Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Đánh giá khả năng nhân rộng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện tân kỳ, nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 61 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phân bón là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Ai cũng
biết phân bón có tác dụng to lớn trong việc làm tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên
không phải ai cũng biết cách sử dụng phân bón một cách hợp lý, cân đối để vừa đạt
năng suất cây trồng cao, vừa thu được hiệu quả kinh tế lớn, vừa bảo vệ được môi
trường sinh thái.
Hàng năm, nông dân đổ xuống đồng ruộng lượng lớn phân hoá học, thuốc bảo
vệ thực vật làm cho cấu trúc đất bị thay đổi. Nếu cứ tiếp tục như vậy, đồng ruộng sẽ
mất dần độ phì nhiêu, môi trường ô nhiễm, sức khoẻ con người bị ảnh hưởng. Do
vậy, việc sử dụng chất thải chăn nuôi, chất thải nông nghiệp làm phân bón hữu cơ
có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế, xã hội, môi trường.
Hiện nay sự phát triển của nền nông nghệp nước ta đang đi vào mức độ thâm
canh cao với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hoá học
và hàng loạt các biện pháp như trồng lúa ba vụ, phá rừng canh tác cà phê…. Với
mục đích khai thác chạy theo năng suất sản lượng. Chính vì vậy, với sự canh tác
trên đã làm cho đất ngày càng thoái hoá, dinh dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng
hệ sinh thái trong đất, hệ vi sinh vật trong đất bị phá huỷ, tồn dư các chất độc hại
ngày càng cao, nguồn bệnh tích luỹ trong đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số
dịch hại không dự báo trước.
Chính vì vậy, xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với tăng cường
sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng là xu hướng
chung của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung.
Tỉnh Nghệ An là vùng có thế mạnh nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp chiếm
tỷ lệ cao, người nông dân thường sử dụng phân bón vô cơ là chủ yếu, nhiều năm
như vậy nguồn dinh dưỡng của đất cạn kiệt và trở thành đất bạc màu về lâu dài
chúng ta phải kết hợp bổ sung nguồn phân hữu cơ cho đất để phục hồi và tăng độ
phì nhiêu. Thế nhưng trong thực tế sản xuất phát sinh vấn đề nan giải là làm sao để
xử lý và tận dụng được nguồn phế phẩm của chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả mà
không ảnh hưởng đến môi trường.


1


Khác với phân hoá học, phân hữu cơ có chứa rất nhiều nguyên tố dinh dưỡng,
từ các nguyên tố đa lượng N, P, K,… đến các nguyên tố vi lượng Fe, Zn, Mn, Cu,
B, Mo… không những có tác dụng tăng năng suất cây trồng mà còn có khả năng
làm tăng hiệu lực cho các loại phân hoá học và góp phần cải tạo đất.
Theo khảo sát nhiều hộ sản xuất nông nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh cho thấy
lượng chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp rất lớn không được xử lý và sử
dụng an toàn cho môi trường gây ô nhiễm môi trường và bức xúc cho người dân
xung quanh.
Trên thực tế hiện nay, nhiều vùng nông thôn vẫn còn thói quen sử dụng phân
tươi (không qua ủ mục) để bón nên cây trồng thường hay bị nhiễm các vi khuẩn gây
bệnh, trứng giun sán... vừa không mang lại hiệu quả cao mà còn là nguyên nhân gây
hại tới sức khoẻ người sản xuất và chất lượng nông sản.
Tân Kỳ là huyện miền núi phía tây Nghệ An, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu
nên nguồn phế thải nông nghiệp rất lớn. Hiện nay trên địa bàn toàn huyện có
khoảng 6.600 ha lúa, 7.000 ha ngô, 4.500 ha mía, 1000 ha lạc, 2000 ha sắn và 850
ha đậu và các loại......lượng phế thải hàng năm 40.000-50.000 tấn/năm và nguồn
phế thải từ các nhà máy chế biến khoảng 10.000 tấn/năm ( Công ty mía đường Sông
Con). Nguồn phế thải này nếu không được xử lý kịp thời sẽ là tác nhân gây ô nhiễm
môi trường.
Nhằm chung tay góp phần xây dựng và hoàn thiện nền nông nghiệp hữu cơ
bền vững theo hướng sinh học. Nhiều công trình xây dựng thành công quy trình tạo
phân hữu cơ chất lượng cao (compost) từ phân, rác thải sinh hoạt và chất thải công
nghiệp, trong đó có dự án: “Hỗ trợ nhân rộng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi
sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp quy mô hộ gia đình tại huyện Tân Kỳ, Nghệ
An”.
Vì vậy nhằm giải quyết nhu cầu phân bón của các hộ sản xuất nông nghiệp và
xử lý được nguồn rác thải hữu cơ trên địa bàn huyện Tân Kỳ tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài: “Đánh giá khả năng nhân rộng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ
vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện
Tân Kỳ, Nghệ An”

2


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chế phẩm
phụ nông nghiệp quy mô hộ gia đình nhằm phổ biến và nhân rộng tiến bộ sản xuất
phân bón hữu cơ vi sinh đến các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp.
2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá được hiệu quả của mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế phụ
phẩm nông nghiệp quy mô hộ gia đình.

-

Đánh giá được các khả năng nhân rộng mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh
từ phế phụ phẩm nông nghiệp quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện Tân
Kỳ.

- Xác định những đặc điểm thuận lợi và khó khăn của mô hình sản xuất phân
bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp quy mô hộ gia đình khi tiến
hành nhân rộng trên địa bàn huyện Tân Kỳ.

3



Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm
1.1.1.1 Phân bón
Phân bón là những chất hoặc hợp chất có chứa một hay nhiều chất dinh
dưỡng thiết yếu đối với cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt cho
năng suất cao hoặc làm tăng độ phì nhiêu của đất. Hoặc có thể hiểu một cách đơn
giản, phân bón là “ thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng.[7]
1.1.1.2 Phân hữu cơ
Phân hữu cơ là phân bón bao gồm các loại phân có nguồn gốc từ động thực
vật như phân chuồng, phân xanh và các loại phân chế biến khác. Dùng bón cho đất
để làm tăng độ phì nhiêu của đất.[6]
1.1.1.3 Phân hữu cơ vi sinh
Phân bón hữu cơ vi sinh là sản phẩm được sản xuất từ các nguyên liệu hữu
cơ khác nhau nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, chứa một
hay nhiều chủng vi sinh vật sống được tuyển chọn với mật độ quy định, góp phần
làm tăng năng suất chất lượng nông sản. Phân hữu cơ vi sinh vật không gây ảnh
hưởng xấu đến con người, động vật, môi trường sinh thái và chất lượng sản phẩm.
[4].[5].
1.1.2 Chế phẩm sinh học Compost Maker
1.1.2.1 Khái niệm
- Chế phẩm sinh học Compost Maker là một loại men ủ tổng hợp sản xuất từ các
chủng vi sinh vật phân giải chất xơ, chất hữu cơ và vi sinh vật phân giải lân có mật
độ vi sinh tuyển chọn không nhỏ hơn 108vsv/g.[1]
- Sản phẩm có chứa tổ hợp vi sinh vật có khả năng chuyển hóa, phân giải các hợp
chất hữu cơ và khử mùi hôi. Các chủng vi sinh vật trong chế phẩm đảm bảo an toàn
sinh học với người, động thực vật và môi trường sinh thái. [12]
- Chế phẩm được bổ sung vào đống ủ và có vai trò như một tác nhân sinh học với
mục đích đẩy nhanh quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ trong đống ủ, nâng cao

chất lượng của sản phẩm phân bón hữu cơ tạo thành sau quá trình ủ.[12]

4


1.1.2.2 Tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học Compost
Maker.
- Nhân sinh khối bộ chủng VSV ( 4 chủng xạ khuẩn, 1 chủng vi khuẩn phân giải
lân và một chủng nấm men) trong các điều kiện nhiệt độ, độ pH, độ thông khí và
môi trường lên men phù hợp. Thời gian nhân sinh khối là 2 ngày, khi mật độ các
chủng xạ khuẩn, vi khuẩn và nấm men đạt 108-109 CFU/ml.
- Tiến hành lên men bề mặt với các chất cơ xốp: hỗn hợp vi sinh vật được tẩm
nhiễm vào than bùn đã dược bổ sung rỉ mật, cám gạo, ure, lân. Sau 72-96h ( với
độ ẩm nhỏ hơn 15%), chế phẩm sinh học được tạo ra với tiêu chuẩn: mật độ xạ
khuẩn và vi khuẩn đạt 108-109VSV/g, hoạt tính sinh học của chủng VSV sử dụng
không có sự sai khác so với chủng ban đầu. Sản phẩm tạo ra có màu trắng xám,
tơi xốp, không chứa nấm mốc, đạt TCVN sau 3 tháng sử dụng.
1.1.3 Vai trò của phân bón hữu cơ.
1.1.3.1 Tình hình sử dụng phân bón hữu cơ.
Những năm qua, để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và giảm bớt khó khăn
cho nông dân một số nhà sản xuất phân bón đã cùng với những nhà khoa học
nghiên cứu sản xuất nhiều loại phân hữu cơ sinh học và được đưa vào sử dụng
nhiều nơi, nhiều vùng trong cả nước, qua thực tế sử dụng cho thấy, phân bón hữu cơ
chế biến từ các nguồn phế phẩm vi sinh là một trong những loại phân bón có chất
lượng tốt. Ngoài các nguyên tố đa lượng quan trọng như đạm, lân, kali, nó còn có
nhiều nguyên tố vi lượng khác giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển bền
vững.
Phân hữu cơ chế biến từ các nguồn phế thải hữu cơ và các chế phẩm vi sinh
không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây trồng mà nó còn tác dụng phòng
chống thoái hóa, ô nhiễm đất đai và góp phần bảo vệ môi trường. Đặc biệt còn góp

phần giúp cho sản xuất nghiệp bớt lệ thuộc một phần vào việc sử dụng nhiều phân
vô cơ mà giá cả thường xuyên biến động, nhất là những năm gần đây phân Urea,
DAP, … tăng giá kỷ lục. Năm 2005 tăng trên 100% phải tốn nhiều ngoại tệ để nhập
khẩu.
Ngoài ra quá nhiều phân đạm (N) tới mức lạm dụng đã làm tăng dần sự mất
cân đối giữa các dưỡng chất trong đất. Điều này sẽ dần hình thành các yếu tố dinh

5


dưỡng hạn chế đến năng suất và chất lượng nông sản. Mặt khác, việc sử dụng quá
cao lượng N sẽ gây khó khăn trong việc bảo quản nông sản cũng như việc tích lũy
hàm lượng Nitrat (NO3- ) trong rau và các loại cây thực phẩm sẽ là nguy cơ đe dọa
sức khỏe của con người và vật nuôi. Việc sử dụng phân hữu cơ cũng không gây độc
hại cho con người cũng như các loại sinh vật, thực vật khác. Nó còn góp phần cải
tạo đất, môi trường và đảm bảo về nhu cầu thâm canh lâu dài, tạo thêm tính bền
vững cho nền sản xuất Nông Nghiệp Việt Nam.
Một điều cần lưu ý khi sử dụng gia tăng lượng NPK thì lâu dài sẽ xảy ra
hiện tượng hiệu lực của chúng sẽ suy giảm. Điều này dễ hiểu khi chúng ta thấy hàm
lượng chất hữu cơ trong trong đất nông nghiệp ở nước ta còn ở mức từ trung bình
đến quá thấp. Vì vậy, việc sử dụng phân hữu cơ đúng phương pháp sẽ khắc phục
được sự mất cân đối dinh dưỡng trong đất, gia tăng hiệu quả của phân hóa học,
giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường và đặc biệt là việc gia tăng chất lượng nông sản,
đảm bảo tính bền vững của nông nghiệp. Nhất là trong xu thế hiện nay, việc sản
xuất nông sản hữu cơ đang được quan tâm ở các nước phát triển, vì vậy việc sử
dụng nguồn hữu cơ thiên nhiên và phân hữu cơ chế biến sẽ đảm bảo nhu cầu tiêu
thụ trong nước và đảm bảo việc mở rộng, ổn định thị trường xuất khẩu nông sản của
Việt Nam.
Trong những năm gần đây, khi nghiên cứu về độ phì nhiêu đất và dinh
dưỡng cây trồng nhiều nhà khoa học đã tập trung theo hướng quản lý dinh dưỡng

tổng hợp cho cây trồng nhằm mục đích làm tăng hiệu suất sử dụng phân khoáng
thông qua vai trò của phân hữu cơ. Như vậy sẽ giảm được lượng phân khoáng cần
đưa vào đất, tăng khả năng hoạt động của hệ vi sinh vật đất và làm thay đổi một số
tính chất lý hóa học đất theo hướng tốt hơn. Tổng lượng chất hữu cơ trong đất
thường bị mất đi thông qua nhiều cơ chế khác nhau: rửa trôi xói mòn, sự hấp phụ
của cây, quá trình khoáng hóa hữu cơ trong đất… Chính vì vậy, nguồn bổ sung hữu
cơ cho đất chủ yếu phải do con người thực hiện thông qua quá trình canh tác: bón
phân hữu cơ, bón phân xanh, tàn dư thực vật…
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy các chất hữu cơ có vai trò hết sức quan
trọng đối với độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng. Nó có ảnh hưởng quyết
định đến sự tạo thành và làm bền vững tới cấu trúc đất. Chất hữu cơ có khả năng

6


tương tác với các chất dinh dưỡng, điều phối theo nhu cầu của cây trồng đồng thời
giữ độ ẩm tối ưu cho cây trồng, khử nhiều loại độc tố, tạo thành hệ tổng thể đảm
bảo duy trì độ phì nhiêu của đất và sự phát triển của cây trồng. Chất hữu cơ là bản
thể chi phối các yếu tố về độ phì nhiêu của đất và tính ổn định trong sản xuất nông
nghiệp.
Mặt khác, xét về mặt kinh tế hiện nay giá phân vô cơ đang ở mức cao và có
xu hướng tăng hơn nữa. Do đó, chi phí đầu tư cho cây trồng ngày càng cao mà giá
cả nông sản thì rất bấp bênh. Trong khi đó, Nhà nước chưa có chính sách bảo hộ
cho các mặt hàng nông sản, đặt người nông dân vào tình trạng thiếu tự tin khi muốn
đầu tư vào sản xuất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất. Khi các sản phẩm hữu cơ ra
đời sẽ góp phần làm giảm giá thành đầu tư nhờ tận dụng hiệu quả các phế phẩm
trong nông nghiệp cũng như các phụ phẩm của ngành chế biến thực phẩm, chăn
nuôi…
1.1.3.2 Tác dụng của phân hữu cơ vi sinh
Khi được sản xuất đúng quy trình kỹ thuật, đáp ứng các tiêu chuẩn quy

định.Phân hữu cơ vi sinh sẽ có các tác dụng sau:
+ Cung cấp ngay lượng mùn hữu cơ cho đất để bổ sung cho lượng mùn đã bị
khoáng hóa do các hoạt động của vi sinh vật. Do đó đất duy trì được các ưu điểm về
lý, hóa và sinh học như đã nêu ở trên.
+ Cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, vừa là các dinh dưỡng dẫn
xuất từ các nguyên liệu hữu cơ vừa được tổng hợp hoặc chuyển hoá do sự hoạt động
của các vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật chuyển hóa lân được cấy vào trong sản
phẩm trong qúa trình sản xuất. Theo các kết quả nghiên cứu và khảo nghiệm đã
được thi hành tại nhiều nơi trên thế giới và riêng ở tại Việt Nam cũng đã có nhiều
công trình nghiên cứu chứng tỏ phân hữu cơ vi sinh đã cung cấp một lượng dinh
dưỡng đáng kể cho cây trồng và ta có thể bớt đi 20% lượng phân hóa học cần phải
bón mà năng suất cây trồng vẫn cao hơn so với bón đầy đủ phân bón hoá học theo
nhu cầu dinh dưỡng của cây.
+ Bên cạnh các đặc tính đã nêu của các thành phần hữu cơ trong đất, mùn
hữu cơ còn có khả năng giữ lại các chất dinh dưỡng, giảm thiểu sự rửa trôi ảnh

7


hưởng đến môi trường, giảm thiểu sự mất dinh dưỡng dẫn đến giảm thiểu chi phí
phân bón.
+ Mùn hữu cơ làm gia tăng khả năng trao đổi chất dinh dưỡng. Khoảng từ
20 đến 70% khả năng trao đổi của các loại đất là do chất keo trong các hợp chất
humic tạo nên. Điều này làm tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, cây sẽ phát triển
tốt hơn làm gia tăng năng suất.
+ Việc tận dụng các nguyên liệu hữu cơ và áp dụng công nghệ sinh học để
chế biến làm phân bón sẽ đóng góp tích cực vào việc giải quyết vấn nạn ô nhiễm
môi trường do các nguyên liệu này gây ra. Một thí dụ điển hình của vấn nạn này là
lượng rác sinh hoạt thải ra hàng ngày, phân gia súc trong các trại chăn nuôi và dư
chất của các công nghệ thực phẩm.

1.1.3.3 Hiệu quả từ việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh so phân hóa học
Bảng 1.1 : Sự khác nhau giữa phân hữu cơ vi sinh và phân hoá học
Phân hữu cơ vi sinh
Phân hoá học
Đây là sinh vật sống
Đây là các chất hoá học
Cung cấp chất dinh dưỡng hữu cơ từ từ Cung cấp chất dinh dưỡng hoá học với
và kéo dài
Tác dụng chậm
Cải tạo đất
Không gây ô nhiễm môi trường nước

khối lượng lớn một lúc (mỗi lần bón)
Tác dụng nhanh
Làm chai đất
Gây ô nhiễm môi trường nước do lượng

NO3- tồn dư trong đất
Sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp an Gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông
toàn và hữu cơ
sản do lượng NO3- tồn dư
Đây là các vi sinh vật sống nên thời gian Bảo quản được lâu đóng gói kín
bảo quản không quá 6 tháng
Không được đóng gói kín, để không khí
có thể lọt vào được
Phân vi sinh được ví như thuốc Bắc
Phân hoá học được ví như thuốc tây
Bón quá phân bón vi sinh không sợ cây Bón quá phân hoá học cây sẽ bị lốp và
bị lốp và đất sẽ được cải tạo hơn


có thể chết

1.1.4 Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông
nghiệp.
Men ủ vi sinh

8

Nguyên liệu hữu cơ


(1)

Dinh dưỡng N, P, K, C

(2)

Phối trộn
(4)

Xử lý sơ bộ
(3)

Ủ hoạt hóa
(5)
Đảo trộn
(6)
Phân bón hữu cơ vi sinh
Sơ đồ1.1: Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông
nghiệp


1.1.4.1

Giải thích quy trình

(1) Men ủ vi sinh là loại men ủ tổng hợp sản xuất từ các chủng vi sinh vật phân
giải chất xơ, chất hữu cơ và vi sinh vật phân giải lân có mật độ vi sinh tuyển
chọn không nhỏ hơn 108vsv/g.
(2) Thành phần dinh dưỡng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng cần
thiết cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển trong quá trình ủ. Các nguyên tố
quan trọng là N, P, K. Lượng Nitơ cần thiết phải bổ sung được tính sao cho tỉ
lệ C/N đạt 25/35. Đạm bổ sung tốt nhất dưới dạng hữu cơ như bột đậu, bột
màu, thân lá cây bộ đậu hay nước tiểu, phân chuồng nước…Chỉ dùng đạm
khoáng với liều lượng 0,5% trong các trường hợp có các nguồn hữu cơ khác.
Nguồn lân có thể cung cấp dưới dạng bột quặng 5% hoặc lân với tỉ lệ 1%.
Kali được bổ sung dưới dạng KCL với liều lượng 3-5kg/tấn. nguồn Cacbon
cung cấp cho vi sinh vật có thể cung cấp dưới dạng rỉ đường với tỉ lệ 0,5-1%.

9


(3) Nguyên liệu hữu cơ là phế thải trong quá trình sản xuất nông nghiệp được xử
lý sơ bộ tạo kích thước nhỏ và đồng đều. Trong quy trình xử lý nên phối kết
hợp với các nguồn hữu cơ khác và phân động vật. Tỷ lệ phối trộn khoảng 1020%. Nếu pH hỗn hợp thấp cần bổ sung thêm 1 lượng CaCo3 hoặc hóa chất
trung hòa sap cho pH đạt trên 6,5. Phâ động vật có thể sử dụng trong quy
trình xử lý bao gồm phân gà, phân lợn, phân trâu bò…với tỉ lệ phối trộn cào
khoảng 30-40%.
(4) Trộn đều các thành phần dinh dưỡng, chế phẩm vi sinh và hồn hợp nêu trên.
Có thể phối từng phần trước, sau đó trộn tổng hợp sau. Độ ẩm cuối cùng của
hỗn hợp cần đạt 45-50%.

(5) Chuyển hỗn hợp trên đến vị trí ủ. Sau 10-15 ngày tiến hành đảo trộn lại và
tiếp tục ủ cho đến lúc cần dùng. Nếu bề mặt đống ủ bị khô cần phun nước đều
đống ủ để giữ ẩm.
Chú ý:
-

Quá trình phối trộn phải được tiến hành sao cho đạt độ đồng đều về tất cẩ
thành phần tạo ra sản phẩm

-

Sản phẩm tạo ra có thể sử dụng như một nguồn hữu cơ bón cho cây và đất.
Liều lượng bón khoảng 50-80kg/sào phụ thuộc vào đất, hàm lượng dinh
dưỡng khoáng phối trộn trog sản phẩm và cây trồng.

-

Khi bón có thể phối trộn thêm với đạm, lân, kali tạo thành phân hỗn hợp NPK
hoặc vi sinh vật có ích tạo thành phân hữu cơ vi sinh vật. Số lượng vi sinh vật
có ích phải bổ sug tối thiểu là 1-2 kg (lít)/ tấn sản phẩm.

1.1.5 Hệ thống các văn bản chính sách
- Chỉ thị 50 của Ban bí thư và Nghị định 118 của Thủ tướng chính phủ về việc áp
dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An từ nay đến năm 2015
- Nghị quyết đại hội Đảng Bộ huyện Tân Kỳ lần thứ 19 về nhiệm vụ phát triển kinh
tế giai đoạn 2011-2015.
- Quyết định số 16/2012/QĐ- UBND của tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định
chính sách hỗ trợ kinh phí mua chế phẩm sinh học Compost Maker để sản xuất


10


phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2012-2014.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình nghiên cứu và triển khai ở nước ngoài
Từ những năm 50 của thế kỷ XX, các chế phẩm vi sinh vật đã được sử dụng
rộng rãi trên thế giới. Ở Châu Âu, Nam Mỹ, Châu Úc chế phẩm vi sinh đã được sản
xuất công nghiệp và trở thành hàng hóa. Đến năm 1970 Groeikraga organic
fertilizea Co ở Nam Phi đã sản xuất thành công compost (phân ủ) từ phân chim và
amoni cacbonat. Ở Mỹ năm 1982 Dickerson composting plant đã sản xuất 100.000
tấn compost trị giá 7.000.000 USD. Cũng thông qua việc sử dụng phân vi sinh vật,
trong giai đoạn 1980-1993, Thái Lan đã tiết kiệm được 143.828 tấn ure. Lợi nhuận
của việc nhiễm khuẩn cho lạc mang lại cho mỗi ha là 78,5 USD/ha. (Kong ngoen và
CTV, 1997).
Từ năm 1986 ở Đài Loan đã phát triển sản xuất compost. Hàng chục loại
compost được tung ra thị trường phục vụ cho sản xuất thuốc lá, chè, ngô…..
Cũng như Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Philippin, Indonesia… Sản xuất và
sử dụng compost rộng rãi cho nhiều loại cây trồng: cọ dầu, cao su, mía, lúa…..Tại
Ấn Độ sản lượng phân hữu cơ từ các nguồn phế thải khác nhau là 1750 triệu tấn đạt
giá trị hàng hóa 16.614 triệu Rupi tương đương 536 triệu USD (juwarkar và CTV,
1994). Tại Thái Lan số lượng phân hữu cơ do các cơ sở nhà nước sản xuất là 24.000
tấn cùng với 100.000 tấn do các công ty tư nhân sản xuất. Việc bổ sung các loại vi
sinh vật có khả năng phân hủy xenlulo cao cùng các nguyên tố dinh dưỡng như
dạng đạm hữu cơ, lân dậng quặng photphorit và một số điều kiện môi trường khác
đã giúp rút ngắn thời gian sản xuất phân hữu cơ từ 4-6 tháng xuống còn 2-4 tuần.
Các vi sinh vật bổ sung trong quá trình sản xuất nhanh phân hữu cơ từ nguồn phế
thải giàu xenlulo là Aspergillus, Trichoderma và Penicillium. Khi chuyển đổi
photpho vô cơ thành photpho hữu cơ trong Protoplasm của vi sinh vật, xạ khuẩn cần

0,27-0,63% phôtpho cho việc oxy hóa 100% glucoza. Nếu sử dụng xenluloza làm
nguồn năng lượng thì tỷ lệ này là 0,35-0,45% cho 100% xenluloza. Trung bình nếu
vi sinh vật sử dụng 100g cacbon thì cần phải cung cấp thêm 0,3g photpho tương

11


đương với tỷ lệ 0,3%. Cây trồng chứa khoảng 40-45% cacbon, để quá trình phân
hủy xảy ra tốt thì tỷ lệ C:P phải lớn hơn 200:1, tốt nhất khoảng 300:1.[10]
Ngày nay, sự phát triển chăn nuôi với quy mô công nghiệp. Sản phẩm thải
của chăn nuôi rất lớn. Ở Nhật hàng năm có tới 90 triệu tấn phân và chất thải hữu cơ
của quá trình chăn nuôi ( Theo Toshhiko Ibuki). Số lượng phân và chất thải này ở
Malaysia là 15 triệu tấn (Theo Hwee Keng Ong) và ở Đài Loan là 7 triệu tấn (Theo
Shao Yi Shen).
Bên cạnh đó, sản phẩm thải của công nghiệp chế biến thực phẩm công
nghiệp mía đường…. và rác thải thành phố là một khối lượng khổng lồ (hàng vạn
tấn/ngày).Toàn bộ những chất thải này là nguồn to lớn gây ô nhiễm môi trường. Sử
dụng các phế thải này sản xuất compost vừa phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp,
cải tạo đất vừa góp phần hạn chế tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Chính vì ý
nghĩa to lớn đó mà hầu hết các quốc gia đều quan tâm đến sản xuất compost. Ở
nhiều nước có chương trình quốc gia về phân compost.
Mặt khác việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều dẫn
đến ô nhiễm môi trường đất. Các nhà khoa học của các nước như Đài Loan cũng kết
luận: sử dụng compost làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm tốt hơn,
giảm ô nhiễm của NO3-. Điều này cũng có nghĩa compost góp phần quan trọng cho
một nền nông nghiệp hữu cơ an toàn và bền vững.
1.2.2 Tình hình nghiên cứu và triển khai trong nước
Việt Nam, diện tích đất canh tác bình quân đầu người trong vòng 65 năm
qua đã giảm từ 2.548 m2 xuống còn 732 m2/người, tương đương với mức độ giảm
1,1%/năm (Nguyễn Văn Bộ, 1999). Như vậy trong nông nghiệp hiện nay, sản lượng

cây trồng được quyết định chủ yếu bằng yếu tố năng suất thông qua thâm canh và
áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, trong đó việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh
học đóng vai trò rất quan trọng.
Tuy nhiên, việc quá lạm dụng phân bón hóa học và bón phân không cân đối
trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đã dẫn đến tình trạng vừa thừa vừ thiếu dinh
dưỡng, đồng thờ gây nên hiện tượng chai cứng, giảm độ phì, thay đổi tính chất vật
lý, hóa học, sinh học của đất trồng. Hiện nay, ở nước ta diện tích đất trống, đồi núi
trọc, đất “có vấn đề” về dộ phì nhiêu và sức sản xuất kém chếm tới 50% diện tich

12


đất toàn quốc. Trước tình hình đó, những quan điểm mới trong sản xuất nông
nghiệp ngày càng được nhận thức sâu sắc và đề cao trong gia đoạn hiện nay là
hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững, sinh thái, hữu cơ và an toàn,….
Thời gian qua, các nhà khoa học cả nước đã nghiên cứu và sản xuất thành công một
số loại chất hữu cơ sử dụng làm phân bón cho cây trồng. Kết quả thử nghiệm tại các
vùng sản xuất cho thấy các sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh này có tác dụng tích
cực đến việc nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, đồng thời có tác dụng bạo vệ
môi trường sinh thái. Một số sản phẩm như Azogin, Rhizolec, Vitaragin,
Phosphobacterin,…đều cho hiệu quả tốt trên cây trồng. kết quả nghên cứu trong
nước thời gian qua phải kể đến như:
-

Đề tài khoa học cấp Nhà nước KC-08-02 (1991-1995): Nghiên cứu công
nghệ sản xuất và ứng dụng phân bón vi sinh vật cố định Nitơ nhằm nâng cao
năng suất lúa và cây trồng cạn.

-


Đề tài khoa học cấp Nhà nước KHCN.02.06 ( 1996-1998): Nghên cứu áp
dụng các giải pháp công nghệ mới nhằm mở rộng việc sản xuất và ứng dụng
phân bón vi sinh vật cố định Nitơ, phân giải lân trong nông lâm nghiệp.

-

Đề tài khoa học cấp nhà nước KHCN.02.06B (1999-2000): Nghiên cứu công
nghệ sản xuất và ứng dụng chế phẩm phân bón vi sinh vật hỗn hợp phát triển
nông lâm ngư bền vững.

-

Đề tài khoa học cấp Nhà nước KC.04.04 (2001-2004): Nghiên cứu công
nghệ sản xuất phân bón vi sinh vật chức năng phục vụ chăm sóc cây trồng
cho một số vùng sinh thái do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt
Nam chủ trì.

Từ kết quả nghiên cứu của các đề tài, đã được các địa phương trong cả nước áp
dụng, triển khai thành công, giải quyết được khâu thiếu phân bón hữu cơ trong
sản xuất nông nghiệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phế thải gây
ra, cụ thể:
-

Dự án: “ Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất phân bón hữu cơ trên nền than
bùn và phụ phẩm nông nghiệp tại Điện Biên” từ năm 2006-2008.

1.2.3. Tình hình triển khai ở Nghệ An

13



* Từ năm 2006-2008 tại Nghệ An đã triển khai thực hiện dự án: “Xây dựng
mô hình sản xuất phân bón hữu cơ từ phế phẩm phụ nông nghiệp tại tỉnh Nghệ
An”. Do Trung tâm ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Nghệ An chủ trì,
đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân. Các mô hình sản xuất, sử dụng
phân bón hữu cơ vi sinh trên các đối tượng cây trồng đều giảm được chi phí sản
xuất từ 30-50%. Nâng cao năng suất của cây trồng lên 10-15%, giảm được sâu
bệnh phá hại trên đồng ruộng, tiết kiệm và tận dụng được nguồn phụ phẩm trong
nông dân, doanh nghiệp và nhà máy chế biến. Từ đó giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, đưa sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn và bền vững.
* Từ những kết quả to lớn đó trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã
sản xuất và sử dụng một lượng lớn phân bón hữu cơ vi sinh sản xuất từ chế
phẩm Compost Maker, tại các huyện như Quỳ Hợp, Anh Sơn và Quỳnh Lưu
lượng phân bón hữu cơ vi sinh được sản xuất với trên 33.000 tấn đạt chất lượng
tốt, sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người dân.
* Việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh trên các đối tượng cây trồng tại các
huyện như: cây chè tại huyện Anh Sơn, rau tại Quỳnh Lưu, cây cam tại Quỳ
Hợp và cây mía tại huyện Tân Kỳ đã cho kết quả rất tốt. Nâng cao năng suất cây
trồng lên từ 10-15%, đặc biệt cây chè năng suất tăng 15-20%, giảm lượng phân
bón hóa học và thuốc BVTV, làm cho đất đai tơi xốp, tăng tính chịu hạn của cây
trồng.
* Từ 8/2009-8/2011 tại huyện Tân Kỳ đã thực hiện dự án “Hỗ trợ nhân rộng
mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp quy
mô hộ gia đình” .Thuộc chương trình ứng dụng Khoa học và Công nghệ phục vụ
phát triển nông sản hàng hóa.

14


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các hộ đã áp dụng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm
nông nghiệp quy mô hộ gia đình.
- Các hộ dân tham gia sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu với các hộ dân tham gia sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn 3 xã: xã Kỳ Sơn, xã Nghĩa Hợp, xã Tiên Kỳ của huyện
Tân Kỳ.
* Thời gian nghiên cứu: Từ ngày20/2/2012 đến ngày 20/4/2012
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thông tin cơ bản của hộ điều tra.
- Nghiên cứu đặc điểm của mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ
phẩm nông nghiệp quy mô hộ gia đình và hiệu quả của mô hình.
- Đánh giá khả năng nhân rộng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế
phụ phẩm nông nghiệp quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện Tân Kỳ.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn để nhân rộng mô hình sản xuất phân bón
hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện
Tân Kỳ.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
* Phương pháp PRA: Là phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia
của người dân địa phương. Sử dụng phương pháp này giúp người nghiên cứu có
được thông tin nhanh và chính xác nhất về tình hình sản xuất và sử dụng phân hữu
cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp quy mô hộ gia đình trên địa bàn, các vấn
đề cần quan tâm, giải quyết để đánh giá khả năng nhân rộng mô hình.

15



* Phỏng vấn hộ: Chúng tôi tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên đại diện cho 3 xã. Mỗi
xã điều tra 20 hộ để phỏng vấn thu thập các vấn đề có liên quan đến việc sản xuất
và sử dụng phân HCVS từ phế phụ phẩm nông nghiệp.
* Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Là phương pháp dựa trên cơ sở thu thập ý
kiến của thầy cô giáo hướng dẫn, cán bộ nghiên cứu, những người có chuyên môn
kinh nghiệm sản xuất và sử dụng phân bón cho cây trồng, tìm hiểu sâu và rộng hơn
về vấn đề mình nghiên cứu.
* Thảo luận nhóm: Nhằm mục đích tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn mà người
dân gặp phải trong quá trình sản xuất, cũng như những nhu cầu, mong muốn của
người dân để tăng cường sự liên kết giữa người dân và cán bộ các cấp.
2.3.1.2. Thu thập số liệu thứ cấp
Thừa hưởng số liệu của các phòng ban chức năng có liên quan như UBND
huyện, Phòng Nông nghiệp, Hội Làm vườn, Trạm khuyến nông…..về thông tin và
tình hình chung của huyện Tân Kỳ như vị trí địa lý, diện tích đất đai, dân số, khí
tượng thủy văn, kinh tế, văn hóa xã hội, và các thông tin liên quan đền vấn đề
nghiên cứu.
Bên cạnh đó còn có thể tham khảo các nghiên cứu đã công bố trước đó của các
nhà khoa học, nhà nghiên cứu hay đồng nghiệp.
2.3.4 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
* Phương pháp thống kê mô tả: đây là phuong pháp được sử dụng nhiều trong phân
tích số liệu. Chúng tôi tiến hành phân tổ thống kê theo một số tiêu thức như nguồn
lực lao động , trình độ học vấn và nghề nghiệp của chủ hộ, thu nhập bình quân của
hộ, thống kê ý kiến của người dân…..Từ đó mô tả thực trạng và tình hình sản xuất,
sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
* Phương pháp phân tích định tính: Sử dụng SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, thách thức cũng như những thuận lợi và khó khăn của mô hình sản xuất
phân bón HCVS từ phế phụ phẩm nông nghiệp. Căn cứ vào kết quả phân tích đó và
cơ sở lý thuyết về mô hình sản xuất phân bón HCVS để đánh giá khả năng nhân
rộng mô hình trên toàn địa bàn huyện Tân Kỳ.


16


* Phương pháp xử lý số liệu: Thông qua những thông tin thu thập, tiến hành tổng
hợp và xử lý số liệu bằng phương pháp phân tích thống kê, và được xử lý trên phần
mềm Ecxel.
2.4 Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu
2.4.1 Điều kiện tự nhiên
2.4.1.1 Vị trí địa lý
Tân Kỳ là huyện miền núi thấp nằm phía Tây của tỉnh Nghệ An, có vị trí địa lý từ
18058 đến 19032 vĩ độ Bắc và từ 1050 đến 105014 kinh độ Đông cách thành phố
Vinh 90 km về phía Tây Bắc. Diện tích tự nhiên là 72.890.23ha, nằm gọn trong lưu
vực sông Hiếu suốt chiều dài 60km.
-

Phía Bắc giáp huyện Quỳ Hợp

-

Phía Tây giáp huyện Anh Sơn.

-

Phía Nam giáp huyện Đô Lương.

-

Phía Đông giáp huyện Yên Thành, Nghĩa Đàn.


Với vị trí này, huyện Tân Kỳ có điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng theo
định hướng nông nghiệp hàng hóa- dịch vụ du lịch – thương mại – tiểu thủ công
nghiệp.

17


Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Tân Kỳ
2.4.1.2 Địa hình
Huyện Tân Kỳ có kiểu địa hình đồi núi trung bình, xung quanh có núi cao xen
kẽ đồng bằng, đồi núi bị chia cắt bởi nhiều khe suối quanh co cho nên hàng năm
thường bị hạn hán, lũ lụt giao thông đi lại khó khăn.
-

Độ cao trung bình của khu vực là 120m

-

Đỉnh núi cao nhất là 340m

-

Đỉnh núi thấp nhất là 40m

-

Độ dốc biến động tờ 80 đến 200
Đặc điểm địa hình trên đã ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất và sinh hoạt của

người dân. Hoạt động sản xuất canh tác nông nghiệp cũng như trồng rừng nếu như

không chú ý biên pháp bảo vệ đất và canh tác bền vững sẽ gây ra xói mòn, rủa trôi,
đất đai mất dần sức sản xuất, nguồn nước bị suy thoái nhanh chóng, lòng hồ ngày
càng bị bồi lắng.
2.4.1.3 Tài nguyên đất
Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng của huyện Tân Kỳ
- Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện: 72.890,23 ha trong đó
+ Đất sản xuất nông lâm nghiệp: 64.561,30 ha chiếm 88,57% diện tích đất tự nhiên
Trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp: 25.679,02 ha
- Đất lâm nghiệp: 38.423,91 ha
- Đất NTTS: 375.37 ha
+ Đất phi nông nghiệp: 7.117,09 ha chiếm 9,76% diện tích đất tự nhiên.
+ Đất chưa sử dụng: 1.211,84 ha chiếm 1,67% diện tích tự nhiên
Thành phần cơ giới của các loại đất ở Tân Kỳ từ thịt nhẹ đến thịt trung bình.
Độ pH= 4,5 – 6; Đạm tổng hợp: 0,06- 0,07/100g đất. Lân dễ tiêu: 4,0- 6,5 mg/100g
đất, phù hợp với việc phát triển cây công nghiệp ngắn ngày với dài ngày.
2.4.1.4 Khí hậu, thủy văn:
Tân Kỳ có khí hậu mang tính chất nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ trung bình
23,50C lượng mưa bình quân trong năm tương đối cao 1.700mm/năm, phân bố

18


không đều giữa các tháng trong năm và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Độ
ẩm trung bình 86%.
-

Mùa khô hanh kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

-


Mùa nắng nóng, mưa lụt kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11.
Về thủy văn và nguồn nước: Sông con chảy qua địa phận Tân Kỳ 60km, hệ

thống khe suối nhiều cùng 130 hồ đập chứa nước có dung tích 17,5 triệu m3 có thể
tưới tiêu cho hơn 80% diện tích cần tưới.
2.4.2 Đặc điểm về điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội
Trong công tác xây dựng đổi mới và phát triển kinh tế, sức lao động và dân số
ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sản xuất cũng như phát huy nội lực của hộ gia đình.
Việc sử dụng hợp lý nguồn lao động trong gia đình là cơ sở quan trọng để tạo ra thu
nhập, giảm tỷ lệ lao động nhàn rỗi. Dân số đông là điều kiện thuận lợi để tăng thi
trường tiêu thụ hàng hóa sản phẩm, kích cầu kích thích sản xuất kinh doanh và phân
bố hàng hóa. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay dân số đông cản trở phát triển kinh
tế xã hội.
Huyện Tân Kỳ có 22 xã, Thị trấn với 127,825 người. Trong đó khẩu nông
nghiệp 118.846 người chiếm 94% tổng số. Lao động trong độ tuổi là 63.318 người
trong đó lao động nông nghiệp là 58.784 người chiếm 93,8% lao động toàn huyện.
Các dân tộc sinh sống trên địa bàn gồm: dân tộc Kinh, Tanh,Thái, Thổ với
những đặc tính sinh sống và phong tục tập quán khác nhau. Dân cư chử yếu là
người Kinh ở miền xuôi di dân, lập làng kinh tế.
Từ trước tới nay sản xuất nông nghiệp còn manh mún, cơ cấu cây trồng đa
dạng, mặc dù sản xuất lương thực đã đủ ăn, song sản xuất hàng hóa nông nghiệp
còn ở mức thấp, lao động nông nghiệp mới sử dụng ổn định 40% còn lại 60% có
công viêc bấp bênh hoặc thiếu việc làm.
2.4.2.1 Đặc điểm kinh tế
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 ước đạt 10,23%/năm/ kế
hoạch 10,1%; Công nghiệp- xây dụng ước tăng 19%/ kế hoạch 22%; ngành Dịch vụ
ước tăn 12,07%/ kế hoạch 12,7%.
Tổng giá trị sản xuất năm 2010 ước đạt 1.303,2 tỷ đồng tăng 1,73 lần so với
năm 2005 và bằng 93,1% kế hoạch.


19


Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng Công nghiệp – Xây dựng
tăng từ 22,4% năm 2005 lên 32,6% năm 2010/ kế hoạch 31,4%, tỷ trọng ngành
Nông-Lâm- Thủy sản giảm từ 49,7% năm 2005 xuống 39,3% năm 2010/ kế hoạch
39%, tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng nhẹ từ 27,9% năm 2005 lên 28,2% năm 2010/
kế hoạch 20,6%.
Giá trị gia tăng bình quân đầu người tăng từ 5,05 triệu đồng năm 2005 lên 11,2
triệu đồng/người/năm tăng 2,2 lần
a. Ngành Nông-Lâm- Thủy sản
Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là tập trung cho cây ngắn ngày, cây hàng năm như
lúa, đậu, lạc, ngô, sắn, khoai lang, mía….phương thức canh tác chủ yếu là đa canh,
nhưng lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên năng suất thấp. Trong san xuất nông
nghiệp cây ngô đóng vai trò chủ đạo và là nguồn thu nhập chính của các hộ dân
trong khu vực. Một số hộ đã đưa phương thức nông lâm kết hợp vào nương rẫy cố
định song việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, phối trí cây trồng có nhiều hạn chế.. Phần
lớn các hộ đều có vườn nhà, tuy nhiên vườn nhà ít được chú trọng đầu tư, nhiều nơi
bỏ hoang, một số trồng cây tùy tiện, không có quy hoạch, không có đầu tư chăm
sóc, sản phẩm thu được chỉ phục vụ trong gia đình. Từ khi Dự án đầu tư các hoạt
động phổ cập nâng cao kiến thức kỹ thuật canh tác bền vững cho các nông hộ, như
giới thiệu các mô hình canh tác trên đất dốc, nông lâm kết hợp, tham quan mô
hình…hình thức canh tác trên nương cố định có nhiều biến đổi, cơ cấu cây trồng
được phối trý hợp lý, cây ăn quả được đưa vào cơ cấu cây trồng cho kết quả khả
quan:
- tổng giá trị sản xuất năm 2010 ước đạt là 405,3 tỷ đồng/ kế hoạch 500 tỷ đồng
bằng 81,1% kế hoạch với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là
3,7%/năm/ MT 10,1%.
- Bình quân lương thực đầu người đạt mức tăng trưởng nhanh và ổn định. Năm
2005 đạt 347.60kg/người, năm 2010 đạt 4117 kg/người.

- Kinh tế trang trại phát triển nhanh chóng, đầu năm 2005 có 112 trang trại, đến nay
trên địa bàn đã có 868 trang trại được cấp giấy chứng nhận.
- Ngành trồng trọt: năm 2005 chiếm 59,1%, năm 2010 chiếm 65,7%.
- Chăn nuôi: năm 2005 chiếm 38,1%, năm 2010 chiếm 31,2%.

20


- Dịch vụ nông nghiệp; năm 2005 chiếm 2,8%, năm 2010 chiếm 3,1%
- Lâm nghiệp: công tác trồng rừng đạt kết quả tương đối tốt, trong 5 năm đã trồng
được 7.505 ha. Diện tích khoanh nuôi và bảo vệ 18.929ha, chăm sóc 1.650ha. Độ
che phủ rừng năm 2010 ước đạt 36%/ kế hoạch 36%.
- Thủy sản: diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản chiểm tỷ trọng thấp trong
tổng giá trị toàn ngành khoảng 2,5%.
b. Tiểu thủ công nghiệp
Huyện Tân Kỳ là huyện có số lương người lao động đông, lao động thiếu việc làm
ngày càng tăng nên UBND các xã chú trọng khuyến khích mở mang nghành nghề
và tạo điều kiện về vay vốn ngân hàng và chính sách thuế để thúc đẩy tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ phát triển.
Các nghề khác như: khai thác đá, sản xuất gạch ngói, vận tải, buôn bán nhỏ và chế
biến nông sản thu hút nhiều lao động trong huyện và nhiều nơi khác đến. các nghề
đã tạo ra thu nhập đáng kể cho người dân chủ yếu là khai thác đá, gạch và ngói. Các
nghề truyền thống được duy trì và mở rộng thêm một ngành mới: sản xuất đồ mộc
cao cấp, sửa chữa cơ khí điện tử, mây tre đan xuất khẩu, bước đầu đã có những
thành công đáng kể phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân và hướng tới sản xuất
theo hướng hàng hóa.
c. Dịch vụ
Tổng giá trị sản xuất năm 2010 ước đạt 294,6 tỷ đồng bằng 98,2% kế hoạch. Tốc độ
tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ giai đoạn 2006-2010 đạt 12%/năm/ kế hoạch
12,7%.

- Thương mại:
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tăng nhanh 2005 có 1.437 cơ sở kinh
doanh cá thể, đến năm 2010 ước đạt 1.984 cơ sở.
Hệ thống chợ cũng được củng cố và phát triển. Đến nay trên địa bàn huyện đã triển
khai xây dựng được các chợ như: chợ Nghĩa Đồng, Nghĩa Thái, Nghĩa Bình, Nghĩa
Dũng, Phú Sơn, Tân An, Kỳ Tân, Tân Long, Nghĩa Hợp, Nghĩa Hành, năm 2010 dự
kiến xây dựng Kỳ Sơn, Tiên Kỳ, Nghĩa Phúc, Đồng Văn. Còn 7 chợ chưa được xây
dựng, trong đó có xã Hương Sơn không có chợ, chợ Thị trấn triển khai nhưng còn
vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng.

21


- Dịch vụ du lịch
Du lịch hiện nay gồm có cột mốc KmO trên con đường huyền thoại Hồ CHí Minh,
hàng năm cũng có một kượng khách đến tham quan, học tập tại đây, dặc biệt có khá
nhiều đoàn học sinh, sinh viên đến học tập thực tế.
Ngoài ra ở Tân Hợp còn có nhiều hang động đẹp như hang Thung Khiển, cũng đã
có một số du khách trong huyện và trong tỉnh đến tham quan.
Song lượng khách chưa nhiều, các dịch vụ du lịch ( nhà hàng, khách sạn…) còn
kém, chưa phát triển
- Dịch vụ tài chính, ngân hàng:
Các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn huyện gồm ngân hàng Nông ngiệp và
PTNT, ngân hàng chính sách, ngân hàng đầu tư và phát triển… đã đáp ứng được
nhu cầu vốn đầu tư cho các doanh nghiệp và dân cư.
2.4.2.2 Đặc điểm về văn hóa- xã hội
a. Giáo dục, đào tạo
- Số lượng trường học:
Từ năm 2005 đến 2010, số trường học có chiều hướng giảm tích cực. Năm
2005 có 83 trường, đến năm 2010 ước còn 74 trường, được thể hiện như sau:

+ Số trường mần non từ giữ nguyên ở mức 24 trường.
+ Số trường tiểu học từ 36 giảm xuống 28 trường.
+ Số trường THCS giảm từ 19 xuống 18 trường.
+ Số trường phổ thông trung học giữ nguyên mức 3 trường, 01 Trung tâm
GDTX và 01 Trung tâm dạy nghề.
- Số lượng học sinh: Từ năm 2005 đến năm 2010, số lượng học sinh các cấp học
giảm. Năm 2005 tổng số học sinh các cấp có 45.432 học sinh đến năm 2010 ước chỉ
còn 35.126 học sinh , giảm 10.304 học sinh tương ứng giảm 22,7% (chủ yếu là
giảm ở khối Tiểu học và THCS)
- Chất lượng giáo dục: Duy trì và giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
và phổ cập THCS; Các trung tâm học tập cộng đồng của các xã được thực hiện có
hiệu quả góp phần xây dựng một xã hội học tập.
Tỷ lệ tốt nghiệp các cấp phổ thông của huyện hàng năm đạt khá cao. Năm
học 2008 - 2009, tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở là 98% và trung học phổ thông là

22


85%. Tỷ lệ Giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tăng từ 92,5% năm 2005 lên 99,5%
năm 2010.
Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia tăng khá. Năm 2005 có 9 trường chiếm 11%,
năm 2010 ước 23 trường chiếm 32%, trong đó Mầm non là 4 trường bằng 17%/kế
hoạch 30%; Tiểu học là 16 trường chiếm 57% /kế hoạch 70%; THCS là 3 trường
chiếm 16,7% /kế hoạch 65%.
- Đào tạo nghề: Lực lượng lao động qua đào tạo tuy có mức độ tăng dần
nhưng đạt tỷ lệ thấp (năm 2005 có 12% lao động được qua đào tạo, đến năm 2010
ước đạt được 15%).
b. Y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân và dân số
- Công tác xã hội hoá chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có bước phát triển. Cơ
sở vật chất từ huyện đến cơ sở được đầu tư, nâng cấp, tổng số giường bệnh năm 2005

là 195 giường lên 200 giường (năm 2010), tăng 2,5%. Chất lượng các cơ sở khám,
chữa bệnh được tăng lên qua hàng năm.
- Công tác y tế dự phòng được tăng cường, gúp phần chủ động phòng chống,
không để phát sinh dịch lớn, giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh truyền nhiễm.
- Triển khai thực hiện việc đưa bác sĩ về xã và xây dựng xã đạt chuẩn quốc
gia về y tế cú cố gắng. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2005 là 0,9% tăng
lên 72,7% năm 2010/kế hoạch 60-65% ; Số bác sỹ/ vạn dân năm 2005 là 2 tăng lên
3 bác sỹ/vạn dân năm 2010; Tỷ lệ trạm y tế có Bác sỹ tăng từ 13,6% năm 2005 lên
85% năm 2010/kế hoạch 100%;
- Thực hiện các chương trình quốc gia về y tế đạt khá. Tỷ lệ tiêm chủng mở
rộng hàng năm đạt trên 97%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 26% năm 2005
xuống còn 21% năm 2010/mục tiêu 18%.
- Công tác kế hoạch hoá gia đình được triển khai có hiệu quả. Mức giảm sinh
hàng năm đạt dưới 0,5%o. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 10% năm 2005 xuống
còn dưới 8,6% năm 2010. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm từ 17,5% xuống còn
10,2% năm 2010.
c. Văn hoá thông tin, thể dục thể thao
- Đã tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động phong trào
"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá". Tỷ lệ gia đình văn hoá ước 2010 đạt

23


71%/MT 70-75%; tỷ lệ làng bản đạt chuẩn văn hoá năm 2010 đạt 45,8% /MT 55-60%.
Xây dựng xã thị có thiết chế văn hoá năm 2010 là 7/22 xã đạt 32%/ MT 65%,.
- Công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hoá được tăng cường
gúp phần ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả các tệ nạn xã hội, các hoạt động vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, đảm bảo an ninh văn hoá.
- Phong trào toàn dân tham gia luyện tập thể dục thể thao ngày càng thu hút
được nhiều người hưởng ứng. Tỷ lệ người thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

ước 2010 đạt 30,5%, tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn thể thao ước 2010 đạt 11%/MT
13-15%.
- Nội dung phát thanh truyền hình đổi mới. Tỷ lệ hộ dân được xem truyền
hình tăng từ 65% năm 2005 lên 98% năm 2010; tỷ lệ hộ nghe đài truyền thanh tăng
từ 90% năm 2005 lên 100% năm 2010.
d. Lao động việc làm và các vấn đề an sinh xã hội.
Đại đa số lao động ở các xã và thị trấn trên địa bàn huyện đều có việc làm
chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp. Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ chưa được có điều kiện phát triển, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn chiếm tỷ
lệ thấp (khoảng 16%). Bình quân hàng năm đã giải quyết được khoảng 850-900 lao
động có việc làm mới. Tạo điều kiện cho các hộ nghèo được vay vốn, bình quân
hàng năm số hộ nghèo được vay vốn tạo việc làm trên 1.500hộ, chiếm 30% tổng số
hộ nghèo. Vì vậy tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2010 ước đạt 16%, giảm được 15,8% so
với 2005.
2.4.2.3 Đặc điểm về cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Huyện có trục đường Hồ Chí Minh chạy xuyên suốt trên địa bàn
huyện và đường tỉnh lộ 545, cùng hệ thống đường nội huyện liên xã nên hệ thống
giao thông hoàn thiện thuận lợi cho việc đi lại buôn bán, trao đổi phát triển kinh tế.
Trong giai đoạn 2005-2010 kết quả thực được là xây dựng gần 148km đường nhựa
và bê tông; gần 350km đường cấp phối; 17/22 xã, thị trấn có đường nhựa, bê tông
đến trung tâm
- Hệ thống điện: Toàn huyện có 52 trạm biến áp 35/0.4 KV và 89 trạm biến áp
10/0.4 KV ( tổng số trạm biến áp là 141 trạm) với tổng dung lượng là 24.150 KVA.

24


Tổng chiều dài đường dây 10KV là 130,3 km và dường dây 35kv là 133,7 km. Tổng
chiều dài đường dây hạ thế khoảng 600km.
Số xã, thị trấn có điện lưới là 22, tỷ lệ hộ dân nông thôn có điện là 97%. Tổng công

suất phụ tải của huyện Tân Kỳ là 19.320 KW, trong đó phụ tải điện sinh hoạt chiếm
90%, tương đương 17.400 KW.
Trên địa bàn huyện một số địa phương đã cơ bản xây dựng hoàn chỉnh lưới điện
nông thôn và đã được mua điện trực tiếp của ngành điện.
- Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp huyện Tân Kỳ hiện
tại gồm có 140 Hồ đập lớn nhỏ, trữ lượng trên 67 triệu m3.
Trong thời gian qua đã đầu tư xây dựng các công trình như: Trạ bơm Bãi đá xã
Nghĩa Thái, Đập Đồng Đẻn xã Hương Sơn, Đập Điện lực, Đập Đội cung, đập
Khe Ná xã Kỳ Sơn, đập Bà Đồng xã Tân Hương, đập Đồng Bắn, Khe Bò xã
Nghĩa Hợp và đang triển khai sửa chữa nhiều công trình thủy lợi nhỏ phục vụ
cho phát triển sản xuất
Về kênh mương: Đến nay hệ thống kênh, mương tưới cấp I toàn huyện có
228km và đã được kiên cố hóa, cơ bản đáp ứng nhu cầu về phục vụ tưới tiêu cho
phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên cũng có nhiều đoạn kênh mương đã bị hư
hỏng cần phải sủa chữa, nâng cấp để đảm bảo tốt khả năng dẫn nước tưới. Ngoài
ra hệ thống kênh cấp II, cấp III của huyện có khoảng 230 km, nhưng đa số còn
là kênh mương đất chưa được kiên cố hóa.
- Nước sạch và vệ sinh môi trường:
Đến năm 2010, tỷ lệ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ước đạt
khoảng 87%/ kế hoạch 75%, tuy nhiên đa số người dân vẫn dang sử dụng nước
giếng và nước sông.
Hiện tại công trình cấp nước sinh hoạt tại Thị trấn Tân Kỳ với tổng mạng lưới
đường ống là 45km vầ một nhà máy nước công suất thiết kế là 1.000m 3/ngđ và
một nhà máy nước ở Nghĩa Đồng với công suất thiết kế là 300 m 3/ngđ và một số
trạm cấp nước sạch ở các xã khác.
-

Hệ thống bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin:

Bưu chính viễn thô đang được mở rộng và phát triển, đến nay có 22/22 xã, thị

trấn có bưu điện văn hóa, bình quân sử dụng máy điện thoại là 50 máy/ 100 dân.

25


×