Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Chế định miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự việt nam năm 1999

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.13 KB, 104 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
-----------

V

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

CHẾ ĐỊNH MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Giáo viên hướng dẫn:
Th.s PHẠM VĂN BEO

Sinh viên thực hiện :
LÊ QUỐC KHỞI
MSSV : 5044108
Lớp: Luật Tư Pháp – K30

Cần Thơ, 05/2008


Chế định miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự Việt Nam năm 1999

LỜI NÓI ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Chế định miễn, giảm hình phạt là chế định quan trọng trong luật hình sự Việt
Nam có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết trách nhiệm hình sự và hình phạt của


người phạm tội, trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ trật tự
pháp luật và pháp chế, đồng thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của công
dân. Vì vậy nghiên cứu chế định này là sự đòi hỏi mang tính cấp thiết làm tiền đề cho
việc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Trong thực tiễn xét xử hiện
nay việc Tòa án xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với
bị cáo còn nhiều khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có cái nhìn khái quát cao và phải là
là người có trình độ chuyên môn giỏi thì mới có thể đánh giá đúng các mặt khách
quan, chủ quan của tội phạm, nhân thân người phạm tội để đưa ra một hình phạt
chính xác, đảm bảo nguyên tắc đúng người, đúng tội, đúng căn cứ pháp luật và phản
ánh đúng tính nguy hiểm của tội phạm. Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa việc nghiên cứu vấn đề này là cần thiết đặc biệt đối với một
sinh viên qua bốn năm học tập thì việc nghiên cứu vấn đề này để hiểu thêm là cần
thiết, để khi ra trường trang bị kiến thức thực tế hơn về pháp luật.
Nội dung nghiên cứu của đề tài.
Đề tài nghiên cứu những vấn đề thuộc phạm vi phần chung luật hình sự, cụ thể
là các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định ở Điều 46 Bộ
luật hình sự. Bên cạnh đó đề tài còn mở rộng ra việc nghiên cứu các chế định khác
như miễn hình phạt, giảm hình phạt, miễn chấp hành hình phạt, hoãn và tạm đình chỉ
Trung
liệu ĐH
Cần
Thơ
Tài
liệu
và rõ
nghiên
chấptâm
hànhHọc
hình phạt,
án treo,

quyết
định@
hình
phạt
nhẹhọc
hơn. tập
Để thấy
hơn bảncứu
chất
của pháp luật hình sự Việt Nam là có tính nhân đạo cao hớn pháp luật cảu các nước
tư bản, bên cạnh đó khi nghiên cứu vấn đề này còn cho thấy chính sách hình sự của
Nhà nước ta trong quá trình đấu tranh phong và chống tội phạm.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích tổng hợp và đưa ra ý kiến
nhận xét đánh giá chung. Bên cạnh đó trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử dụng
phương pháp so sánh, sưu tầm để có cái nhìn rộng hơn và mang tính khái quát hơn
đối với từng nội dụng.
Cơ cấu của đề tài
Gồm 3 phần
PHẦN I: Những vấn đề lí luận chung về chế định miễn, giảm hình phạt
PHẦN II: Nội dung của chế định miễn, giảm hình phạt
PHẦN III: Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu không chánh khỏi những sơ xuất vì vậy
kính mong thầy xem xét và định hướng để em có phần hoàn thiện hơn trong việc
nghiên cứu các công trình sau.
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN

SVTH: Lê Quốc Khởi. MSSV: 5044108

1



Chế định miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự Việt Nam năm 1999

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH
MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CHẾ ĐỊNH MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT.
Như mỗi chúng ta đã biết, chế định miễn, giảm hình phạt là căn cứ để định tội
là sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra với các
dấu hiệu tương ứng trong quy phạm pháp luật hình sự, những dấu hiệu đó sẽ trở thành
khuôn mẫu pháp lý làm cơ sở cho người tiến hành tố tụng so sánh, đối chiếu với hành
vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra ngoài thế giới khách quan.
Vì vậy tại Điều 2 Bộ luật hình sự hiện hành quy định: “Chỉ người nào phạm
một tội được luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Quy định như
vậy là không cho phép áp dụng nguyên tắc tương tự trong pháp luật hình sự. Để làm
căn cứ cho việc quyết định hình phạt và phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người
phạm tội tại Điều 45 BLHS quy định: “Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào
quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách
nhiệm hình sự”. Vì vậy khi xác định một một người phạm tội và quyết định hình phạt
đối với họ, cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự để có thể áp dụng mức hình phạt cụ thể, phản ánh đúng tính nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội bảo đảm nguyên tắc pháp
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
chế và nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật hình sự nước ta.
II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH MIỄN GIẢM HÌNH PHẠT
1. Pháp luật hình sự thời phong kiến
1.1. Pháp luật hình sự thời nhà Lê

Năm 1428 sau khi lên ngôi vua Lê Thái Tổ đã hạ lệnh cho các tướng hiệu và
các quan rằng: “từ xưa đến nay, trị nước phải có luật, không có luật thì sẽ loạn”.
Nhằm đảm bảo trật tự công cộng. phát triển sản xuất. Năm 1429, nhà vua ra lệnh cho
các quan rằng: “kẻ nào du thử, du thực, đánh cờ, đánh bạc thì quan ty và quân dân bắt
nộp để trị tội. Đánh bạc thì bị chặt năm ngón tay, đánh cờ thì bị phạt chặt 1/5 ngón
tay, những kẻ nào không là việc quan mà vô cớ tụ họp, uống rượu thì bị phạt 100
trượng, người chứa chấp bị tội kém một bậc”. Thời vua Lê Thái Tông xây dựng thêm
một số quy tắc xét xử các vụ kiện cáo và một số quy định nghiêm cấm nạn hối lộ.
Đáng chú ý, trong thời gian này hoạt động lập pháp nói chung, lập pháp hình sự nói
riêng của nhà Lê được tiến hành thành công nhất dưới thời vua Lê Thánh Tông. Chính
triều đại Lê Thánh Tông đã cho ra đời “Quốc Triều hình luật” hay còn gọi là Bộ luật
Hồng Đức nổi tiếng vào năm 1483 và Hồng Đức chính thư một văn bản pháp luật có
chứa đựng một số quy phạm pháp luật hình sự.
Nghiên cứu Bộ luật Hồng Đức và Thiện chính thư chúng ta có thể rút ra
những đặc điểm của luật hình sự thời kỳ này như sau:
Nguyên tắc quyết định hình phạt:

SVTH: Lê Quốc Khởi. MSSV: 5044108

2


Chế định miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự Việt Nam năm 1999

Trong pháp luật hình sự thời kỳ này thừa nhận hai nguyên tắc làm căn cứ để
quyết định hình phạt:
Nguyên tắc giảm nhẹ hình phạt
Pháp luật hình sự thời kỳ Lê sơ quy định việc quyết định hình phạt phải căn
cứ vào nhân thân người phạm tội. Tại Điều 3 quy định 8 trường hợp xét giảm hình
phạt là:

- Nghị thân là họ hàng nhà vua từ hàng đáng miển trở lên, họ hàng hoàng thái
hậu từ hàng ti ma trở lên, họ hàng hoàng hậu từ hàng tiến công trở lên.
- Nghị cố là những bậc cố cụ;
- Nghị hiền là những người có đức hạnh lớn;
- Nghị năng là những người có tài năng sự nghiệp lớn;
- Nghị công là những vị có công lao lớn;
- Nghị quí là những vị quan chức sự từ tam phẩm trở lên, những vị tản quan
tước nhị phẩm trở lên;
- Nghị cần là những người siêng năng hết sức chịu khó;
- Nghị tân là những con cháu nói các triều đại trước, là những quốc khách;
Tại Điều 4 quy định: “những ai thuộc 8 trường hợp vừa nói, nếu phạm tử tội
khi xét án từng trường hợp trước phải tâu lên vua để vua xét định (Quan nghị án xét
tình, nghị tội đúng luật pháp nhưng không được quyết định), ai mắc tội lưu trở xuống
thì được giảm một bực, ai mắc tội thập ác thì không áp dụng luật này”.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Theo Điều 18 thì, tự thú, thành khẩn khai báo được xem là một tình tiết giảm
nhẹ đặc biệt. “Ai phạm tội chưa bị phát giác mà tự thú trước thì được tha tội, tội thập
ác và tội giết người thì không áp dụng luật này. Phạm tội nhẹ đã bị bắt mà nhân đó
thú tội nặng hay nhân hỏi sự việc đang phạm mà kể thêm một tội khác nữa thì được
tha hết. Phạm tội thập ác và giết người thì không theo luật này. Nhờ kẻ khác thú tội
giùm mình thì không tha tội, nếu không kể hết số tang vật thì xử theo chổ không khai
hết. Biết xắp có kẻ khác thưa mình nên tự thú trước thì cũng cho nhẹ một bực tội.
Phạm tội cùng nhau trốn mà biết rồi bắt lại nhau kẻ phạm tội ấy đem nộp quan thì
cũng được tha tội”.
Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền:
Những trường hợp phạm tội với lỗi vô ý hoặc phạm tội với độ tuổi từ 70 tuổi
trở lên, 15 tuổi trở xuống hoặc người phạm tội tàn phế mà mức hình phạt từ lưu trở
xuống thì cho chuộc bằng tiền. Điều 14 quy định: “Bởi sơ suất, sai lầm mà quan viên,

quân dân phạm tội, thì từ tội lưu trở xuống được chuộc bằng tiền. Phạm tội khi chưa
làm quan đến lúc làm quan (từ lục phẩm trở lên) sự việc mới bị phát giác, hay quan
nhỏ phạm tội khi từ quan sự việc mới bị phát giác đều được giảm một bực tội. Nếu
phạm tội thập ác và gian tham thì không áp dụng luật này”.
Bên cạnh đó Điều 16 cũng quy định: “từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống và
những kẻ phế tật (tức những kẻ si, câm, cơ thể què quặc, gảy tay chân) phạm tội lưu,
đồ trở xuống thì cho chuộc tội bằng tiền. Phạm tội thập ác thì không áp dụng luật này.
80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống và những kẻ bệnh nặng (là những ác tật, tay chân bại
liệt, điên cuồn, mù hai mắt) phạm tội ác nghịch, giết người đáng lẽ phải xủ tử thì trong

SVTH: Lê Quốc Khởi. MSSV: 5044108

3


Chế định miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự Việt Nam năm 1999

trường hợp này phải tâu lên vua để vua quyết định. Những người này phạm tội trộm,
đánh người bị thương thì cũng cho chuộc tội, việc này thì không buộc tội. Những
người từ 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống dù phạm tử tội cũng không áp dụng hình
phạt. Nếu ai xúi giục thì bắt tội kẻ ấy. Nếu ăn cắp tang vật mà ai chứa chấp tang vật
đó phải đền trả.” Có thể nói đây là quy định mang tính nhân đạo cao của pháp luật
hình sự thời Lê sơ mà pháp luật hình sự Việt Nam sau này đã kế thừa và quy định
thành chế định riêng để thể hiện tính nhân đạo của pháp luật hình sự.
Chế định miễn, giảm hình.
a. Trong trường hợp đồng phạm:
Vấn đề quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm đã được Bộ luật
Hồng Đức quy định ở các điều 35; 36; 116; 411; 412; 454; 469; 539. Bộ luật không
quy định khái niệm đồng phạm, tính đồng phạm thể hiện ở nguyên tắc trừng trị tội
phạm. Cụ thể Điều 35 quy định: “nhiều người cùng phạm chung tội thì kẻ tạo ý lễ là

kẻ thủ phạm, kẻ a tòng được giảm một bực tội. Nếu trong nhà phạm tội thì chỉ buộc tội
người tôn trưởng (kẻ chồng, đàn ông)”. Ở đây nhà làm luật đề cao vai trò của kẻ chủ
mưu, cầm đầu và người trưởng trong gia đình và kiên quyết trừng trị kẻ cầm đầu gợi ý
cho việc phạm tội.
Phạm vi đồng phạm không những bao gồm kẻ khởi xướng, người chủ mưu,
người a tòng, kẻ thủ phạm, tòng phạm, kẻ đồng mưu, kẻ xúi giục mà còn bao gồm cả
những người thuộc phạm trù liên quan đến tội phạm như quy định tại Điều 116: “Đại
sự cần giử bí mật mà ai tiết lộ ra thì bị chém, không phải đại sự nhưng cần giử bí mật
mà tiết lộ thì bị phạt 70 trượng, biếm ba tư. Cần giử mật những nghị sự trong điện
đìnhtâm
mà tiết
lộ thì
bị tội
Kẻ đầu
tiên
lộ là
thủ học
phạm,tập
kẻ nghe
đi nói lạicứu
được
Trung
Học
liệu
ĐHlưu.
Cần
Thơ
@tiếtTài
liệu
và nghiên

giảm hai bực tội, không phải đại sự thì không mắc tội”. Một trong những nét đặc sắc
của pháp luật hình sự thời Lê sơ là đã ghi nhận trường hợp xúi giục thực hiện tội phạm
nhưng không có đồng phạm. Đó là các trường hợp kích động, thúc đẩy người khác
phạm tội sau đó trình báo, tố giác nhằm thỏa mãn động cơ cá nhân nào đó. Giữa người
xúi giục và người bị xúi giục không hình thành quan hệ đồng phạm vì không thỏa mãn
dấu hiệu chủ quan của đồng phạm là cùng cố ý. Cụ thể, người xúi giục không mong
muốn cho hậu quả xảy ra mà chủ yếu là để tố giác lập công lãnh thưởng. Với trường
hợp này thì Điều 539 quy định: “Những kẻ xúi giục cho người ta không biết mà phạm
pháp, hay là người biết phép mà xúi giục người khác làm trái phép rồi bắt hay tố cáo,
hay để người khác bắt hay tố cáo chủ ý để lấy thưởng, hay vì hiềm khích mà xúi giục
để cho người ta phạm tội thì cũng bị xử như người phạm pháp”.
b.Đối với người phạm tội chưa đạt:
Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, trong Lê triều hình luật không quy
định một điều luật cụ thể nào về vấn đề này mà nó nằm rải rác ở một số điều luật và
nhẹ hơn so với tội phạm hoàn thành. Ví dụ: Điều 416 quy định: “Ai mưu giết tôn
trưởng và cơ thân, ông bà ngoại, chồng ông bà, cha mẹ chồng thì đều bị chém. Mưu
giết ông bà, cha mẹ chồng cũ thì giảm một bực tội. Mưu giết đã gây thương tích thì xử
giảo, đã giết chết thì xử chém. Mưu giết tôn trưởng ở hàng ti ma thì bị lưu đi châu
ngoài, đã gây thương tích thì xử giảo, đã giết chết thì xử chém. Tôn trưởng mà mưu
giết hàng cháu ít tuổi thì được xử nhẹ hơn tội giết người hai bậc, đã gây thương tích
thì xử nhẹ hơn một bậc, đã giết chết thì xử theo tội cố sát”. Hoặc Điều 421 quy định:
“Ai hại người bằng độc dược, hay bán độc dược đều bị xử giảo. Mưu bán chưa kịp
dùng đến thì xử lưu đi châu ngoài”. Với chế định này nhà làm luật đã thể hiện bản
SVTH: Lê Quốc Khởi. MSSV: 5044108

4


Chế định miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự Việt Nam năm 1999


chất nhân đạo, những nó cũng nhằm mục đích bảo vệ cho giai cấp thống trị. Đối với
tầng lớp khác mặc dù có phần nhân đạo những cũng là sự giảm nhẹ đơn giản trong quá
trình quyết định hình phạt.
Bên cạnh đó tại Điều 8 quy định: “Một người cùng một lúc được giảm nhiều
điều luật thì chỉ theo một điều cao nhất” có nghĩa là cùng một lúc phạm hai tội, trong
đó có điều quy định giảm một bực tội nếu thuộc trường hợp này có có tình tiết giảm
nhẹ đó, mặt khắc điều luật khác quy định giảm hai bực tội nếu có tình tiết giảm nhẹ
như thế thì áp dụng theo điều luật thứ hai đó.
1.2. Pháp luật hình sự thời nhà Nguyễn.
Nhận xét tổng quan về Hoàng Việt luật lệ tác giả Nguyễn Quang Thắng viết:
“Là những quy định về nội dung và kỷ thuật lập pháp còn rất hạn chế, văn phong của
Bộ luật nói chung cũng như những quy định có liên quan đến quyết định hình phạt nói
riêng còn rườm rà khó hiểu”. Hoàng Việt luật lệ không có điều khoản nào quy định
trực tiếp về vấn đề quyết định hình phạt mà vấn đề này được quy định rải rác trong
một số điều luật. Nội dung của những điều luật này nhìn chung thể hiện rõ chính sách
hình sự rất hà khắc của triều đình nhà Nguyễn. Mặt khác những quy định đó cũng
chưa phản ánh đầy đủ các vấn đề có liên quan đến quyết định hình phạt. Tuy nhiên, có
thể hiểu được những hạn chế này bị chi phối một phần bởi hạn chế của lịch sử.
Các trường hợp miễn, giảm hình phạt
Khác với luật hình sự Việt Nam hiện đại, Hoàng Việt luật lệ nói riêng cũng
như luật cổ nói chung đã có sự ưu đãi dặc biệt trong việc giảm nhẹ hình phạt cho 8 loại
người được quan xử án xem xét giảm nhẹ hình phạt. Trong Hoàng Việt luật lệ bát nghị
Trung
Họctạiliệu
@tóm
Tàitắcliệu
đượctâm
quy định
ĐiềuĐH
3; 4 Cần

QuyểnThơ
2 có thể
là: học tập và nghiên cứu
+ Nghị thân (bà con gần vua);
+ Nghị cố (người cố cụ trong hoàng gia thương hầu hạ bên vua);
+ Nghị công (người có công lao lớn giẹp giặc);
+ Nghị năng (người có năng lực đặc biệt trong việc quân hay việc cai trị);
+ Nghị cần (người làm quan tỏ ra cần mẫn, siêng năng);
+ Nghị tân (người tôn thất triều trước được coi là tân khách của triều sau);
+ Nghị quý (những người làm quan vào bậc cao quý từ tam phẩm trở lên);
+ Nghị hiền (người hiền đức quân tử).
Tám loại người nói trên nếu phạm tội thì được hưởng ưu đãi như trong Điều 4
quy định: “Quan xử án không có quyền tự ý xét xử ngay, phải làm tờ trình tâu lên vua
chờ lệnh. Nếu vua cho xét xử thì quan xử án phải xem xét giảm nhẹ hình phạt cho họ
trong khi định và cũng phải tâu lên vua quyết định.
Trong khi thẩm vấn, những người này không bị tra khảo như thường dân.
Từ tội lưu trở xuống họ được giảm nhẹ một bậc”.
Tuy nhiên, trường hợp bát nghị không áp dụng cho tội thập ác quy định tại
Điều 2 bao gồm:
+ Mưu phản là mưu mô làm xã tắc xụp đổ.
+ Mưu đại nghịch là mưu mô phá hư tong mếu, sơn lăng và cung khuyết vua.
SVTH: Lê Quốc Khởi. MSSV: 5044108

5


Chế định miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự Việt Nam năm 1999

+ Mưu chống đối là âm mưu phản quốc theo giặc.
+ Ác nghịch là mưu mô đánh, giết ông bà cha mẹ.

+ Bất đạo là giết người trong một nhà không đáng tội giết, giết xong chặt lìa
thi thể, tạo chất độc bùa mê.
+ Đại bất kính lấy trộm đồ thờ trong lăng mếu, lấy trộm đồ vua dùng, làm giả
mạo ấn vua.
+ Bất hiếu là tố cáo, mắng nhiếc ông bà, cha mẹ làm ngược lời cha mẹ dạy
bảo, nuôi dưỡng cha, mẹ thiếu thốn.
+ Bất mục là mưu giết người thân từ hàng ti ma trở lên.
+ Bất nghĩa là giết quan bản phủ, quan ti tại nhiệm, giết thầy dạy mình học, kẻ
hạ thuộc giết quan trưởng bộ.
+ Nội loạn là gian dâm với người thân từ tiểu công trở lên, hay với thiếp của
cha ông.
Nếu những vị ấy phạm một trong những tội thập ác thì tâu lên vua, vua thỉnh ý
xử nghị. Nếu xét theo luật thì không dùng luật lệ hiện nay, thỉnh luật quyết định của vua.
Ngoài trường hợp bát nghị, Hoàng Việt luật lệ còn quy định một số trường
hợp giảm nhẹ khác.
Trước hết đó là sự giảm nhẹ hình phạt đối với phụ nữ phạm tội. Trong một số
trường hợp phụ nữ phạm tội được hưởng sự khoan hồng lớn hơn nam giới. Khi bị tội
đồ và lưu, nam giới phạm tội bao giờ cũng bị phạt thêm tội trượng, nhưng nữ giới
Trung
tâm
Học
liệu50ĐH
CầnthếThơ
@ Tài
học
tập
phạm
tội thì
bị phạt
roi thay

(tại Điều
1 lệ liệu
1). Tại
Điều
19 và
đoạnnghiên
cuối quycứu
định:
“Nữ giới phạm tội gian dâm bị phạt trượng sẽ bị cởi áo (để lại quần) chịu hình phạt,
còn những tội dư khác thì y buộc phải mặc áo mỏng, miễn xâm chữ. Nếu phạm tội đồ
lưu thì bị phạt 100 trượng tội lưu thì nhận giá chuộc”. Tại Điều 19 lệ 1 cũng quy
định: “Trường hợp nữ giới phạm tội gian dâm, ăn trộm, bất hiếu mà không có tiền
chuộc tội thì sẽ chịu tội y như luật. Những nữ giới phạm tội khác và phải phạt tội roi,
đồ, sung quân, trường hợp tạp phạm phải chết thì bị xử phạt 100 trượng; xét thấy có
tài sản như mệnh phụ, vợ chính quan viên thì đều cho nộp chuộc”. Ngoài ra Hoàng
Việt luật lệ còn có những quy định khác bảo vệ phụ nữ phạm tội khi họ có thay, những
quy định này trừng trị nghiêm khắc những quan lại thi hành án khi họ không tuân theo
luật. Điều 12 Quyển 20 về mục đàn bà phạm tội ghi rõ: “Phàm đàn bà phạm tội, trừ
tội gian dâm và tội chết mới bị giam cầm, còn những tội khác thì trách phạt rồi giao
cho chồng y quản cố. Người không có chồng thì trách phạt và cũng giao cho thân
thuộc có chế độ tang phục luân lí bảo quản. Tùy nha môn cho phép, chớ không được
đồng loạt giam cầm. Ai trái bị phạt 40 roi”.
Phụ nữ mang thay phạm tội nếu bị tra khảo thì y sự bảo quản nói trên, trờ sau
khi sinh nở 100 ngày mới tra xét. Nếu chưa sinh nở mà tra xét làm cho xẩy thay thì
quan lại giảm tội thường dân 3 bậc. Làm cho họ chết thì phạt 200 trượng, đồ 3 năm.
Hạn sinh chưa mãn mà tra xét cho đến chết thì giảm một bực tội.
Nếu phụ nữ đang mang thay phạm twr tội thì cho phép mụ bà vào nơi giam
cấm chăm sóc; cũng cho phép sau khi sinh nở 100 ngày mới hành hình. Chưa sinh mà
hành hình thì kẻ thi hành án bị phạt 80 trượng. Sinh nở hạn chưa mãn mà hành hình bị
phạt 70 trượng.

SVTH: Lê Quốc Khởi. MSSV: 5044108

6


Chế định miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự Việt Nam năm 1999

Đàn bà mang thay không nên tra khảo và tra khảo làm xẩy thay thì bị phạt 70
trượng, làm chết phạt 70 trượng đồ 1,5 năm. Hạn sinh nở chưa hết mà bị tra khảo cho
đến chết, phạt 60 trượng đồ 1 năm. Phạm tử tội án xử không nên phạt mà phạt, chưa
sinh mà đem hành quyết thì phạt 50 roi, chưa mãn hạn mà hành quyết thì phạt 40 roi”.
Mục đích của những quy định này là nhằm bảo vệ tốt hơn đối với phụ nữ. Có
thể nói, trong xã hội tồn tại tư tưởng trọng nam, khinh nữ nặng nề như xã hội phong
kiến nhà Nguyễn thì quy định như trên của Hoàng Việt luật lệ đã ít nhiều vượt lên tư
tưởng phong kiến lạc hậu thời đó và được coi là điểm mạnh tương đối đáng kể của Bộ
luật này.
Bên cạnh những trường hợp giảm nhẹ nói trên, Hoàng Việt luật lệ còn quy
định những trường hợp giảm nhẹ hình phạt cho một số đối tượng phạm tội khác nữa
như: người già, người tàn tật, trẻ em, người tự thú, người phải nuôi dưỡng cha mẹ…
Ngoài ra, còn một trường hợp miễn tội cho những người đồng phạm khác như ở Điều
223 (tội mưu phản đại nghịch) đoạn 7 quy định: “…chánh phạm cùng bè đảng tự thú
tội, chánh phạm được miễn tội đã làm”.
Chế định miễn, giảm hình phạt.
a. Giảm nhẹ hình phạt trong trường hợp đồng phạm:
Trong Hoàng Việt luật lệ sự phân hóa trách nhiệm hình sự cũng như cá thể
hóa hình phạt của những người đồng phạm là chưa đáng kể nhất là đối với nhóm tội
thập ác. Ví dụ, Điều 1 quyển 2 quy định: “…Ông nội, cha con, cháu, anh em và những
người cùng ở một nhà như trong tộc không để tang thân thuộc, bà ngoại, cha vợ, rể
không chia khác nhau chánh phạm hay mới quen.


Trung tâmChú
Học
Cần
Thơ
@ Tài
liệuđãhọc
nghiên
cứu
bácliệu
con ĐH
của can
phạm
không
hạn chế
hay tập
khôngvàchưa
ở riêng,
quê

quán khác nhau. Nam từ đủ 16 tuổi trở lên không kể bệnh nặng hay tàn phế đều đem
chém hết…”
Như vậy, theo điều luật trên những người đồng phạm tuy có tính chất và mức
độ nguy hiểm có khác nhau nhưng lại có chung mức xử lý. Một số trường hợp có sự
phân hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm nhưng nhìn chung còn hạn
chế. Ví dụ, Điều 3 lệ 4 quy định: “Những cha, chú, anh em trai kẻ trộm cùng ở chung
với hắn tri tình và cùng phân chia tang vật thì tội kém chính phạm hai bậc. Nếu không
tri tình thì những người này kém chính phạm ba bậc…”
b. Miễn, giảm hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội:
Nội dung của chế định này là phát giác hay tội cùng lúc thì xử theo tội nặng
nhất. Nếu hai tội ngang nhau thì xử một tội, nếu một tội phát ra trước đã bị xử rồi thì

những tội sau phát ra cùng bậc không bị xử nữa. Nếu tội sau phát ra mà nặng hơn thì
sẽ xử lại theo tội nặng nhất và tội đã xử lần đầu được tính vào tội này. Điều 25 quy
định: “Phàm hai tội trở lên cùng bị phát giác thì xử phạt theo tội nặng; nếu tội này
cùng bậc thì xử một tội mà thôi. Nếu một tội trước đã xử rồi, các tội sau phát giác;
loại nhẹ nếu cùng bậc nhau thì không bị tội, nếu các tội này nặng thì cùng xử theo tội
nặng như trước cộng chung vô (tội đã công bố) tội sung vào tội sau (nghĩa là hai lần
phạm tội ăn trộm), lần trước phát giác với tang vật là 10 lượng bị phạt 100 trượng.
Lần sau phát giác với tang vật 40 lượng tương đương với 100 trượng. Tính chung thì
người phạm tội còn 30 trượng nữa…”.

SVTH: Lê Quốc Khởi. MSSV: 5044108

7


Chế định miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự Việt Nam năm 1999

c. Miễn, giảm hình phạt trong trường hợp người phạm tội là người già, trẻ
em, người tàn tật:
Đối với người phạm tội thuộc trường hợp nói trên, Hoàng Việt luật lệ có giảm
nhẹ hơn so với đối tượng khác, mức giảm nhẹ có khác nhau tùy thuộc vào lứa tuổi,
riêng đối với đối tượng từ 90 tuổi trở lên mà phạm tội thì không phải chịu hình phạt
nào. Hoàng Việt luật lệ chia làm ba mức tuổi: từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống và
người tàn phế; 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống và người bị bệnh nặng; 90 tuổi trở lên,
7 tuổi trở xuống. Cụ thể Điều 21 quy định: “phàm 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống và
người tàn phế (hư một mắt, gảy một chi) phạm tội lưu trở xuống cho nhận giá chuộc
(còn phạm tội chết và mưu phản, phản nghịch và tội liên lụy người khác như tạo chất
độc, bùa mê hại người, cắt bộ phận sinh dục, giết 3 mạng người trong một gia đình,
gặp dịp ân xá vẫn bị lưu, không áp dụng luật này.
80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống và bệnh nặng (hư hai mắt, gảy hai chân)

phạm tội giết người phải tội chết (treo cổ hay chém) thì nghị xử tâu lên vua (tội phản
nghịch thì không áp dụng luật này) chờ quyết định của vua. Người phạm tội ăn trộm,
làm bị thương người ta (tội không đến nổi chết) cũng được nhận chuộc. 90 tuổi trở
lên, 7 tuổi trở xuống dù có phạm tội chết thì vấn không chịu hình phạt nào”.
Sở dĩ quy định như vậy là xuất phát từ tinh thần “trọng nghĩa kính lão, thương
tuổi nhỏ chưa nên người, đó là ân trong luật”. Quy định nói trên đã thể hiện rõ tinh thần
nhân đạo của Hoàng Việt luật lệ và có thể nói đây là điểm tiến bộ của điều luật này.
d. Miễn, giảm hình phạt người phạm tội chưa đạt:
Trong Hoàng Việt luật lệ cũng không có điều luật nào quy định về phạm tội

Trung
Họcnhư
liệu
ĐHđịnh
Cần
Thơ
liệu học
và nghiên
chưatâm
đạt cũng
quyết
hình
phạt@
đối Tài
với người
phạmtập
tội chưa
đạt. Quyếtcứu
định


hình phạt đối với người phạm tội chưa đạt được thể hiện rải rác trong một số điều luật
cụ thể. Nhìn chung trong trường hợp này, nhà làm luật có giảm nhẹ hình phạt hơn so
với tội phạm hoàn thành. Ví dụ: Điều 3 thiết đạo quy định: “Phàm đã tiến hành ăn
trộm, ăn cắp nhưng không lấy được đồ, phạt 50 roi, miễn xâm chữ…” hoặc Điều 7
(mưu sát nhân) quy định: “Nếu lập mưu giết, đã làm nhưng địch thủ không bị thương
thì cố ý lần đầu bị phạt 100 trượng đồ 3 năm…”. Hoặc Điều 234 (tội thương nhân đạo
thương khố tiền lương) cũng quy định: “phàm thường nhân (mọi người ngoài giám
thủ) lấy trộm tiền lương, các vật trong thương khố, phát giác ra không được tiền, phạt
60 trượng, tòng phạm giảm một bậc…”.
Tuy nhiên, có trường hợp phạm tội chưa đạt vẫn bị xử lý nghiêm. Ví dụ, Điều
7 (mưu sát nhân) có quy định: “Nếu mưu cắt, chặt bộ phận trên cơ thể tuy đã thực
hiện nhưng chưa gây thương tích thì kẻ cầm đầu cũng xử chém, vợ con bị lưu 2000
dặm, tài sản và những người ở chung nhà không bị tịch thu…”.
e. Miễn, giảm hình phạt đối với người tự thú:
Đây là những quy định tương đối đầy đủ, chi tiết của Hoàng Việt luật lệ, với
cách chia nhiều loại tự thú khác nhau. Quy định như vậy đã ít nhiều thể hiện sự phân
hóa trong xử lý của Bộ luật này. Cụ thể là:
+ Người phạm tội chưa bị phát giác mà đã tự thú thì được miễn tội.
+ Người phạm tội nhẹ bị phát giác nhân đó thú tội nặng thì được miễn hình
phạt về tội nặng đó.

SVTH: Lê Quốc Khởi. MSSV: 5044108

8


Chế định miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự Việt Nam năm 1999

+ Người phạm tội không đi tự thú mà mượn người khác đi tự thú thay mình
đều được miễn tội.

+ Nếu tự thú không thật, không hết thì buộc tội vào chổ không thật không hết
đó, đến tội chết thì được giảm một bậc.
+ Kẻ phản (như phản lại nước mình) mà tự thú thì được giảm hai bậc, kẻ bỏ
trốn và kẻ phản quốc dù không tự thú nhưng trở về nhà thì được giảm hai bậc.
+ Bạo trộm tự thú thì cho miễn tội, sau tái phạm thì không cho thú.
2. Pháp luật hình sự thời kỳ từ năm 1945 đến 1975:
2.1. Pháp luật hình sự thời kỳ toàn quốc kháng chiến:
a. Về tội phạm: Pháp luật hình sự thời kỳ này chưa có định nghĩa về tội phạm,
mà chỉ quy định những tội phạm cụ thể và các biện pháp pháp lý hình sự áp dụng đối
với chúng, nhằm phục vụ yêu cầu của cuộc kháng chiến. Trong đó, chế định đồng
phạm được ghi nhận ở nhiều văn bản pháp lý hình sự, nhưng mới chỉ ghi nhận ở mức
độ nhất định, vẫn chưa có quy định về khái niệm đồng phạm, phạm vi đồng phạm
được quy định rộng, bao gồm cả hành vi (oa trữ) tức là hành vi chứa chấp tiêu thụ của
gian, không kể có thỏa thuận trước hay không. Ví dụ, Điều 2 Sắc lệnh số 27-SL ngày
28-2-1946 quy định: “những người tòng phạm hoặc oa trữ những tang vật của tội
phạm trên cũng bị phạt như chính phạm”. Thuật ngữ đồng phạm xuất hiện rất muộn và
đầu tiên là trong Sắc lệnh số 223-SL ngày 17-11-1946 về truy tố các tội hối lộ, phù
phạm, biển thủ công quỹ: “Người phạm tội có thể bị xử, tịch thu nhiều nhất là ¾ tài
sản, các đông phạm và tòng phạm cũng bị xử phạt như trên”. Bên cạnh đó chế định
tương tự lần đầu tiên được quy định trong Sắc lệnh số 133-SL ngày 20-3-1953 trừng
Trung
tâm tội
Học
liệu
Cầnnhà
Thơ
@đốiTài
học
tập
trị những

phạm
đếnĐH
an toàn
nước,
nộiliệu
và đối
ngoại
“kẻvà
nàonghiên
phạm tộicứu
phản
quốc mà chưa quy định trong Sắc lệnh này sẽ chiếu theo tội tương tự mà xét xử”.
b. Về hình phạt: Được quy định trong thời kỳ này được chia làm hai loại là: các
hình phạt chính: 1.phạt tiền; 2.tù có thời hạn; 3.tù chung thân; 4.tử hình, các hình phạt bổ
sung bao gồm: 1.tịch thu tài sản; 2.tước quyền công dân; 3.quản thúc; 4.phạt tiền.
Để phục vụ kháng chiến nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 200-SL ngày 87-1946, Sắc lệnh số 93-SL, Sắc lệnh số 106-SL, Điều lệ tạm thời 1948 trừng trị
nghiêm khắc những người đào nhiệm, không tuân lệnh làm nghĩa vụ kháng chiến,
nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công dân. Bên cạnh đó nhằm trừng trị các loại Việt gian,
phản động chống chính sách “dùng người Việt trị người Việt” nhà nước ta đã ban hành
Sắc lệnh số 133-SL. Sắc lệnh này đã tổng kết thực tiễn đấu tranh chống bọn phản
động, việt gian bán nước. Quy định 12 tội phạm cụ thể, đề ra nguyên tắc có tính chất
phân hóa của nhà nước mà sau này các Bộ luật hình sự năm 1985, 1999 kế thừa. Đó là
nguyên tắc: “Nghiêm trị bọn chủ mưu, cầm đầu, bọn ngoan cố, khoan hồng đối với
những người bị lừa phỉnh, bị ép buộc, lầm đường”. Điều 17 Sắc lệnh quy định những
trường hợp được giảm nhẹ tội hoặc tha bổng: “a) trước khi bi truy tố thành thực hối
cải, lập công chuộc tội; b) tự mình thành thật tự thú, khai rõ ràng âm mưu và hoạt động
của mình và của đồng bọn; c) bị ép buôc, lừa dối mà chưa làm hại nhiều cho nhân
dân”. Ngoài ra còn có Sắc lệnh số 146-SL ngày 2-3-1948 xử lý nghiêm khắc những
người phạm tội gián điệp, phạm tội phản bội tổ quốc: “Các tán quân sự và tán binh khi
xử lý một vụ gián điệp hay phản quốc buộc phải tuyên, ngoài hình phạt chính theo luật

hiện hành, hình phạt phụ là tịch thu một phần hay tất cả gia sản của người phạm tội”.

SVTH: Lê Quốc Khởi. MSSV: 5044108

9


Chế định miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự Việt Nam năm 1999

Bên cạnh đó công tác giử gìn trật tự công cộng cũng được trú trọng. Với Sắc
lệnh số 148-SL ngày 14-4-1948 quy định: 1) Tất cả các trò chơi cờ bạc, dù là có tính
chất mai rủi hay là có thể dùng trí khôn để tính nước mà được thua bằng tiền, đều bị
coi là đánh bạc và bị xử như sau:
1) Những cuộc đánh đố bằng tiền, những cuộc xổ số bằng tiền hay bằng đồ
mà không có nhà chức trách có thẩm quyền cho phép trước cũng đều bị xử phạt như
tội đánh bạc.
2) Những người nào tổ chức một cuộc đánh bạc, đánh bày, một trò chơi kể
trong Điều 1 không cứ ở một nơi đều bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm và phạt bạc từ
10.000đ đến 100.000đ.
2.2. Pháp luật hình sự thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc từ
năm (1954-1975):
a. Tội phạm: Định nghĩa pháp lý về tội phạm chưa được ghi nhận chính thức
trong các văn bản quy phạm pháp luật hình sự thời kỳ này. Bên cạnh đó, ở giai đoạn
này đã xây dựng về tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Chỉ thị số 46-TH năm 1969 quy
định: “Nói chung đối với trẻ em hư dưới 14 tuổi thì không đưa ra Tòa án xét xử, từ 14
đến 18 tuổi nếu trường hợp phạm pháp cần thiết phải đưa ra xét xử thì có châm trước
đến tuổi còn non trẻ của chúng. Riêng đối với người từ 14 đến 16 tuổi, chỉ nên xét xử
trong những trương hợp phạm tội rất nghiêm trọng”.
Định nghĩa pháp lý về chế định lỗi chưa được ghi nhận trong các văn bản
pháp luật hình sự thời kỳ này, nhưng trong các văn bản của ngành Tòa án, đã có sự

phân biệt giữa các hình thức lỗi: cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý vì quá tự tin, vô ý
Trung
tâm
vì cẩu
thả.Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Về lỗi cố ý, trong báo cáo tổng kết số 452-HS2 ngày 10-8-1970 đã đưa ra khái
niệm về lỗi cố ý trực tiếp đối với tội giết người như sau: “Trong tội giết người từ nhiều
năm nay, thực tiễn của ta đã xác nhận có hai hình thức cố ý: cố ý trực tiếp khi can
phạm thấy rõ ràng hành động của mình sẽ có hậu quả làm chết người khác và chính vì
thấy trước hậu quả đó xảy ra nên đã có hành vi”. Bên cạnh đó cũng có một số trường
hợp gọi là cố ý gián tiếp: “Can phạm không mong muốn nạn nhân chết, nhưng biết
rằng hành vi của mình có nhiều khả năng làm cho nạn nhân chết và vẫn cứ làm và
không trông mong một điều kiện cụ thể nào đó để cho hậu quả đừng xảy ra. Ý thức
chủ quan của can phạm là ý thức mặc kệ không quan tâm đến nạn nhân sống hay chết;
sống cũng được và chết cũng mặc muốn ra sao thì ra”. Mặt khác, về lỗi vô ý. Bản tổng
kết số 10-NCPL ngày 8-1-1968 của Tòa án nhân tối cao về hướng dẫn đường lối xử lý
tội về thiếu tinh thần, trách nhiệm vi phạm quy tắc lao động, gây thiệt hại nghiêm
trọng về người và tài sản đã đưa ra khái niệm về lỗi vô ý vì quá tự tin và vô ý vì cẩu
thả như sau: “Bị cáo đã thấy trước khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng, nhưng vì
chủ quan, thiếu thận trọng, nhẹ dạ tin vào những tình tiết, những biện pháp phòng
ngừa không đầy đủ, cho nên hậu quả tác hại đã xảy ra”. Đây là hình thức lỗi vô ý vì
quá tự tin. Bên cạnh đó thì lỗi vô ý vì cẩu thả cũng được ghi nhận: “Bị cáo không thấy
trước khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng, nhưng đáng lẽ phải thấy và có thể thấy
trước khả năng đó…hậu quả xảy ra do sự thiếu chú ý cần thiết”.
Định nghĩa pháp lý về các giai đoạn thực hiện tội phạm chưa được ghi nhận
chính thức trong các văn bản quy phạm pháp luật thời kỳ này. Nhưng trong các văn

SVTH: Lê Quốc Khởi. MSSV: 5044108

10



Chế định miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự Việt Nam năm 1999

bản của ngành Tòa án cũng đã đề cập các giai đoạn: 1)âm mưu phạm tội; 2)chuẩn bị
phạm tội; 3)phạm tội chưa đạt; 4)phạm tội hoàn thành.
Về âm mưu phạm tội, báo cáo giải thích của Tòa án nhân dân tối cao về pháp
lệnh trừng trị các tội phản cách mạng. Tại hội nghị tổng kết công tác của ngành Tòa án
năm 1967 đã xác định: “Do tội phản cách mạng là những tội rất nghiêm trọng, cho nên
cần phải chấn áp ngay từ khi kẻ phạm tội bắt đầu mới thực hiện ý nghĩ phản cách
mạng của mình ra ngoài thế giới khách quan. Cụ thể tìm những người khác bàn bạc tư
tưởng, những suy nghĩ chống đối chế độ của mình. Lúc này những ý nghĩ phản cách
mạng không còn nằm trong suy nghĩ của người phạm tội nữa, mà đã biểu hiện ra bên
ngoài bằng hành động đi tìm một hoặc nhiều người trao đổi bàn bạc với nhau. Kể từ
lúc này kẻ phạm tội đã có âm mưu phạm tội phản cách mạng…Nói một cách khác âm
mưu là các giai đoạn đầu của tội phản cách mạng”. Bên cạnh đó chế định chuẩn bị
phạm tội cũng chưa đưa ra định nghĩa pháp lý, mà chỉ đề cập nó đối với tội giết người.
Trong bản tổng kết số 452-HS2 ngày 10-8-1970 của Tòa án nhân dân tối cao: “Muốn
gọi là có dự mưu, việc chuẩn bị hoặc kế hoạch giết người của can phạm phải được suy
nghĩ rõ ràng trước khi bước vào hành động”. Tương tự như giai đoạn chuẩn bị phạm
tội, giai đoạn phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành cũng được đề cập đối với tội
giết người trong văn bản trên: “Tội giết người hoàn thành khi nạn nhân bị chết, đối với
trường hợp giết người nhưng không chết, nên thống nhất gọi là giết người chưa đạt.
Trong trường hợp giết người chưa đạt, nạn nhân không chết nhưng đã cho là đã chết
và đã làm hết mọi việc cần thiết để giết người và tưởng nạn nhân đã chết”.
Chế định đồng phạm được ghi nhận và đã bắt đầu xuất hiện trong các sách,
báo pháp lý. Trong báo cáo tổng kết công tác năm 1963 của ngành Tòa án đã đưa ra
kháitâm
niệm Học
cộng phạm:

“HaiCần
hoặc Thơ
nhiều @
người
cùng
chung
chí và
động. Nghĩa
Trung
liệu ĐH
Tài
liệu
họcý tập
vàhành
nghiên
cứu
là hoặc tổ chức, hoặc xúi giục, hoặc giúp sức hoặc trực tiếp cùng thực hiện tội phạm để
cùng đạt tới kết quả phạm tội”. Về mặt pháp lý hình sự, trong các văn bản quy phạm
pháp luật hình sự ban hành lúc đó như Pháp lệnh ngày 30-10-1967 trừng trị các tội
phản cách mạng, Pháp lệnh ngày 21-10-1970 trừng trị các tội xâm phạm các tài sản xã
hội chủ nghĩa… Vẫn chưa đưa ra khái niệm đồng phạm, nhưng nhận thức và quy định
về đồng phạm có bước tiến bộ đáng kể. Đáng chú ý là trong các văn bản quy phạm
pháp luật hình sự nói trên đã phân biệt các hành vi che giấu các phần tử phản cách
mạng, chứa chấp hoặc tiêu thụ các tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản riêng của công dân
mà đặc điểm là kẻ chứa chấp, che giấu, tiêu thụ không hứa hẹn trước, bàn bạc trước
với phần tử phản cách mạng hoặc với kẻ chiếm đoạt là các tội riêng biệt (tội che giấu
các phần tử phản cách mạng, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản xã hội chủ nghĩa bị
chiếm đoạt, hoặc chứa chấp tiêu thụ tài sản riêng của công dân bị chiếm đoạt). Với các
trường hợp cộng phạm của các tội phản cách mạng, các tội xâm phạm tài sản xã hội
chủ nghĩa, các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân, trong đó kẻ chứa chấp, tiêu

thụ tài sản riêng của công dân đã hứa hẹn trước với phần tử phản cách mạng. Kẻ đi
chiếm đoạt với vai trò xúi giục, giúp sức có khi với vai trò của kẻ chủ mưu, cầm đầu.
b. Hình phạt: Trong thời kỳ này, chưa có văn bản nào quy định riêng về hệ
thống hình phạt, nhưng căn cứ vào các văn bản pháp luật hình sự đã ban hành thì có
các loại hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Hình phạt chính bao gồm: 1)tử hình;
2)tù chung thân; 3)tù có thời hạn; 4)cảnh cáo. Và các hình phạt vừa là hình phạt chính
vừa là hình phạt phụ như: 1)quản chế (từ 1 đến 5 năm); 2)phạt tiền và các loại hình
phạt phụ như: 1)tước một số quyền công dân; 2)tịch thu tài sản (một phần hoặc toàn
bộ); 3)cư trú bắt buộc và cấm cư trú (từ 1 năm đến 5 năm); 4)cấm thực hành một số
SVTH: Lê Quốc Khởi. MSSV: 5044108

11


Chế định miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự Việt Nam năm 1999

nghề nghiệp nhất định hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ trực tiếp có liên quan đến tài sản
xã hội chủ nghĩa (từ 2 năm đến 5 năm).
Quyết định hình phạt, để đảm bảo việc quyết định hình phạt có hiệu quả. Bản
tổng kết về thảo luật báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân năm 1959 đã
hướng dẫn: “Trước hết chúng ta cần căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hại của phạm
pháp để phân biệt phạm pháp nặng, phạm pháp nhẹ. Chúng ta cũng cần căn cứ vào
người phạm pháp (tuổi, bản chất, có tiền án hay không, khả năng cải tạo, thành tích)
hoặc trường hợp tăng nặng, giảm nhẹ tội. Cân nhắc hình phạt phải cho đúng chính sách
pháp luật, hình phạt phải phù hợp với chính sách hình sự, phải có tính chính trị, sách
lược. Trong thực tế, có rất nhiều tình tiết phức tạp. Trong trường hợp đó tùy tình hình cụ
thể, tùy yêu cầu chính trị từng nơi, từng lúc mà xử lý cho có lợi về chính trị”.
Căn cứ quyết định hình phạt đã được ghi nhận rõ hơn trong báo cáo tổng kết
công tác năm 1962 của Tòa án nhân dân tối cao: “Các Tòa án đã dựa vào ý thức pháp
luật xã hội chủ nghĩa, chú trọng đến tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đến

nhân thân của bị cáo, đến các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ”. Có thể nói, hướng dẫn
trong báo cáo này là một bước tiến bộ về khoa học lịch sử và là tiền đề cho việc quy
định các căn cứ quyết định hình phạt trong Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình
sự năm 1999.
2.3. Pháp luật hình sự ở Miền Nam:
Ngoài Nghị quyết cơ bản của Đại hội đại biểu quốc dân Miền Nam ngày 8-61969, chương trình hành động 12 điểm của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa
Miền Nam Việt Nam. Trong lĩnh vực pháp luật hình sự, Chính phủ cách mang lâm
thời tâm
cũng Học
ban hành
văn bản
như:
Nghị định
số
Trung
liệumột
ĐHsốCần
Thơquy@phạp
Tàipháp
liệuluật
họchình
tậpsựvà
nghiên
cứu
2NĐ-75 ngày 15-3-1975 về trật tự an ninh, tạo cơ sở pháp lý cho việc trừng trị bọn
ngụy quân, ngụy quyền lấn chiếm vùng giải phóng, bảo vệ các vùng kiểm soát của
chính quyền cách mạng. Chính phủ cách mạng lâm thời còn ban hành Chính sách 7
điểm ngày 25-3-1975 đối với sĩ quan, binh lính và nhân viên ngụy quyền, tạo cơ sở
pháp lý để phục vụ cho việc cải tạo số ngụy quân, ngụy quyền sau giải phóng.
3. Thời kỳ từ năm 1975 đến trước khi ban hành BLHS năm 1985:

a. Về tội phạm: Định nghĩa pháp lý của khái niệm tội phạm vẫn chưa được ghi
nhận chính thức trong các văn bản pháp luật hình sự thời kỳ này. Bên cạnh đó về độ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng được ghi nhận. Công văn số 37-NCPL ngày 16-11976 của Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn: “Đối với những trường hợp người
chưa thành niên từ 13 đến 14 tuổi có những hành vi xâm phạm nghiêm trọng tính
mạng, sức khỏe của người khác gây ảnh hưởng đến tinhg hình an ninh trật tự, hoặc
xâm phạm đến tài sản có tính chất hủy hoại… thì cá biệt có thể xử lý về hình sự nếu
người đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với người chưa thành niên phạm tội
thuộc lứa tuổi 14 và 15 chỉ xử phạt về hình sự đối với những trường hợp phạm tội
nghiêm trọng. Đối với người chưa thành niên phạm tội thuộc lứa tuổi 16 và 17 phải coi
có trách nhiệm hình sự về mọi hành vi phạm tội”.
b. Về hình phạt: Trong thời kỳ này, chưa có văn bản quy phạm pháp luật hình
sự nào quy định những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Nhưng sự ra
đời của Công văn số 38 ngày 16-1-1976 của Tòa án nhân dân tối cao đã đánh dấu một
bước tiến bộ rõ rệt về việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự. Trong công tác xét xử, công văn này là sự tổng kết việc áp dụng các tình tiết tăng
SVTH: Lê Quốc Khởi. MSSV: 5044108

12


Chế định miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự Việt Nam năm 1999

nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong thực tiễn xét xử lúc bây giờ, đã có tác dụng
hạn chế sự tùy tiện trong vận dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự của các Tòa án và là tiền đề cho việc xây dựng các điều luật quy định về các tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong BLHS năm 1985 và BLHS 1999
sau này. Nội dung của Công văn này là:
+ Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
- Cộng phạm: Cộng phạm có nhiều hình thức, với mức độ nguy hiểm khác
nhau, do đó mà mức độ nguy hiểm của những tình tiết này cũng khác nhau. Hình thức

cộng phạm nguy hiểm ở mức độ thấp nhất là cộng phạm giản đơn, là hình thức có
nhiều người tham gia phạm tội, nhưng không có thong mưu trước, hay tuy có thong
mưu trước nhưng chỉ là việc bàn bạc thường trong các vụ cộng phạm và không có vai
trò cầm đầu hoặc chủ chốt.
- Hình thức cộng phạm nguy hiểm ở mức độ cao là hình thức cộng phạm có tổ
chức: là hình thức xúi giục, lôi kéo người chưa thành niên phạm tội, có kẻ chủ mưu,
cầm đầu và có sự bàn bạc trước, phân công trách nhiệm rõ ràng.
- Lợi dụng hoàn cảnh, tình hình phạm tội. Đó là việc lợi dụng thiên tay, dịch
họa, hoàn cảnh chiến tranh, nơi có chiến sự, lợi dụng lũ lụt, hỏa hoạn, lợi dụng tình
hình chiến sự trị an diễn biến phức tạp, lợi dụng tình hình quản lý kinh tế thiếu chặt
chẽ, lợi dụng chức vụ chuyên môn để phạm tội.
- Sử dụng những phương pháp thủ đoạn phạm tội có tính chất táo bạo, xảo
quyệt, bỉ ổi, tàn ác, nguy hiểm chung đến tính mạng nhiều người.
- Phạm tội đối với người cần chú ý, bảo vệ vì lý do đạo đức, nhân đạo, trẻ em,

Trung
tâm
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
người
già,Học
ngườiliệu
ốm đau.
- Phạm tội chống cán bộ thi hành công vụ.
- Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng.

Những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc phương diện chủ quan
của tội phạm: phạm tội vì động cơ đê hèn; phạm tội với động cơ hưởng lạc; có quyết
tâm phạm tội cao; có lỗi cố ý nặng.
Những tình tiết tăng nặng thuộc về nhân thân người phạm tội: Người phạm tội
là lưu manh chuyên nghiệp; tái phạm, người phạm tội là phần tử ngoan cố không chịu

cải tạo; người phạm tội là phần tử xấu; người phạm tội có tiền án (đây là trường hợp
trước đây đã bị kết án về một tội, nay lại phạm tội nữa mà không phải là tái phạm, phạm
tội nhiều lần hoặc phạm nhiều tội; người phạm tội có thái độ xấu sau khi phạm tội).
+ Các tình tiết giảm nhẹ:
Những tình tiết thuộc về phương diện khách quan của tội phạm: kẻ phạm tội
đã có những hành động ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; tự nguyện
bồi thường hoặc sửa chữa thiệt hại đã gây ra; chưa gây thiệt hại hoặc thiệt hại không
lớn; phạm tội một phần do ảnh hưởng của hoàn cảnh khách quan.
Những tình tiết giảm nhẹ thuộc về phương diện chủ quan của tội phạm: vượt
quá giới hạn của phòng vệ chính đáng trong khi ngăn ngừa một hành vi nguy hại cho
xã hội; phạm tội do bị kích động do hành vi trái pháp luật của người bị hại gây ra;
phạm tội vì bị ảnh hưởng của sự đe dọa hoặc sự cưỡng bức, vì bị phụ thuộc về mặt vật

SVTH: Lê Quốc Khởi. MSSV: 5044108

13


Chế định miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự Việt Nam năm 1999

chất, công tác hay một mặt nào khác; phạm tội vì hoàn cảnh khó khăn đặc biệt của bản
thân hay gia đình.
Những tình tiết giảm nhẹ thuộc về nhân thân người phạm tội: người phạm tội
là người chưa thành niên; người phạm tội là phụ nữ có thay; trình độ lạc hậu của người
phạm tội; trình độ nghiệp vụ, tay nghề non kém; phạm tội nhẹ lần đầu; người phạm tội
tự thú, thành khẩn khai báo; người phạm tội lập công chuộc tội hoặc cải tao tốt; người
phạm tội là người có quá trình tốt hoặc là người có công; hoàn cảnh khó khăn đáng kể
hiện nay của người phạm tội hay gia đình họ; gia đình người phạm tội là gia đình tốt,
gia đình có công.
4. Thời kỳ BLHS năm 1985 ra đời cho đến trước khi ban hành BLHS năm 1999:

a. Hệ thống pháp luật hình sự: BLHS năm 1985 là BLHS đều tiên của Nhà
nước Việt Nam. Nếu pháp luật hình sự thời kỳ trước đó là hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật hình sự đơn hành, thì việc pháp điển hóa về hình sự lần này đánh dấu
bước tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật lập pháp hình sự ở nước ta.
Tại Điều 2 BLHS năm 1985 quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được
luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Khoản 1 Điều 8 BLHS năm
1985 quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ
luật hình sự ”. Điều đó cho thấy, với việc ban hành BLHS năm 1985 nhà làm luật nước
ta đã khẳng định “không áp dụng nguyên tắc tương tự trong pháp luật hình sự”. Đây là
một điều kiện pháp lý đánh dấu sự phát triển theo hướng văn minh, tiến bộ trong pháp
luật hình sự nước ta.
Khoản 1, khoản 2 Điều 7 BLHS năm 1985 quy định:

Trung tâm1.Học
ĐHápCần
@một
Tài
liệu
học
cứu
Điều liệu
luật đang
dụngThơ
đối với
hành
vi là
điềutập
luật và
đangnghiên
có hiệu lực

thi
hành khi hành vi đó đang được thực hiện.
2. Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không
áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành.
Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Với quy định này, nhà nước ta khẳng định về cơ bản không áp dụng nguyên tắc
hồi tố, nói cách khác tồn tại nguyên lý văn minh “không có tội nếu không có luật”. Bên
cạnh đó, xuất phát từ tinh thần nhân đạo xã hội chủ nghĩa. Nhà nước ta quy định, áp
dụng nguyên tắc hồi tố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 BLHS năm 1985:
“Điều luật xóa bỏ một tội phạm hoặc quy định một hình phạt nhẹ hơn được áp dụng đối
với hành vi phạm tội đã được thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành… trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác”. Cụm từ “pháp luật có quy định khác” với cụm
từ này hiệu lực hồi tố trong Bộ luật hình sự có bất lợi cho người phạm tội nhưng cũng ở
mức hạn chế, và nó chỉ hồi tố đối với những tội rất nghiêm trọng, những tội phạm về
chiến tranh và tội phạm nguy hại cho hòa bình và an ninh nhân loại.
b. Về tội phạm: Trong BLHS năm 1985, lần đầu tiên định nghĩa pháp lý về
khái niệm tội phạm được ghi nhận chính thức tại khoản 1 Điều 8 BLHS năm 1985:
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, xâm phạm chế độ nhà nước xã
hội chủ nghĩa, chế độ kinh tế và sở hữu xã hội chủ nghĩa, xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công
dân, xâm phạm các lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Trong khái
SVTH: Lê Quốc Khởi. MSSV: 5044108

14


Chế định miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự Việt Nam năm 1999


niệm này, nguyên tắc hành vi đã được khẳng định. Luật hình sự Việt Nam không
những không đặt vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những biểu hiện của con
người ra ngoài thế giới khách quan nhưng không phải là hành vi. Mặt khác, dấu hiệu
nguy hiểm cho xã hội trong khái niệm này được coi là cơ bản nhất, quyết định những
dấu hiệu khác của tội phạm. Bên cạnh đó, việc phân loại tội phạm cũng được ghi nhận
chính thức tại khoản 2 Điều 8 BLHS: “Tội phạm nghiêm trọng là tội gây nguy hại lớn
cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 5 năm tù, tù
chung thân hoặc tử hình. Những tội phạm khác là tôi ít nghiêm trọng”. Trên cơ sở
những quy định trên có thể thấy, luật hình sự Việt Nam lúc bấy giờ phân loại tội phạm
dựa vào tiêu chí nội dung của tội phạm, đó là mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm nghiêm trọng được diễn đạt là “gây
nguy hại lớn cho xã hội” và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm ít nghiêm
trọng được diễn đạt là “gây nguy hại không lớn cho xã hội”. Việc phân loại tội phạm
này là cơ sở quan trọng cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự, xây dựng các khung
hình phạt cho các loại tội phạm, áp dụng các quy định khác của phần chung như các
quy định ở các khoản 3 Điều 3; khoản 1 Điều 15; Điều 22; khoản 1 Điều 24; Điều 32;
khoản 2 Điều 34… và để xây dựng trong luật hình sự cũng như các ngành luật khác có
liên quan, các quy định thể hiện sự phân hóa trách nhiệm hình sự trong đấu tranh
phòng, chống các loại tội phạm khác nhau.
c. Chế định miễn, giảm hình phạt.
Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.
Theo quy định Điều 48 BLHS năm 1985 thì miễn trách nhiệm hình sự, miễn
hình phạt khi người phạm tội có đủ điều kiện sau:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

1- Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành
điều tra hoặc xét xử, do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người
phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.


Nếu trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự
việc góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến
mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
2- Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có
nhiều tình tiết giảm nhẹ nói ở Điều 38, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa
đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.
Giảm thời hạn chấp hành hình phạt chính.
Theo quy định tại Điều 49 BLHS năm 1985 người được giảm thời hạn chấp
hành hình phạt chính khi có điều kiện sau:
1- Người bị kết án cải tạo không giam giữ, cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân
đội hoặc tù nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và đã chứng tỏ
quyết tâm cải tạo, thì theo đề nghị của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội có trách
nhiêm trực tiếp giám sát việc chấp hành hình phạt, Toà án có thể quyết định giảm bớt
thời hạn chấp hành hình phạt.
Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đấu là một phần ba
thời hạn đối với các hình phạt từ hai mươi năm tù trở xuống, mười năm đối với tù
chung thân.

SVTH: Lê Quốc Khởi. MSSV: 5044108

15


Chế định miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự Việt Nam năm 1999

2- Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thời hạn thực
sự chấp hành hình phạt là một nửa thời hạn hình phạt đã tuyên. Người bị xử phạt
chung thân, lần đầu được giảm xuống hai mươi năm tù và dù được giảm nhiều lần
cũng phải bảo đảm thời gian thực sự chấp hành hình phạt là mười lăm năm.
Giảm thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung.

Người bị kết án cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một nửa
thời hạn hình phạt và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của chính quyền địa phương,
Toà án có thể quyết định miễn việc chấp hành phần hình phạt còn lại.
Giảm thời hạn và miễn việc chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt.
1- Đối với người bị kết án mà có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã
lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Toà án có thể xét giảm vào
thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định ở Điều 49
và Điều 50.
2- Đối với người bị kết án chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc
mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo
đề nghị của Viện kiểm sát, Toà án có thể miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
3. Đối với người đã được giảm một phần thời hạn chấp hành hình phạt mà lại
phạm tội mới nghiêm trọng thì Toà án chỉ xét giảm lần sau khi người đó đã chấp hành
được hai phần ba thời hạn hình phạt tổng hợp đã tuyên hoặc mười lăm năm nếu là tù
chung thân.
Các quy định trên có phần không khắc khe bằng quy định ở Bộ luật hình sự
nămtâm
1999,Học
nhưngliệu
nó cũng
hiệnThơ
phù hợp
hình
sự và
ở từng
giai đoạn.
Trung
ĐHthể
Cần
@với

Tàichính
liệusách
học
tập
nghiên
cứu
III. CHẾ ĐỊNH MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ CÁC NƯỚC:
Miễn, giảm hình phạt là một trong những chế định nhân đạo của chính sách
hình sự nói chung, pháp luật hình sự các nước trên thế giới nói riêng trong đó có Việt
Nam. Với chế định này, nó thể hiện sự khoan hồng, độ lượng của nhà nước đối với
người phạm tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời nhằm động viên, khuyến khích
người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng tự cải tạo, giáo dục nhanh
chóng và tạo điều kiện cho họ tái hòa nhập vào cộng đồng, trở thành người có ích cho
gia đình và xã hội. Pháp luật hình sự của Việt Nam cũng như pháp luật hình sự của
nhiều nước trên thế giới đã ghi nhận chế định này trong Bộ luật hình sự với những quy
định rõ ràng và điều kiện cụ thể để áp dụng đối với người phạm tội. Có thể kể đến một
số nước như: Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản,
Thụy Điển, Trung Quốc.
3.1. Trong pháp luật hình sự Liên bang Nga.
Chế định miễn, giảm hình phạt được quy định tại chương 12 (các Điều 80-84)
trong phần IV- “Miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt”. Theo đó, chương 12 có
tên là “Miễn hình phạt” với 5 điều tương ứng với nội dung sau:
a. Miễn chấp hành hình phạt trước thời hạn có điều kiện: “Người đang chấp
hành hình phạt lao động, cải tạo, hạn chế phục vụ trong quân đội, hạn chế tự do, giữ ở
đơn vị kỹ luật của quân đội hoặc phạt tù, có thể được miễn chấp hành hình phạt còn
lại, nếu Tòa án thấy rằng họ có thể tự cải tạo mà không cần phải chấp hành toàn bộ
hình phạt (khoản 1 Điều 80).
SVTH: Lê Quốc Khởi. MSSV: 5044108

16



Chế định miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự Việt Nam năm 1999

b. Thay phần hình phạt chưa chấp hành bằng hình phạt khác nhẹ hơn: “Người
đang chấp hành hình phạt tù về tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng có thể được Tòa
án thay hình phạt chưa chấp hành bằng một hình phạt nhẹ hơn sau khi xem xét tư cách
của người này trong thời gian chấp hành hình phạt…” và “phần hình phạt chưa chấp
hành có thể được thay bằng hình phạt nhẹ hơn sau khi người bị kết án thực tế chấp
hành được ít nhất 1/3 thời hạn hình phạt” (khoản 2 Điều 81).
c. Miễn hình phạt do bệnh tật: “Người sau khi phạm tội đã mắc bệnh tâm thần
làm mất khả năng nhận thức nguy hiểm hành vi của mình hoặc khả năng điều khiển
hành vi đó thì được miễn hình phạt, còn đối với người đang chấp hành hình phạt thì
được miễn chấp hành hình phạt còn lại…” (khoản 1 Điều 82) hoặc “người sau khi
phạm tội đã mắc bệnh hiểm nghèo gây trở ngạy cho việc chấp hành hình phạt thì cũng
có thể được Tòa án cho miễn chấp hành hình phạt…” (khoản 2 Đ 82).
d. Hoãn chấp hành hình phạt đối với người phạm tội là phụ nữ có thay và phụ
nữ nuôi con nhỏ dưới 8 tuổi: “Đối với người bị kết án là phụ nữ có thay và phụ nữ
đang nuôi con nhỏ dưới 8 tuổi, trừ những người bị kết án tù trên 5 năm về tội rất
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm thân thể. Tòa án có thể cho hoãn
chấp hành hình phạt đến khi đứa bé đủ 8 tuổi”. (khoản 1 Điều 83).
e. Miễn chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu thi hành bản án kết tội:
“Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt, nếu bản án kết tội không được thi
hành đã qua những thời hạn nhất định…” (khoản 1 Điều 48).
Như vậy, Bộ luật hình sự Liên bang Nga đã thể hiện sự tiến bộ là đã ghi nhận
và điều chỉnh chế định miễn hình phạt tại một chương riêng của Bộ luật này. Tuy
nhiên,
lại Học
có sự chưa
nhất thể

hiện@
ở chỗ.
tên tập
chương
là “miễncứu
hình
Trung
tâm
liệu thống
ĐH Cần
Thơ
Tài Mặc
liệudùhọc
và12
nghiên
phạt” nhưng nội dung của các điều luật tương ứng trong chương này, ngoài đề cập đến
miễn hình phạt còn đề cập đến một số biện pháp khác- Miễn chấp hành hình phạt, thay
phần hình phạt chưa chấp hành bằng hình phạt khác nhẹ hơn, hoãn chấp hành hình
phạt… Trong khi đó, các biện pháp này được Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
quy định tại một số điều luật cụ thể khác.
Cũng tại phần chung BLHS Liên bang Nga còn hai trường hợp miễn hình phạt
nữa là:
1. Miễn hình phạt cho người phạm tội đại xá: “Bằng văn bản đại xá, những
người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Những người bị kết án có thể
được miễn hình phạt, hoặc hình phạt đối với họ có thể gút ngắn hoặc thay bằng hình
phạt nhẹ hơn…” (khoản 2 Điều 85). Trong trường hợp đại xá, pháp luật hình sự Việt
Nam chỉ quy định áp dụng biện pháp miễn chấp hành hình phạt chứ không coi đây là
một trường hợp miễn chấp hành hình phạt.
2. Miễn hình phạt cho người chưa thành niên phạm tội: “Người chưa thành
niên bị kết án về tội ít nghiêm trọng có thể được Tòa án miễn hình phạt và áp dụng

biện pháp giáo dục bắt buộc quy định ở khoản 2 Điều 91 Bộ luật này” (khoản 1 Điều
93), và trường hợp “người chưa thành niên bị kết án về tội nghiêm trọng có thể được
Tòa án miễn hình phạt nếu thấy rằng mục đích của hình phạt chỉ có thể đạt được bằng
cách đưa người bị kết án vào cơ sở giáo dục hoặc chữa bệnh dành riêng cho người
chưa thành niên. Thời hạn ở lại cơ sở này không được vượt quá thời hạn của hình phạt
được quy định tại Bộ luật này đối với tội đã phạm” (khoản 2 Điều 93). Riêng về
trường hợp này, mặc dù nhà làm luật nước ta chưa ghi nhận rõ người chưa thành niên
SVTH: Lê Quốc Khởi. MSSV: 5044108

17


Chế định miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự Việt Nam năm 1999

phạm tội được miễn hình phạt, nhưng căn cứ vào nội dung điều luật về nội dung này
(khoản 4 Điều 69 BLHS) cho thấy đây là trường hợp miễn chấp hành hình phạt có
điều kiện đối với người chưa thành niên phạm tội.
3.2. Trong pháp luật hình sự Cộng hòa Pháp:
Chế định miễn, giảm hình phạt trong BLHS Cộng hòa Pháp năm 1992 có hiệu
lực thi hành ngày 1-3-1994 cũng có quy định về miễn, giảm hình phạt (trước đó nhà làm
luật Pháp chưa ghi nhận chế định này vào pháp luật hình sự bằng luật ngày 11-7-1975).
Miễn hình phạt được quy định tại Điều 132-59 Bộ luật hình sự với nội dung sau:
“Sau khi tuyên người phạm tội có tội, Tòa án có thể miễn toàn bộ hình phạt
đối với họ trong lĩnh vực tội vi cảnh và khinh tội, nếu những điều kiện quy định ở
Điều 132-59 Bộ luật hình sự được thỏa mãn. Tuy nhiên, cần quyết định tịch thu vật
nguy hiểm, có hại (nếu có) sau đó quyết định hoặc miễn hình phạt cho bị cáo” (Điều
132-58). Như vậy, các điều kiện để được miễn hình phạt theo luật hình sự nước này
bao gồm:
Thứ nhất, loại tội để được áp dụng chế định này thuộc lĩnh vực tội vi cảnh và
khinh tội.

Thứ hai, Tòa án xem khả năng tái hòa nhập cộng đồng đã đạt được.
Thứ ba, thiệt hại đã gây ra được sửa chữa khắc phục.
Thứ tư, sự rối loạn mà tội phạm gây ra đã chấp dứt.
Do đó, miễn hình phạt là hình thức không phải là trường hợp tuyên trắng án
hay phóng thích, đồng thời nó không bao giờ ảnh hưởng tới việc giải quyết vấn đề về
Trung
ĐH
Cần
Tàitrừliệu
tậpcác
vàánnghiên
cứu
dân tâm
sự, cóHọc
nghĩa liệu
là miễn
hình
phạtThơ
không@
miễn
việc học
phải nộp
phí của bị
cáo.
Và chế định này trong luật hình sự Cộng hòa Pháp mang tính định hướng và tùy thuộc
vào thẩm quyền của Tòa án để quyết định trên cơ sở xem xét các điều kiện đã nêu.
3.3. Trong pháp luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức:
Chế định miễn, giảm hình phạt được quy định chung vừa được quy định riêng
cho từng tội phạm nhất định. Theo đó, người ta có thể chia làm ba loại miễn hình phạt.
+ Miễn hình phạt theo Điều 46 a. Theo quy định này, người phạm tội bị đe

dọa phạt tù không quá một năm hoặc phạt tiền không quá 360 ngày lương được miễn
hình phạt trong hai trường hợp sau:
- Đã cố gắng dàn xếp với người bị vi phạm và đã chuộc lỗi hoàn toàn hoặc về
cơ bản;
- Đã cố gắng bồi thường toàn bộ hoặc một phần bằng sự nổ lực lớn của chính mình;
+ Miễn hình phạt theo Điều 60 BLHS: Theo điều luật này, người phạm tội
được miễn hình phạt, nếu bản thân tội phạm đã là hậu quả nặng nề cho họ và do vậy,
có thể coi đó là hình phạt nặng nề đối với họ. Việc áp dụng tiếp hình phạt sẽ là điều
không đúng. Ví dụ: Người phạm tội gây tai nạn giao thông mà người bị nạn lại chính
là con mình… Tuy nhiên, chỉ được miễn hình phạt nếu hình phạt có thể tuyên từ 1
năm tù trở xuống.
+ Miễn hình phạt quy định riêng cho trường hợp cụ thể: Đây là các trường
hợp miễn hình phạt cụ thể được quy định cả trong phần chung và phần các tội phạm cụ
thể của Bộ luật hình sự. Việc quy định này là căn cứ vào đặc điểm riêng của trường
SVTH: Lê Quốc Khởi. MSSV: 5044108

18


Chế định miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự Việt Nam năm 1999

hợp phạm tội hoặc tội cụ thể và xét thấy mức độ vi phạm hoặc mức độ lỗi có sự giảm
nhẹ. Ví dụ: Giảm hình phạt cho trường hợp phạm tội chưa đạt (khoản 3 Điều 23
BLHS) hoặc miễn hình phạt cho trường hợp cụ thể của các tội được quy định tại khoản
4 Điều 86; khoản 4 Điều 113; khoản 5 Điều 129…
Như vậy, theo pháp luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức, chế định miễn
giảm hình phạt được áp dụng đối với một số tội phạm cụ thể và chỉ áp dụng đối với tội
ít nghiêm trọng hoặc là các tội mà chủ thể thực hiện thuộc trường hợp đặc biệt, đáng
được khoan hồng. Ngoài ra, về trường hợp miễn hình phạt được quy định riêng cho
trường hợp cụ thể (trường hợp 3) cũng tương tự như pháp luật hình sự nước ta khi quy

định miễn hình phạt một loại đối tượng nhất định cho người chưa thành niên phạm tội
(khoản 4 Điều 69), và cho người phạm một tội cụ thể, tội không tố giác tội phạm
(khoản 3 Điều 314).
Chế định quyết định hình phạt trong luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức thì,
hình phạt được quy định cho tội phạm có tính ấn định dứt khoát, chỉ có tính cá biệt. Ở
hầu hết các trường hợp, hình phạt được quy định dưới dạng các khung hình phạt và có
thể trong đó có cả hình phạt là phạt tiền và phạt tù với mức độ không được xác định cụ
thể. Để định hướng cho Tòa án và tạo cơ sở cho việc quyết định hình phạt, BLHS
Cộng hòa Liên bang Đức đã quy định các nguyên tắc quyết định hình phạt tại Điều 46.
Theo điều luật này, “khi quyết định hình phạt tòa án phải dựa trên cơ sở lỗi của người
phạm tội đồng thời phải cân nhắc đến ảnh hưởng của hình phạt sẽ tuyên đối với cuộc
sống xắp tới của họ”.
Lỗi của người phạm tội nói ở đây, bao gồm lỗi chủ quan của người phạm tội
và mức độ khách quan của hành vi phạm tội. Như vậy, mức độ nghiêm trọng của tội
Trung
tâm
Học
liệu ĐH
Cần
Thơ
học
tập
phạm
(mức
độ nghiêm
trọng
khách
quan@
và Tài
mức liệu

độ lỗi)
là cơ
sở và
cho nghiên
quyết địnhcứu
hình
phạt. Tuy nhiên, quyết định hình phạt còn phải tính đến tác động của hình phạt đối với
người phạm tộị. Hình phạt không được tách rời với mục đích của nó đối với người
phạm tội.
Cụ thể hóa nguyên tắc này, Điều 46 quy định tiếp: “Khi quyết định hình phạt
tòa án cân nhắc các tình tiết có lợi cho người phạm tội trong mối liên hệ với nhau.
Trong đó cần chú ý:
- Động cơ và mục đích của người phạm tội.
- Thái độ thể hiện từ hành vi, ý chí đối với việc thực hiện hành vi;
- Mức độ vi phạm;
- Cách thức thực hiện hành vi và hậu quả của hành vi đó;
- Quá khứ, hoàn cảnh riêng tư và hoàn cảnh kinh tế của người phạm tội;
- Thái độ sau khi phạm tội, đặc biệt là sự cố gắng khắc phục thiệt hại.
Với quy định này, luật chỉ định hướng quy định chung cho việc quyết định
hình phạt qua việc đưa ra các loại tình tiết cần xem xét đánh giá. Luật không cụ thể
những tình tiết đó theo hướng tăng nặng và giảm nhẹ như luật hình sự Việt Nam.
3.4. Trong pháp luật hình sự Nhật Bản:
Bộ luật hình sự Nhật Bản năm 1907 đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần, lần
một là năm 1921 và lần gần đây nhất là ngày 12-12-2001 bằng luật sửa đổi bổ sung số
153. Theo đó, các trường hợp miễn hình phạt được quy định rải rác tại rất nhiều điều
SVTH: Lê Quốc Khởi. MSSV: 5044108

19



Chế định miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự Việt Nam năm 1999

luật trong cả Quyển I và Quyển II của Bộ luật này, với các quy định cụ thể. Tại quyển
I- Những quy định chung có hai trường hợp miễn hình phạt như sau:
+ Miễn hình phạt cho người phạm tội vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
“Một hành vi được thực hiện một cách cần thiết (không tránh khỏi việc thực hiện) để
chống lại sự vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc
của người khác thì không bị xử phạt. Đối với hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng có thể được miễn hoặc giảm hình phạt căn cứ vào tình huống cụ thể” (Điều 36
chương VII- những hành vi không cấu thành tội phạm và việc giảm hoặc miễn hình phạt).
+ Miễn hình phạt cho người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội: “hình
phạt đối với người đã bắt đầu thực hiện tội phạm, nhưng chưa thực hiện được tội phạm
đến cùng có thể được giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên, nếu người đó tự nguyện chấm
dứt việc phạm tội thì người đó được giảm hoặc miễn hình phạt” (Điều 43 chương VIIphạm tội chưa đạt).
Tại Quyển II- Các tội phạm, nhà làm luật Nhật Bản cũng quy định các trường
hợp miễn hình phạt bao gồm:
+ Miễn hình phạt cho người phạm tội tự thú về hành vi chuẩn bị và bày mưu
tính kế nổi loạn và hành vi giúp sức cho việc nổi loạn: “người nào đã thực hiện một
trong các tội quy định tại Điều 78 (tội chuẩn bị và bày mưu tính kế nổi loạn) và Điều
79 (tội giúp sức cho việc nổi loạn) trên đây, nhưng tự thú trước cơ quan có thẩm quyền
hữu quan trước khi nổi loạn thì được miễn hình phạt (Điều 80 chương II- các tội liên
quan đến nổi loạn).
+ Miễn hình phạt cho người phạm tội về hành vi và bày mưu tính kế gây

Trung
tâm
Học
liệunào
ĐH
Cần

Thơbày
@mưu
Tàitính
liệu
tập chiến
và nghiên
chiến
tranh:
“người
chuẩn
bị hoặc
kế học
tiến hành
tranh mộtcứu
cách

bí mật chống lại nước ngoài thì bị phạt tù từ 3 năm đến 5 năm. Tuy nhiên, người nào
tự thú với cơ quan có thẩm quyền hữu quan thì được miễn hình phạt (Điều 93 chương
IV-các tội liên quan đến quan hệ đối ngoại).
+ Miễn hình phạt đối với người phạm tội về hành vi chuẩn bị phạm tội gây
hỏa hoạn đối với công trình xây dựng, phương tiện đang có người và gây hỏa hoạn đối
với công trình và phương tiện không có người: “người nào chuẩn bị nhằm phạm các
tội quy định tại Điều 108 (tội gây hỏa hoạn đối với công trình và phương tiện không có
người thì bị phạt tù có lao động bắt buộc đến 2 năm. Tuy nhiên, trong những tình
huống giảm nhẹ thì có thể được miễn hình phạt (Điều 112 chương IIX- các tội gây hỏa
hoạn và vô ý gây cháy).
+ Miễn hình phạt cho người phạm tội tự thú về hành vi kết án sai sự thật:
“người phạm tội quy định tại Điều 172 (tội kết án sai sự thật) trên đây mà tự thú trước
khi bản án có hiệu lực pháp luật hoặc trước khi biện pháp kỷ luật được áp dụng đối với
trường hợp mà họ đã bị kết án sai sự thật thì có thể được giảm hình phạt hoặc miễn

hình phạt (Điều 173 chương XXI- các tội kết án sai sự thật).
+ Miễn hình phạt cho người phạm tội tự thú: “người nào nhằm mục đích thực
hiện tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 225 (tội bắt cóc tống tiền) mà có hành vi
chuẩn bị phạm tội đó thì bị phạt tù có lao động bắt buộc đến 2 năm. Tuy nhiên trong
trường hợp người đó tự thú trước khi bắt đầu thực hiện tội phạm sẽ được giảm hoặc
miễn hình phạt (Điều 228.3 chương XXXI- Các tội về bắt cóc hoặc giam giữ người).
Như vậy, với các trường hợp miễn hình phạt trong cả phần chung (2 trường
hợp) và phần các tội phạm (6 trường hợp) của BLHS cho thấy: so với pháp luật hình
SVTH: Lê Quốc Khởi. MSSV: 5044108

20


Chế định miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự Việt Nam năm 1999

sự Việt Nam, thì phần chung, hành vi của người phạm tội do vượt quá giới hạn của
phòng vệ chính đáng chỉ là trường hợp giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và do tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội lại là trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trứ không
phải là trường hợp miễn hình phạt. Ngoài ra, trong phần các tội phạm, trường hợp
miễn hình phạt cho người phạm tội là người thân thích của người phạm tội hoặc người
trốn khỏi nơi giam giữ có điểm tương đồng với trường hợp miễn hình phạt cho người
phạm tội không tố giác tội phạm theo luật hình sự nước ta (khoản 3 Điều 314). Bộ luật
hình sự Nhật Bản còn có thêm các trường hợp miễn hình phạt đối với những người
phạm vào một số tội phạm cụ thể như: cho người phạm tội tự thú về hành vi chuẩn bị
và bày mưu tính kế nổi loạn và hành vi giúp sức cho việc nổi loạn; cho người phạm tội
về hành vi chuẩn bị và bày mưu tính kế gây chiến tranh; cho người phạm tội về hành
vi chuẩn bị phạm tội gây hỏa hoạn đối với công trình xây dựng và phương tiện không
có người; cho người phạm tội tự thú về hành vi kết án sai sự thật và; cho người phạm
tội tự thú về hành vi chuẩn bị bắt cóc tống tiền. Như vậy, ở Nhật Bản, chế định này
được áp dụng dựa vào tiêu chí tội phạm cụ thể được thực hiện là tội gì (đi sâu vào từng

trường hợp phạm tội cụ thể).
3.5.Trong pháp luật hình sự Thụy Điển:
Các trường hợp miễn hình phạt cũng được ghi nhận nằm rải rác trong các
chương của Bộ luật này. Cụ thể như sau:
+ Miễn hình phạt cho người phạm tội tự nguyện chấm dứt việc chuẩn bị phạm
tội lừa đảo hoặc lừa đảo trong trường hợp nghiêm trọng: “Người nào lừa dối người bảo
hiểm hoặc dùng các thủ đoạn khác với mục đích lừa dối, tự gây thương tích cho mình
hoặc cho người khác, hoặc gây thiệt hại tài sản của mình hoặc của người khác, thì bị
Trung
tâm
liệubịĐH
Thơ
học trường
tập và
nghiên
kết án
về Học
tội chuẩn
phạmCần
tội lừa
đảo @
hoặcTài
lừa liệu
đảo trong
hợp
nghiêm cứu
trọng.
Quy định này được áp dụng tương tự với người nào mưu toan gây thiệt hại như vậy
nhằm mục đích trên. Nếu trước khi thiệt hại xảy ra, người đó đã tự nguyện chấm dứt
việc phạm tội thì được miễn hình phạt” (đoạn 2 Điều 11 chương IX- tội lừa đảo và các

tội lừa dối khác).
+ Miễn hình phạt cho người phạm tội khai báo gian dối trước Tòa, phạm tội
khai báo sai sự thật, phạm tội trình bày sai sự thật do vô ý: “Nếu sự trình bày nói tại
Điều 1 đến Điều 3 được chứng minh là không quan trọng đối với người có hành vi nói
trên (hành vi khai báo gian dối trước Tòa, khai báo sai sự thật và hành vi trình bày sai
sự thật do vô ý) thì được miễn hình phạt” (Điều 4 chương XV- các tội xâm phạm hoạt
động tư pháp).
+ Miễn hình phạt cho người ăn năn hối cải: “Người nào bị xử phạt theo các
điều khoản trước của chương này (đó là các hành vi quy định từ Điều từ 1-13 chương
XV các tội xâm phạm hoạt động tư pháp), mà trước khi có hậu quả đáng kể xảy ra đã
tự nguyện sửa chữa khuyết điểm hoặc đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của nguy cơ
xảy ra hậu quả tiếp theo, thì có thể hưởng hình phạt nhẹ hơn so với hình phạt quy định
đối với tội đó. Nếu mối nguy cơ là tối thiểu và hình phạt tù đối với tội đó là không quá
6 tháng thì người phạm tội được miễn hình phạt (Điều 14 chương XV- các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp).
+ Miễn hình phạt cho người giả mạo chứng cứ: “đối với hành vi chuẩn bị
phạm tội hoặc đồng phạm tội khai báo gian dối trước Tòa án mà có dấu hiệu cho thấy
thủ phạm đang cố gắng thực hiện hành vi phạm tội hoặc đối với hành vi phạm tội
chưa đạt tội giả mạo chứng cứ, thì hình phạt được áp dụng tại chương XXIII. Nếu tội
SVTH: Lê Quốc Khởi. MSSV: 5044108

21


Chế định miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự Việt Nam năm 1999

dự định là tội ít nghiêm trọng, người đang có hành vi chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa
đạt, đồng phạm các tội nói trên được miễn hình phạt (Điều 15 chương 15 – các tội xâm
phạm hoạt động công cộng).
+ Miễn hình phạt cho người phạm tội vô ý vi phạm bí mật nghề nghiệp

(nghiệp vụ) trong trường hợp ít nghiêm trọng: “Người nào tiết lộ bất kỳ thông tin nào
mà mình có nghĩa vụ giữ bí mật theo quy định của luật pháp, hoặc cố ý sử dụng bất
hợp pháp thông tin bí mật đó, thì nếu hành vi đó không được quy định rõ là bị xử lý
theo các quy định khác, bị kết án về tội xâm phạm bí mật nghề nghiệp và bị phạt tiền
hoặc phạt tù đến 1 năm. Người nào thực hiện hành vi nói trên do vô ý thì bị phạt tiền,
phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì có thể được miễn hình phạt (Điều 3
chương 20- các tội về chức vụ).
+ Miễn hình phạt cho người phạm một tội về không thể không có lý do để tin
rằng hành vi đó là được phép theo các công ước về chiến tranh trong trường hợp có
nhiều tình tiết giảm nhẹ: “người nào trong thời gian chiến tranh mà phạm một tội về
không thể không có lý do để tin rằng đó là được phép theo các công ước về chiến
tranh, thì bị xử phạt nhẹ hơn so với hình phạt quy định đối với tội danh đó. Người
phạm tội được miễn hình phạt nếu phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm
nhẹ” (Điều 8 chương 22- tội phản bội tổ quốc).
Ngoài ra, tại phần các quy định chung trong BLHS nước này còn quy định rải
rác ba trường hợp miễn hình phạt tại các chương khác nhau đó là:
Chương 23- Phạm tội chưa đạt, chuẩn bị phạm tội và đồng phạm, nhà làm luật
nước này quy định: “trường hợp đối với hành vi chuẩn bị phạm tội hoặc đồng phạm là
nếu tâm
khả năng
hiện
tội Cần
phạm đến
cùng
rất ítliệu
thì người
phạmvà
tội nghiên
được miễncứu
hình

Trung
Họcthực
liệu
ĐH
Thơ
@làTài
học tập
phạt”. (đoạn 3 Điều 20).
Chương 29- Việc quyết định hình phạt, miễn, giảm hình phạt cũng quy định:
“nếu xét thấy một hoặc nhiều tình tiết nói trên tại Điều 5 (tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự) mà thấy rõ ràng là việc áp dụng hình phạt là không hợp lý, thì Tòa án
quyết định miễn hình phạt cho bị cáo” (Điều 6). Đây có thể được xem xét tương tự
như với trường hợp miễn hình phạt chung quy định tại Điều 54 BLHS Việt Nam năm
1999, nhưng khác với Thụy Điển, nhà làm luật nước ta còn quy định chặt chẽ hơn khi
đòi hỏi người phạm tội còn có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định trong luật (chứ không
là một hoặc nhiều) và có thêm điều kiện là: “đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng
chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự”.
Và, chương 30- Lựa chọn hình phạt luật còn quy định: “trường hợp người
phạm tội do ảnh hưởng của bệnh tâm thần, suy nhược thần kinh hoặc tình trạng không
bình thường về thần kinh khác mang tính chất trầm trọng được liệt kê vào dạng bệnh
thần kinh. Phiên tòa thông thường đặc ra một cuộc kiểm tra thần kinh đối với người bị
nghi vấn do Tòa án quyết định, bên cạnh việc không quyết định hình phạt, Tòa án
buộc đưa vào cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh, phạt tiền hoặc quản
giáo. Nếu xét thấy không một chế tài nào nói trên phù hợp, thì bị cáo được miễn hình
phạt (Điều 6).
3.6. Trong pháp luật hình sự Trung Hoa:
+ Quyết định hình phạt:
Theo luật hình sự Trung Hoa, quyết định hình phạt được hiểu là hoạt động xác
định biện pháp xử lý của Tòa án đối với người thực hiện tội phạm. Thuộc về quyết định
SVTH: Lê Quốc Khởi. MSSV: 5044108


22


Chế định miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự Việt Nam năm 1999

hình phạt bao gồm việc xác định có áp biện pháp hình phạt hay không hay miễn hình
phạt cho người phạm tội, việc xác định loại và mức hình phạt cũng như phương thức
chấp hành hình phạt. Đây là hoạt động phức tạp và mang ý nghĩa quan trọng và được
thực hiện trên cơ sở của việc định tội và là tiền đề của việc chấp hành hình phạt, đồng
thời quyết định hiệu lực của luật hình sự và hiệu quả của hình phạt. Do có ý nghĩa lớn
như vậy nên luật hình sự Trung Quốc quy định cụ thể về nguyên tắc quyết định hình
phạt. Điều 61 BLHS quy định nguyên tắc đó như sau: “Khi quyết định hình phạt đối với
người phạm tội thực tế phải căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, phải
dựa vào những quy định có liên quan trong Bộ luật này”. Như vậy, quyết định hình phạt
trong luật hình sự Trung Quốc phải dựa vào hai căn cư, thứ nhất là sự thật khách quan
của hành vi phạm tội và thứ hai là các quy định có liên quan của BLHS.
Để xác định căn cứ thứ nhất đòi hỏi:
Thứ nhất, phải làm rõ toàn bộ sự thật vụ phạm tội, trong đó đặc biệt chú ý về
khách thể, về mặt khách quan, về chủ quan, chủ thể của tội phạm cũng như biểu hiện
của người phạm tội trước và sau khi phạm tội và chỉ khi làm rõ được đều đó mới có
thể nhận định được chính xác tính chất, các tình tiết cũng như mức nguy hiểm của
hành vi phạm tội.
Thứ hai, phải nhận định chính xác tính phạm tội. Định danh đúng chính là
đánh giá được đúng tính chất của hành vi phạm tội. Nếu định tội danh khác nhau về
cùng một hành vi nguy hiểm cho xã hội sẽ có nhận định khác nhau về tính chất của
hành vi nguy hiểm đó và đương nhiên sẽ dẫn đến định hình phạt khác nhau.
Thứ ba, phải xác định được đầy đủ và đúng các tình tiết định hình phạt. Đây
phảitâm
là cácHọc

tình tiết
ý nghĩa
choThơ
việc định
loại và
mức
hìnhtập
phạtvà
cụ nghiên
thể trong khung
Trung
liệucóĐH
Cần
@ Tài
liệu
học
cứu
hình phạt quy định cho tội phạm. Nếu như các tình tiết định tội có ý nghĩa cho việc xác
định khung hình phạt áp dụng cho tội phạm thì các tình tiết định hình phạt cụ thể trong
khung đó. Các tình tiết đó là tình tiết phản ánh mức độ nguy hiểm khách quan của
hành vi phạm tội, mức độ lỗi của người phạm tội, khả năng cải tạo, nhân thân người
phạm tội, đương nhiên trong đó có cả các tình tiết có ý nghĩa giảm nhẹ hoặc tăng nặng
hình phạt. Các tình tiết nêu trên đòi hỏi phải được xác định đầy đủ, xem xét toàn diện,
đánh giá khách quan về ảnh hưởng của chúng đối với việc quyết định hình phạt.
Thứ tư, phải đánh giá đúng mức độ nguy hại đối với xã hội của tội phạm. Đó
là mức độ tổn hại của tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra cho xã hội.
Việc quyết định căn cứ thứ hai của quyết định hình phạt là một biểu hiện cơ
bản của nguyên tắc pháp chế xã hôi chủ nghĩa. Theo quan điểm của các nhà luật học
Trung Quốc thì quyết định hình phạt suy cho cùng là sự cụ thể hóa ý chí của nhà nước
đã được thể chế trong BLHS đối với hành vi phạm tội và người thực hiện hành vi

phạm tội. Quyết định hình phạt không dựa vào các quy định của BLHS thì không
những không đảm bảo được sự công bằng đối với người phạm tội, dẫn đến sự tùy tiện
của người xét xử mà nguy hiểm hơn là làm cho pháp luật hình sự không nghiêm minh.
Vì vậy, khi quyết định hình phạt, tòa án buộc phải tuân thủ các quy định của BLHS có
liên quan đến quyết định hình phạt. Đó là:
Thứ nhất, các quy định về nguyên tắc áp dụng hình phạt tai Điều 5 BLHS và
các quy định về hệ thống hình phạt, về các loại hình phạt, cũng như về nội dung, phạm
vi, điều kiện áp dụng của từng loại hình phạt tại chương III BLHS.

SVTH: Lê Quốc Khởi. MSSV: 5044108

23


Chế định miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự Việt Nam năm 1999

Thứ hai, các quy định về miễn, giảm nhẹ và tăng nặng hình phạt, các quy định về
quyết định hình phạt nói chung cũng như về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm
nhiều tội, các quy định về tội phạm cụ thể, về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ định khung
hình phạt cũng như về khung hình phạt được áp dụng đối với tội phạm cụ thể.
Thứ ba, các quy định về phương thức chấp hành hình phạt mà đòi hỏi thẩm
phán phải tuyên cùng với hình phạt.
+ Trường hợp giảm nhẹ tội đặc biệt:
Theo quy định của luật hình sự Trung Quốc, hình phạt cụ thể được quyết định
cho người phạm tội chỉ được trong phạm vi khung hình phạt quy định cho tội phạm mà
người đó đã thực hiện. Ngay cả khi điều luật có các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ thì
người phạm tội cũng chỉ bị áp dụng hình phạt trong phạm vi khung hình phạt mà điều luật
quy đinh (Điều 62 BLHS). Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi có các tình tiết giảm
nhẹ đặc biệt thì luật hình sự Trung Quốc cho phép tòa án được áp dụng một hình phạt nhẹ
hơn mức tối thiểu của khung hình phạt quy định (Điều 63 BLHS). Ví dụ: Điều 68 BLHS

quy định: Đối với người tự thú và lập công lớn sau khi phạm tội thì có thể được áp dụng
một hình phạt nhẹ hơn hoặc miễn hình phạt. Đây là trường hợp có tình tiết giảm nhẹ được
quy định trong BLHS. Ngoài ra, luật hình sự Trung Quốc còn cho phép tòa án căn cứ vào
tình tiết đặc biệt của vụ án để có thể quyết định một hình phạt nhẹ hơn mức tối thiểu của
khung hình phạt mặc dù không có tình tiết giảm nhẹ luật định khi quyết định đó được Tòa
án nhân dân tối cao phê chuẩn (Điều 63 BLHS).
+ Tạm tha:
Trong pháp luật hình sự Trung Quốc, chế định tạm tha có thể được hiểu là tha

Trung
tâmthời
Họchạnliệu
ĐH kiện.
CầnLuật
Thơhình
@ sự
Tài
liệuQuốc
học quy
tậpđịnh
và nghiên
cứulà
tù trước
có điều
Trung
chế định này
nhằm khuyến khích người bị kết phạt tù tích cực cải tạo để được hưởng sự khoan hồng
cảu Nhà nước.
Tạm tha được quy định áp dụng đối với người bị kết án phạt tù khi thỏa mãn
các điều kiện sau:

- Thứ nhất, người bị kết án phạt tù có thời hạn đã chấp hành được một phần
hai thời hạn trở lên, người bị kết án tù chung thân đã chấp hành được 10 năm tù trở
lên. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được Tòa án nhân dân tối cao phê chuẩn thì không
cần điều kiện này.
- Thứ hai, người bị kết án phải là người tuẩn thủ nội quy của trại giam, chịu
cải tạo, chịu giáo dục, có biểu hiện hối cải và nếu được tha sẽ không nguy hại cho xã
hội. Thỏa mãn điều kiện này thường là hai đối tượng sau: Người luôn có biểu hiện cải
tạo tốt như luôn tỏ ra biết tội và luôn muốn sửa sai trong thời giant hi hành án, tuân thủ
các quy định của trại, tiếp thu giáo dục, cải tao… và người già, bệnh tật hoặc mất khả
năng thi hành án.
- Thứ ba, người bị kết án không phải là người tái phạm hoặc người bị kết án
về tội giết người, cướp, hiếp dâm, bắt cóc hoặc các tội bạo lực khác hoặc phạt tù từ 10
năm tù trở lên hoặc tù chung thân vì cơ sở để bảo đảm những đối tượng này sẽ không
nguy hại cho xã hội sau khi được tha tù là tương đối mỏng manh.
Thời gian thử thách được quy định là thời gian chấp hành án còn lại đối với
người bị kết án tù có thời hạn và 10 năm đối với tù chung thân (Điều 38 BLHS). Nếu
trong suốt thời gian thử thách, người tạm tha chịu sự giám sát của cơ quan công an và
SVTH: Lê Quốc Khởi. MSSV: 5044108

24


×