TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
……… ………
Danh Chí Tường
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT ĐỐI VỚI BỌ RÙA ĐỎ
(Micrapis discolor Fab.) TRONG ĐIỀU KIỆN
PHÒNG THÍ NGHIỆM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH NÔNG NGHIỆP SẠCH
Cần Thơ, 06/2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
……… ………
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT ĐỐI VỚI BỌ RÙA ĐỎ
(Micrapis discolor Fab.) TRONG ĐIỀU KIỆN
PHÒNG THÍ NGHIỆM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH NÔNG NGHIỆP SẠCH
Cán bộ hướng dẫn
Sinh viên thực hiện:
ThS. Phạm Kim Sơn
Danh Chí Tường
MSSV: 3087632
Cần Thơ, 06/2012
LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha mẹ suốt đời tận tụy vì con.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Thầy Phạm Kim Sơn, người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt nhiều kiến
thức và đóng góp những ý kiến quý báu tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn
tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn
Cô Cố vấn học tập Nguyễn Mỹ Hoa cùng quí Thầy, Cô Trường Đại học
Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tập thể các bạn sinh viên lớp Nông Nghiệp Sạch khóa 34 trường Đại Học
Cần Thơ đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Danh Chí Tường
i
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Danh Chí Tường
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 17/06/1987
Dân tộc: Khmer
Nơi sinh: Gò Quao – Kiên Giang.
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian học từ năm 1997 đến năm 2002
Trường Tiểu học Vĩnh phước B
Địa chỉ: Vĩnh phước B – Gò Quao – Kiên Giang
2. Trung học cơ sở.
Thời gian học từ năm 2002 đến năm 2005
Trường Trung học cơ sở Vĩnh phước B
Địa chỉ: Vĩnh phước B – Gò Quao – Kiên Giang
3. Trung học phổ thông
Thời gian học từ năm 2005 đến năm 2008
Trường Trung học phổ Gò Quao
Địa chỉ: Vĩnh phước B – Gò Quao – Kiên Giang
4. Đại học
Trúng tuyển vào ngành Trồng trọt trường Đại học Cần Thơ năm 2008 và học
chuyên ngành Nông Nghiệp Sạch.
Cần Thơ, ngày …. Tháng…. năm 2012
Người khai ký tên
Danh Chí Tường
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực.
Cần Thơ, ngày …. Tháng…. năm 2012
Sinh viên thực hiện
Danh Chí Tường
iii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
----o0o---NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Xác nhận đề tài:
“Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với bọ rùa
đỏ (Micrapis discolor Fab.) trong điều kiện phòng thí nghiệm”
Do sinh viên:
Danh Chí Tường
MSSV: 3087632
Lớp Nông Nghiệp Sạch Khóa 34 - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ 01/2012 đến 05/2012.
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..…
……………………………………………………………………………………..……
…………………………………………………………………………………..………
………………………………………………………………………………..
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thông qua.
Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2012
Cán bộ hướng dẫn
ThS. Phạm Kim Sơn
iv
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
----o0o---XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
Xác nhận đề tài:
“Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với bọ rùa
đỏ (Micrapis discolor Fab.) trong điều kiện phòng thí nghiệm”
Do sinh viên:
Danh Chí Tường
MSSV: 3087632
Lớp Nông Nghiệp Sạch Khóa 34 - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ 01/2012 đến 05/2012.
Ý kiến của Bộ môn:
……………………………………………………………………………...........
..............................................................................................………………………..…
…………………………………………………………………..………………….…
…………………………………………………………………..………………….…
…………………………………………………………………..………………….…
…………………………………………………………………..………………….…
…………………………………………………………………...............................
Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2012
v
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
----o0o---XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận đề tài:
“Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với bọ rùa
đỏ (Micrapis discolor Fab.) trong điều kiện phòng thí nghiệm”
Do sinh viên:
Danh Chí Tường
MSSV: 3087632
Lớp Nông Nghiệp Sạch Khóa 34 - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày….. tháng….. năm
2012
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức: ..............................
Ý kiến của hội đồng:
……………………………………………………………………………....…...
....................................................................................................................................
…………………………………………………………………………………….........
……………………………………………………………………………….........……
……………………………………………………………………………………..……
………………………………………………………………………..................
Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2012
Chủ tịch hội đồng
vi
DANH CHÍ TƯỜNG, 2012. Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực
vật đối với bọ rùa đỏ (Micrapis discolor Fab.) trong điều kiện phòng thí nghiệm. Luận
văn tốt nghiệp Đại Học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Đại Học Cần
Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: ThS. Phạm Kim Sơn
TÓM LƯỢC
Nhằm khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật lên bọ rùa đỏ
(Micrapis discolor Fab.) để từ đó biết được những loại thuốc trừ sâu nào có gây ảnh
hưởng xấu đến bọ rùa thiên địch, đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc
bảo vệ thực vật đối với bọ rùa đỏ (Micrapis discolor Fab.) trong điều kiện phòng thí
nghiệm” được thực hiện từ tháng 1/2012 đến tháng 6/2012 tại Bộ môn Bảo Vệ Thực
Vật. Với phương pháp thu mẫu bọ rùa đỏ (Micrapis discolor Fab.) ngoài đồng về thực
hiện thí nghiệm với 26 loại thuốc bvtv khác nhau qua tác động phun trực tiếp lên
thành trùng bọ rùa đỏ, thu được kết quả như sau:
- Nhóm thuốc trừ sâu: cho thấy các loại thuốc có tác động gây chết rất cao lên bọ
rùa đỏ là thuốc Bassa 50EC > Nazomi 5WDG > Kinalux 2.5EC (hiệu lực từ 70100%). Các loại thuốc có tác động gây chết bọ rùa ở mức trung bình là thuốc
Vertimec 1.8EC > Virtako 40WG > Regent 800WG (hiệu lực gây chết bọ rùa đỏ biến
động từ 50-60%). Các loại thuốc có tác động gây chết bọ rùa ở mức thấp là thuốc
Sapen Alpha 5EC > Ammate 150SC hiệu lực gây chết bọ rùa đỏ biến động từ 3045%). Các loại thuốc còn lại hầu như không tác động gây chết bọ rùa đỏ là thuốc
Prevathon 5SC và Trigard 100SL không khác biệt so với kiểm chứng.
- Nhóm thuốc trừ nhện: cho thấy thuốc có tác động gây chết rất cao lên bọ rùa đỏ
là thuốc Takare 2EC (100%). Thuốc có tác động gây chết bọ rùa ở mức trung bình là
thuốc Alfamite 15EC (42,5%). Còn lại thuốc Nissorun 5EC, Comite 73EC và Ortus
5EC rất ít tác động gây chết đến bọ rùa đỏ (hiệu lực từ 15-30%).
vii
- Nhóm thuốc trừ bệnh cây: cho thấy các loại thuốc trừ bệnh hầu như không có tác
động gây chết với bọ rùa đỏ.
- Nhóm thuốc trừ cỏ: cho thấy các loại thuốc trừ cỏ không có tác động gây chết bọ
rùa đỏ.
- Chế phẩm sinh học là nấm xanh (Metarhizium anisopliae) ở dạng tươi và bột khô
cho thấy không có tác động gây chết đối với bọ rùa đỏ, thuốc Azomi 5WDG có tác
động ảnh hưởng rất cao (86,7%).
viii
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................xi
DANH SÁCH HÌNH................................................................................................xii
DANH SÁCH BẢNG .............................................................................................xiii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .....................................................................3
1.1Bọ rùa đỏ Micraspis Discolor Fab. (Coleoptera: Coccinellidae) ............................ 3
1.1.1. Sự phân bố và ký chủ........................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh học .........................................................................3
1.1.2.1. Trứng............................................................................................................3
1.1.2.2. Ấu trùng ........................................................................................................4
1.1.2.3. Nhộng............................................................................................................5
1.1.2.4. Thành trùng ...................................................................................................5
1.1.2.5 Chu kỳ sinh trưởng .........................................................................................6
1.1.3 Khả năng thiên địch của bọ rùa đỏ .....................................................................6
1.1.4. Hiện tượng ăn thịt lẫn nhau...............................................................................7
1.1.5. Khả năng tự vệ .................................................................................................7
1.2. Đặc tính của một số loại thuốc BVTV dùng trong thí nghiệm.............................. 7
1.2.1. Đặc tính của một số loại thuốc trừ sâu dùng trong thí nghiệm...........................7
1.2.1.1. Thuốc Kinalux 2.5EC ....................................................................................7
1.2.1.2. Thuốc Bassa 50EC.........................................................................................7
1.2.1.3. Thuốc Sapen Alpha 5EC................................................................................8
1.2.1.4. Thuốc Vertimec 1.8EC ..................................................................................8
ix
1.2.1.5. Thuốc Regent 800WG ...................................................................................9
1.2.1.6. Thuốc Virtako 40WG .................................................................................. 10
1.2.1.7. Thuốc Ammate 150SC................................................................................. 10
1.2.1.8. Thuốc Trigard 100SL .................................................................................. 11
1.2.1.9. Thuốc Prevathon 5SC .................................................................................. 11
1.2.1.10. Thuốc Nazomi 5WDG ............................................................................... 12
1.2.2. Đặc tính của một số loại thuốc trừ nhện dùng trong thí nghiệm....................... 12
1.2.2.1. Thuốc Nissorun 5EC.................................................................................... 12
1.2.2.2. Thuốc Comite 73EC .................................................................................... 13
1.2.2.3. Thuốc Ortus 5EC......................................................................................... 13
1.2.2.4. Thuốc Takare 2EC....................................................................................... 14
1.2.2.5 Thuốc Alfamite 15EC................................................................................... 14
1.2.3. Đặc tính của một số loại thuốc trừ bệnh cây dùng trong thí nghiệm ................ 15
1.2.3.1. Thuốc Anvil 5SC ......................................................................................... 15
1.2.3.2. Thuốc Tilt Super 300EC .............................................................................. 15
1.2.3.3. Thuốc Bonanza 100SL................................................................................. 16
1.2.3.4. Thuốc Fuan 40EC........................................................................................ 17
1.2.3.5. Thuốc Map Famy 700WP ............................................................................ 17
1.2.4. Đặc tính của một số loại thuốc trừ cỏ dùng trong thí nghiệm .......................... 18
1.2.4.1. Thuốc Onecide 15EC................................................................................... 18
1.2.4.2. Thuốc Clincher 10EC .................................................................................. 19
1.2.4.3. Thuốc Anco 600DD..................................................................................... 19
1.2.4.4. Thuốc Whip’S 7.5EW.................................................................................. 20
1.2.5. Đặc tính của chế phẩm sinh học nấm xanh dùng trong thí nghiệm .................. 21
x
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................... 23
2.1. Phương tiện ....................................................................................................... 23
2.2. Phương pháp ..................................................................................................... 23
2.2.1. Thời gian và địa điểm .................................................................................. 23
2.2.2. Phương pháp................................................................................................... 24
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 26
3.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của một số nhóm gốc thuốc trừ sâu đối với bọ rùa đỏ
trong điều kiện phòng thí nghiệm ........ .……………………………………………...26
3.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của một số trừ sâu đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện
phòng thí nghiệm ......................................................................................................28
3.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của một số thuốc trừ nhện đối với bọ rùa đỏ trong điều
kiện phòng thí nghiệm.............................................................................................. 30
3.4. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của một số thuốc trừ bệnh cây đối với bọ rùa đỏ trong
điều kiện phòng thí nghiệm ...................................................................................... 32
3.5. Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của một số thuốc trừ cỏ đối với bọ rùa đỏ trong điều
kiện phòng thí nghiệm.............................................................................................. 33
3.6. Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học nấm xanh (Metarhizium
anisopliae) đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm ............................... 34
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................. 38
4.1. Kết luận............................................................................................................. 38
4.2. Đề nghị.............................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 40
PHỤ CHƯƠNG...................................................................................................... 43
xi
DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tựa hình
Trang
Hình 1.1. Trứng bọ rùa đỏ (trái) và trứng bọ rùa đỏ sắp nở (phải)................................4
Hình 1.2. Ấu trùng bọ rùa đỏ .........................................................................................4
Hình 1.3. Nhộng bọ rùa đỏ ............................................................................................5
Hình 1.4. Thành trung bọ rùa đỏ ...................................................................................6
Hình 3.1. Biến động hiệu lực của một số nhóm gốc thuốc trừ sâu đối với bọ rùa đỏ trong điều
kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 01/2012 ................................................................26
Hình 3.2. Biến động hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện
phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 02/2012 ......................................................................28
Hình 3.3. Biến động hiểu lực của một số loại thuốc trừ nhện đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện
phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 03/2012 .......................................................................30
Hình 3.5. Biến động hiệu lực của một số loại thuốc trừ cỏ đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện
phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 05/2012 .......................................................................33
Hình 3.6. Biến động hiệu lực của chế phẩm sinh học đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng
thí nghiệm, ĐHCT, tháng 05/2012.................................................................................35
Hình 3.7. Ruộng lúa thu mẫu thành trùng bọ rùa đỏ.........................................................37
Hình 3.8. Máy phun thuốc tại phòng thí nghiệm..............................................................37
xii
DANH SÁCH BẢNG
Hình
Tựa hình
Trang
Bảng 3.1. Độ hữu hiệu của một số nhóm gốc thuốc trừ sâu đối với bọ rùa đỏ trong
điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 01/2012...................................................26
Bảng 3.2. Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng
thí nghiệm, ĐHCT, tháng 02/2012 ................................................................................28
Bảng 3.3. Độ hữu hiệu của một số loại thuôc trừ nhện đối với bọ rùa đỏ trong điều
kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 03/2012 ...........................…………..………..30
Bảng 3.4. Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ bệnh cây đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện
phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 04/2012 .......................................................................32
Bảng 3.5. Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ cỏ đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng
thí nghiệm, ĐHCT, tháng 05/2012.................................................................................33
Bảng 3.6. Độ hữu hiệu của chế phẩm sinh học đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện
phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 05/201..................... ................................................34
xiii
MỞ ĐẦU
Ngày nay, việc sử dụng thuốc BVTV tràn lan, không đúng kỹ thuật, phun
thuốc theo kiểu “đi tắt, đón đầu”, không căn cứ vào hiện trạng của hệ sinh thái
đồng ruộng làm cho hiểm họa sâu bệnh của những năm sau ngày càng trầm
trọng. Thuốc BVTV là một trong các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường
sống vì: Theo nghiên cứu của các cơ quan chuyên môn, khi phun thuốc BVTV
để trừ dịch hại ngoài đồng ruộng thì chỉ có 5-10% lượng thuốc tham gia trực
tiếp vào quá trình tiêu diệt dịch hại, còn 90-95% bị rửa trôi vào nguồn nước,
thẩm thấu vào đất canh tác gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và tiêu diệt các loài
vi sinh vật có ích. Mặt khác, khi phun, thuốc bị khuếch tán vào trong không khí
và nhờ gió và mưa sẽ di chuyển đến nhiều vùng khác nhau. Bên cạnh đó, thuốc
BVTV còn làm đảo lộn hệ sinh thái nông nghiệp là nguyên nhân chủ yếu gây
nên những đợt dịch sâu bệnh trầm trọng trên cây trồng những năm sau. Do khi
phun thuốc BVTV trên đồng ruộng không chỉ tiêu diệt các loài sâu, bệnh, cỏ
dại... gây hại cây trồng mà còn tiêu diệt các loài thiên địch có ích (thiên địch là
những côn trùng hoặc nhện... lấy sâu hại làm thức ăn hoặc ký sinh sâu hại như
các loài bọ rùa đỏ, bọ rùa ăn thịt, ong mắt đỏ, ong đen kén trắng ký sinh trứng
và sâu non của một số loài sâu hại, bọ cánh cứng 3 khoang ăn các loài sâu hại,
bọ xít nước ăn rầy nâu, nhện lưới bắt sâu...); đa số các loài thiên địch bị tiêu
diệt trước và chết nhiều hơn do chúng dễ mẫn cảm với thuốc BVTV hơn nhiều
so với các loài sâu hại. Bên cạnh đó, các loài sâu hại sau khi bị phun thuốc,
những cá thể còn sống sẽ phục hồi quần thể nhanh hơn nhiều so với các loài
thiên địch vì các loại thuốc BVTV. Hiện nay không thể tiêu diệt được hết các
loài sâu, bệnh khi phun trên đồng ruộng (hiệu quả của thuốc BVTV chỉ đạt từ
80-85%). Vì vậy, ở những nơi nào người dân dùng nhiều thuốc để phòng trừ
các đối tượng sâu bệnh hại lúa hoặc các cây rau màu khác... thì ở chính những
nơi đó sẽ thường xuyên bùng phát dịch sâu bệnh vào những vụ và năm sau do
thiên địch chưa kịp hồi phục để đủ sức khống chế sâu hại. Ngoài ra, khi sử
dụng thuốc BVTV không đúng kỹ thuật sẽ gây hiện tượng sâu hại quen thuốc
1
dẫn đến kháng thuốc và chống thuốc. Vì vậy, những vụ và năm sau muốn tiêu
diệt sâu bệnh hại người dân lại phải tăng nồng độ và liều lượng các loại thuốc
BVTV dẫn đến hiện tượng lượng thuốc BVTV tăng dần qua các năm trên cùng
đơn vị diện tích. Điều đó gây tốn kém về kinh tế, ô nhiễm môi trường ngày
càng trầm trọng, dư lượng các loại thuốc BVTV ngày càng cao trên các loại
nông sản, ảnh hưởng càng nguy hại tới sức khoẻ con người. Theo thống kê của
Viện bảo vệ thực vật: Nếu như cả nước ta năm 1990 đã sử dụng 10 nghìn tấn
thuốc BVTV thì đến năm 2003 lượng thuốc BVTV đã sử dụng tăng lên 45
nghìn tấn và năm 2005 cả nước đã sử dụng 50 nghìn tấn thuốc BVTV trong
một năm. Đây thực sự là con số nguy hiểm cần báo động.
Trong hệ sinh thái đồng ruộng có rất nhiều thiên địch có ích, bọ rùa
(Coccinellidae) thuộc bộ cánh cứng rất quan trọng và phổ biến. Trong đó, bọ
rùa đỏ Micraspis discolor Fab. hiện diễn phổ biến trên nhiều loại cây trồng
nhất là cây lúa nước, là thiên địch của rầy mềm và rầy nâu.
Do đó mà đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật
đối với bọ rùa đỏ (Micrapis discolor Fab.) trong điều kiện phòng thí nghiệm”
được thực hiện nhằm mục tiêu: tìm hiểu tác động của một số nhóm thuốc hóa
học đối với bọ rùa đỏ ngoài tự nhiên, qua đó nhằm chọn lọc ra những loại thuốc
ít gây ảnh hưởng đến bọ rùa thiên địch và an toàn cho môi trường, làm cơ sở
cho việc xây dựng quy trình phòng trừ dịch hại theo hướng sản xuất bền vững
và an toàn môi trường sinh thái.
2
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1.Bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fab. (Coleoptera: Coccinellidae)
1.1.1. Sự phân bố và ký chủ
Bọ rùa Coccinellidae là họ phổ biến khắp thế giới. Số lượng loài được phát
hiện ngày càng nhiều, hiện nay đã biết được khoảng 4.500-5.000 loài. Ở Việt
Nam, bọ rùa đỏ (Micrapis discolor) phân bố từ Bắc đến Nam. Chúng có mặt
gần như quanh năm, chủ yếu trên các cây trồng thuộc hệ sinh thái nông nghiệp.
Chúng không chỉ có mặt trên các cây trồng có rầy mà còn có mặt trong thời
gian dài với số lượng tương đối lớn khi cây trồng không có rầy vào thời điểm
cây đang ra hoa. Bọ rùa thường có mặt trên những cây thuộc họ hòa thảo
(Poaceae) như cây lúa, ngô và một số hoa dại hoặc các cây rau màu khác.
Bọ rùa đỏ (Micrapis discolor) là loài tạp thực, chúng ăn cả thực vật và động
vật. Thức ăn là động vật thường là rầy mềm như: Aphis glycines, Aphis
citricola, Aphis brassicae, Aphis craccivora… và những loại côn trùng nhỏ như
trứng của ấu trùng tuổi 1, bộ Lepidoptera, trứng một số loài thuộc bộ
Coleoptera… Còn thức ăn là thực vật thường là phấn hoa họ hòa thảo, cúc,
cải,… (Phạm Quỳnh Mai, 2009).
1.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh học
Bọ rùa đỏ (Micrapis discolor) có chu kỳ sinh trưởng ngắn, thời gian sinh
trưởng từ trứng đến thành trùng biến động từ 25-30 ngày, tỷ lệ trứng nở rất cao
trung bình khoảng 95-98%. Chúng bắt cặp sau khi vũ hóa một giờ và đẻ trứng
lần đầu tiên sau vũ hóa từ 5-7 ngày, (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
1.1.2.1 . Trứng
Một bọ rùa đỏ cái trưởng thành đẻ khoảng 117,7 trứng trong 25,1 ngày của
thời kỳ đẻ trứng (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
Giai đoạn của trứng kéo dài 2-3 ngày, trứng thường được xếp thành từng
cụm khoảng từ 4 đến 16 trứng/cụm ở mặt dưới của lá và được xếp thẳng đứng
3
với mặt dưới của lá nhờ một chất keo dính giúp cho một đầu của trứng dính
được vào mặt dưới lá. Trứng của loài này nở cũng tương đối đồng loạt.
Trứng dài khoảng 1.06 mm và rộng 0.38 mm, kéo dài, hình bầu dục, màu
vàng nhạt, trơn và bề mặt sáng bóng, lúc sắp nở chuyển thành màu nâu xám
đến xám đen.
Hình 1.1 Trứng bọ rùa đỏ (trái) và trứng bọ rùa đỏ sắp nở (phải)
1.1.2.2 . Ấu trùng
Ầu trùng bọ rùa đỏ có 4 tuổi và qua 3 lần lột xác.
Ấu trùng mới nở dính với vỏ trứng, thân mềm, dài và hơi dẹp, màu nâu
xám, dài khoảng 1,54 mm và rộng 0,48 mm. Màu sắc cơ thể thay đổi theo từng
độ tuổi của chúng.
Ấu trùng tuổi 1 kéo dài từ 2-3 ngày, ở độ tuổi này ấu trùng có tập tính ăn
thịt lẫn nhau; ấu trùng tuổi 2 kéo dài từ 2-4 ngày; ấu trùng tuổi 3 kéo dài từ 3-4
ngày và ấu trùng tuổi 4 có thời gian kéo dài 4-6 ngày. Thời gian giai đoạn ấu
trùng của bọ rùa đỏ (Micraspis discolor) kéo dài từ 12-15 ngày.
Hình 1.2 Ấu trùng bọ rùa đỏ
4
1.1.2.3 . Nhộng
Nhộng của bọ rùa đỏ là nhộng trần, cuốn bụng dính vào giá thể. Khi hóa
nhộng thì bọ rùa vẫn cử động được, nếu bị chạm đến đầu nhộng sẽ hơi ngúc
ngoắc. Mới được hình thành, nhộng có màu hồng nhạt sau đó chuyển sang màu
da cam hoặc đỏ cam. Giai đoạn phát triển của nhộng kéo dài từ 4-6 ngày. Chiều
dài và rộng trung bình của nhộng là 3,1 mm và 2,22 mm.
Hình 1.3 Nhộng bọ rùa đỏ
1.1.2.4 . Thành trùng
Cơ thể có dạng hình cầu, kích thước nhỏ (3,5-3,7 mm x 2,9-3,1 mm) và
nhẵn bóng. Mặt lưng có màu nâu da cam. Trán có một điểm đen. Trên tấm lưng
ngực trước có hai mãng đen giáp đáy và hai chấm đen hơi tròn giữa, có trường
hợp hai chấm đen này tiêu biến, mảnh mai đen rất nhỏ hình tam giác. Đường
giáp cánh đen. Mặt dưới cơ thể thường đen hoặc đen nâu từ phần dãy bên cánh
màu vàng nâu, ngực trước nâu mảnh bên sau của ngực giữa và rìa ngoài của
bụng có màu vàng nâu nhạt. Đùi nâu hoặc đen, ống chân và bàn có màu nâu.
Đầu rộng hơn một nửa tấm lưng ngực trước, trán bằng, chấm lõm mịn. Đầu
rộng bằng hai lần mắt vết lẹm sau râu vào mắt khá sâu và hẹp (Nguyễn Thị Thu
Cúc, 2010).
Hình 1.3 Thành trùng bọ rùa đỏ
5
1.1.2.5 .Chu kỳ sinh trưởng
Ấu trùng của bọ rùa đỏ có 4 tuổi. Thời gian của giai đoạn ấu trùng của bọ
rùa đỏ kéo dài từ 12-15 ngày. Vòng đời kéo dài của thành trùng đực và thành
trùng cái trung bình khoảng 27,4 và 32,4 ngày.
Thời gian trứng kéo dài khoảng 3 ngày. Ấu trùng tuổi 1 đến tuổi 4, mỗi tuổi
có thời gian trung bình khoảng 3 ngày. Giai đoạn nhộng kéo dài trung bình
khoảng 5 ngày.
Thành trùng thường bắt cặp sau khi vũ hóa một giờ và đẻ trứng lần đầu tiên
sau khi vũ hóa là từ 5-7 ngày.
1.1.3. Khả năng thiên địch của bọ rùa đỏ
Bọ rùa đỏ là loại côn trùng bắt mồi xuất hiện phần lớn ở ruộng lúa, các cây
thuộc họ đậu và các cây rau màu khác… chúng ăn các loại sâu, rầy,… ngay cả
trong giai đoạn trứng, ấu trùng và thành trùng của con mồi.
Theo Phạm Văn Lầm (2002), bọ rùa đỏ trưởng thành có sức ăn mồi khá
lớn. Trong vòng 24 giờ một cá thể bọ rùa trưởng thành có thể tiêu diệt trung
bình 24,5-37,9 rệp non tuổi 2 và tuổi 3 của Aphis craccivora. Khả năng ăn mồi
của bọ rùa trưởng thành đực thường thấp hơn so với trưởng thành cái.
Phạm Văn Lầm (2002), ghi nhận trong điều kiện thí nghiệm, khi mật số rầy
mềm A. craccivora thấp, bọ rùa Micraspis discolor có khả năng tiêu diệt quần
thể rầy mềm A. craccivora trong một thời gian rất ngắn. Với mật số trung bình
42,8-45,8 con/cây, mỗi cây chi cần một con bọ rùa trưởng thành, cho đến ngày
thứ 8 là quần thể rầy mềm A. craccivora bị tiêu diệt hoàn toàn.
Micraspis discolor cũng được ghi nhận là thiên địch của rầy nâu gây hại
trên lúa và sâu tơ (Plutella xylostella) trên các loại rau họ hoa thập tự.
1.1.4. Hiện tượng ăn thịt lẫn nhau
Hiện tượng này phổ biến ở bọ rùa khi thức ăn trở nên khan hiếm, không chỉ
con trưởng thành mà ấu trùng cũng ăn trứng và ấu trùng cùng loài. Thường thì
ấu trùng và bọ rùa trưởng thành mới nở còn mềm yếu là đối tượng bị sát hại
(Hoàng Đức Nhuận, 1982).
6
1.1.5. khả năng tự vệ
Bọ rùa trưởng thành và cả ấu trùng tự vệ bằng những giọt dịch vàng tiết ra
từ khớp đầu gối. Chất tiết đó xua đuổi kẻ thù bằng mùi hắc, sự bốc hơi nhanh
và vị đắng của nó. Những đặc tính ấy có lẽ là do chất cantharidin gây ra
(Hoàng Đức Nhuận, 1982).
1.2 Đặc tính của một số loại thuốc BVTV dùng trong thí nghiệm
1.2.1. Đặc tính của một số loại thuốc trừ sâu dùng trong thí nghiệm
1.2.1.1. Thuốc Kinalux 2.5EC
Thuốc do công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang phân phối. Thuộc
nhóm độc II, thuốc có hoạt chất là Quinalphos, thuộc nhóm lân hữu cơ. Thuốc
có tác dụng tiếp xúc, vị độc, thấm sâu.
Thuốc trừ được nhiều loại sâu hại như: nhện gié, sâu phao đục bẹ, sâu cuốn
lá lúa, sâu khoang trên đậu phộng, sâu ăn tạp trên đậu nành, rệp sáp trên cà phê,
sâu đục ngọn trên điều.
Liều lượng: sâu phao đục bẹ pha 20-30 ml trên bình 8 lít, nhện gié trên lúa
phun 5 bình trên 1.000 m 2, sâu cuốn lá lúa pha 40 ml trên bình 8 lít, phun 5
bình trên 1.000 m 2; sâu khoang hại đậu, sâu ăn tạp hại đậu nành pha 20-40 ml
trên bình 8 lít, phun 5 bình trên 1.000 m2; rệp sáp hại cà phê pha 15-20 ml trên
bình 8 lít, phun 7-10 bình trên 1.000 m2.
Thời gian cách ly: 21 ngày trước khi thu hoạch
1.2.1.2 Thuốc Bassa 50EC
Thuốc do công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang phân phối. Thuộc
nhóm độc II, dạng nhủ dầu. có hoạt chất là Fenobucarb thuộc nhóm carbamate,
thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc và hiệu lực trừ sâu cao, nhanh và kéo dài.
Phòng trừ rầy nâu, bọ xít và sâu keo hại lúa; bọ trĩ, rệp và rầy hại cây có
múi; bọ xít hại hồ tiêu; Rệp hại bông, vải; Rệp hại đậu tương, thuốc lá; Rệp sáp
hại cà phê và rệp hại cây ăn quả.
Thuốc có độ độc trung bình với người ong mật và cá.
Sử dụng thuốc Bassa 50EC trừ rầy nâu hại lúa, rệp sáp hại bông.
Lượng dùng và cách pha: Lượng dùng 1-1,5 lít/ha, pha 20-25 ml thuốc với
8-10 lít nước, và phun khoảng 600 lít nước cho 1 ha.
7
Thời điểm: Phun thuốc Bassa 50EC khi rầy mới xuất hiện (rầy cám).
Ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch là 14 ngày.
( />1.2.1.3. Thuốc Sapen Alpha 5EC
Thuốc Sapen Alpha 5EC do Công ty Bảo vệ Thực vật 1 Trung ương phân
phối. Có hoạt chất là Alpha cypermethrin 5% là thuốc trừ sâu gốc cúc tổng
hợp, tác động tiếp xúc, vị độc, có khả năng xua đuổi côn trùng gây cho sâu
biếng ăn, có tính diệt sâu nhanh, hữu hiệu đối với sâu cuốn lá lúa, phổ tác dụng
rộng. Thuộc nhóm độc II, độc trung bình với người và gia súc.
Liều lượng: đối với sâu cuốn lá trên lúa thì sử dụng từ 0.3-0.5 lít/ha, pha 6-8
ml trên bình 8 lít nước. Đối với bọ xít và bọ trĩ hại trên lúa thì sử dụng từ 0,20,4 lít/ha, pha 8-14 ml trên bình 8 lít nước. Còn đối với sâu hồng hại bông thì
sử dụng từ 0,4-0,7 lít/ha, pha 8-14 ml trên bình 8 lít nước.
Lượng nước sử dụng: 400L/ha. Phun 4-5 bình 8L/1.000m². Có thể pha
chung với các loại thuốc trừ sâu bệnh khác.
Ngưng phun thuốc trước thu hoạch 7 ngày
1.2.1.4. Thuốc Vertimec 1.8EC
Thuốc Vertimec có tên hoạt chất là Abamectin.
Thuốc được sản qua lên men nấm Streptomyces avermitilis.
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 300mg/kg, LD50 qua da >1.800 mg/kg, dễ
kích thích da và mắt.
Thời gian cách ly 7 trước khi thu hoạch.
Thuốc trừ sâu và nhện: có tác dụng tiếp xúc, vị độc; tác động đến tất cả giai
đoạn cử động của sâu, làm tê liệt hệ thần kinh điều khiển hoạt động.
Sử dụng: chủ yếu phòng trừ các loại rầy, rệp, bọ phấn và nhện hại cà chua,
các loại rau, cam, quít và các cây ăn quả khác.
Liều lượng sử dụng 0,3-0,7 l/ha. Chế phẩm Vertimec 1.8EC dùng từ 0,6-1,2
lít/ha. Pha nước với nồng độ 0,15-0,3% phun ướt đẫm lên toàn cây.
Có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.
8
1.2.1.5. Thuốc Regent 800WG
Thuốc Regent 800WG Energy là sản phẩm của Công ty Bayer là dạng
thuốc hạt thấm nước. Thành phần hoạt chất của thuốc là Fipronil 800gr/kg và
chất phụ gia 200gr/kg.
Thuốc này ngoài tác dụng đặc trị các loài sâu hại cây trồng, còn có tác dụng
phòng trừ nhện gié, một đối tượng sâu hại nguy hiểm trên cây lúa. Ngoài nhện
gié, thuốc Regent 800WG phòng trị tốt nhiều loại sâu hại cây trồng như sâu
cuốn lá, sâu đục thân, bọ xít, rầy nâu, bọ trĩ trên lúa; bọ trĩ hại điều; dòi đục lá,
bọ trĩ, rầy trên dưa hấu; rệp trên xoài, nhãn; rầy chổng cánh, bọ trĩ, rệp trên cây
có múi; rệp sáp trên cà phê; nhện trên vải; bọ trĩ trên nho; kiến hại thanh
long…
Thuốc Regent 800WG có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây trồng,
đặc biệt trên cây lúa.
Thuốc Regent 800WG ít ảnh hưởng đến môi trường sống và các loại côn
trùng có ích (thiên địch) trong tự nhiên như bọ xít mù xanh, nhện bắt mồi
(Lycosa spp.) và các loài bọ rùa ăn thịt… có tác dụng làm giảm số lượng sâu
hại trên đồng ruộng.
Để phòng trừ nhện gié trên lúa và các loại sâu hại cây trồng, người sản xuất
chỉ cần sử dụng với liều lượng 32 gr thuốc Regent 800WG cho 1 ha cây trồng
cho mỗi lần phun (20 gói 1,6 gr cho 1 ha cây trồng hoặc 2 gói 1,6 gr cho 1.000
m2).
Thời gian cách ly 15 ngày.
( />1.2.1.6. Thuốc Virtako 40WG
Thuốc do công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang phân phối. Thuộc
nhóm độc III, thuốc có hoạt chất Chlorantraniliprole+Thiamethoxam.
Cơ chế tác động: Lưu dẫn mạnh, thấm sâu nhanh, hiệu lực kéo dài 2-3 tuần.
Gây tê liệt hệ cơ, sâu sẽ ngừng ăn, hoạt động yếu ớt vài giờ sau khi nhiễm
thuốc và chết sau 1-2 ngày.
9
Công dụng: Thuốc đặc trị sâu cuốn lá và sâu đục thân trên lúa, bảo vệ tối đa
chồi hữu hiệu, giữ xanh bộ lá đòng, giúp đòng trổ thoát tốt, không bị chết đọt
và bông bạc.
Liều lượng và cách sử dụng: đối với sâu cuốn lá hại lúa thì liều lượng sử
dụng 50-60 g/ha, pha 1 gói 1.5g trên bình 8 lít hoặc 1 gói 3g trên bình 16 lít;
đối với sâu đục thân thì liều lượng sử dụng 75 g/ha.
Phun sớm vào giai đoạn chớm xuất hiện sâu non. Ít ảnh hưởng môi trường,
thiên địch, người sử dụng. Phù hợp cho chương trình IPM và mô hình canh tác
lúa-cá.
Thời gian cách ly 7 ngày.
1.2.1.7. Thuốc Ammate 150SC
Thuốc do công ty Dupont (Hoa Kỳ) phân phối. Thuộc nhóm độc 2, thuốc có
hoạt chất là Indoxacard 150g/lít thuộc nhóm hoá học Oxadiazin.
Thuốc ít độc với cá, thiên địch và ong (trừ trường hợp phun trúng trực tiếp),
tương đối an toàn cho người và môi trường.
Thuốc thuộc nhóm thế hệ mới nhất, tác động tiếp xúc và vị độc, có tính
thấm sâu.
Thuốc diệt sâu hại ở 3 giai đoạn: sâu non-nhộng-trứng. Sâu ngưng ăn sau
khi nhiễm thuốc vài phút cho đến 4 giờ và chết hẳn sau 4 đến 48 giờ. Khi chết
sâu bị co quặp lại như hình chữ V hay hình chữ C và rơi xuống đất. Hiệu lực
của thuốc kéo dài từ 7-14 ngày.
Thời gian cách ly 3 ngày cho nhóm rau.
Trừ hiệu quả các loài sâu hại thuộc các bộ Lepidoptera, Coleoptera,
Homoptera, Hemiptera như sâu tơ, sâu xanh da láng, sâu xanh, sâu ăn tạp, sâu
đục trái đậu, bọ cánh cứng, rầy, bọ xít… cho nhiều loại cây trồng (rau, đậu,
bông, thuốc lá, cây ăn quả).
Đặc biệt hiệu quả rất cao đối với sâu tơ, sâu xanh da láng đã kháng các
nhóm thuốc lân hữu cơ, carbamate, cúc tổng hợp.
Liều lượng sử dụng : 0,27-0,33 lít/ha. Pha 8 ml/bình phun 8-10 lít nước.
Lượng nước : 320-480 lít/ha (tùy theo tuổi của cây trồng)
( />10