Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài :
Ngày nay, khi khoa học càng phát triển thì việc ứng dụng CNTT vào tất cả
các lĩnh vực là tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, CNTT bước đầu đã
được ứng dụng trong công tác quản lý, một số nơi đã đưa tin học vào giảng dạy,
học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong
giáo dục của các trường học ở nước ta còn rất hạn chế .
Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy,
nghiệp vụ quản lý, chúng ta không nên từ chối những thành tựu mà lĩnh vực CNTT
mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho
công việc, mục đích của mình. Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác
dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học. CNTT là phương
tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan
trọng trong thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân
lực cho CNTT. Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng công nghệ
thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất trong đổi mới phương pháp dạy
học ở các môn”.
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng nên đổi mới phương pháp dạy học ở
tiểu học có ý nghĩa quan trọng. Trong các môn học ở tiểu học thì môn Tự nhiên và
Xã hội là một môn có tính tích hợp cao những kiến thức của tự nhiên và khoa học
xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những phẩm chất, năng lực
của con người. Việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội có một đặc thù riêng, sách
giáo khoa Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có kênh hình nhiều hơn kênh chữ,trong đó sử
1
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
dụng bài giảng điện tử là một phương pháp giúp học sinh có thể tiếp thu bài giảng
một cách nhanh nhất.
Vì vậy, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả
dạy học, tôi tiến hành nghiên cứu khoá luận này với tên đề tài là: “ Thiết kế bài
giảng điện tử môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 bằng phần mềm MS PowerPoint
2010”. Tôi hy vọng có thể tạo ra những bậc thang ban đầu để các GV, SV tiếp cận
với các phương pháp dạy học hiện đại, khuyến khích họ tăng cường sử dụng CNTT
vào quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học
2.Mục đích nghiên cứu đề tài:
Đề tài này nhằm nghiên cứu , đề xuất quy trình soạn bài giảng điện tử ,vận
dụng quy trình để thiết kế và dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 bằng bài giảng
điện tử sử dụng phần mềm MS PowerPoint 2010. Qua đó góp phần đổi mới
phương pháp dạy học ở Tiểu học và nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và
Xã hội lớp 3
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Bài giảng điện tử môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài chỉ sử dụng phần mềm MS PowerPoint 2010 để thiết kế bài
giảng điện tử môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu phần mềm Microsoft PowerPoint 2010.
- Tìm hiểu đặc trưng môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
2
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
- Tìm hiểu quy trình thiết kế bài giảng điện tử trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
- Tiến hành soạn một số bài giảng điện tử cho môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
5. Giả thuyết khoa học
Nếu ứng dụng phần mềm Microsoft PowerPoint 2010 để xây dựng bài giảng
điện tử cho môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy
học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
6. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát thực tiễn dạy học
- Phương pháp điều tra, trao đổi về thực tiễn ứng dụng CNTT trong dạy học
7. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và tài liệu tham khảo,nội
dung chính của khoá luận bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc dạy và học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
bằng bài giảng điện tử sử dụng phần mềm MS Power Point 2010
Chương 2: Thiết kế bài giảng điện tử cho môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
3
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 BẰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
I. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hiện đại:
1. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học
Các tiến bộ của xã hội đòi hỏi con người của thời đại mới phải có các khả
năng mới: học tập, giải quyết vấn đề, trao đổi, làm việc theo tổ, làm công dân, làm
lãnh đạo... Những khả năng mới này chưa được hệ thống giáo dục cổ điển đề cập
tới và HS chưa được trang bị những tri thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng đòi
hỏi mới. Xã hội phải tiến hành đào tạo lại người lao động sau khi tiếp nhận các HS
đã hoàn thành việc học tập trong trường học. Tiến bộ xã hội đang gây sức ép, buộc
hệ thống giáo dục phải có những thay đổi để có thể cung cấp những con người phù
hợp với yêu cầu mới của xã hội hiện đại.
Giáo dục hiện nay đang đứng trước yêu cầu và thách thức lớn lao của xã hội
hiện đại. Mô hình trường học theo kiểu xưởng máy của thế kỉ trước không còn phù
hợp nữa. Việc học tập của HS không thể là thụ động tiếp thu bài giảng của GV mà
phải là sự tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể, theo dự án, để có thể tham
gia vào các hoạt động sản xuất và xã hội sau này.
Ngày nay, HS cần nắm rõ trạng thái tri thức của mình, phải xây dựng nó, cải
tiến nó, và ra quyết định trong việc đối diện với sự không chắc chắn của môi
trường. Hai khái niệm về tri thức đã được John Dewey (1916) chỉ ra là việc nắm
vững văn hoá và sự tham dự vào các quá trình hoạt động thực tế, như vẫn được
diễn tả bởi từ "làm". Xã hội quan niệm HS tốt nghiệp là người có thể nhận diện và
4
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
giải quyết vấn đề và có đóng góp cho xã hội trong cuộc đời họ - những người thể
hiện phẩm chất của "chuyên gia thích ứng".Việc đạt tới tầm nhìn này đòi hỏi phải
tư duy lại điều đã được dạy, cách các GV giảng dạy và cách đánh giá HS học thế
nào.Chính vì sự phát triển của loài người mà đòi hỏi sự cần thiết phải đổi mới
phương pháp dạy học.
2. Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học ngày nay
2.1 Những căn cứ để đổi mới phương pháp dạy học:
* Bối cảnh quốc tế: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ với những bước
nhảy vọt trong thời đại hiện nay mà đặc biệt là công nghệ thông tin đã đưa thế
giới chuyển từ kỷ nguyên công nghệ sang kỷ nguyên thông tin và phát triển tri
thức, đồng thời tác động tới tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và
sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Thế giới đang tiến đến một
nền kinh tế tri thức và hội nhập toàn cầu mà đi tiên phong là kinh tế.
* Bối cảnh trong nước: Nước ta đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Thế kỷ XXI được nhận định là kỷ nguyên của sự hội nhập và giao
lưu quốc tế về mọi mặt.
Từ những xu thế trên của thời đại mà các quốc gia, từ những nước đang
phát triển đến những nước phát triển đều nhận thức được vị trí hàng đầu của
giáo dục và đã xác định cần phải đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và
phương pháp dạy học nói riêng để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu
quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển trên thế giới.
Đổi mới phương pháp dạy học không phải là sự thay thế phương pháp dạy
học cũ bằng phương pháp dạy học mới. Về bản chất, đổi mới phương pháp dạy
học là đổi mới các phương tiện và hình thức tổ chức, triển khai phương pháp
trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của phương pháp truyền thống và vận
5
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
dụng linh hoạt một số phương pháp nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ
động sáng tạo của người học, sớm đạt được năng lực mong muốn.
2.2. Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Theo kết luận của hội nghị thứ VI Ban chấp hành Trung ương khoá IX
(07/2002) về tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, phương hướng
phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2005 và đến
năm 2010 cũng nhấn mạnh “đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo
dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo, năng
lực tự học, tự tu dưỡng, tự tạo việc làm”.
Có thể thấy, đổi mới phương pháp dạy học thực chất là một quá trình nâng
cao hiệu quả của việc dạy học, làm cho việc dạy học gắn bó, phục vụ tốt hơn, ngày
càng nâng cao hơn cho việc hình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách của
người Việt Nam hiện tại và tương lai như trong định hướng mà các Đại hội của
Đảng đó chỉ ra.
Đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở những định hướng cơ bản sau:
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy cao độ tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của người học trong quá trình lĩnh hội tri thức.
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng kết hợp một cách nhuần
nhuyễn các phương pháp dạy học khác nhau (truyền thống và hiện đại) sao cho
vừa đạt được mục tiêu dạy học vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tiễn
cơ sở.
- Từ mục tiêu “học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để
tự khẳng định mình”, phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển
khả năng tự học của người học.
6
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt
động nhóm và phát huy khả năng của cá nhân.
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường kĩ năng thực hành.
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng CNTT vào dạy học.
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đổi mới cả phương pháp kiểm
tra và đánh giá kết quả học tập của người học.
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đổi mới cách thiết kế bài dạy,
lập kế hoạch bài học và xây dựng mục tiêu bài học.
Trong các định hướng trên, việc ứng dụng CNTT trong dạy học được xác
định là phương tiện hỗ trợ đắc lực để tiến đến một “xã hội học tập”. Với tác
động của CNTT, môi trường dạy học cũng sẽ thay đổi, nó tác động mạnh mẽ tới
quá trình quản lý, giảng dạy, đào tạo và học tập dựa trên sự hỗ trợ của các phần
mềm ứng dụng và hạ tầng CNTT đi kèm.
Đầu thế kỷ XX, trên thế giới CNTT đã xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực
của đời sống. UNESSCO đã chính thức đưa ra chương trình hành động trước
ngưỡng cửa của thế kỷ XXI và dự đoán: “Sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một
cách căn bản vào thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT”.
Ở nước ta, năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số 55/2008/CTBGD&ĐT ngày 30/09/2008 về tăng cường giảng dạy và ứng dụng CNTT trong
ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 2010 đã xác định phải: "Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy để nâng cao
hơn nữa chất lượng dạy và học". Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã yêu cầu: “Đẩy
mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học,
ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất
cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học”. Hưởng ứng
theo chỉ thị 55 và chỉ thị số 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hầu hết các trường
7
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
phổ thông trên địa bàn cả nước đã thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học nói
chung và thiết kế bài giảng điện tử nói riêng và những kết quả thu được cho thấy
việc ứng dụng CNTT trong dạy học và trong thiết kế bài giảng điện tử là đúng
hướng. ở hầu hết các trường tiểu học đều trang bị hệ thống máy chiếu và mở các
lớp bồi dưỡng Tin học cho giáo viên trong trường. Từ năm học 2008-2009, Bộ
Giáo dục và Đào tạo chính thức đưa chỉ tiêu thi đua về ứng dụng CNTT trở
thành một tiêu chí để đánh giá và biểu dương các cơ sở giáo dục và các cá nhân
đóng góp tích cực về ứng dụng CNTT trong giáo dục. ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học nói chung và trong thiết kế bài giảng điện tử nói riêng
đã và đang trở thành một xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay.
II.Khái quát về bài giảng điện tử
1. Khái niệm bài giảng điện tử
Bài giảng: Theo từ điển Giáo dục học (NXB Từ điển Bách khoa, năm 2001. Tr.
14) Bài giảng là môt phần nội dung trong chương trình của một môn học được giáo
viên trình bày trước học sinh. Các yêu cầu cơ bản đối với bài giảng là: định hướng
rõ ràng về chủ đề, trình bày có mạch lạc, có hệ thống và truyền cảm nội dung, phân
tích rõ ràng, dễ hiểu các sự kiện, hiện tượng cụ thể có liên quan và tóm tắt có khái
quát chúng, sử dụng phối hợp nhiều thủ pháp thích hợp như thuyết trình, chứng
minh, giải thích, đàm luận, làm mẫu, chiếu phim, mở máy ghi âm, ghi hình v.v. Bài
giảng luôn được xem như một đơn vị nội dung của chương trình có độ dài tương
ứng với một hoặc hai tiết học. Khi ta thực thi một giáo án (kế hoạch dạy học) nào
đó trên đối tượng học sinh cụ thể trong một không gian và thời điểm nhất định thì
được coi là ta đang thực hiện một bài giảng. Như vậy, giáo án là tĩnh, bài giảng lại
động. Một giáo án chỉ có thể trở thành bài giảng khi nó được thực thi. Hay nói một cách
8
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
văng chương, nếu coi giáo án là “kịch bản” thì bài giảng được coi là “vở kịch được công
diễn”. Bài giảng là tiến trình giáo viên triển khai giáo án của mình ở trên lớp.
Bài giảng điện tử: Là một hình thức tổ chức bài lên lớp nhằm thực thi giáo
án điện tử. Khi đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá,
do giáo viên điều khiển thông qua môi trường đa phương tiện với sự hỗ trợ của
CNTT. Nếu như bài giảng truyền thống là sự tương tác giữa thầy và trò thông qua
các phương pháp, phương tiện và hình thức dạy - học truyền thống thì bài giảng
điện tử là sự tương tác giữa thầy và trò thông qua các phương pháp, phương tiện và
hình thức dạy - học có sự hỗ trợ của CNTT. Do đó, có rất nhiều mức độ tham gia
của CNTT trong một bài giảng điện tử. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một chuẩn
mực nào để đánh giá “bài giảng điện tử”. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng
địa phương, từng đơn vị mà mức độ “bài giảng điện tử” sẽ khác nhau. Hiện nay bài
giảng điện tử được giảng viên tạo ra bằng cách sử dụng những phần mềm tạo bài
giảng điện tử, ví dụ như Macromedia Flash , phần mềm hỗ trợ soạn giảng Violet,
Microsoft PowerPoint... Mỗi bài giảng thường có âm thanh lời giảng, hình ảnh,
video...được sắp xếp theo lôgic sư phạm để cung cấp cho người học những kỹ
năng, kiến thức nhất định.Ngoài vấn đề kiến thức, một điều rất quan trọng của bài
giảng điện tử là phải tạo được hứng thú cho người học.
Giáo án điện tử: Là bản thiết kế toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của
giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được multimedia hoá
một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và loogic quy định bởi cấu trúc của bài học.
Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng
vật chất trước khi bài dạy được tiến hành. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của
bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện
tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có được một bài giảng điện tử.
9
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
2. Ưu, nhược điểm của việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học
Những giờ học có sử dụng giáo án điện tử đã đạt hiệu quả tốt, được nhà trường
đánh giá cao. Đặc biệt trong giảng dạy Tự nhiên và Xã hội đã tạo được tình yêu đối
với bộ môn của các em học sinh vốn chỉ yêu thích các môn của ban tự nhiên.
2.1 Ưu điểm:
Thực sự tôi nhận thấy việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học mà
nhất là với môn Tự nhiên và Xã hội có rất nhiều ưu điểm:
Đây chính là phương tiện dạy học hiện đại đã góp phần tích cực vào việc đổi
mới phương pháp dạy học, nó làm cho các giờ học hấp dẫn nhờ những đoạn video
clip sinh động, những hình ảnh, bản đồ với màu sắc đẹp...
Minh hoạ được những hình ảnh, mô phỏng những hoạt động, quá trình hình
thành, phát triển và tạo thành của các đối tượng trong môn học mà nếu không có
nó thì học sinh rất khó tưởng tượng và giáo viên cũng rất khó giải thích.Thực sự tôi
thấy rằng những hình ảnh minh họa đó đã thay thế cho rất nhiều lời giảng giải.Ví
dụ: Những hình ảnh về hiên tượng thiên nhiên và hậu quả của nó, chuyển động của
các hành tinh trong hệ mặt trời, hoạt động của dòng biển, sơ đồ một số hình thức
sản xuất trong công nghiệp....
Để phát huy tích tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình
học tập, giáo viên có thể đưa ra nhiệm vụ yêu cầu học sinh ở trên màn hình một
cách nhanh chóng, đầy đủ, rõ ràng , học sinh sẽ tự nghiên cứu, thảo luận nhóm và
rút ra được những kiến thức cần thiết, giáo viên có thể đưa lên màn hình bảng nội
dung , kết luận của câu trả lời một cách ngắn gọn, đầy đủ,chính xác nhất, như vậy
chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu, thảo luận ...
10
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đối với việc kiểm tra đánh giá, củng cố bài, khi sử dụng giáo án điện tử học
sinh có thể tham gia giải ô chữ, với những ô chữ liên quan đến những nội dung cơ
bản cần ghi nhớ của bài học, đó là cách củng cố bài rất thú vị, nó tạo cho giờ học
sự sôi động, vui vẻ thoải mái và khắc sâu được kiến thức, hoặc trong một thời gian
ngắn chúng ta lần lượt đưa được lên màn hình nhiều câu hỏi trắc nghiệm cho học
sinh trả lời...
Để soạn một tiết giáo án điện tử có thể ưng ý sẽ mất rất nhiều thời gian
nhưng càng làm chúng ta sẽ càng thấy cuốn hút, hứng thú và nảy sinh thêm được
những ý tưởng mới. Điều đó đã giúp chúng ta tự nâng cao trình độ tin học, mở
rộng hơn kiến thức cho bản thân và lòng yêu nghề, sự sáng tạo của mỗi người cũng
được bồi đắp thêm. Hơn nữa khi dạy sẽ nhàn hơn, đỡ tốt công sức trong lúc giảng
bài hơn, nhất là với bộ môn 2 tiết 1 tuần như Tự nhiên và Xã hội, bởi bài soạn đó
sẽ sử dụng dạy cho nhiều lớp.
Như vậy máy tính được sử dụng trong việc cung cấp thông tin bằng hình
ảnh, truyền thụ kiến thức, phát triển tư duy, hướng dẫn hoạt động, rèn luyện kĩ
năng, kiểm tra, đánh giá..., tạo hứng thú cho học sinh trong học tập Tự nhiên và Xã
hội nói riêng và trong học tập nói chung.
2.2 Nhược điểm
Tuy nhiên , sử dụng giáo án điện tử trong dạy học cũng có một số hạn chế
mà chúng ta cần khắc phục.
Trước hết chúng ta cần phải xác định việc sử dụng công nghệ hiện đại trong
giảng dạy không có nghĩa là đổi mới phương pháp dạy học.Nếu chúng ta chỉ trình
chiếu những trang kí tự thay cho viết bảng, đưa ra hình ảnh, bản đồ thay cho sử
dụng những bản đồ, tranh vẽ bên ngoài và thuyết trình thì học sinh vẫn chỉ tiếp
nhận kiến thức một cách thụ động.
11
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Qua quá trình soạn giảng tôi thấy rằng: những gì mà phấn trắng bảng đen
làm được thì không cần thiết phải soạn thành giáo án điện tử. Trong thực tế không
phải bài nào cũng có thể sử dụng giáo án điện tử ,chúng ta cần phải biết chọn lọc các bài
có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao.
Khi đưa ra những đoạn video clip hấp dẫn, những hình ảnh đẹp, lạ mà không
có sự định hướng, chỉ đạo của giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu,
tìm tòi kiến thức thì có thể làm cho học sinh chỉ chú ý đến hình ảnh, âm thanh, các
em sẽ dễ bị phân tán, không tập trung vào nội dung cần tìm hiểu . Việc phô diễn
quá mức những kĩ năng, kĩ xảo tin học trong việc tạo hiệu ứng, âm thanh cũng làm
học sinh mất tập trung vào nội dung bài. Khi dạy giáo án điện tử việc thu hút học
sinh bằng những cử chỉ, sự diễn cảm…của người thầy cũng bị giảm ý nghĩa hơn
Học sinh khó ghi bài nếu chúng ta đưa ra quá nhiều chữ trong một slide,
hoặc chúng ta lướt qua quá nhanh. Hơn nữa cũng khó phân biệt đâu là phần chữ
cần ghi bài, đâu là phần chữ dẫn dắt nội dung bài hay phần yêu cầu của giáo viên
trong việc hoạt động nhóm...
Nếu sử dụng phương pháp ghi bảng, bố cục của bài, nội dung cơ bản của bài
còn lưu lại trên bảng, còn chỉ lần lượt đưa ra các slide thì cuối cùng học sinh khó
nhớ hơn.
Đôi khi xảy ra những sự cố bất thường như đoạn video clip ở máy nhà chạy
được mà máy của trường không chạy được, hoặc ở máy trường phông chữ không
tương thích hay vì một lí do nào đó sẽ không đọc được. Đặc biệt đang dạy lại bị
mất điện thì thật là rắc rối lớn.
Một giáo án sử dụng dạy ở nhiều lớp có đối tượng học sinh với trình độ quá
chênh lệch thì sẽ phù hợp với lớp này mà không phù hợp với lớp khác, như vậy
tính linh hoạt của nó không cao.
12
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
2.3 Một số giải pháp khắc phục :
Giáo viên phải chủ động tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học của mình .
Tốt nhất khi dạy phải sử dụng máy chiếu có kết hợp ghi sườn bài lên bảng.
Khi đưa ra một nội dung có kèm hình ảnh, bản đồ, biểu đồ yêu cầu học sinh
nghiên cứu , thảo luận, chúng ta phải sát sao, kiểm tra việc thực hiện của các em,
cho các em tự đưa ra kết luận, tự góp ý, đánh giá, sau đó với đưa kết quả ra để các
em so sánh và chấm điểm cho nhau.
Nên qui định trang với hai nền màu khác nhau, hoặc hai lọai màu chữ khác nhau để
phân biệt phần cần ghi bài và những phần khác. Nội dung đưa lên mỗi trang phải ngắn gọn ,
xúc tích, có chọn lọc để nội dung bài không bị loãng
Khi ghi lại bài soạn chúng ta phải có chế độ lưu đặc biệt để không lỗi phông,
khi chèn đoạn video phải chọn mẫu slide chuyên dùng, hoặc phải liên kết slide.Khi
xảy ra sự cố mất điện nhất là trong các tiết dạy thao giảng phải bình tĩnh để sử
dụng những thiết bị dự phòng bên ngoài cho tốt.
Như vậy chúng ta cần phải phát huy có hiệu quả những ưu điểm, đồng thời
khắc phục tối đa sự quá lạm dụng và những hạn chế của việc sử dụng công nghệ hiện đại
trong giảng dạy, làm thế nào để đây thực sự là một phương tiện dạy học hỗ trợ tích cực
cho việc dạy học theo phương pháp đổi mới.
Cũng cần phải xác định rằng, dù có chuẩn bị một bài soạn giáo án điện tử chu
đáo đến mấy thì tiết dạy có thành công hay không ở các đối tượng lớp học khác
nhau còn phụ thuộc vào tính linh hoạt, khả năng tổ chức cho học sinh hoạt động, tự
làm việc, tìm tòi kiến thức của người giáo viên. Vì phát huy tính chủ động, sáng
tạo của của các em luôn là linh hồn của phương pháp dạy học đổi mới.
13
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đó là những ưu điểm của ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Tự
nhiên và Xã hội cũng như những boăn khoăn, trăn trở của tôi trong việc tìm giải
pháp khắc phục những hạn chế của nó, rất mong được sự chia sẻ, trao đổi, góp ý
của các đồng nghiệp để tôi có thể sử dụng công nghệ hiện đại trong dạy học hiệu
quả hơn.
III. Giới thiệu phần mềm thiết kế bài giảng điện tử Microsoft Power Point 2010:
1. Khái niệm về phần mềm dạy học
Phần mềm dạy học là phần mềm được tạo lập nhằm trợ giúp trong một
chừng mực nào đó có thể thay thế một phần hay toàn bộ các hoạt động của thầy.
Nói đến dạy học người ta phải đề cập đến các khía cạnh chủ yếu sau:
- Nội dung kiến thức cần truyền đạt.
- Đối tượng cần truyền đạt.
- Phương pháp, phương tiện cần truyền đạt kiến thức.
Hiệu quả của việc dạy học được đánh giá bằng khối lượng, chất lượng kiến
thức được chuyển từ người thầy tới HS.
Trong giáo dục truyền thống, quá trình dạy học diễn ra giữa người với người,
việc đánh giá hiệu quả phụ thuộc chủ yếu vào kiến thức cũng như khả năng của
người thầy. Khi có sự hỗ trợ của máy tính điện tử nói chung và sự hỗ trợ của phần
mềm dạy học nói riêng thì hiệu quả cho việc đánh giá là sự tích hợp kiến thức đầy
đủ của nhiều lĩnh vực.
14
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
2. Giới thiệu khái quát về Microsoft Powerpoint:
Powerpoint là một phần mềm chuyên dụng của Microsoft Office cho phép
người dùng thiết kế các trang dữ liệu (Data Slide) minh họa trên màn hình MVT
với mục đích là trình diễn, báo cáo. Powerpoint có nhiều chức năng như: cho phép
đưa lên các trang màn hình những dạng dữ liệu khác nhau bao gồm hình ảnh, hoạt
hình, âm thanh, các biểu đồ,… Mỗi vùng dữ liệu được đặt trong một khung riêng
biệt trở thành một đối tượng độc lập, sử dụng thanh công cụ với những chức năng
tự động hóa, chức năng liên kết với các hình ảnh, đoạn phim,… để thiết lập các đặc
tính cho mỗi khung dữ liệu bao gồm: thứ tự xuất hiện trên màn hình, hình thức
xuất hiện, âm thanh, liên kết,… Ứng dụng các kỹ thuật này để thiết kế các bài trình
diễn, thuyết minh khoa học,… rất trực quan, sinh động, hấp dẫn và thu hút sự chú
ý của người xem vào các vấn đề được trình bày. Đây là một phương tiện tốt để
truyền đạt thông tin, là một công cụ nghe-nhìn, huy động được các giác quan, tạo
hứng thú cho người học khi tiếp thu kiến thức, vì vậy trong giảng dạy nó được sử
dụng làm một phương tiện dạy học hết sức thuận tiện, khi trình chiếu chỉ cần nhấp
chuột, để lần lượt đưa ra màn hình những nội dung cần giới thiệu, giúp cho GV
hoàn toàn chủ động trong QTDH.Việc chuẩn bị cho bài giảng bằng PowerPoint
cần đẩm bảo không những tính nội dung (khoa học) mà còn phải đặt mạnh tiêu chí
về tính sư phạm, đó là sự phù hợp về mặt tâm sinh lí học, tính thẩm mĩ của trang
trình chiếu, sự thể hiện nhuần nhuyễn các nguyên tắc dạy học và các phương pháp
dạy học. Vì vậy muốn sử dụng PowerPoint để dạy học có hiệu quả thì giáo viên
không những có kiến thức về phần mềm PowerPoint mà cần phải có ý thức sư phạm,
kiến thức về lí luận dạy học và các phương pháp dạy học tích cực, kế đó là sự linh hoạt
sáng tạo trong thiết kế các trang trình chiếu thông qua việc xây dựng nội dung bài giảng
trên các slide và tạo ra các hiệu ứng thích hợp với nội dung bài dạy.
15
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Phần mềm PowerPoint có các đặc điểm:
- Dễ sử dụng đối với người bắt đầu dùng và rất dễ sử dụng với người đã sử
dụng WINWORD, EXCEL và có cùng thao tác,…
- Thực hiện các hiệu ứng hoạt hình nhanh chóng, sinh động một cách đơn
giản không cần đến kiến thức lập trình
-Kích thước tập tin nhỏ, thuận lợi cho lưu trữ và di chuyển
- Kết hợp được nhiều định dạng tập tin
Khi soạn bài giảng điện tử bằng PowerPoint ta cần chú ý một số vấn đề sau:
- Dành một trang để nêu tên bài học
- Sử dụng cỡ chữ, màu chữ, kiểu chữ thống nhất theo từng đề mục của bài
học. Cỡ chữ ghi nội dung cụ thể nhỏ hơn các đề mục. Sự thống nhất nên giữ từ đàu
đến cuối bài giảng, cho dù nội dung chuyển sang trang khác
- Các trang trình chiếu phải thể hiện nội dung cơ bản của bài học.
- Nội dung trình chiếu phải được chọn lọc, không nên đua quá nhiều thông
tin vì như vậy sẽ làm cho học sinh bị mất tập trung vào nội dung chính của bài dạy
- Cần trình bày các trang trình chiếu sao cho học sinh dễ theo dõi, đồng thời
các trang trình chiếu phải mang tính thẩm mĩ để kích thích sự hứng thú học tập của
học sinh
- Mỗi trang cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc quay về các trang trước để nội
dung bài học được liên tục (sử dụng liên kết hyperlick)
- Cố gắng sắp xếp nội dung của một mục (hoặc một số mục ) trong cùng một
trang trình chiếu. Tuy nhiên trong một trang trình chiếu không nên có quá nhiều
chữ và cần tránh sai sót về lỗi chính tả.
16
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
- Cỡ chữ không nên quá nhỏ hoặc quá lớn, thông thường cỡ chữ là 24 hoặc
28 là vừa đủ.
- Chú ý sử dụng màu sắc để làm nổi bật những nội dung quan trọng, tuy
nhiên trong một trang trình chiếu không nên sử dụng quá nhiều màu sắc, sử dụng
nhiều nhất là 5 màu trong một nội dung bài giảng.
- Sử dụng các hiệu ứng để trang trình chiếu thêm sinh động thu hút sự chú ý
của học sinh. Tuy nhiên chỉ sử dụng các hiệu ứng ở mức độ vừa phải, phù hợp,
không nên lạm dụng các hiệu ứng gây phân tán chú ý ở học sinh.
* Giới thiệu phần mềm Microsoft Power Point 2010:
PowerPoint 2010 là một phần của bộ Microsoft Office 2010.PowerPoint giúp
chúng ta tạo nên các bài giảng sinh động và lôi cuốn. Cũng giống như các chương
trình khác của bộ Office 2010, giao diện PowerPoint 2010 được phát triển lên từ
phiên bản 2007 và bổ sung nhiều tính năng mới với nhiều ưu điểm vượt trội so với
PowerPoint 2003 và PowerPoint 2007 tạo nên những bài giảng sinh động, hấp dẫn
một cách nhanh chóng,thuận lợi cho người sử dụng . Đây là công cụ phần mềm
thiết kế bài giảng giúp GV có thể xây dựng được các bài giảng trên máy tính một
cách hiệu quả, Powerpoint 2010 chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có
hiệu ứng, âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác… rất phù hợp với học
sinh Tiểu học. Với một số điểm nổi bật của Powerpoint 2010 so với những phiên
bản trước giúp cho GV có thể dễ dàng thiết kế các bài giảng với hiệu ứng phong
phú, trực quan và hình ảnh đẹp mắt, cuốn hút người xem như:
-
Các hiệu ứng phong phú hơn
- Nhiều hiệu ứng chuyển Slide mới
- Hỗ trợ chụp màn hình và chèn vào slide
- Nhúng, hiệu chỉnh và xem video trong bài thuyết trình
17
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
- Chuyển bài thuyết trình sang định dạng video
- Sao chép hiệu ứng
- Thay đổi về giao diện giúp người dùng sử dụng thuận tiện hơn
- …
* Quy trình sử dụng Microsoft Powerpoint để thiết kế bài trình diễn
- Lên kế hoạch về nội dung.
- Lập bảng dự kiến nội dung chi tiết cho từng slide.
- Sưu tầm tài liệu (hình ảnh, âm thanh, sơ đồ,…)
- Nhập nội dung cho từng slide trên Powerpoint.
- Chỉnh sửa, trình bày các slide, cải tiến bài trình diễn.
- Tạo trình diễn.
- Lưu bài trình diễn.
3. Chức năng cơ bản của Powerpoint khi ứng dụng vào dạy- học
- Powerpoint cho phép thiết kế ở diện rộng, giúp GV trình bày nội dung một
cách lôgic dẫn dắt HS đi sâu vào từng vấn dề cụ thể. GV có thể dùng tư liệu thu
được như băng hình, hình vẽ, tranh ảnh cùng với chữ viết dưới dạng câu hỏi, bài
tập… cho xuất hiện lần lượt trên một phông nền có màu sắc đẹp, không gian ba
chiều gây ấn tượng mạnh tới người học.
- GV có thể cho các hình ảnh, sơ đồ nội dung của các câu hỏi bài tập lần lượt
xuất hiện trên màn hình theo tiến trình dạy học, cũng có thể sử dụng âm thanh, lời
nói, nhạc nền … phụ hoạ cho bài giảng.
- GV có thể kết nối các slide trong từng phần của nội dung dạy học để tạo
thành một chương trình lôgic theo hình thức tự động hoá hoàn toàn, hoặc theo hình
18
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
thức điều khiển thông qua bàn phím hoặc chuột… giúp GV hoàn toàn chủ động
trong một tiết học để đạt hiệu quả cao nhất
- Tạo các hiệu ứng hình ảnh, hiệu ứng chuyển động phong phú, riêng với việc xử lý
các multimedia, Powerpoint 2010 tỏ ra mạnh hơn các phần mềm khác.
- Cho phép thể hiện và điều khiển các file Flash, cho phép sử dụng được mọi định
dạng file, video, thao tác được các quá trình chạy của các đoạn video.
- Tính năng chuyển định dạng bài thuyết trình sang các định dạng video giúp
việc chia sẻ được dễ dàng hơn. PowerPoint cho phép xuất ra định dạng video với
nhiều mức chất lượng hình ảnh khác nhau từ video cho các loại thiết bị di động cho
đến các video có độ phân giải cao.
IV. Một số kĩ năng thiết kế bài giảng điện tử bằng phần mềm Power Point 2010
1. Khởi động PowerPoint 2010
Tuỳ theo phiên bản Windows mà bạn đang sử dụng mà đường dẫn đến
chương trình PowerPoint sẽ khác nhau đôi chút. Trong Windows XP, Windows
Vista và Windows 7 thì đường dẫn truy cập đến chương trình là giống nhau. Các
bước khởi động như sau:
- Từ cửa sổ Windows bạn chọn Start
- Chọn All Programs
- Chọn Microsoft Office
- Nhấp chuột lên Microsoft Office PowerPoint 2010
Màn hình PowerPoint sẽ xuất hiện như hình bên dưới:
19
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Giao diện Microsoft PowerPoint 2010
2. Thoát Powerpoint
Thoát chương trình Powerpoint rất đơn giản, bạn làm theo các cách sau:
- Cách 1: Nhấp vào nút Close ở góc trên cùng bên phải cửa sổ Powerpoint
- Cách 2: Vào ngăn File chọn Exit
- Cách 3: Dùng tổ hợp phím tắt < ALT+F4>
Khi có thay đổi trong nội dung bài thuyết trình mà bạn chưa lưu lại thì Powerpoint
sẽ hiện hộp thoại nhắc nhở bạn
Chọn Save: Sẽ lưu các thay đổi trước khi thoát Powerpoint
Chọn Don’t Save: Sẽ thoát Powerpoint mà không lưu lại các thay đổi
Chọn Cancel: Để huỷ lệnh thoát Powerpoint.
20
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
3. Các thành phần trên cửa sổ chương trình Microsoft Powerpoint
Giao diện chương trình Powerpoint 2010
- Thanh tiêu đề ( Title bar): Thể hiện tên của chương trình đang chạy là Powerpoint
và tên của bài thuyết trình hiện hành
- Ribbon: Chức năng của Ribbon là sự kết hợp của thanh thực đơn và các thanh
công cụ, được trình bày trong các ngăn (tab) chứa nút và danh sách lệnh.
- Quick Access Toolbar: Chứa các lệnh tắt của các lệnh thông dụng nhất.
Bạn có thể thêm/ bớt các thanh lệnh theo nhu cầu sử dụng.
- Nút Minimize: Thu nhỏ cửa sổ ứng dụng vào các thanh tác vụ ( taskbar)
của Windows, bạn nhấp vào nút thu nhỏ của ứng dụng trên taskbar để phóng to lại
cửa sổ ưng dụng.
- Nút Maximize/Restore: Khi cửa sổ ở chế độ toàn màn hình, khi chọn nút
này sẽ thu nhỏ cửa sổ lại, nếu cửa sổ chưa toàn màn hình thì chọn nút này sẽ phóng
to toàn màn hình.
-Nút close: Đóng ứng dụng lại
- Khu soạn thảo bài trình diễn: Hiển thị slide hiện hành.
21
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
- Ngăn slides: Hiển thị danh sách các slide đang có trong bài thuyết trình.
- Ngăn Outline: Hiển thị dàn bài của bài thuyết trình.
- Thanh trạng thái ( status bar): Báo cáo thông tin về bài trình diễn và cung
cấp các nút lệnh thay đổi chế độ hiển thị và phóng to, thu nhỏ vùng soạn thảo.
*Các thanh công cụ trên cửa sổ chương trình Microsoft Powerpoint chúng ta
cần biết khi thiết kế bài giảng:
File: Mở thực đơn File từ đó ta có thể truy cập các lệnh mở (Open), lưu
(Save), in (Prin), tạo mới (new) và chia sẻ bài thuyết trình
Home: Chứa các nút lệnh thường xuyên sử dụng trong quá trình soạn thảo
bài giảng như là về các lệnh sao chép, cắt, dán, chèn slide, bố cục slide, phân chia
section, định dạng văn bản, vẽ hình và các lệnh về tìm kiếm, thay thế…
Insert: Thực hiện các lệnh chèn, thêm các đối tượng mà Powerpoint chỉ hỗ
trợ như là bảng biểu, hình ảnh, SmartArt, đồ thị, văn bản, đoạn phim, âm thanh…
Design: Thực hiện các lệnh về định dạng , kích cỡ và chiều hướng của các
slide, áp dụng các mẫu định dạng và các kiểu hình nền cho slide.
Transitions: Powerpoint 2010 tổ chức Transitions thành một ngăn mới trên
Ribbon giúp chúng ta có thể áp dụng và thiết lập các thông số cho các hiệu ứng
chuyển slide rất nhanh chóng và thuận lợi
Animations: Danh mục các hiệu ứng áp dụng cho cho các đối tượng trên
slide, sao chép hiệ ứng giữa các đối tượng, thiết lập thời gian cũng như các sự kiện
cho hiệu ứng.
Slide show: Chuẩn bị các thiết lập cho bài giảng trước khi trình diễn, tuỳ
biến về mặt nội dung của bài giảng trong các tình huống và thiết lập các thông số
cho màn hình hiển thị khi trình diễn.
Review: Ghi chú cho các slide trong bài thuyết trình, so sánh và trộn nội
dung giữa các bài thuyết trình và công cụ kiểm tra lỗi chính tả.
22
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Riew: Chuyển đổi qua lại giữa các chế độ hiển thị, cho hiển thị hoặc ẩn
thanh tước, các đương lưới, điều chỉnh kích thước vùng soạn thảo, chuyển đổi giữa
các chế độ màu hiển thị, sắp xếp các cửa sổ,…
4. Tạo bài thuyết trình mới
*Tạo bài thuyết trình rỗng:
Khi bạn khởi động chương trình Powerpoint thì một bài trình diễn rỗng (
blank) đã được măc định của powerpoint và bạn chỉ cần tiếp tục sọan thảo các nội
dung slide.
Khi bạn đang trong cửa sổ powerpoint và muốn tạo thêm một bài thuyết
trình rỗng nữa, bạn làm theo các bước sau:
1. Vào ngăn File
2. Chọn lệnh New, hộp Available Templates xuất hiện bên phải
3. Chọn Blank presentation và nhấn nút Create để tạo mới
Hộp thoại New Presentation
4. Vào File chọn Save, hộp thoại Save As xuất hiện
5. Tại hộp File name đặt tên cho tập tin và chọn thư mục lưu trữ tại Save in.
6. Nhấn Save để lưu bài thuyết trình lại.
Chú ý: để tạo nhanh bài thuyết trình rỗng ta dùng tổ hợp phím tắt <Ctrl+N>
*Tạo bài thuyết trình từ mẫu có sẵn
23
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Powerpoint Template là các mẫu định dạng đã được thiết kế sẵn ( template)
kèm theo trong bộ Office hoặc do chúng ta tải từ Internet. Template có thể chứa
các layout, theme color, theme font, các kiểu nền của slide hoặc có thể chứa cả các
nội dung mẫu. Powerpoint cung cấp rất nhiều các template và được thiết kế với
nhiều chủ đề khác nhau phù hợp cho rất nhiều tình huống bài giảng điện tử.
Các mẫu được xây dựng sẵn trong phần mềm Powerpoint:
- Vào ngăn File
- Chọn lệnh New, hộp Available Templates anhd Themes xuất hiện bên phải
- Chọn một mẫu thiết kế từ danh sách bên dưới và xem hình minh hoạ phía
bên phải của sổ
- Nhấn nút Create để tạo mới bài giảng
Một số Sample template
Dùng các mẫu từ trang web Office.com:
Trang wed Office.com cập nhật thường xuyên các mẫu thiết kế mới và đẹp,
do vậy bạn có thể sử dụng mẫu từ nguồn này để tạo cho bài giảng thêm sinh động
và hấp dẫn. Các bước thực hiện:
-
Vào ngăn File
24
Khóa luận tốt nghiệp
-
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Di chuyển đến Office.com template. Tại đây, các mẫu được nhóm lại theo
nội dung của chúng.
-
Ví dụ chọn nhóm là Presentations, chọn tiếp phân loại mẫu là Business và
đợi trong giây lát để Powerpoint cập nhật danh sách các mẫu từ Internet.
-
Chọn một mẫu thiết kế từ danh sách bên dưới và xem hình minh hoạ phía
bên phỉa cửa sổ.
-
Nếu đồng ý với mẫu thiết kế đang xem thì nhấn nút Download để tải về và
tạo bài thuyết trình mới theo mẫu này.
Chọn mẫu từ trang Office.com
Lưu ý: Lập dàn ý cho bài trước khi nhận hình ảnh, âm thanh sẽ giúp cho bạn
chú trọng đến phần nội dung hơn hình thức. Để lập dàn ý cho bài trình bày trong
Powerpoint, ta thực hiện theo các thao tác dưới đây:
1. Nhấn chuột vào trong hộp Click to add title, sau đó nhập tiêu đề của bài dạy của bạn.
2. Nhấn vào bên trong hộp Click to add subtitle, sau đó nhập tên người soạn.
Nhấn vào mục Outline ở cửa sổ bên trái ( khung Outline ) để bắt đầu phác
thảo bài giảng của mình.
3. Để đổi sang một trình diễn mới, nhấn chuột vào tiêu đề con, sau đó nhấn
phím Enter.
4. Đặt tên tệp và nhấn Save
25