Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Nét đặc sắc trong việc xây dựng nhân vật của truyện cổ grim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.25 KB, 48 trang )

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi chúng ta lớn lên ai cũng từng trải qua lứa tuổi thiếu nhi. Thế nên ít
nhiều chúng ta đã được đọc những câu chuyện cổ tích của hai anh em nhà
Grim (Jacob Grim và Wilhelm Grim) viết cho thiếu nhi.
Hai anh em Grim bắt đầu sưu tầm truyện kể dân gian từ khoảng năm
1807, khi nhu cầu tìm hiểu truyện dân gian ở Đức bắt đầu phát triển sau khi
Ludwig Achimvon Arnim và Clemens Brentano phát hành tuyển tập bài hát
dân gian Desknaben Wunderhorn.
Từ năm 1810, hai người bắt đầu thực hiện bộ sưu tập bản thảo truyện
dân gian, những câu chuyện này được Jacob và Wilhelm ghi lại bằng cách
mời những người kể chuyện dân gian đến nhà và ghi chép lại những gì họ kể.
Trong số những người kể chuyện này không chỉ có những người nông dân mà
còn có những người thuộc tầng lớp trung lưu và học giả, những người sở hữu
các câu chuyện nghe được từ người hầu của họ.
Anh em Grim không phải là những người đầu tiên xuất bản những
tuyển tập truyện dân gian, từ năm 1697 là Charles Perrault đã cho ấn hành
một bộ sưu tập truyện cổ tích nổi tiếng ngay ở Đức. Trong khoảng thời gian
từ 1782 đến 1787 Johannkarl-August Musaus cũng đã cho ra đời một bộ sách
tương tự. Tuy vậy sự khác biệt ở đây là trong khi Perrault và Musaus thường
ít tuân thủ nguyên gốc những gì họ được nghe kể thì anh em nhà Grim đã phát
triển truyện dân gian này theo cách kể của riêng họ, trong đó viết lại gần như
nguyên vẹn những chất liệu dân gian mà họ thu thập được. Vì họ quan niệm
là văn chương dân gian có một cái đẹp nghệ thuật và một hơi thở thi ca hơn
hẳn văn chương bác học, cần giữ lại tính chất đặc thù của nó.

NguyÔn ThÞ Minh Trang

1



Khoa: Gi¸o dôc TiÓu häc


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Truyện cổ Grim đã từ lâu đi sâu vào tâm trí các độc giả nhỏ tuổi không
chỉ ở Đức mà còn lắng đọng trong tâm hồn các bạn nhỏ ở các dân tộc trên thế
giới trong đó có Việt Nam. Có biết bao thế hệ độc giả nhỏ tuổi đã đọc và
chẳng ai có thể quên được các câu chuyện về những nàng công chúa chăm
chỉ, hiền lành, tốt bụng: cô bé Lọ Lem, nàng Bạch Tuyết, cô bé chăn ngỗng,
nàng Lidơ…hay những con vật rất thông minh, rất đáng yêu: chú mèo (Chú
mèo đi hia); bảy chú dê con (Chó sói và bảy chú dê con)…đôi khi nó chỉ là
những vật vô tri, vô giác rất bình thường: mũi quay, thoi và kim; ngọn đèn
xanh…tất cả những nhân vật này đã để lại trong lòng độc giả những ấn tượng
khó có thể quên được.
Truyện cổ Grim được các bạn nhỏ coi như một kho báu, càng đọc
truyện các em càng được đi sâu vào một thế giới cổ tích kì bí. Vì thế, đã có rất
nhiều tạp chí đề cập đến truyện cổ Grim, tuy nhiên chỉ nói tới tác giả hoặc nói
đến một tác phẩm chứ chưa đề cập đến những nét đặc sắc trong việc xây dựng
nhân vật.
Đối với cá nhân tôi, việc tìm hiểu nét đặc sắc trong việc xây dựng nhân
vật của truyện cổ Grim là việc làm cần thiết, giúp cho việc giảng dạy các
truyện này đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Gần hai thế kỉ sắp qua kể từ ngày tập truyện cổ dân gian Đức do hai
anh em Grim sưu tầm xuất hiện, tác phẩm này vẫn là một nguồn cảm hứng
nghệ thuật dồi dào mang lại cho mọi người. Ta có thể đưa ra một số vấn đề
mà các nhà nghiên cứu quan tâm như sau:
Đào Duy Hiệp trong bài báo Nghiên cứu truyện cổ Grim từ lí thuyết
đến hiện đại (đăng trên tạp chí nghiên cứu Văn học số 3 năm 2011) giúp ta

thấy được cấu trúc của truyện cổ Grim, và cũng trên tạp chí ấy tác giả đã chọn
truyện Chim ưng thần để phân tích và làm nổi bật các lớp cấu trúc của truyện.

NguyÔn ThÞ Minh Trang

2

Khoa: Gi¸o dôc TiÓu häc


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Dựa trên các công trình nghiên cứu trước đây, tôi đã phát triển đề tài
của mình dưới một khía cạnh mới đó là tìm hiểu nét đặc sắc trong việc xây
dựng nhân vật của truyện cổ Grim.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đi vào nghiên cứu những nét đặc sắc trong việc xây dựng
nhân vật của truyện cổ Grim, chỉ ra được các kiểu, các loại nhân vật được xây
dựng và nghệ thuật trong thế giới nhân vật của Grim.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua nét đặc sắc trong việc xây dựng nhân vật để có thể sắp xếp,
mô tả được thế giới nhân vật phong phú, đa dạng trong truyện cổ Grim. Từ đó
đưa ra những bài học giáo dục của truyện cổ mang lại, nhất là trong những
câu chuyện được giới thiệu trong chương trình Tiểu học ở phân môn kể
chuyện.
5. Đối tựơng và phạm vi nghiên cứu
5.1.Đối tượng nghiên cứu
Tập trung khai thác nét đặc sắc trong việc xây dựng nhân vật của truyện
cổ Grim.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Từ đặc điểm cơ bản của thế giới nhân vật thông qua các loại nhân vật,

tìm được các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thế giới nhân vật
của truyện cổ Grim.
5.3. Phạm vi khảo sát
Khảo sát tập truyện Truyện cổ Grim - Hữu Ngọc (dịch), Nxb Phương
Đông, năm 2008.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp: thống kê, phân loại, phân tích văn bản, so sánh, phương
pháp phân tích, tổng hợp.

NguyÔn ThÞ Minh Trang

3

Khoa: Gi¸o dôc TiÓu häc


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
7. Giả thuyết khoa học
Tìm ra nét đặc sắc trong việc xây dựng nhân vật trong truyện cổ Grim,
những nhân vật ấy bắt nguồn từ cuộc sống và chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu
sắc. Từ đó giáo dục, phát triển nhân cách cho trẻ, bồi dưỡng, thắp sáng ước
mơ trong tâm hồn trẻ thơ.
8. Cấu trúc
Mở đầu
Chương 1. Các loại nhân vật trong truyện cổ Grim.
Chương 2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện cổ Grim.
Kết luận

NguyÔn ThÞ Minh Trang


4

Khoa: Gi¸o dôc TiÓu häc


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

CHƯƠNG 1
CÁC LOẠI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ GRIM
1.1.Khái niệm nhân vật
Trong mỗi tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật bởi đó là phương
tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng
tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân, một loại người,
về những vấn đề của cuộc sống.
Nhà văn hào người Đức W.Goethe có nói: “Con người là điều thú vị
nhất đối với con người và con người cũng chỉ hứng thú với con người”. Do đó
con người là nội dung quan trọng nhất của văn học. Đọc bất cứ văn bản nào
trước hết người đọc đều bắt gặp những con người được miêu tả, trần thuật cụ
thể, và đó chính là nhân vật văn học.”
Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong
tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề và đến lượt mình nó lại được
các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa nhân vật.
Đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng- nghệ thuật của các tác phẩm văn
học”.[10,109]
Theo Lại Nguyên Ân thì: “Nhân vật văn học là hiện tượng nghệ thuật
về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người
trong nghệ thuật ngôn ngữ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn
là các con vật, các sinh thể hoang đường được gắn cho đặc điểm giống con
người. Nhân vật văn học là phương thức nghệ thuật nhằm khai thác những nét
thuộc tính, đặc tính con người, nhân vật có ý nghĩa trước hết ở các loại hình

văn học tự sự và kịch. Các thành tố tạo nên nhân vật gồm: hạt nhân tinh thần
của cá nhân, tư tưởng lợi ích đời sống, thế giới cảm xúc, ý chí, các ý thức và

NguyÔn ThÞ Minh Trang

5

Khoa: Gi¸o dôc TiÓu häc


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
hnh ng. Nhõn vt vn hc l mt n v ngh thut nú mang tớnh c l
khụng th b ng nht vi con ngi cú thc ngay khi tỏc gi xõy dng nhõn
vt vi nhng nột rt gn vi nguyờn mu cú thc. Nhõn vt vn hc l s th
hin quan nim ngh thut ca nh vn v con ngi, nú cú th xõy dng ch
da trờn c s quan nim y. Nhõn vt vn hc l mt trong nhng khỏi nim
trung tõm xem xột sỏng tỏc ca mt nh vn, mt khuynh hng, mt
trng phỏi hay dũng phong cỏch. [1, 249]
Trong lớ lun vn hc, cỏc tỏc gi nhn nh: Nhõn vt vn hc l con
ngi c miờu t th hin trong tỏc phm vn hc bng phng din vn
hc. Khỏi nim nhõn vt cú khi c s dng mt cỏch n d khụng ch mt
con ngi c th m ch mt hin tng ni bt trong tỏc phm. [3, 277]
Cỏc tỏc gi H Minh c- Vn Khang- Phm Thnh Hng- Nguyn
Vn Nam- on c Phng- Trn Khỏnh Thnh- Lớ Hoi Thu cho rng:
Nhõn vt vn hc ú khụng ch l con ngi nhng con ngi cú tờn hoc
khụng cú tờn c khc ha sõu m hoc ch thoỏng qua trong tỏc phm m
cũn cú th l nhng s vt, loi vt khỏc ớt nhiu mang búng dỏng, tớnh cỏch
ca con ngi c dựng nh nhng phng thc khỏc nhau biu hin con
ngi [4,102]
Nh vy nhõn vt l khỏi nim cú ni hm phong phỳ, nh danh mt

hin tng ph quỏt ca th gii. Tỏc phm vn hc bao gm nhiu bỡnh din
v cp , vi mi bỡnh din v cp nh th, cỏc nh nghiờn cu cú mt
thut ng ch nh v gia cỏc thut ng cú mi liờn h qua li khỏ phc
tp. Tuy nhiờn bng cỏch ny hay cỏch khỏc cỏc nh vn, nh nghiờn cu lớ
lun vn hc khi nh ngha nhõn vt vn hc v c bn vn gp nhau
nhng ni hm khụng th thiu ca khỏi nim ny.
Th nht: ú l i tng m vn hc miờu t, th hin bng nhng
phng tin vn hc.

Nguyễn Thị Minh Trang

6

Khoa: Giáo dục Tiểu học


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Thứ hai: đó là những con người, con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng
mang linh hồn con người, là hình ảnh ẩn dụ của con người.
Thứ ba: đó là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời
sống hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn.
Văn học đã biến cái không thể thành cái có thể, đó là thổi hồn vào các
nhân vật như cỏ cây, loài vật, thần thánh…làm cho các nhân vật có tính cách,
tình cảm, hành động như con người.
Chẳng hạn như nhân vật chú mèo trong tác phẩm Chú mèo đi hia, chú
mèo thực tế chỉ là một con vật nuôi rất đỗi bình thường nhưng dưới sự sáng
tạo của tác giả thì chú mèo đã trở thành một người đầy tớ trung thành, cuối
cùng nhờ sự thông minh và dũng cảm chú mèo đã chiến thắng được lão phù
thủy. Và rồi nhờ sự thông minh chú mèo đã làm cho chủ của mình được
hưởng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc bên nàng công chúa. Hay như truyện

Chó sói và bảy chú dê con, Mèo chuột kết nghĩa, thì nhân vật cũng là các con
vật, như vậy nhân vật văn học rất đa dạng và sinh động bao gồm: con người,
loài vật, thần thánh…
Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi đó là điều kiện thiết yếu đảm
bảo cho sự miêu tả thế giới của văn học có được chiều sâu và tính tượng hình.
Bản chất của nhân vật văn học là mối quan hệ với đời sống, nó chỉ tái
hiện được cuộc sống qua những chủ thể nhất định mà chủ thể đó chính là
nhân vật. Đầu tiên nhân vật làm chức năng khái quát hiện thực, những quy
luật của cuộc sống con người thể hiện những hiểu biết, ước mơ kì vọng về
con người. Qua nhân vật Tấm và Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám tác giả
dân gian muốn thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, đồng thời
khẳng định một quy luật của cuộc sống là cái thiện sẽ thắng cái ác, ở hiền sẽ
gặp lành.

NguyÔn ThÞ Minh Trang

7

Khoa: Gi¸o dôc TiÓu häc


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện vai trò miêu tả và khái quát
các loại tính cách xã hội. Với chức năng này nhân vật chứng tỏ được ưu thế
vô song của văn học trong việc phản ánh bản chất của đời sống xã hội qua
một hiện tượng mang tính chất kết tinh là tính cách. Do đó vai trò của nhân
vật cũng mang tính lịch sử. Nếu không có một nhân vật mang tính cách đa
diện thời Âu hóa và số phận may mắn lạ lùng là Xuân Tóc Đỏ làm sao Vũ
Trọng Phụng có thể thâu tóm thần tình đến vậy cái bản chất của cả một xã hội
mà ông định nghĩa bằng hai từ khắc nghiệt “chó đểu”. Và nếu như không có

cái xã hội phong kiến thối nát “trọng nam khinh nữ”, người phụ nữ không có
tiếng nói thì Nguyễn Dữ cũng không để cho nàng Vũ Nương tìm đến cái chết
để minh oan cho sự trong sạch của nàng.
Vậy ngoài việc thể hiện tính cách, nhân vật văn học còn có chức năng
tương tự như một chìa khóa giúp nhà văn mở bước vào xã hội hiện thực rộng
lớn để tiếp cận những chủ đề và đề tài mới mẻ.
Trong tác phẩm văn học, thông qua các nhân vật tác giả còn thể hiện
những quan niệm, tư tưởng về cuộc đời, về con người. Qua nhân vật Thạch
Sanh- Lý Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh tác giả dân gian muốn thể
hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, đồng thời cũng đưa vào quy luật
cuộc sống là ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Hay trong truyện Lá bùa của
Andecxen thông qua hành trình đi tìm lá bùa hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ,
tác giả đã đưa ra một triết lí của cuộc đời: thế gian không có gì hạnh phúc.
Hạnh phúc là bằng lòng với những gì mình đang có và luôn vui vẻ chăm chút
cho hạnh phúc đó.
Sau cùng ta có thể nói tới chức năng của nhân vật trong việc nên mối
liên kết giữa các sự kiện trong tác phẩm cái vẫn được gọi là cốt truyện. Một
phần không nhỏ nhờ nhân vật mà kết nhiều tác phẩm đạt được sự thống nhất,
hoàn chỉnh và chặt chẽ, nhiều tiềm năng biểu đạt của phương tiện ngôn từ

NguyÔn ThÞ Minh Trang

8

Khoa: Gi¸o dôc TiÓu häc


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
được phát lộ, để rồi tự chúng trỏ thành những phương tiện nghệ thuật độc lập,
có thể được nghiên cứu riêng như một đối tượng thấm mĩ chuyên biệt.

Tóm lại nhân vật là hình thức cơ bản để phản ánh hiện thực. Hình thức
ấy rất đa dạng, thể hiện những khía cạnh phong phú, phức tạp của đời sống.
Qua các nhân vật tác giả thể hiện chủ đề, tư tưởng của truyện.
Nhân vật trong tác phẩm văn học không chỉ bó hẹp trong phạm vi con
người mà còn có các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường, được
gắn cho những đặc điểm giống với con người để tái hiện cuộc sống phong
phú, phức tạp của con người. Nếu nhân vật trong tác phẩm chỉ đơn thuần là
con người xoay quanh mối quan hệ giữa con người với con người thì văn học
nghiêng về sự sao chép đơn điệu cuộc đời thực. Như vậy sẽ trái với bản chất
của văn học vì văn học là loại hình nghệ thuật mang tính ước lệ và sáng tạo để
phản ánh hiện thực cuộc sống. Cuộc sống của con người bao gồm nhiều mối
quan hệ: quan hệ giữa người với người, người với thiên nhiên, con vật, sự
vật… Các mối quan hệ này tạo ra một thế giới nhân vật vô cùng phong phú và
phức tạp trong mỗi tác phẩm văn học.
1.2.Các loại nhân vật trong truyện cổ Grim.
Thế giới văn học cũng mênh mông, phong phú tương tự như thế giới
của con người trong thực tại. Có bao nhiêu nhân vật là có bấy nhiêu đường
nét số phận và tính cách khác nhau. Nhờ một quá trình sưu tầm và bằng ngôn
ngữ của mình, hai anh em Grim đã làm sự độc đáo của từng nhận vật được
nổi rõ. Dưới cái nhìn hệ thống ta có thể nhận thấy rằng đôi khi sự khác nhau
của các nhân vật không ngăn cản người ta tìm ra một điểm tương đồng nào đó
giữa chúng. Với sự phát triển của phương pháp nghiên cứu loại hình, việc
phân loại ngày càng được trú trọng. Đây là hoạt động cần thiết giúp người
đọc, người nghiên cứu chiếm lĩnh được thế giới nhân vật một cách hợp lí.

NguyÔn ThÞ Minh Trang

9

Khoa: Gi¸o dôc TiÓu häc



Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Người ta đã đưa ra nhiều tiêu chí để phân loại và với mỗi tiêu chí lại thấy xuất
hiện một danh sách loại hình nhân vật khác nhau.
Kết quả khảo sát cho thấy: thế giới nhân vật trong truyện cổ Grim rất
đông đảo và phong phú với 551 nhân vật. Nếu căn cứ vào nguồn gốc ta có thể
chia thế giới nhân vật của Grim làm bốn loại: loại nhân vật là con người; loại
nhân vật là thần thánh- lực lượng siêu nhiên; loại nhân vật là con vật; loại
nhân vật là đồ vật, cây cối. Trong đó nhân vật là con người có số lượng cao
nhất: 400 nhân vật chiếm 72,5%. Nhân vật là loài vật có 88 nhân vật chiếm
16%. Nhân vật là lực lượng siêu nhiên có 55 nhân vật chiếm 9,98%. Nhân vật
là vật vô tri chiếm số lượng ít nhất có 14 nhân vật chiếm 2,52%.
Tuy nhiên không phải mỗi chuyện chỉ đơn thuần là một loại nhân vật
mà nó là sự kết hợp hài hòa của nhiều nhân vật làm cho tình tiết và mối quan
hệ của các nhân vật thêm phong phú, phức tạp, các nhân vật này hỗ trợ và bổ
xung cho nhau có khi đối nghịch nhau để làm nổi bật tính cách và chủ đề của
truyện.
Mối quan hệ giữa các nhân vật trong truyện rất đa dạng đó không chỉ là
mối quan hệ giữa người với người như: Cô một mắt, cô hai mắt và cô ba mắt;
Bà chúa Tuyết; Rau lừa; Vua quạ mà còn thể hiện nhiều mối quan hệ sinh
động giữa người với con vật như: Chú mèo đi hia; Hai vợ chồng người đánh
cá, giữa con người với vật vô tri: Mũi quay, thoi và kim; Ngọn đèn xanh, giữa
người với lực lượng siêu nhiên như: Bác nông dân nghèo lên thiên đàng; Ba
sợi tóc vàng của con quỷ; Chàng khổng lồ trẻ tuổi.
Số lượng nhân vật chính và nhân vật phụ phân bố không đồng đều giữa
các câu chuyện cũng tạo nên nét riêng cho tác phẩm vì có truyện đến 16
nhân vật như truyện Hai anh em nhưng có truyện chỉ có 2 nhân vật như:
Chú Hanh lười biếng, Bác nông dân và con quỷ. Như vậy không khí của


NguyÔn ThÞ Minh Trang

10

Khoa: Gi¸o dôc TiÓu häc


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
các câu chuyện luôn thay đổi làm cho người đọc không mệt mỏi vì diễn
biến và tình tiết.
Nhân vật là con người có số lượng nhiều nhất bao gồm đủ mọi tầng
lớp, thành phần xã hội từ vua quan, tầng lớp thượng lưu quý tộc đến tầng lớp
trí thức và dân nghèo. Tiêu biểu là những câu chuyện với nhân vật chính là
các nàng công chúa của anh em Grim giúp trẻ em nhận thức chủ yếu không
phải về xã hội mà về nguyên tắc của đạo lí làm người, mặc dù ta thấy trong
truyện cổ Grim giá trị hiện thực cũng rất sâu sắc: mâu thuẫn giữa dì ghẻ con
chồng (Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Sáu con thiên nga, Cô Lọ Lem…),
giữa cha và con (Chiếc áo lông thú, Công chúa Mouseskin…), giữa anh và em
(Nước trường sinh; Cô một mắt, cô hai mắt, và cô ba mắt…), hoặc có những
nàng công chúa lại bị kẻ xấu cướp mất địa vị, đẩy xuống thân phận người hầu
(Cô bé chăn ngỗng).
Sự phong phú đa dạng của thế giới nhân vật còn thể hiện ở sự đa chiều
trong tính cách của một loại nhân vật. Cũng là người dân nghèo nhưng có
người thông minh: thằng bé trong truyện Thằng bé chăn cừu, tên trộm trong
truyện Vua trộm, cô gái trong truyện Cô gái nông dân khôn ngoan. Thế nhưng
cũng có những con người ngốc nghếch: cô Endơ trong truyện Cô Endơ sáng
suốt hay cũng có những người vừa ngốc nghếch, vừa lười biếng như: chú
Hanh và Tơrinô trong truyện Chú Hanh lười biếng, bên cạnh đó còn có những
con người độc ác chỉ muốn chức quyền mà ra tay hãm hại người khác: thị nữ
trong truyện Cô bé chăn ngỗng.

Nhân vật là vua quan cũng chiếm số lượng lớn. Tuy nhiên hầu như
nhân vật này đều là nhân vật phụ làm nền cho nhân vật chính trong truyện: Ba
sợi tóc vàng của con quỷ, Cô gái nông dân không ngoan, Cô Lọ Lem…
Nhân vật là lực lượng siêu nhiên có số lượng nhỏ nhưng rất đa dạng và
đặc sắc. Đó là những con người khổng lồ, to lớn ngoài sức tưởng tượng:

NguyÔn ThÞ Minh Trang

11

Khoa: Gi¸o dôc TiÓu häc


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
chàng khổng lồ trong truyện Chàng khổng lồ trẻ tuổi, hay cũng có những
nhân vật có tài năng xuất chúng: sáu người tài trong truyện Sáu người tài, sáu
người hầu trong truyện Sáu người hầu, loại nhân vật này trong truyện của
Grim cũng đa tính cách, lúc thì nhân vật hành động vì chính nghĩa, khi lại
hành động do sự nhỏ nhen ích kỉ của bản thân: Ba bà kéo sợi, Đồ bỏ xó. Các
nhân vật này có tính cách phức tạp như con người, biết suy nghĩ, biết yêu, biết
khóc và biết lựa chọn cuộc sống cho mình. Loại nhân vật có khả năng kì lạ:
có phép thuật, có thể bay, có thể biến hình đổi dạng: phù thủy trong truyện
Chú mèo đi hia, con quỷ trong truyện Con quỷ nhốt trong lọ, người lùn trong
truyện Ba người lùn trong rừng…
Thế giới của các lực lượng siêu nhiên tưởng chừng như xa xôi, nhưng
dưới cách kể của hai anh em Grim ta bỗng thấy chúng chẳng xa lạ gì, chúng
cũng như con người mà thôi.
Nhân vật là con vật: trong số những truyện viết về con vật ta bắt gặp
một thế giới các con vật đủ chủng loại khác nhau: chó, mèo, ngỗng, thỏ, dím,
sói, cáo, rắn, quạ, thiên nga…Trong các câu chuyện của Grim thì hai ông đã

không kể nhiều về các con vật to lớn và dũng mãnh như: voi, hổ, báo, sư
tử…mà là các con vật nhỏ bé. Dù là các con vật rất bình dị nhưng chúng được
tác giả thổi hồn vào làm cho chúng có cuộc sống như thế giới con người
chúng ta vậy. Cũng là nhân vật “mèo” nhưng trong mỗi tác phẩm nó lại hiện
hữu với tình cảm, tính cách khác nhau. Trong câu chuyện Chú mèo đi hia kể
về một chú mèo vô cùng dũng cảm, thông minh và hết mực trung thành với
chủ, chú mèo ấy đã giúp cậu chủ của mình lấy được nàng công chúa xinh đẹp
và lên làm vua. Bên cạnh đó Grim còn giải thích cho độc giả nhỏ tuổi biết tại
sao mèo và chuột lại không thể trở thành bạn, và càng không thể trở thành anh
em qua câu chuyện Mèo chuột kết nghĩa, vì con mèo tham ăn nó đã dùng mưu
kế để ăn hết số mỡ trong lọ mà không phần cho chuột. Qua nhân vật bảy chú

NguyÔn ThÞ Minh Trang

12

Khoa: Gi¸o dôc TiÓu häc


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
dê con trong truyện Chó sói và bảy chú dê con tác giả muốn khuyên các độc
giả là phải biết nghe lời mẹ dặn.
Loại nhân vật là đồ vật, cây cối: tác giả đã thổi tính người vào các vật
vô tri vô giác làm cho nó có cảm xúc và hoạt động như con người. Loại nhân
vật này chiếm số lượng vô cùng nhỏ, nhân vật mũi quay, thoi và kim trong
truyện Mũi quay, thoi và kim. Nó như chiếc cầu nối để cô gái mồ côi đến
được với chàng hoàng tử. Loại nhân vật này là nhân vật phụ, nó xuất hện để
hỗ trợ cho nhân vật chính.

NguyÔn ThÞ Minh Trang


13

Khoa: Gi¸o dôc TiÓu häc


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

CHƯƠNG 2
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
CỔ GRIM
2.1. Nhân vật loại hình và nhân vật tính cách
2.2.1. Nhân vật loại hình
Theo giáo sư Trần Đình Sử “Nhân vật loại hình là nhân vật có thể đứng
ra làm đại diện cho một loại người nhất định trong đời sống do chỗ nó thể
hiện được những nét đặc trưng ổn định và bất biến ở phẩm chất xã hội, đạo
đức, tính cách của loại người đó [11, 90]. Tính phạm trù chính là hạt nhân cấu
trúc của loại nhân vật này, khiến cho nhiều trường hợp nhân vật loại hình có
thể trở thành những điển hình của tính cách.
Các tác giả Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ
điển thuật ngữ văn học cho rằng: “Nhân vật loại hình là nhân vật thể hiện tập
trung một loại phẩm chất, tính cách, đặc điểm nào đó của loại người nhất
định của một thời đại” [5,19].
Hạt nhân của nhân vật loại hình là yếu tố “loại” chứ không phải là cá
tính. Nhân vật loại hình không phải là khái niệm trừu tượng. Giống như các
loại nhân vật khác, chúng được thể hiện trong tác phẩm qua những chi tiết
chân thực, sinh động của đời sống nhưng dẫu sao khái niệm “loại” vẫn là cốt
lõi của chúng, vì thế nhân vật loại hình có khả năng khái quát cao nhưng ít
nhiều đều mang tính chất lược đồ.
Từ đó ta có thể khẳng định rằng: nhân vật của truyện cổ tích thường chỉ

dừng lại ở mức điển hình cho một loại người, một kiểu người nhất định: cô

NguyÔn ThÞ Minh Trang

14

Khoa: Gi¸o dôc TiÓu häc


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
gái hiền lành, nàng công chúa, chàng hoàng tử trẻ… chứ chưa khắc họa được
những con người vừa mang tính khái quát, vừa mang tính cá thể rõ nét.
Trong truyện cổ tích Grim nhân vật loại hình có số lượng tương đối
nhiều và hai anh em Grim đã khéo léo thông qua các nhân vật này để phản
ánh hiện thực cuộc sống xã hội thời bấy giờ, gợi lên trong lòng người đọc,
người nghe những tình cảm mãnh liệt.
Trước hết là đồng cảm với những nhân vật khổ đau bị đày đọa cả về thể
xác lẫn tinh thần, sau đó là sự căm thù đối với các thế lực hắc ám- nguyên
nhân của nỗi bất hạnh trong xã hội loài người.
Đó là loại nhân vật cô gái hiền lành, chăm chỉ, và rất xinh đẹp đã bị
người mẹ kế ghét bỏ, coi thường (Cô Lọ Lem, Bà chúa Tuyết, Anh và em gái).
Đó là các nàng công chúa xinh đẹp bị các bà mẹ kế tìm mọi cách hãm
hại (Nàng Bạch Tuyết, Sáu con thiên nga).
Cùng với sự thành công của hai loại nhân vật trên, Grim còn rất thành
công với nhân vật là dì ghẻ độc ác. Trong truyện Sáu con thiên nga mọi sự
xấu xa, ích kỉ của người dì ghẻ đều tập trung ở mụ. Mụ chính là mụ phù thủy
đáng sợ. Mụ muốn độc chiếm quyền hành và tình cảm với đức vua, không
chấp nhận chia sẻ tình cảm của chồng dành cho những đứa con riêng, những
đứa trẻ mồ côi đã mất mẹ. Đáng ra những đứa trẻ ấy phải được dì thay mẹ
chăm sóc, dạy dỗ nhưng không, thay vào những chiếc bánh ngon chúng phải

ăn cát. Và thế vẫn chưa đủ, mụ còn muốn chúng biến khỏi thế gian bằng cách
biến chúng thành những chú thiên nga. Hay như nàng Bạch Tuyết cũng phải
nhận lấy quả táo của mụ dì ghẻ, vì mụ ghen tức với sắc đẹp của Bạch Tuyết.
Như vậy, trong truyện của mình hai anh em Grim đã rất thành công khi
xây dựng các nhân vật này ở hai giai cấp chủ yếu lúc bấy giờ đó là giai cấp
bóc lột và giai cấp bị bóc lột.
2.1.2. Nhân vật tính cách

NguyÔn ThÞ Minh Trang

15

Khoa: Gi¸o dôc TiÓu häc


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Nhân vật tính cách là loại nhân vật mà sức hấp dẫn chủ yếu của nó
không nằm ở phẩm chất “loại” trừu tượng (như nhân vật loại hình), mà nằm ở
cá tính cùng cấu trúc phức tạp của nó. Nhân vật tính cách thường đa diện,
chứa đầy mâu thuẫn và chính những mâu thuẫn ấy làm cho tính cách nhân vật
không tĩnh tại mà luôn vận động phát triển, đôi khi làm bất ngờ cả người sáng
tạo ra nó. Cấu trúc của nhân vật tính cách phản ánh một trình độ cao của văn
học trong vấn đề khái quát và chiếm lĩnh thực tại [11,92].
Các tác giả Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi cho rằng:
“Nhân vật tính cách là một kiểu nhân vật phức tạp được miêu tả trong tác
phẩm như một cá nhân, một nhân cách có cá tính nổi bật” [5,200].
Trong nhân vật tính cách cái quan trọng không phải là những đặc điểm,
thuộc tính phẩm chất xã hội có thể liệt kê, tính đếm theo thứ tự. Linh hồn của
nhân vật tính cách thể hiện chủ yếu ở thế giới quan giữa các thuộc tính đó với
nhau, ở thế giới quan giữa các thuộc tính đó với môi trường, tình huống. Nhân

vật tính cách vì thế có những mâu thuẫn nội tại, những nghịch lí, những
chuyển hóa, do đó tính cách thường có một quá trình tự phát triển khiến cho
nhân vật không đồng nhất đơn giản vào chính nó.
Như vậy nhân vật tính cách khác với nhân vật loại hình, nếu ở nhân vật
loại hình, khái niệm “loại” là hạt nhân của nhân vật thì ở nhân vật tính cách
hạt nhân của nó là cá tính.
Tính cách của các nhân vật trong truyện cổ Grim không chia ra hai loại
tốt và xấu mà rất đa dạng, phức tạp: có người khó tính, kiêu căng, tự phụ, lúc
nào cũng chỉ biết khen mình, cho rằng mình lúc nào cũng đúng và ra sức chê
bai người khác như bác Phơ-rim trong truyện Bác cả Phơ-rim “lúc bác đi ra
ngoài đường, hai tay cứ vung lấy vung để. Vì thế một hôm bác chạm phải một
người con gái đang xách nước, thùng bị gạt lên cao, nước dội bác ướt sũng.
Bác lắc mình hét mạnh: “đồ ngu như cừu, mày không nhìn thấy tao từ đằng

NguyÔn ThÞ Minh Trang

16

Khoa: Gi¸o dôc TiÓu häc


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
sau đi đến à?” Bác vốn làm nghề thợ giày. Khi bác ngồi khâu, tay rút kim
vung bạt mạng, ai không để ý lánh xa, rất dễ bị xơi quả thụi. Chẳng có bạn
nghề nào ở với bác được quá một tháng, vì làm giỏi mấy vẫn bị bác chê. Khi
thì chê đường khâu không đều, khi thì chê da đập chưa kĩ”; có người lại rất
may mắn, họ luôn gặp may trong cuộc sống như bác nông dân trong truyện
Bác sĩ vạn năng “tên hầu thứ nhất bưng một món ăn ngon vào, bác nông dân
hích vợ bảo “Nhà nó ạ, thứ nhất đấy”, ý nói gã bưng món thứ nhất vào. Gã kia
lại tưởng bác định nói “tên trộm thứ nhất đấy”. Chính gã ăn trộm nên gã

hoảng sợ, ra ngoài nói với các bạn: “Bác sĩ biết hết cả rồi, nguy quá! Ông ấy
bảo ta là tên trộm thứ nhất”. Tên thứ hai không muốn vào nhưng rồi cũng
đành phải vào. Gã mang món ăn vào thì bác nông dân hích vợ nói: “nhà nó
này, thứ hai đấy!” Tên hầu sợ quá tìm cách lảng ra…”, hay anh chàng thợ
may trong truyện Một đòn chết bảy cũng rất may mắn trong cuộc sống, cuối
cùng anh đã lấy được nàng công chúa xinh đẹp và được lên làm vua, có nàng
công chúa xinh đẹp nhưng lại hết sức kiêu căng, chê những người đến cầu
hôn mình hết lời “vua mở tiệc mời tất cả những ai muốn làm phò mã đến và
sắp đặt chỗ ngồi theo thứ bậc, trước hết là các vua, rồi đến các ông hoàng, các
bị công tước, hầu tước, các nhà hiệp sĩ, sau cùng là các nhà quý phái thường.
Họ đều được giới thiệu với công chúa, nhưng người nào nàng cũng chê tật nọ
tật kia. Người này thì béo quá, như “thùng rượu”, người kia thì “cao kều chả
có cái điệu bộ gì”, người thứ ba thì “béo lùn, đến là thô”, người thứ tư thì
“trắng bệch như xác chết”, người thứ năm thì “đỏ như gà sống”, người thứ sáu
thì người không ngay ngắn “y như thanh củi tươi sấy cạnh lò”. Nói tóm lại là
nàng thấy ai cũng có tật cả, nhất là ông vua ngồi ở thứ vị cao nhưng quằm
quặm bị nàng chế nhạo tợn: Trời ơi, cằm anh này như mỏ quạ!” trong truyện
Vua quạ, thế nhưng cuối cùng nàng công chúa đã nhận ra lỗi lầm của mình và
đã nên duyên vợ chồng với vua quạ. Không chỉ xây dựng tính cách của nhân

NguyÔn ThÞ Minh Trang

17

Khoa: Gi¸o dôc TiÓu häc


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
vật là con người mà anh em Grim còn xây dựng tính cách nhân vật là con vật
như: Thỏ, Dím trong truyện Thỏ và Dím, Dím thì lịch sự, từ tốn, và rất thông

minh, ngược lại Thỏ lại rất kiêu kỳ, khinh khỉnh và ngu dốt “Dím thấy Thỏ,
thân mật chào. Nhưng Thỏ vốn ỷ mình là bậc thượng lưu, tính kiêu kỳ, không
chào lại Dím mà lại còn lên mặt khinh khỉnh: “Thế nào, trời còn sớm, chạy ra
đồng làm gì thế chú mày?” Dím đáp: “Tôi đi đạo chơi một lát.” Thỏ cười bảo:
“Dạo chơi gì cái đồ mày. Tao cho là mày dùng chân vào việc khác còn hơn.”
Câu ấy làm cho Dím bực mình”. Và rồi Dím với Thỏ thi chạy. Nhờ sự thông
minh, đoàn kết của hai vợ chồng Dím đã thắng được Thỏ.
Như vậy thế giới nhân vật trong truyện Grim rất đa dạng và phong phú.
Dù ở bất cứ tầng lớp nào, nhân vật cũng có tính cách cụ thể, mọi khía cạnh
trong tính cách của con người đã được tác giả khai thác triệt để nên nhân vật
luôn mới, luôn sống động, chân thực, có sức hấp dẫn người đọc.
2.2. Các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện cổ Grim
2.2.1. Mô tả ngoại hình nhân vật
Tả là một trong những biện pháp nghệ thuật quan trọng nhất đối với các
thể loại văn học. Đó là cách làm cho đối tượng hiện lên ở mặt cụ thể, cảm
tính, tác động trực tiếp đến trí tưởng tượng của bạn đọc, khiến người đọc có
thể hình dung về đối tượng một cách đầy đủ.
Theo Từ điển văn học có tài liệu cho rằng: “Tả là diễn đạt bằng ngôn
ngữ cho người khác có thể hình dung ra được một cách rõ nét.” [6,884].
Cũng như kể, tả là một hoạt động sáng tạo của nhà văn, đòi hỏi phải có
sự khéo léo kết nối các danh từ với các kiểu động từ, tính từ, các kiểu câu sao
cho hiệu quả cuối cùng là đối tượng được hiện lên trước sự hình dung của
người đọc bằng càng nhiều giác quan càng tốt. Biện pháp này không chỉ giúp
người đọc hình dung vẻ bề ngoài của đối tượng mà còn hé mở cả những điều

NguyÔn ThÞ Minh Trang

18

Khoa: Gi¸o dôc TiÓu häc



Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
thầm kín, sâu xa, cái bản chất bên trong của nhân vật. Nghệ thuật tả là một
trong những nhân tố phản ánh nhân cách và các tính sáng tạo của nhà văn.
Trong truyện cổ Grim, hai ông đã thuyết minh rất ngắn gọn về chân
dung nhân vật, qua chân dung ấy hiện lên phần nào bản chất nhân vật.
Trong truyện cổ dân gian nói chung, sự miêu tả ngoại hình nhân vật
thường rất đơn giản, ngoài một vài nét đề cập đến tính cách chung của nhân
vật, truyện cổ tích không đi sâu vào chi tiết. Lối miêu tả của truyện cổ tích có
tính chất khởi phát, truyện thường chỉ phác họa vài nét căn bản có tác dụng
phát động trí tưởng tượng của độc giả. Độc giả phải tô điểm cho những bức
tranh đơn giản ấy. Truyện chỉ kể rằng cô Tấm xinh đẹp, khi nghe chuyện, mỗi
người chúng ta hình dung cô Tấm xinh đẹp như thế nào là tùy trí tưởng tượng
của mình. Truyện chỉ kể rằng anh canh điền chất phác, anh canh điền chất
phác như thế nào thì một phần cũng có thế căn cứ vào hành động của anh
trong truyện, nhưng một phần phải căn cứ vào kinh nghiệm của mỗi thính giả
về tính cách của những người nông dân lao động.
Vậy, truyện cổ tích dân gian dẫu có miêu tả ngoại giới, dẫu có miêu tả
nội tâm nhưng truyện cổ tích bao giờ cũng chú ý nhiều hơn đến tự sự, nếu có
miêu tả đi nữa thì cũng là phục vụ cho việc tự sự. Đặc điểm này có liên quan
đến đặc điểm loại hình văn học.
Cũng vẫn là truyện cổ tích dân gian nên truyện cổ Grim việc miêu tả
ngoại hình nhân vật cũng rất đơn giản “cô gái da trắng như tuyết, môi đỏ như
máu và tóc đen như gỗ mun”. Với vài từ ngữ mà tác giả đã làm hiện lên trong
tâm trí người đọc một nàng công chúa rất xinh đẹp, và sâu xa hơn là một điềm
báo về số phận của nàng “hồng nhan thì bạc phận”. Quả đúng thế thật Bạch
Tuyết càng lớn càng xinh đẹp, nhưng nàng đã không được hưởng cuộc sống
hạnh phúc mà đáng lẽ ra một nàng công chúa được hưởng, mà trái lại nàng
luôn bị người mẹ kế tìm cách hãm hại, chỉ vì mụ ta ghen tức với sắc đẹp của


NguyÔn ThÞ Minh Trang

19

Khoa: Gi¸o dôc TiÓu häc


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
nàng. Trong truyện Bác cả Phơ-rim thì Grim lại miêu tả kĩ lưỡng hơn “bác cả
Phơ-rim vóc người nhỏ bé nhưng rất lăng xăng, không lúc nào chịu ngồi im.
Mặt bác rỗ hoa, có cái mũi hếch nhô lên, da tái nhợt như sắp chết. Hai mắt ti
hí, luôn liếc bên trái, bên phải”. Qua việc miêu tả ngoại hình này tác giả đã
góp phần lột tả tính cách nhân vật, chỉ tại cái tính hay chê và lúc nào cũng cho
là mình có lí, bác Phơ-rim nằm mơ thấy mình được lên thiên đàng, chỉ vì chê
người của nhà trời bác ta đã bị túm gáy và quẳng ra khỏi cổng thiên đàng.
Cũng với vài nét phác họa về ả Grêten thì người đọc có thể hình dung ra được
một phần tính cách của nàng “ngày xưa có một ả nấu bếp tên là Grêten. Ả
thường đi giày cao gót đỏ khi dạo chơi, ả ngó đông, ngó tây thích chí nghĩ
bụng mình cũng vào loại xinh đấy chứ. Về đến nhà, ả cao hứng uống một
ngụm rượu vang, ả nếm tất cả các món ngon nhất ả đã nấu, nếm đến no nê”.
Ta có thể nhận ra Grêten là một con người ưa ăn uống và cũng rất mưu mẹo.
Quả đúng thế thật, vì ham ăn quá, ả ta đã nghĩ ra kế để lừa ông chủ và lừa vị
khách kia để đánh chén ngon lành hai con gà nướng. Nhưng đôi khi việc miêu
tả ngoại hình nhân vật chưa nói lên được hết bản chất của nhân vật như ba bà
kéo sợi trong truyện Ba bà kéo sợi “bà thứ nhất có bàn chân to bèn bẹt. Môi
dưới bà thứ hai trễ xuống quá cằm. Bà thứ ba có một ngón tay cái bèn bẹt”,
chỉ với ba câu miêu tả về ba nhân vật (ba bà làm nghề kéo sợi) tác giả đã làm
hiện lên trong tâm trí người đọc ba con người xấu xí, dị dạng. Thoạt tưởng
tượng thì ba bà rất giống với người xấu, xuất hiện để làm hại cô gái, nhưng

không ba bà đã giúp cô gái lấy được hoàng tử và không bao giờ phải đụng đến
công việc kéo sợi nữa, tại vì hoàng tử sợ cứ để cho công chúa kéo sợi thì sẽ
trở nên xấu xí như ba bà kia.
Để xây dựng thành công một thế giới nhân vật vô cùng độc đáo thì hai
anh em Grim không chỉ nghe kể rồi chép lại về đặc điểm của các nhân vật mà
hai ông cũng phải quan sát rất kĩ, chú ý đến từng chi tiết của bất kì sự vật nào

NguyÔn ThÞ Minh Trang

20

Khoa: Gi¸o dôc TiÓu häc


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
mà ông đã từng bắt gặp, bằng trí tưởng tượng và ngôn ngữ của mình hai ông
đã viết lại thành các nhân vật hết sức sinh động. Như vậy thông qua việc miêu
tả ngoại hình nhân vật, người đọc đã thấy một phần tính cách của nhân vật
hiện ra ở đó. Như trong tác phẩm Chú bé tí hon thì Tí Hon được miêu tả:
thằng bé sinh ra thiếu tháng, đủ mắt mũi chân tay, và nó chỉ nhỏ bằng ngón
tay cái, thế nhưng mắt nó lại rất sáng. Điều này cho thấy Tí Hon tuy nhỏ
người nhưng lại “là một em bé có vẻ thông minh, khôn ngoan, khéo léo, làm
gì cũng được”
Mặc dù Grim miêu tả rất ít, rất ngắn gọn về ngoại hình nhân vật nhưng
độc giả lại có thể hình dung ra được nhân vật ấy như thế nào về tính cách, từ
đó cho thấy ngòi bút tinh tế, sắc sảo của tác giả, và ở đó có sự cách tân sáng
tạo của Grim trong nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật của mình.
2.2.2. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật
2.2.2.1. Ngôn ngữ
a) Ngôn ngữ nhân vật:

Theo Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi thì: “Ngôn ngữ
nhân vật chính là lời nói của nhân vật trong tác phẩm thuộc loại hình tự sự và
kịch.
Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà
văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật. Trong tác phẩm
nhà văn có thể cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật bằng nhiều cách. Nhấn mạnh
cách đặt câu, ghép từ, lời phát âm đặc biệt của nhân vật, cho nhân vật lặp lại
những từ, những câu mà nhân vật thích nói, kể cả từ ngoại quốc và từ địa
phương… Trong tác phẩm tự sự, nhà văn còn thường trực tiếp miêu tả phong
cách ngôn ngữ của nhân vật.
Dù tồn tại dưới dạng nào hoặc được thể hiện bằng cách nào, ngôn ngữ
nhân vật bao giờ cũng phải đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa cá thể và tính

NguyÔn ThÞ Minh Trang

21

Khoa: Gi¸o dôc TiÓu häc


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
khái quát. Nghĩa là, một mặt mỗi nhân vật có ngôn ngữ mang đặc điểm riêng,
có lời ăn tiếng nói riêng, mặt khác ngôn ngữ ấy lại phản ánh được đặc điểm
ngôn ngữ của một tầng lớp người nhất định gần gũi về nghề nghiệp, tâm lí,
giai cấp, trình độ văn hóa…”[5,183].
Ngôn ngữ nhân vật là một phạm trù lịch sử. Trong văn học trung đại,
do ý niệm cá nhân chưa phát triển, nó chưa có được sự cá thể hóa sâu sắc và
chưa phân biệt với ngôn ngữ tác giả. Với chủ nghĩa hiện thực, ngôn ngữ nhân
vật được coi là một đối tượng miêu tả, cá tính hóa trở thành một yêu cầu thẩm
mĩ.

Trong các truyện cổ của Grim nhân vật là những con người, con vật
hiện diện trong cuộc sống hàng ngày, nên ngôn ngữ của các nhân vật cũng
hồn nhiên dung dị như chính ngôn ngữ của các em nhỏ. Trong truyện của ông
các nhân vật không bao giờ nói nhiều, không lí thuyết dài dòng. Ngôn ngữ
nhân vật luôn đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu nhưng vẫn bộc lộ được hết những
gì muốn nói, muốn gửi đến bạn đọc.
Trong tác phẩm của mình, Grim thường sử dụng hai kiểu ngôn ngữ
nhân vật, đó là: ngôn ngữ nhân vật qua đối thoại và ngôn ngữ nhân vật qua
độc thoại nội tâm. Với hai kiểu ngôn ngữ này, ông sử dụng chúng rất linh
hoạt trong từng tác phẩm khiến người đọc không bị nhàm chán mà ngược lại,
nó làm nhân vật của ông thêm sinh động và giàu sức hấp dẫn người đọc hơn.
Ngôn ngữ nhân vật thể hiện qua đối thoại:
Trong cuộc sống hàng ngày, đối thoại là một hình thức không thể thiếu
để con người trao đổi thông tin, thể hiện thái độ, tư tưởng, tình cảm với nhau.
Còn trong văn học thì đối thoại là một thuật ngữ quan trọng được nhiều nhà
văn đề cập đến.
Tác giả Hoàng Phê cho rằng: “Đối thoại là hình thức nói chuyện giữa
hai hay nhiều người với nhau” [11,338].

NguyÔn ThÞ Minh Trang

22

Khoa: Gi¸o dôc TiÓu häc


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Trong văn học, nghệ thuật đối thoại là hình thức ngôn từ có mặt từ rất
sớm. Đây là phương tiện thể hiện mối liên hệ giữa các nhân vật, thúc đẩy và
phát triển cốt truyện, phản ánh tính cách nhân vật và thái độ của tác giả.

Những đề tài của các cuộc đối thoại thể hiện tư tưởng và chủ đề tác phẩm.
Nếu như trong các tác phẩm văn học dân gian thông thường, đối thoại chỉ là
hình thức thông tin đơn giản, ngôn ngữ đối thoại tự nhiên không mang tính
khái quát chung, chưa được cụ thể hóa, thì với Grim ngôn ngữ đối thoại có sự
phát triển chệch ra khỏi quỹ đạo đó. Nó không còn mang tính chung mà đã
được cá thể hóa rõ rệt. Đặc biệt, đối thoại còn là công cụ đắc lực để khắc họa
tính cách nhân vật một cách chân thực và sinh động. Bởi thế, ngôn ngữ trong
tác phẩm của Grim luôn được chau chuốt, chuẩn mực nhưng không vì thế mà
khô khan, ngược lại nó luôn hấp dẫn người đọc theo những cách khác nhau
trong từng tác phẩm. Cùng theo dõi cuộc đối thoại của hai vợ chồng ông lão
đánh cá nghèo, khi mà ông lão bắt được một con cá vàng rồi khi nghe nó van
xin thì ông lão đã thả nó trở về với biển cả trong truyện Hai vợ chồng người
đánh cá:
“Người câu cá trở về túp lều cũ kĩ. Vợ hỏi:
- Thầy nó ơi, hôm nay không câu được gì ư?
- Không, tôi bắt được một con cá đìa nhưng nó nói rằng nó là một
hoàng tử bị người ta phù phép nên tôi lại thả nó xuống.
- Thế thầy nó không xin gì ư?
- Không biết xin cái gì?
- Hừ! Cứ ở mãi một túp lều tồi tàn, hôi hám thì khổ quá. Lẽ ra thầy nó
xin một cái nhà tranh nhỏ mới phải. Thầy nó hãy chạy ngay đi gọi cá xin lấy
một chiếc nhà tranh nhỏ, chắc thế nào cũng được.
- Chà! Quay lại làm quái gì?

NguyÔn ThÞ Minh Trang

23

Khoa: Gi¸o dôc TiÓu häc



Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
- Úi chà! Bắt được nó mà thả nó ra, thì nhất định nó phải cho. Thầy nó
cứ đi ngay đi.
Người đánh cá ngần ngại nhưng lại chẳng muốn trái ý vợ. Lúc bác tới
biển thì thấy nước đục, vừa xanh, vừa vàng. Bác lại gần mặt nước, gọi:
- Cá đìa yêu của tôi ơi, In-dê-bin vợ tôi nó ước mong một điều.
Cá bơi lên hỏi ngay:
- Điều gì đó?
- À, lúc nãy tôi bắt được chú, vợ tôi nó trách tôi sao không xin gì chú.
Nay nó không muốn ở túp lều cũ kĩ nữa, nó muốn có nhà tranh.
- Ông cứ về đi, vợ ông có nhà tranh rồi đấy.
Người đánh cá về thì không thấy vợ ở túp lều nữa, mà đang ngồi ở ghế
dài trước cửa một ngôi nhà tranh xinh xinh.
Vợ nắm lấy tay chồng nói:
- Mình vào mà xem, bây giờ hơn trước nhiều rồi đấy chứ!
Hai vợ chồng cùng vào trong nhà thì thấy có phòng đợi, phòng khách,
buồng ngủ kê hai giường cho hai vợ chồng. Lại có buồng ăn và nhà bếp đầy
đủ nồi niêu xoong chảo bằng đồng, bằng thiếc, sáng choang. Sau nhà có một
cái sân con, gà vịt chạy tung tăng và một mảnh vườn nhỏ trồng rau và cây ăn
quả. Vợ nói:
- Mình xem, thích đấy nhỉ?
- Ừ, thích thật đấy, chúng ta ở đây sung sướng lắm rồi.
- Để xem sao đã.
Hai vợ chồng ăn xong đi ngủ. Ở nhà được mươi mười lăm ngày, người
vợ nói:
- Này, mình ơi, thật ra thì nhà, sân, và vườn hẹp quá! Cá có thể cho ta
nhà rộng hơn. Tôi thích ở lâu đài to xây bằng đá kia. Mình đi xin cá nhé.
Chồng nói:


NguyÔn ThÞ Minh Trang

24

Khoa: Gi¸o dôc TiÓu häc


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
- Chà! Nhà ở thế này là vừa lắm rồi, cần quái gì ở lâu đài?
- Thì mình cứ xin đi, thế nào cá cũng cho.
- Thôi, mình ạ, cá vừa mới cho nhà này, tôi chẳng đi nữa sợ quấy rầy
cá.
- Thì cứ đi đi nào, chắc cá sẽ vui lòng cho.”
Qua đoạn thoại người đọc cảm nhận được sự tham lam vô bờ bến của
người vợ, bà ta luôn đòi hỏi vật chất và bắt cá phải đáp ứng những đòi hỏi ấy
của mình. Còn ông chồng thì tốt bụng, ông hiền lành đến mức nhu nhược,
luôn phục tùng những đòi hỏi quá đáng của người vợ.
Trong thế giới nhân vật vô cùng đông đảo của truyện cổ Grim, ngôn
ngữ nhân vật trong mỗi câu chuyện cũng hết sức sinh động và đa dạng. Nó
hấp dẫn người đọc trong nhiều cách khác nhau trong mỗi tác phẩm: Có nhân
vật sử dụng ngôn ngữ hống hách, xấc xược như nàng công chúa trong truyện
Vua quạ, có nhân vật lại sử dụng ngôn ngữ khiêm nhường như chú Ngốc
trong truyện Con ngỗng vàng, có nhân vật lại có ngôn ngữ lịch sự như bác Jôhan-nớt trong truyện Người bầy tôi trung thành…Ngôn ngữ nhân vật góp
phần bộc lộ được tính cách của nhân vật, những lời đối thoại hay độc thoại
nội tâm thể hiện mối quan hệ của các nhân vật trong xã hội càng làm nhân vật
bộc lộ tính cách rõ ràng hơn.
Đây là cuộc đối thoại giữa chú Hanh và cô Tơ-ri-nô trong truyện Chú
Hanh lười biếng:
“- Tôi chỉ làm để hưởng được cái nghỉ ngơi hơn thôi. Nếu không sẽ
không tận hưởng được cái thú đó!

Chẳng dè cô Tơ-ri-nô đẫy đà cũng lười không kém gì chồng.
- Anh Hanh yêu quý của em ơi,- một hôm cô bảo,- tại sao chúng ta
sống thêm cơ cực khi không cần thiết, để phí hoài ngày xanh? Hai con dê của
chúng mình sáng nào cũng kêu be be đánh thức chúng mình dậy lúc ngủ đang

NguyÔn ThÞ Minh Trang

25

Khoa: Gi¸o dôc TiÓu häc


×