Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.05 KB, 21 trang )

I.

Thời Hồng Bàng
Một số sử liệu và huyền thoại cho rằng vào đầu thời kỳ Hồng Bàng, bộ tộc
Việt có lãnh thổ rộng lớn từ phía nam sông Dương Tử (Trung Quốc) đến
vùng Thanh Hóa. Thực chất các bộ tộc Việt phía Nam sông Trường
Giang không cùng sắc tộc, chủng tộc và ngôn ngữ. Cái tên Bách Việt là chỉ
chung cho các bộ tộc, nhà nước phía Nam của Trung Nguyên
Thời kỳ Hồng Bàng theo truyền thuyết và dã sử cho rằng bắt đầu từ năm 2879
TCN, là niên đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Lãnh thổ
của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương
Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía
đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ
Xuyên, Trung Hoa ngày nay). Về sau người Việt chỉ thấy có ở miền Bắc Việt
Nam ngày nay, có thể một phần do sự lấn áp của các tộc người Hoa Hạ từ
phương Bắc.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi
tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa),
gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh
truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ
Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh
về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh
Dương Vương làm vua Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất 2879 TCN, lấy con
gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng
Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái
vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, sinh một lần trăm người con trai.
Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống rồng, nàng là giống
tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau, chia 50 con
theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải),
phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.[1]
Theo thuyết này, người ta cho rằng từ Lạc Long Quân về sau, nước Xích Quỷ


được chia ra thành những nước nhỏ, gọi là Bách Việt, dù điều này không có
ghi chép lịch sử xác nhận.
Đầu thời kỳ đồ đồng, người Việt gồm khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau
sống trên vùng núi miền Bắc và miền châu thổ sông Hồng và hơn 12 nhóm Âu
Việt sống ở vùng Đông Bắc, ngoài ra còn có một số nhóm người sinh sống trên
các lưu vực sông thuộc khu vực Thanh Nghệ Tĩnh ngày nay. Để tiện việc trao
đổi buôn bán, phòng chống lụt lội, chống lại kẻ thù... những bộ lạc Lạc Việt
dần được gom lại thành một nước lấy tên Văn Lang và người đứng đầu tự xưng
là Hùng Vương.
Có ít nhất 18 đời Hùng Vương cai trị trong thời đại Hồng Bàng, cho đến
năm 258 TCN. Các thông tin về các đời vua Hùng dựa nhiều trên cáctruyền


thuyết. Cũng có nhiều bằng chứng khảo cổ học như trống đồng Đông Sơn)
được tìm thấy ở miền bắc Việt Nam có cùng niên đại với thời kỳ Hồng Bàng,
thể hiện một nền văn hóa đồ đồng rất phát triển (văn hoá Đông Sơn).

I.1 Văn Lang
Văn Lang, được coi là quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam, có kinh đô đặt ở Phong
Châu (nay thuộc tỉnh Phú Thọ). Lãnh thổ gồm Bắc Bộ và ba tỉnhThanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh bây giờ.
Theo "Lĩnh Nam chích quái", quyển 1, Hồng Bàng thị truyện (鴻龐氏傳) thì nước Văn
Lang:


đông giáp Nam Hải (南海), tức biển Đông



tây tới Ba Thục (巴蜀)




bắc tới hồ Động Đình (洞庭)



nam tới nước Hồ Tôn Tinh (狐猻精), còn gọi là nước Hồ Tôn (胡孫). Hồ Tôn
Tinh về sau trở thành nước Chiêm Thành (占城).


Cả nước được chia thành 15 bộ (部), còn gọi là quận (郡):
1. Việt Thường (越裳)
2. Giao Chỉ (交趾)
3. Chu Diên (朱鳶)
4. Vũ Ninh (武寧)
5. Phúc Lộc (福祿)
6. Ninh Hải (寧海)
7. Dương Tuyền (陽泉)
8. Lục Hải (陸海)
9. Hoài Hoan (懷驩)
10. Cửu Chân (九真)
11. Nhật Nam (日南)
12. Chân Định (真定)
13. Văn Lang (文郎)
14. Quế Lâm (桂林)
15. Tượng Quận (象郡)

Theo "Việt sử lược" (越史略), quyển thượng, Quốc sơ duyên cách (國初沿革) thì nước
Văn Lang gồm 15 bộ lạc (部落) là:

1. Giao Chỉ (交趾)
2. Việt Thường Thị (越裳氏)
3. Vũ Ninh (武寧)
4. Quân Ninh (軍寧)


5. Gia Ninh (嘉寧)
6. Ninh Hải (寧海)
7. Lục Hải (陸海)
8. Thang Tuyền (湯泉)
9. Tân Xương (新昌)
10. Bình Văn (平文)
11. Văn Lang (文郎)
12. Cửu Chân (九真)
13. Nhật Nam (日南)
14. Hoài Hoan (懷驩)
15. Cửu Đức (九德)

Kinh đô đặt tại Văn Lang.
Trong "Đại Việt sử ký toàn thư" (大越史記全書), Ngoại kỉ (外紀), quyển 1, Hồng Bàng
thị kỉ (鴻厖氏紀), cương vực và tên gọi 15 bộ của nước Văn Lang được chép gần như
tương tự với "Lĩnh Nam chích quái" chỉ khác là không có bốn bộ Nhật Nam, Chân Định,
Quế Lâm và Tượng Quận mà thay vào đó là bốn bộ Vũ Định (武定), Bình Văn (平文),
Tân Hưng (新興) và Cửu Đức (九德). Bộ Văn Lang là nơi vua đóng đô. 15 bộ của nước
Văn Lang theo "Đại Việt sử ký toàn thư" bao gồm:
1. Giao Chỉ (交趾)
2. Chu Diên (朱鳶)
3. Vũ Ninh (武寧)
4. Phúc Lộc (福祿)
5. Việt Thường (越裳)

6. Ninh Hải (寧海)


7. Dương Tuyền (陽泉)
8. Lục Hải (陸海)
9. Vũ Định (武定)
10. Hoài Hoan (懷驩)
11. Cửu Chân (九真)
12. Bình Văn (平文)
13. Tân Hưng (新興)
14. Cửu Đức (九德)
15. Văn Lang (文郎)

Trong triều đình có các quan lạc hầu (駱侯) giúp việc, đứng đầu các bộ là các quan lạc
tướng (駱將), đều có thái ấp riêng, các quan nhỏ ở địa phương gọi là "bồ chính" (蒲正).
Con trai vua gọi là "quan lang" (官郎), con gái vua gọi là "mị nương" (媢娘), nữ lệ gọi là
"xảo xứng" (稍稱) [còn gọi là "nô tỳ" (奴婢)]. Xã hội phân làm ba tầng lớp là vua quan,
dân, nô tỳ (nô lệ).
Sinh hoạt về vật chất còn thô sơ, dùng gỗ làm nhà sàn để ở, dệt cỏ làm chiếu, vỏ cây làm
áo. Ngày thường đàn ông để trần mặc khố, vua quan thì có thêm áo hai mảnh, đàn bà thì
mặc váy.
Về sản xuất có trồng lúa nước, thuần hóa gia súc, dụng cụ có lưỡi cày, đồ dùng có thạp,
vũ khí có rìu, đi lại có thuyền.
Sinh hoạt tinh thần có những tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, thờ cúng tổ tiên,
tôn thờ các sức mạnh thiên nhiên như thần núi, thần sông, thần gió... Vào các ngày lễ hội
thường đội trên đầu mũ lông chim, thổi kèn, đánh trống, nhảy múa, bơi chải.
Trích "Thủy kinh chú" (水經注):
"Giao Chỉ có ruộng Lạc, trông nước triều lên xuống mà làm. Người ăn ruộng là
Lạc Vương (Lạc Hầu). Các huyện gọi là Lạc Tướng (quan cai quản), có ấn đồng
dãi xanh, tức quan lệnh ngày nay."

Trích Lĩnh Nam chích quái:
"Hồi quốc sơ, dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ gianh làm
chiếu, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây tung lư làm cơm (có chỗ viết


là uống), lấy cầm thú, cá, ba ba làm mắm, lấy rễ gừng làm muối, cầy bằng dao,
trồng bằng lửa. Đất sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Bắc
gỗ làm nhà để tránh hổ sói. Cắt tóc ngắn để dễ đi lại trong rừng rú. Đẻ con ra lấy
lá chuối lót cho nằm, có người chết thì giã cối làm lệnh, người lân cận nghe tiếng
đến cứu. Chưa có trầu cau, việc hôn thú giữa nam nữ lấy gói đất làm đầu, sau đó
mới giết trâu dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành
thân."
I.2 Âu Lạc
Theo hai bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư (viết ở thế kỷ 15) và Đại Việt sử lược (viết
ở thế kỷ 13), thì nhà nước Âu Lạc được Thục Phán (thủ lĩnh bộ tộc Âu Việt) thành lập
vào năm 258 TCN sau khi đánh bại vị vua Hùng cuối cùng của nước Văn Lang, ông lên
ngôi và lấy niên hiệu là An Dương Vương.
Tuy nhiên theo bộ sử ký của Tư Mã Thiên (quan nhà Hán) viết vào thế kỷ 1 TCN viết
rằng, năm 218 TCN - hoàng đế nhà Tần - Trung Quốc làTần Thủy Hoàng sai tướng Đồ
Thư mang 50 vạn quân xâm lược các bộ tộc Việt ở phương Nam. Người Việt cử người
tuấn kiệt lên làm lãnh đạo chống lại và giành thắng lợi trước quân Tần - tướng Đồ Thư bị
diệt, như vậy căn cứ vào bộ sử ký của Tư Mã Thiên thì thời gian hình thành Âu Lạc
muộn hơn vào khoảng sau năm 218 TCN.
Sau khi đánh bại vua Hùng thứ 18 của Văn Lang, Thục Phán sát nhập lãnh thổ của Văn Lang và
lãnh thổ của bộ tộc mình (Âu Việt) và hình thành nên một nhà nước mới là Âu Lạc (kết hợp giữa
người Âu Việt và người Lạc Việt)
Lãnh thổ Âu Lạc gồm lãnh cũ của bộ tộc Âu Việt ở phía bắc, mà ngày nay là một phần phía nam
tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và lãnh thổ của Văn Lang ở miền bắc Việt Nam. Âu Lạc có ranh giới
phía bắc là sông Tả Giang (Quảng Tây) đến phía nam là dãy núi Hoành Sơn ở Hà Tĩnh hiện nay.


Cuộc chiến chống xâm lược Tần: Theo sử ký Tư Mã Thiên của sử gia người Hán - Tư
Mã Thiên viết vào thế kỷ 1 TCN, năm 218TCN hoàng đế nhà Tần - Tần Thủy Hoàng sai
Hiệu uý Đồ Thư mang 50 vạn quân xâm lược các bộ tộc Việt ở phía Nam. Người Việt
dùng chiến tranh du kích chống lại dẫn tới cuộc chiến kéo dài tới 10 năm, Đồ Thư bị diệt,
người Âu Lạc bảo vệ được lãnh thổ.
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 2 thì: đạo thứ nhất của quân Tần đã đi bằng
thuyền nhỏ theo sông Tả Giang, từ Ninh Minh lên Thủy Khẩu, Tà Lùng đến Cao
Bình. Thục Phán sai tướng Lý Bính phục quân ở đoạn Hát Gia, khi quân Tần tiến đến chỗ
này, bị quân Thục thả gỗ, ném đá, phóng lao, bắn tên xuống thuyền làm cho giặc bị
thương, bị chết vô số kể. Lại nghe tin vua Tần Thủy Hoàng đã chết, tướng Đồ Thưhoảng


hốt, bèn cho rút quân. Ở khu vực Hát Gia hiện nay, người dân đã tình cờ phát hiện ra mũi
tên đồng có một ngạnh đã han rỉ ở bãi cát Soóc Luông hay một số kim khí ở Soóc Lẩc.
[2]
Tuy nhiên, để tìm thấy hiện vật minh chứng về các sự kiện lịch sử liên quan đến Thục
Phán ở Cao Bằngphải tiến hành các bước nghiệp vụ khảo sát thực địa sâu hơn.
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tần là cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước đầu tiên
trong chính sử Việt Nam.
II.

Thời Bắc Thuộc

Nếu coi nhà Triệu (207 - 111 TCN) là một phần của hệ thống phân chia lịch sử thời kỳ
Bắc thuộc lần 1 thì lãnh thổ Việt Nam thuộc nước Nam Việt của 5 đời vua Triệu.
Năm 111 TCN, nhà Triệu mất nước về tay nhà Hán. Sau đó lãnh thổ Nam Việt cũ bị chia
thành 6 quận, đồng thời xác lập thêm đất 3 quận mới là Nhật Nam, Chu Nhai, Đạm Nhĩ:

Lãnh thổ nhà Hán thời Hán Vũ Đế.



Nam Hải (nay là tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc)



Thương Ngô (nay thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc)



Uất Lâm (nay thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc)



Hợp Phố (nam Quảng Tây và tây nam Quảng Đông ngày nay)




Chu Nhai (thuộc đảo Hải Nam ngày nay)



Đạm Nhĩ (thuộc đảo Hải Nam ngày nay)



Giao Chỉ (nay là miền Bắc Việt Nam và phía đông Quảng Tây)




Cửu Chân (nay là ba tỉnh Thanh Hoá-Nghệ An-Hà Tĩnh)



Nhật Nam (từ Đèo Ngang đến Quảng Nam)

Lãnh thổ của dân tộc Việt thời kỳ này, trong sự cai quản của chính quyền trung ương các
triều đại Trung Hoa, tiến về phía nam đến vùng Hà Tĩnh hiện nay, thỉnh thoảng các quan
cai trị Giao Chỉ (hoặc Giao Châu) tiến xuống phía nam đánh Chiêm Thành và đưa thêm
vùng đất từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân vào cai trị nhưng không giữ được lâu vì sau đó
Chiêm Thành thường lấy lại được.
Hán thư ghi nhận quận Nam Hải gồm có 6 huyện: Phiên Ngung, Trung Túc, Bác La,
Long Xuyên, Tứ Hội, Yết Dương.
Quận Uất Lâm gồm có 12 huyện: Bố Sơn, An Quảng, Hà Lâm, Quảng Đô, Trung Lưu,
Quế Lâm, Đàm Trung, Lâm Trần, Định Chu, Lĩnh Phương, Tăng Thực, Ung Kê.
Quận Thương Ngô gồm có 10 huyện: Quảng Tín, Tạ Mộc, Cao Yếu, Phong Dương, Lâm
Hạ, Đoan Khê, Phùng Thừa, Phú Xuyên, Lệ Phổ, Mãnh Lăng.
Quận Hợp Phố gồm có 5 huyện: Từ Văn, Cao Lương, Hợp Phố, Lâm Doãn, Chu Lô.
Quận Giao Chỉ gồm có 10 huyện: Liên Lâu, An Định, Câu Lậu, Mê Linh, Khúc Dương,
Bắc Đái. Kê Tử, Tây Vu, Long Biên, Chu Diên.[1].
Quận Cửu Chân gồm có 7 huyện: Tư Phố, Cư Phong, Đô Lung, Dư Phát, Hàm Hoan, Vô
Thiết (hay Vô Biên), Vô Biên.[1].
Quận Nhật Nam do nhà Hán mới đặt sau khi đánh chiếm Nam Việt, gồm có 5 huyện:
Chu Ngô, Tây Quyển, Lô Dung, Ty Ảnh và Tượng Lâm. Thời nhà Tân, Vương Mãng đổi
gọi là Nhật Nam đình.
Bốn quận Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô và Hợp Phố cũng thuộc nước Nam
Việt thời nhà Triệu và trực thuộc bộ Giao Chỉ thời Tây Hán nhưng lãnh thổ đều nằm bên
ngoài Việt Nam hiện nay.
Bản đồ Lĩnh Nam thời Trưng Vương (40-43 sau Công nguyên)
Năm 40 sau Công nguyên, Thái thú Giao Chỉ tên là Tô Định cai trị hà khắc dẫn tới

việc Hai Bà Trưng khởi binh chống lại nhà Đông Hán. Các quận Nam Hải, Cửu
Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở vùng Lĩnh Nam.


Tuy nhiên cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị dập tắt bởi tướng Mã Viện năm 43 CN.
Thời Phong Kiến Tự Chủ

III.

Sau khi Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ của Tĩnh Hải quân năm 905, Việt Nam
bắt đầu thời kỳ độc lập tự chủ. lãnh thổ Tĩnh Hải quân gồm 12 châu là:


Giao



Lục



Phúc Lộc



Phong



Thang




Trường



Chi



Vũ Nga



Vũ An



Ái



Hoan



Diễn

Việt Nam chính thức vào kỷ nguyên độc lập từ khi Ngô Quyền đánh bại nhà Nam

Hán vào năm 938. Tuy nhiên lãnh thổ bị co lại chỉ còn 8 châu: Giao, Lục, Phúc Lộc,
Phong, Trường, Ái, Hoan, Diễn. 4 châu bị nhà Nam Hán chiếm là Thang, Chi, Vũ Nga và
Vũ An.
Năm 968, Đinh Tiên Hoàng đặt quốc hiệu trở lại sau hơn 400 năm, là Đại Cồ Việt, sau
đó Lý Thái Tổ đổi tên nước là Đại Việt năm 1054.
Lãnh thổ Việt Nam thời kỳ đầu độc lập bao gồm khu vực Bắc Bộ và 3 tỉnh Thanh
Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, tương đương với lãnh thổ truyền thuyết nước Văn Lang của các
vua Hùng


Lãnh thổ thời Khúc Thừa Dụ giành được tự chủ cho Tĩnh Hải quân đến những năm đầu
thời nhà Ngô.

IV.

Sáp nhập Tây-Bắc[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh thổ Đại Việt khoảng năm 1100 dưới thời nhà Lý
Năm 1014, tướng nước Đại Lý là Đoàn Kính Chí đem quân vào chiếm đóng châu Vị
Long và châu Đô Kim (nay thuộc Tuyên Quang), vua Lý Thái Tổ sai con là Dực Thánh
Vương đi đánh dẹp, quân Đại Lý đại bại, nhân cơ hội đó nhà Lý sáp nhập luôn khu vực
ngày nay là Hà Giangvào Đại Việt.


Năm 1159, nhân khi nước Đại Lý suy yếu, vua Lý Anh Tông và Tô Hiến Thành đã tiến
hành thu phục vùng đất của các tù trưởng dân tộc thiểu số người Thái ở bắc Yên Bái,
nam Lào Cai vào lãnh thổ Đại Việt.
Xem thêm: Chiến tranh Đại Việt - Lan Xang (1478-1480)
Năm 1478, vua Lê Thánh Tông, sau khi thu phục tiểu vương quốc Bồn Man đã sáp
nhập vùng Sơn La, các huyện phía tây Thanh Hóa, Nghệ An và tỉnh Hủa

Phăn của Lào ngày nay vào đất Đại Việt.

V.

Quá trình Nam tiến

Các nhân tố tạo nên cuộc Nam tiến
Do yếu tố địa lý, đặc điểm dân cư, nhu cầu an ninh bảo vệ lãnh thổ mà cương thổ
nước Đại Việt theo tiến trình lịch sử các triều đại phong kiến đã được mở rộng chủ yếu
dần từ Bắc vào Nam.
Đặc điểm địa lý là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất, hướng Đông giáp biển, hướng Tây thì bị
dãy Trường Sơn ngăn cản, phía bắc là cường quốc với lãnh thổ rộng lớn của ngườiHán;
nên hướng thiên di, mở rộng khả thi nhất là tấn công và xâm chiếm các nước lân bang ở
phương Nam.
Đặc điểm dân cư là yếu tố thứ 2, người Việt vốn sống chủ yếu ở các đồng bằng, phát
triển văn minh dựa trên nông nghiệp lúa nước, họ cần những vùng đất bằng phẳng dồi
dào nguồn nước để tưới tiêu. Với nhu cầu đó mà họ dần men theo các đồng bằng nhỏ hẹp
ven biển. Với hình thức người dân đi trước làng nước theo sau mà người mới di dân đến
sống hòa lẫn dần vào người bản địa, đem theo kĩ thuật canh tác, chế tác công cụ nông
nghiệp.
Thời trước không có khái niệm dân tộc, chủng tộc người dân bị phân biệt bởi triều đình
nhà nước phong kiến cai quản vùng đất đó. Khi dân số phát triển, nhu cầu mở rộng lãnh
thổ đã dẫn tới các xung đột lớn, các cuộc chiến tranh có quy mô. Vùng biên là nơi xảy ra
những xung đột đó; để bảo vệ lợi ích đảm bảo phát triển ổn định mà có các cuộc chiến
bình định, triệt tiêu bên kia, đi kèm nó là mở rộng vùng ảnh hưởng, chiếm đóng.
Sát nhập Chiêm Thành
Nhà Lý-Trần-Hồ
Xem chi tiết: Lịch sử chiến tranh Việt-Chiêm



Đây là thời kỳ thường xuyên có các cuộc giao tranh giữa các vương triều của Đại
Việt với Chiêm Thành ở phía nam. Phần thắng thường thuộc về nước Đại Việt.
Năm 1044, vua Lý Thái Tông đã đánh Chiêm Thành với lý do người Chiêm bỏ cống
luôn 16 năm, phá quốc đô Phật Thệ, giết 3 vạn quân Chiêm, bắt sống 5.000 người, bắt
được 30 con voi và giết chúa Sạ Đẩu[1].
Năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân chinh mang 10 vạn quân vào đánh Chiêm
Thành với lý do nước này bỏ cống (1065 - 1069), bắt được vua Chiêm Thành bấy giờ
là Chế Củ(Jaya Rudravarman). Nhà dân ở trong và ngoài thành Phật Thệ có hơn
2.660 căn đều bị thiêu rụi sạch[2].
Để chuộc tội Chế Củ dâng đất của ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh cầu hòa.
Vua Lý Thánh Tông đặt tên cho vùng đất mới này là trại Tân Bình, lãnh thổ Đại
Việt mở rộng thêm vùng đất này[3].
Năm 1306 là giai đoạn Chiêm Thành và Đại Việt có mối giao hảo tốt đẹp (Đại Việt
và Chiêm Thành đã cùng liên minh chống quân Nguyên xâm lược), nhà Trần gả công
chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành bấy giờ là Chế Mân (Jaya Simhavarman).
Đổi lại Chế Mân dâng đất cho Đại Việt gồm Châu Ô và Châu Rí. Các vùng đất này
được vua Trần Anh Tông đổi tên là Thuận Châu và Hóa Châu[4], lãnh thổ Đại
Việt phía nam tới Hải Vân Quan (đèo Hải Vân ngày nay).
Những năm đầu thời kỳ nhà Hồ, từ 1400 đến 1403, nhà Hồ liên tục đem quân tấn
công Chiêm Thành.
Năm 1402, Hồ Hán Thương mang quân đi đánh Chiêm Thành, 2 bên giao chiến đều
có thiệt hại nhưng cuối cùng quân Chiêm bị thua, vua Chiêm là Ba Đích sợ hãi dâng
voi trắng, voi đen và xin nộp đất Chiêm Động (nam Quảng Nam) để làm điều kiện
cho nhà Hồ lui quân. Hồ Quý Ly không chấp nhận, bắt phía Chiêm Thành phải làm tờ
biểu khác và dâng cả đất Cổ Lũy (bắc Quảng Ngãi). Ba Đích thế yếu phải chấp nhận
yêu sách của nhà Hồ, bèn chuyển dân về phía nam và nộp đất Chiêm Động, Cổ Lũy.
Năm 1403, Hồ Hán Thương lại ra lệnh đóng chiến thuyền nhỏ để tiếp tục đánh
Chiêm. Nhà Hồ mang 20 vạn quân đánh Chiêm Thành lần thứ ba, quân nhanh chóng
tiến đến bao vây kinh thành Chà Bàn của Chiêm Thành. Tướng Phạm Nguyên
Khôi vây hãm Chà Bàn trong 9 tháng nhưng không hạ được. Quân Đại Ngu hết

lương, đành phải rút về.


Tuy nhiên phần lãnh thổ nhà Hồ chiếm được từ Chiêm Thành bị họ lấy lại sau khi nhà
Hồ sụp đổ (1407).
Nhà Hậu Lê
Xem chi tiết: Chiến tranh Việt-Chiêm 1471
Trong thời kỳ đầu nhà Hậu Lê, Chiêm Thành và Đại Việt quan hệ tương đối giao
hảo.
Đến năm 1470 quan hệ giữa Đại Việt và Chiêm Thành trở nên căng thẳng, vua Lê
Thánh Tông phái danh tướng Đinh Liệt cầm 20 vạn quân đánh Chiêm Thành.
Năm 1471, quân Việt phá tan kinh đô Vijaya (thuộc Bình Định ngày nay), vua Trà
Toàn (Pau Kubah) bị bắt và chết trên đường về Thăng Long. Lê Thánh Tông đã
sát nhập miền bắc Chiêm Thành, từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông vào Đại Việt,
đặt tên vùng đất mới là thừa tuyên Quảng Nam.
Quân đội nhà Lê còn tiến tới phía nam vùng đất Phú Yên ngày nay, Lê Thánh
Tông đã cho khắc chữ vào vách đá trên đỉnh núi Thạch Bi (đá bia), ghi công mở
đất và phân định ranh giới. Chữ ấy nay vẫn còn, nhưng nét chữ lờ mờ sứt mẻ,
không thể trông rõ được.
Chúa Nguyễn (Đàng Trong
Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, do áp lực từ các cuộc tấn công của chúa Trịnh từ
phương bắc và nhu cầu mở rộng đất đai về phương nam, các chúa Nguyễn đã bắt
đầu một công cuộc mở mang bờ cõi nước Việt về phía nam chưa từng thấy trong
lịch sử.
Năm 1611, vua Po Nit tiến đánh Quảng Nam, trước hành động này chúa Nguyễn
Hoàng phái Văn Phong đem quân vào đánh nước Chiêm Thành lấy đất lập ra phủ
Phú Yên chia ra làm hai huyện là Đồng Xuân và Tuy Hòa, nay thuộc Phú Yên.
Năm 1653 vua nước Chiêm Thành là Bà Tấm (Po Nraop) nhằm đòi lại đất Phú
Yên đã đưa quân sang đánh chiếm. Chúa Nguyễn Phúc Tần sai quan cai cơ
là Hùng Lộc sang đánh. Bà Tấm xin hàng, chúa Nguyễn để từ sông Phan Lang trở

vào cho vua Chiêm, còn từ sông Phan Lang trở ra lấy làm phủ Thái Ninh, sau đổi
làm phủ Diên Khánh, nay thuộc Khánh Hòa. Tại đây đặt dinh Thái Khang để
Hùng Lộc làm thái thú.


Năm 1693 với lý do vua nước Chiêm Thành là Bà Tranh (Po Saot) bỏ không tiến
cống, chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu sai quan tổng binh là Nguyễn Hữu
Cảnh đem binh đi đánh bắt được Bà Tranh cùng thân thuộc về Phú Xuân (Huế).
Chúa Nguyễn đổi đất Chiêm Thành làm Thuận Phủ, nay thuộc Bình Thuận. Đất
này cho con cháu của Bà Tranh làm đề đốc trấn giữ, bắt đổi y phục như người
Việt Nam để phủ dụ dân Chiêm Thành.
Tuy nhiên, do sự kháng cự của người Champa và cũng cần tập trung cho việc khai
phá đất Nam bộ của Chân Lạp nên qua năm 1697, chúa Nguyễn đổi Thuận Phủ ra
làm Thuận Thành Trấn, dành cho người Chăm cơ chế tự trị nhưng vẫn thuộc sự
bảo hộ của chúa Nguyễn. Đến năm 1832, vua Minh Mạng xóa bỏ cơ chế tự trị
trên và lập thành tỉnh Bình Thuận.
Xâm chiếm Chân Lạp
Chúa Nguyễn[sửa | sửa mã nguồn]
Xem thêm: Đàng Trong


Việt Nam thời Trịnh - Nguyễn phân tranh năm 1650
Trong thời kỳ này, nhiều dân Việt ở Đàng Trong bỏ dải đất miền Trung khắc
nghiệt, vào khai khẩn đất làm ruộng ở Bà Rịa, Đồng Nai, Sài Gòn vốn là đất
của Chân Lạp, nhưng không gặp phản kháng gì đặc biệt.
Năm 1623 chúa Nguyễn Phúc Nguyên nhân quan hệ hữu hảo với vua Chân
Lạp Chey Chetta II (cha vợ - con rể), đã mượn vùng đất Prey Nokor (Sài Gòn
ngày nay) của Chân Lạp đặt trạm và quan chức thu thuế lưu dân Việt đang
sinh sống xung quanh ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bà Rịa



Năm 1658, vua nước Chân Lạp mất, nội bộ nước Chân Lạp lục đục vì tranh
giành ngôi. Chúa Nguyễn Phúc Tần đã giúp một hoàng thân Chân Lạp
là Batom Reachea lên ngôi, đáp lại vị vua mới của Chân Lạp đã ký hiệp ước
triều cống chúa Nguyễn hàng năm và cho phép người Việt được làm chủ vùng
đất đã khai hoang ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bà Rịa. Tại khu vực này lưu dân Việt
sinh sống ngày càng đông đúc, chúa Nguyễn đã phải cử một đội quân mạnh để
giữ gìn an ninh cũng như đặt các quan cai trị và thu thuế.
Năm 1679 có quan nhà Minh gồm Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng
Tiến là Tổng binh Trấn thủ đất Long môn (Quảng Tây - Trung Quốc), Trần
Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình là tổng binh châu Cao, Lôi, Liêm
(Quảng Đông - Trung Quốc) không chịu làm tôinhà Thanh, đem 3000 người
cùng 50 chiếc thuyền sang xin ở làm dân Đại Việt. Chúa Nguyễn Phúc
Tần nhân muốn khai khẩn đất Chân Lạp, bèn cho vào ở đất Đông Phố (Gia
Định). Những người này cùng với những lưu dân người Việt định cư trước đó
đã chia nhau ở đất Đồng Nai, Biên Hòa, Mỹ Tho (Tiền Giang), cày ruộng, làm
nhà, lập ra phường phố, có người phương Tây, Nhật Bản, Chà Và đến buôn
bán khá đông.
Năm 1698 chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh làm kinh lược đất
Chân Lạp. Ông chia đất Đông Phố ra làm dinh, làm huyện, lấy Đồng Nai làm
huyện Phúc Long và Sài Gòn làm huyện Tân Bình. Ông đặt Trấn Biên dinh
(Biên Hòa), đất Trấn Biên thì lập làm xã Thanh Hà, và Phiên Trấn dinh (Gia
Định), đất Phan Trấn thì lập làm xã Minh Hương, rồi sai quan vào cai trị.
Chúa Nguyễn lại chiêu mộ thêm những người lưu dân từ Quảng Bình trở vào
để lập ra thôn xã và khai khẩn ruộng đất, những người Việt và Tàu ở đây đều
thuộc về sổ bộ nước Việt của chúa Nguyễn. Năm 1699 vua Ang Em của Chân
Lạp tổ chức một cuộc phản công nhằm giành lại nhưng bị thất bại.
Mạc Cửu, một người gốc Quảng Đông, khi nhà Thanh diệt nhà Minh đã cùng
gia quyến bỏ sang Chân Lạp năm 1680 khai khẩn và cai quản 7 xã gồm toàn
lưu dân, gọi là Hà Tiên, Mạc Cửu mở rộng đất đai của mình gồm vùng đất Hà

Tiên, Rạch Giá, Phú Quốc khi đó đang thuộc Chân Lạp nhưng Chân Lạp
không kiểm soát được.
Năm 1708 để tránh áp lực thường xuyên của Xiêm La sang cướp phá, Mạc
Cửu đã dâng đất khai phá xin nội thuộc về chúa Nguyễn Phúc Chú, chúa
Nguyễn đổi tên thành Trấn Hà Tiên, phong cho Mạc Cửu làm chức Tổng binh,
cai quản đất Hà Tiên. Khi Mạc Cửu mất, con là Mạc Thiên Tứ lại được làm


chức đô đốc, tiếp tục cai quản Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ đắp thành, xây lũy, mở
chợ, làm đường và đưa người về dạy Nho học để khai hóa đất Hà Tiên.
Từ năm 1735 - 1739 Mạc Thiên Tứ mở rộng đất đai kiểm soát của mình sang
bán đảo Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cần Thơ. Đưa thêm các vùng đất mới
này vào Trấn Hà Tiên thuộc lãnh thổ Đàng Trong
Năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chú tiến chiếm vùng đất ngày nay là Vĩnh
Long, Bến Tre, dựng dinh Long Hồ trực thuộc phủ Gia Định
Năm 1755, biết vua Chân Lạp là Nặc Nguyên (Ang Tong) thông sứ với chúa
Trịnh ở ngoài Đàng Ngoài để lập mưu đánh chúa Nguyễn, chúa Nguyễn Phúc
Khoát sai Nguyễn Cư Trinh sang đánh Nặc Nguyên. Năm 1756, Nặc Nguyên
thua bỏ thành Nam Vang chạy sang Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ, rồi xin dâng
hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp (nay là Tân Anvà Gò Công) cho chúa Nguyễn để
cầu hòa.
Năm 1757 Nặc Nguyên mất, chú họ là Nặc Nhuận dâng hai phủ Trà Vinh và
Ba Thắc (Sóc Trăng) xin chúa Nguyễn Phúc Khoát phong cho làm vua Chân
Lạp. Sau đó Nặc Nhuận bị người con rể là Nặc Hinh giết và cướp ngôi. Quan
tổng suất là Trương Phúc Du thừa kế sang đánh thắng Nặc Hinh. Chúa
Nguyễn cho lập Nặc Tôn (Outey II) [5], con Nặc Nhuận vốn đang nương nhờ
Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên trong lúc hoạn nạn làm vua Chân Lạp. Nặc Tôn dâng
đất Tầm Phong Long (vùng đất nằm giữa Sông Tiền và Sông Hậu tương ứng
với Châu Đốc, Sa Đéc) để tạ ơn chúa Nguyễn. Đất miền nam Việt Nam bây
giờ thì trước đó là đất của Chân Lạp, tuy nhiên trước đó thì Chân Lạp lại là kẻ

chiếm đất của Phù Nam đã từng tồn tại từ khoảng thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 tại
đồng bằng sông Mekong.
Nặc Tôn lại dâng 5 phủ là Hương Úc, Cần Bột, Trực Sâm, Sài Mạt, Linh
Quỳnh để tạ ơn riêng Mạc Thiên Tứ, Mạc Thiên Tứ đem những đất ấy dâng
chúa Nguyễn, chúa cho thuộc về trấn Hà Tiên cai quản, 5 phủ này về sau khi
Pháp thành lập Liên bang Đông Dương đã cắt trả về cho Cao Miên, ngày nay
là 2 tỉnh Takéo và Kampot
Sáp nhập Tây Nguyên
Từ thời các chúa Nguyễn, các bộ lạc ở Tây Nguyên mà mạnh nhất là bộ
tộc người Gia Rai với các vị tiểu vương Thủy Xá, Hỏa Xá đã từng triều cống


chính quyền Đàng Trong, trước đây khu vực này là vùng độn giữa các nước
Chiêm Thành và Chân Lạp, nó không thực sự thuộc về bên nào mà khi thì
thuộc Champa, khi thì Chân Lạp, thậm chí có lúc một phần thuộc về Ai
Lao tùy thuộc vào sức mạnh từng thời kỳ của các nước này.
Vào năm 1830, vua Minh Mạng sáp nhập vùng đất Tây Nguyên ngày nay và
đưa vào bản đồ Đại Nam, mặc dù không hề có người Kinh sinh sống cũng như
quan lại cai trị. Tây Nguyên lúc đó được xem là vùng tự trị của Việt Nam.
VI.

Thời Kỳ Pháp Đô Hộ

Mũi Bạch Long (Paklung) và khu vực phía bắc sông Bắc Luân trên bản đồ 1888 bị cắt
nhường cho nhà Thanh năm 1887
Hòa ước Nhâm Tuất (1862) buộc triều đình nhà Nguyễn nhượng 3 tỉnh Nam Kỳ là Biên
Hòa, Gia Định, Mỹ Tho cho Pháp. Tiếp sau đó tỉnh Hà Tiên, Châu Đốc, Vĩnh Long cũng
bị sát nhập nốt vào lãnh thổ bảo hộ của Pháp.



Năm 1870, Pháp ký với Campuchia hiệp định phân định biên giới.



Năm 1873, Pháp tiếp tục ký với Campuchia 1 bản thỏa thuận. Thiết lập ranh giới
giữa Hà Tiên và dòng Tonle Tru.



Năm 1874, Pháp ký với Việt Nam Hòa ước Giáp Tuất (1874) công nhận sự thống
trị của Pháp với toàn Nam Kỳ.



Năm 1893, hiệp ước Pháp-Xiêm (1893) theo đó nhượng toàn bộ vùng lãnh thổ
phía Đông sông Mê Kông cho Pháp, gạt bỏ lực lượng quân sự và những ảnh hưởng
của Xiêm tại vùng cao nguyên thượng sông Sêrêpôk. Vùng đất nhượng lại này bao
gồm cả tỉnh Stung Treng, năm 1899 địa khu Đắc Lắc được thành lập từ Stung Treng.
Năm 1904, Đắc Lắc được sáp nhập vào Việt Nam.



Năm 1899, phần lớn tỉnh Stung Treng chuyển giao lại cho Campuchia từ Lào.
Phần lãnh thổ bên phải sông Đắk Đam chuyển về cho Việt Nam.



Năm 1939, Toàn quyền Pháp Jules Brévié đã thông qua đường Brévié phân chia
quản lý hành chính tại vịnh Thái Lan, trong khi vẫn bảo lưu nguyên trạng về chủ
quyền lãnh thổ các bên.


Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương bao gồm:




Lào (Laos)



Cao Miên (Cambodge)



Bắc kỳ (Tonkin), từ Ninh Bình trở ra



Trung kỳ (Annam), từ Thanh Hóa vào tới Bình Thuận



Nam kỳ (Cochinchine), từ Đồng Nai tới Cà Mau

Người Pháp đã có những tranh chấp với nhà Thanh (Trung Quốc) ở phía bắc về lãnh thổ.
Tới năm 1895, từ công ước Pháp-Thanh 1895 đã đưa về phần lớn vùng đất Lai
Châu,Điện Biên và một phần Lào Cai ngày nay thuộc về xứ Bắc Kỳ còn một phần đất ở
bắc sông Bắc Luân thuộc về nhà Thanh. Sâm Châu và Xiêng Khoảng bị cắt cho Lào.

Mũi Bạch Long (Paklung) và khu vực phía bắc sông Bắc Luân trên bản đồ 1888 bị cắt

nhường cho nhà Thanh năm 1887
Nam Kỳ theo Thống đốc Marie Jules Dupré ghi nhận năm 1874 cũng bao gồm một số hải
đảo trong Vịnh Xiêm La phụ thuộc Hà Tiên mà sau đó Toàn quyền Đông Dương Joseph
Jules Brévié ra nghị quyết năm 1939 ấn định lằn ranh Brévié trao cho Cam Bốt quản lý vì
lý do địa lý, nhưng không có nghĩa là Nam Kỳ khước bỏ chủ quyền.[6] Những đảo này là:
[7]


1. Hòn Dừa (tiếng Pháp: Ile de la Baie),
2. Hòn Năng Trong (Ile du Milieu),
3. Hòn Năng Ngoài (Ile à l'Eau),
4. Hòn Tre Nấm (Archipel des Pirates Nord),
5. Hòn Tai (Ile du Pic),
6. Hòn Kiến Vàng (Ile des Fourmis), và
7. Hòn Keo Ngựa (Ile du Cheval).

VII.

Lãnh Thổ Không Còn Kiểm Soát

Đất mất về Trung Hoa
Xưa thuộc Cao Bằng
Thời Lý mấy châu Quảng Nguyên, Vật Dương, và Vật Ác bị nhà Tống chiếm đoạt. Sau
điều đình lấy lại được Quảng Nguyên (với mỏ bạc Tụ Long) nhưng Vật Dương và Vật
Ác mất hẳn.[8]


Xưa thuộc Quảng Yên

Biên giới Việt-Hoa năm 1879 đặt ở sông Dương Hà, tức An Nam Giang

Thời nhà Mạc, Mạc Đăng Dung nộp 6 động[9] của châu Vĩnh An, trấn Yên Bang cho nhà
Minh.[10]
Năm 1887 người Pháp nhân danh nước Bảo hộ triều đình Huế ký Hiệp ước PhápThanh nhường một dải đất cho nhà Thanh. Sông Dương Hà (sông An Nam Giang) trước
kia là đường biên giới nay lùi biên giới xuống phía nam, lấy cửa sông Bắc Luân ở Hải
Ninh (Móng Cái) làm địa giới.
Xưa thuộc Lai Châu
Đời Cảnh Hưng nhà Hậu Lê, các châu Tung Lăng, Lễ Tuyền, Hoàng Nham, Hợp Phì,
Tuy Phụ, và Khiêm của phủ An Tây, trấn Hưng Hóa bị mất về tay nhà Thanh, nhập vào
tỉnh Vân Nam.[11]
Đất mất về Lào


Các Trấn của Việt Nam nay thuộc lãnh thổ Lào
Xưa thuộc Thanh Hóa
Đời nhà Nguyễn huyện Sầm Nưa, phủ Trấn Biên, Thanh Hóa thuộc Việt Nam năm 1827,
sau bị nhập vào nước Lào.[12]
Xưa thuộc Nghệ An
Trấn Ninh bị mất một phần về tay Xiêm La sau cuộc chiến Việt Xiêm (1833-1834). Năm
1893, lúc này Pháp đã thành lập liên bang Đông Dương, đã dựa theo địa hình và cắt
tỉnh Huaphanh (Hủa Phăn), Xiêng Khoảng giao về lãnh thổ Lào (Ai Lao).
Ba huyện Cam Môn, Cam Cát, và Cam Linh, phủ Trấn Định, Nghệ An, thuộc Việt Nam
năm 1827, mất về tay người Lào năm 1840.[13]
Phủ Trấn Ninh gồm bảy huyện Khám Liên, Quảng, Khang, Cát, Xuy, Mộc, và Liêm cũng
nhập vào nước Lào, nay là Xiêng Khoảng của Lào.
Phủ Lạc Biên, nội thuộc Việt Nam năm 1828 sau tách theo Lào, nay là Savannakhet.[14]
Xưa thuộc Quảng Trị
Tám châu Mang Vanh, Na Bôn, Thượng Kế, Tá Bang, Xương Thịnh, Tầm Bồn, Ba Lan,
Mang Bổng, và Làng Thìn thuộc Việt Nam năm 1827, sau tách nhập về Lào. [15]
Đất mất về Cao Miên



Trấn Tây Thành

Vùng đất Cao Miên do Đại Nam bảo hộ (tô màu hồng). Phần gạch sọc là phần đất lập
trấn Tây Thành.
Trấn Tây Thành là một Trấn của nước Đại Nam nhà Nguyễn giai đoạn 1835 đến 1841.
Đây là vùng lãnh thổ thuộc Đông Nam Campuchia ngày nay.
Xưa thuộc Hà Tiên
Năm phủ Vũng Thơm, Cần Bọt, Chân Sum, Sài Mạt, và Linh Quỳnh đến triều Tự Đức thì
quan quân nhà Nguyễn rút bỏ, trả về Cao Miên.[16]
Đối với những hải đảo trong Vịnh Xiêm La như Hòn Dừa (tiếng Pháp: Ile de la Baie), bị
Cam Bốt chiếm năm 1938; Hòn Năng Trong (Ile du Milieu), chiếm năm 1956; Hòn Năng
Ngoài (Ile à l'Eau), chiếm năm 1956; Hòn Tre Nấm (Archipel des Pirates Nord), chiếm
năm 1958; Hòn Tai (Ile du Pic), chiếm năm 1958; Hòn Kiến Vàng (Ile des Fourmis),
chiếm năm 1960; Hòn Keo Ngựa (Ile du Cheval), chiếm năm 1960 thì Việt Nam Cộng
hòa vẫn không thay đổi lập trường chủ quyền với những đảo trên. Trong khi đó Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa chấp nhận những yêu sách trên của Cam Bốt năm 1967 công nhận sự
chiếm đóng.
Năm 1966 Cam Bốt lại đòi chủ quyền với Hòn Trọc (Poulo Wai) nhưng Hải quân Việt
Nam Cộng hòa vẫn kiểm soát đảo này cho đến năm 1975.
Năm 1976 Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính thức nhường Hòn Trọc cho
Campuchia.[17]




×