Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445 KB, 55 trang )

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN THỊ THÁI

LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ CHO HỌC SINH LỚP 5

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tiếng Việt

Người hướng dẫn khoa học

TS. PHẠM THỊ HÒA

HÀ NỘI- 2013

2


3


Nội dung

4

Trang



Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.2. Cơ sở tâm lí học
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Nội dung bài học về quan hệ từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5
1.2.2. Quy trình dạy học các kiểu bài về quan hệ từ
1.2.2.1. Quy trình bài dạy lí thuyết
1.2.2.2. Quy trình bài dạy thực hành
Chương 2. Các biện pháp dạy học quan hệ từ cho học sinh lớp 5
2.1. Năng lực sử dụng quan hệ từ của học sinh lớp 5
2.1.1. Nội dung khảo sát
2.1.2. Cách thức khảo sát
2.1.3. Kết quả khảo sát
5


2.1.4. Nhận xét kết quả khảo sát
2.2. Các biện pháp luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ cho học sinh lớp 5
2.2.1. Giúp học sinh nắm vững kiến thức lí thuyết về quan hệ từ
2.2.2. Luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ
2.2.2.1. Luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ nối kết các vế trong câu
2.2.2.2. Luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ nối các câu

2.2.2.3. Giúp học sinh chữa lỗi sử dụng quan hệ từ
Kết luận
Tài liệu tham khảo

LỜI CẢM ƠN
6


Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các giảng viên trong
khoa Giáo dục Tiểu học và các bạn sinh viên đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
em trong quá trình làm khóa luận . Đặc biệt em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới
TS. Phạm Thị Hòa đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em hoàn thành
khóa luận này.
Trong khi thực hiện đề tài này, do thời gian và năng lực có hạn nên em
không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, em rất mong nhận được sự tham gia
đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

LỜI CAM ĐOAN
7


Em xin cam đoan đề tài: “Luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ cho học sinh
lớp 5” là kết quả mà em đã trực tiếp nghiên cứu, tìm tòi thông qua sự hướng dẫn
của thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè và sách vở.
Trong quá trình nghiên cứu, em có sử dụng tài liệu của một số nhà nghiên
cứu, một số tác giả khác. Tuy nhiên, đó chỉ là cơ sở để em rút ra những vấn đề cần
tìm hiểu ở đề tài của mình.
Khóa luận này là kết quả của riêng cá nhân em, hoàn toàn không trùng với
các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Những điều em nói ở trên là hoàn toàn

đúng sự thật.
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Thái

MỞ ĐẦU
8


1. Lý do chọn đề tài
Năm 2001 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình mới - bộ chương
trình giáo dục Tiểu học trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có nhiệm vụ hình
thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao
tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi, góp phần rèn luyện các thao tác tư
duy. Môn Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về tiếng
Việt. Học tập môn này, học sinh còn được bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình
thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân
cách con người Việt Nam.
Qua việc xác định nhiệm vụ môn học như trên, có thể thấy chương trình
Tiếng Việt đặt nhiệm vụ rèn kĩ năng lên hàng đầu. Để giúp các em nghe, nói, đọc,
viết tốt, chương trình và sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt bậc tiểu học nói chung
và SGK Tiếng Việt 5 nói riêng không trình bày kiến thức như là các kết quả có sẵn
mà xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh (HS) thực hiện hoạt
động nhằm chiếm lĩnh kiến thức và phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt.
Trong các hoạt động rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ, hoạt động rèn kĩ năng sử
dụng quan hệ từ được giáo viên tiểu học đặc biệt quan tâm. Bởi vì quan hệ từ có
vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động giao tiếp. Nó không chỉ giúp liên kết
giữa các vế trong câu với nhau mà nó còn nối các câu làm cho câu văn trở nên
mượt mà, lôgic. Bởi vậy mà quan hệ từ được coi như là một chất keo kết dính giúp

cho câu văn được liên kết với nhau chặt chẽ hơn.
Tuy nhiên thời gian dạy học dành cho bài Quan hệ từ của phân môn Luyện
từ và câu không nhiều cho nên khó có thể khắc sâu cũng như mở rộng hiểu biết
cho học sinh về quan hệ từ. Trong các lỗi về nói và viết của các em còn rất nhiều
lỗi do sử dụng quan hệ từ không đúng, hoặc các em không biết sử dụng quan hệ từ
linh hoạt. Nghiên cứu về quan hệ từ có rất nhiều nhưng nghiên cứu về rèn kĩ năng

9


sử dụng quan hệ từ cho học Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng còn rất
ít.
Vì những lí do trên, em mạnh dạn chọn vấn đề: “Luyện kĩ năng sử dụng
quan hệ từ cho học sinh lớp5”, làm đề tài nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp
của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Chúng tôi chưa tìm được công trình nghiên cứu nào chuyên xem xét về việc
dạy quan hệ từ, nhưng trong một số bài báo, một số giáo trình Phương pháp dạy
học Tiếng Việt ở Tiểu học có đề cập tới việc dạy học sinh thực hành nói viết câu
có liên kết. Các tác giả đã đề cập tới trong các công trình này rất nhiều phương tiện
liên kết câu, và những phần chỉ dẫn về cách sử dụng quan hệ từ để liên kết vế câu,
liên kết câu, liên kết đoạn, thực sự hữu ích đối với học sinh. Chúng tôi đã tìm thấy
ở đây chỗ dựa quan trọng để từ đó xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng
quan hệ từ cho HS.
Trong khóa luận tốt nghiệp Đại học và sau Đại học, chúng tôi thấy có
một số công trình bàn đến việc dạy từ loại nói chung trong đó có đề cập dạy hư từ.
Tiêu biểu là luận văn Sau đại học của tác giả Lê Thị Lan Anh. Trong luận văn của
mình, tác giả đã tập trung nghiên cứu rất sâu về dạy từ loại. Tuy nhiên do mục đích
đặt ra là xem xét việc dạy tất cả các từ loại được dạy ở bậc tiểu học nên trong luận
văn này tác giả không thể nghiên cứu kĩ hoạt động dạy quan hệ từ cho HS lớp 5

được. Vì vậy vấn đề mà chúng tôi chọn: luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ cho
học sinh lớp 5 vẫn còn khoảng trống để ngỏ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện đề tài này với mục đích đưa ra được các biện pháp
giúp HS nắm vững về quan hệ từ và có kĩ năng sử dụng từ loại này trong viết văn
có liên kết; từ đó góp phần nâng cao năng lực tạo lập văn bản cho HS.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
10


- Tìm hiểu cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài làm căn cứ xây dựng hệ thống
bài tập.
- Khảo sát chương trình và SGK phần quan hệ từ và thực trạng dạy nội dung
này ở lớp 5.
- Đề xuất được các biện pháp dạy HS có kĩ năng sử dụng quan hệ từ thông
qua hệ thống bài tập sử dụng quan hệ từ nối kết các vế trong câu; nối các câu với
nhau trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động dạy học luyện kĩ năng sử
dụng quan hệ từ cho học sinh lớp 5.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thực chất của hoạt động rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ là dạy HS viết câu
có liên kết. Nội dung này có thể dạy trong cả trong phân môn Tập làm văn, nhưng
chúng tôi thấy trong phân môn Luyện từ và câu, hoạt động rèn kĩ năng sử dụng
quan hệ từ tập trung hơn, HS từ nắm vững lí thuyết mà áp dụng vào thực hành
thuận lợi hơn. Cho nên đề tài của chúng tôi giới hạn phạm vi chỉ nghiên cứu hoạt
động dạy quan hệ từ trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5.
5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu các vấn đề lí thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát.
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ.
- Phương pháp hệ thống.

11


Chương 1
Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học
a) Khái niệm về hư từ
Khi nghiên cứu về hư từ, người ta thường xem xét đối lập chúng theo hai
tiêu chuẩn: ý nghĩa từ vựng và chức vụ ngữ pháp.
Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” của Nguyễn Tài Cẩn hư từ là “những từ
không thể làm trung tâm đoản ngữ và không thể làm thành phần câu” [8, trang
174].
Theo cuốn “ Hư từ trong tiếng Việt hiện đại” - 1988, Nguyễn Văn Quế viết:
“Hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, chúng chỉ có tác dụng nối
kết mà không tự mình làm hoàn thành câu”.
Như vậy theo hai tác giả trên, hư từ không có ý nghĩa từ vựng và không thể
làm thành phần chính trong câu nhưng lại có tầm quan trọng rất lớn trong việc nối
kết các đơn vị từ vựng.
b) Phân loại hư từ
Theo tác giả Diệp Quang Ban, hư từ được chia thành các loại sau: phụ từ,
tiểu từ, quan hệ từ. Do phạm vi nghiên cứu của khóa luận chỉ giới hạn ở tiểu loại
quan hệ từ, cho nên nội dung phụ từ, tiểu từ chúng tôi không trình bày trong
chương lí thuyết này mà tập trung vào phần quan hệ từ.
c. Quan hệ từ


12


Phần trình bày về Quan hệ từ, chúng tôi dựa vào chủ yếu vào quan điểm của
tác giả Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung trong giáo trình “Ngữ pháp Tiếng
Việt”.
c 1. Khái quát về quan hệ từ
Quan hệ từ (kết từ, từ nối) là những hư từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa
các từ, cụm từ, giữa các bộ phận của câu hoặc giữa các câu với nhau. Chúng chỉ
thực hiện được chức năng liên kết (nối) các từ, các cụm từ hay các câu với nhau.
Vì thế chúng còn được gọi là từ nối, kết từ, từ quan hệ.
Quan hệ từ không đảm bảo những vai trò làm thành tố chính lẫn vai trò làm
thành tố phụ trong cụm từ, chúng cũng không đảm nhiệm chức năng của thành
phần câu.
c2. Các tiểu loại quan hệ từ
- Quan hệ từ là lớp hư từ cú pháp có hoạt động ngữ pháp rất đa dạng trong
các tổ hợp cú pháp khác nhau. Đó là những khó khăn cho việc chia từ loại quan hệ
từ thành các tiểu loại. Chỉ có đặt các quan hệ từ trong các tổ hợp cú pháp, trong cấu
trúc câu mới thấy rõ được vai trò và tác dụng của từ loại hư từ này.
- Căn cứ vào các loại quan hệ ngữ pháp mà từ biểu thị, có thể phân biệt các
quan hệ từ thành các nhóm:
+ Các quan hệ từ phục vụ cho quan hệ đẳng lập.
+ Các quan hệ từ phục vụ cho quan hệ chính phụ.
VD: Tôi và bạn là hai người bạn tốt.
Tôi đến muộn bởi vì tắc đường.
Thực tế quan hệ từ có thể được dùng thành cặp để liên kết các bộ phận của
câu với nhau, nhất là trong câu ghép.
13



VD: Chẳng những bạn Lan học giỏi mà bạn ấy còn chơi thể thao giỏi.
Một cách phân tiểu loại nữa đó là nêu một số quan hệ từ thường dùng với ý
nghĩa của nó như tác giả Lê Biên:
>Của : Chỉ quan hệ sở hữu, sở thuộc
VD: Áo của tôi đẹp.
Chiếc bút này của ai?
>Mà: Quan hệ đặc trưng hay quan hệ mục đích
VD: Chiếc áo mà anh mua rất đẹp.
Con có lạnh mẹ lấy áo mà mặc thêm.
>Ở: Quan hệ định vị (địa phương, đối tượng)
VD: Đồng hồ treo ở trên tường.
Em tin ở lòng trung thực của anh.
>Từ: chỉ quan hệ định vị
VD: Từ sáng, trời mưa suốt.
Gia đình bác Cả từ trên thành phố về ăn giỗ.
>Với:
+ Quan hệ hướng tới đối tượng
VD: Cô giáo nói chuyện với tôi hơn hai tiếng liền.
Lưu ý: với là quan hệ từ
Với là tình thái từ.

14


+ Quan hệ tương liên (cùng hoạt động, cùng trạng thái, cùng sự vật có quan
hệ).
VD: Bạn xứng đáng với danh hiệu Cầu thủ Vàng.
+ Quan hệ về điều kiện phương thức của hoạt động.
VD: Anh ấy nói chuyện với một thái độ cởi mở.

*Bởi, vì, do, tại: Chỉ quan hệ về nguyên nhân, lý do.
*Để, cho: Quan hệ hướng tới mục đích, kết quả cần đạt được hướng tới đối
tượng.
*Bằng: Chỉ quan hệ về phương diện, về trạng thái, cách thức hoặc nguyên
liệu chế tạo.
*Những quan hệ biểu thị quan hệ liên hợp: Và, với, cùng, hay, hoặc, cũng
như,…
* Những quan hệ biểu thị quan hệ qua lại: tuy – nhưng, dù – nhưng.
Các quan hệ này đều diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp:
+ Nguyên nhân – kết quả.
+ Quan hệ nhượng bộ.
+ Quan hệ điều kiện – kết quả.
Cần chú ý thêm các quan hệ từ: rằng, thì, mà, nhưng.
Quan hệ từ : “mà” có thể đứng một mình hoặc trong một cặp từ hô ứng, nó
có nhiều nét nghĩa rất khác nhau.
+ Quan hệ đối lập
VD: Thuyền em rách nát mà em chưa chồng.
15


Tiếng hát sông Hương
+ Quan hệ hướng tới mục đích - kết quả (như, để, cho...).
VD: Cậu nên đi xe cùng tớ để mà đến trường cho kịp.
+ Quan hệ chỉ liên hợp
VD: Không phải con mà cũng không phải em làm vỡ lọ hoa.
Quan hệ liên hợp và quan hệ qua lại trong câu ghép: các quan hệ này là dấu
hiệu cần thiết cho việc nhận diện và phân biệt kiểu câu ghép trong Tiếng Việt.
Hoạt động ngữ pháp của chúng cũng rất đa dạng và linh hoạt ở trong các cấu trúc.
- Cần chú ý tới các chức năng liên kết của các quan hệ từ trong các cấu trúc
ngữ pháp trên câu : chúng vừa có tác dụng liên kết vừa có tác dụng chuyển các ý,

các đơn vị như quan hệ từ: rồi, còn, và, nhưng, do, tại,...
- Thấy thêm, một số quan hệ từ (nêu trên) nguyên là những thực từ chuyển
sang.
Trong cuốn Hư từ trong Tiếng Việt hiện đại của tác giả Nguyễn Anh Quế,
phân loại hư từ được các nhà nghiên cứu áp dụng cho Tiếng Việt là dựa hẳn vào
chức năng của chúng. Những hư từ chỉ chuyên làm từ phụ cho một thực từ khác là
phụ từ, những hư từ chỉ chuyên dùng để biểu thị quan hệ giữa các từ hoặc các câu
quan hệ từ. Trong tiếng Việt có một loại hư từ không có khả năng làm thành tố
đoản ngữ mà chỉ có khả năng nối kết các yếu tố trong đoản ngữ trong câu. Nói
cách khác, chúng không có vị trí xác định trên cấu trúc đoản ngữ trên câu như các
hư từ đã mô tả ở chương trước mà chúng chỉ tham gia vào cấu trúc đoản ngữ, vào
câu để biểu thị ý nghĩa của một quan hệ nào đó. Vì vậy, để tiến hành phân loại và
khảo sát các hư từ này chúng ta căn cứ vào chức năng nối kết của chúng. Tuy
nhiên ở đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về hư từ được dạy trong
chương trình ở tiểu học chính là quan hệ từ. Cụ thể:

16


Theo SGK Tiếng Việt lớp 5, tập 1, trang 110, quan hệ từ là nối các từ ngữ
hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy
với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về,…
Hơn nữa việc dạy và học về quan hệ từ ở tiểu học chỉ được dạy theo các cặp
quan hệ từ:
- Vì … nên …; do … nên …; nhờ … mà … (biểu thị quan hệ nguyên nhân –
kết quả).
- Nếu … thì …; hễ … thì … (biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả, điều kiện –
kết quả).
- Tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng … (biểu thị quan hệ tương phản).
- Không những … mà …; không chỉ … mà … (biểu thị quan hệ tăng tiến).

d. Nhận xét chung
Quan hệ từ còn được gọi là kết từ, từ nối. Mỗi cách gọi nhấn mạnh một loại
đặc điểm của từ loại này: gọi là kết từ hay từ nối là nhấn mạnh chức năng liên kết,
còn gọi quan hệ từ là chú ý hơn đến ngữ pháp của nó – biểu thị quan hệ ngữ pháp
giữa các bộ phận được nó kết nối. Định nghĩa trong SGK Tiếng Việt 5 chú ý đến
các đặc điểm nói trên của quan hệ từ: “Quan hệ từ là nối các từ ngữ hoặc các câu,
nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và,
với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về,…” [13, trang 110].
SGK Tiếng Việt 5 không dạy phân loại quan hệ từ mà chỉ tập trung vào nội
dung dạy quan hệ từ. Mục đích này được thể hiện rất rõ trong nội dung và sự phân
bố thời lượng bài học, bài tập thực hành. Như vậy, Tiếng Việt 5 chỉ giới thiệu một
số cặp từ thường gặp. Khi giảng dạy và ra đề để kiểm tra, GV nên chú ý điều này
để không sa đà vào việc phân loại và yêu cầu HS thuộc lòng các cặp quan hệ từ và
ý nghĩa của chúng. Yêu cầu chính đối với HS vẫn là khả năng sử dụng các quan hệ
từ, cặp quan hệ từ.
1.1.2. Cơ sở tâm lí học

17


Học sinh tiểu học là những trẻ có độ tuổi từ 6 – 11, 12 tuổi. Đây là lứa tuổi
đầu tiên đến trường – trở thành học sinh và có bước chuyển từ hoạt động vui chơi
sang hoạt động học tập là chủ đạo. Hoạt động học tập có vai trò và ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học. Cùng với cuộc sống
nhà trường, hoạt động học tập đem đến cho trẻ nhiều điều mới lạ mà trước đây trẻ
chưa bao giờ có được hoặc không thể tiếp cận được.
Từ đó, cùng với sự phát triển về thể chất và dựa trên những thành tựu tâm lí
đã đạt được của giai đoạn trước, trẻ sẽ tạo lập nên những cái mới trong đời sống
tâm lí của mình, mà trước hết là tính chủ định, kĩ năng làm việc trí óc, sự phản tỉnh
– những cấu tạo tâm lí mới đặc trưng cho lứa tuổi này. Ngoài ra, nhà trường và

hoạt động học tập cũng đặt ra cho trẻ những đòi hỏi mới của cuộc sống… Trẻ chỉ
phải tự tập lập lấy vị trí của mình trong môi trường “trung lập về tình cảm”, mà
còn phải thích ứng với những bó buộc không tránh khỏi và chấp nhận về một
người lớn ngoài gia đình (thầy, cô giáo) sẽ đóng vai trò hàng đầu trong cuộc sống
của trẻ. Trẻ chẳng những phải ý thức thái độ trách nhiệm trong việc thực hiện các
nhiệm vụ của mình, đặc biệt là nhiệm vụ học tập và biết điều khiển hành vi của
mình một cách có chủ định, đồng thời phải có khả năng thiết lập, vận hành cùng
một lúc các mối quan hệ với các đối tượng khác và mang tính chất khác nhau.
Trước những thử thách này, trẻ dù muốn hay không cũng phải lĩnh hội các
cách thức, phương thức phức tạp hơn của hành vi và hoạt động để thỏa mãn những
yêu cầu và đòi hỏi cuộc sống nhà trường và nhờ vậy “đẩy” được sự phát triển của
mình lên một mức cao hơn. Tuổi tiểu học là tuổi của sự phát triển hồn nhiên bằng
phương thức lĩnh hội. Cùng với việc lĩnh hội, tiếp thu mô hệ thống tri thức về các
môn học, trẻ em học cách học, học kĩ năng sống trong môi trường học và môi
trường xã hội. Cùng với sự ảnh hưởng khá lớn của môi trường giáo dục gia đình và
quan hệ bạn bè cùng tuổi, cùng lớp và trường học, học sinh tiểu học lĩnh hội các
chuẩn mực quy tắc đạo đức của hành vi. Sự lĩnh hội trên tạo ra những biến đổi cơ
bản trong sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học. Chúng không chỉ đảm bảo cho
các em những bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống ở tuổi thiếu niên – lứa tuổi
18


có xu thế vươn lên làm người lớn. Về việc này, N.X.Leytex đã khắc họa: “Tuổi
tiểu học là thời kì của sự nhập tâm và tích lũy tri thức, thời kì mà sự lĩnh hội chiếm
ưu thế”. Chức năng trên được thực hiện thắng lợi nhờ các đặc điểm đặc trưng của
lứa tuổi này – sự tuân thủ tuyệt đối vào những người có uy tín với các em (đặc biệt
là thầy - cô giáo), sự mẫn cảm, sự lưu tâm, đặc biệt là thái độ vui chơi ngây thơ đối
với các đối tượng mà các em được tiếp xúc.
Cùng với đó thì khả năng tưởng tượng của học sinh tiểu học cũng đã phát
triển hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày

càng dầy dạn. Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn một số đặc điểm nổi bật: ở
đầu tuổi tiểu học, hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền và dễ thay đổi; ở
cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng
tạo tương đối phát triển ở cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm
thơ, làm văn, vẽ tranh,… Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị
chi phối mạnh mẽ bởi xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều
gắn liền với các rung động tình cảm của các em.
Trí nhớ trực quan – hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ
lôgic – từ ngữ. Các em ghi nhớ, giữ gìn và nhớ lại các hiện tượng, hình ảnh tốt hơn
là các câu chữ có hình tượng khô khan. Dưới ảnh hưởng của hoạt động học tập, trí
nhớ có chủ định, trí nhớ từ ngữ - lôgic xuất hiện, phát triển nhưng không biệt lập
với trí nhớ máy móc, trí nhớ trực quan – hình tượng.
Chú ý không chủ định được phát triển mạnh và chiếm ưu thế ở học sinh tiểu
học. Chú ý của học sinh chưa bền vững, nhất là học sinh đầu lớp tiểu học. Do thiếu
khả năng tổng hợp nên sự chú ý của học sinh còn phân tán, tại thiếu khả năng phân
tích nên dễ bị cuốn vào hình ảnh trực quan gợi cảm. Sự chú ý của học sinh thường
hướng vào bên trong, vào tư duy và hoạt động trí óc. Chú ý có chủ định được phát
triển cùng với sự phát triển của động cơ học tập mang tính chất xã hội cao và sự
phát triển của ý thức với kết quả học tập.
19


Học sinh tiểu học là lứa tuổi sống và phát triển trong nền văn minh nhà
trường theo giai đoạn. Giai đoạn một lớp gồm lớp 1, lớp 2 và lớp 3, trong cấp độ
này thì lớp 1 đặc biệt – lớp đầu của cấp Tiểu học, được nhiều người cho là “Cửa ải
lớp 1”. Giai đoạn hai gồm lớp 4 và lớp 5 - lớp cuối cấp Tiểu học. Hai cấp độ này
tuy có sự khác nhau về mức độ phát triển tâm lí và trình độ thực hiện hoạt động
học tập, nhưng không có sự thay đổi đột biến, không có sự phát triển tâm lí và trình
độ thực hiện hoạt động học tập, nhưng không có sự thay đổi đột biến, không có sự
phát triển theo chiều hướng mới. Dù ở cấp độ nào thì học sinh tiểu học cũng là

nhân vật trung tâm, là linh hồn của trường tiểu học. Ở đấy, trẻ đang từng ngày,
từng giờ tự hình thành cho mình năng lực của người ở trình độ sơ đẳng nhưng cơ
bản, như sử dụng tiếng mẹ đẻ, năng lực tính toán, đặc biệt là năng lực làm việc trí
óc – năng lực tạo ra các năng lực khác. Cùng với các năng lực trên sự hình thành
tình cảm, thái độ và cách cư xử phù hợp với dân tộc và văn minh nhân loại hiện
đại. Học sinh tiểu học ngày nay là những chủ thể đang trở thành chính mình bằng
hoạt động của mình dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người lớn theo phương pháp
nhà trường hiện đại.
Xem xét những đặc điểm tâm lí chúng tôi thấy, tư duy lôgic của học sinh lớp
5 tốt hơn hẳn so với tư duy của học sinh các lớp1, 2, 3 do vậy các em đã có sự
thích ứng với hệ thống bài tập. Tuy nhiên do những tư duy lập luận, khả năng trừu
tượng của các em còn ở mức độ đơn giản chính vì vậy mà những hoạt động này
cần được lặp đi lặp lại nhiều lần để các em hình thành nên thói quen với kĩ năng
làm bài. Từ đó chúng tôi cũng đi xây dựng hệ thống bài tập nhằm giúp luyện kĩ
năng làm bài quan hệ từ cho học sinh.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Nội dung bài học về quan hệ từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5
Chương trình Tiếng Việt - phần quan hệ từ được hiện thực hóa trong
SGK Tiếng Việt 5 thành 2 dạng bài. Thứ nhất là bài lí thuyết về quan hệ từ (tiết
24, tuần 11, trang 110). Thứ hai là bài luyện tập về quan hệ từ (tiết 26, tuần 12,
20


trang 121). Có thể tính cả một số tiết thực hành sử dụng quan hệ từ trong luyện
tập viết câu ghép và liên kết câu trong ngữ pháp văn bản.(Cụ thể là các tiết sau:
Cách nối các vế câu ghép (tuần 19: 1 tiết); nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
(tuần 20: 1 tiết, tuần 21; 1 tiết; tuần 22: 2 tiết); liên kết các câu trong bài bằng
từ ngữ nối (tuần 27: 1 tiết).
1.2.1.1. Nội dung bài học lí thuyết về quan hệ từ
Nội dung bài học lí thuyết về quan hệ từ được trình bày trong SGK theo mô

hình cấu trúc 3 phần: I. Nhận xét, II. Ghi nhớ, III. Luyện tập.
Trong phần Nhận xét, SGK đưa ra hệ thống ngữ liệu và yêu cầu học sinh
làm các bài tập thực hành để nhận biết khái niệm quan hệ từ.
Bài tập 1:
a) Rừng say ngây và ấm nóng.
Và - nối kết cho quan hệ đẳng lập (nối giữa rừng say ngây với ấm nóng).
b) Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chi dạo lên những khúc nhạc
tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.
Của - nối kết giữa các cụm từ theo quan hệ sở hữu (tiếng hót thuộc sở hữu
của chủ thể mang nó là Họa Mi). Của - quan hệ sở hữu.
c) Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng
cành mai uyển chuyển hơn cành đào.
Như - quan hệ so sánh; Nhưng – quan hệ đối lập, đồng thời cũng liên kết câu
một với câu hai.
Đích đến của bài tập này là là tác giả đưa ra quan hệ từ xuất hiện ở dạng từ
đơn nhằm dẫn dắt học sinh đến với mục 1 của phần Ghi nhớ.
Bài tập 2:
21


a) Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác thì mặt đất sẽ ngày càng thưa vắng
bóng chim.
Nếu – thì: quan hệ điều kiện – kết quả.
b) Tuy mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim vẫn
thường rủ nhau về hội tụ.
Tuy – nhưng: quan hệ tương phản.
Trong phần Nhận xét tác giả đã đưa ra hai hệ thống ngữ liệu để chuẩn bị cho
mục 2 của phần Ghi nhớ. Phần ngữ liệu thứ nhất là đưa ra các quan hệ từ được xuất
hiện ở dạng đơn và các tác giả đã cố gắng mỗi một hư từ biểu thị một quan hệ.
Trong phần Ghi nhớ, SGK khái quát:

* Quan hệ từ là nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ
giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì,
của, ở, tại, bằng, như, để, về,…
* Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ.
Các cặp quan hệ từ thường gặp là:
- Vì … nên …; do … nên …; nhờ … mà … (biểu thị quan hệ nguyên nhân –
kết quả).
- Nếu … thì …; hễ … thì … (biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả, điều kiện –
kết quả).
- Tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng … (biểu thị quan hệ tương phản).
- Không những … mà …; không chỉ … mà … (biểu thị quan hệ tăng tiến).
Trong phần Luyện tập, SGK đã biên soạn hai hệ thống bài tập: bài tập nhận
diện và bài tập sáng tạo (bài tập vận dụng).
Bài tập 1: Tìm quan hệ từ trong mỗi câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng:
a) Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã
22


làm cho tất cả bừng giấc.
Võ Quảng
b) Những hạt mưa to và nặng bắt đầu rơi xuống như ai ném đá, nghe rào rào.
Nguyễn Thị Ngọc Tú
c) Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng bài về
từng loài cây.
Theo Văn Long
Bài tập 2: Tìm cặp quan hệ từ ở mỗi câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì
giữa các bộ phận của câu.
a) Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng
xanh mát.
b) Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Hoàng vẫn luôn học giỏi.

Ở bài tập 1 và bài tập 2 là dạng bài tập nhận diện có mức độ cụ thể hóa các kiến
thức về quan hệ từ trên các ngữ liệu cho sẵn nhằm luyện cho học sinh kĩ năng nhận
diện đúng các quan hệ từ, củng cố kiến thức lí thuyết vừa học.
Bài tập 3: Đặt câu với mỗi quan hệ từ: và, nhưng, của.
Đây là dạng bài tập sáng tạo. Trên cơ sở hiểu biết về quan hệ từ học sinh đã
được học ở phần Nhận xét và phần Ghi nhớ, học sinh được thực hành đặt câu với
quan hệ từ cho sẵn nhưng yêu cầu học ở mức độ cao hơn.
Những kiến thức về quan hệ từ được dạy ở lớp 5 không chỉ dừng lại ở bài
Quan hệ từ mà vẫn được tiến hành ở một số tiết dạy lí thuyết kĩ năng sử dụng quan
hệ từ ở học kì 2. Ví dụ : Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ [14; 38 – 39], [44 54 ]; Nối các vế trong câu ghép bằng cặp từ hô ứng [14;64 – 65] ; Liên kết câu
bằng các từ ngữ nối [14; 97- 98]. Chẳng hạn như ở bài Liên kết các câu trong bài
bằng từ ngữ nối, SGK cũng theo 3 mục phần Nhận xét, phần Ghi nhớ, phần Luyện
tập.
23


Trong phần Nhận xét, SGK đưa ra 2 bài tập:
Bài tập 1: Mỗi từ in đậm dưới đây có tác dụng gì?
Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai
cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy ngay trong quan sát để
miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.
Theo Phạm Hổ
Bài tập 2 : Tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng giống như cụm
từ vì vậy ở đoạn văn trên.
Ở bài tập 1, SGK đưa ra các ngữ liệu yêu cầu HS nêu tác dụng của những từ
in đậm đó. Bài tập 2 yêu cầu HS ở mức độ cao hơn, dựa vào yêu cầu của bài tập 1
để làm bài tập 2 nhưng không dừng lại ở mức độ nhận diện như bài tập 1.
Trong phần Ghi nhớ, SGK cũng khái quát:
Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên
kết các câu ấy bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng,

tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời, ...
Trong phần Luyện tập, SGK đã biên soạn 2 bài tập: bài tập nhận diện và bài
tập vận dụng nhằm củng cố lại kiến thức của bài học lí thuyết.
Bài tập 1: Đọc bài văn sau. Tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong ba đoạn
văn đầu hoặc bốn đoạn văn cuối.
Qua những mùa hoa
Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn
thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi
thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm bẩm ôn bài.

24


Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ta bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo
trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài
hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.
Nhưng khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại “bén” sang những cây vông cạnh
cầu Thê Húc. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư.
Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy, chạy tiếp cuộc chạy
tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái
của chúng tôi sắp đến.
Nắng trời vừa mới bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói
chang của mình. Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông
như gạo. Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. Sang đến anh hoa
muồng thì đã ngả hẳn sang sắc vàng chanh.
Nhưng nói chung, đó toàn là những màu sắc rực rỡ như muốn phô hết ra
ngoài. Mãi đến năm nay, khi đã lên lớp Năm, đã “người lớn” hơn một tí, tôi mới
nhận ra hoa sấu, những chùm hoa nhỏ xíu, sắc chỉ hơi hoe vàng, chìm lẫn vào
từng đợt lá non, lẫn với màu nắng dịu.
Đến khi các loài hoa rực rỡ như hoa gạo, vông, phượng, bằng lăng, muồng

... đã kéo quân qua bầu trời Hà Nội, cây sấu trước cửa sổ nhà tôi mới lấp ló những
chùm quả chín vừa chua, ngọt một cách e dè, khiêm tốn như tính tình hoa sấu vậy.
Theo Vân Long
Bài tập này là dạng bài tập nhận diện có mức độ cụ thể hóa các kiến thức về
liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối trên các ngữ liệu cho sẵn nhằm luyện
cho học sinh kĩ năng nhận diện đúng các từ ngữ nối, củng cố kiến thức lí thuyết
vừa học.
Bài tập 2: Mẩu chuyện vui dưới đây có một chỗ dùng sai từ để nối, em hãy
chữa lại cho đúng:
25


×