Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

NHỮNG BÀI VĂN THUYẾT MINH VÀ TỰ SỰ LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.45 KB, 32 trang )

NHỮNG BÀI VĂN THUYẾT MINH, NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VÀ TỰ SỰ LỚP 9


MỤC LỤC
1. Giới thiệu hình ảnh con trâu trên đồng ruộng làng quê Việt Nam.
2. Giới thiệu hình ảnh con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.
3. Em hãy tả cảnh mấy bạn chăn trâu dẫn trâu về nhà khi chiều xuống.
4. Một nhà văn có nói: sách là ngọn đèn tri thức bất duyệt của trí tuệ
con người. Em hãy giải thích câu nói đó.
5. Từ nội dung bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy
nêu suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa học và hành.
6. Giới thiệu một trong những di tích, thắng cảnh đặc sắc ở quê em
7 . Sau khi đọc bài văn Động Phong Nha và đi thăm khu du lịch
Phong Nha – Kẻ Bàng, giả dụ em được làm hướng dẫn viên hướng dẫn
khách du lịch tham quan động thì em sẽ giới thiệu như thế nào?
8. Giới thiệu danh lam thắng cảnh nổi tiếng : Vịnh Hạ Long
9. Hãy kể lại chuyện người con gái Nam Xương theo cách của em.
10.Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em
Thúy Kiều đi chơi trong tiết Thanh minh. Trong khi kể, chú ý vận dụng các yếu tố
miêu tả cảnh ngày xuân.
11. Em hãy giới thiệu vẻ đẹp của Thúy Kiều bằng lời văn của mình.
12. Nhân ngày 20 – 11, em hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô
giáo cũ.
13. Kể chuyện mười năm sau em về lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy
tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra.
14. Viết bài văn về những việc làm, những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người
bà kính yêu đã làm cho em cảm động.
15. Hãy nói ‘không’ với tệ nạn!


1. Giới thiệu hình ảnh con trâu trên đồng ruộng làng quê Việt Nam.


Bài làm
Hàng ngàn năm nay, con trâu không chỉ gắn bó với đời sống vật chất mà còn gắn bó
với đời sống tinh thần của người nông dân Việt Nam. Với họ, con trâu là đầu cơ nghiệp.
Cảnh Trên đồng cạn dưới đồng sâu, chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa là bức tranh sinh
hoạt quen thuộc ở nông thôn.
Ở làng em, hầu như nhà nào cũng nuôi từ một đến hai con trâu. Con trâu nhà bác Vạn
nổi tiếng là khỏe đẹp nhất. Sáng sớm tinh mơ, mặt trời chưa mọc, bác Vạn đã dẫn trâu ra
đồng cày ruộng để làm đất gieo cấy vụ mùa. Con trâu đực ba tuổi, thân hình to lớn, nước
da đen bóng, lưng rộng như cánh phản, bốn chân vững chãi bước đi thong thả trên con
đường lát xi măng. Đằng sau, bác Vạn vai vác cày, tay xách nước ấm cùng chiếc điếu hút
thuốc lào.
Ra đến đồng, trời vừa rạng, buổi làm việc bắt đầu. Con trâu đứng yên mắt lim dim
ngoan ngoãn để cho chủ mắc oách vào vai. Theo lệnh chủ nó bước ruộng. Khi lưỡi cày đã
cắm sâu vào đất, nó cúi đầu, vai nhô cao, gò lưng mà kéo. Đôi tai to cùng chiếc đuôi dài
phe phẩy theo mỗi bước chân. Nó hiểu được mệnh lệnh của chủ qua từng tiếng vắt, vắt và
chiếc roi tre khe khẽ điẽm nhịp trên mông. Cứ thế theo bước chân trâu lưỡi cày lật đất
thành từng luống đều tăm tắm, trông thật thích mắt. Đến đầu bờ, nghe tiếng bác Vạn kêu
họ, họ nó lập tức dừng lại, chờ bác nhấc cày lên rồi quay đầu, tiếp tục công việc.
Người và trâu cặm cụi cày cho tới gần trưa, mặt trời tỏ ánh náng chói chang xuống
mặt đất. Chiếc áo trắng bạc màu của bác Vạn ướt đẫm và lưng trâu bóng nhảy mồ hôi.
Thửa ruộng khá rộng đã cày xong một nữa. Bác Vạn tháo cày, dong trâu vào gốc cây duối
cổ thụ trên gò đất vao giữa đồng rồi đi cắt cho nó một ôm cỏ. Chú trâu đưa lưỡi liếm từng
nạm cỏ thơm ngon rồi nhai sồn sột ngon lành. Bác Vạn cởi áo, lội xuống mương rửa mặt,
lau người, sau đó, ngồi dưới bóng cây giở cơm ra ăn. Gió mắt lồng lộng thổi, chú trâu bất
chợt kêu to một tiếng với vẻ khoan khoái.
Bác Vạn trìu mến nhìn con vật hiền lành, chăm chỉ đã đỡ đần cho bác bao công việc
nặng nhọc của nhà nông. Nghĩa tình gắn bó giữa người nông dân với con trâu qua bài ca
dao mộc mạc hồn nhiên, được truyền lưu rộng rãi:



Trâu ơi, ta bảo trâu này,
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây, trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
2. Giới thiệu hình ảnh con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.
BÀI LÀM
Vì công việc nhà nông quanh vất vả nên trẻ em lên chín lên mười đã biết đở đần cha
mẹ, thông thường là chăn trâu, cắt cỏ. Những con trâu to lớn kềnh càng ngoan ngoãn bước
theo chủ nhân tí hon ra đồng, bãi để gặm cỏ non. Chăn trâu, cưỡi trâu còn là thú vui không
thể thiếu của lũ trẻ nông ở thôn.
Sáng sáng, khi đằng đông mặt trời vừa ló dạng là người lớn trong thôn chuẩn bị ra
đồng. Lũ trẻ chăn trâu cũng í ới gọi nhau, rủ nhau dắt trâu ra bãi cỏ rộng sát triền đê. Hàng
chục con trâu đen bóng, lững thững nối đuôi nhau trên con đường lát gạch đỏ như son. Có
bé nghễu nghện cưỡi trên lưng trâu, chiếc roi tre thỉnh thoảng lại quất nhẹ một cái vào
mông, điều khiển trâu đi theo ý muốn, trông oai ra phết.
Chẳng mấy chốc đã ra tới chân đê. Dưới mưa xuân, cỏ non xanh mướt trông thật thích
mắt. Lũ trẻ con tỏ ra thành thạo trong công việc. Đứa buộc dây thừng vào cọc, đứa buộc
dây thừng vào gốc cây duối dại. Mỗi con trâu ăn một chỗ, cách nhau khá xa để chúng khỏi
gây sự với nhau. Xong xuôi lũ trẻ bắt đầu chơi những trò chơi yêu thích như bắn bi, đánh
đáo, đánh khăn trên mặt dê. Chơi chán, chúng bày trận giả chia quân xanh đỏ đánh nhau.
Bên thua phải cỏng bên thắng trên lưng chạy như ngựa tế. Trời lạnh mà mặt đứa nào đứa
nấy đỏ bừng, lấm tấm mồ hôi. Tiếng cười nói, tiếng hò reo hò lanh lảnh ngân dài trong gió
xuân hây hẩy.
Mặt trời lên cao, nắng rãi vàng trên mặt song lấp lánh. Những chiếc ca nô, tàu, thuyền
chở đầy hàng hóa băng băng rẽ sóng, ngược xuôi trong dòng song Hồng đỏ nặng phù sa.


Đám trẻ thích thú chỉ trỏ, ồn ào bình luận. Chắc là chúng đang ao ước một ngày nào đó sẽ

được đặt chân đến những bến bờ xa lạ.
Mặc cho đám con tra hiếu động chạy nhảy tung tăng, mấy bé gái thong thả dong trâu
dọc bờ mương, nơi cỏ mọc xùm xòa, tươi tốt. Trông xa những chiếc nón bé bé xinh xinh
giống như những cây nấm biết đi, dễ thương lạ!
Gần trưa, đàn trâu lại đủng đỉnh về làng, bụng no căng cỏ. Các cô bé, cậu bé ríu rít
chuyện trò. Hình ảnh này đã trở nên quen thuộc và là bộ phận không thể thiếu trong các
bức tranh sinh hoạt ở nông thôn, góp phần tô đậm nỗi nhớ quê trong lòng người xa xứ.
3. Em hãy tả cảnh mấy bạn chăn trâu dẫn trâu về nhà khi chiều xuống.
BÀI LÀM
Quê em là một làng nhỏ nằm bên bờ song Đáy hiền hòa, mềm mại uốn lượn giữa
bạt ngàn ruộng mía, bờ dâu tươi tốt. Đám trẻ xóm Thượng chúng em thường hẹn nhau dắt
trâu ra bãi cỏ xanh mượt cuối làng để chăn. Đây là thế giới kì thú của tuổi thơ với bao trò
chơi hấp dẫn như đánh đáo, đánh khăn, đúc đế, đánh trận giả, thả diều… Nhưng dù chơi
vui tới đâu thì đến lúc mặt trời lặng sau dãy núi Ba Vì tím biếc phía Tây chúng em cũng
bảo nhau dong trâu về nhà.
Dẫn đầu là con trâu đực của Thắng. Nhìn nó ai cũng thích. Cặp sừng to và cong vút
nghênh nghênh kiêu hãnh. Đôi mắt ốc nhồi đen ướt, hai cái tai lá mít ve vẩy, bốn chân
vững chải đở tấm thân đồ sộ với nước da đen bóng. Trên tấm lưng rộng của nó Thắng
ngoòi vắt vẻo, tay nhip chiếc roi tre thỉnh thoảng lại phất nhẹ vào mông thúc trâu rảo bước.
Nối theo sau là chú tơ của Đức, vóc dáng mập mạp, cái bụng cỏ tròn căng. Vừa đi
vừa ve vẩy đuôi, đôi mắt lim dim ra chiều thích thú. Đức ngồi vắt chân qua một bên, mãi
mê thổi sáo. Đức được bố dạy cho từ bé nên cậu ta thuộc nhiều bài và thổi khá hay. Tiếng
sáo réo rắt du dương ngân nga trong không gian êm đềm, tỉnh lặng. Hai bên đường đồng
lúa dập dờn như sóng biển trước cơn gió nồm nam mát rượi.
Đàn trâu vẫn thong thả bước. Tiếng móng trâu gõ lộp cộp đều đều như những nốt
nhạc trầm làm nên cho tiếng sáo vút cao. Xa xa, chân trời mênh mông tím sẫm, điểm
những cách cò trắng đang vội vã bay về sau một ngày lặn lội kiếm ăn.


Em thả hồn theo tiếng sáo véo von của Đức. Tiếng sáo như lời tình thủ thỉ của người

dân quê em. Em lẫm nhẫm hát theo: Có ai hỏi vì sao, quê hương chúng ta nhiều ngói mới.
Rằng có đắng cay nên chừ mới có ngọt bùi… Hết bài này, Đức thổi sang bài khác. Nào là
Việt Nam quê hương tôi, rồi lại Trường em, Em là búp măng non…mấy bạn dong trâu sau
lưng em cũng vui vẻ hát lên theo điệu sáo.
Trong bóng chiều nhập nhoạng, chiếc cổng làng bằng gạch cũ kĩ rêu phong đã hiện ra
trong làng sương mỏng. Hai bên cổng lũy tre ken dày kéo dài thành bức tường tự nhiên che
trở xóm thôn. Ngọn tre uốn cong đung đưa theo gió, thân tre tựa vào nhau phát ra âm
thanh kẽo kẹt như tiếng võng trưa hè.
Đàn trâu đủng đỉnh bước trên con đường lát gạch vương vã rơm rạ. Mùi bèo dưới ao
bốc lên ngai ngái hòa lẫn mùi khói bế ấm nồng. Mùi lá cây tươi quyện lẫn trong mùi hoa
cau,, hoa bưởi thơm ngát… Tất cả tạo thành mùi vị quen thuộc của mảnh đất này.
Chúng em chia tay nhau dưới gốc đa trước sân đình rồi tản về các ngã, không quên
hẹn gặp nhau vào chiều ngày mai. Đức dắt chiếc sáo vào thắt lưng rồi nhảy xuống đất,
ngoái lại bảo em: -Ăn cơm xong, cậu sang nhà tớ nhé! Chúng mình sẽ giải nốt mấy bài
toán thầy cho buổi sáng. À, mai đi chăn trâu nhớ mang theo sáo tớ sẽ dạy cậu thổi, chẳng
khó lắm đâu! Nghĩ đến lúc mình cũng thổi sáo hay như Đức, lòng em rộn lên một niềm vui
khó tả. Phải! Em sẽ mượn tiếng sáo để bày tỏ tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương yêu
dấu!
4. Một nhà văn có nói: sách là ngọn đèn tri thức bất duyệt của trí tuệ con người.
Em hãy giải thích câu nói đó.
BÀI LÀM
Đã từ lâu, sách là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
Sách là kho tàng lưu giữ khối kiến thức khổng lồ của nhân loại được tích lũy qua mấy ngàn
năm. Sách là chiếc chìa khóa vàng mở cửa tòa lâu đài tráng lệ chứa đựng vô vàn điều kì
diệu. Nhận định về giá trị to lớn của sách, một nhà văn có nói: Sách là ngọn đèn bất diệt
của trí tuệ con người. Câu nói đó ý nghĩa như một chân lí khẳng định vai trò quan trọng
của sách, đồng thời là lời khuyên mọi người nên tạo cho mình thói quen đọc sách.


Sách là gì lại có ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống của con người như vậy?

Có thể nói sách là một trong muôn ngàn điều kì diệu mà nhân loại đã sáng tạo ra. Từ
hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ viết, chưa có giấy bút thì con người đã nghĩ đến tác
dụng của sách và đã có những hình thức đầu tiên của sách. Ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hi Lạp,
La Mã… những mẫu tự cổ, những hình vẽ có tính quy ước được khắc trên xương thú, mai
rùa, trên vách đá hoặc những văn bản cổ đã được ghi chép trên thẻ trem trên da dê thuộc…
Sách là kho tàng chứa đựng những khám phá, hiểu biết và phản ánh đời sống vật chất,
tinh thần đa dạng, phong phú của con người. Tất cả những gì đã xảy ra trong lịch sử phát
triển nhân loại mà con người cảm thấy cần lưu giữ, truyền đạt lại cho thế hệ sau đều được
ghi vào sách.
Trong cuộc sống, nếu như không có sách để cung cấp những kiến thức mới lạ, để giải
trí sau những giờ phút học tập và làm việc căng thẳng thì chúng ta sẽ ra sau? Quả là nhờ có
sách mà tầm hiểu biết của chúng ta ngày càng được mở rộng, nâng cao. Những cuốn sách
nhỏ bé mang đến cho chúng ta bao nhiêu điều lớn lao, mới mẻ và thú vị.
Đến với sách, chúng ta không chỉ biết được những việc làm xảy ra hàng ngày trên
khắp thế giới mà còn biết được cả những sự kiện đã xảy ra từ thời xa xưa của lịch sử loài
người. Sách còn là hướng dẫn viên tận tình, năng động sẳn sàng đưa ta du lịch khắp nơi,
đến với những danh lam thắng cảnh, những kì quan nổi tiếng.
Rõ ràng, tác dụng của sách là vô cùng to lớn. Ngày nay, người ta vẫn thích thú tìm
hiểu những trang sách cổ đã có tự ngàn xưa, những hình vẽ bí hiểm trên vách hang động
thời tiền sử, những mẫu tự lạ lùng trên các tấm da cừu, những chữ tượng hình trên các thẻ
tre… Nhờ có sách làm cầu nối giao lưu mà các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau.
Truyện cổ tích giúp ta hình dung cuộc sống, tinh thần, vật chất của người xưa. Sách
lịch sử giúp ta tìm hiểu được những giai đoạn lịch sử thăng trầm của một dân tộc, một đất
nước. Sách khoa học kĩ thuật đúc kết kinh nghiệm sản xuất và ghi lại những thành tựu
trong mọi lĩnh vực… Sách văn học nghệ thuật giúp chúng ta hiểu biết về những niềm vui,
nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những ước mơ và khát vọng ngàn đời của con người.
Sách còn giúp người đọc phát hiện và hiểu rõ mình hơn trong mối quan hệ với cộng
đồng. Sách khơi dậy những điều tốt đẹp và mở rộng trước mặt ta một chân trời tươi sáng.



Sách còn dạy cho chúng ta biết được bao nhiêu điều hay lẽ phải trong cuộc đời, giúp
ta ngày một hoàn thiện hơn về nhân phẩm, đạo đức. Sách không những giúp ta mở mang
kiến thức, mở rộng tầm nhìn mà còn mang lại nguồn hạnh phúc, sự thanh thản cho tâm
hồn. Sách vừa là người bạn thân thiết mang lại niềm tin yêu đến cho ta, vừa là người thầy
uyên bác, tận tình luôn bên cạnh chúng ta.
Tất cả những điều trên chứng minh rằng Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ.
Sách được viết ra không chỉ để cho người khác đọc mà còn thể hiện ý tưởng, gửi
gắm tâm sự của người cầm bút. Khi sáng tác, tác giả đặt ra mục đích viết cho ai? Viết để
làm gì? Viết như thế nào? Các tác giả có thể viết nhiều đề tài khác nhau trong cuộc sống,
củng có khi cùng một đề tài nhưng cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề của từng tác giả lại
khác nhau.
Từ khi sách trở thành hàng hóa thông dụng và phổ biến trên thị trường thì một số
người làm công việc xuất bản in sách với mục đích lớn nhất là để kiếm lợi nhuận tối đa.
Chính vì họ nghĩ tới lợi ích trước mắt nên họ sẳn sàng xuất bản và truyền bá những cuốn
sách mang nội dung xấu, không phù hợp với ý nghĩa cao đẹp vốn có của sách. Hiện nay,
đang lưu hành rất nhiều loại sách có xuất xứ, nguồn gốc ở khắp nơi trên thế giới và không
phải bất cứ loại nào cũng là bạn hiền, bạn tốt của mọi người. Vì thế, khi tìm đọc chúng ta
cần phải phân biệt sách tốt với sách xấu.
Thế nào là sách tốt? Đó là những cuốn sách phản ánh đúng với các quy luật của tự
nhiên và đời sống xã hội.Chúng giúp con người hiểu rõ giá trị của mình, từ đó có ý thức về
nghĩa vụ của bản thân đối với cộng đồng. Nó tiếp thêm sinh lực, làm cho con người thêm
tự tin, tự hào, có lí tưởng, mục đích sống tốt đẹp có quyết tâm phấn đấu trong học tâp và
làm việc để cuộc sống mỗi ngày tốt đẹp hơn. Sau khi đọc một quyển sách hay tâm hồn ta
trở nên phong phú và trong sáng hơn, biết sống nhân ái, biết vươn tới cái đẹp trong cuộc
đời.
Còn thế nào là sách xấu? Đó là những cuốn sachs có nội dung tiêu cực, đầu độc tâm
hồn tuổi trẻ, biến thanh niên thành những kẻ xấu xa, ích kỉ; hoặc là những cuốn sách xuyên
tạc hiện thực đời sống, đưa đến cho người đọc những kiến thức giả trá về thế giới xung



quanh; đề cao dân tộc này mà hạ thấo dân tộc kia, gây thù hằn ngờ vực giữa các dân tộc, đề
cao bạo lực và chiến tranh, kích động những bản năng thấp hèn của con người.
Những cuốn sách như thế không thể thấp sáng trí tuệ mà ngược lại chỉ làm cho nhận
thức bị lệch lạc, tình cảm khô cằn và nhân cách suy thoái.
Trong khi sách tốt là một thứ thuốc bổ dưỡng tin thần cực kì công hiệu thì sách xấu lại
là một thứ thuốc độc vô cùng nguy hại, cần phải bài trừ. Bởi vậy, chúng ta phải xác định
cho mình một thái độ đúng đắn đối với việc đọc sách. Trước hết, ta phải biết quý trọng
sách và coi đọc sách là một việc cần thiết phải làm thường xuyên. Sống mà không đọc
sách, không ham mê sách là một điều thệt thòi rất lớn. Tuy vậy, ta phải biết chọn sách phù
hợp với trình độ và lứa tuổi của mình.Đọc xong cuốn sách phải suy ngẫm đem những điều
hay lẽ phải tiếp thu được từ sách vận dụng vào thực tế đời sống công việc để đạt kết quả
cao hơn và cuộc sống tin thần của mình phong phú thêm.
Đọc sách vừa là cách tự học bồi dưỡng kiến thức, vừa là hình thức giải trí lành mạnh.
Từ trước đến nay, có không ít những cuốn sách không chỉ khai sáng chó một người, trăm
người, triệu người… mà cho cả nhân loại. Những trang sách của Brunô Galilê về Trái Đất
và thái dương hệ đã mở ra cho loài người một thời kì mới trên đường chinh phục vũ trụ.
Đọc tiểu thuyết Bandắc, ta hiểu ma lực ghê gớm của đồng tiền trong xã hội tư bản châu Âu
thế kỉ trước. Đọc thơ Tago, thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ, ta hiểu đời sống tinh thần phong phú của
con người phương Đông. Đọc thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát…ta hiểu
xưa kia cha ông ta từng đau khổ và mơ ước những gì. Đọc thơ Hồ Chí Minh, ta hiểu cái
dũng, cái trí, cái nhân của người chiến sĩ cách mạng đẹp đẽ biết nhường nào. Có thể kết
luận rằng lợi ích của sách là vô cùng lớn lao. Đúng với nhận xét: Sách là ngọn đèn sáng bất
diệt của trí tuệ con người.
Hàng ngàn năm qua, con người đã sáng tạo ra sách và ham mê đọc sách. Xưa kia, số
ngừoi biết chữ rất hạn ché cho nên đọc sách chỉ là đặc quyền của một số ít người. Ngày
nay, thú đọc sách là của tất cả mọi người. Trong thời đại khoa học phát triển mạnh mẽ, mặc
dù có rất nhiều phương tiện học tập và giải trí hiện đại như ti vi, trò chơi điện tử, phim ảnh,
băng đĩa các loại, internet…nhưng không gì có thể thay được vai trò của sách. Sách vẫn



tiếp tục phát huy khả năng kì diệu của nó. Ta thử hình dung một thế giới không có sách thì
sẽ ra sao? Điều đương nhiên là có sách, nền văn minh nhân loại sẽ tàn lụi dần.
5. Từ nội dung bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy
nêu suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa học và hành.
BÀI LÀM
Từ xưa đến nay mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành đã được nhiều quan tâm,
bàn luận. Học quan trọng hơn hành hay hành quan trọng hơn học? La Sơn Phu Tử Nguyễn
Thiếp đã góp một ý kiến xác đáng về vấn đề này trong Bàn luận về phép học:Phép dạy
nhất đinh theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học tứ thư,
ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân
tài mới lập được công, nhà nước nhờ thếmà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có
quan tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.
Ý kiến trêm của ông là sự đúc kết kinh nghiệm sau bao năm nghiềm ngẫm và áp
dụng thực tế phương pháp dạy và học của Chu Tử (tức Chu Đôn Di), một bậc thầy Nho
giáo đời Tống bên Trung Quốc.
Trong phép học của Chu Tử, Nguyễn Thiếp nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa học và
hành: học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.
Vậy chúng ta tìm hiểu xem học là gì? Hành là gì?
Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn
năm lịch sử. Chúng ta có thể học được ở trường qua truyền thu của thầy, cô, học ở bạn bè;
tự học qua sách và học ở thực tế đời sống. Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu
biết. Học để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình và góp phần hữu ích vào
sự nghiệp chung của cả đất nước, dân tộc. Theo Nguyễn Thiếp, muốn có kết quả tốt, phải
học tốt. Trước hết phải học từ thấp đến cao. Khi học phải biết tóm lược kiến thức cơ bản đễ
dễ nhớ, dễ vận dụng. Theo cách nói bây giờ là ta phải biết sơ đồ hóa kiến thức, biết tóm tắt
nội dung văn bản đã học.
Hành là quá trình vận dụng kiến thức đã học vào những công việc hằng ngày. Ví dụ
như bác sĩ đem những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở



trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho nhân dân. Những kiến trúc sư, kĩ sư
xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh
viện, trường học, công viên… để phục vụ đời sống con người. Anh công nhân trong xưởng
máy vận dụng lí thuyết để cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chị nông dân áp
dụng khoa học vào đồng ruộng để có được những vụ mùa bội thu… Học sinh vận dụng
những điều thầy dạy để làm một bài toán, bài văn…Đó là hành.
Bác Hồ cũng khẳng định: Học để hành, có nghĩa là học để làm cho tốt. Thực tế cho
thấy có học có hơn. Ông cha chúng ta ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri lí. (Không học thì
không biết đâu là phải, là đúng). Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho công
việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chăng nữa mà không
đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi.
Ngược lại, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Trong học tập, học sinh
muốn làm được một bài văn hay bài toán thì không những phải nắm vũng lí thuyết mà còn
phải biết vận dụng lí thuyết để làm từng kiểu bài cụ thể. Trong công việc, nếu ta chỉ làm
theo thói quen, theo kinh nghiệm mà không có lí thuyết soi sáng thì năng suất công việc sẽ
thấp và chất lượng không cao. Cách làm theo thói quen chỉ thích hợp với các công việc
giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp có liên quan
đến khoa học kĩ thuật thì chúng ta bắt buộc phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên
ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng. Có như vậy mới đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao của thời đại.
Quan niệm về học và hành cuả La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cho đến nay vẫn giữ
nguyên tính khoa học và tính thực tiễn của nó. Trong giai đoạn khoa học phát triển với tốc
đọ nhanh như hiện nay thì tri thức của con ngừoi là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm
vững lí thuyết, chúng ta mới thực hành được các công việc phức tạp. Lí thuyết đúng đắn có
tác dụng soi sáng, dẫn đường cho thực hành. Con người cho rút ngắn thời gian mò mẫm,
thử nghiệm và tránh được những sai lầm đáng tiếc. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ thúc đẩy
sản xuất phát triển nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
Do đó, chúng ta không thể coi nhẹ vai trò to lớn của việc học mà phải nhìn nhận,
đánh giá đúng mức mối liên quan giữa học và hành. Học và hành phải đi đôi vì chúng có



tác dụng hai chiều với nhau. Học hướng dẫn hành. Hành bổ sung, nâng cao và làm cho
việc học thêm hoàn thiện. Có học mà không có hành thì chỉ là ôm mớ lí thuyết suông. Trái
lại, chỉ chú trọng thực hành mà không chịu học hỏi thì làm việc gì củng khó khăn. Học và
hành là hai mặt của một quá trình, không thể xem nhẹ một hay hai mặt khác.
Thực tế cho thấy trong tất cả các cấp học ngày nay, phương châm học đi đôi với hành
là hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở… phải
được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vật chất, tin thần
phục vụ con người.
Với cách lập luận chặt chẽ, bài bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp giúp chúng
ta hiểu rõ mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, tri thức, tài năng, để góp phần
thúc đẩy sự hưng thịnh của đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi theo kiểu “vinh thân
phì gia”. Muốn học tốt phải có phương pháp đúng: Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo
điều học mà làm; đặc biệt học phải đi đôi với hành.
6. Giới thiệu một trong những di tích, thắng cảnh đặc sắc ở quê em
BÀI LÀM
Làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội có đền Chèm là một trong
những ngôi đền cổ nhất nước, đã được Bộ Văn hóa Thông xếp hạng là di tích lịch sử quốc
gia.
Hàng ngàn năm nay, đền Chèm vẫn vững vàng tọa lạc trong một khu đất rộng cây cối
xanh tươi ven song Hồng. Quy mô ngôi đền xứng đáng với tài đức người anh hùng Lí Thân
đã có nhiều công lao trong việc dẹp giặc ngoại xâm trong buổi đầu lịch sử dựng nước và
giữ nước của dân tộc ta. Tương truyền rằng, ông đã được An Dương Vương phong tước
Đại Vương. Sau khi ông qua đời, nhân dân trong vùng lập đền thờ, tôn ông như một vị
thánh.
Du khách đến thăm, từ xa nhìn lại đã thấy bốn cây cột trước mặt đền sừng sững in
bóng trên nền trời xanh. Mái đền được lợp bằng ngói vây cá, thời gian đã phủ lên một lớp
rêu phong cổ kính. Các đầu dao cong vút nhẹ nhàng, thanh thoát tựa dáng rồng bay. Trên



nóc tam quan, đôi rồng được cẩn bằng sứ rất đẹp được đặt ở thế lưỡng long chầu nguyệt,
trông sinh động vô cùng.
Bên trong điền, hệ thống cột và xà ngang, xà dọc được chạm trổ khéo léo, tinh vi. Có
thể nói các nghệ nhân xưa đã dồn cả tâm huyết của mình vào đó. Trên bàn thờ, chính giữa
là chiếc lư đồng cổ ngàn tuổi, chứng minh cho kĩ thuật đúc đồng đạt tới trình độ cao của tổ
tiên xa xưa. Trước bàn thờ là cặp hạc rất lớn đứng chầu.
Đi sâu vào gian sau, ta sẽ thấy có hai bức tượng sơn son thếp vàng dung mạo và tư thế
uy nghi, đường bệ. Đó là tượng của Thượng Đẳng Thiên Vương Lí Thân và phu nhân là
công chúa nước Tần tên Bạch Tỉnh Dư. Giai thoại kể rằng, sau khi giúp vua Tần phương
Bắc đánh tan giặc Hung Nô, Lí Thân đã được vua Tần gả con gái cho và nàng đã theo
chồng về phương Nam xa xôi, trở thành nàng dâu hiền thảo của đất Đại Việt.
Đền Chèm nổi tiếng linh thiêng nên mùa lễ hội năm nào cũng vậy, khách hành hương
đổ về đây đông nườm nượp, dâng hương tưởng nhớ tới vị anh hùng cúu nước và cầu xin
Ngài ban cho những điều tốt lành, may mắn. Đây cũng là biểu hiện truyền thống tốt đẹp
Uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.
7 . Sau khi đọc bài văn Động Phong Nha và đi thăm khu du lịch Phong Nha – Kẻ
Bàng, giả dụ em được làm hướng dẫn viên hướng dẫn khách du lịch tham quan động
thì em sẽ giới thiệu như thế nào?
BÀI LÀM
Kính chào các quý vị du khách!
Rất hân hạnh được chào đón quý khách đến tham quan động Phong Nha!
Sau một hành trình vất vả, tôi tin rằng quý vị sẽ đền đáp bằng một điều bất ngờ và lí
thú ngoài sức tưởng tượng khi tham quan động Phong Nha, một hang động được mệnh
danh là Đệ nhất kỳ quan.
Động Phong Nha nằm trong một quần thể hang động thuộc dãy núi đá vôi Kẻ Bàng ở
miền tây tỉnh Quảng Bình. Chúng ta có thể dễ dàng đến Phong Nha bằng hai con đường:
đường thủy và đường bộ. Đường thủy ngược dòng song Gianh, đến đoạn sông Gianh gặp
song Son thì cứ theo song Son mà vào. Đường bộ theo tỉnh lộ số 2 đến bên song Son, dài



chừng 20 cây số. Từ bến song này đi thuyền máy độ ba mươi phút là đến tới Phong Nha.
Đoàn tham quan chúng ta vừa đi theo đường bộ.
Thưa quý khách!
Hiện giờ, chúng ta đang đứng trước cửa động. Phong Nha gồm hai bộ phận là Động
khô và Động nước. Động khô ở độ cao 200m. Theo các nhà địa lí học thì chỗ này thuở xưa
vốn là một dòng song ngầm cháy qua dãy núi đá vôi, nay đã kiệt nước. Nước biển cùng với
gió và thời tiết trải qua nhiều triệu năm đã xói mòn lòng núi thành hang động. Trong hang
là những vòm đá trắng nổi vân như mây và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.
Trước mắt chúng ta chính là động chính của Phong Nha gồm mười bốn buồng tức
mười bốn hang nối với nhau bằng một hành lang đá dài hơn một ngàn năm trăm mét. Độ
cao của hang từ ngoài vào trong khá chênh lệch. Ở những buồng ngoài, vòm hang chỉ cách
mặt nước chùng 10 mét nhưng từ buồn thứ tư trở đi thì vòm hang cao tới 25-40 mét. Càng
vào sâu hang càng lớn. Chỉ mới có một vài đoàn thám hiểm với đầy đủ thiết bị hiện đại đặt
chân tới đó.
Hấp dẫn du khách nhất vẫn là Động nước. Trái với Động khô, Động nước hiện thời
vẫn đang có một con dài chảy suốt ngày đêm. Song khá sâu và nước rất trong.
Thú vị tuyệt vời là lúc thuyền nhẹ lướt trên song, đưa du khách thưởng ngoại khung
cảnh hữu tình non xanh nước biếc ngay trong lòng động. Gió từ biển Đông thổi vào hòa
quyện với hơi lạnh từ các dãy núi đấ thoang thoảng mùi hương của hoa phong lan và các
loại hoa rừng đang nở rộ khiến không khí trong lành, dễ chịu vô cùng!
Vì trong hang khá tối nên xin quý vị nào có đèn pin có thể bật lên chúng ta có thể
được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì lạ có một không hai của động Phong Nha.
Du khách sẽ bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp huyền ảo, đa dạng của động. Vách động cao
và thẳng đứng được bao bọc bởi những nhủ đá. Dưới ánh sáng lung linh của đèn, các khối
thạch nhũ được hiện lên đủ mọi hình khối và màu sắc lộng lẫy. Có khối hình con gà, con
cóc, có khối xếp thành hình đốt trúc dựng đứng trên mặt nước… Lại có khối hình mâm xôi,
hình cái khánh hoặc hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ, tiên nữ đang múa hát… Bàn tay
tài hoa của Tạo hóa đã khéo tạo cho các khối thạch nhũ không chỉ đẹp về đường nét mà
còn huyền ảo về sắc màu, một sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào tả xiết…



Cửa động nhỏ hẹp được giấu kín trong lòng núi nhưng càng vào sâu, động càng mở rộng
khiến cho người xem đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Dọc theo song có nhiều bãi cát, bãi đá để cho du khách tạm dừng chân. Những con
thuyền nhỏ soi mình trên mặt nước trong xanh giống như những dấu lặng trên khung nhạc,
làm cho bản tình ca của thiên nhiên ngân lên những cung bậc trữ tình bâng khuâng, xao
xuyến.
Chúng ta hãy men theo các ngõ ngách trong hang để thăm thú đó đây, chụp ảnh kỉ
niệm hoặc thấp hương trên những bàn thờ của người Chăm, người Việt dựng nên từ thuở
xưa. Bàn tay điêu khắc kì diệu của thiên nhiên đã làm cho cảnh đẹp Phong Nha phong phú
và đa dạng. Khung cảnh ở đây vừa hoang sơ, bí hiểm lại vừa thanh thoát và thơ mộng. Quý
vị sẽ thấy trước mắt không phải là khung cảnh thường thấy ở ngoài đời mà là cảnh thần
tiên chỉ có trong thế giới thần thoại hay cổ tích.
Thưa quý khách!
Phong Nha chỉ mới đưa vào khai thác hai động là Động nước và Động khô trong quần
thể 300 hang động vậy mà danh thắng này đã cuốn hút rất nhiều du khách trong và ngoài
nước. Nếu khu động Phong Nha bí hiểm làm kinh ngạc người xem và là đề tài nghiên cứu
lâu dài của các nhà khảo cổ, địa chất học thì trong khu rừng nguyên sinh rông 40.000 hécta
với hàng ngàn loài động, thực vật trên rừng, dưới biển là một thế giới bí mật cất giữ bao
nhiêu điều thú vị, hấp dẫn mà con người chưa từng biết đến.
Đây chỉ là một phần của khu vườn quốc gia rộng gần 100.000 hécta nằm giữa hoang
mạc đá vôi hình thành cách đây hơn 300 triệu năm, chạy dài từ đất VIệt qua tận đất Lào,
đuọc coi là rộng lớn nhất thế giới.
Trong tương lại, khi phạm vi du lịch được mở rộng thì quy mô khu du lịch Phong Nha
sẽ chẳng kém gì vịnh Hạ Long, nơi đã được đánh giá là kì quan thiên nhiên của thế giới.
Theo kết quả khảo sát của các nhà thám hiểm hang động Hội Địa lí hoàng gia Anh thì
hang Vòm còn kì vĩ hơn động Phong Nha và chiều sâu hang này dài tới 28km! Nếu du
khách ngồi thuyền ngược song Chảy lên phía tây, dọc bên bờ song là những hang động trổ
cửa ra bờ sông mà ngắm cảnh trí ngoài hang thì thật quyến rũ chẳng kém Phong Nha. Với



màu nước song xanh đến mê hồn, hai bên vách đá dựng đứng sừng sũng cao hàng trăm mét
sẽ tạo cho khách cái cảm giác mạo hiểm không thể nào quên.
Ngược sông Chảy, du khách sẽ gặp một vùng nước lạ sau thác Trộ Mợng, nơi dòng
sông gặp núi đá vôi lặn xuống thành song ngầm, rồi lại hiện lên sau vùng núi đá. Tại vùng
nước này, nhân dân địa phương đã phát hiện ra một loài cá chép lạ đặt lên là Quảng Bình.
Trên những vách đá dựng đứng cheo leo là những bầy voọc chuyền thoăn thoắt qua
các ngọn cây. Từ động Phong Nha băng qua vách núi dựng đứng ấy (nếu đi tour mạo hiểm)
hoặc chạy xe trên đường 20 , du khách sẽ gặp một thung lũng rộng hàng trăm hecta, có tên
Sinh Tồn, Đó là một đồng cỏ bằng phẳng giũa bốn bề núi dựng và vây quanh nó là những
cánh rừng nguyên sinh với những thân cổ thụ vút thẳng, dưới tán cây rừng là thảm lá khô
dày, hoàn toàn không có bụi hay dây leo.
Theo kế hoạch phát triển, nhà nước sẽ đầu tư cho khu du lịch sinh thái tại đây với tổng
kinh phí lên tới hàng trăm tỉ đồng. Một trung tâm cứu hộ động vật hoang dã sẽ được xây
dựng và những loài chim thú quý hiếm sau khi được cứu sẽ thả trở trở lại rừng. Du khách
có thể quan sát chúng từ những chòi cao. Các công trình như khách sạn, sân golf… đều
được tập trung xây dựng ở vùng đệm của vườn quốc gia.
Phong Nha – Kẻ Bàng có một hệ động thực vật phong phú vào bậc nhất trong các
vườn quốc gia tại Việt Nam (26/27 loài thú ở đây được ghi vào sách đỏ). Ngoài ra, Phong
Nha – Kẻ Bàng còn có những địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mĩ như bến
phà Xuân Sơn, sân bay “Khe Cát”, hang “Tam Cô”… cùng những cổ tự Chăm bí ẩn trong
lòng các hang động hay huyền thoại về kho báu của vua Hàm Nghi thời Cần Vương chống
thực dân Pháp.
Khu du lịch Phong Nha hiện nay có hệ thống dịch vụ khá chu đáo như khách sạn, cửa
hàng bán đồ lưu niệm, phòng hướng dẫn…Sau một ngày thăm thú hang động, du khách sẽ
về Đồng Hới nghỉ đêm.
Nếu tour du lịch dài ngày thì sẽ kết hợp du lịch hang động, du lịch sinh thái, du lịch
mạo hiểm và tìm hiểu văn hóa của các dân tộc thiểu số… Phong cảnh sơn thủy hữu tình sẽ
níu chân du khách trong những đêm ở vùng sơn cước này.



Du khách sẽ nghĩ đêm trên những con thuyền của ngành du lịch, đủ chỗ cho khoảng
dăm bảy chục người. Thuyền thả trôi theo song Son để du khách được nghe những làn điệu
dân ca rẻo cao hay xem các nghệ nhân làng tuồng Khương Hà biểu diễn. Trên thuyền có
đủ rượu cần với cá song Son là những món ăn sẽ làm du khách nhớ mã. Du khách vừa
uống rượu, vừa ngắm chân thượng thuyền đổ bóng trên song Son và nghe bà sơn nữ ca
chơi vơi trên khói sóng: Một đêm trong rừng vắng ánh trăng chênh chếch đầu ghềnh thấp
thoáng…
Sau khi tham quan Phong Nha nhà thám hiểm Hao-ớt Lim-be, trưởng đoàn thám hiểm
Hội địa lí Hoàng gia Anh đã phát biểu: “với kinh nghiệm của mười sáu năm thám hiểm của
hang động ở Tổ chức nghiên cứu hang động mạnh nhất ở Hoàng gia Anh, tôi khẳng định
Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới”. Theo báo cáo khoa học của đoàn
thám hiểm nói trên thì động Phong Nha có bảy cái nhất: hang động dài nhất; cửa hang động
rộng nhất; bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất; có những hồ ngầm đẹp nhất; thạch nhũ tráng lệ
và kì ảo nhất; song ngầm dài nhất.
Kính thưa quý vị du khách!
Chúng ta đã được nhìn thấy tận mắt vẻ đẹp kì thú của động Phong Nha. Động Phong
Nha chỉ là một trong muôn vàn danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam, Tôi tin rằng
những chuyến du lịch bổ ích như thế này sẽ phần nào giúp cho quý vị hiểu thêm về cội
nguồn lòng yêu nước thiết tha, mãnh liệt của dân tộc Việt Nam.
Chúng tôi vô cùng tự hào về giang sơn gấm vóc của mình và mong ước rằng cả nhân
loại sẽ sống vui vẻ, hòa bình trong môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp mà Tạo hóa đã hào
phóng ban tăng cho loài người.
Xin cảm ơn quý vị du khách đã lắng nghe!
8. Giới thiệu danh lam thắng cảnh nổi tiếng : Vịnh Hạ Long
BÀI LÀM
Cái tên Vịnh Hạ Long có từ thuơe xa xưa. Truyền thuyết kể rằng một lần, nước ta
bị xâm lăng, Trời liền sai mẹ con rồng giúp dân ta chống giặc. Trong lúc quân giặc ào ạt
tấn công thì đàn rồng bay xuống như vũ bão, phun lữa thiêu cháy quân thù, nhấn chìm
chúng xuống đáy biển sâu. Sau chiến thắng, đàn rồng thấy phong cảnh đẹp đẽ nên đã ở lại



và hóa thành các đảo đá. Nơi rồng mẹ đáp xuống là Vịnh Hạ Long chỗ đàn rồng con xuống
là Bái Tử Long. Như vây, theo quan niệm của người xưa thị vịnh Hạ Long là đất thần tiên.
Về mặt địa lí,, vịnh Hạ Long là một phần của vịnh Bắc Bộ, nằm ở vùng Đông Bắc Việt
Nam. Phía Tây Nam giáp với quần đảo Cát Bà, phần giáp đất liền có bờ biển dài 120km.
Tổng diện tích của vịnh khoảng 1.500km2 gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có gần
1.000 đảo đã được đặt tên.
Từ bến cảng Hạ Long, tàu hoặc thuyền buồm của Công ty du lịch sẽ đưa du khách
vào cuộc hành trình ngao du sơn thủy. Các đảo trong vịnh có hai dạng: đảo đá vôi và đảo
phiến thạch tập trung ở hai vùng chính là vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long, có tuổi kiến
tạo địa chất từ 250-280 triệu năm. Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu thì khoảng
nửa tỉ năm trước, một phần đất liền bị sụp xuống, nước biển tràn vào thành vịnh. Những
núi đá vôi bị nước biển nhấn chìm thành đảo đá. Thời gian, nước biển cùng với mua gió đã
bào mòn núi đá, tạo thành nhiều hang động.
Các thành phố Hạ Long khoảng 8km là đảo Vạn Cảnh hay còn gọi là đảo Canh Độc.
Đảo Vạn Cảnh cao 189m, hình dáng giống như một chiếc ngia vua. Đảo có hai hang động
tuyệt đẹp là hang Đầu Gỗ nằm chênh vênh trên cao và động Thiên Cugn kì bí cách nhau
khoảng 100m và ăn thông với nhau bằng những lối đi quanh co, uốn lượn.
Du khách vào thăm động Thiên Cung sẽ bị quyến rũ bởi vẻ đẹp lộng lẫy và đa dạng
của những kiệt tác chỉ có thể làm ra từ bàn tay Tạo hóa.
Từ trên vòm động, vô vàn nhũ đá rủ xuống trên vách và trên vách động có nhiều hình
thù kì lạ. Có những nhũ đá trông giống như hai vị thần Nam Tào, Bắc Đẩu hoặc tiên nữ
đang múa hát. Có khối mang hình người, hình chim, hoa, muôn thú rất sống động… Hết
động Thiên Cung cũng là lúc du khách bước sang hang Đầu Gỗ hay còn gọi là hang Giấu
Gỗ. Đây là chứng tích ghi lại chiến công năm xưa của vị tướng tài ba Trần Hưng Đạo, chỉ
huy ba quân chôn cọc gỗ lim dưới lòng sông Bạch Đằng, đâm thủng đoàn thuyền vận tải
lương thực của quân Nguyên Mong. Cửa hang ở lưng chừng núi, Bên trong hang có nhiều
trụ đá lởm chởm với nhiều hình dạng. Vách hang thẳng đứng, lòng hang tối mờ, sâu thẳm,
bất chợt có khoảng sáng ảo. Đứng trước cửa hang Đầu Gỗ, du khách tầm mắt nhìn xuống

bến thuyền và tha hồ ngắm nhìn trời, mây, non, nước. Những con thuyền dập dềnh soi


bóng trên mặt biển trong xanh. Tất cả tạo thành bảng tình ca bất tuyệt của thiên nhiên với
đủ cung bậc bâng khuâng, trữ tình. Ngoài hai động trên, du khách còn được tham quan các
hang động khác cũng đẹp và quyến rũ không kém như hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Mê Cung,
Hoa Cương…
Thú vị vông cùng là lúc những con thuyền lướt sóng đưa du khách thăm rừng đảo đá.
Gió từ biển Đông thổi vào hoa quyện với hơi lạnh từ các dãy núi đá đưa mùi hương thơm
ngát của các loài hoa đang nở rộ. Không khí trong vịnh thật là trong lành và dễ chịu.
Thoạt nhìn, tưởng chừng rừng đảo đá vô cùng âm u, đơn điệu sẽ làm cho khách tham
quan e ngại, nhưng càng đến gần, vẻ đẹp của từng hòn đảo càng hiện ra rõ nét. Một thế giới
của các loài vật hóa đá với những tên gọi hòn Đại Bàng, hòn Rồng, hòn Còn Con Chó Gác
Biển, hòn Yên Ngựa hòn Con Cóc, hòn Con Mối… Rồi đảo Đầu Người, đảo Ông Lã
Vọng…Có đảo chạy dài nhấp nhô như bức tường thành chắn sóng. Bàn tay điêu khắc kì tài
của Tạo hóa đã làm cho cảnh sắc Hạ Long không chỉ đẹp đẽ mà còn phong phú và đa
dạng. Sự kì vĩ của núi đá nối liền với sự dịu dàng, mát mẻ của sóng nước tạo ra vẻ đẹp sâu
lắng, trầm mặc, cuốn hút hồn người.
Vịnh Hạ Long còn làm say mê các nhà nghiên cứu sinh vật học, vì nơi đây tập trung
nhiều hệ sinh thái như rừng ngập mặn, rừng cây nhiệt đới với hàng ngàn loài động vật trên
rừng dưới biển.
Đến thăm vịnh Hạ Long, du khách không chỉ ngắm nhìn vẻ đẹp của rừng, của biển mà
còn suy ngẫm về một truyền thống lịch sử chống ngoại xâm rất đáng tự hào của dân tộc
Việt Nam.
Trên vùng biển Đông Bắc nước ta, vịnh Hạ Long như một viên ngọc bích khổng lồ
phản ánh vẻ đẹp kì diệu và vĩnh hằng của thiên nhiên. Ngày 17-12-1994, tại Thái Lan, Hội
đồng di sản thiên nhiên thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long là kì quan thiên nhiên của toàn
nhân loại.
9. Hãy kể lại chuyện người con gái Nam Xương theo cách của em.
BÀI LÀM

Ngày xửa, ngày xưa, ở vùng Nam Xương có Vũ Thị Thiết là người con gái tài sắc
vẹn toàn. Nàng kết duyên cùng Trương Sinh, con một gia đình khá giả.


Chiến tranh xảy ra, Trương Sinh phải xung vào lính. Chàng đành dứt áo chia tay với
mẹ già, vợ trẻ đển lên đuòng ra trận. Trong phút tiển đưa, mẹ già gạt nước mắt dặn con hãy
cẩn trọng giữ mình nơi hòn tên mũi đạn.
Trương Sinh đi được hơn một tuần thì Vũ Nương sinh ra đứa con bụ bẫm, khôi ngô.
Có đứa bé, cảnh nhà đỡ hiu quạnh. Một mình Vũ Nương đảm đang gánh vác mọi chuyện
lơn nhỏ trong nhà. Nàng siêng năng làm lụng, hết lòng chăm sóc mẹ già, dạy dỗ con nhỏ và
đoan trang giữ gìn ý tứ, không để xảy ra điều tiếng gì. Mọi người trong vùng đều khen
nàng là một người con dâu hiền thảo.
Ít lâu sau, vì quá thương nhớ con trai, mẹ chồng Vũ Nương lâm bệnh nặng qua đời.
Vũ Nương lo cho bà mồ yên mả đẹp và thờ cúng bà chu đáo. Căn nhà vốn đã rộng nay như
càng rộng thêm bởi chỉ còn có hai mẹ con Vũ Nương lủi thủi ra vào.
Đêm đêm, nàng thắp đèn cho sáng rồi ôm con vào lòng, chỉ bóng mình in trên vách
mà nói đùa rằng: - Cha Đản về kìa! Đứa bé tin là thật.
Năm sau, nạn giặc giã cũng được dẹp yên, Trương Sinh sống sót trở về quê. Biết tin
mẹ mất, chàng bế con ra mộ mẹ thắp nhang. Đứa con quấy khóc, chàng dỗ dành: -Nín đi
con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất. lòng cha buồn khổ lắm rồi. Đứa con nhìn chàng đăm
đăm rồi hỏi: - Thì ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha trước đây
chỉ nín thin thít.
Vốn sẳn tính đa nghi, Trương Sinh cho rằng vợ có tư tình với người đàn ông khác
trong khi mình vắng nhà nên đùng đùng nổi giận, gọi Vũ Nương tra hỏi. Nàng thanh minh,
giải thích thế nào Trương Sinh cũng không tin và trách mắng nàng thậm tệ. Vũ Nương vừa
tủi thân vừa đau khổ tột cùng. Nàng thề trước đất trời, mong đất trời chứng giám cho tấm
lòng trong sạch của mình rồi nhảy xuống song tự vẫn. Các tiên nữ thương xót, đưa nàng về
Thủy cung chung sống với Linh Phi. Cuộc sống sung sướng, nhàn hạ ở đây không thể làm
cho Vũ Nương nguôi nhớ chồng con.
Từ sau ngày vợ mất, Trương Sinh lâm vào cảnh gà trống nuôi con. Một đêm, chàng

ôm con vào lòng, ngồi trước ngọn đèn hiu hắt. Bóng chang in trên vách chập chờn lau
động. Đứa con vui thích vỗ tay reo: -Cha Đản lại đến kia kìa! Trương Sinh chợt hiểu ra tất
cả. Chàng vò đầu bứt tai than khóc, tự trách mình sao quá nhẫn tâm, dẫn đến cái chết bi


thương của người vợ hiền thục, đảm đang. Đêm ấy, hồn Vũ Nương hiện về báo mộng rằng
chiều tối ngày mai, Trương Sinh hãy bế con ra bờ song để vợ chồng, mẹ con gặp gỡ.
Trương Sinh làm theo lời dặn của Vũ Nương. Chàng dõi mắt nhìn ra xa, chỉ thấy
chiếc kiệu sơn son trên có Vũ Nương ngồi, xung quanh có rất nhiều tiên nữ cứ thấp thoáng
ẩn hiện giữa dòng. Văng vẳng trong gió là tiếng nói quen thuộc, tha thiết của Vũ Nương:
Thiếp xin chàng hãy cố gắng nuôi dạy cho con trai chúng ta khôn lớn, trưởng thành. Thiếp
xin nhớ tới hai cha con nhưng không thể trở về cõi trần được nữa! Chuyện đã qua rồi,
chàng đừng phiền muộn làm chi mà tổn hao sức khỏe! Chào chàng, thiếp đi đây!
Trương Sinh đau đớn như đứt từng khúc ruột. Chàng lấy tay áo lau nước mắt và bàng
hoàng khi thấy tất cả biến mất, chỉ còn dòng song lặng lẻ chảy về biển cả trong bóng chiều
đang sẫm lại.
Nhân dân trong vùng lập đền thờ Vũ Thị Thiết ngay bên bờ song để mọi ngừoi luôn
nhớ đến nàng, lấy cái chết bi thảm của nàng làm bài học thiết thực, nhắc nhở rằng vợ chồng
phải luôn yêu thương tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau thì mới có cuộc sống hạnh phúc dài
lâu.
10.Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em
Thúy Kiều đi chơi trong tiết Thanh minh. Trong khi kể, chú ý vận dụng các yếu tố
miêu tả cảnh ngày xuân.
BÀI LÀM
Ông bà Vương viên ngoại có ba người con là Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan.
Hai cô con gái đã đến tuổi cài trâm. Dáng vẻ yểu điệu như liễu, như mai, tâm hồn trong
trắng như băng, như tuyết. Thúy Vân đẹp đoan trang, phúc hậu, nguyệt thẹn, hoa nhường.
Thúy Kiều đẹp sắc sảo, mặn mà, nghiên thành, nghiên nước. Vương Quan khôi ngô, tuấn
tú, đang theo học chữ nghĩa thánh hiền. Ngày xuân, trong tiết Thanh mnh ba chị em Thúy
Kiều rủ nhau cùng dạo chơi xuân.

Vừa mới Tết Nguyên Đán hôm nào mà giờ đây đã là đầu tháng ba. Bầu trời trong
xanh, những đám mây trắng bồng bềnh trôi. Chim én vẫn rộn ràng bay liệng giữa không
trung bao la. Khí trời mùa xuân mát mẻ khiến cho hoa lá tốt tươi. Màu cỏ non xanh mướt
kéo dài đến tận chân trời. Trên cành lê, điểm mấy bông hoa trắng rung rinh trước gió. Cảnh


đẹp như giục giã bước chân chị em Thúy Kiều. Theo phục có từ lâu đời, trong tiết Thanh
minh, nhà nhà lo chuẩn bị cho lễ tảo mộ để bày tỏ lòng người thương tiếc và biết ơn đối với
người đã khuất. Đây cũng là dịp thiên hạ du xuân, thưởng lảm vẻ đẹp tuyệt vời của thiên
nhiên.
Ba chị em Thúy Kiều vui vẻ hòa vào dòng người trẩy hội. Từ khắp chốn, tài tử, giai
nhân nườm nượp kéo về. Khung cảnh rộn ràng, tấp nập, ngựa xe như nước chảy, người
người chen vai sát cánh. Từng tốp kéo lên gò cao, xúm quanh những ngôi mộ của người
thân, sửa sang cho sạch sẽ, đắp thêm đất, trồng thêm hoa, đốt vàng thoi, bạc giấy và thấp
hương khấn vái… Khói thơm nghi ngút tỏa rộng một vùng. Sự giao hòa giữa người đã
khuất và người còn sống diễn ra trong khoảng không khí thiêng liêng xúc động.
Chẳng mấy chốc, trời đã ngã về chiều. Mặt trời đang lặng dần sau dãy núi phía tây.
Một màn sương bảng lảng dâng len trong hoàng hôn. Thúy Kiều thấy lòng chợt se buồn.
Nàng giục Thúy Vân và Vương Quan ra về. Ba chị em thơ thẩn bước theo con suối nước
chảy trong veo, nhìn rõ cả những hòn cuội trắng tinh và đàn cá lượn lờ dưới đáy. Một chiếc
cầu gỗ nhỏ xin, dáng cong thanh tú bắc ngang cuối ghềnh, làm cho khung cảnh càng thêm
thơ mộng.
Lần đầu tiên, ba chị em nhà họ Vương đi chơi xuân. Trong tâm hông mỗi người, cảm
xúc buồn vui lẫn lộn, Vương Quan cất tiếng giục Thúy Kiều, Thúy Vân rảo bước bởi
đườnh về nhà vẫn còn xa lắm.
11. Em hãy giới thiệu vẻ đẹp của Thúy Kiều bằng lời văn của mình.
BÀI LÀM
Vào năm Gia Tĩnh triều Minh, ở Bắc Kinh, Trung Quốc, Vương viên ngoại có hai cô
con gái xinh đẹp tuyệt vời vừa đến tuổi cài trâm. Cô chị là Thúy Kiều, cô em tên là Thúy
Vân. Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.

Thúy Vân da trắng như tuyết, tóc đen như mây. Gương mặt đầy đặn như trăng rằm.
Nụ cười tươi tựa như hoa mới nở. Giọng nói trong như tiếng ngọc rơi. Sắc đẹp ấy báo trước
cho nàng một cuộc sống đầy đủ, bình an.


Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều đẹp một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà hiếm có. Mắt nàng
trong như nước hồ mùa thu; lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Hoa phải ghen,
liễu phải hờn trước vẻ thắm, vẻ tươi của nhan sắc Thúy Kiều.
Quả là trong đời có ít người con gái nào tài sắc vẹn toàn như Thúy Kiều. Thi hào
Nguyễn Du say mê ca ngợi:
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẳn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương…
Thúy Kiều không chỉ đẹp mà còn thông minh, đa cảm, đa tài. Vẻ đẹp của nàng ẩn chứa
sự thông tuệ, tài năng, đức hạnh cùng với một tâm hồn mẫn cảm, tinh tế và tấm lòng đầy
thành tâm, thiện ý. Nhưng ngần ấy tinh hoa tụ lại trong một con người liệu có thái quá
chăng? Người xưa thường nói: Thái quá bất cập và Nguyễn Du cũng như tiên đoán được số
kiếp truân chuyên của Thúy Kiều nên đã viết:
Anh hoa phát tiết ra ngoài
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa
Đó có phải là định mệnh khắt khe không gì thay đổi được, nhất là trong xã hội phong
kiến đầy bất công và ngang trái thuở xưa?! 

12. Nhân ngày 20 – 11, em hãy kể lại cho các bạn nghe một kỉ niệm đáng nhớ giữa
mình và thầy cô giáo cũ.
BÀI LÀM
Các bạn thân mến!

Trong đời học sinh, ai cũng có những kỉ niệm vui buồn về thầy cô, bè bạn. Có những
kỉ niệm sâu sắc đến mức nó sẽ theo ta suốt cả cuộc đời. Sau đây, tôi sẽ kể các bạn nghe về
một kỉ niệm như thế về thầy Đức, chủ nhiệm lớp 8A năm ngoái.


Thú thật với các bạn, tôi chẳng thể nào yêu thích nổi môn Toán. Không phải là vì
thầy dạy dở mà là vì tôi dốt. Cho nên cứ đến giờ Toán là tôi cảm thấy chán ngán, đầu óc
vẩn vơ đâu đâu. Lời thầy giảng vào tai nọ ra tai kia, chẳng đọng chút gì trong óc tôi cả.
Nhìn các bạn giải bài tập vừa nhanhm vừa đúngm lại trao đổi với nhau hào hứng, sôi nổi,
tôi phục lắm!
Ấy thế nhưng tôi lại là “cây Văn” và “cây Anh Văn” của lớp đấy nhé! Điểm 8, 9 hai
môn này với tôi chỉ là thường thôi. Tôi tự hào về điều đó nên cũng hơi ‘kiêu’.
Nhiều lần, thầy Đức khuyên tôi không nên học lệch, phải cố gắng học các môn tự
nhiên để đạt kết quả tốt hơn. Nếu không, sang năm lên lớp 9 thì thật là gay go. Nghe lời
thầy, tôi đã nhờ bạn Trí kèm thêm môn Lí và bạn Hùng kèm thêm môn Hóa. Còn thầy
Đức, thầy sẵn sàng giảng lại thật kĩ những bài nào tôi chưa hiểu hoặc hiểu lơ mơ. Nhiệt
tình của thầy khiến tôi cảm động. Tôi tự nhủ sẽ nghiêm túc và tự giác học tập để thầy vui.
Thế nhưng chuyện buồn lại sảy ra ngay sau đó. Mà nguyên nhân cũng do tính chủ
quan, lơ là của tôi trong học tập.
Tôi còn nhớ hôm ấy là thứ năm. Đầu tiết 1, thầy Đức cho làm bài kiểm tra 15 phút về
lí thuyết của bài Hình học tuần trước. Tôi hoảng sợ và lúng túng mất hồi lâu vì đã quên tất
cả. Nhìn sang bên cạnh, các bạn đang chăm chú viết. Tôi loay hoay cố vắt óc nhớ lại nhưng
nội dung định lí cứ trốn đâu mất cả. Năm phút trôi qua. Mồ hôi đã bắt đầu rịn ra trên trán
và chảy dọc xuống sống lưng tôi.
Bất chợt, trong đầu tôi lóe lên một tia sáng và tôi bám chặt lấy nó như người chết đuối
và vớ được phao: Giờ Hình học tuần trước, tôi quên mang theo vở nên đã chép bài vào
cuốn nháp, mà cuốn nháp thì tôi đang dùng để kê tờ giấy làm bài kiểm tra. May quá! Nhân
lúc thầy nhìn sang dãy bàn bên trái, tôi lật giở rất nhanh, tìm đúng chỗ và cố giữ vẻ mặt
thản nhiên, tôi chép lia lịa, không sót chữ nào.
Thầy Đức báo đã hết giờ kiểm tra. Bạn Hùng lớp trưởng đi thu bài mang lên nộp cho

thầy. Tôi thở phào nhẹ nhõm vì hành động gian dối không bị ai phát hiện. Tuy thế, trong
thâm tâm, tôi vẫn lo lắng.
Đúng một tuần sau, thầy Đức trả bài. Tôi đi học muộn, chẳng dám vào, đành ngồi nép
dưới chân tường chỗ cửa sổ cuối lớp. Tiếng thầy Đức nói, tôi nghe rõ mồn một: - Hôm nay


thầy tuyên dương bạn Hải đã có tiến bộ vượt bậc. Hải rất thuộc bài. Thầy cho Hải điểm 10
toán đầu tiên. Rất tiếc, Hải không có mặt ở đây! Các em hãy học tập tinh thần phấn đấu
vươn lên của Hải.
Trời ơi! Giá như lúc ấy dưới chân tôi nức ra để tôi chui xuống trốn thì hay biết mấy!
Tôi xấu hổ vô cùng và không ngớt thầm mắng nhiếc mình là đồ dối trá vô liêm sỉ. Cũng
may mà đi học muộn chứ nếu ở trong lớp lúc này, chỉ cần nhìn các bạn nhìn tôi bằng ánh
mắt nghi ngờ và giễu cợt thì tôi cũng đủ ‘chết đứng’ rồi!
Tôi khom cuối rạp xuống để không ai phát hiện ra rồi len lén vòng qua hồ nước, ngồi ở
đó chờ hết tiết Toán mới dám vào. Vừa thấy tôi, đám bạn trai cùng bàn hét tướng lên: Hải
được 10 điểm Toán, chuyện lạ thế giới! Tâm đưa bài cho tôi. Tôi giật phắt lấy rồi cất ngay
vào cặp, cúi mặt chẳng dám nhìn ai.
Cái điểm 10 không xứng đáng ấy hành hạ tôi đến mức ăn không, ngủ không yên. Nữa
tháng sau, tôi đã gặp thầy Đức, trình bày mọi chuyện thành thật xin lỗi thầy, mong thầy giữ
kín. Thầy Đức hứa và đã giữ đúng lời hứa. Thầy tha lỗi cho tôi, khen tôi dám dũng cảm
nhận khuyết điểm như vậy là tốt.
Từ đó, tôi đề ra cho bản thân một nội quy học tập khá chặt chẽ, nghiêm túc. Các bạn
thấy đấy, học kì I vừa qua, điểm kiểm tra các môn tự nhiên và xã hội của tôi chênh nhau
không đáng kể. Được kết quả như vậy, tôi biết ơn thầy Đức rất nhiều bởi thầy đã kiên trì
giúp đỡ và động viên tôi học tập. Có được một nguòi thầy tận tụy, hết lòng vì học sinh như
thế, quý biết bao, phải không các bạn?!
13. Kể chuyện mười năm sau em về lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy
tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra.
BÀI LÀM
Sau bốn năm miệt mài học tập ở trường Đại học Bách khoa, tôi đã trở thành kĩ sư và

được nhận vào làm việc trong một nhà máy cơ khí của tỉnh nhà. Thời gian trôi đi nhanh
quá! Mới ngày nào tôi là cậu học sinh lớp 9, thoát cái mà đã mười năm. Bao kỉ niệm của
thời học trò tinh nghịch, đáng yêu vẫn còn tươi rói trong kí ức…


×