Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.98 KB, 60 trang )

LVTN: Tội gây ô nhiễm môi trường

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA 33 (NĂM 2007- 2011)
ðề Tài:

TỘI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM

Cán bộ hướng dẫn:
TS. PHẠM VĂN BEO
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
MSSV: 5075204
Lớp: Luật Tư Pháp 2-K33

Cần Thơ, 10/2010

GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO

-i-

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN



LVTN: Tội gây ô nhiễm môi trường

Nhận xét của giảng viên:
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………...................................................
............................................................................................................/.
GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO

- ii -

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN


LVTN: Tội gây ô nhiễm môi trường

MỤC LỤC
Trang
* Lời nói ñầu …………………………………………………………………..………... 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ðỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI GÂY
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:………………..…….………………...………….... 4
1.1 Khái quát về tội phạm môi trường:………….………………………...….…….... 4
1.1.1 Khái niệm về tội phạm môi trường:………….………...………………….…...….. 5
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của các tội phạm về môi trường:.......…………………….... 8
1.1.3. Hình phạt của các tội phạm về môi trường:…………………………………...… 11
1.2. Khái quát về tội gây ô nhiễm môi trường:.…………….………...……………... 11
1.2.1. Khái niệm môi trường:.……………………...………………….………...….….. 11
1.2.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường:...…………………………….…………............. 12
1.2.3. Khái niệm tội gây ô nhiễm môi trường:.……….…………………..…................. 13
1.2.4. ðặc ñiểm của tội gây ô nhiễm môi trường:............................................................ 13
1.2.5. Hậu quả của hành vi gây ô nhiễm môi trường:…………....……………..……… 15

1.3. Nguyên nhân và ñiều kiện phạm tội của tội gây ô nhiễm môi trường:............... 18
1.3.1. Những ñiều kiện thuộc về yếu tố xã hội:………………………...……..……….. 19
1.3.2. Nguyên nhân thuộc về các cơ quan bảo vệ môi trường:........................................ 20
1.3.3. Nguyên nhân thuộc về bản thân người phạm tội:…………………...………….. 21
1.4. Lịch sử hình thành tội gây ô nhiễm môi trường:…………………….…..…...… 22
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu về tội gây ô nhiễm môi trường:….……………….....…….. 23

CHƯƠNG 2: TỘI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM.................................................................................................. 25
2.1. Các dấu hiệu pháp lý:.……………..………………………..………… ………... 26
2.1.1. Khách thể của tội phạm:.……………………………………………… ..………. 26
2.1.2. Mặt khách quan của tội phạm:.…………………………………………..……… 26
2.1.3. Mặt chủ quan của tội phạm:.……………………………………………..….…... 27
2.1.4. Mặt chủ thể của tội phạm:.……………………………………..………............... 27
2.2. Khung hình phạt ñối với tội gây ô nhiễm môi trường (ðiều 182 Bộ luật hình sự
năm 1999, ñược sửa ñổi bổ sung 2009):………….………..…...…...……………….. 28
2.3. So sánh tội gây ô nhiễm môi trường với một số tội khác:……………………… 29
GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO

- iii -

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN


LVTN: Tội gây ô nhiễm môi trường
2.3.1. Tội gây ô nhiễm môi trường với tội vi phạm quy ñịnh về quản lý chất thải nguy hại
(ðiều 182a Bộ luật hình sự sửa ñổi, bổ sung 2009):………………..……..…………… 29
2.3.2. Với tội vi phạm quy ñịnh về phòng ngừa sự cố môi trường (ðiều 182b Bộ luật
hình sự sửa ñổi, bổ sung 2009):……………………………………………….……….. 30
2.3.3. Với tội ñưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (ðiều 185 Bộ luật hình sự sửa ñổi, bổ

sung 2009):…………………………………………………………………...………… 31
2.4. Tìm hiểu các quy ñịnh trong Bộ luật hình sự về tội gây ô nhiễm môi trường của
một số nước ở ðông Nam Á:……………………………………...… ......................... 32
2.4.1. Bộ luật hình sự Thái Lan: .........…...…….………...…………...………...……… 32
2.4.2. Bộ luật hình sự Malaixia:..………………………………………………………. 33
2.4.3. Bộ luật hình sự Singapo:……………………………………………….………....33
2.4.4. Bộ luật hình sự Inñônêxia:…………………………………...………………….. 34

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỘI GÂY Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG, NHỮNG BẤT CẬP TRONG XỬ LÝ VÀ GIẢI PHÁP
PHÒNG CHỐNG.................................................................................................... 35
3.1. Thực trạng gây ô nhiễm môi trường ở nước ta:……………………………….... 35

3.2. Thực trạng tội gây ô nhiễm môi trường ở nước ta:……………………..……… 41
3.3. Những bất cập trong quá trình phòng chống tội gây ô nhiễm môi trường:..… 43
3.3.1. Trong quy ñịnh của pháp luật hình sự:………………………….…………..…… 43
3.3.2. Trong lĩnh vực kinh tế xã hội:………………...……….………………..……….. 45
3.3.3. Trong công tác giáo dục:…………………………………………………...……. 45
3.3.4. Trong công tác ñiều tra, quản lý, thanh tra và giám sát:………...………………. 46
3.4. Các giải pháp phòng chống tội gây ô nhiễm môi trường:……….….....……….. 48
3.4.1. Trong quy ñịnh của pháp luật hình sự:…………..……………..…….……..…… 48
3.4.2. Trong lĩnh vực kinh tế xã hội:………………...……….………………..……….. 51
3.4.3. Trong công tác giáo dục:…………………………………………………...……. 51
3.4.4. Trong công tác ñiều tra, quản lý, thanh tra và giám sát:………...………………. 53
* Kết luận …………………………………………………………………...……….... 56
* Tài liệu tham khảo.

GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO

- iv -


SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN


LVTN: Tội gây ô nhiễm môi trường

LỜI NÓI ðẦU
1. Lý do chọn ñề tài:
Lịch sử phát triển xã hội loài người luôn gắn liền với mối quan hệ giữa con
người và môi trường. Môi trường là cái nôi sinh ra con người, sinh ra các nền văn
hóa, văn minh nhân loại. Môi trường chứa ñựng những nguồn tài nguyên mà con
người cần cho cuộc sống bản thân cũng như sản xuất. Môi trường là không gian
chứa ñựng những giá trị chất lượng, giá trị thẩm mỹ mà con người mong muốn
ñược bảo toàn. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác tài nguyên môi trường, con
người lại không quan tâm ñúng mức ñến những giá trị của môi trường và việc
bảo vệ môi trường.
Bằng chứng là thực trạng hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng tình hình ô nhiễm môi trường ñang ở mức báo ñộng và ngày càng trở nên
trầm trọng. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, Việt Nam ñang
phải ñối ñầu với tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và tài
nguyên ñất có hại cho sức khỏe và ñời sống của con người. Sự ô nhiễm ñó gây ra
cho môi trường những thuộc tính mới, làm thương tổn ñến những yếu tố khác
nhau của môi trường và làm rối loạn các chức năng của môi trường trong ñời
sống xã hội. Những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra không thể tự phục hồi
ñược những giá trị nguyên thủy bằng sự vận ñộng của thiên nhiên hoặc bằng hoạt
ñộng của con người. Cuối cùng, những thiệt hại của ô nhiễm môi trường có thể
ñe dọa ñến các giá trị xã hội quan trọng, cả chính sự tồn vinh và sự tồn tại của thế
hệ hôm nay và của các thế hệ tương lai. Nếu mối quan hệ giữa con người ñối với
thiên nhiên chỉ mang tính chất một chiều là khai thác, sử dụng, thụ hưởng mà
không ñi kèm với bảo vệ tái tạo, thì trong bối cảnh hiện nay ñó là hành ñộng phá

hoại xã hội, là tội phạm xâm hại ñến tính mạng và sức khỏe thế hệ hôm nay và
tương lai. Xuất phát từ nhận thức như vậy, ðảng và Nhà nước ta ñã xây dựng
nhiều khung pháp lý ñể môi trường không bị mất ñi giá trị quý báo của nó và
nhằm bảo vệ môi trường. Trong những khung pháp lý ñó, thì pháp luật hình sự là
khung pháp lý ñược chú tâm xây dựng ñể ñấu tranh với những hành vi nguy hiểm
gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, các quy ñịnh của khung pháp lý hình sự ñối
với tội gây ô nhiễm môi trường dường như vẫn chưa phát huy hết hiệu quả như
mong ñợi, vẫn còn mang tính lý thuyết vẫn chưa áp dụng ñược trên thực tế, vì
còn tồn tại một số vấn ñề lớn chưa ñược giải thích cụ thể, cũng như một số quy
ñịnh chưa mang tính khả thi khó áp dụng. Bên cạnh ñó, tình hình gây ô nhiễm
môi trường hiện nay lại ngày càng trở nên trầm trọng với mức ñộ ô nhiễm môi
trường càng cao. Vì thế, với sự nhận thức tầm quan trọng của môi trường và tình
GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO

-1-

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN


LVTN: Tội gây ô nhiễm môi trường
hình gia tăng hành vi gây ô nhiễm môi trường như hiện nay thì việc tìm hiểu,
nghiên cứu, phân tích chuyên sâu, ñể tìm ra sự hình thành, ñặc ñiểm, nguyên
nhân tồn tại, phát triển cũng như ñề ra một số giải pháp hoàn thiện sửa ñổi, bổ
sung tội phạm gây ô nhiễm môi trường là việc làm mang tính cấp thiết. Qua ñó
góp phần phòng chống tội phạm gây ô nhiễm môi trường ñược nhanh chóng, kịp
thời và có hiệu quả, góp phần cải tạo môi trường trong lành và thúc ñẩy sự phát
triển kinh tế bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
Mục tiêu nghiên cứu ñề tài này là nhằm nghiên cứu những yếu tố cơ bản nhất
của tội gây ô nhiễm môi trường, ñánh giá tình hình tội phạm về gây ô nhiễm môi

trường trong thời gian qua ñể từ ñó rút ra những phương pháp ñúng ñắn, thiết yếu
nhất trong ñấu tranh phòng chống tội phạm gây ô nhiễm môi trường. ðồng thời
qua ñó nhằm kêu gọi mọi người chung tay ñấu tranh phòng chống tội phạm gây ô
nhiễm môi trường, và cũng thông qua việc làm ñó mà mọi người cùng chung tay
bảo vệ môi trường, bảo vệ “ngôi nhà” chung không chỉ của riêng con người Việt
Nam mà bảo vệ “ngôi nhà” chung của cả nhân loại.
3. Phạm vi nghiên cứu của ñề tài
Tội gây ô nhiễm môi trường ñược quy ñịnh tại ðiều 182 thuộc chương XVII
các tội phạm về môi trường trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa ñổi, bổ sung
2009).
Trong phạm vi nghiên cứu của ñề tài và do hạn chế của một vài yếu tố khách
quan nên trong luận văn tốt nghiệp người viết chỉ tập trung nghiên cứu một vài
nội dung cơ bản sau: nguyên nhân, ñặc ñiểm, quy ñịnh, một số bất cập, thực trạng
của tội gây ô nhiễm môi trường. Từ ñó người viết còn rút ra ñược một số ý kiến
ñể ñề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa quy ñịnh của pháp luật hình sự về loại tội
phạm này, cũng như ñưa ra một số giải pháp phòng chống tội phạm về tội gây ô
nhiễm môi trường.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm hoàn thiện bài viết một cách tốt nhất, người viết ñã vận dụng một vài
phương pháp nghiên cứu ñể làm công cụ phục vụ cho việc nghiên cứu như sau:
- Phương pháp phân tích luật viết dùng ñể tìm hiểu các quy ñịnh của pháp
luật hình sự Việt Nam hiện hành cụ thể là về tội gây ô nhiễm môi trường.
- Phương pháp chứng minh, ñối chiếu vận dụng lại quy ñịnh của pháp luật
về tội gây ô nhiễm môi trường ñể ñối chiếu với thực tiễn ñể xây dựng toàn bộ các
vấn ñề của luận văn.
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, sử dụng các trang wed ñể tìm kiếm tài
liệu.
5. Cơ cấu luận văn
GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO


-2-

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN


LVTN: Tội gây ô nhiễm môi trường
* Lời nói ñầu
* Nội dung chính của luận văn chia ra làm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn ñề lý luận chung về tội gây ô nhiễm môi trường.
- Chương 2: Tội gây ô nhiễm môi trường trong Luật hình sự Việt Nam hiện
hành.
- Chương 3: Thực trạng tội gây ô nhiễm môi trường, những bất cập trong xử
lý và giải pháp phòng chống.
* Kết luận
* Tài liệu tham khảo

GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO

-3-

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN


LVTN: Tội gây ô nhiễm môi trường

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ðỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI GÂY Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1.1. Khái quát về tội phạm môi trường:
Môi trường có tầm quan trọng ñối với ñời sống con người và sinh vật. Bên

cạnh ñó, môi trường còn có tầm quan trọng ñối với sự phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội của ñất nước và của cả nhân loại. Môi trường là tất cả những gì tồn tại bao
quanh con người, bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng ñến ñời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát
triển của con người và thiên nhiên.
Hiện nay tình hình ô nhiễm môi trường trên thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng ñang bị suy thoái và ô nhiễm trầm trọng, ở nhiều nơi môi trường bị tàn
phá nặng nề do các hoạt ñộng của con người gây ra như: các chất thải công
nghiệp, chất thải sinh hoạt và dịch vụ công cộng… bị con người xả ra bừa bãi
làm ô nhiễm nhiều con sông, các cửa biển và bến cảng. ðất ñai nhiều nơi ñang bị
thoái hóa do nhiễm ñộc bởi chất thải rắn, lỏng, các loại thuốc bảo vệ thực vật,
thuốc tăng trưởng dùng trong nông nghiệp vượt quá liều lượng cho phép. Hậu
quả là hạn hán, lụt bão thường xuyên xảy ra với mức ñộ thiệt hại ngày càng lớn,
các loại dịch bệnh làm ảnh hưởng ñến sức khỏe của con người có nguyên nhân từ
ô nhiễm môi trường như: ung thư, các bệnh về ñường hô hấp, tiêu hóa… cũng
ngày càng tăng lên. Vì vậy việc bảo vệ, ngăn chặn và chống ô nhiễm môi trường
là nhiệm vụ cấp bách của mỗi chúng ta trong giai ñoạn hiện nay. Bảo vệ môi
trường chính là bảo vệ cho môi trường ñược trong lành, sạch ñẹp, bảo ñảm cân
bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên
nhiên gây ra cho môi trường.
Nhận thức ñược tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Nhà nước ta ñã
ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm ñảm bảo thực hiện tốt nhiệm
vụ bảo vệ môi trường như:
- Luật bảo vệ môi trường năm 1993 nay ñược thay thế bằng Luật bảo vệ
môi trường 2005.
- Luật tài nguyên nước 1998.
- Luật ñất ñai năm 2003.
- Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004.
- Bộ luật hình sự năm 1985 ñã quy ñịnh một số tội phạm liên quan ñến
môi trường như:

+ ðiều 180: Tội vi phạm các quy ñịnh về quản lý ñất ñai.
GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO

-4-

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN


LVTN: Tội gây ô nhiễm môi trường
+ ðiều 181: Tội vi phạm các quy ñịnh về quản lý và bảo vệ rừng.
+ ðiều 195: Tội vi phạm các quy ñịnh về bảo vệ môi trường gây hậu quả
nghiêm trọng.
+ ðiều 216: Tội vi phạm các quy ñịnh về bảo vệ và sử ñụng di tích lịch sử,
văn hóa, danh lam thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng.
- Bộ luật hình sự 1999 ra ñời thay thế cho Bộ luật hình sự 1985, quy ñịnh
hẳn một chương ñó là Chương XVII với 10 ñiều từ ñiều 182 ñến ñiều 191 tương
ứng với 10 tội danh về môi trường. Năm 2009 Quốc hội ñã sửa ñổi, bổ sung Bộ
luật hình sự 1999 và 10 tội danh về môi trường cũng ñược sửa ñổi, bổ sung thành
11 tội danh. Các tội danh ở Chương XVII ñược chia thành 4 nhóm hành vi xâm
phạm ñến môi trường như sau:
+ Các hành vi gây ô nhiễm môi trường (từ ñiều 182 ñến ñiều 185)
+ Các hành vi gây dịch bệnh cho người và ñộng vật (từ ñiều 186 ñến ñiều
187).
+ Các hành vi gây hủy hoại tài nguyên và môi trường (từ ñiều 188 ñến
ñiều 189).
+ Các hành vi xâm phạm ñến chế ñộ bảo vệ ñặc biệt ñối với một số ñối
tượng môi trường (từ ñiều 190 ñến ñiều 191a).
Các hành vi xâm phạm ñến môi trường ñã ñược hình sự hóa và sửa ñổi, bổ
sung cho phù hợp với thực tiễn xử lý những hành vi vi phạm các quy ñịnh về bảo
vệ môi trường. Tuy nhiên, vấn ñề truy cứu trách nhiệm hình sự ñối với những

hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường hiện cũng còn gặp nhiều khó khăn chưa xử
lý ñược. Trong thời gian qua, kể từ khi các tội phạm về môi trường ñược sửa ñổi,
bổ sung 2009 ta vẫn chưa xử lý hình sự ñược các hành vi gây ô nhiễm môi
trường, hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, ñộng vật, thực vật
mà chủ yếu chỉ xử phạt vi phạm hành chính, chỉ xử lý hình sự ñược ñối với các
tội như hủy hoại rừng hay vi phạm các quy ñịnh về bảo vệ ñộng vật thuộc loài
nguy cấp, quý, hiếm ñược ưu tiên bảo vệ. ðây cũng là vấn ñề cần xem xét sửa
ñổi, bổ sung Bộ luật hình sự 1999 về các tội phạm môi trường cho phù hợp với
thực tiễn ñấu tranh phòng chống hành vi xâm phạm ñến môi trường.
1.1.1. Khái niệm về tội phạm môi trường:
Chính sách hình sự của Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường có sự ñột phá
quan trọng khi quy ñịnh một chương riêng trong bộ luật hình sự 1999 cho các tội
phạm về môi trường Chương XVII. Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự 1999 và cả
Bộ luật hình sự sửa ñổi, bổ sung 2009 lại không ñưa ra khái niệm chung của các
tội phạm về môi trường.
Trong các tài liệu nghiên cứu có một số khái niệm tội phạm về môi trường,
song còn có những ñiểm chưa hoàn toàn rõ ràng và ñầy ñủ. Một số tác giả cho
GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO

-5-

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN


LVTN: Tội gây ô nhiễm môi trường
rằng: “Tội phạm về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do những người
có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, xâm hại ñến sự bền vững và ổn ñịnh
của môi trường, xâm hại ñến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý
và bảo vệ môi trường, gây ra những hậu quả xấu ñối với môi trường sinh thái”1.
Trong khái niệm này có hai ñiểm chưa ñược rõ ràng:

- Thứ nhất, khái niệm trên chưa chỉ ra một ñặc trưng hết sức quan trọng
của tội phạm nói chung và của tội phạm về môi trường nói riêng mà ñược tất cả
các nhà luật học công nhận: “tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật hình sự”.
Cũng chính vì lý do này mà khái niệm trên chưa hoàn toàn chính xác. Không có
ai nghi ngờ “Hành vi nguy hiểm cho xã hội” là ñặc trưng chung của các hành vi
vi phạm pháp luật như: vi phạm hành chính, tội phạm, vi phạm kỷ luật.v.v.. Vậy
khái niệm nêu trên có thể bao gồm cả những hành vi vi phạm pháp luật hành
chính trong lĩnh vực môi trường.
- Thứ hai, khái niệm trên có thể gây hiểu nhầm giữa ñối tượng và khách
thể của tội phạm. Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội và lợi ích xã
hội bị xâm hại và ñược chỉ ra rất rõ ràng trong ðiều 1 Bộ luật hình sự 1999: “Chế
ñộ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, quyền bình ñẳng giữa ñồng
bào các dân tộc, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ
chức, trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. ðối tượng của tội phạm là những vật
của thế giới khách quan mà hành vi phạm tội trực tiếp tác ñộng ñến. Trên cơ sở
phân tích này, có thể khẳng ñịnh “sự bền vững và ổn ñịnh của môi trường” là ñối
tượng chung của các tội phạm về môi trường và việc ñưa ñối tượng này vào khái
niệm là chưa hoàn toàn xác ñáng vì có thể dẫn tới ñồng nhất với khách thể là
“các quan hệ xã hội về quản lý và bảo vệ môi trường”.
Khái niệm về tội phạm môi trường cũng ñã ñược ñưa vào giáo trình giảng
dạy. Giáo trình của Trường ðại học Luật Hà Nội cho rằng: “Các tội phạm về môi
trường là các hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy ñịnh của Nhà nước
về môi trường, qua ñó gây thiệt hại về môi trường”2. Khái niệm này có ưu ñiểm
là rất ngắn gọn, tuy nhiên cũng còn có vài ñiểm cần bàn thêm:
- Cũng giống như ở khái niệm trước, khái niệm tội phạm về môi trường
trong Giáo trình Luật hình sự trường ðại học Luật Hà Nội chưa tạo ra ñược sự
khác biệt giữa tội phạm về môi trường và hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực môi trường. Có thể khẳng ñịnh rằng: hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực môi trường cũng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy
ñịnh của Nhà nước về môi trường và có khả năng gây hậu quả bất lợi cho môi

trường.
1
2

Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999, nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội,2001, trang 320.
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2002, trang 463.

GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO

-6-

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN


LVTN: Tội gây ô nhiễm môi trường
- Việc ñưa “thiệt hại về môi trường” vào trong khái niệm tội phạm về môi
trường có thể dẫn tới sự hiểu lầm. Yếu tố “thiệt hại” trong cấu thành tội phạm chỉ
bắt buộc ñối với những cấu thành tội phạm vật chất. Những cấu thành tội phạm
hình thức khẳng ñịnh việc tội phạm ñã ñược thực hiện hoàn thành ngay khi ñã
thực hiện hành vi, bất kể hành vi ñó ñã gây ra thiệt hại hay chưa. Như vậy sử
dụng cấu trúc “gây thiệt hại cho môi trường” trong khái niệm có thể dẫn tới sự
hiểu nhầm rằng: tất cả tội phạm về môi trường có cấu thành vật chất. Trên thực tế
không phải như vậy, một số tội phạm về môi trường có cấu thành hình thức như:
Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (ðiều 186), Tội vi phạm các quy
ñịnh về bảo vệ ñộng vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm ñược ưu tiên
bảo vệ (ðiều 190).
- Ngoài ra khái niệm kể trên chưa chỉ rõ khách thể bị xâm hại. Có thể nói
rằng, một trong những ñặc trưng cơ bản nhất của tội phạm cụ thể chính là khách
thể giúp phân biệt với các tội phạm khác. Ngay khái niệm chung về tội phạm tại
ðiều 8 Bộ luật hình sự Việt Nam cũng liệt kê những khách thể mà tội phạm theo

Luật hình sự Việt Nam xâm hại ñến. Trong quá trình xây dựng khái niệm một
loại khái niệm cụ thể, ñể ñặc trưng của loại tội phạm này, ñồng thời xác ñịnh giới
hạn, cần chỉ rõ khách thể chính.
Việc xây dựng khái niệm tội phạm về môi trường phức tạp còn do cấu trúc
của chế ñịnh pháp luật hình sự về bảo vệ môi trường không trùng khớp với hình
thức biểu hiện trong Bộ luật hình sự. Hệ thống các tội phạm về môi trường theo
nghĩa thuần túy trong Bộ luật hình sự không hề tồn tại. Nhận ñịnh này ñược minh
chứng bằng việc những tội phạm khác, tuy không nằm trong chương tội phạm về
môi trường. Ví dụ như: Tội vi phạm các quy ñịnh về nghiên cứu, thăm dò, khai
thác tài nguyên (ðiều 172), Tội vi phạm các quy ñịnh về quản lý ñất ñai (ðiều
173), Tội vi phạm các quy ñịnh về quản lý ñất ñai (ðiều 174), Tội vo phạm các
quy ñịnh về khai thác và bảo vệ rừng (ðiều175), Tội vi phạm các quy ñịnh về
quản lý rừng (ðiều 176), ñược ñưa vào Chương XVI “Các tội xâm phạm ñến trật
tự quản lý kinh tế”. Tuy nhiên, việc sắp xếp như nêu trên trong Bộ luật hình sự về
cơ bản cũng hợp lý vì khách thể chính của các tội phạm (từ ðiều 172 ñến ðiều
176) là các quan hệ trong lĩnh vực quản lý kinh tế của Nhà nước.
Tình trạng khó có thể ñưa tất cả các tội phạm có sự xâm hại ñến môi trường
vào một Chương trong Bộ luật hình sự không phải chỉ ñối với Việt Nam. Nghiên
cứu pháp luật hình sự của các nước khác cũng có tình trạng tương tự. Trước thực
trạng này và sự thiếu vắng của một khái niệm thống nhất của tội phạm về môi
trường trong pháp luật hình sự, nhiều tác giả nước ngoài thậm chí ñã mở quá
rộng khái niệm tội phạm về môi trường. ðiển hình là một số tác giả người Nga
cho rằng tội phạm về môi trường bao gồm tất cả các tội phạm có quan hệ với
GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO

-7-

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN



LVTN: Tội gây ô nhiễm môi trường
những bộ phận của môi trường thiên nhiên. Với cách hiểu rộng như vậy, khả
năng toàn bộ hoạt ñộng tội phạm, bằng cách này hay cách khác có thể coi là có
sự xâm hại tới môi trường, hay nói một cách ngắn gọn: tội phạm môi trường bao
hàm hầu như tất cả các tội phạm cụ thể.
Trên cơ sở phân tích ở trên, chúng ta có thể ñưa ra quan ñiểm ñối với khái
niệm tội phạm về môi trường như sau: “Tội phạm về môi trường là những hành
vi nguy hiểm cho xã hội ñược quy ñịnh trong bộ luật hình sự Việt Nam, xâm hại
tới các quan hệ xã hội về giữ gìn môi trường trong sạch, sử dụng hợp lý những tài
nguyên của nó và ñảm bảo an toàn môi trường cho dân cư”. Khái niệm này
không chỉ ñặc trưng cho những tội phạm về môi trường ñược quy ñịnh trong
Chương XVII Bộ luật hình sự Việt Nam, mà nó còn rộng hơn nhằm thể hiện
ñược chính sách hình sự của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Có thể
coi ñây là khái niệm về tội phạm môi trường theo nghĩa rộng, còn khái niệm
tương ứng theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hành vi nguy hiểm cho xã hội ñược
quy ñịnh trong Chương XVII “Các tội phạm về môi trường”.
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý về các tội phạm về môi trường:
* Mặt khách thể của tội phạm về môi trường:
ðối với các tội phạm về môi trường có khách thể loại là tổng thể những quan
hệ xã hội ñược hình thành trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, giữ gìn môi trường sạch, giữ gìn các ñiều kiện thiên nhiên
thuận lợi cho cuộc sống của con người và các ñộng vật sống khác và ñảm bảo
môi trường an toàn cho con người.
Khách thể trực tiếp của các tội phạm về môi trường là các quan hệ xã hội thể
trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ an
ninh sinh thái của con người.
ðối tượng cuả các tội phạm về môi trường là các tài nguyên thiên nhiên như:
không khí, nguồn nước, ñất ñai, ñộng vật, rừng…
ðể hiểu khách thể của tội phạm về môi trường ta cần làm rõ khái niệm “môi
trường”. Khái niệm môi trường ñược ñưa ra trong Khoản 1 ðiều 3 Luật bảo vệ

môi trường 2005: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo
bao quanh con người, có ảnh hưởng ñến ñời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và sinh vật”
Căn cứ vào ñối tượng và khách thể của tội phạm, về cơ bản chúng ta có thể
phân chia những hành vi xâm hại môi trường mà luật hình sự cấm thành hai
nhóm sau ñây:
- Nhóm thứ nhất bao gồm các tội phạm xâm phạm trực tiếp ñến các yếu tố
môi trường như:
+ Vi phạm các yêu cầu, giữ gìn bảo vệ môi trường.
GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO

-8-

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN


LVTN: Tội gây ô nhiễm môi trường
+ ðưa vào sử dụng những công trình làm ảnh hưởng xấu ñến tình trạng
môi trường xung quanh và sức khỏe của con người.
+ Gây ô nhiễm môi trường xung quanh như môi trường ñất, môi trường
nước, môi trường ñất…
+ Vi phạm các quy ñịnh về bảo quản, sử dụng và vận chuyển các chất hóa
học, chất phóng xạ, các chất bức xạ, các ñộc tố các chất vi sinh, các chất sinh
học, các chất dầu khí hoặc hơi ñốt gây thiệt hại cho môi trường xung quanh và
sức khỏe con người.
- Nhóm thứ hai bao gồm các tội xâm phạm trật tự pháp luật môi trường và
các quy ñịnh trong việc bảo vệ các thành phần môi trường như:
+ Vi phạm các quy ñịnh về bảo vệ và sử dụng rừng và các tài nguyên
trong rừng.
+ Hủy hoại hoặc làm hư hỏng các công trình thiên nhiên ñược bảo vệ ñặc

biệt.
* Mặt khách quan của tội phạm về môi trường:
Mặt khách quan của tội phạm về môi trường bao gồm việc thực hiện bằng
hành ñộng hoặc không hành ñộng vi phạm các quy ñịnh pháp luật về sử dụng
nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ môi trường, việc gây ra hậu quả
do pháp luật quy ñịnh, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả ñã gây ra.
Phần lớn các tội phạm về môi trường là có cấu thành tội phạm vật chất.
Dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng ñược coi là dấu hiệu bắt buộc có ý nghĩa
trong việc ñịnh tội của hầu hết các tội phạm trong nhóm tội phạm môi trường.
Còn dấu hiệu ñã bị xử phạt vi phạm hành chính là dấu hiệu bắt buộc có ý nghĩa
ñịnh tội ñối với một số ñiều như: ðiều 187, ðiều 188 và ðiều 189.
Các hành vi về tội phạm môi trường rất ña dạng như: Hành vi thải vào không
khí, nguồn nước, ñất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ
vào môi trường (ðiều 182). Hành vi vi phạm về quản lý chất thải nguy hại (ðiều
182a). Hành vi vi phạm quy ñịnh về sự cố môi trường, ứng phó với sự cố môi
trường (ðiều 182b). Hành vi lợi dụng việc nhập khẩu máy móc công nghệ, thiết
bị, phế liệu hoặc hóa chất, chế phẩm sinh học hoặc bằng thủ ñoạn khác ñể ñưa
chất thải nguy hại vào lãnh thổ Việt Nam (ðiều 185). Nhưng cũng có những
hành vi làm lây lan dịch bệnh cho người và ñộng vật, thực vật như ñưa ra khỏi
vùng có dịch bệnh ñộng vật, thực vật, sản phẩm ñộng vật, thực vật hoặc vật phẩm
khác có khả năng truyền dịch bệnh cho người (ðiều 186); ñưa vào hoặc mang ra
khỏi khu vực hạn chế lưu thông ñộng vật, thực vật, sản phẩm ñộng vật, thực vật
hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh (ðiều 187). Bên cạnh
ñó lại có những hành vi sử dụng chất ñộc, chất nổ, các hóa chất khác, dòng ñiện
hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị cấm ñể khai thác thủy sản hoặc hủy hoại
GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO

-9-

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN



LVTN: Tội gây ô nhiễm môi trường
nguồn lợi thủy sản (ðiều 188); ñốt phá rừng trái phép (ðiều 189) hoặc hành vi
săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi nhốt, buôn bán trái phép ñộng vật hoặc buôn bán
trái phép bộ phận cơ thể ñộng vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm ñược
ưu tiên bảo vệ (ðiều 190). Hành vi vi phạm về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
(ðiều 191). Hành vi nhập khẩu, phát tán loài ngoại lai xâm hại (ðiều 191a)…
Hậu quả của các tội phạm này gây ra cũng rất ña dạng như gây thiệt hại cho môi
trường, ví dụ diện tích ñất, nước, khu vực không khí bị ô nhiễm, khí hậu biến
ñổi…; gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của con người; gây thiệt hại về tài
sản bao gồm cả thiệt hại thực tế và chi phí ñể khắc phục hậu quả ñã xảy ra.
* Mặt chủ quan của tội phạm về môi trường:
Mặt chủ quan của các tội phạm về môi trường ñược thực hiện dưới hình thức
lỗi cố ý. Nghĩa là người phạm tội biết rõ hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả của hành vi ñó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc tuy không
mong muốn hậu quả xảy ra nhưng vẫn có ý thức ñể mặc cho hậu quả xảy ra.
Trong quy ñịnh của Bộ luật hình sự các ñiều của tội phạm về môi trường
không có quy ñịnh nào khẳng ñịnh người vi phạm phải chịu trách nhiệm hình sự
có lỗi do vô ý. Hơn nữa còn có một số tội quy ñịnh chịu trách nhiệm hình sự sau
khi ñã bị xử phạt hành chính cho những hành vi vi phạm cùng loại, nên càng có
thêm cơ sở ñể khẳng ñịnh mặt chủ quan của tội phạm về môi trường ñược ñặc
trưng bằng lỗi cố ý.
ðộng cơ và mục ñích của các tội phạm về môi trường rất ña dạng, có thể là vì
vụ lợi hoặc vì ñộng cơ cá nhân khác… nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc
trong cấu thành tội phạm. Trong mặt chủ quan của tội phạm về môi trường, ñộng
cơ và mục ñích không có ý nghĩa ñể ñịnh tội.
* Chủ thể của tội phạm về môi trường:
Chủ thể của hầu hết các tội phạm về môi trường là chủ thể bình thường.
Những người ñạt ñộ tuổi theo luật ñịnh và có năng lực trách nhiệm hình sự ñều

có thể trở thành chủ thể của nhiều tội thuộc nhóm tội phạm môi trường. Tuy
nhiên có thể nhận thấy có một vấn ñề phát sinh ñó là vấn ñề chịu trách nhiệm
hình sự ñối với tội phạm cụ thể về môi trường của chủ thể từ ñủ 14 tuổi.
Tội phạm mà người từ ñủ 14 tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong Chương
XVII là tội hủy hoại rừng với khung hình phạt ñặc biệt tăng nặng (khoản 3 ðiều
189). Theo khoản 3 ðiều 8 Bộ luật hình sự, tội phạm rất nghiêm trọng là tội gây
nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt ñối với tội ấy
là 15 năm tù. Trong khi ñó, người từ ñủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa ñủ 16 tuổi
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý. Khung hình
phạt cao nhất của tội hủy hoại rừng quy ñịnh tại khoản 3 ðiều 189 ñến 15 năm tù,
ñủ ñể liệt các tội này vào tội rất nghiêm trọng.
GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO

- 10 -

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN


LVTN: Tội gây ô nhiễm môi trường
Trong các tội phạm về môi trường có một tội ñòi hỏi chủ thể ngoài những dấu
hiệu của chủ thể thường phải có thêm những dấu hiệu ñặc biệt khác (chủ thể ñặc
biệt). Dấu hiệu ñặc bệt ñó là người có chức vụ, quyền hạn của người vi phạm. Ví
dụ như ñối với tội ñưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (ðiều 185), thì người cho
phép nhập khẩu hiển nhiên là người giữ chức vụ hoặc có thẩm quyền theo pháp
luật trong các cơ quan Nhà nước.
1.1.3. Hình phạt của các tội phạm về môi trường:
Hình phạt chính ñược quy ñịnh cho các tội phạm về môi trường có nhiều loại
khác nhau với những mức ñộ nghiêm khắc khác nhau. ðó chính là hình phạt tiền,
hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt tù. Mười trong số mười một tội
(trừ tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người quy ñịnh tại ñiều 186) trong

Chương XVII của Bộ luật hình sự về các tội phạm môi trường ñều có quy ñịnh
hình phạt tiền là hình phạt chính và tất cả các tội ñều có quy ñịnh hình phạt tiền
là hình phạt bổ sung. Hình phạt tiền (với tư cách là hình phạt chính) ña số ñược
quy ñịnh với mức tiền phạt từ 50 triệu ñồng ñến 500 triệu ñồng, có một tội ñược
quy ñịnh từ 50 triệu ñồng ñến 200 triệu ñồng (khoản 2 ðiều 188), từ 200 triệu
ñồng ñến 1 tỷ ñồng (ðiều 185). Số còn lại với mức tiền phạt từ 10 triệu ñồng ñến
100 triệu ñồng. Trong số mười một tội có chín tội ñược quy ñịnh có thể là tội ít
nghiêm trọng hoặc là tội nghiêm trọng (các tội quy ñịnh ở các ñiều 182, 182a,
182b, 185, 187, 188, 190, 191, 191a). Số tội còn lại ñược quy ñịnh có thể là tội ít
nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, hoặc là tội rất nghiêm trọng. Hình phạt cấm ñảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất ñịnh từ một năm ñến
năm năm là hình phạt bổ sung ñược áp dụng cho tất cả các tội ñược quy ñịnh
trong chương các tội phạm về môi trường.
1.2. Khái quát về tội gây ô nhiễm môi trường:
1.2.1. Khái niệm môi trường:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới ñời sống sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. (Theo khoản 1 ðiều 3, Luật bảo
vệ môi trường của Việt Nam 2005).
Môi trường sống của con người theo chức năng chia thành các loại:
- Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên như: vật lý, hóa học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác ñộng
của con người. ðó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, không khí, ñộng, thực
vật, ñất, nước… Môi trường tự nhiên cho ta không khí ñể thở, ñất ñể xây dựng
nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên
khoáng sản, cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa ñựng, ñồng hoá các chất
GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO

- 11 -


SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN


LVTN: Tội gây ô nhiễm môi trường
thải, cung cấp cho ta cảnh ñẹp ñể giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm
phong phú.
- Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. ðó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy ñịnh, ước ñịnh... ở các cấp khác nhau như:
Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ
tộc, gia ñình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức ñoàn thể,... Môi trường xã
hội ñịnh hướng hoạt ñộng của con người theo một khuôn khổ nhất ñịnh, tạo nên
sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người
khác với các sinh vật khác.
- Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm
tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc
sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực ñô thị, công viên nhân tạo,...
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí,
ñất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống
con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè,
nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã
hội như ðoàn, ðội với các ñiều lệ hay gia ñình, họ tộc, làng xóm với những quy
ñịnh không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn ñược công nhận, thi hành và
các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị ñịnh, thông tư, quy ñịnh.
1.2.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo luật Bảo vệ Môi Trường của Việt Nam 2005: “Ô nhiễm môi trường là sự
biến ñổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi
trường, gây ảnh hưởng xấu ñến con người và sinh vật”3.

Trên thế giới, ô nhiễm môi trường ñược hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường ñến mức có khả năng gây hại ñến sức khoẻ con
người, ñến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các
tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải),
rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng
lượng như nhiệt ñộ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ ñược coi là bị ô nhiễm nếu trong ñó hàm lượng,
nồng ñộ hoặc cường ñộ các tác nhân trên ñạt ñến mức có khả năng tác ñộng xấu
ñến con người, sinh vật và vật liệu. Trong ñó, chúng ta có một số loại ô nhiễm
thành phần môi trường sau:
3

Khoản 6 ðiều 1 Luật bảo vệ môi trường 2005.

GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO

- 12 -

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN


LVTN: Tội gây ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm không khí: là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến ñổi quan
trọng thành phần khí quyển gây ảnh hưởng xấu ñến sức khỏe con người và
các sinh vật, gây mùi khó chịu hoặc làm giảm tầm nhìn xa (do bụi).
- Hiến chương Châu Âu về nước ñã ñịnh nghĩa:
“Ô nhiễm nước là sự biến ñổi nói chung do con người ñối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp,
nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho ñộng vật nuôi và các loài hoang
dã”4.

Ô nhiễm nước là sự thay ñổi thành phần và chất lượng nước, không ñáp ứng
cho các mục ñích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh
hưởng xấu ñến ñời sống con người và sinh vật.
- Ô nhiễm ñất: ðất là một hệ sống, một hệ sinh thái với ñầy ñủ những ñặc
trưng của nó. Do ñó ô nhiễm ñất ñược hiểu là sự có mặt của các ñộc chất, gây hại
trực tiếp cho con người và sinh vật, hoặc thay ñổi thành phần, tính chất của ñất,
vượt ra ngoài miền giới hạn sinh thái của sinh vật gây suy giảm nghiêm trọng
những chức năng của ñất và ảnh hưởng xấu cho hệ sinh vật trong ñất và trên mặt
ñất5.
1.2.3. Khái niệm tội gây ô nhiễm môi trường:
Tội gây ô nhiễm môi trường là hành vi thải vào không khí, nguồn nước, ñất
các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất thải.
1.2.4. ðặc ñiểm của tội gây ô nhiễm môi trường:
Các loại tội phạm hình sự nhìn chung ñang gia tăng, ñặc biệt là tội phạm về
môi trường với nhiều hình thức biểu hiện hành vi phạm tội ña dạng làm cho môi
trường ngày càng trở nên xấu ñi trầm trọng, ảnh hưởng lớn ñến ñời sống con
người và sinh vật và thường tập trung vào một số tội phạm như: tội gây ô nhiễm
môi trường, tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản, tội hủy hoại rừng…
Tình hình tội phạm môi trường hiện nay gia tăng một cách rõ rệt, hoạt ñộng
có tính chất tập trung ở ñô thị, sông, rừng, khu dân cư… Như vậy, tình hình tội
phạm gây ô nhiễm môi trường là hiện tượng xã hội tiêu cực nguy hiểm cho cộng
ñồng, diễn ra ngày càng gay gắt và phức tạp.
Hành vi phạm tội của tội gây ô nhiễm môi trường về mặt khách quan ñược thể
hiện một dấu hiệu chung nhất là thải các chất ñộc hại vào môi trường không khí,
nước, ñất. Như vậy ñối tượng tác ñộng của loại tội phạm này là không khí, nước,
ñất, ñể thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội thường lợi dụng ñịa hình và
4

/>%BB%85m_m%C3%B4i_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_%C4%91%E1%BA%A5t%3F.

5
Nguyễn Xuân Cự - Nguyễn Thị Phương Loan. Giáo trình môi trường và con người, nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam, 2010, trang 177.

GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO

- 13 -

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN


LVTN: Tội gây ô nhiễm môi trường
dùng những công cụ hỗ trợ ñể thực hiện hành vi… Như vậy, ñể hiểu thêm về ñặc
ñiểm của loại tội phạm này thì chúng ta xem xét một số vấn ñề sau:
- ðặc ñiểm về nghề nghiệp:
Nhìn chung về nghề nghiệp của ñối tượng phạm tội là vấn ñề tương
ñối quan trọng có thể dẫn ñến con ñường vi phạm pháp luật nói chung và tội gây
ô nhiễm môi trường nói riêng. ðối tượng phạm tội là không giống nhau và ña
dạng về nhiều ngành nghề. Tuy nhiên, nhìn chung thì ñối tượng phạm tội là
những cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà máy, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
dịch vụ và sinh hoạt, có trình ñộ, có hiểu biết về pháp luật, nhưng ý thức chấp
hành pháp luật chưa cao, tìm cách tránh luật ñể thực hiện hành vi phạm tội. Vì
bản chất của doanh nghiệp vốn là hoạt ñộng sản xuất kinh doanh làm sao ñể ñược
thu lợi nhuận ở mức cao nhất, và việc không xây dựng hoặc vận hành thiết bị xử
lý chất thải lại mang lại một khoản lợi cao.
Bên cạnh ñó những doanh nghiệp ña số lợi dụng ñịa hình xây dựng công ty
gần những con sông, kênh…lắp ñặt hệ thống ống xả nước thải trộm ra nguồn tiếp
nhận. ðiển hình như công ty Vedan xây dựng cống thải ngầm ra sông Thị vải và
công ty Tungkuang cũng xây dựng cống ngầm xả thải ra sông Giẽ…
- ðặc ñiểm về tâm lý người phạm tội:

Hưởng ứng sự kêu gọi bảo vệ môi trường của thế giới, Việt Nam ñã xây
dựng nhiều khung pháp lý ñể bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, những khung pháp
lý ñó tương ñối quá “hiền” nên tâm lý của người phạm tội là không lo. Vì nhìn
chung nếu bị phát hiện thì trách nhiệm pháp lý mà họ phải chịu không ñáng ngại,
so với việc thu lợi nhuận từ việc không xây dựng hoặc có xây dựng nhưng không
vận hành những thiết bị xử lý chất thải làm sạch môi trường, mà ñáng lẻ ra họ
phải làm, phải vận hành khi xây dựng và sản xuất kinh doanh.
1.2.5. Hậu quả của hành vi gây ô nhiễm môi trường:
* Ảnh hưởng ñến sức khỏe con người:
Ô nhiễm không khí có những ảnh hưởng rất lớn ñến sức khoẻ, ñặc biệt ñối với
ñường hô hấp. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, khi môi trường không
khí bị ô nhiễm, sức khoẻ con người bị suy giảm, quá trình lão hóa trong cơ thể
diễn ra nhanh; các chức năng của cơ quan hô hấp suy giảm, gây ra các bệnh hen
suyễn, viêm phế quản, tim mạch... và làm giảm tuổi thọ của con người. Các
nhóm cộng ñồng nhạy cảm nhất với ô nhiễm không khí là người cao tuổi, phụ nữ
mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi, người ñang mang bệnh, người lao ñộng thường
xuyên phải làm việc ngoài trời... Mức ñộ ảnh hưởng của từng người tuỳ thuộc
vào tình trạng sức khoẻ, nồng ñộ, loại chất và thời gian tiếp xúc với môi trường ô
nhiễm.
GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO

- 14 -

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN


LVTN: Tội gây ô nhiễm môi trường
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong những năm gần ñây, trên toàn quốc,
tỷ lệ mắc các bệnh về ñường hô hấp là cao nhất. Thực tế cho thấy, nhiều bệnh
ñường hô hấp có nguyên nhân trực tiếp bởi môi trường không khí bị ô nhiễm do

bụi, SO2, NO, CO, chì... Các tác nhân này gây ra các bệnh: Viêm nhiễm ñường
hô hấp, hen, lao, dị ứng, viêm phế quản mãn tính, ung thư.
Ô nhiễm nước do kim loại trong nước: các kim loại nặng có trong nước là cần
thiết cho sinh vật và con người vì chúng là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật
cần. Tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là nguyên nhân gây ñộc cho con người,
gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, ñột biến, thiếu máu… ðặc biệt ñau
lòng hơn ñó là nguyên nhân gây nên những làng ung thư. Các hợp chất hữu cơ
trong nước bị ô nhiễm: có thể gây bệnh ung thư. Vi khuẩn trong nước thải: vi
khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người và
ñộng vật như bệnh tả, thương hàn và bại liệt.
* Ảnh hưởng ñến ñời sống:
Sinh hoạt thường ngày: nước ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn ñến sinh hoạt của
người dân, làm xáo trộn cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Một số nơi ở nông
thôn, nhân dân lấy nguồn nước sông làm nước sinh hoạt hàng ngày, nhưng nguồn
nước mà họ ñang dùng ñang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Không những
vậy ô nhiễm nguồn nước còn làm cho bốc mùi hôi thối làm cho ñời sống người
dân không còn ổn ñịnh như trước. Người dân buộc phải sống chung với ô nhiễm,
thậm chí ho phải “bán nhà” ñi nơi khác sinh sống ñể ñảm bảo sức khỏe cho người
thân của mình. Tệ hơn nữa là nhiều người “lỡ” mua phải nhà ở khu vực này phải
ñóng cửa bỏ trống, không về ở nữa. Tại một số vùng nông thôn hệ thống xả nước
thải ñược xây dựng tạm bợ giờ ñây trở nên ứ ñọng, tràn ra xung quanh làm ô
nhiễm môi trường, không những thế nó còn gây trở ngại cho lưu thông, ñi lại của
nhân dân trong vùng. Mặt khác, nó còn làm cho nước ngầm bị ô nhiễm trầm
trọng, gây thiếu hụt nguồn nước ngọt nghiêm trọng.
Còn ở thành thị, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là nước máy.Tuy nhiên chất
lượng nguồn nước này ñang ñặt ra dấu chấm hỏi lớn. Khi nguồn nước này bị ô
nhiễm người dân không còn cách nào khác là phải mua nước khoáng về dùng
trong khi ñó vẫn phải trả tiền cho công ty cấp thóat nước hàng tháng. Việc mua
nước phải thực hiện lúc sáng sớm hoặc tối vì ban ngày họ phải ñi làm nên ảnh
hưởng rất lớn ñến thời gian làm việc và sinh hoạt.

Hoạt ñộng sản xuất: nước thải ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn ñến hoạt ñộng sản
xuất làm: cá chết, cây cối ñổi màu, làm giảm thiêu năng suất cây trồng. một số
nơi vì ô nhiễm quá nặng người dân không thể trồng trọt, chăn nuôi ñược, ñất bỏ
hoang, hồ bỏ trống, nhiều người dân bỏ nghề ñi nơi khác sinh sống.
* Gây thiệt hại kinh tế
GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO

- 15 -

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN


LVTN: Tội gây ô nhiễm môi trường
Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng ñến sức khoẻ, bao gồm các khoản chi phí:
Khám, chữa bệnh, thiệt hại cho sản xuất và nền kinh tế. Dự án “ðiều tra, thống
kê, ñánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ cộng ñồng” do Cục
Bảo vệ môi trường (2007) tiến hành tại hai tỉnh Phú Thọ và Nam ðịnh cho kết
quả ước tính thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí tác ñộng ñến sức khoẻ trên
ñầu người mỗi năm trung bình là 295.000 ñồng. Giả thiết, tổn thất về kinh tế do ô
nhiễm không khí tác ñộng ñến sức khoẻ ñối với người dân Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh tương tự như người dân ở Phú Thọ và Nam ðịnh thì Hà Nội với 6,5
triệu dân, mỗi ngày thiệt hại 5,3 tỷ ñồng và thành phố Hồ Chí Minh với 7 triệu
dân, mỗi ngày thiệt hại 5,7 tỷ ñồng. Thực tế, môi trường không khí ở các ñô thị
lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, ðà Nẵng bị ô nhiễm cao
hơn so với các tỉnh Phú Thọ và Nam ðịnh, nên thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm
không khí thực tế còn cao hơn con số nêu trên.
* Ảnh hưởng ñến không khí:
Ô nhiễm môi trường nước không chỉ ảnh hưởng ñến con người, ñất, nguồn
nước mà còn ảnh hưởng ñến không khí. Các hợp chất hữu cơ, vô cơ ñộc hại trong
nước thải thông qua vòng tuần hoàn nước, theo hơi nước vào không khí làm cho

mật ñộ bụi bẩn trong không khí tăng lên. Không những vậy, các hơi nước này
còn là giá bám cho các vi sinh vật và các loại khí bẩn công nghiệp ñộc hại khác.
Một số chất khí ñược hình thành do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong
nước thải ảnh hưởng nghiêm trọng ñến môi trường khí quyển và con người, gây
ra các căn bệnh liên quan ñến ñường hô hấp như: niêm mạc ñường hô hấp trên,
viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ñối với
những người mắc bệnh hen,…
* Ảnh hưởng tới biến ñổi khí hậu:
Ô nhiễm không khí cũng ñang ảnh hưởng tới ñiều kiện sinh sống của con
người, ña dạng sinh học và các hệ sinh thái. Ảnh hưởng tổng hợp nhất là ñối với
sự biến ñổi khí hậu. Vấn ñề biến ñổi khí hậu toàn cầu ñang diễn ra và trái ñất
ñang nóng lên là do các hoạt ñộng của con người chứ không phải thuần tuý do
biến ñổi khí hậu tự nhiên. Do các hoạt ñộng của con người, ñặc biệt là việc sử
dụng nhiên liệu hoá thạch (than, dầu, gas) trong công nghiệp, giao thông vận tải,
nông nghiệp... lượng phát thải các loại khí nhà kính, ñặc biệt là CO2 không
ngừng tăng nhanh và tích lũy trong thời gian dài, gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà
kính, làm biến ñổi khí hậu toàn cầu6.

6

http:// tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=3491

GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO

- 16 -

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN


LVTN: Tội gây ô nhiễm môi trường

* Ảnh hưởng ñến nguồn nước:
Ô nhiễm nguồn nước làm cho nước ngầm, nước mặt bị mất ñi sự tinh khiết
ban ñầu, tính chất của nước bị biến ñổi theo chiều hướng xấu, chất lượng nước bị
suy giảm nghiêm trọng, lượng nước ngầm vốn ñã khan hiếm nay lại càng khan
hiếm hơn do việc xây hầm chứa chất thải...
* Ảnh hưởng ñến sinh vật nước:
Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp ñến sinh vật nước, ñặc biệt là vùng sông,
do nước chịu tác ñộng của ô nhiễm nhiều nhất. Nhiều loài thủy sinh do hấp thụ
các chất ñộc trong nước, thời gian lâu ngày gây biến ñổi trong cơ thể nhiều loài
thủy sinh, một số trường hợp gây ñột biến gen, tạo nhiều loài mới, một số trường
hợp làm cho nhiều loài thủy sinh chết.
* Ảnh hưởng ñến ñất:
Nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào ñất gây ô nhiễm
nghiêm trọng cho ñất. Nước ô nhiễm thấm vào ñất làm: liên kết các hạt keo ñất
bị gãy, cấu trúc ñất bị phá vỡ; làm thay ñổi ñặc tính lý học, hóa học của ñất; vai
trò ñệm tính oxy hóa, tính dẫn ñiện, dẫn nhiệt của môi trường ñất bị thay ñổi
mạnh; thành phần chất hữu cơ giảm nhanh làm khả năng giữ nước và thoát nước
của ñât bị thay ñổi; một số trường hợp còn làm cho ñất bị phèn và chua hóa.
* Ảnh hưởng ñến sinh vật ñất và cây trồng:
Khi các chất ô nhiễm thấm từ nước vào ñất không chỉ ảnh hưởng ñến ñất mà
còn ảnh hưởng ñến các sinh vật ñang sinh sống trong ñất, làm giảm quá trình
hoạt ñộng phân hủy chất của một số vi sinh vật trong ñất, làm cho nhiều cây cối
còi cọc, khả năng chống chịu kém không phát triển ñược hoặc có thể bị thối gốc
mà chết.
Từ hóa chất sử dụng trong nông nghiệp gây tác ñộng tức thời lên hệ sinh thái
ñất, gây chết một số loài. Một số hóa chất có thể tồn tại lâu dài do tính trơ của
bản thân các chất ñộc hoặc do liên kết với các chất hữu cơ và khoáng chất, tạo
nên sự tích lũy tới ngưỡng gây hại trong môi trường và trong cơ thể sinh vật, gây
tác ñộng từ từ lên hệ sinh thái. Các hóa chất gây ô nhiễm ñất trong nông nghiệp
ñáng chú ý là các loại thuốc bảo vệ thực vật. Khi dùng DDT trong rừng du, một

số côn trùng chết ngay do ngộ ñộc trực tiếp. Chim cổ ñỏ chết sau khi ăn phải 11
con giun bị nhiễm ñộc này.
Từ chất thải công nghiệp chứa nhiều hóa chất ñộc hại thải trực tiếp vào ñất,
hoặc qua nước, không khí vào ñất, làm cho ñất bị ô nhiễm hóa học. Khoảng 50%
chất thải công nghiệp tồn tại ở thể rắn, trong ñó có khoảng 15% có khả năng gây
ñộc nguy hiểm, làm chết nhiều sinh vật trong ñất và cây trồng.
Tác ñộng của dầu tới môi trường ñất thể hiện qua nhiều mặt như: làm thoái
hóa tính chất lý hóa của keo ñất, làm cho keo bị trơ, không còn khả năng hấp thụ
GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO

- 17 -

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN


LVTN: Tội gây ô nhiễm môi trường
trao ñổi; thiếu oxi do dầu cản trở trao ñổi không khí với khí quyển, và chiếm chổ
các lỗ hổng chứa không khí, làm các sinh vật ñất ngạt thở chết; gây ngộ ñộc cho
sinh vật ñất, dính bám rễ cây,…; Ảnh hưởng ñến tính ñệm, tính oxi hóa, ñộ dẫn
ñiện, dẫn nhiệt và nhiều quá trình khác nhau xảy ra trong ñất.
Từ chất thải sinh hoạt là nguồn gây ô nhiễm môi trường ñất về mặt hóa học, lý
học và sinh học. Thành phần nguy hiểm nhất trong chất thải sinh hoạt là chất hữu
cơ và một số hóa chất dùng trong sinh hoạt. Chất hữu cơ dễ thối rữa, từ ñó phát
sinh các sinh vật gây bệnh, nước rỉ bẩn, ñồng thời khi chôn lấp lâu ngày sẽ tạo
các lỗ rỗng trong ñất, gây sụt lún ñất.
Qua quá trình phân tích hậu quả của hành vi gây ô nhiễm môi trường, ta có
thể nhận thấy hậu quả này xảy ra phải qua một thời gian dài mới bộc lộ, gây tác
hại trực tiếp hoặc gián tiếp ñến hầu hết mọi mặt của ñời sống xã hội của ñất
nước.
1.3. Nguyên nhân và ñiều kiện phạm tội của tội gây ô nhiễm môi trường:

Với nền kinh tế của ñất nước ta hiện nay theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện
ñại hóa ngày càng phát triển thì bên cạnh ñó vẫn còn nhiều vướng mắc và khó
khăn, ñồng thời với tình hình gây ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng như
hiện nay thì ñây chính là khó khăn thật sự cho sự phát triển kinh tế bền vững ở
Việt Nam.
Hành vi gây ô nhiễm môi trường ñang diễn ra ngày càng tăng có rất nhiều
nguyên nhân và ñiều kiện tác ñộng ñến và nó tập trung chủ yếu ở một số nguyên
nhân và ñiều kiện sau ñây:
1.3.1. Những ñiều kiện thuộc về yếu tố xã hội:
- Tác ñộng của những mặt tiêu cực phát sinh từ nền kinh tế thị trường tới mọi
ñời sống xã hội trong những năm qua ở nước ta:
ðiều kiện dẫn tới tội phạm và vi phạm pháp luật là một vấn ñề hết sức
phức tạp bao gồm các yếu tố về mặt ñạo ñức, pháp luật, tổ chức, tâm lý và các
yếu tố khác. Trong ñó, ñiều kiện về yếu tố xã hội có thể nói ñây là ñiều kiện cơ
bản nhất, ñiều kiện của mọi ñiều kiện dẫn ñến tội phạm và vi phạm pháp luật.
Hiện nay nước ta ñang trong thời kỳ ñổi mới, hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị
trường theo ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa ñang có những bước trở mình mạnh mẽ
và ñầy triển vọng trong con ñường công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước.
Nhưng ñi kèm với những thành tựu ñó lại phát sinh một vấn nạn rất ñáng báo
ñộng có thể ảnh hưởng lớn ñến sự phát triển ổn ñịnh bền vững của ñời sống kinh
tế xã hội của nhân dân. ðó là nạn ô nhiễm môi trường. Mặc dù vấn ñề bảo vệ môi
trường ñã ñược Nhà nước chú trọng từ rất lâu, ñã ñưa ra rất nhiều biện pháp, cách
thức ngăn chặn, phòng chống, xử lý triệt ñể các hành vi xâm phạm gây ô nhiễm
môi trường, thậm chí các hành vi xâm phạm môi trường ñã ñược hình sự hóa
GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO

- 18 -

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN



LVTN: Tội gây ô nhiễm môi trường
thành một chế ñịnh trong Bộ luật hình sự ñể nhằm ñưa ra biện pháp nghiêm khắc
nhất, tác ñộng một cách hiệu quả nhất vào ý thức của người dân trong việc bảo vệ
môi trường, duy trì sự tồn tại và phát triển bền vững môi trường. Thế nhưng thực
tế hoàn toàn ñi ngược lại những mong muốn, ước nguyện của Nhà nước và nhân
dân về một ñất nước “sạch”. Tình hình vi phạm pháp luật môi trường ñang tỷ lệ
thuận với mức ñộ phát triển kinh tế, ngày càng tăng dần lên với mức ñộ cao và ñể
lại những hậu quả khôn lường tới sức khỏe, tính mạng, tài sản của nhân dân. ðặc
biệt là vấn ñề gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp là vấn ñề ñang ñược
toàn xã hội quan tâm. Vì hầu hết tác nhân gây ô nhiễm môi trường chiếm tỷ lệ
cao là xuất phát từ chất thải của các doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở y tế…
Như vậy, ñây chính là ñối tượng nằm một phần trong mối lo ngại về vấn ñề
môi trường và bảo vệ môi trường, và ñây là lực lượng có thể làm giảm sự phát
triển bền vững của ñất nước, nếu ta không có những giải pháp kịp thời.
- Sự chậm ñổi mới hệ thống chính sách kinh tế - xã hội và pháp luật:
Trong những năm qua hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, pháp luật của
nước ta ñã có nhiều thay ñổi sâu sắc và ñã ñem lại nhiều kết quả rất phấn khởi
trong cuộc sống của toàn thể nhân dân ta. Nhưng bên cạnh ñó còn nhiều hạn chế,
sơ hở, có những nội dung chưa thật hoàn chỉnh từ ñó ñã rác ñộng tiêu cực ñến xã
hội nói chung.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế - chính trị nước ta ngày nay,
những công tác giáo dục tư tưởng, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chưa ñáp
ứng ñược yêu cầu của thực tiễn. Những thiếu sót này thể hiện thấy rõ, các cơ
quan tổ chức cán bộ làm công tác giáo dục ý thức tư tưởng chưa chú ý ñúng mức
tầm quan trọng của nó, ñến khía cạnh sử dụng môi trường và bảo vệ môi trường
cho mọi người. Công tác giáo dục tư tưởng về ý thức bảo vệ môi trường chưa có
một nội dung, chương trình cụ thể sát thực, còn mang nặng tính chung chung,
hiệu quả mang lại chưa cao ñối với yêu cầu cấp thiết của xã hội hiện nay.
Việc nắm chắc ñối tượng và phân loại ñối tượng phạm tội của các cơ quan

chức năng còn chưa sát thực nên từ ñó chưa ñưa ra ñược các biện pháp và
phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thích hợp. Các cơ quan chức
năng chưa xây dựng ñược biện pháp quản lý ñối tượng gây ô nhiễm môi trường,
chỉ áp dụng các biện pháp khi ñã phạm tội, ñây là một nguyên nhân cũng góp
phần gia tăng tội phạm gây ô nhiễm môi trường ở nước ta.
- Việc phát hiện và giải quyết hành vi gây ô nhiễm môi trường chưa kịp thời
và triệt ñể:
Trong xã hội hiện nay có nhều biến ñổi rất khả quan, kinh tế xã hội phát
triển và ñời sống của nhân dân cũng ñược cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh ñó thì
lại có nhiều hành vi gây ô nhiễm môi trường ñang âm thầm diễn ra ngày càng
GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO

- 19 -

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN


LVTN: Tội gây ô nhiễm môi trường
nhiều, mức ñộ ngày càng trầm trọng. Nếu không ñược phát hiện kịp thời và giải
quyết thì ñây chính là nguyên nhân của tội phạm như: tội gây ô nhiễm môi
trường, tội hủy hoại rừng…
Việc phát hiện và giải quyết kịp thời ñây là một vấn ñề quan trọng trong
phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm gây ô nhiễm môi trường nói riêng.
Nếu việc phát hiện những hành vi gây ô nhiễm môi trường là một vấn ñề rất khó
khăn, nhưng việc giải quyết những hành vi ñó lại là một vấn ñề khó khăn hơn.
Chính vì thế, ñặt ra những thách thức, trách nhiệm cao ñối với những cá nhân,
cán bộ ñang làm nhiệm vụ này, trong việc phát hiện và giải quyết thỏa ñáng vấn
ñề ô nhiễm môi trường.
1.3.2. Những nguyên nhân thuộc về các cơ quan bảo vệ môi trường:
Trong những năm qua các cơ quan bảo vệ môi trường ñã có nhiều ñóng góp

tích cực nhằm ñảm bảo sự thực thi ñúng ñắn của pháp luật môi trường. Nhưng
bên cạnh ñó công tác của cơ quan bảo vệ pháp luật môi trường vẫn còn một số
thiếu sót trong công tác nghiệp vụ chuyên môn, từ ñó ñã tạo ñiều kiện làm nảy
sinh tội phạm môi trường nói chung và tội gây ô nhiễm môi trường nói riêng.
Quyền hạn pháp lý của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng
Cảnh sát môi trường chưa thực sự ñủ mạnh, nên ñã hạn chế hiệu quả hoạt ñộng
nắm tình hình, phát hiện, ñấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường.
Các cấp chính quyền chưa nhận thức ñầy ñủ và quan tâm ñúng mức ñối với
công tác bảo vệ môi trường, dẫn ñến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong
việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường
của các cơ quan chức năng ñối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính
hình thức. Công tác thẩm ñịnh và ñánh giá tác ñộng môi trường ñối với các dự án
ñầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa ñược coi trọng ñúng mức, thậm chí chỉ
ñược tiến hành một cách hình thức, cho ñủ thủ tục, dẫn ñến chất lượng thẩm ñịnh
và phê duyệt không cao.
Công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn
chế, dẫn ñến chưa phát huy ñược ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá
nhân, cộng ñồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.
Trình ñộ chuyên môn, nghiệp vụ của ñội ngũ cán bộ chuyên trách công tác
bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra
chưa ñáp ứng ñược ñòi hỏi của thực tiễn. Do ñó, trong nhiều trường hợp, ñoàn
kiểm tra không thể phát hiện ñược những thủ ñoạn tinh vi của doanh nghiệp thải
các chất gây ô nhiễm ra môi trường.
1.3.3. Nguyên nhân thuộc về bản thân người phạm tội:
GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO

- 20 -

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN



LVTN: Tội gây ô nhiễm môi trường
Nguyên nhân chủ quan là phải kể ñến tâm lý thói quen tiêu cực của họ, tính
cách ñạo ñức của mỗi con người thể hiện qua ý thức, lối sống.
Qua nghiên cứu cho thấy ñối tượng phạm tội gây ô nhiễm môi trường mang
tính nghiêm trọng hiện nay, chủ yếu là những doanh nghiệp hoạt ñộng trong một
số ngành nghề như: chế biến thực phẩm, sản xuất xi măng, sắt, thép… ðối tượng
này có trình ñộ cao, có trình ñộ hiểu biết pháp luật. Chính vì thế họ tìm hiểu kỹ
quy ñịnh của pháp luật và so sánh lợi nhuận từ việc hoạt ñộng vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường với việc chi chi phí khi bị xử phạt. Lợi nhuận từ việc không
xây dựng, lắp ñặt và không vận hành các thiết bị xử lý chất thải mang lại cho họ
là rất cao. Chính vì thế, hiện tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn
diễn ra ngày càng nhiều với tính chất ngày càng nghiêm trọng.
Tóm lại, tội phạm gây ô nhiễm môi trường có xu thuế gia tăng, có thể nói ñây
là vấn ñề nhứt nhối của xã hội ngày nay, ñe dọa ñến dời sống của con người, sự
phát triển bền vững của ñất nước… Hiện nay ñối tượng phạm tội này tập trung ở
các khu công nghiệp và thành phố lớn. Trước mắt nó ñã ñể lại hậu quả nặng nề
cho môi trường như: nhiều con sông bị ô nhiễm nặng ảnh hưởng ñến con người,
sinh vật, sản xuất; hiện tượng hiệu ứng nhà kính ñang gia tăng hằng ngày do ô
nhiễm không khí… Vì vậy, thiết nghĩ toàn xã hội phải có trách nhiệm ñề ra
những phương thức, biện pháp cấp bách kịp thời ñể bảo vệ môi trường, cũng
chính là bảo vệ chính cuộc sống ổn ñịnh của mỗi người.
1.4. Lịch sử hình thành tội gây ô nhiễm môi trường:
Năm 1980, nước ta còn ñang rất khó khăn do phải khôi phục kinh tế và hàn
gắn vết thương chiến tranh, nhưng vấn ñề bảo vệ môi trường vẫn ñược quan tâm.
Cụ thể vấn ñề bảo vệ môi trường ñã ñược hiến ñịnh tại ðiều 36 Hiến pháp 1980:
“Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, ñơn vị vũ trang nhân dân và công
dân ñều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ cải tạo và tái sinh các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ cải tạo môi trường”. Trên cơ sở ñó ngày 27 tháng 06

năm 1985, tại kỳ họp thứ IX, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa VII ñã thông qua Bộ luật hình sự 1985, có hiệu lực ngày 01 tháng 01
năm 1986, lần ñầu tiên quy ñịnh các hành vi vi phạm các quy ñịnh về môi
trường. Trong ñó, có quy ñịnh tại ðiều 195 “Tội vi phạm các quy ñịnh về bảo vệ
môi trường gây hậu quả nghiêm trọng”. Song những quy ñịnh này do còn chưa
ñầy ñủ, thiếu ñồng bộ, chưa thể hiện rõ tính cấp bách và tầm quan trọng ñặc biệt
của việc ñấu tranh với các hành vi xâm hại môi trường, chính vì thế mà chưa ñáp
ứng ñược nhu cầu thực tiễn.
Trước thực trạng ñó, trên nền tảng chính sách bảo vệ môi trường ñược ghi
nhận trong Hiến pháp năm 1992: “Cơ quan Nhà nước, ñơn vị vũ trang, tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện quy ñịnh của Nhà nước về sử
GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO

- 21 -

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN


×