Hình 1.1 Cá chình hoa (Anguilla marmorata) [4]
1.1.2 ðặc ñiểm hình thái
Thân cá có hình trụ dài, chiều dài thân gấp 7 lần chiều dài ñầu. Không có vây
bụng, vây ngực nhỏ gần như hình tròn. Vây lưng có màu sẫm, khởi ñiểm của vây lưng
trước vây hậu môn, vây ñuôi dài nối liền với vây hậu môn tương ñối phát triển [6].
ðầu cá chình tròn, mắt bé ở phía ñỉnh ñầu ñược bao phủ bởi lớp màng trong
suốt, miệng hơi chếch, môi dày, lưỡi tự do không dính vào ñáy miệng. Hàm dưới và
trên có răng nhỏ xếp thành hình ñai. Cá chình có hai lỗ mũi, mũi rất nhỏ, lỗ trước ở
phía trước miệng dạng ống ngắn, lỗ sau ở trước mắt dạng khe nứt. Do tập tính sống ở
hang hốc và ñáy sông hồ nên cá chình có mắt nhỏ, các cơ quan khướu giác và cơ quan
ñường bên phát triển, da gồm nhiều biểu bì bài tiết ñể làm giảm bớt lực cản của nước
và giảm ma sát khi chui vào hang. Cá chình có thể thay ñổi màu sắc ñể phù hợp với
ñiều kiện của môi trường sống. Da có ñốm xanh ñen trên nền màu nâu của thân, ñây là
ñặc ñiểm nổi bật nhất giúp phân biệt loài này với các loài cá chình khác [38].


4

1.1.3 Thành phần loài và phân bố
Trên thế giới có rất nhiều loài cá chình sống trong nước biển và nhiều loài cá
chình sống trong nước ngọt. Tuy nhiên chỉ có một số ít loài trong giống Anguilla có
ñời sống một phần ở nước ngọt và một phần ở biển [8]. Giống cá chình Anguilla thuộc
họ Anguillidae là họ duy nhất trong 22 họ của bộ cá chình Anguilliformes sống trong
nước ngọt. Giống Anguilla ñược các nhà nghiên cứu dự ñoán có từ 10-25 loài [29],
trong ñó Matsui (1979) [25] và Usui (1991) [20] ñã ghi nhận ñược 19 loài.
Một số lượng lớn cá chình nước ngọt phát triển mạnh ở khu vực nhiệt ñới Thái
Bình Dương – Indo, từ ðông Châu Phi ñến Ấn ðộ, ðông Nam Châu Á và ñảo Nam
Thái Bình Dương [50] (Bảng 1.1 và Hình 1.2). [50]

Bảng 1.1 Các loài cá chình ñược tìm thấy ở vùng ðông Nam Châu Á
Anguilla

Anguilla

Anguilla

Anguilla

Anguilla

Anguilla

Monopterus

bicolor

celebesensis

Interiorisa

japonica

malgumora

marmorata

albus

Indonesia


+

+

+

+

+

+

+

Malaysia

+

+

+

Quốc gia

+

Myanmar

+


Philippines

+

Thailand

+

+

+

+

+
+

Nguồn: Thực hiện khảo sát trong tháng 1/2014 của SEAFDEC

Khảo sát dựa trên các thông tin ñược cung cấp bởi các quốc gia cho thấy nguồn
lợi cá chình rất phong phú ở vùng ðông Nam Châu Á (Hình 1.2)

Hình 1.2 Sự phân bố của cá chình Anguilla spp ở vùng ðông Nam Châu Á
(Nguồn: Tháng 1/2014 của SEAFDEC)


5

Ở các khu vực khác nhau thường phân bố những loài khác nhau, liên quan ñến

những ñặc tính thích nghi sinh lý – sinh thái của mỗi loài. Cá chình hoa phân bố khá
rộng trên thế giới. Ở khu vực Thái Bình Dương cá chình hoa ñược bắt gặp cá chình
hoa từ nam Trung Quốc, ðài Loan, Philippines ñến Indonesia, New Zealand, Úc. Ở
Ấn ðộ chúng phân bố ñến ðông Phi [26] (Hình 1.3)

Hình 1.3 Phân bố của cá chình hoa (A. marmorata) trên thế giới
(Nguồn GBIF OBIS)

ðây là loài có kích thước lớn nhất trong giống Anguiilla. Trung bình cá dài 50 –
80 cm nặng khoảng 5 kg. Con lớn nhất dài 2,3 m nặng 45 – 50 kg.
Ở Việt Nam cá chình hoa phân bố ở sông, suối, ñầm hồ nước ngọt tại các tỉnh
Hà Tĩnh (Sông Ngàn Phố), Quảng trị (sông Thạch Hãn), Thừa Thiên Huế (sông
Hương), Gia Lai (sông Ba), Quảng Ngãi (sông Trà Khúc), Bình ðịnh (ñầm Trà Ổ),
Phú Yên (sông ðà Rằng), Ninh Thuận (sông Cái). Thông thường thì cá chình cỡ nhỏ
chưa trưởng thành tập trung ở ven biển và cửa sông. Cá cỡ lớn ở sâu trong nước ngọt
có khi lên tận thượng nguồn các sông vùng núi cao. Tuy nhiên ñến mùa sinh sản lại
xuất hiện cá chình cỡ lớn tập trung ở cửa sông chuẩn bị di cư sinh sản [5, 46].
1.1.4 Tập tính sống
Cá chình hoa là loài cá di cư ra biển ñiển hình. Khi tuyến sinh dục thành thục cá
chình từ trung thượng nguồn các sông di cư ra cửa sông, tập trung hàng ñàn ở cửa
sông rồi di cư ra biển, ñến bãi ñẻ xa ngoài ñại dương ñể ñẻ trứng. Cá con lại tập trung
thành ñàn vào nước ngọt lên trung thượng nguồn ñể sinh trưởng.
Cá chình hoa thích nghi ở nhiệt ñộ 12 - 35oC, tối ưu là 25 - 30oC. Trong thời
gian sinh trưởng chúng sống ở sông, hồ hoặc suối miền núi, nhiều nhất là hồ chứa. Cá
chình hoa có thể sống thời gian dài trên cạn. Chúng có thể hoạt ñộng ở các bãi cỏ ven


6

sông hoặc bụi rậm nơi nhiều vũng nước. Ở Philippines, người ta còn phát hiện thấy cá

chình hoa sống ở vùng núi cao 1.523,9 m trên mực nước biển. Ban ngày nằm ở trong
hang, ban ñêm mới bơi ra ngoài kiếm ăn [1].
1.1.5 Vòng ñời
Vòng ñời cá chình chia làm 02 giai ñoạn:
- Giai ñoạn sống ở biển: cá chình trưởng thành di cư ra biển ñể ñẻ trứng. Trứng thụ
tinh phát triển thành cá chình lá liễu và cá chình bột trắng. Giai ñoạn cá chình bột
trắng có khối lượng bình quân 9.000 con/kg, kích thước 3 - 4 cm. Thời gian sinh
trưởng trong tự nhiên từ cá chình lá liễu lên cá chình bột khoảng 1 năm. Một báo cáo
từ ñảo Reunion ở Ấn ðộ Dương [35] xác nhận cá chình giống (elver) loài này ñã ñi
vào sông ở ñây có kích thước 80 – 140 mm. Budimawan (1997) [21] cho rằng cá chình
giống vào 4 cửa sông ở Thái Bình Dương: Hamuta, Poso, Shuang Hsi and Tanshui có
kích thước trung bình 4,7 – 5,1 cm ở 3-4 tháng tuổi sau khoảng 73 – 86 ngày sống ở
biển trong giai ñoạn Leptocephalus.
- Giai ñoạn sống ở nước ngọt: ðến giai ñoạn cá chình bột trắng cá chình có tập tính
di cư vào vùng nước ngọt ñể sinh sống. Sau khi di cư vào vùng cửa sông màu sắc của
cá chình dần xám lại gọi là cá chình bột ñen. Cá chình con có tập tính di cư ngược các
sông suối lên vùng thượng nguồn ñể sinh sống. Ở ñây chứng ñào hang, chiếm giữ một
khu vực lãnh ñịa và sống (10 - 14 năm ñối với cá chình châu Âu hoặc 5 - 20 năm ñối
với cá chình Nhật). Cá chình hoa khi sống ở sông hồ tuyến sinh dục phát triển nhưng
không ñạt ñến trạng thái thành thục[33]. Khi ñã trưởng thành cá chình tập trung xuôi
dòng ñến các cửa sông tuyến sinh dục tiếp tục phát triển. Sau ñó ra vùng biển sâu ñẻ
trứng. Người ta ñã phát hiện vị trí bãi ñẻ cá chình hoa ở khu vùng biển sâu nằm giữa
miền nam Philippines ñông Indonesia và Papua New Guinea [43]. Sau khi ñẻ cá bố mẹ
ñều chết.


7

BÃI ðẺ NGOÀI ðẠI DƯƠNG
(ðộ mặn 30 – 350/00)

Sống
trôi

Trứng ñược thụ tinh trôi nổi

nổi

ngoài ñại dương

trong

(B)

nước
biển



Ấu trùng dạng lá liễu

chình

(C)

ñực và

Sống

cái di




cư ra

Cá chình bột chình bột trắng

ñại

(D)

dương

vùng
cửa
sông

sinh
sản

Cá chình giống nhỏ dạng tròn,

(A)

màu ñen (E)

Sống
trong
vùng

Cá chình giống lớn (F)


nước
ngọt:
ðầm,
hồ,

Cá chình trưởng thành di cư từ nước ngọt ra ñại dương

sông,

ñẻ trứng (G)

suối.

Hình 1.4: Vòng ñời của cá chình


8

Ngoài tự nhiên, cá chình sinh trưởng tương ñối chậm, cá chình ñạt ñến 6cm
chiều dài và nặng 0,1 – 0,15g vào năm thứ nhất và ñến năm thứ hai chỉ ñạt 15cm và
nặng 5g, năm thứ ba dài 25cm và nặng 15g, năm thứ tư mới ñạt cá thương phẩm. Cá
khoảng 300g trở lên, tốc ñộ tăng trưởng chỉ bằng 1/10 so với tốc ñộ tăng trưởng ở giai
ñoạn cá có khối lượng 70 – 100g. Khi còn nhỏ tốc ñộ tăng trưởng trong ñàn tương ñối
ñồng ñều, nhưng khi chiều dài dạt 40cm, sự tăng trưởng của cá ñực chậm hơn so với
cá cái do hiện tượng “dị hình giới tính” của cá [29].
Trong khi ñó, cá chình nuôi trong ao năm thứ nhất ñạt khoảng 10 - 20g. Nuôi
trong ao nước ấm có dòng chảy cá lớn nhanh, với khối lượng cá thả 10g/con, sau 10 12 tháng ñạt 150g/con. Trong ñiều kiện ao nước tĩnh, nuôi với mật ñộ 40 – 50con/m2
với khối lượng cá thả khoảng 20g/con, sau 1 năm ñạt khối lượng 150 – 200g/con [20].
1.1.6 ðiều kiện môi trường và tính thích nghi của cá chình

Nhiệt ñộ nước ñóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cá chình. Nhiệt
ñộ thích hợp cho sự tăng trưởng của cá chình dao ñộng từ 26,3 - 30,50C [47]. Cá
chình có thể sống ở nhiệt ñộ từ 1 - 380C. Nhiệt ñộ thích hợp cho cá ñẻ trứng là 160C 170C. Ở các nước thuộc vĩ ñộ cao, nhiệt ñộ bắt ñầu ngược dòng sông của cá chình là 8
- 100C. Khi nhiệt ñộ nước sông và biển gần như nhau, số lượng cá di cư ngược dòng là
tăng lên [23].
Nhu cầu oxy của các loài cá chình cũng rất khác nhau, hàm lượng oxy hoà tan
thích hợp cho sinh trưởng cá chình là 5 – 10mg/l. Hàm lượng oxy trong ao nuôi
<3mg/l hoặc >12mg/l) ñều không thuận lợi cho ñời sống của cá chình. Trong các loài
cá chình thì nhu cầu oxy của chình mun thấp gần giống như cá chình châu Âu. Bởi vậy
cá thích hợp với ñiều kiện sống ở ñáy bùn sâu có khi ñến 50 – 80cm hoặc nuôi nhốt
trong bể ít oxy. Nhờ ñó vận chuyển cá ñi xa khá dễ vì ít phải thay nước. Tuy nhiên, cá
chình lại rất nhạy cảm với CO2. Khi hàm lượng CO2 tăng cao quá trình trao ñổi chất
giảm, cá dễ bị ngạt buộc phải trồi lên mặt nước, nếu kéo dài có thể chết hàng loạt [25].
ðộ pH thích hợp cho sinh trưởng của cá chình trong khoảng 7 - 9, tối ưu từ 7,5
- 8,5. Yêu cầu kỹ thuật trong quản lý chất lượng môi trường ao nuôi cá chình ở Trung
Quốc, người ta thường duy trì giá trị pH trong phạm vi từ 7,2 - 8,5, ở Nhật từ 7 - 9 [20].
ðối với ñộ mặn, ở mỗi giai ñoạn khác nhau cá chình có mức chịu ñựng khác
nhau nhưng sự thay ñổi ñộ mặn như một nhân tố ñặc trưng kích thích sự di cư của
chúng. Cá Chình trắng rất mẫn cảm với sự thay ñổi của ñộ mặn, chúng có tính “hướng


9

ngọt” rõ ràng. Ở cửa sông, cá chình trắng theo nước ngọt ñi ngược dòng ñể xâm nhập
sâu vào các thủy vực nội ñia. Lưu lượng nước càng lớn thì số lượng cá chình trắng
ngược dòng càng nhiều.
Sau khi vào sống trong các sông suối khoảng vài ba năm, tuyến sinh dục bắt
ñầu phát triển, giới tính phân hoá rõ ràng, nhưng chúng không có khả năng sinh sản.
Sau 5 – 7 năm, tuyến sinh dục tiếp tục phát triển nhưng chưa ñạt ñến trạng thái thành
thục, cá chình bắt ñầu cho các chuyến di cư sinh sản. Lúc này, cá chuyển xuống vùng

cửa sông, ñộ muối ở ñó tăng lên, tuyến sinh dục tiếp tục phát triển. Sự phát triển của
tuyến sinh dục diễn ra cả trên ñường di cư ñến bãi ñẻ, ở nơi nước sâu có ñộ muối cao
trên 350/00 và nhiệt ñộ khoảng 16 – 170C [20, 47].
Cá chình là loài không thích ánh sáng mạnh, ban ngày cá thường nằm dưới ñáy
ao, chui rúc trong hang, ban ñêm ngoi lên hay ra ngoài kiếm mồi di chuyển nơi khác.
Vì vậy, khi nuôi cá chình nơi cho ăn phải che ñậy tránh ánh sáng [7, 9].
1.2.

Những kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng

1.2.1. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng trên thế giới
Việc nghiên cứu và sử dụng thức ăn chế tạo sẵn có ñể nuôi các loài thủy sản ñã
có từ ñầu những năm 1950, khi vấn ñề chăn nuôi gia súc gia cầm trên thế giới ñã ở vào
thời kỳ phát triển mạnh. Song việc nghiên cứu bắt ñầu ñi vào chiều sâu từ thập niên 70
khi một số nước Bắc Âu, Tây ðại Tây Dương và Nam Thái Bình Dương có nghề nuôi
cá nội ñịa ở ñây phát triển mạnh và mang lại kết quả bất ngờ. Các công trình nghiên
cứu về dinh dưỡng của các ñối tượng nuôi theo từng lứa tuổi, sử dụng các loại nguyên
liệu rẻ tiền và các biện pháp xử lý nguyên liệu (thủy phân, lên men…) ñể nâng cao
chất lượng và khả năng hấp thụ tiêu hóa nguyên liệu, tận dụng nguồn phế phụ phẩm
từ nhà máy chế biến lương thực thực phẩm. Khi nghiên cứu hệ enzyme tiêu hóa của
các ñối tượng thủy sản khác nhau người ta nhận thấy nó liên quan chặt chẽ với nhu cầu
các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn [19].
Phương pháp invitro sử dụng enzyme hệ tiêu hóa ñể xác ñịnh nhanh khả năng
tiêu hóa thủy phân protein của nguyên liệu, thức ăn là phương pháp giúp lựa chọn
nguyên liệu, ñánh giá ñược chất lượng thức ăn ở phòng thí nghiệm giúp cải tiến nhanh
chất lượng thức ăn. Các nghiên cứu về hệ enzyme tiêu hóa ở cá cho thấy ở nhóm cá có
dạ dày thì quá trình tiêu hóa protein bắt ñầu từ khi thức ăn vào dạ dày, tuyến dạ dày
tiết ra enzyme pepsin có pH từ 2,2 – 4,0. Protein ñược cắt thành các peptid nhỏ hơn,



10

tiếp theo là quá trình tiêu hóa ở ruột. Các enzyme protease kiềm pH từ 7 – 10 do các
tuyến tụy, manh tràng tiết ra. ðối với các loài cá ăn thịt các protease do manh tràng tiết
ra là các enzyme trypsin, chymotrypsin có vai trò quan trọng trong tiêu hóa. Hoạt tính
protease ở manh tràng cá hồi, cá vược có thể chiếm tới 50% tổng hoạt tính enzyme
protease, tiếp theo là dạ dày 30%, ruột 20% [41].
Kuzir (2012) [28] mô tả hệ tiêu hóa của cá chình Nhật (A. japonica) bắt ñầu từ
miệng ñến thực quản tiếp theo là túi dạ dày có kích thước lớn hình chữ Y và có ñường
thông ngang sang ruột, chiều dài ruột ngắn phù hợp với ñặc tính của loài cá ăn thịt, và
ñặc trưng của cá chình là không có manh tràng. Theo Tsen và Wang (1982) [42] các
loại enzyme Pepsin, trypsin, chymotrypsin ñược xác ñịnh như các protease chính trong
ñường ruột của cá chình Nhật Bản. Trong ñó dạ dày có chức năng tiết pepsin; tuyến
tụy tiết trypsin, chymotrypsin, amylase và lipase, ruột trước tiếp nhận các enzyme
trypsin, chymotrypsin, amylase và lipase tiết ra từ tuyến gan, tụy [39]. Theo một số tác
giả khác, pH tối ưu cho hoạt tính trypsin ở các loài cá chép, hồi và cả cá chình Nhật
cao hơn so với hoạt tính chymotrypsin; hoạt tính enzyme cao hơn ở pH 8,5 và pH
7,0. Hoạt tính proteolytic ở ruột cá chình thấp hơn một số loài như cá chép, cá hồi. Ở
cá chình châu Âu giai ñoạn ấu trùng và cá giống, ñều phát hiện trypsin ở trong lớp
niêm mạc của ruột, tuyến tụy [27].
Nghiên cứu của Shieh-Tsung Chiu [37] cho thấy ở cá chình Nhật giai ñoạn cá
giống và cá trưởng thành ñều có trypsin và chymotrypsin trong ñường ruột. ðộ pH tối
ưu cho hoạt tính trypsin là 8,0 và pH 7,0 tối ưu cho hoạt tính của chymotrypsin, cả hai
pH tối ưu trên ñều nằm trong ñộ pH trung bình của mô ruột cá chình.
1.2.2. Những nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu cơ bản về thành phần, hoạt tính enzyme tiêu hóa và các yếu tố
ảnh hưởng ñến hệ số tiêu hóa của các ñối tượng thủy sản nuôi trong nước ít ñược quan
tâm nhất là các nghiên cứu sâu về dinh dưỡng và tiêu hóa của cá. Các nghiên cứu chủ
yếu là ñiều tra khai thác nguồn lợi, ñặc tính sinh học của các loài thủy sản có giá trị
kinh tế, kỹ thuật nuôi [12].

Thức ăn công nghiệp ñược nghiên cứu ở Việt Nam thực tế muộn so với các
quốc gia phát triển trên thế giới và khu vực. Một số công trình nghiên cứu trong nước
về sản xuất thức ăn tổng hợp cho cá như: “Nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp
và nuôi thương phẩm cá chẽm (Lates calcarifer), cá giò (Rachycentroncanadum) phục


11

vụ xuất khẩu”, mã số KC.06,15/05-10 do TS. Vũ Anh Tuấn, 2011 làm chủ nhiệm [16].
ðề tài ñã ñi sâu vào nghiên cứu thức ăn công nghiệp dạng viên cho các ñối tượng cá
nước mặn. Công trình nghiên cứu của Lê Anh Tuấn, 2008 về nhu cầu dinh dưỡng của
cá mú chấm ñen, ñề tài “Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và thử nghiệm sản xuất thức
ăn cho cá mú chấm ñen” [17]. Gần ñây Bộ Công Thương ñã cho thực hiện ñề tài
“Nghiên cứu ứng dụng enzym ñể sản xuất thức ăn nuôi cá hồi và cá tầm” trong giai
ñoạn 2011-2012 do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I chủ trì.
Cá chình hoa (A. marmorata) là ñối tượng nuôi mới ở Việt Nam, chưa có tài liệu
nào nghiên cứu về cấu tạo bộ máy tiêu hóa của cá chình hoa (A. marmorata ) và một số
các nghiên cứu về ñặc ñiểm tiêu hóa. Gần ñây nhất Bộ Công Thương ñã cho thực hiện
ñề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn nuôi cá chình từ enzyme và một số loại
nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam” do Hoàng Văn Duật làm chủ nhiệm ñề tài – Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III là chủ trì, ñề tài ñã ñược nghiệm thu cấp Nhà nước
2014. Với một số các nghiên cứu sâu và cơ bản về cấu tạo cơ quan tiêu hóa và khảo sát
ñiều kiện hoạt tính của một số enzyme tiêu hóa chủ yếu trong tuyến tiêu hóa cá chình.
Cấu tạo hệ tiêu hóa của cá chình hoa (A. marmorata) tương tự như cá chình Nhật (A.
japoica) (Hình 1.5). Dấu hiệu ñặc trưng chung là không có manh tràng, dạ dày khá lớn
hình chữ Y và có ñường thông ngang với ruột, ruột trước ngắn có ñộ dài tương ñương
dạ dày, tuyến tụy phát triển bao quanh ruột trước. Giá trị pH tối ưu cho hoạt ñộng phân
giải protein ở ruột non dao ñộng từ pH 7,5 - 8,2; ở dạ dày có pepsin tại pH 2, hoạt tính
pepsin hai giai ñoạn của cá không khác nhau nhiều. Hoạt tính trypsin, chymotrypssin ở
tuyến tụy cao hơn ở ruột non gấp nhiều lần. Tuyến tụy sản sinh ra các enzyme sau ñó

ñổ vào ruột ñể thủy phân lần 2 các protein sau khi ñã ñược pepsin dạ dày thủy phân.
Hoạt tính amylase cũng phát hiện ở tụy và ở ruột ñây cũng là sự thích nghi với thức ăn
công nghiệp. Hoạt tính các enzyme này dao ñộng ở cá nhỏ và cá lớn không ñáng kể [4].
Mật

Tụy

Ruột trước

Gan

Thực quản

Dạ dày

Hình 1.5 Cấu tạo cơ quan tiêu hóa của cá chình hoa (A. marmorata) [4]


12

1.2.3. Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và nguyên liệu thức ăn của cá chình
Cá chình là những loài cá dữ, chúng có tập tính bắt mồi chủ yếu vào ban ñêm,
thức ăn tự nhiên của cá chình bao gồm: giun ít tơ, thân mềm, chân khớp, cá, tôm, tép,
lưỡng cư v.v. Tính ăn của cá chình thay ñổi tùy từng giai ñoạn phát triển, cá chình con
sống ở vùng cửa sông, thức ăn chủ yếu là ñộng vật phù du nhóm Cladocera, giun ít tơ
như Neomysis, Alona và cả mùn bã hữu cơ [20]. Thức ăn của cá chình trưởng thành là
cá, tôm và các loài ñộng vật ñáy. Khi ñói cá chình cũng có xu hướng ăn ñồng loại,
những con có kích thước nhỏ, yếu hơn [25].
Hiện nay hầu hết các trại nuôi cá chình ñều sử dụng thức ăn công nghiệp, chủ yếu là
dạng bột, lúc cho ăn thì bổ sung thêm dầu và nước, khi ăn dùng máy ñánh nhuyễn thành

khối bột nhão dính và thả vào sàng cho ăn cố ñịnh. Sử dụng loại bột này có ưu ñiểm là dễ
luyện ăn nhưng dễ tan trong nước và làm cho nước bị ô nhiễm. Thức ăn tổng hợp dạng
viên nổi cũng ñã ñược sản xuất và sử dụng, thức ăn viên có tính ổn ñịnh cao ít tổn hao
khi hòa tan vào nước, dễ vớt bỏ thức ăn thừa, giảm thiểu mức ñộ ô nhiễm nước.
a. Protein
Nhu cầu protein của cá chình cao (450g protein/1kg thức ăn khô), cao hơn so
với những loài cá nước ngọt khác [24]. Nhu cầu về hàm lượng protein trong thức ăn
tổng hợp có sự khác nhau tùy từng loài cá chình.
Theo Usui (1991) [20], thức ăn tổng hợp cho cá chình Nhật (A. japonica) ñược
sản xuất chủ yếu từ bột cá kết hợp với carbohydrat, với hàm lượng khoảng 52%
protein, 24% carbohydrat, 10% nước, 4% chất béo và 10% chất tro.
Nghiên cứu trên cá chình châu Mỹ (A. rostrata) cho ăn thức ăn tổng hợp có
nguồn Protein từ bột cá trích với hàm lượng Protein là 35, 39, 43, 47 và 51 trong 84
ngày. Kết quả cho thấy cá ăn thức ăn chứa 47% và 51% hàm lượng Protein cho tốc ñộ
tăng trưởng cao nhất, tuy nhiên FCR của thức ăn hàm lượng Protein 47% cho kết quả
tối ưu (1,17 ± 0,05) [40].
Thức ăn có chứa 48% protein thô, 22% chất béo và 18% tinh bột ngũ cốc là
hiệu quả nhất trong bảy hỗn hợp khác nhau ñược thử nghiệm trong việc thúc ñẩy tăng
trưởng của cá chình châu Âu cỡ 70-90g [36].
Theo Pillay (1995) [31] hàm lượng protein trong thức ăn nuôi cá chình Châu
Âu (A. anguilla) từ 46 - 52%.


13

Nhu cầu hàm lượng protein trong thức ăn nuôi cá chình khác nhau ở từng giai
ñoạn phát triển, ở cá chình bột trắng (glass eel) và cá chình ñen (black eel) hàm lượng
protein thô trên 49%, cá chình giống (elver) là 47%, cá chình trưởng thành là 45% trở
lên [32].
b. Lipid

Lipid ñược coi là chất dinh dưỡng quan trọng thứ 2 trong thức ăn của cá [24].
Lipid là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt ñộng và dự trữ năng lượng cho cơ thể,
ñặc biệt ñối với cá dữ là những loài mà khả năng sử dụng carbonhydrate ñể cung cấp
năng lượng rất thấp.
Hàm lượng lipid trong thức ăn cho cá chình châu Âu (A. anguilla) là 3 - 5%
(Pillay, 1995); cá chình Nhật (A. japonica) là 4% [20].
Theo Agradi et al., (1995) [18], nghiên cứu về ảnh hưởng của lipid trong thức ăn
ñến lipid trong mô cơ thể và bài tiết amoniac ở cá chinh Châu Âu (A. anguilla) cho kết
quả hàm lương acid béo tích lũy trong mô cá chình có liên quan mật thiết ñến thành
phần lipid trong thức ăn. Sự sụt giảm nghiêm trọng hàm lượng n-3 HUFA và acid béo
không no ñơn, cũng như việc tăng hàm lượng acid béo no và n-6 PUFA trong cơ thể
cá ăn thức ăn giàu lượng acid béo no là dầu dừa. Sự tăng ñáng kể lượng n-3 HUFA
trong cơ thể, ñồng thời giảm lượng acid béo no và acid béo không no ñơn. .
Tùy theo các loài cá khác nhau mà nhu cầu lipid trong thức ăn cũng khác nhau.
Hàm lượng lipid trong thức ăn nuôi cá biến ñộng trong khoảng 2,5 - 15% [25].
c. Vitamin
Vitamin có vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng ñộng vật. Vitamin tham gia vào
hệ thống enzyme và chu trình chuyển hoá, thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, giúp cơ thể
kháng bệnh và duy trì các hoạt ñộng trao ñổi chất [30]. Hiện nay thức ăn sử dụng trong nuôi
cá chình ñược bổ sung một lượng vitamin cần thiết từ 1% -10%, khác nhau tùy theo khu
vực và loài cá chình nuôi. Ở Nhật hàm lượng vitamin sử dụng trong thức ăn cho cá chình
thay ñổi tùy theo nhiệt ñộ môi trường nước, khi nhiệt ñộ dưới 18oC lượng vitamin bổ sung
là 5% nhưng nếu nhiệt ñộ trên 18oC lượng vitamin bổ sung vào khoảng 10% [20].
d. Nguyên liệu thức ăn của cá chình
New (1987) [30] ñã xác ñịnh ñược 10 nhóm nguyên liệu ñể sản xuất thức ăn cho
cá gồm bột cá, rau, ñậu, quả, cây củ, ngũ cốc, hạt mang dầu, sản phẩm ñộng vật, các
nguyên liệu khác và các chất bổ sung.


14


Công thức khẩu phần thức ăn của cá chình ñã ñược nhiều tác giả nghiên cứu ñưa
ra. Wu (2002) [32] ñã ñưa ra công thức thức ăn cho cá chình giống với hàm lượng
Protein thô 49,2% (Bảng 1.2).
Bảng 1.2 Công thức thức ăn cho cá chình giống loài A. japonica[32]
Stt

Thành phần

Tỷ lệ

Nguyên liệu phối chế thức ăn cho cá chình giống
1

Bột cá trắng

35%

2

Bột cá Peru

26%

3

Bột men

3%


4

Bột nhộng tằm

3%

5

ðậu tương ngâm

5%

6

Bột rong biển

3%

7

Α-amylase

8

Bột tiểu mạch

5%

9


Lactate Canxi

0,5 %

10

Canxi dihydrogen phosphat

1,5%

11

Chất phụ gia (premix)

3,5%

14,5%

Phối chế chất phụ gia (premix)
1

Premix hỗn hợp

1.0 g

2

Premix chất khoáng

.000 g


3

50% Choline chloride

6.200 g

4

Vitamine C polypho phatse

1.850 g

5

25% nước chiết tỏi (Diallyldisulfid-S-oxide; C6H10S2)

140 g

6

Thảo dược tổng hợp

3.00 g

7

Thuốc dụ cá chình con

1.500g


8

Betaine

5.000 g

9

Men thủy sản phức hợp

10

N-FAC1000 (Mỹ)

11

Thuốc chống oxy hóa

12

Chất ñộn (bột tiểu mạch)

1.00 g
3.000 g
140g
9.170g

Thành phần các Vitamin
1


Vitamin A

14.100 I


15

Bảng 1.2 Công thức thức ăn cho cá chình giống loài A. japonica[32] (tiếp theo)
2

Vitamin D

4.600 UI

3

Vitamin E

10 mg/kg

4

Vitamin K

27 mg/kg

5

Vitamin B1


45mg/kg

6

Vitamin B2

52 mg/kg

7

Vitamin B6

38 mg/kg

8

Vitamin B12

0,18mg/kg

9

Vitami

10

Folic acid

150 g/kg


11

D-pantothenic acid

55 mg/kg

12

D-biotin (Vitamine H)

0,5 mg/kg

13

Inositol

450 mg/kg

PP

15 mg/kg

Thành phần chất khoáng
1

ðồng

15 mg/kg


2

Sắt

10 mg/kg

3

Kẽm

05 mg/kg

4

Mangan

26 mg/kg

5

Coban

3,5 mg/kg

6

Id

3,5 mg/kg


7

Selen

8

Magiê

9

Kali

0,25 mg/kg
80 mg/kg
750 mg/kg

Thành phần thức ăn ngoài các chất tạo dính và chất làm mềm, chủ yếu là protein
trong ñó bột cá chiếm trên 60% và bột cá làm từ thịt cá trắng chiếm trên 50%. Ngoài ra
còn cho thêm 3% bột sữa và 3% bột nấm men. Bột sữa và bột nấm men là nguyên liệu lý
tưởng làm thức ăn cho cá con vì hiệu suất tiêu hóa cao và là loại cá con ưa thích. Một ñặc
ñiểm nữa của loại thức ăn này là có bổ sung 3% bột rong biển. Bột rong biển ngoài hàm
lượng axit amin và chất khoáng cao nó còn chứa nhiều chất chưa rõ hoạt tính sinh học,
kích thích sinh trưởng. Cá con ăn loại thức ăn này sẽ ñược tăng cường khả năng miễn
dịch, sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao.


16

1.2.4. Các nghiên cứu và ứng dụng enzyme trong sản xuất thức ăn
Trong nuôi trồng thủy sản thức ăn ñóng vai trò quan trọng và chiếm một tỷ lệ lớn

trong cơ cấu giá thánh sản phẩm khoảng từ 40% - 60% tổng chi phí. Giá trị dinh
dưỡng của thức ăn phụ thuộc vào tỷ lệ tiêu hóa các chất protein, tinh bột.... Trong nuôi
cá thức ăn có khả năng tiêu hóa tốt sẽ có giá trị kinh tế cao và góp phần làm giảm ô
nhiễm môi trường. Enzyme cá là các phần tử sinh học góp một phần quan trọng trong
các phản ứng hóa học của cơ thể liên quan ñến các khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức
ăn trong ñường tiêu hóa của cá. Các enzyme Pepsin, Trypsin, Chymotrypsin ñược xác
ñịnh như các protease chính trong ñường ruột của cá chình Nhật Bản [42]. Hoạt tính
của enzyme tham gia trong quá trình tiêu hóa ở các loài cá khác nhau. ðể cải thiện
chất lượng thức ăn, tăng khả năng chuyển hóa, giảm ô nhiễm chất thải nuôi cá ñã có
nhiều nghiên cứu ñánh giá việc bổ sung thêm enzyme vào thức ăn của các loài thủy
sản. Nghiên cứu của Renitz (1983) [34] cho thấy bổ sung enzyme phân giải protein
trong khẩu phần cá hồi không cải thiện ñược sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức
ăn. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu trên cá hồi của Carter et al., (1992) [22] thì
lại cho thấy những cải thiện ñáng kể về tốc ñộ tăng trưởng của cá khi bổ sung enzyme.
Nghiên cứu của Ye et al., (2002) [45] bổ sung vào thức ăn cá chép premix multien –
zyme với liều lượng 5 – 10 g/kg thức ăn ñã làm cho tốc ñộ tăng trưởng của cá tăng hơn
12,3 – 27,5% so với ñối chứng.
Trong thực vật, 50-80% tổng lượng phosphorus (P) tồn tại dưới dạng phytate hay
acid phytic (myo-inositol 1,2,3,4,5,6 hexadihydrogenphosphate) rất khó tiêu hoá và
hấp thu. Do vậy, lượng P hữu dụng trong thực vật rất thấp. Bên cạnh ñó, phytate hoặc
acid phytic còn tạo liên kết chặt chẽ với các khoáng kim loại, axit amin, protein, tinh
bột, gây ra hiệu ứng kháng dinh dưỡng, làm giảm khả năng tiêu hóa của các dưỡng
chất này. Lượng P ở dạng phytate hoặc acid phytic không ñược ñộng vật tiêu hóa sẽ
thải ra ngoài theo phân gây ra ô nhiễm môi trường, ñồng thời lượng P này sẽ là nguồn
thức ăn cho vi khuẩn gây bệnh sống trong ñất phát triển và phát tán trong nước gây ra
hiện tượng nở hoa bùng phát ảnh hưởng xấu ñến sự sinh trưởng của các loài thủy sản.
Muốn phân giải phytate cần phải có sự xúc tác của enzyme phytase, tuy nhiên cơ thể
ñộng vật thủy sản không tự tổng hợp ñược enzyme phytase; Do vậy, cần phải bổ sung
enzyme phytase vào thức ăn ñể giúp chúng tăng cường hiệu quả tiêu hoá và hấp thu P
cũng như các chất dinh dưỡng khác có trong thức ăn. Enzym phytase có thể làm tăng



×