Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Tìm hiểu đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo lớn thông qua truyện cổ tích và trò chơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.26 KB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
********

LÊ THỊ PHƯƠNG

TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TƯỞNG TƯỢNG CỦA
TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA
TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TRÒ CHƠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tâm lí học

HÀ NỘI 2012

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
********

LÊ THỊ PHƯƠNG

TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TƯỞNG TƯỢNG CỦA
TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA
TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TRÒ CHƠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tâm lí học


Người hướng dẫn khoa học
Th.s. LÊ XUÂN TIẾN

HÀ NỘI 2012

2


LỜI CẢM ƠN
Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khóa luận này, được sự giúp đỡ, chỉ
bảo tận tình của Th.S. Lê Xuân Tiến, tôi đã từng bước tiến hành và hoàn
thành khóa luận với đề tài: Tìm hiểu đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu
giáo lớn thông qua truyện cổ tích và trò chơi.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Xuân Tiến, các
giáo viên của trường Mầm non Sao Mai, cùng các thầy cô trong khoa Giáo
dục tiểu học và các thầy cô giáo trong Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành
cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2012
Sinh viên

Lê Thị Phương

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, căn cứ, kết quả trong khóa luận là trung thực. Để tài của tôi chưa được

công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2012
Sinh viên

Lê Thị Phương

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................... 8
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................... 9
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .................................................. 9
4. Giả thuyết khoa học........................................................................... 9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................... 10
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 10
7. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 11
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài........................................ 11
9. Cấu trúc của khóa luận ................................................................... 11
NỘI DUNG ............................................................................................. 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................ 12
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
khóa luận ................................................................................................ 12
1.2. Một số vấn đề lý luận về tưởng tượng ......................................... 13
1.2.1. Khái niệm tưởng tượng........................................................... 13
1.2.2. Các loại tưởng tượng .............................................................. 14
1.2.2.1. Tưởng tượng tích cực và tiêu cực....................................... 14
1.2.2.2. Ước mơ và lí tưởng ............................................................ 15

1.2.3. Các cách tạo ra hình ảnh mới trong tưởng tượng .................. 16
1.3. Truyện cổ tích và trò chơi đối với sự phát triển tưởng tưởng của
trẻ mẫu giáo lớn .................................................................................. 17
1.3.1. Truyện cổ tích ......................................................................... 17
1.3.2. Trò chơi ................................................................................... 20
1.4. Một số đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo lớn có liên quan đến đề
tài khóa luận. ....................................................................................... 22
1.4.1 Tri giác ..................................................................................... 22
1.4.2. Trí nhớ .................................................................................... 22
1.4.3. Tư duy ..................................................................................... 23
1.4.4. Ngôn ngữ ................................................................................ 25
1.4.4.1. Nắm vững ngữ âm khi sử dụng tiếng mẹ đẻ........................ 25
1.4.4.2. Phát triển vốn từ và cơ cấu ngữ pháp ................................ 26
1.4.4.3. Sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc ....................................... 27
`CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẶC ĐIỂM TƯỞNG TƯỢNG CỦA
TRẺ MẪU GIÁO LỚN .......................................................................... 28
2.1. Đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo lớn .............................. 28
2.1.1. Bài tập 1 .................................................................................. 28
2.1.2. Bài tập 2 .................................................................................. 30
2.2. Đặc điểm tưởng tượng của trẻ trong trò chơi ............................. 31
5


2.2.1. Bài tập 3 .................................................................................. 31
2.2.2. Bài tập 4 .................................................................................. 35
2.3. Đặc điểm tưởng tượng của trẻ thông qua truyện cổ tích. ........... 41
2.3.1. Bài tập 5 .................................................................................. 41
2.3.2. Bài tập 6 .................................................................................. 47
3.1. Mở đầu ......................................................................................... 52
3.1.1. Mục tiêu của thử nghiệm ........................................................ 52

3.1.2. Nội dung thử nghiệm .............................................................. 52
3.1.2.1. Soạn giáo án, dạy thử nghiệm. ........................................... 52
3.1.2.2. Hình thành cho trẻ các biện pháp tưởng tượng .................. 52
3.1.3. Khách thể thử nghiệm và đối chứng....................................... 55
3.2. Kết quả nghiên cứu ...................................................................... 55
3.3. Tiểu kết ......................................................................................... 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... 61
PHỤ LỤC................................................................................................ 62

6


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
GDMN

: Giáo dục mầm non

GVMN

: Giáo viên mầm non

HĐVC

: Hoạt động vui chơi

ĐVTCĐ

: Đóng vai theo chủ đề


Nxb

: Nhà xuất bản

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Điều đó rất đúng, vì trẻ em là niềm hạnh phúc của mọi người, của
mọi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ tổ quốc và là chủ nhân tương lai của đất nước mai sau.
Một dân tộc muốn được phát triển thì cần phải quan tâm đến trẻ em,
quan tâm đến ngành học mầm non. Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai nhấn
mạnh tầm quan trọng của GDMN đối với sự phát triển của trẻ em: “Lứa
tuổi mầm non có vị trí rất quan trọng trong suốt quá trình phát triển cuộc
đời của mỗi con người”. Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2009 đã đề cập: “Mục tiêu của giáo
dục mầm non là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị
cho trẻ vào lớp một” [5, trang 18].
Độ tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của trẻ ở lứa tuổi mầm
non. Ở giai đoạn này, trẻ đang phát triển và tiến vào bước ngoặt với sự biến
đổi của hoạt động chủ đạo. Hoạt động vui chơi vốn giữ vai trò chủ đạo
trong suốt lứa tuổi mẫu giáo, nay những yếu tố của hoạt động học tập bắt
đầu nảy sinh để tiến tới giữ vai trò chủ đạo ở giai đoạn sau bước ngoặt 6
tuổi.

Trí tưởng tượng có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống và trong sự phát
triển tâm lí của trẻ. Trí tưởng tượng là con đường giúp trẻ nhận thức và tìm
hiểu thế giới xung quanh vượt ra khỏi kinh nghiệm cá nhân chật hẹp. Mặt
khác, sự tự do và tính phi khuôn mẫu trong sáng tạo tưởng tượng tạo ra sự

8


ngây thơ, hồn nhiên trong nhận thức nói riêng và tâm hồn của trẻ nói
chung.
Để kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ, giáo viên có thể kể
cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích chứa đựng những điều lý thú và kỳ
lạ có tác dụng lôi cuốn sự chú ý của trẻ và kích thích khả năng tự hoạt động
nghệ thuật ở trẻ. Bên cạnh truyện cổ tích là trò chơi, như chúng ta đã biết,
hoạt động chơi của trẻ mà trung tâm là trò chơi ĐVTCĐ thực sự là hoạt
động chủ đạo. Trò chơi ĐVTCĐ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
tâm lí của trẻ, đặc biệt là trí tưởng tượng.
Có thể nói rằng: Trò chơi và truyện cổ tích là hai yếu tố, là phương
tiện hữu hiệu nhất để nảy sinh, nuôi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng của
trẻ, giúp trẻ có một tuổi thơ trong sáng và đẹp đẽ. Đây cũng chính là lý do
khiến tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo
lớn thông qua truyện cổ tích và trò chơi” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm phát hiện đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu
giáo lớn. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển trí tưởng
tượng của trẻ thông qua truyện cổ tích và trò chơi.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo lớn thông
qua truyện cổ tích và trò chơi.
- Khách thể nghiên cứu: 30 trẻ lớp mẫu giáo lớn A1 – Trường mầm non

Sao Mai – huyện Đông Anh – TP Hà Nội
4. Giả thuyết khoa học
Thông qua truyện cổ tích và trò chơi cho trẻ mẫu giáo lớn, tưởng
tượng có chủ định và sáng tạo được hình thành, phát triển mạnh ở trẻ. Tuy
nhiên số trẻ biết dựa vào các biểu tượng đã có, các kí hiệu có tính võ đoán
để tiến hành các phương thức tưởng tượng chiếm tỉ lệ chưa cao. Có nhiều
9


nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó nguyên nhân quan trọng là
do tổ chức trò chơi và kể truyện cổ tích chưa phát huy được tính tích cực,
sáng tạo của trẻ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề lí luận về tưởng tượng.
- Khảo sát thực trạng đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo thông qua
hoạt động truyện cổ tích và trò chơi.
- Đề xuất và thử nghiệm biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển trí
tưởng tượng cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua truyện cổ tích và trò chơi.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: làm rõ các khái niệm
- Tìm hiểu khái niệm tưởng tượng trong tâm lí học.
- Các loại tưởng tượng.
- Các cách sáng tạo ra hình ảnh mới trong tưởng tượng.
- Vai trò của chuyện cổ tích và trò chơi đối với sự phát triển trí tưởng tưởng
của trẻ mẫu giáo lớn.
6.2. Phương pháp quan sát
Quan sát giờ học, giờ hoạt động góc để phát hiện những biểu hiện
đặc điểm của trí tưởng tượng.
6.3. Phương pháp đàm thoại
Trò chuyện với trẻ, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp.

6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Thực nghiệm phát hiện: thiết kế hệ thống bài tập điều tra tưởng tượng của
trẻ mẫu giáo lớn thông qua truyện cổ tích và trò chơi
- Thực nghiệm hình thành: hoàn thiện giáo án và dạy một số tiết làm quen
với tác phẩm văn học (Truyện cổ tích) và hoạt động vui chơi (trò chơi
ĐVTCĐ)

10


6.5. Phương pháp toán thông kê
Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu, so sánh đối chiếu rút ra kết luận.
7. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện và thời gian có hạn nên đề tài này được giới hạn phạm vi
nghiên cứu như sau: Chỉ tìm hiều đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo
lớn ở trường mầm non Sao Mai – Đông Anh – Hà Nội thông qua truyện cổ
tích và trò chơi.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và chỉ ra được thực trạng
đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo lớn thông qua truyện cổ tích và trò
chơi trong chương trình giáo dục mầm non ban hành 2009.
- Đề tài cũng xây dựng và thử nghiệm được một số biện pháp tổ chức trò
chơi nhằm phát triển trí tưởng tượng cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua truyện
cổ tích và trò chơi.
9. Cấu trúc của khóa luận
- Mở đầu
- Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo lớn
thông qua hoạt động truyện cổ tích và trò chơi.

Chương 3: Thử nghiệm biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển
trí tưởng tượng cho trẻ mẫu giáo lớn.
- Kết luận và kiến nghị.
- Tài liệu tham khảo.
- Phụ lục.

11


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài khóa
luận
Vào tuổi mẫu giáo, nhiều hình thức hoạt động phong phú đã xuất
hiện (như vui chơi, “học tập”, “lao động”…) nhưng vui chơi mà trung tâm
là trò chơi ĐVTCĐ là hoạt động chủ đạo. HĐVC có ý nghĩa quyết định đối
với sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo và trí tưởng tượng lại
giúp trẻ chơi say mê hơn, hứng thú hơn. Tưởng tượng của trẻ mẫu giáo là
vấn đề được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài của
mình, chúng tôi xin điểm qua một số công trình nghiên cứu.
Trong công trình nghiên cứu về trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo lớn,
Vũ Thị Nho đã nhận xét: “Tưởng tượng của trẻ có tính độc lập, phục tùng
những ý nghĩ tự giác” [6, trang 63].
Nguyễn Ánh Tuyết và những cộng sự đã có nhiều nghiên cứu đặc
điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo lớn và đã rút ra kết luận: Cuối tuổi mẫu
giáo, trí tưởng tượng có thể dựa vào những vật không giống nhau, thậm chí
khác hẳn để làm vật thay thế. Có trường hợp trẻ cầm chìa khóa trong tay
nhưng lại tưởng tượng ra mụ phù thủy đang phù phép. Ở đây, chiếc chìa
khóa chỉ là chỗ dựa giúp trẻ tưởng tượng ra mụ phù thủy mà thôi. Các tác
giả nhận xét: “Đến cuối tuổi mẫu giáo, tưởng tượng có chủ định mới hình

thành rõ nét, được thể hiện nhiều nhất trong các dạng hoạt động mang tính
sáng tạo như vẽ, nặn, trò chơi xây dựng…lúc này, trẻ bắt đầu có khả năng
hành động theo ý đồ định trước” [10, trang 217].
Các tác giả: Dương Thị Diệu Hoa, Phạm Trọng Ngọ, Đỗ Thị Hạnh
Phúc đã nhận xét: Trẻ mẫu giáo lớn không cần đến những chỗ dựa bên
ngoài mà chuyển vào trí tưởng tượng ngầm trong óc. Ở mức độ này, tưởng

12


tượng đã hoàn toàn diễn ra bên trong. Đây là kiểu tưởng tượng thường thấy
ở người lớn. Đến cuối tuổi mẫu giáo lớn, tưởng tượng có chủ định mới hình
thành rõ nét.
Trong quá trình phát triển trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo, trò chơi
và truyện cổ tích là hai tác nhân quan trọng [4].
Như vậy, trên bình diện lí luận và thực tiễn, các vấn đề có liên quan
trực tiếp đến đề tài đã được chúng tôi điểm qua ở trên, giúp chúng tôi có cơ
sở lí luận và thực tiễn để nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên, chưa có công trình
nào nghiên cứu đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo lớn khi trẻ được
giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non ban hành theo Quyết định
số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009.
1.2. Một số vấn đề lý luận về tưởng tượng
1.2.1. Khái niệm tưởng tượng
Các nhà tâm lý học (TLH) có quan điểm không giống nhau về tưởng
tượng. Theo P.A.Riđich (nhà TLH Nga) đã khẳng định: “Tưởng tượng là
hoạt động nhận thức mà trong quá trình nhận thức ấy con người sáng tạo
ra những biểu tượng, những tình huống trong tư tưởng, ý nghĩ; đồng thời
dựa vào những hình tượng còn giữ lại trong ký ức, từng cảm giác trước kia
và có đổi mới, biến đổi các thứ ấy”.
Đứng trên quan điểm của mình, A.V. Giaporozet nhìn nhận: “Tưởng

tượng là sáng tạo ra những hình ảnh của các sự vật và hiện tượng mới
bằng cách làm sống lại trong óc người những đường liên hệ thần kinh tạm
thời đã thành lập trước đây thành các tổ hợp mới”
Tác giả A.A.Liublinxkaia xem xét: “Tưởng tượng là sự phản ánh hiện
thực con người bằng cách phối hợp những hình ảnh của sự vật đã tri giác
trước đây”.
Tác giả Minh Đức cho rằng: “Tưởng tượng là sự sáng tạo ra biểu
tượng mới dựa trên cơ sở của những biểu tượng đã có trước kia”.
13


Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn: “Tưởng tượng là một quá trình tâm
lý phản ánh những cái chưa có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách
xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở biểu tượng đã có”[8, trang 133].
Những biểu tượng này lại do cảm giác, tri giác đem lại, được lưu giữ lại
trong trí nhớ, là biểu tượng của trí nhớ. Như vậy, trưởng tượng có quan hệ
mật thiết với trí nhớ. Sản phẩm của tưởng tượng là biểu tượng, còn gọi là
biểu tượng cấp hai. Vì thế người ta gọi biểu tượng của tưởng tượng là biểu
tượng của biểu tượng.
Trong đề tài này, tôi thống nhất sử dụng khái niệm tưởng tượng của
tác giả Nguyễn Quang Uẩn.
1.2.2. Các loại tưởng tượng
Căn cứ vào tính tích cực và tính hiệu lực của tưởng tượng, người ta
chia tưởng tượng thành các loại sau:
1.2.2.1. Tưởng tượng tích cực và tiêu cực
* Tưởng tượng tích cực
Tưởng tượng tích cực là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh
nhằm đáp ứng nhu cầu, kích thích tính tích cực thực tế của con người.
Tưởng tượng tích cực gồm 2 loại:
- Tưởng tượng tái tạo: Là quá trình tạo ra những hình ảnh mới đối với cá

nhân người tưởng tượng, dựa trên sự mô tả của người khác, của sách vở, tài
liệu.
Ví dụ: Tưởng tượng của học sinh về những điều được mô tả trong
sách giáo khoa địa lí, lịch sử,...
- Tưởng tượng sáng tạo: Tưởng tượng sáng tạo là quá trình xây dựng hình
ảnh mới chưa có trong kinh nghiệm cá nhân, cũng như kinh nghiệm xã hội.
Tính chất mới mẻ và có giá trị là đặc điểm nổi bật của loại tưởng tượng
này. Đây là mặt không thể thiếu được của mọi hoạt động sáng tạo.

14


Ví dụ: Trẻ tự tưởng tượng một cách sáng tạo ra phần kết cho một câu
chuyện nào đó.
* Tưởng tượng tiêu cực
- Tưởng tượng tiêu cực là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không
được thực hiện trong cuộc sống, vạch ra những chương trình hành vi không
được thực hiện, tưởng tưởng chỉ để mà tưởng tượng, để thay thế cho hoạt
động.
- Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy ra có chủ định, nhưng không gắn liền
với ý chí thể hiện hình ảnh tượng tượng trong cuộc sống. Người ta gọi loại
tưởng tượng này là sự mơ mộng (mơ về sự giàu sang, quyền lực,...). Đây là
một hiện tượng thường có ở con người. Song, nếu nó trở thành chủ yếu thì
lại là một sự lệch lạc của sự phát triển nhân cách (bất chấp mọi thủ đoạn để
đạt được mục đích của mình).
- Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy ra không chủ định. Điều này chủ yếu xảy
ra khi ý thức, hệ thống tín hiệu thứ hai bị suy yếu, khi con người ở tình
trạng không hoạt động, ngủ chiêm bao, trong trạng thái xúc động hay rối
loạn bệnh lí của ý thức (ảo giác, hoang tưởng).
1.2.2.2. Ước mơ và lí tưởng

Đây là những loại tưởng tượng hướng về tương lai, biểu hiện những
mong muốn, ước ao của con người.
Ước mơ là một quá trình độc lập, không hướng vào hoạt động hiện
tại. Có hai loại ước mơ:
- Ước mơ có lợi: thúc đẩy con người vươn lên, biến ước mơ thành hiện
thực. Ví dụ: Trẻ ước mơ sẽ trở thành bác sĩ, giáo viên, công an,...
- Ước mơ có hại: không dựa vào khả năng thực tế, còn gọi là mộng tưởng
làm cho cá nhân thất vọng, chán nản. Ví dụ: Ước mơ trường sinh bất lão,
ước mơ làm cho người chết sống lại...

15


Lý tưởng có tính tích cực và hiện thực cao hơn ước mơ. Lý tưởng là
một hình ảnh mẫu mực, chói lọi, rực sáng, cụ thể, hấp dẫn của tương lai
mong muốn. Nó trở thành động cơ mạnh mẽ thúc đẩy con người vươn tới
tương lai. Ví dụ: Lý tưởng sống vì mọi người,...
Rõ ràng ta thấy rằng tưởng tượng là một thành phần của nhân cách.
Giáo dục, bồi dưỡng trí tưởng tượng cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ trí
dục mà còn là nhiệm vụ của đức dục nữa.
1.2.3. Các cách tạo ra hình ảnh mới trong tưởng tượng
Những hình ảnh do trí tưởng tượng tạo ra bao giờ cũng dựa vào
những biểu tượng cũ do trước đây tri giác được trong hiện thực bằng các
phương thức sau:
- Thay đổi kích thước, số lượng (của sự vật hay một phần của sự vật) của
biểu tượng cũ do trước đậy tri giác được. Ví dụ: Phóng đại lên như hình tượng về người khổng lồ, thu nhỏ lại những hình tượng về chú bé tí hon,
phật nghìn tay nghìn mắt...
- Nhấn mạnh hoặc cường điệu hoá một số thuộc tính của biểu tượng để tạo
lên biểu tượng mới phù hợp với hoàn cảnh, tính cách. Ví dụ: Tranh biếm
họa...

- Chắp ghép (kết dính). Đây là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự
vật khác nhau thành một hình ảnh mới. Ví dụ: Hình ảnh nàng tiên cá, hình
ảnh nhân mã, hình ảnh con rồng Châu Á...
Ở đây các bộ phận hình thành hình ảnh mới không bị thay đổi, chế
biến mà chỉ được ghép lại với nhau một cách đơn giản nhưng phải tuân
theo quy luật xác định.
- Liên hợp. Đây là cách tạo ra hình ảnh mới bằng việc liên hợp các bộ phận
của nhiều sự vật khác nhau. Mặc dù cũng kết dính các bộ phận của nhiều
sự vật khác nhau, song trong hình ảnh mới được tạo ra bằng cách này, các
bộ phận đã bị cải biến, sáp xếp trong những tương quan mới. Cách tưởng
16


tượng này là một sự tổng hợp mang tính sáng tạo rõ rệt. Nó thường được sử
dụng trong sáng tác văn học nghệ thuật và trong sáng chế kĩ thuật. Ví dụ:
xe điện bánh hơi là sự liên hợp giữa ô tô và tàu điện, thủy phi cơ là sự liên
hợp giữa máy bay và tàu thủy...
- Điển hình hóa. Đây là cách sáng tạo hình ảnh mới phức tạp nhất trong đó
những thuộc tính điển hình, những đặc điểm điển hình của nhân cách như
là đại diện của một giai cấp, của một nhóm xã hội.
Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất trong sáng tạo văn học
nghệ thuật, trong điêu khắc... Yếu tố mấu chốt của phương pháp điển hình
hóa là sự tổng hợp sáng tạo mang tính chất khái quát những thuộc tính và
đặc điểm cá biệt, điển hình của nhân cách.
- Loại suy. Đây là cách tạo ra những hình ảnh mới trên cơ sở mô phỏng, bắt
chước những chi tiết, những bộ phận, những sự vật có thật.
Con người thường sử dụng những phương thức này để tạo ra hình
ảnh mới trong quá trình tưởng tượng. Nếu việc đó được tiến hành theo mục
đích, kế hoạch đã định sẵn thì gọi là tưởng tượng không chủ đích. Đối với
trẻ thì truyện cổ tích và trò chơi là hai yếu tố chủ đạo tạo nên trí tưởng tượng của trẻ. Trí tưởng tượng được chuyển từ bình diện bên ngoài và bình

diện bên trong và phần lớn là không có chủ đích.
1.3. Truyện cổ tích và trò chơi đối với sự phát triển tưởng tưởng của
trẻ mẫu giáo lớn
1.3.1. Truyện cổ tích
Thế giới truyện cổ tích - thế giới của những giấc mơ dân gian, đẹp đẽ
vô ngần. Trong thế giới ấy, những giấc mơ của trẻ đã trở thành hiện thực.
Trẻ được khám phá thế giới cổ tích, được bước vào thế giới vô cùng kì diệu
của những ông Bụt, bà Tiên và những phép màu kỳ ảo. Do vậy, khi trẻ
bước vào thế giới cổ tích tức là trẻ đã sống với nững ước mơ của dân gian
cũng chính là để sống với những ước mơ của chính mình, mong muốn
17


mình sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Truyện cổ tích là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với trẻ
em, nhất là trẻ lứa tuổi mầm non. Trong chương trình giáo dục việc sử
dụng những câu chuyện cổ tích ngày càng được coi trọng vì nó có tác dụng
tích cực đến việc giáo dục đạo đức, nhân phẩm của trẻ ngay từ tuổi ấu thơ
và tạo tiền đề cho việc hình thành nhân cách con người, đem đến cho trẻ
những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Không những thế,
truyện cổ tích còn đem lại và mở ra cho trẻ thế giới tình cảm của con
người, kích thích sự chú ý đến con người, nó nuôi dưỡng và phát triển trí
tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật ở trẻ.
Một nhà giáo dục người Nga đã nói: “Trí tưởng tượng linh hoạt,
phong phú chính là đặc tính quan trọng của trí tuệ”. Tưởng tượng sáng tạo
của trẻ cũng bắt đầu từ những câu chuyện cổ tích mà cô đã kể cho trẻ nghe.
Tuy nhiên việc cô kể cũng phải có sự sáng tạo, việc kể sáng tạo của cô
không phải là điều gì to lớn mà đó chỉ là cách kể kết hợp với việc sử dụng
những biện pháp thông thường nhưng biết cách cải biên, nhào nặn thay đổi
hình thức cho phù hợp, luôn luôn lôi cuốn sự chú ý của trẻ và kích thích

khả năng tự hoạt động nghệ thuật ở trẻ. Từ cách kể sáng tạo của cô cũng
như việc sáng tạo hoặc xây dựng được một vài chi tiết mới theo mô típ (mô
típ hình phạt - ban thưởng...), để kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ.
Những hình ảnh mà trẻ hình dung, tưởng tượng qua truyện cổ tích
đều được thể hiện trong các cử chỉ, điệu bộ của trẻ khi kể lại chuyện. Bước
đầu trẻ đã thể hiện lại được cách kể sáng tạo qua lời kể của cô.
Sự tưởng tượng đã giúp con người vượt lên trên thực tại và đạt tới
những điều kỳ diệu. Nó trở thành động lực của sự phát triển văn hóa và
khoa học. Vì vậy cô giáo cần nhận thấy được vị trí, vai trò của truyện cổ
tích đối với sự phát triển tượng tưởng tượng đối với trẻ mẫu giáo lớn.
Qua những câu chuyện cổ tích, trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo bộc
18


lộ rõ nét: Trẻ bị thu hút bởi những nhân vật như siêu anh hùng, công chúa,
bởi những nhân vật có sức mạnh, tài giỏi và có phép thuật. Tuy nhiên, đôi
lúc trí não của trẻ bị quá tải bởi lượng thông tin quá nhiều mà trẻ tiếp nhận
được từ đời sống, từ phim ảnh...do vậy trí tưởng tượng của trẻ con hết sức
tản mạn, và thay đổi liên tục theo những gì trẻ trải nghiệm. Truyện cổ tích
có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển trí tượng tượng cho trẻ
mẫu giáo. Vì vậy, cha mẹ, cô giáo có thể kể cho trẻ nghe những câu chuyện
cổ tích đầy hứng thú, giàu óc tưởng tượng. Khi kể, có thể hỏi trẻ những câu
hỏi như: Nếu hoàng tử cưới công chúa thì ai sẽ tới dự đám cưới? Công
chúa sẽ mặc trang phục gì trong ngày cưới?...Đó chính là những câu hỏi
khơi gợi trí tưởng tượng của trẻ phát triển một cách mạnh mẽ. Giáo viên
cần động viên, khích lệ trẻ, không nên trách phạt hoặc nặng lời nếu như trẻ
có ý tưởng kỳ cục, nên kiên nhẫn kể lại và hỏi lại ý tưởng của trẻ, hãy tạo
cho trẻ một nền tảng tư duy tuyệt vời, đó là trí tưởng tượng ngay từ khi bé
thơ.
Ở lứa tuổi 5 - 6 khi liệt kê những câu chuyện cổ tích về các vị thần

tiên, các lâu đài cổ, các cành hoa biết nói...để khi trẻ tiếp xúc với thực tế
cuộc sống trẻ lại nhớ lại thế giới đầy tượng tượng ấy. Bởi vì những truyện
cổ tích mà trẻ được nghe hoặc được xem sẽ giúp trí nhớ, trí tưởng tượng
của trẻ hoạt động thường xuyên và tốt hơn. Rồi đến lượt trẻ tự sáng tạo ra
những truyện cổ tích mới. Trong đời sống thực tế,trẻ thường hay rơi vào
tình huống, hoàn cảnh một nhân vật nào đó trong truyện: trẻ tưởng tượng ra
người bạn thân của mình biến thành chú Cuội (Sự tích chú Cuội cung
trăng), cô giáo biến thành cô tiên xinh đẹp (Nàng công chú ngủ trong rừng).
Những nhân vật, tình huống trong truyện cổ tích mà trẻ ưa thích sẽ là
những kiểu mẫu tiêu biểu mà trẻ noi theo, giúp trẻ tích lũy vốn sống của
mình. Những nhân vật trong truyện làm phát sinh những tình cảm khác
nhau ở trẻ: các nhân vật phù thủy, yêu tinh làm trẻ sợ (Nàng Bạch Tuyết và
19


Bảy chú lùn, Bác nông dân và con quỷ) , nhân vật ông Bụt, bà Tiên, nàng
công chúa làm trẻ yêu thích (Cây tre trăm đốt, Bông hoa cúc trắng, Nàng
công chúa ngủ trong rừng). Truyện cổ tích chính là một phương pháp tốt
nhất giúp trẻ thừa nhận những rung động của chính bản thân mình, giúp trí
tưởng tượng của trẻ bay cao, bay xa.
1.3.2. Trò chơi
Theo Từ điển Wikipedia, chơi là một kiểu hoạt động mang đặc tính
trí tuệ kết hợp với thế giới quan của con người. Hoạt động chơi có thể bao
gồm những tương tác bên ngoài và bên trong tâm trí của người chơi, những
tương tác qua lại có tính vui thú, giả vờ và tưởng tượng.
Trong lịch sử phát triển tâm lý học và giáo dục học mầm non, không
một nhà nghiên cứu nào bỏ qua vấn đề hoạt động chơi của trẻ và họ đều đi
đến khẳng định rằng: HĐVC mà trung tâm là trò chơi ĐVTCĐ ở lứa tuổi
mẫu giáo thực sự là hoạt động chủ đạo. Trò chơi ĐVTCĐ có một ý nghĩa
đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo. Chính trong trò chơi, trẻ làm quen với xã hội

của người lớn, học hỏi cách ứng xử và giao tiếp trong xã hội người lớn,
đồng thời cũng chính ở đây cái “tôi” được hình thành, trẻ biết phân biệt
mình với người khác, biết đóng vai người khác và hành động tương ứng
với vai mình đảm nhận. Trẻ lớn lên cùng bạn bè, có tình cảm với bạn bè,
có tinh thần trách nhiệm trước nhóm chơi, biết hi sinh lợi ích cá nhân vì lợi
ích chung của cả nhóm. Trẻ biết đánh giá, nhận xét bạn bè và chính bản
thân mình. Mặt khác, trong khi chơi bắt chước lao động của người lớn, trẻ
dần dần nắm được một số kỹ năng lao động đơn giản và có tình cảm với
nghề nghiệp của họ, từ đó giúp trẻ kính trọng người lao động.
Ví dụ: Trong trò chơi “bác sĩ”, trẻ không những biết rằng bác sĩ có
trách nhiệm khám chữa bệnh cho bệnh nhân mà còn cần phải quan tâm
chăm sóc, động viên thăm hỏi bệnh nhân.

20


Trò chơi ĐVTCĐ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển trí
tượng của trẻ mẫu giáo. Trong HĐVC đứa trẻ học thay thế đồ vật này bằng
đồ vật khác, nhận đóng các vai khác nhau. Năng lực này là cơ sở để phát
triển trí tưởng tượng. Chính HĐVC của trẻ đã làm nảy sinh hoàn cảnh chơi,
tức là làm nảy sinh trí tưởng tượng.
Ví dụ: Trong trò chơi ĐVTCĐ sinh hoạt gia đình: trẻ mẫu giáo bé
thường chỉ thể hiện đơn giản như mẹ cho con bú, mẹ ru con ngủ, còn ở mẫu
giáo lớn mẹ còn đưa con đi khám bệnh, đưa con đi học,... Như vậy cùng
một chủ đề chơi nhưng ở mỗi lứa tuổi khác nhau trẻ lại tái tạo các mặt rất
khác nhau của hiện thực cuộc sống.
Trong khi chơi trẻ thả sức mà suy nghĩ, tìm tòi, thả sức mà mơ ước
tưởng tượng. Ở trẻ mẫu giáo, trí tưởng tượng của trẻ bắt đầu nảy sinh khi
đứa trẻ lên 3, trẻ đã biết dùng vật thay thế trong trò chơi phản ánh sinh hoạt
hàng ngày của con người. Từ đó giúp trẻ có thể làm những việc mà trẻ

thích như: Trẻ trai trở thành chú phi công, chú công an,...trẻ gái trở thành
nàng công chúa, cô tiên... Không những thế, trẻ có thể có bất cứ thứ gì gì
mình muốn như: Muốn có ngựa thì dùng chiếc gậy hay cái chổi, muốn có
em bé thì dùng cái gối, búp bê... Những hình ảnh tưởng tượng vừa ngây thơ
vừa “phi lý” này không chỉ đem lại cho tuổi thơ niềm hạnh phúc mà còn
cần cho mỗi người sau này lớn lên, dù cho đó là người công nhân hay nhà
khoa học. Phương tiện có hiệu quả nhất để nuôi dưỡng trí tưởng tượng, đó
là trò chơi.
Ở trẻ mẫu giáo, trong HĐVC, trí tưởng tượng càng được phát triển
thêm một bước căn bản: chuyển từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên
trong. Nếu như ở trẻ mẫu giáo bé quá trình tưởng tượng của trẻ gắn liền với
đồ chơi và hành động chơi thì ở trẻ mẫu giáo lớn những vật thay thế cũng
như trong hành động chơi không nhất thiết phải có, trẻ đã biết hình dung
21


những cái đó trong óc, biết xây dựng tình huống mới trong trí tưởng tượng
của mình.
Ví dụ: Trong trò chơi “đua xe”, một trẻ đóng vai là người lái xe, trẻ
cưỡi lên chiếc gậy mà vẫn tưởng tượng ra mình đang đua xe, vượt qua rất
nhiều chướng ngại vật, và các đối thủ khác. Khi cô giáo nói cất đồ chơi để
ăn cơm thì trẻ nói “Chờ con về đích đã”. Như vậy trò chơi đã giúp trẻ phát
triển trí tưởng tượng với hình thức hướng nội, còn gọi là tưởng tượng thầm,
hay tưởng tượng bên trong. Có thể nói, trò chơi ĐVTCĐ có vai trò đặc biệt
quan trọng đối với sự phát triển tưởng tượng của trẻ mẫu giáo lớn.
1.4. Một số đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo lớn có liên quan đến đề tài
khóa luận.
1.4.1 Tri giác
Tri giác của trẻ mẫu giáo lớn phát triển mạnh, khả năng quan sát của
trẻ được hình thành. Khi tri giác, trẻ nêu được cấu tạo bề ngoài và chức

năng của đồ vật, hành động của con người: mẹ đang làm, em bé đang
chơi…Trẻ bắt đầu phát hiện các mối quan hệ sâu sắc hơn giữa các sự vật,
đưa kinh nghiệm của mình vào quá trình mô tả đối tượng quan sát. Ở trẻ
mẫu giáo lớn, hình ảnh tri giác đã được chuyển vào trong, nghĩa là trẻ có
khả năng bắt chước, hồi tưởng sau một thời gian kể từ khi tri giác các diễn
biến của sự vật. Hình ảnh tri giác của trẻ là nguyên liệu để hình thành các
biểu tượng của trí nhớ và tưởng tượng.
1.4.2. Trí nhớ
Đặc điểm trí nhớ của trẻ mẫu giáo là tính trực quan hình tượng, tính
không chủ định nhờ tác động một cách tự nhiên của những ấn tượng hấp
dẫn bên ngoài. Vào cuối tuổi mẫu giáo, trí nhớ của trẻ có một bước biến đổi
về chất: Trí nhớ chủ định xuất hiện và phát triển mạnh. Đó là loại trí nhớ có
mục đích và phải nhờ đến công cụ tâm lí như sơ đồ, biểu đồ và chữ viết.

22


Biểu tượng của trí nhớ ở trẻ mẫu giáo lớn mang tính khái quát hơn. Trong
quá trình tưởng tượng, trẻ sử dụng các biểu tượng của trí nhớ.
Ví dụ: Truyện “ Cóc Kiện Trời”, khi kể cô phải thể hiện được giọng
kể trữ tình và giàu chất hùng ca, sôi nổi kết hợp với cách kể sáng tạo của
cô, giúp trẻ “nghe” ra “nhìn” thấy những tình tiết, tính cách các nhân vật
trong truyện và nó còn khái quát được chiến thắng trong một ước mơ của
con người. Từ đó giúp trẻ chú ý và ghi nhớ để có thể kể lại được câu
chuyện hoặc kể sáng tạo bằng ngôn ngữ của mình và sự tưởng tượng của
mình.
1.4.3. Tư duy
Trong quá trình nhận thức, tư duy và tưởng tượng có mối quan hệ
mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Tư duy tạo ra ý đồ cho tưởng
tượng. Tư duy đảm bảo tính hệ thống, lôgic, hợp lí cho hoạt động tưởng

tượng. Tư duy của trẻ mẫu giáo lớn có đặc điểm sau:
Ở tuổi mẫu giáo lớn, tư duy trực quan - hình tượng vẫn tiếp tục phát
triển mạnh mẽ. Đứa trẻ phải dựa vào hình ảnh, biểu tượng đã có, những
kinh nghiệm đã trải qua để suy luận ra những vấn đề mới.
Ví dụ: Truyện “ Sơn Tinh - Thủy Tinh” bằng việc thể hiện sự tức
giận của Thủy Tinh và sự vui mừng của Sơn Tinh qua nét mặt và điệu bộ…
Từ đó trẻ biết thể hiện thái độ đúng đắn với từng nhân vật khi trẻ kể lại câu
chuyện này hay câu chuyện khác. Từ cách thể hiện trên sẽ giúp trẻ lấy đó
làm kinh nghiệm phán đoán, nhận xét, suy diễn theo kinh nghiệm của
mình làm cho tư duy của trẻ có cơ sở thực tiễn.
Ngoài đặc điểm tư duy hình tượng là chủ yếu thì ở độ tuổi này còn
xuất hiện đặc điểm tư duy mới đó là tư duy trực quan sơ đồ. Tức là trẻ dựa
vào sơ đồ để suy luận ra những hình ảnh, biểu tượng, những cái mà trẻ cần
tìm tòi, khám phá, tư duy, trực quan sơ đồ tạo ra cho trẻ một khả năng phản
ánh những mối liên hệ tồn tại khách quan, không bị phụ thuộc vào hành
23


động hay ý muốn chủ quan của bản thân đứa trẻ. Sự phản ánh những mối
liên hệ khách quan là điều kiện cần thiết để trẻ lĩnh hội những tri thức vượt
ra ngoài khuôn khổ của việc tìm hiểu từng sự vật riêng lẻ với những thuộc
tính sinh động của chúng để đạt tới tri thức khái quát. Tuy tư duy trực quan
- sơ đồ vẫn giữ tính chất hình tượng song bản thân hình tượng cũng trở nên
khác trước: hình tượng đã bị mất đi những chi tiết rườm rà mà chỉ còn giữ
lại những chi tiết chủ yếu giúp trẻ phản ánh một cách khái quát sự vật chứ
không phải từng sự vật riêng lẻ. Trẻ cuối tuổi mẫu giáo nhỡ và trẻ mẫu giáo
lớn có khả năng hiểu một cách dễ dàng và nhanh chóng về cách biểu diễn
sơ đồ và sử dụng có kết quả những sơ đồ đó để tìm hiểu sự vật. Chẳng hạn
trẻ có thể nhìn vào sơ đồ tìm ra một địa chỉ nào đó mà không mấy làm khó
khăn (tức là trẻ có thể đọc sơ đồ), hoặc để chỉ đường đi đến một nơi nào đó

trẻ chỉ cần vẽ một số vạch chủ yếu tức là trẻ đã nắm được kỹ năng sơ đồ
hóa.
Tư duy trực quan - sơ đồ giúp trẻ một cách có hiệu lực để lĩnh hội tri
thức ở trình độ cao, từ đó hiểu được bản chất của sự vật. Tư duy trực quan sơ đồ biểu hiện một bước phát triển đáng kể trong tư duy của trẻ mẫu giáo.
Đó là kiểu trung gian, quá độ để chuyển từ kiểu tư duy hình tượng lên một
kiểu tư duy mới, khác về chất - tư duy lôgic (hay còn gọi là tư duy trừu
tượng) kiểu tư duy này sẽ tiếp tục phát triển ở giai đoạn sau này.
Tư duy trực quan - sơ đồ phát triển cao sẽ dẫn đứa trẻ đến ngưỡng
cửa của tư duy trừu tượng, sẽ cho trẻ hiểu những biểu diễn sơ đồ khái quát
mà sau này sự hình thành khái niệm sẽ được tiến hành chủ yếu dựa trên đó.
Kiểu tư duy lôgic sẽ được hình thành và phát triển mạnh ở tuổi học sinh,
nhưng những yếu tố của nó đã có thể xuất hiện ngay ở tuổi mẫu giáo, đặc
biệt là ở tuổi mẫu giáo lớn.
Cả tư duy trực quan - hành động và tư duy trực quan - hình tượng
đều liên hệ mật thiết với ngôn ngữ. Vai trò của ngôn ngữ ở đây rất lớn, nó
24


giúp trẻ nhận ra bài toán cần phải giải quyết, giúp trẻ đặt kế hoạch để tìm
cách giải quyết và nghe những lời giải thích, hướng dẫn của người lớn...
Nhưng thực ra trong cả hai kiểu tư duy đó, hành động tư duy vẫn chủ yếu
là dựa trực tiếp vào hành động và biểu tượng, còn ngôn ngữ chỉ đóng vai
trò hỗ trợ mà thôi.
1.4.4. Ngôn ngữ
Trong quá trình tưởng tượng, ngôn ngữ có vai trò to lớn trong việc
hình thành và biểu đạt các hình ảnh mới. Ngôn ngữ làm cho tưởng tượng
trở thành một quá trình có ý thức, được điều khiển tính tích cực có kết quả
và chất lượng cao. Chính vì vậy khi nghiên cứu tưởng tượng của trẻ không
thể không sử dụng những kết quả đạt được về ngôn ngữ.
Một trong những thành tựu lớn lao nhất của giáo dục mầm non là

làm cho trẻ sử dụng được một cách thành thạo tiếng mẹ đẻ trong đời sống
hàng ngày. Tiếng mẹ đẻ là phương tiện quan trọng nhất để lĩnh hội nền văn
hóa dân tộc, để giao lưu với những người xung quanh, để tư duy, để tiếp
thu khoa học, để bồi bổ tâm hồn. Lứa tuổi mẫu giáo là thời kỳ bộc lộ tính
nhạy cảm cao nhất đối với các hiện tượng ngôn ngữ, điều đó khiến cho sự
phát triển ngôn ngữ của trẻ đạt tốc độ khá nhanh và đến cuối tuổi mẫu giáo
thì hầu hết trẻ em đều biết sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thục trong
sinh hoạt hoạt ngày.
1.4.4.1. Nắm vững ngữ âm khi sử dụng tiếng mẹ đẻ
Trẻ mẫu giáo lớn có khả năng nắm vững và lĩnh hội được hai hình
thức cơ bản của ngôn ngữ đó là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ bên trong. Việc
nắm ngôn ngữ trong thực hành và thông hiểu ngôn ngữ đã giúp cho đứa trẻ
có thể hiểu được nhiều điều người lớn nói.
Như vậy khả năng thông hiểu ngôn ngữ của trẻ đóng một tầm quan
trọng để hiểu ngôn ngữ của người khác mà cụ thể ở đây là ngôn ngữ thể
hiện giọng điệu của cô. Theo TLH “Một ngôn ngữ càng giàu hình tượng
25


×