Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

phân tích chiến lược cạnh tranh của tập đoàn samsung và apple

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.05 KB, 39 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc chiến về bằng sáng chế trong ngành công nghệp điện thoại nói
chung và smartphone nói riêng đang có sự leo thang nhanh chóng. Hàng
loạt những cái tên nổi tiếng như Samsung, Apple, Nokia, RIM hay HTC
đều bị cuốn vào vòng xoáy tiêu cực này. Nhiều nhà sản xuất điện thoại đã
phải chịu những hình phạt nặng nề từ tòa án như phí bồi thường, sản phẩm
bị cấm bán hay gỡ bỏ một số tính năng. Nhưng đằng sau lớp màn đen tối
đó, kẻ thua cuộc thực sự chính là người tiêu dùng.
Ngành công nghiệp di động sở hữu hàng chục thậm chí hàng trăm
nghìn bằng sáng chế lớn nhỏ khác nhau. Trong khi nhiều công ty đồng ý trả
phí cho việc dùng bằng sáng chế của hãng khác nhằm đạt được thỏa thuận
cấp phép an toàn thì một số lại tìm mọi cách lách luật thậm chí sử dụng mà
chưa được sự đồng ý. Dù muốn hay không, vẫn cần một người cầm cân nảy
mực đứng ra phân xử, đó là tòa án. Cuộc chiến bằng sáng chế đã thực sự nổ
ra. Nhưng chiến tranh sẽ đem lại điều gì, chiến lợi phẩm hàng tỷ USD cho
người thắng còn sự sụt giảm tài chính và uy tín cho kẻ thất bại hay còn có
những lý do nào khác nữa.
Hiện nay, cả thế giới đang chăm chú theo dõi diễn biến của những vụ
kiện xảy ra giữa hai tập đoàn sản xuất công nghệ điện thoại hàng đầu thế
giới, đó là tập đoàn Samsung và Apple. Những vụ kiện xảy ra khắp nơi trên
thế giới làm chao đảo cả thị trường điện thoại trên thê giới. Vì vậy, chúng ta
sẽ tìm hiểu xem diễn biến và sự thật về cuộc chiến của hai ông lớn này là
như thế nào.


B.

NỘI DUNG

I. KHÁI QUÁT VỀ 2 TẬP ĐOÀN
1. TẬP ĐOÀN SAMSUNG


1.1. Giới thiệu chung
Tập đoàn Samsung là một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất
Hàn Quốc. Được bắt đầu từ công ty xuất khẩu năm 1938, nhưng mau chóng
có nhiều dạng. Samsung được Lee Byung Chul thành lập năm 1953. Tập
đoàn Samsung, trước đây là khối kết ("Jaebeol"), có hơn 400.000 công nhân
trên toàn thế giới và chế tạo ra xe hơi, đồ điện, hóa chất, máy bay, tàu thủy,
ngành buôn bán, kinh doanh khách sạn, công viên giải trí, xây dựng những
nhà chọc trời, dệt vải, làm thức ăn, v.v. trong các công ty riêng rẽ sau sự cải
tổ lại của sự khủng hoảng tài chính châu Á. Đôi khi thành phố Suwon ở
Hàn Quốc được gọi là "Thành phố Samsung".
Samsung Electronics, hãng điện tử Samsung, được thành lập năm 1969,
là một bộ phận lớn nhất của Tập đoàn Samsung, và là một trong những
công ty điện tử lớn nhất thế giới. Được sáng lập tại Daegu, Hàn Quốc, hãng
điện tử Samsung hoạt động tại chừng 58 nước và có khoảng 208.000 công
nhân. Hãng điện tử Samsung được coi là một trong 10 nhãn hàng hóa tốt
nhất thế giới. Hãng này là một trong bốn hãng tại châu Á, bao gồm Nhật
Bản, với vốn thị trường lên đến 100 tỷ Mỹ kim.
Tập đoàn Samsung bao gồm nhiều ngành kinh doanh ở Hàn Quốc, bao
gồm cả Điện tử Samsung và Bảo hiểm Samsung. Chủ tịch hiện nay là Lee
Kun Hee.
1.2 Hoạt động



Từ 1990 đến nay

Trong thập niên 1990, Samsung nổi lên như một tập đoàn quốc tế đa
ngành. Chi nhánh của công ty xây dựng Samsung đã từng được giải thưởng
lớn vì công trình xây dựng một trong hai tòa tháp đôi Petronas (tại
Malaysia) tháng 9 năm 1993, và Burj Dubai năm 2004, những công trình

cao nhất thế giới.


Samsung đã sống sót qua khủng hoảng tiền tệ châu Á 1997-98, tuy
nhiên, Công ty Motor Samsung, đã phải bán cho hãng Renault.
Được coi là một đối thủ cạnh tranh mạnh của Nhật Bản, Thung lũng
Sillicon, Đài Loan và cả các doanh nghiệp nội địa, SEC càng ngày càng mở
rộng sản xuất nhằm trở thành nhà cung cấp bộ nhớ Ram động (DRAM), tủ
lạnh, bộ nhớ flash, đầu ĐV lớn nhất thế giới, và sẽ trở thành một trong 20
doanh nghiệp hàng đầu toàn cầu vào năm 2010. Bây giờ, SEC đã là một
trong những nhà sản xuất dẫn đầu thế giới về màn hình plasma và điện thoại
di động thế hệ 2. Samsung đang cố gắng để có bước đột phá ở thị trường
Nhật, quê hương của Sony và Panasonic. Vì Samsung hoạt động trong
nhiều lĩnh vực, dường như còn bao hàm cả những cuộc tranh cãi không hồi
kết, như là chuyện công ty đã vi phạm quyền sáng chế đối với Fujitsu công ty đã thừa nhận chế tạo ra màn hình công nghệ plasma đầu tiên.
Samsung cũng phải đối mặt với tranh luận ở Hàn Quốc về chính sách cho
công nhân làm việc của công ty, đề tài này đã được bàn tán rộng rãi.
Hãng điện tử Samsung đã có lợi nhuận và lợi tức kỉ lục vào năm 2004,
và năm 2005, Cuối năm 2005, Samsung đã có mạng lưới giá trị 77,6 tỷ
USD.
• Thị trường

Hiện tại, Samsung có 16 sản phẩm nổi bật trên thị trường thế giới, bao
gồm: DRAM, TV màu sử dụng ống catốt (CPT, CDT), SRAM, TFT-LCD
glass substrates, TFT-LCD, STN-LCD, tuner, thiết bị cầm tay sử dụng
CDMA, TV màu (CTV), màn hình, bộ nhớ flash, LCD Driver IC (LDI),
PDP module, PCB for handheld (mobile phone plates), Flame Retardant
ABS, và Dimethyl Formamide (DMF).
Theo 2 tạp chí Interbrand và BusinessWeek, tổng giá trị của nhãn hiệu
Samsung đứng thứ 43 trong số các tập đoàn toàn cầu (5,2 tỷ USD) năm

2000, thứ 42 (6,4 tỷ USD) năm 2001, thứ 34 (8, 3 tỷ USD) năm 2002, thứ
25 (10,8 tỷ USD) năm 2003, thứ 21 (12,5 tỷ USD) năm 2004, và thứ 20
(14,9 tỷ USD) năm 2005.
Lượng xuất khẩu sản phẩm của tập đoàn Samsung đã đóng góp trực tiếp
vào nền kinh tế Hàn Quốc, chỉ tính riêng Samsung đã vượt 18,1% so với
tổng lượng xuất khẩu toàn quốc, đạt 31,2 triệu USD năm 2000, và vượt
20,7% với 52,7 triệu USD năm 2004. Thêm nữa, khoản tiền thuế mà tập


đoàn Samsung phải trả cho chính phủ Hàn Quốc năm 2003 là 6,5 ngàn tỷ
won, hơn lượng thuế toàn quốc đến 6,3%.
Giá trị thị trường của tập đoàn Samsung năm 1997 đạt 7,3 ngàn tỷ won,
bằng 10,3% toàn thị trường Hàn Quốc, nhưng hình ảnh này đã được mở
rộng vào năm 2004, khi tổng giá trị là 90,8 ngàn tỷ won, bằng 22,4%.
Thêm vào đó, lợi nhuận hàng năm của tập đoàn Samsung là 5,8 ngàn tỷ
won năm 2001, 11,7 ngàn tỷ won năm 2002, 7,4 ngàn tỷ won năm 2003, và
15,7 ngàn tỷ won năm 2004 đã cho thấy một sự tiến bộ vững chắc.
Nhằm nâng cao môi trường làm việc, để xây dựng một tổ chức vững
mạnh và đáng tin cậy, ban điều hành của Hãng điện tử Samsung đã chỉ đạo
thành lập một "Chương trình nơi làm việc tuyệt vời" từ năm 1998. Năm
2003, chương trình đã được truyền đi thông qua toàn thể tập đoàn Samsung,
cả công ty Bảo hiểm sinh mạng và Hoả hoạn Samsung, Samsung SDI,
Samsung Everland, Samsung Corporation, Cheil Industries, Samsung
Networks và nhiều nhánh khác. Năm 2006, 9 công ty dưới vốn của Hãng
điện tử Samsung, 80 chi nhánh ở nước ngoài và 130 doanh nghiệp ở nước
ngoài được thông báo chính thức được ứng dụng chương trình này.
• Thừa kế hợp pháp nhưng bằng cách thiết thực

Tháng 10 năm 1996, Samsung Everland, khu giải trí lớn nhất Hàn
Quốc, đã phát hành 1,28 triệu bản khế ước thay đổi (CB), mỗi cái có giá trị

7.700 won – có thể coi là rẻ hơn so với giá cổ phiếu của công ty lúc đó là
100.000 won. Không phải cổ đông nào cũng có quyền mua những bản khế
ước này, ngoại trừ con trai và con gái của chủ tịch Lee Kun-hee. Trong một
thời gian ngắn, những đứa con của ông đã biến khế ước thành cổ phiếu, và
từ đó trở thành những cổ đông chính. Chỉ một quá trình đơn giản vậy đã
góp vào lợi nhuận 120 tỷ won (khoảng 120 triệu USD). Ngày 24 tháng 3
năm 1997, Hãng điện tử Samsung cũng đã dùng cách tương tự, phát hành
những khế ước trị giá 60 tỷ won để sinh ra 45 tỷ won khác (khoảng 45 triệu
USD) vào lợi nhuận của gia đình. Ngày 26 tháng 2 năm 1999, thay vì dùng
khế ước thay đổi, Samsung SDS phát hành Khế ước chứng thực (BW) với
giá trị thấp hơn, chỉ 7.150 won.
Cách thức trên đã cho phép những đứa con của Lee Kun-hee trở thành
những người giàu nhất Hàn Quốc, và cũng như việc điều hành thành công
của toàn thể tập đoàn Samsung.


• Kiện tụng

Theo các bảng báo cáo, năm 2006 Samsung đã bị kiện bởi các công ty
20th Century Fox, Paramount Pictures, Time Warner, Walt Disney và
Universal Studios. Năm hãng phim lớn nhất Hoa Kỳ này cho rằng một
trong các sản phẩm đầu DVD của Samsung đã không sử dụng công nghệ
mã hóa.
Người phát ngôn của Samsung nói "đoán chắc rằng những nhà làm
phim đó đã tung ra sản phẩm DVD-HD841 mà Samsung bán ở Mỹ từ tháng
6 đến tháng 10 năm 2004. Nếu vậy, chúng tôi không hiểu tại sao những
hãng phim đó lại phàn nàn về sản phẩm. Chúng tôi đã ngừng sản xuất đời
DVD đó sau khi quyền bảo vệ sao chép của nó có thể bị phá huỷ bởi những
người sử dụng rắc rối."
• Tài trợ cho thể thao


Samsung đã đánh dấu vào lịch sử giải Bóng đá Ngoại hạng Anh khi trở
thành nhà tài trợ bóng đá lớn nhất cho đội vô địch Chelsea F.C.. Ước lượng
trị giá 50 triệu bảng Anh cho 5 năm tài trợ.
Công ty cũng tài trợ cho đội Sydney Roosters tại Giải vô địch bóng bầu
dục Australia (NRL) từ 1995-1997 và từ 2004 đến nay. Họ cũng tài trợ cho
câu lạc bộ bóng đá Melbourne Victory trong giải quốc gia Australia ALeague.
Samsung cũng là nhà đồng tài trợ, cùng với hãng Radio Shack, tài trợ
đường đua Samsung/Radio Shack 500 NASCAR.
Samsung là Hội viên toàn cầu của Thế vận hội từ năm 1997.
Hiện tại, Samsung là một trong những nhà cung cấp thế giới trong
nhiều lĩnh vực như màn hình TV, điện thoại di động, linh kiện điện tử và
nhiều sản phẩm công nghệ cao khác nữa… Nhưng có lẽ tập đoàn này không
có ý định dừng lại ở đó. Nguyên tắc của tập đoàn này là một khi tất cả đã
chạy tốt hay gần như vậy, thì cũng nên nghĩ đến chuyện đi xa hơn một chút.
Ông Lee Kun-hee chủ tịch hãng Samsung kêu gọi hơn 80 doanh nghiệp
thuộc tập đoàn phải đưa ra những chương trình hoạt động mới từ đây cho
đến
năm
2020.
Le Monde cho biết trong nhiều loại sản phẩm do tập đoàn sản xuất, có lẽ


thành công nhất là mảng sản phẩm điện thoại di động, nhất là loại điện thoại
thông minh và linh kiện điện tử. Doanh thu năm 2011 của Samsung tăng
6,7%, đạt 165.000 tỷ won (tương đương với 112 tỷ euro).
Samsung đã bán ra hơn 300 triệu chiếc điện thoại di động trong năm nay.
Nếu xu hướng này vẫn được duy trì thì có thể Samsung sẽ vượt qua mặt
hãng Nokia, để trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lãnh vực điện thoại
cầm tay trước cuối năm 2012. Còn trong lãnh vực bán dẫn, Samsung hiện

chiếm vị trí thứ hai trên thế giới chỉ đứng sau hãng Intel của Mỹ.
Liên quan đến chiến lược phát triển ngành công nghiệp giải trí, nhất là
mảng sản xuất màn hình TV, Samsung cho biết tuy rằng giá màn hình TV
đã sụt xuống 20% , nhưng tập đoàn vẫn tỏ ra khá lạc quan cho tương lai.
Cuối năm 2011, Samsung đã mua lại cổ phần của Sony trong công ty liên
doanh S-LCD, chuyên sản xuất các loại màn hình tinh thể lỏng. Sự phát
triển công nghệ trong các lãnh vực hình ảnh 3 chiều (3D), các dịch vụ trên
mạng Internet, các kiểu màn hình OLED hay màn hình trong suốt cho phép
lượng bán ra tập đoàn này tăng vọt từ 43 triệu chiến lên 50 triệu chiếc trong
năm
2012
này.
Như vậy, theo chiến lược đề ra, bất chấp kinh tế thế giới gặp khó khăn,
Samsung dự định trong năm 2012 này sẽ có những đầu tư hàng loạt trị giá
47.800 tỷ won (32,4 tỷ euro), tức tăng thêm 12% so với năm 2011. Trước
mắt, nhằm phục vụ cho kế hoạch lâu dài, Samsung sẽ dành ra 13.600 tỷ
won (9,2 tỷ euro) cho nghiên cứu và phát triển. Và 3.200 tỷ won (2,2 tỷ
euro)
cho
đầu

vốn.
Để ngồi vững trên chiến lược đa dạng hóa, Samsung cố gắng nắm bắt sang
nhiều lãnh vực mới như y tế, pin năng lượng mặt trời hay các loại pin cho
các loại xe chạy bằng điện. Chiến lược sát nhập - thâu tóm phải được dẫn
dắt với sự táo bạo và quả quyết vì nó cho phép Samsung nắm bắt được một
cách nhanh chóng các công nghệ mũi nhọn.

2.APPLE
2.2 Giới thiệu chung



Apple Inc. (NASDAQ: AAPL, LSE: ACP) là tập đoàn công nghệ máy
tính của Mỹ có trụ sở chính đặt tại Silicon Valley ở San Francisco, bang
California. Apple được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1976 dưới tên Apple
Computer, Inc., và đổi tên vào đầu năm 2007. Với lượng sản phẩm bán ra
toàn cầu hàng năm là 13,9 tỷ đô la Mỹ (2005), và có 14.800 nhân viên ở
nhiều quốc gia, sản phẩm là máy tính cá nhân, phần mềm, phần cứng, thiết
bị nghe nhạc và nhiều thiết bị đa phương tiện khác. Sản phẩm nổi tiếng nhất
là Apple Macintosh, iPod nghe nhạc, chương trình nghe nhạc iTunes, đặc
biệt là điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad. Nơi bán hàng và dịch vụ
chủ yếu là Mỹ, Canada, Nhật Bản và Anh.
Theo số liệu khảo sát đầu năm 2012 của IDC, Apple đã trở thành hãng
điện thoại lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Nokia và Samsung.
Sáng lập
Hai sáng lập viên của Apple là Steve Wozniak và Steve Jobs
Trước khi trở thành đồng sáng lập công ty Apple, Steve Wozniak đã
từng là một kỹ sư điện tử và năm 1975 ông bắt đầu tham dự vào Homebrew
Computer Club.
Vào thời điểm đó tổng quát chỉ có hai hãng xản xuất mikrocomputerCPU là Intels 8080 giá 179$ và Motorolas 6800 giá 170$. Wozniak ưa
chuộng phiên bản 6800, nhưng mà không có ý tưởng cho những sảm phẩm
của họ. Vì vậy ông tự thỏa mãn bằng cách xem xét, học hỏi và thiết kế máy
vi tính trên giấy, đến khi ông được lời khuyên cho một cái CPU. Đó là một
ý tưởng xuất sắc nhất xảy ra cho thị trường máy tính.
Khi MOS Technologiescho ra sản phẩm nổi tiếng 6502 giá 25$ năm
1976. Wozniak đồng thời bắt đầu phát triển một ấn hành BASIC cho con
chip này. Khi ông hoàn thành xong, ông bắt đầu thiết kế một chiếc máy vi
tính, cho BASIC có thể chạy được. Phiên bản 6502 đã được thiết kế bởi
nhiều người, họ cũng là người thiết kế phiên bản 6800, khi rất nhiều người
ở Silicon Valley rời khỏi chỗ làm việc để được độc lập. Wozniaks trước bản

vẽ máy vi tính yêu cầu chỉ một chút thay đổi mới có thể chạy được con chip
mới này.
Ông hoàn thành xong bộ máy và đem nó theo hội nghị Homebrew
Computer Club để trình bày hệ thống của mình. Ở đó ông gặp người bạn cũ


là Steve Jobs, người rất thích thú về cơ hội buốn bán trong tương lai của
những chiếc máy nhỏ này.
2.2. Hoạt động
• Thời kỳ đầu: 1976–1980

Apple đã được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1976 bởi Steve Jobs,
Steve Wozniak, vàRonald Wayne, để bán bộ sản phẩm máy vi tính cá nhân
Apple I. Sản phẩm này được xây dựng bởi Wozniak và lần đầu tiên được
công bố tạiHomebrew Computer Club. Apple I được bán bao gồm bo mạch
chủ (với CPU, RAM, và chip xử lý đồ họa cơ bản)ít hơn những gì mà chúng
ta xem là một sản phẩm máy tính cá nhân hoàn thiện ngày nay. Apple I bắt
đầu bán vào tháng 7 năm 1976 với giá thị trường là $666.66 ($2.72 nghìn
vào khoảng 2012 dollars, đã điều chỉnh lạm phát.)Bản mẫu:Inflation-fn
Apple đã hợp nhất vào ngày 3 tháng 1 năm 1977 [16] mà không có
Wayne, ông ta đã bán lại toàn bộ số cổ phần của mình cho Jobs và Wozniak
với số tiền là $800. Một nhà triệu phú Mike Markkula đã giúp đỡ bằng
những kinh nghiệm kinh doanh thiết yếu và một khoản đầu tư trị giá
$250,000 trong suốt giai đoạn non trẻ của Apple.
• Sản phẩm tương lai

IPhone, iPad và iPod sử dụng năng lượng mặt trời: Apple tích hợp ống
quang điện vào trong màn hình cảm ứng để iPhone, iPad và iPod có thể hấp
thụ năng lượng mặt trời qua màn hình mà không ảnh hưởng đến thẩm mỹ
của máy.

• IMac màn hình cảm ứng: Concept thông minh này đem chức năng
iPad vào trong hệ thống desktop. Khi màn hình thẳng đứng, iMac chạy hệ
điều hành đầy đủ của Apple và được điều khiển bằng chuột, nhưng khi màn
hình nằm ngang, hệ thống tự động chuyển sang dùng iOS và biến thành
màn hình cảm ứng.
• IBike: iBike là Xe đạp thông minh của Apple không chỉ cho phép xem
những thông tin như nhịp tim, tốc độ, khoảng cách,... qua iPod, iPhone mà
còn được sử dụng để giao tiếp theo nhóm khi đạp xe cùng với người khác.
• IKey: Sử dụng iPhone thành chìa khóa nhà và xe hơi (hiện nay nhiều
người đã sử dụng iPhone thay camera bỏ túi, máy nghe nhạc MP3, thiết bị
chơi game,... ).



IPod Shuffle: Apple sẽ giới thiệu phiên bản iPod Shuffle nhỏ gọn và
có thể đeo trên tai (Apple đã thiết kế tai nghe Bluetooth với chức năng
playback độc lập - iHeadset).
• Wand Remote: Điều khiển bằng các cử động (gesture) sẽ là giải pháp
tiếp theo sau cảm ứng (touch)? Mẫu sáng chế này của Apple giúp Tivi được
xuất xưởng kèm thiết bị điều khiển nhận dạng chuyển động như Wiimode.


Ứng dụng có thể chia sẻ: Apple đang ấp ủ một hệ thống mà các chuyên
gia phát triển có thể chọn để xây dựng những ứng dụng cho phép người
dùng chia sẻ qua WiFi hoặc Bluetooth.
Ống kính từ: Apple vẫn dần cải tiến camera cho iPhone nhưng chất
lượng chưa thể được như ý. Mẫu sáng chế này cho phép gắn ống kính nam
châm macro hay zoom lớn hơn cho thiết bị di động.
MacBook tích hợp máy chiếu: Ý tưởng thú vị này cho phép người dùng
trình chiếu nội dung trong máy lên màn hình lớn hơn mà không cần hệ

thống projector độc lập.



Những năm tiếp theo

Sau khi trải qua cuộc tranh đấu chức vị giám đốc điều hành với John
Sculley giữa năm 1980, Jobs rời khỏi Apple và sáng lập NeXT Computer.
Tiếp theo, trong cuộc thử nghiệm để cứu vãn hoạt động của hãng, Apple
mua lại NeXT, và lúc này Jobs trở lại vị trí lãnh đạo Apple. Công việc đầu
tiên của ông là phát triển iMac, đã cứu sống Apple khỏi cảnh phá sản.
Một máy xáy tay Macintosh, PowerBook được sản xuất bắt đầu vào
năm 1990. Những sản phẩm khác của Apple là ProDOS, Mac OS og A/UX,
kết nối sản phẩm AppleTalk và chương trình nghe nhạc QuickTime. Những
sản phẩm không được trình bày nữa chẳng hạn như Apple Power Mac G4
Cube và Apple Newton.
Những sản phẩm mới kết hợp những cái khác Apple AirPort, sử dụng
kết nối các loại máy tình khác nhau mà không sử dụng cổng cable. Ngoài ra
iBook và G5. Năm 1998 Apple thay đổi thiết kế iMac và phát triển đồng
thời sản phẩm Mac OS X.
Apple Computer và sản phẩm PowerBook và sau này là iBook và iMac
có thề xem phim và tv. Vào thời điểm đó Apple giới thiệu đoạn phim quảng


cáo PowerBook, đoạn phim được láy từ Mission Impossible. Các sản phẩm
của Apple còn có các chương trình TV 24 Timer.
Tháng 10 năm 2001, Apple giới thiệu sản phẩm máy nghe nhạc Ipod
cầm tay. Phiên bản đầu tiên có ổ đĩa 5 GB, và chứa khoảng 1000 bài hát
nhưng khá cồng kềnh và không được mọi người chú ý. Jonathan Ive là
người thiết kế, và ông đã nâng cấp các thế hệ Ipod nhiều lần. Năm 2002

Apple thỏa thuận với các hãng ghi âm về việc bán nhạc trên iTunes Music
Store. Với gian hàng này mọi người có thể sử dụng để mà ghi đĩa cd, phân
chia và chơi nhạc trên ba máy vi tính và tất nhiên chuyển bài hát lên máy
nghe nhạc iPod.
Hơn hai triệu bài hát đầu tiên đã được bán trên iTunes Music Store
trong vòng 16 ngày; mọi người mua qua máy Macintosh. Chương trình
iTunes cũng hoạt động trên Windows.
Năm 2010, Apple đã cho ra mắt dòng sản phẩm đột phá mới với những
tính năng phục vụ như cầu giải trí: iPad. iPad có thể nói là "mô hình phóng
lớn" của iPhone với những tính năng xem phim, nghe nhạc, đọc e-book, sao
lưu hình ảnh được sử dụng với công nghệ cảm ứng siêu đặc biệt. iPad được
cải tiến với hơn 150.000 ứng dụng cùng với các tính năng lướt web, dò
đường, quản lý tài liệu cá nhân,...
Ngày 04 tháng 10 năm 2011, Apple đã làm một sự kiện để cho ra mắt
dòng iPhone 4S.
Được mệnh danh là công ty cách tân nhất thế giới nên hẳn nhiên mỗi
một lần Apple rậm rịch ra sản phẩm mới là một lần người dùng lại được
phen háo hức chờ đợi.
 Apple - gã khổng lồ nổi tiếng và luôn được yêu thích với những
chiếc iMac rực rỡ sắc màu, bộ công cụ biên tập video Final Cut Pro không
thể thiếu, và dĩ nhiên là cả iPod - chiếc máy nghe nhạc di động tốt nhất
trong lịch sử. Trong suốt lịch sử 30 năm của mình, Apple đã không ngừng
khuấy đảo ngành công nghiệp bằng những sản phẩm mang tính cách mạng.




Apple II

Serie Apple II ra mắt từ năm 1977, nhưng một số biến thể của nó vẫn có

thể sống đến tận nửa đầu thập kỷ 90 cho tới khi bị Apple Macintosh hoàn
toàn che khuất. Apple II trở thành một sự lựa chọn khác ngoài những chiếc
PC của gã khổng lồ IBM, đồng thời đưa "Quả táo" của Steve Jobs tiến một
bước dài vào ngành công nghiệp phần mềm giáo dục.


Pixar

Steve Jobs mua hãng phim hoạt hình Pixar vào năm 1986 - năm mà
Steve Jobs buộc phải rời khỏi Apple, đó cũng là năm Pixar tròn 7 tuổi. Một
thập kỷ sau đó, Jobs đã biến "cậu nhóc" Pixar trở thành một hiện tượng, là
đối thủ đáng gờm của gã khổng lồ Walt Disney (sau này, Disney đã phải
mua lại Pixar vào năm 2006). Câu chuyện đồ chơi là một trong chuỗi 8 "quả
bom tấn" đã đem về cho Pixar hơn 4 tỷ USD. Bắt chước thành công của
Pixar, những bộ phim hoạt hình ngày càng dựa nhiều hơn vào công nghệ
tạo hình trên máy tính.


iMac

Sau hơn 1 thập kỷ rời khỏi công ty do chính mình lập nên, Steve Jobs
trở lại vào năm 1997. Một năm sau, iMac trình làng. Thiết kế sặc sỡ và đặc
biệt đơn giản của nó đã nhanh chóng đem lại thành công cho Apple. Cũng
bắt đầu từ đây, "i" trở thành dấu ấn cho tất cả các sản phẩm của Apple,
thậm chí, có thể nói, nó đã trở thành một thứ văn hoá.


iPod

Sự xuất hiện của iPod hồi tháng 10/2001 đã gây ra một tiếng vang lớn

chưa từng có trên thị trường máy nghe nhạc di động kể từ thời của Sony
Walkman. iPod là sự két hợp của một thiết bị lưu trữ dữ liệu, xem ảnh,
video, và nghe nhạc, thậm chí, với chiếc iPod mới nhất, người dùng còn
được phép thoả sức lướt web. Với gần 75% thị phần, iPod dường như
không hề bị ảnh hưởng gì khi đối thủ lớn nhất của nó là Zune - chiếc máy
nghe nhạc kỹ thuật số của gã khổng lồ Microsoft được mệnh danh là "sát
thủ iPod" ra đời tháng 11/2006.


iTunes


Apple bắt đầu bán nhạc thông qua thư viện số của hãng vào năm 2003.
Với hơn 20 triệu người truy cập mỗi tháng, cửa hàng âm nhạc trực tuyến
này trở thành "nguồn tài sản đáng giá" của Apple. Đồng thời, iTunes cũng
là tác nhân gây ra cuộc chiến về sở hữu trí tuệ trong ngành công nghiệp âm
nhạc và buộc các hãng đĩa phải xem xét lại chiến lược kinh doanh của
mình. Tính tới ngày 31/7, iTunes đã bán được hơn 3 triệu ca khúc. Theo
chân Apple, mùa thu này, hãng bán lẻ trực tuyến nổi tiếng thế giới Amazon
cũng sẽ cho ra mắt một cửa hàng nhạc số của riêng hãng.


iPhone

Chiếc điện thoại di động với chiếc màn hình cảm ứng, sử dụng hệ điều
hành OS X đã trở thành đề tài nóng hổi trong suốt khoảng thời gian kể từ
khi nó ra đời vào tháng 6. Với đợt giảm giá tới 200 USD đầu tháng 9 vừa
qua, iPhone hứa hẹn là một trong những đối thủ cạnh tranh gay gắt với
BlackBerry.
Apple không phải là cái tên đầu tiên mà chúng ta thường nghĩ đến khi

nói về nhà cung cấp công nghệ cho doanh nghiệp, có lẽ bởi vì họ chưa bao
giờ tung ra một bản đồ phát triển sản phẩm như Cisco, HP, hay Dell đã từng
làm. Mặc dù sử dụng phương pháp tiếp cận khá “độc lạ” đến với doanh
nghiệp, nhưng Apple vẫn “ghi danh sử sách” nền công nghệ của loài người
vì đã tạo nên những thứ như nền tảng OS X Server và máy chủ Xserve.
Mặc dù có thể chọn cách phối hợp với các cơ sở hạ tầng doanh nghiệp
khác để đạt đến mục tiêu, nhưng Apple lại chọn giải pháp “hoàn toàn
Apple” – một phương pháp có hiệu quả với thị trường Mac và các doanh
nghiệp nhỏ.
Tuy nhiên, Apple cũng sẽ nỗ lực để bảo đảm các hệ điều hành của mình
được thực hiện và hỗ trợ theo cách hiệu quả nhất. Họ hy vọng đạt được mục
tiêu thông qua mối quan hệ đối tác với các công ty tư vấn IT, bằng cách
cung cấp các nguồn lực đào tạo và giáo dục, tái tập trung vào việc giải
quyết các nhu cầu của thị trường. Apple đã thực hiện một số bước tương tự
với giấy chứng nhận Mac Integration 10.7 cho việc triển khai Mac trong
môi trường Windows.
Những nỗ lực nói trên cùng với xu hướng phát triển của các công ty
(cho phép nhân viên sử dụng thiết bị riêng trong công việc), và một thị


trường máy tính bảng chưa xuất hiện đối thủ cạnh tranh đáng kể đối với
iPad, sẽ là những yếu tố quan trọng quyết định thành công của Apple.

II. CUỘC CHIẾN SAMSUNG VÀ APPLE
1. Cuộc đại chiến đầu tiên
Phiên xử đầu tiên của vụ kiện về thiết kế và bằng sáng chế
giữa Apple vàSamsung chính thức diễn ra tại tòa án San Jose, bang
California Mỹ. Vụ tranh chấp bùng nổ từ tháng 4 năm ngoái, khi Apple cáo
buộc Samsung ăn cắp thiết kế của iPhone và iPad, và trở thành vụ kiện công
nghệ nổi tiếng nhất tính đến thời điểm này. Tại phiên xử ngày hôm nay, lần

lượt đại diện pháp lý của Apple và Samsung sẽ trình bày các lý lẽ của mỗi
bên trước bồi thẩm đoàn gồm 9 người. Dưới đây là diễn biến phiên xử, với
phần tóm tắt tranh tụng của các bên có liên quan.
Phiên tranh tụng bắt đầu với phần trình bày của Harold Mcllhenny, cố
vấn pháp lý của Apple. Harold đã so sánh sự khác nhau về triết lý thiết kế
sản phẩm điện thoại di động của Samsung trước và sau khi iPhone ra đời để
làm cơ sở cho những cáo buộc của mình. Cụ thể, ông đưa ra hình ảnh nhiều
sản phẩm điện thoại của Samsung trong năm 2006, với thiết kế chủ đạo là
bàn phím vật lý, bao gồm cả bàn phím qwerty đầy đủ.
Tiếp đến, Harold trưng ra những sản phẩm của tên tuổi Hàn Quốc
trong năm 2010 với thiết kế chung có dạng thanh, bóng bẩy và ít nút bấm.
Lập luận Harold đưa ra là: điều gì đã khiến Samsung thay đổi hoàn toàn
triết lý thiết kế sản phẩm của hãng như vậy? Ông cũng đưa luôn lời giải
thích hợp lý nhất, đó là sự ra mắt của chiếc iPhone đầu tiên vào ngày
9/1/2007 (Harold cho biết sản phẩm iPhone được phát triển từ 2003). Nếu
sản phẩm iPhone thất bại thì cũng đồng nghĩa với sự sụp đổ của Apple.
Sau đó, Harold đi sâu vào mô tả những tính năng đã làm nên sự thành
công cho iPhone, trong đó phải kể đến giao diện người dùng trực quan và
sinh động. Hiệu ứng "bật ngược" khi cuộn hết một danh sách, hay khả năng
phóng to thu nhỏ bằng 2 ngón tay đều là những tính năng hấp dẫn và rất thu
hút người dùng lúc bấy giờ. Harold cáo buộc Samsung đã quan tâm đến
những tính năng này từ rất sớm, và sau này đã sao chép để sử dụng chúng
trên
các
dòng
điện
thoại
thông
minh
Galaxy

S.
Ông nhận định công ty Hàn Quốc hoàn toàn có khả năng tự sáng tạo


để cạnh tranh với Apple trên thị trường, nhưng cuối cùng Samsung lại chọn
chiến lược đi ăn cắp thiết kế và giao diện của iPhone. Ông đưa ra một tài
liệu nội bộ của Samsung trong đó phân tích ảnh hưởng của iPhone nên hoạt
động kinh doanh của hãng. Samsung kết luận trong tài liệu rằng "việc cạnh
tranh với iPhone là không thể tránh khỏi", và phần cứng của sản phẩm này
"dễ
dàng
được
sao
chép".
Harold cung cấp cho bồi thẩm đoàn một danh sách các đặc điểm quan
trọng giúp khách hàng nhận biết một sản phẩm của Apple:
• Viền kim loại chạy quanh một bề mặt phẳng
• Thiết kế hình chữ nhật với bốn góc bo tròn đều
• Viền màn hình hẹp và có màu đen
• Diện tích phần viền kim loại lớn hơn ở cạnh trên và dưới của mặt
trước máy
• Biểu tượng xếp thành hàng ngang, với đế ở cạnh dưới và các biểu
tượng trong đế không thay đổi

Apple so sánh mẫu sáng chế D305 của họ với icon trong điện thoại
Samsung Fascinate.


Theo vị cố vấn của Apple, khi nhìn vào một thiết bị có các đặc
tính trên, người dùng sẽ liên tưởng đến sản phẩm của Apple. Harold nhắc

lại những số liệu về thiệt hại tài chính mà các sản phẩm sao chép của
Samsung đã gây ra cho Apple. Cụ thể, Samsung đã bán được 22,7 triệu điện
thoại và máy tính bảng vi phạm thiết kế, thu về 8,16 tỷ USD doanh thu và
khiến cho Apple mất 2 tỷ USD lợi nhuận.
Từ đầu đến giờ, chúng ta đã nghe khá nhiều lập luận của Apple, hay
chuyển qua xem Samsung phản hồi các cáo buộc trên như thế nào. Charlie
Verhoeven, luật sư của Samsung, đã có 1 tiếng rưỡi đồng hồ để trình bày
các lý lẽ của mình trước bồi thẩm đoàn. Đầu tiên, Charlie nhấn mạnh ngay
rằng Samsung đánh giá cao sản phẩm iPhone: "Chúng tôi đứng tại đây hôm
nay không phải để nói với quý vị trong ban bồi thẩm rằng iPhone là một sản
phẩm thất bại về mặt thương mại. Chiếc điện thoại này đã tạo cảm hứng cho
tất cả mọi người, và là động lực thúc đẩy sự cạnh tranh. Tuy nhiên, việc
được tạo cảm hứng từ một sản phẩm mang tính cách mạng là điều mà tất cả
các hãng sản xuất đều làm, và quá trình ấy được gọi là cạnh tranh chứ
không phải sao chép".
Charlie phân tích rằng Apple "không sáng tạo ra thiết kế sản phẩm
hình chữ nhật", và cũng "không phải là người đầu tiên có ý tưởng sử dụng
màn hình cảm ứng". Mặc dù vậy, ông không đi sâu vào phân tích theo
hướng này, vì Samsung biết rõ họ là kẻ theo sau. Ngược lại, Charlie tập
trung khẳng định sự phụ thuộc của Apple vào Samsung ở linh kiện phần
cứng, cụ thể là: chip xử lý, RAM và bộ nhớ trong.
Charlie nhấn mạnh rằng Samsung cung cấp cho Apple rất nhiều chi tiết
quan trọng để làm nên iPhone. Nhờ có linh kiện do Samsung sản xuất mà
Apple mới có thể tạo nên một sản phẩm như iPhone. "Những thành phần
bên trong giúp cho thiết bị hoạt động, tất cả đều được cung cấp bởi
Samsung. Rõ ràng Apple biết những gì mà Samsung phát minh ra, vì Apple
mua linh kiện từ Samsung để phát triển sản phẩm cho chính họ", trích phát
biểu của Charlie.
Trên đây là những diễn biến chính trong phiên xử đầu tiên vụ kiện



giữa Apple và Samsung, tính đến thời điểm hiện tại. Với những gì đã được
hai bên trình bày trước tòa, chúng ta dễ dàng dự đoán được phiên tòa này sẽ
khó có một kết thúc nhanh chóng. Tinh Tế sẽ tiếp tục cập nhật thông tin của
vụ tranh chấp pháp lý này đến bạn đọc.
Yêu cầu giải tán phiên tòa và tuyên bố thắng kiện cho
mình của Apple nộp lên mới đây đã không được chánh án Lucy Koh chấp
thuận. Trong phiên xử đang diễn ra trong ngày thứ 6 (giờ Mỹ), bà Lucy đã
yêu cầu sự có mặt của một số điều hành cấp cao tại Apple, bao gồm phó
chủ tịch cấp cao về tiếp thị toàn cầu Phil Schiller và phó chủ tịch cấp cao về
iOS Scott Forstall. Những nhân vật này sẽ lần lượt ra trước tòa để nhận câu
hỏi từ phía các luật sư của cả 2 bên.
Apple nộp đơn yêu cầu giải tán phiên tòa và xử thắng mình với lý do
Samsung đã có nhiều sai phạm trong quá trình tố tụng, điển hình là việc gửi
thông tin đến báo chí khi chưa được cho phép. Apple lập luận rằng mặc dù
bồi thẩm đoàn không được tiếp xúc với các thông tin sai lệch kia, nhưng cá
nhân mỗi thành viên có thể chịu những áp lực từ người thân và bạn bè đã
xem các nội dung ấy trên báo đài (trong phần đầu của phiên tòa hôm nay,
bà Lucy đã hỏi từng người trong ban bồi thẩm về vấn đề này, kết quả cho
thấy mức ảnh hưởng không đáng kể và bà cho phép phiên tòa tiếp tục như
kế hoạch).
Ngay sau khi Apple nộp đơn lên chánh án Lucy, Samsung đã bày tỏ thái
độ phản đối gay gắt. Hãng điện tử Hàn Quốc cho rằng "đấy là một sự lăng
mạ đối với bồi thẩm đoàn", và "yêu cầu của Apple thật vớ vẩn".
Tuy thoát khỏi một "đòn nốc ao" nhanh chóng, nhưng Samsung vẫn
chưa thể ăn mừng ngay, vì chánh án Lucy đã có một quy định cho Samsung
về cách thức trích dẫn chứng cứ khi tranh luận trước tòa. Bà liệt kê ra 5
nguyên nhân chính liên quan đến mục đích của Samsung khi sử dụng chứng
cứ "thiết kế của Sony" và tài liệu của cựu kỹ sư thiết kế Apple Shin
Nishibori. Cụ thể 5 nguyên nhân như sau:

• Bác bỏ tuyên bố của Apple rằng iPhone là một sản phẩm mang tính
cách mạng
• Bác bỏ cáo buộc sao chép thiết kế
• Kết luận rằng ngành công nghiệp nói chung đang hướng dần đến một
thiết kế chuẩn


• Để chứng minh khả năng hoạt động với thiết kế đó
• Bác bỏ cáo buộc thực hiện các sai phạm một cách có chủ đích
Trong số 5 nguyên nhân kể trên, chỉ có nguyên nhân số 4 được
Lucy chấp nhận. Tức là kể từ lúc này Samsung có thể trích dẫn thư nội bộ
của Apple cũng như các tài liệu chuyên môn khác miễn là nó phải liên quan
đến tính năng vận hành của thiết kế sản phẩm. Trước đó, nhóm luật sư của
Apple đã gửi thư cho chánh án Lucy Koh bày tỏ sự lo ngại về những ảnh
hưởng xấu có thể xảy ra cho Apple khi sử dụng các tài liệu về doanh số và
khảo sát khách hàng của Apple tại tòa. Hãng đề nghị bà Lucy phải đảm bảo
những tài liệu nhạy cảm này phải được niêm phong kỹ lưỡng.
Tiếp phiên tòa dành nhiều thời gian cho vị phó chủ tịch cấp cao phụ
trách tiếp thị toàn cầu của Apple Phil Schiller để trả lời câu hỏi của các luật
sư cũng như chánh án. Vai trò của Phil là chứng minh cho bồi thẩm đoàn
thấy rằng thiết kế của iPhone và iPad, cũng như cách thức Apple phát triển
và đem sản phẩm ra thị trường là độc đáo và duy nhất. Thuyết phục được
ban bồi thẩm về các điểm này đồng nghĩa với việc Apple chứng minh được
những thiệt hại do Samsung gây ra khi công ty Hàn Quốc sao chép chúng
để đưa vào các dòng sản phẩm di động Galaxy. Những câu hỏi đặt cho Phil
liên quan đến nhiều vấn đề, từ quá trình phát triển iPhone (và iPad) đến
chiến lược quảng cáo của Apple cho 2 sản phẩm này trong khoảng thời gian
từ 2007 đến nay.
Phần chất vấn đầu tiên thuộc về Harold Mcllhenny, cố vấn pháp lý của
Apple. Ông yêu cầu Phil trình bày về quá trình phát triển sản phẩm iPhone.

Phil cho biết "chúng tôi bắt đầu nghiên cứu những cách thức để có thể đưa
tính năng giải trí lên điện thoại di động.... Vào thời điểm đó, chúng tôi nhận
ra rằng một số sản phẩm di động không đáp ứng tốt nhu cầu giải trí....
iPhone là một khái niệm hoàn toàn mới. Một thế hệ điện thoại di động mới.
Để giúp người dùng hiểu hết các tính năng của iPhone, chúng tôi đã chia
nhỏ chúng ra thành 3 yếu tố".
Trước đây, tại buổi ra mắt iPhone hồi năm 2007, Steve Jobs đã đề cập
đến một thiết bị chứa đựng 3 yếu tố: 1 chiếc iPod màn hình rộng với các
phím điều khiển cảm ứng, 1 chiếc điện thoại di động mang tính cách mạng,
và 1 thiết bị kết nối Internet tiên tiến. Tiếp đến, Phil đề cập phản ứng của thị
trường khi lần đầu tiên nhìn thấy iPhone. Rất nhiều ý kiến được đưa ra, từ
nghi ngờ cho đến thán phục, và kết quả cuối cùng như chúng ta đều biết:
iPhone rất thành công, "doanh số của đời sau xấp xỉ tổng doanh số các đời


trước cộng lại".
Chuyển sang iPad, Phil cho biết máy tính bảng là "một phân khúc sản
phẩm chết" tại thời điểm đó. Vì thế, việc giới thiệu iPad là 1 canh bạc lớn
đối với Apple. Tương tự như iPhone, iPad nhận được rất nhiều sự hoài nghi
từ thị trường. Tuy nhiên, 2 sản phẩm di động của Apple đã rất thành công,
mà theo Phil, là nhờ vào những lý do sau: thiết kế đẹp, dễ sử dụng, phần
mềm và phần cứng được tối ưu hóa. Khi phân tích các mẫu iPad, Phil nhấn
mạnh "những biểu tượng đẹp đầy màu sắc" trên màn hình hiển thị - qua đó
hướng sự chú ý của bồi thẩm đoàn vào các các bằng sáng chế về thiết kế.
Sau đó, Phil đề cập một chút về các khảo sát đối với khách hàng, trong
đó đánh giá tầm quan trọng của thiết kế về bề ngoài của iPhone 3GS và
iPhone 4. 85% đáp viên cho biết yếu tố thiết kế quan trọng/rất quan trọng
trong quyết định mua của họ. Phần còn lại, Phil tập trung trình bày về chiến
lược và chi phí quảng cáo Apple chi cho iPhone và iPad. Apple cung cấp
cho bồi thẩm đoàn 2 đĩa DVD có chứa các mẫu quảng cáo của iPhone và

iPad, song Samsung phản đối đĩa DVD của iPad. Tiếp đến, Apple đưa ra
nhiều số liệu về chi phí quảng cáo cho iPhone và iPad, ví dụ năm 2011 cho
iPhone là 228,6 triệu USD và iPad là 307,7 triệu USD.
Phần chất vấn tiếp theo bắt đầu liên quan đến Samsung. Phil được hỏi
về nhận định của ông khi nhìn thấy sản phẩm Galaxy S và Galaxy Tab. "Tôi
khá sốc khi nhìn thấy thiết kế của Galaxy S vì mức độ sao chép sản phẩm
Apple của nó.... Tôi còn sốc hơn khi nhìn thấy Galaxy Tab. Tôi nghĩ họ
đang sao chép toàn bộ dòng sản phẩm của chúng tôi.... Việc làm này khiến
người tiêu dùng bị bối rối vì họ không biết ai là người sáng tạo nên những
sản phẩm trên. Nó làm suy giảm những giá trị mà chúng tôi tạo ra cho
Apple, và cho bản thân những sản phẩm này. Nó ảnh hưởng đến cách khách
hàng nhìn nhận về Apple".
Phần đặt câu hỏi của Harold đã xong, đến lượt Charles Verhoeven luật sư của Samsung, chất vấn Phil Schiller. Các câu hỏi của Charles xoay
quanh việc sản phẩm của Samsung và Apple có làm cho người tiêu dùng
lẫn lộn hay không. Đại diện của Samsung đưa ra 2 thiết bị, iPhone 3GS và
Infuse 4G để đặt câu hỏi cho Phil, song Charles lại lấy nhầm 1 chiếc điện
thoại khác chứ không phải mẫu Infuse 4G. Phil dí dỏm "chính họ còn lúng
túng mà". Về cơ bản, Phil vẫn đồng thuận với ý kiến chung của Apple rằng
Samsung sao chép iPhone và iPad, và "tôi tin rằng khách hàng có thể bị
nhầm lẫn".


Nếu như Apple tập trung vào thiết kế thì Samsung tìm mọi cách làm
giảm sự quan trọng của yếu tố này xuống. Charles hoài nghi các số liệu
khảo sát Phil đưa ra bên trên, và cung cấp những số liệu khác trong đó yếu
tố thiết kế không ảnh hưởng lớn đến quyết định mua (chỉ có 1% đáp viên
chọn). Phil phản bác ngay, vì Charles không giải thích phương pháp khảo
sát thì con số trên là vô giá trị.
Sau khi tòa án bác bỏ lời cáo buộc của Samsung cho rằng thiết kế
iPhone đã lấy ý tưởng từ Sony, hãng điện từ Hàn Quốc đã quyết định đưa

thêm các bằng chứng mới mà trước đó đã từng bị gạt bỏ bởi tòa án.
Các bằng chứng này được trình bày trong 12 trang cho thấy rằng
Samsung không ăn cắp mẫu thiết kế của Apple. Hãng điện tử Hàn Quốc
thuyết phục rằng mình đã từng nghiên cứu một số nguyên mẫu điện thoại có
thiết kế như vậy vài tháng trước khi iPhone ra mắt. Điển hình là mẫu điện
thoại F700 của Samsung.

Tuy nhiên, thẩm phán Lucy Koh không hài lòng về tính thuyết phục
của các bằng chứng này và thực sự tức giận với hành động của Samsung.
Bà thậm chí còn yêu cầu John Quinn, luật sư chính của Samsung, đưa ra
một bản tường trình nhằm giải thích lý do tại sao Samsung cung cấp các
bằng chứng đó cho báo chí.
Thẩm phán Koh liên tục bác bỏ các bằng chứng của Samsung. Bà lưu ý


rằng "Samsung đã không dưới 10 lần nộp đơn để yêu cầu tòa xem xét lại"
và luật sư Quinn nhiều khả năng sẽ nhận được một hình phạt cho hành động
này.
Quay trở lại những diễn biến chính của phiên tòa, Samsung khẳng định
họ không sao chép các ý tưởng từ iPhone. Tuy nhiên, có vẻ như Samsung
đang trở nên yếu thế khi nhà táo đưa ra những bằng chứng về việc hãng
điện tử Hàn Quốc sử dụng bằng sáng chế màn hình cảm ứng của Apple mà
không được phép. Điều này có tầm quan trọng hơn nhiều so với cáo buộc
của Samsung về việc Apple sử dụng công cụ 3G của hãng.

Charles Verhoeven, một luật sư bên phía Samsung, tuyên bố Apple
không phát minh ra thiết kế hình chữ nhật với các góc được bo tròn và
“Samsung không phải là kẻ đi sao chép”. Verhoeven cũng đã xem danh
sách các bằng sáng chế của Apple và cho rằng tòa án cần loại trừ danh sách
này.

Christopher Stringer, một nhà thiết kế kỳ cựu của Apple từ năm 1995,
đã đứng ra làm nhân chứng cho công ty của mình. Ông cho biết rất nhiều
mẫu thiết kế iPhone và iPad đã được đưa ra từ rất lâu trước khi các sản
phẩm này chính thức ra mắt. “Apple đã có một bước nhảy vọt rất lớn với
các ý tưởng thiết kế vô cùng đột phá”.


Trang mạng công nghệ uy tín TheVerge.com đã có một số hình ảnh các
nguyên mẫu của Apple trước đây. Có vẻ như những mẫu thiết kế này khá
giống với mẫu sản phẩm hoàn chỉnh mà Apple đã giới thiệu.


Cuối cùng thì điều mà cả thị trường công nghệ thế giới đang trông chờ
đã đến: bồi thẩm đoàn tòa án Mỹ ngày hôm nay đã có phán quyết cuối cùng
đối với vụ kiện giữa Apple và Samsung. Bản tuyên án hiện vẫn đang được
tuyên tại tòa, và trang The Verge đã có những cập nhật kết quả đầu tiên.
Tim Cook và đồng sự chắc hẳn là đang rất vui mừng vì đa số các phán
quyết (tính đến thời điểm này) đều nghiêng về phía Apple. Cụ thể, bồi thẩm
đoàn kết luận Samsung vi phạm bằng sáng chế về thiết kế iPhone, tính năng
phần mềm và kiểu dáng công nghiệp.
Đầu tiên là về tính năng phần mềm. Các bằng sáng chế liên quan có mã
hiệu lần lượt là 381 (nảy khi cuộn trang), 915 (phóng to bằng hai ngón tay)
và 163 (chạm để phóng to). Với bằng 381: tất cả các thiết bị của Samsung
bị kết luận có vi phạm; bằng 915: tất cả, trừ sản phẩm Ace, Intercept và
Replenish; bằng 163: tất cả, trừ Captivate, Continuum, Gem, Indulge,
Nexus S 4G, Transform và Vibrant.
Đối với câu hỏi về việc liệu Samsung có chủ ý yêu cầu Samsung Mỹ vi
phạm các sáng chế của Apple hay không, bồi thẩm đoàn kết luận "có" với
sáng chế 318 trên tất cả các thiết bị, "có" với sáng chế 915 trên tất cả trừ
Replenish, và "có" với tất cả trừ Captivate, Continuum, Gem, Indulge,

Nexus S 4G, Transform và Vibrant. Ban bồi thẩm cũng kết luận Samsung
đã chủ ý vi phạm cả ba sáng chế về phầm mềm nói trên, và không đưa ra
được chứng cứ và lý lẽ để phản biện.
Tiếp theo là các bằng sáng chế về thiết kế - một trong những trọng tâm
trong cáo buộc của Apple. Sau thời gian ba ngày nghị án, bồi thẩm đoàn kết


luận Samsung có vi phạm thiết kế của iPhone trên nhiều thiết bị của hãng.
Cụ thể, với sáng chế D'677, bồi thẩm đoàn tuyên "có vi phạm" cho nhiêu
thiết bị, từ Fascinate đến Vibrant và các phiên bản Mỹ của mẫu Galaxy S II.
Kết quả tương tự cũng xảy ra với hai bằng sáng chế 087 và 305 - những
mẫu điện thoại nổi tiếng của Samsung như Galaxy S, Infuse 4G đều có tên
trong danh sách vi phạm. Chỉ có một số ít các sản phẩm của Samsung được
kết luận không vi phạm sáng chế của Apple.
Chuyển sang sáng chế về thiết kế của iPad, đây có lẽ là niềm vui nhỏ
nhoi đầu tiên của Samsung, khi bồi thẩm đoàn tuyên không vi phạm cho hai
sản phẩm Galaxy Tab 10.1 WiFi và Galaxy Tab 10.1 4G LTE.
Đi kèm theo tất cả các bằng sáng chế có liên quan là câu hỏi: liệu
Samsung có biết được rằng hãng đang vi phạm tài sản trí tuệ của Apple hay
không? Kết luận của bồi thẩm đoàn là đối với những thiết bị bị tuyên có vi
phạm, Samsung đều nhận thức được việc làm của mình. Một câu hỏi quan
trọng hơn, vì nó liên quan đến việc xác định mức thiệt hại và bồi thường, là
Samsung có chủ đích vi phạm sáng chế hay không? Vấn đề này đã được
ban bồi thẩm xác định là "có" cho tất cả các sáng chế, trừ hai bằng mang số
hiệu 087 và 889.
Kết luận tiếp theo của bồi thẩm đoàn liên quan đến kiểu dáng công
nghiệp của sản phẩm. Thuật ngữ này có thể hiểu một cách ngắn gọn là sự
liên tưởng giữa thiết kế của Apple đến nhận thức của người tiêu dùng về
công ty. Hãng điện tử Mỹ cáo buộc rằng Samsung đã sao chép thiết kế của
hãng, và vì thế đã cố tình gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Ban bồi thẩm

đã có câu trả lời cho hai câu hỏi quan trọng nhất là:
• Kiểu dáng công nghiệp của iPhone có được bảo hộ hay không: Có,
nhưng chỉ với mẫu iPhone 3G.
• Samsung có ảnh hưởng xấu đến nhận thức về kiểu dáng công nghiệp
của iPhone hay không:chỉ với mẫu iPhone nào được bảo hộ thôi. Các sản
phẩm Fascinate, Galaxy S, Galaxy S 4G, Showcase, Mesmerize và Vibrant
đều cho thấy đã ảnh hưởng đến kiểu dáng công nghiệp của iPhone. Với
iPad và các mẫu iPhone không bảo hộ, bồi thẩm đoàn kết luận không ảnh
hưởng.
Chúng ta đã thấy được một số kết luận trong phán quyết của bồi
thẩm đoàn. Bây giờ điều đáng quan tâm nhất là bên thua kiện sẽ phải bồi
thường với số tiền là bao nhiêu. Dựa trên những vi phạm về thiết kế, tính
năng phần mềm và kiểu dáng công nghiệp kể trên, ban bồi thẩm yêu cầu
Samsung phải trả cho Apple 1.051.855.000 USD tiền đền bù thiệt hại. Nỗi
buồn của Samsung chưa dừng lại ở đó, khi ban bồi thẩm đưa ra kết luận về
các cáo buộc vi phạm của Samsung đối với Apple. Chín thành viên trong


bồi thẩm đoàn xác định Apple không gây ra thiệt hại gì cho Samsung và do
đó không
phải trả tiền bồi thường.
Như vậy là chúng ta đã biết được kết quả của phiên tòa xử vụ
kiện giữa Apple và Samsung. Chỉ một dòng ngắn gọn là đủ để mô tả về
phán quyết của bồi thẩm đoàn: chiến thắng gần như tuyệt đối cho Apple.
Ban bồi thẩm đã kết luận Samsung có vi phạm tài sản trí tuệ của Apple ở
nhiều lĩnh vực, bao gồm thiết kế, tính năng phần mềm và kiểu dáng công
nghiệp. 1,05 tỷ USD là số tiền bồi thường mà tòa ấn định Samsung phải trả
cho Apple, trong khi đó hãng điện tử Hàn Quốc không nhận được khoản
đền bù nào do tất cả các cáo buộc Apple vi phạm của Samsung đều bị bác.
Hai bên phản ứng ra sao trước kết quả ngày hôm nay, và điều gì sẽ xảy ra

tiếp
theo?
Thiết kế, tính năng và kiểu dáng công nghiệp là những trọng tâm chính
trong cáo buộc của Apple khi nộp đơn kiện Samsung lên tòa án Mỹ. Bồi
thẩm đoàn đã xác định Samsung có vi phạm đối với hầu hết các bằng sáng
chế quan trọng. Điểm gỡ gạc duy nhất cho Samsung là việc hai sản phẩm
Galaxy Tab 10.1 WiFi và Galaxy Tab 4G LTE không bị tuyên vi phạm thiết
kế của iPad. Mặc dù vậy, điểm sáng này vẫn là quá ít ỏi trong một ngày đen
tối của Samsung tại tòa. Mọi nỗ lực của nhóm luật sư đại diện là không đủ
để lật ngược tình thế, và khoản tiền bồi thường 1,05 tỷ USD là cái giá mà
Samsung phải chịu vì thua kiện.
Samsung đã có tuyên bố chính thức về phán quyết của tòa án. Dĩ nhiên
là hãng rất thất vọng, và cho rằng đây là sự thất bại của người dùng trên
toàn nước Mỹ. Nguyên văn tuyên bố của Samsung như sau:
Phán quyết ngày hôm nay không nên xem là một thắng lợi cho Apple,
mà là sự thất bại của người tiêu dùng Mỹ. Hậu quả của phán quyết này là
việc thị trường sẽ có ít sự lựa chọn hơn, hoạt động đổi mới cách tân sẽ
giảm đi, và có thể là một sự tăng giá bán. Đáng tiếc là bộ luật về bằng sáng
chế lại có thể bị lợi dụng để tạo ra sự độc quyền cho một công ty với thiết
kế hình chữ nhật có các góc bo tròn, hay là những công nghệ đang hàng
ngày được cải tiến bởi Samsung và những công ty khác. Người tiêu dùng có
quyền được lựa chọn, họ biết họ muốn gì khi mua các sản phẩm của
Samsung. Phán quyết này chưa phải là dấu chấm hết tại tòa án Mỹ, cũng
như các tòa án trên khắp thế giới, nơi mà một số cáo buộc của Apple đã bị
bác. Samsung sẽ tiếp tục đổi mới và đem lại nhiều sự lựa chọn hơn nữa cho
người tiêu dùng.


Không lâu sau đó, Apple cũng đã có tuyên bố của mình. Hãng đánh
giá cao phán quyết của tòa án, và cho rằng nó đã truyền đi một thông điệp

rõ rằng rằng "ăn cắp là điều không đúng". Nguyên văn tuyên bố của Apple
như sau:
Chúng tôi đánh giá cao quá trình làm việc của bồi thẩm đoàn trong
việc lắng nghe các chứng cứ của chúng tôi. Về phần mình, chúng tôi cũng
rất vui khi cuối cùng cũng có thể trình bày quan điểm của mình trước tòa.
Khối lượng chứng cứ đưa ra trong quá trình xét xử cho thấy hành động sao
chép của Samsung đi xa hơn những gì chúng tôi biết ban đầu. Vụ kiện giữa
Apple và Samsung không chỉ là về bằng sáng chế và tiền. Nó còn về những
giá trị. Tại Apple, chúng tôi trân trọng sự đổi mới cách tân trung thực, và
chúng tôi dành hết tâm huyết để đem đến những sản phẩm tốt nhất cho thị
trường. Chúng tôi sáng tạo ra những sản phẩm đem lại lợi ích người tiêu
dùng, chứ không phải để cho các công ty khác ăn cắp. Chúng tôi ủng hộ
phán quyết của tòa về hành vi sao chép có chủ đích của Samsung, và nó đã
truyền đi một thông điệp rất rõ ràng rằng ăn cắp là điều không đúng.
Sau phán quyết của tòa, diễn biến vụ việc sẽ như thế nào, hẳn là
không quá khó để dự đoán. Trước mắt, Apple sẽ yêu cầu lệnh cấm đối với
các sản phẩm vi phạm đang được bán trên thị trường. Điển hình như Galaxy
S II, một sản phẩm vẫn đang được bán ở nhiều thị trường lớn trên thế giới.
Kết luận của tòa án Mỹ sẽ tạo điều kiện cho việc yêu cầu lệnh cấm bán sản
phẩm Samsung của Apple trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Apple nhiều
khả năng sẽ tiếp tục kháng án ở những cáo buộc Samsung vi phạm thiết kế
iPad vừa bị tòa bác bỏ. Ở bên kia chiến tuyến, gần như chắc chắn là hãng
điện tử Hàn Quốc cũng sẽ nộp đơn kháng án.
Về lâu dài, người dùng có thể sẽ nhìn thấy những thay đổi về giao diện
người dùng trên các sản phẩm Android. Các hãng sản xuất phần cứng sẽ
phải tìm cách né tính năng nảy khi cuộn trang mà Apple đang sở hữu, cũng
như tính năng phóng to bằng ngón tay và chạm để phóng to. Thiết kế sản
phẩm di động cũng sẽ có những khác biệt trong tương lai, sau khi Apple
cho thấy tòa án đang ủng hộ việc bảo vệ những sáng chế về thiết kế và kiểu
dáng công nghiệp của họ. Sự thay đổi đáng kể về thiết kế giữa sản phẩm

Galaxy S II và S III của Samsung đã phần nào cho thấy xu hướng khác biệt
hóa tất yếu mà các công ty cần theo đổi. Điều này đồng nghĩa với việc trên
thị trường sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, và hưởng lợi nhiều nhất từ việc này
sẽ chính là người tiêu dùng chúng ta.
2. Các cuộc chiến có tiếp theo


×