Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ thông qua môn học môi trường xung quanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.45 KB, 56 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ về đức, trí, thể, mĩ
trường mầm non không chỉ quan tâm dạy trẻ học tập, rèn luyện, vui chơi mà
còn phải chú ý tới vấn đề rèn cho trẻ cách sống, cách làm người hay nói cách
khác là rèn kĩ năng sống. Kĩ năng sống là tất cả những điều cần thiết mà
chúng ta phải biết để có thể thích nghi với những thay đổi diễn ra hàng ngày
trong cuộc sống để có thể sống một cách an toàn và khỏe mạnh. Kĩ năng sống
được hình thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những
va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục, rèn luyện mà
có.
Trong sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ thì kĩ năng sống giữ vai
trò vô cùng quan trọng. Nó giúp trẻ chuyển tri thức, tình cảm, niềm tin thành
giá trị xã hội, thành hành động thực tế mang tính tích cực xã hội, tính xây
dựng, đồng thời giúp trẻ có được sự thành công trong hoạt động lao động,
hoạt động vui chơi và rèn luyện. Kĩ năng sống như cây cầu giúp trẻ vượt qua
những bến bờ thử thách, ứng phó với những thay đổi của cuộc sống hàng
ngày, giúp trẻ thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ đối với cá nhân, tập thể xã
hội. Nhờ có kĩ năng sống mà trẻ có nhiều kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng ứng
phó với mọi tình huống, thích nghi với cuộc sống không ngừng biến đổi.
Rèn kĩ năng sống cho trẻ tức là rèn cho trẻ cách sống tích cực trong xã
hội hiện đại, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi,
thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp trẻ có tri thức, giá trị, thái độ và các kĩ năng
thích hợp.
Rèn kĩ năng sống cho trẻ có thể bằng nhiều con đường khác nhau. Tuy
nhiên, với môn học môi trường xung quanh có thể rèn kĩ năng sống cho trẻ
thông qua các hoạt động và các chủ đề. Môn học môi trường xung quanh là

Nguyễn Thị Luyến – K34 MN




Khóa luận tốt nghiệp

một môn học chiếm ưu thế tích hợp nội dung giáo dục rèn kĩ năng sống cho
trẻ. Hình thức tích hợp tùy thuộc vào nội dung của từng bài học, tùy thuộc vào
đặc điểm tâm lí xã hội của trẻ, giúp các trẻ có thể đáp ứng với những thay đổi
của cuộc sống hàng ngày. Tích hợp rèn kĩ năng sống cho trẻ thông qua môn
học môi trường xung quanh như tạo lập cho trẻ thêm bản lĩnh hơn, cứng cỏi
hơn để chống lại sự cám dỗ trước tác động xấu của môi trường xung quanh.
Vì vậy, cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên dạy môn học môi trường xung
quanh ở trường mầm non cần có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của
nó đồng thời thực hiện nội dung tích hợp rèn kĩ năng sống một cách phù hợp,
linh động với nội dung các bài học của môn học môi trường xung quanh
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trẻ, giúp hình thành và phát
triển nhân cách trẻ sau này.
Nhận thấy tầm quan trọng đó, tôi đã nghiên cứu vấn đề: “Rèn kĩ năng
sống cho trẻ thông qua môn học môi trường xung quanh”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Rèn kĩ năng sống nói chung và rèn kĩ năng sống cho trẻ nói riêng là đề
tài được nhiều tác giả đề cập đế trong đó phải kể đến:
1. Nguyễn Thanh Bình: Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống. NXB
Đai học sư phạm, 2009.
2. Phan Thanh Vân: Giáo dục kĩ năng sống – điều cần cho trẻ. Tạp chí
giáo dục số 225 (kì 1 – 11 / 2009). Tr. 23
3. UNESSCO: Kĩ năng sống – cầu nối tới khả năng con người. Tiểu ban
giáo dục. UNESSCO – 2003.
4. Các báo cáo tại Hội thảo về giáo dục kĩ năng sống ở khu vực Châu Á
Thái Bình Dương tổ chức vào tháng 10 năm 2003 tại BangKok – Thái Lan.


Nguyễn Thị Luyến – K34 MN


Khóa luận tốt nghiệp

5. Nguyễn Đức Thạc: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh – một cách tiếp
cận về chất lượng, hiệu quả giáo dục. Tạp chí giáo dục số 226 (kì 2 – 11 /
2009). Tr. 52.
6. Nguyễn Quang Uẩn: Khái niệm kĩ năng sống xét theo góc độ tâm lí học.
Tạp chí tâm lí học, số 6 (111), 6 – 2008.
Ngoài ra, còn có rất nhiều các tác giả nghiên cứu về vấn đề giáo dục, rè
luyện kĩ năng sống ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, khi nói đến việc rèn
kĩ năng sống cho trẻ, tác giả mới chỉ đề cập đến sự cần thiết phải giáo dục, rèn
kĩ năng sống cho trẻ chứ chưa thực sự đi sâu vào rèn kĩ năng sống cho trẻ
trong trường mầm non cũng như chưa khai thác triệt để vấn đề vào các môn
học.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Rèn kĩ năng sống cho trẻ thông qua môn học môi trường xung quanh
giúp trẻ không chỉ có những hiểu biết về môi trường xung quanh mà còn có cả
những kĩ năng cần thiết về môi trường sống quanh mình. Để từ đó trẻ có thể
ứng phó và có những hành vi văn hóa, là nền tảng và là cơ sở cho sự hình
thành và phát triển của một con người toàn diện về: đức, trí, thể , mĩ.
4. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề rèn kĩ năng sống cho trẻ.
5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Rèn kĩ năng sống cho trẻ thông qua môn học môi trường xung quanh.
6. Giả thuyết khoa học
Vấn đề rèn kĩ năng sống cho trẻ đã được chú trọng nhưng hiệu quả của
nó thì chưa thực sự đạt được như mong muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
điều đó: do nhận thức của giáo viên, do nội dung chương trình không phù

hợp, do sử dụng phương pháp chưa khoa học, hình thức tổ chức còn hạn
chế… Nếu rèn kĩ năng sống cho trẻ một cách có tổ chức, có chương trình phù

Nguyễn Thị Luyến – K34 MN


Khóa luận tốt nghiệp

hợp với đặc điểm cũng như trình độ nhận thức của trẻ để nâng cao hiệu quả
cũng như chất lượng môn học môi trường xung quanh nói riêng, rèn kĩ năng
sống cho trẻ nói chung.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Tìm hiểu cơ sở về vấn đề kĩ năng sống
- Rèn kĩ năng sống cho trẻ thông qua môn học môi trường xung quanh.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc sách
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp quan sát
9. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo nội dung
chính của khóa luận bao gồm:
Chương 1: Một số vấn đề về kĩ năng sống và rèn kĩ năng sống cho trẻ
Chương 2: Rèn kĩ năng sống cho trẻ thông qua môn học môi trường xung
quanh.

Nguyễn Thị Luyến – K34 MN


Khóa luận tốt nghiệp


NỘI DUNG
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KĨ NĂNG SỐNG
VÀ RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ
1.1. Một số vấn đề về kĩ năng sống
1.1.1. Khái niệm kĩ năng sống
Trước hết ta cần hiểu kĩ năng là gì?
- Khái niệm kĩ năng: Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của
một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết
tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống.
Hiện nay, có khá nhiều quan niệm về kĩ năng sống. Tùy từng góc nhìn
khác nhau , người ta có những quan niệm về kĩ năng sống khác nhau. Ví dụ
như:
- Theo tổ chức Y tế thế giới: (WHO): Kĩ năng sống là những kĩ năng
thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh. Đó là
những kĩ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng giao tiếp được vận dụng
trong những tình huống hàng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người
khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống
hàng ngày.
(Chu Shiu Kee – Understanding Liefe Swkiklls, Báo cáo tại hội thảo
“Chất lượng giáo dục kĩ năng sống”, Hà Nội 23 – 25/10/2003).
- Theo tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc
(UNESSCO): Kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức
năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày – đó là những kĩ năng cơ bản như:
kĩ năng đọc, viết, làm tính…
(UNESSCO: Kĩ năng sống – Cầu nối khả năng tới con người. Tiểu ban
giáo dục UNESSCO 2003)

Nguyễn Thị Luyến – K34 MN



Khóa luận tốt nghiệp

- Theo thuyết hành vi: Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lí xã hội liên
quan đến những tri thức, những giá trị và những thái độ - là những hành vi
làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu
và thách thức cuộc sống.
(Lục Thị Nga: Tích hợp dạy kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua môn
Khoa học và hoạt động ngoài giờ lên lớp. NXBGD Việt Nam, 2009, tr 10)
- Một số quan niệm khác: tương đồng với quan niệm của WHO, còn có
quan niệm kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lí xã hội liên quan đến những tri
thức, những giá trị thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi
giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả các yêu cầu, các thách thức đặt ra của
cuộc sống và thích nghi với cuộc sông.
(Nguyễn Thanh Bình: Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống.
NXB Đại học sư phạm, 2009)
Như vậy có nhiều cách tiếp cận về kĩ năng sống. Dựa vào các góc độ,
các tiêu chí xem xét khác nhau có thể hình thành khái niệm khác nhau về kĩ
năng sống.
1.1.2. Phân loại kĩ năng sống
1.1.2.1. Cách phân loại theo Tổ chức Y tế thế giới
- Nhóm kĩ năng thứ nhất: Nhóm kĩ năng nhận thức: Tự nhận thức, đặt
mục tiêu xác định giá trị, óc tư duy, óc sáng tạo, ra quyêt định giải quyết vấn
đề…
- Nhóm kĩ năng thứ hai: Có trách nhiệm cảm xúc của mình, kiềm chế và
kiểm soát được cảm xúc, tự giám sát, tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân.
- Nhóm kĩ năng xã hôi: Giao tiếp, cảm thông, hợp tác, chia sẻ, gây thiện
cảm, nhận ra thiện cảm của người khác.
1.1.2.2. Cách phân loại của Tổ chức Qũy nhi đồng Liên hợp quốc
(UNICEF)


Nguyễn Thị Luyến – K34 MN


Khóa luận tốt nghiệp

- Nhóm kĩ năng nhận thức và sống với người khác
- Nhóm kĩ năng tự nhận thức và sống với chính mình
- Nhóm kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả
1.1.2.3. Cách phân loại khác


Kĩ năng giao tiếp (với ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè)



Kĩ năng thích nghi (thích nghi với thức ăn, môi trường…)



Kĩ năng khám phá thế giới xung quanh (khám phá không gian,

sự vật, chất liệu, thiên nhiên)


Kĩ năng tự chăm sóc (tự xúc ăn, mặc quần áo, cá nhân)



Kĩ năng tạo niềm vui ( kĩ năng tự chơi, chơi cùng bạn khác, cùng


bố mẹ làm đồ chơi)


Kĩ năng tự bảo vệ (kĩ năng phân biệt nguy hiểm, tự xoay sở)



Kĩ năng làm việc đội nhóm



Kĩ năng làm cùng bạn trong nhóm lớp, tập thể



Kĩ năng tạo niềm vui thông qua kết quả được



Kĩ năng tạo tinh thần đồng đội



Kĩ năng giải quyết vấn đề



Kĩ năng kiểm soát hành vi




Kĩ năng ngăn cản tình huống xấu xảy ra



Kĩ năng tư duy tích cực, giải quyêt vấn đề.

Như vậy, có nhiều cách phân loại khác nhau về kĩ năng sống.
Điều đó càng nói lên tính đa dạng, phức tạp, phong phú về các biểu hiện
cụ thể của các kĩ năng sống ở con người.
1.2. Rèn kĩ năng sống cho trẻ
1.2.1. Sự cần thiết phải rèn kĩ năng sống cho trẻ
Như chúng ta đã biết thế kỉ XXI là thế kỉ của sự phát triển kinh tế xã hội,
của khoa học kĩ thuật ở trình độ cao, do đó tri thức và giáo dục được đưa lên

Nguyễn Thị Luyến – K34 MN


Khóa luận tốt nghiệp

hàng đầu. Yêu cầu của xã hội đối với con người ngày càng cao. Con người
trong xã hôi hiện đại không chỉ phải học để có tri thức, học để có những giá
trị đạo đức, thẩm mĩ, nhân văn đúng đắn, mà phải học để có những kĩ năng
sống nhất định.
Rèn kĩ năng sống là rèn cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Chính
vì vậy, rèn kĩ năng sống trong xã hội hiện đại ngoài việc phải hướng vào việc
trang bị kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp cho con người để họ có thể thích ứng
với sự phát triển nhanh chóng của xã hội thì việc giáo dục kĩ năng sống cho
con người cũng cần được quan tâm và chú trọng ở mọi cấp học. Nó có quan
hệ mật thiết đối với sự phát triển toàn diện của con người, ví dụ:

- Trong quan hệ với bản thân: Rèn luyện kĩ năng sống giúp con người
biến kiến thức thành những thói quen, hành động cụ thể, lành mạnh để luôn
vững vàng trước khó khăn, thử thách, làm chủ cuộc sống của bản thân.
- Trong quan hệ với gia đình: Rèn kĩ năng sống giúp trẻ biết kính trọng
ông bà, hiếu thảo với cha mẹ, quan tâm chăm sóc người thân khi ốm đau,
động viên, an ủi nhau khi gia quyến có chuyện chẳng lành…
- Trong quan hệ xã hội: Rèn kĩ năng sống góp phần thúc đẩy những
hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp con người biết cách ứng xử đúng đắn
với bản thân, với cộng đồng, với môi trường tự nhiên xung quanh. Do đó, góp
phần giảm bớt các vấn đề về sức khỏe, về tệ nạn xã hội, đồng thời giải quyết
hài hòa các mối quan hệ giữa nhu cầu với quyền lợi của con người, của công
dân.
Sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại trên tất cả các lĩnh vực đã
có tác động to lớn đến cuộc sống của mỗi gia đình theo cả hai chiều hướng
tích cực và tiêu cực, điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của
học sinh lứa tuổi mầm non nói riêng, ở mọi bậc nói chung. Một số gia đình
mải mê, bộn bề với công việc ít có thời gian quan tâm, giúp đỡ trẻ trong

Nguyễn Thị Luyến – K34 MN


Khóa luận tốt nghiệp

những hoạt động cần thiết làm cho các em rụt rè, luống cuống, thiếu tự tin
trong giao tiếp, bỡ ngỡ khi tham gia hoạt động. Bởi lẽ, các em bị chi phối và
cuốn hút quá sâu vào những trò chơi điện tử, phim hoạt hình… thậm chí nếu
như không giáo dục và rèn luyện cho trẻ thời gian chơi, cách chơi một cách
khoa học thường xuyên sẽ dẫn đến sự kìm hãm óc sáng tạo cũng như tâm hồn
đơn sơ, đáng yêu của trẻ. Nguy hiểm hơn là các em sẽ vô cảm, không hướng
mình ra thế giới bên ngoài, không quan tâm đến mọi người xung quanh, môi

trường sống. Trẻ sẽ ích kỉ, thờ ơ, lãnh đạm không có chí hòa nhập cùng cộng
đồng. Từ đó, kĩ năng hợp tác, chia sẻ nơi trẻ sẽ dần dần hao hụt thậm chí dẫn
tới khuyết tật kĩ năng giao tiếp. Như vậy, nhân cách của trẻ sẽ không được
nuôi dưỡng và chăm sóc – khó hình thành và xây dựng cách bền vững.
Ở trẻ có những đặc điểm chung nhưng cũng có những đặc điểm riêng từ
cá tính, tâm lí, trí tuệ, thể chất… cho đến những nhu cầu khả năng tiềm ẩn.
Nhà trường cần có chiến lược khơi dậy và phát triển đầy đủ tiềm năng đó.
Theo chương trình mới, giáo viên tập trung vào dạy cách dạy học, học sinh
học cách học, cách nhận biết nhu cầu và học phương pháp tự học. Giáo viên
coi trọng và khuyến khích học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, tự
phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học. Học sinh, do đó có thể tự chiếm
lĩnh các kiến thức: trước hết biết vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập trên
lớp, sau đó vận dụng sáng tạo vào việc giải quyết một cách hợp lí các tình
huống diễn ra trong đời sống của bản thân, gia đình và cộng đồng theo cách
riêng của mình.
Lứa tuổi này, hành vi của các em dễ có tính tự phát, tính cách của các em
thường biểu hiện thất thường, bướng bỉnh khó hiểu. Phần lớn các em có nhiều
phẩm chất tốt như: vị tha, ham hiểu biết, hiếu học, hồn nhiên, chân thật… các
em sống hồn nhiên, cả tin trong mối quan hệ với bạn bè đồng trang lứa, với
người lớn, đặc biệt với thầy cô giáo. Đến cuối bậc học các em dần chuyển

Nguyễn Thị Luyến – K34 MN


Khóa luận tốt nghiệp

sang một giai đoạn tuổi mới vì thế tính cách có sự thay đổi lớn như có xu
hướng: tò mò, thích khám phá những điều mới lạ, thích được khẳng định
mình, thích làm người lớn, nhu cầu giao lưu với bạn bè cùng lứa tuổi phát
triển cao. Tuy nhiên, kinh nghiệm sống còn ít ỏi, suy nghĩ chưa đủ chín chắn

để các em có thể trở thành người lớn, dẫn đến việc các em còn có những ứng
phó không lành mạnh trước những áp lực tiêu cực hay trước sự lôi kéo từ bạn
bè chưa ngoan, từ một số người xấu trong cộng đồng như: sa vào các tệ nạn
xã hội, sớm bị lợi dụng tình dục hoặc có những hành vi phạm pháp một cách
vô thức…
Rèn kĩ năng sống cho trẻ có vai trò rất quan trọng đối với trẻ trước khi
vào lớp 1. Nếu trẻ có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước nhữưg
khó khăn thử thách, biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù
hợp, trẻ sẽ thành công hơn, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của mình. Qua
học tập và rèn luyện kĩ năng sống các em được cảm nhận, thấu hiểu và trân
trọng những giá trị căn bản của cuộc sống. Ví dụ như: khả năng làm chủ bản
thân, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
1.2.2. Quan niệm về kĩ năng sống
Từ những phân tích về kĩ năng sống và mục tiêu của rèn kĩ năng sống, có
thể rút ra quan niệm về rèn kĩ năng sống như sau: “Rèn kĩ năng sống là hình
thành cuộc sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi
lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp
người học có cả kiến thức, thái độ, kĩ năng thích hợp”.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kĩ năng sống là khả nắng để có
hành vi thích ứng (adaplive) và tích cực ( posilive), giúp các cá nhân có thể
ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.

Nguyễn Thị Luyến – K34 MN


Khóa luận tốt nghiệp

Theo Qũy nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), kĩ năng sống là cách tiếp
cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến
sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.

Theo UNESSCO: kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục
- Học để biết (Learning to know): kĩ năng tư duy như: giải quyết vấn
đề, tư duy phê phán, ta quyết định, nhận thức được hậu quả.
- Học để tự khẳng định mình (Learning tobe): các kĩ năng cá nhân như:
ứng phó với căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin.
- Học để sống với người khác (Learning to live together): các kĩ năng
xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo
nhóm, thể hiện sự cảm thông.
- Học để làm (Learning to do): kĩ năng thực hiện công việc và các
nhiệm vụ như kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm.
Kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể cần thiết cho cuộc
sống hàng ngày của con người.
Bản chất của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản bản thân và kĩ năng xã hội
cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc có hiệu quả.
Người có kĩ năng sống là người có khả năng làm chủ bản thân, khả
năng ứng xử phù hợp và khả năng tích cực khi ứng phó.
Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, giúp nâng cao
chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ.
Lưu ý:
Có nhiều tên gọi khác nhau của kĩ năng sống: ví dụ: kĩ năng tâm lý xã
hội, kĩ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy.
Một kĩ năng có thể có những tên gọi khác nhau: kĩ năng hợp tác làm
việc theo nhóm, hoặc kĩ năng giải quyết vấn đề ứng xử với tình huống.

Nguyễn Thị Luyến – K34 MN


Khóa luận tốt nghiệp

Các kĩ năng sống không độc lập mà có liên quan mật thiết và củng cố

cho nhau. (ví dụ: tư duy sáng tạo góp phần giúp cho việc giải quyết vấn đề và
ra quyết định hiệu quả hơn).
Không có một trình tự nhất định (kĩ năng nào trước, kĩ năng nào sau),
mà khi rèn luyện một kĩ năng (ví dụ trình bày suy nghĩ, ý kiến) các kĩ năng
khác cũng đồng thời được rèn luyện (ví dụ: thể hiện sự tự tin, bày tỏ sự cảm
thông, quan tâm).
Kĩ năng sống không phải tự nhiên có được mà do cá nhân hình thành
qua quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống.
Vì vậy, giáo viên, người lớn, cha mẹ chỉ có thể hướng dẫn và tạo môt
số cơ hội và tình huống để qua đó trẻ tự rèn luyện và hình thành kĩ năng sống
cho bản thân.
Một người không thể “trang bị, cung cấp” kĩ năng sống cho người khác
hoặc “duy trì bền vững” kĩ năng sống ở người khác mà chính bản thân mỗi
người phải liên tục trải nghiệm để rèn luyện, củng cố thì kĩ năng đó mới bền
vững (ví dụ: qua các hoạt động tập thể, qua tương tác một người sẽ rèn luyện
và hình thành kĩ năng hợp tác, làm việc tập thể, càng nhiều trải nghiệm càng
có cơ hội điều chỉnh, củng cố kĩ năng.
Không có các bước cố định, cứng nhắc để hình thành một kĩ năng mà
tùy vào khả năng sẵn có của mỗi người mà người đó cần điều chỉnh thêm,
hình thành thêm kĩ năng mới ở mức độ cần thiết (ví dụ: để có kĩ năng hợp tác
tốt, cần có kĩ năng giao tiếp hiệu quả thể hiện sự tôn trọng, lắng nghe tích cực,
tự nhận thức, thể hiện sự cảm thông, đảm nhận trách nhiệm, tư duy sáng tạo,
có người cần cải thiện kĩ năng giao tiếp, có người cần cải thiện kĩ năng thể
hiện sự tôn trọng…)

Nguyễn Thị Luyến – K34 MN


Khóa luận tốt nghiệp


Một hoạt động được tổ chức theo hình thức khuyến khích sự tham gia
tích cực của các thành viên góp phần hình thành các kĩ năng khác nhau, mà
không giới hạn ở một hay hai kĩ năng.
Để sống tốt, môt người cần một loạt các kĩ năng sống nhưng mức độ có
kĩ năng ở mỗi người phụ thuộc vào mức độ trải nghiệm, rèn luyện của người
đó.
1.2.3. Nguyên tắc rèn kĩ năng sống
“Ý nghĩa của cuộc sống không phải ở chỗ nó đem đến cho ta điều gì,
mà ở chỗ ta có thái độ đối với nó ra sao; không phải ở chỗ điều gì đã xảy ra
với ta, mà ở chỗ ta phản ứng với điều đó như thế nào”.
(Lewis L. Dunnington)
Theo triết lý của nhà Tâm lý học hiện đại Edgar Morlin thì mục tiêu của
giáo dục là cần tạo nên những cái đầu được rèn luyện tốt để tự nó chiếm lĩnh
và làm chủ thế giới dẫu biến động đến đâu. Cần phải giảng dạy các nguyên
tắc chiến lược giúp cho các em đương đầu với những bất ngờ, đột biến, bất
định trong xã hội hiện đại ngày nay. Vì vậy các em cần phải được trang bị kĩ
năng sống một cách thích hợp nhất. Khi con người có kiến thức, có thái độ
tích cực thì sẽ đảm bảo 50% sự thành công, 50% còn lại là những kĩ năng cần
cho cuộc sống mà ta thường gọi là kĩ năng sống.
UNESSCO đã đưa ra ba nguyên tắc cơ bản để định hướng cho việc triển
khai giáo dục kĩ năng sống cho các em như sau:
Nguyên tắc 1: Quyền được học kĩ năng sống
UNESSCO ủng hộ nguyên tắc: Tất cả thế hệ trẻ và người lớn có quyền
hưởng lợi từ một nền giáo dục chứa đựng các học phần học để biết, học để
làm, học để chung sống với mọi người và học để khẳng định mình.
Các chương trình giáo dục kĩ năng sống cần phải phù hợp với người học
và chú ý đến những nhu cầu khác nhau và phát triển khả năng của họ.

Nguyễn Thị Luyến – K34 MN



Khóa luận tốt nghiệp

Tiếp cận kĩ năng sống cần phải đạt kết quả về phương diện thay đổi
hành vi, cần phải thay đổi phương pháp dạy học theo kiểu người học cùng
tham gia.
Nguyên tắc 2: Phát triển những kĩ năng sống
UNESSCO ủng hộ nguyên tắc: Giáo dục hướng vào yêu cầu bồi dưỡng
năng khiếu, tiềm năng và phát triển cá tính của người học cần phải quan tâm
kết hợp các kĩ năng thực hành và các khả năng tâm lý xã hội
Những khả năng tâm lý xã hội có tác dụng như cầu nối giữa cái mà ta
cần làm và cái mà người ta có thể làm được. Cần nâng cao khả năng của tất cả
trẻ em, thanh niên và người lớn thông qua giáo dục kĩ năng sống để đạt được
sự phát triển bền vững.
Tất cả các chương trình giáo dục nhằm ảnh hưởng đến hành vi cần phải
chú trọng các kĩ năng thực hành cũng như là các kĩ năng tâm lý xã hội.
Nguyên tắc 3: Đánh giá kĩ năng sống
UNESSCO ủng hộ nguyên tắc: Đánh giá chất lượng giáo dục phải bao
hàm đánh giá mức độ đạt được các kĩ năng sống và tác động của kĩ năng sống
đối với xã hội và cá nhân.
Việc đó tác động của việc rèn luyện kĩ năng sống cần phải xem chương
trình đó có đạt mục tiêu ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, kĩ năng và hành vi
của nhóm hưởng lợi hay không? Rèn luyện kỹ năng sống phải được đánh giá
ở ba mức độ:
Kết quả ngắn hạn: Thể hiện ở kết quả hình thành các kĩ năng của người
học;
Kết quả trung hạn: Thể hiện ở sự thay đổi hay sự lưu giữ được những
hành vi hiện tại của người học;
Kết quả dài hạn: Đạt được mục tiêu của chương trình, thay đổi về thực
trạng hoặc có những kết quả về mặt xã hội.


Nguyễn Thị Luyến – K34 MN


Khóa luận tốt nghiệp

* Các nguyên tắc quan trọng đối với việc rèn kĩ năng sống
- Tổ chức các hoạt động cho người học để phản ánh tư tưởng trên suy
nghĩ và phân tích các trải nghiệm trong cuộc sống của họ.
- Khuyến khích người học thay đổi giá trị, thái độ và cách ứng xử cũ để
chấp nhận nhưng giá trị, thái độ, cách ứng xử mới.
- Đặt tầm quan trọng vào giải quyết vấn đề, không chỉ là ghi nhớ những
thông điệp hoặc kĩ năng.
- Cung cấp cơ hội cho người học tóm tắt hoặc tổng kết việc học của
mình, giáo viên không tóm tắt thay họ.
- Người học vận dụng kĩ năng và kiến thức mới vào tình huống thực
của cuộc sống.
- Tổ chức các hoạt động học tập dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau giữa
người dạy và người học.
1.2.4. Các con đường rèn kĩ năng sống
1.2.4.1. Rèn kĩ năng sống được thực hiện trước hết trong nhà trường
Năng lực tâm lí xã hội là một quá trình học tập được thực hiện thông
qua truyền thống, văn hóa, gia đình, cộng đồng. Qúa trình học tập để có khả
năng tâm lí xã hội được thực hiện cả trong nhà trường cũng như thông qua
kênh nguồn khác nhau. Tuy nhiên tốc độ phát triển kinh tế xã hội làm cho con
người ngày càng biệt lập và mang tính cá nhân. Gia đình trở nên nhỏ hơn và
con người ít có cơ hội để học khả năng tâm lĩ xã hội qua truyền thống và văn
hóa cộng đồng hơn trước đây. Mọi người dường như đều thiếu khả năng tâm
lĩ xã hội. Vì vậy, cần tăng cường năng lực tâm lí xã hội cho người học ngay
trong đời sống nhà trường thông qua rèn kĩ năng sống.

Một số nghiên cứu lí luận cho rằng cần được dạy trong chương trình nhà
trường hơn là nhiệm vụ biệt lập tách khỏi chương trình bình thường của nhà
trường.

Nguyễn Thị Luyến – K34 MN


Khóa luận tốt nghiệp

(Brolin & Dalozen 1979, Cipani 1988, Cronin, Lord & Weding 1991,
Lewis & Taymen 1992).
1.2.4.2. Rèn kĩ năng sống thông qua đào tạo chuyên biệt dưới hình thức ngoài
giờ lên lớp
Bản chất của kĩ năng sống chính là sự trải nghiệm. Hoạt động ngoài giờ
lên lớp có ưu thế là điều kiện thời gian thoải mái hơn giờ lên lớp, nên vận
dụng giáo dục trải nghiệm thuận lợi hơn. Chính vì vậy, khi thiết kế nội dung
và tổ chức rèn kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cần quan tâm
khai thác kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng đã có của học sinh.
Qúa trình học nhấn mạnh đến kĩ năng sống được phân tích như sau:
(Guidellines for a Life Skills – Beased Learning Apporoach Develop Health
Behavior Related to and Pandemic Influenza)
- Bước 1: Khám phá
+ Mục tiêu: Khuyến khích người học xác định nhứng khái niệm, kĩ
năng liên quan đến bài học.
+ Tiến trình: Giáo viên và người học lập kế hoạch để tạo ra trải nghiệm.
Giáo viên giúp người học xử lí các kiến thức đó.
+ Các kĩ thuật quan trọng bao gồm: Động não, phân loại, thảo luận,
phản hồi, những câu hỏi đóng mở. Vai trò của giáo viên là lập kế hoạch, bắt
đầu, hỏi và ghi nhận. Vai trò của người học là chia sẻ, trao đổi và phân tích
kiến thức của họ bằng cách trả lời các câu hỏi quá trình và ghi nhận thông tin.

- Bước 2: Kết nối
+ Mục tiêu: Giới thiệu những thông tin và kĩ năng mới bằng cách xây
dựng cầu nối để gắn kết kinh nghiệm trước đó của người học (cái đã biết) và
(cái chưa biết). Kết nối kinh nghiệm của người học và chủ đề bài học.
+ Tiến trình: Giáo viên giới thiệu mục tiêu của bài học và liên hệ với
những kiến thức thu thập được chia sẻ trong bước khám phá. Giáo viên sau

Nguyễn Thị Luyến – K34 MN


Khóa luận tốt nghiệp

đó tổ chức giới thiệu những thông tin mới và kiểm tra sự nắm bắt thông tin
mới, cung cấp ví dụ bổ sung (nếu cần) để người học có thể hiểu được.
+ Các kĩ thuật dạy học quan trọng bao gồm: Chia nhóm, trình bày của
người học, thảo luận nhóm, sử dụng các thông tin dạy học, sử dụng mẫu đóng
vai…
Giáo viên giả định vai trò của nhà giáo dục, còn người học đóng vai trò
của người tiếp nhận và phản hồi quan điểm của mình, hỏi và trình bày thông
tin.
- Bước 3: Thực hành
+ Mục tiêu: Tạo cơ hội cho người học thực hành sử dụng những kiến
thức và kĩ năng mới trong ngữ cảnh đầy đủ ý nghĩa. Giáo viên đưa ra những
hướng dẫn để người học tránh được những cách thực hiện không đúng do
chưa hiểu.
+ Tiến trình: Giáo viên giới thiệu hoạt động. Để thực hiện nó người học
phải sử dụng những thông tin hoặc kĩ năng mới. Người học làm việc theo
nhóm, theo cặp hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. Giáo viên giám sát
công việc và cung cấp những thông tin phản hồi ngay. Giáo viên hỏi các câu
hỏi nhằm giúp người học ánh họ như thế nào.

+ Các kĩ thuật dạy học quan trọng: Kĩ thuật rất đa dạng dựa trên các
hoạt động bao gồm các trò chơi ngắn, viết sáng kiến, mô phỏng, câu hỏi, trò
chơi và làm việc theo nhóm. Vai trò của giáo viên là đưa ra các hướng dẫn, là
người tạo điều kiện và giúp đỡ. Người học đóng vai trò của người hoạt động
và khám phá.
- Bước 4: Vận dụng
+ Mục tiêu: Cung cấp cơ hội cho người học tích hợp mở rộng và vận
dụng thông tin và kỹ năng mới và tình huống mới.

Nguyễn Thị Luyến – K34 MN


Khóa luận tốt nghiệp

+ Tiến trình: Người dạy và người học lập kế hoạch hoạt động ở các lĩnh
vực nội dung môn học nhác nhau mà nó đòi hỏi vận dụng kiến thức và kỹ
năng mới. Người học làm việc theo nhóm, theo cặp hoặc cá nhân để hoàn
thành nhiệm vụ. Người dạy và người học hỏi trả lời các câu hỏi quá trình để
giúp đánh giá kết quả học tập.
- Kĩ thuật dạy học quan trọng: Bao gồm các phương pháp học tập hợp
tác, trình bày nhóm các nhân và hoạt động nhóm. Giáo viên đóng vai trò
người lập kế hoạch, người sáng tạo, thành viên nhóm, người giải quyết vấn
đề, người trình bày và người đánh giá.
Rèn kĩ năng sống là làm thay đổi thói quen theo hướng tích cực, để có
thói quen được thay đổi một cách tích cực, để có thói quen được thay đổi một
cách bền vững thì nhà trường không chỉ cần rèn kĩ năng sống qua bài học,
hoạt động ngoài giờ lên lớp mà cần phải phối hợp với cộng đồng để tổ chức
các hoạt động học tập thông qua việc giải quyết vấn đề của cộng đồng.
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng rèn kĩ năng sống cho trẻ
1.2.5.1. Tương tác giữa người dạy và người học

Có thể nói, trung tâm của mọi việc trong giáo dục là tương tác giữa
người dạy và người học. Điều đó có nghĩa là chất lượng được tạo ra trong
quá trình tương tác này.
1.2.5.2. Nội dung chương trình và tài liệu dạy học
Nội dung giáo dục cần phù hợp với kinh nghiệm, nhu cầu của cả trẻ
nam và trẻ nữ, cũng như nhu cầu của toàn xã hội. Các chương trình kĩ năng
sống về bất cứ chủ đề nào được coi là hiệu quả thì cần phải đưa ra mô hình
thực hành về kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng giải quyết vấn đề hoặc ra quyết
định, các kĩ năng tự kiểm soát bản thân, đương đầu với những tình huống bất
ngờ và các kĩ năng giao tiếp nhân cách cũng như các kĩ năng thực hành để
thực hiện những hành vi mong muốn.

Nguyễn Thị Luyến – K34 MN


Khóa luận tốt nghiệp

Chương trình và tài liệu dạy hoặc học là những thành tố cốt lõi của giáo
dục làm nên vẻ đẹp cũng như phản chiếu đúng giá trị của nó. Do đó, điều
quan trọng đối với người biên soạn chương trình là phải tính đến cả người
dạy và người học khi xây dựng tài liệu sử dụng cách tiếp cận kĩ năng sống,
gắn kết trực tiếp các hình ảnh, ví dụ, kinh nghiệm và hứng thú của trẻ cả nam
và nữ. Ngoài những tài liệu phổ biến và thông thường như: tranh ảnh, tạp chí,
sách… cũng còn một số phương tiện tiện ích và hiệu quả như: băng đĩa,
chương trình vô tuyến…
1.2.5.3. Qúa trình và môi trường học tập
Trẻ cần có một môi trường học tập lành mạnh, an toàn và có khả năng
bảo vệ. Tiếp cận kĩ năng sống là cách tiếp cận dựa trên cá nhân và khả năng
hành động của người đó. Để tiếp cận một cách có hiệu quả phải coi trọng môi
trường giáo dục không chỉ trong nhà trường mà còn ở ngay cả chính gia đình

và cộng đồng mà trẻ sinh sống. Cần phải có sự kết hợp hài hòa, hợp lí với các
điều kiện bổ sung như chính sách phát triển một môi trường tâm lí xã hội
thuận lợi và gắn bó với các dịch vụ của cộng đồng.
1.2.6. Trẻ với vần đề rèn kĩ năng sống
1.2.6.1. Kĩ năng giao tiếp
Hiểu được quy tắc giao tiếp chung như: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, nói
lời yêu cầu, đề nghị, biết cách ứng xử phù hợp, bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ,
giúp đỡ… với một số đối tượng gần gũi, quen thuộc với các em như: thầy cô
giáo, bạn bè, người thân trong gia đình, hoặc đối với những đối tượng đặc biệt
như phụ nữ có thai, người già, người có hoàn cảnh khó khăn, người nước
ngoài, người bị nhiễm HIV / AIDS..
1.2.6.2. Kĩ năng tự nhận thức
Tự nhìn nhận, đánh giá bản thân để xác định được mặt mạnh, mặt yếu
của mình; nhận biết được sự thay đổi về tâm lí và sinh lí của bản thân khi

Nguyễn Thị Luyến – K34 MN


Khóa luận tốt nghiệp

bước vào tuổi vị thành niên để có thái độ, hành vi đúng đắn như: không hoảng
hốt, không lo sợ khi có sự cố thay đổi về sinh lí, có ý thức giữ vệ sinh thân
thể, có lối sống lành mạnh về thể chất và tinh thần; hiểu rõ vị trí của mình
trong các mối quan hệ ở nhà, ngoài xã hội thông qua các hoạt độn giao tiếp
hàng ngày với thầy cô giáo, bạn bè, người thân và những người xung quanh.
1.2.6.3. Kĩ năng tự bảo vệ
Biết cách tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của bản thân liên quan đến các
vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, dinh dưỡng, phòng bệnh. Tự bảo
vệ để tránh bị xâm hại tình dục và đảm bảo sinh hoạt an toàn ở nhà, ở trường,
ở nơi công cộng.

1.2.6.4. Kĩ năng kiên định và kĩ năng từ chối
Kiên quyết giữ vững lập trường và nói lời từ chối trước những lời mời
mọc hoặc sự lôi kéo chơi bời, bỏ học của bạn bè chưa ngoan, kiên quyết
không tham gia vào việc làm, hành vi mang tính tiêu cực.
1.2.6.5. Kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng
Học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí phù hợp để có tâm trạng thoải mái,
lành mạnh để tránh gặp những tình huống căng thẳng không cần thiêt. Đồng
thời xác định rõ những mối quan hệ giữa bản thân với các đối tượng xung
quanh để có thể chia sẻ, tâm sự, tìm kiếm sự giúp đỡ của người đáng tin cậy
và tìm ra các giải pháp tối ưu khi gặp các tình huống căng thẳng trong cuộc
sống.
1.2.6.6. Kĩ năng ra quyết định
Có khả năng quyết định đúng nên và không nên làm gì để bảo vệ sức
khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, để bảo vệ môi trường, để tránh bị
xâm hại.

Nguyễn Thị Luyến – K34 MN


Khóa luận tốt nghiệp

Chương 2. RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ THÔNG
QUA MÔN HỌC MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
2.1. Vai trò của rèn kĩ năng sống cho trẻ thông qua môn học môi trường
xung quanh
- Năm 1972 Liên Hiệp Quốc đã triệu tập Hội Nghị toàn thế giới về vấn
đề môi trường. Hội nghị đã tuyên bố: “Xung quanh chúng ta ngày càng có
nhiều bằng chứng về thiệt hại do con người gây ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau
trên trái đất, ví dụ như: Ô nhiễm nước, đất và không khí và sinh vật. Những
xáo trộn lớn và cân bằng về sinh thái, phá hủy cạn kiệt tài nguyên không tái

tạo.
- Bảo vệ và cải thiện môi trường là vấn đề lớn ảnh hưởng đến đời sống
tốt đẹp của mọi quốc gia và phát triển kinh tế thế giới. (nguồn Cơ sở khoa học
môi trường – Lê Thụ Cán)
- Vấn đề môi trường là vấn đề nảy sinh do cuộc sống của con người và
trong quá trình phát triển xã hội: Cho nên nếu chỉ bằng các biện pháp khoa
học, biện pháp giáo dục hành chưa hẳn đã mang lại hiệu quả. Các vấn đề về
môi trường xung quanh đó là: lối sống, cách suy nghĩ của con người, là những
vấn đề có liên quan đến kĩ năng sống cũng như hành vi đạo đức của con
người.
- Để làm thay đổi những yếu tố đó cần có sự tham gia tích cực của mỗi
người về kĩ năng sống đối với môi trường. Vì thế cần giải quyết các vấn đề về
môi trường xung quanh ngoài những biện pháp, pháp luật hành chính, khoa
học, cần thiết phải tiến hành giáo dục không chỉ là kiến thức mà quan trọng
hơn là kĩ năng sống cho toàn cầu, đặc biêt là trẻ em – những mầm non tương
lai của đất nước.
- Biện pháp này nếu được áp dụng vào thực tiễn đúng chuẩn với mức
độ và nội dung thì sẽ phát huy tối đa tầm giá trị của nó. Có thể nói: “Rèn kĩ

Nguyễn Thị Luyến – K34 MN


Khóa luận tốt nghiệp

năng sống cho trẻ thông qua môn học môi trường xung quanh” có tác dụng
lâu dài và quan trọng nhất vì ngoài việc cung cấp những kiến thức, nó còn có
tác động đối với các chủ nhân tương lai của Trái đất, những con người biết
bảo vệ và phát huy môi trường sống xung quanh mình.
- Trong chiến lược: Giáo dục môi trường ở Việt Nam các nhà giáo dục
đã xác định giáo dục môi trường cho trẻ từ những năm đầu tiên đi học, đó là

từ bậc học mẫu giáo, bậc học đặt nền móng vững chắc ban đầu cho hệ thống
giáo dục quốc dân, nhằm nhắc người lớn trong môi trường mầm non đánh
thức mọi ý thức cần có kĩ năng sống với môi trường xung quanh, không chỉ
với trẻ mà còn cho cả chính bản thân họ. Giáo viên cùng phụ huynh hãy biết
cách tạo dựng cho trẻ một môi trường sống an toàn, lành mạnh nhưng vẫn
sinh động. Để từ đó giúp trẻ ngay từ nhỏ đã biết sống thân thiện và biết ứng
xử phù hợp với môi trường xung quanh.
- Như vậy, với vốn kĩ năng sống mà trẻ đã được trang bị chắc chắn sẽ
vững bước, tự tin hơn khi phải ứng phó với mọi tình huống của môi trường
xung quanh. Điều ấy cũng góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát
triển nhân cách cho trẻ sau này.
2.2. Mục tiêu chương trình môn Môi trường xung quanh
* Thứ nhất: Về kiến thức
- Cung cấp những biểu tượng mới, đồng thời củng cố và làm chính xác
hóa những biểu tượng cũ.
Biểu tượng đã có là cơ sở của những biểu tượng mới, vì vậy trước khi
cung cấp biểu tượng mới. Hơn thế nữa, trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi, khả năng
ghi nhớ chưa bền vững nên trẻ nhanh quên, vì vậy cần phải củng cố và làm
chính xác hóa những biểu tượng cũ.
- Mở rộng những hiểu biết cho trẻ về tự nhiên, xã hội, con người và thế
giới đồ vật.

Nguyễn Thị Luyến – K34 MN


Khóa luận tốt nghiệp

* Thứ hai: Về kĩ năng
Phát triển thao tác tư duy, các quá trình tâm lí. Rèn kĩ năng so sánh sự
giống nhau và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng; biết phân nhóm, phân

loại sự vật hiện tượng, biết tìm ra mối quan hệ đơn giản giữa các sự vật hiện
tượng…nhằm dạy trẻ tiến hành các thao tác tư duy, rèn luyện kĩ năng phân
tích, tổng hợp, so sánh và khái quát hóa sự vật hiện tượng xung quanh. Trong
quá trình đó, cô cần tạo điều kiện để trẻ thực hành, được hành động trực tiếp
với sự vật, hiện tượng, cần khuyến khích, gợi mở để kích thích tính tích cực,
tìm tòi khám phá thế giới xung quanh trẻ. Đây chính là điều kiện quan trọng
để trí tuệ phát triển.
Sự nhận biết của trẻ về các sự vật hiện tượng cần có sự tham gia của các
quá trình tâm lí. Cảm giác và tri giác là hai quá trình tâm lí quan trọng. Không
có hai quá trình này sẽ không có sự nhận biết. Chính vì thế, giáo viên cần
quan tâm đến việc rèn luyện và phát triển cảm giác, tri giác cho trẻ. Trong đó
cảm giác phải chính xác, nhanh nhạy.
Rèn kĩ năng chú ý và ghi nhớ có chủ định: thường xuyên cho trẻ nhận
biết các đối tượng mới lạ, hấp dẫn. Giáo viên nên sáng tạo ra nhiều thủ thuật
nhằm kích thích những hứng thú học tập của trẻ, cần phải có kế hoạch ôn tập
và kiểm tra kiến thức mà trẻ đã lĩnh hội được. Giáo viên yêu cầu trẻ thực hành
những bài tập đơn giản nhằm rèn luyện kĩ năng ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển ngôn ngữ: Mở rộng vốn từ tích cực hóa, vốn từ theo từ loại,
hệ thống hóa vốn từ là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Cần mở rộng
vốn từ cho trẻ và tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên sử dụng vốn từ của
mình. Ngoài ra, cần dạy trẻ diễn đạt vấn đề mạch lạc, dễ hiểu, logic, thái độ
diễn đạt tự tin, mạnh dạn, biết nhận xét, biết tỏ thái độ và biết tôn trọng người
khác khi trình bày. Tập cho trẻ nói câu đủ thành phần, đủ ý, đúng ngữ pháp và
câu có cảm xúc.

Nguyễn Thị Luyến – K34 MN


Khóa luận tốt nghiệp


- Phát triển kĩ năng: vận động, âm nhạc, tạo hình
* Thứ ba: Về giáo dục
Dạy trẻ biết yêu quý, gần gũi, có thiện cảm, mong muốn được bảo vệ
môi trường tự nhiên và xã hội. Tùy từng nội dung và từng lứa tuổi trẻ nên đặt
ra các nhiệm vụ giáo dục đạo đức thật cụ thể. Những vấn đề quan trọng nhất
là giáo dục cho trẻ cái tâm tốt với môi trường sống: trẻ không tham lam,
không ích kỉ, biết sống nhân hậu với con người, động vật và cỏ cây hoa lá,
sống hòa đồng, gần gũi và gắn bó với môi trường sống xung quanh.
Hình thành và rèn luyện thói quen và kĩ năng cần thiết, hành vi văn
hóa, văn minh như: các thói quen vệ sinh, thói quen lễ phép trong giao tiếp, kĩ
năng lao động tự phục vụ, chăm sóc cây cối và các kĩ năng học tập. Ngoài ra
còn giáo dục dinh dưỡng, giáo dục sức khỏe… giúp hình thành ở trẻ một số kĩ
năng tự phục vụ bản thân.
2.3. Mục tiêu của rèn kĩ năng sống cho trẻ thông qua môn học môi
trường xung quanh
- Về kiến thức: Cung cấp cho cá nhân và cộng đồng những hiểu biết cơ
bản về môi trường xung quanh, các vấn đề về môi trường xung quanh cũng
như mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa con người với môi trường.
- Về nhận thức: Thúc đẩy cá nhân và cộng đồng tạo dựng sự nhận thức,
giá trị và nhạy cảm đối với môi trường và các vấn đề về môi trường.
- Thái độ: Khuyến khích cá nhân và cộng đồng tôn trọng và quan tâm
tới môi trường sống xung quanh, thúc giục họ tích cực tham gia vào việc bảo
vệ và cải thiện môi trường.
- Về kĩ năng: Đào tạo và cung cấp cho cá nhân và cộng đồng những kĩ
năng về xác định, dự đoán, ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề về môi
trường.
- Sự tham gia: Tạo ra các cơ hội cho cá nhân và cộng đồng tham gia

Nguyễn Thị Luyến – K34 MN



Khóa luận tốt nghiệp

tích cực trong việc giải quyết các vấn đề và đưa ra các quyết định và đưa ra
các quyết định đúng đắn trong việc ứng xử với môi trường xung quanh.
> Từ mục tiêu của môn học cho trẻ làm quen với môi trường xung
quanh và mục tiêu của giáo dục ta thấy: Muốn rèn kĩ năng sống cho trẻ thông
qua môn học môi trường xung quanh cần căn cứ vào: kĩ năng nhận thức, mức
độ tư duy mà đưa ra những kiến thức rèn kĩ năng sống cho trẻ sao cho phù
hợp với bản thân trẻ để giáo dục trẻ có những hành vi và thái độ sống đúng
đắn với môi trường xung quanh.
2.4. Ý nghĩa thực tiễn của việc rèn kĩ năng sống cho trẻ thông qua môn
học môi trường xung quanh
Rèn kĩ năng sống cho trẻ là điều thiết yếu và vô cùng quan trọng đối
với tất cả chúng ta, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Trong thực tế cuộc sống vấn đề
môi trường xung quanh là một đề tài muôn thưở không chỉ được các nhà
nghiên cứu quan tâm mà chinh chúng ta cũng phải quan tâm tới một cách
thường xuyên và đặc biệt. Nó phần nào quyết định cuộc sống của chúng ta
nhưng chúng ta cũng làm chủ nó để phát triển cũng như làm cho nó bị suy
vong. Muốn có một môi trường sống tuyệt vời cũng như thật lý tưởng thì mỗi
chúng ta cần phải có hiểu biết cũng như kiến thức chính xác về môi trường
xung quanh mình. Như vậy chưa hẳn đã là đủ. Có kiến thức mà không được
rèn luyện kĩ năng sống thì quả là một thiếu xót vô cùng. Đối với trẻ nhỏ thì
rèn kĩ năng sống cho trẻ vừa mang ý nghĩa thực tế giúp trẻ sống tốt hơn vừa
bồi dưỡng cho trẻ một nhân cách toàn diện sau này.
2.5. Nội dung rèn kĩ năng sống cho trẻ thông qua môn học môi trường
xung quanh
2.5.1. Rèn kĩ năng sống cho trẻ với các hoạt động
Các hoạt động ở trường mầm non rất phong phú và đa dạng nhằm phục
vụ trẻ học tập, vui chơi, giúp trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, các


Nguyễn Thị Luyến – K34 MN


×