Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tình huống đăng ký hành chính phương tiện thủy nội địa phục vụ lễ hội Chùa Hương.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.71 KB, 17 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Hàng năm cứ vào dịp Tết nguyên đán và kéo dài đến tháng ba âm lịch, khách
tham quan du lịch lễ hội từ khắp mọi nơi trong nước và khách nước ngoài đổ về
Hương Sơn tham quan Lễ hội Chùa Hương. Đây là một lễ hội lớn đã có truyền
thống từ lâu. Với đặc thù cảnh quan tự nhiên đặc sắc, hệ thống núi đá vôi có nhiều
động đẹp và những ngôi chùa cổ. Phong cảnh, văn hóa cùng thời tiết mùa xuân nơi
đây tạo ra một bức tranh đẹp có sức lôi cuốn hàng vạn lượt khách mỗi ngày đến
tham quan du lịch vào mùa lễ hội.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực của Lễ hội Chùa Hương lưu lại những
kỷ niệm đẹp trong lòng du khách khi dời Hương Sơn, còn có những điều chưa tốt,
chưa hay, chưa xứng tầm với một Lễ hội lớn của dân tộc, với “ Nam Thiên Đệ
Nhất Động”.
Để giữ gìn và nâng cao giá trị danh lam, văn hóa truyền thống của Lễ hội
Chùa Hương ngày càng đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước về
tham quan du lịch Chùa Hương đòi hỏi có sự góp công, sức, tiền, của của toàn thể
cộng đồng xã hội, trong đó phải kể đến sự đóng góp và trách nhiệm lớn lao của tất
cả các ngành, các cấp. Đặc biệt với chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan
quản lý nhà nước phải có trách nhiệm cao, góp phần nhằm đưa Khu thắng cảnh
Chùa Hương trở thành một trong những khu danh lam thắng cảnh của Việt Nam có
môi trường tự nhiên, văn hóa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí hiện đại và truyền thống.
Nói đến Chùa Hương không thể không nói tới địa danh xã Hương Sơn, huyện
Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Tây (cũ) nay thuộc thủ đô Hà Nội. Đi Chùa Hương có thể
bằng nhiều đường từ Hà Nam, Hòa Bình …. đến nhưng mọi ngả đường đều đổ về
dòng Suối Yến. Du khách sẽ đi thuyền chèo tay từ bến Yến đến Đền Trình và lần
lượt tới những địa điểm trong quần thể Khu danh lam thắng cảnh Chùa Hương.
Hành trình đi bằng thuyền.

1


Trước đây đi Chùa Hương vào dịp lễ hội bằng những chiếc thuyền nan và


phải chen chúc vì thuyền ít. Hiện nay, hành trình đi trên dòng suối Yến được đi
bằng phương tiện đó là những chiếc thuyền (với số lượng gần 4000 chiếc vào
chính hội) do bà con địa phương chèo tay. Những chiếc thuyền này cũng do người
dân địa phương tự chế bằng vật liệu tôn sắt. Lượng du khách về trẩy hội Chùa
Hương hàng năm rất lớn nên đi cùng với nó công tác tổ chức vận tải phải khoa học
và hiệu quả để góp phần phục vụ tốt nhất hành khách tham quan du lịch lễ hội đảm
bảo các tiêu chí an toàn, trật tự, thuận tiện, văn minh, lịch sự…..
Sở Giao thông Vận tải Hà Tây (cũ) nay là Sở Giao thông Vận tải Hà Nội
(mới) với chức năng tham mưu cho UBND thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà
nước về giao thông - vận tải địa phương đã và đang cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ
của mình. Đối với quản lý vận tải , Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
đường thủy nội địa và đường bộ trong địa bàn thành phố. Trước tình hình thực tế
về đặc thù lễ hội Chùa Hương nói trên, bản thân là cán bộ Phòng quản lý vận tải Sở Giao thông Vận tải Hà Nội.Tôi lựa chọn một trong những tình huống đã xảy ra
trong quản lý thực tế và đang xảy ra ở địa phương nơi tôi làm việc và chính tôi là
người đã trực tiếp bám cơ sở để tham gia xử lý tình huống đó rồi kể lại và thể hiện
sự hiểu biết của mình về kiến thức và sự vận dụng kiến thức đã được trang bị vào
xử lý tình huống xảy ra trong quản lý hành chính nhà nước. Tình huống tôi nói đến
là tình huống đăng ký hành chính phương tiện thủy nội địa phục vụ lễ hội
Chùa Hương.
I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1.1 Hoàn cảnh ra đời, xuất hiện của tình huống :
Như đã trình bày ở trên, đặc thù đặc sắc nhất của lễ hội Chùa Hương là đi trẩy
hội bằng thuyền chèo tay trên dòng suối Yến. Theo quan điểm chuyên môn : Với
lượng người và phương tiện thủy tham gia giao thông lớn, vài vạn lượt người và
vài ngàn phương tiện tham gia giao thông trong ngày cao điểm đặt ra cho cơ quan
quản lý phải làm gì để công tác tổ chức vận tải trên dòng suối Yến được thuận tiện,
2


an toàn, trật tự, văn minh đi vào nề nếp. Việc quan trọng nhất để tổ chức quản lý

vận tải đặc thù này là quản lý tốt nhất các phương tiện thủy trong dịp lễ hội. Muốn
thực hiện tốt việc quản lý phương tiện thì phương tiện phải được đánh số và ký
hiệu mang tính cố định. Song song với việc đánh số phương tiện là cấp giấy chứng
nhận đăng ký hành chính cho phương tiện để thực hiện đúng yêu cầu của công tác
quản lý đăng ký phương tiện.
Luật Giao thông Đường thủy nội địa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004
và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2005. Yêu cầu quản lý theo Luật
này rất chặt chẽ. Mọi phương tiện thủy nội địa tham gia giao thông đều phải được
quản lý và đăng ký hành chính (chỉ miễn đăng ký đối với phương tiện quy định tại
khoản 4 Điều 24 là loại phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc
có sức chở dưới 5 người hoặc bè). UBND cấp tỉnh tổ chức đăng ký phương tiện
theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (khoản 8 Điều 25 Luật Giao
thông Đường thủy nội địa). Trong phân cấp quản lý (theo Quyết định số
29/2004/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông
Vận tải ban hành quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa) thì toàn bộ phương
tiện trong diện đăng ký hành chính đều do Sở Giao thông vận tải địa phương tổ
chức thực hiện.
Thi hành Luật Giao thông Đường thủy nội địa và căn cứ tình hình thực tiễn về
hoạt động giao thông đường thủy nội địa địa phương, Sở Giao thông vận tải triển
khai thực hiện công tác đăng ký phương tiện thủy phục vụ lễ hội Chùa Hương.
1.2 Mô tả tình huống :
Đầu xuân 2008 vừa qua có 3124 phương tiện được đánh số- gắn biển sắt
(chiếm 86% tổng số phương tiện ) và 1.731 phương tiện đã gắn biển được cấp
giấy chứng nhận đăng ký hành chính (chiếm 55 % tổng số phương tiện đã gắn
biển) được đưa vào phục vụ lễ hội Chùa Hương. Du khách đi thuyền trên dòng
suối Yến đều có chung cảm giác yên tâm vì trên mỗi thuyền đều được gắn các biển
3



tôn sắt có đánh ký hiệu và số thứ tự (như biển đăng ký ôtô) màu xanh da trời, khổ
30 x 25 vào vị trí dễ quan sát nhất để phân biệt rõ các phương tiện với nhau. Đây là
tình huống quản lý hành chính mới xuất hiện (các năm trước chưa có). Trong khi lễ
hội Chùa Hương đã có lâu đời. Như vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện
muộn màng của tình huống quản lý hành chính này?. Những phần trình bày tiếp
theo sẽ dần dần giải đáp câu hỏi trên.
II. PHÂN TÍCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
2.1 Chuẩn bị
- Lý luận liên quan đến tình huống :
Các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương có chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn xác định, với cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ công chức
tương ứng tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực và
các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội….. Chính phủ ban hành các văn bản pháp quy để
quản lý có định hướng, tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi cho các tổ
chức, cá nhân kinh doanh theo đúng pháp luật. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội,
quản lý hành chính nhà nước về văn hóa - xã hội đảm bảo sự cân đối giữa tăng
trưởng kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Nó nhằm giải quyết các vấn
đề về xã hội, thực hiện các chính sách xã hội do Đảng và Nhà nước đề ra : tạo việc
làm, xóa đói giảm nghèo; đề ra các biện pháp quản lý nhằm tạo cho các hoạt động
văn hóa đi đúng đường lối chủ trương chính sách của Đảng, góp phần thúc đẩy sự
phát triển lành mạnh của xã hội. Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
Những năm gần đây do kinh tế phát triển, nhu cầu văn hóa lễ hội ngày càng
cao xuất hiện ở nhiều người và hầu hết các tầng lớp dân cư trong nước, kể cả người
nước ngoài. Hơn nữa theo quy luật cung cầu, xuất hiện cầu thì cũng xuất hiện
cung. Với số lượng du khách rất lớn và cơ cấu như vậy nên ở Hương Sơn hình
thành nên những dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu du khách. Hương Sơn vào mùa lễ
hội trở thành một thị trường du lịch văn hóa sôi động được cả xã hội quan tâm và
4



thu hút đông đảo lao động phục vụ. Mặt khác các ngành, các cấp từ trung ương đến
địa phương đều tham gia vào công tác quản lý hoạt động lễ hội Chùa Hương. Đặc
biệt đối với chính quyền địa phương sở tại vì hiện nay việc quản lý di tích thắng
cảnh, lễ hội Chùa Hương là trách nhiệm trực tiếp của chính quyền địa phương
được Nhà nước giao cho.
Tình huống quản lý hành chính đăng ký phương tiện thủy nội địa phục vụ lễ
hội Chùa Hương cũng là một nhịp cầu nhỏ của cây cầu liên kết giữa nhà nước và
nhân dân. Nói cách khác : đây là một trong những hoạt động quản lý hành chính
nhà nước diễn ra trong đời sống xã hội cụ thể hóa cơ sở lý luận nói trên.
- Các tình tiết, diễn biến tình huống trong thực tế :
Lễ hội Chùa Hương là lễ hội truyền thống lâu đời. Hoạt động vận tải trên
dòng suối Yến Chùa Hương cũng được hình thành tự nhiên. Trước đây, khu vực
Chùa Hương còn rất vắng vẻ, tĩnh mịch. Phía trên là hệ thống núi đá vôi trải dài
vòng quanh xen với rừng cây rậm rạp. Phía dưới là con sông Đáy và dòng suối
Yến được bao bọc bởi ruộng đồng, dân cư thưa thớt. Người dân nơi đây nghèo, chủ
yếu sinh sống bằng nghề nông và bắt tôm, cá. Việc vận chuyển gắn với cuộc sống
hàng ngày là đi bộ và bơi thuyền dân gian loại nhỏ (những thuyền tự chế bằng
những vật liệu sẵn có, thô sơ). Hàng năm cứ vào dịp đầu xuân, du khách mọi nơi
đổ về trẩy hội Chùa Hương. Do lễ hội chỉ diễn ra liên tục trong vòng xấp xỉ ba
tháng và lượng khách chưa phải là lớn như hiện nay nên người dân sử dụng chính
những chiếc thuyền dân sinh hàng ngày để phục vụ du khách. Vì vậy việc vận
chuyển trên dòng suối Yến cũng còn mang tính giản đơn, tự phát và manh mún.
Hiện nay người dân đã từ bỏ những chiếc thuyền nan truyền thống xưa kia, thay
vào đó là những chiếc thuyền được tự chế bằng tôn sắt chắc chắn và thông dụng
hơn. Có những chiếc thuyền phục vụ thường xuyên trong công việc quanh năm
của người dân, còn lại hầu hết chỉ sử dụng vào khai thác chở khách du lịch trong
mùa lễ hội để tạo thu nhập. Hết mùa lễ hội, người dân lại đem thuyền úp lên bờ
hoặc mang về sân, vườn, đường, ngõ nhà mình cất giữ (không sử dụng ngoài mùa
5



lễ hội) và quay trở về với công việc đồng áng hoặc những công việc khác. Thuyền
phục vụ lễ hội Chùa Hương là thuyền do người dân tự đầu tư. Họ đặt mua tại một
vài cơ sở đóng thuyền tại địa phương nên nhìn chung các phương tiện chủ yếu gồm
2 loại : Một loại tương đối lớn khi hoạt động phải có 2 người chèo, một loại nhỏ
hơn khi hoạt động chỉ có 1 người chèo. Tất cả các phương tiện đều không có động
cơ. Đây cũng là đặc thù riêng của lễ hội Chùa Hương vì dòng suối Yến hiền hòa
phẳng lặng, không sâu và thực tế ở đây người dân chỉ dùng thuyền chèo tay.
Quá trình hoạt động lễ hội cho thấy, các phương tiện phục vụ lễ hội đều của
người dân xã Hương Sơn. Người dân có phương tiện (Sau đây gọi là chủ phương
tiện) thuộc cư dân các thôn Hội Xá, Yến Vĩ, Đục Khê, Tiên Mai, Phú Yên ở 19
xóm trong xã. Trong đó những thôn Đục Khê và Yến Vĩ tập trung nhiều phương
tiện nhất). Có chủ phương tiện chỉ có duy nhất một phương tiện nhưng cũng có chủ
phương tiện có nhiều phương tiện. Khi chuẩn bị vào mùa lễ hội, lác đác có du
khách tham quan, chủ phương tiện bắt đầu rục rịch chuẩn bị phương tiện của mình
và dần dần đưa phương tiện từ nhà mình xuống bến tập kết. Do trước đây phương
tiện không có đăng ký và gắn biển nên cũng gây không ít khó khăn cho các cơ
quan quản lý trực tiếp lễ hội Chùa Hương là Ban quản lý di tích thắng cảnh Chùa
Hương (UBND huyện Mỹ Đức thành lập) và UBND xã Hương Sơn.
- Liên hệ/nghiên cứu thực tế :
Như vậy thực trạng hoạt động phương tiện thủy nội địa phục vụ lễ hội Chùa
Hương là do những cá thể cư dân phân tán thuộc xã Hương Sơn tham gia bằng
cách tự đầu tư phương tiện có giá trị tài sản không cao và đăng ký khai thác du lịch
lễ hội với những tổ chức nhà nước là Ban quản lý di tích thắng cảnh Chùa Hương
và UBND xã Hương Sơn (Nhà nước và nhân dân cùng làm). Tiền vé hành khách đi
thuyền do Ban quản lý di tích thắng cảnh Chùa Hương thu, sau đó điều tiết lại cho
ngân sách huyện, xã và tiền công của chủ phương tiện (người dân). Do hoạt động
mang tính thời vụ, không ổn định, manh mún trong quá trình tổ chức, đối tượng
quản lý phân tán nên kết quả thu được cũng khó đạt được yêu cầu. Thời gian chuẩn

6


bị cho hoạt động lễ hội lại diễn ra vào dịp cuối năm, đồng vụ và trước tết nguyên
đán cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng không thuận lợi đến tình
huống quản lý hành chính này. Mặt khác các chủ phương tiện là cư dân bình
thường cấp xã của một huyện nghèo vừa nông thôn, vừa miền núi thuộc tỉnh Hà
Tây cũ có đặc điểm: thói quen tùy tiện, tự do, ỷ lại, tư hữu, lạc hậu gây cản trở cho
công tác quản lý.
- Nghiên cứu/chuẩn bị các văn bản liên quan và các điều kiện khác :
Như trên đã trình bày cho thấy tình huống quản lý hành chính này thuộc loại
tình huống đơn giản, có ý nghĩa thiết thực trong đời sống tại một nơi cụ thể nhưng
không dễ triển khai buộc các cơ quan quản lý nhà nước phải giải quyết.
Muốn giải quyết được tình huống quản lý hành chính việc quan trọng đầu tiên
phải chuẩn bị cơ sở pháp lý là các văn bản liên quan có tác dụng mạnh làm căn cứ.
Luật Giao thông Đường thủy nội địa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004
và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 có quy định chặt chẽ về
đăng ký phương tiện thủy nội địa. Theo Luật này thì các phương tiện thủy nội địa
phục vụ lễ hội Chùa Hương đều nằm trong diện phải đăng ký theo quy định của Bộ
Giao thông Vận tải.
Quyết định số 29/2004/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa
thì toàn bộ phương tiện trong diện đăng ký hành chính đều do Sở Giao thông vận
tải địa phương tổ chức thực hiện.
Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông Đường thủy nội địa, theo đó
tại Điều 4 về điều kiện an toàn của phương tiện phải đăng ký nhưng không thuộc
diện đăng kiểm nêu rõ cụ thể đặc thù loại phương tiện này và Bộ trưởng Bộ Giao
thông Vận tải ban hành quy định điều kiện an toàn của phương tiện. Đây là loại

phương tiện phổ biến phục vụ tại lễ hội Chùa Hương.
7


Quyết định số 19/2005/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 3 năm 2005 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành quy định điều kiện an toàn của phương
tiện phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm.
Hướng dẫn 756/CĐS-PCVT ngày 15 tháng 12 năm 2004 của Cục Đường
Sông Việt Nam về việc thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa.
Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài chính
hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm
bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan, các tình tiết diễn biến tình huống, liên hệ
nghiên cứu thực tế, các văn bản liên quan đến tình huống quản lý hành chính và
nghiên cứu chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan làm
khâu chuẩn bị để phân tích xử lý tình huống
2.2 Phân tích, xử lý tình huống
- Xác định mục tiêu :
+ Mục tiêu phân tích
Tình huống quản lý hành chính đăng ký phương tiện thủy nội địa được xem
xét phổ quát như sau :
Trong hoạt động của đời sống xã hội có đặc thù hoạt động của những tổ chức,
cá nhân. Để đảm bảo các hoạt động này có trật tự, mang lại lợi ích hài hòa cho
người dân và cộng đồng xã hội, Nhà nước phải điều chỉnh bằng quy định có tính
chất bắt buộc các đối tượng thực hiện. Đối với tình huống quản lý hành chính này,
một bên là cơ quan quản lý nhà nước (Sở Giao thông Vận tải - Cơ quan tổ chức
thực hiện đăng ký phương tiện thủy nội địa phục vụ lễ hội Chùa Hương) thay mặt
nhà nước chịu trách nhiệm trước nhà nước, một bên là chủ phương tiện (người
dân). Hai bên có quan hệ với nhau là quan hệ giữa nhà nước (chủ thể quản lý) và

nhân dân (đối tượng quản lý) thông qua tình huống quản lý đăng ký hành chính
8


phương tiện thủy nội địa (của dân) tham gia hoạt động phục vụ lễ hội Chùa Hương.
Như vậy tình huống này là tất yếu trong quản lý, nó làm sáng tỏ quan điểm của
Đảng và chính sách của Nhà nước là Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và nhà
nước quản lý bằng pháp luật.
+ Mục tiêu xử lý :
Trong tình huống quản lý hành chính, cơ quan quản lý nhà nước phải thực
hiện mục tiêu đưa pháp luật vào đời sống quản lý. Cụ thể là nghiên cứu căn cứ
pháp lý (Văn bản pháp quy) quy định đến lĩnh vực hoạt động của đời sống quản lý.
Thông qua những quy định pháp lý đối với đối tượng áp dụng trong tình huống
quản lý để thông tin phổ biến cho người dân hiểu, nhận thức được và chấp hành
pháp luật. Tuy nhiên khi xử lý tình huống như vậy, không phải đơn thuần tình
huống quản lý hành chính sẽ đạt được kết quả tuyệt đối. Tình huống quản lý hành
chính chỉ hướng tới mục tiêu tối ưu thỏa mãn được tất cả các đối tượng trong mối
quan hệ tương quan. Như vậy phải hướng tới sự hài hòa các lợi ích trong tình
huống. Cơ quan quản lý nhà nước phải tìm hiểu xem người dân cần gì? họ làm như
thế nào? những rào cản trong việc chấp hành quy định của nhà nước?. Qua xử lý
tình uống cơ quan quản lý cấp dưới phải báo cáo kịp thời, kiến nghị lên cơ quan
quản lý nhà nước cấp trên về những khó khăn gặp phải trong thực tế khi người dân
chấp hành pháp luật, đồng thời là những bất cập trong quá trình triển khai giải
quyết tình huống của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm tìm cách hướng tới
mục tiêu tối ưu cần đạt được. Trong quá trình xử lý tình huống, cơ quan quản lý
nhà nước phải vận dụng sáng tạo trong việc áp dụng pháp luật, áp dụng cải cách
hành chính ; kiến nghị điều chỉnh những quy định pháp lý còn chưa phù hợp trong
đời sống quản lý; kiến nghị áp dụng chính sách hỗ trợ khó khăn cho người dân để
thực hiện đưa pháp luật vào cuộc sống. Đây cũng là mục tiêu thể hiện quan điểm
của Đảng và chính sách của Nhà nước đã đề ra.

Trở lại với tình huống quản lý hành chính đăng ký phương tiện thủy nội địa
phục vụ lễ hội Chùa Hương. Cơ quan tổ chức thực hiện đăng ký phương tiện phải
9


hướng dẫn thủ tục đăng ký để chủ phương tiện thực hiện. Theo Quyết định số
29/2004/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông
Vận tải ban hành quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa tại Điều 4 thì hồ sơ
đăng ký phương tiện lần đầu do chủ phương tiện lập gồm có :
1. Giấy tờ lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện :
a) Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo mẫu số 1;
b) Hai ảnh khổ 10x15 chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái
nổi;
c) Hóa đơn nộp thuế trước bạ theo quy định của pháp luật.
2. Giấy tờ xuất trình :
a) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện,
đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;
b) Giấy phép nhập khẩu phương tiện theo quy định của pháp luật, đối với
phương tiện nhập khẩu;
c) Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện, đối
với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;
d) Giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam, đối
với tổ chức nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam,
đối với cá nhân nước ngoài.
Chủ phương tiện thủy nội địa phục vụ lễ hội Chùa Hương phải được hướng
dẫn quy định này và chú ý thực hiện những điểm a, b, c khoản 1 và điểm a, c
khoản 2 Điều 4 vì thuộc đối tượng tương ứng thực hiện những điểm quy định nêu
trên.
Theo điểm c khoản 1 Điều 24 thì cơ quan đăng ký phương tiện phải thu hóa
đơn nộp thuế trước bạ theo quy định của pháp luật do chủ phương tiện nộp. Như


10


vậy chủ phương tiện phải kê khai và nộp thuế trước bạ cho cơ quan thuế địa
phương.
Theo điểm a khoản 2 Điều 24 thì chủ phương tiện phải xuất trình giấy chứng
nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, đối với phương tiện
thuộc diện đăng kiểm cho cơ quan đăng ký phương tiện. Nếu phương tiện thuộc
diện đăng kiểm thì phương tiện phải được cơ quan đăng kiểm tiến hành đăng kiểm
theo quy định và cấp giấy chứng nhận. Đối với loại phương tiện này theo điểm c
khoản 2 Điều 24 thì chủ phương tiện cũng phải xuất trình hợp đồng mua bán
phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện cho cơ quan đăng ký phương
tiện.
Như vậy theo thủ tục quy định đăng ký phương tiện, chủ phương tiện có quan
hệ với các cơ quan quản lý nhà nước sau : Cơ quan đăng ký phương tiện, cơ quan
thuế địa phương, cơ quan đăng kiểm, UBND xã, phường (vì phải lấy xác nhận của
chính quyền địa phương cấp phường, xã vào đơn đề nghị đăng ký theo mẫu nơi
chủ phương tiện đăng ký hộ khẩu). Mặt khác khi tiến hành thủ tục đăng ký phương
tiện chủ phương tiện phải nộp các khoản tiền theo quy định của nhà nước về lệ phí
đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa theo Thông tư
số 47/2005/TT-BTC ngày 08 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài chính là 70.000
đồng/giấy phép; nộp thuế trước bạ theo quy định của pháp luật; nộp phí đăng kiểm
phương tiện theo quy định nếu phương tiện thuộc diện đăng kiểm.
Nghiên cứu thực tế đối tượng quản lý - chủ phương tiện là dân nghèo có đặc
điểm học vấn thấp, tùy tiện, tự do, ỷ lại, tư hữu, lạc hậu …Hoạt động vận tải thủy
nội địa mang tính thói quen, truyền thống cao. Hơn nữa trước khi có Luật, quy
định của Nghị định 40/CP là không đăng ký phương tiện gia dụng (trọng tải
phương tiện dưới 5 tấn, công suất dưới 15 CV không tham gia kinh doanh) nên
việc đưa hoạt động của phương tiện thủy nội địa phục vụ lễ hội Chùa Hương vào

nề nếp theo Luật đáp ứng các quy định về hành chính và kinh tế nêu trên là hết sức
khó khăn.
11


Muốn xử lý tình huống quản lý hành chính đạt được mục tiêu trong thực tế thì
phải đảm bảo có sự chia sẻ giữa nhà nước và người dân về kinh tế và cải cách thủ
tục hành chính đối với người dân.
- Đề xuất các giải pháp/phương án xử lý :
Qua phân tích tình huống quản lý hành chính đăng ký phương tiện thủy nội
địa phục vụ lễ hội Chùa Hương nêu trên, cho thấy :
Sở Giao thông Vận tải trong vai trò cơ quan tổ chức thực hiện đăng ký
phương tiện phải phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến tình
huống quản lý như cơ quan thuế, cơ quan đăng kiểm phương tiện thủy, UBND
huyện Mỹ Đức, UBND xã Hương Sơn và phải nhờ đến dân, phục vụ tận tình dân,
làm sao cho dân hiểu và nhận thức được việc phải làm vì chính bản thân họ và xã
hội (Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân) để tiến hành đăng ký
phương tiện. Nghĩa là phải chủ động tạo sự chuyển biến từ việc nhà nước làm sang
việc cả nhà nước và nhân dân cùng làm.
Sở phải có giải pháp rút gọn tối thiểu các đầu mối giải quyết công việc liên
quan đến tình huống quản lý hành chính. Nghĩa là trong thủ tục hành chính đăng
ký phương tiện thủy nội địa đã trình bày ở phần trên có rất nhiều đầu mối chủ
phương tiện phải quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước như : Cơ quan đăng ký
phương tiện, cơ quan thuế địa phương, cơ quan đăng kiểm, UBND xã, phường.
Ngược lại mỗi cơ quan quản lý nhà nước liên quan lại cũng có rất nhiều đầu mối
quan hệ với chủ phương tiện (vì có hàng ngàn chủ phương tiện). Nếu đơn thuần
theo đúng thủ tục hành chính quy định thì tình huống quản lý diễn ra trong thực tế
sẽ rất rườm rà và không đạt hiệu quả. Mong muốn đặt ra trong tình huống hành
chính này là rút gọn thủ tục về một đầu mối : Sở sẽ đại diện cho nhà nước và
UBND xã Hương Sơn vừa đại diện cho nhà nước vừa đại diện cho người dân. Đây

cũng là sáng kiến về cải cách thủ tục hành chính để đạt được hiệu quả.
Rút gọn không gian hành chính từ địa điểm giải quyết thủ tục hành chính tại
trụ sở làm việc của Sở tới địa bàn cơ sở nơi chủ phương tiện cư trú.
12


Qua giải pháp nêu trên, có thể xây dựng 2 phương án xử lý tình huống quản lý
hành chính đăng ký phương tiện thủy nội địa như sau :
Phương án 1 : Sở Giao thông Vận tải trực tiếp tổ chức đăng ký phương tiện
thủy nội địa :
+ Ưu điểm : Chuyên môn tốt, xử lý thông tin nhanh, chính xác.
+ Nhược điểm : Trụ sở cách xa dân.
Phương án 2: Cơ quan giao thông cấp huyện trực tiếp tổ chức đăng ký phương
tiện thủy nội địa nếu được UBND tỉnh, thành phố phân cấp (theo khoản 2 Điều 8
Quyết định số 29/2004/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông Vận tải ban hành quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa) :
+ Ưu điểm : Trụ sở gần dân, có mối quan hệ gần với người dân địa phương.
+ Nhược điểm : Chuyên môn chưa tốt, xử lý thông tin chưa nhanh, chính xác.
Lựa chọn phương án : Trong điều kiện hiện nay, lựa chọn phương án 1
Các bước tiến hành thực hiện phương án xử lý tình huống hành chính :
- Chuẩn bị nội dung, tổ chức hội nghị nội dung xử lý tình huống quản lý hành
chính với thành phần là các cơ quan quản lý nhà nước phân tích ở trên.
- Thành lập Ban chỉ đạo, lập kế hoạch theo thời gian và tiến độ, phân công
nhiệm vụ cho các thành viên, quy định chế độ báo cáo.
- Thành lập tổ công tác thường trực tại cơ sở, phổ biến, hướng dẫn thủ tục cho
dân, giải quyết vướng mắc về thủ tục, tiếp nhận hồ sơ và phản ánh của dân, giải
quyết hồ sơ, trả kết quả.
- Tổng hợp phản ánh, báo cáo kết quả và kiến nghị cấp thẩm quyền.

13



III. KIẾN NGHỊ :
- Đề nghị Nhà nước tạo điều kiện để cơ quan giao thông huyện Mỹ Đức trực
tiếp tổ chức đăng ký phương tiện thủy nội địa phục vụ lễ hội Chùa Hương.
- Đề nghị Nhà nước nghiên cứu xem xét có chính sách miễn thuế trước bạ
đăng ký phương tiện thủy nội địa phục vụ lễ hội Chùa Hương vì thuộc loại phương
tiện dân gian loại nhỏ trọng tải dưới 5 tấn. Hơn nữa chủ phương tiện là những
người dân nghèo, phương tiện chỉ hoạt động theo thời vụ.
- Đề nghị Nhà nước nghiên cứu xem xét điều chỉnh hợp lý biểu mức thu phí
đăng kiểm phương tiện thủy nội địa loại nhỏ để tạo điều kiện cho người dân thực
hiện chính sách quản lý an toàn phương tiện nhỏ của địa phương.
- Đề nghị Nhà nước tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp có đủ điều
kiện (kể cả doanh nghiệp nước ngoài) tham gia đầu tư và khai thác vào lĩnh vực
hoạt động tổ chức lễ hội tạo sự chuyển biến tích cực nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa
truyền thống dân tộc và hướng tới văn minh, hiện đại đúng theo quan điểm của
Đảng đã chỉ ra.
IV. KẾT LUẬN :
Quá trình xử lý tình huống quản lý hành chính trình bày trên đây đã tác động
rõ rệt vào đời sống xã hội địa phương. Ngoài ra còn đem đến những giá trị tích cực
trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội nay. Tuy kết quả xử lý tình huống còn khá
khiêm tốn, song nó là bước khởi động tạo đà trong hành trình thu hẹp khoảng cách
giữa nhà nước và nhân dân trong mọi lĩnh vực. Khẳng định sự mong muốn góp
phần xây dựng một nhà nước của dân do dân và vì dân . /.

14


V. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
- Luật Giao thông Đường thủy nội địa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004.
- Quyết định số 29/2004/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành quy định đăng ký phương tiện thủy nội
địa.
- Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông Đường thủy nội địa.
- Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về
một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
- Quyết định số 19/2005/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 3 năm 2005 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành quy định điều kiện an toàn của phương
tiện phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm.
- Hướng dẫn 756/CĐS-PCVT ngày 15 tháng 12 năm 2004 của Cục Đường
Sông Việt Nam về việc thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa.
- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài chính
hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm
bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.

15


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1.1 Hoàn cảnh ra đời, xuất hiện của tình huống
1.2 Mô tả tình huống
II. PHÂN TÍCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
2.1 Chuẩn bị
- Lý luận liên quan đến tình huống
- Các tình tiết, diễn biến tình huống trong thực tế

- Liên hệ/nghiên cứu thực tế
- Nghiên cứu/chuẩn bị các văn bản liên quan và các điều kiện khác
2.2 Phân tích, xử lý tình huống
- Xác định mục tiêu
+ Mục tiêu phân tích
+ Mục tiêu xử lý
- Đề xuất các giải pháp/phương án xử lý
- Lựa chọn phương án
- Các bước tiến hành thực hiện phương án xử lý tình huống hành chính
III. KIẾN NGHỊ
IV. KẾT LUẬN
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
16


17



×