Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tiền cổ học An Nam, với sưu tập 40 hình vẽ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 34 trang )

MỤC LỤC
Mục lục……………………………………………………………………………………………….1


Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn thầy Đặng Công Triết đã tận tình giảng dạy, giải đáp
các thắc mắc của em trong quá trình học tập và làm bài tiểu luận; cũng như tạo mọi
điều kiện cho em hoàn thành bài tiểu luận một cách tốt nhất và tiết kiệm nhất. Việc
trang bị các kiến thức về tài chính- tiền tê giúp em rất nhiều trong quá trình tiếp thu
những môn học thuộc lĩnh vực kinh tế khác trong chương trình, đó cũng là tiền đề để
em có thể nắm một số vấn đề kinh tế then chốt trong xã hội ngày nay như lạm phát,
tài chính ngân hàng,…
Em cũng xin cảm ơn BGH trường ĐH Công Nghiệp tp.HCM và khoa QTKD đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho chúng em có môi trường học tập và làm việc tốt nhất.
Xin kính chúc sức khỏe đến thầy Đặng Công Triết, BGH nhà trường và các giảng
viên khoa QTKD.


Tiền Việt Nam được phát hành lần đầu vào giữa thế kỷ 10, thời kỳ nhà nước Đại Cồ Việt dưới sự
trị vì của Đinh Bộ Lĩnh. Thời phong kiến, gần như mỗi đời vua lại cho phát hành loại tiền mới.
Nhiều khi, mỗi lần thay đổi niên hiệu, vua lại cho phát hành loại tiền mới. Suốt một thời gian
dài, tiền kim loại là thứ tiền duy nhất và mô phỏng theo tiền kim loại của các triều đình Trung
Quốc.Tiền giấy xuất hiện ở Việt Nam khá sớm so với thế giới, vào năm 1396.
Nhiều đồng tiền cổ được một số tư liệu cho là có, nhưng chưa được khảo cổ học kiểm chứng. Một
số khác sử liệu không hề nhắc đến, nhưng khảo cổ học lại phát hiện ra và sau đó được các nhà sử
học xác minh thêm. Sử liệu cho thấy trong một số đời vua, trong một số niên hiệu, và một số thủ lĩnh
tự xưng vua có phát hành tiền, nhưng không nói rõ tiền gì trong khi khảo cổ họccũng không tìm ra
tiền nào cho các thời đó. Désiré Lacroix trong "Tiền cổ học An Nam, với sưu tập 40 hình vẽ" công bố
năm 1900 nhắc đến một số đồng tiền cổ của Việt Nam và còn miêu tả hình thù, nhưng không đưa ra
tài liệu lịch sử hay bằng chứng khảo cổ nào hỗ trợ.


1.Khái quát về tiền cổ:
1.1: Hình thức tiền cổ:
*Mặt trước:
Ngoại trừ tiền giấy phát hành dưới thời Hồ Quý Ly, tiền cổ của Việt Nam đều được đúc bằng kim
loại dạng hình tròn với lỗ vuông ở chính giữa. Mặt chính của đồng tiền có các chữ Hán mà ít nhất
có hai chữ (vị trí 1 và 2) thường là niên hiệu của nhà vua và hai chữ sau (vị trí 3 và 4) dùng để chỉ
loại tiền. Cũng có thể có loại tiền không có hai chữ này. Vị trí của bốn chữ đôi khi viết theo chiều
thuận của kim đồng hồ và đôi khi viết theo kiểu chéo
Mặt trước của đồng tiền, viền tròn của rìa tiền và
viền vuông của lỗ tiền thường được viền nổi để
giảm bớt sự hao mòn của chữ đúc và việc mài dũa
mặt tiền để lấy bớt chất đồng của kẻ gian.

*Mặt sau:
Mặt sau của tiền thường không có chữ, tuy nhiên
một số nhỏ có chữ để chỉ một trong các ý nghĩa sau:


Triều đại nhà vua, như chữ Ðinh của tiền Thái Bình Hưng Bảo, chữ Lê của tiền Thiên
Phúc Trấn Bảo của nhà Tiền Lê, chữ Trần của tiền Thiệu Phong thông bảo của vua Trần Dụ
Tông.



Năm phát hành của tiền, như Nhâm Tuất của tiền Cảnh Hưng Thông Bảo để chỉ tiền đúc
trong năm Nhâm Tuất 1742, như chữ Tỵ của tiền Vĩnh Thịnh Thông Bảo để chỉ năm đúc Qúy
Tỵ 1713.




Lòng yêu qúy của vua như chữ Càn Vương, để chỉ Càn Vương Lý Nhật Trung là con
vua Lý Thái Tông, trên tiền Thiên Cảm Thông Bảo của Lý Thái Tông.



Nơi đúc đồng tiền như Hà Nội hoặc Sơn Tây trên tiền Tự Ðức Thông bảo, như
chữ Công cho Bộ Công - một trong 6 Bộ - trên tiền Quang Trung Thông Bảo.

Trang 3




Một chữ có ý nghĩa tốt đẹp như chữ Chính, để chỉ đến chính pháp công bằng, trên tiền
Quang Trung Thông Bảo



Mang những ký hiệu đặc biệt đánh dấu đợt tiền đúc, như 4 hình cong úp vào hay vểnh
ra từ lỗ vuông của tiền Quang Trung Thông Bảo, như 1 dấu chấm và 1 dấu hình cong tượng
trưng cho 2 chữ Nhật Nguyệt, tức chữ Minh, để tưởng nhớ nhà Minh, trên tiền Thái Bình
Thông Bảo do Mạc Thiên Tứ đúc ở Hà Tiên



Ghi trọng lượng của tiền như chữ Thất Phân trên tiền Gia Long Thông Bảo.



Ghi trị giá ấn định của tiền như chữ Lục Văn trên tiền Tự Ðức Thông Bảo.


*Kích thước và trọng lượng:
Các đồng tiền cổ có đường kính trung bình từ 22mm- 24mm, những đồng lớn có đường kính 25 26mm (như tiền Thành Thái thông bảo) và những đồng nhỏ 18 - 20mm (như đồng Bảo Ðại
thông bảo).
Kích thước của lỗ vuông trung bình vào khoảng 5 mm, nhưng cũng có những đồng tiền có lỗ
vuông to đến 7 mm như trường hợp tiền ngoại thương Trường Kỳ tiêu dùng ở Hội An vào thế kỷ
17. Chiều dày của tiền cổ thường vào khoảng 0,5mm, ngoại lệ tiền Ðoan Khánh thông bảo của Lê
Uy Mục dày đến 1 mm.
Ðường kính và bề dầy là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến trọng lượng của đồng tiền. Những
đồng tiền có kích thước và trọng lượng cân đối vừa đủ, không quá dầy nặng sẽ dễ dàng trong
việc tiêu dùng. Tiền quá nhẹ mỏng thì dễ gẫy vỡ. Với kích thước trung bình như trên, trọng lượng
khoảng 3,5 - 4 gram là vừa phải. Tiền Ðoan Khánh Thông Bảo của Lê Uy Mục được coi là ngoại
cỡ so với các đồng tiền khác, vừa dầy vừa to, có đồng nặng đến 6,2 gram.

1.2: Tên gọi tiền cổ:
Hai chữ ở vị trí 1 và 2 trên đồng tiền thường là niên hiệu của vị vua cho đúc tiền. Hai chữ này do
đó thường phản ánh thời gian tiền được đúc.
Các chữ thứ 3 và thứ 4 trên đồng tiền có ý nghĩa, nguồn gốc khác nhau, trong đó có những chữ
noi theo cách gọi của tiền cổ do các triều đại Trung Quốc phát hành; hoặc do hoàn cảnh, sự kiện
lịch sử đương thời; hoặc đơn giản chỉ là hàm ý nhấn mạnh giá trị đồng tiền:


Thông bảo 通寶 là chữ thường thấy nhất trên các đồng tiền, nghĩa là đồng tiền lưu hành
thông dụng. Hai chữ này xuất hiện đầu tiên trong tiền Khai Nguyên Thông Bảo do Đường
Cao Tổ của Trung Quốc đúc năm 621 [2].



Nguyên bảo 元寶: tiền mới đầu tiên




Đại bảo 大寶: tiền có giá trị lớn

Ngoài những chữ trên hay được dùng, còn có những chữ khác đúc trên tiền cổ là:


Vĩnh bảo 永寶: tiền lưu thông mãi mãi
Trang 4




Chí bảo 至寶: tiền cao quý nhất. Đồng tiền đầu tiên dùng hai chữ "chí bảo" là tiền Gia
Định Chí Bảo của Tống Ninh Tông (1208-1224).



Chính bảo 正寶: tiền chính thống. Đồng tiền đầu tiên dùng hai chữ "chính bảo" là tiền Gia
Định Chính Bảo của Tống Ninh Tông (1208-1224).



Cự bảo 巨寶: tiền có giá trị to



Trọng Bảo 重寶 : Đồng tiền trọng yếu. Đồng tiền đầu tiên dùng hai chữ "trọng bảo" là
tiền Càn Nguyên Trọng Bảo của Đường Túc Tông (758-759).




Thuận Bảo 順寶: tiền của vua Lê Hiển Tông, kỷ niệm dịp chiếm đóng Thuận Hóa và lấy
súng đồng của chúa Nguyễn ở Thuận Hoá mà đúc thành tiền...



vv...

1.3: Đơn vị và mệnh giá:
*Đơn vị đếm
Ðơn vị đếm cơ bản của tiền cổ Việt Nam quan, tiền và đồng. Theo đó "đồng" là đơn vị đếm nhỏ
nhất. Một quan luôn bằng 10 tiền. Còn một tiền thì bằng từ 60 đồng đến 100 đồng tùy thời.




Ðời vua Trần Thái Tông, vua xuống chỉ là 1 tiền ăn 69 đồng cho dân gian mua bán với
nhau, nhưng đối với việc công thì 1 tiền ăn 70 đồng.
Ðến thời Lê Lợi xưng vương, vua đã ấn định 1 tiền ăn 50 đồng.



Vào thời Nam Bắc triều, chiến tranh đã khiến đồng tiền được đúc nhỏ dần so với những
đồng tiền cổ đời trước. Tiền nhỏ bấy giờ gọi là tiền gián, còn tiền cổ to gọi là tiền quý. Và 1
quan tiền quý vẫn ăn ngang 600 đồng, nhưng 1 quan tiền gián chỉ ăn 360 đồng.



Thời Hậu Lê: 1 tiền là 60 đồng; do đó cứ 600 đồng xu tròn lỗ vuông là 1 quan. Tiền được

xâu vào một dây dài, cột hai đầu thành một xâu mà khoác trên vai khi đi mua bán.



Ðời nhà Nguyên, người Việt mua bán ở biên giới Trung Quốc thì dùng đơn vị 1 tiền ăn 67
đồng.



Ðơn vị tiền tệ ở Đại Việt thay đổi khi tiền kẽm bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ 18 bởi nhiều
lý do [3] Một đồng tiền đồng ăn 3 đồng tiền kẽm.



Khi vua Gia Long thành lập nhà Nguyễn, đã cho đúc cả hai thứ tiền đồng và tiền kẽm. Giá
trị tiền kẽm lúc ban đầu không khác biệt tiền đồng, nhưng dần dần tiền đồng ăn 2 tiền kẽm,
rồi 3, rồi 6, cho đến đời vua Thành Thái, tiền Thành Thái Thông Bảo Thập Văn ăn ngang 10
tiền kẽm.

Từ thời Pháp thuộc, ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện các đơn vị đếmlà hào, xu, chinh và cắc. Tiền
Việt Nam kể từ sau khi đất nước giành độc lập có các đơn vị đếm là đồng, hào và xu. Một đồng
bằng mười hào. Một hào bằng mười xu. Hiện nay, tiền giấy và tiền kim loại chỉ được phát hành
với một đơn vị đếm duy nhất là đồng.
*Mệnh giá
Trang 5


Tiền cổ thường chỉ có một mệnh giá, đó là 1 đồng. Một tiền thường là một xâu các 1 đồng. Và
một quan thường là mười xâu một tiền. Tiền giấy do nhà Hồ có nhiều mệnh giá khác nhau. Mệnh
giá nhỏ nhất là 10 đồng. Mệnh giá lớn nhất là 1 quan. Tiền kim loại từ thời nhà Nguyễn cũng bắt

đầu có các mệnh giá khác nhau. Tiền Việt Nam hiện nay loại có mệnh giá thấp nhất là 200 đồng
(tiền kim loại), loại có mệnh giá cao nhất là 500.000 đồng (tiền giấy).

1.4: Chất liệu:
Tiền cổ Việt Nam có nhiều loại:


Tiền đúc bằng đồng: là kim loại thông dụng nhất dùng đúc hầu hết tiền cổ của Việt
Nam. Ðây là một hợp kim của đồng gồm thêm kền, sắt, thiếc mà thành phần rất thay đổi bởi
kỹ thuật luyện kim thời xa xưa chưa được tiêu chuẩn hóa. Tác giả Tạ Chí Ðại Trường đã trích
dẫn một bảng kết quả phân tích thành phần hóa học của tiền Trị Bình Nguyên Bảo gồm
63,6 % đồng, 21 % chì, 0,14% thiếc và 0,27% sắt. Ðến thời nhà Nguyễn, nhờ kiến thức phát
triển hơn, đồng dùng đúc tiền chỉ gồm đồng và kẽm theo tỷ lệ 6/4, 7/3 hay 8/2.



Tiền đúc bằng kẽm: kẽm là kim loại thông dụng thứ nhì sau đồng được dùng để đúc
tiền, nhất là từ thế kỷ 17 trở về sau. Như hợp kim đúc tiền đồng, người ta sử dụng những tạp
chất có thành phần kẽm khá cao, gọi chung là ô diên mà đúc tiền. Lacroix Désiré dẫn từ
Agenda du chimiste của Ad Wurtz cho thấy thứ kẽm tạp này chứa 55% đồng, 23 % kền, 17 %
kẽm, 3% sắt và 2% thiếc. Tương tự tiền đồng, triều đình nhà Nguyễn cũng biết tinh luyện
kẽm hoặc mua kẽm nguyên chất từ nước ngoài mà đúc tiền.



Tiền đúc bằng chì: chì là kim loại mềm được pha thêm kim loại khác để có một hợp kim
đúc tiền chì. Loại tiền có lượng chì cao khá mềm, đặt nhẹ giữa hai ngón tay, ấn nhẹ là đồng
tiền có thể bị bẻ cong. Hiện nay, hơn 400 mẫu tiền chì Việt Nam đã được nhận diện nhưng
nguồn gốc của thứ tiền này vẫn còn là một nghi vấn chưa được giải đáp thỏa đáng.




Tiền đúc bằng sắt: Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, khi Mạc Đăng Dung lấy ngôi vua
của nhà Hậu Lê, sử thần cho rằng nhà Mạc không được lòng trời nên đúc tiền đồng không
thành mà phải đúc tiền sắt để tiêu dùng. Ðó là lần đầu tiên tiền sắt được nhắc đến. Tuy vậy,
di chỉ khảo cổ hiện đại cho thấy không có tiền sắt Minh Ðức Thông Bảo của nhà Mạc, mà chỉ
thấy tiền đồng. Và trong tiền cổ Việt Nam có một số mẫu tiền đồng nhưng lại rỉ sét đỏ khá
bất thường của sắt, nhất là tiền Hồng Ðức Thông Bảo và Minh Ðức Thông Bảo. Các nhà
nghiên cứu đặt giả thiết, có thể vào lúc đó, hợp kim đồng có chứa nhiều sắt hơn lúc bình
thường được sử dụng, vì ngẫu nhiên hoặc vì cho dễ đúc, chứ không có loại tiền sắt.



Tiền đúc bằng vàng: Thường là tiền dùng để ban thưởng của vua.



Tiền đúc bằng bạc: Thường là tiền dùng để ban thưởng của vua.



Tiền làm bằng giấy: của nhà Hồ phát hành.

Trang 6


2. Tiền cổ các triều đại Việt Nam:
2.1: Tiền đồng đầu tiên của người Việt:
Theo nhà biên khảo Phạm Thăng thì tiền đúc bằng đồng đầu tiên của người Việt là dưới triều
nhà Tiền Lý. Vua Lý Nam Đế cho đúc đồng Thiên Đức thông bảo năm 541 nhưng đến năm 602 thì

triều đại này kết thúc và loại tiền này cũng thất truyền nên ta không có mẫu nào để căn cứ hình
dạng. [8]. Đời nhà Tống bên Tàu năm 944 cũng cho phát hành đồng Thiên Đức thông bảo nên dễ
ngộ nhận đồng Thiên đức thế kỷ thứ 10 của vua Tàu và đồng Thiên đức thế kỷ thứ 6 của vua
Việt. Tới khi Đinh Bộ Lĩnh xưng hoàng đế năm 968 và đặt niên hiệu Thái Bình từ năm 970, Việt
Nam mới có đồng tiền đúc đầu tiên mang niên hiệu của vị hoàng đế nước mình.
Khi lên làm vua, Đinh Tiên Hoàng đặt niên hiệu là Thái Bình và cho đúc tiền Thái Bình hưng
bảo bằng đồng. Đây là tiền duy nhất được phát hành trong thời nhà Đinh, vì cho dù sau này có
sự thay đổi ngôi vua trong họ Đinh nhưng không có sự thay đổi niên hiệu. Hiện các nhà sử học và
khảo cổ học chưa được xác định chính xác thời điểm xuất hiện tiền này.
Khảo cổ học cho thấy Thái Bình hưng bảo có ba loạt khác nhau. Cả ba loạt đều có lỗ hình vuông
ở giữa và có đường kính không đều nhưng bình quân khoảng 22 mm. Cả ba loạt đều có mặt
trước ghi chữ Thái Bình hưng bảo bằng chữ Hán. Có một loạt thay vì chữ Thái lại là chữ Đại.
Hiện chưa rõ: do lâu ngày đồng tiền đó bị hỏng nên mất một chấm, hay đó thực sự là chữ Đại
nhưng được đọc là Thái. Về mặt sau, thường có chữ Đinh (họ của vua) đúc nổi; nhưng có một
loạt không có chữ gì.
Sử liệu cũ của Việt Nam không đề cập đến việc nhà Đinh có đúc tiền. Tuy nhiên, sử liệu cũ của
Trung Quốc thì có nhắc đến và dựa vào đó Bành Tín Uy viết rằng năm 970 Đinh Bộ Lĩnh ở Việt
Nam đúc tiền Thái Bình hưng bảo. Theo Đỗ Văn Ninh, việc sử liệu cũ của Việt Nam không nhắc
đến việc này có thể là do nền kinh tế tiền tệ thời nhà Đinh còn mới manh nha, tiền không thực sử
được sử dụng nhiều, trao đổi hàng hóa là chính, lương bổng và thuế má đều bằng hiện vật.

Đồng Thái Bình hưng bảo dưới thời Đinh Tiên Hoàng.

2.2:Tiền nhà Tiền Lê

Đồng Thiên Phúc trấn bảo (mặt trước)

Trang 7



Nhà Tiền Lê khởi đầu từ Lê Hoàn. Khi cai trị, Lê Hoàn đã dùng ba niên hiệu, song chỉ đúc duy
nhất tiền Thiên Phúc trấn bảo, lấy tên theo niên hiệu đầu tiên. Các vua tiền Lê sau không cho đúc
tiền.

Đồng Thiên Phúc trấn bảo (mặt sau ghi chữ Lê)

Sử liệu cũ của Việt Nam là Đại Việt sử ký toàn thư và Việt sử thông giám cương mục đều có
nhắc đến việc tiền Thiên Phúc được đúc từ mùa xuân năm 984. Điều này cho thấy: thứ nhất, bốn
năm đầu khi lên làm vua nhà Lê vẫn dùng tiền do nhà Đinh phát hành; thứ hai, tiền đã được sử
dụng nhiều hơn.
Khảo cổ học cho thấy Thiên Phúc trấn bảo có ba loạt đều có hình thù giống tiền của nhà Đinh.
Một loạt mặt trước có bốn chữ Thiên Phúc trấn bảo và mặt sau có chữ Lê (họ của vua), một loạt
mặt trước giống như loạt trên nhưng mặt sau lại không có chữ gì, và một loạt nữa mặt sau có
chữ Lê nhưng mặt trước lại không có chữ gì. Theo Đỗ Văn Ninh, sở dĩ có sự khác nhau như vậy
có thể là vì trong quá trình đúc tiền, xưởng đúc đã ráp nhầm hai mặt của các khuôn đúc.

2.3 Tiền nhà Lý
Thuận Thiên đại bảo (1010-1028)

Thuận Thiên đại bảo

Đây là tiền kim loại được giới nghiên cứu tiền cổ ở Việt Nam cho là của Lý Thái Tổ vì ông vua
này có một niên hiệu là Thuận Thiên. Bên Trung Quốc có Sử Tư Minh khi làm vua cũng có niên
hiệu Thuận Thiên, nhưng ông này cho đúc tiền Thuận Thiên nguyên bảo đương bách. Sau này, Lê
Thái Tổ cũng lấy niên hiệu Thuận Thiên, nhưng tiền đúc ra gọi là Thuận Thiên thông
bảo hoặc Thuận Thiên nguyên bảo.
Đại Việt sử ký toàn thư cho thấy tiền đã được sử dụng và phát hành nhiều trong thời Lý Thái Tổ.
Cả lương bổng lẫn tô thuế đều có thể trả bằng tiền.
Trang 8



Càn Phù nguyên bảo (1039-1041)

Càn Phù nguyên bảo

Sử liệu cũ của Việt Nam và kết quả khảo cổ đều không cho thấy có loại tiền này. Song, Lacroix và
các tác giả Lịch sử phong kiến Việt Nam (tập I) đều cho là có và cũng doLý Thái Tông phát hành.
Như vậy theo một số tài liệu, Việt Nam vào thời vua Lý Thái Tông đã đúc hai loại Minh Đạo
thông bảo và Càn Phù nguyên bảo. Song, khảo cổ học Việt Nam chưa cho thấy cả hai
loại tiền này.
Minh Đạo thông bảo (1042-1043)
Tương truyền là do Lý Thái Tông cho phát hành. Sử liệu Lịch triều hiến chương loại chí có ghi
rằng vua Lý Thái Tông cho đúc tiền Minh Đạo, nhưng không ghi rõ có phải là Minh Đạo thông
bảo hay không.
Thiên Phù nguyên bảo (1120-1127)
Được cho là do Lý Nhân Tông phát hành vì ông có hai niên hiệu có chữ Thiên Phù trong đó. Sử
liệu cũ của Việt Nam không nhắc đến tiền này. Nhưng khảo cổ học cho thấy có tiền Thiên Phù
thông bảo với đường kính chừng 20 mm với mặt trước có bốn chữ Thiên Phù nguyên bảo đọc
theo vòng tròn, mặt sau để trơn, có lỗ, không cógờ. Đỗ Văn Ninh cho rằng kích thước đồng tiền
này nhỏ hơn so với các đồng tiền thời trước là vì thời Lý Nhân Tông trị vì có nhiều chiến tranh,
nên dành được ít đồng hơn cho việc đúc tiền.
Thiên Thuận thông bảo (1128-1132)
Đại Định thông bảo (1140-1162)
Thiên Cảm thông bảo (1174-1175)
Lacroix có nhắc đến tiền này và còn công bố hình thù đồng tiền. Ông cho rằng đây là tiền do Lý
Anh Tông phát hành vì vua này có một niên hiệu trong đó có chữ Thiên Cảm. Tiền có gờ và mép
rõ ràng. Khảo cổ học Việt Nam chưa tìm ra loại tiền này. Các vua Trung Quốc không có ai có niên
hiệu có chữ Thiên Cảm.
Thiên Tư thông bảo (1186-1201)
Không thấy chính sử đề cập đến đồng tiền này. Lacroix đã từng công bố một mẫu tiền mà mặt

trước có bốn chữ Thiên tư thông bảo, mặt sau để trơn. Lý Cao Tông có một niên hiệu trong đó có
chữ Thiên Tư. Các vua Trung Quốc không ai có niên hiệu có chữ này.
Trị Bình thông bảo (1205-1210)
Trang 9


Trị Bình nguyên bảo (1205-1210)

2.4 Tiền nhà Trần:
Nguyên Phong thông bảo (1251-1258)
Khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện ra tiền kim loại Nguyên Phong. Nhưng bên Trung Quốc
cũng có loại tiền này, nên hiện chưa kết luận được thứ tìm thấy ở Việt Nam là do nước nào
đúc. Nguyên Phong là niên hiệu thứ ba của vua Trần Thái Tông. Vào hai thời có niên hiệu
trước, vua cũng cho phát hành tiền, nhưng sử liệu không nói và khảo cổ học không cho biết
đó là tiền tên gì.
Khai Thái nguyên bảo (1324-1329)
Đỗ Văn Ninh có cho biết rằng Trần Huy Bá đã thấy tiền này ở Viện Bảo tàng Lịch sử Việt
Nam năm 1960. Khai Thái là một niên hiệu của Trần Minh Tông. Các vua Trung Quốc không
có niên hiệu nào như vậy.
Thiệu Phong bình bảo, Thiệu Phong nguyên bảo (1341-1357)
Sử liệu không ghi nhưng khảo cổ học Việt Nam lại phát hiện ra thứ tiền kim loại này và cho
là do Trần Dụ Tông phát hành. Tiền có lỗ ở giữa và có gờ và mép không rõ. Mặt trước tiền
ghi bốn chữ Thiệu Phong thông bảo. Mặt sau để trơn. Tiền nhỏ, mỏng, đường kính 21 mm.
Khảo cổ học còn tìm ra tiền Thiệu Phong thông bảo, hình thù như Thiệu Phong bình bảo và
mặt sau cũng để trơn.
Đỗ Văn Ninh cho biết Trần Văn Bá đã thấy tiền Thiệu Phong nguyên bảo đường kính tới 40
mm và mặt sau có chữ Thập tam ở Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam vào năm 1960.

Đại Trị thông bảo (1358-1369)
Cũng là tiền do Trần Dụ Tông phát hành. Đại Việt sử ký toàn thư có cho biết rằng vào năm

1360 đã đúc tiền này. Khảo cổ học cho biết tiền này có kích thước lớn hơn tiền Thiệu Phong
một chút.

2.5 Tiền nhà Hồ:
Tiền giấy Thông Bảo hội sao (會鈔)
Năm 1394, 6 năm trước khi nhà Hồ thay thế nhà Trần làm vua Việt Nam, tiền giấy mang tên
Thông Bảo hội sao được phát hành. Lúc đó đang là niên hiệu Quang Thái của vua Trần
Thuận Tông, nhưng việc ban bố các chủ trương chính sách quan trọng của đất nước lại do
Hồ Quý Ly nắm. Chủ trương phát hành tiền giấy này chính là của Hồ Quý Ly. Mục đích của
ông là dùng tiền giấy để thay thế tiền kim loại, qua đó thu hồi kim loại về kho triều đình.
Nhiều ý kiến thống nhất rằng, sự ra đời tiền giấy Thông Bảo hội sao không phản ánh trình
độ phát triển của kinh tế tiền tệ ở Việt Nam đương thời.
Khảo cổ học Việt Nam chưa phát hiện ra di vật tiền giấy Thông Bảo hội sao, nhưng Đại Việt
sử ký toàn thư nhắc đến rõ ràng đến tên loại tiền này.
Trang 10


Tiền kim loại đang lưu hành phải được đem đến đổi lấy tiền giấy theo tỷ lệ 1:1,2. Tiền Thông
Bảo hội sao có bảy mệnh giá khác nhau, đó là: 10 đồng, 30 đồng, 1 tiền, 2 tiền, 3 tiền, 5 tiền, 1
quan. Không thấy Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại tỷ lệ giữa các đơn vị đồng, tiền và quan của
tiền Thông Bảo hội sao thế nào.
Về hình thức, không rõ kích thước, hình dáng, màu sắc ra sao. Đại Việt sử ký toàn thư chỉ ghi
sơ lược rằng tiền mệnh giá 10 đồng có vẽ hình rong, mệnh giá 30 đồng có vẽ hình sóng, mệnh
giá 1 tiền có vẽ mây, 2 tiền có vẽ rùa, 3 tiền có vẽ lân, 5 tiền có vẽ phượng, và 1 quan có vẽ
rồng.
Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi lại rằng tiền Thông Bảo hội sao không được nhân dân ưa
dùng, chẳng qua vì luật quy định mà phải sử dụng.

Thánh Nguyên thông bảo (1400-1401)
Thời nhà Hồ, tuy phát hành tiền giấy Thông bảo hội sao và đổi thu hồi tiền kim loại về, song

có thể Hồ Quý Ly cũng cho phát hành một lượng nhất định tiền kim loại mang niên hiệu
Thánh Nguyên (1400-1401) của mình. Khảo cổ học đã phát hiện được ở Việt Nam nhiều
đồng tiền kim loại Thánh Nguyên thông. Theo Đỗ Văn Ninh, trong các vua Trung
Quốc và Việt Nam, chỉ có Hồ Quý Ly có niên hiệu Thánh Nguyên.
Tiền kim loại Thánh Nguyên thông bảo có hình tròn, lỗ vuông, kích thước nhỏ (đường kính
từ 19 đến 20 mm), mỏng. Mặt trước có bốn chữ Thái Nguyên thông bảo đọc chéo từ trên
xuống và từ phải qua trái, gờ viền mép và lỗ rõ ràng. Nhưng mặt sau lại để trơn và không có
gờ và viền mép hay lỗ.
Một trong các mục đích phát hành tiền kim loại Thánh Nguyên thông bảo là để quảng bá
niên hiệu Thánh Nguyên của vua mới.

2.6 Tiền nhà Hậu Lê:

Thuận Thiên thông bảo (1428-1433), Thuận Thiên nguyên bảo
Sau khi đánh bại hoàn toàn quân Minh xâm lược, chẳng cần đợi nhà Minh công nhận, ngày
15 tháng 4 năm 1428, Lê Lợi xưng vua và lấy niên hiệu là Thuận Thiên; một tháng sau thì
cho đúc tiền kim loại Thuận Thiên thông bảo bằng đồng mà không tiếp tục chính sách sử
dụng tiền giấy của nhà Hồ. Đó là theo Đại Việt sử ký toàn thư. Còn theo phát hiện của khảo
cổ học, thì tên tiền kim loại đó có lẽ là Thuận Thiên nguyên bảo. Hiện các nhà nghiên cứu còn
chưa có kết luận được là sử chép sai "nguyên" thành "thông" hay Lê Lợi cho đúc hai loại
nhưng hiện mới chỉ phát hiện di chỉ loại Thuận Thiên nguyên bảo.
Thuận Thiên nguyên bảo có kích thước to hơn, dày hơn và được đánh giá là đẹp hơn các
đồng tiền kim loại của các thời trước ở Việt Nam. Đường kính tiền là 25 mm, dày dặn. Mặt
trước đúc nổi bốn chữ Hán là Thuận Thiên nguyên bảo với nét viết chân phương. Mặt sau
không có chữ hay hình gì, viền mép và gờ viền lỗ rõ ràng và đều đặn.
Thuận Thiên thông bảo có ba đơn vị đếm là đồng, tiền và quan. Đại Việt sử ký toàn thư cho
biết 1 tiền bằng 50 đồng.
Trang 11



Thiệu Bình thông bảo (1434-1439)
Đây là tiền kim loại do Lê Thái Tông cho đúc khi lên ngôi năm 1434 và đặt niên hiệu là Thiệu
Bình (1434-1439). Về kiểu dáng, Thiệu Bình thông bảo căn bản giống Thuận Thiên nguyên
bảo. Ban đầu, 1 tiền bằng 50 đồng như theo quy định của đời vua trước, nhưng từ năm 1439
thì định lại 1 tiền bằng 60 đồng.
Đại Bình thông bảo
Sử không nhắc đến tiền này, nhưng Lacroix công bố mẫu của nó và do vua Việt Nam và
vua Trung Quốc không còn ai đặt niên hiệu là Đại Bình nữa, nên Đỗ Văn Ninh cho rằng đó là
tiền do Lê Thái Tông cho đúc và đặt tên theo niên hiệu thứ hai của ông, Đại Bình (14401442). Như vậy, dưới triều vua Lê Thái Tông của Việt Nam đã lần lượt có hai tiền kim loại là
Thiệu Bình thông bảo và Đại Bình thông bảo.

Thái Hòa thông bảo
Đây là tiền kim loại do Lê Nhân Tông cho đúc và đặt tên theo niên hiệu Thái Hòa (14431453) của mình. Kiểu dáng và kích thước tiền này giống tiền của các vua Lê đời trước. Tuy
nhiên, Lacroix đã công bố một mẫu tiền Thái Hòa thông bảo có kích thước nhỏ và lưng tiền
không có gờ viền. Ngoài ra, ông này còn công bố một mẫu tiền ghi là Đại Hòa thông bảo. Đỗ
Văn Ninh cho rằng có thể viết là Đại song vẫn đọc là Thái.
Diên Ninh thông bảo
Tiền kim loại bằng đồng do Lê Nhân Tông cho đúc khi đổi niên hiệu thành Diên Ninh. Tiền
này được khảo cổ học phát hiện nhiều. Kiểu dáng và kích thước to đẹp giống như tiền của
các đời vua Lê trước.

Thiên Hưng thông bảo
Tiền kim loại do Lê Nghi Dân cho đúc và đặt tên theo niên hiệu Thiên Hưng của mình. Sử
không nhắc đến việc ông vua này cho đúc tiền, song Lacroix có phát hiện và công bố. Lê Nghi
Dân ở ngôi một năm, nên Thiên Hưng thông bảo có thể cũng chỉ được lưu hành không quá
một năm.
Quang Thuận thông bảo
Là tiền do Lê Thánh Tông cho đúc. Di chỉ tiền này được phát hiện khá nhiều. Quang Thuận
thông bảo được Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí khen là đẹp vào loại
nhất trong các tiền kim loại Việt Nam mà ông biết. Không rõ tiền được bắt đầu phát hành từ

năm nào, song niên hiệu Quang Thuận của Lê Thánh Tông bắt đầu từ năm 1460, kết thúc
vào năm 1469.
Hồng Đức thông bảo
Cũng là tiền do Lê Thánh Tông phát hành từ năm 1470 đến năm 1497 theo niên hiệu thứ hai
của mình.
Trang 12


Cảnh Thống thông bảo
Cảnh Thống là niên hiệu duy nhất của Lê Hiến Tông kéo dài khoảng 6 năm. Sử không ghi về
việc ông vua này cho đúc tiền, song khảo cổ học tìm ra nhiều di chỉ tiền Cảnh Thống thông
bảo. Về kiểu dáng thì giống tiền của các vua Lê đời trước, song trọng lượng thì lớn hơn.
Đoan Khánh thông bảo
Đoan Khánh thông bảo là tiền kim loại do Lê Uy Mục cho đúc. Niên hiệu Đoan Khánh của ông
vua này kéo dài từ năm 1505 đến năm 1509.
Hồng Thuận thông bảo
Đây là tiền kim loại do Lê Tương Dực (ở ngôi từ năm 1509 đến năm 1516 có một niên hiệu
duy nhất là Hồng Thuận). Kích thước và kiểu dáng như các tiền trước đây của nhà Lê.

Quang Thiệu thông bảo
Đây là tiền do Lê Chiêu Tông cho đúc. Ông vua này chỉ có một niên hiệu là Quang Thiệu từ
năm 1516 đến năm 1522. Hình thức cơ bản giống các tiền nhà Lê trước đó nhưng xấu hơn,
kích thước bé hơn, nhẹ hơn.
Thống Nguyên thông bảo
Thống Nguyên thông bảo do Lê Cung Hoàng (lấy niên hiệu Thống Nguyên) phát hành. Tiền
này đẹp hơn Quang Thiệu thông bảo nhưng vẫn chưa bằng được các tiền nhà Lê trước đó.

Nguyên Hòa thông bảo
Đây là tiền bằng đồng mang niên hiệu Nguyên Hòa (1533-1548) của Lê Trang Tông, vị vua
đầu tiên của thời Lê Trung Hưng. Tiền này có kích thước nhỏ, được đúc cẩn thận. Mặt trước

có chữ Nguyên Hòa thông bảo đọc chéo. Mặt sau có viền gờ mép và lỗ, song không có chữ
hay hình gì. Nguyên Hòa thông bảo có nhiều loại, trong đó có loại chỉ có hai chữ Nguyên Hòa
viết theo lối chữ triện và có loại thì lại có ba chữ Nguyên Hòa và bảo viết theo lối chữ triện.
Vĩnh Thọ thông bảo
Vĩnh Thọ là niên hiệu của Lê Thần Tông. Tiền Vĩnh Thọ thông bảo đúc bằng đồng, đường
kính chừng 23 mm.
Vĩnh Trị nguyên bảo, Vĩnh Trị thông bảo
Là các tiền do Lê Hy Tông phát hành (thực tế có thể là do chúa Trịnh phát hành vì quyền
hành mọi mặt trong thực tế thuộc về phủ chúa) mang niên hiệu đầu tiên của ông. Cả hai loại
đều bằng đồng, đúc cẩn thận, đường kính chừng 23 mm.
Chính Hòa thông bảo
Tiền đặt theo niên hiệu thứ hai của Lê Hy Tông. Chữ “Chính” viết là 正, dễ nhầm với Chính
Hòa thông bảo của nhà Tống cũng thấy xuất hiện ở Việt Nam với chữ Chính viết là 政.
Trang 13


Tiền Cảnh Hưng
Tiền Cảnh Hưng có rất nhiều loại và đều bằng kim loại. Đỗ Văn Ninh đã đề cập đến 40 loại
tiền Cảnh Hưng và nhà nghiên cứu này cũng cho biết có người đã liệt kê ra được đến 80 loại
tiền Cảnh Hưng. Sở dĩ có nhiều loại như vậy là vì thời Cảnh Hưng (niên hiệu của Lê Hiển
Tông), không chỉ chính quyền trung ương mà cả các chính quyền địa phương (ở các trấn)
cũng tham gia đúc tiền, và có cả đúc trộm. Các tiền Cảnh Hưng không chỉ có kích thước khác
nhau, chất lượng kim loại khác nhau mà cả các chữ ghi trên đó cũng khác nhau. Nguyên
nhân khác nhau vừa là do những thay đổi trong thiết kế đồng tiền, vừa là đúc sai quy cách.
Khảo cổ học tìm ra rất nhiều di chỉ tiền Cảnh Hưng cho thấy thời này tiền được phát hành
rất nhiều. Nguyên nhân của việc phát hành nhiều như vậy hiện chưa rõ. Đỗ Văn Ninh cho
rằng:


Thời này kinh tế khó khăn nên thuế má thu của dân không được mấy mà chính quyền lại

có nhu cầu chi tiêu rất lớn cho ăn chơi (thời Lê Hiển Tông cũng là thời các chúa Trịnh
Giang, Trịnh Doanh, Trịnh Sâm nổi tiếng về ăn chơi), cho đàn áp các cuộc khởi nghĩa
(các khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương, Lê Duy Mật, Hoàng Công
Chất, ...) ... Chính quyền đã lợi dụng đặc quyền phát hành tiền để đúc tiền phục vụ nhu
cầu tiêu dùng của mình. (Xem thêm bài thuộc chủ đề kinh tế học: Đặc lợi phát hành tiền.)



Nhu cầu sử dụng tiền mặt lớn cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa để buôn
bán, đóng thuế, mua chức tước, biếu xén, hỏi vợ (Ca dao có câu: Mẹ em tham thúng xôi
rền/Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng), ...



Việc các trấn được phép đúc tiền đã đem lại cho họ mối lợi lớn. Nó khuyến khích họ phát
hành tràn lan.

Dựa vào phát hiện khảo cổ học, tiền Cảnh Hưng chắc chắn có các loại sau: Cảnh Hưng thông
bảo, Cảnh Hưng trung bảo, Cảnh Hưng chí bảo, Cảnh Hưng vĩnh bảo, Cảnh Hưng đại bảo,
Cảnh Hưng thái bảo, Cảnh Hưng cự bảo, Cảnh Hưng trọng bảo, Cảnh Hưng tuyền bảo, Cảnh
Hưng thuận bảo, Cảnh Hưng chính bảo, Cảnh Hưng nội bảo, Cảnh Hưng dụng bảo, Cảnh
Hưng lai bảo, Cảnh Hưng thận bảo, Cảnh Hưng, Cảnh Hưng thọ trường.
Cảnh Hưng thông bảo là loại phổ biến nhất, nhưng loại này lại có nhiều loại phụ với thiết kế
khác nhau và chữ ghi trên tiền ở mặt sau cũng khác nhau.
Chiêu Thống thông bảo
Chiêu Thống là niên hiệu duy nhất của Lê Mẫn Đế, ông vua nhà Hậu Lê ở ngôi 3 năm. Khảo
cổ học cho thấy tiền kim loại Chiêu Thống thông bảo có nhiều loạt khác nhau. Thêm vào đó,
mỗi loạt đều được đúc nhiều lần, mỗi lần kích thước lại khác nhau một chút. Chiếu Thống
thông bảo được phát hành dưới thời Lê Mẫn Đế, nhưng ai phát hành thì không rõ vì có quá
nhiều loạt và nhiều kích cỡ. Lưu ý là thời Lê Mẫn Đế (Chiêu Thống), lúc đầu thì có thế lực của

nhà Trịnh (chúa Trịnh Bồng), lúc sau thì có thế lực của nhà Tây Sơn, trung ương cũng đã
không kiểm soát được các địa phương.
Các loạt đều có bốn chữ Chiêu Thống thông bảo đúc nổi và được đọc chéo. Nhưng có một
loạt thì chữ Thống viết là 綂 , các loạt khác chữ Thống đều viết là 統 . Không rõ loạt chữ
Thống viết là 綂 có phải là tiền do chính quyền đúc hay không.
Loạt có chữ Thống viết là 綂 thì mặt sau để trơn, chỉ có viền gờ mép và lỗ. Các loạt khác, loạt
thì mặt sau có chữ Nhất (-) phía trên lỗ vuông, loạt thì có một nét sổ dọc trên lỗ, loạt thì có
một vành trăng khuyết bên phải và một chấm tròn bên trái lô, loạt thì có hình bốn vành
Trang 14


trăng khuyết xếp vòng tròn quanh lỗ, loạt thì có chữ Chính ( 正) hoặc chữ Chính và cả một
chấm tròn, lại có loạt thì có một chữ Sơn (山), loạt lại có hai chữ Sơn Nam, loạt thì có một
chữ Trung ( 中 ), và có cả loạt có chữ Đại ( 大 ). Theo Đỗ Văn Ninh, thì chữ Chính chỉ kinh
thành, chữ Sơn chỉ Sơn Tây, chữ Trung chỉ Trung đô phủ, chữ Đại chỉ Thanh Hóa.

2.7 Tiền nhà Mạc:
Minh Đức thông bảo, Minh Đức nguyên bảo
Đây là các tiền kim loại do Mạc Thái Tổ phát hành. Đại Việt sử ký toàn thư có nhắc đến
việc này.
Minh Đức thông bảo có hai loạt. Loạt thứ nhất bằng đồng được bắt đầu đúc từ năm
1528. Mặt trước có bốn chữ Minh Đức thông bảo đúc nổi đọc chéo. Mặt sau có hai chữ
Vạn Tuệ đúc nổi. Loạt này có kích thước lớn, đường kính từ 23 đến 24,5 mm, dày dặn.
Loạt thứ hai đúc bằng kẽm. Kích thước vẫn như loạt trước. Mặt sau không còn chữ vạn
tuế mà thay vào đó là một vành khuyết nổi ở bên phải và một chấm tròn ở bên trái.
Minh Đức nguyên bảo làm bằng sắt. Sách sử Việt Nam không nhắc đến tiền này, nhưng
Đại Việt sử ký toàn thư cho biết Mạc Đăng Dung có cho pha kẽm vào khi đúc tiền rồi sau
lại cho đúc tiền bằng sắt. Khảo cổ học Việt Nam không phát hiện ra di vật, song Lacroix
có công bố một mẫu vật tiền này, mặt trước có bốn chữ Minh Đức nguyên bảo đọc vòng
tròn, mặt sau không có chữ hay hình gì.

Đại Chính thông bảo
Các sử liệu cũ của Việt Nam không đề cập đến việc Mạc Thái Tông phát hành tiền. Tuy
nhiên khảo cổ học đã phát hiện ra loại tiền kim loại bằng đồng mang niên hiệu Đại Chính
của ông. Mặt trước tiền nổi bốn chữ Đại Chính thông bảo đọc chéo. Mặt sau để trơn. Tiền
đúc không đẹp, đường kính khoảng 22 mm.

Quảng Hòa thông bảo
Mạc Phúc Hải làm vua từ năm 1541 đến năm 1546 và chỉ có một niên hiệu là Quảng Hòa.
Sử liệu không ghi vị vua nhà Mạc này có cho đúc tiền hay không, song khảo cổ học phát
hiện ra di vật tiền Quảng Hòa thông bảo. Tiền này có hơn một loạt nhưng đều đúc bằng
đồng và bốn chữ Quảng Hòa thông bảo đọc chéo ở mặt trước, mặt sau để trơn. Có loạt
thì các chữ này được viết chân phương. Có loạt thì những chữ này lại được viết theo lối
chữ triện.
Vĩnh Định thông bảo, Vĩnh Định chí bảo
Vĩnh Định là niên hiệu đầu tiên trong ba niện hiệu của Mạc Phúc Nguyên, bắt đầu từ
năm 1547. Khảo cổ học đã tìm thấy tiền Vĩnh Định thông bảo đúc bằng đồng có đường
kính chừng 21,5 mm. Mặt trước có bốn chữ Vĩnh Định thông bảo viết chéo. Mặt sau để
trơn, nhưng gờ mép và gờ lỗ có viền nổi.
Ngoài ra còn có tiền Vĩnh Định chí bảo có kiểu dáng như Vĩnh Định thông bảo, khác ở
chỗ chữ chí viết theo lối chữ thảo và mặt sau không có viền gờ mép và lỗ.
Càn Thống nguyên bảo
Trang 15


Đây là tiền kim loại do Mạc Kính Cung phát hành. Ông này làm vua nhưng đóng ở vùng
miền núi Đông Bắc. Khảo cổ học đã phát hiện ra loại tiền này.
An Pháp nguyên bảo
An Pháp nguyên bảo là tiền kim loại kích thước nhỏ mà khảo cổ học tìm thấy nhiều. Lê
Quý Đôn qua Phủ biên tạp lục cho biết đây là tiền do nhà Mạc phát hành, nhưng không
nói cụ thể bởi vị vua nào của nhà Mạc.


2.8 Tiền nhà Tây Sơn:
Thái Đức thông bảo
Tiền do vua Thái Đức Nguyễn Nhạc phát hành và lưu thông trong các vùng lãnh thổ do nhà Tây
Sơn kiểm soát. Tiền này được đúc từ đồng. Tiền không dày, nhưng đúc cẩn thận, chữ và dấu hiệu
dễ đọc. Đường kính tiền tùy loại từ 22,5 mm đến 24 mm. Mặt trước có bốn chữ Thái Đức thông
bảo đọc chéo. Mặt sau thì mỗi loạt một khác, thường thì có các ký hiệu như chấm nổi tròn, hình
mặt trăng lưỡi liềm. Có một loạt ở mặt sau có hai chữ Vạn Thọ.
Quang Trung thông bảo, Quang Trung đại bảo

Quang Trung đại bảo

Quang Trung thông bảo

Khi Quang Trung lên ngôi, Việt Nam cơ bản đã được thống nhất, vì thế tiền do Quang Trung phát
hành sẽ được lưu thông gần như khắp cả nước. Và trong thực tế, khảo cổ học tìm thấy rất nhiều
tiền Quang Trung khắp nơi, đặc biệt nhiều từ đèo Hải Vân ra Bắc. Quang Trung đã cho phát
hành hai loại tiền mang niên hiệu của ông, đó là Quang Trung thông bảo và Quang Trung đại
bảo.
Trang 16


Quang Trung thông bảo được đúc nhiều đợt và kỹ thuật của thời đó đã khiến cho mỗi đợt đúc
tiền lại có một chút khác nhau. Tiền này được đúc từ đồng, có kích thước từ 23 đến 26 mm. Mặt
trước tiền có bốn chữ Quang Trung thông bảo đọc chéo. Có một loạt chữ bảo lại viết theo lối giản
thể. Mặt sau thì có thể để trống hoặc có một trong các chữ nhất, nhị, công, chính, sơn nam hoặc
các ký hiệu như dấu chấm, trăng lưỡi liềm, v.v... Viền gờ mép và lỗ rõ ràng.
Có một số di vật tiền Quang Trung thông bảo được phát hiện mà ở đó người ta thấy mặt sau của
tiền cũng giống mặt trước. Đỗ Văn Ninh cho rằng đó là do thợ đúc tiền ráp nhầm hai mặt của
khuôn đúc.

Quang Trung đại bảo có chữ bảo viết theo lối giản thể. Mặt sau để trống.
Cảnh Thịnh thông bảo

Cảnh Thịnh thông bảo

Cảnh Thịnh thông bảo có loại nhỏ và loại lớn. Đây là tiền mang niên hiệu đầu tiên của Nguyễn
Quang Toản, vị vua cuối cùng của nhà Tây Sơn.
Về kiểu dáng và thiết kế thì Cảnh Thịnh thông bảo loại nhỏ không khác gì tiền Quang Trung
thông bảo, nhưng chất lượng đúc có phần tốt hơn. Cảnh Thịnh thông bảo cũng có loạt mặt sau
giống mặt trước như một loạt của Quang Trung thông bảo. Ngoài ra lại còn có một loạt tiền mà
một mặt là Cảnh Thịnh thông bảo và một mặt là Quang Trung thông bảo.
Cảnh Thịnh thông bảo loại lớn được đúc cẩn thận, thiết kế cầu kỳ, đường kính tới 48 mm, dày tới
5 mm. Viền gờ mép ở hai mặt là một vành văn triện hình chữ T, viền gờ lỗ ở hai mặt là hai hình
vuông lồng vào nhau. Mặt trước tiền có bốn chữ Cảnh Thịnh thông bảo đọc chéo. Mặt sau có
hình rồng, mây ở phía trên lỗ, lại có hình cá chép và hình sóng nước ở phía dưới lỗ. Đỗ Văn Ninh
cho rằng tiền này hoa văn giống với tiền Cảnh Hưng nên có thể là theo mẫu tiền Cảnh Hưng mà
làm.

2.9 Tiền nhà Nguyễn:
Gia Long thông bảo
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, đặt niên hiệu là Gia Long. Sách Đại Nam thực lục chính
biên cho biết vào năm 1803, Nguyễn Ánh cho đúc tiền Gia Long thông bảo bằng đồng. Khảo cổ
học đã phát hiện ra nhiều di chỉ tiền này. Tiền được đúc nhiều lần và không phải chỉ ở một nơi.
Thứ lớn nhất thì có đường kính chừng 26 mm, thứ nhỏ nhất thì có đường kính chừng 20 mm.
Mặt trước bốn chữ Gia Long thông bảo đọc chéo. Mặt sau để trơn.
Năm 1813, vua Gia Long cho đúc tiền Gia Long thông bảo thất phân. Theo Đại Nam thực lục
chính biên thì tiền này bằng kẽm, song khảo cổ học phát hiện ra cả tiền mang tên này nhưng
bằng đồng. Tiền kẽm Gia Long thông bảo thất phân và tiền đồng Gia Long thông bảo có thể đổi
qua lại theo tỷ lệ 1,25:1. Gia Long thông bảo thất phân có đường kính trung bình 22 mm và
Trang 17



trong thực tế có nhiều kích cỡ. Theo quy định thì tiền nặng bảy phân, nhưng không phải mọi mẫu
vật phát hiện ra đều nặng đúng như thế. Mặt trước giống Gia Long thông bảo, nhưng mặt sau
thì có hai chữ thất phân ở hai bên lỗ tiền.
Năm 1814, vua Gia Long lại cho đúc tiền Gia Long thông bảo lục phân nặng sáu phân. Thư tịch
cho biết rõ hợp kim đúc tiền này có các thành phần sau đồng đỏ, kẽm, chì, thiếc (tỷ lệ là
500:415:65:20). Tiền được đúc nhiều lần và có đường kính xê xích khoảng 21,5 mm đến 22,5
mm. Mặt trước giống Gia Long thông bảo, nhưng mặt sau thì có hai chữ lục phân ở hai bên lỗ
tiền.
Minh Mạng thông bảo
Minh Mạng thông bảo là tiền do vua Minh Mạng phát hành. Mặt trước có bốn chữ Minh Mạng
thông bảo, mặt sau để trống.
Tiền này có nhiều loạt. Loạt đúc sớm nhất là vào năm 1820 theo quy định nặng 6 phân bằng
đồng và bằng kẽm. Loại bằng đồng thực ra cũng chỉ có khoảng một nửa nguyên liệu đồng còn lại
là kẽm và cả lượng nhỏ thiếc và chỉ dùng đến năm 1825 thì bị bãi bỏ.
Loạt thứ hai có kích thước lớn từ 22 đến 25 mm, được phát hành từ năm 1820. Nguyên liệu là
hợp kim đồng, kẽm và thiếc.
Loạt thứ ba có đường kính khoảng 22 mm, nặng 9 phân, bằng hợp kim đồng kẽm, được phát
hành từ năm 1825.
Loạt thứ tư có đường kính 25 mm, nặng 1 đồng cân, được phát hành từ năm 1827.
Thiệu Trị thông bảo

Thiệu Trị thông bảo

Tiền mang niên hiệu của vua Thiệu Trị có loại nặng 6 phân và loại nặng 9 phân đều bằng hợp
kim đồng pha kẽm. Còn có cả loại nặng 6 phân bằng toàn kẽm. Các loại này ở mặt trước có bốn
chữ Thiệu Trị thông bảo đọc chéo, mặt sau để trống.
Tự Đức thông bảo
Tự Đức thông bảo có mấy loạt bằng đồng và cả bằng kẽm, đường kính từ 20 mm đến 25 mm.

Nhìn chung các loạt đều có mặt trước giống nhau: bốn chữ Tự Đức thông bảo đọc chéo, có viền
gờ mép và lỗ. Mặt sau thì mỗi loạt một khác. Có loạt để trống, có loạt thì có chữ “lục văn”, có loạt
có chữ “Hà Nội”, có loạt lại có chữ “Sơn Tây” và có loạt thì có chữ “Bắc Ninh”. Tiền này nhiều khi
được giao cho các lò đúc tiền tư nhân của người Hoa và người Việt giàu có đúc. Đại Nam thực
lục chính biên cho biết có tiền này khi đúc bị pha thêm sắt vào.
Tự Đức bảo sao
Tự Đức bảo sao là tiền thời vua Tự Đức, được đúc từ năm 1861 có các mệnh giá 10 đồng, 20
đồng, 30 đồng, 40 đồng, 50 đồng và 60 đồng. Tiền đúc bằng đồng. Mặt trước có bốn chữ Tự Đức
Trang 18


bảo sao đọc chéo. Mặt sau thì mỗi mệnh giá thiết kế một khác. Đường kính tiền cũng khác nhau
giữa các mệnh giá.


Mệnh giá 10 đồng thì mặt sau có chữ “chuẩn thập văn” hoặc “chuẩn nhất thập văn”,
đường kính 26 mm, nặng 6 gam;



Mệnh giá 20 đồng thì mặt sau có chữ “chuẩn nhị thập văn”, đường kính 30 mm, nặng 12
gam;



Mệnh giá 30 đồng thì mặt sau có chữ “chuẩn tam thập văn”, đường kính 35 mm, nặng
16,4 gam;




Mệnh giá 40 đồng thì mặt sau có chữ “chuẩn tứ thập văn”, đường kính 37 mm, nặng 22,2
gam;



Mệnh giá 50 đồng thì mặt sau có chữ “chuẩn ngũ thập văn”, đường kính 41,5 mm, nặng
27,2 gam;



Mệnh giá 60 đồng thì mặt sau có chữ “chuẩn lục thập văn”, đường kính 46 mm, nặng 38,2
gam.

Kiến Phúc thông bảo
Tiền mang niên hiệu của vua Kiến Phúc được đúc nhiều đợt từ năm 1884 và ở nhiều nơi vì vậy
mỗi loạt khác nhau một chút. Nhìn chung, tiền có đường kính 23 mm. Mặt trước có bốn chữ Kiến
Phúc thông bảo, mặt sau để trống. Thời này, quân Pháp đang đánh chiếm Việt Nam, triều chính
cũng mất ổn định, ngôi vua thay đổi mấy lần nên sự quan tâm tới kinh tế không nhiều, tiền được
đúc với số lượng ít. Khảo cổ học chỉ phát hiện được ít tiền này. Tiền đúc ra chỉ để khẳng định
niên hiệu của vua mới chứ tác dụng cho lưu thông không nhiều vì số lượng quá ít.
Hàm Nghi thông bảo
Tiền này chính thức chỉ đúc với số lượng rất ít, nhưng tiền Hàm Nghi thông bảo giả rất nhiều.
Theo Đỗ Văn Ninh thì có cả tiền Hàm Nghi thông bảo đúc giả thời chiến tranh Việt Nam mà lính
Mỹ tưởng là tiền cổ thật nên mua mang về sưu tập. Hàm Nghi thông bảo thật có đường kính 23
mm, mặt trước có bốn chữ Hàm Nghi thông bảo đọc chéo, mặt sau có hai chữ “Lục văn”.
Đồng Khánh thông bảo
Tiền được đúc với số lượng ít. Năm 1886, triều đình cho đúc một loạt có đường kính 26 mm.
Năm 1887 cho đúc một loạt nữa có đường kính 23 mm. Cả hai loạt ở mặt trước đều có chữ Đồng
Khánh thông bảo, mặt sau để trống.
Thành Thái thông bảo

Tiền kim loại được đúc vào các năm 1889-1890 với số lượng ít. Mặt trước có bốn chữ Thành
Thái thông bảo đọc chéo. Mặt sau để trống. Đường kính tiền khoảng 23 mm.
Năm 1893-1890, triều đình lại cho đúc tiền Thái Bình thông bảo mới mà mặt sau có chữ thập
văn. Tiền này đường kính chừng 26 mm.
Duy Tân thông bảo
Trang 19


Đồng Duy Tân thông bảo

Tiền này có hai loạt, một loạt có đường kính chừng 26 mm đúc ở Thanh Hóa, một loạt khác nhỏ
hơn. Loạt lớn thì mặt sau có chữ “Thập văn”, loạt nhỏ thì mặt sau để trống. Mặt trước cả hai loạt
đều có chữ Duy Tân thông bảo đọc chéo.
Khải Định thông bảo

Khải Định thông bảo

Tiền này có bốn loạt đúc ở bốn nơi là Huế, Hải Phòng, Hà Nội và ở Pháp. Loại đúc ở Huế lưu
thông ở Trung Kỳ, loại đúc ở Hà Nội và Hải Phòng thì để lưu thông ở Bắc Kỳ. Cả ba loạt này đều
bằng kẽm. Riêng loạt đúc ở Pháp thì bằng đồng và chỉ để lưu thông ở Nam Kỳ.
Lưu ý là từ thời này, thực dân Pháp đã phát hành tiền Đông Dương gồm các loại tiền giấy và
tiền kim loại với nhiều mệnh giá được lưu thông rộng rãi hơn tiền do triều đình phát hành rất
nhiều.
Bảo Đại thông bảo
Tiền bằng đồng nhưng không đúc mà dập lá đồng bằng máy. Kích thước tiền nhỏ và mỏng.
Người dân không coi trọng giá trị tiền này.

Bảo đại thông bảo

2.10 Một số tiền cổ khác:

Trần Tân công bảo
Trang 20


Tiền được khảo cổ học phát hiện ra, song hiện giờ các nhà nghiên cứu chưa khẳng định được là
do ai phát hành. Lacroix cho là do Trần Tuân, người đã nổi loạn ở Sơn Tây thời Lê Tương
Dực phát hành.

Thiên Ứng thông bảo
Được cho là tiền do Trần Cảo phát hành khi nổi dậy chống nhà Lê và tự xưng vương đặt niên
hiệu là Thiên Ứng. Tiền này đã được khảo cổ học phát hiện và ngoài Trần Cảo không còn ai
ở Việt Nam hay Trung Quốc đặt niên hiệu là Thiên Ứng.
Thái Bình thông bảo

Thái Bình thông bảo

Thái Bình thông bảo nguyên do nhà Mạc phát hành, song các chúa Nguyễn ở Đàng Trong thời
đầu cũng cho đúc tiền phỏng theo mẫu của nhà Mạc. Khảo cổ học tìm thấy nhiều di chỉ tiền kim
loại Thái Bình thông bảo, nhưng khó phân biệt được đâu là tiền do nhà Mạc đúc và đâu là tiền
do các chúa Nguyễn đúc nếu không dựa vào niên đại của nơi đồng tiền được phát hiện.
Thái Bình thông bảo bằng đồng, có kích thước nhỏ, đường kính từ 18-20 mm, mỏng. Mặt trước
có bốn chữ Thái Bình thông bảo đọc chéo. Mặt sau có thể để trơn, hoặc có thể có một hoặc hai
chấm nổi.

Thiên Minh thông bảo
Tiền kim loại do chúa Nguyễn Phúc Khoát phát hành. Hiện không rõ kim loại hay hợp kim gì
được dùng để đúc. Theo Đại Nam thực lục tiền biên thì Nguyễn Phúc Khoát cho mua “kẽm trắng”
của Hà Lan về để đúc tiền, sau đó lại cho pha thêm “kẽm xanh” vào. Tiền này có thể nấu chảy
không khó, nhưng cứng. Đàng trong thời Nguyễn Phúc Khoát cũng cho phép các xưởng đúc địa
phương hoạt động và các xưởng này nhiều khi pha cả chì vào khi đúc tiền.

Tiền này mặt trước có bốn chữ Thiên Minh thông bảo đọc chéo. Mặt sau để trơn. Tiền do chúa
đúc thì có đường kính 23 cm và được đúc cẩn thận. Tiền do địa phương đúc nhiều khi có kích
thước nhỏ hơn, mỏng hơn.
Gia Hưng thông bảo
Đại Nam thực lục chính biên cho biết vào khoảng năm 1796, Nguyễn Ánh cho đúc tiền Gia Hưng
thông bảo. Năm này, Nguyễn Ánh vẫn chưa đánh bại được nhà Tây Sơn. Khảo cổ học chưa tìm ra
loại tiền này.

Trang 21


2.11 Tiền do Pháp phát hành:

Tờ bạc 100 đồng Đông Dương, 1954

Đồng Đông Dương (tiếng Pháp: piastre) đơn vị tiền tệ người Pháp cho phát hành và lưu
thông tại Đông Dương thuộc Pháp trong thời gian từ năm 1885 đến năm 1954.

2.11.1 Đơn vị đếm và tên gọi của chúng:
Tiền Đông Dương được chia thành các đơn vị piastre, cent/centime và sapèque.
Một piastre bằng 100 cent. Một cent lại bằng 2-6 sapèque tùy theo triều đại.Mặt trước của các tờ
tiền giấy hoặc tiền kim loại ghi bằng tiếng Pháp. Mặt sau ghi bằng chữ Hán, chữ quốc ngữ, chữ
Lào và chữ Khmer, song cũng có lúc chỉ ghi chữ Pháp.
Piastre thông dụng gọi là đồng, hoặc đồng bạc hay thậm chí ngắn gọn là bạc (khi tiền Đông
Dương còn theo chế độ bản vị bạc cho đến trước tháng 5/1930), hoặc đồng vàng (khi tiền Đông
Dương theo chế độ bản vị vàng từ tháng 5/1930). Cent tức sou khi phiên âm sang chữ quốc ngữ
thành xu. Người Việt Nam còn có thói quen gọi các tiền mệnh giá hàng chục xu trở lên là cắc. Về
sau, người Pháp viết chính thức bằng chữ quốc ngữ là hào . Sapèque tục gọi là đồng
kẽm hay đồng điếu là đơn vị có giá trị nhỏ nhất.


2.11.2 Lịch sử:
Tiền kim loại

Trang 22


Đồng hoa xòe peso Mexico đúc năm 1838

Đồng bạc Đông Dương được phát hành để ổn định tình hình tiền tệ tại các xứ thuộc địa của
Pháp. Ban đầu đồng Đông Dương mang giá trị tương đương với đồng peso Mexico, thường gọi
là đồng hoa xòe, đồng con cò hay đồng con ó khi đó đang được lưu hành rộng rãi trong khu vực.
Đồng con cò trị giá 600 đồng tiền kẽm (tức đồng điếu), bằng giá với một quan tiền cổ truyền.
Để có đơn vị nhỏ hơn để tiêu dùng, chỉ vài năm sau khi chiếm được Nam Kỳ, người Pháp giao
cho Ngân hàng Đông Dương nhiệm vụ đúc ra đồngcentime, tức đồng 1 xu vào năm 1875, trị giá
5 đồng kẽm. Đồng centime hình tròn nhưng đục thêm một lỗ bầu dục ở giữa tương tự như loại
tiền cũ của người Việt vì dân bản xứ quen lối xỏ dây xách đi thành một xâu. Năm 1879 thì thay
thế đồng centime cũ bằng đồng cent mới, kích thước lớn hơn nhưng giữ tỷ lệ giá trị 5 đồng kẽm.
Dân Việt gọi đồng cent đó là đồng xu lá bài hay đồng chiêm. Ngoài ra còn có những đồng 10
centimes, 20 centimes (tục gọi là đồng góc tư), 50 centimes (tục gọi là đồng ru-bi) và giá trị lớn
nhất là 1 piastre tức $1. Thay vì đục lỗ ở giữa, những đồng tiền này xóa hẳn biểu tượng của cựu
triều và thay thế bằng dòng chữ République française và Cochinchine française. Mặt kia có hình
biểu tượng nước Pháp: Marianne. Người Việt quen dần gọi đồng bạc 1 piastre đầu tiên đó của
Ngân hàng Đông Dương là bạc hoa xòe giống như đồng peso Mexico cũ vì phía sau Marianne có
vầng hào quang tia sáng tỏa ra như cánh hoa. Đồng piastre với trọng lượng 27,125 gr này được
lưu hành với mục đích dần loại bỏ tiền đồng con cò.

Tiền giấy đầu tiên
Về tiền giấy thì tờ giấy bạc Đông Dương được lưu hành đầu tiên ở Nam kỳ. Sắc lệnh của Tổng
thống Pháp ra ngày 5 tháng 7 năm 1881 đã quy định đồng bạc Đông Dương là đơn vị dùng
trông việc giữ sổ sách cùng soạn ngân sách, và kể từ niên khóa 1882, mọi việc thu chi đều phải

dùng đơn vị này.
Sau khi Pháp tiếp tục gây hấn ở Đông Dương và triều đình Huế phải chấp nhận Hòa ước Quý
Mùi ngày 25 tháng 8 năm 1883 thì một đồng bạc Đông Dương được quyền lưu hành tự do ở cả
hai xứ Trung kỳ và Bắc kỳ. Vì vậy vào cuối thế kỷ 20 ở Việt Nam, trên toàn quốc có ba loại tiền
cùng lưu hành một lúc: tiền Việt Nam (tiền, quan tiền - tiền đồng, tiền kẽm), peso México, và
đồng bạc Đông DươngDần dà những thể tiền cũ bị loại bỏ và riêng đồng Đông Dương chiếm vị
thế duy nhất kể từ năm 1906 khi có lệnh hủy bỏ giá trị lưu hành pháp lý của đồng peso México.

Giá trị
Trang 23


Mặt trước của đồng 5 piastre

Đồng bạc Đông Dương giữ bản vị bạc nhưng vì giá bạc giao động nên năm 1895 đồng $1 được
đúc lại với trọng lượng giảm từ 27,215 gr xuống còn 27 gr chẵn.Năm 1920 giá trị của đồng bạc
Đông Dương dựa vào đồng Franc Pháp. Bản vị bạc lại được phục hồi vào năm 1921 và giữ đến
tháng 5 năm 1930 thì trở lại ràng buộc vào đồng Franc Pháp theo tỷ giá 1 đồng Đông Dương =
10 franc. Từ tháng 5 năm 1930 đến năm 1939, nó theo bản vị vàng.
Năm 1946, tiền cụ Hồ được phát hành và được sử dụng song song với đồng bạc Đông Dương.
Trong khi đó Viện Phát hành Việt, Miên, Lào thành lập năm 1951 bắt đầu cho lưu hành tiền tệ
mới. Mấy năm 1952 và1953, đồng kip của Lào (1952), riel của Campuchia (1953), và đồng Quốc
gia Việt Nam (1953) được phát hành và sử dụng song song với đồng bạc cũ. Tiền giấy thì có hai
dạng: một kiểu chung cho cả ba nước Việt, Miên, Lào; kiểu kia là riêng cho mỗi nước. Tiền kim
loại thì ngay từ khởi đầu đã đúc riêng cho mỗi xứ. Tỷ giá 1 đồng = 10 franc được khôi phục vào
năm 1953. Tờ tiền giấy ghi 2 mệnh giá tiếp tục lưu hành cho đến năm 1955tại Việt Nam Cộng
hòa và Campuchia, và mãi đến năm 1957 tại Lào.

2.11.3 Tiền kim loại


Piastre 1885

Năm 1885, tiền đồng trị giá 1 xu, tiền bằng bạc trị giá 10, 20, 50 xu, và 1 đồng được phát hành.
Tiếp theo là các đồng trinh bằng đồng đục lỗ phát hành năm 1887. Năm 1895, các đồng xu bằng
bạc bị giảm khối lượng, do giảm tỉ lệ tiền so với bạc. Từ năm 1896, đồng 1 xu cũng có lỗ. Năm
1923, phát hành đồng 5 xu bằng hợp kim cupro-nickel đục lỗ, tiếp theo là đồng nửa xu đục lỗ
bằng đồng vào năm 1935.
Trang 24


Năm 1939, đồng nửa xu bằng kẽm và các loại đồng 10 và 20 xu bằng nickel và cupro-nickel được
phát hành. Các đồng xu État Françaiseđược phát hành trong thời gian 1942 và 1944 với các
mệnh giá ¼, 1 và 5 xu. Cả 3 loại này đều có lỗ, đồng ¼ xu bằng kẽm, hai đồng kia bằng nhôm.
Năm 1945, các đồng 10 và 20 xu bằng nhôm được phát hành, theo sau là các đồng 5 xu và 1
đồng bằng nhôm không đục lỗ. Những đồng tiền kim loại cuối cùng được phát hành dưới tên
"Liên bang Đông Dương".
Những đồng tiền kim loại kip đầu tiên của Lào ra đời năm 1952, trong khi các đồng Việt Nam
Cộng hòa và đồng riel Campuchia ra đời năm 1953.

2.11.4 Tiền giấy:

Đồng bạc Đông Dương tờ $100 ghi chữ Nho:Đông phương hối lý ngân hàng tức Ngân hàng Đông Dương

Theo nghị định ngày 21 Tháng Giêng, 1875 thì Ngân hàng Đông Dương cho lưu hành những tờ
giấy bạc đầu tiên với ba mệnh giá: $5, $20, và $100. Loại này mặt trước ghi bằng hai thứ tiếng
Pháp và Anh. Mặt sau ghi chữ Nho: Đông phương hối lý ngân hàng
Kỳ thứ nhì năm 1893-6 thêm tờ $1; kỳ thứ ba 1903-7 thì bỏ phần tiếng Anh nhưng ghi thêm xuất
xứ: Cao Miên, LụcTỉnh cho khu vực miền nam và Đông Kinh, An Nam cho khu vực miền bắc. Tổng
cộng có nhiều thay đổi ít nhiều về hình thức, màu sắc. Tờ $20 được người Việt gọi là tờ
"hoảnh”.Bắt đầu từ năm 1919 thì in thêm những tờ với mệnh giá: 10 cents, 20 cents, 50

cents.Năm 1940 với biến động chính trị ở chính quốc, Đệ tam Cộng hòa Pháp sụp đổ, bị thay thế
bới chính phủ Vichy chủ trương hợp tác với Nhật Bản thì bên Đông Dương cho phát một loạt
tiền giấy mới. Loại tiền này in thêm dòng chữ Phủ Toàn quyền Đông Dương thay vì Banque de
l'Indochine như những tờ giấy bạc trước kia. Những tờ 10 cents, 20 cents, và 50 cents rồi tiếp
theo là tờ 5 cents xuất hiện từ năm 1942 đến 1944. Tuy nhiên cũng trong khoảng thời gian đó
thì những tờ giấy bạc mệnh giá $1 đến $500 vẫn giữ dòng chữ Banque de l'Indochine.
Sau Đệ nhị Thế chiến người Pháp tái chiếm Đông Dương. Tình hình xáo trộn nên mãi đến
năm 1947 mới phát hành những mẫu tiền mới, trong đó xuất hiện tờ $50 lần đầu tiên.

Trang 25


×