Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.09 KB, 78 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
 

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHOÁ 33 (2007-2011)
Đề tài:

TRẢ HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG
VỤ ÁN HÌNH SỰ

Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. MẠC GIÁNG CHÂU
Bộ môn: Luật Tƣ Pháp

PHẠM DUY THANH
MSSV: 5075144
Lớp: Tƣ pháp 2-k33

Cần Thơ-04/2011


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................ 6
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU TRA BỔ SUNG
TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ ....................................................................................... 9
1.1. Khái niệm chung về điều tra bổ sung trong vụ án hình sự .......................... 9
1.1.1. Khái niệm điều tra bổ sung ......................................................................... 9
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động điều tra bổ sung vụ án hình sự ............................ 11
1.1.3. Hậu quả pháp lý của hoạt động trả hồ sơ điều tra bổ sung ......................... 11
1.2. Nhiệm vụ của hoạt động điều tra bổ sung trong vụ án hình sự ................. 17
1.2.1. Thu thập thêm những tình tiết, chứng cứ mới cho vụ án ............................ 17
1.2.2. Tạo cơ sở để cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết đúng sự thật khách
quan cho vụ án ........................................................................................................... 18
1.2.3. Thúc đẩy quá trình giải quyết vụ án kịp thời và chính xác ........................ 19
1.3. Tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa của hoạt động điều tra bổ sung ........ 19

1.3.1. Tầm quan trọng của hoạt động điều tra bổ sung ........................................ 19
1.3.2. Mục đích của hoạt động điều tra bổ sung .................................................. 22
1.3.3. Ý nghĩa của hoạt động điều tra bổ sung..................................................... 25
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRẢ HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ
SUNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ ......................................................................... 27
2.1. Thẩm quyền và thời hạn điều tra bổ sung .................................................. 27
2.1.1. Thẩm quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung ...................................................... 27
2.1.1.1.Viện kiểm sát ......................................................................................... 27
2.1.1.2. Tòa án .................................................................................................. 29
2.1.1.3. Hội đồng xét xử .................................................................................... 30
2.1.2. Thời hạn điều tra bổ sung và số lần trả hồ sơ điều tra bổ sung ................... 33
2.2. Những căn cứ trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự .................. 36
2.2.1. Thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát hoặc Tòa
án không tự mình bổ sung được ................................................................................. 36
2.2.2. Căn cứ để khởi tố bị can hoặc xét xử bị cáo về một tội phạm khác hoặc có
người đồng phạm khác ............................................................................................... 46
2.2.3. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng .................................................. 52


CHƢƠNG 3. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN
THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRẢ HỒ SƠ ĐIỀU TRA
BỔ SUNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ ................................................................... 60
3.1. Về mặt pháp lý ............................................................................................. 60
3.1.1. Về căn cứ “phạm tội khác” tại điểm b khoản 1 Điều 179........................... 60
3.1.2. Về thẩm quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung .................................................. 63
3.1.3. Về kỹ thuật lập pháp ................................................................................. 65
3.2. Về mặt thực tiễn........................................................................................... 66
3.2.1. Về căn cứ “thiếu chứng cứ quan trọng” tại khoản 1 Điều 168 và điểm a
khoản 1 Điều 179 ....................................................................................................... 66
3.2.2. Về thủ tục trả hồ sơ điều tra bổ sung ......................................................... 69

3.2.3. Về quyết định trả hồ sơ ............................................................................. 70
3.2.4. Về thời hạn điều tra bổ sung ..................................................................... 72
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi có tội phạm, trong xã hội vấn đề đấu tranh phòng chống cũng được đặt ra.
Đấu tranh phòng chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ quan trọng và tất yếu
của Nhà nước. Phòng ngừa, điều tra và xử lý tội phạm là những hoạt động có liên quan
chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, lợi ích của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cũng như bất kì hoạt
động xã hội nào, đấu tranh phòng chống tội phạm cần phải được tiến hành có cơ sở
khoa học: Khoa học luật hình sự, khoa học luật tố tụng hình sự, khoa học điều tra hình
sự và thi hành án hình sự đảm bảo cho cuộc đấu tranh mang tính pháp lí được thỏa
đáng và phù hợp. Điều này thể hiện ở việc xác định những hành vi nào trong xã hội là
tội phạm và khi tội phạm xảy ra sẽ nhanh chóng phát hiện, điều tra không được bỏ lọt,
đồng thời áp dụng các biện pháp tác động hình sự đối với những người phạm tội phù
hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và của nhân thân
người phạm tội để có thể: Giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành người có ích cho
xã hội.
Tuy đặt ra mục tiêu là cải tạo người phạm tội thành người có ích cho xã hội,
nhưng đó lại là một mục tiêu rất khó khăn. Tội phạm ngày nay với hành vi cũng như
mức độ gây án rất tinh vi. Chính vì mức độ tinh vi như vậy mà làm cho các cơ quan
tiến hành tố tụng rất khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án cũng như việc định tội

tội phạm. Vì như đã nói ngày nay với mức độ phát triển của khoa học kĩ thuật cũng
như trình độ của con người ngày càng nâng cao, thì vấn đề phạm tội ngày càng tinh vi
với mức độ có tổ chức. Do đó các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng mọi biện
pháp để định tội cho phù hợp với pháp luật, phù hợp với pháp chế xã hội chủ nghĩa, xử
đúng người đúng tội không để lọt tội phạm, tránh làm oan, sai người vô tội. Một trong
những biện pháp mà Bộ luật Tố tụng hình sự quy định để cơ quan tiến hành tố tụng áp
dụng nhằm giải quyết đúng đắn vụ án đó là: Trả hồ sơ điều tra bổ sung để xác định tội
danh cho chính xác.
Chính vì sự cấp thiết, quan trọng của vấn đề này, đặc biệt là việc trả hồ sơ điều
tra bổ sung trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự để tránh làm oan sai người vô tội,
cũng như việc định tội danh cho phù hợp. Nên người viết đã chọn đề tài “Trả hồ sơ
điều tra bổ sung trong vụ án hình sự” để nghiên cứu, tìm hiểu làm đề tài luận văn
tốt nghiệp.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

6

SVTH: Phạm Duy Thanh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về chế định trả hồ sơ
để điều tra bổ sung như: Thẩm quyền, thời hạn, căn cứ và điều kiện dẫn đến việc trả hồ
sơ điều tra bổ sung trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Để qua đó chính bản thân
người viết và những người có quan tâm tới chế định có thể hiểu biết nhiều, sâu sắc cụ

thể những quy định về chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án hình sự. Thông qua đó
đúc kết những kinh nghiệm, biện pháp hữu hiệu hơn để cho chế định trả hồ sơ ngày
càng có hiệu quả trong việc giải quyết chính xác vụ án, nâng cao trách nhiệm cũng như
vai trò của các cơ quan tiến hành tố tụng góp phần răn đe những người chuẩn bị phạm
tội với suy nghĩ có thể thoát tội, vì đã chuẩn bị khá đầy đủ, có thể qua mặt được cơ
quan tiến hành tố tụng. Đề tài cũng liên hệ thực trạng hiện nay để đưa ra những ý kiến
đánh giá đúng đắn về vai trò và sự cần thiết của việc trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án
hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam nhằm đưa ra những vướn
mắc và phương pháp để hoàn thiện những quy định của pháp luật với tinh thần cải
cách tư pháp.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do quá trình tìm kiếm, thu thập tài liệu còn
khó khăn cũng như thời gian nghiên cứu đề tài tương đối ngắn và kiến thức của bản
thân còn hạn chế, vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tìm hiểu những quy định của
pháp luật về việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự cụ thể là: Thẩm quyền
ra quyết định trả hồ sơ, thời hạn cũng như số lần trả hồ sơ và những căn cứ để ra quyết
định phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án hình sự được quy định trong Bộ luật Tố
tụng hình sự Việt Nam năm 2003. Từ đó tìm ra tồn tại và đề ra giải pháp cụ thể khắc
phục những tồn tại đó và đưa ra một vài kiến nghị để cho chế định trả hồ sơ điều tra bổ
sung có hiệu quả hơn trong việc tìm ra sự thật của vụ án, đảm bảo cho công cuộc đấu
tranh phòng chống tội phạm được tiến hành tốt hơn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này phương pháp chủ yếu mà người viết sử dụng để làm rõ
chế định trả hồ sơ điều tra là: Phương pháp sưu tầm và phương pháp phân tích luật
viết. Đây là hai phương pháp được sử dụng thường xuyên trong quá trình nghiên cứu,
với các phương pháp đó bài luận văn này được thực hiện theo một trình tự nhất định từ
việc nêu lên các vấn đề sau đó phân tích để cuối cùng rút ra kết luận chung. Chính vì
cách viết này người viết sẽ tạo cơ hội để người đọc dễ tiếp cận và dễ hiểu những vấn
đề mà người viết muốn truyền tải đến mọi người. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các
phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, đối chiếu các quy định của pháp luật để làm

sáng tỏ nội dung của đề tài.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

7

SVTH: Phạm Duy Thanh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự

5. Kết cấu đề tài
Bên cạnh lời mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo và kết luận, bố cục luận văn
được chia làm ba Chương.
 Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về điều tra bổ sung trong vụ án hình
sự.
 Chương 2: Quy định của pháp luật về trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án
hình sự.
 Chương 3: Một số tồn tại và giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện những quy
định của pháp luật về trả hồ sơ điều tra vụ án hình sự.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô và những người đã nhiệt tình
giúp đỡ em trong việc nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp này. Trong quá trình
nghiên cứu đề tài luận văn, mặc dù em có nhiều cố gắng để hoàn thiện bài cho tốt
nhưng do thời gian tìm hiểu đề tài còn ngắn cũng như kiến thức của bản thân còn hạn
chế và chưa có nhiều kinh nghiệm cho nên bài luận văn này không tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự bỏ qua và đóng góp ý kiến từ quý Thầy
Cô và các bạn. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng
dẫn, cô Mạc Giáng Châu đã giúp đỡ tận tình để em hoàn thành bài luận văn này.


GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

8

SVTH: Phạm Duy Thanh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU TRA BỔ SUNG
TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm chung về điều tra bổ sung trong vụ án hình sự
1.1.1. Khái niệm điều tra bổ sung
Đấu tranh phòng chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ quan trọng và tất
yếu của Nhà nước. Phòng ngừa, điều tra và xử lý tội phạm là những hoạt động có liên
quan chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ lợi ích Nhà
nước, lợi ích của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Khi có vụ án xảy ra,
các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, người tiến hành tố tụng hình sự phải áp dụng
mọi biện pháp để chứng minh sự thật của vụ án, xác định tội phạm và người phạm tội,
để làm cơ sở giải quyết đúng đắn vụ án. Giải quyết vụ án hình sự là một quá trình áp
dụng pháp luật rất phức tạp. Quá trình đó được thực hiện với nhiều chủ thể, với các
hoạt động khác nhau ở các giai đoạn khác nhau như: khởi tố, điều tra, truy tố và xét
xử, đặc biệt là ở giai đoạn điều tra. Giai đoạn này rất quan trọng để tìm ra sự thật của
vụ án, nên trước hết phải nhận thức một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ các tình
tiết của vụ án, tìm kiếm, áp dụng các văn bản pháp luật cho phù hợp để phục vụ cho
việc định tội danh thật hợp lý. Như vậy, để giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tiến
hành tố tụng hình sự phải làm rõ được sự thật của vụ án. Nếu không làm tốt công tác

này thì có thể làm cho vụ án không được giải quyết một cách khách quan, có sự sai
lệch so với những gì đã xảy ra, dẫn đến tình trạng định tội sai và làm oan người vô tội.
Việc dẫn đến định tội sai, làm oan người vô tội xuất phát từ nhiều nguyên nhân
khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến định tội sai sẽ đi tìm hiểu ở đây là sự tồn tại khách
quan của giai đoạn điều tra. Như đã nói, giai đoạn điều tra là giai đoạn rất quan trọng,
có thể định tội chính xác, hoặc không chính xác là phụ thuộc phần lớn vào giai đoạn
này. Vì vậy mà các cơ quan Nhà nước đã có những biện pháp để tăng cường hơn nữa
cho giai đoạn điều tra được tốt hơn, nếu có những vấn đề chưa được thỏa đáng sau khi
điều tra thì sẽ áp dụng trả hồ sơ điều tra bổ sung để làm rõ vấn đề.
Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án hình sự là hoạt động tố tụng quan trọng được
quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự, nhằm đảm bảo giải quyết vụ án được khách
quan, toàn diện và chính xác, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy
việc trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án hình sự là vấn đề được luật quy định cụ thể trong
Bộ luật Tố tụng hình sự nhưng luật lại không có định nghĩa về trả hồ sơ điều tra bổ
sung, mà chỉ quy định khi nào được trả, thời hạn trả và thẩm quyền ra quyết định trả…
Vì vậy, để hiểu rõ vấn đề trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án hình sự, thông qua những gì

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

9

SVTH: Phạm Duy Thanh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự

pháp luật quy định cũng như thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật có thể
định nghĩa trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự như sau:

Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự là việc cơ quan tiến hành tố tụng
có thẩm quyền mà cụ thể là Viện kiểm sát, Tòa án và Hội đồng xét xử trả hồ sơ cho cơ
quan điều tra để tiến hành điều tra bổ sung vì đã có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố
tụng; còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung được;
và có căn cứ khởi tố bị can, bị cáo về một tội khác hoặc có đồng phạm khác. Việc điều
tra bổ sung hồ sơ nhằm tạo điều kiện để cơ quan điều tra thu thập thêm những thông
tin cũng như bằng chứng quan trọng khác, từ đó giải quyết vụ án nhanh chóng và
chính xác hơn.
Để làm rõ vấn đề về trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án hình sự có thể điển hình
một vụ án như sau: Sơ thẩm lần hai kỳ án vƣờn mít ở Bình Phƣớc1.
Ngày 12.11.2004, Thị Út cùng Thị Hằng đi mót củ mì, nhưng không về nhà.
Ngày 16.11.2004, gia đình tìm thấy xác Thị Út tại vườn mít thuộc trang trại của ông
Dương Bá Tuân. Qua lời khai của Thị Hằng có nhìn thấy Lê Bá Mai là người làm thuê
cho ông Dương Bá Tuân chở Út đi bằng xe máy. Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Bình
Long bắt tạm giam Lê Bá Mai điều tra. Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử, Lê
Bá Mai thừa nhận hành vi phạm tội giết người và hiếp dâm.
Đây là vụ án gây chấn động cả nước mà trước đó hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm
Tòa án nhân dân Tối cao tuyên phạt mức án tử hình với Lê Bá Mai, nhưng bị Viện
kiểm sát nhân dân Tối cao khẳng định vi phạm tố tụng. Ngày 5.2.2007, Hội đồng
phẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ra quyết định giám đốc thẩm huỷ án sơ thẩm và
án phúc thẩm. Lần này Hội đồng xét xử, triệu tập đủ 20 người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan... Điểm mới trong phần xét hỏi, Lê Bá Mai đều khai nhận mình giết người
và hiếp dâm, nhưng khi Hội đồng xét xử hỏi hành vi đó thể hiện như thế nào thì Mai
không mô tả được.
Mai khẳng định mình bị ép cung và bị Công an đánh đập, nên buộc phải nhận
tội. Hội đồng xét xử hỏi một số tang vật liên quan đến chủ trang trại Dương Bá Tuân.
Ông Tuân khẳng định những tang vật trong vụ án là bịa đặt, gia đình ông không có
những vật dụng đó. Ông cung cấp một tình tiết hết sức quan trọng trong vụ án là trong
khi Lê Bá Mai bị tạm giữ có một người tên Tuấn tự xưng là giám đốc Công ty trách
nhiệm hữu hạn bí mật gặp Mai bảo: “Mày cứ nhận tội đi, chỉ 2-3 năm tù là ra thôi...”

cho thấy tính phức tạp của vụ án.

1

/>
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

10

SVTH: Phạm Duy Thanh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự

Trong phần tranh tụng, các luật sư đề nghị làm rõ những mâu thuẫn trong cáo
trạng cũng như trong các bút lục và phần kháng nghị số 30 của Viện kiểm sát nhân dân
Tối cao. Cơ quan điều tra vi phạm nghiêm trọng Luật Tố tụng là bỏ qua không giám
định bốn sợi tóc tại hiện trường, điều tra viên lập biên bản không có chữ ký của bị
cáo… Đến trưa ngày 15.7, Hội đồng xét xử quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Từ vụ án trên có thể thấy rằng muốn giải quyết một vụ án rất khó khăn, phải tiến
hành nhiều giai đoạn khác nhau mới có thể tiến hành giải quyết chính xác được. Và
qua những gì thể hiện trong vụ án trên thì có thể nhận thấy rằng, muốn vụ án được
chính xác hơn cơ quan tiến hành tố tụng đã quyết định trả hồ sơ để Cơ quan điều tra
điều tra bổ sung làm rõ nhiều vấn đề. Thông qua quá trình xét xử của vụ án trên có
nhiều căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung đó là: Cơ quan điều tra vi phạm nghiêm
trọng Luật tố tụng là bỏ qua không giám định bốn sợi tóc tại hiện trường, điều tra viên
lập biên bản không có chữ ký của bị cáo… Đó cũng là những căn cứ ra quyết định trả
hồ sơ điều tra bổ sung để Cơ quan điều tra thu thập thêm những thông tin cũng như

bằng chứng quan trọng khác, từ đó giải quyết vụ án nhanh chóng và chính xác hơn.
Từ định nghĩa và ví dụ cụ thể đã phần nào giúp cơ quan tiến hành tố tụng hiểu rõ
hơn về trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự. Tóm lại, việc điều tra bổ sung
được tiến hành khi có những căn cứ quy định tại Điều 168 và 179 Bộ luật Tố tụng hình
sự2, việc trả hồ sơ điều tra là do các cơ quan tiến hành tố tụng đảm nhận cụ thể là Viện
kiểm sát, Tòa án và Hội đồng xét xử quyết định, nhằm mục đích tìm ra sự thật khách
quan của vụ án. Tuy nhiên, đây chỉ là một khái niệm mang tính khái quát chung về vấn
đề trả hồ sơ điều tra bổ sung. Để rõ hơn về chế định này sẽ đi vào tìm hiểu những đặc
điểm cũng như những hậu quả của hoạt động trả hồ sơ điều tra bổ sung dưới những tác
động của xã hội hiện nay.
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động điều tra bổ sung vụ án hình sự
Để đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử thật sự khách quan, toàn diện và đầy đủ
trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên cũng như Thẩm phán được phân
công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của quá
trình điều tra được thể hiện trong hồ sơ vụ án, và kết luận điều tra. Nếu thấy hồ sơ
chưa đầy đủ, còn lọt người, lọt tội hoặc có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong
hoạt động điều tra thì Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán phải ra quyết định trả lại hồ sơ,
yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung nhằm khắc phục những thiếu sót và sai lầm của Cơ
quan điều tra, đảm bảo việc giải quyết vụ án trong thời gian mà pháp luật quy định.

2

Xem Điều 168 và 179 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

11

SVTH: Phạm Duy Thanh



Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự

Từ những vấn đề trên, cũng như từ khái niệm của hoạt động điều tra bổ sung và
thực tiễn có thể rút ra được một số đặc điểm của hoạt động điều tra bổ sung như sau:
Thứ nhất, Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung được tiến hành khi chưa đủ căn cứ
để giải quyết vụ án chính xác. Nhìn một cách chung nhất khi xác định tội một người
nào đó thì cần tìm hiểu nhiều mặt bao gồm mặt khách quan, mặt chủ quan, mặt chủ thể
và mặt khách thể của tội phạm. Để xác định những chế định của cấu thành tội phạm
cho chính xác cần phải có những căn cứ để giải quyết chế định tội phạm cho phù hợp.
Những căn cứ ở đây rất quan trọng nếu thiếu những căn cứ này thì vụ án không còn
chính xác, đầy đủ và không đảm bảo tính khách quan. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự là
dấu hiệu của tội phạm đã được xác định. Khi chưa xác định được dấu hiệu của tội
phạm thì việc tiến hành các hoạt động điều tra, áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối
với người bị nghi là thực hiện tội phạm đều có thể dẫn đến oan, sai và vi phạm quyền
dân chủ của công dân. Để loại trừ những trường hợp oan, sai, vi phạm nghiêm trọng
quyền dân chủ của công dân, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự tiến hành nhiều biện
pháp để giải quyết vụ án, trong đó trọng tâm và quan trọng hơn cả là tìm kiếm những
căn cứ để định tội cho phù hợp.
Chính vì vậy, khi cơ quan tiến hành tố tụng thấy chưa có đủ căn cứ giải quyết vụ
án chính xác, thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng biện pháp trả hồ sơ để Cơ
quan điều tra tiến hành điều tra bổ sung, điều tra thêm những vụ việc khác để có thể
giải quyết vụ án khách quan hơn, tránh tình trạng định tội sai cho một người, và làm
oan người vô tội.
Thứ ha, Yêu cầu trả hồ sơ để điều tra bổ sung được đưa ra sau khi giai đoạn
điều tra đã hoàn tất. Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều
tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra 3. Sau
khi nhận được hồ sơ vụ án cùng bản kết luận điều tra do Cơ quan điều tra chuyển sang,

Viện kiểm sát phải nghiên cứu tài liệu đó. Nếu như Viện kiểm sát không thấy được
những sai sót mà đã chuyển cho Tòa án để giải quyết thì trong trường hợp này Tòa án
cũng phải xem xét hồ sơ. Theo quy định của pháp luật thì sau khi Cơ quan điều tra đã
chuyển hồ sơ cho hai cơ quan Viện kiểm sát và Tòa án lúc này giai đoạn điều tra đã
hoàn tất, hai cơ quan còn lại cần nghiên cứu xem xét tất cả những vấn đề mang tính
3

Điều 162 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định về kết thúc điều tra như sau:
“1. Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải làm bản kết luận điều tra.

2. Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận
điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.
3. …”

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

12

SVTH: Phạm Duy Thanh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự

thủ tục tố tụng cũng như những vấn đề thuộc về nội dung vụ án thể hiện qua hồ sơ điều
tra, nhằm xác định quá trình tiến hành tố tụng có tuân theo quy định của pháp luật tiến
hành tố tụng không, còn có những hạn chế, thiếu sót nào cần khắc phục để kịp thời ra
quyết định tố tụng cần thiết nhằm bổ sung và hoàn thiện hồ sơ. Khi hai cơ quan Viện
kiểm sát hoặc Tòa án thấy ra những vấn đề đó thì hai cơ quan này căn cứ theo quy

định của pháp luật, tiến hành việc trả lại hồ sơ cho Cơ quan điều tra tiến hành hoạt
động điều tra bổ sung, hoạt động điều tra bổ sung sẽ không thuộc giai đoạn điều tra mà
là hoạt động tìm kiếm thêm những thông tin cũng như bằng chứng mới cho vụ án. Do
đó việc trả hồ sơ điều tra bổ sung được tiến hành khi giai đoạn điều tra đã hoàn tất và
đã chuyển sang giai đoạn truy tố hoặc xét xử.
Thứ ba, Bản kết luận điều tra sau khi điều tra bổ sung có thể dẫn đến truy tố
thêm bị can, hành vi phạm tội khác hoặc xác định tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc
các tình tiết khác của vụ án. Đây cũng được xem là một đặc điểm đặc thù của hoạt
động điều tra bổ sung vụ án hình sự. Đối với hoạt động điều tra ở giai đoạn điều tra và
hoạt động điều tra của điều tra bổ sung vụ án hình sự có mục đích cũng như ý nghĩa là
như nhau, tất cả là tìm ra những bằng chứng mới, vấn đề mới để giải quyết vụ án kịp
thời và chính xác. Đối với hoạt động điều tra trong giai đoạn điều tra bản kết luận điều
tra là cơ sở cho việc truy tố nhưng đối với điều tra bổ sung thì bản kết luận xảy ra một
trong hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất, nếu như khi điều tra, cũng như trong quá trình điều tra mà
Cơ quan điều tra chứng minh được thêm những tình tiết mới, xác định có tội phạm
khác được thực hiện và có người đồng phạm khác. Khi đó tùy thuộc vào mức độ phạm
tội Cơ quan điều tra lập bản kết luận điều tra lại, và bản kết luận điều tra này sẽ không
phụ thuộc vào bản kết luận điều tra ban đầu. Trường hợp này có thể thấy việc điều tra
bổ sung đã tìm kiếm và chứng minh được vụ án có tội phạm mới hoặc đồng phạm
khác. Theo đó, căn cứ vào bản kết luận điều tra Viện kiểm sát sẽ truy tố thêm tội phạm
khác và đồng phạm khác theo bản kết luận điều tra mới. Khi đó Tòa án xét xử theo bản
cáo trạng mới, và cuối cùng Tòa án xét xử theo tội mới đó.
Trường hợp thứ hai, khi Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ yêu cầu cơ quan điều tra
xác định sự chính xác của vụ việc, một vấn đề nào đó mà không làm thay đổi nhiều nội
dung vụ án thì khi có bản kết luận điều tra sau khi đã làm theo yêu cầu của Viện kiểm
sát hoặc Tòa án, lúc đó Cơ quan điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra một lần nữa sẽ
chuyển cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án để hai cơ quan này tiếp tục giải quyết vụ án.
Khi đó căn cứ vào bản kết luận điều tra lần này cơ quan Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ


GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

13

SVTH: Phạm Duy Thanh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự

xem là cơ sở để xác định tình tiết tăng nặng, có thể giải quyết vụ án chính xác hơn chứ
không thể là cơ sở để truy tố tội mới. Ví dụ: Vụ sát hại cháu bé ở Hƣng Yên4.
Khoảng 20 giờ ngày 16-8-2010, Tuấn nhận được điện thoại của Đào Văn Hùng
(em trai) nói ra sân kho có việc gấp. Tuấn đã mượn xe máy của chú ruột và rủ thêm
một người bạn cùng đi. Thấy Tuấn đến, Hùng nói bị Khải đánh, sau đó cùng anh trai
lao vào đánh Khải. Được một số thanh niên can ngăn, nhưng Tuấn hất tay mọi người
ra và túm cổ áo cháu Khải kéo xuống giếng làng dìm xuống. Cứ mỗi lần Khải cố nhô
đầu lên thì bị Tuấn ấn đầu xuống nước. Khi thấy nạn nhân không giãy giụa nữa, Tuấn
bơi vào bờ rồi thản nhiên lấy xe đi về nhà. Lúc đó, một số thanh niên đã nhảy xuống
giếng mò và đưa nạn nhân lên bờ hô hấp nhưng Khải đã tử vong. Khám nghiệm tử thi
cho thấy, vùng da cổ bên trái có những vết xước da bầm tím; nạn nhân tử vong là do
ngạt nước.
Do nạn nhân Khải bị sát hại khi chưa tròn 16 tuổi nên ngày 9-3-2011, Toà án
nhân dân tỉnh Hưng Yên đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đào Văn Tuấn tội giết
người với tình tiết tăng nặng là “giết trẻ em”. Đặc biệt, khi một số thanh niên can
ngăn, Tuấn vẫn tiếp tục xông vào đánh nạn nhân là thể hiện sự côn đồ. Do đó, Tuấn
phải chịu thêm tình tiết tăng nặng về hành vi côn đồ. Từ những dấu hiệu này, ông
Bách đề nghị Hội đồng xét xử trả hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để điều
tra bổ sung những dấu hiệu trên. Hội đồng xét xử phiên sơ thẩm đã quyết định “Trả lại

hồ sơ điều tra bổ sung những tình tiết chưa được làm rõ”. Quyết định trả hồ sơ điều tra
bổ sung trong trường hợp này chỉ xác định thêm bị cáo Tuấn có phải chịu thêm trách
nhiệm về hành vi côn đồ của mình không. Khi xác định được Tuấn có hành vi côn đồ
hay không để thông qua đó định khung tình tiết tăng nặng mà tội Tuấn đã phạm. Khi
đó quyết định trả hồ sơ lần này sẽ không làm thay đổi tội danh “giết trẻ em”, và kết
hợp với việc điều tra bổ sung để định tội danh cho Tuấn phù hợp với pháp luật.
Qua quá trình tìm hiểu trên, góp phần thấy rõ hơn những đặc điểm đặc trưng của
hoạt động điều tra bổ sung vụ án hình sự.
1.1.3. Hậu quả pháp lý của hoạt động trả hồ sơ điều tra bổ sung
Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án hình sự là hoạt động tố tụng quan trọng được
quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm đảm bảo giải quyết vụ án được khách
quan, toàn diện và chính xác, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Thực
tiễn áp dụng các quy định về trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án hình sự trong thời gian
qua đã đem lại nhiều giá trị thực tiễn to lớn. Hậu quả pháp lý là việc ta áp dụng chế
định trả hồ sơ điều tra bổ sung thì có nhiều vấn đề sẽ xảy ra, nhiều chế định được áp
4

/>
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

14

SVTH: Phạm Duy Thanh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự

dụng để giải quyết vụ án cho chính xác. Khi đã đem lại được những thành công trong

quá trình áp dụng các chế định đó thì sẽ được pháp luật ghi nhận một cách cụ thể và
trong từng điều luật.
Thứ nhất, Một cách chung nhất thì việc yêu cầu điều tra bổ sung sẽ dẫn đến việc
điều tra. Nhiệm vụ của điều tra vụ án hình sự là: Xác định tội phạm và người thực hiện
hành vi phạm tội; xác định thiệt hại do tội phạm gây ra, tạo điều kiện cần thiết cho việc
giải quyết vụ án; lập hồ sơ đề nghị truy tố bị can; xác định nguyên nhân và điều kiện
phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn
ngừa. Tuy nhiên, cơ quan tiến hành tố tụng quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung tất
nhiên là nhiệm vụ điều tra đã không thực hiện đầy đủ. Do đó khi có quyết định trả hồ
sơ điều tra bổ sung của Viện kiểm sát hoặc Tòa án thì Cơ quan điều tra sẽ lại làm
nhiệm vụ tiến hành việc điều tra lần nữa. Việc điều tra bổ sung này sẽ giúp Cơ quan
điều tra thu thập những chứng cứ cũng như những chế định quan trọng để giải quyết
vụ án chính xác hơn. Vì vậy mà việc trả hồ sơ điều tra bổ sung khi chưa đủ căn cứ
hoặc còn thiếu một vấn đề nào đó có lien quan để giải quyết vụ án là việc rất cần thiết,
và khi có quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung tất nhiên sẽ dẫn đến việc điều tra, việc
điều tra này sẽ thu thập thông tin chứng minh cho vụ án chính xác, toàn diện hơn.
Thứ hai, Điều tra bổ sung có thể dẫn đến đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án được đưa ra khi không có sự việc phạm
tội, hành vi không cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi chưa đến tuổi chịu
trách nhiệm, bị can tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, bị can bị bệnh tâm thần
hoặc bệnh hiểm nghèo khác và khoản 2 Điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sự 5... Đây là
hậu quả của hoạt động điều tra nếu thuộc vào các quy định đó vụ án sẽ bị đình chỉ
hoặc tạm đình chỉ, và cũng có trong hoạt động điều tra bổ sung mà được cụ thể hóa
trong quy định của pháp luật cụ thể là Điều 169 và 180 của Bộ luật Tố tụng hình sự6.
Trong một số trường hợp, khi tiến hành điều tra để thu thập thêm chứng cứ thì vụ án
đó lại rơi vào những căn cứ không thể giải quyết tiếp được. Vì vậy hoạt động điều tra
được tiến hành để thu thập thêm bằng chứng cụ thể, để có thể giải quyết vụ án, thu
thập thêm chứng cứ chứng minh đúng tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội, xác
định tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Tùy thuộc vào những
vấn đề thu thập được trong lần điều tra bổ sung nếu có nhiều sai phạm được phát hiện,

nhiều vấn đề chưa được làm rõ cần phải điều tra thêm để thu thập thêm thông tin có
ích cho vụ án. Do vậy, tùy vào mức độ mà cơ quan tiến hành tố tụng hình sự quyết
5
6

Xem khoản 2 Điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003
Xem Điều 169 và 180 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

15

SVTH: Phạm Duy Thanh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự

định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án, giúp giải quyết vụ án khách quan, đảm bảo
pháp chế xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản
của công dân.
Thứ ba, Việc điều tra bổ sung có thể dẫn truy tố lại. Theo quy định của pháp luật
thì những vụ việc nào thu thập được trong quá trình điều tra hay bất cứ những gì có thể
đáp ứng để làm sáng tỏ vụ án đều có thể xem là căn cứ để định tội. Thông qua những
căn cứ cũng như những gì thu thập được sẽ làm cơ sở cho việc truy tố bị can. Điều tra
bổ sung là tìm kiếm thêm những chứng cứ quan trọng của vụ án, khi đó có nhiều vấn
đề sẽ phát hiện ra: Có thể là tìm thấy bằng chứng mới hay tội phạm mới trong lần điều
tra bổ sung này… Vấn đề quan trọng nói ở đây là khi điều tra bổ sung có phát hiện
những vấn đề trên thì Viện kiểm sát truy cứu thêm người thêm tội. Khi đã truy cứu

thêm người thêm tội thì Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra lại. Thông qua
bản kết luận điều tra đó nếu không thuộc trường hợp tình tiết tăng nặng hình sự thì
Viện kiểm sát phải truy tố lại, và dẫn đến quy định tại Điều 163 đề nghị truy tố lại.
Theo đó, Tòa án phải làm lại quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thông qua hoạt động
điều tra bổ sung mà Cơ quan điều tra lại có thể tìm ra người phạm tội mới, tìm ra
chứng cứ mới để cho việc truy tố của Viện kiểm sát, cũng như việc định tội của Tòa án
đúng đắn, không để lọt tội phạm khỏi vòng pháp luật.
Thứ tư, Tất cả hậu quả pháp lý của ba vấn đề trên đều dẫn đến hậu quả pháp lý
thứ tư này, cái mà hậu quả trên hướng tới là cơ sở cho việc xác định vụ án thật sự
chính xác với sự thật khách quan của vụ án. Xác định sự thật của vụ án một cách
khách quan là tiến hành điều tra và xét xử vụ án một cách vô tư, không định kiến suy
diễn mà phải dựa vào các chứng cứ đã thu thập và đánh giá theo quy định của Bộ luật
Tố tụng hình sự. Các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng phải có căn cứ, tức là
chỉ khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu phạm tội, xem xét hành vi phạm
tội trên các mặt của yếu tố cấu thành tội phạm trong một tổng thể không tách rời nhau.
Những vấn đề trên đã được cụ thể hóa trong quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự cụ
thể ở Điều 10 xác định sự thật của vụ án, đây là hậu quả rất quan trọng mà mọi vấn đề
điều hướng tới và đã trở thành nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng hình sự, đảm
bảo việc xử lý vụ án được công minh, không để lọt tội phạm đồng thời không làm oan
người vô tội.
Thông qua quá trình trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án hình sự có thể thấy rằng
việc trả hồ sơ để điều tra sẽ làm cho vụ án thêm sáng tỏ, đúng sự thật hơn. Thông qua
quy định trả hồ sơ điều tra bổ sung góp phần cho vụ án được chính xác, đúng như hậu
quả thứ tư của vấn đề. Và qua đó các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ghi nhận từng
vấn đề và sẽ cụ thể hóa thành những quy định của pháp luật để tất cả các cơ quan tố
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

16

SVTH: Phạm Duy Thanh



Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự

tụng áp dụng theo những quy định cụ thể đó để có thể giải quyết vụ án nhanh chóng và
chính xác hơn.
1.2. Nhiệm vụ của hoạt động điều tra bổ sung trong vụ án hình sự
1.2.1. Thu thập thêm những tình tiết, chứng cứ mới cho vụ án
Thực chất của quá trình điều tra là tìm kiếm, khám phá vụ án, xác định chân lý
khách quan, đó là quá trình làm sáng tỏ những điều cần chứng minh trong vụ án. Muốn
vậy phải thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ của vụ án, đó cũng là quá
trình của một cuộc điều tra và kết quả cuối cùng là xác định sự thật của một vụ án. Muốn
vậy phải căn cứ vào những tài liệu thu thập được, chứa đựng trong hồ sơ điều tra vụ án
hình sự. Trên cơ sở kết quả điều tra mà Cơ quan điều tra ra quyết định hoặc đề xuất hình
thức xử lý thích hợp, đảm bảo đúng với sự thật chính trị, đúng pháp luật.
Tuy nhiên nếu như hoạt động điều tra trên không thu được kết quả như ý muốn,
làm cho vụ án không đúng với sự thật thì cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành trả hồ sơ
điều tra bổ sung cho Cơ quan điều tra tiến hành điều tra lại để thu thập thêm tình tiết
cũng như những chứng cứ mới. Quá trình điều tra lần này nội dung phát hiện, thu thập,
kiểm tra đánh giá và sử dụng chứng cứ phải hướng vào các đối tượng chứng minh cụ thể
mà luật định. Ngoài ra cần quan tâm đến đặc điểm thực tế xảy ra vụ án mà hướng các
hoạt động điều tra vào thu thập chứng cứ làm sáng tỏ các đặc điểm đó, không nên đi theo
những hướng điều tra trước đó mà cứ lần tới vì có thể hướng điều tra trước đã không
đúng. Do đó, phải định hướng điều tra ở nhiều góc độ.
Nhiệm vụ của điều tra bổ sung lần này rất quan trọng. Nó là cơ sở cho cơ quan tiến
hành tố tụng hình sự giải quyết vụ án đúng với sự thật vì có thể nói trên thực tế Tòa án
tiến hành xét xử dựa trên những gì mà Cơ quan điều tra thu thập được. Thông qua quá
trình điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra thu thập được những tình tiết mới, chứng cứ mới

khi đó Cơ quan điều tra tiến hành so sánh đối chiếu với những gì đã thu thập được trong
lần điều tra trước tiên để có thể rút ra những bằng chứng quan trọng hơn, chính xác hơn,
đồng thời loại bỏ những gì thu thập được mà không có liên quan cho quá trình giải quyết
vụ án.
Vì vậy, có thể thấy rằng hoạt động điều tra bổ sung, quá trình điều tra bổ sung là
quá trình thu thập thêm những tình tiết, chứng cứ mới cho vụ án, xây dựng các văn bản,
tích lũy các tài liệu để tiến hành xét xử tội phạm. Tuy nhiên, không phải nhiệm vụ của
điều tra bổ sung chỉ có vậy mà điều tra bổ sung còn có nhiều nhiệm vụ quan trọng khác
sẽ tìm hiểu sau đây.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

17

SVTH: Phạm Duy Thanh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự

1.2.2. Tạo cơ sở để cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết đúng sự thật khách quan
cho vụ án
Muốn giải quyết vụ án hình sự một cách chính xác khách quan, cơ quan tiến hành
tố tụng và người tiến hành tố tụng phải tìm ra hướng giải quyết cho phù hợp. Hướng giải
quyết ở đây phải có cơ sở, có căn cứ chính xác mới có thể giải quyết được. Cơ sở giúp
tổng hợp lại tất cả những tình tiết, chứng cứ cũng như những gì liên quan đến vụ án để
giải quyết khách quan hơn. Chính vì vậy khi đã thu thập được những bằng chứng cũng
như những chứng cứ sẽ giúp cho manh mối của vụ án phức tạp lần lần được giải tỏa.
Thậm chí, thực tiễn giải quyết án cũng ghi nhận nhiều trường hợp mà khi đã được chứng

minh được một thời gian thì vụ án sẽ đi theo hướng khác. Hướng khác ở đây sẽ tạo cơ sở
cho việc giải quyết vụ án được toàn diện chính xác hơn.
Theo quy định của pháp luật về điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự được bắt đầu
từ khi có quyết định trả hồ sơ của Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Tuy nhiên, trước đó đã
diễn ra nhiều giai đoạn tố tụng với việc áp dụng các biện pháp tố tụng khác nhau như
khởi tố, điều tra, truy tố và trong các giai đoạn đó có thể áp dụng các biện pháp tạm giữ,
tạm giam, cấm đi khỏi nơi cu trú, lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, khám nghiệm hiện
trường, khám nghiệm tử thi... Các giai đoạn tố tụng này cũng như việc áp dụng biện
pháp giúp cho việc tiến hành giải quyết được nhanh chóng theo đúng trình tự góp phần
xử lý vụ án được chính xác. Tuy nhiên, việc tiến hành các biện pháp đó đôi khi không
tìm ra sự thật. Bởi vậy công tác điều tra bổ sung có nhiệm vụ tìm kiếm lại những kết quả
đúng sự thật trước đó bằng những biện pháp kiểm tra xác minh lại, đánh giá và sử dụng
chứng cứ vào quá trình điều tra. Cũng như đã nói, điều tra bổ sung là quá trình thu thập
tài liệu, chứng cứ cho vụ án, cho nên khai thác triệt để những thông tin về tội phạm cho
phép mở rộng công tác điều tra bổ sung, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội
phạm, mở rộng theo hướng thu thập những tin tức về các phương thức, thủ đoạn, các
phương tiện thực hiện tội khác ngoài phạm vi vụ án đang điều tra.
Khi đã mở rộng được như vậy thì nhiều rắc rối sẽ được giải đáp, những rắc rối ở
đây là những tình tiết, bằng chứng liên quan đến vụ án. Khi có quyết định trả hồ sơ điều
tra bổ sung thì có nghĩa là vụ án đã được điều tra trước đó vẫn còn đang gặp nhiều khó
khăn phức tạp khó có thể giải quyết chính xác. Do đó, hai cơ quan Viện kiểm sát và Tòa
án căn cứ vào những quy định pháp luật tiến hành trả hồ sơ. Cái mà Viện kiểm sát hoặc
Tòa án muốn hướng tới trong lần trả hồ sơ điều tra bổ sung này là sự thật khách quan vì
thiếu những vấn đề này họ không thể giải quyết vụ án chính xác được, có thể dẫn đến
định tội sai và làm oan cho một người. Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung để cho Cơ
quan điều tra làm rõ vấn đề là điều phải thực hiện, khi đã được tìm hiểu cụ thể vấn đề
Viện kiểm sát hoặc Tòa án sẽ căn cứ vào quá trình thu thập của Cơ quan điều tra để giải
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

18


SVTH: Phạm Duy Thanh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự

quyết vụ án. Vì vậy mà khi đã tìm ra những bằng chứng, chứng cứ sẽ tạo cơ sở cho cơ
quan tiến hành tố tụng giải quyết đúng sự thật khách quan cho vụ án.
1.2.3. Thúc đẩy quá trình giải quyết vụ án kịp thời và chính xác
Trong quá trình trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự, nhiệm vụ của hoạt
động điều tra bổ sung sẽ thu thập thêm những thông tin, chứng cứ để giải quyết vụ án.
Khi đã thu thập được những vấn đề đó thì giai đoạn truy tố của Viện kiểm sát hoặc giai
đoạn xét xử của Tòa án sẽ tiếp tục. Một hoặc cả hai giai đoạn này đối với vụ án lúc đầu
đã được thực hiện, nhưng vì còn thiếu những chứng cứ hoặc chế định nào đó để giải
quyết chính xác vụ án nên phải trả hồ sơ điều tra bổ sung nên khi đã tìm kiếm được
những gì còn thiếu vụ án sẽ đi theo hướng khách quan hơn.
Quá trình trả hồ sơ điều tra bổ sung tiến hành điều tra trong khoảng thời gian nhất
định. Một khi vụ án đươc tiến hành trả hồ sơ điều tra bổ sung thì có thể nói vụ án đó rất
phức tạp, khó khăn. Do vậy, khi có quyết định trả hồ sơ để thu thập thêm chứng cứ để
giải quyết vụ án lại mất thêm một khoảng thời gian, khoảng thời gian để trả hồ sơ cộng
với khoảng thời gian xét xử sẽ làm cho vụ án bị kéo dài. Tuy nhiên, vụ án bị kéo dài
không phải vụ án đi vào con đường bế tắc, mà kéo dài ở đây để có thời gian tìm hiểu và
định hướng, tạo cơ sở cho việc tìm ra những vấn đề quan trọng để giải quyết vụ án.
Khi vụ án đã có cở sở để giải quyết theo một hướng chính xác, cơ quan tiến hành
tố tụng có căn cứ để có thể xét xử vụ án. Khi quá trình điều tra bổ sung đã hoàn thành,
mọi vấn đề đã được thu thập được, thì vụ án đã có đủ căn cứ để giải quyết, sẽ thúc đẩy
cho quá trình xác định sự thật của vụ án kịp thời và chính xác hơn.
1.3. Tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa của hoạt động điều tra bổ sung

1.3.1. Tầm quan trọng của hoạt động điều tra bổ sung
Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự là một chế định hết sức quan
trọng, là một bước trong giai đoạn điều tra tố tụng hình sự. Tất cả những việc làm từ
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử suy cho cùng là nhằm phục vụ cho việc định tội phạm
cho chính xác. Từ đó, các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự mới có thể áp dụng một
hình phạt đúng đắn cho tội phạm. Việc nghiên cứu vấn đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung
trong tố tụng hình sự có tầm quan trọng cả về thực tiễn và lý luận.
Trước hết, nghiên cứu các vấn đề này là một đóng góp quan trọng cho việc hoàn
thiện về mặt lý luận tố tụng hình sự. Việc làm sáng tỏ cơ sở khoa học cho việc trả hồ
sơ điều tra bổ sung sẽ trang bị cho các cơ quan tố tụng những kiến thức cần thiết, giúp
cho các cơ quan này nắm được cơ sở lý luận quan trọng trong hoạt động điều tra, truy
tố, xét xử vụ án để truy cứu đúng người đúng tội. Khi cơ quan tiến hành tố tụng đang
đứng trước một vụ án mà không biết phải giải quyết như thế nào, khi đó cơ quan tiến

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

19

SVTH: Phạm Duy Thanh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự

hành tố tụng tiến hành định tội nhưng vì không đủ căn cứ sẽ dẫn đến định tội sai. Sau
khi đã định tội mà Viện kiểm sát kháng nghị, những người có liên quan kháng cáo lên
Tòa án cấp trên, nếu như Tòa cấp trên xử bị cáo không có tội thì Tòa án cấp dưới
chẳng những định tội sai cho một người và làm oan cho người vô tội, mà còn phải bồi
thường thiệt hại cho người bị oan, sai đó. Chính vì vậy, việc quy định trả hồ sơ điều tra

bổ sung sẽ không những giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng không kết án sai cho
người khác mà còn làm tăng thêm lòng tin của nhân dân vào cơ quan thực hiện chức
năng tố tụng hình sự.
Bên cạnh đó, hiểu và vận dụng đúng đắn lý luận của việc trả hồ sơ là một yêu
cầu cần thiết đối với cơ quan tiến hành tố tụng trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Khi đã
có chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung các cơ quan tiến hành tố tụng đã thực hiện nhiều
biện pháp cụ thể mà pháp luật quy định để giải quyết những vấn đề chưa rõ. Những
vấn đề chưa rõ ở đây là những gì còn thiếu hay những gì chưa đúng sự thật. Qua quá
trình tìm hiểu cũng như thu thập lần này sẽ làm cho việc giải quyết vụ án nhanh chóng,
chính xác, toàn diện hơn. Cũng có thể qua lần điều tra này giúp cơ quan tiến hành tố
tụng tìm kiếm thêm những người đồng phạm khác liên quan đến vụ án hoặc có thể tìm
được những bằng chứng mới chứng minh sự vô tội cho bị can hoặc bị cáo. Nếu như
pháp luật không có chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung, vụ án có thể đi vào con đường
bế tắc, khi đó cơ quan tiến hành tố tụng hình sự muốn giải quyết vụ án chính xác phải
tiến hành căn cứ vào những tình tiết liên quan hoặc tự mình thu thập thì dẫn đến kéo
dài thời gian, công sức, cũng như tiền bạc nhưng chưa chắc vụ án được giải quyết thỏa
đáng. Còn đối với những vụ án chưa xác định được mà cố tình tuyên án, thì có thể kết
án sai, không phù hợp với sự thật khách quan của vụ án, xử lý oan người vô tội, để lọt
tội phạm, xử lý nhẹ hoặc nặng hơn so với tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội... Do việc xử lý như vậy sẽ xâm phạm đến những quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, làm giảm uy tín của cơ quan tư pháp, vi phạm pháp chế, ảnh hưởng không
nhỏ đến công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Vì vậy, việc trả hồ sơ điều tra bổ
sung có tầm quan trọng rất lớn cả mặt lý luận và thực tiễn.
Để làm rõ thêm vấn đề này có thể đơn cử một vụ án cụ thể sau. Vụ án bộ xƣơng
ngƣời trong ống cống ở Quảng Nam7.
Nỗi oan khuất bắt đầu từ khi một nhóm thanh niên tình cờ phát hiện một bộ
xương người dưới ống cống. Cơ quan công an vào cuộc, xác định nạn nhân bị chết từ
tám tháng về trước và có liên quan đến nhiều người. Ngày 14-9-2004, lúc 16 giờ 30,
Vũ Quốc Tuấn, Ngô Văn Dũng cùng một nhóm thanh niên ở thôn 3, tỉnh Quảng Nam
7


/>
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

20

SVTH: Phạm Duy Thanh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự

đến cống Tiêu tát cá. Lúc mực nước cạn, họ phát hiện trong ống cống là một bộ xương
người. Liên quan đến cái chết của Hồ Ngọc Nhân, ngày 18-9-2004 Công an tỉnh
Quảng Nam đã bắt tạm giam Ngô Song Tùng, Ngô Hoàng Trung, Nguyễn Hoàng Linh
Phương để điều tra làm rõ. Trước đó, vào lúc 19 giờ 30 ngày 12-1-2004, tại khu vực
cầu Bình Lứt đã xảy ra một vụ ẩu đả giữa nhóm của anh em Ngô Hoàng Trung, Ngô
Song Tùng và Nguyễn Hoàng Linh Phương với nhóm trai làng của Hồ Ngọc Nhân, Hồ
Ngọc Ngân, Phan Việt Hùng, Hồ Ngọc Tuấn cùng trú ở thôn 3, xã Bình Trung. Sau
cuộc ẩu đả đó, Hồ Ngọc Nhân mất tích và phải tám tháng sau, nhóm thanh niên đi tát
cá mới tình cờ nhìn thấy xác trong một ống cống. Ngày 22-12-2006, Tòa án nhân dân
tỉnh Quảng Nam đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Sau hơn bốn tiếng đồng hồ xét xử căng
thẳng, cuối cùng Hội đồng xét xử vẫn không thể tuyên án vì hồ sơ vụ án chưa đủ yếu
tố cáo buộc các bị cáo Ngô Song Tùng, Ngô Hoàng Trung, Nguyễn Hoàng Linh
Phương phạm các tội “giết người”, “gây rối trật tự công cộng” và “không tố giác tội
phạm”. Vì không đủ yếu tố kết tội nên ông Phạm Xuân Hồi (Kiểm sát viên nhân dân
tỉnh Quảng Nam) đã yêu cầu tạm giam hai bị cáo Ngô Song Tùng, Nguyễn Hoàng
Linh Phương thêm bốn tháng nữa để trả hồ sơ điều tra bổ sung thêm chứng cứ và đã
được Hội đồng xét xử chấp nhận riêng bị cáo Ngô Hoàng Trung trước đó đã được cơ

quan điều tra thay đổi từ biện pháp tạm giam sang biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi
nơi cư trú.
Bốn tháng sau, vào ngày 19-4-2007, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam tiếp tục
đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm lần thứ hai. Cũng giống như lần trước, lần này vẫn không
thể tuyên án vì chứng cứ từ Viện kiểm sát không đủ để cáo buộc các bị cáo phạm tội
và cũng chính lần này ông Phạm Xuân Hồi tiếp tục đứng ra xin rút lại hồ sơ để điều tra
bổ sung thêm. Hai bị cáo Ngô Song Tùng, Nguyễn Hoàng Linh Phương vẫn bị tạm
giam (ngày 27-4-2007 bị cáo Nguyễn Hoàng Linh Phương mới được Viện kiểm sát
nhân dân thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp cho gia đình bảo lãnh về nơi cư
trú).
Hơn tám tháng sau, ngày 28-12-2007, Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng mới
mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án. Lần này, dựa trên cơ sở những tình tiết trong
quá trình điều tra bổ sung, lời khai của bị cáo, đại diện người bị hại, người làm chứng
và đối chiếu các tình tiết liên quan..., Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng tuyên phạt
bị cáo Ngô Song Tùng tám năm tù giam vì tội “giết người”, buộc bồi thường cho gia
đình người bị hại 28,5 triệu đồng tiền mai táng phí và 20 triệu đồng tiền tổn thất về
tinh thần. Riêng hai bị cáo Ngô Hoàng Trung, Nguyễn Hoàng Linh Phương vô tội nên
được trả tự do.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

21

SVTH: Phạm Duy Thanh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự


Từ vụ án trên có thể thấy rằng việc trả hồ sơ điều tra bổ sung có ý nghĩa vô cùng
quan trọng, nếu như không có quy định trả hồ sơ điều tra bổ sung thì vụ án trên khó
mà có thể giải quyết chính xác được, cũng như những bị cáo trên sẽ bị kết án oan, làm
oan cho người vô tội, khi đó tương lai của những người bị oan sẽ ra sao, mọi người sẽ
không còn tin vào cơ quan thực hiện quyền công tố của Nhà nước nữa. Tuy nhiên, khi
có quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung thì vụ án sẽ được giải quyết chính xác với sự
thật khách quan hơn.
Vì vậy, quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự có tầm quan
trọng rất lớn giúp cho việc định tội phạm cho chính xác mà còn không xét xử sai và
không làm oan người vô tội, vì việc định tội đúng có ý nghĩa quyết định trong vụ án
hình sự, đó là cơ sở cần thiết cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội.
Chính vì vậy, mà việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung góp phần mang lại hiệu quả trong
đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm và đặc biệt là vẫn giữ được uy tín của cơ
quan thực hiện quyền công tố.
1.3.2. Mục đích của hoạt động điều tra bổ sung
Trong Bộ luật Tố tụng hình sự mục đích của tố tụng hình sự là tìm ra sự thật của
một vấn đề cụ thể. Còn trong hoạt động điều tra bổ sung thông qua những quy định về
điều tra bổ sung mục đích mà cơ quan tiến hành tố tụng muốn đạt tới là tìm kiếm thêm
những thông tin, chứng cứ mới để có thể giải quyết vụ án nhanh chóng, chính xác hơn
và kết quả cuối cùng mà cơ quan tiến hành tố tụng hình sự muốn đạt đến không những
trừng trị kẻ phạm tội mà làm thế nào vừa trừng trị, vừa răn đe những người khác. Đặc
biệt và quan trọng hơn cả là giúp cho người phạm tội sau khi đã chịu trách nhiệm hình
sự sẽ trở về có ích cho cộng đồng và cho toàn xã hội.
Để có thể giải quyết và xử lý chính xác, khách quan tội phạm và người phạm tội,
việc làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, tức là chứng minh trong tố tụng hình sự có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc chứng minh tội phạm, làm sáng tỏ các tình tiết của vụ
án đòi hỏi phải có các thông tin, tài liệu phản ánh sự kiện phạm tội. Hay nói cách khác
chứng cứ là phương tiện duy nhất được cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng chứng minh
trong vụ án hình sự. Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng xem chứng cứ có ý nghĩa
quan trọng trong vấn đề lập pháp tố tụng hình sự, cũng như hoạt động điều tra, truy tố

và xét xử vụ án hình sự. Chứng cứ quan trọng là vậy, do đó thiếu những chứng cứ thì
vụ án không giải quyết đúng đắn và đầy đủ, thiếu tính khách quan để giải quyết vụ án,
có thể để lọt tội phạm, truy cứu không đúng người đúng tội, hoặc truy cứu không đúng
với hành vi của họ gây ra cho xã hội.
Chính vì vậy, điều mà cơ quan tiến hành tố tụng hình sự muốn hướng tới, là tìm
kiếm thêm những chứng cứ quan trọng, chính xác có liên quan đến vụ án để có thể giải
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

22

SVTH: Phạm Duy Thanh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự

quyết vụ án phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với pháp chế xã hội chủ
nghĩa, đó cũng là mục đích của hoạt động điều tra bổ sung. Mục đích của hoạt động
điều tra bổ sung cũng tìm kiếm thêm chứng cứ, nhưng chứng cứ ở đây là tìm kiếm
thêm, thu thập thêm thông qua việc điều tra bổ sung, khi có được những chứng cứ này,
cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào những gì có được khi điều tra sau đó mới có thể
đem vụ án ra giải quyết tiếp được. Có thể tìm hiểu một vụ án như sau Vụ án Lê
Hoàng Thắng “em hại anh ruột” 8.
Theo bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, khoảng 22
giờ ngày 16/8/2005, Lê Hoàng Thắng và anh ruột Lê Văn Thành đến dự đám tang nhà
hàng xóm. Khi đã say, Thắng được hai người hàng xóm đưa về trước. Nửa tiếng sau,
anh Thành về gọi cửa, khoảng 10 phút Thắng mới ra nên hai anh em gây lộn. Bị anh
xô ngã, Thắng tức giận, chạy vào trong nhà lấy tuốc-nơ-vít đầu dẹp đâm vào vai của
anh Thành, rồi tiếp tục đi ngủ. Khi hàng xóm đi ngang qua phát hiện anh Thành nằm

thoi thóp ngoài hiên mới báo cho gia đình đưa đi cấp cứu, nhưng nạn nhân đã chết sau
đó.
Tháng 1/2007, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử, tuyên
phạt Thắng mức án 14 năm tù về tội “giết người”. Đến ngày 19/4/2008, Tòa án nhân
dân Tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử theo đơn kháng cáo kêu oan của
Thắng. Án sơ thẩm cho rằng, chỉ vì va chạm trong lời nói, cách ứng xử mà Thắng đã
cư xử thiếu kiềm chế nên không chấp nhận lời kêu oan của bị cáo, tuyên phạt Thắng
14 năm tù về tội giết người.
Tại phiên Tòa phúc thẩm vừa qua, Thắng không thừa nhận hành vi phạm tội và
cho rằng bản án trên đã kết tội oan, bị cáo không giết chết anh mình. Khi vừa bị bắt,
Thắng thừa nhận dùng tuốc-nơ-vít được thu giữ trong nhà để đâm anh mình, sau đó lại
nói hung khí là một con dao. Lý do có sự thay đổi trên là Thắng thấy cần khai báo thật
thà để được hưởng sự khoan hồng... Những lập luận đó, trong phiên xử lần này bị cáo
này đều chối bỏ. Thắng cho rằng mình đã "bị ép cung và dùng nhục hình buộc phải
nhận tội".
Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng nhìn nhận, những lời khiếu nại của Thắng có cơ
sở để xem xét vì ngay chính lời khai nhận tội của bị cáo cũng không nhất quán, không
phù hợp với lời khai của những người làm chứng và những chứng cứ khác đã được thu
thập trong quá trình điều tra. Quá trình thẩm vấn bị cáo cũng cho thấy hồ sơ vụ án thể
hiện rất nhiều điểm mâu thuẫn, chứng cứ không phù hợp. Cụ thể việc dễ dàng chấp
nhận lời khai không thống nhất của bị cáo Thắng. Thực tế căn cứ vào kết quả giám
8

/>
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

23

SVTH: Phạm Duy Thanh



Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự

định, chiều sâu vết thương của nạn nhân là 16cm, nhưng trong biên bản thu giữ vật
chứng thì cây tuốc-nơ-vít có mũi dài chỉ 12cm. Hơn nữa, Tòa phúc thẩm còn nhận
định, việc thu giữ vật chứng đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự là không
niêm phong. Tường trình của Điều tra viên xác định, khi thu giữ vật chứng không phát
hiện có dính dấu vết máu nhưng kết quả giám định thì có. Kết quả điều tra sau đó
không lý giải được vì sao tất cả những vật chứng này đều có máu người.
Ngoài ra, theo chứng cứ đã thu thập được cho thấy: Khi uống rượu về nhà, bị cáo
Thắng đã quá say, phải nhờ hai người dìu về. Sau đó, bố Thắng là người khoá cửa và
giữ chìa khoá. Theo lẽ thường người say rượu phải ngủ mê man hơn người bình
thường, nhưng bản án sơ thẩm cho rằng khi anh Thành về nhà gọi cửa nhiều lần mà bố
mẹ không hề nghe thấy, để Thắng phải thức dậy mở cửa cho anh vào nhà. Thậm chí,
khi Thành vào nhà, cự cãi, đánh nhau với Thắng ở ngay tại phòng khách nơi cả nhà
nằm ngủ, nhưng những người này cũng không hề hay biết, là điều thật vô lý.
Do việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ nên Tòa án nhân dân Tối cao đã
huỷ bản án và chuyển hồ sơ cho cấp sơ thẩm để điều tra bổ sung những vấn đề chưa
rõ.
Một vụ án điển hình kéo dài hiện nay chưa có lời kết, lúc đầu bị cáo bị kết án 14
năm tù giam, tuy nhiên do thiếu những chứng cứ quan trọng nên bị cáo chưa lãnh mức
án như tòa sơ thẩm đã tuyên. Chính vì vậy mà có thể khẳng định rằng chứng cứ là
phương tiện quan trọng nhất để giải quyết vụ án chính xác, do còn thiếu những vụ việc
quan trọng cần xác định nên vụ án của anh Thắng phải điều tra lại, có thể lần điều tra
bổ sung này tìm ra những căn cứ mới để giải oan, nhưng cũng có thể tìm ra chứng cứ
buộc tội chính xác mà anh Thắng không thể chối được. Vì vậy, có thể nói rằng mục
đích của hoạt động điều tra nói chung và điều tra bổ sung nói riêng sẽ không làm oan
cho mọi người nếu không phạm tội, và sẽ trừng trị thích đáng những người có hành vi

phạm tội không để tội phạm lọt khỏi vòng vây của pháp luật.
Mặt khác, khi cơ quan tiến hành tố tụng hình sự mong muốn đạt tới khi yêu cầu
trả hồ sơ điều tra bổ sung không được như ý muốn, như chứng cứ không tìm được
hoặc chứng cứ không liên quan đến vụ án, khi đó vụ án sẽ không được giải quyết đúng
đắn và đầy đủ. Lúc này vụ án đã không được xét xử đúng thì việc dẫn đến oan, sai là
điều đương nhiên sẽ xảy ra. Cũng như vụ án được nêu trên lúc đầu vụ án thiếu những
chứng cứ quan trọng nên vụ án cứ kéo dài. Và sau cùng bằng những quy định của pháp
luật vụ án vẫn tiếp tục được điều tra để làm rõ, tất nhiên đến cuối cùng mọi việc dần
dần được sáng tỏ, trừng trị những người thực hiện hành vi pham tội, nếu bị oan thì
phục hồi được thanh danh của người bị hại, góp phần bảo vệ quyền công dân của con
người theo Hiến pháp xã hội chủ nghĩa.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

24

SVTH: Phạm Duy Thanh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự

1.3.3. Ý nghĩa của hoạt động điều tra bổ sung
Bộ luật Tố tụng hình sự là bộ luật thể hiện cụ thể nhiệm vụ đã nêu. Bộ luật Tố
tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án;
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng;
quyền và nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng, các cơ quan
Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân, nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng, và xử
lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm làm oan người vô
tội.

V.I. Lênin đã chỉ rõ: “ Tác dụng ngăn ngừa của hình phạt… hoàn toàn không
phải ở chỗ hình phạt đó phải nặng mà ở chỗ đã phạm tội thì không thoát khỏi bị trừng
phạt. Điều quan trọng không phải ở chỗ đã phạm tội thì phải trừng phạt nặng mà là ở
chỗ không tội phạm nào không bị phát hiện” 9.
Qua những gì đã đạt được của hoạt động điều tra bổ sung, cũng như mục đích
đạt được là tìm kiếm thêm những thông tin, chứng cứ để góp phần giải quyết vụ án
đúng đắn và đầy đủ, khách quan về vụ án đồng thời không để lọt tội phạm làm oan
người vô tội. Khi áp dụng chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung thì vụ án được giải quyết
chính xác, khi đó ý nghĩa của hoạt động trả hồ sơ điều tra thông qua những quy định
của pháp luật sẽ tiếp tục phát huy được những hiệu quả của chế định trả hồ sơ điều tra
bổ sung góp phần bảo vệ mọi quyền lợi của con người.
Từ nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng hình sự, cũng như mục đích của chế định trả
hồ sơ điều tra bổ sung như trên thông qua những quy định có thể thấy rằng, chúng
không những bảo vệ tổ chức, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ
pháp chế xã hội chủ nghĩa, và bảo vệ trật tự an toàn xã hội… mà còn bảo vệ tài sản của
mọi công dân và tài sản của Nhà nước. Chính vì vậy, mà giai đoạn điều tra là bộ phận
cấu thành của Bộ luật Tố tụng hình sự, nên chế định điều tra cũng thực hiện những
nhiệm vụ đó và đặc biệt là hoạt động điều tra bổ sung cũng sẽ có ý nghĩa như vậy.
Việc trả hồ sơ điều tra bổ sung có ý nghĩa quan trọng là vậy, vì khi tội phạm xâm
phạm hay gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội và lợi ích của công
dân đòi hỏi Nhà nước phải có biện pháp giải quyết, đề ra phương hướng đấu tranh
nhằm ngăn chặn hành vi phạm tội gây ra, đồng thời có biện pháp xử lý đối với người
phạm tội và đề ra mục đích cụ thể sau khi đã xử lý tội phạm. Để thực hiện chức năng
đó luật quy định các biện pháp xử lý, cũng như trình tự thủ tục để giải quyết. Nhưng
không phải vụ án nào cũng dễ dàng như vậy, có những vụ án mất khá lâu thời gian để
xét xử, mất nhiều công sức cũng như tiền bạc để giải quyết vụ án. Nên việc điều tra bổ
9

Xem V.I. Lênin toàn tập, Tập 4, Nxb. Sự thật, Hà Nội. tr. 508.


GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

25

SVTH: Phạm Duy Thanh


×