Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

điều chế trà an thần từ dược liệu thiên nhiên vông nem, lá sen trinh nữ và lạc tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.66 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ

------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐIỀU CHẾ TRÀ AN THẦN TỪ DƯỢC LIỆU
THIÊN NHIÊN: VÔNG NEM, LÁ SEN
TRINH NỮ VÀ LẠC TIÊN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Ths.Nguyễn Thị Diệp Chi
Ths. Nguyễn Thị Ánh Hồng
ThS DS. Nguyễn Thị Thúy Lan

Võ Văn Quốc
MSSV: 2082233
Ngành: Công nghệ hóa học - K34

Tháng 5/2012


LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp và đạt kết quả như ngày hôm nay, em
xin chân thành gởi đến Cô Nguyễn Thị Diệp Chi, Cô Nguyễn Thị Ánh Hồng và Cô
Nguyễn Thị Thúy Lan, đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho em nhiều kiến thức


quý báu để thực hiện tốt đề tài của mình cũng như giúp em trang bị kiến thức cho
tương lai sau này. Bên cạnh đó em xin chân thành cảm ơn đến tất cả Thầy Cô trong
bộ môn Hóa Học khoa Khoa Học Tự Nhiên đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành
tốt luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn Thầy, Cô đã giảng dạy tôi trong suốt những năm tôi
học tại trường, giúp tôi có nguồn kiến thức để làm hành trang trong cuộc sống.
Cũng rất biết ơn các thầy cô bộ môn Công Nghệ Hóa, khoa Công Nghệ đã
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi làm luận văn và học tại trường.
Chân thành cảm ơn tập thể anh, em lớp Công Nghệ Hóa K34 đã động viên và
giúp đỡ tôi mỗi khi tôi gặp phải khó khăn trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên
cứu tại trường.
Tôi rất mang ơn cha mẹ đã nuôi dạy tôi nên người, động viên và tạo mọi điều
kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Sau cùng gởi lời cảm ơn đến tất cả những người bạn đã giúp tôi trong suốt quá
trình làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn.!!
Võ Văn Quốc

ii


GIỚI THIỆU
Cùng với nhịp độ phát triển của Xã hội hiện nay, gánh nặng công việc luôn đè
nặng lên vai tất cả mọi người. Áp lực của công việc mỗi ngày làm cho trí óc và cơ
thể của chúng ta luôn ở trong trạng thái căng thẳng và mỏi mệt, quỹ thời gian để
nghỉ ngơi cũng trở nên eo hẹp hơn. Vì vậy, một giấc nhủ ngon vào mỗi đêm là
phương thức tốt nhất, và hết sức cần thiết để cơ thể hồi phục lại được sức khoẻ sau
một ngày làm việc mệt nhọc.
Tuy nhiên, không phải mọi người đều có được một giấc ngủ ngon sau một
ngày làm việc, đặc biệt là những người phải làm việc căng thẳng trí óc. Họ thường

bị chứng nhức đầu, khó ngủ và hay mộng mị vào ban đêm. Kết quả là sáng dậy cơ
thể họ càng mệt mỏi hơn, dẫn đến những chứng bệnh: biếng ăn, huyết áp cao... gây
rối loạn sinh lý của cơ thể.
Vì vậy, ngày càng có nhiều người tìm đến với bia, rượu, các loại thuốc ngủ để
giúp họ có được một giấc ngủ ngon. Nhưng điều này sẽ gây hại cho cơ thể.
Người dân trên thế giới hiện nay có xu hướng tìm đến với các loại thảo mộc
thiên nhiên, có tác dụng an thần để chữa bệnh. Chúng không những chữa khỏi bệnh
mà lại không độc hại cho cơ thể, và còn có thể thay thế nước giải khát hằng ngày,
lại rất dễ chế biến.
Việt Nam ta là một nước có hệ sinh thái rất đa dạng, đặc biệt là thảm thực vật.
Hiện đã tìm thấy được hơn 2000 loại thảo mộc có khả năng chữa bệnh. Và một số
bệnh mà Tây y không chữa khỏi, nhưng sử dụng dược liệu tự nhiên lại có thể chữa
trị được.
Ngày nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về một số cây dược
thảo giúp An thần, và các công nghệ chế biến nó thành một dạng trà sử dụng để
uống mỗi ngày với nhiều dạng và công dụng khác nhau: trà gói, trà bánh, trà túi
lọc...

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................i
GIỚI THIỆU ......................................................................................................ii
MỤC LỤC..........................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG .........................................................................................xii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT...........................................................xiii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DƯỢC LIỆU .................................................1

1.1 Vông nem .....................................................................................................1
1.1.1 Nguồn gốc ...................................................................................................1
1.1.2 Tính chất......................................................................................................3
1.2 Sen ...............................................................................................................4
1.2.1 Nguồn gốc ...................................................................................................4
1.2.2 Tính chất......................................................................................................6
1.3 Cây Trinh nữ ..................................................................................................8
1.3.1 Nguồn gốc ...................................................................................................8
1.2.3.2 Tính chất...................................................................................................9
1.4 Lạc tiên ........................................................................................................ 10
14.1 Nguồn gốc .................................................................................................. 10
1.4.2 Tính chất.................................................................................................... 11
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TRÀ AN THẦN ......................................... 14
2.1 Giới thiệu về trà dược liệu .......................................................................... 14
2.2 Một số loại trà dược liệu đang có trên thị trường......................................... 14
2.2.1 Công thức các dạng trà thuốc thường dùng .............................................. 14
2.2.1.1 Trà giải cảm............................................................................................ 14
2.2.1.2 Trà lợi tiểu .............................................................................................. 15
2.2.1.3 Tràn an thần............................................................................................ 15
iv


2.2.1.4 Trà nhuận gan ......................................................................................... 15
2.2.1.5 Trà tiêu độc............................................................................................. 15
2.2.1.6 Trà sâm đại hành..................................................................................... 15
2.2.1.7 Trà an thần hạ huyết áp ........................................................................... 16
2.3 Các loại trà dược liệu đang lưu hành trên thi trường ..................................... 16
2.3.1 Loại trà túi lọc ........................................................................................... 16
2.3.1.1 Trà linh chi ............................................................................................. 16
2.3.1.2 Trà Raspam............................................................................................. 16

2.3.1.3 Trà Rutivon............................................................................................. 16
2.3.1.4 Trà sâm túi lọc ........................................................................................ 16
2.3.1.5 Trà sâm túi lọc ........................................................................................ 17
2.3.1.6 Trà Seravotea.......................................................................................... 17
2.3.2 Loài trà hòa tan.......................................................................................... 17
2.3.2.1 Trà Atiso................................................................................................. 17
2.3.2.2 Trà Atiso................................................................................................. 17
2.3.2.3 Trà Bát Bảo ............................................................................................ 17
2.3.2.4 Trà sâm cúc ............................................................................................ 17
2.3.3 Loại trà gói ................................................................................................ 18
2.3.3.1 Trà an thần.............................................................................................. 18
2.3.3.2 Trà an thần.............................................................................................. 18
2.3.3.3 Trà hạ huyết áp ....................................................................................... 18
2.3.3.4 Trà lợi tiểu .............................................................................................. 18
2.3.3.5 Trà nhân trần........................................................................................... 18
2.3.3.6 Trà thanh nhiệt........................................................................................ 18
2.3.3.7 Trà tiêu độc............................................................................................. 19
2.3.4 Loại trà bánh.............................................................................................. 19
2.3.4.1 Trà an thần.............................................................................................. 19
2.3.4.2 Trà tiêu độc............................................................................................. 19
v


2.4 Phân loại sản phẩm ....................................................................................... 19
2.4.1 Trà gói....................................................................................................... 19
2.4.2 Trà bánh .................................................................................................... 21
2.4.3 Trà cốm ..................................................................................................... 24
2.5 Giới thiệu về trà an thần và công dụng của nó............................................... 25
2.6 Quan điểm về mất ngủ trong y học ............................................................... 26
2.6.1 Theo y học hiện đại.................................................................................... 26

2.6.2 Theo y học cổ truyền ................................................................................ 26
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM ....................................................................... 28
3.1 Mục đích và nội dung nghiên cứu ................................................................. 28
3.1.1 Mục đích.................................................................................................... 28
3.1.2 Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 28
3.2 Phương tiện và địa điểm nghiên cứu ............................................................. 28
3.2.1 Phương tiện nghiên cứu ............................................................................. 28
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu.................................................................................. 29
3.3 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 29
3.4 Tiến hành thí nghiệm .................................................................................... 30
3.4.1 Đánh giá chất lượng nguyên liệu, dược liệu ............................................... 30
3.4.1.1 Xử lý mẫu sau khi thu hái ....................................................................... 30
3.4.1.2 Xác định độ ẩm....................................................................................... 31
3.4.1.3 Xác định tro toàn phần............................................................................ 32
3.4.1.4 Kết quả phân tích hoạt chất trong dược liệu ............................................ 33
3.4.1.5 Định lượng alkaloid trong dược liệu ....................................................... 36
3.4.1.6 Kết quả phân tích hàm lượng chì trong dược liệu.................................... 41
3.4.2 Điều chế cao dược liệu............................................................................... 44
3.4.2.1 Quy trình chiết cao các loại dược liệu .................................................... 44
3.4.2.2 Kết quả phân tích hoạt chất trong cao dược liệu...................................... 46
3.4.2.3 Định lượng alkaloid trong cao dược liệu ................................................. 46
vi


3.4.3 Nghiên cứu điều chế trà an thần................................................................. 50
3.4.3.1 Quy trình điều chế trà an thần ................................................................. 51
3.4.3.2 Thuyết minh quy trình ............................................................................ 51
3.4.4 Kiểm tra chất lượng trà an thần.................................................................. 54
3.4.4.1 Đánh giá cảm quan về trà........................................................................ 54
3.4.4.2 Độ ẩm ..................................................................................................... 54

3.4.4.3 Định tính................................................................................................. 54
3.4.4.4 Độ rã....................................................................................................... 54
3.4.4.5 Kiểm tra độ nhiễm khuẩn........................................................................ 55
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................... 56
4.1 Đánh giá chất lượng nguyên liệu, dược liệu .................................................. 56
4.1.1 Xử lý mẫu sau khi thu hái .......................................................................... 56
4.1.2 Xác định độ ẩm.......................................................................................... 56
4.1.3 Xác định tro toàn phần............................................................................... 57
4.1.4 Kết quả phân tích hoạt chất trong dược liệu ............................................... 58
4.1.4.1 Định tính alkaloid ................................................................................... 58
4.1.4.2 Định tính saponin.................................................................................... 59
4.1.4.3 Định tính flavonoid................................................................................. 59
4.1.5 Định lượng alkaloid trong dược liệu .......................................................... 60
4.1.6 Kết quả phân tích hàm lượng chì trong dược liệu....................................... 61
4.2 Điều chế cao dược liệu ................................................................................. 62
4.2.1 Số lượng mỗi loại dược liệu....................................................................... 62
4.2.2 Khảo sát thời gian nẫu cao ......................................................................... 62
4.2.3 Độ ẩm cao dược liệu .................................................................................. 64
4.2.4 Kết quả thử nghiệm độ cồn ........................................................................ 65
4.2.5 Kết quả phân tích hoạt chất trong cao dược liệu......................................... 65
4.2.5.1 Định tính alkaloid ................................................................................... 65
4.2.5.2 Định tính saponin.................................................................................... 66
vii


4.2.5.3 Định tính flavonoid................................................................................. 67
4.2.6 Định lượng alkaloid trong cao dược liệu .................................................... 68
4.3 Nghiên cứu, điều chế trà an thần................................................................... 68
4.3.1 Công thức cho một đơn trà an thần ............................................................ 68
4.3.2 Đường dùng trong phối chế trà an thần ...................................................... 69

4.3.3 Lựa chọn tỉ lệ đường phối chế.................................................................... 69
4.4 Kiểm tra chất lượng trà an thần..................................................................... 71
4.4.1 Đánh giá cảm quan về trà........................................................................... 71
4.4.2 Độ ẩm........................................................................................................ 71
4.4.3 Định tính sản phẩm.................................................................................... 72
4.4.4 Độ rã.......................................................................................................... 72
4.4.5 Kiểm tra độ nhiễm khuẩn........................................................................... 73
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ...................................................... 74
5.1 Kết luận ........................................................................................................ 74
5.2 Kiến nghị...................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Cây Vông nem (Erythrina orientalis L., Fabaceae) .............................. 1
Hình 1.2: Hoa vông nem (Erythrina orientalis L., Fabaceae)............................... 2
Hình 1.3: Vỏ thân Vông nem (Erythrina orientalis L., Fabaceae)........................2
Hình 1.4: Công thức hóa học của hypaphorine .....................................................3
Hình 1.5: Cánh đồng sen ......................................................................................4
Hình 1.6 Hoa Sen .................................................................................................4
Hình 1.7: Nhị Sen.................................................................................................5
Hình 1.8: Gương Sen............................................................................................ 5
Hinh 1.9: Hạt........................................................................................................5
Hình 1.10: Tâm ....................................................................................................5
Hình 1.11: Lá .......................................................................................................5
Hình 1.12: Ngó.....................................................................................................5
Hình 1.13: Công thức của Nuxiferin .....................................................................6

Hình 1.14: Cây trinh nữ ........................................................................................8
Hình 1.15: Công thức hóa học của mimosine........................................................9
Hình 1.16: Cây Lạc tiên...................................................................................... 10
Hình 1.17: Công thức của Hanman và Vitexin.................................................... 12
Hình 2.1: Quy trình sản xuất trà gói.................................................................... 20
Hình 2.2: Quy trình sản xuất trà bánh ................................................................. 22
Hình 2.3: Quy trình sản xuất trà cốm .................................................................. 24
Hình 3.1: Trinh nữ và lá sen sau khi thu hái, sơ chế, làm khô và xay nhuyễn ...... 31
Hình 3.2: Xác định độ ẩm dược liệu ................................................................... 32
Hình 3.3: Xác định tro toàn phần ........................................................................ 33
Hình 3.4: Quy trình định tính alkaloid ................................................................ 34

ix


Hình 3.5: Sơ đồ định lượng alkaloid trong cây Trinh nữ ..................................... 37
Hình 3.6: : Sơ đồ định lượng alkaloid trong lá Vông nem................................... 38
Hình 3.7: : Sơ đồ định lượng alkaloid trong lá Sen ............................................. 40
Hình 3.8: : Sơ đồ định lượng alkaloid trong cây Lạc tiên .................................... 41
Hình 3.9: Sơ đồ xác định hàm lượng chì trong dược liệu .................................... 43
Hình 3.10: Quy trình chiết cao bằng phương pháp chiết nóng............................. 45
Hình 3.11: Quy trình định lượng alkaloid trong cao Trinh nữ ............................. 47
Hình 3.12: Quy trình định lượng alkaloid trong cao Vông nem........................... 48
Hình 3.13: Quy trình định lượng alkaloid trong cao lá Sen ................................. 49
Hình 3.14: Quy trình định lượng alkaloid trong cao Lạc tiên .............................. 50
Hình 3.15: Quy trình điều chế trà an thần ........................................................... 51
Hình 4.1: Cốc sứ dùng để đo độ ẩm .................................................................... 56
Hình 4.2: Định tính alkaloid trong lá Vông nem với 3 loại thuốc thử.................. 58
Hình 4.3: Định tính alkaloid trong lá Sen với FeCl3 ............................................ 58
Hình 4.4: Định tính alkaloid trong cây trinh nữ với mẫu chuẩn và thuốc thử ...... 58

Hình 4.5: Định tính saponin trên cây trinh nữ và lá sen....................................... 59
Hình 4.6: Định tính saponin trong Vông nem và lạc tiên..................................... 59
Hình 4.7: Định tính flavonoid cho 4 loại dược liệu ............................................. 60
Hình 4.8: Kết quả so màu của cây Vông nem, lá Sen.......................................... 61
Hình 4.9: Kết quả so màu của cây Trinh nữ và Lạc tiên...................................... 61
Hình 4.10: Định tính alkaloid cao vông nem và lá sen ........................................ 66
Hình 4.11: Định tính alkaloid cao lạc tiên và trinh nữ......................................... 66
Hình 4.12: Định tính Saponin trên cao cây trinh nữ và lá sen.............................. 67
Hình 4.13: Định tính saponin trong cao Vông nem và Lạc tiên ........................... 67
Hình 4.14: Định tính flavonoid cho 4 loại cao dược liệu..................................... 67
Hình 4.15: Sản phẩm trà an thần......................................................................... 71
Hình 4.16: Dụng cụ đo độ ẩm kiểm tra chất lượng.............................................. 71
Hình 4.17: Định tính alkaloid cho sản phẩm trà an thần...................................... 72
x


Hình 4.18: Kiểm tra độ rã của sản phẩm ............................................................. 72

xi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Các dụng cụ và hóa chất……………………………………………....28
Bảng 4.1 Dược liệu ban đầu................................................................................56
Bảng 4.2: Độ ẩm dược liệu .................................................................................57
Bảng 4.3: Kết quả tro toàn phần .........................................................................57
Bảng 4.4: Kết quả định tính dược liệu ................................................................ 60
Bảng 4.5: Kết quả định lượng alkaloid trong dược liệu.......................................61
Bảng 4.6: Số liệu sau mỗi lần chiết cao .............................................................. 62
Bảng 4.7: Khảo sát thời gian nấu cao..................................................................63

Bảng 4.8: Số liệu có được sau khi đã nấu cao và cô cao......................................64
Bảng 4.9: Độ ẩm cao dược liệu...........................................................................64
Bảng 4.10: Tìm lượng cồn tủa tối ưu ..................................................................65
Bảng 4.11: Định lượng alkaloid cho cao dược liệu .............................................68
Bảng 4.12: Công thức cho đơn phối chế cho từng loại cao dưới dạng cao...........68
Bảng 4.13: Công thức cho đơn thuốc cho từng dược liệu dưới dạng cao.............69
Bảng 4.14: Một số loại đường dùng trong phối chế ............................................69
Bảng 4.15: Lựa chọn tỉ lệ đường phối trộn..........................................................70
Bảng 4.16: Đánh giá cảm quan về trà an thần .....................................................71
Bảng 4.17: Thuốc thử định tính alkaloid của trà an thần .....................................72
Bảng 4.18: Kết quả đo độ nhiễm khuẫn .............................................................. 73

xii


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
TT: Thuốc thử
CD: Chuẩn độ

xiii


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DƯỢC LIỆU
1.1 Vông nem
Tên đồng nghĩa: Enythrina indica Lamk, E.spathacea DC.
Tên khác: Lá vông, hải đồng, thích đồng, co tóong lang (Thái), bơ tòng
(Tày).
Tên nước ngoài: Indian bean, indian coral – bean, mochi wood tree, East
Indies coral tree (Anh); arbre au coral, arbre immortel, érythrine au coral, érythrine

orientable, bois rouge (Pháp).
Họ: Đậu (Fabaceae)
1.1.1 Nguồn gốc[6]
Cây Vông nem (Erythrina orientalis L. Murr., Fabaceae) là một trong những
vị thuốc kinh nghiệm trong dân gian Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới có
tác dụng an thần, hạ huyết áp, kháng khuẩn và chống loãng xương.
Cây Vông nem còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác là cây lá Vông, Hải đồng
bì, Thích đồng bì, tên khoa học là Erythrina orientalis L. Murr, ngoài ra còn có các
tên đồng nghĩa khác như Erythrina indica Lam., Erythrina variegata L. var
orientalis (L.) Merr., Erythrina variegata L. Tên vông nem vì nhân nhân thường
dùng để gói nem và để phân biệt với cây vông đồng.
Dưới đây là ảnh của cây, hoa và vỏ thân cây Vông nem.

Hình 1.1: Cây Vông nem (Erythrina orientalis L., Fabaceae)

1


Chương 1: Tổng quan về dược liệu

Hình 1.2: Hoa Vông nem (Erythrina orientalis L., Fabaceae)

Hình 1.3: Vỏ thân Vông nem (Erythrina orientalis L., Fabaceae)
1.1.1.1 Mô tả cây[7]
Cây cao từ 2 - 10m, mọc khắp nơi, nhưng đặc biệt ưa mọc ở ven biển. Thân có
gai ngắn. Lá gồm 3 lá chét, dài 20 - 30cm, lá chét màu xanh, bóng, lá chét giữa rộng
hơn và dài từ 10 – 15cm, hai lá chét hai bên dài hơn, rộng hình ba cạnh. Hoa màu
đỏ tươi, tụ họp từ 1 – 3 chùm dày. Quả giáp dài từ 15 – 30cm đen, hơi hẹp lại ở giữa
các hạt. Trong mỗi quả có 5 – 6 hạt hình thận màu đỏ hoặc nâu, tễ rộng, hình trứng
đen có vành trắng.

1.1.1.2 Phân bố và thu hái[6]
Loài phân bố rộng từ Ðông Á châu tới Phi châu nhiệt đới. Ở châu Á, loài này
phổ biến ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaixia,
Inđônêxia và Philippin. Thường gặp trong các bụi dọc bờ biển, lân cận với các rừng
ngập mặn và trong rừng thưa, nhiều nơi ở nước ta. Cũng thường được trồng làm cây
bóng mát dọc đường ở các khu dân cư.
Người ta thu hái lá vào mùa xuân, chọn lá bánh tẻ, dùng tươi hay phơi khô, thu
hái vỏ cây quanh năm.

Võ Văn Quốc

2


Chương 1: Tổng quan về dược liệu

1.1.2 Tính chất
1.1.2.1 Thành phần hoá học[7]
Lá và thân đều chứa một loại alkaloid độc Erythin có tác dụng làm giảm và có
khi làm mất hẳn hoạt động thần kinh trung ương, tuy nhiên không ảnh hưởng đến
độ kích thích vận động và sự co bóp của cơ.
Có tác giả còn thấy dược chất Daponin gọi là Migarin có tính chất làm giãn
đồng tử.
Trong hạt còn có alkaloid gọi là Hypaphorine C14H18O2N2.H2O. Hypaphorine
là một chất có tinh thể sau khi sấy khô, chảy ở 225oC – 293oC,
Tan trong nước khi chịu tác dụng của KOH đặc, hypaphorine cho trimetylamin
và indol. Hypaphorine đã tổng hợp được chất tăng phản xạ kích thích của ếch và
cuối cùng đưa đến trạng thái co giật uốn ván.
O


N
N
H

O

(CH3)3

Hypaphorine

Hình 1.4: Công thức hóa học của hypaphorine
1.1.2.2 Tác dụng dược lý[7]
Ngô Ứng Long ở phòng dược lý trường sĩ quan quân y (1960) có nghiên cứu
tác dụng dược lý của lá vông đi đến kết luận như sau:
- Tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương: Làm yên tĩnh gây ngủ, hạ nhiệt độ,
hạ huyết áp.
- Tác dụng co bóp các cơ.
1.1.2.3 Công dụng và liều dùng[2]
Theo tài liệu cổ, vông nem có vị đắng, tính bình, vào hai kinh can và thận. Có
tác dụng khử phong thấp, thông kinh lạc, sát trùng. Dùng chữa lưng, gối đau nhức,
tê liệt, lở ngứa. Người không phong hàn thấp không dùng được.
Dùng với liều 6 – 12 g dưới dạng thuốc sắc. Còn dùng làm thuốc xoa bóp,
thuốc mỡ.

Võ Văn Quốc

3


Chương 1: Tổng quan về dược liệu


Bài thuốc có vông nem tác dụng an thần[7]
Rượu lá vông dùng 1 – 2g/ngày, cao lá vông dùng với liều 2 – 4g/ngày, hoặc
sirô lá vông (rượu tươi lá vông 1/5 : 150ml; Sirô vừa đủ 500ml) uống mỗi ngày
20ml trước khi đi ngủ. Có thể dùng uống hảm hoặc sắc thuốc, ngày uống 2 – 4g lá.

1.2 Sen
Tên đồng nghĩa: Nelumbium nelumbo (L.) Druce, N. spescionsum Willd.
Tên khác: Liên, ngậu (Tày), bó bua (Thái), lìn ngó (Dao).
Tên nước ngoài: Sacred lotus, chinese water – lily, indian lotus, egyptian
bean, baladi bean (Anh); lotus sacré, nénuphar de Chine, fève d’Égypte, lis rose du
Nil, nélombo (Pháp).
Họ: Sen súng (Nelumbonaceae).
1.2.1 Nguồn gốc[9]
Sen có khá nhiều tương quan với các Tôn giáo như Phật giáo, Ấn giáo…; Sen
được xem là một “thánh vật” (sacred lotus) tại Trung Đông và Đông Á.
Sen có tên khoa học là Nelumbo nucifera thuộc họ thực vật Nelumbonaceae.
Tên trong Anh ngữ là Sacred Lotus, East Indian Lotus, Lotus Lily…
Nelumbo là tên của Sen bằng tiếng Singhalese (Sri Lanka) và nucfera nghĩa
là “có hột“. Tên Anh ngữ Lotus do từ tiếng Do Thái Lot, nghĩa là myrrh (một loài
hương).
Dưới đây là một số hình ảnh về Sen:

Hình 1.5: Cánh đồng Sen

Võ Văn Quốc

Hình 1.6: Hoa Sen

4



Chương 1: Tổng quan về dược liệu

Hình 1.7: Nhị

Hình 1.8: Gương Sen

Hình 1.9: Hạt

Hình 1.10: Tâm

Hình 1.11: Lá
1.2.1.1 Mô tả cây[7]

Hình 1.12: Ngó

Sen là một cây mọc ở dưới nước, thân rễ hình trụ mọc ở trong bùn gọi là ngó
sen, ăn được, lá mọc lên khỏi mặt nước, cuống lá dài có gai nhỏ, phiến lá hình kiên
to, đường kính 60 – 70cm, có gân toả tròn. Hoa có màu trắng hay đỏ hồng đều,
lưỡng tính, dài 3 – 5cm, màu lục. Tràng gồm nhiều cánh màu hồng hay trắng một
phần; những cánh dài còn có màu lục như lá đài, nhị nhiều, bao phấn hai ô nứt theo
một kẽ dọc. Trung đới mọc dài ra thành một phần hình trắng thường gọi là gạo sen
dùng để ướp trà. Nhiều lá noãn rời nhau đựng trong một đế hoa loe ra thành hình
nón ngược gọi là gương sen hay liên phòng. Mỗi lá noãn có một đến hai tiểu noãn.
Quả thường gọi là hạt sen, chứa một hạt không nội nhũ, hai lá mầm dày, chồi mầm
(liên tâm) gồm bốn lá non gập vào phía trong.

Võ Văn Quốc


5


Chương 1: Tổng quan về dược liệu

1.2.1.2 Phân bố và thu hái[7]
Cây Sen có nguồn gốc từ các nước Châu Á nhiệt đới như Ấn Độ, Pakistan,
Malaysia, Trung Hoa… Tại Việt Nam cây mọc trên khắp nơi trong nước trong các
hồ ao, đầm nhiều bùn. Ở Việt Nam, Đồng Tháp có lẽ là vùng có nhiều sen nhất.
Sen được trồng để ăn và dùng làm thuốc. Mùa thu hái vào tháng bảy đến tháng
chín.
1.2.2 Tính chất
1.2.2.1 Thành phần hóa học[9]
Lá Sen: chứa nhiều alkaloid 0,77–0,84% trong đó có nuciferin, nornuciferin,
roemerin, pronuciferin, liriodenin, O–nornuciferin, armepavin, N–norarmepavin,
methylcoclaurin, nepherin, anonain, dehydroroemerin, dehydro nuciferin,
dehydroanonain, N–methylisococlaurin. Ngoài ra còn có: quercetin, isoquercetin,
leucocyanidin, leucodelphinidin, nelumbosid.
H3CO
H3CO

NCH3

Hình 1.13: Công thức của Nuxiferin
Hạt Sen: chứa tinh bột (thành phần chính), protein 14,81% gồm các acid amin:
threonin 2,42%, methionin 0,82%, leucin 3,23%, isoleucin 1,11%, phenylalanin
12,64%. Ngoài ra, còn có 2,11% dầu béo gồm các acid béo như: acid myristic
0,04%, acid palmitic 17,3%, acid oleic 21,91%, acid linoleic 54,17%. Phần không
xà phòng hoá gồm β–amyrin, α–amyrin, stigmasterol, β–sitosterol, campestrol.
Tâm Sen: chứa alkaloid 0,85–0,96% gồm methylcorypalin, anonain,

armepavin, 4′–O–methyl–N–methyl coclaurin, lotusin, N–methyl isococlaurin,
demethylcoclaurin, isoliensinin, neferin, roemerin, pronuciferin.
Gương Sen: chứa 4 alkaloid là nuciferin, N–nornuciferin, N–norarmepavin,
liriodenin và các flavonoid quercetin và isoquercetin.

Võ Văn Quốc

6


Chương 1: Tổng quan về dược liệu

Nhị Sen: có 61 thành phần thơm, dễ bay hơi trong đó các hydrocacbon mạch
thẳng 73%.
1.2.2.2 Tác dụng dược lý[2], [7]
Nuciferin có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, có tác dụng an thần, kéo
dài giấc ngủ.
Các công trình nghiên cứu trên cây sen mọc ở Việt Nam cho kết quả như sau:
Dịch chiết và alkaloid toàn phần của tâm và lá sen có tác dụng an thần rõ rệt, tác
dụng an thần của tâm sen yếu hơn so với lá sen. Lá sen cũng có tác dụng chống loạn
nhịp tim gây ra do bari clorid và kích thích điện. Alkaloid của lá sen có tác dụng ức
chế loạn nhịp tim thực nghiệm.
1.2.2.3 Cộng dụng và liều dùng[7]
Dùng chữa tim hồi hộp, mất ngủ, di mộng tinh. Ngày uống 4 – 10g tâm sen
khô dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha, có thể thêm đường cho dễ uống.
Một số bài thuốc có Sen tác dụng an thần[2]
Thuốc an thần gây ngủ[2]
a. Viên nén lá Sen: Cao mềm lá Sen 0,03 gam, bột mịn lá Sen 0,09 gam, thêm
tá dược làm thành 1 viên. Uống 3 – 6 viên 3 giờ trước khi đi ngủ.
b. Viên sen vông gồm: Cao khô lá sen 0,05 gam (bằng 1 gam lá khô), cao khô

lá vông 0,06 gam (bằng 1 gam lá khô), DL hoặc L.tetrahydropalmatin 0,03 gam.
c. Sirô lá sen gồm cao mềm lá sen 4 gam, cồn 45° 20mL, sirô ĐV 1000mL.
Liều dùng một ngày trước khi đi ngủ: người lớn 15mL, trẻ em 5mL.
Chữa suy nhược thần kinh[2]
a. Liên nhục, thổ địa, thạch hộc, quy bản, hoài sơn, địa cốt bì, hà thủ ô, táo
nhân, kim anh, mỗi vị 12 gam. Lai quy 8 gam. Sắc uống ngày một thang.
b. Liên nhục, thục địa, hoài sơn, tang ký sinh, hà thủ ô, kim anh, mỗi vị 12
gam, quy bản, kỷ tử, thỏ ty tử, ngưu tất, lai quy, táo nhân mỗi vị 8 gam. Sắc uống
mỗi ngày một thang.
c. Liên nhục, ba kích, thục địa, kim anh, khiếm thực, đảng sâm, bạch truật mỗi
vị 12 gam, phụ tử chế, quy bản, táo nhân, bá tử nhân mỗi vị 8 gam, nhục quế 4 gam.
Sắc uống ngày một thang.

Võ Văn Quốc

7


Chương 1: Tổng quan về dược liệu

Cháo hạt Sen: Dùng để trị mất ngủ, căng thẳng tinh thần, bớt tiểu ban đêm.
Hạt Sen 3/4 cốc, gạo nâu 1 cốc 1/2, nước 8 cốc. Nấu đến chín nhừ hạt Sen. Có thể
thêm đường phèn, mật ong để làm thành chè ngọt.

1.3 Cây Trinh Nữ
Tên khác: Trinh nữ, cỏ thẹn, hàm tu thảo.
Tên nước ngoài: Sensitive plant, humble plant, mimosa, shamebush.
Họ: Trinh nữ (Mimosaceae)
1.3.1 Nguồn gốc[2], [7]
1.3.1.1 Mô tả cây[2], [7]

Cây nhỏ mọc quanh lòa xòa ở ven đường cái, than có gai hình nón. Lá hai lần
kép lông chim, nhưng cuống phụ xếp như hình chân vịt, khẽ động vào lá cụp xuống.
Cuống chung gầy, mang nhiều lông, dài 4cm, cuống phụ 2 đôi, có lông trắng cứng.
Lá chét 15 – 20 đôi nhỏ, gần như không có cuống.

Hình 1.14: Cây trinh nữ

Hoa màu tím đỏ, tụ thành hình đầu trái xoan. Quả giáp dài 2cm, rộng 3mm, tụ
thành hình ngôi sao, ở phần giữa các hạt quả hẹp lại, có lông cứng ở mép. Hạt gần
như hình trái xoan, dài 2mm, rộng 1,5mm.
1.3.1.2 Phân bố, thu hái và chế biến[7]
Mọc hoang ở khắp nơi trong cả nước ta, không thấy ai trồng. Người ta đào rễ
vào quanh năm, rửa sạch đất cát, thái mỏng, phơi khô hay sấy khô.

Võ Văn Quốc

8


Chương 1: Tổng quan về dược liệu

1.3.2 Tính chất[2],[7]
1.3.2.1 Thành phần hóa học[2]
Rễ, lá, thân cây trinh nữ chứa một loại alkaloid độc gọi là mimosin tương tự
như chất leucenin có trong cây keo giậu. Lá chứa một chất tương tự như adrenalin
crocetin và crocetin dimethyl este, các flavonoid, acid amin, acid hữu cơ.
O
OH

N

H2C

H
C

COOH

NH2

2-amino-3-(3-hydroxy-4-oxopyridin-1(4H)-yl)propanoic acid

Hình 1.15: Công thức hóa học của mimosine
Hạt trinh nữ chứa chất nhầy (17%) gồm các thành phần d. xylose và acid d.
glucuronic. Thành phần chất béo gồm các acid palmitic 8,7%; stearic 8,9%; oleic
31%; linoleic 51%; linolenoic 0,4%.
1.3.2.2 Tác dụng dược lý[2]
Đàm Trung Bảo đã nghiên cứu tác dụng của cây trinh nữ như sau:
Tác dụng ức chế thần kinh trung ương: Những kết quả nghiên cứu chứng minh
kinh nghiệm trong nhân gian dùng cây trinh nữ chống mất ngủ.
Tác dụng kéo dài thời gian ngủ: Cao toàn cây trinh nữ có tác dụng kéo dài
thời gian ngủ do thuốc ngủ barbituric như hexobarbital và cả meprobamat.
Tác dụng chống co giật: Gây co giật cho chuột nhắt trắng bằng pentetrazol.
Cao toàn cây trinh nữ có tác dụng làm chậm xuất hiện các cơn co giật so với lô đối
chứng.
1.3.2.3 Công dùng và liều dùng[2], [7]
Chỉ mới thấy được dùng trong phạm vi nhân dân. Với những công dụng, dạng
và liều dùng như sau:
- Lá cây trinh nữ được dùng làm thuốc ngủ và dịu thần kinh.

Võ Văn Quốc


9


Chương 1: Tổng quan về dược liệu

Liều dùng hàng ngày 6 – 12 g dưới dạng thuốc sắc, uống trước khi đi ngủ.
Bài thuốc có trinh nữ có tác dụng an thần
Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ:
Cả cây trinh nữ 15g hoặc lá 6 – 12g, dùng riêng hoặc phối hợp với cây nụ áo
tím 15g, chua me đât 30g, sắc uống hàng ngày vào buổi tối. Có thể phối hợp với lạc
tiên, mạch nôn, thảo quyết minh.

1.4 Lạc tiên
Tên khác: Chùm bao, dây nhãn lồng, dây lưới, mắn nêm, dây bầu đường
(Đà Nẵng), tây phiên liên, mò phì, mác quánh mon (Tày), co hồng tiên (Thái).
Tên nước ngoài: Stinking passion – flower, granadilla, tagua passion –
flower (Anh); passiflore, passion (Pháp).
Họ: Lạc tiên (Passifloraceae).
1.4.1 Nguồn gốc[2]

Hình 1.16: Cây Lạc tiên
1.4.1.1 Mô tả cây[2]
Cây leo bằng tua cuốn. Thân mềm, tròn và rỗng, có lông thưa. Lá mọc so le,
chia 3 thùy, thùy giữa lớn hơn hai thùy bên, mép uốn lượn có lông mi nhỏ, gốc hình
tim, đầu nhọn, gân lá hình chân vịt, hai mặt có lông mịn; tua cuốn mọc ở kẻ lá, đầu
cuộn lại như lò xo.
Hoa to, đều, lưỡng tính, mọc riêng lẽ ở kẻ lá; tổng bao gồm 3 lá bắc rời nhau
chia thành những dãi nhỏ như sợi; bao hoa gồm 5 lá đài màu xanh lục, mép viền
trắng, mỗi lá đài có một phần phụ hình sừng nhọn ở mặt ngoài; 5 cánh hoa rời nhau,

màu trắng pha tím nhạt ở giữa, xếp xen kẽ với các lá dài; một vòng tua gồm rất

Võ Văn Quốc

10


Chương 1: Tổng quan về dược liệu

nhiều phần phụ của cánh hoa hình sợi chỉ, màu tím; ở giữa hoa, có một cột nhỏ hình
trụ (cuống nhị nhụy) mang 5 nhị có bao phấn đính lưng, màu vàng; bộ nhụy có 3 lá
noãn; bầu thượng một ô.
Quả mộng, hình trứng, dài khoảng 3cm, bao bọc bởi tổng bao lá bắc tồn tại; vỏ
quả mỏng khi chín màu vàng; hạt nhiều, có áo hạt thơm, ăn được.
Mùa hoa: tháng 5 – 7; mùa quả: tháng 8 – 10.
1.4.1.2 Phân bố và thu hái[2]
Trong số 15 loài thuộc chi Passiflora L. ở Việt Nam, lạc tiên là loài mọc tự
nhiên, có vùng phân bố rộng rãi nhất. Cây phân bố ở khắp các tỉnh trung du, vùng
núi thấp (dưới 1000m) và đôi khi cả vùng đồng bằng. Những tỉnh có nhiều lạc tiên
là Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ,
Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và một số tỉnh ở phía đông
Trường Sơn. Trên thế giới, lạc tiên có ở Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia và một
số nước Đông Nam Á khác.
Lạc tiên là cây ưa ẩm và sáng, thường mọc trùm lên các cây bụi ở ven rừng,
đồi, nhất là ở các trảng cây bụi tái sinh sau nương rẫy. Cây sinh trưởng mạnh từ
khoảng giữa từ tháng 3 đến tháng 8. Hoa quả nhiều hàng năm. Mùa đông cây có
hiện tượng hơi rụng lá. Tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Sau khi chặt, phần còn lại
tái sinh cây chồi khỏe.
Nguồn lạc tiên ở Việt Nam nhìn chung khá dồi dào. Lượng khai thác làm
thuốc hàng năm không ảnh hưởng nhiều tới dự trữ tự nhiên. Cây bị tàn phá chủ yếu

do nạn phá rừng làm đất công tác.
1.4.2 Tính chất
1.4.2.1 Thành phần hóa học[2]
Lạc tiên chứa pachypodol, 4’, 7 – O – dimethyl – apigenin, ermanin – 4’, 7 –
O dimethyl – naringenin; 3,5 – dihydroxy – 4,7 – dimethyloxyflavanon,
chrysoerpol, 2” – xylosylvitexin (Trung dược từ hải I, 1993), vitexin.
Hàm lượng flavonoid toàn phần là 0,074%. Ngoài ra, cây còn chứa alkaloid
0,033%, trong đó có harman.

Võ Văn Quốc

11


Chương 1: Tổng quan về dược liệu
Glc
OH

O
OH

OH

N
H

Harman

O


Vitexin

Hình 1.17: Công thức của Harman và Vitexin.
1.4.2.2 Tác dụng dược lý[2]
- Alkaloid toàn phần chiết từ cây lạc tiên đã được chứng minh là có tác dụng
làm giảm hoạt động của chuột nhắt trắng được kích thích do dùng cafein và kéo dài
thời gian gây ngủ của hexobarbial (Vũ Ngọc Lộ, Hoàng Tích Huyền).
- Bùi Chí Hiếu và cộng sự đã thử tác dụng dược lý của chế phẩm Passerynum
gồm lạc tiên, vông nem, lá sen, thảo quyết minh, hạt tơ hồng, lá dâu, hạt keo giấu,
sâm đại hành và kết luận như sau: Passerynum dùng với liều 0,2g/20g chuột, có tác
dụng làm giảm trạng thái hưng phấn thần kinh ở chuột nhắc trắng đã được dùng
cafein, pha loãng với nồng độ 1:10, chế phẩm có tác dụng gây hạ huyết áp, tăng tần
số và biên độ hô hấp của thỏ thí nghiệm, đồng thời làm giảm nhịp tim và sức co bóp
cơ tim.
Ở các nước châu Âu, người ta dùng cây Passiflora coerulea và P.incarnat.
P.coerula được coi là có tác dụng an thần, chống co thắt. P.incarnata đã được ghi
trong dược điển Pháp cũng như là thuốc an thần và chống co thắt. H. Leclerc còn
cho rằng P.incarnata có tác dụng hạ huyết áp, giảm co bóp cơ trơn ruột.
1.4.2.3 Công dụng và liều dùng[2]
Lạc tiên được dùng làm thuốc an thần, chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh.
Ngọn non của cây thường được thu hái để luộc ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi
ngủ vài giờ. Dạng thuốc thường là cao lỏng có đường và được pha chế như sau: Lạc
tiên 400g, lá vông 400g, lá gai 100g, rau má 100g. Tất cả nấu với nước, cô đặc được
100ml. Đường nấu thành Sirô. Pha 6 phần cao với 4 phần Sirô. Ngày uống 40ml,
chia làm 2 lần.

Võ Văn Quốc

12



×