Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

điều chế thuốc giọt trợ tim từ lạc tiên passiflora foetida l.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.3 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐIỀU CHẾ THUỐC GIỌT TRỢ TIM TỪ
LẠC TIÊN
Passiflora foetida L.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

Lê Huỳnh Em

ThS.Nguyễn Thị Ánh Hồng
ThS-DS. Nguyễn Thị Thúy Lan

MSSV: 208173
Ngành: Công nghệ hóa học - K34

Tháng 5/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ


------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐIỀU CHẾ THUỐC GIỌT TRỢ TIM TỪ
LẠC TIÊN
Passiflora foetida L.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

ThS. Nguyễn Thị Diệp Chi

Lê Huỳnh Em

ThS. Nguyễn Thị Ánh Hồng

MSSV: 2082173

ThS-DS. Nguyễn Thị Thúy Lan

Ngành: Công Nghệ Hóa Học-Khóa 34

Tháng 5/2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


KHOA CÔNG NGHỆ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

-----------------------------Cần thơ, ngày 02 tháng 01 năm 2012

PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
NĂM HỌC: 2011 – 2012
1. Họ và tên cán bộ hướng dẫn
ThS. Nguyễn Thị Diệp Chi
ThS. Nguyễn Thị Ánh Hồng
ThS-DS. Nguyễn Thị Thúy Lan
2. Tên đề tài: “Điều chế thuốc giọt trợ tim từ Lạc tiên Passiflora foetida L.”.
3. Địa điểm thực hiện đề tài: Phòng thí nghiệm Hóa đại cương A3 – Bộ môn Hóa
học – Khoa Khoa Học Tự Nhiên – Trường Đại học Cần Thơ.
4. Số lượng sinh viên thực hiện: 01 sinh viên
5. Họ và tên sinh viên: Lê Huỳnh Em
Lớp: Công nghệ Hóa học

MSSV: 2082173
Khóa: 34

6. Mục đích của đề tài
- Điều chế cao Lạc tiên.
- Xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở cho cao Lạc tiên điều chế được.
- Điều chế thuốc giọt trợ tim từ cao Lạc tiên.
7. Các nội dung chính và giới hạn của đề tài

- Khảo sát một số tiêu chuẩn của nguyên liệu theo Dược điển Việt Nam IV.
- Điều chế cao Lạc tiên bằng phương pháp chiết nóng, định tính các chất chiết
được trong cao.
- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho cao Lạc tiên.


- Khảo sát điều kiện phối chế thuốc giọt trợ tim và kiểm tra chất lượng thuốc
giọt điều chế được.
8. Các yêu cầu hỗ trợ cho việc thực hiện đề tài
Các hóa chất và thiết bị để thực hiện đề tài
9. Kinh phí dự trù cho việc thực hiện đề tài: 1.000.000 VND

SINH VIÊN ĐỀ NGHỊ

DUYỆT CỦA CB HƯỚNG DẪN

ThS. Nguyễn Thị Ánh Hồng

DUYỆT CỦA BỘ MÔN

DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG THI & XÉT TỐT NGHIỆP


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng biết ơn sâu sắc nhất, em muốn gửi lời cảm ơn đến cô
ThS - DS. Nguyễn Thị Thúy Lan – Giám đốc Công ty TNHH Một Thành Viên
Dược Liệu DHG, người đã chia sẽ kinh nghiệm trong bào chế và viện trợ cho em
một số hóa chất cần thiết. Em xin chân thành gửi lời cám ơn đến hai cô ThS.

Nguyễn Thị Diệp Chi và cô ThS. Nguyễn Thị Ánh Hồng, hai cô đã tận tình chỉ bảo
với tất cả tình thương và trách nhiệm, truyền đạt cho em những tri thức lẫn kinh
nghiệm và tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Trúc Chi - Cán bộ phòng thí nghiệm
Hóa đại cương A3, cô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về trang thiết bị và tận tình
giúp đỡ em trong suốt thời gian em làm luận văn tại phòng thí nghiệm.
Em xin chân thành cám ơn Quý thầy cô Bộ môn sinh học, Khoa Khoa học Tự
nhiên. Đặc biệt gửi lời cảm ơn đến cô ThS. Nguyễn Thị Kim Huê, người đã tận tình
giúp đỡ em trong việc định danh nguồn gốc thực vật của Lạc tiên.
Mình xin cảm ơn những người bạn – Tập thể lớp Công nghệ Hóa học K34, có
người bạn thân và có cả những đối thủ cạnh tranh nữa. Mình không nghĩ thành quả
của bốn năm Đại học mình có được sẽ xấu như thế nào nếu không có sự giúp đỡ và
chia sẽ của các bạn. Cám ơn các bạn, nhờ các bạn mà mình có thêm nghị lực để có
thêm nhiều đêm thức trắng để trao dồi, nhờ đó mà kiến thức của mình được mở
rộng thêm.
Con xin cảm ơn gia đình, cám ơn ba má đã sinh thành và dưỡng dục con nên
người, che trở cho con bằng tình yêu thương, giúp con tượng hình và thực hiện
những ước mơ của mình. Cám ơn ba má đã uốn nắn tâm hồn con, tập cho con thói
quen tự lập bằng đôi tay và khối óc của mình. Giúp con tự tin bước vào đời, dám
nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm cho nhưng gì mình đã làm. Đối với con, gia
đình là điểm tựa vững chắc, là nguồn động viên lớn lao giúp con có thể bước vững
trên đường đời.
Trân trọng!
Lê Huỳnh Em

i


LỜI MỞ ĐẦU
Cây dùng làm thuốc hay còn gọi là thảo dược, đã được con người biết đến và

sử dụng từ rất lâu đời. Với những loài thực vật có sẵn trong tự nhiên, bằng những
kinh nghiệm quý báu đúc kết được trong cuộc sống, con người đã lưu truyền từ đời
này qua đời khác và để lại cho hiện tại một kho tàng kinh nghiệm về thảo dược vô
cùng phong phú.
Các thuốc có nguồn gốc tổng hợp hóa học đã phát huy được thế mạnh trong
việc phòng và điều trị bệnh. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường có độc tính đi
kèm và gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, con người đã quay lại
dùng các thuốc có nguồn gốc tổng hợp từ thảo dược mà cơ thể dễ hấp thu và đào
thải. Ngày nay, sản phẩm tổng hợp từ thảo dược có thể chữa lành một số bệnh thậm
chí chữa cả các bệnh hiểm nghèo, nan y mà trước đây thuốc có nguồn gốc tổng hợp
hóa học không thể điều trị một cách hiệu quả[11]. Không chỉ có tác dụng điều trị
chuyên biệt, ngày nay thảo dược còn được dùng để phối trộn, kết hợp với một số
dược chất, làm tăng hoạt tính của dược chất đó hoặc mang lại cảm giảm dễ chịu cho
người sử dụng.
Lạc tiên, người dân Nam Bộ còn gọi là Nhãn lồng, có tác dụng an thần chống
lo âu, hồi hộp. Dân gian ta đã biết tới tác dụng trên của nó và họ đã sử dụng chúng
dưới nhiều hình thức khác nhau: nấu canh, luộc… Trên thế giới, Lạc tiên cũng được
biết tới do tác dụng an thần của chúng. Thêm vào đó, một số trường Đại học trên
thế giới đã tiến hành nghiên cứu các tính chất khác của Lạc tiên, trong đó có tính
kháng khuẩn và enzym trắc nghiệm[13]. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa,
điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để hình thành cũng như phát triển của rất nhiều loài
thực vật, trong đó có Lạc tiên. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và ứng dụng Lạc tiên
trong dược phẩm chưa thấy phổ biến. Phần lớn ta bắt gặp các sản phẩm của nó trên
thị trường chủ yếu là các trà an thần.
Xuất phát từ thực tế chung đó, đề tài: “Điều chế thuốc trợ tim từ Lạc tiên
Passiflora foetida L.” được thực hiện, nhằm góp thêm một phần vào công trình
nghiên cứu về cây Lạc tiên ở Việt Nam, để loài cây này được khai thác và sử dụng
một cách kinh tế và hiệu quả hơn.

ii



MỤC LỤC
Lời cảm ơn ............................................................................................................i
Lời mở đầu............................................................................................................ii
Mục lục .................................................................................................................iii
Danh mục hình ......................................................................................................viii
Danh mục bảng .....................................................................................................ix
Danh mục sơ đồ.....................................................................................................x
Danh mục phụ lục .................................................................................................xi
Phần I: Tổng quan
Chương 1
Tổng quan về bệnh suy tim và thuốc nhỏ giọt ...........................................1
1.1 Bệnh suy tim...............................................................................................1
1.1.1 Đại cương............................................................................................1
1.1.2 Tình hình chung bệnh suy tim trong và ngoài nước..............................1
1.1.3 Nguyên nhân .......................................................................................2
1.1.4 Triệu chứng .........................................................................................3
1.1.4.1 Mất khả năng về hoạt động thể lực...............................................3
1.1.4.2 Thở hụt hơi ...................................................................................3
1.1.4.3 Tích tụ dịch và phù nề ...................................................................3
1.1.5 Điều trị suy tim....................................................................................3
1.1.5.1 Nguyên tắc điều trị suy tim............................................................3
1.1.5.2 Thuốc điều trị suy tim....................................................................4
1.2 Thuốc trợ tim..............................................................................................4
1.2.1 Định nghĩa...........................................................................................4
1.2.2 Phân loại..............................................................................................4
1.2.2.1 Thuốc loại glycosid tim .................................................................4
1.2.2.2 Thuốc không phải glycosid tim......................................................5
1.3 Thuốc giọt tim ............................................................................................6


iii


1.3.1 Ưu điểm của thuốc giọt ......................................................................6
1.3.2 Nhược điểm của thuốc giọt.................................................................7
1.3.3 Kỹ thuật điều chế thuốc giọt...............................................................7
1.3.3.1 Sơ đồ quy trình ............................................................................7
1.3.3.2 Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hòa tan dược chất .....................7
1.4 Natri camphosulfonat..................................................................................8
1.4.1 Tính chất .............................................................................................8
1.4.2 Điều chế ..............................................................................................8
1.4.3 Dược lực học .......................................................................................9
1.4.4 Một số sản phẩm có natri camphosulfonat trên thi trường....................9
1.4.4.1 Camsonat .....................................................................................9
1.4.4.2 Cortonyl .......................................................................................9
Chương 2
Đại cương về thực vật học Lạc tiên và phương pháp chiết xuất ...............10
2.1 Đại cương về thực vật học Lạc tiên Passiflora foetida L. ............................10
2.1.1 Tên gọi ................................................................................................10
2.1.2 Phân loại..............................................................................................11
2.1.3 Nguồn gốc ...........................................................................................11
2.1.4 Đặc điểm thực vật và phân bố..............................................................12
2.1.4.1 Đặc điểm thực vật ........................................................................12
2.1.4.2 Phân bố........................................................................................13
2.1.5 Thành phần hóa học và công dụng.......................................................14
2.1.5.1 Thành phần hóa học.....................................................................14
2.1.5.2 Công dụng....................................................................................15
2.1.6 Tác dụng dược lý.................................................................................15
2.1.7 Nghiên cứu trong và ngoài nước ..........................................................16

2.1.7.1 Nghiên cứu trong nước.................................................................16
2.1.7.2 Nghiên cứu ngoài nước ................................................................16

iv


2.1.8 Các sản phẩm từ Lạc tiên trên thị trường .............................................18
2.1.8.1 Thất Diệp An Thần.......................................................................18
2.1.8.2 Cortonyl.......................................................................................18
2.1.8.3 Trà Lado – An thần ......................................................................18
2.2 Phương pháp chiết xuất...............................................................................19
2.2.1 Đại cương về chiết xuất .......................................................................19
2.2.1.1 Định nghĩa ...................................................................................19
2.2.1.2 Nguyên liệu và dung môi để điều chế dịch chiết ..........................19
2.2.2 Các phương pháp chiết xuất.................................................................21
2.2.2.1 Phương pháp ngâm ......................................................................21
2.2.2.2 Phương pháp ngâm kiệt – nhỏ giọt..............................................22
2.2.2.3 Cơ sở lựa chọn phương pháp chiết...............................................22
Chương 3
Phương pháp định tính hoạt chất thiên nhiên trong Lạc tiên...................23
3.1 Phương pháp định tính alcaloid...................................................................23
3.1.1 Đặc tính lý hóa chung của alcaloid ......................................................23
3.1.2 Thuốc thử alcaloid ...............................................................................23
3.1.2.1 Thuốc thử Mayer..........................................................................23
3.1.2.2 Thuốc thử Wagner........................................................................23
3.1.2.3 Thuốc thử Dragendorff.................................................................24
3.2 Phương pháp định tính saponin...................................................................24
3.2.1 Đặc tính lý hóa chung của saponin.......................................................24
3.2.2 Phương pháp định tính sự hiện diện của saponin..................................25
3.3 Phương pháp định tính flavonoid ................................................................25

3.3.1 Đặc tính lý hóa chung của flavonoid....................................................25
3.3.2 Thuốc thử flavonoid ............................................................................25

v


Phần II: Thực nghiệm
Chương 4
Phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm .................................................26
4.1 Thiết bị và hóa chất.....................................................................................26
4.2 Địa điểm và thời gian thực hiện ..................................................................26
4.3 Quá trình thực nghiệm ................................................................................27
4.4 Thực nghiệm...............................................................................................27
4.4.1 Quy trình nấu cao ................................................................................27
4.4.1.1 Thu hái và xử lý nguyên liệu.........................................................27
4.4.1.2 Định danh nguồn gốc thực vật......................................................28
4.4.1.3 Đánh giá nguyên liệu dược liệu....................................................28
4.4.1.4 Điều chế cao ...............................................................................29
4.4.2 Kiểm nghiệm cao – Xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở cho cao .....................30
4.4.2.1 Định tính các hoạt chất trong cao Lạc tiên...................................30
4.4.2.2 Xác định các chỉ tiêu của cao Lạc tiên .........................................31
4.4.3 Nghiên cứu phối chế thuốc giọt trợ tim................................................34
4.4.3.1 Hàm lượng natri camphosulfonat trong thuốc..............................34
4.4.3.2 Hàm lượng Lạc tiên trong thuốc...................................................34
4.4.3.3 Tiến hành phối chế ......................................................................34
4.4.4 Kiểm tra chất lượng thuốc giọt trợ tim điều chế được ..........................36
4.4.4.1 Đánh giá cảm quan ......................................................................36
4.4.4.2 Kiểm tra một số chỉ tiêu của sản phẩm.........................................36
4.4.4.3 Định tính ......................................................................................36
4.4.4.4 Định lượng...................................................................................37

Phần III: Kết quả
Chương 5
Kết quả và thảo luận...................................................................................38
5.1 Quy trình điều chế cao ................................................................................38

vi


5.1.1 Kết quả định danh ..............................................................................38
5.1.2 Đánh giá nguyên liệu dược liệu ..........................................................38
5.1.3 Kết quả điều chế cao ..........................................................................38
5.2 Kết quả kiểm nghiệm cao – Xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở.............................39
5.2.1 Kết quả định tính hoạt chất trong cao Lạc tiên...................................39
5.2.2 Kết quả xác định các chỉ tiêu hóa lý của cao.......................................40
5.2.2.1 Kết quả xác định độ ẩm................................................................40
5.2.2.2 Kết quả xác định tro toàn phần ....................................................40
5.2.2.3 Kết quả xác định cắn không tan ...................................................42
5.2.2.4 Kết quả xác định giới hạn kim loại nặng .....................................42
5.2.2.5 Kết quả phân tích giới hạn nhiễm khuẩn ......................................43
5.3 Kết quả nghiên cứu phối chế thuốc giọt trợ tim...........................................44
5.4 Kiểm nghiệm thuốc giọt trợ tim điều chế được ...........................................45
5.4.1 Đánh giá cảm quan.............................................................................45
5.4.2 Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu của thuốc giọt ..................................45
5.4.3 Định tính ...........................................................................................46
5.4.4 Định lượng .........................................................................................46
Phần IV: Kết luận & Kiến nghị
Chương 6
Kết luận và một số kiến nghị ......................................................................47
6.1 Kết luận.................................................................................................47
6.2 Một số kiến nghị....................................................................................47

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Natri camphosulfonat dạng bột

8

Hình 2.1

Lạc tiên Passiflora foetida L.

10

Hình 2.2

Thân, hoa, quả của Lạc tiên Passiflora incarnata L.

12


Hình 2.3

Thân, hoa, quả của Lạc tiên Passiflora quadrangularis

12

Hình 2.4

Bản đồ phân bố tự nhiên Passiflora foetida L. ở một số nước
Đông Nam Á

13

Hình 4.1

Nguyên liệu qua sơ chế

28

Hình 4.2

Cấu trúc phức của kim loại chì và dithizone

33

Hình 5.1

Định tính alcaloid bằng thuốc thử Mayer, Wagner, Dragendorff


39

Hình 5.2

Phân biệt saponin steroid và saponin triterpenoid

40

Hình 5.3

Kết quả định tính Flavonoid bằng thuốc thử 1% NaOH/ethanol

40

Hình 5.4

Tro thu được khi nung ở nhiệt độ 450oC, thời gian nung 6 giờ

41

Hình 5.5

Tro thu được khi nung ở nhiệt độ 6000C, thời gian nung 3 giờ

41

Hình 5.6

Tro thu được khi nung ở nhiệt độ 650oC, thời gian nung 3 giờ


41

Hình 5.7

Sự chuyển màu của thuốc thử

42

Hình 5.8

Kết quả so màu

43

Hình 5.9

Sản phẩm thuốc giọt trợ tim với hàm lượng tối thiểu Lạc tiên
có thể gây ra tác dụng an thần

Hình 5.10

44

Sản phẩm thuốc giọt trợ tim với hàm lượng trung bình Lạc tiên
có thể gây ra tác dụng an thần

45

viii



DANH MỤC BẢNG
STT
Bảng 2.1

Tên bảng

Trang

Hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết hữu cơ đối với một số
loại vi khuẩn

17

Bảng 4.1

Thiết bị và hóa chất dùng trong thí nghiệm

26

Bảng 4.2

Thông số nguyên liệu các lần nấu cao

29

Bảng 5.1

Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu hóa lý của nguyên liệu


38

Bảng 5.2

Kết quả điều chế cao Lạc tiên

38

Bảng 5.3

Kết quả định tính hoạt chất trong cao Lạc tiên

39

Bảng 5.4

Kết quả xác định độ ẩm của cao Lạc tiên

40

Bảng 5.5

Kết quả xác định tro toàn phần

42

Bảng 5.6

Kết quả xác định cắn không tan


42

Bảng 5.7

Kết quả phân tích giới hạn nhiễm khuẩn của cao Lạc tiên

43

Bảng 5.8

Tóm tắt kết quả kiểm nghiệm cao Lạc tiên điều chế được

44

Bảng 5.9

Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu của thuốc giọt

46

Bảng 5.10 Kết quả định tính hoạt chất có trong thuốc giọt trợ tim

46

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT


Tên sơ đồ

Trang

Sơ đồ 1.1

Quy trình điều chế thuốc giọt

7

Sơ đồ 2.1

Tóm tắt quá trình của kỹ thuật hòa tan chiết xuất

19

Sơ đồ 4.1

Quy trình tiến hành thực nghiệm

27

Sơ đồ 4.2

Quy trình điều chế cao Lạc tiên bằng phương pháp chiết nóng

30

x



DANH MỤC PHỤ LỤC
STT

Tên phụ lục

Trang

Phụ lục 1

Kết quả xác định độ ẩm nguyên liệu

50

Phụ lục 2

Kết quả xác định độ ẩm của cao Lạc tiên

51

Phụ lục 3

Kết quả xác định tro toàn phần của cao Lạc tiên

54

Phụ lục 4

Kết quả xác định cắn không tan của cao Lạc tiên


57

Phụ lục 5

Kết quả định lượng natri camphosulfonat trong thuốc giọt trợ tim

60

Phụ lục 6

Phiếu kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật

62

Phụ lục 7

Một số hình ảnh thực hiện đề tài

67

xi


PHẦN I
TỔNG QUAN


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ BỆNH SUY TIM VÀ
THUỐC NHỎ GIỌT

1.1 Bệnh suy tim
1.1.1 Đại cương[27], [28]
Suy tim là một trạng thái bệnh lý do tim mất khả năng đảm bảo cung lượng
tim theo nhu cầu oxy của cơ thể, lúc đầu biểu hiện khi gắng sức và sau đó cả lúc
nghỉ ngơi, tổn thương chính trong suy tim là suy yếu sự co bóp cơ tim.
Nói cách khác, suy tim là tình trạng hoạt động bơm của tim ngày càng yếu đi
và không còn khả năng bơm máu tốt như lúc đầu nữa. Khi đó, máu không chảy một
cách hiệu quả qua toàn hệ thống tuần hoàn nữa mà bắt đầu ứ đọng lại làm gia tăng
áp lực lên các mạch máu dẫn đến việc dịch từ các dịch máu đi vào cơ thể.
Suy tim là diễn biến cuối cùng của các bệnh tim mạch và các bệnh có ảnh
hưởng nhiều đến tim. Hiện nay tỷ lệ tử vong do suy tim vẫn ngày càng tăng trong
khi các tai biến về mạch máu não và mạch vành tim gây tử vong giảm.
1.1.2 Tình hình chung bệnh suy tim trong và ngoài nước
Bệnh tim mạch là nguyên nhân chính gây ra tử vong trong hầu hết các ca tử
vong trên toàn cầu, chiếm khoảng 30% các trường hợp. Trong các bệnh tim mạch
nói chung, suy tim là một bệnh khó chuẩn đoán nhất và có tỷ lệ tử vong rất cao[25].
Theo những nghiên cứu gần đây, cứ ba người trưởng thành thì có một người
nguy cơ cao phát triển các bệnh lý về tim mạch (bao gồm cả suy tim và bệnh mạch
vành) trong vòng mười năm tiếp đó[25].
Tại Việt Nam, theo GS. Phạm Gia Khải - Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam,
bệnh tim mạch đang ngày càng gia tăng nhanh chóng cả về số người mắc và số ca
tử vong. Nếu như trong những năm 1990, tình hình tử vong do các loại bệnh gây ra
đứng đầu là bệnh nhiễm khuẩn, sau đó là bệnh tim mạch và ung thư thì từ năm 2000
trở lại đây, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch đã vượt lên hàng đầu, tiếp theo mới đến
ung thư và nhiễm khuẩn. Trong các bệnh tim mạch, suy tim là bệnh nguy hiểm
nhất[25].

1



Chương 1: Tổng quan về bệnh suy tim và thuốc nhỏ giọt

Theo GS.TS Phạm Nguyễn Vinh, Giám đốc Y khoa Bệnh Viện Tim Tâm Đức,
Cố vấn cao cấp Viện Tim TP Hồ Chí Minh cho biết, dù chưa có một nghiên cứu
chính thức về tỷ lệ mắc bệnh suy tim ở Việt Nam, song theo tần suất mắc bệnh của
thế giới, ước tính có khoảng 320.000 đến 1,6 triệu người nước ta bị suy tim[25].
Đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh này là những người cao tuổi, bệnh
nhân bị tăng huyết áp, đái tháo đường, có tiền sử bệnh mạch vành, bệnh thận, có
người thân mắc bệnh tim mạch, hay hút nhiều thuốc lá...
Suy tim là nguyên nhân nhập viện hàng đầu của những người trên 65 tuổi, là
một trong những bệnh mãn tính có chi phí điều trị tốn kém nhất, đến 80% chi phí
trong bệnh viện liên quan đến chẩn đoán suy tim.
1.1.3 Nguyên nhân[23],[ 25], [27], [28]
Suy tim là một hội chứng chứ không phải là một bệnh, nó có thể do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Suy tim là tình trạng tim yếu đi do những vấn đề về tim
mạch ẩn đằng sau, thường là có sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau. Các
nguyên nhân đó bao gồm:
- Yếu cơ tim.
- Tổn thương van tim.
- Tắc nghẽn mạch máu cung cấp cho cơ tim, gây nhồi máu.
- Cao huyết áp dẫn đến dày cơ tim.
- Các bệnh màng ngoài tim.
- Bệnh tim bẩm sinh.
- Loạn nhịp tim nặng và kéo dài.
Suy tim có thể do bẩm sinh đôi khi cũng là hậu quả của thói quen xấu như:
- Hút thuốc, uống rượu.
- Bệnh béo phì và lười vận động cũng góp phần gây suy tim một cách trực
tiếp hay gián tiếp thông qua những bệnh đi kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường
và bệnh mạch vành.
Ngoài ra, còn có trên 100 nguyên nhân khác ít phổ biến hơn gây ra suy tim

bao gồm nhiều loại nhiễm trùng, tiếp xúc với chất độc hại, biến chứng của các bệnh
khác, tác dụng của độc chất và những yếu tố bẩm sinh liên quan đến môi trường.

SVTT: Lê Huỳnh Em

2


Chương 1: Tổng quan về bệnh suy tim và thuốc nhỏ giọt

1.1.4 Triệu chứng[28], [29]
Suy tim có 3 triệu chứng chính:
1.1.4.1 Mất khả năng về hoạt động thể lực
Bệnh nhân bị suy tim có thể mất khả năng chịu đựng với những hoạt động thể
lực hoặc thậm chí đối với những gắng sức nhẹ mà trước đây họ có thể làm được. Cơ
thể cần oxy và chất dinh dưỡng khi hoạt động thể lực, do đó một quả tim bị suy
không thể bơm đủ máu để cung cấp cho những cơ quan khác.
1.1.4.2 Thở hụt hơi
Bệnh nhân suy tim có thể bị khó thở, đặc biệt là vào những lúc vận động.
Khi bệnh nhân bị suy tim, họ có thể thức dậy lúc nửa đêm, thở hụt hơi và phải
ngồi hoặc đứng dậy để cảm thấy khá hơn, tình trạng này được gọi là khó thở bộc
phát về đêm.
Khi tình trạng dịch tích tụ trong phổi trở nên nặng nề, có thể bệnh nhân sẽ ho
ra đàm có bọt hồng.
1.1.4.3 Tích tụ dịch và phù nề
Sưng phù ở cẳng chân, bàn chân và mắt cá chân, đặc biệt là vào cuối ngày
hoặc sau khi ngồi hay đứng lâu.
Phù có thể tiến triển lan lên đến mông, bìu, thành bụng và thậm chí ngay cả
khoang bụng.
1.1.5 Điều trị suy tim[3], [28]

Triệu chứng của suy tim tự nó không bao giờ xuất hiện mà luôn luôn sinh ra
do hậu quả của bệnh về tim. Điều trị suy tim là điều trị nhằm giảm bớt hoặc chấm
dứt triệu chứng khi dùng thuốc nhưng trạng thái cơ bản của bệnh vẫn không thay
đổi thấm chí có trường hợp lại xấu hơn đi. Mục đích của việc điều trị duy trì là dưới
tác dụng của thuốc, chất lượng cuộc sống của người bệnh được cải thiện hơn và kéo
dài được tuổi thọ của họ. Có nghĩa là bệnh không thể khỏi hẳn, nên khi hết dùng
thuốc thì triệu chứng lại quay lại. Vì thế, với bệnh suy tim thì phải sử dụng thuốc
lâu dài.
1.1.5.1 Nguyên tắc điều trị suy tim
Hiện nay điều trị chung suy tim bao gồm các biện pháp như chế độ ăn, chế độ
luyện tập, bỏ thuốc lá, tránh sử dụng những thuốc làm nặng hơn tình trạng suy tim
và sử dụng những thuốc điều trị suy tim.

SVTH: Lê Huỳnh Em

3


Chương 1: Tổng quan về bệnh suy tim và thuốc nhỏ giọt

Các biện pháp đặc biệt như hỗ trợ tuần hoàn cơ học, ghép tim và truyền tĩnh
mạch các thuốc co cơ tim được chỉ định chọn lọc cho những bệnh nhân suy tim giai
đoạn cuối.
1.1.5.2 Thuốc điều trị suy tim
Điều trị bệnh suy tim bằng thuốc với 3 khả năng chính đó là:
- Kích thích chức năng bơm của tim bằng các thuốc trợ tim.
- Làm giảm lực cản ngoại vi bằng các thuốc giãn mạch.
- Điều trị phù nề bằng các thuốc lợi tiểu.
Trong luận văn này, tôi muốn chủ yếu đề cập đến thuốc giọt trợ tim.


1.2 Thuốc trợ tim
1.2.1 Định nghĩa[3]
Thuốc trợ tim là những thuốc có tác dụng làm tăng lực co bóp của cơ tim,
dùng trong các trường hợp suy tim.
1.2.2 Phân loại[3]
1.2.2.1 Thuốc loại glycosid tim
Thuốc loại glycosid tim được chỉ định trong suy tim mạn. Điển hình cho thuốc
loại này có digitoxin và digoxin.
-

Digitoxin:

Nồng độ điều trị trong huyết tương là: 10 – 25ng/ml, nồng độ độc > 35 ng/ml.
Liều điều trị: 0,05 – 0,2 mg/ngày.
Dạng chế phẩm: Viên nén 0,05 mg và 0,1 mg.
-

Digoxin:

Nồng độ điều trị trong huyết tương là: 0,5 – 1,5 ng/ml, nồng độ độc: 0,2
ng/ml.
Liều điều trị: 0,125 – 0,5 mg/ngày.
Chế phẩm: Viên nén 0,125 – 0,25 – 0,5 mg
Ống tiêm 0,1 – 0,25 mg/ml

SVTH: Lê Huỳnh Em

4



Chương 1: Tổng quan về bệnh suy tim và thuốc nhỏ giọt

1.2.2.2 Thuốc không phải glycosid tim
Thuốc loại này dùng cho suy tim cấp tính và đợt cấp tính của suy tim mạn,
biểu hiện bằng cơn khó thở nặng, phù ngoại biên hoặc phù phổi. Việc điều trị trước
tiên là phải làm giảm gánh nặng cho tim bằng thuốc giãn mạch, thuốc lợi niệu. Sau
đó là dùng thuốc làm tăng sức co bóp của cơ tim. Các thuốc loại này đều là thuốc
tiêm. Gồm các nhóm thuốc sau:
-

Các thuốc cường β – adrenergic: Điển hình có isoprenalin và dobutamin

+ Isoprenalin
Tác dụng dược lý: Lưu lượng tim tăng và giãn mạch là 2 tác dụng quan trọng
làm cải thiện được sự tưới máu, đặc biệt là cho vùng tạng nơi chịu ảnh hưởng nhiều
của shock. Ngoài tác dụng tim mạch, isoprenalin còn làm tăng đường huyết, tăng
hủy lipid và do đó sinh năng lượng.
Chế phẩm: Isuprel và Aleudrine, ống 1 ml = 0,2 mg. Truyền tĩnh mạch 2 – 6
ống trong 250 – 500 ml huyết thanh ngọt đẳng trương, không có base. Khi ngừng
tim tiêm 2 ống vào tim.
+ Dobutamin
Tác dụng dược lý: Trên tim, làm tăng co bóp cơ tim, đặc biệt là với liều làm
tăng như isoprenalin thì dobutamin chỉ làm tăng nhịp tim rất ít, do đó chỉ làm tăng ít
nhu cầu sử dụng oxy của cơ tim. Làm giảm nhẹ sức cản ngoại vi và áp lực mao
mạch phổi.
Chế phẩm: Dobutrex lọ 20 ml = 250 mg. Pha trong dung dịch glucose hoặc
muối đẳng trương, không có base, truyền tĩnh mạch với tốc độ 2 – 15 mg/kg/phút,
tùy tình trạng bệnh. Khi xuất hiện nhịp tim nhanh và loạn nhịp, cần giảm liều.
- Các thuốc phong tỏa phosphodiesterase: Điển hình các dẫn xuất bipyridin
(Inocor và Primacor).

Tác dụng dược lý chung: Làm tăng co bóp cơ tim, tăng lưu lượng tim, làm
giãn mạch.
Chế phẩm:
+ Inocor
Ống 20 ml = 100 mg amrinon lactat pha trong dung dịch muối đẳng trương
dùng ngay trong ngày.

SVTH: Lê Huỳnh Em

5


Chương 1: Tổng quan về bệnh suy tim và thuốc nhỏ giọt

Tiêm tĩnh mạch liều tấn công 0,5 μg/kg, sau đó truyền với tốc độ 2 – 20
μg/kg/phút.
+ Primacor
Ống tiêm tĩnh mạch 5 mg/ml. Mạnh hơn khoảng 10 lần so với Inocor.
Liều tấn công 50 μg/kg tiêm tĩnh mạch, sau đó truyền với tốc độ 0,25 – 1
μg/kg/phút.
-

Các thuốc khác: Điển hình là spartein và long não

+ Spartein: Alcaloid chiết xuất từ hoa cây Kim tước (Spartium junceum L.),
thường dùng spartein sulfat.
Tác dụng dược lý: Làm tim đập mạnh đều, chậm lại.
Liều lượng: Uống hay tiêm dưới da 0,05 g/lần, 1 – 3 lần/ngày.
+ Long não
Tác dụng dược lý: Làm nhịp tim đập mạnh, đều, kích thích hô hấp, gây tiết mồ

hôi và hạ nhiệt (rất ít).
Lều lượng:
Dung dịch dầu 10%: tiêm dưới da 2 – 5 ml
Long não tan trong nước (natri camphosulfonat): Dung dịch 10%. Tiêm dưới
da 1 – 10ml.

1.3 Thuốc giọt[6], [8]
Thuốc giọt là một dạng bào chế khác của dung dịch thuốc nhằm mục đích dễ
sử dụng cho người bệnh. Đó là những chế phẩm lỏng được điều chế bằng cách một
hoặc nhiều dược chất trong một dung môi hoặc một hỗn hợp dung môi.
1.3.1 Ưu điểm của thuốc giọt[6]
Thuốc nhỏ giọt là dạng bào chế khác của dung dịch thuốc, do đó ưu nhược
điểm của dung dịch thuốc cũng là ưu nhược điểm của thuốc giọt.
So với các dạng thuốc khác, dung dịch thuốc được dùng nhiều nhất trong điều
trị do có nhiều ưu điểm:
- Dược chất được hấp thu nhanh hơn các dạng thuốc rắn vì trong các dạng
thuốc rắn, dược chất phải trải qua giai đoạn hòa tan trong dịch của cơ thể.

SVTH: Lê Huỳnh Em

6


Chương 1: Tổng quan về bệnh suy tim và thuốc nhỏ giọt

- Một số dược chất ở dưới dạng dung dịch khi tiếp xúc với niêm mạc không
gây kích ứng khi dùng dưới dạng khô.
- Dễ điều chế.
1.3.2 Nhược điểm của thuốc giọt[6]
Trong dung dịch thuốc, dược chất thường có độ ổn định kém, các phản ứng

thủy phân hóa, oxy hóa, racemic hóa, phản ứng tạo phức cũng như sự phát triển của
vi khuẩn, nấm mốc có thể là nguyên nhân dẫn đến dược chất bị phân hủy.
1.3.3 Kỹ thuật điều chế thuốc giọt[6]
1.3.3.1 Sơ đồ quy trình
Điều chế thuốc nhỏ giọt nói riêng, thuốc uống dạng dung dịch nói chung phần
lớn được điều chế theo sơ đồ sau:
Cân đong dược chất và dung môi

Hòa tan

Lọc

Hoàn chỉnh và đóng gói thành phẩm
Sơ đồ 1.1: Quy trình điều chế thuốc giọt
1.3.3.2 Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hòa tan dược chất
a. Quá trình hòa tan
Quá trình hòa tan xảy ra theo nguyên lý nhiệt động học trong điều kiện năng
lượng tự do (∆G) nhỏ hơn không. Phương trình nhiệt động học được áp dụng là:
G  H  TS

Từ phương trình nhiệt động học trên, ta thấy nhiệt độ có ảnh hưởng đến độ tan
và tốc độ hòa tan của dược chất.
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hòa tan
Tùy theo chất tan ở dạng khí hay rắn mà yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hòa
tan là khác nhau. Đối với dược chất rắn yếu tố ảnh hưởng đến độ tan có ý nghĩa

SVTH: Lê Huỳnh Em

7



×