Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đề thi thử quốc gia môn Văn lần 5 năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.46 KB, 7 trang )

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 01 trang)

ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 5 NĂM 2015
Môn: NGỮ VĂN
Ngày thi: 11 tháng 03 năm 2015
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu I (2,0 điểm)
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
(Chân quê, Nguyễn Bính)
Anh/ chị hãy đọc bài thơ trên và giải quyết các yêu cầu sau đây:
1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ. (0,5 điểm)
2. Bài thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả? (1,5 điểm)
3. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ có gì độc đáo? (2,0 điểm)
Câu II (3,0 điểm)


Lí giải về nguyên nhân của sự thành đạt, có người khẳng định: “Thành đạt là do có điều
kiện, được học tập hơn người”; có người lại cho rằng: “Thành đạt là do tài năng thiên bẩm”;
cũng có người nói: “Thành đạt là do may mắn gặp thời”.
Theo anh/chị, mấu chốt của sự thành đạt là ở đâu? Hãy viết bài văn (khoảng 400 từ) để trả
lời câu hỏi đó.
Câu III (5,0 điểm)
Bàn về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, lâu nay đã có nhiều cách hiểu khác nhau:
“Người si mê thấy đó chỉ là tỏ tình, người vội vàng bảo rằng tả cảnh, người khôn ngoan thì làm
một gạch nối: tình yêu – tình quê. Kẻ bảo hướng ngoại. Người khăng khăng hướng nội”.
(Chu Văn Sơn, Ba đỉnh cao Thơ mới, Nxb Giáo dục, 2006, tr. 247)
Qua cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Ngữ văn 11, Tập 2, Nxb Giáo dục, 2006,
tr.46 - 47), anh/chị hãy cho biết suy nghĩ riêng của mình về các kiến trên.
------- Hết --------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


HƯỚNG DẪN GIẢI KỲ THI THPT QUỐC GIA ĐỢT 5 2015
Môn: NGỮ VĂN
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
(Đáp án gồm có 06 trang)

Câu
I.

Ý

1.
2.

3.


II.

1.
2.

Ngày thi: 11 tháng 03 năm 2015
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Nội dung
Điểm
- Về kỹ năng: Học sinh phải huy động kiến thức và kỹ năng đọc hiểu
2,0
văn bản thơ trữ tình để giải quyết các yêu cầu. Cụ thể là kiểm tra kỹ
năng nhận biết, vận dụng, phân tích, khái quát vấn đề.
- Về kiến thức: Bài làm của học sinh cần đảm bảo một số ý cơ bản sau
đây:
Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ: Kết hợp giữa
0,25
phương thức biểu cảm, phương thức tự sự, phương thức miêu tả.
- Bài thơ Chân quê trước hết là nỗi lòng bi kịch của chàng trai thôn quê
trước tình cảnh người yêu bị lối sống tân thời nơi đô thị làm cho thay
0,25
đổi.
- Ẩn chìm trong câu chuyện tình yêu lứa đôi ấy là nỗi lòng của tác giả.
Nhà thơ day dứt, lo lắng vì vẻ đẹp hồn quê, duyên quê, tình quê, cao hơn
nữa là những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đang dần bị mai 0,25
một bởi lối sống “văn minh tân thời” của chế độ thực dân (lối sống mà
Vũ Trọng Phụng đã vạch trần trong Số đỏ).
- Không chỉ lo lắng, day dứt, khổ tâm, nhà thơ còn khát khao níu giữ hồn
quê dân tộc, và muốn gửi đến người đọc thông điệp: hãy trân trọng, nâng

0,25
niu và gìn giữ truyền thống của cha ông, đừng để bị cám dỗ bởi lối sống
tân thời xa lạ với dân tộc.
- Từ ngữ mộc mạc, giản dị như lời ăn tiếng nói của người thôn quê và
0,25
giàu sức gợi.
-Ví dụ: từ láy “rộn ràng” thể hiện sự thay đổi trong nhận thức, trong tâm
hồn của cô gái, đó là nỗi lo lắng lớn nhất của chàng trai; hay từ “van” thể 0,25
hiện thái độ thiết tha níu giữ hồn quê của tác giả,…
- Hệ thống hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng xuất hiện với mật độ dày
0,25
đặc và được sắp xếp rất độc đáo tạo nên hai mảng đối lập nhau.
- Cụ thể: những hình ảnh biểu trưng cho văn minh thị thành (khăn
nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm) được đặt đối trọng với hàng loạt
những hình ảnh biểu trưng cho hồn quê, cho truyền thống dân tộc (cái
yếm lụa sồi, cái dây lưng đũi, cái áo tứ thân, cái khăn mỏ quạ, cái quần 0,25
nái đen). Cô gái “rộn ràng” bởi những “khăn nhung”, “quần lĩnh”, “áo
cài khuy bấm” mà xa lạ với những thứ vốn là vẻ đẹp truyền thống của
dân tộc đã khiến cho chàng trai phải day dứt, khổ tâm.
- Yêu cầu về kỹ năng: HS phải biết sử dụng kỹ năng làm bài văn nghị
3,0
luận xã hội để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí được gợi ra
từ văn bản văn học; diễn đạt trong sáng, rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ,
đặt câu; bố cục hoàn chỉnh.
- Yêu cầu về kiến thức: bài làm của thí sinh cần đảm bảo một số ý cơ
bản sau đây:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: nguyên nhân của sự thành đạt
0,25
Giải thích:
1



3.

4.

5.

III.

- Thành đạt nghĩa là đạt được mục tiêu đề ra, làm được một điều gì đó
có ích cho mình và cho cả mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.
- Biểu hiện cụ thể là dành kết quả tốt đẹp trong học tập, lao động và
trong cuộc sống, thỏa mãn ước mơ khát vọng, có cuộc sống hạnh phúc.
- Thành đạt có nhiều nguyên nhân khác nhau.
Bàn luận:
- Có người cho rằng: thành đạt là do có điều kiện được học tập hơn
người. Nói như thế không hoàn toàn sai, nhưng chưa đầy đủ. Trong thực
tế, nhiều người thành đạt do có điều kiện học tập hơn người, nhưng cũng
có rất nhiều người không có điều kiện học hành mà vẫn nỗ lực vươn lên
để đạt mục đích, lí tưởng của mình.
Ví dụ: Người nông dân không có điều kiện học hành hơn người, nhưng
họ vẫn thành đạt (HS lấy thêm dẫn chứng).
- Có người lại bảo: thành đạt là do tài năng thiên bẩm. Nói như thế vẫn
còn phiến diện, cực đoan. Cha ông ta vẫn thường nói “cần cù bù thông
minh”. (HS có thể dùng dẫn chứng hoặc lí lẽ để làm rõ vấn đề)
- Lại có người cho rằng thành đạt là do may mắn gặp thời. Thực ra, yếu
tố may mắn có góp phần làm nên sự thành đạt, nhưng không phải ai
cũng thành đạt dựa trên sự may mắn. Thành đạt là cả một quá trình, còn
may mắn chỉ là nhất thời. (HS có thể dùng dẫn chứng hoặc lí lẽ để làm

rõ vấn đề)
- Vậy đâu là nguyên nhân mấu chốt của sự thành đạt? Trong bài “Trò
chuyện với bạn trẻ”, tác giả Nguyên Hương khẳng định: “Rút cuộc mấu
chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì
phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp”.
Đó là một nhận định hết sức đúng đắn.
Bài học nhận thức và hướng hành động:
- Sống có mục đích, lí tưởng. Mọi lời nói và hành động đều hướng đến
mục đích chân chính của mình.
- Kiên trì nỗ lực học tập để nâng cao kiến thức, trau dồi đạo đức lối sống
tốt đẹp góp phần xây dựng quê hương đất nước.
- Thắng không kiêu, bại không nản. Dù trong hoàn cảnh nào cũng “Hãy
hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau của bạn”. Khi thành
công phải biết gắn bó, san sẻ cho mọi người, lúc thất bại phải vững vàng
vươn lên, làm những việc có ích cho bản thân và cho cộng đồng.
- Luôn có ý thức và hành động chủ định để đi đến sự thành đạt, không lệ
thuộc các yếu tố bên ngoài, không chờ đợi sự may mắn, không phó mặc
số phận,…
Đánh giá chung:
Đánh giá lại các ý kiến được nêu trong đề và khẳng định nguyên nhân
mấu chốt của sự thành đạt.
Yêu cầu về kỹ năng: HS phải biết sử dụng tổng hợp các kỹ năng làm
văn để viết bài văn hoàn chỉnh; diễn đạt trong sáng, rõ ràng, không mắc
lỗi dùng từ, đặt câu.
Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách.
Lưu ý: Dưới đây là định hướng theo một cách cảm nhận và đánh giá
riêng. Bài làm của HS có thể không theo định hướng này, nhưng hiểu
theo cách nào và trình bày theo cách nào thì cũng cần phân tích, lí giải
một cách thuyết phục.
2


0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25
0,25
0,25

0,25

0,25
5,0


1.

2
2.1

Giới thiệu khái quát:
- Hàn Mặc Tử là một trong những đỉnh cao của phong trào Thơ Mới, của

nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
- Thơ ông luôn có sự quyện hòa giữa tình yêu cuộc sống mãnh liệt và nỗi
lòng quằn quại đau thương. Có người từng nhận định: “Hàn Mặc Tử là
thi sĩ đoản mệnh trong đời nhưng lại trường thọ, trường cửu trong thơ,
bởi ông là hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ Mới,
luôn mời gọi sự khám phá của người đọc”.
- Đây Thôn Vĩ Dạ là tuyệt bút của Hàn Mặc Tử, được trích từ tập Đau
thương (Thơ điên), xuất bản năm 1938 – khi nhà thơ đang vật vã đau
đớn bởi căn bệnh hiểm nghèo.
- Kể từ khi có mặt trong sách giáo khoa phổ thông đến nay, Đây Thôn Vĩ
Dạ luôn là một hiện tượng văn học đầy bí ẩn, gây nhiều tranh luận trong
giới nghiên cứu và những người yêu mến thơ Hàn Mặc Tử. “Người si mê
thấy đó chỉ là tỏ tình, người vội vàng bảo rằng tả cảnh, người khôn
ngoan thì làm một gạch nối: tình yêu – tình quê. Kẻ bảo hướng ngoại.
Người khăng khăng hướng nội”.
Cảm nhận bài thơ: có thể đi theo trình tự như sau:

0,25

0,25

Khổ thơ thứ nhất: Cảnh thôn Vĩ buổi ban mai và tâm trạng khát khao say đắm
của thi nhân.
- Câu hỏi: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
+ Chủ thể trữ tình của câu thơ trên có thể là một cô gái phiếm chỉ trong
tưởng tượng của thi nhân. Cô gái cất lời mời mọc, trách cứ nhẹ nhàng,
rất gần gũi thân thương. Cũng có thể hiểu câu hỏi ấy chính là sự phân
thân để tự vấn mình của tác giả: thôn Vĩ đẹp thơ mộng, thôn Vĩ gắn với 0,25
kỷ niệm sâu sắc… Cớ sao mình lại không về? Và liệu mình có đủ thời
gian về lại thôn Vĩ hay không? Câu hỏi này đồng thời cũng chính là cái

cớ nghệ thuật mà tác giả tạo ra để mở đường cho vẻ đẹp thôn Vĩ xuất
hiện trong những câu thơ tiếp theo.
- Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
+ Thứ nhất, ở câu thơ này tác giả chỉ gợi nắng chứ không miêu tả rõ tính
chất của nắng (HS có thể liên hệ một số câu thơ viết về nắng trong bài
Mùa xuân chín để làm nổi bật ý này).
+ Thứ hai, nắng hàng cau là thứ nắng tươi mới, tinh khiết đến vô ngần.
Hàng cau là loại cây cao nhất, nơi đón ánh nắng đầu tiên của buổi ban
0, 25
mai chiếu xuống vườn thôn Vĩ. Khi những giọt sương đêm còn đọng
trên tàu lá, gặp ánh nắng chiếu rọi, tạo ra vẻ đẹp lung linh, tươi mới.
+ Thứ ba, nắng hàng cau, nắng mới lên: điệp từ “nắng” lặp lại hai lần,
vừa để nhấn mạnh sự đầy dần của nắng, vừa tạo nhịp điệu câu thơ theo
chiều tăng tiến, gợi lên sự chuyển mình của nắng.

3


- Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
+ Bản thân từ mướt đủ diễn tả sắc thái non tơ, mượt mà của vườn thôn
Vĩ. Điều đáng nói ở đây là đã mướt lại còn thêm mướt quá. Cách dùng từ
theo lối cực tả đã đẩy vẻ non tơ của cảnh lên đến tận cùng. Mặt khác, hai
từ mướt quá còn biểu lộ tâm trạng say đắm, ngỡ ngàng của tác giả trước
vẻ đẹp của thôn Vĩ.
+ Xanh như ngọc: chỉ cần xanh thôi cũng đủ diễn tả vẻ đẹp của thôn Vĩ,
nhưng tác giả lại so sánh xanh như ngọc để đẩy vẻ đẹp này lên đến đỉnh
điểm. Xanh như ngọc là màu xanh lấp lánh phát ra tự bên trong cảnh vật.

2.2


- Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Đây là một câu thơ mang nhiều sắc
thái:
+ Thứ nhất, có thể hiểu là những tàu lá trúc che ngang những nét chữ
vuông vắn trên cổng vườn Vĩ Dạ. Đó là một nét đẹp nên thơ, rất Huế.
+ Thứ hai, đó là gương mặt phúc hậu, hiền hòa của người con gái e ấp
sau vòm lá trúc. Đây cũng là một nét vẻ rất đặc trưng về xứ Huế.
+ Thứ ba, đó có thể là khuôn mặt cách điệu mà tác giả tự họa mình - một
kẻ đứng bên ngoài nhìn vào thôn Vĩ.
→ Dù hiểu theo cách nào đi nữa thì ta vẫn thấy có một điểm chung giữa
ba câu thơ này: cảnh đẹp, nhưng nhà thơ nhìn cảnh ấy như một vị khách
đứng bên ngoài để ngắm nhìn, để tiếc nuối.
Tiểu kết khổ 1: Cảnh thôn Vĩ đẹp, tươi mới, tinh khôi, đầy sức sống và
hết sức sinh động. Đằng sau cảnh ấy là tâm trạng đắm say, khao khát,
pha lẫn niềm day dứt, tiếc nuối của thi nhân. Bởi thế giới trần gian quá
đỗi tươi đẹp mà số phận nhà thơ thì đang dần đi vào hồi kết.
Khổ thơ thứ hai: Cảnh sông nước đêm trăng và nỗi lòng phấp phỏng
mặc cảm chia lìa của thi nhân.
- Gió theo lối gió mây đường mây
+ Gió và mây vốn không thể chia lìa, nhưng ở câu thơ này gió và mây lại
vận động theo hai chiều đối nghịch, gió đóng khung trong gió, mây khép
kín trong mây. Câu thơ lại bị ngắt giữa dòng. Tất cả gợi nên cảm giác
chia lìa, tách bạch. Đó cũng chính là nỗi lòng mặc cảm chia lìa của chính
thi nhân.
- Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
+ Dòng nước buồn thiu: trước hết, tác giả đã sử dụng thủ pháp nhân hóa
để khiến cảnh trở nên có hồn. Thêm nữa, hai chữ buồn thiu là cách nói
cực tả để nhấn mạnh sắc thái buồn bã đến vô cùng.
+ Hình ảnh hoa bắp gợi sự bé nhỏ, mong manh, lại thêm chữ lay để nhấn
mạnh sự yếu ớt, mỏng manh. Đó là cách để tác giả biểu lộ sự đau đớn,
mặc cảm về số phận mong manh của mình.

- Hai câu tiếp theo xuất hiện hình ảnh sông trăng, thuyền trăng. Đó là
những hình ảnh vừa thực vừa nhuốm màu mộng ảo, gợi trường liên
tưởng rộng rãi cho người đọc.
- Câu hỏi tu từ cuối khổ thơ, với trọng âm là chữ kịp đã gói trọn trong đó
bi kịch, nỗi đau đớn, trạng thái chới với níu giữ cuộc đời và nỗi khát
vọng trong tuyệt vọng của thi nhân.
Tiểu kết khổ 2: Cảnh đẹp và buồn, nhuốm màu mộng ảo. Đằng sau cảnh
là tâm trạng phấp phỏng lo âu, mặc cảm chia lìa với cuộc đời của nhà
thơ. Nỗi mặc cảm chia lìa đã hiện rõ qua từng câu chữ, hình ảnh và
giọng điệu thơ.
4

0,25

0,25

lo âu,

0,25

0,25

0, 25

0,25


2.3

3


4

Khổ thơ cuối: Cảnh và người thôn Vĩ trong ảo mộng và nỗi niềm mơ
hoài nghi của nhà thơ.
- Mơ khách đường xa, khách đường xa / Áo em trắng quá nhìn không ra
+ Xét về kết cấu, câu thơ thứ nhất có sự lặp lại cụm từ khách đường xa,
lại thêm âm “a” ở cuối câu, đó là âm mở. Tất cả hướng đến việc gợi ra
khoảng cách xa dần giữa nhà thơ với thôn Vĩ, với cuộc đời.
+ Khách đường xa = em = trắng quá. Một lần nữa lối dùng từ cực tả lại
xuất hiện để diễn tả vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi của “em” – một biểu
tượng của thôn Vĩ, của xứ Huế, và cũng là của thế giới bên ngoài.
- Ở đây sương khói mờ nhân ảnh / Ai biết tình ai có đậm đà?
+ Ở đây là ở trong tâm tưởng của thi nhân, trong thế giới nội tâm đầy
đau khổ của thi nhân.
+ Câu hỏi tu từ ở cuối bài thơ mang nhiều sắc thái, vừa hỏi người, vừa
hỏi mình: Có ai hiểu được tình cảm sâu nặng của nhà thơ với cuộc đời?
Có ai hiểu được nỗi đau quằn quại trong nỗi lòng thi nhân? Và cuộc đời
tươi đẹp kia còn gắn bó với nhà thơ được đến bao giờ ?,...
Tiểu kết khổ 3: Khổ cuối sự đối lập giữa cuộc sống bên ngoài tươi đẹp,
trinh nguyên, kỳ diệu với tâm hồn ngập tràn nỗi mặc cảm chia lìa của
nhà thơ.
Bình luận nâng cao vấn đề:
- Nhìn tổng thể bài thơ ta thấy có sự di chuyển tăng dần về phía cuối, từ
cõi thực chìm dần vào cõi mộng. Cảnh không nhất quán về không gian,
không liền mạch về thời gian, nhưng tâm trạng nhà thơ thì rất nhất quán.
Khổ thơ thứ nhất thể hiện tâm trạng say đắm, khát khao, pha chút tiếc
nuối của thi nhân. Khổ thơ thứ hai thể hiện nỗi lòng đau thương, phấp
phỏng lo âu và khát vọng níu giữ cuộc đời. Sang khổ thơ cuối, nhà thơ
trở về với thực tế đau thương tăm tối của lòng mình, với nỗi băn khoăn

lo lắng vì sắp phải lìa xa cõi đời tươi đẹp, với niềm khát khao hơi ấm
tình đời.
- Nhan đề: Đây thôn Vĩ Dạ: Đây là cảnh và người thôn Vĩ Dạ. Đây cũng
chính là tình cảm của thi nhân đối với thôn Vĩ Dạ. Thôn Vĩ Dạ trước hết
là một biểu tượng của xứ Huế, nhưng suy rộng ra, đó còn là biểu tượng
của thế giới trần gian. Theo đó, có thể hiểu nhan đề và cả bài thơ là một
lời bộc bạch chân thành: đây là vẻ đẹp của thế giới, của cuộc đời, và đây
cũng chính là tấm lòng của thi nhân đối với cuộc đời.
- Các ý kiến cho rằng bài thơ là cái nhìn hướng nội hay hướng ngoại đều
có cơ sở, nhưng đó là sự khẳng định chủ quan, phiến diện. Những ý kiến
cho rằng bài thơ là bức tranh thôn Vĩ hay là lời tỏ tình đôi lứa cũng có cơ
sở, nhưng vẫn là phiến diện. Nếu dung hòa cả hai cách hiểu trên để cho
rằng bài thơ là cái gạch nối giữa tình yêu và tình quê cũng chưa đủ sức
bao quát hết giá trị tư tưởng của bài thơ. Tất cả những ý kiến ấy (nhận
định trong đề) đều mới chỉ khám phá bài thơ theo một góc nhìn, chưa đạt
đến chân giá trị của bài thơ.
Đánh giá chung:
- Khái quát lịch sử tiếp nhận.
- Khẳng định lại ý nghĩa đích thực của bài thơ theo quan điểm riêng của
người viết: vượt lên trên tất cả tình yêu đối với con người, cảnh vật, và
người tình trong mộng, Đây thôn Vĩ Dạ xét cho cùng là lời tỏ tình với
cuộc đời của một tâm hồn đau thương, tuyệt vọng.
5

tưởng,

0,25

0,25


0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,25
0,25


Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở
mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
- Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án nhưng phải
có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
- Không cho điểm cao đối với những bài viết chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
- Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

------------ HẾT ---------Chúc mừng các em đã hoàn thành tốt bài thi !!!

6



×