MỤC LỤC
I.Giới thiệu về công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk.
1.1Thông tin chung về công ty.
1.2 Ngành nghề kinh doanh.
1.3 Chiến lược đầu tư phát triển trong thời gian tới.
II. Nội dung phân tích.
1.Phân tích ngang.
2.Phân tích dọc.
3.Phân tích xu hướng.
4.Phân tích trong mối tương quan với các đơn vị khác trong ngành và trung bình chung của
ngành.
III.Kết luận chung.
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
Tên thành viên
Mã sinh viên
1.Nguyễn Huyền Giang
CQ511116
2. Nguyễn Thị Thùy Linh
CQ511974
3.Lê Thị Hương Nhài
CQ512299
4.Nguyễn Thị Hải Ninh
CQ 512374
5.Nguyễn Thị Hương
CQ511714
6.Nguyễn Thị Xen
CQ513465
BÀI TẬP NHÓM CHỦ ĐỀ 1
PHÂN TÍCH NGANG, DỌC BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
VINAMILK
Đường link download BCTC và các số liệu khác về công ty CP sữa Vinamilk đã được
kiểm toán năm tài chính 2011: />I. Giới thiệu về công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
1.1 Thông tin chung về công ty
+ 29/04/1993: Công ty sữa Việt Nam(loại hình doanh nghiệp nhà nước) thành lập
theo quyết định số 420/CNN/TCLD của Bộ công nghiệp nhẹ)
+ 1/10/2003 Công ty được cổ phần hóa từ Doanh nghiệp nhà nước của bộ công
nghiệp theo quyết đinh 155/2003/QĐ-BCN.
+ 20/11/2003: Công ty đăng kí trở thành công ty cổ phần và bắt đầu hoạt động theo
luật Doanh nghiệp Nhà nước.
+ 28/12/2005: Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép niêm yết số 42/UBCKGPYN.
+19/01/2006: Cổ phiếu của công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán TP
HCM.
Trụ sở chính theo giấy phép được đặt tại số 10 đường Tân Trào- Phường Tân Phúquận 7-TP HCM.
1.2 Nghành nghề kinh doanh
Theo giấy phép đăng kí kinh doanh có một số ngành nghề kinh doanh chính:
+ Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, sữa hộp, sữa bột, sữa dinh dưỡng và
các sản phẩm khác từa sữa.
+ Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất.
+ Kinh doanh nhà.
+ Môi giới cho thuê bất động sản.
+ Kinh doanh vận tải bằng ô tô.
+…
Thị trường tiêu thụ Vinamilk chủ yếu là thị trường trong nước, chiếm 80-90% tổng
doanh thu của công ty.
3. Chiến lược đầu tư và phát triển trong thời gian tới
Vinamilk vạch ra Chiến lược trong thời gian tới là phấn đấu trở thành 1 trong 50
doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới với doanh số 3 tỷ USD vào năm 2017 (Vinamilk hiện
đang ở vị trí thứ 68).
Bên cạnh đó, Cty tiếp tục đầu tư mở rộng nhà máy nhằm tăng công suất đáp ứng nhu
cầu phát triển dài hạn của thị trường: tối đa và tối ưu hóa công suất của các nhà máy hiện
hữu, đầu tư xây dựng nhà máy mới với công nghệ tiến tiến nhất thế giới nhằm duy trì chất
lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, luôn đảm bảo thiết bị và công nghệ sử dụng tại
Vinamilk luôn luôn hiện đại và tiên tiến nhất thế giới.
II. Nội dung phân tích.
( Dữ liệu xử lý excel BCKQD gửi kèm)
1. Phân tích ngang
+ Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 tăng đáng kể so với năm
2010 với mức tăng là 5.999.091.307.180 VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 37.24 %. Do vậy
nên tuy rằng các khoản giảm trừ doanh thu doanh thu có tăng nhưng tăng 1 lượng nhỏ nên
cũng không làm ảnh hưởng đáng kể tới doanh thu thuần . Vậy nên, nhìn chung doanh thu
thuần từ hoạt động kinh doanh cũng tăng 5.874.562.893.684 VNĐ tương ứng với tốc độ tăng
37.29%. Điều này là hoàn toàn hợp lí do ta thấy rằng quy mô tiêu thụ hàng hóa và thành
phẩm của doanh nghiệp tăng và những hoạt động đầu tư vào bất động sản cũng mang lại
doanh thu đáng kể.
+ Giá vốn hàng bán năm 2011tăng 4.460.097.249.167 VNĐ so với năm 2010 tương
ứng với tốc độ tăng 42,16% - tốc độ tăng này gấp hơn 1.1 lần tốc độ tăng của doanh thu. Giá
vốn tăng cũng là điều hợp lí vì đây là phần chi phí tăng thêm để tọa ra phần doanh thu tăng
thêm, nhưng ở đây giá vốn của hàng hóa, thành phẩm và BĐS tăng ít nhất gấp 1.5 lần năm
trước do vậy mà tốc độ tăng của giá vốn lớn hơn doanh thu.
+ Từ 2 điều trên ta thấy lợi nhuận gộp chỉ tăng 1.414.465.644.517 VNĐ tương ứng
với tốc độ tăng 27.34%.
+ Doanh thu hoạt động tài chính năm 2011 tăng 231,702,325,896 VNĐ tương ứng với
tốc độ tăng 51.66 % nguyên nhân là do việc tăng lãi từ tiền gửi, lãi trái phiếu, cổ tức và phần
chênh lệch giá được hưởng.
+ Tuy nhiên thì chi phí hoạt động tài chính năm 2011 tăng 93,231,295,374 VNĐ so
với năm 2010 tương ứng với tốc độ tăng 60.68% bởi việc trả lãi cho các khoản vay ngân
hàng, phần chênh lệch tỉ giá thực hiện và chưa thực hiện và khoản trích lập cho đầu tư tài
chính dài hạn là khá lớn.
+ Chi phí bán hàng tăng 25,99%, chi phí quản lí doanh nghiệp tăng 18,37% tuy nhiên
tốc đọ tăng này vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu.
+ Từ các chỉ tiêu trên làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng
1,107,923,360,855 VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 30.42%.
+ Lợi nhuận khác giảm đáng kể 371.559.468.150 VNĐ tương ứng với tốc độ giảm
chủ yếu là giảm thu từ thanh lí TSCĐ ngoài ra thì cũng giảm các nguồn thu từ thanh lí
XDCBDD hay hỗ trợ từ nhà cung cấp.
+ Khoản lỗ trong liên kết liên doanh năm 2011 tăng 8,813,950,770 VNĐ tương ứng
với tốc độ tăng 3.658,14% so với năm 2010 nguyên nhân phải kể đến ở đây là do mua hàng
hóa dịch vụ trong dự án phát triển nguồn sữa tại Việt Nam liên kết với công ty ông ty TNHH
Miraka 208.625.385.663 - Công ty Cổ phần Nguyên liệu Thực phẩm á Châu Sài Gònvà cho
Công ty Cổ phần Nguyên liệu Thực phẩm á Châu Sài Gòn vay.
+ Do ảnh hưởng của các hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động khác do vậy
mà tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 727.784.471.463đ tương ứng với tốc độ tăng
17,12% chủ yếu do doanh thu bán hàng và doanh thu tài chính tăng mạnh.
+ Điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2011 tăng
601,995,759,757 VNĐ tương ứng với tốc đọ tăng 16.65%.
2. Phân tích dọc
Chỉ tiêu
Tỉ lệ (%)
Năm 2011 Năm 2010
Chênh
(%)
Giá vốn hàng bán
66
61
5
Chi phí tài chính
1
1
0
Chi phí bán hàng và QLDN
10
10
0
Lợi nhuận khác
1
4
-3
Chi phí thuế TNDN
3
4
-1
Lợi nhuận sau thuế
19
20
-1
lệch
Biểu đồ: Quy mô chung về BCKQKD của công ty Vinamilk năm 2011 va 2010
Dựa vào 2 biểu đồ trên ta nhận thấy tỉ lệ giá vốn hàng bán trên tổng doanh thu năm
2011 có quy mô lớn hơn năm 2010 là 5%. Điều này là hoàn toàn hợp lí vì như trên đã phân
tích trong năm 2011 quy mô tiêu thụ về hàng hóa và thành phẩm, và đầu tư bất động sản đã
tăng đáng kể. Tuy nhiên ta nhận thấy là tỉ lệ tổng các chi phí tài chính, bán hàng và QLDN
trên tổng doanh thu giữa 2 năm dường như không thay đổi đáng kể và đạt tỉ lệ so với tổng
doanh thu ở mức 11%.Qua đây cho thấy công tác quản lí của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao
giúp tiết kiệm các chi phí nên điều này làm cho lợi nhuận thuần năm sau tăng hơn năm trước.
Tuy nhiên thì so với tổng quy mô doanh thu thì tỉ lệ lợi nhuận thuần trên doanh thu năm 2011
vẫn nhỏ hơn năm 2010 là 1%.
3. Phân tích xu hướng
Thông tin lợi nhuận của Vinamilk cho các năm tài chính từ 2006- 2011
Đơn vị tính: tỷ đồng
2006
Doanh thu thuần
6,246
Giá vốn hàng bán
4,678
Lợi nhuận gộp
1,568
(Lấy năm 2006 làm mốc (100%) )
2007
6,648
4,836
1,812
2008
8,209
5,611
2,598
2009
10,614
6,735
3,879
2010
16,081
11,830
4,251
2011
22,071
17,092
4,979
Đơn vị tính: %
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Doanh thu thuần
100 106.44
131.43
169.93
257.46
353.36
Giá vốn hàng bán
100 103.38
119.94
143.97
252.89
365.37
Lợi nhuận gộp
100 115.56
165.69
247.39
271.11
317.54
Biểu đồ tỷ lệ phát triển theo xu hướng của các chỉ tiêu từ năm 2006-2011
Lấy mốc số liệu là 100% năm 2006.Từ bảng số liệu và biểu đồ ta thấy Doanh thu
thuần, Gián vốn hàng bán, Lợi nhuận gộp tăng qua các năm. Doanh thu thuần tăng từ 100%
lên 353.36% năm 2011. Giá vốn hàng bán tăng từ 100% năm 2006 tới 365.37% năm 2011.
Làm cho lợi nhuận gộp tăng từ 100% đến 317.54% (từ năm 2006 đến năm 2011). Tốc độ
tăng của Doanh thu từ năm 2006 đến năm 2010 đều tăng nhanh hơn so với giá vốn hàng bán
làm cho lợi nhuận gộp tăng nhanh, nhiều. Tuy nhiên đến năm 2011 tốc độ tăng của DT thuần
thấp hơn tốc độ tăng của Giá vốn hàng bán( lần lượt là 353.36% và 365.37%) điều này làm
cho tốc độ tăng của Lợi nhuận gộp năm 2011 chỉ đạt 317.54% thấp hơn so với tốc độ tăng
của DT và giá vốn hàng bán.
Đây là tín hiệu xấu đối với DN, tốc độ tăng của Lợi nhuận gộp giảm, tốc độ tăng của giá
vốn hàng bán tăng đột biến (từ 252,89% năm 2010 tới 365.37% năm 2011). Giá vốn hàng
bán tăng chủ yếu là do giá nguyên vật liệu tăng cao DN tìm biện pháp để tìm kiếm nguồn
nguyên vật liệu với giá rẻ hơn ( vd thay đổi nhà cung ứng NVL,...) để giảm chi phí NVL
giảm giá vốn hàng bán hoặc tăng DT bán hàng để lợi nhuận DN đạt được là cao nhất.
4. Phân tích trong mối tương quan với các đơn vị khác trong ngành và trung bình
chung của ngành.
(VNM là mã GDCK của Vinamilk)
a. Phân tích theo thị trường
Phân chia thành 2 thị trường – trong nước: tất cả các sản phẩm của VNM là sữa đặc,
sữa chua, sữa nước, sữa bột.
–Nướcngoài: tập trung ở Trung Đông, Campuchia, Úc, philippins và sản phẩm xuất
khẩu chủ yếu là sữa bột.
Báo cáo bộ phận
Đơn vị tính: tỷ đồng
chỉ tiêu
1. Doanh thu bán hàng
2. Giá vốn hàng bán
3. Lợi nhuận gộp
năm 2011
năm 2010
nội địa xuất khẩu tổng
nội địa xuất khẩu tổng
18,855
2,773 21,627 14,096
1,657
15,753
12,815
2,224 15,039
9,250
1,330
10,579
6,040
549
6,588
4,846
327
5,174
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
năm 2011
năm 2010
nội địa
xuất khẩu
nội địa
xuất khẩu
87.18
12.82
89.48
10.52
85.21
14.79
87.43
12.57
91.67
8.33
93.68
6.32
Biểu đồ tỷ lệ so sánh theo bộ phận cấu thành
Doanh thu thị trường tiêu thụ trong nước chiếm 87.18% năm 2011 giảm so với năm
2010 (đạt 89.48%). Đồng thời DT xuất khẩu tăng từ 10.52% năm 2010 tới 12,82% năm
2011. Điều này chứng tỏ thị trường tiêu thụ sản phẩm của DN đang được mở rộng, sản phẩm
đang từng bước thâm nhập vào thị trường quốc tế.
Giá vốn hàng bán của hàng tiêu thụ trong nước năm 2011 chiếm 85,21%, xuất khẩu
chiếm 14,79%, ta thấy giá vốn hàng bán của thị trường trong nước chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với
DT thuần điều này làm cho LN gộp của thị trường trong nước chiếm tỷ lệ cao 91,67%. Điều
này đồng thời giá vốn hàng bán của sản phẩm xuất khẩu chiếm tỷ lệ cao hơn so với DT thuần
LN gộp của sản phẩm xuất khẩu chỉ chiếm 8,33%.
VNM có một vị thế rất cao trong ngành sữa của Việt Nam. VNM là công ty sữa lớn
nhất cả nước với thị phần 37%. Quy mô nhà máy cũng lớn nhất cả nước với công suất hiện
nay là 504 nghìn tấn/năm, đạt hiệu suất 70%. Với lợi thế như vậy, VNM đang thực hiện chiến
lược phát triển sản phẩm sữa bột, tăng doanh thu về sản phẩm sữa bột đặc biệt là doanh thu
xuất khẩu.
b.Phân tích theo bộ phận cấu thành.
Các sản phẩm của VNM được chia thành các nhóm như sau:
+ Sữa đặc: là sản phẩm truyền thống từ năm 1976 và tỷ trọng đang giảm dần do chiến
lước phát triển của công ty. Năm 2011, sữa đặc đóng góp 29% doanh thu sản phẩm
của công ty.
+ Sữa nước:
Bao gồm sữa tươi tiệt trùng và sữa chua uống. Đây là nhóm sản phẩm đóng góp lớn
thứ 2 vào doanh thu nội địa của VNM và lớn thứ 3 trong tổng doanh thu. Năm 2011,
sữa nước chiếm 27% doanh thu sản phẩm của toàn công ty.Đây cũng là sản phẩm mà
có sức cạnh tranh cao so với các sản phẩm của các công ty như Hanoimilk, Mộc
Châu…
+ Sữa bột: bao gồm sữa bột và bột dinh dưỡng. đc tiêu thụ tại thị trường trong nước
và xuất khẩu. Đây là sản phẩm xuât khẩu chính của VNM qua thị trương xuất khẩu
khu vực Trung Đông. Năm 2011, sữa bột chiếm 29% doanh thu sản phẩm của công
ty. Đây là thị trường có khả năng tăng trưởng mạnh và là trọng tâm phát triển của
VNM.
+ Sữa chua chiếm 12% tổng doanh thu sản phẩm của VNM trong năm 2011. Sau khi
đầu tư mạnh vào hệ thống tủ đông, tủ mát để mở rộng hệ thống phân hơi nhóm hàng
lạnh, VNM giữ vị trí gần như duy nhất trong thị trường này.
>> 2 dòng sản phẩm mà VNM có thị phần lớn là sữa chua và sữa đặc. Trong khi đó, 2
dòng sản phẩm có tỷ trọng cao trong doanh thu là sữa bột và sữa nước lại có thị phần
thấp. Điều này cho thấy, VNM đang bị cạnh tranh khá mạnh trên thị trường.
c. Phân tích số liệu giữa Vinamilk và công ty cổ phần sữa Hà Nội( mã GDCK là HNM)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
VNM
tỷ lệ %
HNM
Tỷ lệ %
(Q1/2011- Q4/2011)
(Q1/2011-Q4/2011)
Doanh thu thuần Bán hàng và CCDV 15,652.37
7,832
199.85
100
Thu nhập khác
231.38
32,588.7 0.71
100
Lãi/lỗ thuần Cty liên doanh/liên kết
-11.15
0
100
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
3,598.95
-1.01
100
LN trước thuế
3,752.30
-0.86
(HNM là mã giao dịch trên thị trường chứng khoán của công ty sữa cổ phần Hà Nội)
Nhận xét: Nhìn qua bảng số liệu ta thấy về doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ của Vinamilk lớn hơn của công ty cổ phần sữa Hà Nội khá nhiều lớn hơn những 78
lần. Điều này cho thấy khả năng tiêu thụ hàng hóa của Vinamilk lớn hơn sữa Hà Nội và cũng
cho thấy khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ của công ty này. Bên cạnh đó cũng phải kể
đến khả năng tạo thu nhập khác của Vinamilk cũng khá lớn. Trong khi lợi nhuận thuần và lợi
nhuận trước thuế của Vinamilk khá cao thì trong cùng thời kỳ này công ty cổ phần sữa Hà
Nội lại làm ăn thua lỗ không tạo được lợi nhuận song lượng thua lỗ không qua lớn.
Chỉ tiêu
Giá vốn hàng bán
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng và
QLDN
Lợi nhuận khác
Chi phí thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế
tỷ lệ VNM năm 2011 so với tỷ lệ HNM năm 2011so với
tổng doanh thu
tổng doanh thu
66
1
10
80.12
1.7
17.6
1
3
19
1
0.01
0.57
Biểu đồ cơ cấu trên tổng doanh thu của VNM và HNM trong năm 2011
Ta thấy tỷ lệ lợi nhuận so với doanh thu của VNM lớn hơn của HNM rất nhiều cho
thấy khả năng hoạt động của VNM rất tốt. VNM cũng có tỷ lệ chi phí tài chính, giá vốn, chi
phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp nhỏ hơn so với HNM thể hiện khả năng kiểm soát tốt
chi phí và có thể dẫn đến hạ giá thành. Song VNM là 1 doanh nghiệp lớn có thị phần cao
chiếm lĩnh thị trường nên khả năng tiết kiệm chi phí bán hàng tìm kiếm thị trường có thể
giảm bớt. Qua số liệu trên ta thấy khả năng hoạt động tốt và có hiệu quả của VNM.
3. Kết luận chung
Tuy trong bối cảnh kinh tế còn nhiều biến động như trong năm 2011 vừa diễn ra thì
hoạt động của bất kỳ 1 công ty nào cũng còn tồn tại khá nhiều khó khăn. Diễn biến của cuộc
khủng hoảng kinh tế làm cho hàng hóa khó tiêu thụ. Nhưng Vinamilk vẫn là 1 trong những
doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong ngành. Đây là 1 tín hiệu khả quan. Tuy rằng trong việc
tạo doanh thu và lợi nhuận còn chưa ổn định, khả năng tiết kiệm chi phí chưa cao. Song
những công việc trên có thể khắc phục được.
Nếu các nhà đầu tư muốn đầu tư vào Vinamilk thì phải xem xét trên nhiều khía cạnh
để đánh giá hiệu quả hoạt động như tốc độ tăng của giá vốn so với doanh thu thuần, tốc độ
tăng của chi phí bán hàng và QLDN … Chỉ khi làm được điều này thì rủi ro của các nhà đầu
tư mới được giảm thiểu.