Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Tìm hiểu những lỗi thường gặp trong các bài văn miêu tả của học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.13 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
---------------------------------------

HOÀNG THỊ NGA

TÌM HIỂU NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP
TRONG CÁC BÀI VĂN MIÊU TẢ
CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tiếng Việt

Người hướng dẫn khoa học
Th.S. PHAN THỊ THẠCH

HÀ NỘI - 2012


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của
rất nhiều người. Đó là các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học, các thầy cô
giáo trong hội đồng bảo vệ khóa luận, các thầy cô giáo trường Tiểu học thị
trấn Sóc Sơn. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới tất cả
các thầy cô giáo, đặc biệt tới cô giáo Phan Thị Thạch- người đã trực tiếp
hướng dẫn tôi thực hiện đề tài khóa luận “Tìm hiểu những lỗi thường gặp
trong các bài văn miêu tả của học sinh Tiểu học”.

Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2012
Sinh viên



Hoàng Thị Nga


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực.
Đề tài này chưa được công bố trong bất kì công trình khoa học nào
khác.

Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Hoàng Thị Nga


KÍ HIỆU VIẾT TẮT

ĐH

: Đại học

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh


HSTH : Học sinh Tiểu học
SGK

: Sách giáo khoa

SV

: Sinh viên

TH

: Tiểu học


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Giáo dục Tiểu học có vai trò quan trọng, giúp học sinh hình thành những
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con
người Việt Nam XHCN tương lai.
Đáp ứng yêu cầu đó, các môn học ở Tiểu học được xây dựng theo quan
điểm tích hợp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh và hình
thành cho học sinh các kĩ năng học tập. Cùng với các môn học khác, môn
tiếng Việt ở Tiểu học nhằm giúp học sinh có thể vận dụng thành thạo tiếng
Việt trong việc tạo lập và lĩnh hội văn bản; giúp các em hoàn thành tốt nhiệm
vụ của nhân vật giao tiếp trong vai người nói (người viết) hoặc người nghe
(người đọc).
Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong dạy học Tiếng Việt.

Dạy tập làm văn trong trường Tiểu học gắn liền với hoạt động tạo lập văn
bản. Để có được một bài văn mẫu mực, học sinh phải có khả năng phản ánh
nhận thức của bản thân về đối tượng (nội dung giao tiếp) trong văn bản; đồng
thời các em phải có vốn hiểu biết đầy đủ về các chuẩn mực ngôn ngữ (âm
thanh, chữ viết, từ, câu, văn bản) và phải có kĩ năng sử dụng linh hoạt, sáng
tạo các chuẩn mực đó nhằm diễn đạt trong sáng, mạch lạc nội dung giao tiếp
theo một mục đích giao tiếp nhất định. Ngoài những yêu cầu trên, để có một
bài văn hoàn chỉnh, sinh động và hấp dẫn, học sinh phải có năng lực cảm
nhận về vẻ đẹp của đối tượng. Và một yêu cầu không thể thiếu đối với
HSTH - người tạo lập văn bản, đó là phải có đời sống tình cảm trong sáng,

1


lành mạnh, biết trân trọng cái đẹp, cái tốt; biết căm ghét, phê phán những thói
xấu, cái ác trong cuộc sống….
Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi cho nên năng lực tư duy, năng lực cảm thụ,
vốn ngôn ngữ của HSTH có thể còn hạn chế. Vì vậy, khi tạo lập bài văn các
em không tránh khỏi hiện tượng mắc lỗi. Tìm hiểu lỗi thường gặp của học
sinh Tiểu học trong các văn bản mà các em đã tạo ra, xác định những nguyên
nhân mắc lỗi nhằm nâng cao năng lực giao tiếp, năng lực tư duy và năng lực
cảm thụ cho các em, đó là lí do thôi thúc tôi lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu
những lỗi thường gặp trong các bài văn miêu tả của học sinh Tiểu học”
2. Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu những lỗi sai trong hoạt động sử dụng ngôn ngữ vào
giao tiếp dần dần thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Có thể kể
ra đây một số tác giả và những công trình của họ:
- Bùi Minh Toán- Lê A- Đỗ Việt Hùng, Tiếng việt thực hành, Nxb
Giáo dục, năm 1997.
- Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp, Tiếng việt thực

hành, Nxb Giáo dục, năm 1997.
- Cao Xuân Hạo (chủ biên), Lý Tùng Hiếu, Nguyễn Kiên Trường, Võ
Xuân Trang, Trần Thị Tuyết Mai, Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục, Nxb…
- Lê Phương Nga, Dạy học ngữ pháp ở Tiểu học, Nxb Giáo dục, năm
1998.
- Phan Ngọc, Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả, Nxb….
Trong các giáo trình “Tiếng việt thực hành”, các tác giả đã dành một
phần nhỏ đề cập đến các lỗi về chữ viết, dùng từ, đặt câu và lỗi tổ chức đoạn
văn nhằm giúp SV của các trường ĐH khắc phục những lỗi thường mắc để có
thể nói đúng, viết đúng bằng Tiếng việt. Trong các công trình này, hiện tượng

2


mắc lỗi ở các bài văn của HSTH không thuộc đối tượng nghiên cứu của các
nhà khoa học.
Ở cuốn sách “Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục”, Cao Xuân Hạo và
các tác giả đã trình bày rất cụ thể các lỗi về câu và cách khắc phục những lỗi
đó. Tuy nhiên ở trong các công trình này, các nhà khoa học mới chỉ đề cập
đến những lỗi ngữ pháp thường gặp trên các phương tiện truyền thông của
thành phố Hồ Chí Minh.
Trong công trình nghiên cứu có tiêu đề “Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt
và chữa lỗi chính tả”, Phan Ngọc đã đưa ra một số mẹo chữa lỗi chính tả ở
những chữ có phụ âm đầu dễ gây lẫn trong HS. Tác giả đã tập trung đưa ra
một số mẹo giúp người viết khắc phục sự nhầm lẫn khi viết các chữ trong 6
cặp phụ âm sau: l/ n, ch/ tr, s/ x, gi/ d, r/ gi/ d, v/ r.
Ngoài ra, trong công trình đã nêu tên ở trên, Phan Ngọc có đề cập đến
hiện tượng viết sai một số phụ âm cuối, nguyên nhân và cách sửa chữa. Những
mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả trong viết từ Hán Việt mà Phan
Ngọc đã trình bày trong công trình khoa học này rất thiết thực. Tuy vậy những

loại lỗi mà Phan Ngọc trình bày trong công trình nghiên cứu của mình chưa hoàn
toàn phản ánh hết những sai phạm trong viết văn của HS lớp 4, 5.
Từ góc nhìn của một nhà khoa học Sư phạm, trong giáo trình “Dạy học
ngữ pháp ở Tiểu học”, Lê Phương Nga đã dành một phần trình bày khá chi
tiết về những lỗi câu của HSTH. Nhưng do mục đích của giáo trình là viết về
nội dung dạy học ngữ pháp cho nên tác giả không đặt lỗi câu trong hệ thống
các loại lỗi mà HS thường mắc khi làm văn.
Gần đây, một số SV khoa Giáo dục Tiểu học trong khóa luận tốt nghiệp
của mình cũng đã quan tâm đến đến một số lỗi của HS trong bài văn ở Tiểu
học. Các SV đó là:
- Nguyễn Thị Thư (2007), Chữa lỗi dùng từ, đặt câu cho HSTH lớp
4, 5 qua các bài tập làm văn.

3


- Nguyễn Thị Bích (2009), Các lỗi trong bài văn miêu tả của học sinh
lớp 4, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Trong khóa luận của mình , tác giả Nguyễn Thị Thư mới chỉ đề cập đến
hai loại lỗi về dùng từ và đặt câu của HS lớp 4, 5 ở tiểu học.
Tác giả Vũ Thị Bích (2009) tuy đã trình bày trong khóa luận các loại
lỗi cơ bản như: lỗi ngữ pháp, lỗi dùng từ, lỗi chính tả và lỗi bố cục bài văn.
Tuy vậy, việc sử dụng một số thuật ngữ trong khóa luận, việc trình bày các
loại lỗi và việc khai thác các nội dung trong khóa luận của tác giả chưa đảm
bảo triệt để tính chuẩn mực. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị khoa
học và độ tin cậy của khóa luận.
Điểm lại tình hình nghiên cứu về các lỗi trong hoạt động giao tiếp nói
chung, trong các bài văn của HSTH nói riêng, có thể thấy nghiên cứu về vấn đề
này không còn hoàn toàn mới mẻ vì đã có rất nhiều người tìm hiểu và có sản
phẩm khoa học cụ thể. Mặc dù vậy, từ những công trình nghiên cứu và sản

phẩm về các lỗi sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp, chúng tôi cho
rằng: ở đó còn có những khoảng trống để chúng ta tiếp tục khám phá, tìm hiểu.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các lỗi trong bài văn miêu tả của học sinh Tiểu học.
4. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm trang bị để bản thân có những
hiểu biết đầy đủ về các chuẩn mực ngôn ngữ trong hệ thống Tiếng Việt, nắm
vững những quy tắc sử dụng để tạo lập các văn bản, trong đó có văn bản miêu
tả. Trên cơ sở đó, chúng tôi tìm ra những cách phát hiện lỗi thường gặp trong
viết văn miêu tả của HS lớp 4, 5; xác định nguyên nhân mắc lỗi và hướng dẫn
các em có cách sửa lỗi thiết thực.

4


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Tổng hợp những vấn đề lí luận về hệ thống chuẩn mực ngôn ngữ,
đồng thời tổng hợp kết quả nghiên cứu về các loại lỗi thường gặp trong giao
tiếp hoặc trong bài văn của HSTH.
5.2 Thống kê, khảo sát các loại lỗi thường gặp trong các bài văn miêu
tả của HSTH.
5.3 Sử dụng các phương pháp nghiên cứu để phân tích các nguyên
nhân mắc lỗi của HS; kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
đề xuất cách thức giúp HS khắc phục từng loại lỗi.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Bám sát đối tượng nghiên cứu, thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu để
đạt được những mục đích đã xác định trong khóa luận.
6.2 Giới hạn phạm vi thống kê, khảo sát
Trong khuôn khổ phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, tập trung thống kê

các lỗi trong 190 bài văn miêu tả của học sinh khối lớp 4. lớp 5 trường Tiểu
học thị trấn Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội).
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp này được chúng tôi vận dụng để tổng hợp những vấn đề
lí luận về các đơn vị ngôn ngữ chuẩn mực trong hệ thống Tiếng Việt
- Chúng tôi còn vận dụng phương pháp này để rút ra những nhận xét,
kết luận từ kết quả nghiên cứu về các loại lỗi trong bài văn miêu tả của HS
lớp 4, 5.
7.2 Phương pháp thống kê, phân loại
Đây là phương pháp được tác giả khóa luận sử dụng để thống kê, phân
loại các loại lỗi trong các bài văn thuộc đối tượng khảo sát.

5


7.3 Phương pháp phân tích
Phương pháp này được chúng tôi vận dụng khi chỉ ra những nguyên
nhân mắc lỗi trong các trường hợp sử dụng tiêu biểu.
7.4 Phương pháp miêu tả
Đây là phương pháp được chúng tôi sử dụng khi tái hiện lại ngữ cảnh
mà ở đó HS đã mắc lỗi.

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
1.1. Cơ sở ngôn ngữ học

Muốn phát hiện các lỗi trong bài văn miêu tả của HS lớp 4, 5 chúng ta
cần phải dựa vào các chuẩn mực ngôn ngữ trong hệ thống và việc chuẩn hóa
ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp của người Việt.
1.1.1 Chuẩn mực ngôn ngữ (gọi tắt là chuẩn)
Trong “ Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”, khái niệm chuẩn
của ngôn ngữ được giải thích là:
“Toàn bộ các phương tiện, các quy tắc thống nhất và ổn định về cách
sử dụng ngôn ngữ, được quy định và phát triển trong xã hội và được thể hiện
trong lời nói cá nhân” (Sđd, tr.53).
Như vậy, cơ sở đánh giá một phương tiện ngôn ngữ, một quy tắc ngôn
ngữ đạt chuẩn là nó phải được đại đa số các thành viên trong cộng đồng ngôn
ngữ chấp nhận là đúng; nó phải được mọi người tin tưởng sử dụng, bởi vì nó
đã được thử thách trong đời sống của cộng đồng ở nhiều thế hệ. Những chuẩn
mực ngôn ngữ khi được cá nhân dùng đúng lúc sẽ góp phần diễn đạt trong
sáng, mạch lạc một nội dung giao tiếp.
Những hiểu biết về chuẩn ngôn ngữ là căn cứ cơ bản để ta có thể phân
biệt trường hợp dùng đúng với trường hợp dùng sai chuẩn mực. Tất cả những
trường hợp sử dụng ngôn ngữ của cá nhân có sự xa lạ với mọi người trong
cộng đồng, sự hiện diện của nó khiến cho lời nói trở thành tối nghĩa, lủng
củng, đều bị coi là mắc lỗi.
1.1.2 Chính âm
Theo các tác giả “Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học”, chính âm là:
“cách phát âm phù hợp với chuẩn phát âm đã được thừa nhận trong một ngôn
ngữ, trong hệ thống các chuẩn mực phát âm của ngôn ngữ đó. ( Tr. 47)

7


Chính âm trước hết thể hiện ở cách phát âm các âm tiết, các đơn vị phát
âm tự nhiên nhỏ nhất trong lời nói. Nó được tạo thành nhờ sự kết hợp các âm

và thanh điệu. Ở dạng thức cấu tạo đầy đủ, mỗi âm tiết gồm phụ âm đầu, vần
và thanh điệu, bộ phận vần lại được tao thành bởi âm đầu, âm chính và âm
cuối vần. Ở dạng thức rút gọn nhất, mỗi âm tiết được cấu tạo bởi một nguyên
âm và một thanh điệu.
Việc phát âm âm tiết chỉ đạt chuẩn mực khi cá nhân tuân thủ đúng cách
phát âm mà cộng đồng người Việt đã quy định và thừa nhận là đúng.
Phát âm chuẩn mực giúp cho người nói nói đúng, từ đó tiến tới nói hay.
Việc này còn là một căn cứ đảm bảo cho việc viết đúng.
1.1.3 Chính tả
1.1.3.1 Khái niệm
Tác giả Phan Thiều trong cuốn Rèn luyện ngôn ngữ (1998) đã đưa ra
định nghĩa về chính tả một cách ngắn gọn, đầy đủ: “Chính tả là những quy
định mang tính xã hội cao, được mọi người trong cộng đồng chấp nhận, mọi
người đều tuân thủ”.
1.1.3.2 Những yêu cầu thực hiện để đạt chuẩn chính tả
Lê Văn Lý trong “Tham luận về cải tiến và chuẩn hóa chính tả ngôn ngữ” (Tr.90) đã viết: “Nói đến chính tả, tức là nói đến vấn đề viết đúng.
Nhưng đúng với cái gì? Chính tả ở đây phải hiểu là: viết đúng với truyền
thống của chữ quốc ngữ đã được sử dụng cho đến ngày nay”.
Ý kiến trên của Lê Văn Lý giúp chúng ta hiểu rằng; thước đo của chuẩn
trong viết chữ quốc ngữ chính là: các quy tắc viết chữ nói chung, cách viết
hoa, cách viết các dấu câu… mà người Việt đã thừa nhận là đúng trong nhiều
thế kỉ qua.
Dựa vào các quy tắc chính tả, chúng ta có thể xác định những hiện
tượng mắc lỗi trong viết chữ của người sử dụng.

8


1.1.4 Từ
1.1.4.1 Khái niệm

Đây là một khái niệm được các nhà khoa học định nghĩa theo nhiều
cách khác nhau. Có thể chọn ra đây một số cách định nghĩa tiêu biểu:
- Trong cuốn giáo trình “Từ vựng học Tiếng Việt hiện đại”, Nxb Giáo
dục, 1968, Nguyễn Văn Tu cho rằng:
“Từ là đơn vị cơ bản chủ yếu có khả năng vận dụng độc lập mang
nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp. Chúng ta gọi từ là các đơn vị trung tâm, vì từ
có đầy đủ tiêu chuẩn của đơn vị ngôn ngữ cơ bản và là đơn vị quan trọng
nhất”.
- Đỗ Hữu Châu, 1986, khi xem xét “ Các bình diện của từ và từ Tiếng
Việt”, lại đưa ra cách hiểu về từ như sau:
“Từ của Tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định bất biến, có ý
nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức ( hoặc kiểu cấu tạo) nhất định,
tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và
nhỏ nhất để cấu tạo câu”. (Tr.139)
1.1.4.2 Đặc điểm của từ
Từ những định nghĩa trên, có thể rút ra những đặc điểm cơ bản sau đây
của từ:
a. Từ là đơn vị được cấu tạo bởi hai mặt: hình thức và ý nghĩa.
Hình thức biểu đạt của từ có thể là ngữ âm, cũng có thể là chữ viết.
Ý nghĩa của từ Tiếng Việt là một hợp thể các thành phần nghĩa có thể
phân lập thành: nghĩa ngôn ngữ và nghĩa lời nói.
Nghĩa ngôn ngữ của từ là phần nghĩa do xã hội quy ước mà thành. Nó
bao gồm ý nghĩa từ vựng( nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái) và
ý nghĩa ngữ pháp. Trong hệ thống từ vựng, các thực từ có cả hai thành phần ý
nghĩa ngôn ngữ, còn các hư từ chỉ có ý nghĩa ngữ pháp.

9


Nghĩa lời nói là phần ý nghĩa được cá nhân sáng tạo trong một hoàn

cảnh giao tiếp cụ thể. Loại ý nghĩa này có tính lâm thời, không ổn định và in
đậm dấu ấn cá nhân người sử dụng.
b. Trong hệ thống từ vựng, từ là đơn vị có tính: sẵn có, cố định, bất
biến.
Những tính chất trên của từ là căn cứ để ta phân biệt những từ trong hệ
thống, với những trường hợp dùng từ sáng tạo của cá nhân trong giao tiếp và
với trường hợp mắc lỗi dùng từ trong sử dụng.
c. Từ là đơn vị thực tại, hiển nhiên của một ngôn ngữ, nó là đơn vị lớn
nhất của hệ thống ngôn ngữ, nhưng lại là đơn vị nhỏ nhất để cấu tạo câu.
1.1.4.3 Những yêu cầu của việc sử dụng từ trong hoạt động giao tiếp
a. Dùng từ phải đúng với hình thức biểu đạt của nó
Mỗi từ trong Tiếng Việt có một hình thức biểu đạt phù hợp với ý nghĩa
và nội dung được biểu đạt trong đó. Trong giao tiếp việc sử dụng từ đúng với
hình thức biểu đạt của nó sẽ đảm bảo yêu cầu diễn đạt trong sáng, chính xác
nội dung cần giao tiếp. Ngược lại nếu người nói, người viết vi phạm yêu cầu
trên sẽ làm cho nội dung thông báo hoặc bị sai lệch hoặc trở thành tối nghĩa,
vô nghĩa.
VD1:
A- Con ra đại lí mua cho mẹ chai mali về đây!
Ở ví dụ trên do sử dụng từ mali không đúng với hình thức biểu đạt vốn
có của nó (magie, người viết) đã làm cho việc diễn đạt nội dung của câu văn
thiếu chính xác.
b. Dùng từ phải đúng nghĩa
Trong hoạt động giao tiếp, từ là loại đơn vị cơ bản- dùng để tạo câu. Vì
vậy, việc dùng từ phải đúng nghĩa để đảm bảo tính chính xác cho nội dung
cần biểu đạt. Để thực hiện yêu cầu này người sử dụng phải có vốn hiểu biết về

10



các thành phần nghĩa của từ như: nghĩa ngôn ngữ (nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ
pháp) và nghĩa lời nói.
Trước hết, việc sử dụng thực từ vào giao tiếp phải đúng với ý nghĩa từ
vựng (nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái). Có thể thấy rõ tác
hại không nhỏ của việc sử dụng sai nghĩa từ vựng của từ trong giao tiếp ở ví
dụ sau:
VD2:
B- Là con gái, con nên ăn nói cho nhỏ mọn.
Ở phát ngôn trên, người mẹ định dặn con ăn nói nhỏ nhẹ, nhưng vì
dùng từ không đúng với ý nghĩa cần biểu đạt nên nội dung thông báo của câu
bị lệch lạc.
Mỗi một từ mang trong mình một ý nghĩa ngữ pháp nhất định. Nhờ đó
từ có khả năng kết hợp với các từ khác theo nghĩa mối quan hệ ngữ pháp để
tạo ra cụm từ đẳng lập, cụm từ chính- phụ, cụm chủ- vị. Vì thế, khi dùng từ,
chúng ta cần phải chú ý dùng đúng ý nghĩa ngữ pháp của nó để thiết lập chính
xác các quan hệ ngữ pháp, đảm bảo cho việc diễn đạt trong sáng, mạch lạc nội
dung ngữ nghĩa của câu trong hoạt động giao tiếp.
c. Dùng từ phải đúng với ngữ cảnh
Đây là yêu cầu cá nhân khi sử dụng từ trong giao tiếp phải chú ý đến
hoàn cảnh giao tiếp gắn với mục đích giao tiếp cụ thể.
d. Dùng từ phải đúng với phong cách chức năng ngôn ngữ
Phong cách chức năng ngôn ngữ được hiểu là các kiểu diễn đạt được
hình thành trong một phạm vi giao tiếp của đời sống xã hội nhằm thực hiện
chức năng của ngôn ngữ trong phạm vi giao tiếp đó.
Dùng từ đúng phong cách chức năng ngôn ngữ là một trong những yêu
cầu bắt buộc đối với người sử dụng. Điều đó được sử thể hiện ở chỗ: trong
hoạt động giao tiếp, người nói (người viết) phải lựa chọn, sử dụng từ chính
xác để tạo ra những kiểu diễn đạt phù hợp với từng phạm vi giao tiếp.

11



Chẳng hạn, trong VB hành chính, cá nhân bắt buộc phải dùng các từ
hành chính mang tính khuôn mẫu, tính minh bạch và tính hiệu lực cao. Trong
các VB văn chương, người viết phải sử dụng các từ có tính tạo hình- biểu
cảm, tính hàm súc và tính cá thể hóa…
Yêu cầu sử dụng từ đúng với phong cách chức năng ngôn ngữ còn đòi
hỏi người sử dụng biết dùng các phương tiện biểu đạt cho thích hợp với từng
dạng thức của ngôn ngữ trong giao tiếp (dạng nói, dạng viết). Chẳng hạn, khi
nói cá nhân có thể sử dụng các từ khẩu ngữ- những từ có tính cụ thể, tự nhiên,
thông tục; khi viết thì cần sử dụng các từ có tính gọt giũa, cô đọng, hàm súc.
1.1.5 Câu
1.1.5.1 Khái niệm
Đây là một khái niệm được các nhà khoa học định nghĩa theo nhiều
cách khác nhau. Trong khóa luận chúng tôi chọn định nghĩa sau của Diệp
Quang Ban: “Câu là đơn vị nghiên cứu của ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp
( bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương
đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói giúp hình thành và biểu
hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ
nhất của ngôn ngữ”. (Ngữ pháp Tiếng Việt, tập 2)
1.1.5.2 Đặc trưng của câu
Từ định nghĩa trên, ta thấy câu có 3 đặc trưng sau:
a. Về hình thức tạo: câu có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài)
tự lập và ngữ điệu kết thúc.
b. Về nội dung: câu diễn đạt nội dung thông báo, nội dung biểu cảm.
c. Về mặt chức năng: câu là đơn vị thông báo nhỏ nhất của ngôn ngữ.
1.1.5.3 Vấn đề phân loại câu
a. Câu phân loại theo đặc điểm cấu tạo ngữ pháp
a.1 Câu đơn
Câu đơn chuẩn mực là những câu đơn được cấu tạo bởi 2 thành phần

chính C- V. Hai thành phần đó tạo nên một nòng cốt C-V duy nhất trong câu.

12


Ngoài câu đơn chuẩn mực, các nhà ngữ pháp còn giới thiệu các biến
thể ngữ pháp của câu đơn như: câu đơn mở rộng, câu đơn rút gọn và câu đơn
đặc biệt. Các biến thể ngữ pháp đó được xác định là những câu đúng, bởi
chúng diễn đạt trọn vẹn, trong sáng, mạch lạc một nội dung thông báo hoặc
một nội dung biểu cảm trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
Những hiểu biết về các kiểu câu đơn được phân chia theo cấu tạo ngữ
pháp là căn cứ để chúng ta phát hiện các trường hợp mắc lỗi câu do sử dụng
kết cấu cú pháp không hoàn chỉnh.
VD3:
Qua tắt đèn đã cho chúng ta thấy cuộc sống cực khổ của người nông
dân Việt Nam trước cách mạng.
Câu ở VD trên là một câu sai do thiếu chủ ngữ (tức là thiếu đi đối tượng
thông báo). Chính cái kết cấu ngữ pháp câu không hoàn chỉnh đã làm cho nó
không thể đảm nhiệm được chức năng thông báo một nội dung giao tiếp.
a2. Câu ghép
Câu ghép là kiểu câu được cấu tạo từ hai kết cấu C- V nòng cốt trở lên,
mỗi kết câu C- V làm thành một vế, các vế được ghép với nhau theo quan hệ
đẳng lập hoặc chính phụ.
Các nhà ngữ pháp tiếng Việt đã phân chia câu ghép được chia thành:
câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ.
Câu ghép đẳng lập là câu ghép có từ hai vế trở lên, trong đó các vế có
quan hệ ngang bằng nhau, không phụ thuộc vào nhau.
Câu ghép chính phụ là câu ghép gồm hai nòng cốt đơn ghép lại, mỗi
nòng cốt đơn là một vế của câu ghép. Trong câu ghép chính phụ bao giờ cũng
có một vế phụ, một vế chính.

Tùy vào từng hoàn cảnh giao tiếp cho phép câu ghép cũng có thể có
những biến thể cú pháp như rút gọn một thành phần câu. Đối với câu ghép

13


chính phụ có thể còn là biến thể đảo vế chính lên trước vế phụ, tỉnh lược quan
hệ từ trước vế chính của câu…
Những hiểu biết cơ bản về các kiểu câu ghép chuẩn mực và những biến
thể ngữ pháp của nó cũng là những căn cứ để chúng ta phát hiện những lỗi
câu về mặt cấu tạo.
b. Câu được phân loại theo mục đích nói
Các nhà ngữ pháp học phân chia câu theo mục đích nói thành 4 kiểu câu:
- Câu trần thuật (câu kể, câu trình bày).
- Câu hỏi (câu nghi vấn).
- Câu cảm thán (câu cảm).
- Câu cầu khiến (câu khiến).
Diệp Quang Ban (2000) cho rằng có thể dựa vào 2 tiêu chuẩn mục đích
sử dụng và hình thức cấu tạo để phân biệt các kiểu câu đích thực với các kiểu
câu không đích thực.
Theo tác giả, câu đích thực là những câu có hình thức cấu tạo của một
kiểu câu phân loại theo một mục đích nói nào đó và được phù hợp với mục
đích vốn có của nó.
Câu không đích thực là trường hợp câu có hình thức của kiểu câu này
nhưng lại được dùng với mục đích nói khác với mục đích vốn có của nó. Hai
tiêu chuẩn mà Diệp Quang Ban đưa ra để xem xét các câu theo mục đích nói
cũng là những cơ sở lí luận đáng quý để chúng ta phân biệt được câu đúng với
câu sai trong các bài làm văn của HSTH.
1.1.6 Đoạn văn
1.1.6.1 Khái niệm

“Đoạn văn là một bộ phận của văn bản, bao gồm một số câu liên kết
với nhau, được xây dưng theo một cấu trúc nhất định, thực hiện một cách

14


tương đối trọn vẹn một tiểu chủ đề của văn bản và được tách ra bằng dấu
hiệu hình thức: Bắt đầu bằng chữ cái viết hoa và thụt đầu dòng, kết thúc bằng
chỗ chấm xuống dòng”. (Bùi Minh Toán- Ngữ pháp văn bản Tiếng Việt,
ĐHSP Hà Nội 2, 1992)
1.1.6.2 Đặc điểm của đoạn văn
a. Về nội dung
Đoạn văn thường phản ánh một chủ đề bộ phận của văn bản.
b. Về hình thức
Đoạn văn thường được cấu tạo từ một đến nhiều câu văn. Các câu phải
gắn kết với nhau theo liên kết hình thức hoặc liên kết chủ đề.
Đoạn văn được định vị trong một khổ viết nằm giữa hai dấu chấm
xuống dòng.
1.1.6.3 Chức năng của đoạn văn
Trong văn bản, đại đa số đoạn văn có chức năng thông báo một khía
cạnh của chủ đề. Bên cạnh đó cũng có những đoạn văn chỉ giữ chức năng liên
kết các đoạn trong mỗi bài.
1.1.7 Văn bản
1.1.7.1 Khái niệm
“ Văn bản là một đơn vị ở trên bậc câu bao gồm nhiều câu mà giới hạn
thấp nhất cuả nó là hai câu ( trường hợp văn bản chỉ có một câu là trường
hợp đặc biệt), các câu này liên kết với nhau thành một chỉnh thể có tính hoàn
chỉnh về nội dung và kết cấu, đồng thời được bày trí bằng những phương tiện
hình thức nhất định”. (Bùi Minh Toán, Phan Thị Thạch- giáo trình Làm văn,
ĐHSP Hà Nội 2)

1.1.7.2 Những đặc trưng của văn bản
a. Về mặt kết cấu
Mỗi loại văn bản có một kiểu kết cấu nhất định, nghĩa là có một khuôn
hình nhất định.

15


Những bài làm văn của HSTH thường có kết cấu 3 phần: mở bài, thân
bài và kết bài. Từng phần của bài văn lại có kiểu kết cấu riêng cho phù hợp
với chức năng của nó trong văn bản.
b. Về mặt nội dung:
Mỗi văn bản thường thể hiện một chủ đề. Tùy thuộc vào mục đích và
hoàn cảnh cho phép, chủ đề văn bản được khai triển ở mức độ nông, sâu, đơn
giản hoặc phức tạp.
c. Về mặt chức năng
Diệp Quang Ban (2000) cho rằng văn bản có đích hay chủ định của
người tạo ra văn bản để thực hiện một hành động nào đó nhằm tác động đến
người nghe, người đọc. Như vậy, chức năng của văn bản gắn trực tiếp với
chức năng giao tiếp- một chức năng cơ bản của ngôn ngữ ở trong đó.
d. Mạch lạc và liên kết
Trong văn bản, mạch lạc đóng một vai trò rất quan trọng. Nó đảm bảo
tính thống nhất của đề tài, chủ đề trong văn bản. Nó giúp chúng ta nhận ra
được rằng các câu trong văn bản có “mắc vào nhau” làm thành mạch văn trôi
chảy, gẫy gọn.
Để các câu, các đoạn trong văn bản gắn kết với nhau, người tạo lập văn
bản cần biết sử dụng các phép liên kết liên kết nội dung (liên kết chủ đề) và
liên kết hình thức (phép nối, phép lặp, phép thế, phép liên tưởng).
e. Số lượng yếu tố tạo thành văn bản
Thông thường văn bản thể hiện bằng sự nối tiếp tuyến tính của nhiều

câu. Đây chính là cơ sở hiện thực cho mạch lạc và liên kết câu trong văn bản.
f. Tính trọn vẹn, tương đối của văn bản
Người ta có thể xác định đặc trưng này của văn bản nhờ yếu tố định
biên ở đầu vào (yếu tố mở đầu) và đầu ra (yếu tố kết thúc) của văn bản.

16


Đối tượng này đảm bảo cho văn bản có tính hoàn chỉnh cả về nội dung
lẫn hình thức.
Những cơ sở lí luận về đoạn văn của văn bản là căn cứ để chúng ta có thể
phát hiện những lỗi về tổ chức đoạn văn, bài văn miêu tả của học sinh lớp 4,5.
1.2 Cơ sở tâm lí học
Học sinh Tiểu học có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Với học sinh lớp 1, lần
đầu tiên đến trường phổ thông, các em có nhiều bỡ ngỡ khi phải chuyển đổi từ
hoạt động vui chơi là chính sang môi trường học tập nề nếp. Tâm lí đó dần
được xóa bỏ ở các lớp 2, 3, 4, 5. Nhận xét về đặc điểm tâm lí của HSTH,
N. X. Leytex đã viết: “Tuổi Tiểu học là thời kì của sự nhập tâm và tích lũy tri
thức, thời kì mà sự lĩnh hội chiếm ưu thế. Chức năng trên được thực hiện
thắng lợi nhờ các đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi này- sự tuân thủ tuyệt đối
vào những người có uy tín với các em (đặc biệt là thầy, cô giáo), sự mẫn cảm,
sự lưu tâm, đặc biệt là thái độ vui chơi và ngây thơ đối với các đối tượng mà
các em được tiếp xúc” (Bùi Văn Huệ, Tâm lí Tiểu học, Nxb Giáo dục,
tr. 102)
Cùng với sự phát triển của tư duy, đời sống tình cảm của HSTH cũng
dần dần phong phú hơn. Chúng ta có thể tìm hiểu đặc điểm tâm lí lứa tuổi của
HSTH thông qua năng lực tư duy và đời sống tình cảm của các em.
HSTH giai đoạn lớp 4, 5 khi quan sát đã biết tìm các dấu hiệu đặc trưng
cho sự vật, biết phân biệt các sắc thái của chi tiết để đi đến so sánh, tổng hợp,
có khả năng tri giác sự vật như một chỉnh thể, có mụch đích và phương hướng

rõ ràng. Khi khái quát hóa, học sinh bắt đầu biết dựa vào các dấu hiệu bản
chất, bên trong, những dấu hiệu chung để tìm ra khái niệm, quy luật. Các em
có thể nhìn một sự vật diễn biến theo nhiều hình thức, một hiện tượng có
nhiều nguyên nhân. Đặc biệt học sinh có khả năng lập luận cho phán đoán của
mình.

17


Tình cảm, cảm xúc rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người.
Với HSTH tình cảm, cảm xúc có mối quan hệ mật thiết với quả trình tư duy
của các em. Nhờ có tư duy phát triển, HSTH dần nâng cao hiểu biết của mình
về các sự vật, hiện trong thực tế khách quan, nhờ vậy tình cảm yêu, ghét của
các em không hoàn toàn có tính ngẫu nhiên. Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi,
HSTH thích khám phá những sự vật, hiện tượng cụ thể, sinh động. Các em rất
ngạc nhiên xúc động khi được thầy cô hoặc bạn bè chỉ dẫn để tìm ra những
đặc điểm mới của đối tượng. Các em yêu thích cái đẹp, cái ngộ nghĩnh. Chính
tình cảm, cảm xúc có tác động không nhỏ vào việc giúp HS liên tưởng, tưởng
tượng sáng tạo để có được những hình ảnh đẹp, những câu văn hay.
Tóm lại, trong quá trình dạy học, đặc biệt là trong dạy học tập làm văn,
chính tả người GV cần căn cứ vào một số đặc điểm tâm lí nêu trên để có
phương pháp giảng dạy phù hợp giúp học sinh không mắc lỗi và viết được
những áng văn mẫu mực.
1.3 Tiểu kết
Như vậy, ở chương 1, khi xác định cơ sở lí luận cho đề tài khóa luận,
chúng tôi đã lựa chọn một số lí thuyết thuộc các chuyên nghành của ngôn ngữ
học và tâm lí học. Những lí luận có tính chất liên ngành trên là cơ sở tin cậy
để chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của mình.

18



CHƯƠNG 2
MIÊU TẢ KẾT QUẢ THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI LỖI TRONG
CÁC BÀI VĂN MIÊU TẢ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
2.1 Xác định tiêu chí khảo sát, thống kê các lỗi trong những bài văn miêu
tả của HSTH
Dựa vào khái niệm về chuẩn mực ngôn ngữ ở các phương diện: viết
chữ (chính tả), dùng từ, dùng câu, tổ chức đoạn văn hoặc văn bản, chúng tôi
đã tiến hành khảo sát 190 bài văn miêu tả của HS lớp 4, 5 của trường Tiểu
học thị trấn Sóc Sơn, Hà Nội. Căn cứ vào các chuẩn mực và vào thực tế viết
văn miêu tả của HS lớp 4, 5 ở một trường Tiểu học, chúng tôi phân loại các
lỗi đã thống kê được thành 4 loại như sau:
- Lỗi về chữ viết (Lỗi chính tả)
- Lỗi dùng từ ngữ
- Lỗi câu
- Lỗi về tổ chức văn bản, đoạn văn bản.
2.2 Miêu tả kết quả thống kê, phân loại lỗi trong các bài văn miêu tả của
HS lớp 4, 5 ở Tiểu học
2.2.1 Lỗi chính tả
Khảo sát 190 bài văn miêu tả của HS thuộc lớp 4 và lớp 5, ở một ngôi
trường bản thân về thực tập Sư phạm, chúng tôi thu thập được 732 lỗi chính
tả. Những lỗi đó được phân chia thành hai loại chính là: viết sai phụ âm đầu
và viết sai một trong những thành tố ngữ âm thuộc bộ phận vần của âm tiết.
2.2.1.1 Lỗi viết sai phụ âm đầu
Số trường hợp viết sai phụ âm đầu chiếm tỉ lệ 224/ 732  30,6. Loại lỗi
này thường tập trung vào các phụ âm đầu như: l/ n, l/ nh, s/ x, x/ ch, g/ ng, r/
d/ gi, ch/ tr, nh/ d, d/ đ… Tỉ lệ vi phạm lỗi khi viết các âm tiết có phụ âm đầu
nêu trên trong HS không đồng đều.


19


a. Viết sai cặp phụ âm / l/, /n /
- Trường hợp viết chữ l thành “n”, hoặc “nh” chiếm tỉ lệ 59/ 224
 25,89%.

VD1: Con chó xù nhà em có bộ nông màu vàng.
- Trong khi ấy, số trường hợp viết /n/ thành “l” chiếm tỉ lệ 42/
224  18,75%
VD2: Hương núa nếp chín tỏa khắp cánh đồng.
b. Viết sai cặp phụ âm /s/, /

/

- Trường hợp viết chữ s thành x chiếm tỉ lệ 14/ 224  6,25%.
VD3: Bố em làm nghề xửa xe máy.
- Trong khi đó, trường hợp viết chữ x thành s chiếm tỉ lệ 39/ 224 
17,41%.
VD4: Bé Hà nhà em trông rất sinh sắn.
c. Viết sai các phụ âm /

/, /ŋ /

- Trường hợp viết lẫn lộn chữ g và chữ gh chiếm tỉ lệ 8/ 224  3,57%
VD5: Nhà bác Hùng ở gần gha Nam Định.
- Trong khi đó, trường hợp viết chữ g, gh thành ng chiếm tỉ lệ 2/224 
0,89%.
VD6: Trong lớp 4 dãy bàn ngế được kê rất ngay ngắn.
- Trường hợp viết chữ ng thành chữ ngh, g chiếm tỉ lệ 12/224  5,35%

VD7: Bố em làm trong nghành giáo dục.
- Trường hợp viết chữ ngh thành chữ ng, gh chiếm tỉ lệ 7/224  3,13%
VD8: Bà nội em là người hay lo ngĩ.
d. Viết sai cặp phụ âm /z/, /

/

- Trường hợp viết chữ d thành chữ r chiếm tỉ lệ 10/ 224  4,45%
VD9: Làn ra của cô Linh rất hồng hào.

20


- Trong khi ấy, số trường hợp viết chữ r thành chữ d hoặc gi chiếm tỉ lệ
8/ 224  3,57%.
VD10: Đến mùa xuân cây bàng gia rất nhiều lộc xanh.
- Trường hợp viết chữ d thành chữ gi chiếm tỉ lệ 7/224  3,13%.
VD11: Nhà bà ngoại em có 4 gì, nhưng em quý nhất gì Hoa.
e. Viết sai cặp phụ âm /c/, /

/

- Trường hợp viết chữ ch thành chữ tr chiếm tỉ lệ 3/224  1,33%
VD12: Ông em rất thích xem hát trèo.
- Trong khi ấy, số trường hợp viết chữ tr thành chữ ch chiếm tỉ lệ 6/224
 2,67%.

VD13: Hai cây chúc bố trồng giờ đã cao gần bằng em.
f. Viết sai cặp phụ âm /z/, / /
- Trường hợp viết chữ nh thành chữ d chiếm tỉ lệ 3/224  1.33%

VD14: Dù đã được ở quê với ông bà suốt một tháng hè dưng em vẫn
muốn ở mãi.
Ngoài ra, các em còn mắc các lỗi về viết hoa, loại lỗi này chiếm tỉ lệ
5/ 224  2,28%.
VD15: Cô mai trông rất cao.
VD16: Bé hà trông rất đáng yêu.

21


×