Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Xây dựng hệ thốngbài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ đề vật chất và năng lượng môn khoa học 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
===== *** =====

ĐẶNG THỊ ANH ĐIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC
NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG MÔN
KHOA HỌC 4

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: PPDH Tự nhiên và Xã hội

Người hướng dẫn khoa học
GV: Nguyễn Thị Duyên

HÀ NỘI - 2010

1


Lời cảm ơn
Em xin gi li cm n chõn thnh ti cỏc thy cụ giỏo trng i hc
S phm H Ni 2, cỏc thy cụ khoa Giỏo dc Tiu hc ó to iu kin
trong sut thi gian hc tp v nghiờn cu ti trng.
c bit em xin by t lũng bit n sõu sc ti cụ giỏo Nguyn Th
Duyờn, ngi ó hng dn, ng viờn v tn tỡnh giỳp em hon thnh
khúa lun ny.
ng thi em cng xin gi li cm n ti cỏc thy cụ giỏo, cỏc em hc
sinh trng Tiu hc ng a (thnh ph Vnh Yờn Vnh Phỳc) ó giỳp


em trong quỏ trỡnh kho sỏt thc t.
Ln u tiờn bc vo nghiờn cu khoa hc, hn na do thi gian
nghiờn cu cũn nhiu hn ch em khú trỏnh khi nhng thiu sút. Em rt
mong nhn c s gúp ý, ch bo ca cỏc thy cụ giỏo v cỏc bn ng
nghip khúa lun ny c hon thin hn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viờn

Đặng Thị Anh Điệp

2


Lời cam đoan

Tụi xin cam oan õy l cụng trỡnh nghiờn cu riờng ca mỡnh. Nhng
s liu v kt qu trong khúa lun l hon ton trung thc. ti cha c
cụng b trong bt c mt cụng trỡnh khoa hc no khỏc.

Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên

Đặng Thị Anh Điệp

3


Danh môc ký hiÖu viÕt t¾t


TNKQ

: Trắc nghiệm khách quan

TNTL

: Trắc nghiệm tự luận

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

Nxb

: Nhà xuất bản

SGK

: Sách giáo khoa

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………...........1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1

2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 2
4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu.............................................. 3
5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Giả thuyết khoa học.................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3
8. Cấu trúc khóa luận...................................................................................... 4
NỘI DUNG ................................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................... 5
1.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................... 5
1.1.1 Một số vấn đề về trắc nghiệm khách quan ............................................. 5
1.1.1.1 Một số khái niệm về câu hỏi trắc nghiệm ........................................... 5
1.1.1.2 Phân loại câu hỏi trắc nghiệm ............................................................ 6
1.1.1.3 So sánh câu hỏi trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận......... 6
1.1.1.4 Ưu điểm, hạn chế của trắc nghiệm ..................................................... 9
1.1.1.5 Phân loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan…………………………..10
1.1.1.6 Vai trò của trắc nghiệm khách quan trong dạy học………….………15
1.1.2 Một số vấn đề về chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học
lớp 4 ............................................................................................................. 16
1.1.2.1 Mục tiêu của chủ đề .......................................................................... 16
1.1.2.2 Nội dung của chủ đề ......................................................................... 17
1.2 Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 18
1.2.1 Nhận thức của giáo viên về trắc nghiệm khách quan và việc sử dụng bài
tập trắc nghiệm khách quan .......................................................................... 18

5


1.2.2 Thực trạng sử dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn
Khoa học 4 ................................................................................................... 21

1.2.3 Thực trạng sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy
học chủ đề Vật chất và năng lượng môn Khoa học lớp 4 .............................. 22
1.2.4 Khó khăn và thuận lợi của việc vận dụng bài tập trắc nghiệm khách
quan trong dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng môn Khoa học lớp 4 ..... 23
Chương 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG MÔN KHOA HỌC
4 ...................................................................................................................................... 25

2.1 Các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập ................................................ 2
2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống....................................................... 25
2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp nội dung chương trình ........................... 26
2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học sinh
.................................................................................................................... 26
2.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa......................................................... 27
2.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ......................................................... 27
2.2 Quy trình xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan ................ 27
2.3 Hệ thống bài tập mẫu .............................................................................. 40
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................................. 62
3.1 Mục đích thực nghiệm ............................................................................ 62
3.2 Nội dung thực nghiệm ............................................................................ 62
3.3 Tổ chức thực nghiệm .............................................................................. 62
3.3.1 Lựa chọn đối tượng thực nghiệm ......................................................... 62
3.3.2 Tiến hành thực nghiệm ........................................................................ 63
3.4 Kết quả ................................................................................................... 64
KẾT LUẬN ................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 70

6



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang đòi hỏi phải có những đổi mới
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Mục tiêu giáo dục của nước ta
đã được đặt ra trong luật Giáo dục năm 2005: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo
con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm
mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (chương 1, điều
2). Để đạt được mục tiêu giáo dục như trên, cùng với những thay đổi về nội
dung, cần có những đổi mới căn bản về phương pháp giáo dục ở tất cả các cấp
học, bậc học, môn học: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng
lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”
(chương 1, điều 5).
Tiểu học là một bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục Tiểu học đó là hình thành
cho học sinh có những hiểu biết về thế giới xung quanh, tự nhiên, xã hội, con
người, khám phá những miền đất mới, tìm hiểu những hiện tượng khoa
học,… đây cũng chính là nhiệm vụ của môn Khoa học trong chương trình tiểu
học. Đặc biệt lên lớp 4 các em sẽ được học một chủ đề mới đó là: Vật chất và
năng lượng. Khi học chủ đề này, các em sẽ được khám phá biết bao điều lí thú
và bổ ích. Tuy nhiên vì đây là một nội dung có tính tích hợp cao những kiến
thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nên để chiếm lĩnh được kiến
thức và vận dụng hiểu biết của mình vào đời sống thực tế từ đó giải thích
được các hiện tượng của thế giới xung quanh thì đòi hỏi giáo viên phải khơi

7



dậy được tích tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đồng thời giáo viên
cũng phải có biện pháp kiểm tra đánh giá đảm bảo trong một thời gian có hạn
kiểm tra được nhiều nội dung và đánh giá được nhiều học sinh.Việc sử dụng
hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan là một giải pháp tối ưu và đem lại
hiệu quả cao.
Trên thực tế, đã có nhiều tác giả dành thời gian, tâm huyết để nghiên cứu
về lý thuyết trắc nghiệm khách quan và xây dựng hệ thống bài tập trắc
nghiệm khách quan. Trên thị trường cũng có xuất hiện một số sách tham khảo
cho GV và HS sử dụng trong dạy và học môn Khoa học 4. Nhưng hầu hết
những tài liệu này vẫn mang tính chung chung mà trong quá trình dạy học thì
phải phù hợp với trình độ của HS ở mỗi vùng miền nên cần có sự biên soạn
theo cách nghĩ riêng của người sử dụng.
Vì những lí do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống
bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ đề Vật chất và năng
lượng môn Khoa học 4”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học
chủ đề: “Vật chất và năng lượng”, môn Khoa học lớp 4 dùng để hỗ trợ cho
việc dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh đồng thời là tài liệu tham khảo cho
giáo viên tiểu học dựa vào đó để xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách
quan phục vụ công tác giảng dạy.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài làm cơ sở
xây dựng hệ thống bài tập.
- Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ đề
Vật chất và năng lượng, môn Khoa học lớp 4.

8



- Thử nghiệm sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan đã được
xây dựng để kiểm tra tính khả thi.
4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong sử dụng trong dạy học
chủ đề “Vật chất và năng lượng” môn Khoa học 4.
4.2 Khách thể nghiên cứu
Quy trình dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học
lớp 4.
5. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian và kiến thức có hạn nên phạm vi nghiên cứu đề tài này chỉ
dừng lại ở việc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy
học chủ đề Vật chất và năng lượng của môn Khoa học lớp 4.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học
chủ đề vật chất và năng lượng môn Khoa học lớp 4 phù hợp sẽ góp phần nâng
cao chất lượng dạy học môn Khoa học 4.
7. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận, nghiên cứu tài liệu.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Quan sát
- Điều tra
- Trò chuyện
- Thực nghiệm
3. Phương pháp trao đổi, tổng kết kinh nghiệm.
4. Phương pháp thống kê toán học

9



8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong
dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng môn Khoa học 4
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

10


NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số vấn đề về trắc nghiệm khách quan
1.1.1.1 Một số khái niệm về câu hỏi trắc nghiệm
* Khái niệm về trắc nghiệm
Theo chữ Hán “trắc” có nghĩa là đo lường, “nghiệm” có nghĩa là suy xét,
chứng thực. Để hiểu rõ khái niệm của câu hỏi trắc nghiệm, chúng ta hãy tìm
hiểu một số định nghĩa của các nhà lý luận về trắc nghiệm như sau:
A.Petropxi (1970) cho rằng: “Trắc nghiệm (Test) là bài tập làm trong thời
gian ngắn mà việc thực hiện bài tập đó nhờ có sự đánh giá về số lượng và chất
lượng có thể coi là dấu hiệu của sự hoàn thiện một số chức năng tâm lí”
[7;10].
Theo Trần Bá Hoành: “Test có thể tạm dịch là phương pháp trắc nghiệm,
là hình thức đặc biệt để thăm dò một số đặc điểm về năng lực, trí tuệ của học
sinh (thông minh, trí nhớ, tưởng tượng, chú ý,…) [7;10].
Cho tới nay người ta vẫn hiểu trắc nghiệm là một bài tập nhỏ hoặc câu hỏi
có kèm theo câu trả lời sẵn yêu cầu học sinh suy nghĩ rồi dùng ký hiệu đơn

giản đã quy ước để trả lời.
Trên đây là một số ý kiến của tác giả trong và ngoài nước, qua đó ta thấy
được nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau thuộc về bản chất của câu hỏi trắc
nghiệm. Đa số các nhà tâm lý học, dạy học hiện nay đều có xu hướng xem
trắc nghiệm là một phương pháp dạy học dùng những bài tập ngắn để kiểm
tra, đánh giá khả năng hoạt động nhận thức, năng lực trí tuệ và kỹ năng của
học sinh. Điều này được coi là dấu hiệu bản chất của phương pháp trắc

11


nghiệm vì nó cho thấy chức năng cơ bản của trắc nghiệm trong quá trình dạy
học mà cụ thể trong kiểm tra - đánh giá kết quả của học sinh.

1.1.1.2 Phân loại câu hỏi trắc nghiệm
Hiện nay việc phân loại câu hỏi trắc nghiệm vẫn còn gây nhiều tranh
cãi nhưng theo ý kiến của PGS.TS Phó Đức Hòa và một số nhà nghiên cứu
khác thì câu hỏi trắc nghiệm được phân làm hai loại là trắc nghiệm khách
quan và trắc nghiệm tự luận.
Trắc nghiệm tự luận (Essay-type Test) là bài kiểm tra (truyền thống).
Trong đó, nhà sư phạm đưa ra một hoặc nhiều yêu cầu, đôi khi là bài toán
nhận thức và đòi hỏi người học phải phân tích các yêu cầu hoặc giải quyết bài
toán.
Trắc nghiệm khách quan (Objective Test) là bài kiểm tra trong đó nhà
sư phạm đưa ra các mệnh đề và có các câu trả lời khác nhau, yêu cầu người
học phải chọn đáp án phù hợp.
1.1.1.3 So sánh câu hỏi trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận
* Những điểm tương đồng giữa câu hỏi trắc nghiệm khách quan và trắc
nghiệm tự luận
Trắc nghiệm khách quan cũng như trắc nghiệm tự luận đều được dùng

với mục đích đo lường thành quả học tập quan trọng mà một bài kiểm tra có
thể khảo sát được.
+Hai loại câu hỏi đều có thể sử dụng để khuyến khích học sinh học tập
nhằm đạt các mục tiêu dạy học.
+ Đều đòi hỏi ít nhiều sự vận dụng phán đoán chủ quan.
+ Giá trị của hai loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự
luận đều tùy thuộc vào tính khách quan và độ tin cậy của chúng.

12


* Những điểm khác nhau giữa các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự và
tự luận.
TNKQ và TNTL đều là hai phương pháp hữu hiệu để kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của học sinh. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm nhất
định thể hiện qua bảng so sánh sau:

Bảng 1-1: So sánh ưu điểm phương pháp trắc nghiệm khách quan và trắc
nghiệm tự luận [9; 10]
Ưu thế thuộc về
Vấn đề so sánh

TNKQ

TNTL

Ít tốn công ra đề

+


Đánh giá được khả năng diễn đạt, đặc biệt là

+

khả năng diễn đạt tư duy hình tượng.
Đề thi bao quát được phần lớn nội dung học tập

+

Ít may rủi do trúng tủ, lệch tủ.

+

Ít tốn công chấm thi và khách quan trong chấm

+

thi.
Áp dụng công nghệ mới trong chấm thi và phân

+

tích kết quả thi
Khuyến khích khả năng phân tích và hiểu đúng ý

+

Khuyến khích sự suy nghĩ độc lập của cá nhân

+


Dấu (+) để chỉ ưu thế thuộc về phương pháp đó
Để phân biệt dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và dạng câu hỏi trắc
nghiệm tự luận, ta tìm hiểu bảng so sánh sau:

13


Bảng 1 – 2: So sánh dạng câu hỏi TNKQ và TNTL
STT
1

Trắc nghiệm khách quan

Trắc nghiệm tự luận

Câu hỏi buộc học sinh phải Câu hỏi buộc học sinh tự diễn
chọn câu trả lời đúng trong tả câu trả lời bằng ngôn ngữ
những câu có sẵn.

2

của chính mình.

Số câu hỏi gồm nhiều câu có Số câu hỏi tương đối ít và
tính chuyên biệt, học sinh chỉ mang tính tổng quát, học sinh
trả lời bằng câu nhất định.

phải trả lời dài dòng.


Học sinh phải dành nhiều thời Học sinh phải dành phần lớn
3

gian để đọc và suy nghĩ.

thời gian để nghĩ và viết.

Chất lượng của bài trắc nghiệm Chất
4

lượng

của

bài

trắc

khách quan được xác định phần nghiệm tự luận tùy thuộc phần
lớn do kĩ năng của người soạn lớn vào kĩ năng của người
thảo.

chấm bài.

Người soạn thảo tự do bộc lộ Người chấm tự do cho điểm
kiến thức và các yêu cầu cá theo xu hướng riêng của mình,
5

nhân qua việc đặt câu hỏi, học còn học sinh cũng tự dô bộc lộ
sinh chỉ có quyền tự do bộc lộ cá tính của mình qua các câu

hiểu biết qua tỉ lệ câu trả lời trả lời bằng lối viết dài.
đúng.
Câu hỏi khó soạn thảo nhưng Câu hỏi dễ soạn thảo song khó

6

chấm bài và cho điểm chính chấm và cho khó cho điểm
xác.

chính xác.

Bài trắc nghiệm khách quan Giáo viên chấm bài thường
giúp giáo viên chấm thẩm định khó thẩm định được rõ ràng,
7

được mức độ hoàn thành các chính xác, mức độ hoàn thành
mục tiêu học tập.

các mục tiêu học tập.

14


Bài trắc nghiệm khách quan dễ Học sinh dễ hướng tới câu trả
8

hướng học sinh đến câu trả lời lời bằng ngôn ngữ hoa mĩ, khó
bằng sự phỏng đoán.

xác định.


Sự phân bố kết quả điểm của

Sự phân bố kết quả điểm

học sinh hầu như hoàn được của học sinh hầu như được
9

quyết định do số câu trả lời kiểm soát phần lớn bởi người
đúng của bài trắc nghiệm.

chấm thi (ấn định điểm tối đa
hoặc tối thiểu).

Qua bảng so sánh trên, ta thấy sự khác nhau rõ rệt nhất giữa hai loại câu
hỏi là ở tính khách quan, công bằng, chính xác đặc biệt là ở tính khách quan.
Do đó cần nắm vững bản chất, ưu nhược điểm của từng phương pháp để có
thể sử dụng hữu hiệu, đúng lúc, đúng chỗ.

1.1.1.4 Ưu điểm, hạn chế của trắc nghiệm khách quan
* Ưu điểm:
Đặc điểm của trắc nghiệm khách quan là đảm bảo được tính khách quan,
đặc biệt trong việc chấm điểm. Khi cho điểm trong kiểm tra truyền thống
cùng một bài làm có thể đánh giá khác nhau, có khi điểm số chênh lệch khá
lớn tùy thuộc vào người chấm. Chấm bài bằng TNKQ sẽ tránh được những
sai lầm hạn chế đó (tất nhiên là vẫn có phần chủ quan trong việc lựa chọn nội
dung để kiểm tra và định ra câu hỏi).
Trắc nghiệm tốn ít thời gian thực hiện đặc biệt là trong khâu chấm bài.
Trắc nghiệm cho phép trong thời gian ngắn kiểm tra được nhiều kiến thức
khác nhau, chống khuynh hướng cho học tủ. Hơn nữa, giáo viên có thể đánh

giá thành quả học tập của học sinh với phạm vi kiến thức rộng, bao quát cả
một chương trình học dài.

15


Bài trắc nghiệm được soạn tốt có thể kiểm tra được khả năng phân tích,
suy nghĩ đa dạng, óc phê phán của học sinh.
Mặt khác, TNKQ nếu được thực hiện tốt có thể gây được hứng thú, lòng
say mê môn học và phát huy tính tích cực học tập của các em. Dạng bài tập
này không phải là mới, tuy nhiên việc vận dụng loại bài tập này vào trong
kiểm tra, đánh giá trong những năm gần đây mới được áp dụng rộng rãi.
Phương pháp này không những đem lại hiệu quả cao mà còn được các em học
sinh rất yêu thích.
* Hạn chế:
Tuy nhiên cũng như bất kì một phương pháp nào, TNKQ cũng không thể
tránh khỏi những hạn chế.
Để có được những bài tập có chất lượng đòi hỏi quá trình soạn thảo phải
công phu, tốn kém thời gian, yêu cầu người soạn câu hỏi không những có kiến
thức mà còn phải có cả kĩ năng cao.
Khi đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm, giáo viên khó biết được hứng thú,
thái độ nhiệt tình của học sinh trước những câu hỏi giáo viên đưa ra, không
rèn được kĩ năng trình bày văn bản cho học sinh.
Nếu lạm dụng nhiều loại hình bài tập này sẽ khiến các em chỉ phát triển
trí nhớ máy móc, ít phát triển tư duy, khó đo được khả năng phán đoán, khả
năng giải quyết vấn đề một cách khéo léo, đây là nhươc điểm lớn nhất TNKQ.
1.1.1.5 Phân loại câu hỏi trắc nghiÖm khách quan
Tùy quan điểm của mỗi tác giả có thể phân loại trắc nghiệm khách quan
theo những cách khác nhau với những tên gọi khác nhau. Nhiều quan điểm
thống nhất và đưa ra 4 loại trắc nghiệm khách quan sau:

a. Trắc nghiệm đúng – sai (Yes or No):
Câu trắc nghiệm đúng – sai bao gồm 2 phần:
 Phần 1: Là một câu hỏi hoặc một phát biểu, còn gọi là phần đề.

16


 Phần 2: Là phương án chọn lựa đúng – sai, phải – không phải, đồng ý –
không đồng ý,….
- Ưu điểm:
+ Dễ sử dụng, có thể ra nhiều câu một lúc vì tốn ít thời gian cho mỗi
câu, nhờ vậy khả năng bao quát chương trình lớn hơn.
- Hạn chế:
+ Có thể khuyến khích sự phán đoán ngẫu nhiên của học sinh, độ may
rủi là 50%. Thường chỉ dùng để kiểm tra ở mức độ biết và hiểu đơn giản, ít
kích thích tư duy, ít khả năng phân biệt trình độ học sinh.
- Yêu cầu khi xây dựng câu hỏi:
+ Câu viết phải ngắn gọn, rõ ràng, câu hỏi phải xếp chính xác là đúng
hay sai.
+ Đặt ra một mệnh đề và yêu cầu người học xác định mệnh đề đó đúng
hay sai, không nên bố trí số câu đúng bằng số câu sai, không nên trích nguyên
câu trong SGK,…
Ví dụ 1:
Viết vào  chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai về vòng tuần hoàn
của nước trong tự nhiên.
 a) Nước chỉ bay hơi từ biển, sông, hồ.
 b) Nước bay hơi ở đâu thì sau đó sẽ luôn tạo thành mưa rơi luôn ở đúng
chỗ đó.
 c) Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên có ảnh hưởng tới cuộc sống
của con người.

b. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choice Items):
Trắc nghiệm nhiều lựa chọn là loại câu thông dụng nhất, còn gọi là câu
đa phương án, loại câu này gồm 2 phần là phần câu dẫn và phần câu lựa chọn.

17


+ Phần câu dẫn là một câu hỏi hay một câu lơ lửng tạo cơ sở cho sự lựa
chọn.
+ Phần lựa chọn gồm nhiều phương án trả lời. Người trả lời sẽ lựa chọn
một phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất, hoặc không có liên quan gì đến
trong số các phương án cho trước. Những phương án còn lại là những phương
án gây nhiễu.
- Ưu điểm: Độ tin cậy cao, yếu tố ngẫu nhiên, mang tính đơn giản, đảm bảo
độ giá trị, có thể đo được khả năng của người học: nhớ, thông hiểu, áp dụng,
phân tích, tổng hợp,…
- Hạn chế: Có thể khuyến khích sự đoán mò của người học.
- Yêu cầu khi xây dựng câu hỏi:
+ Phần dẫn phải diễn đạt rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu.
+ Các phương án trả lời có cùng một cách viết, và gần giống nhau để
tăng độ nhiễu. Các phương án nhiễu cần được diễn đạt sao cho hợp lí và cảm
giác có độ tin cậy cao. Các phương án lựa chọn được sắp xếp ngẫu nhiên,
không theo một trình tự logic nào cả.
Ví dụ 2:
Đánh dấu x vào  trước câu trả lời đúng.
Các bệnh liên quan đến nước là:
 a) Tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, mắt hột, …
 b) Viêm phổi, lao, cúm.
 c) Các bệnh về tim mạch, huyết áp cao.
 d) Ung thư, viêm màng não.

c. Trắc nghiệm điền khuyết (Completion Items):
Những câu hỏi và bài tập dạng này có chứa những chỗ trống để HS điền
những cụm từ này hoặc do HS tự nghĩ ra hay nhớ ra hoặc được cho sẵn trong
những phương án có nhiều lựa chọn.

18


- Ưu điểm: Dễ sử dụng, giúp HS luyện trí nhớ khi học tập
- Hạn chế: Thường dùng để kiểm tra ở mức độ biết và hiểu đơn giản, đôi khi
khó đánh giá đúng nội dung câu trả lời khi HS viết sai chính tả hoặc khi câu
trắc nghiệm gợi ra nhiều hướng đáp án đúng. GV thường có khuynh hướng
trích nguyên văn các câu từ SGK. Việc chấm bài mất nhiều thời gian. Tính
khách quan kém, có thể chịu tác động bởi yếu tố chủ quan của GV.
- Yêu cầu khi xây dựng câu hỏi:
+ Không nên để quá nhiều chỗ trống trong mỗi câu, nên bố trí chỗ
trống ở giữa hoặc cuối câu không nên đặt ở đầu câu.
+ Các phương án trả lời là các từ, cụm từ, các con số cho trước tương
đương hoặc không tương đương với số lượng ô trống. Nếu các từ, cụm từ
không cho trước thì đó phải là các từ, cụm từ có nghĩa trong thực tế.
Ví dụ 3:
Chọn trong các từ/ cụm từ: vi sinh vật, dinh dưỡng, hòa tan, ô-xi,
có,không, nhiều, một trong, tất cả, hầu hết để điền vào các ô trống sao cho
thích hợp:
Nước bị ô nhiễm là nước có ………(1) các dấu hiệu sau:…….(2) màu, có
chất bẩn, có các mùi hôi, có chứa các…………….(3) gây bệnh quá mức cho
phép hoặc chứa các chất………….(4) có hại cho sức khỏe.
d. Trắc nghiệm ghép đôi (Matching Items):
Bài tập dạng này gồm 2 phần: Phần thông tin bảng truy (câu hỏi) và
phần thông tin bảng chọn (câu trả lời), 2 phần này được thiết kế thành 2 cột.

Yêu cầu đặt ra là lựa chọn yếu tố tương đương hoặc có sự kết hợp của mỗi
cặp thông tin từ bảng truy và bảng chọn. Giữa các cặp ở 2 bảng có mối liên hệ
trên một cơ sở đã định.
Có 2 hình thức trắc nghiệm ghép đôi:
+ Đối chiếu hoàn toàn (số mục ở bảng truy bằng số mục của bảng chọn).

19


+ Đối chiếu không hoàn toàn (số mục ở bảng truy ít hơn số mục ở bảng chọn).
- Ưu điểm: Dễ xây dựng và dễ sử dụng, yếu tố may rủi, ngẫu nhiên giảm dần,
hạn chế sự đoán mò.
- Hạn chế: mất nhiều thời gian cho việc thiết kế và xây dựng loại câu trắc
nghiệm này.
-Yêu cầu khi xây dựng câu hỏi:
+ Dãy thông tin nêu ra không nên quá dài, nên thuộc cùng một loại, có liên
quan đến nhau, sắp xếp nội dung của hai dãy một cách rõ ràng, mang tính
đồng nhất.
+ Thông tin ở hai cột không nên bằng nhau, nên có thông tin dư ở một cột
để tăng sự cân nhắc khi lựa chọn. Thứ tự các câu của hai cột không khớp với
nhau để gây khó khăn trong việc lựa chọn và ghép đôi.
Ví dụ 4:
Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B sao cho hợp lí
Hành động

Tác hại

(A)

(B)


1. Xả rác, phân, nước thải bừa

a) Làm ô nhiễn không khí,
từ đó ô nhiễm nuồn nước
mưa

bãi không đúng nơi qui định;
nước thải của nhà máy không
qua xử lí xả thẳng vào ao, hồ,..

b) Ô nhiễm nước biển
2. Sử dụng phân hoá học, thuốc
trừ sâu
3. Khói bụi từ nhà máy, xe cộ

c) Ô nhiễm nước sông, hồ

4. Vỡ đường ồng dẫn dầu

d) Ô nhiễm nguồn nước
ngầm

5. Lũ lụt

20


1.1.1.6 Vai trò của trắc nghiệm khách quan trong dạy học
- Trắc nghiệm là một phương pháp để đánh giá, xếp loại học sinh qua

đó xem xét quá trình dạy học của thầy cô giáo đạt yêu cầu đến mức độ nào.
Sử dụng phương pháp trắc nghiệm giúp học sinh:
+ Kiểm tra được kiến thức trên diện rộng trong khoảng thời gian ngắn.
+ Cung cấp cho học sinh kiến thức mới và củng cố kiến thức cơ bản
qua bài kiểm tra.
* Khả năng áp dụng của bài trắc nghiệm khách quan
Hiện nay với quan điểm dạy học tích cực thì trắc nghiệm khách quan
được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau:
- Sử dụng trong khâu học bài mới, giáo viên có thể cho các em làm câu
hỏi trắc nghiệm khách quan, cho học sinh lựa chọn phương án nào là đúng
nhất, phát vấn thêm cho học sinh: Tại sao em lại chọn phương án đó? giáo
viên phải khéo léo dẫn dắt học sinh vào bài mới.
- Sử dụng trong việc tự học của học sinh. Học sinh được giao những
bài tập về nhà sau mỗi buổi học nhằm tạo cho các em thói quen học bài theo
một cách mới không còn thụ động như trước nữa, tạo hứng thú cho các em
trong việc tìm kiếm và lĩnh hội kiến thức.
- Sử dụng vào việc kiểm tra- đánh giá
Trắc nghiệm khách quan được sử dụng nhằm mục đích kiểm tra mức độ nhận
thức của học sinh đồng thời giúp nhà trường tìm được những yếu kém trong
giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học.
Sử dụng trong khâu ôn tập, củng cố, hoàn thiện và nâng cao. Sau mỗi bài,
mỗi chương đều nên có những bài kiểm tra bằng hình thức TNKQ sẽ giúp HS
nhớ kiến thức lâu hơn mà không phải học vẹt như trước đây.

21


Phương pháp trắc nghiệm khách quan và tự luận đều có những ưu điểm
và hạn chế của riêng nó.Vì vậy chúng ta cần biết kết hợp khéo léo trong giảng
dạy nhằm đạt kết quả cao nhất.


1.1.2 Một số vấn đề về chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa
học lớp 4
1.1.2.1 Mục tiªu của chủ đề
* Kiến thức:
Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, ban đầu, thiết thực

về đặc điểm

và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và năng lượng thường gặp trong
đời sống và sản xuất.
* Kỹ năng:
Bước đầu hình thành và phát triển ở HS những kĩ năng:
- Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản và gần gũi
với đời sống, sản xuất.
- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin để giải
đáp.
- Phân tích, so sánh để rút ra dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện
tượng đơn giản trong tự nhiên.
- Vận dụng những kiến thức khoa học đã học vào thực tế đời sống.
* Thái độ:
Hình thành và phát triển ở HS những thái độ và thói quen:
- Ham hiểu biết khoa học , có ý thức vận dụng những điều đã học vào thực tế
đêi sống.
- Yêu thiên nhiên, con người, đất nước, yêu cái đẹp, có ý thức hành động và
bảo vệ môi trường xung quanh.

22



1.1.2.2 Nội dung của chủ đề
Chủ đề Vật chất và năng lượng môn Khoa học 4 gồm 36 bài học (từ bài 20
đến bài 56), trong đó có 4 bài ôn tập. Các bài học trong chủ đề Vật chất và
năng lượng không chỉ đem đến cho các em những hiểu biết mới lạ về thế giới
xung quanh, về các dạng vật chất và năng lượng trong cuộc sống như: nước,
mây, mưa, không khí, gió, ánh sáng, bóng tối, âm thanh, nhiệt độ,...Qua
những bài học này, HS không chỉ được trang bị kiến thức mà còn nhận thấy
được vai trò quan trọng của các sự vật quanh mình, từ đó có ý thức bảo vệ
môi trường xanh, sạch, đẹp.
Nội dung cụ thể của chủ đề như sau:
Bài 20: Nước có những tính chất gì?
Bài 21: Ba thể của nước
Bài 22: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
Bài 23: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Bài 24: Nước cần cho sự sống
Bài 25: Nước bị ô nhiễm
Bài 26: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
Bài 27: Một số cách làm sạch nước
Bài 28: Bảo vệ nguồn nước
Bài 29: Tiết kiệm nước
Bài 30: Làm thế nào để biết có không khí?
Bài 31: Không khí có những tính chất gì?
Bài 32: Không khí gồm những thành phần nào?
Bài 33- 34: Ôn tập học kì I
Bài 35: Không khí cần cho sự cháy
Bài 36: Không khí cần cho sự sống
Bài 37: Tại sao có gió

23



Bài 38: Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão
Bài 39: Không khí bị ô nhiễm
Bài 40: Bảo vệ bầu không khí trong sạch
Bài 41: Âm thanh
Bài 42: Sự lan truyền âm thanh
Bài 43- 44: Âm thanh trong cuộc sống
Bài 45: Ánh sáng
Bài 46: Bóng tối
Bài 47- 48: Ánh sáng cần cho sự sống
Bài 49: Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
Bài 50- 51: Nóng, lạnh và nhiệt độ
Bài 52: Vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt
Bài 53: Các nguồn nhiệt
Bài 54: Nhiệt cần cho sự sống
Bài 55- 56: Ôn tập vật chất và năng lượng

1.2 Cơ sở thực tiễn
Để nắm được thực trạng sử dụng các PPDH, công cụ kiểm tra, đánh giá
và việc vận dụng các bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ đề
Vật chất và năng lượng chúng tôi đã tiến hành điều tra tại trường Tiểu học
Đống Đa- thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc theo các nội dung sau:
1.2.1 Nhận thức của giáo viên về trắc nghiệm khách quan và việc sử dụng
hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan
Trước tiên, chúng tôi điều tra sự hiểu biết của giáo viên về TNKQ. Để
có được kết quả chính xác, khách quan chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra
kết hợp với trao đổi, trò chuyện với giáo viên.
Nội dung phiếu điều tra: Câu 1 (phụ lục 1).

24



Kết
ết quả điều tra được
đ
chúng tôi tổng
ổng kết bằng biểu đồ dưới
d
đây:

%

Column1

70

65%

60
50
40

35%

30
20

20%

10


5%

0
Quan niệm 1 Quan niệm 2 Quan niệm 3 Ý kiến khác

Biểu
ểu đồ 1: Mức độ nhận thức của giáo viên
vi vềề TNKQ

Qua biểu
ểu đồ ta thấy các GV cũng có hiểu biết nhất định về TNKQ
TNKQ.
Trong số các GV đượ
ợc điều tra có tới 65% GV hiểu
ểu chính xác về TNKQ, tuy
nhiên vẫn còn
òn 35% GV lúng túng hiểu
hi chưa đúng hoặc chưa
ưa đđầy đủ thế nào là
TNKQ. Đây là một
ột hạn chế xảy ra không chỉ ở tr
trường
ờng Tiểu học mà
m chúng tôi
khảo sát mà còn diễn
ễn ra ở rất nhiều tr
trường
ờng Tiểu học khác. Muốn vận dụng
TNKQ vào dạy

ạy học thì
th ngoài việc hiểu thế nào
ào là TNKQ, GV ccần nắm rõ đặc
điểm
ểm của loại câu hỏi nnày, từ đó mà lựa chọn, vận dụng vào
ào trong ddạy học.
Để nắm được
ợc mức độ hiểu biết về ưu điểm và hạn
ạn chế của TNKQ,
chúng tôi đã điều
ều tra theo câu hỏi 2 (phụ lục 1). Kết quả điều tra
tr được tổng
kết ở bảng sau:

25


×