Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

ảnh hưởng của mật độ trồng và vị trí trái trên cây lên hiện tượng khô đầu múi trái quýt hồng (citrus reticulata blanco) tại huyện lai vung tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.34 MB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông Học

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ VỊ TRÍ TRÁI TRÊN CÂY
LÊN HIỆN TƯỢNG KHÔ ĐẦU MÚI TRÁI QUÝT HỒNG
(Citrus reticulata Blanco) TẠI HUYỆN LAI VUNG
TỈNH ĐỒNG THÁP

Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thị Thảo
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày 02 tháng 8 năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

PGs. Ts. Trần Văn Hâu

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông
Học với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ VỊ TRÍ TRÁI TRÊN CÂY
LÊN HIỆN TƯỢNG KHÔ ĐẦU MÚI TRÁI QUÝT HỒNG
(Citrus reticulata Blanco) TẠI HUYỆN LAI VUNG
TỈNH ĐỒNG THÁP
Do sinh viên Huỳnh Thị Thảo thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng


ngày….. tháng ……. năm 2012
Đề tài tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:.................................................
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ........................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày 2 tháng 8 năm 2012
DUYỆT KHOA
CHỦ NHIỆM KHOA
NN & SHƯD

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
Thành viên 1
Thành viên 2
Thành viên 3

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình luận văn nào trước đây.

Cần Thơ, Ngày 02 tháng 08 năm 2012

Huỳnh Thị Thảo


iii


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Huỳnh Thị Thảo
Sinh ngày 11- 01- 1988
Nơi sinh: Huyện Gò Quao - tỉnh Kiên Giang
Họ và tên cha: Huỳnh Văn Đây
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Lùng
Quê quán: Huyện Gò Quao - tỉnh Kiên Giang
Quá trình học tập:
Năm 2006 – 2007: Tốt nghiệp THPT trường THPT Gò Quao
Năm 2008 – 2012: Là sinh viên trường Đại Học Cần Thơ

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha Mẹ suốt đời tận tụy vì tương lai chúng con.
Thành kính ghi ơn
Thầy Trần Văn Hâu đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt nhiều kinh
nghiệm quý báu giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Chân thành biết ơn
Thầy cố vấn học tập Nguyễn Trọng Ngữ cùng toàn thể thầy cô khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, khoa Thủy Sản trường Đại Học Cần Thơ đã truyền
đạt những kiến thức và tâm huyết vô cùng quý báu cho em trong suốt thời gian em
học tại trường.
Các anh, chị trong Bộ môn Khoa Học Cây Trồng đặc biệt là anh Phạm Văn
Trọng Tính, chị Lê Thị Thanh Thủy, anh Nguyễn Đức Mạnh, anh Trần Sỹ Hiếu, chị

Trần Thị Doãn Xuân đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Xin cảm ơn chân thành các bạn lớp Nông học khóa 34, đặc biệt là các bạn
Thanh Liêm, Hữu Hiếu, Huỳnh Trâm, Thùy Dương, Kim Ngân, Thị Hoa, Trần Nhật,
Đắc Thời đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình làm thí nghiệm để hoàn
thành đề tài.
Thân gửi về
Các bạn lớp Nông Học khóa 34, chúc các bạn luôn thành công và hạnh phúc
trong tương lai.

Huỳnh Thị Thảo

v


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ iii
LƯỢC SỬ CÁ NHÂN...................................................................................................... iv
LỜI CẢM TẠ.................................................................................................................... v
MỤC LỤC ....................................................................................................................... vi
DANH SÁCH BẢNG....................................................................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH......................................................................................................... x
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................ xii
TÓM LƯỢC...................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................ 3
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA
HUYỆN LAI VUNG ..................................................................................................... 3
1.1.1 Điều kiện tự nhiên............................................................................................. 3

1.1.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp......................................................................... 3
1.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÂY QUÝT HỒNG ................................................... 3
1.3 GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRÁI CÂY CÓ MÚI .............................................................. 4
1.4 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT......................................................................................... 4
1.4.1 Rễ ..................................................................................................................... 4
1.4.2 Thân, cành ........................................................................................................ 5
1.4.3 Lá ..................................................................................................................... 5
1.4.4 Hoa................................................................................................................... 5
1.4.5 Trái và Hạt ........................................................................................................ 6
1.5 NHU CẦU SINH THÁI........................................................................................... 6
1.5.1 Ánh sáng........................................................................................................... 6
1.5.2 Nhiệt độ ............................................................................................................ 7
1.5.3 Nước ................................................................................................................. 7
1.5.4 Đất.................................................................................................................... 8
1.5.5 Mưa và ẩm độ.................................................................................................... 8
1.5.6 Gió.................................................................................................................... 8
1.5.7 Nhu cầu dinh dưỡng........................................................................................... 8
1.6 CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CÓ MÚI ........................................... 9
1.7 KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC ................................................................. 10
1.7.1 Chọn giống ..................................................................................................... 10
1.7.2 Khoảng cách trồng .......................................................................................... 10
1.7.3 Chăm sóc ........................................................................................................ 10
1.8 HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG TRÊN CÂY CÓ MÚI.......................................... 12
1.8.1 Hiện tượng rối loạn sinh lý trên cây có múi: .................................................... 12
1.8.2 Hiện tượng trái bị chai và khô đầu múi trên cây quýt hồng: ............................. 12
1.8.2.1 Trái bị chai: .............................................................................................. 12
1.8.2.2 Trái bị khô đầu múi: ................................................................................. 12
1.8.3 Biện pháp khắc phục hiện tượng khô đầu múi và trái bị chai…………………13
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ...................................................... 14
2.1 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ........................................................................... 14

2.1.1 Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 14
2.1.2 Địa điểm bố trí thí nghiệm. ............................................................................. 14
2.1.3 Địa điểm phân tích mẫu .................................................................................. 14
2.1.4 Vật liệu thí nghiệm.......................................................................................... 14

vi


2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 15
2.2.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................. 15
2.2.2 Cách thực hiện ................................................................................................ 15
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi.............................................................................................. 15
2.2.3.1 Số liệu khí tượng ...................................................................................... 15
2.2.3.2 Đặc tính nông học .................................................................................... 16
2.2.3.3 Khảo sát sự phát triển của trái................................................................... 17
2.2.3.4 Cường độ ánh sáng................................................................................... 17
2.2.3.5 Đặc điểm sinh hoá trong lá ....................................................................... 18
2.2.3.6 Năng suất và thành phần năng suất ........................................................... 18
2.2.3.7 Phẩm chất trái .......................................................................................... 18
2.2.3.8 Quy trình canh tác của nông dân trong suốt quá trình canh tác…………...19
2.2.4 Phương pháp phân tích.................................................................................... 20
2.2.4.1 TSS (tổng số chất rắn hòa tan) .................................................................. 20
2.2.4.2 TA (tổng axit trong thịt trái)...................................................................... 20
2.2.4.3 Hàm lượng đường tổng số ........................................................................ 20
2.2.4.4 Carbon tổng số ......................................................................................... 21
2.2.4.5 Chlorophyll a, chlorophyll b, carotenoid tổng số ...................................... 21
2.2.4.6 Hàm lượng Vitamin C trong dịch trái........................................................ 22
2.2.5 Xử lý số liệu ................................................................................................... 22
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN .......................................................................... 23
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT .................................................................................... 23

3.2 DIỄN BIẾN CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG Ở CÁC MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ VỊ TRÍ TRÁI
KHÁC NHAU TRONG THỜI GIAN THÍ NGHIỆM.............................................. 23
3.3 KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC................................................................... 24
3.4 SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CHLOROPHYLL A, CHLOROPHYLL B, CAROTENOID
VÀ ĐƯỜNG TỔNG SỐ TRONG LÁ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRÁI 25
3.4.1 Diễn biến hàm lượng chlorophyll a (µg/g) trong lá.......................................... 25
3.4.2 Diễn biến hàm lượng cholorophyll b (µg/g) trong lá........................................ 27
3.4.3 Diễn biến hàm lượng carotenoid tổng số (µg/g) trong lá .................................. 28
3.4.4 Diễn biến hàm lượng đường tổng số trong lá................................................... 29
3.5 HÀM LƯỢNG MỘT SỐ DƯỠNG CHẤT TRONG LÁ QUÝT HỒNG................. 29
3.5.1 Hàm lượng N (%) tổng số trong lá ở các mật độ trồng khác nhau .................... 29
3.5.2 Hàm lượng P (%) tổng số trong lá ở các mật độ trồng khác nhau..................... 30
3.5.3 Hàm lượng K (%) tổng số trong lá ở các mật độ trồng khác nhau .................... 31
3.5.4 Hàm lượng Carbon (%) tổng số trong lá ở các mật độ trồng khác nhau............ 32
3.6 SỰ TĂNG TRƯỞNG KÍCH THƯỚC TRÁI QUÝT HỒNG .................................. 33
3.6.1 Đường kính trái quýt Hồng ............................................................................. 33
3.6.2 Chiều cao trái quýt Hồng ................................................................................ 35
3.7 SỰ RỤNG TRÁI NON ......................................................................................... 37
3.8 NĂNG SUẤT ........................................................................................................ 38
3.8.1 Năng suất trên cây........................................................................................... 38
3.8.2 Năng suất trên hecta........................................................................................ 39
3.9 ĐẶC ĐIỂM VỎ VÀ KÍCH THƯỚC TRÁI............................................................ 40
3.9.1 Độ dày vỏ trái ................................................................................................. 40
3.9.2 Khối lượng vỏ trái........................................................................................... 41
3.9.3 Khối lượng trái................................................................................................ 42
3.9.4 Đường kính trái............................................................................................... 43
3.9.5 Chiều cao trái.................................................................................................. 44
3.10 PHẨM CHẤT TRÁI............................................................................................ 45

vii



3.10.1 Hàm lượng TA (tổng acid trong thịt trái) ....................................................... 45
3.10.2 Hàm lượng TSS (tổng số chất rắn hòa tan) .................................................... 46
3.10.3 Hàm lượng vitamin C trong thịt trái .............................................................. 47
3.11 HIỆN TƯỢNG KHÔ ĐẦU MÚI TRÊN TRÁI QUÝT HỒNG ............................. 48
3.11.1 Tỷ lệ trái quýt Hồng bị khô đầu múi…………………………………………48
3.11.2 Ghi nhận trái quýt Hồng bị chai ……………………………………………. 49
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 49
4.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 51
4.2 ĐỀ NGHỊ .............................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 52
PHỤ CHƯƠNG ............................................................................................................. 55

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Liều lượng phân bón cho cây có múi (g/cây/năm)

11


2.1

Nghiệm thức của thí nghiệm

15

3.1

Đặc tính nông học của cây quýt Hồng ở các mật độ khác nhau tại huyện Lai
Vung, tỉnh Đồng Tháp

25

3.2

Diễn biến của hàm lượng Chlorophyll a tổng số (µg/g) trong lá cây quýt Hồng
ở các mật độ trồng và vị trí khác nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

26

3.3

Diễn biến của hàm lượng Chlorophyll b tổng số (µg/g) trong lá cây quýt hồng
ở các mật độ trồng và vị trí khác nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

27

3.4

Diễn biến của hàm lượng Carotenoid tổng số (µg/g) trong lá cây quýt hồng ở

các mật độ trồng và vị trí khác nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

28

3.5

Diễn biến của hàm lượng đường tổng số trong lá cây quýt hồng ở các mật độ
trồng và vị trí khác nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

29

3.6

Đường kính trái quýt Hồng ở các mật độ trồng và vị trí trái khác nhau tại thời
điểm 285 ngày sau khi đậu trái tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

35

3.7

Độ dày vỏ trái ở các mật độ trồng và vị trí trái khác nhau của quýt Hồng trồng
tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

41

3.8

Khối lượng vỏ trái quýt Hồng ở các mật độ trồng và vị trí trái khác nhau tại
huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp


42

3.9

Khối lượng trái quýt Hồng ở các mật độ trồng và vị trí trái khác nhau tại
huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

43

3.10

Đường kính trái ở các mật độ trồng và vị trí trái của quýt Hồng trồng tại
huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

44

3.11

Chiều cao trái quýt Hồng ở các mật độ trồng và vị trí trái khác nhau tại huyện
Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

45

3.12

Hàm lượng TA (%) trong thịt trái quýt Hồng ở các mật độ trồng và vị trí trái
khác nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

46


3.13

Hàm lượng TSS (%) trong thịt trái quýt Hồng ở các mật độ trồng và vị trí trái
khác nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

47

3.14

Hàm lượng Vitamin C (mg/100 g) trong thịt trái quýt Hồng ở các mật độ trồng
và vị trí trái của khác nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

48

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Hiện tượng trái quýt bị chai (*). Đến giai đoạn trưởng thành và chín
nhưng trái quýt không lớn, vỏ trái vẫn giữ màu xanh, rất chậm hay
không chuyển sang màu vàng, trái quýt hơi cứng (Trần Văn Hâu và
ctv.,)


12

1.2

Hiện tượng khô đầu múi trên trái quýt Hồng. Cả phần đầu và cuối múi
quýt bị khô, không có nước (Trần Văn Hâu và ctv., 2009)

13

2.1

Biểu đồ số giờ nắng trung bình/ngày và nhiệt độ trung bình/tháng tại
tỉnh Đồng Tháp từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2010 (Nguồn: Cục
Thống Kê tỉnh Đồng Tháp)

16

2.2

Biểu đồ độ ẩm trung bình/tháng và lượng mưa trung bình/tháng tại
tỉnh Đồng Tháp từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2010 (Nguồn: Cục
Thống Kê tỉnh Đồng Tháp)

16

2.3

Vị trí đo cường độ ánh sáng


18

3.1

Diễn biến cường độ ánh sáng (lux) ở các mật độ trồng của vườn quýt
Hồng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

24

3.2

Diễn biến của cường độ ánh sáng (lux) ở hai vị trí của vườn quýt
Hồng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

24

3.3

Hàm lượng của N (%) trong lá quýt Hồng ở các mật độ trồng khác
nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

30

3.4

Hàm lượng P (%) tổng số trong lá quýt Hồng ở các mật độ trồng khác
nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

31


3.5

Hàm lượng K (%) tổng số trong lá quýt Hồng ở các mật độ trồng khác
nhau nhau huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

32

3.6

Hàm lượng của C (%) trong lá quýt Hồng ở các mật độ trồng khác
nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

33

3.7

Diễn biến sự phát triển đường kính trái ở các mật độ của trái quýt
Hồng trồng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

34

3.8

Diễn biến sự phát triển đường kính trái ở các vị trí của trái quýt Hồng
trồng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

35

3.9


Diễn biến sự phát triển chiều cao trái ở các mật độ của trái quýt Hồng
trồng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

36

3.10

Diễn biến sự phát triển chiều cao trái ở các vị trí của trái quýt Hồng
trồng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

37

x


3.11

Diễn biến tỷ lệ (%) rụng trái của quýt Hồng theo mật độ trồng tại
huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

38

3.12

Năng suất trên cây (kg/cây) của quýt Hồng ở các mật độ trồng khác
nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

39

3.13


Năng suất trên hecta (tấn/ha) của quýt Hồng ở các mật độ trồng khác
nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

40

3.14

Tỷ lệ (%) trái quýt Hồng bị KĐM ở các mật độ trồng và vị trí trái khác
nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

49

xi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KĐM

khô đầu múi

BT

bình thường

NSĐT

ngày sau đậu trái

TA


tổng acid chuẩn độ

TSS

tổng số chất rắn hòa tan

xii


Huỳnh Thị Thảo, 2012. “Ảnh hưởng của mật độ trồng, vị trí trái trên cây lên hiện
tượng khô đầu múi trái quýt Hồng (Citrus reticulata Blanco) tại huyện Lai Vung
tỉnh Đồng Tháp”. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Nông học, Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn:
PGs. TS. Trần Văn Hâu.

TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện nhằm xác định “Ảnh hưởng của mật độ trồng, vị trí trái
trên cây lên hiện tượng khô đầu múi trái quýt Hồng (Citrus reticulata Blanco) tại
huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp”. Thí nghiệm được tiến hành trên vườn quýt Hồng
6 - 8 năm tuổi trồng tại xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp từ 06/2010
đến 04/2011. Mẫu lá và trái được phân tích tại phòng thí nghiệm thuộc bộ môn
Khoa Học Cây Trồng, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học
Cần Thơ. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức lô phụ với lô chính là bốn mật độ
trồng M1 2.500 đến 4.444 cây/ha, M2 1.600 đến 2.500 cây/ha, M3 1.111 đến 1.600
cây/ha M4 816 đến 1.111 cây/ha và lô phụ là hai vị trí trái trên cây (trái xung quanh
bìa tán với khoảng cách 50 cm và trái bên trong tán cây), với bốn lần lặp lại, mỗi lần
lặp lại là một cây quýt Hồng. Trái được khảo sát từ 60 ngày sau khi đậu trái đến khi
thu hoạch, tỉ lệ trái khô đầu múi được xác định tại thời điểm thu hoạch, cường độ
ánh sáng được đo hai lần/tháng vào lúc 10 - 11 giờ trong ngày. Kết quả thí nghiệm

cho thấy cường độ ánh sáng ở vị trí xung quanh bìa tán không bị ảnh hưởng bởi các
mật độ trồng. Cường độ ánh sáng ở vị trí ngoài tán biến động từ 33.000 - 54.000 lux
cao hơn ở vị trí xung quanh bìa tán trung bình 24.000 lux. Mật độ trồng, vị trí trái
không ảnh hưởng đến khối lượng trái, khối lượng vỏ, đường kính trái, chiều cao trái,
TA, TSS, Vitamin C trong thịt trái. Năng suất trái quýt Hồng trên một cây cao nhất ở
mật độ trồng M4 là 121,1 kg/cây, ngược lại năng suất trái quýt Hồng trên hecta cao
nhất ở mật độ M1 là 279 tấn/ha. Mật độ trồng M4 (từ 816 đến 1.111 cây/ha) có tỷ lệ
trái khô đầu múi (30%) cao nhất so với các mật độ khảo sát khác. Cần nghiên cứu ở
các mật độ khác để có tỷ lệ trái KĐM ở mức thấp nhất.

1


MỞ ĐẦU
Đồng Bằng Sông Cửu Long, một vùng đất màu mỡ giàu tiềm năng thích hợp
trồng cây ăn trái. Có nhiều vùng nước ngọt quanh năm phù sa bồi đắp được xem là
vựa trái cây lớn nhất cả nước với đa dạng chủng loại như: Sầu riêng Cái Mơn, xoài
cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn, bưởi Năm Roi Bình Minh… và đặc biệt là quýt Hồng
Lai Vung.
Nói đến huyện Lai Vung là người ta liên tưởng ngay đến trái Quýt Hồng là
đặc sản. Với sắc vàng tươi bên ngoài hấp dẫn và phẩm chất đặc trưng bên trong trái
đã thu hút người tiêu dùng khắp mọi miền đất nước. Ngoài ra quýt Hồng chứa hàm
lượng vitamin C khá cao, vị ngọt, chua nhẹ, hậu không đắng và có mùi thơm đặc
trưng đã tạo nên giá trị cao cho sản phẩm. Trái quýt Hồng được người dân để ăn
tươi và đặc biệt được dùng chưng trên bàn thờ tổ tiên vào dịp tết Nguyên Đán. Vỏ
và lá quýt Hồng có chứa tinh dầu được người dân dùng làm thuốc chữa bệnh. Quýt
Hồng cho sản lượng và giá trị kinh tế khá cao so với nhiều loại trái cây khác trong
khu vực. Do đó, trồng quýt Hồng đã đem lại lợi nhuận cao cho nông dân trong
vùng.
Trong vài năm gần đây, hiện tượng khô đầu múi đã xuất hiện trên trái quýt

Hồng ở rất nhiều vườn gây ảnh hưởng đến phẩm chất và năng suất của loại trái cây
này. Theo điều tra của Trần Văn Hâu và ctv. (2009), 100% vườn quýt Hồng tại
huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp xuất hiện hiện tượng trái khô đầu múi, tỉ lệ cây có
hiện tượng khô đầu múi trong vườn là 47% và tỉ lệ trái có hiện tượng chai trên cây
là 6%.
Việc xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng khô đầu múi là điều hết sức
cần thiết nhằm góp phần quan trọng trong việc xây dựng quy trình canh tác cây quýt
Hồng. Do vậy, đề tài “Ảnh hưởng của mật độ trồng, vị trí trái trên cây lên hiện
tượng khô đầu múi trái quýt Hồng (Citrus reticulata Blanco) tại huyện Lai Vung,
tỉnh Đồng Tháp” nhằm mục tiêu tìm hiểu ảnh hưởng của hai nhân tố mật độ trồng,
vị trí trái trên cây lên hiện tượng trái quýt Hồng bị khô đầu múi.

2


CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP CỦA HUYỆN LAI VUNG
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Huyện Lai Vung nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Tháp, có diện tích 238 ha,
huyện có 12 đơn vị hành chính bao gồm 1 thị trấn và 11 xã với ranh giới hành chính
như sau:
- Phía Đông giáp Thị xã Sa Đéc và huyện Châu Thành.
- Phía Tây giáp thành phố Cần Thơ (ranh sông Hậu).
- Phía Đông Nam giáp huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long.
- Phía Bắc giáp huyện Lấp Vò.
Huyện Lai Vung có vị trí hết sức quan trọng, nằm giữa sông Tiền và sông
Hậu; nằm kề với khu công nghiệp Sa Đéc, ngang khu công nghiệp Trà Nóc (Cần
Thơ) và tiếp giáp với các trung tâm đô thị lớn của vùng như thành phố Cần Thơ,
thành phố Long Xuyên (An Giang) rất thuận lợi cho việc thu hút đầu tư phát triển.

Huyện có quốc lộ 80, quốc lộ 54 đi qua thuận lợi cho việc phát triển giao
thông đường bộ gắn chặt với thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vĩnh Long, An
Giang và các địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam khác.
Huyện Lai Vung là một huyện thuộc vùng ngập nông, nguồn nước ngọt
quanh năm dồi dào, đất đai màu mỡ do phù sa hai con sông Tiền và sông Hậu bồi
đắp nên rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng cây ăn trái có
múi (Võ Văn Vang, 2010).
1.1.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Lai Vung (2010),
tình hình sản xuất nông nghiệp trong huyện thì diện tích trồng lúa là 31.484 ha đạt
sản lượng 190.827 tấn, diện tích trồng cây hoa màu là 2.915 ha đạt sản lượng
25.379 tấn, đất nuôi trồng thuỷ sản 465 ha đạt sản lượng 22.169 tấn, diện tích trồng
cây ăn trái là 3.921 ha, trong đó quýt Hồng chiếm 1.418 ha, 36% so với diện tích
trồng cây ăn trái và sản lượng đạt 43.000 tấn. Qua đó cho thấy quýt Hồng rất có
tiềm năng phát triển kinh tế đối với huyện Lai Vung.
1.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÂY QUÝT HỒNG
Quýt Hồng có tên khoa học là Citrus reticulata Blanco, thuộc giống Citrus,
họ Rutaceae (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994), còn được gọi là quýt Tiều (Trần Thế
Tục và ctv., 1998) là loại trái cây thích hợp với vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
đặc biệt là huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Quýt Hồng có trái to tròn, hơi dẹp, vỏ
mỏng, dễ bóc vỏ, vách múi dai, khi chín có màu vàng cam và hơi có sắc đỏ của

3


gạch nung già, trái có vị ngọt và hơi chua (Vũ Công Hậu, 1999).
Trái quýt Hồng có hình dạng và màu sắc đẹp nên giá trị kinh tế rất cao đặc
biệt là trong dịp Tết Nguyên Đán. Ngoài ra, quýt Hồng được còn được biết đến rộng
rãi do có hương vị thơm ngon, vị chua nhẹ giúp dễ tiêu hoá và tuần hoàn máu, hàm
lượng vitamin C cao, vỏ và dịch quả dùng làm thuốc, thức uống hay bánh kẹo…

1.3 GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRÁI CÂY CÓ MÚI
Trên thị trường trong nước và cả thị trường thế giới, trái cam quýt được ưa
chuộng và sử dụng rộng rãi vì có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
không chỉ dùng để ăn tươi chế biến mà còn có giá trị cao trong y học nhất là trong
trái có chứa nhiều vitamin C (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
Theo Ladaniya (2008), trái cây họ cam quýt chứa nhiều carbohydrat ở ba
dạng: sucrose, glucose, and fructose, ở quýt tỉ lệ ba loại đường này thường là 2:1:1.
Trái cây họ cam quýt có chứa hàm lượng K rất cao và N thấp. Trái cây họ Citrus
còn non được sử dụng để giải độc, trị bệnh lỵ, hạt dùng để chữa bệnh tim (Giovanni
and Giacomo, 2002). Tinh dầu trong vỏ trái quýt khô có tác dụng diệt vi khuẩn
Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Bacillus cereus (Gao và ctv., 2011).
Trong thành phần thịt trái có chứa có chứa 6 - 12% đường, chủ yếu là
sacaroza. Hàm lượng vitamin C trong thịt trái là 40 - 90 mg/ 100g. Các loại acid
hữu cơ chứa trong thịt trái là 0,4 - 1,2%, trong đó có chứa nhiều loại acid có hoạt
tính sinh học cao. Trong trái còn chứa các chất khoáng và dầu thơm (Đường Hồng
Dật, 2003).
1.4 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
1.4.1 Rễ
Theo Đường Hồng Dật (2000) phần lớn cam quýt phân bố ở tầng đất sâu 10 30 cm. Rễ hút tập trung ở tầng sâu 10 - 25 cm. Rễ cam quýt hoạt động mạnh thời kỳ
1 - 8 năm tuổi sau khi trồng, sau đó suy giảm nhiều và tái sinh kém (Trần Thế Tục
và ctv, 1998).
Quýt Hồng thuộc loại rễ trụ có rễ nhánh rất phát triển. có nấm (Micorhiza)
sống cộng sinh ở lớp biểu bì hút nước cung cấp cho cây, đồng thời cung cấp muối
khoáng và một lượng nhỏ các chất hữu cơ và sự phát triển của rễ thường xen kẻ với
sự phát triển của thân cành trên mặt đất. Thường khi rễ hoạt đông mạnh thân cành
sẽ hoạt động chậm và ngược lại. Sự phát triển của bộ rễ thường kéo dài cả sau các
đợt mọc cành rộ. Rễ cam quýt thường mọc cạn, đa số rễ hút chất dinh dưỡng phân
bố gần lớp đất mặt (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
Nhưng theo Nguyễn Văn Luật (2006) rễ cam quýt thuộc loài rễ cọc, tuy
nhiên thời gian đầu rễ cọc mọc sâu xuống dưới nhưng rễ cám hút chất dinh dưỡng là

chủ yếu. Bộ rễ cám phát triển dưới tầng đất mặt dưới độ sâu 50 cm.
4


Bộ rễ cây có múi phát triển trên đất tơi xốp, đủ ôxy. Nếu tỉ lệ ôxy trong đất
dưới 1,2 - 1,5% thì rễ ngừng phát triển. Vì vậy cây có múi không thể mọc tốt nếu
mực nước ngầm quá cao (Vũ Công Hậu, 1999).
Các cây có múi nhân giống bằng hạt có bộ rễ ăn sâu nhưng phân bố hẹp và ít
rễ hút. Do đó ở ĐBSCL, việc trồng cam quýt bằng hạt thường bị ảnh hưởng bởi
mực thủy cấp. Trái lại, cây chiết và cây giâm cành có bộ rễ ăn nông nhưng nhiều rễ
hút và phân bố trên diện tích rộng cho nên ít bị tác hại (Nguyễn Bảo Vệ, Lê Thanh
Phong, 2011).
1.4.2 Thân, cành
Cam quýt thuộc loại thân gỗ dạng bụi hay bán bụi. Cây nhỏ cao khoảng 2 - 8
m, đôi khi có gai. Các cành chính thường mọc ra ở các vị trí trong khoảng 1 m cách
mặt đất. (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994)
Theo Đường Hồng Dật (2000) thì hình thái tán cây có múi rất đa dạng: tán
rộng, tán chặt, tán thưa. Tán có thể có hình tròn, hình cầu, hình tháp, hình phễu,...
Cách phân cành cũng đa dạng: phân cành hướng ngọn, phân cành ngang, phân cành
hỗn hợp... Cành có thể có gai nhất là khi trồng bằng hạt. Tuy nhiên các gai thường ít
phát triển sau giai đoạn ra hoa trái (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
Theo Trần Thượng Tuấn và ctv. (1994) thì trong một năm cây có thể cho 3 4 đợt cành. Tùy theo chức năng của cành trên cây, chúng có thể gọi như sau: cành
cho trái, cành mẹ, cành dinh dưỡng, cành vượt. Nhìn chung, sự phát triển của cành
tùy thuộc vào số trái trong năm, nếu trong năm cây say trái thì năm sau số trái ít đi
vì số lượng cành mọc ra không nhiều. Do đó, cần chú ý tới bồi dưỡng cho cây sau
thu hoạch để giúp cây có đủ dinh dưỡng tạo nhiều cành mới.
1.4.3 Lá
Lá quýt Hồng nhỏ, hẹp, hình xoan, dài 4 - 8 cm, rộng 1,5 - 4 cm màu xanh
đậm bóng ở phía trên mặt và xanh vàng nhạt ở mặt dưới, cuống có cánh nhỏ (Trần
Thượng Tuấn và ctv., 1994). Trong lá quýt có chứa khoảng 0,5% tinh dầu (Nguyễn

Thị Ngọc Ẩn, 1999). Một cây cam quýt khỏe mạnh có thể có 150.000 - 200.000 lá
với tổng diện tích lá 200 m2 (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
1.4.4 Hoa
Hoa cam quýt có hình thuôn tròn, đường kính 2,5 - 4 cm, thơm và thường là
hoa lưỡng tính. Hoa có 4 - 8 cánh (thường là 5) màu trắng. Hoa có 20 - 40 nhị đực
hợp thành từng nhóm dính liền nhau ở đáy. Đầu nướm nhụy cái to, bầu noãn có từ 8
- 15 ngăn (tạo thành các múi) dính liền nhau tại một trục giữa cái, mỗi ngăn 0 - 6
tiểu noãn (tạo thành hạt) (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994).
Trong điều kiện tự nhiên hoa thường mọc ra đầu mùa mưa hoặc trong kỹ

5


thuật xiết nước. Ở ĐBSCL, hoa cây có múi mọc ở cành phát triển vào đầu và cuối
mùa mưa nên cho nhiều vụ trái trong năm (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong,
2011).
Theo Nguyễn Hữu Đống (2003), hoa thường ra đồng thời với cành non, trên
một cây có thể có tới 60 nghìn hoa và chỉ cần 1% hoa đậu là mỗi cây có thể thu
được 100 kg quả. Thời gian từ khi ra hoa đến khi hoa tàn thay đổi tùy giống và điều
kiện khí hậu, trung bình là một tháng. Hầu hết các loại cam quýt đều tự thụ, tuy
nhiên cũng có thể có loài thụ phấn chéo như một số loài quýt, bưởi. Sự thụ phấn
chéo sẽ làm tăng năng suất nhưng trái sẽ có nhiều hạt (Trần Văn Hâu, 2009).
1.4.5 Trái và Hạt
Trái dạng hình cầu hơi dẹp, đường kính 5 - 8 cm, vỏ mỏng dễ lột màu xanh
vàng hay đỏ cam khi chín, nhiều nước màu cam, ngọt. Trái nặng trung bình từ 6 - 7
trái/kg (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994). Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong
(2011), trái cam quýt có 3 phần:
Ngoại quả bì: Là phần vỏ ngoài của trái, gồm biểu bì với lớp cutin dày, lớp
nhu mô, các túi tinh dầu và các khí khổng.
Trung quả bì: Là phần vỏ trong, nằm kế ngoại bì. Đây là các lớp tế bào có

màu trắng, đôi khi có màu vàng hay hồng nhạt (bưởi) dày mỏng tùy loại. vỏ trong
chứa nhiều đường bột, vitamin C và pectin. Khi trái còn non, hàm lượng pectin cao
(20%) giúp trái hút nước dễ dàng.
Nội quả bì: Là các múi bao quanh bởi vách mỏng. Trong múi có nhiều con
tép, chỉ chừa ít khoảng trống cho hạt. Tép múi chứa đầy dịch trái gồm đường và
acid (chủ yếu là acid citric). Khi trái chín, lượng acid giảm dần, lượng đường và
chất thơm tăng lên. Tỷ lệ đường và acid thay đổi tùy loài và điều kiện canh tác
(Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994). Trái có hình cầu dẹp ở hai đầu, đỉnh và đáy trái
lõm, có từ 8 - 14 múi, mỗi múi có từ 0 - 20 hạt hoặc nhiều hơn. Cây có múi đậu trái
nhờ thụ phấn chéo hoặc tự thụ phấn hoặc không qua thụ phấn. Nếu không qua thụ
phấn sẽ hình thành trái không hạt (Đường Hồng Dật, 2000).
Theo Trần Thế Tục và ctv., (1998), hạt cam quýt phần lớn là đa phôi, chỉ
riêng bưởi và các giống lai của chúng là đơn phôi. Hình dạng, kích thước, Khối
lượng, số hạt trong trái và mỗi múi thay đổi tùy giống, thời gian chín của trái cam
quýt biến động từ 7 - 14 tháng kể từ khi thụ phấn. Đối với quýt, thời gian chín của
trái từ 9 - 10 tháng. (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
1.5 NHU CẦU SINH THÁI
1.5.1 Ánh sáng
Cam quýt ưa ánh sáng tán xạ, nhưng phải đủ sáng. Trồng ở nơi bóng rợp
thường bị sâu bệnh phá hoại và tranh chấp dinh dưỡng bởi những cây khác, cây sinh
trưởng không bình thường. Ở những nơi có nhiều ánh sáng, cam quýt có thể trồng
6


dày và sinh trưởng tốt (Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam, 2000).
Theo phạm Văn Côn (2004) cam quýt không ưa ánh sáng mạnh thích ánh
sáng tán xạ có cường độ từ 10.000 - 15.000 lux. Tương ứng với ánh sáng lúc 8 giờ
sáng và 4-5 giờ chiều những ngày quang mây mùa hè. Cường độ ánh sáng thích hợp
trung bình của cam quýt khoảng 2.500 giờ/năm (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 1999).
Trong họ cam quýt thì bưởi tương đối chịu đựng được lượng ánh sáng cao, kế đến là

cam, quýt thích ánh sáng vừa phải (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
Tuy nhiên nếu thiếu ánh sáng cây sinh trưởng kém, khó phân hóa mầm hoa,
ít trái, dẫn đến năng suất thấp (Trần Thế Tục, 2000), Thiếu ánh sáng là nguyên nhân
đầu tiên làm giảm trái ở các cành dưới tán cây. Nhưng trong điều kiện nhiều ánh
sáng dễ làm cho trái bị nám, tăng cường thoát hơi nước làm cho độ ẩm giảm, dù có
tưới nước cũng dao động thất thường (Vũ Công Hậu, 1999).
1.5.2 Nhiệt độ
Theo Vũ Công Hậu (1996), do cam quýt có nguồn gốc á nhiệt đới nên không
chịu được nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp nhưng nói chung chịu nóng tốt hơn chịu
lạnh. Việt Nam không có nhiệt độ thấp làm chết cam quýt nên về nguyên tắc có thể
trồng cam quýt ở bất kỳ nơi nào, miền Nam cũng như miền Bắc.
Cây có múi (cam, quýt, bưởi) có thể sống và phát triển được trong khoảng
nhiệt độ 13 - 38oC, thích hợp nhất là 23 - 29oC. Dưới 13oC cây ngừng sinh trưởng,
dưới -5oC cây sẽ chết (Đường Hồng Dật, 2000).
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến phẩm chất và sự phát triển của trái. Ở nhiệt độ
cao thường làm cho trái chín sớm, ít xơ và ngọt, nhưng khả năng cất giữ kém và
màu sắc chín không đẹp. Ở miền Nam thường có biên độ nhiệt ngày và đêm không
cao nên khi chín vỏ trái thường còn màu xanh, tuy nhiên yếu tố tạo màu sắc khi
chín còn ảnh hưởng bởi giống trồng (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
1.5.3 Nước
Theo Phạm Văn Côn (2004) cây có múi cần nhiều nước ở các thời kì nảy
mầm, phân hóa mầm hoa, thời kì kết trái và trái phát triển. Yêu cầu nước của các
giống loài có khác nhau: chanh cần nhiều nước hơn quýt, quýt cần nhiều nước hơn
cam.
Lượng mưa thích hợp cho các vùng trồng cây có múi trên dưới 2.000 mm.
Nhìn chung lượng mưa ở các vùng sản xuất nông nghiệp nước ta đủ thỏa mãn cho
nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây (Hoàng Ngọc Thuận, 2000).
Theo Trần Thượng Tuấn và ctv., (1994) cho rằng trong kỹ thuật trồng cây có
múi việc cung cấp nước có ảnh hưởng quan trọng đến sự ra hoa của cây. Trong mùa
khô hạn nếu cây nhận được nhiều sẽ cho ra hoa tốt. Phẩm chất nước tưới cũng là

vấn đề cần lưu ý, không dùng nước phèn, mặn để tưới cho cây có múi.

7


1.5.4 Đất
Đất là giá thể cho cây, giữ cho cây không bị lay chuyển. Đất cung cấp nước
và chất dinh dưỡng cho cây. Vì thế đất trồng cây có múi tốt nhất là đất giàu chất hữu
cơ, tơi xốp, thoáng, đủ nước nhưng thoát nước tốt. Nếu lớp đất dưới quá nhiều cát,
nước mất nhanh, cây phát triển không tốt. Lớp đất dưới chứa nhiều sét, ít thấm nước
thì nước dễ bị đọng, làm bộ rễ không phát triển tốt (Nguyễn Hữu Đống, 2003).
Theo Hoàng Ngọc Thuân (2000), đất tốt nhất trồng cam quýt là những đất
bằng phẳng có cấu tượng tốt, nhiều mùn thoáng khí, giữ ẩm tốt. Khi cần dễ tháo
nước và có tầng đất dày (hơn 1 m càng tốt) có mực nước ngầm thấp ( tối thiểu phải
sâu hơn 80 cm) độ pH đất thích hợp trồng cam quýt từ 4 - 8 thích hợp nhất 5,5 - 6.
1.5.5 Mưa và ẩm độ
Theo Vũ Công Hậu (1996), cam quýt là những cây ưa ẩm độ trung bình nên
có thể trồng ở các nước có chế độ mưa khác nhau, nhưng ở các nơi mưa ít thì phải
tưới. Cam quýt không ưa độ ẩm không khí quá thấp, trái ngoài rìa tán thường chất
lượng không bằng ở giữa tán cây do ẩm độ ở đó ổn định hơn. Tất nhiên, ẩm độ cao
quá cũng tạo điều kiện bệnh phát triển nhất là bệnh chảy nhựa thân. Vườn cây cam
quýt ở nơi khô ráo, đủ ánh sáng, bốn phía được che chắn bằng các cây chắn gió
thường phát triển tốt.
1.5.6 Gió
Tốc độ gió vừa phải ảnh hưởng tốt đến lưu thông không khí, điều hòa độ ẩm,
giảm sâu bệnh, cây sinh trưởng tốt. Nhưng tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến khả năng
đồng hóa của cây có múi (Hoàng Ngọc Thuận, 2000)
Gió nhẹ với tốc độ 5 - 10 km/h có tác dụng hạ thấp nhiệt độ của vườn trong
mùa hè, cây được thoáng mát, giảm sâu bệnh. Khi lập vườn cây cũng cần lưu ý
hướng gió có hại (Hướng gió Tây nam ở ĐBSCL) để bố trí cây trồng chắn gió, giúp

điều hòa được không khí trong vườn, giảm đổ ngã, cây thụ phấn tốt trong mùa hoa
nở (Lê Thanh Phong và ctv., 1999)
1.5.7 Nhu cầu dinh dưỡng
Cam quýt cần được cung cấp đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng
NPK cũng như các nguyên tố vi lượng (Trần Thế Tục và ctv., 1998). Cây cam quýt
hấp thu chất dinh dưỡng quanh năm nhưng nhiều nhất là trong thời kỳ nở hoa và khi
cây đã phát triển chồi non. Trong các nguyên tố đa lượng cây hút nhiều nhất là kali,
kế đến là đạm, canxi và lân (Đỗ Thanh Ren, 2003).
 Đạm
Đạm giữ vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, quyết định đến năng
suất, phẩm chất của trái. Đạm xúc tiến sự phát triển cành lá, ít trái rụng, trái lớn đều
8


và cân đối, cây có sản lượng cao trong thời gian dài (Nguyễn Hữu Đống, 2003).
Thừa đạm ảnh hưởng xấu đến chất lượng trái: trái to, vỏ dày, phẩm chất kém, trái
lên mã chậm, màu sắc trái đậm hơn bình thường, hàm lượng vitamin C trong trái
giảm Cây thiếu đạm nhiều thì lá mất diệp lục làm lá ngã sang màu vàng, rụng lá,
trái nhỏ, vỏ mỏng, năng suất giảm (Trần Thế Tục và ctv., 1998).
Theo Trần Văn Hâu (2009) ở cây còn tơ nếu hàm lượng đạm cao trong cây,
làm cây sinh trưởng mạnh, cây cho ra nhiều chồi sinh trưởng hơn là chồi sinh sản.
Ngược lại nếu đạm thấp cây ra hoa nhiều nhưng sự đậu trái và năng suất thấp. Sự
thiếu đạm nghiêm trọng cây sẽ ra ít hoa, hàm lượng đạm trong lá từ 2,5 - 2,7 % sẽ
cho số lượng hoa trung bình nhưng sẽ đậu trái và năng suất cao nhất.
 Lân
Lân rất cần thiết cho cây trong quá trình phân hóa mầm hoa. Thiếu lân cành lá
sinh trưởng kém, lá rụng nhiều, rễ không phát triển được (Phạm Văn Côn, 2004).
Nhu cầu lân của cây có múi tương đối thấp. Khi cây ra hoa và ra đọt mới nhu cầu
lân tăng thêm. Trong những tháng mùa đông cây hấp thụ lân rất ít (Đỗ Ngọc An và
ctv., 1973). Lân có ảnh hưởng rõ rệt đến phẩm chất trái, lân có tác dụng giảm lượng

acid trong trái, nâng cao tỉ lệ đường/acid làm cho hương vị trái thơm ngon, giảm
hàm lượng vitamin C, vỏ trái mỏng, lõi trái chặt không rỗng (Đường Hồng Dật,
2003).
 Kali
Theo Nguyễn Hữu Đống (2003), Kali rất cần cho cây có múi trong thời kì ra
đọt non và trái phát triển mạnh. Kali ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và phẩm chất
trái. Bón đủ kali cây cho trái to, ngọt, chóng chín, vận chuyển và bảo quản tốt. Nếu
bón thừa kali cây cành sẽ sinh trưởng kém, đốt ngắn, cây không lớn được, ngược lại
nếu bón thiếu kali lá bị quăn nhỏ, rụng hàng loạt sau khi ra hoa, chồi non bị thui,
trái nhỏ tỷ lệ kali trong lá thấp. Cung cấp kali vào giai đoạn sắp thu hoạch giúp trái
chín nhanh và màu sắc đẹp hơn (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
Kali làm tăng khả năng hút nước của rễ, điều khiển hoạt động của khí khổng,
tăng cường tính chống hạn, chống rét cho cây, kali xúc tiến quá trình quang hợp, tạo
đường bột và vận chuyển đường bột về cơ quan dự trữ. Bón đủ kali các bó mạch,
mô chống đỡ phát triển đầy đủ khiến cho cây cứng cáp không bị đỗ ngã (Ngô Thị
Đào và Vũ Hữu Yêm, 2005).
1.6 CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CÓ MÚI
Theo Trần văn Hâu (2009) sự phát triển trái của cây có múi theo đường cong
đơn giản, gồm ba giai đoạn như các loại trái cây khác:
(1) Giai đoạn phân chia tế bào: 4- 6 tuần sau khi ra hoa.

9


(2) Sự phát triển kích thước trái:
Chanh: 2- 3 tháng
Cam: hơn 6 tháng
(3) Giai đoạn trưởng thành: ngắn hơn 2 tháng
Một số đặc tính của trái (như kích thước, hình dạng trái, cấu trúc và bề dày
của con tép) được xác định trong hai tháng đầu sau khi ra hoa. Cây mang nhiều trái

ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ phát triển trái.
1.7 KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1.7.1 Chọn giống
Cây có múi là cây ăn quả lâu năm nên việc trồng cây giống tốt, sản lượng
cao là điều rất cần thiết. Để có giống cây có múi tốt, đáp ứng được các yêu cầu của
sản xuất và thị trường, công việc chọn giống cần được tiến hành đồng thời đối với
các giống cây cành ghép cũng như các giống cây gốc ghép (Đường Hồng Dật,
2000).
Chọn giống cam quýt phải chú ý hai điểm chính là tính thích nghi với điều
kiện khí hậu địa phương và đáp ứng được yêu cầu của thị trường (Vũ Công Hậu,
2000)
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011) hiện nay, cây có múi cũng
thường được trồng bằng nhánh chiết từ cây giống ở địa phương. Sau khi chiết khoảng
45 - 60 ngày thấy ra rễ trong bầu chiết có màu ngà, có rễ cấp 2 ra thì có thể cắt nhánh
đem trồng. Một cách chiết khác là gieo hạt đến khi cây con được 1 - 2 năm tuổi thì
chiết ngang thân gần gốc, khi ra rễ thì cắt đem trồng, phương pháp này hạn chế rễ
mọc sâu, tránh ảnh hưởng của mực thủy cấp.
1.7.2 Khoảng cách trồng
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011) Tùy thuộc vào giống, đất
đai, kỹ thuật canh tác, phương pháp nhân giống. Khoảng cách trồng thích hợp của
quýt là 4 x 4 m. một trong những yếu tố hạn chế năng suất của cam quýt ở ĐBSCL
là mật độ trồng quá dày, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Trồng dày cây ra
trái sớm, chóng có thu hoạch, thu lại vốn sớm nhưng trồng dày, độ ẩm trong vườn
cao, sâu bệnh tập trung, ngọn cây vươn lên cao, bóng râm nhiều, sâu bệnh tăng
(Trần Thế Tục, 2000). Không nên trồng quýt Hồng dày quá 2,5 m và thưa quá 4,5
m. Trồng thưa cây cho tàn lớn, trái say và tốt màu. Trồng dày cây ít nhánh, trái thưa,
ánh sáng quang hợp không đều nên trái thường chậm chín (Hoàng Văn Sinh, 2004).
1.7.3 Chăm sóc
 Bồi đắp mô, liếp
Sau khi đặt bầu cây có múi được khoảng sáu tháng thì tiến hành đắp đất thêm


10


vào chân mô để rễ mọc lan ra và mọc cạn. Việc bồi mô tiến hành trong khoảng 2
năm đầu tiên sau khi trồng, mỗi năm làm 1 - 2 lần, từ năm thứ 3 trở đi thì tiến hành
bồi toàn liếp (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994).
Bồi 1 - 2 lần mỗi năm với độ cao bồi từ 3 - 5 cm. Lưu ý rễ cây có múi cần
nhiều ôxy để phát triển, do đó tránh bồi đất quá dày gây nghẹt rễ. Việc bồi liếp có
thể kết hợp đồng thời với giai đoạn xử lí cho cây ra hoa. Đất bồi mô, liếp là đất bùn,
bãi sông hay đất mặt ruộng phơi khô (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
 Bón phân
Phân bón có thể làm tăng năng suất cây trồng khoảng 30 - 35%, đôi khi đạt
đến 50%, sử dụng phân bón hợp lý sẽ làm gia tăng khả năng dự trữ chất dinh dưỡng
của đất, làm cho đất ngày càng tốt hơn (Đỗ Thị Ren, 2003). Phân bón ảnh hưởng
đến phẩm chất trái bao gồm: hình dáng, kích thước trái, Khối lượng trái, cấu trúc
vỏ, độ dày của vỏ, độ nhẵn và màu sắc của vỏ ngoài hoặc phẩm chất bên trong đặc
trưng bằng những yếu tố như lượng nước trái, tổng số chất hòa tan và độ chua (Trần
Thượng Tuấn và ctv., 1994).
Theo Lê Thanh Phong và ctv. (1999), tùy loại đất, giống, tình hình sinh
trưởng của cây và năng suất mong muốn mà quyết định lượng phân bón thích hợp.
Cây cần cung cấp đủ các loại phân đạm, lân, kali, phân hữu cơ và các nguyên tố vi
lượng để cây đạt năng suất cao. Có thể bón phân cho cây có múi về hàm lượng đạm,
lân, kali nguyên chất bón hằng năm cho mỗi cây:
Bảng 1. 1 Liều lượng phân bón cho cây có múi (g/cây/năm)

Năm tuổi

N


P2O5

K2 O

Cây 1 - 3 năm

50 - 150

50 - 100

60

Cây 4 - 6 năm

200 - 250

150 - 200

120

Cây 7 - 9 năm

300 - 400

250 - 300

180

Cây trên 10 năm


400 - 800

350 - 400

240

Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), trong giai đoạn cây con từ
1 - 3 năm tuổi bón lân và kali một lần vào cuối mùa mưa, còn đạm mỗi năm nên
bón 3 - 4 lần, chia đều cho các lần bón, có thể pha vào nước để tưới trong năm đầu
tiên, sau đó thì bón gốc. Cây đang cho trái nên bón tối thiểu là 3 lần: sau khi thu
hoạch trái, trước lúc trổ hoa và sau khi đậu trái.

11


1.8 HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG TRÊN CÂY CÓ MÚI
1.8.1 Hiện tượng rối loạn sinh lý trên cây có múi
Theo Ladaniya (2008) hiện tượng rối loạn sinh lý là sự rối loạn các chức
năng của tế bào, đây là sự kết hợp của các điều kiện bất lợi về môi trường như nhiệt
độ, ẩm độ, dinh dưỡng, bệnh, côn trùng… Hầu hết các hiện tượng rối loạn sinh lý
thì không thể chữa được, ngăn ngừa là biện pháp giải quyết tốt nhất. Hiện tượng rối
loạn sinh lý bao gồm hiện tượng nứt trái (splitting), con tép kết tinh (granulation
hay drystallization hoặc section drying), khô múi (dry juice sac) và nhăn vỏ
(creasing) (Erickson, 1968).
1.8.2 Hiện tượng trái bị chai và khô đầu múi trên cây quýt hồng
1.8.2.1 Trái bị chai
Trái quýt bị chai vỏ quả thường không bóng và láng như trái BT mà nhìn kỹ
có thể thấy vỏ trái hơi nhám, trái quýt bị chai thường tập trung ở những cây tốt và
trồng dày hay những trái nằm khuất phía dưới tán cây. Trái bị chai bắt đầu nhận biết
được khi trái ở giai đoạn “da lươn”, trái bị chai sẽ không chuyển qua giai đoạn chín,

vỏ trái vẫn còn màu xanh, hơi cứng và tất cả các múi quýt bị khô (Trần Văn Hâu và
ctv., 2009).

(*)

Hình 1.1 Hiện tượng trái quýt bị chai (*). Đến giai đoạn trưởng thành và chín nhưng
trái quýt không lớn, vỏ trái vẫn giữ màu xanh, rất chậm hay không chuyển
sang màu vàng, trái quýt hơi cứng (Trần Văn Hâu và ctv., 2009)

1.8.2.2 Trái bị khô đầu múi
Theo Trần Văn Hâu và ctv., (2009) Trái quýt Hồng bị khô đầu múi là đầu
múi quýt bị khô một phần, nửa múi hay cả múi quýt. Trái quýt có hiện tượng khô
đầu múi thường là trái có kích thước lớn, phía trên cuống nhô lên, có nhiều nếp
nhăn, trái quýt bị khô đầu múi nhẹ hơn so với trái quýt bình thường.

12


Hình 1.2 Hiện tượng khô đầu múi trên trái quýt Hồng. Cả phần đầu và phần cuối
múi quýt bị khô không có nước (Trần Văn Hâu và ctv., 2009)

1.8.3 Biện pháp khắc phục hiện tượng khô đầu múi và trái bị chai
Theo Singh và Singh (1980) thì hiện tượng khô đầu múi có thể được hạn chế
bằng cách cân bằng dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần phải có nhiều nghiên cứu và nhiều
thời gian để ứng dụng. Với việc tập trung và kết hợp các yếu tố dinh dưỡng khác
nhau là lối đi để chúng ta khắc phục hiện tượng này. Theo Ladaniya (2008) thu
hoạch đúng độ chín của trái có thể giảm ở mức thấp nhất hiện tượng khô múi.
Để giảm hiện tượng khô trên cây có múi Ritennour và ctv., (2004) khuyến cáo
nên thay đổi kỹ thuật canh tác như bón phân, quản lý nước, sử dụng gốc ghép không
thúc đẩy sự sinh trưởng. Bevington (trích dẫn bởi Trần Văn Hâu và ctv., 2009) cho

biết hàm lượng nước trong trái quýt có tương quan nghịch với hàm lượng đạm trong
lá, trái có hàm lượng dịch quả cao khi được bón đạm ở mức trung bình và để giảm
bớt hiện tượng khô múi Ông khuyến cáo nên tưới nước cho cây nên gắn chặt với
quản lý lượng phân đạm. Theo Singh và Singh (1980) còn cho biết khắc phục hiện
tượng múi quýt bị khô bằng biện pháp phun các chất đa vi lượng cũng làm giảm rối
loạn sinh lý trên cây có múi.

13


×