Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết quê nội và tảng sáng của võ quảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.6 KB, 88 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
LỜI CẢM ƠN !

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc của mình tới cô giáo
hướng dẫn Th.S-GVC Lê Kim Nhung người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn
để em hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong tổ ngôn ngữ khoa Giáo
dục Tiểu học, trường Sư phạm Hà Nội 2 và các bạn sinh viên trong nhóm
khóa luận đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để khóa luận của tôi được
hoàn thành.
Mặc dù đã có những cố gắng nhất định, song khóa luận vẫn không
tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các
thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Thu Thảo

Nguyễn Thu Thảo

1

Lớp: K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2
BẢN CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu
thuyết “Quê nội” và “Tảng sáng” của Võ Quảng” là một đề tài do chính tôi
thực hiện, không có sự trùng lập với bất kì đề tài của tác giả khác.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Thu Thảo

Nguyễn Thu Thảo

2

Lớp: K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 6
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 7
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 14
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 15

5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 15
6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 15
7. Bố cục của đề tài .................................................................................. 16
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................... 17
1.1. Khái quát chung về câu ....................................................................... 17
1.1.1. Khái niệm câu ............................................................................. 17
1.1.2. Đặc điểm của câu........................................................................ 17
1.1.3. Phân loại câu .............................................................................. 18
1.2. Câu đơn đặc biệt .................................................................................. 19
1.2.1. Khái niệm ................................................................................... 19
1.2.2. Đặc điểm của câu đơn đặc biệt.................................................... 19
1.2.3. Cấu tạo của câu đơn đặc biệt....................................................... 19
1.2.4. Phân loại câu đơn đặc biệt .......................................................... 20
1.3. Phân biệt câu đơn đặc biệt với câu tỉnh lược ..................................... 23
1.4. Tác giả Võ Quảng và đôi nét về hai tiểu thuyết “Quê nội” và “Tảng
sáng”.................................................................................................... 25
1.4.1. Tác giả Võ Quảng ....................................................................... 25
1.4.2. Đôi nét về hai tiểu thuyết Quê nội và Tảng sáng ........................ 27
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT, THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI ........ 30
2.1. Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại ............................................... 30

Nguyễn Thu Thảo

3

Lớp: K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

2.1.1 Câu đặc biệt danh từ .................................................................... 30
2.1.2. Câu đặc biệt động từ ................................................................... 32
2.1.3. Câu đặc biệt tính từ ..................................................................... 34
2.1.4. Câu đặc biệt thán từ .................................................................... 35
2.2. Bảng thống kê các kiểu câu đặc biệt đã khảo sát trong các tác phẩm
của Võ Quảng ..................................................................................... 36
2.3. Nhận xét sơ bộ kết quả khảo sát, thống kê, phân loại. ...................... 36
CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂU ĐẶC BIỆT TRONG
TIỂU THUYẾT “QUÊ NỘI” VÀ “TẢNG SÁNG”CỦA VÕ QUẢNG ... 38
3.1. Câu đặc biệt danh từ ........................................................................... 38
3.1.1. Câu đặc biệt danh từ với vai trò làm nhan đề tác phẩm ............... 38
3.1.2. Câu đặc biệt danh từ biểu thị thời gian ........................................ 41
3.1.3. Câu đặc biệt danh từ biểu thị không gian .................................... 42
3.1.4. Câu đặc biệt danh từ có chức năng dùng làm câu chửi ................ 43
3.1.5. Câu đặc biệt danh từ có tác dụng nêu sự vật hiện tượng.............. 46
3.1.6. Câu đặc biệt danh từ với chức năng làm câu gọi, thưa gửi .......... 50
3.2. Câu đặc biệt động từ ........................................................................... 57
3.2.1. Câu đặc biệt động từ diễn tả các hành động diễn ra liên tiếp theo
một trình tự thời gian .................................................................. 57
3.2.2. Câu đặc biệt động từ miêu tả trạng thái tồn tại chủ động của sự vật,
hiện tượng .................................................................................. 59
3.2.3. Câu đặc biệt động từ có chức năng là câu giới thiệu nhân vật ..... 61
3.2.4. Câu đặc biệt động từ có tác dụng là câu gợi tình huống truyện ... 63
3.2.5. Câu đặc biệt động từ có tác dụng biểu thị không gian ................. 65
3.2.6. Câu đặc biệt động từ miêu tả sự tồn tại của sự vật hiện tượng..... 65
3.2.7. Câu đặc biệt động từ có tác dụng gợi tả âm thanh ....................... 68
3.3. Câu đặc biệt tính từ ............................................................................. 70


Nguyễn Thu Thảo

4

Lớp: K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

3.3.1. Câu đặc biệt tính từ dùng để miêu tả trạng thái, tính chất của sự
vật, hiện tượng...................................................................................... 70
3.3.2. Câu đặc biệt dùng làm câu nhận xét, đánh giá ............................ 72
3.4. Câu đặc biệt thán từ ............................................................................ 78
3.4.1. Câu đặc biệt thán từ với chức năng thể hiện niềm vui ................ 78
3.4.2. Câu đặc biệt thán từ với chức năng thể hiện sự thán phục ........... 80
3.4.3. Câu đặc biệt thán từ thể hiện sự ngạc nhiên ................................ 81
3.4.4. Câu đặc biệt thể hiện sự cảm thương .......................................... 83
KẾT LUẬN ................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 87

Nguyễn Thu Thảo

5

Lớp: K34B - GDTH



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Câu là đơn vị ngữ pháp cơ bản của tiếng Việt, là đơn vị có nội
dung trọn vẹn để thực hiện chức năng giao tiếp. Câu cũng là thành tố cơ sở để
tạo thành văn bản. Trong thực tế sử dụng, nhất là trong các văn bản văn
chương, câu được sử dụng một cách đa dạng và linh hoạt tùy thuộc vào sự
sáng tạo của người dùng. Sự sáng tạo này đôi khi vượt qua những qui định về
câu, tạo nên sự đa dạng cho câu tiếng Việt và những hiệu ứng nghệ thuật đặc
biệt cho các tác phẩm văn học. Câu đặc biệt cũng là một loại câu như vậy. Do
đó, nghiên cứu về câu đặc biệt nói riêng và câu tiếng Việt nói chung sẽ giúp
chúng ta có điều kiện nắm vững được quy luật sử dụng và củng cố lại những
kiến thức cơ bản về câu. Đồng thời thông qua đó, chúng ta có thể bồi dưỡng
về khả năng cảm thụ cái hay cái đẹp trong các tác phẩm văn học từ góc nhìn
ngôn ngữ. Qua đó góp phần khẳng định nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
văn học và phong cách nghệ thuật độc đáo của mỗi tác gia văn học.
1.2. Khác với những cây đa cổ thụ trong làng văn học viết cho thiếu
nhi như Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Phạm Hổ... bởi các nhà văn, nhà thơ
này còn sáng tác cho nhiều đối tượng độc giả ở mọi lứa tuổi khác, với nhà văn

Nguyễn Thu Thảo

6

Lớp: K34B - GDTH



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Võ Quảng toàn bộ tác phẩm của ông đều cho một lứa tuổi duy nhất: thiếu
niên - nhi đồng. Làm được công việc như ông quả có một không hai trong nền
văn học hiện đại Việt Nam. Suốt con đường dằng dặc hơn nửa thế kỷ, nhà văn
đã chứng minh đúng cái điều mà ông hằng tâm nguyện: "Viết cho thiếu nhi là
tình yêu và lẽ sống của tôi".
Và tác giả Võ Quảng đã có rất nhiều cống hiến cho nền văn học nước
nhà và đặc biệt là văn học thiếu nhi. Bên cạnh đó, nhiều các tác phẩm của ông
đã được chọn lọc và đưa vào giảng dạy trong trường học. Do đó, chúng tôi hi
vọng việc nghiên cứu về các tác phẩm của ông nói chung và nghệ thuật sử
dụng câu đặc biệt của ông nói riêng sẽ tôn vinh thêm tài năng và sự cống hiến
của ông đối với nền văn học thiếu nhi.
1.3. Việc tìm hiểu hiệu quả nghệ thuật của câu đặc biệt trong truyện
ngắn của Võ Quảng có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi trong việc học tập,
trau dồi kiến thức văn học khi còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường.
Đồng thời nó còn có ý nghĩa thiết thực bổ ích trong việc giảng dạy của một
giáo viên trong tương lai.
Từ những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giá trị
sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết “Quê nội” và “Tảng sáng” của
Võ Quảng”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Việc nghiên cứu về câu đơn đặc biệt trong các giáo trình Đại học
2.1.1. Trong lĩnh vực nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, câu đặc biệt
không phải là một loại câu hoàn toàn mới được phát hiện mà nó là một vấn đề
đã có lịch sử nghiên cứu lâu dài. Câu đặc biệt và các vấn đề có liên quan đã
từng được đề cập tới trong nhiều đề tài. Mỗi đề tài lại khai thác những khía

cạnh và những góc độ khác nhau. Dưới đây là một vài ý kiến bàn luận về câu
đơn đặc biệt trong tiếng Việt.

Nguyễn Thu Thảo

7

Lớp: K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trước hết trong cuốn “Ngữ pháp Tiếng Việt” của UBKHXH, các tác
giả quan niệm: “Câu đơn đặc biệt là loại câu bao gồm một nòng cốt đơn đặc
biệt, tức nòng cốt đơn một thành phần”
Ở đây, các tác giả đã nêu khái quát về câu đơn đặc biệt cùng các trường
hợp sử dụng loại câu này nhưng các tác giả chưa chú ý đề cập đến cách cấu
tạo và việc phân loại câu đơn đặc biệt.
Trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, các tác giả Mai Ngọc
Chừ, Vũ Đức Nghệu, Hoàng Trọng Phiến đã đưa ra quan niệm khá đầy đủ về
câu đơn đặc biệt: “Câu đơn đặc biệt là một kiến trúc kín tự thân, chỉ chứa một
trung tâm cú pháp chính (có thể thêm thành phần phụ của câu) không chứa
hay không hàm ẩn một trung tâm cú pháp thứ hai có quan hệ qua lại như chủ
ngữ với vị ngữ.”
Đồng thời các tác giả này đã đưa ra cấu tạo, phân loại và ý nghĩa của
câu đơn đặc biệt: “Câu đơn đặc biệt có ý nghĩa khái quát là ý nghĩa tồn tại.
Nội dung tồn tại của ý nghĩa ngữ pháp này là một trong những đặc trưng làm
cho câu đặc biệt khác so với một bộ phận của câu bị tách ra thành một biến

thể dưới bậc của câu (hay một ngữ trực thuộc)”.
Trong cuốn “Cơ sở tiếng Việt”, ba tác giả Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào
Thanh Xuân lại có quan niệm về câu đặc biệt như sau: “Câu đặc biệt là loại
câu không có cấu trúc Đề -Thuyết làm nòng cốt”. Các tác giả đã nêu ra cấu
tạo và cách sử dụng câu đơn đặc biệt nói chung. Câu đặc biệt nói lên sự tồn
tại của sự vật hiện tượng. Câu đặc biệt xác định thời gian hay phát biểu một
lời ca ngợi, gọi đáp, chửi mắng … Câu đặc biệt dùng làm nhan đề sách báo,
quảng cáo.
Tác giả Diệp Quang Ban trong cuốn “Một số vấn đề về câu tồn tại
trong Tiếng Việt” đã đi sâu nghiên cứu một dạng của câu đặc biệt đó là loại
câu đặc biệt vị từ với ý nghĩa tồn tại và cách phân loại câu đặc biệt vị từ thành

Nguyễn Thu Thảo

8

Lớp: K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

các loại câu tương ứng với ý nghĩa khái quát của nó là câu tồn tại đích thực
(câu khái quát và câu tồn tại) và câu tồn tại không đích thực (câu đơn vị và
câu hiện diện)
Tác giả Diệp Quang Ban đã đi sâu nghiên cứu về loại câu này với
khuôn hình, điều kiện hình thành câu đặc biệt vị từ từ cụ thể để khái quát nên
những dạng tiêu biểu của câu đơn đặc biệt. Nhưng tác giả chỉ đi sâu nghiên
cứu loại câu đơn đặc biệt vị từ mà chưa chú ý đến loại câu đơn đặc biệt danh

từ.
Trong cuốn “Câu tiếng Việt và nội dung dạy-học câu ở trường phổ
thông”, tác giả Nguyễn Thị Thìn đã nêu ra quan niệm về câu đơn đặc biệt
cùng với cách phân loại chúng dựa vào hình thức và nội dung biểu hiện. Ở
đây, ngoài hai dạng câu đơn đặc biệt lớn và tiêu biểu là câu đơn đặc biệt cùng
với cách phân loại chúng dựa vào hình thức và nội dung biểu hiện, tác giả đã
giới thiệu một số dạng biến thể có sự xuất hiện của câu đặc biệt.
Trong cuốn “Câu trong tiếng Việt” do Cao Xuân Hạo chủ biên, các tác
giả quan niệm câu đơn đặc biệt là loại câu không có cấu trúc Đề-Thuyết và
được chia thành bốn loại câu tương ứng với ý nghĩa biểu hiện của nó là câu
đơn đặc biệt cảm thán, câu đặc biệt gọi đáp, câu đặc biệt gọi tên, câu đặc biệt
tượng thanh.
Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”, tác giả Diệp Quang Ban đã nêu
định nghĩa về câu đặc biệt: “Câu đặc biệt là một kiến trúc có một trung tâm
cú pháp chính (có thể thêm trung tâm cú pháp phụ) không chứa hay không
hàm ẩn một trung tâm cú pháp thứ hai có quan hệ với nó như là một quan hệ
giữa chủ ngữ và vị ngữ.”
Tác giả đã nêu cách phân biệt giữa câu đặc biệt với câu đơn hai thành
phần và loại câu dưới bậc (câu đơn hai thành phần vắng chủ ngữ hay vắng vị

Nguyễn Thu Thảo

9

Lớp: K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


ngữ). Diệp Quang Ban còn nêu ý nghĩa khái quát cùng các trường hợp sử
dụng, các khuôn hình của câu đơn đặc biệt.
Như vậy, việc nghiên cứu câu đặc biệt ở góc độ lí thuyết đã được rất
nhiều tác giả quan tâm.Các tác giả đã nêu khái niệm, phân loại, một số hiệu
quả biểu đạt ở dạng khái quát,… Tuy nhiên việc phân loại còn chưa nhất quá,
gây khó khăn cho người học. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu hiệu quả của câu
đặc biệt mới chỉ dừng lại ở việc nhận xét và minh họa, chưa được phát triển
một cách hệ thống và đầy đủ.

2.2.

Việc nghiên cứu về các tác phẩm của Võ Quảng
Nhìn một cách khái quát, có thể thấy rằng, từ khi tác phẩm đầu tay (tập

thơ Gà mái hoa) ra đời năm 1957 cho đến suốt hơn bốn mươi năm cầm bút,
Võ Quảng là một trong những nhà văn hiếm hoi ở nước ta chuyên viết và viết
thành công những tác phẩm văn học cho thiếu nhi nên rất được các đồng
nghiệp và giới nghiên cứu, phê bình quan tâm.
Ngay từ năm 1983, NxbKim Đồng trong tập sách Bàn về văn học thiếu
nhi bao gồm bài viết của nhiều tác giả, sau phần I: Thơ viết cho các em, công
trình đã dành hẳn phần II, với 18 bài viết về Tác phẩm của Võ Quảng, với sự
đóng góp của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình. Tiêu biểu như:
Nguyễn Kiên với Một tấm lòng vì tuổi thơ, Vân Hồng với Võ Quảng và tiểu
thuyết “Quê nội - Tảng sáng”, Đoàn Giỏi với Tác phẩm và con người Võ
Quảng, Vài cảm nghĩ khi đọc thơ Võ Quảng của Phạm Hổ, Vũ Tú Nam
với Tài năng miêu tả của Võ Quảng, Vân Thanh khẳng định Vị trí Võ Quảng
và văn học thiếu nhi, Phạm Hoàng Gia với “Quê nội” và mấy đặc trưng tâm
lý thiếu nhi, Võ Quảng với “Quê nội” của Xuân Tùng, Phong Thu với Một
thời niên thiếu trong văn Võ Quảng, Vũ Ngọc Bình với Vài cảm nghĩ về văn


Nguyễn Thu Thảo

10

Lớp: K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

thơ Võ Quảng, và Phong Lê Đi vào thế giới thu nhỏ trong “Quê nội” và
“Tảng sáng” của Võ Quảng…
Đặc biệt, công trình Võ Quảng - con người, tác phẩm, do bà Phương
Thảo (người vợ hiền của Võ Quảng, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu,
dịch thuật văn học) biên soạn, NxbĐà Nẵng ấn hành tháng 3 năm 2008, đã tập
hợp khá đầy đủ các bài viết giúp người đọc hình dung về cuộc đời và sự
nghiệp của Võ Quảng.
Dưới đây là một số ý kiến của một số tác giả về Võ Quảng qua bộ tiểu
thuyết Quê nội và Tảng Sáng:
- Nhà văn Nguyễn Kiên trong Một tấm lòng vì tuổi thơ (1983) dường
như đã phát hiện ra nét nổi bật của ngòi bút Võ Quảng: "Chúng ta có một Võ
Quảng thơ và một Võ Quảng văn xuôi, và thường trên những trang sách hay
nhất của anh, cái chất thơ và chất văn xuôi của Võ Quảng dẫn nhập vào
nhau, hỗ trợ cho nhau, tạo nên một vẻ đẹp riêng Võ Quảng''.
- Giáo sư Phong Lê đã có lần viết về Võ Quảng: "Đường đời của ông
rất có thể chuyển theo một hướng khác với nghiệp viết, và như vậy xem ra là
thuận, là hợp lẽ với số đông người. Thế nhưng rồi ông đã chọn nghề viết. Ấy
là điều xem ra không bình thường. Lại viết cho thiếu nhi khi chớm vào tuổi 40

(chính xác là năm ông 35 tuổi - NNT), trong bối cảnh một nền văn học cho
thiếu nhi còn trong buổi đầu thanh vắng. Ấy là một chuyện càng không bình
thường nữa". Với sự "trái chứng" và "ngược đời" kia của Võ Quảng, xem ra
có thể gọi ông là "ông Bụt" hiện ra tạo dựng một thiên đường cho lớp lớp thế
hệ thiếu nhi cũng không phải là quá lời. Viết cho thiếu nhi - nhi đồng là công
việc khổ ải tự vượt qua những ham muốn thường nghiệm, kể cả nhu cầu bản
năng thường thấy trong trái tim nhạy cảm của một nghệ sĩ trước bao la cuộc
đời. Nếu không yêu trẻ thơ bằng một tình yêu nguyên vẹn dốc hết ruột gan thì
sẽ khó có được những thành công viên mãn như ông.” Và khi đi Vào thế giới

Nguyễn Thu Thảo

11

Lớp: K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

thu nhỏ trong “Quê nội” và “Tảng sáng” của Võ Quảng, ông nhận ra “Một
giọng điệu trầm buồn, và đôi khi như có gì hiu hắt nữa, cứ bám riết, và hằn in
lên nửa cuộc đời của số không ít nhân vật truyện, nơi phía bên kia bóng tối
chế độ cũ, mà bản lề là Cách mạng Tháng Tám 1945. Và từ đó mà tỏa rộng
và loang dần ra một niềm vui, một sự bâng khuâng và đôi khi như rạo rực của
một cuộc đổi đời đã diễn ra từ mùa thu năm ấy”.
Sau đó, liên tiếp trong ba bài viết: Võ Quảng - Tuổi 80 (năm 2000), Võ
Quảng cả một đời văn cho thiếu nhi (năm 2005) và Nhà văn Võ Quảng (năm
2007), giáo sư Phong Lê không chỉ khắc họa chân dung, không chỉ nhìn lại

quá trình và thành tựu đóng góp của nhà văn Võ Quảng cho mảng sáng tác
văn học thiếu nhi nói chung mà ông còn phát hiện thêm những nét đặc sắc của
hình tượng hai nhân vật Cục và Cù Lao. Là người của Hòa Phước, nhưng cả
hai vẫn có sự sống riêng, vẫn có sức lan tỏa của những nhân vật điển hình. Từ
đó, cũng như nhiều người khác, giáo sư Phong Lê đã khẳng định đó là “một
bộ truyện nổi tiếng” vì với Quê nội và Tảng sáng, Võ Quảng “đã bổ sung
thêm vào danh mục bảo tàng văn chương hiện đại một cái tên riêng là Hòa
Phước…"
- Dương Trọng Đạt đề cập đến Chất thơ trong "Quê nội”. Qua nét bút
của Võ Quảng cảnh sắc của một vùng quê, tưởng như không có gì khác
thường, nhưng đằng sau những màu sắc, âm thanh, đường nét… cái làm nên
chất thơ chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của tình yêu đằm thắm sâu thẳm đến
nồng cháy mà nhà văn đã dành cho quê hương mình qua từng trang viết.
- Nhà văn Tô Hoài viết: "Một nhà thơ dùng lối tiểu thuyết viết lại
những kỷ niệm đối với quê hương. Trong văn học Việt Nam chúng ta đã được
đọc những tác phẩm hay như Chiếc cánh xanh của Lưu Trọng Lư, Phấn thông
vàng của Xuân Diệu. Nhưng Quê nội của nhà thơ Võ Quảng có vẻ đẹp cao
rộng hơn".

Nguyễn Thu Thảo

12

Lớp: K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


- Theo nhà văn Trần Thanh Địch thì: "Đến “Quê nội”,” Tảng
sáng” cương vị một nhà văn có tài năng của anh đã rõ rệt... truyện như một
mùi hương ngâu mê say có sức hấp dẫn và quyến rũ lạ lùng". Nhà văn Hoàng
Tiến đã có hẳn một bài viết đặc sắc về thanh nhạc trong văn xuôi Võ Quảng
mà cụ thể là nhạc văn trong hai cuốn truyện Quê nội và Tảng sáng.
Nhà văn Alice Kahn người dịch Quê nội sang tiếng Pháp đã viết: "Khi
giới thiệu quyển truyện “Quê nội” người ta bảo tôi: Đây là một loại “Tom
Sawyer” của Việt Nam. Đã từ lâu tôi rất thích quyển sách “Tom Sawyer” với
nhân vật Hucklebery Finn. Nhưng sau khi làm quen với tác phẩm của Võ
Quảng, tôi cảm thấy mình còn thích các nhân vật Cục và Cù Lao hơn". Ai
cũng biết Tom Sawyer là kiệt tác của nhà văn Mỹ Măc Tuên. Như vậy thật
vinh dự biết bao cho văn học Việt Nam khi nhà văn Pháp A. Kahn thông qua
so sánh đã đặt Quê nội lên tầm kiệt tác.
- Vương Trí Nhàn nhận ra Chất hài hước trong sáng tác văn xuôi của
Võ Quảng gắn liền với hai nhân vật chính trong Quê nội và Tảng sáng là Cục
và Cù Lao và tập thể các bạn nhỏ tuổi ở Hòa Phước;
- Ngô Thảo Thêm một ý nhỏ về văn anh Võ Quảng đã khẳng định
những nét đặc sắc của tác phẩm Quê nội, và chỉ có thêm chút ý kiến mà tác
giả bài viết chân thành bộc lộ với tác giả, ấy là: "các bạn trẻ của anh - mà
hình như anh không chú ý phê bình đúng mức - ít tình cảm cha mẹ quá".
- Đi sâu hơn vào thế giới nghệ thuật, nhà văn Vũ Tú Nam nhận xét văn
miêu tả của Võ Quảng gọn, động, rất gần với thơ. Nhà văn Hoàng Tiến và Lã
Thị Bắc Lý đã nhắc đến "Tính nhạc trong văn xuôi" khi nói về Quê
nội và Tảng sáng: "Văn xuôi của Võ Quảng rất giàu nhạc điệu. Đọc văn của
ông, ta thấy chất thơ trong từng câu, từng chữ". Bạch Thế Mai trong
cuốn Văn nghệ sĩ Liên khu V - Lý tưởng nhân cách sáng tạo (2009) đã kết
luận: "Võ Quảng thành công và nhìn được xa trong nghệ thuật là vì ông có

Nguyễn Thu Thảo


13

Lớp: K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

cái tâm thật trong và còn vì ông biết nhìn đời bằng chính cái tâm đó".
Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà lý luận phê bình,
các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự của Võ Quang ở các cấp
độ khác nhau song chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống
toàn diện về hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng câu đơn đặc biệt trong hai
tiểu thuyết Quê nội và Tảng sáng của Võ Quảng.
Trên cơ sở tiếp nhận từ nhiều nguồn ý kiến của những người đi trước,
cộng hưởng cùng niềm yêu thích của bản thân đối với những trang văn Võ
Quảng, tôi sẽ đi sâu khảo sát hai tác phẩm Quê nội và Tảng sáng. Đồng thời
tìm hiểu một cách hệ thống để phát hiện thêm vẻ đẹp của hình tượng Thế giới
tuổi thơ trong sáng tác của Võ Quảng. Đây cũng là dịp để người lớn chúng ta
được sống lại với tâm tính trẻ thơ khi bước vào sáng tác của Võ Quảng.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Với đề tài “Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết
“Quê nội” và “Tảng sáng” của Võ Quảng”, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần
bổ sung và khẳng định rõ thêm về vấn đề lý luận của ngôn ngữ học. Đó là sự
hoạt động, tác dụng và hiệu quả của câu đặc biệt trong các tác phẩm tự sự.
Đồng thời với đề tài này chúng tôi cũng mong muốn góp phần khẳng định tài
năng, phong cách nghệ thuật độc đáo của Võ Quảng cùng những đóng góp to
lớn của ông cho nền văn học nước nhà nói chung và nền văn học thiếu nhi nói
riêng.

3.2. Thực hiện đề tài này, chúng tôi hi vọng những tư liệu và kết quả
nghiên cứu có được sẽ là những tài liệu cần thiết phục vụ cho nhiệm vụ học
tập hôm nay cũng như trong công việc giảng dạy sau này.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nắm vững các kiến thức lí luận về ngữ pháp tiếng Việt, đặc biệt là
những hiểu biết về câu đặc biệt (khái niệm, cách phân loại câu đặc biệt, tác

Nguyễn Thu Thảo

14

Lớp: K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

dụng, hiệu quả ..). Từ đó hệ thống hóa kiến thức này thành cơ sở lí luận làm
chỗ dựa cho đề tài.
4.2. Khảo sát và phân loại các dạng câu đặc biệt trong hai tiểu thuyết
Quê nội và Tảng sáng của nhà văn Võ Quảng.
4.3. Phân tích các ngữ liệu thu được để rút ra những nhận xét cơ bản về
giá trị sử dụng của việc sử dụng các câu đặc biệt trong văn xuôi nghệ thuật
của Võ Quảng. Qua đó, khẳng định tài năng nghệ thuật của Võ Quảng trong
những sáng tác dành cho thiếu nhi.

5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Các dạng câu đơn đặc biệt và giá trị sử dụng của nó trong tiểu thuyết

“Quê nội” và “Tảng sáng” của Võ Quảng.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát câu đặc biệt qua ngữ liệu thống kê từ hai tiểu thuyết “Quê
nội” và “Tảng sáng” của Võ Quảng.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp thống kê, phân loại được thực hiện để có nguồn ngữ liệu
về câu đặc biệt nhằm phục vụ cho việc khảo sát, phân tích, tìm hiểu đối tượng
nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong khóa luận. Phương
pháp này được vận dụng để tìm hiểu đặc điểm cấu trúc câu, xác định giá trị
ngữ văn, ngữ dụng của câu đặc biệt trong các tác phẩm nghệ thuật của Võ
Quảng.
6.3. Phương pháp miêu tả

Nguyễn Thu Thảo

15

Lớp: K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp cần tái hiện lại hoàn
cảnh sử dụng câu đặc biệt trong các tác phẩm của Võ Quảng
6.4. Phương pháp hệ thống, khái quát hóa

Phương pháp này được dùng trong khóa luận để đặt câu đặc biêt vào
trong mối quan hệ với câu khác của văn bản để thấy rõ dụng ý nghệ thuật của
nhà văn đối với từng trường hợp sử dụng cụ thể. Đồng thời rút ra những nhận
xét, kết luận tổng quát nhằm thể hiện rõ những mục đích cần hướng tới của đề
tài.
7. Bố cục của đề tài
Đề tài được chia thành ba phần:
Phần 1: Phần mở đầu
Phần 2: Nội dung
Chương 1 Cơ sở lí thuyết
Chương 2 Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại
Chương 3 Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết “Quê nội”
và “Tảng sáng” của Võ Quảng
Phần 3: kết luận

Nguyễn Thu Thảo

16

Lớp: K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Khái quát chung về câu

1.1.1. Khái niệm câu
Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong
và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn
vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói hoặc có thể kèm theo thái độ, sự
đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình
cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ.
1.1.2. Đặc điểm của câu
1.1.2.1. Về mặt bản thể
Câu là đơn vị không có sẵn trong ngôn ngữ, nó được tạo ra trong quá
trình tư duy và giao tiếp, nhờ sự kết hợp của các đơn vị ngôn ngữ có sẵn: âm
vị, hình vị, từ, cụm từ cố định.
1.1.2.2. Về mặt cấu tạo
Theo quy tắc ngữ pháp phổ quát thông thường, câu gồm hai thành phần
chính là chủ ngữ và vị ngữ. Trong đó, chủ ngữ nêu lên đối tượng được nói tới ở
câu, còn vị ngữ nêu lên nội dung thông báo về đối tượng được nói tới ở chủ ngữ.
Trong một số trường hợp, người ta có thể lược bỏ đi một trong hai
thành phần của câu, lúc đó câu trở thành câu tỉnh lược.

Nguyễn Thu Thảo

17

Lớp: K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.1.2.3. Về mặt nội dung

Câu luôn diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn.
1.1.2.4. Về mặt chức năng
Nói khái quát nhất, câu có chức năng thông báo, ngoài ra câu còn có
thể thực hiện chức năng hỏi, yêu cầu, đề nghị, tuyên bố, phân trần, bày tỏ, phủ
định, khẳng định,… tức là câu có chức năng biểu đạt các hành vi ngôn ngữ.
1.1.2.5. Về mặt hình thức
Câu có thể thực hiện theo hai cách: nói hoặc viết. Mỗi câu có một ngữ
điệu riêng.
Trên các văn bản, câu bắt đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc
bằng một dấu ngắt câu.
1.1.3. Phân loại câu
Thứ nhất, dựa vào cấu tạo ngữ pháp, ta có thể chia câu thành ba loại:
câu đơn, câu phức và câu ghép. Trong đó:
- Câu đơn là câu được cấu tạo bởi một kết cấu chủ vị làm trung tâm cú
pháp chính. Câu đơn lại được chia thành hai loại câu đơn bình thường và câu
đơn đặc biệt. Trong đó, câu đơn bình thường được cấu tạo bằng một kết cấu
chủ vị nòng cốt. Còn câu đơn đặc biệt được cấu tạo từ một từ hay một cụm từ
(trừ cụm chủ vị).
- Câu phức là câu có từ hai kết cấu chủ vị trở nên trong đó chỉ có một
kết cấu chủ vị làm nòng cốt và bao hàm các kết cấu chủ vị còn lại.
- Câu ghép là câu được cấu tạo từ hai kết cấu chủ vị trở nên, trong đó
các kết cấu chủ vị nòng cốt có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa ngữ pháp. Đó
có thể là quan hệ chính phụ hoặc đẳng lập.
Cách thứ hai, dựa vào mục đích sử dụng, ta có thể chia câu thành bốn
loại: câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn, câu trần thuật. Trong đó:

Nguyễn Thu Thảo

18


Lớp: K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Câu cầu khiến là câu nêu ý muốn, mệnh lệnh của người truyền đạt.
Mục đích của câu cầu khiến là yêu cầu người nghe phải thực hiện một hoạt
động nào đó.
- Câu trần thuật (hay câu kể) là câu nhằm nêu kể, nêu, mô tả, sự kiện,
hoạt động, trạng thái, tính chất, chủng loại của sự vật hiện tượng.
- Câu nghi vấn là câu đặt ra câu hỏi và yêu cầu trả lời. Điều kiện đặt ra
câu hỏi là phải có hai yếu tố: Cái không rõ cần hỏi và nhu cầu cần hỏi.
- Câu cảm thán là câu nhằm biểu thị cảm xúc thái độ. Trong câu cảm
thán ngữ điệu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài ra còn có các tình thái
từ như: sao, chăng, hay, ôi, ô, …
1.2. Câu đơn đặc biệt
Như đã trình bày ở phần lịch sử vấn đề, câu đơn đặc biệt đã được rất
nhiều người quan tâm nghiên cứu, trong đó có tác giả Diệp Quang Ban. Và
trong quan niệm của mình, ông đã có sự tập trung cân đối những đặc điểm cấu
tạo,sự phân loại và ý nghĩa cũng như phạm vi sử dụng của câu đơn đặc biệt.
Do đó, chúng tôi lấy quan niệm của Diệp Quang Ban về câu đơn đặc biệt
trong cuốn Ngữ pháp Tiếng Việt (NxbĐại học Sư phạm, 2009) làm cơ sở,
làm chỗ dựa cơ bản nhất cho sự nghiên cứu của mình.
1.2.1. Khái niệm
Câu đơn đặc biệt là câu có một trung tâm cú pháp chính (có thể có
thêm trung tâm cú pháp phụ), không chứa hay không hàm ẩn một trung tâm
cú pháp thứ hai có quan hệ với nó như là quan hệ giữa chủ ngữ với vị ngữ.
1.2.2. Đặc điểm của câu đơn đặc biệt

- Câu đơn đặc biệt là loại câu được cấu tạo bởi một trung tâm cú pháp
chính là một từ hay một cụm từ.

Nguyễn Thu Thảo

19

Lớp: K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Câu đơn đặc biệt có cấu trúc kín tự thân, nó không đòi hỏi phải thêm
vào một bộ phận hay một thành phần nào khác. Trong nội bộ câu đơn đặc biệt
không thể phân định được thành phần chủ ngữ hay vị ngữ.
- Câu đơn đặc biệt gắn liền với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
1.2.3. Cấu tạo của câu đơn đặc biệt
- Câu đơn đặc biệt được làm thành từ một hoặc một cụm từ (trừ cụm
chủ vị). Các từ loại thường gặp ở đây là danh từ và vị từ (động từ, tính từ). Ví
dụ:

Bom tạ. (Nguyễn Đình Thi)
Một thứ im lặng ghê người. (Nam Cao)
Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. (Nguyễn Công Hoan)
- Câu đơn đặc biệt cũng có thể có trung tâm cú pháp đi kèm làm thành
phần phụ của câu cho nó. Ví dụ:
Chốc lại cốc một tiếng; boong một tiếng. (Nguyễn Đình Thi)
Ở làng này, khó lắm. (Nam Cao)

Cơm, toàn một thứ gạo cuống rơm đã bốc hơi. (Nam Cao)
- Đôi khi Câu đơn đặc biệt cũng có thể có thành phần phụ là các thán
từ, các phụ từ. Ví dụ:
Thưa bà! (Võ Quảng)
1.2.4. Phân loại câu đơn đặc biệt
Câu đơn đặc biệt danh từ thường được phân loại theo bản tính từ loại của từ
- thành tố chính. Theo đó có thể chia ra thành những loại sau:
1.2.4.1. Câu đơn đặc biệt danh từ
a. Khái niệm

Nguyễn Thu Thảo

20

Lớp: K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Câu đơn đặc biệt danh từ được cấu tạo bởi một danh từ hoặc một cụm
danh từ (quan hệ đẳng lập hay chính phụ). Có thể thêm các thành tố phụ như
đề ngữ hoặc trạng ngữ.
Ví dụ: Toàn những chuyện đùa ông bán trứng tằm, người đào dâu,
chuyện chế giễu những kẻ ngu xuẩn, bọn quan lại hống hách.
(Quê nội)
b. Ý nghĩa khái quát
Ý nghĩa khái quát của câu đơn đặc biệt danh từ là chỉ sự tồn tại hiện
diện của vật, nêu lên vật, hiện tượng đang bày ra trước mắt hay xuất hiện tại

thời điểm đó.
Nó giúp chúng ta nêu vật, hiện tượng được nhắc tới tuy là không thuộc
thời điểm hiện tại mà vẫn như đang bày ra trước mắt chúng ta.
Ví dụ: Một tiếng “xoẹt”!
(Tảng sáng)
c. Tác dụng
- Miêu tả sự tồn tại hiển diện, sự xuất hiện của vật, hiện tượng, nêu lên
hoàn cảnh không gian , thời gian, xác nhận sự hiện diện của một cảm xúc …
ấy.
- Nêu sự hiện diện của các hiện tượng thiên nhiên mà trong nhiều
trường hợp được dùng làm hoàn cảnh nền cho sự kiện khác nêu trong những
câu xung quanh.
- Dùng làm câu gọi, đôi khi là câu chửi.
- Dùng làm biển đề tên các cơ quan, địa chỉ … cần cho người ta biết,
tên các báo, tạp chí, sách …
- Dùng nêu tên thời gian, miền đất, cảnh vật … trong nhật kí, kịch bản,
phóng sự.

Nguyễn Thu Thảo

21

Lớp: K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Ví dụ: Cách cầm dây, cách vứt cọc, cách đứng, cách leo lên chỗ tổ

yến.
(Tảng sáng)
1.2.4.2. Câu đơn đặc biệt động từ
a. Khái niệm
Câu đơn đặc biệt động từ có trung tâm cú pháp chính là động từ hay
cụm động từ.
Ví dụ: Từ chỗ sân đình vang lên tiếng hô của đội tự vệ.
(Quê nội)
b. Ý nghĩa khái quát của câu đơn đặc biệt động từ cũng tương tự như câu
đơn đặc biệt danh từ. Tức là nó cũng có ý nghĩa tồn tại hiển diện. Nó nêu lên
cho người đọc thấy cái diễn biến của hành động, tâm trạng,… giống như đang
bày ra trước mắt vậy.
c. Tác dụng
Dùng để diễn tả một hành động hoặc các hành động diễn ra liên tiếp theo
một trình tự thời gian.
Ví dụ: Bán thuốc cao, giữ chó, giặt quần áo, làm thuốc nam, cúng phù
thủy.
(Quê nội)
d. Phân loại
- Câu đơn đặc biệt là một động từ hoặc một cụm động từ
-Câu đơn đặc biệt miêu tả tồn tại
Đây là câu đơn đặc biệt có cấu tạo gồm:
Không gian tồn tại + động từ tồn tại + chủ thể tồn tại
Trong đó, động từ tồn tại gồm:
- Những từ chỉ sự xuất hiện, tiêu biến của vật như: biến mất, còn, có, ...
- Những từ chỉ trạng thái của vật: đứng, đặt, để, mọc, ...

Nguyễn Thu Thảo

22


Lớp: K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Những từ tượng hình, tượng thanh: lênh khênh, lom khom,…
Tác dụng của câu đơn đặc biệt miêu tả tồn tại cũng tương tự như với
câu đơn đặc biệt động từ. Nó miêu tả sự tồn tại hiển hiện của sự vật.
1.2.4.3. Câu đơn đặc biệt tính từ
a. Câu đơn đặc biệt tính từ là câu có trung tâm cú pháp chính là tính từ hay
cụm tính từ (đẳng lập hay chính phụ)
b. Ý nghĩa khái quát: Câu đơn đặc biệt tính từ để miêu tả tính chất, đặc
điểm,… của sự vật hiện tượng, giúp người đọc hình dung rõ hơn về sự vật
hiện tượng được nói tới hoặc tạo ấn tượng ban đầu của sự vật, hiện tượng
được nói tới.

c. Tác dụng
+Dùng để miêu tả sự vật hiện tượng với những đặc điểm, tính chất, …
+ Dùng để tạo ấn tượng về sự vật hiện tượng được miêu tả.
+ Dùng để nêu nhận xét.
1.2.4.4. Câu đơn đặc biệt thán từ
- Đây là câu đơn đặc biệt có cấu tạo gồm các thán từ.
Vd: Trời ơi.
Câu cảm thán có tác dụng diễn tả một tâm trạng hoặc một cảm xúc.
1.3. Phân biệt câu đơn đặc biệt với câu tỉnh lược
Để tìm ra được những điểm khác nhau giữa câu đơn đặc biệt và câu tỉnh
lược, trước hết phải căn cứ vào khái niệm hai loại câu này:

+ Câu đơn đặc biệt là câu trong đó không phân biệt được đâu là chủ ngữ,
đâu là vị ngữ. Loại câu này thường được làm thành từ một thực từ, một cụm
từ chính phụ hay độc lập với tư cách là một trung tâm cú pháp, không chứa
hay không hàm ẩn một trung tâm cú pháp thứ hai có quan hệ chủ vị với trung
tâm cú pháp nói trên.

Nguyễn Thu Thảo

23

Lớp: K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

+ Còn câu tỉnh lược là câu mà một bộ phận nào đó trong câu lẽ ra phải có
mặt trong câu nhưng vì một lí do nào đó nó đã được rút gọn đi mà vẫn không
làm ảnh hưởng đến việc hiểu nghĩa của câu đang xét.
Qua đó, ta có thể thấy những điểm khác nhau của hai loại câu này đó là:
- Về khả năng xác định thành phần câu:
Với câu đơn đặc biệt, ta không thể xác định được đâu là chủ ngữ đâu là vị
ngữ. Còn câu tỉnh lược ta có thể xác định thành phần của câu.
- Về mặt ý nghĩa của câu:
Câu đơn đặc biệt tự thân nó đã là một thông báo trọn vẹn mang đầy đủ nội
dung thông tin. Còn câu tỉnh lược không mang một thông báo trọn vẹn mà nó
chỉ mang thông tin chính. Muốn hiểu hết về câu tỉnh lược ta phải dựa vào
thông tin ở các câu trước nó.
- Về khả năng khôi phục:

Ở câu đơn đặc biệt ta không thể tiến hành thêm hay bớt bất cứ thành phần
nào khác vào trong cấu trúc câu. Còn câu tỉnh lược, do nó được tạo thành khi
lược bỏ một thành phần câu nên dĩ nhiên ta có thể tiến hành khôi phục lại
thành phần đã lược bỏ đó.
Chú ý: Câu đơn đặc biệt và câu tỉnh lược rất dễ lẫn với nhau, tuy nhiên câu
tỉnh lược thường được sử dụng trong các trường hợp như sau:
- Là câu mệnh lệnh.
Ví dụ: đóng cửa lại.
- Trong câu chứa các từ chỉ khả năng như: có thể, chỉ, cần thiết, phải …
Ví dụ: Phải nghiêm túc chấp hành luật lệ giao thông.
- Là những câu chỉ khẩu lệnh hành động.
- Là những câu tục ngữ hay câu nói những chân lí phổ biến, tập tục phổ
biến.
- Dùng để chúc tụng, cầu mong, chào hỏi

Nguyễn Thu Thảo

24

Lớp: K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Khi làm câu chuyển ý.
- Khi nói một mình.
- Khi câu ở bộ phận vị ngữ là những động từ cảm nghĩ nói năng, nhận biết
như: cho rằng, thấy, trông thấy, …

- Khi liệt kê sự việc.
- Câu nêu sự kiện.

1.4. Tác giả Võ Quảng và đôi nét về hai tiểu thuyết “Quê nội” và “Tảng
sáng”
1.4.1. Tác giả Võ Quảng
1.4.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp
Võ Quảng (1920-2007) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sự
nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. Ông cũng là
người đầu tiên dịch tác phẩm "Don Quixote" sang tiếng Việt dưới bút danh
Hoàng Huy từ năm 1959.
Ông sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa huyện Đại Lộc tỉnh
Quảng Nam. Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông
tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế, năm 1939 làm tổ trưởng tổ
Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam
ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà.
Sau khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh
cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam
Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến
thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là

Nguyễn Thu Thảo

25

Lớp: K34B - GDTH


×