Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

BẢO TÀNG QUÂN SỰ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.89 MB, 43 trang )

MỤC LỤC
Trang
ĐÔI NÉT VỀ BẢO TẢNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM……………………………………………1
A- NHÀ S2……………………………………………………………………………………….……………2
TẦNG 1 NHÀ S2
I. Tấm bảng đồng sơ lược lịch sử quân sự Việt Nam………………….……………………..……………….2
II. Lịch sử Vua Hùng dựng nước và giữ nước…………………………………………………………..........3
III. Các cuộc kháng chiến, khởi nghĩ tiêu biểu…………………………………………………………..........3
TẦNG 2 NHÀ S2: GIAI ĐOẠN KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 1945-1954………….8
Một số hiện vật có trong phòng trưng bày………………….…………………………………………….......12
B- NHÀ S3: GIAI ĐOẠN KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ 1954-1975…………………………………...16
I- Giai đoạn 1954-1960: Công cuộc xây dựng miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ-Diệm ở miền Nam……...16
II- Giai đoạn 1960-1965: Chống chiến dịch “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ………………………..............18
III- Giai đoạn 1965- 1968: Bảo vệ miền Bắc, đánh bại chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam…..............20
IV- Giai đoạn 1969-1973: Chiến đấu chống chiến lược VN hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh
của Mỹ………………………………………………………………………………………………………...23
V- Giai đoạn 1973-1975: Giải phóng hoàn toàn miền Nam………………………………………………... 25
VI- Một số tấm gương chống Mỹ tiêu biểu…………………………………………………………….. …...26
VII- Bếp Hoàng Cầm – Vua Bếp chiến trường……………………………………………………………....27
VII- Địa đạo Củ Chi………………………………………………………………………………………......28
C- NHÀ S4 …………………………………………………………………………………………………..32
I-Công cuộc đổi mới 1986……………………………………………………………………………............32
II- Bà mẹ Việt Nam anh hung…………………………………………………………………………….......32
KHU TRƯNG BÀY NGOÀI TRỜI ……………………………………………………………………….34
1


BẢO TÀNG QUÂN SỰ VIỆT NAM
Bảo tàng Quân sự Việt Nam (hay BT Lịch sử Quân sự Việt Nam)
Tên tiếng anh: Vietnam Military History Museum
Thời gian mở cửa: Sáng: 8h-11h30; Chiều: 13h-16h30, Trừ thứ 2 & thứ 6.


Website của bảo tàng: />Bảo tàng Quân sự được chia làm 6 nhà và 1 khu trưng bày ngoài trời, cụ thể như sau:
Nhà S1: Phòng bán vé và phòng gửi đồ (mình sẽ gặp ngay ngoài cổng. Giá vé bình thường là 30.000/người,
1 camera là 20.000. Khi dẫn khách nhớ mang thẻ sv sẽ được giảm giá còn 5.000, có khi còn được các chị bán
vé free cho nữa^^)
Nhà S2: Gồm 2 tầng
+ Tầng 1: Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của ông cha từ thời đại Hùng Vương, An Dương
Vương đến trước năm 1930. Chú ý khi đi vào tầng 1 rẽ trái trước và cứ thế đi 1 vòng tròn đến khi ra ngoài
cửa- đúng theo thứ tự sắp xếp các cuộc kháng chiến)
+ Tầng 2: Cuộc kháng chiến chống Pháp 1930-1952 và một phòng riêng là Sa bàn chiến dịch Điện Biên
Phủ.
Nhà S3: Gồm 2 tầng: Kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1954-1975
Nhà S4: Gồm 2 tầng:
Tầng 1: Lực lượng vũ trang nhân dân từ 1975-nay.
Tầng 2: Sa bàn Chiến dịch Hồ Chí Minh và Chuyên đề Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Nhà S5 &S6: Khu làm việc
Và một khu trưng bày ngoài trời.

2


A- NHÀ S2
I. TẤM BẢNG ĐỒNG SƠ LƯỢC LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM (TẦNG 1-NHÀ S2)

Từ trái qua phải tấm bảng giới thiệu lần lượt những cuộc khởi nghĩa, kháng chiến tiêu biểu trong lịch sử quân
sự nước nhà:
-

-

Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc – câu chuyện về Sức mạnh vô địch của Lòng yêu nước và Tinh thần

Đoàn kết toàn dân.
Trận Bạch Đằng, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân ta đánh tan quân Nam Hán nhờ kế sách đầy sáng tạo:
dùng cọc đầu bịt sắt, lợi dụng thủy triều để tiêu diệt địch.
Thời nhà Trần với ba lần chiến thắng vẻ vang trước quân Mông – Nguyên đầy hung hãn.
Từ những ngày đầu xây dựng lực lượng quân đội chống Pháp, cho tới chiến thắng Điện Biên Phủ
lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu và hình ảnh chiếc xe tăng của ta lừng lững tiến thẳng vào Dinh
Độc lập như một biểu tượng vững chắc cho chiến thắng cuối cùng của quân và dân Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy gian khổ.
Hình ảnh trung tâm là Bác Hồ và các anh bộ đội: Đó là Vị lãnh tụ vĩ đại, “Người Cha mái tóc bạc”
của toàn thể nhân dân, cùng những chiến sĩ anh hùng đã hy sinh xương máu vì nền Độc lập của Tổ
quốc.

3


II. LỊCH SỬ VUA HÙNG DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC

II.1. Truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ
-

-

-

Thời xưa ở nước ta, con người ca ngợi sức lao động cải tạo thiên nhiên của mình bằng cách tưởng
tượng ra một hình tượng người khổng lồ có sức đào sông xây núi, dời non lấp biển. Bà Khổng lồ và
ông Khổng lồ làm ra đất (núi) và nước (sông). Đất nước ấy có Chim và Thuồng luồng ở. Rồi Chim và
Thuồng Luồng, vật tổ của người Việt cổ, được nhân cách hoá thành Mẹ Âu (Âu Cơ) và Bố Rồng
(Lạc Long), đôi vợ chồng khổng lồ đã khai sáng lịch sử dân tộc, đẻ ra trăm trứng trong cùng một bọc
nở thành trăm chàng trai khổng lồ xinh đẹp. Mẹ và Bố chia đều con đi ở miền núi, miền biển, thành

ra đồng bào Thượng và Kinh bây giờ.
Mẹ Âu dạy các con làm nương rẫy, trồng lúa ở ven núi, trồng mía trồng dâu ở ven sông, đào giếng,
dệt vải, ép mật, thổi cơm, làm bánh. Bày cách làm ăn, truyền nghề khéo cho các con, mẹ Âu là mẹ
của giống nòi, của đất nước và văn hoá Việt cổ.
Bố Rồng tiêu diệt những con quái vật Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh để cho nhân dân được yên ổn làm
ăn. Bố là tượng trưng cho sức mạnh của cộng đồng Việt cổ đã chinh phục thiên nhiên và dựng nước
trên miền trung du và đồng bằng, tượng trưng cho tinh thần dũng cảm và ý thức làm chủ đất nước của
người Việt cổ. Mỗi khi gặp khó khăn họ gọi :"Bố ơi, về với chúng con !".
Người Thái có Ải Lậc Cậc, người Tày có Pú Lương Quân cũng là những anh hùng khổng lồ khai
sáng đất nước và văn hoá. Đặc biệt người Mường còn giữ được áng sử thi Đẻ đất Đẻ nước gồm hơn
một vạn câu tả lại nguồn gốc của đất, nước, con người và bản mường với một hệ thống thần thoại
tương tự với hệ thống thần thoại Mẹ Âu, Bố Rồng.

II.2.Truyền thuyết Vua Hùng dựng nước và giữ nước
-

Mười tám thế hệ thủ lĩnh bộ lạc Việt cổ, các vua Hùng cùng các mị (con gái), các lang (con trai) và
các con rể đã cùng nhau cai quản đất Văn Lang gồm nhiều bộ lạc liên minh lại.
Cầm đầu liên minh các bộ lạc Việt cổ là vua Hùng, những người đã chuyển dần xã hội từ quyền mẹ
sang quyền cha, những người đã cùng nhân dân giành được những chiến thắng lớn trong sự nghiệp
đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Chung quanh vùng đền Hùng thờ 18 thế hệ thủ lĩnh tối cao, người già còn kể cho chúng ta nghe
những chuyện : vua Hùng chọn đất đóng đô, vua Hùng ra lệnh cho công chúa Bầu chém đầu con voi
bất nghĩa, vua Hùng dạy dân cấy lúa, trồng kê, trồng khoai lang, rau kiệu, trầu cau, vua Hùng dạy dân
săn bằng lưới, khuyến khích các mị nấu cơm thi, các lang làm bánh trái, ThầnTảnViên thắng giặc
Nước và Thánh Gióng giết giặc Ân…

III. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN, KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU

III.1. Kháng chiến chống Triệu Đà (184-179TCN)

-

Sau khi hợp nhất Âu Việt với Lạc Việt, Thục Phán nắm quyền cai quản đất nước, xưng là An
Dương Vương, đổi tên nước là Âu Lạc, xây thành Cổ Loa làm kinh đô. Những sự kiện này xảy ra
vào thế kỷ III, II trước công nguyên.
Lúc này ở Trung Quốc, nhà Tần sụp đổ, nhà Hán mới lên, một viên tướng nhà Tần là Triệu Đà lợi
dụng tình hình đó, xây dựng lực lượng, chiếm đất Quảng Đông và Quảng Tây lập ra nước Nam Việt
đóng đô ở đất Quảng Châu ngày nay và có âm mưu bành trướng xuống phía nam.
4


-

Triệu Đà đã nhiều lần xâm lược Âu Lạc, nhưng Âu Lạc lúc đó có quân tướng giỏi, có thành lũy kiên
cố, có vũ khí tốt, đặc biệt là nỏ liên châu bắn một lần nhiều mũi tên - được coi là “nỏ thần” nên đều
đánh bại Triệu Đà.
Bị thất bại bằng vũ lực, Triệu Đà dùng gian kế “cầu hòa” và cầu hôn công chúa Mỵ Nương cho con
trai là Trọng Thủy, gửi Trọng Thủy ở rể ở kinh đô Cổ Loa. An Dương Vương bị mắc mưu giặc.
Trọng Thủy là một gian tế vừa dùng kế ly gián gây mâu thuẫn trong nội bộ triều đình, lấy cắp bí mật
“nỏ thần”.
Khi chính trị, quân sự Âu Lạc suy yếu, Triệu Đà xuất quân xâm lược. Cuộc chiến đấu của An Dương
Vương lâm vào tình thế bất lợi và nhanh chóng thất bại.
Cuộc chiến bại này làm cho đất nước ta rơi vào ách thống trị của phong kiến Trung Quốc hơn 1.000
năm, thường gọi là thời kỳ Bắc thuộc.

III.2. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống nhà Đông Hán
-

-


-

-

Hai Bà Trưng là con gái Lạc tướng ở huyện Mê Linh ( ngoại thành Hà Nội), thuộc dòng dõi vua
Hùng. Cha mất sớm, mẹ là bà Man Thiệu, một phụ nữ đảm đang, mưu lược một tay nuôi dạy con
khôn lớn.
Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc Tướng huyện Chu Diên (miền sông Đáy, Hà Tây),
một người có chí khí quật cường, nhiệt thành với việc cứu dân cứu nước.
Vào những năm đầu của thế kỷ thứ nhất, bộ máy thống trị của nhà Đông Hán đè nặng lên nhân dân
ta. Năm 34, nhà Đông Hán cử Tô Định – một kẻ tham lam tàn bạo – làm thứ sử kiêm thái thú quận
Giao Chỉ. Không chỉ bóc lột tàn tệ nhân dân ta về kinh tế, nhà Hán còn áp bức về chính trị. Chúng
đào tạo quan lại và tay sai, bắt dân ta phải theo mọi phong tục, tập lệ của chúng, nhằm thực hiện mưu
đồ đồng hoá. Trước tình hình đó, nhân dân ta quyết tâm đứng dậy chống lại chúng. Việc chuẩn bị
khởi nghĩa giao cho Thi Sách. Các tướng sĩ cùng bà Man Triệu đã vận động tổ chức đông đảo quân
ngũ dưới ngọn cờ cứu nước.
Mùa xuân năm 40, khí thế khởi nghĩa đang sục sôi trong cả nước thì Tô Định đã giết Thi Sách. Hành
động tàn bạo của Tô Định và lòng căm thù cao độ làm cho bà Trưng Trắc quyết tâm khởi nghĩa để trả
thù nhà, đền nợ nước. Tháng 3 năm Canh Tý, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị tập hợp các Lạc
Hầu, Lạc Tướng kêu gọi quân dân đứng lên chống lại quân Đông Hán. Hai Bà dựng cờ khởi nghĩa ở
cửa sông Đáy, Phúc Thọ. Khi phát động khởi nghĩa, Bà tuyên thệ bốn điều:
+ Một xin rửa sạch nước thù
+ Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
+ Ba kẻo oan ức lòng chồng
+ Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này.
Trước sự tiến công ồ ạt của nghĩa quân, quân Đông Hán đã bị thất bại. Bà lên ngôi vua phong quan
tước cho các thủ lĩnh, tướng sĩ. Sau đó vua Quang Võ nhà Hán sai Mã Viện, Lưu Long và Đoàn Chí
sang xâm lược lần nữa. Bà cùng toàn quân toàn dân kiên quyết kháng chiến. Nhưng thế yếu, quân ta
đã thua nhiều trận lớn. Hai Bà đã gieo mình xuống dòng sông Hát tử tiết, để lại đời sau một tấm
gương quật cường của người phụ nữ Việt Nam.


III.3. Trận Bạch Đằng 938 đại phá quân Nam Hán (Ngô Quyền)

5


Mượn cọc nhọn và thuỷ triều
-

-

-

-

Ngô Quyền cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống
lòng sông Bạch Đằng. Khi thuỷ triều lên, bãi cọc không
bị phát lộ. Ngô Quyền dự định nhử quân địch vào khu
vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống
cho thuyền địch mắc cạn mới giao chiến.
Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng,
vùng cửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền của do
Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ
Bạch Đằng.
Quân Nam Hán thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền
nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống liền hùng hổ
tiến vào. Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên
thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, ông mới hạ
lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của Nam
Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công

dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, còn Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ.
Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Từ đó nhà
Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Tĩnh Hải quân.
Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa (Đông
Anh, Hà Nội ngày nay).
Sau này trong Trận Bạch Đằng, 1288, Trần Hưng Đạo đã vận dụng lối đánh này để đánh thắng quân
Nguyên Mông.

III.4. Năm 1288 thắng chống quân Mông Nguyên lần 3 (Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc
Tuấn)
Trận Bạch Đằng
- Những cọc nhọn được cho là đã được quân Đại Việt dùng để
tiêu diệt thủy quân Nguyên. Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam.
- Tại sông Bạch Đằng, quân Đại Việt bố trí một trận địa cọc
ngầm. Một lực lượng lớn bộ binh Đại Việt lại trú tại Tràng Kênh
chờ đánh vào sườn phải quân Nguyên khi họ vào sông Bạch
Đằng, còn một lực lượng lớn nữa trú tại khu rừng bên tả ngạn
sông sẽ đánh vào sườn trái đối phương. Thủy quân Đại Việt thì
ẩn náu trên các sông khác thông với sông Bạch Đằng.
- Sáng ngày 9 tháng 4 năm 1288, thủy quân Nguyên tiến vào sông
Bạch Đằng, thấy thủy quân Việt liền đuổi đánh, song va phải các
cọc ngầm và bị chặn lại. Quân Đại Việt từ khắp các hướng đổ ra
đánh. Đích thân vua Trần và Trần Hưng Đạo cầm quân tham
chiến. Quân Đại Việt đã bắn rất nhiều mũi tên vào quân Nguyên.
Thủy triều rút làm cho số thuyền bị cọc nhọn làm vỡ càng tăng.
Đến chiều, toàn bộ cánh quân thủy của quân Nguyên bị tiêu diệt.
Cọc nhọn trưng bày tại BT Quân sự

III.5. Cuộc kháng chiến chống Tống 1077 (Lý Thường Kiệt)

6


-

Năm 1077, hơn 300000 quân nhà Tống (Trung Quốc) do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược Đại Việt (tên
nước Việt Nam thời đó).
Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến tại sông Như Nguyệt (sông Cầu) để chặn địch. Quân của Quách
Quỳ đánh đến sông Như Nguyệt thì bị chặn. Nhiều trận quyết chiến ác liệt đã xảy ra tại đây nhưng
quân Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ viện binh.
Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở phía nam bờ sông
Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ trên. Nhờ thế tinh thần binh sĩ lên rất cao.
Lý Thường Kiệt liền cho quân vượt sông, tổ chức một trận quyết chiến, đánh thẳng vào trại giặc.
Phần vì bất ngờ, phần vì sĩ khí quân Đại Việt đang lên, quân Tống chống đỡ yếu ớt, số bị chết, bị
thương đã hơn quá nửa. Lý Thường Kiệt liền cho người sang nghị hòa, mở đường cho quân Tống rút
quân về nước, giữ vững bờ cõi nước Đại Việt (Việt Nam).

III.6. Cuộc kháng chiến chống Minh (sự kiện Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo – Bản tuyên
ngôn độc lập thứ 2 trong lịch sử dân tộc)
-

-

Tác giả Bình Ngô Đại Cáo là Nguyễn Trãi - khai quốc công thần của nhà Hậu Lê. Ông tuy không
tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu, nhưng cũng theo phò Bình định Vương Lê Lợi từ
khi nghĩa quân Lam Sơn còn ở thế yếu trước sự đàn áp của quân Minh, đã vạch ra nhiều kế sách giúp
cho nghĩa quân Lam Sơn thu phục nhân tâm và giành được ưu thế trên chiến trường. Tương truyền,
ông là người nghĩ ra kế sách viết dòng chữ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” (Lê Lợi làm vua,
Nguyễn Trãi làm tôi thần) trên lá cây, tạo ra như một điềm trời, khẳng định về yếu tố "thiên mệnh"
cho Lê Lợi, làm lòng người nhanh chóng hướng về nghĩa quânLam Sơn.

Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ đã phong thưởng cho Nguyễn Trãi là bậc cao trọng nhất bên văn quan,
ông được ban quốc tính (tức được mang họ vua, họ Lê), tước Hầu (Quan Phục Hầu) chỉ kém tước
Công một bậc. Trên thực tế ông vừa là cố vấn, vừa là quân sư, nhà chính trị, tài kiêm văn võ rất thân
với vua.

III.7. Cuộc kháng chiến chống Thanh (Quang Trung-Nguyễn Huệ)
-

-

-

-

Đêm trừ tịch (30 tết), quân Tây Sơn xuất phát.
Đạo quân do Quang Trung chỉ huy vượt sông
Giao Thuỷ đánh đồn Gián Khẩu của quân cần
vương nhà Lê. Quân Lê tan vỡ, Hoàng Phùng
Tứ bỏ chạy.
Ngày 3 tháng giêng, quân Tây Sơn tiến đến Hà
Hồi cách Thăng Long khoảng 20 km. Quang
Trung cho quân vây chặt đồn rồi sai bắc loa
kêu gọi quân Thanh đầu hàng. Quân Thanh bị
bất ngờ trước sự áp sát quá nhanh của quân
Tây Sơn, không kịp kháng cự, đều ra hàng.
Ngày 4 tháng giêng, Quang Trung tiến đến đồn
Ngọc Hồi. Hứa Thế Hanh ở đây nghe tin đồn
Hà Hồi bị diệt vội báo về Thăng Long. Tôn Sĩ
Nghị vội điều Thang Hùng Nghiệp mang quân
ra tăng viện, lại đặc sai 20 kỵ binh phải thay nhau

Tượng Quang Trung-Nguyễn Huệ
chạy đi chạy lại báo cáo tình hình.
Hạ xong đồn Khương Thượng, ngay trong đêm mùng 4, đô đốc Long tiến vào bắn phá đồn Nam
Đồng ở phía tây thành Thăng Long. Khi Tôn Sĩ Nghị nhận được tin báo việc đồn Khương Thượng
7


-

-

thất thủ thì đô đốc Long đã diệt xong đồn Nam Đồng và tiến vào đánh bản doanh của Nghị ở Thăng
Long. Tôn Sĩ Nghị vội vàng tháo chạy.
Mờ sáng mùng 5, 100 voi chiến Tây Sơn tiến lên. Ngựa quân Thanh sợ voi lui lại, giẫm lên nhau, lùi
về đồn. Quân Thanh không dám ra nữa, cố thủ trong đồn bắn ra. Quang Trung chia tượng binh làm
hai cánh, một cánh vòng qua sau đồn Ngọc Hồi, đóng phía đông đê Yên Duyên để chặn đường địch
rút; cánh kia dùng mộc tẩm rơm ướt tiến lên hãm đồn. Đại bác quân Thanh bị vô hiệu lực. Quân Tây
Sơn tiến vào đồn hỗn chiến. Đại Nam chính biên liệt truyện mô tả, quân Thanh không chống nổi chạy
tản ra tứ phía, lại giẫm phải địa lôi chính mình đặt từ trước nên bị chết rất nhiều. Đồn Ngọc Hồi bị
quân Tây Sơn thiêu cháy.
Chiều mồng 5 tết, Quang Trung và đô đốc Bảo tiến vào Thăng Long trong sự chào đón của nhân dân,
đô đốc Long ra đón rước vào thành. Đại Nam chính biên liệt truyện mô tả, áo bào của Quang Trung
sạm màu khói sung.

Hình ảnh các sĩ phu yêu nước tiêu biểu cuối thế kỷ XIX- đầu XX

8


GIAI ĐOẠN KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

(Tầng 2-nhà S2)
Tầng 2 nhà S2-Bảo tàng Quân sự trưng bày những hiện vật, hình ảnh, tư liệu liên quan đến cuộc
kháng chiến trường kỳ chống TD Pháp của quân dân Việt Nam.
Phòng trưng bày bao gồm các phần chính sau:
+ Về chủ trương, đường lối của Đảng, thể hiện bằng nhóm hiện vật bàn ghế, đèn măng xông, tài liệu, nghị
quyết lãnh đạo...
+Về hình ảnh bộ đội cụ Hồ thể hiện qua hành trang chiến sỹ Điện Biên, với mũ nan, bát gỗ, tranh cổ động,
bản tin tuyên truyền trên dù, các phương tiện vận tải, công binh mở đường…. Bên cạnh đó là hình ảnh về
dân công thể hiện qua chiếc xe đạp thồ trên 300kg vượt đèo dốc và các phương tiện vận chuyển như quang
gánh, lừa ngựa, xe bò…
+ Phần trưng bày thất bại của địch được thể hiện qua các loại vũ khí, trang bị bộ đội ta thu được của địch tại
Điện Biên Phủ. Đặc biệt có sưu tập hiện vật là các loại phù hiệu các đơn vị lính Pháp tham chiến tại Điện
Biên Phủ.
Bài viết dưới đây cung cấp cho các Kids kiến thức sơ lược về Chiến cục Đông Xuân 1953-1954 và Chiến
dịch Điện Biên Phủ nhằm phá tan kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân
Pháp, buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng vào tháng 5 năm 1954, đồng thời góp phần dưa Hội
nghị Giơ ne vơ về đến Đông Dương thành công. Dưới bài viết là hình ảnh minh họa các hiện vật, hình ảnh,
tư liệu có trên tầng 2 nhà S2 Bảo tàng Quân sự VN.
1. Chiến cục Đông Xuân 1953-1954
a. Tình thế chiến trường Đông Dương năm 1953.
* Với quân đội Pháp:
Sau 8 năm tiến hành chiến tranh Đông Dương(19451953), quân Pháp đã bị sa lầy và suy yếu nghiêm trọng
trong một cuộc chiến không có lối thoát.
+ Các chiến dịch liên tục bị thất bại, số quân thiệt hại từ
đầu cuộc chiến đã lên đến 390.000 quân, tiêu tốn 2.000
tỉ Phrăng, vùng chiếm đóng bị thu hẹp. Quân Pháp một
mặt phải tập trung lực lượng để mong xoay chuyển tình
thế, mặt khác lại phải lo phân tán quân để chiếm đất
giành dân, đối phó với du kích.
+ Chi phí cho chiến tranh ngày càng cao làm cho nền

kinh tế tài chính Pháp kiệt quệ. Tình hình chính trị xã
hội bất ổn, nhiều chính phủ lập lên đổ xuống nhiều lần.
Nước Pháp hầu như không còn đủ sức chịu đựng gánh
nặng chiến tranh Đông Dương.
-> Pháp muốn tìm kiếm một thắng lợi quân sự nhất
định để rút khỏi chiến tranh trong danh dự.
* Với quân đội Việt Nam:

9


Lực lượng kháng chiến của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, đã giải phóng nhiều khu vực
rộng lớn ở Tây Nguyên, khu 5, các tỉnh Cao-Bắc-Lạng...
và nhiều khu vực ở đồng bằng Bắc bộ, kiểm soát hơn 2/3 lãnh thổ.
-> Trước tình hình đó, để cứu vãn tình thế, Pháp tranh thủ thêm viện trợ của Mỹ, tập trung mọi cố gắng đẩy
mạnh chiến tranh hòng tìm ra một lối thoát “trong thắng lợi”.
- Ngày 7/5/1953, với sự thỏa thuận của Mỹ, Pháp cử tướng Henri Navarre sang Đông Dương làm tổng chỉ
huy quân viễn chinh Pháp. Kế hoạch quân sự Nava ra đời.
b. Kế hoạch Nava
Kế hoach quân sự Nava là kế hoạch chiến lược có quy mô rộng lớn, thể hiện sự cố gắng lớn nhất và cũng là
cuối cùng của quân đội Pháp, có sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược tại
Đông Dương.
Kế hoạch gồm hai bước:
• Bước thứ nhất: Thu đông 1953 và xuân 1954 giữ thế phòng ngự ở miền Bắc, thực hiện tiến công
chiến lược ở Trung Bộ và Nam Đông Dương nhằm chiếm đóng ba tỉnh ở đồng bằng Liên khu 5; đồng
thời tập trung binh lực xây dựng một đội quân cơ động lớn đủ sức đánh bại các đại đoàn chủ lực Việt
Minh.
• Bước thứ hai: Từ Thu Đông năm 1954: dồn toàn lực ra miền Bắc để giành thắng lợi quân sự quyết
định, buộc Việt Minh phải chấp nhận điều đình theo những điều kiện của Pháp, nếu khước từ, quân
cơ động chiến lược của Pháp sẽ tập trung mọi nỗ lực loại trừ chủ lực Quân đội Nhân dân Việt Nam.

c. Các cuộc tiến công chiến lược trong Đông Xuân 1953-1954
STT Chiến dịch

Thời gian

Kết quả

Hoạt động đối phó của TD
Pháp

1

Chiến dịch Lai 10/12/1953
Châu

Loại khỏi vòng chiến đấu Nava điều 6 tiểu đoàn cơ động
24 đại đội địch, giải phóng từ đồng bằng Bắc Bộ chi viện
Lai Châu, uy hiếp Điện cho Điện Biên Phủ, biến đây
Biên Phủ.
thành nơi tập trung binh lực thứ
2.

2

Chiến
dịch Đầu
tháng Tiêu diệt 3 tiểu đoàn Âu- Nava buộc phải tăng cường
Trung Lào
12/1953
Phi, giải phóng Thà Khẹt, quân cho Sênô, biến đây thành

uy hiếp Savanakhét và nơi tập trung binh lực thứ 3.
Sênô.

3

Chiến
dịch Cuối
tháng Giải phóng Phong-xa-lì, uy Nava điều quân từ Bắc Bộ uy
Thượng Lào 1/1954
hiếp Luông- Pha-Băng.
hiếp
Luông-Pha-Băng

Mường Sài, biến nơi đây thành
nơi tập trung binh lực thứ 4.

4

Chiến dịch Tây Đầu
tháng Loại khỏi vòng chiến đấu Pháp tăng cường lực lượng cho
Nguyên
2/1954
2000 địch, giải phóng Kon- Playku, biến nơi đây thành nơi
tum, uy hiếp Playku.
tập trung binh lực thứ 5.

* Kết quả và ý nghĩa:
10



+Buộc Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó với ta. Kế hoạch Nava bước đầu phá sản.
+ Chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho ta mở cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ
2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)
Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 55 ngày đêm, là trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh Đông Dương
lần thứ nhất diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, châu Điện Biên, tỉnh Lai Châu giữa quân đội Pháp và Quân
đội Nhân dân Việt Nam. Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 –
1954 của Việt Nam. Bằng thắng lợi quyết định này, phe Việt Minh do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã
giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu
hàng vào tháng 5 năm 1954,góp phần dưa Hội nghị Giơ ne vơ về đến Đông Dương thành công.
Trên phương diện quốc tế, trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa
châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc châu Âu.
a. Hoàn cảnh lịch sử:
* Về phía địch:
- Điện Biên Phủ là thung lũng rộng lớn ở phía tây rừng núi Tây Bắc , gần biên giới Lào; có vị trí chiến lược
then chốt ở Đông Dương và Đông Nam Á -> Pháp cố nắm giữ.
-> Na-va cho xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, bao gồm 16.200
quân, đủ loại binh chủng, được bố trí thành ba phân khu với 49 cứ điểm. Pháp và Mỹ coi Điện Biên Phủ là
“một pháo đài bất khả xâm phạm”, trung tâm điểm của kế hoạch Na -va.
* Về phía ta:
- Tháng 12/1953, Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng
Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Bắc Lào.
- Ta huy động một lực lượng lớn chuẩn bị cho chiến dịch, khoảng 55.000 quân, hàng chục ngàn tấn vũ khí,
đạn dược; lương thực, cùng nhiều ô tô vận tải, thuyền bè… chuyển ra mặt trận.
- Đầu tháng 3-1954 công tác chuẩn bị hoàn tất , ngày 13-3-1954 ta nổ súng tấn công .
b. Diễn biến :
Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra qua 3 đợt:
Đợt 1, từ ngày 13/03 đến 17/03/1954:Ta tiến công tiêu diệt các căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc,
loại khỏi vòng chiến 2.000 địch.
Đợt 2, từ ngày 30/03 đến 26/04/1954:
+ Ta đồng loạt tiến công phía đông khu Trung tâm Mường Thanh như E1, D1, C1, C2 ,A1 …,chiếm phần

lớn các căn cứ của địch, tạo điều kiện bao vây, chia cắt, khống chế địch.
+ Mỹ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử ở Điện Biên Phủ.
+ Ta khắc phục khó khăn về tiếp tế, quyết tâm giành thắng lợi.

11


Đợt 3, từ ngày 01/05 đến 07/05/1954:
+ Ta tiến công khu Trung tâm Mường Thanh và phân
khu Nam, tiêu diệt các căn cứ còn lại của địch.
+ Chiều 7/5, ta đánh vào sở chỉ huy địch.
+ 17 giờ 30 ngày 07/05/1954, Tướng Đơ Ca-xtơ-ri
cùng toàn bộ Ban tham mưu địch đầu hàng và bị bắt
sống.
- Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ
nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện
cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi .

c. Kết quả:
Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 19531954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ:
+Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 128.000 địch, 162
máy bay, thu nhiều vũ khí.
+ Giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Riêng tại Điện
Biên Phủ, ta loại khỏi vòng chiến 16 200 địch, bắn rơi
62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến
tranh.
+Đập tan kế hoạch Na va .

Lược đồ diễn biến chiên dịch Điện Biên Phủ
d. Ý nghĩa:

+Thắng lợi cùa cuộc Tiến công chiến lược Đông
– Xuân 1953 – 1954 và Chiến dịch lịch sử Điện
Biên đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va.
+ Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của
Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở
Đông Dương.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh
ngoại giao của ta giành thắng lợi.

Bộ đội ta phất cờ trên nóc hầm
của tướng DE CASTRIES

12


MỘT SỐ HIỆN VẬT CÓ TRONG PHÒNG TRƯNG BÀY (Tầng 2-Nhà S2)

Bộ bàn ghế làm bằng gỗ lim được bảo tàng
sưu tầm năm 1959. Đây là bộ bàn ghế đặt tại
phòng làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
tại Bản Quyên, Định Hóa, Thái Nguyên trong
kháng chiến chống Pháp. Đây là bộ bàn ghế
chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Võ
Nguyên Giáp cùng với quân ủy Trung ương làm
việc, bàn những vấn đề về quân sự, xây dựng
lực lượng vũ trang, phương án tác chiến.
XE ĐẠP THỒ
Ông Ma Văn Thắng- Đoàn trưởng đoàn xe đạp
thồ tỉnh Phú Thọ đã lãnh đạo đoàn với quân số
100 người, với nhiệm vụ chở gạo từ kho Âu

Lâu, km số 10 Yên Bái lên kho đóng ở đèo Pha
Đin, đường dài 200 km qua 12 chiếc cầu qua
suối và đèo dốc. Ông đã sử dụng chiếc xe này
lập kỷ lục chở 10 chuyến gạo với năng suất từ
370 kg đến 400 kg một chuyến, từ ngày 10
tháng 1 đến ngày 10 tháng 5 năm 1954.
Kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Ma Văn
Thắng được tặng Huân chương Chiến công
hạng ba và hai bằng khen. Đoàn xe đạp thồ T 20 được tặng thưởng lá cờ" Nông lâm Quốc tế".
Hình ảnh về chiến sĩ bộ đội cụ Hồ: thể hiện
qua hành trang chiến sỹ Điện Biên, với mũ nan, bát gỗ,
tranh cổ động, bản tin tuyên truyền trên
dù….và một số hình ảnh tư liệu khác như:

+Bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn huy hiệu Chiến sĩ
Điện Biên cho các chiến sĩ tiêu biểu trong Chiến dịch
Điện Biên Phủ năm 1954.
+ Bức ảnh chiến sỹ Điện Biên sử dụng Bếp Hoàng
Cầm.
+ Bức ảnh giao lưu văn hóa văn nghệ của các chiến sỹ tại mặt trận.
13


Phần trưng bày về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Một số quân hàm sĩ quan phù hiệu quân đội Pháp ta
thu được sau Chiến thắng Điên Biên Phủ

Một số vũ khí, trang bị của địch ta thu được
tại chiến trường Điện Biên Phủ


14


Cánh quạt máy bay vận tải của địch bị quân đội
Việt Nam phá hủy tại sân bay Đồ Sơn
Á
o

giáp Mỹ nặng 32kg, do Mỹ viện trợ cho Pháp
dùng trong trận Điện Biên Phủ.

Một số phương tiện sinh hoạt của sỹ quan Pháp
ta thu được ở hầm chỉ huy Đờ cát tơ ri (De Castries)

15


Binh đoàn cơ động số 100 của Pháp bị tiêu diệt ở
An Khê - Bắc Tây Nguyên

Một đoàn xe lửa của địch trúng mìn bốc cháy
trên đường 5

B- NHÀ S3
GIAI ĐOẠN KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ 1954-1975
I- Mốc lịch sử 1954-1960: Công cuộc xây dựng miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ-Diệm ở
miền Nam.

16



1. Tình hình Việt Nam
1.1. Miền Bắc

17


Sau khi hiệp định được kí kết, thực dân Pháp cố tình trì hoãn rút quân. Ta đã đấu tranh buộc quân Pháp
phải rút khỏi Hà Nội vào ngày 10 tháng 10 năm 1954.

18


Ngày 01/01/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về đến Hà Nội.
Trong khi rút quân, thực dân Pháp đã phá họai cơ sở hạn tầng kinh tế ở miền Bắc, đồng thời chúng cùng
với Mĩ – Diệm dụ dỗ, cưỡng bức gần một triệu đồng bào Công giáo vào miền Nam.
Ngày 13/5/1955, quân Pháp hoàn toàn rút khỏi miền Bắc nước ta.

19


1.2. Miền Nam
Chúng ta thực hiện nghiêm chỉnh việc đình chiến, tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực.
Trước khi Hiệp định được kí kết, Mĩ đã ép Pháp phải đưa tay sai của Mĩ là Ngô Đình Diệm vào chính phủ
bù nhìn của Bảo Đại. Sau đó, Mĩ đã không kí vào bản cam kết thực hiện Hiệp định.
Hai ngày sau khi Hiệp định được kí kết, ngoại trưởng Mĩ đã tuyên bố can thiệp vào miền Nam Việt Nam
để “ngăn chặn sự bành trướng của Chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á”.
Ngày 14 tháng 5 năm 1956, Chính phủ Pháp thông báo sẽ rút hết quân viễn chinh ở miền Nam về nước,
trút bỏ trách nhiệm thi hành nhiều điều khoản còn lại của hiệp định, trong đó có việc tổ chức tổng tuyển cử

ở hai miền Nam Bắc cho chính quyền Ngô Đình Diệm.
=> Miền Nam rơi vào tay đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai.

20


2. Công cuộc xây dựng miền Bắc (1954-1960)
a) Trong thời kì khôi phục Kinh tế (1954-1957)
Khẩn trương khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh là nhiệm vụ trung tâm, nặng nề của
nhân dân miền Bắc sau tháng 7- 1954. Kế hoạch khôi phục kinh tế trong 3 năm (1955-1957) là phấn đấu
đạt các chỉ tiêu kinh tế trước chiến tranh.
Về kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp và các cơ sở hạ tầng của nền kinh tế đều bị thiệt hại nghiêm trọng
bởi chiến tranh. Trong nông nghiệp, hơn 1.400.000 hécta đất bị bỏ hoang, hàng chục vạn nông dân không
nhà ở, nhiều công trình thủy lợi bị thực dân Pháp tàn phá...Trong công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp máy
móc thiếu, hoặc quá lạc hậu. Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng nói chung bị tàn phá nghiêm trọng.
Trong Nông nghiệp: Thực hiện cải cách ruộng đất. Do nông dân thực sự được quyền sở hữu ruộng đất và
do các chính sách khuyến nông như, thủy lơi, phân bón, sức kéo... nền nông nghiệp được phục hồi nhanh
chóng.
Trong Công nghiệp: Hầu hết các cơ sở sản xuất cũ được khôi phục, hơn 50 cơ sở mới, chủ yếu thuộc
ngành sản xuất tiêu dùng được xây dựng; khu vực công nghiệp tư nhân bao gồm các cơ sở sản xuất tư bản
tư doanh và tiểu thủ công nghiệp được khuyến khích phát triển sản xuất.
Về văn hoá giáo dục: Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học được tiêu chuẩn hóa một bước. Hơn 1
triệu người được xoá nạn mù chữ.
Hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được nhà nước quan tâm xây dựng. Những nạn dịch rất
phổ biến ở miền Bắc như đau mắt hột, sốt rét… không còn xuất hiện nhiều như trước nữa.


Kết quả bước đầu:

+ Nền kinh tế miền Bắc được phục hồi, phát triển với sự hiện diện của nhiều thành phần kinh tế.

+ Trên 10 vạn người thất nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng và các thị xã, thị trấn trên miền Bắc đã có việc làm
ổn định.
+Đời sống nhân dân dần được nâng cao.


Khuyết điểm hạn chế:

+ Những sai lầm trong khi thực hiện cải cách ruộng đất ảnh hưởng lớn đến tư tưởng quần chúng nhân dân,
nhất là tầng lớp tư sản, tiểu tư sản, trí thức.
+ Lực lượng trong và ngoài nước lợi dụng tình hình đó đã đẩy mạnh hoạt động thổ phỉ ở một số vùng
miền núi, gây bạo loạn ở một số nơi ở vùng đồng bằng; nhóm Nhân văn giai phẩm ra nhiều ấn phẩm
chống lại vai trò lãnh đạo của Đảng.
b) Trong thời kì cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958-1960)
Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Trung ương Đảng (tháng 11-1958) vạch chủ trương thực hiện cải
tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế nông dân cá thể, tư bản tư doanh, tiểu thương tiểu
chủ, và thợ thủ công, đồng thời ra sức xây dựng, phát triển thành phần kinh tế quốc doanh.
● Kết quả:

21


tế toàn dân và tập thể thành vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế quốc dân.
+ Văn hóa, giáo dục cũng thu được nhiều thành tựu to lớn. Số học sinh phổ thông ở các cấp I, II, III và số
sinh viên đại học tăng từ 2 đến 4 lần so với năm học 1956-1957. Số nữ sinh và học sinh các dân tộc miền
IIlịch sử
1960-1965:
núi Mốc
đến trường
ngày
càng đông.Chống chiến dịch “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.


1.
Mỹthống
tiến hành
chiếnsóc
lược
miền
(1961-1965)
+ Hệ
y tế chăm
sức“Chiến
khỏe chotranh
cộng đặc
đồngbiệt”
phát ởtriển
kháNam
nhanh.
Số cơ sở điều trị, điều dưỡng,
nhà hộ sinh tăng hơn 10 lần so với năm 1956. Các bệnh dịch lây lan với quy mô và phạm vi lớn ở miền
Để
thấtkhông
bại hoàn
Bắctránh
căn bản
còn toàn
nữa. ở miền Nam Việt Nam sau cuộc "Đồng khởi" (1959-1960), Mỹ buộc phải thay
đổi chiến lược, từ chiến lược "Chiến tranh đơn phương" (l954-1960) sang chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"
(1961-1965).
+ Hệ thống chính trị được củng cố, hoàn thiện. Hiến pháp mới của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã
được ban hành ngày 1-1-1960. Cơ quan hành chính các cấp từ trung ương đến cơ sở tuy giảm về số lượng

*biên
Phong
trào Đồng
khởi
chế, nhưng
hiệu quả
công tác lại được nâng cao hơn trước.

nhân
+ Nguyên
Lực lượng
vũ trang cách mạng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đến năm 1960, về căn bản,
quân và dân miền Bắc đã tiêu trừ xong lực lượng phỉ và bọn bạo loạn.
-Do đế quốc Mỹ đã chà đạp trắng trợn một cách thô bạo lên độc lập chủ quyền của dân tộc ta.
+Từ 1957-1959
Mỹ 3- Diệm
đã thứ
tăngnhất
cường
chính sáchvàkhủng
sách “tố cộng”,
diệt mạo
cộng”
Thực
hiện kế hoạch
năm lần
(1955-1957)
3 nămbố,
lầnvới
thứcác

haichính
1 (1958-1960)
đã làm“diện
để
đàn
áp
cách
mạng
miền
Nam.
miền Bắc thay đổi.
+Đặc biệt tháng 5/1959 chúng cho ra đời “Bộ luật phát xít 10/59” lê máy chém đi khắp miền Nam đã giết
hạiPhong
hàng loạt
những
tội. Mỹ-Ngụy ở miền Nam những năm 1954-1960
3.
trào
đấu người
tranhvô
chống
Chính sách khủng bố tàn bạo đó đã buộc nhân dân miền Nam phải đứng lên đấu tranh một mất một còn với
chúng.với sự giúp đỡ dưới hình thức "viện trợ" quân sự, chính trị, kinh tế, miền Nam Việt Nam được xây
Cùng
dựng thành căn cứ quân sự, thành cơ sở kinh tế thực dân kiểu mới của Mỹ. Mục đích của việc này là nhằm
-Trênhẳn
cơ một
sở phân
hìnhViệt
miền

Nam
dưới
chế17độtrởMỹ-Diệm,
nghịquốc
trung
lần thứ
tách
phần tích
lãnh tình
thổ của
Nam
từ vĩ
tuyến
vào để lậpHội
ra một
giaương
riêngĐảng
biệt, thậm
chí15
(2/1959)
đã
xác
định
con
đường
phát
triển

bản
của

cách
mạng
miền
Nam
là:
Khởi
nghĩa
giành
chính
là một phần lãnh thổ của nước Mỹ. Tháng 5-1957, Ngô Đình Diệm tuyên bố tại Washington "Biên giới
quyền
taydài
nhân
bằng lực
Hoa Kỳvềkéo
đếndân
vĩ tuyến
17 "lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang để
đánh đổ ách thống trị của Mỹ-Diệm.
● Mục tiêu đấu tranh của nhân dân miền Nam trong thời kỳ này là đòi hỏi đối phương phải thả tù chính
♦ Diễn
biến hiện hiệp thương, tổng tuyển cử, thống nhất đất nước như Hiệp Định Giơnevơ đã quy định.
trị,
đòi thực
-Phong
trào
từ triệu
những
cuộc
nổi dậy

lẻ tẻ
ở từng
địa các
phương
như:
Cuộc nổiỞdậy
dân
Mục tiêu
đóđược
đã thubắt
hútđầu
hàng
quần
chúng
xuống
đường
trong
năm từ
1954-1956.
Sàicủa
Gònnhân
– Gia
Bắc
Ái
(Ninh
Thuân),
Vĩnh
Thạnh
(Bình
Định),

Trà
Bồng
(Quảng
Ngãi)
rồi
phong
trào
lan
rộng
khắp
miền
Định, có những cuộc mít-tinh, tuần hành lôi cuốn hàng chục vạn đồng bào tham gia. Từ ngày ký hiệp định
Nam thành
trào 1956,
cáchlực mạng
với dâncuộc
“Đồng
ở Bến Tre.
Giơnevơ
cho đếncao
giữa năm
lượng nhân
miền Nam
luôn Khởi”,
chiếm ưu tiêu
thế về biểu
chính trị.
-Ngày 17/1/1960 dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bến Tre nhân dân các xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình
Khánh
thuộc

Mõ Cày
Tre Tổng
với gậy
gộc,cử
giáo
mác,thực
súnghiện
ống các
nổi-dậy
đồng
loạt cố
đánh
Tuy
mục
tiêuhuyện
đấu tranh
đòi tỉnh
hiệp Bến
thương
tuyển
không
đượcloại
bởiđãMỹ
Diệm
ngoan
đồn bốt,
diệt ácta,ôn,
giải tán
chính
quyền

lập chính
quyềnNam,
cách mạng.
Cuộc
toàn
chia
cắt nước
nhưng
phong
trào
đấu địch
tranhthành
của nhân
dân miền
của đồng
bàonổiđôdậy
thịlan
đã nhanh
thể hiện
huyện

Cày

tỉnh
Bến
Tre.
Từ
Bến
Tre
phong

trào
“Đồng
khởi”
như
nước
vỡ
bờ
lan
khắp
Nam
Bộ,
Tây
rằng thống nhất đất nước là nguyện vọng sâu sắc, thiêng liêng của nhân dân cả nước. Với kẻ thù mới, nhân
Nguyên,
mộtcần
số có
tỉnhphương
miền Trung
bộ. thích hợp để hoàn thành mục tiêu cách mạng của mình.
dân
miềnvà
Nam
hướngTrung
đấu tranh
♦ Kết quả và ý nghĩa lịch sử
a.Kết quả:
-Phong trào đã phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở nhiều vùng nông thôn, trên cơ sở đó chính
quyền nhân dân đượcthành lập.
-Từ phong trào Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960) đại diện cho nhân dân
miền Nam.

-Làm phá sản chiến lược chiến tranh một phía của Mỹ.
b.Ý nghĩa lịch sử.
-Phong trào “Đồng Khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ ở miền Nam,
làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
22


-Thắng lợi của phong trào “Đồng Khởi” đã đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng miền Nam. Chuyển cách
mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
● Chiến lược chiến tranh đặc biệt
Để tránh thất bại hoàn toàn ở miền Nam Việt Nam sau cuộc "Đồng khởi" (1959-1960), Mỹ buộc phải thay
đổi chiến lược, từ chiến lược "Chiến tranh đơn phương" (l954-1960) sang chiến lược "Chiến tranh đặc
biệt" (1961-1965).
“Chiến tranh đặc biệt'’ là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, được tiến hành bằng quân
đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự và dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện
chiến tranh của Mỹ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Âm mưu cơ bản của "Chiến
tranh đặc biệt" là "dùng người Việt đánh người Việt".
+ Mĩ đã tăng cường viện trợ quân sự cho Ngô Đình Diệm, đưa lực lượng cố vấn quân sự và hỗ trợ chiến
tranh vào miền Nam Việt Nam với số lượng ngày càng lớn: Cuối năm 1960: 1.100, cuối 1962: 11.000, cuối
1964: 26.000.
+ Ngày 08/02/1962, Bộ chỉ huy quân sự Mĩ được thành lập ở Sài Gòn.

+ Ngụy ra sức bắt lính để tăng nhanh quân số: giữa năm 1961: 170.000 quân, đến cuối năm 1964: 560.000
quân. Quân đội Sài Gòn được trang bị vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại, đặc biệt là chúng đưa vào
sử dụng chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
+ “Ấp chiến lược” được Mĩ và Ngụy coi như “xương sống” của “chiến tranh đặc biệt”, chúng đã ráo riết tiến
hành dồn dân, lập “ấp chiến lược” để tách lực lượng cách mạng khỏi quần chúng, tiến tới “bình định” miền
Nam.
+ Dựa vào sự hỗ trợ và chỉ huy của cố vấn Mĩ, Ngụy liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu
diệt lực lượng cách mạng; tiến hành nhiều họat động phá hoại miền Bắc, kiểm soát, phong tỏa biên giới,

vùng biển để ngăn chăn sự tiếp viện của miền Bắc vào miền Nam.

2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ
+ Ngày 15-2-1961, các lực lượng vũ trang cách mạng thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam Việt
Nam.
Dưới ngọn cờ đoàn kết cứu nước của Mặt trận do Đảng lãnh đạo, Quân giải phóng miền Nam cùng với nhân
dân đẩy mạnh đấu tranh chống Mỹ và tay sai, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy với
tiến công trên cả ba vùng chiến lược, tiến công địch bằng cả ba mũi chính trị, quân sự và binh vận.
Trên mặt trận quân sự, Quân giải phóng giành thắng lợi mở đầu vang dội trong trận ấp Bắc (Mỹ Tho) ngày
2-1-1963. Tại đây, lần đầu tiên với số quân ít hơn địch 10 lần, Quân giải phóng đánh bại cuộc hành quân càn
quét của trên 2.000 lính nguỵ có cố vấn Mỹ chỉ huy, được pháo binh, máy bay lên thẳng, xe tăng, xe bọc thép
của Mỹ yểm trợ.

23


Trên mặt trận chống phá "bình định", giữa địch và quân cách mạng đã diễn ra cuộc đấu tranh dai dẳng,
giằng co nhau quyết liệt giữa lập và phá "Ấp chiến lược". Đến cuối năm 1964 đầu năm 1965, từng mảng lớn
"Ấp chiến lược" do địch lập ra bị quân dân ta phá và có nhiều ấp sau đó trở thành làng chiến đấu.
Trên mặt trận chính trị, phong trào đấu tranh chính trị lên cao ở các đô thị và nhiều vùng nông thôn rộng
lớn. Đặc biệt ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, phong trào đã thu hút đông đảo quần chúng, nhất là giới phật tử, các
tầng lớp học sinh, sinh viên tham gia. Chính phong trào này đã góp phần quyết định làm lung lay ngụy quyền
Sài Gòn, buộc Mỹ phải đi đến quyết định làm đảo chính quân sự thay Diệm.
Đông - Xuân 1964-1965, Quân giải phóng mở chiến dịch tiến công địch ở miền Đông Nam Bộ với trận mở
màn chiến thắng Bình Giã (5/12/1964), làm phá sản về cơ bản chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ.

III- Mốc lịch sử 1965- 1968: Chiến đấu bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đánh bại chiến
tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam.
Đầu năm 1965,Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh và quân chư hầu cùng với vũ khí, phương tiện chiến tranh vào
miền Nam nhằm đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam

và mở rộng "Chiến tranh phá hoại" miền Bắc.
“Chiến tranh cục bộ” của Mỹ (1965-1968)
_ "Chiến tranh cục bộ" được tiến hành bằng lực lượng của quân viễn chinh Mỹ, quân "đồng minh"1 và quân
ngụy tay sai ở miền Nam, trong đó quân Mỹ giữ vai trò quan trọng.
Miền Nam chiến đấu
_ Thắng lợi mở đầu ở Vạn Tường (ngày 18-8-1965) và tiếp đó ta đập tan liền hai cuộc phản công chiến lược
của địch.
_ Cuộc đấu tranh thu hút đông đảo mọi tầng lớp tham gia: từ Nông dân, công nhân đến các tầng lớp trí thức
sinh viên, phật tử; hòng phá tan ách kìm kẹp của đế quốc và đòi chúng rút về nước.
_ Đêm 30 rạng sáng 31-1-1968, (đêm giao thừa Tết Mậu Thân) quân dân ta trên khắp miền Nam đồng loạt
tiến công và nổi dậy.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân
Hoàn cảnh ra đời: Nước Mỹ ngày càng sa lầy vào cuộc chiến tranh. Chính phủ Mỹ không còn khả năng
chi viện về quân lực và tài chính. Nếu chi phí cho cuộc chiến tranh Việt Nam 1965-1966 là 4,7 tỉ đôla, thì
năm 1967 đã tăng lên 30 tỉ, gấp 1,5 lần Mỹ đã chi cho cuộc chiến tranh Triều Tiên trong ba năm. Nền
kinh tế Mỹ bắt đầu suy thoái, thâm hụt ngân sách, giá cả tăng vọt, lạm phát không kiểm soát được.
Kế hoạch: Thay thế cách đánh thông thường, đánh chủ yếu ở vùng rừng núi, nông thôn sang đô thị nhất là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng để gây bất ngờ và đập tan ý chí chiến đấu của Mỹ. Cuộc tổng tiến công
và nổi dậy đồng loạt nổ ra vào đêm 30 rạng 31 tháng 1 năm 1968 (Ngày mồng một Tết Mậu Thân. Hiệu
lệnh mở màn là bài thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch:
Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
24


Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.
Kết quả:
- Trong 3 đợt của cuộc tấn công, quân Giải phóng đã gây cho Mỹ và đồng minh những thiệt hại lớn.
- Quân Giải phóng cũng chịu thương vong không hề nhỏ: Vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải
phóng Miền Nam bị thu hẹp, đẩy ra xa và suy yếu trầm trọng, phải đến năm 1970 lực lượng của họ mới

hồi phục lại được. 40 năm sau sự kiện Tết Mậu Thân, tướng Lê Khả Phiêu lúc đó là chính uỷ kiêm Trung
đoàn trưởng Trung đoàn 9, đơn vị chủ lực đánh vào thành Huế và giữ Huế 25 ngày, hồi tưởng: “Sau
chiến dịch Mậu Thân 1968, chúng tôi ở chiến trường lao đao mất 2 năm rưỡi, đến năm 1972 ta mới có
được những chuyền biến tích cực. Vinh quang có thật, tinh thần chiến đấu thì anh dũng tuyệt vời, nhưng
đúng là có khó khăn. Giữ được Huế 25 ngày như thế đã là "ghê" lắm rồi. Khi rút ra ngoài, cả trung đoàn
chỉ còn đúng 5 cân gạo. (quân số của 1 trung đoàn từ 1500- 3000 người)
Ý nghĩa:
+ Gây căng thẳng trong dư luận Mỹ thấy rằng việc đưa quân tham chiến với nỗ lực cao mà vẫn không dứt
điểm được đối phương, góp phần gây suy thoái kinh tế và làm giảm chất lượng xã hội
+ Các hành động bạo liệt mất nhân tính được trình chiếu trên TV đánh vào lương tâm công chúng
(Thảm sát Mỹ Lai1, hình ảnh Tướng cảnh sát miền Nam Nguyễn Ngọc Loan (1930 - 1998) bắn
chết tù binh trên đường phố2,etc.).
Tình hình cuộc chiến sau cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân:

1

Thảm sát Mỹ Lai hay thảm sát Sơn Mỹ là một tội ác chiến tranh của Lục quân Hoa Kỳ gây ra trong thời gian Chiến tranh Việt
Nam. Vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 tại khu vực thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, các đơn vị
lính Lục quân Hoa Kỳ đã thảm sát hàng loạt 504 dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Sự kiện thảm
khốc này đã gây sốc cho dư luận Mỹ, Việt Nam, và thế giới, hâm nóng phong trào phản chiến và là một trong các nguyên nhân dẫn
tới sự triệt thoái của quân đội Hoa Kỳ khỏi Việt Nam năm 1972
2

Vụ việc được ký giả Eddie Adams nhanh tay chụp được. Trong cuốn In the Frontline trần thuật rằng tướng Loan hôm đó nghe tin
người bạn đồng nghiệp cảnh sát và cả gia đình ông này, trong đó có hai đứa bé con đỡ đầu của tướng Loan, bị đặc công quân Giải
phóng giết chết vài giờ trước đó. Khi nghe có tù binh bị bắt gần khu vực nhà người bạn bị giết này, ông Loan không chịu nổi nên
quyết định xử bắn tại chỗ. Bức ảnh của Eddie Adams ngay lập tức đã lên trang nhất các báo quốc tế, làm xôn xao dư luận, gây sốc
cho nhiều người trên thế giới, làm đẩy mạnh phong trào phản chiến ở Mỹ. Nó trở thành một trong những hình ảnh được nhớ tới
nhiều nhất của cuộc Chiến tranh Việt Nam và nó làm cho Adams giành được giải Pulitzer trong năm 1969 về chụp hình tin tức tại
chỗ. Từ đó Nguyễn Ngọc Loan trở thành một biểu tượng của sự dã man tàn bạo. Về sau, Eddie Adams viết trong tạp chí Time về

Nguyễn Ngọc Loan và bức ảnh của ông: "Viên tướng Loan giết người tù binh Việt Cộng, còn tôi giết viên tướng Loan bằng máy
ảnh của tôi. Hình ảnh là thứ vũ khí mạnh nhất thế giới. Người ta tin vào hình ảnh, nhưng hình ảnh cũng có thể nói dối, cho dù
không cố ý lừa dối. Hình ảnh chỉ là một nửa sự thật... Điều mà bức ảnh đã không nói lên là 'Liệu bạn sẽ làm gì nếu bạn là ông
tướng vào lúc đó, tại nơi đó, trong cái ngày chiến tranh nóng bỏng ấy, và tóm được một kẻ bị xem là khốn kiếp sau khi hắn vừa
mới bắn tan xác một, hai, hoặc ba người lính Mỹ?”

25


×