Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Danh từ trong tiếng việt và việc bồi dưỡng hiểu biết danh từ cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.29 KB, 60 trang )

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khoa giáo dục tiểu học

nguyễn thị phượng

danh từ trong tiếng việt và việc
bồi dưỡng vốn hiểu biết danh từ
cho học sinh tiểu học

Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Tiếng Việt

Người hướng dẫn khoa học:
GVC. ThS. Phan Thị Thạch

Hà Nội, 2013
1


LỜI CẢM ƠN

Để giúp mình trang bị những kiến thức về danh từ trong tiếng Việt và
bồi dưỡng vốn hiểu biết về từ loại cho học sinh tiểu học tôi đã lựa chọn đề
tài: “Danh từ trong tiếng Việt và việc bồi dưỡng vốn hiểu biết về danh từ cho
học sinh tiểu học”. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều thầy cô giáo và các em học sinh tiểu học,
đặc biệt là sự hướng dẫn của cô Phan Thị Thạch, giảng viên chính của khoa
Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Nhân dịp khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành, tôi xin gửi tới các thầy
cô giáo Khoa Giáo dục Tiểu học, các giáo viên và học sinh trường Tiểu học
Tiên Dương - Đông Anh - Hà Nội lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, tôi xin


bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Phan Thị Thạch - người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận.
Do hạn chế về thời gian và do lần đầu tập làm quen với việc nghiên
cứu một chuyên đề ngữ pháp tiếng Việt, chắc chắn khóa luận của chúng tôi sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được đón nhận sự góp ý của quý
thầy cô và các bạn để khóa luận thực sự có chất lượng và hữu ích.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 4 tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Phượng

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của mình. Những
số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chưa được
công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Phượng

3


KÍ HIỆU VIẾT TẮT


CN

:

Chủ ngữ

VN

:

Vị ngữ

BN

:

Bổ ngữ

TRN :

Trạng ngữ

DT

:

Danh từ

ĐT


:

Động từ

TT

:

Tính từ

ST

:

Số từ

Đ.T :

Đại từ

PT

:

Phụ từ

P.T

:


Phó từ

HS

:

Học sinh

VD

:

Ví dụ

SGK :

Sách giáo khoa

Nxb :

Nhà xuất bản

THCS:

Trung học cơ sở

4



MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

1

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cơ sở khoa học

2

1.2. Cơ sở thực tiễn

2

2. Lịch sử vấn đề

3

2.1. Những giáo trình và tài liệu nghiên cứu về ngữ pháp học

3

2.2. SGK Tiếng Việt ở tiểu học và SGK Ngữ văn ở THCS

4

2.3. Việc nghiên cứu về từ loại danh từ của sinh viên Khoa Giáo dục

Tiểu học

6

3. Đối tượng nghiên cứu

6

4. Mục đích nghiên cứu

6

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

7

6. Phạm vi nghiên cứu

7

7. Phương pháp nghiên cứu

7

8. Cấu trúc khoá luận

8

NỘI DUNG


9

Chương 1: Cơ sở lí luận chung

9

1.1 Cơ sở ngôn ngữ học

9

1.1.1. Từ loại là gì?

9

1.1.2. Tiêu chí phân định từ loại tiếng Việt

9

1.1.3. Kết quả phân định từ loại tiếng Việt

12

1.1.4. Hiện tượng chuyển loại từ trong tiếng Việt

13

1.2. Cơ sở tâm lý học

14


1.2.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học

14

1.2.2. Khả năng tiếp nhận của học sinh tiểu học trong hoạt động
giao tiếp bằng tiếng Việt

16
5


1.3. Cơ sở giáo dục

16

1.3.1. Mục tiêu dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học

16

1.3.2. Những nguyên tắc dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học

17

Chương 2: Danh từ trong tiếng Việt

21

2.1. Khái niệm

21


2.2. Phân loại danh từ

22

2.3. Chức năng của danh từ trong tiếng Việt

33

2.3.1. Chức năng biểu thị ý nghĩa từ vựng của danh từ

34

2.3.2. Chức năng ngữ pháp của danh từ

34

2.3.3. Chức năng ngữ pháp của danh từ trong câu

36

2.4. Khả năng chuyển hóa từ loại của danh từ

38

Chương 3: Nội dung phương pháp bồi dưỡng vốn hiểu biết về danh
40

từ cho học sinh tiểu học
3.1. Miêu tả kết quả khảo sát, thống kê vốn hiểu biết về danh từ của

học sinh tiểu học

40

3.2. Đề xuất nội dung, phương pháp bồi dưỡng vốn hiểu biết về danh
từ cho học sinh tiểu học

48

3.2.1. Tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy học danh từ trong SGK
Tiếng Việt ở tiểu học

48

3.2.2. Đề xuất nội dung, phương pháp bồi dưỡng vốn hiểu biết về
danh từ cho học sinh tiểu học

51

KẾT LUẬN

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO

58

6



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cơ sở khoa học
Nói đến vẻ đẹp của ngôn ngữ - một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, ca
dao từng có câu: "Vàng thì thử lửa, thử than. Chuông kêu thử tiếng, người
ngoan thử lời", hay "Người thanh tiếng nói cũng thanh". Bác Hồ cũng đã viết
rằng: "Ngôn ngữ là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân
tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phát triển ngày một
rộng khắp"(Báo Nhân dân 9/9/1964). Để có thể giữ gìn, phát triển ngôn ngữ
thì chúng ta phải nghiên cứu ngôn ngữ dưới ánh sáng của khoa học.
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Ngôn ngữ được hình thành
và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con người. Trong cuộc sống
lao động và sinh hoạt của con người, hoạt động giao tiếp và tư duy gắn bó mật
thiết với nhau. Khi lao động và sinh hoạt, con người phải thông báo cho nhau
về sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó mà họ đang quan tâm; nhưng để thực
hiện mục đích trên, con người lại cần có hiểu biết về chúng, cần khái quát các
sự vật, sự việc, hiện tượng đó thành từng lớp, từng nhóm để tìm hiểu. Các
phương tiện ngôn ngữ nói chung, các danh từ nói riêng xuất hiện đã giúp con
người thỏa mãn những nhu cầu đó. Các danh từ với chức năng định danh sự
vật và biểu thị khái niệm về sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan đã
giúp con người có thể nhận thức thế giới và nhận thức chính mình một cách
dễ dàng, thuận lợi. Như vậy, xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của
danh từ trong hoạt động giao tiếp và tư duy của con người, chúng tôi mong
muốn tìm hiểu kĩ càng hơn về từ loại này.
Mặt khác khi nghiên cứu ngôn ngữ của một dân tộc về mặt ngữ pháp
không thể không nghiên cứu về từ loại. Cho đến nay, việc nghiên cứu ngữ
pháp đã được mở rộng ra nhiều bình diện (kết học, nghĩa học và dụng học).
Ngữ pháp được nghiên cứu ở rất nhiều góc nhìn: ngữ pháp hình thức, ngữ
pháp chức năng,… vì thế việc nghiên cứu về từ loại tiếng Việt, hẹp hơn là
7



nghiên cứu về một từ loại như danh từ gắn với những yêu cầu mới của ngữ
pháp học là điều rất cần thiết.
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Đặc điểm loại hình ngôn
ngữ và bản sắc dân tộc có ảnh hưởng gì đến việc nghiên cứu về từ loại tiếng
Việt? Câu hỏi đó chỉ có thể trả lời thuyết phục khi ta đi sâu nghiên cứu vào
một từ loại cụ thể như danh từ.
Danh từ là một trong những từ loại quan trọng của một ngôn ngữ nói
chung và của tiếng Việt nói riêng. Danh từ có một số lượng rất lớn trong hệ
thống từ vựng và có một vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu ngữ pháp. Đặc
biệt trong quan hệ với động từ, danh từ đã cùng với động từ tạo nên một cái
trục mà quay quanh nó là các vấn đề của cả từ ngữ lẫn cú pháp. Vì lẽ đó mà
việc nghiên cứu về nó là rất cần thiết.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Đề tài khóa luận còn có ý nghĩa thực tiễn đối với việc học tập của sinh
viên khoa Giáo dục Tiểu học trong hiện tại và việc dạy học của tác giả khóa
luận trong tương lai. Qua việc thực hiện đề tài khóa luận, chúng tôi có điều
kiện tìm hiểu tỉ mỉ, sâu sắc hơn những kiến thức về từ loại danh từ trong hệ
thống từ loại tiếng Việt vốn rất đa dạng và phong phú. Nhờ vậy, bản thân tác
giả khóa luận có thể củng cố, nâng cao kiến thức về từ loại tiếng Việt, cách
phân biệt cũng như sử dụng những kiến thức đó trong ngôn ngữ nói và viết.
Việc thực hiện đề tài nghiên cứu về từ loại danh từ, đặc biệt nghiên cứu về
vốn hiểu biết về từ loại này của học sinh tiểu học giúp tác giả tìm ra phương
pháp và nội dung bồi dưỡng tiếng Việt cho học sinh tiểu học là vô cùng hữu ích.
Nhận thức rõ ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài, chúng tôi
cho rằng việc thực hiện đề tài khóa luận “Danh từ trong tiếng Việt và việc
bồi dưỡng vốn hiểu biết danh từ cho học sinh tiểu học” là rất cần thiết.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về danh từ là vấn đề không hoàn toàn mới, bởi vì từ đầu thế kỉ

XX cho đến nay, ở Việt Nam nhiều nhà ngữ pháp học, nhiều nhà biên soạn
sách giáo khoa về tiếng Việt và nhiều người học tập, nghiên cứu về ngôn ngữ
8


đã quan tâm tìm hiểu. Có thể tổng thuật tình hình nghiên cứu về từ loại trong
một số tài liệu tiêu biểu sau:
2.1. Những giáo trình và tài liệu nghiên cứu về ngữ pháp học
Nhiều nhà ngữ pháp học, trong đó có một số nhà ngữ pháp học có tên
tuổi đã nghiên cứu về từ loại danh từ trong những giáo trình họ đã biên soạn như:
- Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê - Khảo luận về ngữ pháp Việt
Nam - Đại học Huế - 1963.
- Đinh Văn Đức - Ngữ pháp tiếng Việt - Nxb Đại học và Trung học
Chuyên nghiệp - 1986.
- Hoàng Văn Thung, Lê A - Ngữ pháp tiếng Việt - Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 1 - 1994.
- Nguyễn Anh Quế - Ngữ pháp tiếng Việt - Nxb Giáo dục - 1996.
- Diệp Quang Ban - Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1) - Nxb Giáo dục - 2008.
Trong các công trình trên, từ loại danh từ được các nhà ngữ pháp học
tìm hiểu và trình bày những vấn đề lý thuyết ở các nội dung cơ bản như: khái
niệm về danh từ, phân loại danh từ thành những tiểu loại cụ thể, một số tác
giả đề cập đến chức năng ngữ pháp của danh từ trong cụm từ và câu. Tuy có
sự thống nhất trong một số nội dung nghiên cứu đã nêu trên nhưng giữa các
nhà ngữ pháp vẫn còn những điểm chưa nhất quán.
Điều đó thể hiện trước hết ở cách dùng thuật ngữ. Trương Văn Chình
và Nguyễn Hiến Lê là các nhà nghiên cứu và giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt ở
Đại học Huế trước ngày miền Nam giải phóng. Do chịu ít nhiều ảnh hưởng
của ngôn ngữ phương Tây cho nên trong cuốn “Khảo luận về ngữ pháp Việt
Nam” họ đã sử dụng thật ngữ “chủ từ” thay cho thuật ngữ “danh từ”. Việc
nghiên cứu về từ loại này của hai ông rất sơ lược.

Giữa một số nhà khoa học, việc đưa ra các tiêu chí phân loại danh từ
cũng có sự chênh. Nguyễn Tài Cẩn là một trong những nhà khoa học đã có
một công trình nghiên cứu chuyên biệt về danh từ. Trong cuốn “Từ loại danh
từ trong tiếng Việt hiện đại - 1975” ông cho rằng tiêu chuẩn chính của việc
phân loại danh từ là dựa trên khả năng của danh từ trong việc tạo ra danh ngữ.
9


Khác với Nguyễn Tài Cẩn, Diệp Quang Ban trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt
- tập một” lại cho rằng việc phân loại danh từ dựa trên một số diện đối lập
trong nội bộ danh từ như: đối lập giữa danh từ riêng với danh từ chung, đối
lập ở bên trong danh từ chung.
Sự chưa thống nhất giữa các nhà Việt ngữ học còn biểu hiện ở việc
phân loại và kết quả phân loại danh từ. Trong khi đa số các nhà nghiên cứu
chia danh từ làm hai loại lớn đó là danh từ chung và danh từ riêng thì Đinh
Văn Đức trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt - từ loại - 1986” lại chia danh từ
thành hai loại lớn đó là danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng.
2.2. SGK Tiếng Việt ở Tiểu học và SGK Ngữ văn ở THCS
2.2.1. SGK Tiếng Việt ở Tiểu học
Ở chương trình cải cách giáo dục bậc Tiểu học, từ loại danh từ được
đưa vào dạy trong phân môn Luyện từ và câu, thực hiện từ lớp 2, củng cố ở
lớp 3 và được nâng cao ở lớp 4,5 trong các bài:
Lớp 2:
- Từ chỉ sự vật - tuần 3 (trang 26, tập 1).
- Từ chỉ sự vật - tuần 4 (trang 35, tập 1).
- Tên riêng và cách viết hoa tên riêng - tuần 5 (trang 44, tập 1).
Lớp 3:
- Ôn về từ chỉ sự vật - tuần 1 (trang 8, tập 1).
Lớp 4:
- Danh từ - tuần 5 (trang 52, tập 1).

- Danh từ chung và danh từ riêng - tuần 6 (trang 57, tập 1).
- Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam - tuần 7 (trang 68, tập 1).
- Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam - tuần 7 (trang 74, tập 1).
- Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài - tuần 8 (trang 78, tập 1).
Lớp 5:
- Ôn tập về từ loại - tuần 14 (2 tiết, trang 137, 142, tập 1).
2.2.2. Dạy học từ loại danh từ trong SGK Ngữ văn ở THCS

10


Đến THCS, từ loại danh từ tiếp tục được đưa vào giảng dạy trong môn
học Ngữ văn, nhưng nội dung kiến thức có sự mở rộng hơn, những vấn đề về
từ loại danh từ được đề cập đầy đủ hơn so với cấp Tiểu học.
Cụ thể bài “Danh từ” ở Ngữ văn 6, tập 1 đã trình bày hai nội dung cơ
bản: đặc điểm của danh từ và phân loại danh từ. Trong đó việc xem xét từ loại
danh từ dựa trên 3 tiêu chí cơ bản: ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và
chức vụ cú pháp. Để đưa ra kết luận về đặc điểm của danh từ và phân loại
danh từ, nhà biên soạn đã dựa trên các ngữ liệu, phân tích ngữ liệu, nhận xét
để tìm ra đặc điểm chung. Sự phân loại danh từ trong Ngữ văn 6 như sau:
Danh từ

Danh từ chỉ sự
vật

Danh từ chỉ đơn
vị
Danh từ chỉ đơn
vị quy ước


Danh từ chỉ đơn vị
tự nhiên

Danh từ chỉ đơn
Danh từ chỉ đơn
Việc
từ của sinh viên khoa Giáo dục
vị2.3.
chính
xácnghiên cứu về từ loạivịdanh
ước chừng
Tiểu học
Việc nghiên cứu về từ loại đã được đề cập trong một số khóa luận của
sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học như:
- Tìm hiểu khả năng xác định từ loại cơ bản của học sinh Tiểu học lớp
4 trên cơ sở các bài tập đọc - Trần Thị Hoa - 2008.
- Tìm hiểu khả năng nhận diện và phân biệt các từ loại cơ bản (danh từ,
động từ, tính từ) của học sinh Tiểu học - Nguyễn Thị Cẩm Vân - 2011.
- Một số biện pháp giúp học sinh Tiểu học phân định từ loại tiếng ViệtLê Thị Việt Hằng - 2011.
Từ việc tổng thuật tình hình nghiên cứu về danh từ, có thể thấy:
11


Nghiên cứu về từ loại danh từ là vấn đề không mới vì đã có nhiều
người quan tâm và tìm hiểu. Tuy vậy, việc kế thừa và chọn lọc kết quả nghiên
cứu của các nhà khoa học về danh từ gắn với việc khảo sát và bồi dưỡng vốn
hiểu biết về danh từ cho học sinh tiểu học chắc chắn không bao giờ là cũ. Vì
vậy đề tài này không có sự trùng lặp với những đề tài đã nghiên cứu về danh từ.
3. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu về: “Danh từ trong tiếng Việt và việc bồi dưỡng

vốn hiểu biết danh từ cho học sinh tiểu học”.
4. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi hướng đến những mục đích sau:
4.1. Củng cố, nâng cao hiểu biết cho bản thân về danh từ nói riêng, về
từ loại tiếng Việt nói chung.
4.2. Giúp các sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học có tài liệu tham khảo
tin cậy để có thể tìm hiều kĩ càng hơn, hệ thống hơn về một từ loại tiếng Việt.
4.3. Giúp các sinh viên năm cuối của khoa Giáo dục Tiểu học và những
giáo viên dạy ở tiểu học có tài liệu tham khảo về nội dung, phương pháp, bồi
dưỡng vốn hiểu biết về danh từ cho học sinh Tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lí luận cho đề tài.
5.2. Hệ thống hóa kiến thức về danh từ trong các tài liệu ngữ pháp đáng
tin cậy.
5.3. Điều tra vốn hiểu biết của học sinh tiểu học về danh từ, từ đó đề
xuất nội dung, phương pháp dạy học tiếng Việt thích hợp đề bồi dưỡng vốn
ngôn ngữ nhằm nâng cao năng lực giao tiếp và tư duy cho các em.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về từ loại danh từ.
- Bồi dưỡng vốn hiểu biết về danh từ cho học sinh tiểu học.
6.2. Giới hạn đối tượng khảo sát

12


Do thời gian có hạn vì vậy khóa luận chúng tôi chỉ tập trung khảo sát
vốn hiểu biết về danh từ của học sinh hai lớp 5A và 5B trường Tiểu học Tiên
Dương, xã Tiên Kha, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp thống kê
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để xác định vốn hiểu biết về
danh từ của học sinh tiểu học.
7.2. Phương pháp phân tích
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để xác định kết quả thống kê,
để chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự nghèo trong vốn hiểu biết về danh từ
của học sinh tiểu học.
7.3. Phương pháp miêu tả
Chúng tôi sử dụng phương pháp này khi cần tái hiện những ví dụ tiêu
biểu khi có danh từ.
7.4. Phương pháp tổng hợp
Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng để rút ra những nhận xét hoặc
kết luận trong đề tài.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của khóa luận
có 3 chương. Đó là:
Chương 1: Cơ sở lí luận chung
Chương 2: Danh từ trong tiếng Việt
Chương 3: Nội dung, phương pháp bồi dưỡng vốn hiểu biết về danh từ
cho học sinh tiểu học.

13


14


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG

1.1. Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.1. Từ loại là gì?
Từ loại là một phạm trù ngữ pháp lớn, cho đến nay chưa có một định
nghĩa thống nhất nào về từ loại, tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra
định nghĩa về từ loại như sau:
- Đinh Văn Đức (1986): Từ loại là các lớp từ trong một ngôn ngữ cụ
thể, được phân chia về mặt ngữ pháp (Ngữ pháp tiếng Việt - từ loại).
- Vũ Đức Nghiệu (chủ biên) - Nguyễn Văn Hiệp trong cuốn: “Dẫn luận
ngôn ngữ học” - 2010: Từ loại là những phạm trù ngữ pháp, chúng được xác
định và phân biệt với nhau vừa dựa trên những tiêu chí, đặc điểm về ý nghĩa,
lại vừa dựa trên những tiêu chí, đặc điểm, về mặt hình thức ngữ pháp, chức
năng ngữ pháp.
- Diệp Quang Ban (Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt - tập 1) cho rằng: Từ
loại là kết quả nghiên cứu vốn từ trên bình diện ngữ pháp, đó là những lớp từ
có chung bản chất ngữ pháp, được biểu hiện trong các đặc trưng thống nhất
dùng làm tiêu chuẩn tập hợp và quy loại.
Như vậy, dù đưa ra những định nghĩa khác nhau, song giữa các nhà
nghiên cứu vẫn có nhận định chung về từ loại: từ loại là phạm trù ngữ pháp,
được phân chia dựa trên các tiêu chí về mặt ngữ pháp.
1.1.2. Tiêu chí phân định từ loại tiếng Việt
Hiện nay để phân định từ loại tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học thường
lấy các tiêu chuẩn sau làm cơ sở:
1.1.2.1. Ý nghĩa khái quát của từ
Ý nghĩa khái quát là ý nghĩa phạm trù chung có tính khái quát hóa cao,
nó là kết quả của quá trình trừu tượng hóa ý nghĩa của hàng loạt cái cụ thể:
danh từ chỉ sự vật, động từ chỉ hoạt động, trạng thái, còn tính từ chỉ đặc
điểm, tính chất,… Mỗi ý nghĩa này tồn tại trong từng từ cụ thể thuộc cùng
lớp từ đó.
15



1.1.2.2. Khả năng kết hợp của từ
Trong cuốn: “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt - tập 1”, Diệp Quang Ban
cho rằng khả năng kết hợp của từ trong phạm vi nghiên cứu về từ loại được
hiểu như sau:
- Có hay không có khả năng làm thành tố chính trong cụm từ chính
phụ. Tiêu chuẩn này chủ yếu dùng vào việc phân biệt thực từ với hư từ, thực
từ có khả năng này, hư từ không có khả năng này.
Ví dụ: Danh từ, động từ, tính từ có khả năng làm thành tố chính trong
cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. Nhưng quan hệ từ, phụ từ… lại
không có khả năng này.
- Có khả năng kết hợp với những hư từ chuyên dùng để xác định từ loại
cho từ đang được xét. Hư từ được dùng để xác định từ loại cho một từ nào đó
được gọi là từ chứng (từ làm chứng cho tư cách từ loại của một từ). Trên cơ
sở đó, tiêu chuẩn về khả năng kết hợp được đánh giá như là tiêu chuẩn hình
thức của việc định loại từ tiếng Việt.
Ví dụ: Các phụ từ như: đã, đang, sẽ có khả năng đứng trước động từ để
bổ sung ý nghĩa thời gian hoạt động của động từ. Đó là các từ chứng được
dùng để xác định từ loại của từ trong thực tế sử dụng chính xác.
Chẳng hạn:
“Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sắc giang mang lạnh đang bay ngang trời
Mùa đông còn hết em ơi
Mà con én đã gọi người sang xuân”.
(Tố Hữu)
Nếu không căn cứ vào khả năng kết hợp của từ thông qua các từ chứng,
ta có thể nhầm “đỏ” ở câu thơ thứ nhất là tính từ chỉ sắc màu. Nhưng nhờ căn
cứ vào phụ từ “đang” - một từ chứng đứng trước “đỏ”, chúng ta dễ dàng nhận
ra “đỏ” là một động từ.


16


Vận dụng tiêu chí thứ hai - tiêu chí căn cứ vào khả năng kết hợp của từ,
chúng ta thấy rõ các danh từ có khả năng kết hợp với các định từ, số từ ở
trước nó và có khả năng kết hợp với các đại từ chỉ định ở sau nó.
Ví dụ: Tất cả trường đều nghỉ vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần.
PT

DT

Bốn em học sinh ấy đều ngoan và học giỏi.
ST DT

DT

Đ.T

1.1.2.3. Chức vụ cú pháp
Cũng theo Diệp Quang Ban trong cuốn: “Giáo trình ngữ pháp tiếng
Việt - tập 1”, chức vụ cú pháp là một từ thuộc từ loại nào đó thì thường giữ
một chức vụ trong câu. Hay hiểu theo cách khác, chức vụ cú pháp chính là
khả năng và cách thức thể hiện các chức năng ngữ pháp của từ trong câu (khả
năng đảm nhận các chức vụ ngữ pháp, chức năng của các thành phần câu,
chức năng nối tiếp các thành phần câu, chức năng tình thái hóa cho câu).
Các từ thuộc một lớp nào đó có thể đảm đương nhiều chức vụ cú pháp
ở trong câu. Trong các chức vụ cú pháp đó thường có một hoặc hai chức vụ
nổi lên rõ hơn tiêu biểu cho lớp từ đó.
- Danh từ thường làm chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ thường phải kết
hợp với từ “là”.

Ví dụ:

Quyển sách này hay quá!
DT
Cô Hà là giáo viên.
DT

DT(VN)

- Động từ thường giữ chức vụ vị ngữ, nhưng cũng có trường hợp động
từ làm chủ ngữ.
Ví dụ:

Em hãy ngồi im trong giờ học.
ĐT (VN)
Lao động là vinh quang.
ĐT (CN)
Ca hát làm cuộc sống thêm tươi vui.
17


ĐT(CN)
- Tính từ thường làm vị ngữ, trường hợp làm chủ ngữ ít hơn:
Ví dụ:

Chú mèo mướp có bộ lông vàng óng.
TT(VN)
Tham lam là một tính xấu.
TT(CN)


Như vậy, việc phân định từ loại tiếng Việt được dựa vào một tập hợp ba
tiêu chí: (1) ý nghĩa từ vựng - ngữ pháp khái quát có tính chất phạm trù của
từ, (2) khả năng kết hợp của từ và (3) chức năng cú pháp chủ yếu của từ.
Trong đó, các tiêu chí (1) và (2) có vai trò quan trọng trong việc tập hợp và
quy loại từ.
1.1.3. Kết quả phân định từ loại tiếng Việt
Dựa vào ba tiêu chí trên, các nhà nghiên cứu thường chia từ loại tiếng
Việt thành hai nhóm lớn, đó là thực từ và hư từ. Tuy nhiên, cũng có một số
nhà nghiên cứu cho rằng có một lớp từ ở giữa, đó là lớp từ trung gian, nhưng
ở đây chúng tôi chỉ xét ở 2 lớp lớn: thực từ và hư từ. Trong cuốn: “Ngữ pháp
tiếng Việt” Hoàng Văn Thung - Lê A đã định nghĩa như sau:
- Thực từ: là các từ gọi tên đối tượng (sự vật, hành động, trạng thái,
tính chất, số lượng,…).
- Hư từ: là các từ chỉ các quan hệ giữa đối tượng với thực tại (quan hệ
thời - thể…); hoặc quan hệ giữa các đối tượng (quan hệ đồng nhất, đẳng lập,
chính phụ…); hoặc quan hệ giữa đối tượng phản ánh với các đối tượng tham
gia giao tiếp (quan hệ giữa nội dung câu nói)
Sự phân chia từ loại thành nhóm lớn có sự đồng nhất, tuy nhiên khi đi
vào phân nhóm lớn thành các nhóm nhỏ thì giữa các nhà nghiên cứu lại không
có sự đồng nhất.
- Đinh Văn Đức trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt - từ loại”, đã chia từ
loại tiếng Việt thành 9 loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, từ phụ, từ
nối, tiểu từ, trợ từ.

18


- Diệp Quang Ban trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt - tập 1” chia từ loại
tiếng Việt thành 9 loại nhưng có điểm khác với Đinh Văn Đức: danh từ, động
từ, tính từ, số từ, đại từ, phụ từ, quan hệ từ, tính thái từ, thán từ.

- Nguyễn Hữu Quỳnh trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” cũng chia từ
loại tiếng Việt thành 9 loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phó từ,
quan hệ từ, trợ từ, thán từ.
- Hoàng Văn Thung - Lê A trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”, từ loại
tiếng Việt được chia thành 8 loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phụ
từ, quan hệ từ, tình thái từ.
Như vậy, theo đa số các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thì lớp thực từ bao
gồm: danh từ, động từ, tính từ, đại từ. Hư từ bao gồm: phụ từ, số từ, quan hệ
từ, tình thái từ.
Theo sự tóm lược trên, việc phân loại có sự chênh lệch nhưng danh từ
và động từ đều được xếp vào lớp thực từ.
1.1.4. Hiện tượng chuyển loại từ trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt có hiện tượng một số từ có vỏ ngữ âm giống nhau
nhưng ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của các từ đó lại khác nhau khi đặt
chúng vào một ngữ cảnh nào đó. Trong trường hợp như vậy, từ đã chuyển đổi
sang một chức năng khác và chuyển sang một từ loại khác. Đó là hiện tượng
chuyển loại của từ (“Ngữ pháp tiếng Việt” - Nguyễn Hữu Quỳnh).
Nguyễn Hữu Quỳnh đã đưa ra một số hiện tượng chuyển loại của từ
như sau:
a. Chuyển loại danh từ sang động từ.
Ví dụ:

- Cái cuốc, cái cày, cái bừa… (DT)
- Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa. (ĐT)
b. Chuyển loại danh từ sang tính từ.

Ví dụ:

- các anh hùng dân tộc (DT)
- một dân tộc anh hùng (TT)

- nhà máy gang thép (DT)
- ý chí gang thép (TT)
19


c. Chuyển loại động từ sang danh từ.
Ví dụ:

ĐT

DT

yêu cầu



những yêu cầu

thắc mắc



những thắc mắc

quyết định



sự quyết định


băn khoăn



những băn khoăn

suy nghĩ



điều suy nghĩ

d. Chuyển loại thực từ sang hư từ.
 Các động từ có thể chuyển loại thành phó từ.
Ví dụ: đi, về, ra, vào, lên, xuống (ĐT)
Nói đi! Làm đi! Trắng ra, béo ra, đỏ lên (P.T).
 Các động từ cho, để, ở, nên chuyển thành quan hệ từ: ở giữa, vì –
nên, giặt sạch cho trắng, …
1.2. Cơ sở tâm lý học
1.2.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
Học sinh tiểu học có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Bước vào lớp 1, các em
rất bỡ ngỡ khi chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt
động học tập. Ở các lớp cao hơn, tâm lý đó dần dần mất đi vì trong nhà
trường hoạt động học đã trở thành hoạt động chủ đạo của các em. Ở đây
chúng ta sẽ tìm hiểu một số đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học.
1.2.1.1. Tư duy
a. Khái niệm
Tư duy, theo Nguyễn Thiện Giáp là quá trình nhận thức và phản ánh
nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội.
b. Hai quá trình tư duy của con người

- Tư duy cảm tính: đó là quá trình nhận thức, phản ánh nhận thức của
con người bằng trực quan sinh động.
- Tư duy lí tính (tư duy trừu tượng) là quá trình nhận thức, phản ánh
nhận thức của con người bằng khái niệm, phán đoán và suy luận.
c. Quá trình tư duy của học sinh tiểu học
20


Do đặc điểm tâm lí, lứa tuổi, sự phát triển tư duy của các em diễn ra
theo con đường: từ cụ thể, trực quan đến trừu tượng.
Khả năng nhận thức về hiện thực khách quan của học sinh tiểu học bắt
đầu từ cảm giác, tri giác. Sau đó, khả năng liên tưởng, tưởng tượng các biểu
tượng dần phát triển. Ở những lớp cuối bậc tiểu học khả năng dùng khái niệm,
phán đoán với các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp ngày càng phong phú.
1.2.1.2. Tri giác
Tri giác là quá trình nhận thức cao hơn cảm giác, phản ánh trực tiếp và
trọn vẹn sự vật, hiện tượng bên ngoài với đầy đủ đặc tính của nó.
Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và
mang tính không ổn định: ở giai đoạn đầu tiểu học tri giác thường gắn với
hành động trực quan. Đến giai đoạn cuối tiểu học, tri giác của các em bắt đầu
mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc
sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng
đó là tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc
nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó,...)
1.2.1.3. Tưởng tượng
Tưởng tượng là một quá trình nhận thức, phản ánh những cái chưa từng
có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới
trên cơ sở những biểu tượng đã có.
Tưởng tượng của học sinh tiểu học phân chia làm hai loại:
- Tưởng tượng tái tạo: Học sinh hình dung ra những gì đã thấy, đã cảm

nhận được.
- Tưởng tượng sáng tạo: Quá trình học sinh tạo ra biểu tượng mới. Học
sinh có thể tưởng tượng ra hình ảnh của các sự vật, hiện tượng, các cảnh quan
địa lí, các sự kiện lịch sử, các nhân vật thông qua nội dung được trình bày
trong các bài tập đọc.
1.2.2. Khả năng tiếp nhận của học sinh tiểu học trong hoạt động giao
tiếp bằng tiếng Việt
Thông qua hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt, học sinh thổ lộ tâm tư,
tình cảm của mình với người xung quanh. Đúng như N.K.A.Usinxki đã nhận
21


định: “Trẻ em đi vào trong đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó
duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh
đứa trẻ được phản ánh trong nó thông qua chính công cụ này”.
Dựa vào những đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học mà chương trình
Tiếng Việt ở tiểu học đưa ra mục tiêu giao tiếp bằng tiếng Việt là hình thành
các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết lên hàng ưu tiên. Như vậy, dạy học theo
quan điểm giao tiếp bằng tiếng Việt là mục đích số một của việc dạy học
Tiếng Việt ở tiểu học.
1.3. Cơ sở giáo dục
1.3.1. Mục tiêu dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học
Dựa trên những đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học mà mục tiêu dạy
học tiếng Việt ở tiểu học được xác định như sau:
“Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt
(nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động
lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao
tác tư duy.
Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những
hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hoá, văn học Việt Nam

và nước ngoài.
Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa” (Quyết định số 43/ 2001/ QĐ - BGD &ĐT).
Từ mục tiêu chung về dạy học tiếng Việt có thể đưa ra mục tiêu về dạy
học từ loại danh từ trong chương trình tiếng Việt ở tiểu học như sau:
“Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng danh từ trong
lời nói, câu văn để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động lứa tuổi.
Qua đó góp phần nâng cao năng lực tư duy cho các em.
Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về danh từ, nhận biết
danh từ trong văn bản, bồi dưỡng vốn hiểu biết về danh từ để giúp các em sử
dụng danh từ đúng lúc, đúng mục đích giao tiếp.
22


Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng của các từ loại danh từ, góp phần hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa”.
1.3.2. Những nguyên tắc dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học
Những nguyên tắc đặc trưng của quá trình dạy học tiếng Việt ở tiểu học
phản ánh được đặc trưng của chính quá trình dạy học tiếng Việt ở tiểu học và
chi phối, bao trùm lên tất cả quá trình.
Những nguyên tắc đang được xem xét là chung nhất và mang tính đặc
thù trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học là:
1.3.2.1. Nguyên tắc phát triển lời nói
Nguyên tắc này yêu cầu:
Việc lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học phải lấy hoạt động giao tiếp
làm mục đích, tức là hướng vào việc hình thành các kỹ năng: nghe, nói, đọc,
viết cho học sinh.
Xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức, tức là đưa

chúng vào các đơn vị lớn hơn.
Phải tổ chức hoạt động nói năng của học sinh để dạy học tiếng Việt,
nghĩa là phải sử dụng giao tiếp như một phương pháp dạy học chủ đạo ở tiểu học.
1.3.2.2. Nguyên tắc phát triển tư duy
Nguyên tắc này yêu cầu:
Phải chú ý rèn luyện các thao tác và phẩm chất tư duy trong giờ dạy
tiếng Việt.
Phải làm cho học sinh thông hiểu ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ.
Phải tạo điều kiện cho học sinh nắm được nội dung các vấn đề cần nói,
viết và biết thể hiện nội dung này bằng phương tiện ngôn ngữ.
1.3.2.3. Nguyên tắc chú ý đến các đặc điểm tâm lí và trình độ tiếng mẹ
đẻ của học sinh.
Nguyên tắc này yêu cầu:
Việc dạy học tiếng phải chú ý đến đặc điểm tâm lí của học sinh, đặc
biệt là bước chuyển khó khăn từ hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi sang
hoạt động học tập.
23


Việc dạy học tiếng phải dựa trên sự hiểu biết chắc chắn về trình độ
tiếng mẹ đẻ vốn có của học sinh.
Sự vận dụng nguyên tắc này khi dạy tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ
đẻ và tư cách là ngôn ngữ thứ hai có khác nhau.
Trước hết, với những học sinh người Việt, khi nghiên cứu tiếng Việt,
học sinh tiếp xúc với một đối tượng quen thuộc, gắn bó trực tiếp với cuộc
sống hàng ngày của các em. Trước khi đến trường, các em đã nắm hai dạng
hoạt động nói và nghe, các em đã có một vốn từ và quy tắc ngữ pháp nhất
định. Vì vậy, cần phải điều tra, nắm vững vốn tiếng Việt của học sinh theo
từng lớp, từng vùng khác nhau để hoạch định nội dung, kế hoạch và phương
pháp dạy học. Đó là yêu cầu thứ nhất của việc thực hiện nguyên tắc. Yêu cầu

thứ hai là phải phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học
tiếng Việt. Yêu cầu thứ ba là giáo viên cần phát huy những năng lực tích cực
của học sinh, hạn chế và xoá bỏ những mặt tiêu cực về lời nói của các em
trong quá trình học tập.
- Từ loại danh từ được đưa vào dạy học trong phân môn Luyện từ và
câu. Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên cần tuân thủ theo các nguyên
tắc sau:
1.3.2.4. Nguyên tắc giao tiếp
Nguyên tắc này đòi hỏi việc dạy học từ, câu nằm trong quỹ đạo dạy
tiếng như một công cụ giao tiếp, nhằm thực hiện mục tiêu của chương trình
Tiếng Việt tiểu học mới: “hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng sử dụng
tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường
hoạt động của lứa tuổi”. Quan điểm giao tiếp chi phối nội dung chương trình
môn Tiếng Việt nói chung cũng như phân môn Luyện từ và câu nói riêng.
1.3.2.5. Nguyên tắc tích hợp
Không có vốn từ phong phú, không hiểu nghĩa và đặc điểm ngữ pháp
của từ thì không thể đặt câu đúng, đồng thời, nếu không nắm vững quy tắc đặt
câu thì dù có vốn từ phong phú, dù nắm chắc nghĩa của từ vẫn không trình
bày được ý kiến của mình một cách đúng đắn, mạch lạc, rõ ràng. Vì vậy, việc
luyện từ và luyện câu không thể tách rời. Bên cạnh đó, các bộ phận của
24


chương trình Luyện từ và câu như từ, cấu tạo từ, từ loại, câu, các thành phần
câu, các kiểu câu và liên kết câu cũng phải được nghiên cứu trong sự gắn bó
thống nhất.
Mặt khác, do lượng từ và câu mà học sinh thu nhận được trong giờ
Luyện từ và câu là rất nhỏ so với các giờ học khác cũng như trong các hoạt
động trong và ngoài nhà trường; cho nên không thể dạy từ và câu bó hẹp
trong tiết Luyện từ và câu mà đòi hỏi phải được tiến hành mọi lúc, mọi nơi,

trong tất cả các môn học và các phân môn khác của môn Tiếng Việt.
1.3.2.6. Nguyên tắc trực quan
Nguyên tắc trực quan được xây dựng còn dựa vào sự thống nhất giữa
trừu tượng và cụ thể trong ngữ pháp. Đặc điểm của việc vận dụng nguyên tắc
trực quan trong dạy từ là ở chỗ: từ là một tổ hợp kích thích nghe, nhìn, vận
động, cấu âm. Thực hiện nguyên tắc trực quan trong việc dạy nghĩa từ là cần
làm sao trong giải nghĩa, việc tiếp nhận của HS không phiến diện mà hình
thành trên cơ sở của sự tác động qua lại của những cảm giác khác nhau: nghe,
nhìn, phát âm, viết.
1.3.2.7. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống của từ, câu trong dạy học
Luyện từ và câu
Những thành tựu nghiên cứu trong ngôn ngữ học về bản chất nghĩa của
từ, cấu tạo từ, các lớp từ, bản chất cấu tạo của câu, các kiểu câu, liên kết câu
là cơ sở để dạy các bài lí thuyết về từ, câu. Chúng ta cần nắm được và cho học
sinh từng bước làm quen với các khái niệm nghĩa của từ, tính nhiều nghĩa,
đồng nghĩa, trái nghĩa, cấu tạo câu, các kiểu câu. Mặt khác, dựa vào kiến thức
từ vựng học, người ta đã xác lập những nguyên tắc để dạy từ theo quan điểm
thực hành, hay nói cách khác, làm giàu vốn từ cho học sinh. Dạy từ nhất thiết
phải tính đến đặc điểm của từ như một đơn vị ngôn ngữ: quan hệ trực tiếp của
từ với thế giới bên ngoài.
1.4. Tiểu kết chương 1
Như vậy ở chương 1, khi xác định cơ sở lý luận cho đề tài khoá luận,
chúng tôi đã lựa chọn một số lý thuyết thuộc: đại cương ngôn ngữ, ngữ pháp
học, tâm lí học và giáo dục học. Những lý luận có tính chất liên ngành đó
chắc chắn sẽ là những cơ sở tin cậy để chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ và
mục đích nghiên cứu của mình.
25



×