Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Lập dự án cải tạo môi trường phục vụ cho dự án nâng công suất mỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.13 KB, 82 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: Tổng quan về dự án và dự án

mỏ………………………………....2
I – Các khái niệm……………………………………………………………...2
1. Khái niệm dự án…………………………………………………………….2
a - Mục tiêu chung…………………………………………………………….2
b - Mục tiêu cụ thể…………………………………………………………….3
II - Đặc điểm của dự án cải tạo phục hồi môi trường công ty cổ phần than Núi
Béo – Vinacomin……………………………………………………………....5
1 - Đặc điểm tự nhiên………………………………………………………….5
a - Địa hình khu vực các công trường khai thác đã thay đổi, chia cắt bởi các
công trình khai thác và bãi thải………………………………………………..5
b - Khái quát khu mỏ……………………………………………………….....6
c - Chế độ làm việc, công suất, tuổi mỏ……………………………………….7
d - Tuổi mỏ.........................................................................................................8
2- Tình hình khai thác…………………………………………………………8
a - Hiện trạng khai thác………………………………………………………..8
b - Trữ lượng, thời gian khai thác còn lại……………………………………...8

1


3- Phương pháp khai thác……………………………………………………...9
a - Phương pháp khai thác……………………………………………………..9
b - Quy trình khai thác………………………………………………………...9
c - Công nghệ sử dụng trong khai
thác……………………………………….10
4 - Đặc điểm dự án trong ngành mỏ của công ty cổ phần than Núi
Béo……..10
5 - Đặc điểm dự án cải tạo phục hồi môi trường phục vụ cho dự án mở rộng


mỏ công ty cổ phần than Núi Béo……………………………………………11
a - Đặc điểm tự nhiên khu vực cải tạo phục hồi môi trường…………………11
b - Đặc điểm dự án…………………………………………………………...11
CHƯƠNG II: Phân tích thực trạng của dự án cải tạo phục hồi môi trường phục

phụ cho dự án mở rộng mỏ…………………………………………………..12
I - Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần than Núi Béo – TKV........12
1- Quá trình hình thành.........................................................................................................12
2- Các giai đoạn phát triển.....................................................................................................12
3- Chức năng nhiệm vụ của Công ty................................................................14
4 – Công ngệ sản xuất của Công ty………………………………………….15
5 - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty……………………………..22
II- Phân tích thực trạng các dự án cải tạo phục hồi môi trường phục vu cho dự
án mở rộng mỏ của công ty cổ phần than Núi Béo…………………………..27
1 – Thực trạng các dự án ở công ty cổ phần than Núi Béo…………………..27
2 – Thực trạng các dự án về môi trường của công ty………………………...27

2


3-Hiện trạng môi trường môi trường xung quang khu vực cải
tạo…………...28
a - Hiện trạng cấu tạo địa chất, mực nước ngầm……………………………..28
b - Hiện trạng mực nước ngầm………………………………………………30
4 - Khả năng sụt lún, sạt lở, nứt gãy tầng địa chất…………………………...30
a - Khả năng hạ thấp mực nước ngầm, nước mặt, sông, hồ………………….31
b - Sự cố môi trường có thể sảy ra trong quá trình khai thác và cải tạo, phục
hồi môi
trường……………………………………………………………………31
5-Hiện trạng môi trường tại thời điểm lập dự án cải tạo phục hồi môi

trường.31
a - Tài nguyên đất rừng, sinh vật trong khu vực
mỏ………………………….31
b - Hiện trạng môi trường nước………………………………………………
32
c - Hiện trạng môi trường không khí…………………………………………32
6- Các biện pháp, các công trình bảo vệ môi trường đã thực hiện…………...33
a -Bảo vệ môi trường không
khí……………………………………………...33
b - Bảo vệ môi trường
nước…………………………………………………..34

3


7- Kết quả phân tích môi trường……………………………………………..35
a - Hiện trạng môi trường không khí................................................................35
b - Hiện trạng môi trường
nước………………………… …………………...36
c -Tác động đến môi trường………………………………………………….38
d - Đánh giá rủi ro, dự báo những tác động xấu và những sự cố môi trường có
thể xảy ra……………………………………………………………………..40
CHƯƠNG III: Các phương pháp thực hiện dự án cải tạo phục hồi môi trường

phục vụ cho dự án mở rộng mỏ – công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin
I/ Các quan điểm của Tâp đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam và
quan điểm của lãnh đạo công ty cổ phần than Núi Béo...................................42
1/ Quan điểm của lãnh đạo tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam về
dự án cải tạo phục hồi môi
trường....................................................................42

2 - Quan điểm của lãnh đạo công ty cổ phần than Núi Béo về dự án cải tạo
phục hồi môi trường ở công ty.........................................................................43
II - Các phương án thực hiện dự án cải tạo phục hồi môi trường phục vụ cho
dự án mở rộng
mỏ.................................................................................................43
1- Các phương án cải tạo phục hồi môi trường………………………………44
a - Phương án cải tạo, phục hồi môi trường lấp đầy moong (PA1)
…………..44
b - Các công trình và khối lượng công việc cải tạo, phục hồi môi trường……
45
c - Đánh giá sự ảnh hưởng đến môi trường…………………………………..47
d - Tính toán chỉ số phục hồi đất……………………………………………..47
4


2 - Phương án cải tạo, phục hồi môi trường để lại hố mỏ tạo thành hồ nước
phương án 2 (PA2)…………………………………………………………...51
a - Mô tả phương án………………………………………………………….51
b - Các công trình và khối lượng công việc cải tạo, phục hồi môi trường……
52
c - Đánh giá sự ảnh hưởng đến môi trường…………………………………..53
d - Tính toán chỉ số phục hồi đất……………………………………………..53
3 - So sánh các phương án cải tạo phục hồi môi
trường……………………...57
4- Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường………………………..58
5- Các phương pháp hoàn thiện dự án.............................................................58
a – Thực thiện dự án bằng phương pháp đấu thầu...........................................58
b – Thực thiện dự án bằng phương pháp chỉ định thầu....................................60
c - Thực thiện dự án bằng phương pháp kết hợp giữa các bên………………
68

d- Lựa chọn phương pháp để hoàn thiện dự án………………………………69
Kết Luận

5


LỜI NÓI ĐẦU
1 – Lí do chọn đề tài: Trong điều kiện kinh tế hiện nay và sự phát triển ngày
một lớn mạnh của tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam và sự an
ninh năng lượng quốc gia, đòi hỏi nhũng công ty sản xuất than trong tập đoàn
phải chủ động về tình hình sản xuất của mình. Công ty cổ phần than Núi Béo
là một trong nhũng công ty đi đầu trong sản xuất than của tập đoàn.
Do đó việc mỏ rộng sản xuất va nâng cao sản lượng la nhiệm vụ hàng đầu của
công ty, do sự mở rộng mỏ thi không chánh khỏi ảnh hưởng đến môi trường
xung quanh vì khai trường công ty rất gần dân.
Như vậy đó là lí do em chọn đề tài” Lập dự án cải tạo môi trường phục vụ
cho dự án nâng công suất mỏ” Công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacoman.
Để dự án đi vào hoạt động và đạt hiệu quả nhất định là môi trương xung
quanh được đảm bảo tốt sản lượng của mỏ tăng theo hàng năm.
2 – Mục đích nghiên cứu. Mục đích là tìm ra giải pháp tốt nhất cho dự án cải
tạo phục hồi môi trường công ty cổ phần than Núi Béo và hoàn thiện dự án
một cách tốt nhất, đánh giá và nghiên cứu xem dự án này còn thiếu nhũnh gì
và cần bổ xung thêm những gì cho dự án được hoàn thiện hơn và nghiên cứu
môi trường xung quanh để đưa ra và bổ xung vào dự án. Đay là mục đích
nghiên cứu nhằm hoàn thiện dự án cải tạo phục hồi môi trường phục vụ cho
dự án mở rộng mỏ – Công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin.
3 – Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của dự án cải tạo phục hồi
môi trường là: Nghiên cứu đánh giá đến tác động môi trường xung quang khu
vực mà dự án chuẩn bị thi công, đối tượng ở đây là đưa ra những luận chứng,
6



luận điểm một cách thuyết phục nhằm mục đích đánh giá chính xác nhất liên
quan nhũnh vấn đề của dự án. Dự án cải tạo phục hồi môi trường phục vụ cho
dự án mở rộng mỏ công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin.
4 – Phạm vi nghiên cứu. Dự án cải tạo phục hồi môi trường được nghiên cứu
trong phạm vi và những vấn đề liên quan đến môi trường trong phạm vi ranh
giới mà công ty cổ phần than Núi Béo quản lý ( về mặt địa lí ) phạm vi nghiên
cứu chủ yếu là về lĩnh vực môi trường và môi trường xung quanh vì khu vực
công trường của công ty có vị trí là rất gần dân đo dó phạm vi nghiên cưú là
rất rộng và có rất nhiều những vần đề về môi trường cần nghiên cứu về môi
trường.
5 – Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cưu dự án là dựa trên
nhũng phương pháp, bằng những công nghệ đã có. Trình tự các bước của
phương pháp nghiên cứu là:
- Khảo sát hiện trạng khu vực cải tạo môi trường
- Lập dự án khả thi và tiền khả thi.
- Lập dự án kĩ thuật ( báo cáo kĩ thuật ).
- Đấu thầu chọn nhà thầu thi công làm dự án.
- Bắt đầu thực hiện dự án.
6 – Cơ cấu chuyên đề. Nội dung cơ cấu chuyên đề gồm 3 chương.
Chương I: Tổng quan về dự án và dự án mơ.
Chương II: Phân tích thực trạng của dự án cải tạo phục hồi môi trường phục
vụ cho dự án mở rộng mỏ,công ty cổ phần than Núi Béo.
Chương III: Các phương pháp thực hiện dự án cải tạo phục hồi môi trường
phục vụ dự án mở rộng mỏ, công ty cổ phần than Núi Béo.
7 – Tổng quan chuyên đề. Chuyên đề thực tập bao gồm tổng quan của nhiều
lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực môi trường, chuyên đề này nhằm mục đích chính
là ngiên cứu về môi trương, do lĩnh vực môi trường rất rộng nên không thể nói
hết dược trong chuyên đề này.

7


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ DỰ ÁN MỎ
I – Các khái niệm.
1. Khái niệm dự án.
- Dự án là quá trình gồm các công tác nhiệm vụ có liên quan với nhau,
được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về
thời gian , nguồn lực và ngân sách.
- Mỗ dự án gồm có đặc điểm sau. Mỗi dự án phải có một hoặc một số
mục tiêu rõ ràng. Thông thường người ta cố gắng lượng hóa mục tiêu thành ra
các mục tiêu cụ thể.
- Mỗi dự án là quá trình tạo ra một kết quả cụ thể. Nếu chỉ có kết quả
cuối cùng mà kết quả đó không phải là kết quả của một tiến trình thì kết quả
đó không được gọi là dự án.
- Mỗi dự án đều có thời gian nhất định, nghĩa la phải có thời điểm bắt
đầu và thời điểm kết thúc. Dự án được xem là một chuỗi các hoạt động nhất
thời. Dự án mang tính chất tạm thời, tạo dựng trong thời gian nhất định để đạt
được muc tiêu đề ra, sau đó tổ chức này sẽ giải tán hay thay đổi cơ cấu cho
phù hợp với mục tiêu mới. Nghĩa là mỗi dự án đều có một chu kì hoạt động
của dự án gồm nhiều giai đoạn khác nhau:
+ Khởi đầu dự án.
+ Triển khai dự án.
+ Kết thúc dự án.
2 – Mục tiêu của dự án.
8


a - Mục tiêu chung:

+ Các hướng để đạt mục tiêu chung cải tạo, phục hồi môi trường:
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ phải đạt được mục
tiêu theo các hướng như sau:
- Cải tạo phục hồi đưa môi trường và hệ sinh thái về tình trạng ban đầu.
- Cải tạo, phục hồi môi trường để đưa môi trường và hệ sinh thái tương
tự như môi trường và hệ sinh thái trước khi đi vào khai thác.
- Cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi
trường và phục vụ các mục đích có lơi cho con người.
+ Lựa chọn mục tiêu chung cho Dự án cải tạo, phục hồi môi trường:
Trước khi dự án mở rộng nâng công suất mỏ than Núi Béo vào hoạt
động, khu vực đã là khai trường khai thác lộ thiên, bề mặt địa hình đã bị biến
dạng thành các hố mỏ sâu và bãi thải đống cao, xung quanh khai trường mỏ
Núi Béo còn có các khai trường khai thác khác của các mỏ: Hà Tu, Hà Lầm,
Hòn Gai, quá trình khai thác than đã diễn ra hàng trăm năm và vẫn còn tiếp
tục khai thác. Việc cải tạo, phục hồi môi trường để đưa môi trường và hệ sinh
thái về trạng thái ban đầu hay trạng thái tương tự trước khi dự án mở rộng
nâng công suất đi vào khai thác rất khó thực hiện và cũng chưa hoàn toàn có
lợi cho con người.
Mục tiêu lựa chọn là cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đảm bảo yêu
cầu bảo vệ môi trường và phục vụ các mục đích có lợi cho con người có cơ sở
thực tiễn để đạt được bởi các lý do sau:
-Khu vực chưa quy hoạch thành khu dân cư
-Moong khai thác thành hồ dự trữ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

9


-Các bãi thải dạng đống được cải tạo, trồng cây lâm nghiệp góp phần
cải tạo môi trường hạn chế bụi, trôi lở đất, điều hòa không khí và là nguồn
cung cấp gỗ cho khai thác hầm lò hoặc các yêu cầu công nghiệp khác.

b - Mục tiêu cụ thể:
+ Các hạng mục công việc thực hiện trong mục tiêu cụ thể:
Để đáp ứng mục tiêu chung đã lựa chọn là cải tạo, phục hồi môi trường
khu vực đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường và phục vụ các mục đích có lợi
cho con người. Mục tiêu cụ thể của công tác cải tạo, phục hồi môi trường gồm
các nội dung sau:
1- Cải tạo, phục hồi môi trường khu vực moong khai thác:
Sau khi kết thúc khai thác lộ thiên mỏ than Núi Béo, mặc dù dự án khai
thác mở rộng nâng công suất có triển khai đổ thải đất đá bãi thải trong, nhưng
địa hình vẫn tạo thành hai moong khai thác dạng hố mỏ: moong Cánh Đông
đáy moong kết thúc mức -135 và moong Cánh Tây đáy moong kết thúc mức
-30. Cải tạo, phục hồi môi trường khu vực moong khai thác có thể theo một
trong hai phương án sau:
-Lấp đầy moong tạo mặt bằng chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành
đất dự trữ xây dựng nhà ở.
-Cải tạo thành hồ nước để dự trữ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, bờ
moong được xây tường rào ngăn người và súc vật vào moong.
Công tác củng cố bờ moong cơ bản đã được triển khai đồng thời trong
quá trình khai thác để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị vận tải hoạt động
trên các tầng. Phần bờ moong do đổ thải trong tạo thành, sau khi kết thúc được
san gạt tạo độ phẳng, trồng cây phủ xanh.
2- Cải tạo bãi thải đất đá:
10


Dự án mở rộng nâng công suất mỏ than Núi Béo được thiết kế đổ thải
bãi thải trong. Nhưng trong giai đoạn đầu, do chưa đủ diện đổ thải trong nên
có triển khai đổ bãi thải đống cao tại bãi thải Chính Bắc mức +260, khối lượng
đổ thải 25.435.000m3, trong hai năm 2009 và 2010. Năm 2014 cải tạo bờ trụ
phía Tây moong Cánh Đông có đổ bãi thải Phụ Bắc mức +210, khối lượng đổ

thải 2.000.000m3.

Bãi thải Chính Bắc được cải tạo, phục hồi môi trường theo dự án riêng
của TKV.
Bãi thải Phụ Bắc: để ngăn chặn đất đá bãi thải sạt lở, trôi lấp xuống khu
Bắc Hữu Nghị của mỏ Hà Lầm và bảo vệ tuyến đường vận tải lên bãi thải
Chính Bắc được triển khai xây dựng hai tuyến tường kè, tuyến 1 cao 4m bảo
vệ khu Bắc Hữu Nghị, tuyến 2 cao 3m bảo vệ đường vận tải đi bãi thải Chính
Bắc. Sau khi kết thúc khai thác, mặt tầng và đỉnh tầng bãi thải được san gạt
tạo phẳng và trồng cây phủ xanh toàn bộ bãi thải.
3- Cải tạo bãi thải quặng đuôi: than khai thác của mỏ Núi Béo được tiêu
thụ nguyên khai cho Công ty tuyển than Hòn Gai chế biến tại nhà máy tuyển
Nam Cầu Trắng, lượng thải quặng đuôi của Núi Béo do sơ chế nguyên khai
không đáng kể, được đổ lẫn vào bãi thải khai thác do đó không có bãi thải
quặng đuôi.
4- Tháo dỡ các công trình xây dựng không còn nhu cầu sử dụng: để
phục vụ cho khai thác mở rộng nâng công suất mỏ than Núi Béo. Sau khi kết
thúc khai thác, các công trình nhà xưởng tại các mặt bằng sân công nghiệp
không còn nhu cầu sử dụng được tháo dỡ tạo mặt bằng trồng cây phủ xanh.
5- Cải tạo, phục hồi môi trường khác:

11


Các khu vực khác gồm các mặt bằng sân công nghiệp được tháo dỡ các
công trình xây dựng, các tuyến đường vận tải cũ không còn nhu cầu sử dụng
được san gạt cải tạo bề mặt và trồng cây phủ xanh.
II - Đặc điểm của dự án cải tạo phục hồi môi trường công ty cổ phần
than Núi Béo – Vinacomin.
1 - Đặc điểm tự nhiên

a - Địa hình khu vực các công trường khai thác đã thay đổi, chia cắt bởi
các công trình khai thác và bãi thải.
Tại công trường vỉa 14 Cánh Đông (Công trường Đông Bắc), địa hình
thấp nhất hiện tại đáy moong ở mức: -100m tại lộ vỉa phía Đông.
Tại Công trường vỉa 14 Cánh Tây, địa hình thấp nhất hiện tại ở mức:
-54 m tại lộ vỉa phía đông.
Giữa 2 khai trường này là bãi thải Phụ Bắc đỉnh cao nhất ở mức +225.
Hệ thống suối trong phạm vi quản lý của Công ty Cổ phần than Núi Béo
không có suối, chỉ còn tồn tại một số khe nước nhỏ. Nước mưa tập trung chủ
yếu vào các moong khai thác của Công trường vỉa 14 Cánh Đông và Công
trường vỉa 14 Cánh Tây. Nước mặt trong khu mỏ và nước bơm từ các khai
trường được thoát ra biển theo suối Hà Tu ở phía Nam khu mỏ.
b - Khái quát khu mỏ
- Ranh giới và trữ lượng.
Mỏ than Núi Béo được thiết kế khai thác theo phương pháp lộ thiên.
Tính từ năm 1983 đến nay mỏ Núi Béo đã có các thiết kế và công trình nghiên
cứu chủ yếu sau:
-Thiết kế khai thác lộ thiên do Viện GIPRÔSAK - Liên Xô (cũ) lập năm
1983.

12


-Thiết kế kỹ thuật điều chỉnh giai đoạn I do Xí nghiệp than I-Công ty
Khảo sát và thiết kế than lập năm 1990.
-Báo cáo nghiên cứu khả thi duy trì và phát triển Công ty than Núi Béo
do Công ty Tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp lập năm 2001.
-Thiết kế kỹ thuật Đầu tư mở rộng sản xuất Công ty than Núi Béo Công
ty Tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp lập năm 2004.
-Dự án Đầu tư mở rộng nâng công suất mỏ than Núi Béo do Viện

KHCN mỏ lập năm 2008.
- Ranh giới mỏ:
Ranh giới tính trữ lượng các vỉa 14, vỉa 13, vỉa 11 lấy theo Quyết định
số 1122/QĐ-HĐQT ngày 16/5/2008 của hội đồng quản trị Tập đoàn Công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
- Ranh giới khai trường:
+ Công trường vỉa 14 Cánh Đông: ranh giới khai trường thiết kế khai
thác toàn Công trường vỉa 14 cánh Đông độ sâu ở mức -135, nên trữ lượng
ranh giới khai trường bằng trữ lượng toàn vỉa.
+ Công trường vỉa 14 Cánh Tây: ranh giới khai trường được thể hiện
trên bình đồ đồng đẳng vách và bình đồ đồng đẳng trụ và tính trữ lượng vỉa
Công trường vỉa 14. Độ sâu khai thác ở mức -30 ở phía Tây và -60 ở phía
Đông.
+ Vỉa 11, 13 mở rộng: từ tuyến T.IV÷T.VII biên giới dưới sâu kết thúc
khai thác ở mức -135 m
-Trữ lượng:

13


+ Khai trường vỉa 13, 11 được mở rộng về phía Bắc và phía Nam đáy
khai trường kết thúc ở mức -135 từ tuyến T.IV÷T.VII, tổng khối lượng
10,854 triệu tấn.
+ Công khường vỉa 14 Cánh Đông: khối lượng than còn lại 8,212 triệu
tấn.
+ Công trường vỉa 14 Cánh Tây: khối lượng than còn lại 5,36 triệu tấn.
c - Chế độ làm việc, công suất, tuổi mỏ:
- Chế độ làm việc:
Chế độ làm việc của mỏ, thực hiện theo luật lao động của Nhà nước và
quyết định của Chính phủ. Tuỳ theo đặc điểm công việc của các khâu trong

dây chuyền sản xuất: bố trí chế độ làm việc liên tục và không liên tục:
- Số ngày làm việc chung toàn mỏ trong năm: 300 ngày, riêng trực chỉ
huy, vận hành trạm bơm thoát nước khai trường, cùng với các trạm biến áp,
đường điện và bảo vệ trị an,...làm việc liên tục 365 ngày.
-Số ca làm việc trong ngày là 3 ca, trong khâu sửa chữa cơ khí làm việc
2 ca/ngày.
-Số giờ làm việc trong ca là 8 giờ.
- Công suất mỏ:
Theo tổng sơ đồ phát triển Ngành Than đến 2025 trong những năm tới
nhu cầu tiêu thụ than ngày càng lớn. Trong đó các mỏ lộ thiên sẽ khai thác với
sản lượng tối đa.
Trên cơ sở điều kiện thế nằm và sản trạng của các vỉa 14, 13, 11 và kích
thước khai trường. Dự án lựa chọn công suất khai thác các vỉa 14, 13, 11 trên
cơ sở:
-Nhu cầu thị trường.
14


-Tốc độ xuống sâu hàng năm.
-Năng lực thiết bị và điều kiện sản xuất của mỏ, trên cơ sở điều kiện thế
nằm của vỉa, đặc điểm thời tiết khí hậu vùng, điều kiện không gian của đáy
mỏ, thiết bị sử dụng để đào hào mở vỉa và khai thác than, thời gian làm việc
của thiết bị dưới đáy mỏ.
Căn cứ vào các yếu tố trên công suất mỏ than Núi Béo là 4,3 triệu tấn
than nguyên khai/năm, khối lượng đất bóc từ 11÷20 triệu m3/năm.
d - Tuổi mỏ:
Tuổi thọ mỏ được xác định trên cơ sở trữ lượng than trong biên giới
khai trường và công suất thiết kế.
Như vậy tuổi thọ mỏ xác định được là 7 năm (từ năm 2009 đến năm
2014).

2- Tình hình khai thác:
a - Hiện trạng khai thác:
Hiện nay Công ty CP than Núi Béo đang tổ chức khai thác khu Tây,
khu Đông Bắc công trường vỉa 14 Cánh Đông và khu Nam công trường vỉa 14
Cánh Tây.
- Công trường vỉa 14 Cánh Đông: Hệ thống hào mở vỉa cơ bản theo
thiết kế: bằng hệ thống hào dốc, đường chữ chi, ôtô chở than về cụm sàng khu
Trung tâm, chở đất đá lên bãi thải Chính Bắc. Công tác mở tầng mới sử dụng
máy xúc thuỷ lực gầu ngược dung tích gầu 3,5 m 3. Hiện nay công trường vỉa
14 Cánh Đông đáy moong đang khai thác sâu nhất -105 m.
- Công trường vỉa 14 Cánh Tây: Hệ thống hào mở vỉa từ phía Nam,
bằng các hào dốc xuống mức -45 vào cánh chìm đứt gãy K (phay K). Hiện nay
công trường vỉa 14 Cánh Tây sâu nhất ở phía Đông mức -54 m.

15


- Hào khai thác than công trường vỉa 14 Cánh Đông và công trường vỉa
14 Cánh Tây đều đặt trong than.
b - Trữ lượng, thời gian khai thác còn lại:
Năm 2009 mỏ than Núi Béo cơ bản đã khai thác như thiết kế: bóc đất đá
19 triệu m3, khai thác 4,3 triệu tấn than.
Trữ lượng và thời gian khai thác còn lại theo bảng sau:

16


Bảng 1: Bảng lịch khai thác tổng hợp
Năm
KT


2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Tổng

Vỉa 14 Cánh
Vỉa 14 Cánh
Vỉa 11&13
Toàn mỏ
Đông
Tây
Đất đá
Than
Đất đá
Than
Đất đá
Than
Đất đá
Than
bóc
khai
bóc
khai
bóc
khai

bóc
khai
3 3
3 3
3 3
3 3
(10 m )
thác
(10 m )
thác
(10 m )
thác
(10 m )
thác
3
3
3
(10 tấn)
(10 tấn)
(10 tấn)
(103tấn)
6000
2790
5200
960
7800
550
19000
4300
4000

2000
4500
930
11500
1370
20000
4300
3500
1850
4300
900
12200
1550
20000
4300
2190
1572
4000
900
13310
1828
19500
4300
2600
900
13900
2600
16500
3500
1530

770
9470
2030
11000
2800
1255
926
1255
926
145690 8212
22130
5360
69435 10854 107255 24426
- Phương pháp khai thác:

3

a - Phương pháp khai thác:
Mỏ than Núi Béo được thiết kế khai thác bằng phương pháp lộ thiên.
Công tác mở vỉa là tiếp tục duy trì và phát triển hệ thống hào mở vỉa
hiện nay, ở khu Tây, khu Đông Bắc công trường vỉa 11 và khu Nam công
trường vỉa 14.
Công tác mở vỉa tại công trường vỉa 11, 13 mở rộng sẽ tiến hành mở vỉa
bằng hào bám vách vỉa 13 khai thác than từ vách qua trụ và tiến hành xúc
chọn lọc với chiều sâu xúc chọn ≥ 0,5m. Công tác đào hào mở vỉa được thực
hiện bằng máy xúc thuỷ lực gầu ngược kết hợp với máy gạt, chiều rộng đáy
hào tại các khu vực vỉa có chiều dày nằm ngang > 20 m là 20÷30 m, tại các
khu vực vỉa có chiều dày nằm ngang < 20m thì chiều rộng đáy hào và than là
20 m.


17


b - Quy trình khai thác
Duy trì và khai thác đồng thời Công trường vỉa 14 Cánh Đông và vỉa 14
Cánh Tây như hiện nay, đồng thời mở mỏ khai thác mở rộng vỉa 11, 13 vể
phía Tây công trường vỉa 14 Cánh Đông đến phía Đông nếp lồi 158.
Công trường vỉa 11, 13 mở rộng khai thác từ phía Đông phần tiếp giáp
với công trường vỉa 11 hiện nay. Ngay từ năm đầu tiên tiến hành bóc phần đất
đá thải của bãi thải phụ Bắc đến giáp biên giới kết thúc khai thác gần trận địa
pháo của trung đoàn 213, để an toàn cho công tác khai thác than ở phía dưới.
Trình tự phát triển công trình mỏ từ Nam lên Bắc.
Công trường vỉa 14 Cánh Đông: Khai thác đồng thời khu Tây và khu
Đông tới giới hạn tạm dừng (mức -90), tập trung phát triển về phía Nam tới
hết biên giới trên mặt. Năm 2008 đưa khu Trung Tâm vào khai thác, khai
thông khai trường phát triển từ phía Nam về Bắc tạo thành hệ thống khai thác
ngang, một bờ công tác.
Công trường vỉa 14 Cánh Tây: Khai thác từ phía Đông, đồng thời đẩy
mạnh mở rộng phần trụ Đông Nam, sau đó phát triển lên phía Đông Bắc. Song
song, bóc đất đá mở vách về phía Tây và Tây Bắc để khai thác phần trữ lượng
than dưới phần diện tích đất thuộc quản lý của đơn vị bộ đội.
c - Công nghệ sử dụng trong khai thác
- Công nghệ bóc đất đá:
Công nghệ bóc đất đá được chọn như sau:
Đất đá bóc được làm tơi sơ bộ bằng khoan nổ mìn (hoặc bằng cày xới),
sau đó dùng máy xúc gầu cáp và máy xúc thủy lực xúc lên ôtô vận chuyển ra
bãi thải.
Sơ đồ công nghệ chủ yếu bóc đất đá mỏ Núi Béo như sau:

18



Làm tơi (cày xới, nổ mìn)

Xúc bốc

Vận tải

Bãi thải

đất đá
Đối với các tầng đất phủ đệ tứ và tầng đất đá thải có thể sử dụng máy
xúc trực tiếp không cần phải nổ mìn. Đối với các tầng phía dưới tiến hành
công tác khoan nổ mìn, sau đó đất đá được máy xúc xúc lên ôtô vận chuyển ra
các bãi thải.
4 - Đặc điểm dự án trong ngành mỏ của công ty cổ phần than Núi Béo.
- Đặc điểm các dự án trong ngành mỏ của công ty cổ phần than Núi Béo
Là công ty cổ phần do tập đoàn than quản lý, các công trình dự án đều
được tập đoàn và đại hội đồng cổ đông quyết định. Các dự án về môi trường
đã được thực hiện và đã được đưa vào sử dụng cho đến nay hoạt động rất tốt
như cải tạo phục hồi môi trường bãi thải chính bắc, trồng cây hoàn nguyên
môi trường, trồng cỏ ventivo (loại cỏ được nhap từ nước ngoài ) trên bãi thải
chính bắc tai vi trí mặt bằng +256, dự án đến nay đã hoat động rất tốt và đã trả
lại cảnh quan cho môi tường mỏ rất tốt.
- Dự án thứ 2 là dự án xử lý nước thải moong dự án này đa đi vào hoạt
động và được lãnh đạo tập đoàn và lãnh đạo công ty đánh giá rất cao, dự án xử
lý nước moong làm cho môi trường nước không bi ô nhiễm và không bi ô
nhiễm môi trường quanh khu dân cư. Những dự án công trình này cho đến nay
được đảm bảo và hoạt động rất tốt và được lãnh đạo tâp đoàn cũng như lãnh
đạo công ty đánh giá cao về dự các dự án nay.

5 - Đặc điểm dự án cải tạo phục hồi môi trường phục vụ cho dự án mỏ
rộng mỏ công ty cổ phần than Núi Béo.
a - Đặc điểm tự nhiên khu vực cải tạo phục hồi môi trường
Địa hình khu vực các công trường khai thác đã thay đổi, chia cắt bởi các
công trình khai thác và bãi thải.

19


Tại công trường vỉa 14 Cánh Đông (Công trường Đông Bắc), địa hình
thấp nhất hiện tại đáy moong ở mức: -100m tại lộ vỉa phía Đông.
Tại Công trường vỉa 14 Cánh Tây, địa hình thấp nhất hiện tại ở mức:
-54 m tại lộ vỉa phía đông.
Giữa 2 khai trường này là bãi thải Phụ Bắc đỉnh cao nhất ở mức +225.
Hệ thống suối trong phạm vi quản lý của Công ty Cổ phần than Núi Béo
không có suối, chỉ còn tồn tại một số khe nước nhỏ. Nước mưa tập trung chủ
yếu vào các moong khai thác của Công trường vỉa 14 Cánh Đông và Công
trường vỉa 14 Cánh Tây. Nước mặt trong khu mỏ và nước bơm từ các khai
trường được thoát ra biển theo suối Hà Tu ở phía Nam khu mỏ.
b - Đặc điểm dự án.
- Đặc chính của dự án là cải tạo phục hồi môi trường phục vụ cho sản
xuất và mở rộng mỏ. Trong các mỏ lộ thiên noi chung và ở công ty Núi Béo
nói riêng việc cải tạo và phục hồi moi trường là một trong nhưng việc hàng
đầu của mỏ, dự án cải tạo phục hồi môi trường là dự án được công ty rất quan
tâm và tạo mọi điều kiện để dự án được thực hiện tốt

20


CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA DỰ ÁN CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI
TRƯỜNG PHỤC PHỤ CHO DỰ ÁN MỞ RỘNG MỎ
1 - Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần than Núi Béo - TKV:
* Sự hình thành:
- Công ty cổ phần than Núi Béo tiền thân là Mỏ than Núi Béo, đây là
công trình hợp tác giữa Liên Xô (cũ) và Việt Nam, do Liên Xô đầu tư và xây
dựng. Được chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật
tại quyết định số 214 - CT ngày 3 tháng 7 năm 1985, với trữ lượng than sạch
địa chất là 27 triệu tấn, tương đương với 34 triệu tấn than nguyên khai.
- Năm 1987 bắt đầu khởi công xây dựng ( các công trình xây dựng cơ
bản ban đầu). Tháng 8 năm 1988 Bộ Mỏ và Than có quyết định số 1019 - NLTCCB – LĐ ngày 24 tháng 8 năm 1988 thành lập Mỏ than Núi Béo trực thuộc
Công ty than Hòn Gai với ngành kinh doanh chủ yếu là khai thác, chế biến
tiêu thụ than, sản xuất vật liệu xây dựng và sửa chữa thiết bị mỏ.
- Công suất khai thác thiết kế là 1.200.000 tấn/năm, tuổi thọ theo thiết
kế là 30 năm và khai thác ở tại 2 công trường đó là:
+ Công trường V14 với công suất 300.000 tấn / năm.
+ Công trường V11 với công suất là 900.000 tấn/năm.
* Các giai đoạn phát triển:
21


* Giai đoạn 1989 – 1990:
Trong giai đoan này Mỏ than Núi Béo chủ yếu bốc xúc đất đá tại công
trường V14 để chuẩn bị cho việc mở vỉa khai thác ( giai đoạn xây dựng mỏ ).
* Giai đoạn 1991 – 1995:
Sau năm 1990 khu vực Đông âu sụp đổ, Liên Xô ( cũ ) cắt nguồn vốn
đầu tư xây dựng cở bản, công tác xúc bốc đất đá mở vỉa của Mỏ than Núi
Béo gặp rất nhiều khó khăn, trong khi đó nguồn vốn nhà nước cấp rất ít ỏi
không đủ cho việc bốc xúc đất đá tại công trường V14. Năm 1992 Mỏ than
Núi Béo phải chuyển hướng khai thác sang phí tây công trường V11 bóc đất

đá và khai thác than để duy trì sản xuất của Mỏ. Giai đoạn này chủ yếu là bốc
xúc đất đất đá mở vỉa khai thác, sản lượng than sản xuất trong giai đoạn này
chỉ đạt từ 50.000 – 200.000 tấn /năm.
* Giai đoạn 1996 – 2000:
- Ngày 1 tháng 6 năm 1996 Mỏ than Núi Béo tách khỏi Công ty than
Hòn Gai trở thành doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty than Việt
Nam theo Nghị định số 27 / CP ngày 6 tháng 5 năm 1996 của Chính phủ và
quyết định số 886/TVN – HĐQT ngày 27 tháng 5 năm 1996. Được sự quan
tâm của Tổng công ty than Việt Nam Mỏ than Núi Béo đã mạnh dạn vay vốn
để đầu tư mua sắm bổ sung một số thiết bị có công suất lớn để phục vụ cho
việc bốc xúc vận chuyển, chính từ việc đó mà sản lượng than khai thác năm
1997 là 275.000 tấn và đến năm 2000 công suất tiếp tục được nâng lên và sản
lượng than khai đạt 389.000 tấn.
* Giai đoạn 2001 – 2005:
Tháng 10 năm 2001 Mỏ than Núi Béo đổi tên thành Công ty than Núi
Béo, giai đoạn này Công ty đã mạnh dạn và tiếp tục vay vốn đầu tư mua sắm
thêm một số thiết bị hiện đại để mở rộng diện khai thác và đẩy nhanh công
suất khai thác tại 3 khu vực đó là:
+ Công trường V14.
22


+ Phía Tây công trường V11 ( Công trường V11).
+ Phía Đông công trường Vỉa 11 ( Công trường Đồng Bắc )
Sản lượng khai thác suất khai thác trong giai đoạn này đạt rất cao và
sản lượng năm sau cao hơn năm trước từ 1,4 đến 1,6 lần và cụ là:
+ Năm 2006: 3.098.800 tấn.
+ Năm 2007:4.2 triệu tấn than nguyên thai
+ Năm 2008:4.5 triệu tấn than nguyên thai.
+ Năm 2009: 4.6 triệu tấn than nguyên thai.

+ Năm 2010: 5.1 triệu tấn than nguyên thai.
+ Dự kiến Năm 2011: 5.3triệu tấn than nguyên thai.
Thực hiện chủ trương của nhà nước về việc chuyển đổi mô hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của các công ty nhà nước, Công ty than Núi Béo đã chuyển
từ Công ty Nhà nước sang Công ty Cổ phần và Có tên là Công ty Cổ phần
than Núi Béo – TKV thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt
Nam, Công ty có đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ trong
hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Công ty có trụ sở đặt tại 799 đường Lê Thánh Tông – Thành phố Hạ
Long - Tỉnh Quảng Ninh. Diện tích quản lý và sử dụng là 670 ha, phía Đông
giáp Công ty than Hà Tu, Phía Tây giáp Công ty than Hà Lầm
- Quy mô của Công ty cổ phần than Núi Béo – TKV là quy mô lớn và
đến năm 2010 có:
+ Vốn điều lệ theo quyết định thành lập Công ty cổ phần than Núi Béo
– TKV là 60.000.000.000 đồng.
Trong đó:
Vốn nhà nước (do Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam ) nắm giữ 51% bằng 30.600.000.000 đồng.
Vốn của các cổ đông làm việc trong Công ty là 29% bằng
17.400.000.000 đồng.
23


Vốn của các cổ đông khác ngoài Công ty là 20% bằng 12.000.000.000
đồng.
+ Giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn cuối năm 2010 là: 953.692.926.840
đồng.
2- Chức năng nhiệm vụ của Công ty cổ phần than Núi Béo - TKV
* Các lĩnh vực kinh doanh:
Ngành nghề chính của Công ty đăng ký hiện nay là khai thác, chế biến

kinh doanh than và các tài nguyên khoáng sản; xây dựng các công trình mỏ,
công trình công nghiệp và dân dụng; vận tải đường bộ, đường thủy; chế tạo
sửa chữa gia công các thiết bị mỏ, phương tiện vận tải, các sản phẩm cơ khí,
sản phẩm đúc; kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hóa phục vụ
đời sống.
* Mặt hàng sản xuất kinh doanh chính của Công ty năm 2010 là các loại
than, các sản phẩm cơ khí theo yêu cầu của khách hàng đó là:
Sản phẩm than:
- Than nguyên khai.
- Than sạch bán cho khách hàng:
Than cục xô.
Than cám 3A, 3B, 3C.
Than cám 4A, 4B.
Than Cám 5A, 5B.
Than cám 6A, 6B.
Than cám 7A, 7B.
Ngoài ra Công ty còn sản xuất một số chủng loại khác trong quá trình
chế biến than như: than cám tận thu và than bã sàng để bán cho khách hàng
nội địa.
Sản phẩm cơ khí:
24


- Các sản phẩm đúc như: Răng gầu máy xúc các loại, bánh xe goòng,
cánh bơm nước các loại ...
- Sửa chữa các thiết bị mỏ, thiết bị vận tải, các thiết bị khác theo yêu
cầu của khách hàng.
- Chế tạo, gia công lắp giáp các nhà xưởng khung thép, gia công toa xe
goòng, các hệ thống sàng than...
- Chế tạo gia công các chi tiết cơ khí theo đơn hàng như bánh răng các

loại, thanh răng máy xúc ...
3 - Công nghệ sản xuất:
Công ty cổ phần than Núi Béo – TKV là doanh nghiệp khai thác than và
sản cơ khí.
Sản xuất kinh doanh than:
Công ty cổ phần than Núi Béo – TKV là đơn vị khai thác than lộ thiên,
có mức độ cơ giới hóa cao nhưng chưa thực sự hoàn chỉnh trong toàn bộ dây
chuyền. Cụ thể như sau:
*Khâu bóc đất đá bao gồm:
- Công tác khoan lỗ mìn được thực hiện bằng ba loại máy khoan như:
02 máy khoan CБШ 250, đường kính lỗ khoan từ 249 – 269mm; 01 máy
khoan thủy lực Rock – L8, đường kính lỗ khoan 167mm; 01 máy khoan thủy
lực DM45E đường kính lỗ khoan 230mm, máy khoan DML đướng kính
250mm
- Công tác nổ mìn do Công Ty hóa chất Mỏ Quảng Ninh đảm nhận.
- Công tác bốc xúc đất đá được thực hiện bằng các loại máy xúc như:
máy xúc điện gầu thuận ЭΚΓ 1,2,3,4 có dung tích gầu xúc 4,6m 3; máy xúc
thủy lực gầu thuận CAT 5090 có dung tích gầu 5,7m3; máy xúc PC 1250 có
dung tích 6,8m3, máy xúc thủy thuận có dung tích gầu từ 3,5 đến 12m3.

25


×